Biện Pháp Nghệ Thuật Người Con Gái Nam Xương / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Chuyện Người Con Gái Nam Xương

Chuyện người con gái Nam Xương

Bài giảng: Chuyện người con gái Nam Xương – Cô Nguyễn Dung (Giáo viên VietJack)

I. Đôi nét về tác giả

– Nguyễn Dữ – có sách phiên âm là Nguyễn Tự (chưa rõ năm sinh năm mất)

– Quê quán: Ông là người huyện Trường Tân, nay là Thanh Miện – Hải Dương

– Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỉ XVI, là thời kì Triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài

– Sự nghiệp sáng tác: Ông học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về, sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hóa. Đó là cách phản kháng của nhiều tri thức tâm huyết đương thời

II. Đôi nét về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

1. Hoàn cảnh sáng tác

“Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục

2. Tóm tắt

Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, là cô gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, lấy Trương Sinh con nhà khá giả nhưng vô học, vũ phu. Cuộc sống vợ chồng chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính. Mẹ chồng nàng vì nhớ thương con mà bệnh nặng qua đời, một mình Vũ Nương gánh vác mọi thứ, tự sinh con một mình đặt tên là Đản. Để bù đắp cho con sự thiếu thốn tình cha, đêm đến Vũ Nương chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản. Khi Trương Sinh trở về nhất quyết bé Đản không chịu nhận cha và nói cha đản thường đến vào buổi tối. Lúc này Trương Sinh nghi ngờ vợ bèn mắng nhiết đánh đuổi nàng, Vũ Nương hết lời giải thích minh oan nhưng chành đều không tin, rồi nàng gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Ít lâu sau bé Đản chỉ bóng Trương Sinh trên tường và bảo đó là cha Đản thì Trương Sinh mới thấu nỗi oan của vợ. Cùng làng Trương Sinh có Phan Lang vì đã cứu thần rùa Linh Phi nên được trả ơn. Trong một bữa tiệc dưới thủy cung, Phan Lang nhận ra Vũ Nương. Nghe Phan Lang kể chuyện nhà, Vũ Nương nhớ chồng con da diết và xin nói với Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng, nàng sẽ trở về. Khi Trương Sinh lập đàn giải oan thì Vũ Nương có hiện lên nhưng chỉ nói vài câu rồi biến mất.

3. Giá trị nội dung

– Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam

– Niềm cảm thương cho số phận bi kịch của họ đòng thời lên án tố cáo các lễ giáo phong kiến vô nhân đạo, các hủ tục hà khắc trong chế độ phong kiến đương thời.

4. Giá trị nghệ thuật

– Truyện viết bằng chữ Hán

– Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo, hoang đường với cách kể chuyện , xây dựng nhân vật thành công

III. Dàn ý phân tích Chuyện người con gái Nam Xương

I. Mở bài

– Giới thiệu một vài nét chủ yếu nhất về tác giả Nguyễn Dữ: Một tác giả học rộng tài cao nhưng bất đắc chí

– Giới thiệu về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương: Là một trong hai mươi truyện ngắn của Truyền kì mạn lục

II. Thân bài

1. Nhân vật Vũ Nương

a. Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương

– Vẻ đẹp trước khi lấy chồng: là một người con gái “tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp” ⇒ một vẻ đẹp chuẩn mực

– Trong cuộc sống vợ chồng:

+ Giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng thất hòa ⇒ Tạo dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình

– Khi tiển chồng đi lính:

+ Dặn dò cẩn thận, đầy tình nghĩa, thủy chung

+ Nàng không mong chồng khi trở về mang “ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ” mà chỉ mong chồng bình yên → ko màng danh lợi

– Khi xa chồng:

+ Đảm đang: Là người mẹ hiền, dâu thảo.

+ Là người vợ thuỷ chung yêu chồng tha thiết: hằng đêm vẫn chỉ vào bóng mình và bảo với con đó là cha nó để vơi đi nỗi nhớ chồng

+ Tận tình, chu đáo rất mực yêu thương con

+ Khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay chu tất

⇒ Là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu người phụ nữ

– Khi bị chồng vu oan:

+ Phân trần để chồng hiểu tấm lòng thủy chung của mình.

+ Nói lên nỗi đau đớn, thất vọng vì không hiểu.

+ Thất vọng tột cùng, nàng chọn cái chết để bày tỏ tấm lòng mình.

⇒ Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiếu thảo, chung thủy, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình

b. Số phận bi kịch của Vũ Nương

– Nguyên nhân của nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương

+ Cuộc hôn nhân không bình đẳng, chiến tranh phi nghĩa

+ Tính Đa nghi của Trương Sinh

+ Lời nói ngây ngô của đứa trẻ con

– Ý nghĩa:

+ Tố cáo chiến tranh, xã hội phong kiến trọng quyền uy người đàn ông và kẻ giàu

+ Bày tỏ niềm cảm thương của tác giả với người phụ nữ

2. Nhân vật Trương Sinh

– Là người không có học thức

– Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần không bình đẳng

– Có tính đa nghi, trở về rất buồn vì mẹ mất.

– Cách xử sự của Trương Sinh khi nghe lời bé Đản nói thể hiện sự hồ đồ, độc đoán ⇒ chính sự ghen tuông mù quáng của Trương Sinh là một nguyên nhân dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.

⇒ Tác giả phê phán sự ghen tuông mù quáng, bày tỏ sự cảm thông và ngợi ca người phụ nữ đức hạnh mà phải chịu nhiều đau khổ, bất hạnh.

3. Những yếu tố kì ảo

– Những yếu tố kì ảo trong tác phẩm:

+ Chuyện Phan Lang nằm mộng thả rùa

+ Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương dưới thủy cung

+ Vũ Nương hiện về giữa uy nghi

⇒ Là những yếu tố hoang đường nhưng vẫn rất thực và gần gũi

– Ý nghĩa:

+ Hoàn chỉnh nét đẹp của Vũ Nương

+ Kết thúc có hậu

+ Không giảm tính bi kịch của tác phẩm, mà tăng giá trị tố cáo và niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ

III. Kết bài

– Khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm: Cách dẫn dắt: khéo léo, tăng tính bi kịch, lời thoại và lời tự bạch khắc họa sâu thêm tính cách nhân vật, các yếu tố kì ảo, kết hợp tự sự với trữ tình…

– Đây là một tác phẩm mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc

Bài giảng: Chuyện người con gái Nam Xương – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 9 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 9 hơn.

tac-gia-tac-pham-lop-9.jsp

Phân Tích Những Đặc Sắc Nghệ Thuật Trong Chuyện Người Con Gái Nam Xương Của Nguyễn Dữ

Phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

Mở bài:

Xây dựng thiên truyện Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đắc sắc. Nhà văn đã xây dựng tính cách nhân vật theo thủ pháp quen thuộc của truyện cổ dân gian, để cho nhân vật trực tiếp bộc lộ bản chất, tính cách bằng những hành động cụ thể. Từ tình huống độc đáo, nhà văn tạo dựng kịch tính truyện gây cấn, kịch liệt.

Thân bài:

Thắt nút truyện bằng yếu tố bất ngờ. Một câu nói ngây thơ nghe như thật của trẻ thơ mà gây bão tố dây chuyền trong cuộc đời. Bão tố nghi kị trong đầu óc nam quyền độc đoán, thiếu trí tuệ; bão tố bất hòa dữ dội phá tan hạnh phúc của một gia đình êm ấm. bão tố oan khiên phá nát cuộc đời của một người con gái trong trắng, phải kết thúc bi thảm trên một dòng sông. Gỡ nút cũng bất ngờ bằng nột câu nói trẻ thơ non dại (khi chỉ cái bóng của chàng Trương trên vách: “cha Đản lại đến kia kìa” thì bao nhiêu oan khiên gây thảm kịch trong phút chốc bỗng được sáng tỏ.

Có thể nói, chi tiết cái bóng được xây dựng rất khéo vừa phù hợp với cách nhìn, cách miêu tả thơ ngây cảu trẻ con vừa khiến cho một người hay đa nghi như Trương Sinh tưởng lầm rằng đó là người đàn ông đêm đêm đến dan díu cùng vợ mình. Chi tiết cái bóng thắt mở câu chuyện cùng với bản tính đa nghi của Trương Sinh đã gây nên cái chết bi thảm cho Vũ Nương.

Truyện có những đoạn đối thoại và những lời tâm linh của nhân vật được sắp xếp đúng chỗ, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, góp phần khắc họa diễn biến tâm lí và tính cách nhân vật. Lời nói của bà mẹ Trương Sinh nhân hậu, từng trải. Lời lẽ của Vũ Nương bao giờ cũng chân thành, dịu dàng, mềm mỏng, có lí, có tình. Đó là lời của người phụ nữ hiền thục, đoan chính. Lời của bé Đản hồn nhiên, ngây thơ, thật thà.

Chuyện đáng lẽ có kết thúc ở đoạn “gỡ nút” truyện, chàng Trương tỉnh ngộ, thấu hiểu nỗi oan của vợ. Nhưng Nguyễn Dữ đã thêm phần Vũ Nương trở về dương thế, gặp chồng trong thoáng chốc. So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, Nguyễn Dữ đã tái tạo, thêm thắt nhiều tình tiết mới lạ, hấp dẫn đem đếm cho truyện những giá trị tư tưởng và thẩm mĩ mới. Chi tiết ấy làm tăng thêm sức hấp dẫn của truyện và hoàn chỉnh tính cách nhân vật Vũ Nương, thỏa mãn ước mơ của nhân dân là “ở hiền gặp lành”, người tốt sẽ được đền bù. Dù có bị oan thì cuối cùng sẽ được giải oan, giúp cho truyện kết thúc có hậu.

Trong truyện, có rất nhiều những yếu tố kì ảo tập trung ở phần sau của truyện như con rùa mai xanh được Phan Lang cứu, Vũ Nương được ở lại Thủy cung, rồi hiện về với kiệu hoa rực rỡ trên sông… Đó là những tình tiết kì ảo, không có thực nhưng đã tạo ra một thế giới nghệ thật lung linh huyền ảo, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn, ẩn chứa trong đó là biết bao mơ ước tốt đẹp của nhà văn dành cho những ngường bất hạnh.

Kết bài:

Chuyện người con gái Nam Xương mãi mãi được coi là áng “thiên cổ kì bút” (bút lạ ngàn đời), nó không chỉ thể hiện văn tài lỗi lạc của Nguyễn Dữ mà còn nói lên tấm lòng nhân đạo của ông thương cảm cho cuộc đời, số phận bất hạnh cảu người phụ nữ trong xã hội cũ. Có thể nói, ông đã xây dựng thành công nhân vật Vũ Nương người con gái là hiện thân cho những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội thời phong kiến: nết na, đức hạnh; đảm đang, tháo vát; thương chồng thương con nhưng cuộc đời lại gặp nhiều cảnh ngộ éo le, ngang trái để từ đó ông lên án gay gắt xã hội đương thời với những hủ tục khắt khe đã chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của biết bao người phụ nữ đáng thương vô tội. Đúng như Nguyễn Du đã từng nói:

“Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Thuyết Minh Về Con Trâu Sử Dụng Biện Pháp Nghệ Thuật Và Yếu Tố Miêu Tả.

Đề tài: Thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam.

Nhóm thực hiện: Tổ 5 – Lớp 9/10

Từ xưa đến nay, hình ảnh con trâu đã đi sâu vào đời sống làng quê Việt Nam. Cứ mỗi khi về quê, ta lại sẽ thấy những chú trâu đang lầm lũi cày bừa dọc theo mảnh ruộng bát ngát. Chính những người bạn ”đồng cam cộng khổ” này mà suốt mấy ngàn năm nay, chúng ta đã được biết bao nhiêu bữa cơm no.

Trâu Việt Nam xuất phát từ giống trâu rừng thuần hoá thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu rừng ở nước ta ngày nay số lượng còn rất ít do gần như đã lai hết với trâu nhà, chủ yếu sống ở miền Tây Thanh Hoá.

Trâu nước ta thuộc lớp thú, các chú thường khoác một lớp da dày khô và bao phủ lên lớp da là bộ lông thưa và cứng màu xám hoặc xám đen với nhiệm vụ điều hoà nhiệt độ vào những buổi hè oi bức. Với thân hình vạm vỡ, đôi vai khoẻ mạnh cùng với hai đôi chân thẳng, gân guốc và chắc như cột nhà, trâu bao giờ cũng khiến cho người nông dân hết sức tin tưởng vào khả năng của mình. Nhưng vẻ đẹp của các chú đâu chỉ nằm ở cái thân hình to khoẻ kia mà còn cả đôi sừng dài, sắc nhọn và cong như lưỡi liềm nữa.Nhìn chung thì kết cấu hình dạng của các chú chủ yếu phù hợp với mục đích kéo cày là chính.

Nguồn lương thực chính của trâu thường là cỏ, dù như thế nhưng khối lượng của trâu rất nặng. Các chú trâu đực thì nặng từ 400-450kg, thì chỉ nặng từ 350-400kg còn nghé hay còn gọi trâu con chỉ nặng chừng 22-25kg. Ba tuổi thì trâu cái đã có thể sinh lứa đầu, mỗi năm các cô sinh một lứa, mỗi lứa một con và một đời trâu cái thường sinh 5-6 nghé con.

Ngày nay, máy móc hiện đại đã có thể giúp người nông dân trong việc cày cáy nhưng hình ảnh ”con trâu đi trước, cái cày theo sau” vẫn rất quen thuộc khi nói đến công việc cày bừa:

“Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Cất cày vốn nghiệp nông gia Ta đây trâu đấy ai mà quản công…”

Bằng việc nhìn ngắm những chú trâu với tinh thần sung sức cùng với cặp sừng nhọn hoắt của mình va chạm vào nhau và hết mình hò hét, người dân đã phần nào giải toả được những căng thẳng hàng ngày. Đó chẳng phải là nhờ công của các chú trâu đầy uy nghi và oai phong hay sao? Thậm chí tuổi thơ Việt Nam cũng gắn bó mật thiết với trâu. Chỉ cần về quê, bạn sẽ thấy ngay những đứa trẻ đang vui vẻ thả những chiếc diều đầy màu sắc và hình thù hay say sưa thổi những khúc sáo trên tấm lưng vững chắc điển hình của loài trâu. Trâu còn là phương tiện di chuyển của trẻ em vào những buổi đi học và nhà thơ Giảng Nam đã đưa hình ảnh này bài thơ ”Quê hương” của ông:

Thưở còn thơ ngày hai buổi đến trường, Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ. Ai bảo chăn trâu là khổ Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.”

Tất nhiên ta không thể quên những buổi đánh trận giả đã trở thành thú vui quen thuộc của tuổi thơ trẻ em nông thôn. Các chú trâu dường như cũng hoà mình vào trò chơi kinh điển này. Trông các chú chẳng khác gì những chiến binh quả cảm đang chiến đấu cùng người đồng chí tí hon của mình. Và những khung cảnh làng quê thuần thuý này đã được đưa vào những bài thơ ca nổi tiếng, xuất hiện trong các bức tranh Đông Hồ truyền thống đầy nghệ thuật, nó đã tốn biết bao nhiêu giấy mực của các nhà văn, nhà thơ . Chính Vua Trần Nhân Tông cũng đã nhắc đến hình ảnh con trâu trong bài ”Thiên trường vãn vọng” của ông: ”Mục đồng sáo vẳng, trâu về hết”. N hững kỉ niệm mà trâu mang lại cho ta thật đáng quý làm sao!

Hình ảnh chú trâu còn đã từng là biểu tượng của SEA Games 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam. Biểu tượng ” chú trâu vàng” mặc bộ quần áo cầu thủ chào đón vận động viên chính là sự tôn trọng to lớn của không chỉ riêng Việt Nam mà cả Đông Nam Á đối với trâu. Trâu gắn bó đó với mọi người, từ già đến trẻ, từ núi cao đến đồng bằng,… ở mọi nơi. Chính vì thế chúng ta cần phải trân trọng điều này, quý trọng cái biểu tượng linh thiêng này.

Những giá trị tinh thần lẫn vật chất mà trâu mang lại cho dân Việt Nam thật sự không đếm hết. Do đó, tuy đã qua nhiều thế kỉ nhưng hình ảnh chú trâu vẫn in đậm trong lòng mỗi người Việt Nam chúng ta.

*Chú thích: Những câu in đậm được có sử dụng yếu tố miêu tả Những câu viết nghiêng và gạch dưới có sử dụng yếu tố nghệ thuật

Các Biện Pháp Nghệ Thuật Tu Từ

So sánh là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

Nhân hoá là gọi hoặc tả nhân vật cây cối đồ vật. bằng những từ ngữ vốn đc dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới đồ vật cây cối loài vật. trở nên gần gũi với con người biểu thị đc suy nghĩ tình cảm của con ng

ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

Hoán dụ là gọi tên sự vật hiện tượng bằng tên của một sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

5,6. Điệp từ điệp ngữ

điệp từ điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp đi lặp lại có dụng ý nghệ thuật

7. thậm xưng ( nói quá )

Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật hiên tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm

Các biện pháp nghệ thuật tu từ 1. So sánh So sánh là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt 2. nhân hoá Nhân hoá là gọi hoặc tả nhân vật cây cối đồ vật… bằng những từ ngữ vốn đc dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới đồ vật cây cối loài vật… trở nên gần gũi với con người biểu thị đc suy nghĩ tình cảm của con ng 3. ẩn dụ ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt 4. hoán dụ Hoán dụ là gọi tên sự vật hiện tượng bằng tên của một sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt 5,6. Điệp từ điệp ngữ điệp từ điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp đi lặp lại có dụng ý nghệ thuật 7. thậm xưng ( nói quá ) Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật hiên tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm 8. Chơi chữ Chơi chữ là biện pháp khai thác hiện tượng đồng âm khác nghĩa để tạo sắc thái dí dỏm hài hước cho lời ăn tiếng nói hoặc câu văn câu thơ 9. câu hỏi tu từ – tạo ấn tượng nhấn mạnh tô đậm – khẳng định chính kiến của người viết Các bút pháp nghệ thuật bút pháp ước lệ tượng trưng Ước lệ : sử dụng hình ảnh mang tính chất quy ước đã trở thành thông lệ thói quen tượng trưng là những chi tiết hình ảnh mang ý nghĩa đặc trưng tiêu biểu người ta thường lấy thiên nhiên làm chuẩn mực thước đo cho mọi giá trị trong truyện kiều: bút pháp ước lệ tượng trưng để miêu tả nhân vật chính diện thiên nhiên biết thuý vân đẹp nhưng hok đố kị, và Ng Du đã dùng nghệ thuật đòn bẩy để miêu tả kiều hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh, dự báo 1 tương lai sóng gió khi đã vượt qua giới hạn của tự nhiên, kiều hok còn của riêng ng du nữa mà kiều là số phận của cả dân tộc mình thuý vân và kim trọng là những con ng đạt đến vẻ đẹp của thiên nhiên nhưng đạt đến mức hài hoà cân xứng với vẻ đẹp tự nhiên vốn có, nhưng thuý kiều và từ hải vẻ đẹp của họ đã vượt qua chuẩn mực tự nhiên đời thường để thành vẻ đẹp phi thường và khác lạ và sau này cuộc đời dự báo tất cả qua các thủ pháp đó của ng du, và khi dùng bút pháp ước lệ như vậy thể hiện từ 1 cảm hứng ngợi ca bộc lộ thái độ tư tưởng đề cao tran trọng và ngưỡng vọng với những nhân vật mà mình thể hiện bút pháp tả thực phản ánh một cách chân thực những đặc điểm của sự vật hiện tượng trong truyện kiều bút pháp tả thực đc dùng để tố cáo nhân vật phản diện. Kì kèo bớt 1 thêm 2 đã cho ta thấy mã giám sinh hok chỉ là kẻ vô học mà còn là 1 kon buôn, chỉ 1 chữ “tót” cho ta thấy đc sự vô học của hắn bút pháp ước lệ tượng trưng là sự tôn trọng kính trọng còn bút pháp tả thực chỉ sự khinh bỉ bút pháp tả cảnh ngụ tình trong miêu tả cảnh vật thiên nhiên đã ẩn chứa cảm xúc tình cảm của con ng trong đó: tình cảm của nhà thơ, tình cảm của nhân vật trong tác phẩm tác dụng: tình ý trong văn bản hàm súc sâu sắc kín đáo mà vẫn chứa sức gợi và tạo liên tưởng cho ng đọc truyện kiều của ng du đã sử dụng bút pháp này 1 cách nhuần nhuyễn mà có nhiều cấu nhiều đoạn đã đạt đến đỉnh điểm của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình