Bài Thơ: Thu Vịnh (Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến nổi tiếng với chùm thơ ba bài viết về mùa thu Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm. Có lẽ Nguyễn Khuyến đã viết theo lối “chùm ba” của Đỗ Phủ – đại thi hào Trung Quốc này nổi tiếng với Tam biệt, Tam lại…). Theo nhận xét của Xuân Diệu thì trong ba bài thơ mùa thu của Nguyễn Khuyên, bài thơ mang cái hồn cua cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao. Thu vịnh mang cái thần của cảnh mùa thu xứ Bắc và cả tâm sự u uẩn của thi nhân:

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao.Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.Nước biếc trông như tảng khói phủ,Song thưa để mặc bóng trăng vàoMấy chùm trước giậu hoa năm ngoáiMột tiếng trên không ngỗng nước nào?Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Bức tranh vẽ mùa thu được tác giả phác hoạ với không gian thoáng đãng. Nến trời chấm phá một nét nhẹ, mềm của cảnh trúc:

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Mùa thu của xứ Bắc có bầu trời cao xanh trong đã hiện lên trong thơ Nguyễn Khuyến là “trời thu xanh ngắt”. Màu sắc ấy là màu của trời thu mà cũng là cái tình tha thiết của thi nhân đối với mùa thu, đối với quê hương lang cảnh. Không gian mở ra thăm thẳm “mấy tầng cao”, một cần trúc (trúc chứ không phải là tre) vươn lên trên nền trời thu “xanh ngắt”. Nét cong mềm của “cần trúc” vươn lên một cách thanh cao, không uỷ mị như rặng liễu đìu hiu buông xuống trong thơ mùa thu của Xuân Diệu. Từ láy “lơ phơ” gợi tả vẻ thưa thớt của những lá trúc lay động bởi gió heo may mùa thu. Từ láy “hát hiu” gợi được sự rung động của cành trúc, hay là sự rung động của tâm hồn thi nhân trước cảnh thu, trời thu đượm buồn?

Bức tranh mùa thu trong Thu vịnh cứ được thêm hoà sắc mới, đường nét, hình ảnh mới:

Nước biếc trông như tầng khói phủSong thưa để mặc bóng trăng vào

Hình ảnh mùa thu được pha thêm màu “nước biếc”, thêm một sắc xanh tha thiết nữa, màu của áo thu trong xanh, với “khói phủ” nhạt nhoà. “Khói” dãy gợi nhứ “khói sóng” trong thơ Thối Hiệu “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”. Cảnh đêm thu thật là huyền diệu. Lại thêm có trăng. Thi nhân mở ra đón trăng “Song thưa để mặc bóng trăng vào”. Trong đêm thu thanh tĩnh, trăng là người bạn tri kỉ của thi nhân. Có ánh trăng thu, bức tranh mùa thu trong thơ thêm sáng. Mọi vật trong đêm thu được pha thêm ánh trăng huyền ảo, mộng mơ.

Cảnh thu thêm huyền hoặc, từ màu hoa cho đến tiếng chim:

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoáiMột tiếng trên không ngỗng nước nào?

Hoa mùa thu không đổi, không có sắc màu vì khói phủ nhạt nhoà hay nhà thơ mất hết ý niệm về thời gian? “Mấy chùm trước giậu” làm sao biết được đó là hoa gì, màu sắc như thế nào. Chỉ biết đó là “hoa năm ngoái”. Tứ thơ của Nguyễn Khuyến còn trừu tượng hơn, ở đây chẳng có hoa đào, hoa cúc gì cả. Hình ảnh “hoa năm ngoái” thể hiện thời gian ngưng đọng, tâm trạng bất biến của thi nhân. Câu thơ thể hiện một nỗi buồn man mác. Âm thanh mùa thu là một tiếng ngỗng trời xa lạ “ngỗng nước nào”. Tiếng ngỗng trời lạnh cả không gian mùa thu đã làm thổn thức nỗi lòng của thi nhân.

Đêm thu huyền diệu dã gợi cảm hứng cho nhà thơ. Thi hứng cũng chợt đến trong nỗi niềm u uẩn của thi nhân:

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút.Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Trước cảnh thu huyền diệu, nhà thơ đã bộc lộ trực tiếp nỗi lòng của mình. Theo quan điểm của Nguyễn Khuyến mà cũng là quan điểm của các nhà thơ chân chính, thơ gắn liền với nhân cách, nhân cách lớn thì thơ lớn.

Rung động trước mùa thu, cất bút định làm thơ, Nguyễn Khuyến cảm thấy “thẹn với ông Đào”. Ông Đào ở đây tức là Đào Tiềm (Đào Uyên Minh), một nhà thơ nổi tiếng ở Trung Quốc thời Lục Triều. Ông đỗ tiến sĩ, ra làm quan, rồi chán ghét cảnh quan trường thối nát đã treo ấn từ quan, lui về ẩn dật và có bài Qui khứ lai từ rất nổi tiếng. Sao cụ Nguyễn lại “thẹn” với ông Đào? Thái độ này chưa từng thấy đối với các thi nhân cổ kim. về khoa bảng, ông Đào đỗ tiến sĩ, cụ Nguyễn cũng đỗ tiến sĩ, cụ Nguyỗn lại còn có Tam Nguyên, người đời gọi cụ là Tam Nguyên Yên Đổ. Về tài học, thơ của Nguyễn Khuyến kém gì thơ Đào Uyên Minh? Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ cổ điển lớn nhất của nước nhà được Xuân Diệu phong là “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam” và hết lời ngợi ca. Có lẽ cụ Nguyễn “thẹn với ông Đào” là về khí tiết. Cụ Nguyễn thiếu cái dũng khí của ông Đào, người đã tư quan một cách dứt khoat, trở thành một nhân vật lừng danh về khí tiết trong giới quan trường Trung Hoa. Còn Nguyễn Khuyến thì lúng túng khi ra làm quan (thời đó ra làm quan tránh sao khỏi là tay sai của giặc Pháp) và lừng khừng khi đồng cảm cùa người đời. Đã về ẩn dật rồi, cụ Nguyễn vẫn còn chưa nguôi ân hận về những năm tham gia guồng máy chính quyền thối nát tàn bạo thời bấy giờ. Câu thơ của một tấm lòng chân thực là nỗi niỏm u uẩn của một nhân cách lớn, của một nhà thơ lớn.

Thu vịnh là một bài thơ hay viết về mùa thu cua Nguyễn Khuyến. Bức tranh mùa thu với màu sắc thanh đạm, đường nét uyển chuyển, không gian cao rộng, cảnh vật huyền ảo dưới ánh nắng trắng trong thể hiện nỗi lòng tha thiết của nhà thơ đối với quê hương đất nước. Nhân vẻ đẹp của đêm thu. Nhà thơ cũng bộc bạch tâm sự sâu kín, chân thật của mình hết sức cảm động.

Thiên nhiên mùa thu của quê hương làng cảnh Việt Nam, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến đẹp một cách thanh cao, gợi cảm, hồn hậu, khiến chúng ta càng thêm yêu, thêm quí quê hương đất nước của mình.

Bình Giảng Bài Thơ “Thu Vịnh” (Nguyễn Khuyến)

Bài làm

Nguyễn Khuyến có nhiều bài thơ thu viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. “Thu vịnh” là một trong ba bài thơ Nôm nổi tiếng: “Thu điếu”, “Thu ẩm” và “Thu vịnh”. Chùm thơ này đã đưa Nguyễn Khuyến lên vị trí hàng đầu trong các nhà thơ viết về mùa thu của quê hương, làng cảnh Việt Nam.

Đáng lưu ý là các chi tiết trong bài thơ này đều rút ra từ cảnh vật quen thuộc nơi quê hương tác giả. Vùng đồng chiêm trũng một năm chỉ làm được một vụ, còn toàn là ngập nước. Trong làng vô số ao chuôm với những bờ tre quanh co bao bọc những mái tranh nghèo. Mở đầu là cảnh bầu trời bao la, bát ngát:

“Trời thu xanh ngắt mấy từng cao Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”.

Nền trời thu xanh ngắt là xanh mà có chiều sâu. Mấy từng cao là rất cao, tưởng tượng thấy nhiểu lớp, nhiều tầng nối tiếp nhau cao. Trời thu không mây, xanh thăm thẳm và rộng không cùng. Trên cái nền ấy nổi bật lên hình ảnh thanh tú sinh động của cần trúc (cây trúc non dáng cong cong như chiếc cần câu) đang đong đưa khe khẽ trước gió thu. Gió hắt hiu là gió nhẹ và như chứa chất gì đó bên trong. Tất cả đều như có một mối cảm thông thầm lặng, sâu kín, rất êm, rất nhẹ, tinh tế và khó nắm bắt… Cái động của “cần trúc” càng làm tăng thêm cái thinh lặng, sâu thẳm của màu trời. Màu trời như dồn tất cả cái sâu lắng vào bên trong của “cần trúc “, để cho nó vừa đủ đong đưa mà cũng vừa đủ đứng yên. Đó là cái động và cái tĩnh trong nhau của mùa thu.

Hai câu đề chấm phá hai nét cảnh thu đơn sơ, thanh thoát nhưng nhịp nhàng với tâm hổn tác giả. Trong đó, mọi chi tiết, sắc màu, đường nét, cử động đều hài hoà, giao cảm với nhau. Mới nói đến trời thu nhưng đã chứa cả hồn thu trong đó.

“Nước biếc trông như từng khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào”.

“Nước biếc” là màu nước đặc trưng của mùa thu. Khí trời mùa thu se lạnh. Lúc sáng sớm hay lúc hoàng hôn, nước trong ao hồ thường được phủ lên một lớp sương mỏng xa trông như khói. Ở đây, cảnh mặt nước khói sương ấy qua tâm hồn Nguyễn Khuyến đã thành một dáng thu ngâm vịnh. “Từng khói phủ” không như “làn khói phủ “. Khói đã trở nên dày hơn, nhiều lớp hơn, có chiều cao, có độ sâu, như có gì chứa chất, và cái đó được phủ lên, trùm lên, che khuất vào trong. “Nước biếc ” có “từng khói phủ” là nước không còn màu biếc nữa, lẫn vào làn khói lam mờ, hoá mông lung, huyền ảo. Đó là dáng thu trên mặt đất, sau dáng thu ở bầu trời.

“Song thưa” gợi ý nhẹ, thanh, cởi mở. “Bóng trăng” vào qua “song thưa” để ngỏ thì “bóng trăng” trở nên mênh mông hơn, thoải mái hơn. Nhưng tất cả đều lặng lẽ và bên trong cái im lìm ấy lại là cái gì đang chờ đợi, đang sắp sửa. Nếu ở câu trên là một trạng thái có chiều cao, có độ sâu, trùm lên, phủ lên thành một khối, một thể tích gì đấy, thì ở câu này lại là một trạng thái mở ra, tràn vào, bày ra một bề rộng, một cái diện. Cái diện ấy, mặc dù hình như bị giới hạn bởi cửa sổ “song thưa”, nhưng vẫn có mênh mông ở bên trong, ở tinh thần và âm điệu… Song dù khối hay diện cũng đều lặng yên, chất chứa suy tư.

Cảnh vật trong bốn câu thơ đầu dường như không cùng trong một thời điểm. Nhìn thấy cảnh trời xanh, “cần trúc lơ phơ” là lúc đang trưa. “Nước biếc” có sương khói phủ là lúc hoàng hôn và bóng trăng tràn qua song cửa là lúc trời đã vào đêm… Cảnh trí được vẽ ra liên tục nhưng không cùng một thời điểm, một không gian. Có điều, mối dây liên kết tất cả lại là tâm tình thống nhất của tác giả.

Ngòi bút theo chiều tâm tư nhà thơ mà chọn mấy nét cảnh vật kia. Tuy khác nhau nhưng hình như đều cùng nhất trí gợi lên một trạng thái lặng yên, nhiểu cảm thông và ẩn giấu vào bên trong. Đó là tâm tư tác giả, là linh hồn của mùa thu.

Tâm trạng ấy chi phối tiếp cách nhìn, cách nghĩ của Nguyễn Khuyến:

“Mấy chùm trước giậu, hoa năm ngoái Một tiếng trên không, ngỗng nước nào?

Sau khi nhìn mặt nước phủ sương, nhìn ánh trăng vào cửa sổ, nhà thơ trông ra bờ giậu ngoài sân. Ở đó, lác đác mấy chùm hoa. Và nhà thơ bỗng dưng thấy… đó là “hoa năm ngoái”.

Trên kia cảnh vật mới là qua con mắt nhìn, chừng nào còn khách quan, đến đây trái tim xúc cảm đã can thiệp vào cảnh vật và cảnh vật khoác thêm màu sắc chủ quan của tác giả. Hoa trước mắt, năm nay hẳn hoi mà cảm thấy là… “hoa năm ngoái”. Điểu gì đã xảy ra trong lòng người? Con người đang ở trong hiện tại mà như lùi về quá khứ hay quá khứ hiện về trong thực tại?

Âm điệu câu thơ theo nhịp 4/1/2: Từ “Mấy chùm trước giậu” đến “hoa năm ngoái” có một đoạn ngẫm nghĩ trong lòng nhà thơ, một đoạn suy tư và sau đó đột nhiên xuất hiện cảm giác “hoa năm ngoái” chứ không phải là hoa năm nay. Cảm giác ấy khiến nhà thơ nghe tiếng ngỗng trên không vẳng xuống mà băn khoăn tự hỏi “ngỗng nước nào?” Mặc dù tiếng ngỗng ấy đã trở nên quen thuộc mỗi độ thu về.

Nếu như trong bốn câu thơ trên, cảnh vật hài hoà, cảm thông nhau trong một nỗi niềm u uất, thì ở đây, con người hài hoà, cảm thông với cảnh vật. Cảnh vật thể hiện tâm tư con người và con người thể hiện lòng mình trong cảnh vật. Như vậy, cảnh vật không chỉ ở con mắt nhìn mà còn ở trái tim rung cảm của nhà thơ. Nhìn mùa thu, nhìn hoa trước sân, nghe tiếng chim trên trời vẳng xuống mà nổi dậy cả một niềm xót xa, lặng lẽ mà như nẫu ruột, chết lòng. Chiều sâu của tâm hồn người lắng vào chiều sâu của câu thơ là vậy.

Trước cảnh thu, hồn thu, cảm hứng thơ trỗi dậy khiến nhà thơ “toan cất bút”, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, lại thấy “thẹn với ông Đào ” nên đành thôi.

“Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”,

Nhà thơ “thẹn” nỗi gì vậy? “Thẹn” vì tài thơ thua kém Đào Tiềm hay là mình chưa có được nhân cách cứng cỏi, khí phách như ông?

Logic bài thơ là từ cảnh đến tình, từ tình đến người. Lời thơ trong câu kết có cái gì đó lửng lơ mà kín đáo. Câu thơ do đó càng làm tăng thêm chất suy tư, nhịp nhàng trong cả bài thơ.

Tác giả miêu tả cảnh thu ở quê hương mình, từ màu trời, ngọn trúc, mặt nước, ánh trăng đến chùm hoa trước giậu, tiếng ngỗng trên không… để đi đến cảm xúc đầy suy tư chất chứa trong cảnh vật. Thông qua đó, nhà thơ gửi gắm tâm trạng xót xa trước cảnh đất nước đã rơi vào tay giặc, quá khứ tốt lành không còn nữa mà mình thì thương đau, bất lực.

“Thu vịnh” là một bài thơ hay. Nó góp phần làm nên tình yêu quê hương đất nước trong thơ Nguyễn Khuyến, cụ thể là tình yêu thiên nhiên thôn dã mà chất chứa ân tình. Trình độ nghệ thuật của bài thơ đã đạt đến mức tinh vi, cổ điển, không dễ mấy ai sánh được.

Comments

Bình Giảng Bài Thơ Thu Vịnh Của Nguyễn Khuyến

Đề bài: Bình giảng bài thơ “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến.

Bài văn mẫu

Nguyễn Khuyến có nhiều bài thơ thu viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. “Thu vịnh” là một trong ba bài thơ Nôm nổi tiếng: “Thu điếu”, “Thu ẩm” và “Thu vịnh”. Chùm thơ này đã đưa Nguyễn Khuyến lên vị trí hàng đầu trong các nhà thơ viết về mùa thu của quê hương, làng cảnh Việt Nam.

Đáng lưu ý là các chi tiết trong bài thơ này đều rút ra từ cảnh vật quen thuộc nơi quê hương tác giả. Vùng đồng chiêm trũng một năm chỉ làm được một vụ, còn toàn là ngập nước. Trong làng vô số ao chuôm với những bờ tre quanh co bao bọc những mái tranh nghèo. Mở đầu là cảnh bầu trời bao la, bát ngát:

“Trời thu xanh ngắt mấy từng cao

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”.

Nền trời thu xanh ngắt là xanh mà có chiều sâu. Mấy từng cao là rất cao, tưởng tượng thấy nhiểu lớp, nhiều tầng nối tiếp nhau cao. Trời thu không mây, xanh thăm thẳm và rộng không cùng. Trên cái nền ấy nổi bật lên hình ảnh thanh tú sinh động của cần trúc (cây trúc non dáng cong cong như chiếc cần câu) đang đong đưa khe khẽ trước gió thu. Gió hắt hiu là gió nhẹ và như chứa chất gì đó bên trong. Tất cả đều như có một mối cảm thông thầm lặng, sâu kín, rất êm, rất nhẹ, tinh tế và khó nắm bắt… Cái động của “cần trúc” càng làm tăng thêm cái thinh lặng, sâu thẳm của màu trời. Màu trời như dồn tất cả cái sâu lắng vào bên trong của “cần trúc “, để cho nó vừa đủ đong đưa mà cũng vừa đủ đứng yên. Đó là cái động và cái tĩnh trong nhau của mùa thu.

Hai câu đề chấm phá hai nét cảnh thu đơn sơ, thanh thoát nhưng nhịp nhàng với tâm hổn tác giả. Trong đó, mọi chi tiết, sắc màu, đường nét, cử động đều hài hoà, giao cảm với nhau. Mới nói đến trời thu nhưng đã chứa cả hồn thu trong đó.

“Nước biếc trông như từng khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào”.

“Nước biếc” là màu nước đặc trưng của mùa thu. Khí trời mùa thu se lạnh. Lúc sáng sớm hay lúc hoàng hôn, nước trong ao hồ thường được phủ lên một lớp sương mỏng xa trông như khói. Ở đây, cảnh mặt nước khói sương ấy qua tâm hồn Nguyễn Khuyến đã thành một dáng thu ngâm vịnh. “Từng khói phủ” không như “làn khói phủ “. Khói đã trở nên dày hơn, nhiều lớp hơn, có chiều cao, có độ sâu, như có gì chứa chất, và cái đó được phủ lên, trùm lên, che khuất vào trong. “Nước biếc ” có “từng khói phủ” là nước không còn màu biếc nữa, lẫn vào làn khói lam mờ, hoá mông lung, huyền ảo. Đó là dáng thu trên mặt đất, sau dáng thu ở bầu trời.

“Song thưa” gợi ý nhẹ, thanh, cởi mở. “Bóng trăng” vào qua “song thưa” để ngỏ thì “bóng trăng” trở nên mênh mông hơn, thoải mái hơn. Nhưng tất cả đều lặng lẽ và bên trong cái im lìm ấy lại là cái gì đang chờ đợi, đang sắp sửa. Nếu ở câu trên là một trạng thái có chiều cao, có độ sâu, trùm lên, phủ lên thành một khối, một thể tích gì đấy, thì ở câu này lại là một trạng thái mở ra, tràn vào, bày ra một bề rộng, một cái diện. Cái diện ấy, mặc dù hình như bị giới hạn bởi cửa sổ “song thưa”, nhưng vẫn có mênh mông ở bên trong, ở tinh thần và âm điệu… Song dù khối hay diện cũng đều lặng yên, chất chứa suy tư.

Cảnh vật trong bốn câu thơ đầu dường như không cùng trong một thời điểm. Nhìn thấy cảnh trời xanh, “cần trúc lơ phơ” là lúc đang trưa. “Nước biếc” có sương khói phủ là lúc hoàng hôn và bóng trăng tràn qua song cửa là lúc trời đã vào đêm… Cảnh trí được vẽ ra liên tục nhưng không cùng một thời điểm, một không gian. Có điều, mối dây liên kết tất cả lại là tâm tình thống nhất của tác giả.

Ngòi bút theo chiều tâm tư nhà thơ mà chọn mấy nét cảnh vật kia. Tuy khác nhau nhưng hình như đều cùng nhất trí gợi lên một trạng thái lặng yên, nhiểu cảm thông và ẩn giấu vào bên trong. Đó là tâm tư tác giả, là linh hồn của mùa thu.

Tâm trạng ấy chi phối tiếp cách nhìn, cách nghĩ của Nguyễn Khuyến:

“Mấy chùm trước giậu, hoa năm ngoái

Một tiếng trên không, ngỗng nước nào?

Sau khi nhìn mặt nước phủ sương, nhìn ánh trăng vào cửa sổ, nhà thơ trông ra bờ giậu ngoài sân. Ở đó, lác đác mấy chùm hoa. Và nhà thơ bỗng dưng thấy… đó là “hoa năm ngoái”.

Trên kia cảnh vật mới là qua con mắt nhìn, chừng nào còn khách quan, đến đây trái tim xúc cảm đã can thiệp vào cảnh vật và cảnh vật khoác thêm màu sắc chủ quan của tác giả. Hoa trước mắt, năm nay hẳn hoi mà cảm thấy là… “hoa năm ngoái”. Điểu gì đã xảy ra trong lòng người? Con người đang ở trong hiện tại mà như lùi về quá khứ hay quá khứ hiện về trong thực tại?

Âm điệu câu thơ theo nhịp 4/1/2: Từ “Mấy chùm trước giậu” đến “hoa năm ngoái” có một đoạn ngẫm nghĩ trong lòng nhà thơ, một đoạn suy tư và sau đó đột nhiên xuất hiện cảm giác “hoa năm ngoái” chứ không phải là hoa năm nay. Cảm giác ấy khiến nhà thơ nghe tiếng ngỗng trên không vẳng xuống mà băn khoăn tự hỏi “ngỗng nước nào?” Mặc dù tiếng ngỗng ấy đã trở nên quen thuộc mỗi độ thu về.

Nếu như trong bốn câu thơ trên, cảnh vật hài hoà, cảm thông nhau trong một nỗi niềm u uất, thì ở đây, con người hài hoà, cảm thông với cảnh vật. Cảnh vật thể hiện tâm tư con người và con người thể hiện lòng mình trong cảnh vật. Như vậy, cảnh vật không chỉ ở con mắt nhìn mà còn ở trái tim rung cảm của nhà thơ. Nhìn mùa thu, nhìn hoa trước sân, nghe tiếng chim trên trời vẳng xuống mà nổi dậy cả một niềm xót xa, lặng lẽ mà như nẫu ruột, chết lòng. Chiều sâu của tâm hồn người lắng vào chiều sâu của câu thơ là vậy.

Trước cảnh thu, hồn thu, cảm hứng thơ trỗi dậy khiến nhà thơ “toan cất bút”, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, lại thấy “thẹn với ông Đào ” nên đành thôi.

“Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”,

Nhà thơ “thẹn” nỗi gì vậy? “Thẹn” vì tài thơ thua kém Đào Tiềm hay là mình chưa có được nhân cách cứng cỏi, khí phách như ông?

Logic bài thơ là từ cảnh đến tình, từ tình đến người. Lời thơ trong câu kết có cái gì đó lửng lơ mà kín đáo. Câu thơ do đó càng làm tăng thêm chất suy tư, nhịp nhàng trong cả bài thơ.

Tác giả miêu tả cảnh thu ở quê hương mình, từ màu trời, ngọn trúc, mặt nước, ánh trăng đến chùm hoa trước giậu, tiếng ngỗng trên không… để đi đến cảm xúc đầy suy tư chất chứa trong cảnh vật. Thông qua đó, nhà thơ gửi gắm tâm trạng xót xa trước cảnh đất nước đã rơi vào tay giặc, quá khứ tốt lành không còn nữa mà mình thì thương đau, bất lực.

“Thu vịnh” là một bài thơ hay. Nó góp phần làm nên tình yêu quê hương đất nước trong thơ Nguyễn Khuyến, cụ thể là tình yêu thiên nhiên thôn dã mà chất chứa ân tình. Trình độ nghệ thuật của bài thơ đã đạt đến mức tinh vi, cổ điển, không dễ mấy ai sánh được.

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại chúng tôi

Biện Pháp Nghệ Thuật Trong Bài Thơ Bánh Trôi Nước Lớp 7

Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là bài thơ rất hay trong chương trình lớp 7, trong bài này sử dụng những biện pháp nghệ thuật, tu từ, xem bên dưới để biết tác giả đã sử dụng chúng hiệu quả như thế nào.

Tác giả – Tác phẩm

Hồ Xuân Hương, sống ở khoảng cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Bà được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm” với những bài thơ Nôm viết về người phụ nữ nổi tiếng. Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam với những giá trị cho đến tận ngày nay. Cuộc đời Hồ Xuân Hương trải qua nhiều thăng trầm, sống ở thời kì Lê mạt – Nguyễn Sơ, đây được coi là giai đoạn với nhiều biến động trong xã hội. Tuy nhiên, dù ở thời kì cuối phong kiến bà vẫn có cuộc sống êm đềm ở chốn phồn hoa – cổ Nguyệt đường ven Tây hồ. Bà là một người phụ nữ thông minh, tài giỏi, có thiên phú về thơ ca đồng thời cũng hiểu biết rộng và giao du với nhiều nhà thơ, nhà văn lúc bấy giờ. Tuy nhiên trong con đường tình duyên, bà lại không mấy suôn sẻ, đều làm lẽ qua hai đời chồng và hạnh phúc cũng ngắn ngủi.

Các sáng tác của Hồ Xuân Hương luôn để lại những giá trị ý nghĩa sâu sắc. Các đề tài luôn xoay quanh tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Tuy nhiên khi nhắc đến thơ Nôm không thể không nhắc tới những bài thơ viết về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Có thể nói thơ Hồ Xuân Hương khi viết về người phụ nữ cũng chính là tiếng lòng của bà, tiếc thay cho thân phận chính mình. Trong đó vừa có sự hóm hỉnh, sâu cay vừa có gì đó xót xa, từng trải nhưng không kém phần ngạo nghễ. Các tập thơ nổi tiếng như “Xuân Hương thi tập”, “Lưu hương ký”…

-Hoàn cảnh sáng tác bài “Bánh trôi nước”: là một người phụ nữ sống trong thời kì phong kiến, bà tiếp xúc với nhiều người dân lao động nghèo, đặc biệt là những người phụ nữ bị áp bức bất công. Trong xã hội đó luôn đề cao tinh thần trọng nam khinh nữ, chế độ đa thê đa thiếp khiến cho người phụ nữ bị rè rúng, sống cuộc đời bị hắt hủi, đau thương. Chính vì thương thay cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ đó bà đã chiêm nghiệm và viết nên bài “Bánh trôi nước”.

Giá trị nội dung

Bài thơ “Bánh trôi nước” có giá trị nội dung, ý nghĩa sâu sắc. Thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi với nhiều tầng nghĩa, được miêu tả thực, Hồ Xuân Hương đã làm hiện rõ hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa không chỉ cho thân phận người phụ nữ mà còn là cho chính bản thân mình. Sống ở thời kì mà xã hội không có chỗ cho người phụ nữ lên tiếng nên bà chỉ còn cách gửi gắm nỗi lòng vào những vần thơ. Thân phận người phụ nữ hiện lên với những bất hạnh, khổ đau, lênh đênh, lận đận không thể làm chủ cho chính mình. Song người con gái ấy vẫn một lòng son sắt, thủy chung. Vẻ đẹp đó thật đáng ngợi ca.

Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài Bánh trôi nước

Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Bánh trôi nước gồm có:

-Ẩn dụ: tác giả mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về thân phận của những người con gái xưa dù tài hoa, xinh đẹp trong xã hội xưa mà số phận lênh đênh trôi nổi, số phận của họ lại bị phụ thuộc vào những kẻ khác.

-Thành ngữ: “bảy nổi ba chìm” mục đích để nói về cuộc đời đầy lận đận, bấp bênh của những người phụ nữ của những kiếp hồng nhan bạc phận của phụ nữ xưa.

– Điệp từ sử dụng từ “vừa” trong câu “thân em vừa trắng lại vừa tròn” nói lên những người phụ nữ xưa đều rất tài giỏi và xinh đẹp.

Dàn ý phân tích tác phẩm

-Hình ảnh bánh trôi nước:

+ Bánh trôi nước là loại bánh nổi tiếng của miền bắc. Hình dáng bên ngoài: trắng, tròn.

+Cách làm bánh: Lớp bên ngoài là lớp vỏ bánh được nặn tròn, nhân bên trong màu đỏ. Luộc bánh để qua mấy lần chìm nổi thì mới chín và ngon. Khi nặn bánh độ tròn méo như nào phụ thuộc vào tay người nặn. Khi chín vỏ bánh mềm và nhân bên trong vẫn không hề bị méo.

-Hình ảnh người phụ nữ:

+ Cách dùng: thông qua hình ảnh bánh trôi nước để liên hệ đến thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Hình ảnh bên ngoài của bánh trắng tròn đại diện cho vẻ đẹp hình thức của người con gái. Hình ảnh “bảy nổi ba chìm” chỉ số phận của họ lênh đênh lận đận. “Rắn nát” hay hạnh phúc đều phụ thuộc vào tay người đàn ông trong xã hội.

Các em theo dõi bên dưới để tìm kiếm thêm nhiều bài soạn văn cũng như một số bài văn mẫu hay trong chương trình Ngữ Văn Lớp 7. Chúc các em học tốt Ngữ Văn 7.

” Cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước

Biện Pháp Nghệ Thuật, Tu Từ Sử Dụng Trong Bài Thơ Vội Vàng

Một số nội dung cần ghi nhớ về Vội vàng của Xuân Diệu

– Xuân Diệu ( 1916 – 1985), quê cha ở Can Lộc- Hà Tĩnh, quê mẹ ở Tuy Phước- Bình Định. Ông là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới và là nhà thơ của tình yêu của mùa xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi đắm say và yêu đời thắm thiết. Xuân Diệu đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại trên nhiều lĩnh vực: Thơ ca, văn xuôi, tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn học,

– Thơ Xuân Diệu thể hiện hai tâm trạng trái ngược nhau: Vừa rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống; vừa hoài nghi, chán nản, cô đơn.

– Bài Vội vàng được in trong tập Thơ thơ. Đây là bài thơ thể hiện rõ tâm trạng của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.

Biện pháp nghệ thuật trong Vội vàng của Xuân Diệu

1. Nội dung ở khổ đầu tiên chính là ý tưởng táo bạo và lãng mạn của nhà thơ trước cuộc đời tươi đẹp:

Biện pháp tu từ và nghê thuật trong 4 câu đầu bài Vội vàng

“Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi.”

Đây là hình ảnh Xuân Diệu đang lo âu trước sự phai tàn của cái đẹp,”sợ” sắc màu “nhạt mất”, “sợ” hương thơm “bay đi” bởi ông vô cùng trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống.

* Điệp ngữ ” Tôi muốn ” xuất hiện hai lần với mục đích:

+ Thể hiện khao khát lưu giữ hương sắc cuộc đời đang nồng cháy và rạo rực trong tâm hồn thi sĩ.

+ Nó cũng khẳng định cái tôi trữ tình của nhà thơ, một cái tôi dám đứng lên bộc bạch ước muốn của bản thân, dù những ước muốn ấy hết sức phi lý và quá tầm với. Đây chính là một trong những cái “mới” của “Nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới”, nó trái ngược hoàn toàn với tính phi ngã của văn học trung đại.

* Những động từ “tắt nắng”, “buộc gió” cho thấy:

+ Khát khao đoạt quyền tạo hóa, ngăn lại dòng chảy của thời gian của Xuân Diệu không chỉ lãng mạn, mà còn ngông cuồng, táo bạo.

+ Những mong ước mãnh liệt của thi sĩ xuất phát từ tình yêu da diết với cuộc sống và cái tôi say mê trần thế.

* Giọng điệu trong bốn câu đầu bài mang âm điệu tình yêu tha thiết và mạnh mẽ. Cảm nhận sâu hơn, ta thấy trong lời thơ còn có cả sự tiếc nuối trong những chữ “đừng” đầy day dứt.

2. Nội dung trong khổ 2 bài Vội vàng

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn 2 bài Vội vàng

2.1 Bức tranh thiên đường trần thế qua cảm nhận tuyệt vời của Xuân Diệu “Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si Và này đây ánh sáng chớp hàng mi Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần.”

– Một ước muốn hết sức táo bạo mãnh liệt: muốn ngự trị thiên nhiên, tước đoạt quyền của tạo hóa: “Ước muốn ngăn thời gian chặn sự già nua tàn tạ để tận hưởng hết hương sắc của mùa xuân”.

– Điệp ngữ “này đây” lặp lại trong năm câu thơ liên tiếp đã bộc lộ dụng ý nghệ thuật của tác giả:

+ Âm hưởng thơ vui tươi như bản hòa ca rộn ràng.

+ Tác giả trầm trồ ngạc nhiên khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cuộc sống.

+ “Này đây” như lời giới thiệu, lời mở khi Xuân Diệu miêu tả về một loạt những hình ảnh thiên nhiên sinh động.

– Biện pháp liệt kê cùng trường từ vựng thiên nhiên với những từ “ong bướm”, “hoa”, “đồng nội”, “lá”, “cành tơ”, “yến anh”, “ánh sáng”,… giúp người đọc hình dung ra bày tay kì diệu của tạo hóa reo rắc trên mảnh đất trần thế những gì tinh tú và tươi tốt, trong lành, đẹp đẽ nhất.

2.2. Tiếp theo nữa chính là tâm trạng chán nản hoải nghi bi oan trước thực tế :

– Niềm vui phút chốc tan biến, nỗi lo âu xuất hiện:

“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”

– Dấu chấm giữa câu: cách ngắt câu giữa dòng, một tâm trạng trái ngược xuất hiện: Một của khao khát say mê, một của ai hoài, u uất. Cấu trúc câu đặc biệt này nhấn mạnh và tách biệt cảm xúc của nhà thơ. Ông càng sung sướng đón chào cái đẹp và niềm vui cuộc sống bao nhiêu thì càng nuối tiếc và mong muốn ghìm giữ nó bấy nhiêu.

– Nhà thơ cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian, vạn vật sẽ thay đổi. Niềm vui tan nhanh như một giấc mộng hão huyền trước cái sự thật khắc nghiệt, phũ phàng, cái lạnh lùng nghiệt ngã của quy luật thời gian.

Còn trời đất – chẳng còn tôi. Tuổi trẻ – chẳng hai lần thắm lại.

– Nghệ thuật :

+ Đối lập giữa còn – mất; con người – thiên nhiên; quy luật của đất trời – với quy luật của đời người,

+ Giọng thơ cũng trở nên buồn, ngao ngán, nặng nề u uất.

– Thiên nhiên vì thế nhuốm màu tang thương, ảm đạm – đối kháng với con người:Chia phôi, tiễn biệt, hờn, sợ phai tàn,

– Tác giả rơi vào tâm trạng tuyệt vọng:

Biện pháp tu từ trong khổ 3 bài Vội vàng

3. Nội dung khổ cuối của bài Vội vàng chính là lòng yêu cuộc sống đến đô cuồng si 3.1. Sống với tốc độ phi thường

– Để khắc điều đó, thi sĩ đề ra lối sống gấp gáp, vội vàng: Sống hưởng thụ cái vui trong hiện tại.

3.2. Sống với cường độ sâu sắc, mãnh liệt

– Tình yêu cuồng nhiệt với cuộc sống với đời được thể hiện qua một loạt các động từ và tính từ mạnh: Ôm, riết, say, thâu, cắn; chếnh choáng, no nê, đã đầy, nhiều,

– Nhịp thơ dồn dập, sôi nổi hối hả,cuồng nhiệt.

– Biện pháp điệp: Ta muốn, và, cho…

Tác dụng: Nhịp thơ gấp gáp, sôi nổi; ý thơ nhấn mạnh khát vọng tận hưởng vẻ đẹp cuộc đời và sống đẹp từng giây từng phút.

– Biện pháp liệt kê: mây đưa, gió lượn, cánh bướm, tình yêu, non, nước, mây, cỏ…

Tác dụng: Gợi tả vẻ đẹp tươi, mơn mởn, sự đa dạng, phong phú của thiên nhiên, của cuộc đời khiến nhà thơ đắm say, ngây ngất…