Biện Pháp Thi Công Dầm Sàn Dự Ứng Lực Căng Sau

DỰ ÁN CHỦ ðẦU TƯ TƯ VẤN GIÁM SÁT TƯ VẤN THIẾT KẾ ðỊA CHỈ NHÀ THẦU THI CÔNG DƯLCÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT XÂY DỰNG PHÚ MỸ – PMEC

Số: PMEC-HT/MS.001 Số trang: 35 trang (Kể cả trang bìa) Tài Liệu

BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Rev. Ngày Mô tả

Lập

Duyệt A 02/08/2011

Tài liệu dùng cho ñấu thầu Phan ðăng Thiêm Hoàng Việt Anh

ðỒNG Ý BỞI

TƯ VẤN GIÁM SÁT TƯ VẤN THIẾT KẾ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Công Trình

ðịa ChỉNhà Thầu DUL Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Phú Mỹ – PMEC

Trang 2/45 PMEC – Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống

MỤC LỤC Trang

1.0 Giới Thiệu 3 2.0 Vật Tư 3 3.0 Thiết Bị 5 4.0 Cơ Sở Dữ Liệu Tính Toán ðộ Giãn Dài Của Cáp 8

5.0 Bảo Quản Vật Tư Và Thiết Bị 8

6.0 Qui trình phối hợp thi công trên công trường 9

7.0 Sàn công tác 11

8.0 Công Tác Lắp ðặt Cáp 11 9.0 Công Tác Kéo Căng Cáp 18 10.0 Công Tác Bơm Vữa 21 11.0 Thử Vữa 22 12.0 An Toàn

24

PHỤ LỤCPhụ Lục A 26 Phụ Lục B 29 Phụ Lục C 30 Phụ Lục D 33 Phụ Lục E 35 BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Công Trình

ðịa ChỉNhà Thầu DUL Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Phú Mỹ – PMEC

Trang 3/45 PMEC – Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống

1.0 GIỚI

THIỆU.

Phương pháp thi công này mô tả các quy trình thi công bê tông dự ứng lực căng sau trong dầm sàn của công ty PMEC, bao gồm lắp ñặt ñường cáp, kéo căng cáp và bơm vữa cho ñường cáp.

Quy trình lắp ñặt cáp, kéo căng và bơm vữa cho ñường cáp phải tuân theo các mô tả trong tài liệu Biện Pháp Thi Công này và trên các bản vẽ thi công.

Tiêu chuẩn viện dẫn: * TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác ñộng * BS 8110 – 1987: Kết cấu BT và BTCT – Quy phạm thực hành. * ASTM A416: Tiêu chuẩn cáp cường ñộ cao loại 7 sợi không vỏ bọc cho kết cấu beton dự ứng lực * BS 4447: Tiêu chuẩn thí nghiệm neo cho cáp của kết cấu dự ứng lực căng sau. * AS 3600-2100 Giới hạn ñộ giãn dài của cáp khi kéo căng. 2.0 VẬT

TƯ. Tất cả các vật tư sẽ ñược trình mẫu trước khi ñưa vào sử dụng thi công

2.1 Cáp. * Cáp dự ứng lực không vỏ bọc loại 7 sợi * ðường kính 12.7 mm. * Diện tích mặt cắt ngang 98.7 mm2. * Cường ñộ chảy 1670 Mpa. * Cường ñộ bền 1860 Mpa. * Nhãn mác trên mỗi cuộn cáp chỉ rõ số cuộn và số mẻ. * Chứng chỉ cáp cho mỗi lô hàng. * Chất lượng cáp theo tiêu chuẩn ASTM A416 Grade 270 hoặc chứng nhận tương ñương. * Môñun ñàn hồi 195 GPa ± 5%

Xuất xứ: * Xuất xứ cáp cường ñộ cao: Trung Quốc (nhà sản suất Ossen (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Southern (Malaysia) hoặc các nhà sản xuất Trung Quốc khác tương ñương).

Hồ sơ nguồn gốc xuất xứ gồm: * Nhãn mác trên mỗi cuộn cáp chỉ rõ số cuộn và số mẻ. * Bản sao CO, CQ cho mỗi lô về công trường * Chất lượng cáp theo ASTM A416 Grade 270 hoặc chứng nhận tương ñương.

Lấy mẫu thí nghiệm: * Cáp về công trường sẽ tiến hành lấy 02 tổ mẫu (mỗi tổ có 03 ñoạn cáp dài 1m) ñể thí nghiệm. Lấy 01 tổ trong 02 tổ mẫu trên mang ñi thử nghiệm, tổ còn lại lưu tại công trường. Thí nghiệm này thực hiện mỗi lần cho 40 tấn cáp.

BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Công Trình

ðịa ChỉNhà Thầu DUL Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Phú Mỹ – PMEC

Trang 4/45 PMEC – Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống

2.2 ðầu neo sống và ðầu neo chết. (1) ðầu neo sống: ðầu neo sống gồm có ñế neo, khoá neo và nêm xuất xứ Trung Quốc (nhà sản suất OVM, QVM, VLM) hoặc Thái Lan (nhà sản suất PBL).

(2) ðầu neo chết kiểu H:

a. ðầu neo chết có các ñường cáp kiểu dẹt. ðầu neo chết ñược tạo ra từ những sợi cáp trong ñường cáp ñược ñánh rối, có chiều dài 750mm, chiều rộng ≥ 300mm. ðầu rối có hình củ hành với ñường kính 40mm, có tác dụng làm tăng khả năng liên kết của ñầu neo chết với bêtông. b. ðầu neo chết cho các ñường cáp kiểu tròn ðầu neo chết ñược tạo ra từ những sợi cáp trong ñường cáp ñược ñánh rối, có chiều dài 1280 – 1480mm, chiều rộng 470 x 430mm cho các ñường cáp có 20 và 31 sợi, chiều rộng 400 x 320 cho các ñường cáp có 12 và 19 sợi. ðầu rối có hình củ hành với ñường kính 30 ÷ 40mm, có tác dụng làm tăng khả năng liên kết của ñầu neo chết với bêtông 2.3 Ống gen tạo ñường cáp. Ống gen ñược làm từ các tấm thép mạ màu dày tối thiểu là 0.20mm, với gờ xoắn hình ốc. Chiều dài của mỗi ống gen từ 4m ñến 6m. BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Công Trình

ðịa ChỉNhà Thầu DUL Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Phú Mỹ – PMEC

Trang 5/45 PMEC – Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống

Ống ghen sử dụng cho công trình chủ yếu có xuất xứ Việt Nam. Nhà thầu sẽ trình chứng chỉ xuất xưởng của nhà sản xuất mỗi ñợt ống ghen về công trường.

Loại ñường cáp kiểu dẹt sử dụng cho công trình Cỡ ống 5 sợi cáp Hình chữ nhật 75×20 mm

Loại ñường cáp kiểu dẹt sử dụng cho công trình Cỡ ống 4 sợi cáp Hình chữ nhật 70×20 mm

Loại ñường cáp kiểu tròn sử dụng cho công trình Cỡ ống 9-12 sợi cáp Hình tròn D80 mm

Loại ñường cáp kiểu tròn sử dụng cho công trình Cỡ ống 13-19 sợi cáp Hình tròn D100 mm

Loại ñường cáp kiểu tròn sử dụng cho công trình Cỡ ống 20-31 sợi cáp Hình tròn D120 mm

2.4 Chân chống ñường cáp. Các chân chống cho ñường cáp kiểu dẹt phải ñược làm bằng thép, thông thường ñược làm bằng tao cáp cường ñộ cao, có ñường kính 4mm. Chân chống có chiều cao khác nhau. Chân của chân chống ñược phủ sơn chống rỉ.

Các chân chống cho ñường cáp kiểu tròn ñược cố ñịnh bằng cách buộc vào các thanh ñỡ bằng thép Ø12, các thanh ñỡ này ñược buộc vào thép trong dầm và tại các vị trí mà cao ñộ ñược xác ñịnh như trong bản vẽ thi công cáp

2.5 Ống nối ống gen.

Ống nối ống gen cho các ñường cáp kiểu dẹt ñược làm bằng nhựa, kích thước 70 ÷ 150x25x80mm.

Ống nối ống gen cho ñường cáp kiểu tròn ñược sử dụng bằng các ống nối làm bằng kẽm có ñường kính lớn hơn ống ghen ñể nối các ống ghen lại với nhau. Chiều dài của các ống nối này thấp nhất là 20cm.

2.6 Ống nối ống gen với ñầu neo sống (ống nối ñầu sống).

Ống nối ống gen cho ñường cáp kiểu dẹt ñược nối với neo sống ñược làm bằng nhựa

Ống gen cho ñường cáp kiểu tròn ñược nối trực tiếp với ñầu neo sống và ñược bịt kín bằng băng keo.

2.7 Ống nối ống gen với ñầu neo chết (ống nối ñầu chết).

Ống nối ống gen cho các ñường cáp kiểu dẹt với ñầu neo chết ñược làm bằng nhựa.

2.8 Khuôn neo. BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Công Trình

ðịa ChỉNhà Thầu DUL Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Phú Mỹ – PMEC

Trang 6/45 PMEC – Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống

Khuôn neo của ñường cáp kiểu dẹt ñược làm bằng nhựa hoặc bằng xốp, có bề dày và bề rộng bằng bề dày và bề rộng của ñế neo, chiều cao từ 120mm ñến 150mm.

Khuôn neo của ñường cáp kiểu tròn ñược làm bằng nhựa, xốp hoặc bằng gỗ, và phải ñảm bảo có thể lắp ñặt ñược các kích cho công tác kéo căng sau khi ñổ bê tông .

2.9 Van bơm vữa.

Van bơm vữa cho các ñường cáp kiểu dẹt ñược làm bằng nhựa, các ñường cáp kiểu tròn sẽ ñược làm bằng tôn. Các van bơm vữa dọc ñường cáp sẽ ñược bố trí tại các ñiểm cao nhằm cho phép nước & khí có thể thoát ra ngoài.

2.10 Vòi bơm vữa. Vòi bơm vữa bằng nhựa có ñường kính trong 12mm. Chiều dài vòi bơm vữa dài từ 300mm ñến 400mm. Vòi bơm vữa phải ñủ dài ra khỏi kết cấu sàn ñể thuận tiện cho việc bơm vữa sau khi kéo căng.

2.11 Băng keo.

Băng keo PVC có ñộ bám dính tốt dưới ánh nắng.

2.12 Hỗn hợp vữa.Hỗn hợp vữa bao gồm: * Ximăng Portland PC40 hoặc PCB40 trong bao 50 kg. Xi măng sử dụng chủ yếu cho công trình là xi măng Nghi Sơn. Ngoài ra còn sử dụng thêm các nhà sản xuất khác khi cần thiết như (Xi măng Hà Tiên, Xi măng Holcim…). * Nước sạch * Phụ gia Sika Intraplast Z cho vữa (tác dụng: trương nở cho vữa) * Phụ gia Glenium 51 – Basf cho vữa (tác dụng: tăng ñộ nhớt cho vữa)

3.0 THIẾT

BỊ/

EQUIPMENTS3.1 Kích thuỷ lực kéo cáp.

Kích thuỷ lực có tác dụng kéo các sợi cáp trong ñường cáp. Các kích thuỷ lực ñưa vào sử dụng phải có chứng chỉ kiểm ñịnh ñể ñảm bảo ñộ chính xác lực khi kéo căng. Trước khi ñưa vào sử dụng cho

BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Công Trình

ðịa ChỉNhà Thầu DUL Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Phú Mỹ – PMEC

Trang 7/45 PMEC – Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống

công trình, nhà thầu PMEC sẽ trình giấy kiểm ñịnh hiệu chỉnh của kích và ñồng hồ thủy lực ñi kèm làm cơ sở chấp nhận máy móc thiết bị. Kích thuỷ lực có xuất xứ Trung Quốc. Kích thuỷ lực kéo cáp cho các ñường cáp kiểu dẹt Kích thuỷ lực kéo cáp cho các ñường cáp kiểu tròn

3.2 Máy bơm thuỷ lực.

Máy bơm thuỷ lực có tác dụng truyền áp lực cho kích thuỷ lực theo ñúng lực thiết kế, áp lực này ñược ño bằng ñồng hồ ño áp. Máy bơm thủy lực có xuất xứ Trung Quốc.

ðồng hồ ño áp phải có chứng chỉ kiểm ñịnh ñể ñảm bảo ñộ chính xác khi ño áp lực. BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Công Trình

ðịa ChỉNhà Thầu DUL Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Phú Mỹ – PMEC

Trang 8/45 PMEC – Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống Máy bơm thuỷ lực

3.3 Kích tạo ñầu neo chết.

Kích tạo ñầu neo chết có tác dụng ñánh rối ñầu cáp của ñầu neo chết. ðầu neo chết dạng củ hành nhằm tạo lực dính kết giữa beton và bó cáp dự ứng lực. Kích tạo ñầu neo chết

3.4 Máy trộn vữa.

Máy trộn vữa ñược thiết kế cho việc trộn và ñảo vữa, là loại máy khuấy tròn và có cánh khuấy, cung cấp hỗn hợp vữa có tính chất ñồng ñều. Máy trộn vữa có xuất xứ Trung Quốc. BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Công Trình

ðịa ChỉNhà Thầu DUL Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Phú Mỹ – PMEC

Trang 9/45 PMEC – Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống Máy trộn vữa

3.5 Máy bơm vữa.

Máy bơm vữa hút vữa từ máy trộn, sau ñó bơm cho từng ñường cáp. Máy bơm vữa có xuất xứ Trung Quốc. Máy bơm vữa

4.0 CƠ

SỞ

DỮ

LIỆU

TÍNH

TOÁN

ðỘ

DÀI

CỦA

CÁP

* Hệ số ma sát u: 0.18 – 0.22 * Hệ số chệch hướng k: 0.002 – 0.033

BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Công Trình

ðịa ChỉNhà Thầu DUL Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Phú Mỹ – PMEC

Trang 10/45 PMEC – Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống

* Khoảng tụt nêm: 6 mm * Chiều dài ñầu neo chết L0: 750mm * Chiều dài ñường cáp từ ñầu neo sống ñến ñầu neo chết: Le

QUẢN

VẬT

THIẾT

BỊ

5.1 Kho chứa.

Kho chứa phải ñược chuẩn bị trước và ñủ rộng ñể chứa các loại vật tư sau: * Thân neo * ðầu neo * Nêm * Vật tư bơm vữa (xi măng, Sika Intraplast Z, Glenium Basf 51 ) * Các thiết bị (máy bơm, kích kéo căng, bơm thuỷ lực, máy trộn vữa, khung kích ). * Các dụng cụ cầm tay và các thiết bị tạm thời khác.

Kho bãi ñể bảo quản vật tư không bị hư hại, các hành ñộng phá hoại, các vật liệu bằng nhựa không bị biến dạng do nhiệt, các thiết bị bằng thép không bị sét rỉ.

5.2 Bảo quản vật tư và thiết bị.

Tất cả vật tư, thiết bị phải ñược ñặt cách mặt ñất và có lớp kê, ñược che phủ cẩn thận.

Nêm và ñầu neo, xi măng, Sika Intraplast Z, Glenium phải ñược bảo quản trong phòng hoặc trong container.

Thiết bị ñược kiểm tra ñịnh kì, thường khoảng 12 tháng 1 lần.

Cẩn thận khi vận chuyển ñể tránh hư hỏng về mặt cơ lý vật tư và thiết bị.

Do hầu hết vật tư và thiết bị sử dụng cho việc thi công cáp dự ứng lực là khá nặng, nên trong quá trình thi công lắp ñặt cần phải sử dụng ñến các thiết bị cẩu ñể vận chuyển (Cẩu tháp, cẩu thùng …).

6.0 QUI

TRÌNH

PHỐI

HỢP

THI

CÔNG

TRÊN

CÔNG

TRƯỜNG

Công tác thi công trên công trường phải ñược tuân thủ chặt chẽ theo các bước như sau:

Khi bắt ñầu vào thi công cho sàn, nhà thầu chính sẽ ñóng ván khuôn ñà sàn, trong quá trình nhà thầu chính ñóng ván khuôn sàn, nhà thầu PMEC sẽ ñịnh vị vị trí các ñường cáp trên sàn theo kích thước trong bản vẽ bằng sơn.

Sau khi ñóng coffa xong, nhà thầu chính sẽ tiến hành ñi sắt lớp 1. Do ñặc thù của ñường cáp là chiều dài ñường cáp thi công phải cắt bằng chiều dài ñường cáp trên bản vẽ, do vậy trong mặt bằng sàn cáp các ñường cáp sẽ có chiều dài từ mép sàn bên này tới mép sàn bên kia. Thi công rải cáp sẽ ñược thực hiện ngay sau khi nhà thầu chính hoàn thành xong sắt lớp dưới. BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Công Trình

ðịa ChỉNhà Thầu DUL Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Phú Mỹ – PMEC

Trang 11/45 PMEC – Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống

Sau khi nhà thầu chính rải sắt lớp 1 xong, bàn giao mặt bằng, nhà thầu PMEC sẽ tiến hành rải cáp sàn. Thời gian hoàn thành rải cáp sàn cho 1 phân ñoạn tùy ñiều kiện thi công cụ thể như vị trí bãi gia công, vị trí cẩu …Việc rải cáp bao gồm rải các ñường cáp theo bản vẽ, tiến hành làm ñầu chết, luồn các ñầu neo sống (ñầu Casting) vào từng ñường cáp, tiến hành quấn băng keo nối các vị trí giao nhau giữa 2 ống ghen bằng ống nối ống gen (Coupler), chỉnh thẳng ñường cáp.

Sau khi công tác rải cáp hoàn thành, nhà thầu PMEC sẽ bàn giao mặt bằng sàn cho nhà thầu chính rải sắt lớp 2 . Trong quá trình nhà thầu chính tiến hành ñi sắt lớp 2 thì nhà thầu PMEC có thể tiến hành ñục các lỗ ñể gắn các vòi bơm vữa phục vụ công tác bơm vữa sau này.

Sau khi nhà thầu chính tiến hành rãi sắt lớp 2 xong, tiến hành kê kích sắt hai lớp bằng chân ghế xong, nhà thầu PMEC sẽ tiến hành hoàn thiện sàn ñể nghiệm thu. Công ñoạn hoàn thiện bao gồm: ñi cao ñộ cáp theo ñúng bản vẽ bằng chân kê, cột các vòi bơm vữa, chỉnh thẳng ñường cáp, chỉnh các ñầu neo kéo ñúng cao ñộ.

Sau khi ñổ bê tông xong, khi bê tông ñạt cường ñộ ≥ 80% lực thiết kế sẽ tiến hành kéo căng cáp. Sau khi kéo căng xong sẽ tiến hành bơm vữa cho ñường cáp. Qui trình kéo căng và bơm vữa sẽ trình bày ở phần sau.

BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Công Trình

ðịa ChỉNhà Thầu DUL Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Phú Mỹ – PMEC

Trang 12/45 PMEC – Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống

BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Công Trình

ðịa ChỉNhà Thầu DUL Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Phú Mỹ – PMEC

Trang 13/45 PMEC – Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống

7.0 SÀN

CÔNG

TÁC Hệ thống sàn công tác ñảm bảo cho việc lắp ñặt (thân neo, luồn cáp,…), kéo căng và bơm vữa ñược thực hiện một cách an toàn. Khi ñóng ván khuôn sàn thì nhà thầu chính sẽ cho ñóng rộng ván khuôn sàn rộng thêm tối thiểu là 30cm tính từ mép bê tông sàn của công trình. Nhà thầu thi công cáp sẽ ñứng trên khu sàn nới rộng này ñể thao tác kéo căng.

Lưu ý: Hệ thống dàn giáo bao che nên cách mép sàn tối thiểu là 35 cm ñể thuận tiện cho thầu chính trong công tác tháo ván khuôn coffa và kéo căng cáp của PMEC.

8.0 CÔNG

TÁC

LẮP

ðẶT

CÁP 8.1 Lắp ñặt ñầu neo sống.

ðế neo của ñầu neo sống (mục 2.2) ñược gắn với khuôn neo (mục 2.8) bằng kẽm buộc. ðuôi của ñế neo ñược gắn ống nối ñầu sống (mục 2.6) bằng kẽm buộc. Sau ñó, ñế neo và khuôn neo ñược cố ñịnh vào ván khuôn thành của dầm sàn theo ñúng cao ñộ và vị trí theo bản vẽ thiết kế. Lắp ñặt ñầu neo sống cho các ñường cáp kiểu dẹt BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Công Trình

ðịa ChỉNhà Thầu DUL Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Phú Mỹ – PMEC

Trang 14/45 PMEC – Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống Lắp ñặt ñầu neo sống cho các ñường cáp kiểu tròn

Khi lắp ñế neo, phải ñảm bảo lỗ gắn vòi bơm vữa trên ñế phải ñược lật lên trên.

Tại giao ñiểm của trục ñường cáp và ván khuôn thành thì ván khuôn thành phải ñược ñục lỗ ñể cáp có thể luồn qua ñược.

Trục của ñế neo phải ñược lắp trùng với trục ñường cáp. Vị trí liên kết ñế neo và khuôn neo ñược bịt kín bằng băng keo ñể không cho vữa bêtông rò rỉ vào. BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Công Trình

ðịa ChỉNhà Thầu DUL Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Phú Mỹ – PMEC

Trang 15/45 PMEC – Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống

Ghi chú: Trong một số trường hợp vì mật ñộ thép tại ñầu neo sống quá dày, trong quá trình thi công lắp ñặt cáp nhà thầu DUL có thể linh hoạt ñổi chiều ñầu neo sống thành ñầu neo chết và ngược lại cho phù hợp với ñiều kiện thi công trên công trường. Một số ñầu neo kéo( ñầu neo sống) khi ñi qua cột, nếu mật ñộ sắt cột quá dày không lắp vừa ñầu neo sống, tại vị trí ñó sắt cột phải ñược nhấn rộng ra với chiều rộng tối thiểu là 25 cm.

8.2 Tạo ñường cáp, tạo ñầu neo chết và lắp ñặt ñường cáp.8.2.1 Cắt những sợi cáp trong ñường cáp.ðo chiều dài của ñường cáp trên bản vẽ : L1 (mm).

Chiều dài của những sợi cáp trong ñường cáp thực tế ñược cắt là : L= L1+∆L (mm).

∆L = Chiều dài sợi cáp phục vụ cho việc kéo căng.

Cắt ñủ số sợi cáp trong ñường cáp từ cuộn cáp. Sau ñó, ñặt chúng nằm sát nhau trên nền cứng, không bám ñất và chuẩn bị luồn ống gen vào.

Không ñược cắt bằng oxy-acetylen hoặc các phương pháp nhiệt tương tự. Nên dùng máy cắt có ñĩa cắt.

Ghi lại số liệu của cuộn cáp ñã dùng cho ñường cáp này vào mẫu cắt cáp hiện trường ñể phục vụ cho công tác báo cáo kéo căng sau này.

8.2.2 Cắt ống gen cho ñường cáp.

L0 : Chiều dài ñầu neo chết 750mm.

L1 : Chiều dài ñường cáp trên bản vẽ.

Do chiều dài của mỗi ống gen có giới hạn (3 ~ 6m) nên chiều dài ống gen của ñường cáp thường gồm nhiều ñoạn. Những ñoạn ống gen này ñược nối với nhau bằng ống nối ống gen (mục 2.5).

8.2.3 Lắp ñặt ñường cáp kiểu dẹt.

8.2.3.1 Luồn những sợi cáp vào ống gen ñể tạo ñường cáp. Luồn những ñoạn ống gen ñã ñược cắt (mục 7.2.2) lần lượt vào những sợi cáp ñã ñược cắt (mục 7.2.1) ñể tạo thành ñường cáp.

Luồn ñủ số ống nối ống gen (mục 2.5) vào ñường cáp vừa tạo thành. Sau ñó, lấy ống nối ống gen với ñầu neo chết (mục 2.7) luồn vào ñường cáp sao cho những sợi cáp thừa ra khỏi ống nối ống gen với ñầu neo chết (mục 2.7) một ñoạn là 800mm.

8.2.3.2 Tạo ñầu neo chết cho ñường cáp. BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Công Trình

ðịa ChỉNhà Thầu DUL Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Phú Mỹ – PMEC

Trang 16/45 PMEC – Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống

Những sợi cáp thừa ra khỏi ống nối ñầu chết một ñoạn là 800mm ñược ñánh rối bằng kích tạo ñầu neo chết (mục 3.3).

ðoạn cáp thừa sau khi ñược ñánh rối gọi là ñầu neo chết và có chiều dài là 750mm. 8.2.3.3 Nâng các ñường cáp gia công sẵn lên vị trí cần lắp ñặt.

Những ñường cáp gia công sẵn sẽ ñược nâng lên vị trí lắp ñặt bằng khung nâng và cần cẩu tháp do nhà thầu chính cung cấp.

ðặt ñường cáp vào khung nâng một cách cẩn thận ñể tránh bị rơi trong khi nâng. Nâng chậm các ñường cáp lên ñúng vị trí lắp ñặt.

Lấy ñường cáp ra khỏi khung nâng khi lên tới vị trí lắp ñặt, ñặt những ñường cáp này vào ñúng vị trí tập kết ñể chuẩn bị cho việc lắp ñặt ñường cáp.

8.2.3.4 Rải và lắp ñặt ñường cáp.

Công tác lắp ñặt ñường cáp bắt ñầu khi lớp thép dưới của sàn hoàn thành.

Vị trí và cao ñộ của ñường cáp phải ñược xác ñịnh, ñánh dấu ở ván khuôn ñáy (bằng sơn) dọc theo chiều dài của ñường cáp như bản vẽ thi công. Công tác này ñược thực hiện trước khi lắp ñặt ñường cáp. BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Công Trình

ðịa ChỉNhà Thầu DUL Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Phú Mỹ – PMEC

Trang 17/45 PMEC – Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống Lắp ñặt cáp trên công trường

Tiến hành rải các ñường cáp vào ñúng vị trí như trên bản vẽ thi công.

Những vị trí giao nhau của ñường cáp theo phương ngang và phương dọc phải kiểm tra ñường nào nằm trên, ñường nào nằm dưới cẩn thận.

ðặt ñầu neo chết của ñường cáp vào ñúng vị trí, ñầu còn lại của ñường cáp ñược luồn vào ñầu neo sống ñã ñược ñịnh vị sẵn (như mục 7.1).

Tại vị trí tiếp giáp ñầu neo sống với ống gen ñược liên kết bằng ống nối ñầu sống (mục 2.6) và ñược gắn chặt, kín bằng băng keo dính (mục 2.11).

Tại vị trí nối các ñoạn ống gen với nhau ñược liên kết bằng ống nối ống gen và ñược gắn chặt, kín bằng băng keo dính.

Tại vị trí tiếp giáp ñầu neo chết với ống gen ñược liên kết bằng ống nối ñầu chết (mục 2.7) và ñược gắn chặt, kín bằng băng keo dính.

BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Công Trình

ðịa ChỉNhà Thầu DUL Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Phú Mỹ – PMEC

Trang 18/45 PMEC – Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống

8.2.3.5 Lắp ñặt neo chết.

Sau khi rải và lắp ñặt ñường cáp vào ñúng vị trí như mục 2.7.6, ðầu neo chết ñược chỉnh lại cho ñúng hình dạng, vị trí và cao ñộ.

Phần ñầu rối ở ñầu neo chết ñược cố ñịnh bằng kẽm buộc.

Trục ñầu neo chết phải ñược ñặt trùng với trục của ñường cáp. Lắp ñặt ñầu neo chết cho ñường cáp kiểu dẹt trên công trường

70 ÷ 150 70 ÷ 150

BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Công Trình

ðịa ChỉNhà Thầu DUL Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Phú Mỹ – PMEC

Trang 19/45 PMEC – Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống

8.2.3.6 Lắp chân chống cho ñường cáp.

Dùng chân chống (mục 2.4) lắp cho ñường cáp theo cao ñộ trên bản vẽ thi công. Khoảng cách thông thường giữa các chân chống là 1000mm hoặc theo những ghi chú khác trên bản vẽ thi công.

Chân chống ñặt trên ván khuôn ñáy và ñược cố ñịnh vào cốt thép sàn bằng kẽm buộc.

Những ñường cáp nằm trong dầm ñược kê trên thanh ñỡ nằm ngang, thanh ñỡ gắn cố ñịnh vào thép ñai hoặc ñược treo cố ñịnh vào thép chủ phía trên.

Tại các ñiểm cao nhất và thấp nhất của ñường cáp thì ñường cáp có thể cố ñịnh vào lớp thép trên cùng và lớp thép dưới cùng ñể ñạt ñược cao ñộ thiết kế mà không cần chân chống.

ðường cáp ñược cố ñịnh với chân chống bằng kẽm buộc ñể tránh bị di chuyển trong quá trình ñổ bêtông.

ðộ lệch của trục cáp cho phép so với bản vẽ thi công không ñược quá ±10mm theo phương ñứng và ±100mm theo phương ngang.

Sau khi công tác lắp ñặt cốt thép, các ñường ống ñiện & nước, tiến hành chỉnh thẳng ñường cáp bằng mắt và cố ñịnh các thanh ñỡ trước khi ñổ bêtông.

8.2.4 Lắp ñặt ñường cáp kiểu tròn.

8.2.4.1 Lắp ñặt các thanh ñỡ và ống gen cho ñường cáp:

Vị trí và cao ñộ của ñường cáp phải ñược xác ñịnh, ñánh dấu ở ván khuôn ñáy dầm (bằng sơn) dọc theo chiều dài của ñường cáp như bản vẽ thi công. Công tác này ñược thực hiện trước khi lắp ñặt các thanh ñỡ cho ñường cáp và ngay sau khi ván khuôn ñáy dầm ñược hoàn thành.

Tiến hành lắp ñặt các thanh ñỡ cho ñường cáp (mục 2.4) ngay sau khi cốt thép dầm ñã ñược lắp ñặt xong. Các thanh ñỡ này ñược lắp ñặt tại các vị trí mà cao ñộ của ñường cáp ñược xác ñịnh như trong bản vẽ thiết kế.

Tại các ñiểm cao nhất và thấp nhất của ñường cáp thì ñường cáp có thể cố ñịnh vào lớp thép trên cùng và lớp thép dưới cùng của dầm ñể ñạt ñược cao ñộ thiết kế mà không cần các thanh ñỡ.

Khoảng cách giữa các thanh ñỡ này từ 750mm dến 1000mm hoặc theo những ghi chú khác trên bản vẽ thi công. Các thanh ñỡ ñược buộc chặt vào cốt thép ñai của dầm bằng kẽm.

Luồn và buộc cố ñịnh ống gen vào ñúng vị trí như bản vẽ thiết kế cáp. Các ông gen này tựa trên các thanh ñỡ ñã ñược lắp ñặt trước. ðộ lệch của trục cáp cho phép so với bản vẽ thi công không ñược quá ±5mm theo phương ñứng và ±100mm theo phương ngang.

Do chiều dài của mỗi ống gen (mục 2.2) có giới hạn (4 ~ 6m) nên chiều dài ống gen của ñường cáp thường gồm nhiều ñoạn. Những ñoạn ống gen này ñược nối với nhau bằng ống nối ống gen (mục 2.5). BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Công Trình

ðịa ChỉNhà Thầu DUL Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Phú Mỹ – PMEC

Trang 20/45 PMEC – Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống

Tại vị trí nối các ñoạn ống gen với nhau ñược liên kết bằng ống nối ống gen (mục 2.5) và ñược gắn chặt, kín bằng băng keo dính.

Khi lắp ñặt ống gen chừa lại một ñoạn dài 1280 -1480mm tại vị trí ñầu neo chết ñể liên kết sợi cáp với bê tông. 8.2.4.2 Luồn những sợi cáp vào ống gen ñể tạo ñường cáp.

Những sợi cáp gia công sẵn sẽ ñược nâng lên vị trí lắp ñặt bằng khung nâng và cần cẩu tháp do nhà thầu chính cung cấp (trong trường hợp các sợi cáp ñược gia công dưới mặt ñất).

ðặt ñường cáp vào khung nâng một cách cẩn thận ñể tránh bị rơi trong khi nâng. Nâng chậm các ñường cáp lên ñúng vị trí lắp ñặt.

Lấy ñường cáp ra khỏi khung nâng khi lên tới vị trí lắp ñặt, ñặt những ñường cáp này vào ñúng vị trí tập kết ñể chuẩn bị cho việc lắp ñặt ñường cáp.

Công tác luồn các sợi cáp vào ống gen ñược lắp ñặt sẵn chỉ ñược bắt ñầu sau khi cốt thép cho dầm ñã ñược lắp ñặt xong hoặc có những qui ñịnh khác của tư vấn giám sát. Luồn lần lượt những sợi cáp ñã ñược cắt (mục 7.2.1) vào những ñoạn ống gen ñã ñược lắp ñặt (mục 7.2.3) cho ñến khi ñủ số sợi như bản vẽ thiết kế ñể tạo thành ñường cáp.

Tại vị trí tiếp giáp ñầu neo chết với ống gen ñược liên kết bằng ống nối ñầu chết (mục 2.7) và ñược gắn chặt, kín bằng băng keo dính.

Tại vị trí tiếp giáp ñầu neo sống với ống gen ñược liên kết bằng ống nối ñầu sống (mục 2.6) và ñược gắn chặt, kín bằng băng keo dính (mục 2.11). BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Công Trình

ðịa ChỉNhà Thầu DUL Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Phú Mỹ – PMEC

Trang 21/45 PMEC – Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống

8.2.4.3 Lắp ñặt neo chết.

Sau khi luồn các sợi cáp vào ống ghen tiến hành ñan lại các ñầu chết theo ñúng hình dạng, vị trí và. cao ñộ.như thiết kế.

Phần ñầu rối ở ñầu neo chết ñược cố ñịnh bằng kẽm buộc.

Trục ñầu neo chết phải ñược ñặt trùng với trục của ñường cáp.

Cố ñịnh khuôn neo vào thân neo và ván khuôn thành của dầm bằng bu lông nhằm giữ cho ñầu neo kéo của ñường cáp ñược cố ñịnh.

8.3 Lắp van bơm vữa, vòi bơm vữa và hoàn thiện trước khi ñổ bêtông.

8.3.1 Lắp van bơm vữa và vòi bơm vữa.

ðục một lỗ có ñường kính 10÷20mm xuyên qua bề mặt ống gen của ñường cáp, ñặt van bơm vữa (mục 2.9) tại vị trí này ñể vữa có thể ñi từ ống gen ra vòi bơm vữa hoặc ngược lại. Van bơm vữa ñược cố ñịnh bằng kẽm buộc và giữ chặt, kín bằng băng keo dính.

Van bơm vữa ñược ñặt ở các ñiểm cao nhất của ñường cáp, khoảng cách giữa các van bơm vữa từ 15m ñến 20m. Ngoài ra, van bơm vữa còn ñược gắn tại ñầu neo sống và ñầu neo chết.

Gắn vòi bơm vữa (mục 2.10) cho tất cả các van bơm vữa của ñường cáp (1), ñầu neo sống (2) và ñầu neo chết (3)

Vị trí liên kết vòi bơm vữa và van bơm vữa ñược cố ñịnh bằng kẽm buộc.

Tất cả vòi bơm vữa phải ñược khoá chặt ngay sau khi lắp ñặt ñể tránh vữa bê tông có thể chui vào ống gen cáp trong quá trình ñổ bêtông BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Công Trình

ðịa ChỉNhà Thầu DUL Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Phú Mỹ – PMEC

Trang 22/45 PMEC – Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống (2)

(4) Lắp ñặt van bơm vữa cho các ñường cáp kiểu tròn

BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Công Trình

ðịa ChỉNhà Thầu DUL Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Phú Mỹ – PMEC

Trang 23/45 PMEC – Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống

8.3.2 Hoàn thiện trước khi ñổ bêtông.

Bảo vệ các ñoạn cáp thừa ra khỏi ñầu neo sống bằng ống gen. Chuẩn bị ñổ bê tông trên công trường

Kiểm tra lại mọi chi tiết ñể ñảm bảo chất lượng trước khi ñổ bêtông theo qui trình kiểm tra lắp ñặt cáp dự ứng lực : QT-DUL-01 tại Phụ lục A.

8.4 Các vấn ñề lưu ý khi ñổ bê tông.ðổ bêtông phải ñược thực hiện cẩn thận tránh không làm hư hỏng ống gen ñường cáp do công tác ñầm gây ra.

ðầm bêtông tại ñầu neo sống và ñầu neo chết phải ñược thực hiện cẩn thận ñể hạn chế lỗ rỗng trong bê tông.

Trong quá trình di chuyển vòi bơm bêtông tránh làm hư hỏng vòi bơm vữa, ống gen và cao ñộ ñường cáp.

9.0 CÔNG

TÁC

KÉO

CĂNG

CÁP.

9.1 Chuẩn bị kéo căng. BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Công Trình

ðịa ChỉNhà Thầu DUL Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Phú Mỹ – PMEC

Trang 24/45 PMEC – Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống

Sau khi ñổ bê tông ñược 24 tiếng, nhà thầu chính phải tháo ván khuôn thành, ñể sau ñó nhà thầu DƯL sẽ tháo khuôn neo.

Làm sạch các vết vữa ximăng dính trên bề mặt của ñế neo do quá trình ñổ bêtông.

Kiểm tra các sợi cáp có bị khuyết tật hay không? Nếu có khuyết tật, phải báo cáo cho nhà thầu chính hoặc tư vấn giám sát ñể có biện pháp xử lý.

Kiểm tra xem bê tông xung quanh ñầu neo kéo có bị lỗ rỗng, bị nứt hoặc bị khuyết tật khác không? Nếu có khuyết tật xung quanh vị trí ñầu neo kéo, phải báo cáo cho nhà thầu chính hoặc tư vấn giám sát xử lý vị trí bê tông tại ñầu néo kéo.

Lắp khoá neo vào ñế neo và gắn chặt nêm cho từng sợi cáp.

ðánh tên cho mỗi ñường cáp theo bản vẽ thi công bằng sơn. Kiểm tra chứng chỉ kiểm ñịnh kích thuỷ lực, ñồng hồ ño áp trước khi sử dung. Nếu quá 12 tháng, kích thuỷ lực và ñồng hồ ño áp phải ñược kiểm ñịnh lại trước khi ñem ra công trường ñể kéo căng. Kích thuỷ lực và ñồng hồ ño áp phải ñược kiểm ñịnh ñịnh kì 12 tháng 1 lần. BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Công Trình

ðịa ChỉNhà Thầu DUL Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Phú Mỹ – PMEC

Trang 25/45 PMEC – Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống Kiểm tra vận hành thử máy bơm thuỷ lực, kích kéo căng, ñồng hồ ño áp, nguồn ñiện, ống nối thuỷ lực ñể ñảm bảo toàn bộ hệ thống trong tình trạng làm việc bình thường. Chỉ ñược kéo căng cáp khi bêtông ñạt ñược cường ñộ yêu cầu theo bản vẽ thiết kế và có văn bản ñồng ý cho phép kéo căng của nhà thầu chính hoặc tư vấn giám sát.

Lực kéo và trình tự kéo phải tuân thủ theo ñúng chỉ ñịnh trong biện pháp thi công. Cắt cáp ñóng neo nêm cho các ñường cáp kiểu tròn

9.2 Các bước kéo căng các ñường cáp.

9.2.1 Kéo căng cho các ñường cáp kiểu tròn.

ðối với ñường cáp kiểu tròn thì biện pháp kéo căng có hai cách. Nhà thầu có thể linh hoạt trong từng ñiều kiện thi công cụ thể ñể áp dụng quá trình kéo căng theo từng cách sau ñể ñảm bảo an toàn cho người và vật trong quá trình thi công kéo căng cáp.

Ứng Dụng Công Nghệ Chế Tạo Dầm Cầu Bê Tông Dự Ứng Lực Căng Trước Ở Việt Nam

TÓM TẮT: Công nghệ chế tạo dầm bê tông dự ứng lực (BTDƯL) căng trước được phát triển theo hướng công xưởng hóa và cơ giới hóa do phù hợp với việc chế tạo các cấu kiện định hình trong nhà máy hoặc trên công trường. Ở Việt Nam đã sử dụng nhiều công nghệ đúc trên bệ đúc cố định và gần đây là các bệ đúc lưu động lắp ghép và bán lắp ghép như đối với dầm I cánh rộng, dầm chữ U và dầm chữ T ngược. Tùy theo yêu cầu chế tạo và vận chuyển cụ thể có thể áp dụng các phương án thiết kế bệ đúc lưu động khác nhau cho các loại dầm trên công trường.

TỪ KHÓA: Công nghệ chế tạo, dầm bê tông dự ứng lực, căng trước, giá đúc lưu động.

Abstract: The technology for manufacturing of pretensioned prestressed concrete beams has been developed towards industrialization and mechanization as it is suitable for manufacturing of typical structural components in the factory or on the site. In Vietnam many technologies using stationary casting beds and recently portable casting beds have been applied, such as for wide-flange I-beams, U-beams and inverted-T beams. Upon the specific requirements for manufacturing and transportation different design of portable casting beds could be applied to manufacturing of the beams on site.

Keywords: Manufacturing technology, pretensioned, prestressed concrete beam, portable casting bed.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Dầm BTDƯL căng trước thường sử dụng các tao cốt thép đơn, lực căng trước trong cốt thép được duy trì và truyền lên bê tông dầm thông qua dính bám của cốt thép với bê tông mà không cần kết cấu neo. Đối với dầm sử dụng bê tông tính năng cao, các bộ phận của dầm được giảm mỏng và áp dụng hình thức bán lắp ghép như dầm I cánh rộng, dầm chữ U và dầm chữ T ngược đều sử dụng cốt thép tao đơn.

Công nghệ chế tạo dầm BTDƯL căng trước, còn gọi là dầm tiền áp, được phát triển theo hướng công xưởng hóa và cơ giới hóa do những lý do sau:

– Yêu cầu phải có giá tạo lực chịu tải trọng lớn;

– Hàng loạt dầm cùng được chế tạo trên một bệ;

– Qui trình chế tạo dầm thực hiện theo một dây chuyền sản xuất đồng bộ, rút ngắn tối đa thời gian đúc một phiến dầm;

– Có thiết bị cẩu trục với sức nâng lớn để hỗ trợ các công đoạn trong dây chuyền và bốc xếp sản phẩm, giải phóng bệ đúc;

– Chủ động sản xuất, không phụ thuộc thời tiết.

Tuy nhiên thực tế hiện nay, trong các dự án việc sử dụng các dầm chế tạo tại bãi đúc công trường vẫn chiếm ưu thế do giảm được khâu vận chuyển dầm và vẫn sử dụng dầm căng sau bằng các bó cáp dự ứng lực để tránh chế tạo bệ căn.

2. CÁC CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO DẦM BTDƯL CĂNG TRƯỚC

Dầm bê tông thường được được chế tạo trong nhà máy bê tông đúc sẵn hoặc trên công trường theo một trong ba công nghệ sau:

2.1. Chế tạo dầm trên giá đúc di động (Movable Casting Beds)

Quá trình chế tạo một dầm bê tông DƯL kéo trước bao gồm các công đoạn: Gia công cốt thép, lắp dựng khung cốt thép đai, trộn vữa bê tông, chuẩn bị bề mặt ván khuôn, lắp đặt khung cốt thép đai và các tao cáp DƯL, lắp ráp ván khuôn, lắp dựng lưới cốt thép bản cánh trên của dầm (đối với chữ I và chữ T ngược không có công đoạn này), căng cốt thép DƯL, đổ bê tông dầm, bảo dưỡng bê tông, dỡ ván khuôn, cắt cốt thép, hoàn thiện dầm và xếp dầm trên bãi tập kết.

Các công đoạn này được thực hiện trong từng phân xưởng riêng bao gồm: Phân xưởng cốt thép, phân xưởng bê tông, phân xưởng bảo dưỡng và phân xưởng hoàn thiện. Các xưởng này và bãi chứa dầm bố trí theo một tuyến chạy dọc theo xưởng dầm.

Giá đúc bao gồm ván khuôn và bệ căng kéo cốt thép được lắp trên các bộ chạy bánh sắt di chuyển theo đường ray đi đến và dừng lại ở từng phân xưởng để thực hiện mỗi công đoạn.

Giá đúc di động có cấu tạo như một toa của đường sắt, sàn xe là hệ thống dầm thép lớn chịu được tải trọng của dầm đúc và hệ thống ván khuôn đồng thời là hệ dầm dọc để chịu toàn bộ lực căng cốt thép. Ụ căng ở hai đầu có gối tựa vào đầu dầm dọc và có hệ thanh giằng chạy phía dưới hệ dầm dọc để đảm bảo lực căng của cốt thép truyền lên đúng tâm.

Cốt thép được gia công và lắp dựng thành khung và lưới trên các bộ giá tạo hình, khi giá đúc di chuyển đến phân xưởng cốt thép, khung cốt thép được cẩu nâng đặt lên ván đáy của ván khuôn dầm trên giá. Ván khuôn dầm lắp sẵn trên giá đúc được lắp dựng và bóc dỡ bằng thao tác đóng mở. Các tao cốt thép dự ứng lực kéo thẳng đặt phía trên lưới đáy, sắp thành từng hàng, căng giữa hai ụ neo.

Dầm bê tông cùng với giá đúc được đưa vào buồng sấy hấp bằng hơi nước nóng với nhiệt độ 80oC và thời gian 12 giờ để bê tông đạt 70% cường độ thiết kế.

Phân xưởng hoàn thiện làm nhiệm vụ bóc dỡ ván khuôn thành, cắt các tao cáp truyền lực căng lên dầm, bịt đầu dầm.

Sau khi đưa dầm ra bãi tập kết giá đúc quay trở lại phân xưởng ban đầu để tiếp tục đúc phiến dầm mới. Thông thường người ta sử dụng một số bộ giá đúc và các phiến dầm được chế tạo liên tục theo một chu trình khép kín.

2.2. Chế tạo dầm trên bệ đúc cố định (Stationary Casting Beds)

Đúc dầm trên bệ đúc cố định có thể thực hiện trong điều kiện công xưởng và trên công trường. Trong điều kiện công xưởng, bệ đúc và các phân xưởng trong dây chuyền chế tạo dầm đều được xây dựng cố định và lâu dài còn trên công trường các hạng mục này đều tạm thời, chỉ sử dụng một lần.

Các công đoạn: Gia công và lắp dựng khung cốt thép, chế tạo vữa và hoàn thiện dầm được bố trí ở các phân xưởng hoặc bãi thi công riêng. Các công đoạn lắp đặt khung cốt thép, lắp đặt và căng kéo cốt thép DƯL, đổ và đầm bê tông, bảo dưỡng và cắt cốt thép truyền lực căng lên dầm được thực hiện ngay trên bệ đúc. Dầm sau khi hoàn thiện được tập kết ở bãi chứa dầm.

Các công đoạn gia công và lắp dựng cốt thép, hoàn thiện dầm và bãi chứa dầm bố trí trên cùng một tuyến với bệ đúc để cùng sử dụng cùng một cần cẩu chân dê chạy trên ray.

Trong điều kiện công xưởng sử dụng một trong hai loại bệ đúc:

2.2.1. Bệ đúc bê tông cốt thép

Bệ đúc là một bể BTCT có đáy dày đồng thời là bệ móng, đặt trên nền đất nửa nổi, nửa chìm có kích thước sao cho diện tích mặt bằng đủ để tổ chức đổ bê tông cho một phiến dầm. Hai tường đầu của bể là hai ụ neo và chống vào nhau bằng hai bức tường chạy dọc theo thành bể. Hai ụ neo có khả năng chịu được lực căng kéo của các bó cốt thép DƯL. Dưới đáy bệ có các khoang trống để tháo lắp các neo định vị ngang làm điểm uốn cho những bó cốt thép xiên.

Các bó cốt thép DƯL được căng qua hai đầu dầm và giữ bằng các bộ kẹp, những bộ kẹp này được lắp vào các thanh kéo và neo vào hai ụ neo bởi các neo công cụ. Bộ thiết bị để tạo dự ứng lực trong các bó cốt thép gồm bộ kẹp các đầu cốt thép, thanh truyền lực nối bộ kẹp với đầu kích và bộ neo công cụ có vai trò duy trì lực căng trong giai đoạn đúc dầm, những thiết bị này thuộc cấu tạo của bệ đúc.

Ngoài vai trò duy trì lực căng trước, bệ đúc còn là kết cấu phục vụ cho việc đúc và bảo dưỡng dầm bê tông. Trên nền bệ bố trí các chi tiết để lắp các tấm ván khuôn, thành bệ có các tăng-đơ phục vụ cho việc lắp dựng cũng như tháo dỡ ván khuôn. Phía trên bệ đúc là hệ thống rải vữa bê tông di chuyển dọc theo chiều dài bệ đúc để rót vữa vào khuôn. Sau khi đổ bê tông dầm, cần cẩu chân dê chạy phía trên bệ đúc có nhiệm vụ cẩu lắp các tấm đan bê tông cốt thép đậy kín lòng bể trong bệ đúc để bảo dưỡng dầm bằng hơi nước.

Bệ đúc bê tông cốt thép được sử dụng trong điều kiện công xưởng và trên công trường.

2.2.2. Bệ đúc có ụ căng bằng thép

Bộ phận chủ yếu của bệ đúc là hai ụ căng cốt thép ở hai đầu dầm. Mỗi ụ căng gồm hai cột thép chôn xuống nền bê tông làm điểm tựa của hai đòn gánh ngang, đòn gánh phía dưới neo giữ đầu các tao cáp thứ dưới và đòn gánh trên neo giữ các tao cáp thớ trên.

Các tao cáp được căng một đầu sử dụng neo chủ động là neo nêm ba mảnh, ụ neo ở phía đầu đối diện làm nhiệm vụ giữ đầu bị động của các tao cáp. Đầu bị động cũng có các đòn gánh ngang nhưng có các thanh truyền lực nối với bộ kẹp các đầu tao cáp bị động. Các đòn gánh ở đầu bị động tựa lên các cột neo thông qua các kích thủy lực, những kích này có nhiệm vụ hạ tải từ các tao cáp tác dụng lên ụ neo để truyền lực căng lên dầm.

Các cột của ụ neo chôn cố định trong mố bê tông ở hai đầu hoặc chèn trong hố thế tạo sẵn ở trong mố neo. Cốt thép cuộn trong trống cáp và đặt trên guồng đỡ, tao cáp được kéo dần ra trong quá trình lắp đặt vào khung cốt thép của dầm bằng máy đẩy cáp. Bệ đúc là sàn bê tông trên đó đặt bộ ván khuôn dầm kê trên hàng tà vẹt.

Sau khi lắp đặt các tao cốt thép đơn kéo thẳng ở thớ dưới và một số tao thớ trên, đầu bị động lắp vào bộ kẹp thì tiến hành kéo căng từng tao bằng kích đơn ở một đầu và neo lại bằng neo công cụ ba mảnh. Sau khi đổ bê tông dầm người ta sử dụng ca-bin lắp ghép phủ kín ván khuôn dầm và cấp hơi nước để tiến hành bảo dưỡng gia nhiệt.

Bệ đúc này có thể cùng lúc tiến hành đúc nhiều dầm đặt theo một dãy thẳng hàng. Bệ đúc chỉ sử dụng trong điều kiện công xưởng.

2.3. Chế tạo dầm trên giá đúc lưu động (Portable Casting Beds)

Giá đúc lưu động là một dạng bệ đúc cố định lắp ghép, được sử dụng luân chuyển để chế tạo dầm BTDƯL trên bãi đúc công trường theo phương pháp căng trước. Bệ căng gồm ụ neo ở hai đầu và hai thanh chống đặt song song hai bên thành ván khuôn.

Ụ neo bằng thép với bộ phận chính là dầm kích dưới neo giữ các đầu tao cáp thớ dưới dầm và truyền lực căng lên hai thanh chống. Hai cột neo liên kết với dầm kích dưới có nhiệm vụ đỡ dầm kích trên để neo hàng cốt thép thớ trên. Hai thanh chống chạy dọc theo bệ đúc đặt trên tấm bê tông đáy có nhiệm vụ tiếp nhận lực căng cốt thép. Ván khuôn dầm gồm tấm ván đáy kê trên các thanh tà vẹt đặt cách đều nhau, hai ván khuôn hành ghép từ các tấm chế sẵn ép vào ván đáy và chống vào hai bên thanh chống của bệ đúc. Ván khuôn đầu có các lỗ để luồn các tao cáp qua và tạo hố chờ để trám vữa bịt đầu các tao cáp.

Biện pháp đúc dầm tiến hành tương tự như đúc trên bệ cố định, các công đoạn chính được thực hiện trên vị trí bệ đúc.

3. MỘT SỐ công nghệ chế tạo dầm BTDƯL căng trước đã áp dụng ở Việt Nam 3.1. Công nghệ đúc trên bệ đúc cố định BTCT, sử dụng cốt thép bó sợi song song

Đây là công nghệ của Liên Xô (cũ) trang bị để sản xuất các dầm cầu cho các nhịp dẫn cầu Thăng Long. Công nghệ này đúc các dầm định hình chữ T chiều dài 24.5m và 33.7m sử dụng bó cốt thép gồm 24 sợi và 48 sợi đường kính ∅5mm cường độ cao và neo quả trám. Bệ đúc dạng bể và bảo dưỡng bằng hơi nước nóng nhiệt độ 70oC, thời gian gia nhiệt kéo dài 36 giờ.

Khi nguồn cốt thép tao xoắn 7 sợi xuất hiện phổ biến, đồng thời công nghệ kéo sau trên bãi đúc công trường được triển khai rộng rãi công nghệ này không còn được áp dụng.

3.2. Công nghệ đúc trên bệ đúc cố định BTCT, sử dụng tao xoắn 7 sợi kéo đơn

Công nghệ này có trước năm 1975, nhập khẩu từ Mỹ và phát triển mạnh cung cấp nhiều loại dầm khẩu độ từ 12.7m đến 24.5m cho các tỉnh từ Quảng Trị trở vào. Sau năm 1975, Nhà máy dầm Châu Thới, nay là Công ty Cổ phần Bê tông 6 Châu Thới vẫn được duy trì và phát triển. Bệ đúc dạng bể BTCT nửa chìm, nửa nổi căng kéo cốt thép tao đơn và bảo dưỡng gia nhiệt bằng hơi nước hoặc ngâm nước nóng. Dầm đúc hiện nay là các loại chữ I, chữ T, bản rỗng, chữ T ngược và dầm SuperT.

3.3. Công nghệ đúc trên bệ cố định tại công trường

Công nghệ này được triển khai sử dụng cho các dự án có các nhịp dầm Super T. Bệ đúc đồng thời là ván khuôn dầm và là bệ căng cốt thép. Bệ neo là các dầm kích tựa vào đầu bệ đúc. Bê tông dầm sử dụng phụ gia cường độ sớm và được bảo dưỡng bằng tưới nước. Chiều dài dầm đã đúc là 42m. Các bệ đúc chỉ sử dụng một lần cho từng dự án cầu.

3.4. Sử dụng bệ đúc lưu động lắp ghép và bán lắp ghép

Đối với các dầm bản rỗng khẩu độ 18m thường được đúc trên công trường trên giá đúc bằng thép. Giá đúc sử dụng ván khuôn thành làm thanh chống cho bệ căng. Có thể ghép đôi, ghép ba dầm trên một giá đúc hoặc chiều dài giá đúc bằng hai lần chiều dài dầm để cùng lúc căng cốt thép cho hai phiến dầm, sau đó dùng máy cắt cốt thép ở vị trí tiếp giáp giữa hai dầm. Đúc dầm chữ T ngược khẩu độ 15m trên giá đúc bằng thép lưu động và bệ đúc bán lắp ghép trên công trường.

4. SO SÁNH CÁC CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO DẦM BTDƯL CĂNG TRƯỚC

Từ thực tế áp dụng các công nghệ đã giới thiệu ở trên có thể đưa ra các nhận xét sau:

– Tất cả các công nghệ chế tạo dầm bê tông căng trước ở trên đều đã được áp dụng trong thực tế xây dựng cầu ở Việt Nam;

– Việc chế tạo dầm trong xưởng đúc dầm tập trung phù hợp với địa hình các tỉnh Nam bộ do điều kiện vận chuyển dầm bằng đường thủy thuận lợi. Đối với các tỉnh thuộc Trung bộ và Bắc bộ các xí nghiệp bê tông đúc sẵn chủ yếu sản xuất các cấu kiện cho xây dựng dân dụng, sản phẩm dầm cầu tiêu thụ khó khăn hơn;

– Để thay thế các dầm kéo sau bằng các dầm căng trước sử dụng các tao cáp đơn, công nghệ phù hợp đối với địa bàn các tỉnh Bắc và Trung bộ là đúc dầm trên các bệ đúc tại công trường;

– Để giảm chi phí đúc dầm và đảm bảo phát triển bền vững cần đầu tư theo hướng chế tạo các bộ giá đúc lưu động, đa năng để có thể đúc nhiều loại dầm dự ứng lực căng trước trên bãi đúc công trường.

Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng của các biện pháp đúc dầm được tóm tắt trong Bảng 4.1 ở dưới.

Bảng 4.1. So sánh các biện pháp đúc dầm 5. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO DẦM BTDƯL CĂNG TRƯỚC TRÊN GIÁ ĐÚC LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TRƯỜNG

Các thiết bị được tổ chức theo các công đoạn trên mặt bằng kết hợp với bãi chứa dầm đồng thời là nơi thực hiện công tác hoàn thiện sẽ có một cơ sở sản xuất dầm tạm thời trên công trường đáp ứng yêu cầu của từng dự án.

Dầm chế tạo có thể có dạng dầm chữ T ngược, dầm I cánh rộng chiều dài từ 18m đến 33m. Những dầm chiều dài khác nhau chỉ khác về chiều cao còn kích thước của cánh dầm và bầu dầm không thay đổi. Dầm ngang đúc sau, cốt thép dầm ngang lắp vào những cút ren chôn chìm trong sườn dầm.

Cốt thép dự ứng lực có thể là các tao cáp 7 sợi kéo thẳng, kích thước bầu dầm có thể bố trí tối đa 3 hàng cốt thép. Trên cánh dầm đều bố trí 2 tao để chống nứt cho thớ trên.

Dầm được đúc trên bãi đúc công trường theo công nghệ căng trước. Mặt bằng dành riêng cho công việc chế tạo dầm gồm bãi đúc và bãi chứa dầm sau khi đúc. Kích thước bãi đúc có thể chuẩn hóa đối với từng chiều dài dầm, kích thước bãi chứa phụ thuộc vào số lượng dầm cần đúc của mỗi dự án. Khâu chế tạo và vận chuyển vữa bê tông sử dụng trạm trộn và phương tiện vận chuyển của công trường.

Ván khuôn có chức năng tạo hình kết cấu và chịu tải trọng của áp lực vữa bê tông. Bệ căng để chịu lực căng của cốt thép dự ứng lực, kẹp giữ các đầu tao cáp và tháo bỏ lực căng, truyền lực căng lên dầm sau khi bê tông đạt cường độ. Bệ đúc chịu trọng lượng của dầm đúc, trọng lượng của ván khuôn và của bệ căng.

Bệ đúc thường có các phương án thiết kế sau:

– Ghép bệ đúc, bệ căng với ván khuôn, chế tạo bộ ván khuôn có khả năng tiếp nhận lực căng cốt thép, ván khuôn đồng thời là bệ căng, ván khuôn có bộ phận kê chính trên mặt bằng sân đúc, do vậy bản thân ván khuôn cũng là bệ đúc. Phương án này có thiết bị gọn, dễ lắp dựng và tháo dỡ, cơ giới hóa nhưng giá thành cao, đầu tư ban đầu lớn;

– Bệ đúc có ụ neo hai đầu, bệ đúc đồng thời là bệ căng. Ván khuôn thiết kế riêng đặt trên bệ đúc. Phương án này có trạng thái chịu lực của bệ đúc phức tạp, kích thước lớn;

– Tách riêng ba hạng mục, từng hạng mục làm việc độc lập và ghép nối với nhau. Trong phương án này, trạng thái chịu lực của mỗi bộ phận dễ kiểm soát, dễ chia thành cấu kiện nhỏ tiện cho vận chuyển; gia công chế tạo không phức tạp, đầu tư ban đầu rẻ hơn so với hai phương án trên.

6. KẾT LUẬN

Công nghệ chế tạo dầm BTDƯL căng trước là một công nghệ phù hợp trong chế tạo các cấu kiện định hình trong nhà máy hoặc trên công trường. Ở Việt Nam đã sử dụng nhiều công nghệ đúc trên bệ đúc cố định và gần đây là các bệ đúc lưu động lắp ghép và bán lắp ghép. Việc sử dụng bệ đúc lưu động trên công trường cho phép sử dụng luân chuyển, giảm chi phí bệ đúc, chi phí vận chuyển và phù hợp với sản lượng dầm nhỏ và vừa. Tùy theo yêu cầu chế tạo và vận chuyển cụ thể có thể áp dụng các phương án thiết kế bệ đúc lưu động khác nhau cho các loại dầm trên công trường.

Tài liệu tham khảo

[1]. Chu Viết Bình, Nguyễn Mạnh, Nguyễn Văn Nhậm (2009), Thi công cầu, tập hai, NXB. GTVT.

[2]. Phạm Duy Hữu, Nguyễn Long (2008), Bê tông cường độ cao và bê tông chất lượng cao, NXB. GTVT.

[3]. Nguyễn Tiến Đích (2011), Công tác bê tông trong điều kiện khí hậu nóng ẩm Việt Nam, NXB. Xây dựng.

[4]. Công ty Tư vấn Xây dựng giao thông 533 (2002), Công nghệ chế tạo dầm BTCT DƯL căng kéo trước.

Biện Pháp Thi Công Cáp Dự Ứng Lực

Để đảm bảo chất lượng và tiến độ cung cấp vật tư, công tác cung ứng vật tư sẽ được tiến hành theo các bước tương ứng với từng giai đoạn của công trình, cụ thể như sau:

– Giai đoạn đấu thầu: Liên hệ với nhà cung cấp có uy tín trên thị trường và đạt được thỏa thuận cam kết cung ứng vật tư khi trúng thầu.

– Giai đoạn chuẩn bị thi công: Nếu trúng thầu, Nhà thầu sẽ tiến hành đàm phán, lựa chọn nhà cung cấp, ký hợp đồng cung cấp. Hợp đồng cung cấp sẽ nêu rõ các nội dung về tiêu chuẩn kỹ thuật, khối lượng, tiến độ cung cấp và các biện pháp đảm bảo hợp đồng.

– Giai đoạn thi công: Khi triển khai thi công, Nhà thầu sẽ bố trí bộ phận nhân sự chuyên trách vật tư để đảm bảo tiến độ cung cấp và chất lượng vật tư căn cứ vào tiến độ thi công, bộ phận vật tư sẽ có kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, kiểm nghiệm chất lượng vật tư để đảm bảo sẵn sàng cung cấp cho công tác thi công.

– Các vật tư chính sẽ được kiểm tra và thử nghiệm các tính chất và với các tần suất như sau:

+ Có chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất.

+ Thí nghiệm các tiêu chuẩn hình học (cấu trục, đường kính, tiết diện) và cơ lý (giới hạn chảy, giới hạn bền, độ dãn dài, mô đùn đàn hồi,…) với tần suất 01 thí nghiệm/ 1 lô hàng.

+ Có chứng chỉ của nhà sản xuất.

+ Kiểm tra sơ bộ: Lấy 10% số lượng lắp lên thành bộ xem thử neo có bị sai lệch kích thước không. Ngoài ra tiến hành kiểm tra xem có vết nứt trên bề mặt neo hay không. Nếu không có dấu hiệu trên thì có thể tiến hành các bước kiểm tra tiếp theo.

+ Kiểm tra độ cứng thân neo và độ tụt neo: thí nghiệm 3 neo/ 1 lô để thí nghiệm kiểm tra độ cứng.

Trên cơ sở tiến độ thi công, nhu cầu cung cấp, vận chuyển trang thiết bị thi công công trình, khả năng sẵn có về trang thiết bị phục vụ thi công kết hợp với khuyến khích năng suất lao động, chúng tôi bố trí sử dụng thiết bị như sau:

– Thước thép 50cm (dùng đo độ dãn dài).

Trước khi thi công, các thiết bị được bảo dưỡng, kiểm định và hiệu chỉnh (nếu cần thiết). Các thiết bị cần kiểm định bao gồm:

– Đồng hồ áp lực: kiểm tra độ chính xác của đồng hồ.

– Hệ thống thiết bị (kích, bơm thủy lực, đồng hồ áp lực).

+ Kiểm tra tính năng kỹ thuật của hệ thống: các thông số chính của thết bị, quan hệ giữa áp suất bơm thủy lực và lực kéo thực tế.

+ Kiểm tra độ ma sát của hệ thống: xác định các tổn thất do ma sát của hệ thống thiết bị.

– Kho chứa: neo, phụ kiện, thiết bị thi công được đặt trong kho kín, sử dụng kho diện tích hoảng 20m2. Cáp được tập kết tại bãi, kê cao 40cm so với mặt đất và phụ bạt kín.

– Bãi gia công được tôn cao và láng vữa bề mặt để đảm bảo vệ sinh cáp. Bãi được bố trí tiếp giáp với khu vực tập kết cáp.

Việc thi công thép DƯL được thực hiện xen kẽ với các công tác thi công cốp pha, cốt thép và bê tông sàn và được tiến hành tuần tự theo các bước sau:

Cốp pha đáy dầm được kéo dài ra 1.2m kể từ mép ngoài của sàn để làm sàn thao tác thi công DƯL. Lan can bảo vệ bằng thép được lắp xung quanh sàn thao tác.

Sau khi nghiệm thu xong cốp pha đà giáo thì tiến hành xác định vị trí đặt neo và thép DƯL và các con kê thép DƯL. Vị trí đặt neo và thép DƯL được xác định bằng thước dây và được dánh dấu bằng sơn lên cốp pha.

Vị trí đặt con kê được xác định bằng thước dây và được đánh dấu bằng các màu sơn của con kê.

Việc lắp đặt thép lớp dưới của sàn và dầm đúng theo thiết kế và tuân thủ TCVN4453-1995.

– Đế neo và cốc nhựa tạo hốc neo được lắp đặt đúng vị trí được đánh dấu trên cốp pha thành và được liên kết chặt chẽ với cốp pha thành theo đúng thiết kế. Sau khi lắp đặt xong cáp và đế neo thì tiến hành lắp đặt thép gia cường đầu neo.

– Căn cứ vào thiết kế lưới cáp để xác định thứ tự rải cáp chính xác, đảm bao cho việc lên profile sau này.

– Sai số cho phép về vị trí thép DƯL là ± 10mm theo phương ngang ± 5mm theo phương đứng.

Cốt thép trên và thép đai của dầm dọc được lắp dựng theo thiết kế và tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN4453-1995.

– Nếu vị trí cốt thép trên hoặc thép đai cắt qua thép DƯL thì được phép dịch cốt thép thường khỏi vị trí đó, sao cho vừa đủ không thể làm thay đổi vị trí của cáp DƯL.

– Sử dụng con kê để liên kết các lớp thép dưới của sàn nhằm mục đích làm cho các thép này không bị dịch chuyển trong quá trình thi công đổ bê tông sàn.

– Các con kê được đánh dấu bằng màu sơn tương ứng với màu đánh dấu vị trí cần đặt cốp pha sàn.

– Con kê được đặt với khoảng cách a1000mm, có cấu tạo và vị trí được thiết kế nhằm định hình được sợi cáp theo đúng profile thiết kế và được liên kết bằng dây thép 1mm với thép sàn và với thép DƯL.

– Lắp đặt các chi tiết đặt sẵn, các ống kỹ thuật, cáp điện, thông tin, cứu hỏa,…theo yêu cầu thiết kế.

– Trước khi đổ bê tông sàn cần tiến hành kiểm tra tổng thể mặt bằng để khẳng định rằng cốp pha, đà giáo, thép thường, thép DƯL, các bộ phận neo DƯL và các chi tiết đặt sẵn, các vị trí, đường ống, đường dây kỹ thuật khác đã được lắp chính xác và cố định theo thiết kế.

– Nếu trong quá trình kiểm tra, phát hiện các công việc nói trên chưa đảm bảo yêu cầu thiết kế phải tiến hành sửa chữa, điều chỉnh trước khi tiến hành đổ bê tông.

– Tiến hành kiểm tra các công tác chuẩn bị cho việc đổ bê tông như việc tập kết vật liệu, thiết bị đầm, cung cấp điện, phương tiện vận chuyển và nhân công. Việc đổ bê tông được tiến hành nếu như công tác chuẩn bị trên được hoàn tất.

– Bê tông sàn được đổ liên tục cho từng khối sàn theo thiết kế. Thi công đổ bê tông sàn tuân thủ theo TCVN 4453-1995.

– Việc sử dụng máy đầm, phương tiện vận chuyển bê tông không được làm thay đổi vị trí cáp DƯL cũng như cáp thường.

– Sau khi đổ bê tông 24 giờ thì tiến hành tháo cốp pha thành và khuôn neo.

– Việc théo cốp pha thành và khuôn neo tiến hành cẩn thận để không làm vỡ bê tông tại khu vực đầu neo.

– Trong khi tháo cốp pha thành và khuôn neo cần tiến hành kiểm tra lại cấu tạo đầu neo. Nếu phát hiện thấy có hiện tượng nứt vỡ bê tông hoặc xê dịch vị trí các bộ phận neo, thép DƯL thì phải thông báo ngay cho kỹ thuật phụ trách DƯL để có biện pháp xử lý kịp thời.

– Phương pháp xử ý kỹ thuật có sự cố nói trên được kỹ thuật phụ trách DƯL đề xuất và thông báo cho thiết kế trước khi thực hiện.

– Công tác kéo căng được thực hiện sau khi đổ bê tông sàn đạt được 80% cường độ hoặc theo chỉ dẫn của thiết kế. Cường độ này được xác định bằng việc thử mẫu với bê tông thương phẩm trong thơi gian khoảng 7 ngày tuổi.

– Trước khi lắp neo công tác và kích thủy lực dùng cho việc kéo căng cần phải được kiểm tra để đảm bảo rằng chắc chắn bản neo được đặt vuông góc với trục của cáp DƯL. Vị trí bản neo và thép DƯL không bị xê dịch trong suốt quá trình đổ bê tông sàn.

– Neo công tác và kích thủy lực được lắp vào vị trí thích hợp sao cho đảm bảo không làm thép DƯL bị uốn cong, neo được tiếp xúc đều trên bản neo, đầu kích được tiếp xúc đều trên mặt neo.

– Công tác kéo căng cho mỗi sợi cáp DƯL được tiến hành tuần tự theo các bước sau:

– Cho toàn sàn, công tác kéo căng được thực hiện theo trình tự:

+ Kéo theo hướng từ giữa sàn ra hai biên.

+ Kéo các bó tại vị trí chân cột trước, sau đó đến các bó giữa nhịp sàn.

+ Sau khi kết thúc bước 1 cho toàn sàn thì mới tiến hành bước 2.

+ Trình tự kéo sẽ được lập chi tiết (sơ đồ đánh số sợi cáp, thứ tự kéo của các sợi,…) và đệ trình Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát để chấp thuận trước khi thi công.

+ Công tác kiểm tra độ tụt neo được thực hiện với tần suất 3 sợi/ 1 sàn.

– Công tác căng kéo được hoàn thành khi tất cả các sợi cáp được kéo đến lực kéo yêu cầu, độ dãn dài và độ tụt neo nằm trong giới hạn cho phép, các sự cố (nếu có) được khắc phục theo đúng yêu cầu.

– Sau khi hoàn thành công việc kéo căng thép DƯL cho mỗi sàn, có thể tiến hành cắt đầu cáp thừa.

– Việc cắt cáp thừa được tiến hành bằng máy cắt cáp cầm tay.

– Độ tụt vào phía trong mép sàn của cáp còn lại nằm trong khoảng từ 15-20mm.

Sau khi kết thúc việc cắt cáp thừa, cần nhanh chóng tiến hành công việc bảo vệ đầu neo, đảm bảo thép DƯL không bị ăn mòn dưới tác động của môi trường.

Công việc bảo vệ đầu neo được tiến hành như sau:

– Bôi mỡ chống rỉ cho neo và đầu thép DƯL (mỡ trung tính).

– Sử dụng vữa không co ngót đổ chèn hốc neo đảm bảo độ chắc đặc, tránh sự xâm thực của môi trường (dự kiến thời gian từ khi bắt đầu kéo căng đến khi kết thúc trong 03 ngày).

– Công việc tháo dỡ cốp pha đà giáo chỉ được tiến hành sau khi công việc thi công DƯL đã được hoàn thành và được nghiệm thu.

– Việc tháo dỡ cốp pha, đà giáo được tiến hành một cách cẩn thận, kỹ thuật DƯL phải có mặt tại công trình để xem xét diễn biến của sàn BTCT trong quá trình tháo dỡ cốp pha và có biện pháp kịp thời mỗi khi có hiện tượng bất thường xẩy ra.

Kiểm tra chứng chỉ kiểm định thiết bị, chứng chỉ xuất xưởng và kết quả thí nghiệm vật tư.

Kiểm tra vị trí, profile sợi cáp; kiểm tra vị trí, kích thước, độ nghiêng mặt neo kéo, kiểm tra kích thước đầu neo chết.

Kiểm tra và phê duyệt trình tự kéo căng, các dung sai độ dãn dài, độ tụt neo, các phương án xử lý đối với các sự cố thông thường.

Kiểm tra quá trình kéo căng, đánh giá kết quả kéo căng (báo cáo kết quả kéo căng; độ dãn dài, độ tụt neo) và nghiệm thu công tác kéo căng.

Kiểm tra công tác cắt đầu cáp thừa.

Phê duyệt cấp phối vữa chèn hốc neo.

Kiểm tra thi công chèn vữa và nghiệm thu.

Công tác thi công cáp dự ứng lực được coi là hoàn thành khi hoàn tất các công đoạn kiểm tra và nghiệm thu nêu trên

nhận thi công căng cáp dự ứng lực Phú Nguyễn :0988334641 ks Thùy

Tài Liệu Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Cầu Dầm 1 Nhịp Dài 33M Btct Dự Ứng Lực

Giíi thiÖu chung I- M” t¶ Gãi thÇu sè 42 (01-N1): §o¹n Km0+00 – Km4+00 vµ cÇu A Sê 1 Km1+420.67 thuéc nh¸nh I: §êng vµo khu vùc ®Çu mèi ®Ëp A V¬ng. §o¹n tuyÕn ®i qua c¸c x· thuéc huyÖn Hiªn, lµ huyÖn miÒn nói cña tØnh Qu¶ng Nam nªn ®Þa h×nh rÊt phøc t¹p, ®iÒu kiÖn ®Þa chÊt æn ®Þnh thuËn lîi cho viÖc x©y dùng c¸c c”ng tr×nh. 1- C¸c c”ng viÖc chÝnh nh sau: a- Thi c”ng cÇu A Sê 1: b- Thi c”ng ®êng hai ®Çu cÇu: – §êng cÊp IV miÒn nói theo TCVN 4054-85 – ChiÒu réng nÒn ®êng: 7.5m III- §Æc ®iÓm c”ng tr×nh – CÇu A Sê 1 cã quy m” vÜnh cöu b”ng bª t”ng cèt thÐp, t¶i träng thiÕt kÕ H30-XB80, khæ cÇu réng 8m. KÕt cÊu phÇn díi gåm 2 mè BTCT ®Æt trªn nÒn mãng n”ng, kÕt cÊu nhÞp gåm 1 nhÞp dÇm BTCT dù øng lùc kÐo sau d¹ng ch÷ T dµi 33m. IV- Nguån vËt liÖu: – §¸ d¨m lµ lo¹i theo TCVN 1771-1987 – C¸t x©y dùng lµ lo¹i TCVN 1770-1986 – §Êt ®¾p nÒn ®êng lÊy theo däc tuyÕn. – Xi m¨ng m¸c PC40: Bót S¬n, Nghi S¬n, Chinfon – ThÐp dïng lo¹i thÐp ViÖt – óc; ViÖt – Hµn V- Tæ chøc c”ng trêng 1- Trô së – §Æt trô së chÝnh t¹i c”ng trêng – Ghi chó: C¸c n¬i chê viÖc ®ã cã biÓn b¸o, b¶n vÏ tiÕn ®é, biÖn ph¸p tæ chøc thi c”ng, b¶ng viÕt vµ bµn ghÕ phôc vô c¸c buæi lµm viÖc. 1 2- Ban chØ huy: (chñ nhiÖm c”ng tr×nh) * LËp 1 ban chØ huy c”ng trêng theo sù ph©n c”ng cña C”ng ty vµ hîp ®ång víi chñ ®Çu t: – ChØ huy trëng c”ng tr×nh (chñ nhiÖm c”ng tr×nh): 01 ngêi phô tr¸ch chung. – ChØ huy phã c”ng tr×nh: 02 ngêi phô tr¸ch thi c”ng cÇu, 01 ngêi chÞu tr¸ch nhiÖm vÒ an toµn giao th”ng, b¶o vÖ m”i trêng …. – C¸c kü thuËt: 5  10 ngêi theo yªu cÇu tiÕn ®é c”ng viÖc vµ h¹ng môc c”ng viÖc ®i kÌm (trong ®ã cã tæ chøc thÝ nghiÖm hiÖn trêng). Ngoµi ra cßn cã c¸c c¸n bé thèng kª, tiÕp liÖu, thñ kho… gióp viÖc. 3- Ph¬ng tiÖn liªn l¹c – Trùc tiÕp: t¹i c”ng trêng. – §iÖn tho¹i: t¹i trô së tõng ban chØ huy c”ng trêng. 4- Lùc lîng thi c”ng Lùc lîng thi c”ng theo hîp ®ång víi chñ ®Çu t: – Mòi thi c”ng cÇu. – D©y chuyÒn thi c”ng nÒn. – D©y chuyÒn thi c”ng mÆt ®êng. – Mòi thi c”ng lÒ vµ tæ chøc giao th”ng. * M¸y mãc thiÕt bÞ ®i kÌm: ®îc thèng kª ë b¶ng thèng kª m¸y mãc thiÕt bÞ ®îc huy ®éng ®Ó thi c”ng 2 BiÖn ph¸p thi c”ng cÇu I- C¸c bíc thi c”ng chÝnh 1- Thi c”ng mÆt b”ng, l¸n tr¹i C¸c bíc thi c”ng chÝnh nh sau: San ñi t¹o mÆt b”ng thi c”ng, thi c”ng l¾p dùng nhµ ë, Ban chØ huy c”ng trêng, nhµ kho. Thi c”ng b·i ®óc dÇm vµ b·i chøa dÇm, b·i chøa vËt liÖu + thiÕt bÞ thi c”ng. L¾p ®Æt tr¹m biÕn ¸p hoÆc l¾p ®Æt ®êng d©y tõ tr¹m biÕn ¸p cña ®Þa ph¬ng gÇn khu vùc thi c”ng nhÊt nÕu cã thÓ. 2- Thi c”ng san ñi mÆt b”ng: – Dïng m¸y ñi, m¸y xóc kÕt hîp víi nh©n c”ng san ñi mÆt b”ng hµnh thi c”ng mè. 3- Thi c”ng mè: – ChuÈn bÞ mÆt b”ng, vËt t, thiÕt bÞ thi c”ng mè. – X¸c ®Þnh vÞ trÝ mè trªn mÆt b”ng. – Sau khi thi c”ng ®µo hè mãng mè xong tiÕn hµnh r¶i líp ®¸ d¨m dµy 20cm vµ r¶i líp bª t”ng t¹o ph¼ng M100 dµy 10cm. – TiÕn hµnh l¾p ®ùng v¸n khu”n, v¨ng chèng bÖ mè. Gia c”ng cèt thÐp bÖ mè theo thiÕt kÕ. – §æ bª t”ng bÖ mè ®Õn cao ®é thiÕt kÕ. – Sau khi bª t”ng bÖ mè ®¹t cêng ®é tiÕn hµnh th¸o dì v¨ng chèng v¸n khu”n. LÊp ®Êt sau mè theo tõng líp ®Çm chÆt ®Õn cao ®é ®Ønh bÖ mè. – Gia c”ng cèt thÐp th©n mè, têng c¸nh vµ têng tríc mè theo thiÕt kÕ. L¾p dùng ®µ gi¸o, v¸n khu”n, v¨ng chèng phÇn têng c¸nh vµ têng tríc mè. – TiÕn hµnh ®æ bª t”ng têng c¸nh vµ têng tríc mè, kÕt hîp víi ®æ bª t”ng bÖ kª gèi. §èi víi mè cã chiÒu cao lín th× ph¶i thi c”ng thµnh tõng phÇn mét (gi÷a c¸c lÇn thi c”ng ®Òu cã mèi nèi thi c”ng, t¹i mèi nèi thi c”ng ph¶i t¹o ®é nh¸m ®¶m b¶o sao cho bª t”ng ®îc liÒn khèi gi÷a nh÷ng lÇn thi c”ng ®æ bª t”ng). – Thi c”ng ®¾p ®Êt ®Çm chÆt sau mè. – §Æt b¶n qu¸ ®é sau mè, tiÕn hµnh thi c”ng ch©n khay, tø nãn vµ hoµn thiÖn mè. 3 4- Thi c”ng ®óc dÇm BTCT D¦L DÇm BTCT D¦L ®îc thi c”ng ®óc t¹i chç trªn b·i ®óc dÇm. Thi c”ng ®óc dÇm ®îc tr×nh bµy chi tiÕt trong cuèn “c”ng nghÖ thi c”ng dÇm D¦L”. 5- Thi c”ng lao l¾p dÇm vµo vÞ trÝ: – §¾p ®Êt ®Ó lµm ®êng lao dÇm. – L¾p ®Æt hÖ thèng dÇm dÉn (2I550, tµ vÑt gç, ray) trªn nhÞp. – L¾p ®Æt hÖ thèng ®êng lao dÇm vµ ®êng sµng ngang tõ b·i ®óc dÇm ®Õn vÞ trÝ mè phÝa b·i ®óc dÇm (ray, tµ vÑt gç, ®¸ d¨m ®Öm, ®inh ®Øa). – Sµng ngang dÇm råi kÝch dÇm lªn ®êng lao. Dïng têi kÐo dÇm ®Õn vÞ trÝ nhÞp cÇn lao l¾p. – Dïng pal¨ng xÝch kÐo dÇm vµo vÞ trÝ gèi råi h¹ dÇm xuèng gèi. – Sau khi lao l¾p xong c¸c nhÞp tiÕn hµnh th¸o dì hÖ thèng dÇm dÉn, gi¸ poãctic, ®êng lao dÇm, thu dän mÆt b”ng. – Thi c”ng ®æ bª t”ng b¶n mÆt cÇu theo thiÕt kÕ. 6- Thi c”ng hoµn thiÖn cÇu: – Thi c”ng ®æ BT bê bß lan can trªn nhÞp. – L¾p ®Æt lan can tay vÞn trªn nhÞp vµ trªn mè. – Thi c”ng l¾p ®Æt èng tho¸t níc, khe co gi·n. – Thi c”ng hµng rµo hé lan 2 ®Çu cÇu. – Thi c”ng líp phñ mÆt cÇu vµ hoµn thiÖn cÇu. II- C¸c gi¶i ph¸p thi c”ng cÇu: 1- C”ng t¸c ®o ®¹c ®Þnh vÞ: – §o ®¹c ®Þa h×nh bæ sung, x¸c ®Þnh chÝnh x¸c kho¶ng c¸ch gi÷a c¸c ®iÓm chuÈn trªn tim cÇu, ®Þnh ®iÓm vµ ®Þnh vÞ tim mè, ®Þnh ®iÓm vµ ®Þnh ®iÓm c¸c c”ng tr×nh ®iÒu tiÕt dßng ch¶y, ®Þnh vÞ mèc cao ®¹c víi sè lîng cÇn thiÕt. – X¸c ®Þnh vµ kiÓm tra trong qu¸ tr×nh thi c”ng, c¸c cao ®é chñ yÕu vµ tim c¸c bé phËn c”ng tr×nh ®ang x©y dùng (mãng vµ phÇn trªn mãng cña mè, mò mè, bÖ kª gèi…) 2- Cäc v¸n ng¨n níc: – CÇn ph¶i ®ãng c¸c cäc v¸n thÐp lµm têng ng¨n níc trong trêng hîp chiÒu cao ®ãng cäc lín h¬n 6m hoÆc ®èi víi thi c”ng trªn s”ng. §Ó t¨ng tÝnh n¨ng c¸ch níc cña têng ng¨n níc b”ng cäc v¸n thÐp nªn dïng c¸ch chÐt ®Êt sÐt ë khe nèi cäc v¸n trong kho¶ng tõ mÆt níc cho tíi ®¸y dßng ch¶y. 4 – §Çu cäc v¸n ph¶i vît qua møc níc ngÇm tèi ®a cã thÓ kho¶ng 0,2-0,4m vµ vît qu¸ møc níc thi c”ng quy ®Þnh trong dßng ch¶y Ýt nhÊt lµ 7m. – ChiÒu s©u ®ãng cäc v¸n díi ®¸y hè mãng trßn c¸c lo¹i ®Êt dÝnh kÕt, c¸t to vµ pha sái ph¶i Ýt nhÊt lµ 1m, cßn ®èi víi lo¹i ®Êt c¸t nhá vµ ®Êt nh·o ph¶i Ýt nhÊt lµ 2m. – Ph¶i gia cè têng cäc v¸n b”ng c¸ch ®Æt nh÷ng vµnh ®ai n”m theo chu vi hè mãng vµ c¸c thanh chèng ngang, däc vµ ë gãc. 3- §æ bª t”ng: – Toµn bé c”ng tr×nh ®îc ®æ bª t”ng b”ng tr¹m trén 30m 3/h vµ ®îc vËn chuyÓn ®Õn vÞ trÝ ®æ b”ng xe Mix. – Tríc khi b¾t ®Çu tæ hçn hîp bª t”ng vµo kÕt cÊu ph¶i kiÓm tra ®µ gi¸o, v¸n khu”n, cèt thÐp vµ lµm thñ tôc nghiÖm thu. – Ngay tríc khi ®æ bª t”ng ph¶i lau quÐt v¸n khu”n vµ cèt thÐp cho s¹ch r¸c bÈn cÆn bª t”ng b¸m vµo vµ s¹ch gØ s¾t. C¸c khe hë lç thñng trong v¸n khu”n ph¶i trÐt l¹i. Ph¶i tíi Èm mÆt cña v¸n khu”n gç phÝa ¸p vµo bª t”ng. – Khi thÊy cã dÊu hiÖu ph©n líp trong hçn hîp bª t”ng ®a ®Õn th× trong qu¸ tr×nh ®æ ph¶i dïng xÎng ®¶o qua ®¶o l¹i bª t”ng cho tíi khi ®é ®ång nhÊt hoµn toµn ®îc phôc håi. CÊm thªm níc vµo hçn hîp bª t”ng khi ®æ. – Trong qu¸ tr×nh ®æ bª t”ng ph¶i liªn tôc xem xÐt t×nh tr¹ng v¸n khu”n, ®µ gi¸o. Khi ph¸t hiÖn thÊy trong v¸n khu”n ®µ gi¸o cã biÕn d¹ng xª dÞch th× ph¶i ®×nh chØ viÖc ®æ vµ ®Çm nÐn bª t”ng, lËp tøc cã biÖn ph¸p söa ch÷a c¸c h háng tríc khi xi m¨ng trong bª t”ng b¾t ®Çu ninh kÕt. – §Ó cho bª t”ng cÊu kÕt thµnh mét khèi th× cÇn ph¶i ®¶m b¶o: + Mçi mét líp bª t”ng ®æ sau ph¶i ®îc ®æ vµo phÇn bª t”ng ®æ tríc, tríc khi phÇn nµy b¾t ®Çu ninh kÕt. Thêi gian ®æ bª t”ng vµo líp bª t”ng ®æ tríc kh”ng ®îc vît thêi gian xim¨ng b¾t ®Çu ninh kÕt trong trêng hîp ®æ ®Æc xÖt cña v÷a xim¨ng t¬ng øng víi tû lÖ níc xim¨ng kh”ng lín h¬n 0,4. Ph¶i quy ®Þnh thêi gian xim¨ng b¾t ®Çu ®”ng kÕt theo quy ®Þnh cña nhµ m¸y s¶n xuÊt xim¨ng. + Dïng ph¬ng ph¸p chÊn ®éng ®Ó ®Çm hçn hîp bª t”ng cho kü. – Cêng ®é ®æ bª t”ng, tr×nh tù ®æ vµ thêi gian ®Çm bª t”ng, trong tõng trêng hîp ph¶i ®îc quy ®Þnh t¹i c”ng trêng dùa vµo c¸c tÝnh chÊt cña xim¨ng ®ang dïng, thµnh phÇn hçn hîp bª t”ng, nhiÖt ®é kh”ng khÝ bªn ngoµi vµ thêi gian chuyªn chë bª t”ng. – Trong trêng hîp ®æ bª t”ng c¸c dÇm cao qu¸ 1,5m cét cao qu¸ 3m còng nh ®æ c¸c kÕt cÊu kiÓu thµnh ®øng th× nªn ®æ bª t”ng tõ phÝa bªn c¹nh hoÆc 5 dïng c¸c èng th¼ng ®øng ®Ó gi¶m chiÒu cao r¬i tù do cña bª t”ng. Trong c¸c trêng hîp nµy nªn dïng lo¹i v¸n khu”n cã c¸c b¸n ®ãng më ®îc mét phÝa. BÒ dµy tèi ®a ®æ líp bª t”ng trong dïng m¸y ®Çm rung: Ph¬ng ph¸p ®Çm rung hçn hîp BT BÒ dµy cña líp – §Çm rung bªn trong (®Çm dïi) B”ng 1,25 chiÒu dµi cã Ých cña m¸y – §Çm rung mÆt b”ng + Trong c¸c kÕt cÊu kh”ng cã cèt thÐp 25cm hoÆc tha cèt thÐp + Trong c¸c kÕt cÊu cã nhiÒu cèt thÐp 12cm – ViÖc ®Çm nÐn bª t”ng ®¸ ®æ ph¶i tiÕn hµnh theo c¸c quy t¾c sau ®©y: + Khi ®Çm rung bª t”ng trong kÕt cÊu ph¶i u tiªn dïng lo¹i m¸y ®Çm rung bªn trong. + Kho¶ng c¸ch ®Æt ®Çm rung bªn trong kh”ng ®îc vît qu¸ 1,5 ®êng kÝnh t¸c dông cña m¸y, phßng thÝ nghiÖm cña c”ng trêng ph¶i x¸c ®Þnh ®êng b¸n kÝnh t¸c dông cña m¸y ®Çm rung ®èi víi thµnh phÇn hçn hîp bª t”ng ®· chän. + Kho¶ng c¸ch ®Æt m¸y cña c¸c m¸y ®Çm rung trªn mÆt ph¼ng ph¶i b¶o ®¶m cho bµn rung chïm lªn biªn cña vÖt ®Çm bªn c¹nh chõng 4-5cm. + Thêi gian ®Çm rung t¹i mçi vÞ trÝ ph¶i b¶o ®¶m ®Çm hçn hîp bª t”ng cho ®ñ møc. C¸c dÊu hiÖu chñ yÕu b¸o cho biÕt møc ®Çm rung ®· ®ñ lµ hçn hîp bª t”ng th”i kh”ng lón vµ trªn mÆt xuÊt hiÖn níc xim¨ng, phßng thÝ nghiÖm cña c”ng trêng x¸c ®Þnh thêi gian ®Çm rung cho tõng lo¹i bª t”ng cã thµnh phÇn kh¸c nhau. + Kh”ng cho phÐp ®Çm rung hçn hîp bª t”ng th”ng qua cèt thÐp. + C¸c m¸y ®Çm rung kÐp ngoµi ®Ó ®Çm rung bªn ngoµi th× nªn dïng khi ®æ bª t”ng c¸c kÕt cÊu cã cèt thÐp dµy ®Æc cã bÒ dµy nhá díi 0,5m vµ khi mµ c¸c m¸y ®Çm rung bªn trong kh”ng sö dông ®îc. §èi víi c¸c bé phËn máng h¬n 0,2m cho phÐp ®Çm rung bªn ngoµi ®Æt ë 1 phÝa. – Ph¶i ®Æc biÖt chó ý khi ®Çm rung hçn hîp bª t”ng qua v¸n khu”n ®Ó lµm thÕ nµo cho mÆt ngoµi bª t”ng ®îc chÆt nhÊt. – ViÖc ®æ bª t”ng ph¶i tiÕn hµnh theo mét tr×nh tù kü thuËt lËp nªn tõ tríc ®Ó tr¸nh t¹o ra nh÷ng vïng kÐm chÊt lîng. – ViÖc ®æ bª t”ng c¸c kÕt cÊu ph¶i tæ chøc sao cho khi ®æ mét bé phËn nµo ®ã th× ph¶i ®æ liªn tôc. TÝnh chÊt liªn tôc trong c”ng t¸c ®æ bª t”ng ph¶i ®îc b¶o ®¶m b”ng c¸ch phèi hîp c¸c hiÖu suÊt cña m¸y trén víi ph¬ng tiÖn chuyªn chë ph¬ng tiÖn ®æ vµ ®Çm bª t”ng theo cêng ®é ®æ bª t”ng cÇn thiÕt. 6 CÊm khëi ®éng ®æ bª t”ng khi cha kiÓm tra sù ho¹t ®éng cña c¸c m¸y trén, c¸ thiÕt bÞ chuyªn chë vµ c¸c ph¬ng tiÖn ®ã còng nh khi cha cã ®ñ lîng dù tr÷ vËt liÖu t¹i chç. – Thêng vÞ trÝ cña c¸c vÕt nèi thi c”ng ph¶i ®îc ®Ò ra trong ®å ¸n thiÕt kÕ thi c”ng. NÕu kh”ng cã quy ®Þnh riªng trong thiÕt kÕ th× bÒ dµy cña líp bª t”ng ®æ sau khi ®Æt vÕt nèi thi c”ng ph¶i Ýt nhÊt lµ 25cm. C¸c vÕt nèi thi c”ng kh”ng ®îc ®Æt t¹i c¸c vïng níc ch¶y ngËp. – Sau khi nghØ, tríc khi tiÕp tôc ®æ bª t”ng ph¶i lÊy bµn ch¶i thÐp c¹o röa bÒ mÆt c¸c vÕt nèi ®Ó cho s¹ch nh÷ng vÕt bÈn vµ mµng xim¨ng råi röa b”ng níc s”i. – Tríc khi tiÕp tôc ®æ thªm bª t”ng, trªn mÆt vÕt nèi thi c”ng ph¶i miÕt líp v÷a dµy 1,5-2cm cã thµnh phÇn nh hçn hîp bª t”ng ®æ sau. Ph¶i miÕt thËt ®Òu trªn toµn bé bÒ mÆt cña phÇn bª t”ng ®· ®æ tríc. – Trêng hîp ma to ph¶i cã biÖn ph¸p tho¸t níc vµ gi÷ cho bª t”ng míi ®æ kh”ng bÞ xãi lë. – Khi ®æ bª t”ng vµo c¸c v¸n khu”n di ®éng ph¶i theo nh÷ng yªu cÇu sau ®©y: + Ph¶i n©ng v¸n khu”n dÇn theo mét tèc ®é lo¹i trõ ®îc kh¶ n¨ng bª t”ng b¸m vµo v¸n khu”n vµ lµm h¹i bª t”ng khi rót v¸n khu”n. Khi nghØ kh”ng ®æ bª r”ng ph¶i n©ng nhÑ v¸n khu”n, trong suèt thêi gian xim¨ng ®”ng kÕt trong bª t”ng ®· ®æ. + Ph¶i gi÷ cho cao ®é bª t”ng thÊp h¬n mÐp trªn cña v¸n khu”n di ®éng tõ 20-50cm. 7

Quy Trình Căng Kéo Cáp Dự Ứng Lực.

* Các bước kiểm tra trước khi căng kéo cốt thép dự ứng lực :

– Xem xét khuyết tật của dầm nếu có ảnh hưởng đến sức chịu tải thì phải tiếnhành sửa chữa. -Kiểm tra cường độ bê tông đạt 90% cường độ thiết kế thì mới cho phép kéo căngthép DƯL. – Kiểm tra chứng nhận kỹ thuật của thép CĐC. – Kiểm tra neo và xem xét chứng chỉ kỹ thuật của  neo. – Kiểm tra sai số khi đặt bó thép CĐC. – Kiểm tra kích thước từng cặp nêm neo sao cho đồng bộ. – Kiểm tra hiệu chỉnh thiết bị kéo căng: kích, đồng hồ áp lực, máy bơm dầu. Nếuquá thời gian kiểm định thì phải kiểm định lại. – Xác định hệ số ma sát của kích và vòng neo (xác định riêng từng kích). – Kiểm tra ống gen (độ sạch, thông suốt ) – Kiểm tra quy trình thao tác an toàn. * Các công việcchuẩn bị trước khi vận hành : a. Chuẩn bịthiết bị căng kéo DƯL Trước khi thi công,tất cả các thiết bị căng kéo cáp và thép dự ứng lực phải mang kiểm tra. Khi hệthống thiết bị căng kéo dự ứng lực đảm bảo các thông số thi công và phải đượccấp chứng chỉ thì mới được thi công. Ngoài ra, để đảm bảoan toàn cho thiết bị, an toàn lao động… ta cần phải chuẩn bị, kiểm tra lần cuốitrước khi đưa thiết bị vào thi công, đảm bảo rằng hệ thống thiết bị không cómột sự cố bất thường nào. Ta có thể tiến hành kiểm tra từng thành phần thiết bịnhư sau: * Bộ nguồn thuỷ lực: Bộ nguồn thuỷ lực cần phải được kiểm tra các thànhphần sau: + Nguồn động lực (cóthể là động cơ điện, động cơ đốt trong hoặc truyền động bằng tay người) phảiđảm bảo phát huy tác dụng. + Bơm thuỷ lực phảiđảm bảo đứng vững, ổn định trong quá trình thi công. Nếu là bơm có bánh xe,phải kiểm tra các bánh xe, chân chống có bị gãy, vỡ, hư hỏng gì không. + Hệ phân phối thuỷlực: Kiểm tra xem van tiết lưu, van khoá tải… có bị cong vênh, gãy vỡ tay vặnhoặc có hiện tượng khác thường hay không. + Đồng hồ thuỷ lực:Quan sát xem kim đồng hồ có bị cong vênh hay không, kim có về vị trí 0 haykhông; đồng hồ có bị méo mó, vỡ kính hay không. + Đường ống thuỷ lựcvà các đầu nối: Phải đảm bảo các đường ống thuỷ lực không bị rách vỡ, rò rỉ;các đầu nối phải đảm bảo làm kín, các phần ren không bị hư hỏng. * Kích thuỷ lực:Kiểm tra sơ bộ xem kích thuỷ lực có bị chảy dầu ở hai đầu, ở chỗ cút nối; cútnối có đảm bảo làm việc tốt hay không. * Nêm, neo côngtác và nêm, neo công cụ: Trên một bộ neo công cụ hay côngtác, phải sử dụng cùng một loại nêm công cụ (hoặc công tác). Không được sử dụngcác nêm công cụ của các hãng khác nhau trên một bộ neo công cụ (hoặc bộ neocông tác). Đồng thời phải kiểm tra xem các nêm, neo có bị nứt, vỡ, biến dạnghay có dấu hiệu bất thường gì không; các răng của nêm có còn đảm bảo không. * Đĩa đóng neo công tác: Đĩa đóng neo công tác là phụ kiện dùng để khống chế khe hởgiữa cáp và nêm công tác trong quá trình căng kéo, khống chế độ chuyển dịch củanêm sau khi đóng neo công tác đồng thời truyền lực nén từ thiết bị căng kéo tớineo công tác khi hệ thống làm việc. Vì vậy phải kiểm tra đĩa đóng neo công táccó bị méo hay biến dạng gì không; khe hở đóng neo có đảm bảo yêu cầu không.Ngoài đĩa đóng neo công tác ra còn có thể có các vòng hoặc đĩa đệm để đảm bảokê đặt kích thuỷ lực cân tâm với các neo và bó cáp đảm bảo giữ ổn định vàtruyền lực đều cho bó cáp. Khi kiểm tra, nếuthiết bị có sự cố hoặc hư hỏng nghiêm trọng thì bắt buộc phải mang sửa chữa,kiểm định lại; nếu có hư hỏng hay sự cố nhỏ có thể khắc phục, sửa chữa tại chỗthì phải tiến hành sửa chữa kịp thời. Khi hệ thống thiếtbị đảm bảo khảnăng làm việc an toàn mới được đưa vào thi công. b. Chuẩn bị nguồn điện. Đối với những bộnguồn thuỷ lực có nguồn động lực là động cơ điện hoặc bộ phân phối điều khiểnbằng điện, ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng nguồn điện cho bộ nguồn thuỷ lực.Ngoài ra nguồn điện còn phục vụ cho nhu cầu chiếu sáng khu vực thi công và vậnhành thiết bị. c. Kiểm tra lắp đặt bó thép CĐC. – Thép sợi sử dụng để sản xuất bó thép CĐC phải được căng kéo thẳng bằng cácmáy chuyên dùng. Các bó thép để sử dụng trong cùng một dầm phải cùng một chủngloại. – Trong cùng một dầm chỉ sử dụng một loại neo. – Nghiêm cấm cắt cốt thép bằng mỏ cắt hoặc bằng lửa ôxi – axêtylen, nghiêm cấmdùng que hàn để cắt thép. Tránh việc cắt dầm cốt théo DƯL, không có bảo vệ gâyảnh hưởng đến việc tăng nhiệt độ và bắn tia lửa điện vào thép CĐC. – Bóthép cần chuẩn bị trên bệ căng, đảm bảo độ chặt chẽ khi kéo căng, tạo thànhhình dạng bó thép thẳng đều, các tao thép đúng thứ tự trong lỗ tạo DƯL. – Các bó thép cần bảo quản khỏi bị rỉ do ẩm ớt của không khí. Không được làmdính dầu mỡ, đất cát, không được làm xây sát biến dạng bó thép. – Sử dụng con “chuột” thép  thông lỗ tiêu chuẩn để kiểm tra cácống ghen, nếu thông lỗ tiêu chuẩn không qua được phải có biện pháp xử lý. – Trước khi luồn bó thép CĐC cần phun nước rửa sạch ống gen và neo sau đó làmsạch và  khô tuyệt đối bằng máy bơm nước cao áp và máy nén khí. Căng kéo bóthép CĐC a. Kích căng kéo bó thép CĐC – Dùng kích căng kéo và bộ nguồn phù hợp với bó thép theo thiết kế. Từ hình 2.6 đến hình2.9. thể hiện các bước lắp neo công tác, đĩa đóng neo, kích căng kéo và neocông cụ trước khi tiến hành căng. * Công tác chuẩn bị – Trước khi tiến hành căng kéo bó thép CĐC phải tạo các đường chuẩn trên dầmtheo cả hai phương. – Dùng máy thuỷ bình theo dõi độ vồng ngược của dầm trong quá trình căng kéotheo từng cấp tải trọng. – Chọn điểm đặt máy thuỷ bình: Từ một điểm đặt máy có thể quan sát được 5 điểmtrên toàn bộ chiều dài dầm. – Các mặt cắt cần xác định độ vồng: 0; 1/4L; 1/2L. * Tiến hành căng kéo – Các bước căng kéo được tiến hành theo các cấp tải sau: Bước 1: Căng so dây: lực căng so dây là lực nhỏ thường bằng 0,1Pkdừnglại hồi kích về 0 và kiểm tra (nếu không có sai sót) đánh dấu điểm đo độ dãndài của cáp, ghi chép số liệu thu được và chuyển sang bước 2. Bước 2: Căng đến 0,6 Pk. Hồi kích đóng neo để di chuyển kích (vì hết hànhtrình kích). Dừng lại 5 phút và đo độ dãn dài của cáp thép. Bước 3 : Căng từ 0,6 Pk; 0,8Pk; 1,0Pk (Pk – lực căng kéotiêu chuẩn của bó thép). ở mỗi cấp tải trọng dừng lại 5 phút và đo độ dãn dàicủa cáp. – Việc có tiến hành vượt Pk tiếp tục hay không sẽ được Tư vấnxử lý tại hiện trường (Trong trường hợp lực căng đã đạt mà độ dãn dài chưa đạt,hoặc có hiện tượng DƯL). Để đảm bảo an toàn, chất lượng của quá trình căng kéo, ngoài khâu chuẩn bị phảiđầy đủ, đúng yêu cầu, thì trong quá trình vận hành cũng cần phải quan tâm theodõi một số thông số sau: + Tốc độ kéo: Nếu tốc độ kéo quá nhanh, có thể làm cho các răng của nêm không kịp cắn bám vào cáp, gây trượt cáp và có thể làm đứt cáp. + Đo độ dãn dài củabó thép CĐC – Tương ứng với từng cấp tải trọng đo độ dãn dài của bó cáp so sánh với độ dãndài tính toán của bó cáp do thiết kế cung cấp . – Khi lực căng đã đạt trị số thiết kế mà độ dãn dài chưa đạt cần báo cáo Tư vấnđể giải quyết . b. Đo độ vồng ngược và biến dạng ngang của dầm * Đo độ vồng ngược – Các vị trí để đo độ vồng ngược của dầm tại 5 điểm: 0; 1/4L ; 1/2L. – Máy thuỷ bình hoặc dây để theo dõi độ vồng toàn bộ quá trình căng kéo của dầmvà sau từng bó thép, ghi số liệu độ vồng vào sổ nhật ký. * Theo dõi sự chuyển vị ngang của dầm – Dùng máy kinh vĩ đặt tại 1 điểm trên hướng tim dọc của dầm để theo dõi timdọc dầm trong suốt quá trình căng kéo . c. Các yêu cầu kỹ thuật của quá trình căng kéo bó thép CĐC – Tim lỗ, tim kích và tim neo khi bắt đầu căng kéo được điều chỉnh cho nằm trênmột đường thẳng. – Để tránh khi ép nêm neo và làm xây sát hay đứt cáp, khi lắp nêm neo cần lưu ýkhông để các tao cáp xoắn nhau. – Không cho phép tụt neo đối với bất cứ vị trí đã được xác định trước để chochuyển vị kích được tự do và đảm bảo không có tác dụng lực phụ nào vào kích. – Kiểm tra lực căng kéo của kích bằng đồng hồ với độ chính xác 5%. Độ dãn dài đượcđo với độ chính xác 1mm. – Saisố lực căng của bó cáp ± 5%. – Sai số độ dãn dài trung bình của các bó cáp – 5% đến +10%

Bài viết khác