Biện Pháp Khắc Phục Môi Trường Nước / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Biện Pháp Khắc Phục Ô Nhiễm Môi Trường Nước Nuôi Tôm

Ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm đang ở mức báo động, đe dọa sự sống của rừng phòng hộ, tiềm ẩn sự bùng phát dịch bệnh trên tôm và tác động xấu đến đời sống sản xuất của người dân. Việc tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục ô nhiễm nước ao tôm là việc làm cấp thiết mà bà con cần phải quan tâm.

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, các ao nuôi mọc lên như nấm tại khu vực “Đồng bằng sông Cửu Long” và các vùng ven biển, góp phần vào sự phát triển nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, ý thức của người dân về việc sử dụng hóa chất độc hại, kháng sinh, quản lý ao nuôi chưa được cao, quy trình xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp chưa được quan tâm nên dẫn đến nguy cơ dịch bệnh bùng phát, ô nhiễm môi trường nuôi tôm, gây thiệt hại đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi.

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm

Tại Việt Nam, các mô hình nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, nuôi tôm trên cát,… đang được đẩy mạnh và đem lại lợi nhuận “khủng” cho nhiều doanh nghiệp. Liên tục vào đầu năm 2018, tình trạng tôm cá, nhuyễn thể chết hàng loạt trên cả nước do ô nhiễm môi trường nước đã gây thiệt hại không hề nhỏ cho người dân.

Theo số liệu thống kê vào đầu năm 2019, Hà Tĩnh có khoảng 6.793 ha diện tích nuôi trồng thủy sản trên tổng số 17.975 cơ sở. Chỉ tính mô hình nuôi tôm trên cát có tới 91 tổ chức/ cá nhân, vùng nuôi lớn nhất tập chung ở các huyện Cẩm Xuyên và Thạch Hà. Trong đó chủ yếu là các cơ sở nuôi tôm công nghiệp nhỏ lẻ, chưa có hệ thống xử lý nước thải, tiềm ẩn những nguy cơ cho nguồn nước.

Hình ảnh nước thải nuôi tôm thải trực tiếp ra kênh ngòi

Tại Cái Nước, một số hộ nuôi chủ quan, thiếu trách nhiệm thường xuyên bơm xả nước thải nuôi tôm ra sông rạch mà không qua xử lý để tiêu diệt mầm bệnh, điều này không những làm ô nhiễm nguồn nước đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, lây lan đến các hộ nuôi lân cận.

Thực tế cho thấy, việc mở rộng nhiều mô hình nuôi tôm cùng với kỹ thuật nuôi không cao đã tác động xấu đến môi trường, thiếu các giải pháp xử lý nước thải đã gây ô nhiễm nặng nề đến nguồn nước và quay lại làm hại chính người nuôi tôm.

Nguyên nhân ô nhiễm nước ao tôm là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân ô nhiễm nước ao tôm, nhưng phần lớn là do những tác động của con người gây ra. Một trong những nguyên nhân chính là nguồn thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao và thải ra môi trường bên ngoài mà không được xử lý triệt để. Trong mô hình nuôi tôm thâm canh thì có tới 15 – 20% lượng thức ăn được sử dụng để phát triển mô động vật, 15% tổng lượng thức ăn dư thừa và chỉ có 45% được sử dụng vào quá trình sinh trưởng của tôm. Phần lớn các loại thức ăn, hợp chất dư thừa tích tụ dưới đáy ao gây ô nhiễm môi trường nước trầm trọng tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh sinh sôi và phát triển.

Thức ăn dư thừa là nguyên nhân ô nhiễm nước ao tôm

Mặt khác, trong nước nuôi tôm còn chứa dư lượng các loại chất kháng sinh, hóa chất, thuốc trị bệnh tôm,… đã được thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài đã mang theo một lượng lớn hợp chất ni tơ photpho và các chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn gây hại.

Qua cuộc rà soát của cơ quan chức năng: Tại Hà Tĩnh, tình trạng lạm dụng các loại hóa chất độc hại, không xây dựng công trình xử lý chất thải tại các hộ nuôi đang diễn ra phức tạp.

Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Tĩnh cũng cho biết: Nhiều hộ nuôi tôm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất kháng sinh để điều trị bệnh tôm không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước nuôi trồng thủy sản mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh.

Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều hộ nuôi bơm bùn thải ao tôm trực tiếp ra các kênh nội đồng, thải nước trực tiếp ra các kệnh thủy lợi hoặc ra biển khiến dịch bệnh lây lan, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và gián tiếp ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Chất thải chủ yếu là bùn thải chứa phân thủy sản, thức ăn dư thừa, khoáng chất, lưu huỳnh lắng đọng, vôi,…

Nước thải ao nuôi tôm được thải trực tiếp ra kênh ngòi không có hệ thống xử lý nước thải

Một số nguyên nhân ô nhiễm nước ao tôm khác có thể kể đến như:

Ngoài các nguyên nhân do con người gây ra thì yếu tố môi trường tự nhiên cũng “góp sức” tạo nên ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm như mưa bão, lũ lụt, sạt nở đất, xác chết sinh vật,….

Biện pháp khắc phục ô nhiễm nước ao tôm

Tìm ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm nước ao tôm là việc làm cấp thiết và vô cùng quan trọng đối với ngành thủy sản nói chung và ngành nuôi tôm công nghiệp nói riêng. Người dân cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, xử lý nguồn nước triệt để trước khi bơm xả ra môi trường bên ngoài. Các cơ quan chức năng nên tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục Luật bảo vệ môi trường, xử lý nghiệm ngặt những trường hợp vi phạm nhằm răn đe ý thức của người dân, giúp ngành nuôi tôm công nghiệp phát triển bền vững.

Tại Khoản 2, Điều 19 của Nghị định số 179, ngày 14/11/2014 Chính phủ có quy định: Phạt hành chính từ 5 – 10 triệu đồng đối với những hành vi xả thải, hóa chất độc hại, chất thải nguy hại, các nguồn gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác vào môi trường nước không tuân theo đúng quy định của pháp Luật về bảo vệ môi trường.

Nuôi tôm an toàn sinh học theo công nghệ Biofloc

Dr.Tom khuyến khích bà con nên áp dụng các quy trình ” Nuôi tôm an toàn sinh học ” nói không với kháng sinh, vừa giúp tôm sạch bệnh vừa có thể bảo vệ môi trường. Trong suốt quá trình nuôi nên lưu ý các yêu cầu sau:

Chế phẩm sinh học chuyên dùng cho ao nuôi thủy sản Bottom – Pro

Ngoài ra, các doanh nghiệp, hộ nuôi cần phải tập trung đầu tư và vận hành các hệ thống thu gom tập trung, phân loại và quản lý chuyển giao chất thải đúng quy định, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung,…

Hóa chất xử lý nước Chlorine Aquafit – Xử lý nước cấp ao nuôi tôm

Sử dụng Chlorine là một trong những biện pháp khắc phục ô nhiễm nước nuôi tôm một cách hiệu quả. Chlorine có khả năng diệt khuẩn, virus, tảo độc, phiêu sinh vật có trong nước, đồng thời có khả năng oxy hóa các vật chất hữu cơ. Sản phẩm được sử dụng trong xử lý nguồn nước cấp với liều lượng khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng, độ pH, nhiệt độ, hàm lượng vật chất hữu cơ,… mà liều lượng sử dụng Chlorine là khác nhau.

Tại tỉnh Bạc Liêu, nhiều hộ nuôi đã triển khai các biện pháp khắc phục ô nhiễm nước ao tôm bằng cách chọn bị trí nuôi nằm trong vùng quy hoạch; cơ sở hạ tầng đáp ứng đủ tiêu chuẩn; Ao nuôi lót bạt và được bố trí trong nhà lưới tránh chim chóc, hạn chế dịch bệnh; Hệ thống xử lý nước thải tập chung, áp dụng công nghệ tiên tiến.

Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm là nước quan trọng giúp cho ngành công nghiệp nuôi tôm phát triển bền vững. Việc làm này cần phải có thời gian và sự góp sức giữa các Ban Ngành và ý thức của người dân tại các địa phương.

Nguyên Nhân Và Các Biện Pháp Khắc Phục Ô Nhiễm Môi Trường Nước

1. Do các hoạt động sinh hoạt từ con người

Trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, con người thải ra môi trường một lượng rất lớn nước thải thải. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm môi trường nước.

Nước thải sinh hoạt có thể đến từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan, trường học… nói chung là do con người thải ra môi trường. Có một mối liên hệ tỷ lệ thuận giữa chất lượng cuộc sống và lượng nước thải, tức là khi chất lượng cuộc sống càng cao thì lượng nước thải do con người thải ra môi trường càng lớn và ngược lại.

2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp

Hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi ít nhiều đều gây ô nhiễm môi trường nước. Khi nước tiểu, thức ăn thừa được mà chưa qua xử lý đã được thải ra môi trường hay hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt.

Trong nông nghiệp hiện nay đa số những người làm nông đều sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… với liều lượng gấp nhiều lần cho phép, vỏ chai thuốc được vứt ngay ở bờ ruộng. Điều này làm cho lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.

3. Hoạt động sản xuất công nghiệp

Nền công nghiệp ngày càng phát triển, kéo theo đó là lượng rác thải, nước thải từ các khu công nghiệp, khu chế xuất thải ra môi trường ngày càng nhiều mà chưa qua xử lý, làm cho chất lượng nguồn nước ngày càng suy giảm.

4. Các hiện tượng tự nhiên tác động đến môi trường nước

Các hiện tượng tự nhiên tác động đến môi trường nước gây ô nhiễm nguồn nước có thể kể đến như: mưa, tuyết tan, lũ lụt… Hoặc như các cây cối, sinh vật khi chúng chết đi bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ngấm vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước.

Nguy cơ bệnh tật từ nguồn nước ô nhiễm

Kết quả đánh giá giữa Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho thấy, trung bình mỗi năm ở nước ta có khoảng 9.000 người tử vong từ nguồn nước bị ô nhiễm và điều kiện vệ sinh kém; đồng thời có khoảng 200 nghìn trường hợp mắc ung thư mới phát hiện, mà một trong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn nước ô nhiễm…

Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước

Trước những yêu cầu trên, tất yếu phải có các biện pháp bảo vệ nguồn nước – bảo vệ tương lai của chính chúng ta.

Nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng

Đây là biện pháp quan trọng nhất. Nếu mỗi người đều tự nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ nguồn nước thì chúng ta sẽ xây dựng được một cộng đồng tốt. Có thể từ những việc nhỏ nhất như: không vứt rác thải sinh hoạt bừa bãi, không tiến hành xả thải chất bẩn, chất độc trực tiếp vào môi trường, trong quá trình sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cần sử dụng theo đúng hướng dẫn, không vứt bừa bãi ra môi trường, nhất là môi trường nước.

Trong khi nguồn nước sạch ngày càng ô nhiễm thì nhiệm vụ của chúng ta là cần phải tiết kiệm nguồn nước. Trong quá trình sử dụng nguồn nước hàng ngày như: ăn uống, tắm giặt, các hoạt động vệ sinh… sử dụng đủ lượng nước, tắt vòi nước khi không sử dụng, hạn chế việc rửa thực phẩm trực tiếp dưới vòi nước…

Xử lý các chất thải trước khi thải ra môi trường

Các chất thải sinh hoạt, chất thải từ nông nghiệp, công nghiệp trước khi thải ra môi trường cần được xử lý đúng cách, phù hợp. Phân loại rác thải là hoạt động cần thiết. Hay cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải ở các khu công nghiệp, và xử lý nghiêm ngặt theo quy định trước khi được thải ra môi trường.

Bên cạnh các biện pháp trên, hiện nay rất nhiều gia đình đã sử dụng các thiết bị lọc nước để tự bảo vệ sức khỏe của chính mình. Đây là biện pháp an toàn và dễ dàng thực hiện nhất đối với mọi gia đình. Máy lọc nước giúp cung cấp nguồn nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt, đảm bảo cung cấp nguồn nước chất lượng tốt nhất. Tùy theo nhu cầu mà có thể lựa chọn máy lọc nước tương thích với nhu cầu sử dụng của từng gia đình.

Để phục vụ cho mục đích sinh hoạt chung của cả gia đình có thể sử dụng hệ thống lọc tổng nước sinh hoạt. Nếu chỉ sử dụng cho mục đích ăn uống, nấu nướng thì nên sử dụng máy lọc nước gia đình. Còn nếu đơn thuần chỉ phục vụ cho mục đích tắm rửa, bạn có thể đầu tư máy làm mềm nước tắm…

Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước được nêu ra trong bài viết không thể ngày một ngày hai có thể thực hiện được mà cần thời gian lâu dài cũng như cần sự chung tay của cả cộng đồng. Hãy chung tay bảo vệ nguồn nước ngay từ hôm nay để bảo vệ tương lai của chúng ta.

Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì? Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục

Thời gian đăng: 11:05:17 AM 26/10/2018

Ô nhiễm môi trường nước là tình trạng nước bị các chất độc hại xâm chiếm. Chúng được hình thành từ những hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Cũng như ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước để lại nhiều hậu quả to lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, các sinh vật trong nước nhiễm độc hàng loạt… Vậy những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước là gì? Điều này đang gây ảnh hưởng như thế nào đến đời sống, sức khỏe của con người hiện nay?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay, trong đó có hai nguyên nhân chính, gây tác động mạnh nhất là con người và tự nhiên.

Ô nhiễm môi trường nước là gì?

Ô nhiễm môi trường nước là hiện tượng các vùng nước (sông, hồ, biển, nước ngầm…) bị các hoạt động của con người và môi trường tự nhiên làm nhiễm các chất độc hại như những chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải chưa được xử lý…

Ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của con người cũng như hệ sinh thái.

Nguyên nhân nhân tạo từ con người và sản xuất tác động đến môi trường nước

Do các chất thải của con người, khu xí nghiệp, chế xuất, khai thác khoáng sản, dầu mỏ, dầu khí không xử lý xả trực tiếp vào nguồn nước, khiến nó bị ô nhiễm nghiêm trọng, có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề sức khỏe và cuộc sống của con người. Kể cả chất thải khu chế biến thủy sản, khu giết mổ, chế biến thực phẩm và hoạt động lưu thông với khí thải hóa chất cặn sau sử dụng cũng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

Hình ảnh ô nhiễm nguồn nước do tác động xấu từ con người

Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học thải ra môi trường mà không qua xử lý.

Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ, chất dinh dưỡng, chất rắn) . Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nói chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường.

2. Từ sản xuất nông nghiệp

Các hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi gia súc (nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý ) và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác (thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại) có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.

Hình ảnh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm nguồn nước

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều gấp ba lần liều lượng khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Thiodol, Monitor… Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động.

Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới lượng nước.

Đa số nông dân không có kho cất bảo quản thuốc, thuốc khi mua chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, gần nguồn nước sinh hoạt. Phần lớn vỏ chai thuốc trừ sâu sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu.

3. Từ sản xuất công nghiệp

Các chất thải, nước thải, từ hoạt động sản xuất công nghiệp do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu công nghiệp được thành lập, do đó lượng rác thải, nước thải của các hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông, nguồn nước gây ảnh hưởng tới chất lượng nước hiện nay.

Nước thải sản xuất công nghiệp cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam

Nguyên nhân tự nhiên tác động đến môi trường nước

Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước.

Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt… hoặc do các sản phẩm từ hoạt động sống của sinh vật chưa kể xác chết của chúng.

Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó sẽ ngấm sâu vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.

Thiên tai, lũ lụt là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước hiện nay

Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất bẩn, cáu cặn trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hóa chất trước đây đã được cất giữ.

Lụt lội kéo dài có thể ô nhiễm nặng nề hơn do hóa chất dùng trong nông nghiệp, khu công nghiệp phế thải,… Ô nhiễm nguồn nước do các yếu tố tự nhiên (Núi lửa, bão lụt, xói mòn…) có thể sẽ rất nghiêm trọng.

Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước, ví dụ như nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm, nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi…

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước gây ra

Ô nhiễm môi trường nước là hiện tượng nguy hiểm, tác động rất xấu đến sức khỏe con người cũng như động, thực vật xung quanh, nguy hiểm hơn chúng còn ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và nhiều lĩnh vực khác như sau:

1. Hậu quả ô nhiễm nguồn nước đến sức khỏe con người

Với những dạng ô nhiễm nguồn nước khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người theo những cách khác nhau như sau:

Kim loại nặng trong quá trình công nghiệp thường tích lũy trong các sông và các hồ gần đó, chúng vô cùng độc hại đối với các loại sinh vật biển (cá, động vật khác…), sau đó con người ăn phải chúng. Dẫn đến làm chậm sự phát triển, con người bị dị tật bẩm sinh và thậm chí gây nên bệnh ung thư.

Còn với các chất thải công nghiệp chứa nhiều các hợp chất độc hại gây sức khỏe cho thủy sản. Các chất độc trong chất thải có thể gây tử vong, ức chế miễn dịch, suy giảm khả năng sinh sản và ngộ độc cấp tính.

Các hạt sunfat từ mưa axit có thể gây hại cho sức khỏe của sinh vật ở các sông và hồ có thể dẫn đến tử vong.

2. Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đến nền kinh tế

Ô nhiễm nguồn nước có thể gây tổn hại cho nền kinh tế vì nó có thể tốn kém chi phí để xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm. Chất thải không bị phân hủy nhanh chóng tích tụ trong nước và chảy vào các đại dương.

Biện pháp khắc phục những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Người dân ngày càng ý thức hơn về bảo vệ môi trường sống của mình.

Các công ty xí nghiệp nên có các bể xử lý nguồn nước thải trước khi xả ra môi trường.

Các cơ quan chức năng, đoàn thể cần thường xuyên đôn đốc kiểm tra các công ty để tránh tình trạng vì lợi nhuận mà các công ty không chấp hành luật bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, người dân cũng nên tự bảo vệ sức khỏe gia đình bằng hệ thống lọc nước giếng khoan gia đình, máy lọc xử lý nước để có thể loại bỏ hoàn toàn các chất cặn bẩn, chất độc hại, các kim loại nặng… tạo nước tinh khiết để uống nước, trực tiếp không cần đun nấu.

Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì? Hậu Quả, Biện Pháp Khắc Phục Ở Vn

Chia sẻ bài viết:

1. Ô nhiễm môi trường nước là gì?

Ô nhiễm nước là nguồn nước bị nhiễm hóa chất hoặc các chất lạ gây bất lợi cho sức khỏe con người, thực vật hoặc động vật.

Ô nhiễm nguồn nước xảy ra khi các chất độc hại xâm nhập vào các vùng nước như hồ, sông, đại dương, v.v., các chất này có thể bị hòa tan, lơ lửng hoặc đọng lại trong nước. Những chất gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm: phân bón và thuốc trừ sâu từ sản xuất nông nghiệp; nước thải và chất thải từ chế biến thực phẩm; chì, thủy ngân và các kim loại nặng khác; chất thải hóa học từ các ngành công nghiệp.

2. Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước là gì?

Hậu quả ô nhiễm nguồn nước cho sức khỏe con người

Hầu như tất cả các loại ô nhiễm nước đều có hại cho sức khỏe của con người, động vật và thực vật. Ô nhiễm nước có thể không gây hại cho sức khỏe của chúng ta ngay lập tức nhưng có thể gây hại sau khi tiếp xúc lâu dài. Các dạng ô nhiễm nước khác nhau ảnh hưởng đến sức khỏe theo những cách khác nhau:

Kim loại nặng từ các quá trình công nghiệp có thể tích lũy trong các hồ và sông gần đó. Chúng độc hại đối với sinh vật biển như cá và động vật có vỏ, và sau đó là cho những người ăn chúng. Kim loại nặng có thể làm chậm sự phát triển; dẫn đến dị tật bẩm sinh và bệnh ung thư.

Chất thải công nghiệp thường chứa nhiều hợp chất độc hại gây hại cho sức khỏe của thủy sản. Một số chất độc trong chất thải công nghiệp có thể chỉ có tác dụng nhẹ trong khi những chất độc khác có thể gây tử vong. Chúng có thể gây ức chế miễn dịch, suy sinh sản hoặc ngộ độc cấp tính.

Các chất ô nhiễm từ nước thải thường dẫn đến các bệnh truyền nhiễm cho các loài thủy sinh và sinh vật trên cạn thông qua nước uống. Nước ô nhiễm vi sinh vật là một vấn đề lớn ở các nước đang phát triển, với các bệnh như dịch tả và sốt thương hàn là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh.

Các hạt sunfat từ mưa axit có thể gây hại cho sức khỏe của sinh vật ở các sông và hồ có thể dẫn đến tử vong.

Các hạt lơ lửng trong nước ngọt làm giảm chất lượng nước uống cho con người và môi trường nước cho sinh vật biển. Các hạt lơ lửng thường có thể làm giảm lượng ánh sáng mặt trời xuyên qua nước, làm gián đoạn sự phát triển của thực vật quang hợp và vi sinh vật.

Ô nhiễm nước có thể gây tổn hại cho nền kinh tế vì nó có thể tốn kém chi phí để xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm. Chất thải không bị phân hủy nhanh chóng tích tụ trong nước và chảy vào các đại dương.

Ô nhiễm nước ngầm có thể được ngăn chặn bằng cách ngăn chặn các chất ô nhiễm làm ô nhiễm các vùng nước gần đó. Có một số phương pháp xử lý nước để ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước như: bộ lọc sinh học, hóa chất, bộ lọc cát.

Những kỹ thuật đơn giản này tốn tiền để duy trì, nhưng các biện pháp phòng ngừa có chi phí rẻ hơn nhiều so với làm sạch nước ô nhiễm. Chi phí cho việc làm sạch ô nhiễm môi trường nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Vị trí ô nhiễm nguồn nước rất quan trọng trong việc xác định chi phí dọn dẹp sẽ là bao nhiêu. Nếu ô nhiễm nguồn nước ở khu vực thuận tiện di chuyển, thì chi phí dọn dẹp sẽ rẻ hơn.

Quy mô khu vực ô nhiễm môi trường nước cũng cần được xem xét, diện tích ô nhiễm càng lớn, chi phí cho việc làm sạch càng tốn kém.

Loại chất gây ô nhiễm nguồn nước cũng có thể có ảnh hưởng đến chi phí làm sạch, một số chất gây ô nhiễm khó làm sạch hơn các loại khác, và do đó đắt hơn.

3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Chất thải công nghiệp

Nước thải sinh hoạt chưa được xử lý

Hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản

Rò rỉ dầu do tai nạn

Sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Sự nóng lên toàn cầu

Chất thải phóng xạ

Đô thị hóa

Chất thải động vật

Rò rỉ lưu trữ dưới lòng đất

4. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước

Là một cách để giảm mức ô nhiễm nguồn nước, cần có quy trình làm sạch kỹ thuật tiên tiến hơn. Một số các nước phát triển có nhà máy xử lý nước thải loại bỏ mầm bệnh. Bảo trì, thay thế và sửa chữa cơ sở hạ tầng xử lý nước thải bị rò rỉ và bị lỗi.Bể tự hoại trong gia đình cần đảm bảo xử lý trước tại chỗ nước thải trước khi thấm vào đất.

Nông dân có thể xây dựng và đưa vào thực hành các kế hoạch quản lý chất dinh dưỡng để hạn chế ứng dụng chất dinh dưỡng dư thừa do đó làm giảm khả năng ô nhiễm nước ngầm từ phốt phát và nitrat. Tác động của thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thể được quản lý bằng cách sử dụng các kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) như kiểm soát dịch hại sinh học để kiểm soát sâu bệnh và giảm thiểu sự phụ thuộc vào thuốc trừ sâu hóa học.

Tất cả các ngành sản xuất nên đảm bảo họ có một cơ sở xử lý được thiết kế tốt, có thể ngăn ngừa ô nhiễm nước bằng cách làm mát, xử lý và loại bỏ tất cả các thành phần độc hại của chất thải thải vào các vùng nước.

Luật chống ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam cũng có thể thiết lập các biện pháp hạn chế hậu quả của ô nhiễm nước hàng đầu như nước thải và xử lý chất thải công nghiệp và quản lý rác thải. Những luật này nên được hướng đến các thị trường, ngành công nghiệp, bệnh viện, trường học và các hội đồng địa phương.

Có rất nhiều cách để giáo dục mọi người về sự nguy hiểm và hậu quả ô nhiễm nguồn nước. Các cá nhân và tổ chức nhận thức được sự nguy hiểm của ô nhiễm môi trường nước có thể giáo dục gia đình, bạn bè và thậm chí cả xã hội thông qua các chiến dịch vận động để tạo ảnh hưởng trên quy mô lớn.

Trước thực trạng và những hậu quả ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng và khó kiểm soát tại các Thành phố lớn như Hà Nội, Tp. HCM và các tỉnh thành tại Việt Namnhư hiện nay, để bảo vệ sức khỏe khỏi tác động xấu của ô nhiễm nguồn nước ăn uống sinh hoạt hàng ngày, nhiều gia đình đã sử dụng các thiết bị lọc nước gia đình: máy lọc nước, cây lọc nước nóng lạnh, thiết bị lọc đầu nguồn bảo đảm chất lượng nguồn nước sạch cho cơ thể.

Nếu bạn đang lo lắng về chất lượng nguồn nước ăn uống sinh hoạt cho gia đình và tìm kiếm giải pháp bảo vệ người thân của bạn, vui lòng liên hệ Hotline Karofi: 1900 6418 để được tư vấn.

Nguồn: https://karofi.com