Kiên Cố Hóa Kênh Mương Trong Công Trình Thủy Lợi

TS. Nguyễn ĐìnhThanh – Cục Quản lý XDCT The solidification of canals have brought practical results for agricultural production and positive contribution to the construction of new countryside. However, due to limited technical solutions, technology and capital, so now many canal system of irrigation works are still in disrepair; the solidification of canals are also still difficult, the structures are upgraded after putting into use quickly degraded. The article studied, science-based analysis and practice some technical solutions were applied last time to solidify canals; then propose technical solutions and technologies to suit each project, saving capital investment and sustainability. Việc kiên cố hóa kênh mương đã mang lại hiệu quả thiết thực cho sản xuất nông nghiệp và đóng góp tích cực cho việc xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế về giải pháp kỹ thuật, công nghệ và nguồn vốn, nên hiện nay nhiều hệ thống kênh mương công trình thuỷ lợi vẫn trong tình trạng hư hỏng; việc kiên cố hoá kênh mương cũng còn nhiều bất cập, công trình sau khi cứng hoá đưa vào sử dụng nhanh bị xuống cấp. Bài báo đã nghiên cứu, phân tích cơ sở khoa học và thực tiễn một số giải pháp kỹ thuật đã được áp dụng thời gian qua để kiên cố hóa kênh mương; từ đó đề xuất giải pháp kỹ thuật, công nghệ phù hợp với từng công trình, tiết kiệm nguồn vốn đầu tư và bền vững.

Khi xây dựng các công trình thuỷ lợi để tưới, tiêu cho cây trồng hay cấp nước cho các nhu cầu dùng nước, thì hệ thống kênh mương đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ dẫn nước, phát huy tổng hợp hiệu quả đầu tư của công trình.

Trước đây, kênh mương thường được xây dựng bằng đất. Qua nhiều năm đưa vào sử dụng, do chịu tác động trực tiếp của thiên nhiên như nắng, mưa, lũ, lụt kể cả tác động của con người nên đã bị hư hỏng, xuống cấp ảnh hưởng rất lớn đến việc dẫn nước theo yêu cầu thiết kế đề ra.

Để khắc phục tình trạng xuống cấp, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống kênh mương; Bộ Thuỷ lợi (trước đây) và nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có nhiều chủ trương, dự án tổ chức thực hiện kiên cố hóa kênh mương, mang lại hiệu quả thiết thực cho sản xuất nông nghiệp và đóng góp tích cực cho việc xây dựng nông thôn mới.

Tuy vậy, do điều kiện hạn chế về nguồn vốn xây dựng và giải pháp kỹ thuật, công nghệ, nên hiện nay nhiều hệ thống kênh mương công trình thuỷ lợi vẫn trong tình trạng hư hỏng; việc kiên cố hoá kênh mương cũng còn nhiều bất cập, công trình sau khi cứng hoá đưa vào sử dụng nhanh bị xuống cấp. Do đó, cần có giải pháp về kỹ thuật phù hợp với từng công trình, tiết kiệm nguồn vốn đầu tư và bền vững.

– Tấm lát mỏng, thường đúc thủ công nên không đảm bảo chất lượng, thép trong tấm lát nhanh chóng bị rỉ;

– Thi công trong điều kiện phải đảm bảo tưới nên nhiều khi chỉ lát đáy và một số hàng gần đáy kênh, chưa kịp trát kín các góc vát tấm lát đã phải dẫn nước nên bùn đất lấp đầy, sau này trát vữa nhanh bị long tróc;

Hình ảnh kênh lát mái bị sạt lở

– Kẻ hở giữa các tấm lát không được trát kín, sau một thời gian dẫn nước bị bùn lấp tạo điều kiện cho cỏ mọc đầy mái kênh, việc vệ sinh cắt cỏ khó thực hiện, từ đó độ nhám mái kênh tăng ảnh hưởng đến việc dẫn nước;

– Việc lót vải địa kỹ thuật dưới tấm lát đối với mái kênh đào (nhất là mái kênh đào phía đồi), chỉ sau một vài trận mưa mái kênh đã bị sạt. Nguyên nhân chính là vải địa kỹ thuật bị nước ngầm kéo theo bùn đất bịt kín, không có khả năng thoát nước làm tăng áp lực nước ngầm gây sụt lở từng mảng lớn.

Đề xuất: Không nên dùng tấm lát có 02 thanh thép chéo và vát góc (nêu trên) để lát mái kênh, nếu phải dùng tấm lát thì nên là tấm lát (hình vuông hay chữ nhật) không có thép và không vát góc, chít kín mạch giữa các tấm lát. Đối với lát mái kênh đào, không bố trí vải địa kỹ thuật dưới tấm lát mà dùng tầng lọc ngược bằng vật liệu không dính (cát, sỏi) và bố trí lỗ thoát nước ngầm phần gần đáy kênh.

Thi công kênh Phước Hòa

Thiết bị khi thi công di chuyển theo 02 đường ray (dọc theo bờ và đáy kênh), có thiết bị rải, san và đầm chặt bê tông theo yêu cầu của thiết kế.

Ưu điểm: Bê tông được đầm bằng trống quay, lu, rung nên khối bê tông đặc chắc, mặt bê tông phẳng, đẹp do giàn máy luôn di chuyển trên ray với cao trình đã được định chuẩn theo chiều dày thiết kế; rút ngắn thời gian xây dựng (nếu dùng tấm lát đúc sẵn phải có thời gian đúc, vận chuyển, tập kết, công lát thủ công, chít mạch …); thiết bị, công nghệ có tính tự động hóa cao, cần ít người vận hành.

Nhược điểm: Thiết bị hiện tại mới phù hợp với kênh có kích thước mặt cắt và khối lượng lớn; thiết bị chưa được chế tạo phổ thông để sử dụng với mọi kích thước của kênh. Đơn giá xây dựng chưa có cho thiết bị (nêu trên) và cũng chưa có tiêu chuẩn quốc gia cho việc ứng dụng thiết bị công nghệ này trong thiết kế, thi công công trình thủy lợi; thiết bị còn quá mới nên cũng cần phải có thêm thời gian để đánh giá độ bền, độ ổn định.

Đổ bê tông mái kênh Ngàn Trươi bằng ván khuôn trượt

2) Đổ bê tông mái kênh bằng ván khuôn trượt: Khi thi công kênh Ngàn Trươi, tỉnh Hà Tĩnh, người ta đã sử dụng ván khuôn trượt bằng thép.

Ván khuôn được chế tạo dài 5 m, rộng 0,7m, nặng từ 1,0 tấn đến 1,2 tấn. Sau khi phần đất mái kênh, bộ phận lọc, thép (nếu có) hoàn thành theo yêu cầu thiết kế; bê tông mái kênh được đổ từ đáy, sử dụng đầm dùi, ván khuôn được kéo trượt theo 02 thanh kê có chiều dày bằng độ dày thiết kế của bê tông từ dưới lên bờ kênh bằng Pa lăng xich kéo tay.

Ưu điểm: Bê tông bảo vệ mái được đầm chặt, phẳng, đẹp; đổ bê tông mái kênh được thực hiện liên tục (không phải tháo lắp ván khuôn).

Nhược điểm: Đối với hiện trường hẹp việc vận chuyển ván khuôn trượt khó khăn; hiện tại mới áp dụng đối với mặt cắt kênh kích thước lớn. Chưa có định mức, đơn giá phù hợp.

2.4. Gia cố kênh bằng vật liệu công nghệ ô ngăn hình mạng (neoweb):

Thi công Neoweb tại Dự án WB7 Quảng Nam (tháng 7 năm 2023)

Ưu điểm: Đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật của công trình, độ bền vật liệu neoweb cao, chịu được xâm thực của nước mặn. Kỹ thuật thi công đơn giản, tốc độ thi công nhanh, không đòi hỏi nhiều thiết bị máy móc phức tạp. C ó tính thẩm mỹ cao và thân thiện với môi trường .

Nhược điểm: Trong thi công gặp khó khăn, nhất là neo định vị ổn định ô lưới neoweb; chưa có định mức xây dựng, một số tư vấn tính giá thành còn cao, so với đổ bê tông tại chỗ.

Ngoài một số giải pháp kỹ thuật nêu trên, để kiên cố hệ thống kênh mương còn có giải pháp kênh bê tông đúc sẵn. Hệ thống kênh được lắp ghép từ những cấu kiện kênh (đoạn kênh) đúc sẵn. Cấu kiện kênh đúc sẵn hiện tại được phân thành 03 loại: (i) Kênh bê tông cốt thép, (ii) kênh bê tông lưới thép và (iii) kênh bê tông cốt sợi.

Kênh bê tông đúc sẵn

Ưu điểm: Tiến độ thi công nhanh, biện pháp thi công đơn giản, không đòi hỏi năng lực và kỹ thuật thi công cao, người dân cũng có thể tự thi công; giá thành cũng như diện tích đất kênh chiếm chỗ nhỏ hơn kênh xây cùng cấp lưu lượng; khi quy hoạch đồng ruộng thay đổi có thể tháo lắp sang vị trí khác thuận lợi; phù hợp với chủ trương xây dựng nông thôn mới.

Nhược điểm: Khi hiện trường chật hẹp khó thi công; xây dựng gần đường giao thông hay nơi có trâu bò đi qua cần có biện pháp bảo vệ kênh. Hiện tại chưa có tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế, thi công kênh bê tông đúc sẵn.

– Đối với kênh có mặt cắt hình thang, khi hệ số mái kênh lớn, lưu lượng lớn có thể chọn giải pháp đổ bê tông trực tiếp lên mái kênh bằng thiết bị hay bằng ván khuôn trượt (nêu tại Mục 2.3);

– Đối với kênh có mặt cắt hình thang, khi hệ số mái kênh nhỏ (m<2), lưu lượng nhỏ (Q < 0,5m/s) chọn giải pháp đổ bê tông trực tiếp lên mái kênh có ván khuôn mặt hay ván khuôn trượt; cũng có thể chọn giải pháp lát bằng tấm bê tông đúc sẵn nhưng phải chít mạch và bố trí hệ thống thoát nước ngầm (không dùng vải địa kỹ thuật);

– Đối với kênh có lưu lượng nhỏ, ứng dụng kênh bê tông đúc sẵn hoặc kênh xây có mặt cắt hình chữ nhật;

– Khi ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong xây dựng kênh mương (như vật liệu công nghệ neoweb, kênh đúc sẵn…) chi phí ban đầu có thể cao hơn so với giải pháp kỹ thuật thông thường, nhưng nếu tính những tổn thất do thất thoát nước, chi phí sửa chữa hàng năm, thậm chí phải lập một dự án mới để sửa chữa, nâng cấp cho một hệ thống kênh mương mà chính hệ thống kênh mương này đã được đầu tư nâng cấp sửa chữa trước đó khoảng 5-10 năm (bằng giải pháp kỹ thuật thông thường) thì mới thấy rõ được hiệu quả kinh tế của phương án. Do đó, đề nghị khi lập dự án kiên cố hóa kênh mương cần tính toán so chọn về kinh tế kỹ thuật một số phương án; phân tích kinh tế của các phương án phải xét đầy đủ các chi phí sau đầu tư với một cùng một thời đoạn khai thác công trình.

Kênh mương là thành phần quan trọng của công trình thủy lợi, có tỷ lệ vốn đầu tư trong tổng mức đầu tư các dự án hiện nay tương đối lớn (thường chiếm trên 50%), nhất là dự án ODA. Do đó, việc nâng cao chất lượng kiên cố hóa hệ thống kênh mương là hết sức cấp bách. Đề nghị Bộ và các cơ quan chức năng cần có những nghiên cứu, tổng kết đánh giá các chương trình, dự án kiên cố hóa kênh mương thời gian qua nhằm tìm được giải pháp kỹ thuật phù hợp, hiệu quả và bền vững./.

Thực Trạng Và Các Biện Pháp Thi Công Nạo Vét Kênh Mương

Hiện nay, nhu cầu thi công nạo vét kênh mương đã trở nên vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ về các biện pháp và quy trình thi công đầy đủ để lựa chọn đơn vị thi công uy tín.

Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn những biện pháp thi công nạo vét kênh mương hiện nay.

1. Nhu cầu thi công nạo vét kênh mương hiện nay

Việt Nam do kết cấu cơ sở hạ tầng còn kém nên dẫn tới kênh mương chằng chịt, không có hệ thống hợp lý, đan xen với khu vực nhà ở của người dân. Trong khi, khu vực nhà ở, người dân có rất nhiều loại rác thải và nước bẩn khác nhau cùng đổ chung vào hệ thống kênh mương như rác thải sinh hoạt, rác thải kinh doanh, xây dựng, …Điều đó dẫn tới kênh mương bị đọng nước, gây ra mùi ô nhiễm nguồn nước và môi trường.

Nếu như người dân không chủ động dọn dẹp kênh mương thì cơ quan chức năng phải làm việc đó. Nhất là với những hệ thống kênh mương bị ứ bẩn lâu năm thì càng cần có một đội ngũ thi công chuyên nghiệp để làm sạch, nạo vét và lấy đi rác thải gây ô nhiễm.

Ngoài ra, dọn dẹp hệ thống kênh mương không chỉ đơn giản là nạo vét ứ bẩn mà còn phải dọn dẹp, tiêu hủy những chất thải sau khi hút xong. Lớp bùn nạo vét có rất nhiều vi khuẩn và bệnh dịch nguy hiểm, do đó, cần lựa chọn đơn vị thi công uy tín để tránh gây ảnh hưởng tới môi trường và khu vực sống của người dân.

2. Các biện pháp thi công nạo vét kênh mương

Tàu hút bùn có 2 cọc tiếp vụ ở phía cuối con tàu. Trong khi tàu di chuyển thì cọc bước được nâng lên. Sau đó, khi tiếp cận được vị trí cần nạo hút bùn bẩn, 2 cọc tiếp vụ sẽ được đóng xuống phía dưới và cố định ở đó, giúp định vị con tàu.

Phía đằng trước mũi tàu dùng 2 mỏ neo. Hai mỏ neo này nằm ngang con tàu. Vị trí của mỏ neo thường xuyên thay đổi theo tiến độ thi công để đảm bảo yêu cầu như sau:

Mỏ neo phải cắm vào đất chứ không bị lắc lư hoặc trôi ra ngoài.

Vị trí mỏ neo ngang đảm bảo rằng góc kẹp của dây và góc vuông của trục luồng không bị vượt quá 15 độ.

Mỏ neo ở dưới đất được thả bằng tàu lai. Sau khi mỏ neo bám đất, họ kéo căng các dây mỏ neo và kiểm tra độ bám đất của mỏ neo đã đủ hay chưa.

Biện pháp thả neo:

Chuẩn bị neo, dây cáp tời, dây phao đấu của tàu.

Để mỏ neo ở trạng thái tự do sau đó di chuyển tàu tới khu vực kênh mương cần được nạo vét.

Khi nhân viên đã xác nhận được địa điểm cần nạo vét, họ sẽ báo cho tàu thả mỏ neo xuống nước. Sau đó, thả dây cáp tời để kéo căng dây mỏ neo, kiểm tra độ bám đất của mỏ neo.

Hạ cần xén thổi xuống phía dưới mặt đất cần nạo vét, đồng thời khi máy bơm hoạt động. Đơn vị thực hiện sẽ sử dụng cột thủy chí và thước đo mực nước, xác định chiều sâu hạ cần xén thổi. Sau khi xác định cần đã xuống tới đúng vị trí, kĩ thuật viên báo giữ nguyên cần gầu. Sau đó sẽ cho tàu chạy để nạo vét bùn đất tại khu vực bị ô nhiễm.

Sử dụng bước cọc định vị để kéo tàu hút bùn đất, di chuyển theo phương nằm ngang.

Do dưới lớp đất có nhiều tầng như bùn, đất, …vì thế, kĩ thuật viên phải biết cách xác định chiều dài lớp bùn đất mình cần vét lên. Sao cho lớp bùn đất đó là lớp ô nhiễm chứ không phải lớp đất nguyên vẹn phía bên dưới. Để làm được điều đó, độ sâu của hạ cần gầu cuốc so với góc nghiêng phải phù hợp với nhau.

Nếu khu vực có bãi chứa đất cách đó 2 km thì có thể sử dụng bãi chứa đất đó và hút bùn đất thẳng từ phía dưới phun lên bãi đất chứa.

Nạo vét kênh mương bằng tàu hút

3. Quy trình thi công nạo vét kênh mương

Thi công nạo vét kênh mương là công việc mà không phải cá nhân nào cũng làm được. Với những ao hồ, kênh rạch sâu có nhất nhiều nguy hiểm như sinh vật sống, bùn rác, vi khuẩn, ô nhiễm…Do đó, khi dọn cần phải có đầy đủ những thiết bị để dọn dẹp. Nếu không, phải thuê những đơn vị chuyên nghiệp để dọn dẹp vì họ có đầy đủ trang thiết bị và kĩ năng xử lý chuyên nghiệp.

Họ phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn và hiệu quả khi xử lý nạo vét kênh mương. Thông thường, mọi người cho rằng khi lấy bùn đất xong thì cho lên bờ hoặc đổ vào bãi đất trống nào đó. Tuy nhiên, đó là quan điểm sai lầm. Tất cả chất độc hại, rác thải và bùn phải được xử lý một cách cẩn thận, phải có quy trình riêng như tách nước rồi xử lý nước. Phần bùn, rác thải khô phải được hóa thành chất rắn hoặc chất có thể đốt. Các đơn vị này sẽ được ưu tiên cấp phép hoặc liên hệ với những nơi chuyên tiêu hủy chất thải rắn.

Có rất nhiều phương pháp xử lý thi công nạo vét kênh mương như hút bùn, máy đào gầu xúc, xà lan chuyển bùn, xe tải, súng nước. Tuy nhiên, còn phải tùy theo đặc điểm vị trí địa lý, cấu trúc lớp đất, diện tích và độ sâu của lớp bùn cần được nạo vét mà lựa chọn phương pháp cụ thể. Tuy nhiên thông thường, nạo vét kênh mương hay được làm vào mùa khô sẽ an toàn và hiệu quả hơn. Do mùa mưa thường sẽ làm thay đổi dòng chảy, nước chảy mạnh và dâng cao, việc nạo vét sẽ trở nên khó khăn hơn.

Nạo vét kênh mương bằng máy xúc

4. Lựa chọn đơn vị nạo vét kênh mương chuyên nghiệp

Hiện nay, mỗi khu vực nhất là những thành phố lớn đều có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ trên. Tuy nhiên, công ty vệ sinh môi trường Hồ Chí Minh có thể tự hào là đơn vị uy tín, chuyên nghiệp phục vụ khách hàng. Chúng tôi có kinh nghiệm rất nhiều năm trong lĩnh vực nạo vét kênh mương, hút hầm cầu, nghẹt cống.

Công ty vệ sinh môi trường Hồ Chí Minh chuyên nhận thi công với tất cả mọi trường hợp và khối lượng bùn đất, rác thải khác nhau. Với trang thiết bị hiện đại, chúng tôi có thể xử lý, tiêu hủy toàn bộ bùn đất, rác thải và không ảnh hưởng tới môi trường.

Đội ngũ công nhân và kĩ thuật có tay nghề cao, kinh nghiệm làm việc hiệu quả. Cùng với đó, công ty cũng đầu tư lượng lớn trang thiết bị hiện đại phục vụ công việc mà chi phí hợp lý, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Nếu có nhu cầu liên hệ, vui lòng gọi điện cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Công ty vệ sinh môi trường Hồ Chí Minh

Hotline: 0973.998.188 – 083.666.5111.

Giải Pháp Gia Cố Đê Đập, Kênh Mương, Mái Dốc Hiệu Quả Kinh Tế

Kí hiệu bài viết : KC 01062023

1.Tính ưu việt của kỹ thuật so với các kỹ thuật khác Giải pháp công nghệ gia cố nền NEOWEB giúp giải quyết một số vấn đề sạt lở lại bờ đê, taluy theo phương án truyền thống, kết hợp đa dạng các vật liệu gia cố khác nhau như đá dăm, đất để trồng cỏ

Công nghệ NEOWEB giúp bảo vệ mái đập, mái dốc giúp chống xói và tăng sự ổn định mái, tạo ra đập xanh thân thiện với môi trường Giải pháp kết cấu NEOWEB nhẹ và liên kết liên tục với nhau tạo thành hệ thống bền vững, đồng đều Chi phí gia cố mặt đê sử dụng NEOWEB giảm 5%, khoảng 200.000đ/m2, chi phí duy tu: 0 đ/m22. Các kết quả đạt được & ưu nhược điểm công nghệ: Sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực gia cố mái dốc, mái taluy đường, gia cố móng đường bộ, bảo vệ mái dốc và kênhƯu điểm của công nghệ:

Vật liệu và thiết bị thi công thông thường Vật liệu NEOWEB được kiểm soát trong Nhà máy theo chuẩn quốc tế Tạo ra kết cấu mái dốc xanh

Nhược điểm: Hiện công nghệ mới chưa được phổ biến rộng rãi, chuyển giao rộng rãi tới các địa phương, đặc biệt các địa phương miền núi

Một số kết quả công trình thực hiện tại Việt nam

3. Thông tin chi tiết giải pháp, các chỉ tiêu kỹ thuật: Giải pháp công nghệ NEOWEB được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

Đường giao thông, đường cao tốc, mái dốc đường, taluy, tường chắn, đường sắt

Công trình thủy lợi, kênh dẫn nước, đê điều, mái đập

Công trình kho bãi

Tường chắn đất tạo cảnh quan khu du lịch

Chi tiết kết cấu NEOWEB gia cố mái hồ chứa nước

Kết cấu tường chắn đất Neoweb là dạng tường mềm, có khả năng chịu được lún lệch, tạo nên kết cấu liên hợp vững chắc, chống động đất, thoát nước tốt

Quá trình thi công cần đảm bảo quy trình kỹ thuật của nhà sản xuất NEOWEB Chi phí duy tu gần như không có5. Hình thức chuyển giao Trở thành đại lý phân phối của công ty, đối tác chuyên giao thi công tại địa phương6. Xuất xứ: Isarel

Công ty đại diện tại Việt nam

CÔNG TY CỔ PHẦN JIVC – JIVC JOIN STOCK COMPANY Địa chỉ: Số 508 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội – Việt Nam Điện thoại: (+84-4) 3564 1639/ 3564 1810/ 3564 1811 – Fax: (+84-4) 3564 1640 Email: [email protected] – Website: http://jivc.vn

Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Hầm Thủy Điện A Lưới Thừa Thiên Huế

CHƯƠNG 1: THUYẾT MINH CHUNG.. 3

1.1. Cơ sở lập biện pháp tổ chức thi công. 3

1.2. Quy mô hạng mục. 3

1.2.1. Hầm chính được thi công từ hướng Cửa nhận nước. 3

1.2.2. Hầm chính được thi công từ hướng Hầm phụ số 1. 6

1.2.3. Hầm chính được thi công từ hướng Hầm phụ số 2. 9

1.2.3. Hầm chính được thi công từ hướng Hầm phụ số 3. 15

1.2.3. Hầm chính được thi công từ hướng Hầm phụ số 4. 16

1.3. Mô tả sơ bộ địa chất khu vực thi công: 19

CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT.. 22

2.1. Công tác chuẩn bị phụ trợ. 22

2.1.1. Phương pháp đo đạc định vị tuyến hầm:. 22

2.1.3. Chuẩn bị kho chứa vật liệu nổ và VLNCN.. 22

2.1.4. Công tác điện thi công. 23

2.1.5. Hệ thống thông gió. 24

2.1.6. Hệ thống cấp và thoát nước thi công. 24

2.1.6.1. Hệ thống cấp nước. 24

2.1.6.2. Hệ thống thoát nước hầm.. 25

2.1.6.3. Hệ thống thoát nước cửa hầm.. 25

2.1.7. Thông tin liên lạc:. 25

2.2. Huy động thiết bị phục vụ thi công. 26

2.3. Trù bị vật tư thi công chủ yếu. 26

2.4. Phương án thi công mặt cắt gia cố thông thường. 26

2.4.2. Các bước thi công chi tiết 29

2.4.2.1. Phương án khoan nổ. 29

2.4.2.2. Thông gió, cào, chọc om. 31

2.4.2.3. Phương án bốc xúc vận chuyển. 32

2.4.2.4. Công tác khoan neo gia cố hầm. 32

2.5. Phương án thi công tại vùng có địa chất xấu. 37

2.5.1. Các yêu cầu chung về vật liệu. 37

2.5.2. Các yêu cầu xây dựng. 38

2.5.3. Công tác gia cố trước khi đào. 38

2.6. Phương án thi công mặt cắt gia cố dựng vòm.. 41

2.6.2. Các bước thi công chi tiết 41

(Các bước thi công từ bước 5 đến bước 10 sẽ được thay đổi tuỳ theo bản vẽ thi công đã được phê duyệt như thép giằng vòm, lưới thép…). 43

2.6.3. Các bước thi công gia cố mở cửa hầm cửa nhận nước. 43

2.6.3.1. Công tác gia cố đỉnh hầm.. 43

2.6.3.2. Công tác dựng vòm cửa hầm.. 45

CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH.. 49

CHƯƠNG 4. AN TOÀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.. 50

4.1. Yêu cầu chung. 50

4.1.1. Phương pháp tổ chức thi công. 50

4.1.2. Phương án kiểm soát 50

4.2. Công tác cho người an toàn lao động. 50

4.3. Công tác an toàn cho máy và thiết bị 51

4.4. Công tác phòng chống cháy nổ. 51

4.5. Biện pháp an toàn giao thông. 51

4.6. Y tế công trường. 52

4.7. Công tác bảo vệ môi trường. 52

4.8. Tiến độ thi công. 52

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN.. 53

1.1. Cơ sở lập biện pháp tổ chức thi công

– Căn cứ hồ sơ thiết kế kỹ thuật giai đoạn II dự án thủy điện A Lưới.

– Căn cứ hợp đồng kinh tế số 60/XL-AL ngày 19/06/2007 giữa công ty TNHH CAVICO Việt Nam và Công ty cổ phần thuỷ điện Miền Trung.

– Căn cứ bản vẽ thi công tuyến năng lượng, tập 9 về công tác đào và gia cố tạm hầm dẫn nước từ Km0+00 ÷ Km0+660 do công ty Tư vấn xây dựng điện 1 lập tháng 6 năm 2008 và được Công ty cổ phần thuỷ điện Miền Trung phê duyệt ngày 28/6/2008.

– Căn cứ bản vẽ thi công tuyến năng lượng, tập 10 về công tác đào và gia cố tạm hầm dẫn nước từ Km5+410 ÷ Km9+513 do công ty Tư vấn xây dựng điện 1 lập tháng 7 năm 2008 và được Công ty cổ phần thuỷ điện Miền Trung phê duyệt ngày 22/8/2008.

– Căn cứ bản vẽ thi công tuyến năng lượng, tập 5 về công tác đào và gia cố tạm hầm dẫn nước từ Km9+513 ÷ Km11+625.81 do công ty Tư vấn xây dựng điện 1 lập tháng 4 năm 2008 và được Công ty cổ phần thuỷ điện Miền Trung phê duyệt ngày 05/5/2008.

– Căn cứ tiến độ tổng thể công trình được chủ đầu tư phê duyệt tháng 12/2007.

1.2. Quy mô hạng mục

Tuyến năng lượng hạng mục cửa nhận nước tạm tính cho đoạn 1 từ K0+00 ¸K0+660. Tuyến đi qua 3 đoạn cong với các góc ngoặt lần lượt là 7 024’46”, 72 039’34” và 51 032’21”. Tuyến hầm cũng đi qua vị trí chuyển hướng tại tháp điều áp với góc ngoặt 3 0 4’50” (vị trí này không bố trí đường cong). Hầm nằm trên tuyến địa chất khá phức tạp cho công tác thi công. Theo hồ sơ thiết kế, tuyến hầm đi qua nhiều vị trí đứt gãy địa chất. Thiết kế hầm bao gồm các loại mặt cắt hầm cơ bản như sau:

1.2.1. Hầm chính được thi công từ hướng Cửa nhận nước

– Mặt cắt kiểu 1: (Km0+181.4 – Km0+191.4, Km0+307.5 – Km0+317.5, Km0+345.0 – Km0+445.0, Km0+527.3 – Km0+537.3)

Được thiết kế theo dạng gia cố gồm neo vượt trước phần vòm, ống thép f50 có dục lỗ, Lneo = 6.0m, bước neo 30cm, bước dọc trục hầm a=2m, vòm chống I200, a = 1m, và phun bê tông chènM30 dày 10cm, đổ bê tông M20 dày 20cm.

Đoạn cửa hầm được thiết kế theo dạng gia cố gồm neo vượt trước thanh neo f32, Lneo = 6.0m, vòm chống I200, phun bê tông chèn M30 dày 10cm, đổ bê tông chèn M20 dày 20cm, lỗ khoan thoát nước f45, L=1m, a=3m.

Được thiết kế gồm 7/8 neo BTCT f25CIII, Lneo=2.2m, bước dọc trục hầm a=1.3m. lưới thép D4, a=10x10cm, và phun bê tông chèn M30 dày 12cm.

Được thiết kế gồm 6/7 neo BTCT f25CIII, Lneo=2.2m, bước dọc trục hầm a=1.5m và phun bê tông chèn M30 dày 7cm.

Đoạn thiết kế vòm chống I200, a=1m, đổ bê tông chèn M20 dày 20cm. Bê tông phun M30 dày 10cm. Lỗ khoan thoát nước f45, L=1m, a=3m.

1.2.2. Hầm chính được thi công từ hướng Hầm phụ số 1

– Hạng mục hầm dẫn thuộc gói thầu số 60/XL-AL được thi công từ nghách thi công hầm phụ số 1 có tổng chiều dài 2258.0mm (Từ Km1+534.5 -:- Km3+792.5). Trong đó từ nghách thi công hầm phụ số 01 về hướng nghách thi công Cửa nhận nước dài 1615.5m và từ ngách thi công hầm phụ số 012 về hướng Nhà Máy dài 642.5m. Trong đoạn hầm dẫn nước này có 05 kiểu mặt cắt gia cố với các thông số kỹ thuật cơ bản sau:

Tiết diện hầm: 23,486 m 2­ (tính theo mặt cắt thiết kế).

Bán kính đào: R=2,65 m

Hình thức gia cố: Khoan cắm neo vượt trước phần vòm (29 neo), thép Φ32, L neo=6m, bước neo 30 cm, bước dọc trục hầm a=2 m. Phun bê tông M30 dày 10cm. Đổ bê tông chèn vòm M20, dày 20cm. Lỗ khoan thoát nước Φ45, L=1m, a=3m.

Tiết diện hầm: 23,486 m 2 (tính theo mặt cắt thiết kế).

Bán kính đào: R=2,65 m

Hình thức gia cố: Gia thép I20, a=1 m, bê tông phun M30 dày 10cm. Đổ bê tông chèn M20, dày 20 cm. Lỗ khoan thoát nước Φ45, L=1.0m, a=3 m.

Tiết diện hầm: 21,486 m 2 (tính theo mặt cắt thiết kế).

Bán kính đào: R=2,50 m

Vòm thép I20, a = 1m, bê tông phun M30 dày 10cm. Đổ bê tông lấp đầy M20 dày 20cm. Lỗ khoan thoát nước F45, L = 1,0m, a = 3m.

Tiết diện hầm: 20,744 m 2 (tính theo mặt cắt thiết kế).

Bán kính đào: 2,47 m

Hình thức gia cố: 7/8 neo BTCT F 25CIII, L=2,2 m, bước dọc trục hầm a=1,3 m. Rải lưới thép F4, a = 10 cm, phun bê tông M30 dày 12 cm.

– Mặt cắt kiểu 4 (Km3+992,50 ÷ Km4+201,02; Km4+211,02÷Km4+519,21; Km4+529,21 ÷ Km4+810,20).

Tiết diện hầm: 20,232 m 2 (tính theo mặt cắt thiết kế).

Bán kính đào: 2,42 m

Hình thức gia cố: 6/7 neo BTCT F25CIII, L=2,2 m, bước dọc trục hầm a=1,5 m. Bê tông phun M30 dày 7 cm,

Khối lượng đào hầm dẫn nước từ nghách thi công hầm phụ số 01 lớn, địa chất phức tạp nên nó sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ chung của đường hầm dẫn nước nói riêng và tiến độ phát điện của dự án nói chung. Do đó việc đưa ra biện pháp thi công phù hợp là một việc rất cần thiết để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng của dự án.

1.2.3. Hầm chính được thi công từ hướng Hầm phụ số 2

– Hạng mục hầm dẫn thuộc gói thầu số 60/XL-AL được thi công từ nghách thi công hầm phụ số 2 có tổng chiều dài 3543.1m (Từ Km3+792,5 -:- Km7+335.6). Trong đó từ nghách thi công hầm phụ số 02 về hướng nghách thi công hầm phụ số 01 dài 1037.5 m và từ ngách thi công hầm phụ số 02 về hướng Nhà Máy dài 2235.6 m. Trong đoạn hầm dẫn nước này có 09 kiểu mặt cắt gia cố với các thông số kỹ thuật cơ bản sau:

– Mặt cắt kiểu 1 (Km4+810,20÷Km4+850,20; Km4+941,45÷Km5+041,45)

Tiết diện hầm: 23.486 m 2 (tính theo mặt cắt thiết kế).

Bán kính đào R=2,65 m

Hình thức gia cố: Khoan cắm neo vượt trước phần vòm, ống thép Φ50 có đục lỗ, L neo= 6m, bước neo 30 cm, bước dọc trục hầm a = 2m. Gia cố vòm thép I20, a = 1m. Phun bê tông M30 dày 10 cm. Đổ bê tông chèn vòm M20, dày 20 cm.

– Mặt cắt kiểu 2 (Km5+280,92÷Km5+290,92; Km5+385,02÷Km5+395,02)

Tiết diện hầm: 23,486 m 2­ (tính theo mặt cắt thiết kế).

Bán kính đào: R=2,65 m

Hình thức gia cố: Khoan cắm neo vượt trước phần vòm (29 neo), thép Φ32, L neo=6m, bước neo 30cm, bước dọc trục hầm a=2m. Phun bê tông M30 dày 10cm. Đổ bê tông chèn vòm M20, dày 20cm. Lỗ khoan thoát nước Φ45, L=1m, a=3m.

– Mặt cắt kiểu 2-1 (Km4+201,02÷Km4+211,02;Km4+519,21÷Km4+529,21)

Tiết diện hầm: 23,486 m 2 (tính theo mặt cắt thiết kế).

Bán kính đào: R=2,65 m

Hình thức gia cố: Gia thép I20, a=1 m, bê tông phun M30 dày 10cm. Đổ bê tông chèn M20, dày 20 cm. Lỗ khoan thoát nước Φ45, L=1.0m, a=3 m.

Mặt cắt kiểu 3 (Km4+860,00 ÷ Km4+941,45; Km5+041,45 ÷ Km5+280,92;Km5+290,92 ÷ Km5+385,02; Km5+395,02 ÷ Km5+410,00).

Tiết diện hầm: 20,744 m 2 (tính theo mặt cắt thiết kế).

Bán kính đào: 2,47 m

Hình thức gia cố: 7/8 neo BTCT F 25CIII, L=2,2 m, bước dọc trục hầm a=1,3 m. Rải lưới thép F4, a = 10 cm, phun bê tông M30 dày 12 cm.

(Km3+992,50 ÷ Km4+201,02; Km4+211,02÷Km4+519,21; Km4+529,21 ÷ Km4+810,20).

Tiết diện hầm: 20,232 m 2 (tính theo mặt cắt thiết kế).

Bán kính đào: 2,42 m

Hình thức gia cố: 6/7 neo BTCT F25CIII, L=2,2 m, bước dọc trục hầm a=1,5 m. Bê tông phun M30 dày 7 cm,

– Mặt cắt kiểu 5 (Km5+410 ÷ Km5+612; Km5+622 ÷ Km5+883,5; Km5+903,5 ÷ Km6+684,7; Km6+355,00 ÷ Km6+414,50; Km6+429,50 ÷ Km6+510,00; Km6+525,00 ÷ Km7+494.50)

Tiết diện hầm: 39,0165 m 2 (tính theo mặt cắt thiết kế).

Bán kính đào: 3,25 m

Hình thức gia cố: Neo điểm BTCT Ф25CIII, L=2,5 m tính bình quân 4 neo/m dọc trục hầm. Bê tông phun cục bộ dày 10 cm, lưới Ф4, a=(10×10) cm, tính bình quân 5m 2/m dọc trục hầm. BT M20 san phẳng nền trung bình dày 20 cm.

Tiết diện hầm: 39,0165 m 2 (tính theo mặt cắt thiết kế).

Bán kính đào: 3,37 m

Hình thức gia cố: 11/12 neo BTCT Ф25CIII, L=2,5 m, bước dọc trục hầm a = 1,3m. Rải lưới thép Ф4, a=10cm, phun bê tông dày 12 cm. BT M20 san phẳng nền trung bình dày 20 cm.

– Mặt cắt kiểu 7-1 (Km5+612,00 ÷ Km5+622,00; Km6+414,50 ÷Km6+429,50; Km6+510,00 ÷ Km6+525,00 )

Tiết diện hầm: 53,343 m 2 (tính theo mặt cắt thiết kế)

Bán kính đào: 3,95 m

Hình thức gia cố: Vòm thép I20, bước dọc trục hầm a=0,75 m, bê tông chèn M20 dày 20cm, bê tông phun dày 10cm. Lỗ khoan thoát nước Ф45, L=1,0m, a=3m.

Tiết diện hầm: 53,343 m 2 (tính theo mặt cắt thiết kế)

Bán kính đào: 3.95 m

Hình thức gia cố: Vòm thép I20, bước dọc trục hầm a=0,75 m, bê tông chèn M20 dày 20 cm, bê tông phun dày 10 cm. 40 neo vượt trước phần vòm, ống thép Ф50 có đục lỗ L neo=6 m, bước neo 30 cm, bước dọc trục hầm a= 1,5 m, lỗ khoan thoát nước Ф45, L=1m, a=3 m.

Khối lượng đào hầm dẫn nước từ nghách thi công hầm phụ số 2 lớn nên nó sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ chung của đường hầm dẫn nước nói riêng và tiến độ phát điện của dự án nói chung. Do đó việc đưa ra biện pháp thi công phù hợp là một việc rất cần thiết để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng của dự án.

1.2.3. Hầm chính được thi công từ hướng Hầm phụ số 3

-Mặt cắt gia cố kiểu 5 ( Km7+761.0-Km8+54.0, Km 8+069.0-Km8+164.0, Áp dụng cho kiểu mặt cắt thông thường)

Tiết diện hầm 39.02m2( Tính theo tiết diện hầm thiết kế)

Neo bê tông cốt thép điểm Φ25CIII, L=2,5m tính bình quân 4neo/m dọc trục hầm. Bê tông phun cục bộ dày 10cm, lưới thép Φ4, a=10x10cm tính bình quân 5m2/m dọc trục hầm.

– Mặt cắt kiểu 6 (Km7+509.5÷ Km7+536.0, Km7+546.0-Km7+751.0, Km8+362.0-Km8+427.0, Km8+442.0-Km8+572.0)

Tiết diện hầm 41.09m2 ( Tính theo tiết diện hầm thiết kế)

Hình thức gia cố: Neo 11/12 neo bê tông cốt thép Φ25 CIII. L=2.5m bước dọc trục hầm 1,3m. Lưới thép Φ4, a=10cm bê tông phun dày 12cm.

-Mặt cắt gia cố kiểu 7-1 (Km7+494.5-Km5+509.5, Km7+536.0- Km7+546.0, Km8+54.00-Km8+69.00, Km8+164.00-Km8+179.00, Km9+145.00-Km9+160.00, Km9+170.0-Km9+185.0)

Tiết diện hầm 53.34m2 (Tính theo tiết diện hầm thiết kế)

Vòm thép I20 bước dọc trục hầm a=0.75m bê tông chèn vòm mác 200, bê tông phun dày 10cm. lỗ khoan thoát nước Φ45, l=1.0m a=3m.

-Mặt cắt gia cố kiểu 7-2 (Km7+751.0-Km7+761.0, Km 8+427.0-Km8+442.0)

Tiết diện hầm 53.34m2( Tính theo tiết diện hầm thiết kế)

Vòm thép I20, bước dọc trục hầm a=0.75m, bê tông chèn M200 dày 20cm. Bê tông phun dày 10cm.

40 neo vượt trước phần vòm, ống thép Φ50 có đục lỗ Lneo=6m, bước neo 30cm, bước dọc trục hầm a=1,5m. Lỗ khoan thoát nước Φ45 L=1.0m, a=3m.

1.2.3. Hầm chính được thi công từ hướng Hầm phụ số 4

Hạng mục hầm dẫn thuộc gói thầu số 61/XL-AL được thi công từ ngách thi công hầm phụ số 04 có tổng chiều dài là 960,72 m. Trong đó từ ngách thi công hầm phụ số 04 về hướng giếng đứng số 2 dài 56,4 m và từ ngách thi công hầm phụ số 04 về hướng giếng đứng số 1 dài 904,32 m. Trong đó đoạn hầm dẫn nước này có 04 kiểu mặt cắt gia cố với các thông số kỹ thuật cơ bản sau:

Mặt cắt kiểu 2.1. (Km10+45.38 ÷ Km10+55.38, Km10+232.83÷K10+242.83)

Tiết diện hầm: 23,486 m 2 (tính theo mặt cắt thiết kế).

Bán kính đào: R=2,65 m

Hình thức gia cố: Gia cố vòm I200 bước a=1 m, bê tông đổ chèn M20, dày 20 cm. Bê tông phun M30 dày 10 cm. Lỗ khoan thoát nước Φ45, L=1.0m, a=3 m.

Mặt cắt kiểu3. (Km10+10.84 ÷ Km10+46.14, Km10+56.14 ÷ Km10+232.17, Km10+242.17 ÷ Km10+302.74)

Tiết diện hầm: 20,744 m 2 (tính theo mặt cắt thiết kế)

Bán kính đào: 2,47 m

Hình thức gia cố: Gia cố bằng lưới thép F4, a=10 cm. Bê tông phun M30 dày 12 cm, 7/8 neo BTCT F25CIII, L=2,2 m, bước dọc trục hầm a=1,3 m.

Mặt cắt kiểu 4. (Km9+789.14÷Km10+10.84)

Tiết diện hầm: 20,232 m 2 (tính theo mặt cắt thiết kế)

Bán kính đào: 2,42 m

Hình thức gia cố: Bê tông phun M30 dày 7 cm, 6/7 neo BTCT F25CIII, L=2,2 m, bước dọc trục hầm a=1,5 m.

Mặt cắt kiểu 8. (Km10+303.14÷Km10+736.17)

Tiết diện hầm: (tính theo mặt cắt thiết kế)

Bán kính đào: 2,32 m

Hình thức gia cố: Bê tông phun M30 dày 12 cm, 7/8 neo BTCT F25CIII, L=2,2 m, bước dọc trục hầm a=1,3 m.

Hình thức gia cố: Vòm thép I20, bước dọc trục hầm a=0,75 m, bê tông chèn M20 dày 20cm, bê tông phun dày 10cm. Lỗ khoan thoát nước Ф45, L=1,0m, a=3m.

Khối lượng đào hầm dẫn nước từ nghách thi công hầm phụ số 04 lớn nên nó sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ chung của đường hầm dẫn nước nói riêng và tiến độ phát điện của dự án nói chung. Do đó việc đưa ra biện pháp thi công phù hợp là một việc rất cần thiết để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng của dự án.

1.3. Mô tả sơ bộ địa chất khu vực thi công:

Từ km0+00 đến km6+834,7: Địa chất khu vực này khá phức tạp, qua nhiều vùng địa hình khác nhau. Theo tài liệu thăm dò địa chất do công ty Tư vấn xây dựng điện 3 lập trong năm 2005 (giai đoạn báo cáo dự án đầu tư xây dựng công trình, còn giai đoạn thiết kế kỹ thuật thì do công ty Tư vấn xây dựng điện 1 lập) thì tuyến đường hầm qua 2 đoạn địa chất đặc trưng sau:

Đoạn 1: Từ CNN đến điểm ngoặt đầu của hầm (điểm đầu vùng trũng – khoảng KM3+600): hầm nằm cách mặt đất tự nhiên từ 50-350m, đá trầm tích biến chất hoặc granít dạng gneis. Đá gốc bị phong hoá, nứt nẻ mạnh do đứt gẫy Rào Quán – A Lưới. Cách CNN khoảng 300m có đứt gẫy bậc III (đứt gẫy số III.2) có thế nằm đổ về Tây Nam, góc dốc 70-80 0, bề rộng đới ảnh hưởng của đứt gẫy này khoảng 80-100m. Ngoài ra đoạn này có 12 đứt gẫy bậc IV, cùng thế nằm với đứt gẫy bậc III, chiều rộng đới phá huỷ từ 5-10m.

Đoạn hầm từ khoảng KM2+250 đến KM2+580 và KM3+450 đến KM3+480 sẽ bị biến đổi, lèn ép, vò nhàu, nứt nẻ mạnh do giao nhau giữa lớp đá trầm tích và lớp đá xâm nhập granit.

Qua điều kiện địa chất như trên, có thể nhận xét rằng, địa chất của tuyến đường hầm dẫn nước là vô cùng phức tạp đặc biệt là phần CNN (300-400m đầu) và 02 đứt gẫy bậc III (tổng bề rộng ảnh hưởng của 02 đứt gẫy này là từ 130-200m).

Từ km6+834,7 đến nhà máy thuỷ điện: Địa chất chủ yếu là đá xâm nhập granit, hầm nằm dưới mặt đất tự nhiên trung bình khoảng 300m. Tổng đoạn hầm này có khoảng 20 đứt gẫy bậc IV, bề rộng đới phá huỷ từ 5-10m (không có đứt gẫy bậc III).

Nói chung địa chất đoạn hầm này tương đối thuận lợi cho công tác thi công, ngoại trừ các đứt gẫy bậc IV.

Khu vực cửa nhận nước: Địa chất cửa nhận nước nằm trên nền địa chất rất phức tạp, nó đi qua nhiều đới địa chất khác nhau và biến đổi liên tục. Gồm các đới: IA2, IIA, IB, IIB, nên rất khó khăn cho công tác thi công.

2.1. Công tác chuẩn bị phụ trợ 2.1.1. Phương pháp đo đạc định vị tuyến hầm:

Từ hệ thống lưới tam giác thuỷ công và thuỷ chuẩn thuỷ công được Chủ đầu tư bàn giao, nhà thầu tiến hành lập các mốc phụ phục vụ thi công (các mốc này được lưu vào hồ sơ nghiệm thu mốc phụ và được tư vấn giám sát kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện để phục vụ cho công tác thi công) bằng máy toàn đạc điện tử và máy thuỷ bình.

Từ các mốc phụ, dùng máy toàn đạc điện tử xác định tim hầm và vẽ đường bao thiết kế của hầm trên gương hầm.

Căn cứ vào hộ chiếu khoan đã được tính toán và xác định, cán bộ trắc đạc của Nhà thầu sẽ tiến hành đo vẽ hộ chiếu khoan trên gương hầm (được đánh dấu bằng sơn đỏ).

2.1.2. Chuẩn bị bãi thải

Bãi thải của hầm chính được sự theo quy hoạch của CHP và đã được sự dụng khi thi công các hầm phụ và phần hở. Đá thải theo các lớp, trình tự từ dưới lên trên. Đối với vùng biên của bãi thải, đất đá được đánh mái taluy theo độ dốc 1:1 và thải đến đúng cao độ quy định.

2.1.3. Chuẩn bị kho chứa vật liệu nổ và VLNCN

Vị trí đặt kho chứa vật liệu nổ được chỉ rõ trong bản vẽ do nhà thầu thiết lập đã được Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy PC 23, Phòng cảnh sát trật tự PC 13 thoả thuận bằng văn bản chấp thuận vị trí đặt kho chứa vật liệu nỗ của nhà thầu sẽ có bản vẽ kèm theo (đã được chủ đầu tư chấp thuận).

Nhà cung cấp vật liệu nổ: Nhà thầu đã ký hợp đồng nguyên tắc với nhà cung cấp là Công ty công nghiệp hoá chất mỏ Trung Trung Bộ.

Nhà thầu đã tiến hành đầy đủ các thủ tục và được Bộ Công thương cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ trong công trình.

Vật liệu nổ bao gồm:

Thuốc: P113

Kíp: Kíp phi điện EXEL có bước vi sai từ 1 – 36. Sử dụng kíp này sẽ đảm bảo độ an toàn cao đối với các tác động thường có trong hầm như: tĩnh điện, sóng điện lạc, sóng vô tuyến (bộ đàm). Kíp EXEL được kích nổ trực tiếp bằng kíp điện K8.

2.1.4. Công tác điện thi công

Hệ thống điện phục vụ thi công phần đào hầm chính và gia cố được nhà thầu lấy từ mạng trung thế 6 kV của chủ đầu tư đặt tại cửa hầm và được dẫn vào trạm biến áp các trạm biến áp theo các vị trí thi công.

Công suất của hệ thống điện trong hầm được đảm bảo đủ điện chiếu sáng, điện phục vụ thi công qua trạm biến áp trên.

Tủ phân phối điện được đặt ngay sau trạm biến áp, tủ điện cấp ánh sáng được treo trên vách hầm, tủ cấp điện cho máy khoan được di chuyển theo máy khoan. Ngoài ra nhà thầu còn bố trí một tủ lưu động khác nhằm khi hai công tác phun bê tông và khoan gương tiến hành cùng một lúc. Các tủ điện được bố trí để đảm bảo công tác thi công theo bốn hướng của hai hầm chính được thuận tiện.

Cứ 500 m hầm nhà thầu sẽ bố trí một hốc để đặt máy biến áp khô 0,6kVA nhằm tránh sự tụt áp của dòng điện đảm bảo cho công tác thi công được hiệu quả.

Thi công hệ thống điện theo tỷ lệ thuận với chiều dài hầm, dây cáp điện được treo bên trái đường cách nền hầm khoảng 1 ¸ 1,5 m để dễ thi công, sửa chữa. Dây cáp điện được gắn chắc trên các giá treo được khoan và cắm ngàm vào vách hầm.

Hệ thống chiếu sáng đường hầm bằng đèn tuýt công suất 40W/đèn với khoảng cách 5 ¸ 7 m một đèn, dùng 02 đèn halozen chiếu sáng gương hầm phục vụ thi công, công suất 1000W/đèn. Ngoài ra tại các vị trí ngã ba giao giữa hầm phụ và hầm chính, các vị trí tránh xe và các vị trí cần thiết khác được bố trí tối thiểu 01 đèn halozen công suất 500-1000W.

Nhà thầu sẽ dự phòng đủ vật tư thiết bị thay thế trong trường hợp cần thiết.

2.1.5. Hệ thống thông gió

Nhà thầu sử dụng quạt thông gió 65kW và có thể gá tối đa 03 động cơ trên một giá. Quạt gió được điều khiển và bảo vệ bằng tủ điện đồng bộ đảm bảo tránh được các sự cố quá tải, mất pha

Quạt thông gió được lắp đặt trước các cửa hầm có đường kính D=1m. Khi vào hầm chính nhà thầu sẽ lắp đặt thêm ở hướng thi công Hầm phụ số 3, 4 về phía thượng lưu 01 quạt thông gió (phía hạ lưu do khoảng cách thi công hầm ngắn (từ Hầm phụ số 3 là 150m, từ hầm phụ số 4 là 68m nên sẽ không bố trí thêm quạt thông gió); các vị trí Hầm phụ số 1, 2 sẽ lắp thêm 02 quạt thông gió cho hai hướng thi công về thượng lưu và hạ lưu đảm bảo thông gió cho toàn bộ hai hướng của hầm chính. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, nếu hệ thống quạt thông gió như trên không đảm bảo thông gió thì nhà thầu sẽ bổ sung thêm hệ thống thông gió (hoặc theo yêu cầu của giám sát Chủ đầu tư).

Ống thông gió sử dụng đường kính D=1,0 m được lắp đặt trên đỉnh hầm bằng hệ thống đai neo được gắn vào đỉnh hầm.

Khoảng cách từ gương hầm tới miệng ống thông gió khoảng từ 25 m¸30 m để đảm bảo thông gió được tốt đẩy nhanh chu kỳ đào hầm.

Thi công ống thông gió được tiến hành tỷ lệ thuận với công tác khoan nổ bốc xúc gương hầm.

Áp lực gió được lấy từ quạt gió đẩy vào theo hệ thống ống thông gió neo trên đỉnh hầm, gió được đưa vào tận trong gương hầm để đẩy khói bụi từ trong ra ngoài theo đường hầm.

Ngoài ra, trong quá trình thi công hầm nếu hệ thống thông gió không đủ cung cấp gió thì nhà thầu sẽ đặt quạt đẩy cố định trên nền hầm (loại quạt không có ống thông gió).

2.1.6. Hệ thống cấp và thoát nước thi công

Hệ thống ống nước được thi công cùng với hệ thống điện để đảm bảo cấp nước cho máy khoan hoạt động và thoát nước trong đường hầm ra ngoài.

2.1.6.1. Hệ thống cấp nước

Hệ thống cấp nước thi công của nhà thầu đã được chủ đầu tư phê duyệt bao gồm 3 bơm nước lên các téc nước có tổng thể tích V=40m 3 để cung cấp cho máy khoan tại mỗi vị trí cửa hầm. Các téc chứa nước được đặt trên các cửa hầm đảm bảo đủ nước cung cấp cho máy móc thi công .

Hệ thống ống dẫn nước thi công được làm bằng ống thép Φ114cm treo lên vách hầm ở độ cao 1m phía bên phải hầm.

Cứ 50 m hầm nhà thầu bố trí một van chia để thuận cho các công tác khác được tiến hành sau như: phun bê tông, khoan cắm anke hoặc các công tác gia cố bổ sung khác.

Đường nước được lắp đặt tỷ lệ thuận với chiều tiến của hầm.

2.1.6.2. Hệ thống thoát nước hầm

Hướng thi công lên thượng lưu: Do hướng thi công này có độ dốc xuôi ra ngoài theo hướng hầm phụ nên thoát nước theo hướng thi công này là thoát nước tự nhiên.

Hướng thi công về hạ lưu: Do hầm có độ dốc ngược nên nhà thầu sử dụng sơ đồ thoát nước hai giai đoạn. Nước thi công và nước ngầm được đưa về gương hầm bằng hệ thống rãnh dọc tiết diện 0,5 x 0,5 m 2 phía bên phải hầm, sau đó nước từ gương hầm được đưa về các hố thu (kích thước hố thu rộng x dài x cao=2×2,5×1 m) các hố thu được bố trí tại các vị trí ngách tránh xe, cách nhau khoảng 250 m. Từ các hố thu này nước được bơm ra ngoài bằng bơm chìm công suất 5,5 KW. Tới vị trí ngã ba giao giữa hầm phụ và hầm chính nước sẽ được tự chảy ra ngoài cửa hầm qua hệ thống rãnh thoát nước.

2.1.6.3. Hệ thống thoát nước cửa hầm

Ngoài hầm tại vị trí phía trái cửa hầm nhà thầu thi công 01 bể lắng có dung tích 25 m 3 (có bản vẽ kèm theo) và đặt 01 bơm chìm công suất 7,5 kW (trong trường hợp thoát bình thường), 01 bơm chìm công suất 22,5 kW (trong trường hợp có mưa hoặc nước ngầm đột biến). Nước được thoát bằng hệ thống rãnh dọc ra suối trước các cửa hầm.

2.1.7. Thông tin liên lạc:

Tại vị trí mỗi cửa hầm phụ, nhà thầu đặt một tổng đài liên lạc nội bộ. Nhằm đảm bảo thi công liên lạc giữa các bộ phận thi công trong hầm.

Các kỹ sư, ca trưởng được trang bị bộ đàm để dễ dàng liên lạc và điều khiển công việc của mình.

2.2. Huy động thiết bị phục vụ thi công

Các thiết bị thi công hầm phụ tiếp tục được sử dụng cho hầm chính và dựa vào khối lượng công tác chính năm 2008 cũng như năng lực của nhà thầu, nhà thầu sẽ tiến hành huy động thiết bị đủ để đáp ứng yêu cầu thi công và tiến độ đề ra.

2.3. Trù bị vật tư thi công chủ yếu

Nhà thầu đã ký hợp đồng chuẩn bị các loại vật tư cung cấp theo tiến độ thi công:

– Thép neo anke Ф25CIII + mặt bản bích.

– Ống thép Ф50 đục lỗ phục vụ gia cố neo vượt trước.

– Thép F32 phục vụ gia cố neo vượt trước.

– Xi măng PC 40 (Kim Đỉnh và Hoàng Mai)

– Phụ gia Sika và Mapei.

– Các loại cấp phối vữa bê tông.

– Lưới thép d4, a=10×10 cm, lưới B40.

– Vòm chống I200.

– Thép gờ Ф12, thanh giằng Ф18, ống thoát nước Ф114 nhựa PVC…

– Cát, đá phục vụ thi công.

… 2.4. Phương án thi công mặt cắt gia cố thông thường 2.4.1. Các bước thi công

Các bước thi công cơ bản đối với mặt cắt gia cố thông thường có địa chất ổn định (khoan neo anke, rải lưới thép, phun bê tông) được tóm tắt theo sơ đồ sau:

NỘI DUNG CÔNG VIỆC THIẾT BỊ NHÂN LỰC CHÍNH

Chu trình thi công một gương hầm được tóm tắt theo trình tự sau:

1. Máy khoan hầm tiến vào vị trí đã được đo đạc chính và tiến hành khoan tạo lỗ theo hộ chiếu nổ đã được đánh dấu trên gương hầm.

2. Kỹ sư nổ mìn cùng thợ nổ mìn chuyên nghiệp (có chứng chỉ hành nghề) tiến hành nhồi mìn dây dẫn, lấp bua, đấu mạng…và tiến hành nổ phá. Hộ chiếu cơ bản được trình tư vấn chấp thuận trước khi thi công.

3. Sau khi nổ mìn, hệ thống thông gió hầm sẽ tiến hành thổi hết khí thải, khói ra khỏi hầm.

4. Tiến hành chọc om gương hầm để đảm bảo an toàn cho người và thíêt bị trong quá trình làm việc.

5. Tiến hành bốc xúc, tổ hợp các thiết bị gồm: xúc lật, xe hầm, máy xúc…sẽ vận chuyển đất đá ra khỏi hầm.

6. Kỹ sư mô tả địa chất mô tả địa chất gương hầm. Trên cơ sở đó Giám sát tác giả, TVGS đưa ra biện pháp gia cố thích hợp cho gương hiện tại và đề ra phương án thi công gương tiếp.

7. Trên cơ sở đánh giá địa chất và biện pháp gia cố được Giám sát tác giả, TVGS đề ra, Nhà thầu tiến hành thi công theo đúng biện pháp gia cố (tuỳ theo điều kiện địa chất của từng gương) và tiến hành gia cố cho gương đào kế tiếp

8. Lặp lại chu trình trên (các bước từ 1 – 6 nếu địa chất ổn định và các bước từ 1 – 7 nếu địa chất không ổn định).

Trong quá trình thi công, trắc đạc thường xuyên dùng máy toàn đạc điện tử, máy thuỷ bình kiểm tra đảm bảo tính chính xác về hướng tuyến và cao độ.

Sau mỗi chu trình khoan nổ, trắc đạc tiến hành đo đạc biên đào thực tế, xác định những vị trí cần khoan nổ tẩy. Kiểm tra chiều dày lẹm thực tế để có phương án kiểm soát chiều dày lẹm cho gương đào tiếp theo. Kiểm tra chiều dài hầm nổ được để đưa vào báo cáo tiến độ và xác định vị trí cho gương nổ tiếp theo.

Toàn bộ số liệu đo đạc cho một chu kỳ khoan nổ được kỹ sư trắc đạc lưu trữ vào máy tính, phục vụ công tác hoàn công cũng như công tác đổ bê tông sau này.

2.4.2. Các bước thi công chi tiết 2.4.2.1. Phương án khoan nổ

a. Công tác khoan hầm

Hộ chiếu khoan nổ được thiết kế cho địa chất có f k: 3 – 6 (có hộ chiếu kèm theo). Trong trường hợp địa chất thay đổi, hộ chiếu khoan nổ sẽ được tính toán lại và trình TVGS chấp thuận.

Sau khi vẽ xong các lỗ khoan theo hộ chiếu thiết kế lên gương hầm, tiến hành công tác khoan bằng máy khoan hầm chuyên dụng.

Phương án nổ lẹm phải đổ bê tông bù

b. Công tác nạp mìn lấp bua

Sau khi kết thúc công tác khoan được TVGS cùng kỹ thuật nhà thầu xác nhận hộ chiếu khoan là phù hợp với thiết kế thì tiến hành công tác nạp mìn. Nguyên tắc chung và cơ bản nhất của công tác nạp mìn là thuốc nổ trong lỗ phải được nổ hết (đối với nạp phân đoạn hay không phân đoạn thì kíp điện phải kích hoạt được tất cả các thỏi thuốc đều nổ) để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị vào làm các công tác tiếp theo sau khi nổ.

Mìn được nạp theo thứ tự từng số kíp dự định nổ cho từng vành nổ và được nạp từ trên xuống dưới bắt đầu từ hàng nổ viền (trên cùng).

Tuyệt đối không được tiến hành xen kẽ khoan và nạp mìn.

Công nhân nạp mìn phải có chứng chỉ được cấp có thẩm quyền về thi công trong lĩnh vực nổ phá bằng mìn.

Công nhân nạp mìn trên sàn công tác của máy khoan và trên giàn giáo xây dựng.

Sau khi kết thúc công đoạn nạp thuốc, tiến hành lấp bua. Mục đích của công tác này nhằm không để cho không khí nổ thoát ra ngoài, tạo ra như môi trường đất đá đồng nhất trong lỗ khoan để đảm bảo cho phản ứng phân huỷ thuốc xảy ra được hoàn toàn, tăng thời gian tác dụng cho sản phẩm nổ, giảm sóng va đập (thực tế cho thấy nếu lấp bua tốt sẽ tăng hiệu quả nổ phá nên từ 10 – 20%).

Chiều sâu bua nên tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất dao động trong khoảng 10 – 30 D ( D là đường kính lỗ khoan).

c. Công tác nổ mìn

Trước khi thi công công tác phá đá, đào hầm bằng nổ phá nhà thầu đã được cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ do Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cấp.

Trước khi đưa vật liệu nổ đến gương hầm phải kiểm tra và dọn sạch đá treo trên vòm hầm, gương hầm, đưa các thiết bị ra khỏi khu vực nạp mìn, tắt toàn bộ hệ thống. Chỉ cho phép đèn lò chiếu sáng trong khu vực nạp mìn.

Không được sử dụng lửa trong khu vực nạp mìn. Các thiết bị gây sóng điện từ (bộ đàm, điện thoại di động…), các thiết bị gây tĩnh điện không được sử dụng .

Phải sử dụng dao cắt dây kích nổ, cấm dùng đá hay sắt chặt dây kích nổ.

Người và thiết bị phải di chuyển đến vị trí an toàn, theo quy định bán kính an toàn của hộ chiếu R an toàn500m.

Chỉ huy nổ mìn là người cuối cùng kiểm tra các điều kiện an toàn và nối mạng nổ.

Công tác an toàn trong hầm được đặt lên hàng đầu nên trong hầm tuyệt đối không được tiến hành xen kẽ khoan và nạp mìn.

Sau khi đấu mạng nổ (các thiết bị lúc đó đã di chuyển đến khu vực an toàn) các thiết bị điện chiếu sáng, thông gió được tắt hết và tiến hành điểm hoả nổ mìn.

Nổ mìn xong chỉ huy nổ mìn kiểm tra lại gương nổ, thông gió, chiếu sáng trước khi các công việc khác được tiến hành.

d. Biện pháp an toàn

Bảo quản vật liệu nổ

Nhà thầu sẽ thực hiện nghiêm túc những quy định về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ TCVN 4586:1997.

Kho chứa vật liệu nổ được xây dựng theo đúng thiết kế của nhà thầu đã được cơ quan chức năng thẩm định và phê duyệt.

Các gian chứa thuốc nổ, các khối thuốc nổ, vật liệu nổ được bố trí theo đúng các cự ly an toàn tính toán, giữa chúng với nhau và giữa kho với các công trình lân cận.

Có biện pháp gia cố chống hút ẩm đề phòng hoả hoạn úng nghập kho chứa.

Bố trí đầy đủ nhân lực và hệ thống liên lạc tại kho chứa, làm công tác xuất nhập thuốc nổ, cảnh giới canh gác, hướng dẫn kiểm soát việc thực hiện các nội quy ra vào kho thuốc nổ.

Vận chuyển vật liệu nổ.

Nhà thầu sẽ sử dụng xe ô tô chuyên dụng để vận chuyển thuốc nổ và vật liệu nổ. Lái xe, nhân công vận chuyển vật liệu nổ là đội ngũ chuyên nghiệp, được tập huấn theo định kỳ.

Trước khi tiến hành công tác vận chuyển tập kết thuốc nổ, nhà thầu sẽ làm các thủ tục xin phép cơ quan công an.

Xe ô tô vận chuyển thuốc nổ đảm bảo chạy theo đúng tuyến đường, đúng vận tốc quy định. Trước mỗi cầu phà, công trình quan trọng 500 m, phải dừng lại thực hiện công tác kiểm tra.

2.4.2.2. Thông gió, cào, chọc om.

Thiết bị: Nhà thầu sử dụng máy đào để tiến hành chọc om

Ngay sau khi nổ mìn, hệ thống chiếu sáng được hoạt động trở lại và bật quạt để thông gió trong hầm. Nếu hầm đào càng xa thi thời gian thông gió càng lâu và trung bình khoảng 30 phút.

Khi đã có sự đảm bảo an toàn về mặt an toàn của kỹ sư địa chất, tiến hành chọc om sơ bộ lần 1 với mục đích chọc tất cả các hòn đá lay rời có khả năng rơi ngay sau khi nổ mìn.

Sau khi kết thúc công tác bốc xúc vận chuyển sẽ tiến hành chọc om lần 2 với mục đích chọc tất cả những hòn đá còn khả năng rơi và chọc om gương hầm chuẩn bị cho công tác tiếp theo

2.4.2.3. Phương án bốc xúc vận chuyển

Thiết bị bao gồm xúc lật, xe hầm, xe Kamaz

Sau khi nổ mìn, thông gió và chọc om thì tổ hợp xúc lật, xe hầm tiến hành bốc xúc vận chuyển ra vị trí bãi thải theo quy định.

Trước khi tiến hành công tác bốc xúc để đảm bảo vệ sinh không khí khu vực được trong lành, không bụi thì cần phải tiến hành tưới nước đống đá vừa đổ. Trong quá trình bốc xúc khi hết lớp đá ẩm thì phải tiến hành tưới nước tiếp để đảm bảo hàm lượng bụi không vượt quá cho phép trong khi thi công.

Sau khi bốc xúc xong, thì kỹ sư trắc đạc sẽ kiểm tra biên đào. Nếu có sự sai khác phải đục tẩy thì tiến hành cạy dọn, đục tẩy tất cả các hòn đá nằm vào trong biên đào. Công tác này được tiến hành và phải tính đến khả năng các hòn đá nhô ra sẽ bị đục tẩy quá gây mất tính ổn định của khối đào và phải bù bê tông quá nhiều. Ngoài ra sẽ tiến hành cào chân gương làm nền hầm bằng lớp đá hầm dày 30 cm.

2.4.2.4. Công tác khoan neo gia cố hầm.

a. Khoan tạo lỗ

Công tác khoan néo gia cố được tiến hành theo đúng dạng mặt cắt gia cố thiết kế hoặc theo đúng thoả thuận giữa TVGS, Giám sát tác giả và Nhà thầu và được thực hiện ngay sau khi kết thúc chu trình bốc xúc vận chuyển.

Theo chỉ định của TVGS, kỹ sư trắc đạc nhà thầu tiến hành xác định vị trí lỗ khoan neo bằng máy toàn đạc, đánh dấu vị trí lỗ khoan neo bằng sơn sáng màu, khô nhanh.

Hướng của neo đá phải vuông góc với các lớp đá cần phải gia cố tại những vùng mà sự phân tầng, phân lớp rõ ràng, còn tại những vùng địa chất không rõ ràng hoặc liền khối thì hướng của neo theo phương bán kính của vòm hầm.

Các lỗ khoan được thực hiện với chiều sâu, vị trí và hướng như đã được chỉ ra trong bản vẽ thi công, theo chỉ dẫn trực tiếp hoặc sự đồng ý của TVGS.

Thiết bị khoan neo gia cố được dùng ngay máy khoan hầm hiện có và khoan theo thiết kế quy định.

Trước khi lắp đặt neo lỗ khoan phải được phun nước và làm sạch các bụi khoan và các mảnh vụn theo quy định.

Vật liệu làm neo không rỉ và không bị bẩn. Các cây neo anke trong hầm phải được để trên giá cao, tránh bị vấy bẩn. Trong trường hợp nếu bị vấy bẩn thì sử dụng nước để phụt rửa trước khi cắm néo.

b. Lắp đặt neo, bơm vữa lấp đầy

Công tác lắp đặt neo gia cố được thao tác trên sàn công tác máy khoan.

Sau khi lắp đặt neo xong tiến hành dùng máy phụt vữa xi măng vào lỗ neo ngay, đảm bảo đúng áp lực theo thiết kế.

Không để vữa chảy ra ngoài và không để cho neo dịch chuyển khỏi vị trí đã định quá mức cho phép.

Sau 28 ngày phải tiến hành kéo căng neo để kiểm tra cường độ theo “Điều kiện kỹ thuật” do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 lập tháng 5 năm 2008.

c. Biện pháp kỹ thuật an toàn khi khoan và cắm neo.

Không đứng hoặc tiến hành công việc dưới tay máy hoặc sàn nâng thủy lực đang làm việc.

Xếp đặt các cần khoan chắc chắn gọn gàng thuận lợi cho việc nối dài khi cần thiết và không ảnh hưởng tới các công việc khác. Không đứng thẳng hướng của lỗ khoan để phòng trường hợp tụt neo hoặc vữa phun bắn ra ngoài.

phải cố định thanh neo bằng nêm chắc chắn, không để thanh neo tụt ra khỏi lỗ khoan trong suốt quá trình bơm vữa cho đến khi vữa đông cứng.

trước khi bơm vữa cần phải tiến hành kiểm tra đồng hồ áp suất của máy bơm, độ kín của tất cả các đường ống, xiết chặt các mối nối của đường ống dẫn vữa, khắc phục các hư hỏng của toàn bộ hệ thống rồi mới đưa vào làm việc.

Khi kiểm tra chất lượng neo phải chằng giữ thiết bị kiểm tra đề phòng trường hợp neo tụt khỏi lỗ khoan.

Khi sử dụng máy hàn điện để cắt đầu bu lông neo phải tuyệt đối tuân thủ theo các quy trình, quy phạm an toàn trong hàn điện.

2.4.2.5. Rải lưới thép F4, a=10×10 cm hoặc lưới B40.

Công tác rải lưới thép quyết định rất lớn đến kết quả phun bê tông. Nếu lưới thép không áp sát mặt lưới hoặc bị bong bật trong quá trình phun thì lượng bê tông rơi vãi cũng như chiều dày bê tông là rất lớn. Vì vậy công tác rải lưới thép phải tuân theo các bước sau:

Chuẩn bị khoan tay đường kính mũi khoan 14, 16, 18 hoặc máy khoan hầm đường kính lỗ khoan D45 mm.

Thanh ghim lưới thép hình chữ T. Có hai dạng thanh ghim sử dụng thép Φ12 hoặc Φ14. Thanh chữ T có hình dạng và kích thước như sau:

Phần nhô ra trên thanh ngang dài 10 cm là nhằm kiểm soát chiều dày bê tông khi phun (chiều dài nhô ra bằng chiều dày bê tông). Nếu trong trường hợp sử dụng lưới B40 có mặt lưới 5×5 cm thì thanh ngang chữ T sẽ dài khoảng 7 cm.

Đối với đoạn nào lưới thép cách mặt đá một khoảng lớn hơn 5 cm thì phải dùng kìm cộng lực để cắt lưới thép và áp lại cho đến khi áp sát mặt đá. Các thanh ghim được bố trí sao cho tốn ít nhất mà áp được lưới thép vào mặt đá nhiều nhất.

2.4.2.6. Phun bê tông M30

thiết bị bao gồm trạm trộn bê tông công suất, máy phun bê tông, xe có sàn công tác (máy khoan)

Tùy thuộc vào địa chất, cường độ đá thực tế trong gương hầm mà công tác phun gia cố có thể tiến hành ngay sau khi chu kỳ khoan nổ bốc xúc kết thúc hoặc có thể sau một vài chu kỳ khoan nổ mới tiến hành chu kỳ gia cố.

Trước khi tiến hành công tác phun bê tông thì phải kiểm tra lại công tác gia cố đã thực hiện trước đó là neo anke và rải lưới thép.

Trong công tác phun bê tông thì việc vừa đảm bảo chiều dày phun vừa đảm bảo hiệu quả phun đồng nghĩa với tỷ lệ rơi thấp nhất là rất quan trọng. Để đảm bảo được điều đó thì công tác chuẩn bị bề mặt phun và kỹ thuật phun chiếm vai trò vô cùng quan trọng.

Công tác chuẩn bị bề mặt phun được tiến hành với các trường hợp sau:

+ Với bề mặt đá hầm: Các hòn đá ở trạng thái mỏi sắp long rời sẽ được cậy bỏ, phun nước rửa sạch bùn (do quá trình nổ gương bắn lên), bụi bẩn, đá mạt, dầu mỡ và các vật liệu khác làm cản trở sự liên kết giữa bê tông và bề mặt đá. Trong trường hợp đã được làm sạch trước đó thì sẽ được tưới ẩm lại trước khi phun bê tông.

+ Với bề mặt bê tông hiện có: Toàn bộ vật liệu xốp và nứt sẽ được loại bỏ bằng cách phun cát, mài hoặc tia nước áp lực cao. Bất kỳ khu vực nào được sửa chữa sẽ phải được tạo nhám bề mặt (đẽo gọt hoặc khía rãnh).

+ Với bề mặt lớp bê tông đã phun trước đó: Toàn bộ vật liệu long rời trên bề mặt sẽ được loại bỏ bằng khí nén, cạy rửa hay vòi nước áp lực cao. Toàn bộ vùng phun sẽ được làm ẩm trước khi phun làm tăng khả năng liên kết giữa lớp cũ và lớp mới.

Khi phun thì tiến hành phun từng lớp dày 3-5 cm và phun 3-4 lượt để đạt được độ dày theo thiết kế. Việc điều chỉnh áp lực khí nén trong quá trình phun là rất quan trọng và phải quan sát liên tục trong quá trình phun. Hàm lượng phụ gia đầu vòi phải điều chỉnh tùy thuộc vào vị trí phun thành phần cấp phối. Trong trường hợp phụ gia đầu vòi nhiều thì khi phun sẽ ít rơi và cường độ phát triển nhanh trong vòng 8 giờ đầu nhưng sau đó sẽ giảm cường độ bê tông 28 ngày tuổi.

Khoảng cách từ đầu vòi phun đến mặt đá cần phun khoảng từ 1,5 đến 2 m. Khoảng cách này sẽ được rút ngắn khi phun vào các hang hốc, phía sau vì thép. Hướng đi của bê tông phun lên tốt nhất là đi vuông góc với bề mặt phun, trong trường hợp phun các hang hốc, phía sau các khung chống thì hướng phun cũng phải đạt xấp xỉ 60 -70 0.

Khi phun thì để hạn chế bê tông rơi từng mảng thì chiều dày bê tông phun cho một lượt phun khoảng 3-4 cm. Đầu vòi phun phải di chuyển liên tục và nhanh chóng trong quá trình phun để bề mặt bê tông phun được giàn trải đều, không tụ thành từng đống. Đối với các máy phun bê tông hiện đại, tốc độ bê tông phun lớn thì việc di chuyển nhanh và liên tục đầu vòi phun lại càng quan trọng.

sửa chữa các khiếm khuyết: Khi có các khiếm khuyết như rỗ tổ ong, sực tách lớp, các lỗ hổng,…thì phải tiến hành sửa chữa các khiếm khuyết này trong vòng một tuần kể từ khi được phát hiện. Các khiếm khuyết lớn hay các lỗ hổng lớn hơn 5cm thì phải tiến hành phá bỏ và phun lại bằng bê tông phun mới. Đối với sự tách lớp mà khi kiểm tra bằng tiếng gõ hay khoan kiểm tra phát hiện được thì cũng phải được phá bỏ cho đến khi hết vùng tách lớp và vệ sinh sạch sẽ bề mặt như đã nói ở trên và tiến hành phun lấp trả.

Bảo dưỡng kết cấu gia cố bê tông phun: Ngay sau khi phun bê tông hoàn thiện bề mặt, công tác bảo dưỡng bê tông phun phải được tiến hành bằng cách tưới phun nước giữ ẩm liên tục 3 lần/ngày trong vòng 3 ngày đầu và 1 lần/ngày trong vòng 7 ngày tiếp theo

biện pháp kỹ thuật an toàn trong thi công phun bê tông:

Không cho người không có nhiệm vụ vào trong khu vực phun bê tông.

Khu vực phun vẩy phải được chiếu sáng tốt, các sàn công tác phải chắc chắn (nếu sử dụng máy phun vận hành đầu vòi phun bằng tay), được kiểm tra kỹ trước khi đưa vào sử dụng.

Nếu như hệ thống cáp điện, ống nước, ống thông gió đã lắp đặt qua vùng phun bê tông gia cố thì phải có biện pháp che đậy hoặc tháo dỡ các hệ thống này nhằm tránh gây hư hỏng các cáp điện, ống nước và ống thông gió.

Kỹ thuật viên (nhân viên vận hành máy, kỹ sư máy…) và những người làm việc trong khu vực phun bê tông bắt buộc phải được trang bị bảo hộ lao động chuyên dùng, kính chống bụi và quần áo chống thấm.

Trong khi phun phải đảm bảo khoảng cách hiệu quả giữa đầu vòi phun và bề mặt vòi phun, góc phun tránh luồng khí bê tông phun hướng vào người và thiết bị máy móc.

Phải có sự thống nhất, phối hợp nhịp nhàng giữa những người tham gia trong quá trình phun.

2.5. Phương án thi công tại vùng có địa chất xấu

Trong thực tế thi công hầm, các biện pháp gia cố trước khi đào được coi là một hình thức gia cố điển hình giúp vượt qua được các vùng địa chất xấu. Các hình thức gia cố trước khi đào có rất nhiều hình thức và đều nhằm cố kết vùng địa chất xung quanh biên đào thành một khối thống nhất nhằm tránh hoặc hạn chế phần lớn các sụt sạt cục bộ có thể xảy ra trong khi mở tải gương hầm.

Nếu như không có biện pháp gia cố trước khi đào, tại những vùng địa chất được đánh giá là không ổn định thì sau khi mở tải có thể xảy ra hiện tượng sụt sạt cục bộ, và trong phần lớn các trường hợp, sự sụt sạt cục bộ này sẽ gây mất ổn định vòm hầm (do biên đào rộng hơn ra so với thiết kế) và hình thức gia cố sau khi sụt sạt cục bộ thường là dựng vòm chống. Như vậy sẽ dẫn đến sự tăng chi phí công trình, vì nếu như chúng ta có thể tiến hành gia cố trước khi đào thì có thể hạn chế hoàn toàn hoặc một phần sự sụt sạt cục bộ, như thế sẽ có thể không dẫn đến mất ổn định toàn khối. Và trong nhiều trường hợp sau khi gia cố trước khi đào thì chúng ta chỉ có thể tăng số lượng, chiều dài anke hoặc chiều dài bê tông phun để đảm bảo ổn định của vòm hầm mà không cần dựng vòm. Các hình thức tăng cường gia cố này sẽ được thỏa thuận với TVGS trước khi tiến hành thi công.

Các hình thức gia cố trước khi đào có rất nhiều dạng, phụ thuộc vào thiết bị thi công, chi phí công trình cũng như vật tư đặc chủng. Chính vì thế mà trong phạm vi công trình này nhà thầu chỉ xin trình bày ra đây các hình thức gia cố trước khi đào thông dụng nhất phù hợp với năng lực thiết bị, vật tư hiện có trên công trường. Đó là hình thức khoan cắm neo vượt trước bằng thanh thép F32, khoan cắm neo vượt trước bằng ống neo F50 có đục lỗ.

2.5.1. Các yêu cầu chung về vật liệu.

a. Thanh thép cắm viền

Được gia công từ thép có gờ, loại thép CIII. Các đường kính thép phải bằng hoặc vượt các đường kính chỉ định, phù hợp với yêu cầu bản vẽ. Đầu cắm vào của cọc thép được định vị để cho dễ chèn vào trong lỗ khoan đã được lấp đầy vữa.

Nhà thầu sẽ trình các thông số kỹ thuật hoặc báo cáo các kết quả thí nghiệm thép đã được chứng nhận về các đặc tính của vật liệu thép để kỹ sư tư vấn xem xét và phê duyệt.

b. Ống thép cắm viền (có đục lỗ).

Là ống tròn không có mối hàn phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng. Đường kính ngoài 50 mm. Chiều dài ống thép là 6 m.

Nhà thầu sẽ trình các thông số chế tạo hoặc các báo cáo thí nghiệm thép nêu các đặc tính của ống cắm néo để kỹ sư tư vấn xem xét và phê duyệt.

c. Vữa xi măng

Tuân thủ theo thành phần cấp phối vữa neo đã được thoả thuận giữa CHP và Nhà thầu.

2.5.2. Các yêu cầu xây dựng

Công tác cắm neo vượt trước áp dụng theo loại đá mà kỹ sư mô tả địa chất cho là yếu và cần phải gia cố khoan neo vượt trước theo yêu cầu của kỹ sư tư vấn. Loại cọc cắm (cọc thép, ống thép) sẽ được sử dụng phù hợp với các yêu cầu của bản vẽ hoặc do hướng dẫn của kỹ sư tư vấn.

2.5.3. Công tác gia cố trước khi đào

biện pháp gia cố trước khi đào bao gồm các hình thức sau:

Khoan tạo lỗ, bơm vữa xi măng cắm thanh thép (thép dùng chế tạo anke). Hình thức gia cố này áp dụng cho địa chất yếu, liên kết kém, cường độ thấp, nứt nẻ ít và và lưu lượng nước ngầm ít.

Khoan tạo lỗ, cắm ống thép (dài 6 m, đường kính ngoài là 50 mm), có đục lỗ xung quanh ống, sau đó bơm vữa xi măng vào trong ống. Hình thức gia cố này áp dụng cho địa chất yếu, liên kết rất kém, cường độ thấp, nứt nẻ nhiều.

Hình thức gia cố thứ nhất: Khoan tạo lỗ bơm vữa xi măng, cắm thanh thép

Sử dụng máy khoan, khoan lỗ F56 chuẩn bị cho công tác gia cố đỉnh hầm. Góc mở của lỗ khoan là 10 0 – 15 0 mở tròn đều theo đường trục tim hầm và hướng ra phía ngoài chu vi biên thiết kế. Chiều dài các lỗ khoan 6,05 m, bước các lỗ khoan là 30 cm (chiều sâu lỗ khoan phù hợp với chiều dài các thanh thép được chỉ định).

Sau khi lỗ khoan đã đầy vữa thì đưa thanh thép F32 mm vào lỗ khoan (yêu cầu vật liệu đối với các thanh thép này cũng giống như đối với thép neo anke).

Tiến hành liên tiếp cho đến khi hoàn thành xong tất cả các lỗ đã khoan.

Tiến hành khoan nổ. Công tác khoan nổ giai đoạn này phải tùy thuộc vào địa chất để quyết định. Có thể nổ phần đỉnh vòm trước và hạ nền sau hoặc nổ toàn gương (thi công theo hình thức nào là do TVGS quyết định sau khi nhà thầu đã trình TVGS bản thiết kế hộ chiếu cụ thể). Nói chung công tác thiết kế hộ chiếu phải chú ý đến việc giảm chấn, cắt viền. Hệ số thuốc nổ trong giai đoạn này có thể giảm xuống từ 0,7 đến 1,0 kg/m 3 đất đá đào. Khoảng cách khoan viền có thể giảm xuống 0,3m và nạp thuốc một lỗ và bỏ cách một lỗ. Đường kính thuốc nổ áp dụng cho hàng biên (hàng cắt viền) là 25 mm (thậm chí là 19 mm). Sau khi khoan nổ sẽ tiến hành các công tác gia cố ngay.

Hình thức tổ chức gia cố thứ hai: Khoan tạo lỗ, cắm ống thép có đục lỗ

Sử dụng máy khoan khoan lỗ Φ56 chuẩn bị cho công tác gia cố đỉnh hầm. Góc mở của mỗi lỗ khoan là 10 0 – 15 0 mở tròn đều theo đường trục tim hầm và hướng ra phía ngoài chu vi biên thiết kế. Chiều dài các lỗ khoan 6m, bước các lỗ khoan là 30 cm (chiều sâu lỗ khoan phù hợp với chiều dài các thanh thép được chỉ định).

Trong cả hai hình thức gia cố này thì điều quan trọng nhất là yếu tố chịu lực của các thanh neo vượt trước. Vì lý do này mà trong mọi trường hợp thì các thanh neo vượt trước phải thoả mãn các điều kiện sau:

+ Nếu gia cố sau khi đào bằng hình thức dựng vòm thì đầu các thanh neo vượt trước phải được tựa trên các dầm I của vòm chống.

+ Nếu gia cố sau khi đào sử dụng hình thức khoan anke và phun bê tông thì mặt gương đào hiện tại phải đào cách vị trí cuối cùng của thanh neo từ 1 – 2 m sau đó khoan neo tiếp theo mới được đào. Điều này có nghĩa là các thanh neo vượt trước phải gối lên nhau một đoạn từ 1 – 2 m.

Các bước triển khai chi tiết các hình thức gia cố trên sẽ được trình TVGS trước khi tiến hành thi công khi mà có sự thoả thuận về phương án thi công giữa TVGS, GSTG và nhà thầu.

2.6. Phương án thi công mặt cắt gia cố dựng vòm 2.6.1. Các bước thi công

Các bước thi công cơ bản đối với mặt cắt gia cố dựng vòm có địa chất đứt gãy bậc III và bậc IV (dựng vòm I200, đổ và phun bê tông chèn vì) được tóm tắt theo sơ đồ như đã trình bày ở phần trên.

Chu trình thi công một gương hầm có thể tóm tắt theo trình tự sau:

1. Máy khoan hầm tiến vào vị trí đã được đo đạc chính và tiến hành khoan tạo lỗ theo hộ chiếu nổ đã được đánh dấu trên gương hầm.

2. Kỹ sư nổ mìn cùng thợ nổ mìn chuyên nghiệp (có chứng chỉ hành nghề) tiến hành nhồi mìn dây dẫn, lấp bua, đấu mạng…và tiến hành nổ phá. Hộ chiếu cơ bản được trình tư vấn chấp thuận trước khi thi công.

3. Sau khi nổ mìn, hệ thống thông gió hầm sẽ tiến hành thổi hết khí thải, khói ra khỏi hầm.

4. Tiến hành chọc om gương hầm để đảm bảo an toàn cho người và thíêt bị trong quá trình làm việc.

5. Tiến hành bốc xúc, tổ hợp các thiết bị gồm: xúc lật, xe hầm, máy xúc…sẽ vận chuyển đất đá ra khỏi hầm.

6. Kỹ sư mô tả địa chất mô tả địa chất gương hầm. Trên cơ sở đó Giám sát tác giả, TVGS đưa ra biện pháp gia cố thích hợp cho gương hiện tại và đề ra phương án thi công gương tiếp.

7. Trên cơ sở đánh giá địa chất và biện pháp gia cố được Giám sát tác giả, TVGS đề ra, Nhà thầu tiến hành thi công theo đúng biện pháp gia cố (tuỳ theo điều kiện địa chất của từng gương) và tiến hành gia cố cho gương đào kế tiếp

8. Lặp lại chu trình trên (các bước từ 1 – 6 nếu địa chất ổn định và các bước từ 1 – 7 nếu địa chất không ổn định).

2.6.2. Các bước thi công chi tiết

Đối với công tác từ 1 – 5 được tiến hành như đối với mặt cắt gia cố thông thường, tuy nhiên trong quá trình thi công do địa chất yếu thì phải chú trọng công tác an toàn, nhất là phần thiết kế hộ chiếu phải đảm bảo giảm chấn, không gây phá vỡ thêm kết cấu địa chất.

Trong quá trình xúc bốc và công tác gia cố phải luôn luôn có kỹ sư địa chất hoặc cán bộ kỹ thuật thường xuyên tại vị trí thi công.

Trong phần này nhà thầu chỉ trình bày đến công tác dựng vòm và lắp đặt cốp pha để đổ và phun BT chèn vỉ.

Bước 1: Xác định cao độ chân vòm, vị trí chân vòm (yêu cầu trắc đạc phải đo và kiểm tra hai lần).

Bước 2: Khoan các thanh neo F25 dài 1.5 -:- 2.0 m vào vách hầm để định vị các vòm. Góc khoan các thanh neo F25 là 30÷45 0 so với phương ngang để chống lại lực nhổ ngang của chân vòm (Các thanh neo không cần phụt vữa mà chỉ cần chêm chèn).

Bước 3: Dùng xúc lật dựng toàn bộ vòm và hàn đính vào các thanh neo ở trên đồng thời dùng các thanh giằng để liên kết với vòm trước đó. Các bu lông mặt bích được xiết chặt sao cho hai mặt bích ép sát vào nhau không bị cong vênh. Bu lông trong một mặt bích phải bắt chúi xuống tức là đầu bu lông ở trên còn êcu ở dưới. Khi làm như thế để tránh trường hợp ê-cu bị rơi thì thanh bu lông vẫn còn đảm bảo không cho 2 mặt bích vòm bị xê dịch.

Bước 4: Để đưa vòm vào chịu lực ngay thì tiến hành dùng các thanh gỗ dài 1,5 ÷ 2 m mặt cắt 10×10 và 5×5 hoặc thép hình để chêm chèn vào khoảng hở giữa vòm và mặt đá. Các thanh gỗ này được dỡ bỏ khi đổ bê tông hoặc phun bê tông.

Bước 5: Hàn các thanh thép giằng F25 dọc theo các vòm. Vị trí hàn là ở phần chân cách nền khoảng 0,65 – 1,5 m và phần trên mặt bích giữa chân và vòm cong.

Bước 6: Hàn lưới thép F18 CIII (250×250) mm và lưới thép a=4×1.2 mm làm cốp pha.

Bước 7: Vệ sinh, bơm nước hoặc dẫn nước ra ngoài khối đổ. Khu vực chân vòm cần được xúc dọn hết tất cả các mạt đá, bùn vì chân vòm thường là nơi lắng đọng nhiều nhất các cặn bẩn. Trên vách hầm thì cần phải cậy dọn đá long rời và phun nước toàn bộ khối đổ vệ sinh lần cuối. Nếu như khu vực đổ có nước ngầm nhiều thì cần phải khoan lỗ và đặt ống dẫn thoát nước ra ngoài khối đổ. Sau khi vệ sinh khối đổ xong mời Tư vấn giám sát nhiệm thu trước khi phun hoặc đổ bê tông.

Bước 8: Đổ hoặc phun bê tông vòm. Trước khi đổ hoặc phun bê tông thì phải tháo dỡ các thanh gỗ chêm chèn ở trên (nếu chêm chèn bằng thép thì được phép để lại trong quá trình phun hoặc đổ bê tông và coi đó như một phần trong kết cấu). Trong quá trình đổ thì phải thường xuyên sử dụng đầm dùi để đầm cho bê tông không còn bọt khí và giảm độ rỗng của bê tông nếu không sẽ làm giảm cường độ của bê tông. Trong quá trình đổ để tránh áp lực của bê tông tác dụng không đều lên vòm thì bê tông phải được đổ lên cùng cao độ như nhau từ dưới chân lên ở cả hai bên thành vòm. Nếu phun bê tông để lấp đầy vòm thì công tác phun tiến hành như các bước như phun gia cố mặt cắt thông thường đã trình bày ở phần trên.

Bước 9: Bảo dưỡng bê tông vỏ hầm: Do trong hầm không chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ và nắng ngoài trời nên việc bảo dưỡng bê tông được tiến hành ngày một lần liên tục trong bảy ngày đầu sau khi đổ bằng cách dùng vòi nước để phun lên toàn bộ bề mặt bê tông vỏ hầm.

Bước 10: Các vị trí khoan thoát nước được đánh dấu trước khi đổ hoặc phun bê tông nếu đã biết chắc chắn vị trí nước ngầm, còn trong trường hợp ngược lại thì tiến hành khoan theo bản vẽ thiết kế.

(Các bước thi công từ bước 5 đến bước 10 sẽ được thay đổi tuỳ theo bản vẽ thi công đã được phê duyệt như thép giằng vòm, lưới thép…) 2.6.3. Các bước thi công gia cố mở cửa hầm cửa nhận nước 2.6.3.1. Công tác gia cố đỉnh hầm

Bước 1: Dùng máy đào, xe vận chuyển kết hợp thợ thủ công đào đất ở khu vực cửa hầm đến cao độ thiết kế.

Bước 2: Đánh dấu các vị trí lỗ khoan bằng sơn sáng màu, mau khô.

Tiến hành khoan tạo lỗ bằng máy khoan boomer.

Bước 3: Vệ sinh sạch lỗ khoan bằng nước hơi ép.

Sử dụng sàn công tác của máy khoan để nâng người đến vị trí cần đóng neo.

Dùng búa đóng neo vào vị trí.

Bước 4: Tiến hành bơm vữa xi măng lấp lỗ khoan bằng máy bơm bê tông chuyên dụng.

Bước 5: Tiến hành lắp lưới thép gia cố và cốt thép phần đổ bê tông cửa hầm vào các vị trí thiết kế.

Lắp ghép cốp pha phần mái đổ bê tông và dùng đinh ghim lưới gia cố sát vào mặt đá phần phun bê tông, đặt ống thoát nước.

Bước 6: Vệ sinh sạch mặt đá.

Đổ bê tông phần mái cửa hầm

Tiến hành phun bê tông dày 12cm phạm vi rải lưới thép theo đúng độ dày thiết kế.

Bê tông được vận chuyển bằng xe vận chuyển chuyên dùng, đổ bê tông bằng cần trục, phun bê tông bằng máy chuyên dụng.

2.6.3.2. Công tác dựng vòm cửa hầm

Bước 1: Đo đạc định vị cửa hầm, tim hầm, chân các vòm thép bằng máy toàn đạc điện tử.

Sử dụng máy khoan Boomer khoan 13 lỗ D105 chuẩn bị cho công tác cắm neo AJG gia cố đỉnh vòm hầm. Góc mở của mỗi lỗ là 5 0 mở tròn đều theo đường trục tim hầm. Chiều dài các lỗ khoan 11,5m, các lỗ khoan được khoan hướng lên phía trên một góc 5 0.

Bước 2: Tiến hành đưa các neo AJG vào lỗ khoan f105, đi kèm với neo là ống thép tráng kẽm f25 để đưa vữa xi măng chèn vào sau này. Đầu ống thép tráng kẽm có lắp đặt van (lỗ thăm) để kiểm tra lượng vữa.

Trộn vữa xi măng M300 theo tỷ lệ thiết kế, bơm lần lượt vào các ống thép f25 đến khi lỗ thăm ra vữa. Sau đó tiến hành bịt kín lỗ thăm và bơm tăng áp đến 12 atm để vữa chèn vào các khe nứt nẻ trong đá.

Bước 3: Vòm chống làm bằng thép hình I200, được lắp dựng cho toàn tiết diện, khoảng cách giữa các vòm là 1m. Lắp dựng cho 2 vòm đầu tiên. Các vòm thép được liên kết với nhau bằng thép f25 hàn liên kết các vòm thép với nhau.

Bước 4: Sử dụng 2 thanh thép hình I200 hàn chống vào bộ vòm thép N01 đầu hai dầm thép này hàn gối vào đỉnh vòm, chân hai dầm thép tạm thời đặt lên nền đá, đổ bê tông M200 phủ kín hai chân dầm. Tiến hành cắt các thanh thép D22 giằng treo vòm.

Bước 5: Tiến hành đắp đất lại (back fill) đến vị trí tiếp giáp chân vòm bên trong miệng hầm. Cao độ lấp đầy bằng cao độ tại vị trí nối giữa đỉnh tường và chân vòm.

Bước 6: Lắp dựng cốp pha

Phía trong vòm thép:

– Lắp đặt thép f18, a=25x25cm: Cốt thép được uốn theo chu vi của vòm I200 và hàn điểm vào vòm I200 theo bước a = 25x25cm. Theo thực tế thi công sẽ bố trí các cửa chờ kích thước 40x40cm để đổ bê tông. Khoảng cách giữa các cửa chờ theo phương thẳng đứng tối đa là 1,5m để trong quá trình đổ, bê tông không bị phân tầng. Theo phương ngang 1,5 – 2 m để đảm bảo bán kính hoạt động của đầm rung hoạt động.

(Từ vòm số 6 đến vòm số 11, thép f18, a=25x25cm hàn làm coppha được thay bằng thép f32, a=20x20cm. Các bước thi công tiếp theo làm tương tự)

– Lắp đặt lưới thép 4×1,2: Lưới thép này được áp chặt vào phía trong của thép f18 và được buộc với các thanh thép f16 bằng các sợi thép buộc f1, mép lưới phải đảm bảo điều kiện tiếp xúc với cánh vòm I200 một đoạn 7 – 5cm .

Phía ngoài vòm thép:

Cốp pha sử dụng tôn có gân gia cường bằng các thanh thép V được lắp dựng theo đúng thiết kế. Đoạn tiếp giáp với mái ta luy được bịt cẩn thận để không cho bê tông trào ra ngoài khi bơm bê tông.

Mặt cắt ngang

Chuẩn bị lắp phần đỉnh vòm số 4 (N 04).

– Khoan 4 lỗ doa D105.

– Khoan 4 lỗ biên, tạo khu đột phá.

– Vật liệu nổ: Thuốc nổ hầm

Kíp nổ : Kíp vi sai phi điện

Dây nổ : 10 g/m

(Có hộ chiếu khoan nổ kèm theo)

– Tiến hành nổ om, kết hợp chọc tẩy bằng máy khoan Boomer.

– Theo thực tế địa chất, hoặc quyết định nổ om lần thứ 2, lần thứ 3 (Việc nổ om có ý nghĩa hết sức quan trọng nó cho biến điều kiện địa chất của đá khi vào sâu hơn nữa đồng thời nổ om nhỏ tạo điều kiện ổn định hơn cho khu vực mở cửa hầm trong điều kiện địa chất xấu, kém ổn định như thế này) và gia cố đỉnh vòm hầm bằng các tấm tôn lượn sóng dày 3mm để chống đá rơi. Sử dụng búa Breaker đục tẩy kết hợp thủ công hoàn thiện biên đào tại vị trí dựng phần vòm N 04.

– Tiến hành dựng phần vòm N 04 hoàn thiện cốp pha và bơm bê tông chèn ổn định kết cấu.

Sử dụng máy khoan Boomer khoan lỗ D45 từ vòm số 4 để tạo neo vượt trước. Góc mở của mỗi lỗ là 15 0 mở tròn đều theo đường trục tim hầm. Chiều dài các lỗ khoan 6m, bước các lỗ khoan là 2 m. Các lỗ khoan được khoan hướng lên phía trên một góc 15 0. Tiến hành bơm vữa xi măng theo cấp phối thiết kế, cắm neo vượt trước thép f32CIII, Lneo = 6m.

Công việc đảm bảo chất lượng của Nhà thầu đòi hỏi phải thiết lập một bộ máy về nhân sự và có một kế hoạch kiểm tra chất lượng để kiểm soát mọi công việc tại công trường, phù hợp với tiến độ thi công, đảm bảo tốt chất lượng các hạng mục theo yêu cầu kỹ thuật.

Song song với quá trình đó, Nhà thầu cũng kết hợp chặt chẽ với một chương trình thí nghiệm bao gồm các phòng thí nghiệm hiện trường.

Các công việc tiến hành theo một quy trình chặt chẽ theo các biểu mẫu thống nhất giữa Nhà thầu và Chủ đầu tư.

Công tác khảo sát đo đạc và thí nghiệm kiểm tra được đặc biệt chú ý và quan tâm vì ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng công trình và tiến độ thi công.

Toàn bộ các công việc này phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về độ chính xác và sai số phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế và tiêu chuẩn hiện hành cho công tác này.

Toàn bộ các hạng mục thi công đều phải có tổ chức khảo sát và thí nghiệm đi theo.

Nhân viên thí nghiệm, máy móc, dụng cụ thí nghiệm phải được TVGS chấp nhận. Phải cung cấp kịp thời và chịu trách nhiệm về kết quả thí nghiệm.

Việc đo đạc kiểm tra từng bộ phận của công trình phải có sự giám sát kiểm tra của TVGS. Công tác khảo sát, đo đạc và thí nghiệm kiểm tra phải làm tốt từ khi chuẩn bị vật liệu đến khi hoàn thành sản phẩm.

Toàn bộ các loại vật liệu sử dụng cho công trình phải trải qua thí nghiệm chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng công trình và các yếu tố kỹ thuật của thiết kế. Có chứng chỉ thí nghiệm kèm theo.

Thiết bị khảo sát và đo đạc thí nghiệm kiểm tra

Sử dụng máy toàn đạc điện tử, máy thuỷ bình trong quá trình đo đạc, kiểm tra.

Kiểm tra độ dốc ngang bằng thước mẫu.

Ghi chép nhật ký công trình, các báo cáo ca, ngày, tuần và tháng đầy đủ theo quy định cùng với các văn bản nghiệm thu chuyển bước được Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư xác nhận mới thi công phần tiếp theo.

4.1. Yêu cầu chung

Công tác an toàn lao động đảm bảo an toàn cho người, máy thiết bị và na toàn cho kết cấu công trình là điều đặc biệt quan tâm đây là khâu chủ yếu mang lại thành công cho dự án.

Công tác kiểm soát đảm bảo an toàn lao động thực hiện trong suốt quá trình thi công và khai thác công trình.

4.1.1. Phương pháp tổ chức thi công

Phổ biến hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên nhận rõ trách nhiệm về an toàn lao động là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi thành viên.

Thành lập ban an toàn lao động.

Tổ chức các lớp học về an toàn lao động, thường xuyên kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy định.

Bố trí đầy đủ biển báo giao thông, biển báo phương án tổ chức giao thông trong và ngoài hầm.

4.1.2. Phương án kiểm soát

Hàng ngày thực hiện kiểm tra an toàn lao động trên công trường nếu phát hiện các vấn đề về khả năng không an toàn lao động, phải có biện pháp khắc phục.

Tuyệt đối không thi công các hạng mục công trình mà thấy có khả năng sập đổ, đặc biệt là khi thi công đào hầm.

4.2. Công tác cho người an toàn lao động

Mọi cán bộ và công nhân tham gia trên công trường xây dựng hầm dẫn nước đều được học về an toàn lao động.

Cán bộ kỹ sư và công nhân khi ra vào công trường lao động yêu cầu phải có trạng bị bảo hộ lao động như: Mũ, ủng cao su cách điện, quần áo lao động, áo phản quang, thiết bị phòng độc (khi vào hầm).

Công nhân chuyên ngành như thợ khoan, thợ vận hành phun bê tông, thợ thực hiện các công việc nhồi nổ, lắp đặt khung chống thép hình, đặt neo, bơm vữa xi măng áp lực cao đều phải được đào tạo chuyên nghành và được cấp chứng chỉ.

Cấm người không có nhiệm vụ không được vào khu vực thi công hầm, khi ra vào hầm phải xuất trình thẻ cho bảo vệ kiểm tra.

Trong mọi trường hợp khi phun bê tông không được hướng vòi phun về khu vực đang đứng hoặc làm việc trong khu kế cận.

Cán bộ phụ trách ATLĐ phải được trang bị đồng hồ đo nồng độ khí độc và khói độc trong hầm.

Đặc biệt chú ý quan sát đến vách đá nếu phát hiện khả năng mất an toàn, phải kịp thời báo kỹ sư giải quyết tăng cường kết cấu chống đỡ.

Khi làm việc trên cao phải thắt dây an toàn.

Tuyệt đối cấm hàn điện hàn hơi kể từ khi vận chuyển thuốc nổ vào gương hầm để nạp theo hộ chiếu.

Không được hút thuốc lá khi đang tiến hành nạp thuốc và nạp kíp.

4.3. Công tác an toàn cho máy và thiết bị

Người điều khiển máy thi công phải là người chuyên nghiệp có kỹ thuật và làm chủ máy, phương tiện thi công.

máy móc thiết bị phải đảm bảo tốt nếu hư hại phải được sửa chữa kịp thời.

Máy thi công phải có đầy đủ còi, đèn tín hiệu làm việc và di chuyển trong khi thi công.

Hệ thống cốp pha di chuyển thi công vỏ hầm là thiết bị có trọng lượng rất lớn cần đặc biệt chú ý khi thao tác.

Do đặc thù của công việc thi công ngầm có tính nguy hiểm độc hại nên phải thành lập đội cứu hộ trang bị đầy đủ các phương tiện cần thiết để kịp thời ứng phó với các sự cố, rủi ro xảy ra trong khi thi công.

4.4. Công tác phòng chống cháy nổ

Phải có biện pháp phòng chống cháy nổ trong khu vực công trường, các kho nhiên liệu như: xăng, dầu…được bố trí nơi ít người qua lại, có các biển báo cấm lửa, có sẵn bình bọt và bơm nước cứu hoả.

Các máy móc trang bị thi công phải được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy, phải có bình cứu hoả trên các máy thi công.

4.5. Biện pháp an toàn giao thông

Mục đích của công việc này là điều hành và đảm bảo giao thông thông suốt, liên tục an toàn trên phạm vi các tuyến đường do đơn vị sử dụng để phục vụ thi công.

Tại những ngã ba, ngã tư cắt các đường trong khu vực thi công, đơn vị sẽ bố trí lực lượng điều khiển giao thông sao cho không ảnh hưởng đến giao thông ở các tuyến đường.

Có các biển báo chỉ dẫn về an toàn giao thông, lối đi lại, báo hiệu khu vực nguy hiểm, barie, các bảng nội quy và các khẩu hiệu an toàn lao động. Tại các vị trí cần thiết phải bố trí các đèn đỏ (hoặc vàng khi có sương mù) báo hiệu nguy hiểm vào ban đêm.

4.6. Y tế công trường

Y tế công trường là một bộ phận không thể thiếu trong việc đảm bảo sức khoẻ và an toàn sức khoẻ cho người lao động trong khu vực thi công.

Đơn vị thi công sẽ xây dựng và duy trì trang bị dầy đủ cho việc sơ cứu tại hiện trường để cấp cứu kịp thời cho những trường hợp bị tai nạn và những căn bệnh đột xuất, chuyển những bệnh nhân này lên bệnh viện của tỉnh để điều trị. Cấp phát thuốc cho những bệnh nhân thông thường tại công trường.

4.7. Công tác bảo vệ môi trường

Phổ biến hướng dẫn cho cán bộ và công nhân nhận rõ trách nhiệm về bảo vệ môi trường khu vực và nguồn nước.

Xây dựng khu văn phòng, khu nhà ở cho công nhân tập chung cũng như trên công trường xây dựng khu vệ sinh đầy đủ và đảm bảo vệ sinh không để phóng uế bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.

Xây dựng hệ thống thoát nước thi công, kết cấu rãnh nước đảm bảo không bị thấm nước.

Nước thải trong mọi trường hợp phải được dẫn thoát về phía hạ lưu và trước khi thải ra tự nhiên phải qua hệ thống bể lắng.

Tổ chức thông gió trong thi công hầm đầy đủ và đảm bảo yêu cầu thi công và kiểm soát môi trường.

Hàng tuần, thực hiện đo kiểm tra nồng độ bụi trong không khí nếu các chỉ tiêu vượt quá giới hạn cho phép phải có biện pháp khắc phục.

Không để xe máy rú còi ầm ĩ trong khu vực thi công cũng như khi lưu thông trên đường khi qua khu dân cư và khu ở của cán bộ công nhân viên.

4.8. Tiến độ thi công

Tuân thủ tiến độ thi công đã được hai bên thoả thuận. Trong trường hợp chậm tiến độ, Nhà thầu cùng Chủ đầu tư bàn bạc, đưa ra phương án khắc phục để đảm bảo tiến độ chung của dự án.

CÔNG TY TNHH CAVICO VIỆT NAM

ThuyÕt minh

BiÖn ph¸p tæ chøc thi c”ng

®µo hÇm

(CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN ALƯỚI)

A Lưới, tháng 10 năm 2009

Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ: Cần Biện Pháp Mạnh Hơn – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Khai thác thủy sản quá mức

 Hiện, tổng trữ lượng hải sản của Việt Nam ước khoảng 5,1 triệu tấn (tương ứng với khả năng khai thác cho phép khoảng 2,1 triệu tấn), nhưng năng lực đánh bắt của cả nước lên đến 2,27 triệu tấn/năm, vượt quá giới hạn khai thác bền vững. Nguồn lợi hải sản đã có dấu hiệu tổn thương: cá nổi nhỏ bị khai thác vượt quá giới hạn 25 – 30%, đã và đang làm mất dần khả năng tái tạo, phục hồi mật độ quần thể, ảnh hưởng đến nguồn lợi cá nổi lớn (thiếu thức ăn); hải sản tầng đáy cũng bị khai thác ở mức độ cao, vượt giới hạn cho phép 30 – 35%.

Nguồn lợi thủy sản ven bờ đang bị khai thác quá mức – Ảnh: Huy Hùng

Một trong những nguyên nhân dẫn tới việc khai thác quá mức là sự gia tăng của phương thức khai thác hủy diệt bằng nguồn điện cao áp, xung điện, lưới rê, thuốc nổ… làm ảnh hưởng rất lớn tới các loại thủy sinh nhỏ. Tại Quảng Ninh, từ tháng 1/2011 đến tháng 5/2012 các ngành chức năng đã xử phạt 335 vụ vi phạm; trong đó, 63 vụ sử dụng kích điện, 1 vụ sử dụng chất nổ, 1 vụ khai thác san hô, 3 vụ khai thác thuỷ sản bằng nghề lặn, 267 vụ vi phạm về giấy tờ phương tiện, chứng chỉ và các hành vi khác)…

Bên cạnh đó, số lượng tàu thuyền khai thác vào vùng cấm, vào mùa sinh sản của các loài thủy sản cũng ngày càng tăng, trong khi công tác kiểm tra, giám sát, xử phạt tàu thuyền khai thác trái phép còn lỏng lẻo, chưa đủ sức răn đe…

Cần giải pháp đồng bộ

Theo Tổng cục Thủy sản, các hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiện nay chủ yếu nhằm vào việc quản lý và kiểm soát cường lực đánh bắt; thiết lập các khu bảo tồn; phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản. Đối với những vùng có nguy cơ cạn kiệt, sẽ quy định tạm ngừng khai thác. Khu vực cấm khai thác được xác định thông qua nghiên cứu phân bố của trứng cá và cá non trong vùng biển nghiên cứu, có thể là vùng sinh sản hoặc vùng ươm nuôi hải sản.

Đồng thời, việc ngăn chặn tình trạng khai thác thủy sản trái phép cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành trong quản lý vật liệu nổ, chất nổ công nghiệp; làm tốt công tác truyên truyền trong nhân dân và tăng cường tuần tra, kiểm soát; có chính sách hỗ trợ để các hộ ngư dân chuyển đổi ngành nghề khai thác ven bờ kém hiệu quả gây xâm hại khai thác thủy sản sang các ngành nghề khác hiệu quả hơn.

Cơ quan chức năng tăng cường các hình thức và mức phạt đối với loại hình đánh bắt này, kèm theo các hình thức phạt bổ sung như tịch thu ngư lưới cụ, phương tiện vi phạm… Bên cạnh đó, Nhà nước cần tăng cường nguồn lực, phương tiện, tài chính để thực hiện công tác dự báo ngư trường và các thông tin nghề cá; tăng cường và mở rộng hợp tác khu vực và quốc tế về khai thác thủy sản để trao đổi thông tin về khoa học, công nghệ và thị trường…