Biện Pháp Khắc Phục Bùng Nổ Dân Số / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Bùng Nổ Dân Số Và Dân Số Già

BÀI NGHIÊN CỨU – THUYẾT TRÌNH CHUYÊN KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ

BỘ MÔN: CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU.

ĐỀ TÀI:

BÙNG NỔ DÂN SỐ VÀ DÂN SỐ GIÀ – TÁC ĐỘNG CỦA VẤN ĐỀ TRONG QHQT VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT.

.

.

A-Tác động của dân số ( bùng nổ dân số và dân số già) đến QHQT: 1-Thúc đẩy hợp tác quốc tế và hình thành tư duy toàn cầu: Có thể thấy, bùng nổ dân số và dân số già thật sự là một vấn đề cần nhận được sự quan tâm sâu rộng của toàn thể các quốc gia, tổ chức, đoàn thể cũng như các cá nhân trên thế

1

Trích trong “Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” – chúng tôi Nguyễn Trọng Chuẩn.

.

.

.

B-Những giải pháp cho vấn đề bùng nổ dân số và dân số già trên thế giới hiện nay: 1-Đối với vấn đề bùng nổ dân số: Tình trạng bùng nổ dân số thực sự đã gióng lên hồi chuông báo động cho toàn nhân loại. Câu hỏi đặt ra lúc này là “Làm thế nào để ngăn chặn cũng như làm giảm sự gia tăng dân số trong thời gian sắp tới???”. Đây cũng chính là những gì mà toàn nhân loại đang hướng tới. Có nhiều biện pháp được đưa ra, nhiều phương thức được áp dụng đã mang lại hiệu quả cho thực trạng này. Trong hàng loạt biện pháp, có thể kể ra ở đây những biện pháp tối ưu nhất mà các quốc gia cũng như các khu vực có thể áp dụng để làm giảm độ nóng của gia tăng dân số. – Với những khu vực có sự tăng trưởng mạnh mẽ về dân số như châu Phi; một số nước châu Á và một số khu vực khác thì biện pháp nên làm ngay là phối hợp với các tổ chức thế giới (UNFPA, UNICEFT) trong chương trình vận động toàn dân nhận thức rõ tác hại cũng như những mặt trái của việc gia tăng dân số quá nhanh, chỉ rõ những tác động xấu của bùng nổ dân số đến y tế, giáo dục, lương thực, thực phẩm, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh dẫn đến tỷ lệ tử vong tăng cao. Cần phải hướng ý thức của người dân tại các nước này tới những nguy hại của bùng nổ dân số ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. – Tuyên truyền phổ biến rộng rãi tác hại của vấn đề bùng nổ dân số trên các phương tiện thông tin đại chúng. Giáo dục ý thức của người dân thông qua những khẩu hiệu thiết thực. Chỉ rõ những lợi ích cũng như thuận lợi do việc có ít con đem lại. – Hợp tác quốc tế – Hội nghị quốc tế bàn và cùng giúp đỡ nhau vượt qua khủng hoảng về bùng nổ dân số. Kêu gọi những nỗ lực chung từ các quốc gia trong việc làm giảm sự tăng dân số. Xây dựng những chiến lược cho vấn đề giảm dân số nhằm hoạch định chính sách cho các quốc gia dựa trên đặc thù riêng của mình, đồng thời là nền tảng cho các dự án của các tổ chức quốc tế về vấn đề dân số. – Nâng cao khả năng tiếp cận đối với các dịch vụ về sức khỏe, bao gồm kế hoạch hóa gia đình. – Cho các cặp vợ chồng quyền được quyết định số con mà mình muốn.

.

– Mở rộng hơn nữa các cơ hội về giáo dục, nâng cao hiểu biết cho con người, một thực tế chứng minh rằng những người phụ nữ và nam giới được giáo dục có xu hướng muốn một gia đình nhỏ hơn. – Cải thiện tình trạng trẻ em bị chết sau sinh: chỉ khi các cặp vợ chồng cảm thấy yên tâm về những đứa con mà mình sinh ra, về khả năng sống sót của chúng, các cặp vợ chồng mới sẵn sàng sinh ít con hơn. – Đầu tư cho phụ nữ: Mở rộng cơ hội cho những phụ nữ trẻ tuổi trong vấn đề nâng cao nhận thức, phụ nữ có học vấn sẽ có nhiều quyền lựa chọn hơn, có tiếng nói hơn trong gia đình và trong xã hội. Khi vai trò phụ nữ được tăng lên, tình trạng “trọng nam khinh nữ” cũng được khắc phục bởi đây chính là một trong những nguyên nhân của việc sinh nhiều con dẫn đến gia tăng dân số. – Giáo dục cho lứa tuổi vị thành niên ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có tỷ lệ sinh cao nhận thấy được mối đe dọa do sự bùng nổ dân số đem lại, đề cập đến các biện pháp về quan hệ tình dục an toàn, ngăn chặn vấn đề quan hệ tình dục quá sớm ở lứa tuổi này. Trên thế giới hiện nay, nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên đang là một vấn nạn ở hầu hết các quốc gia.

* Giải pháp cụ thể đối với các quốc gia trên thế giới hiện nay: – Các nhà chức trách phải phối hợp với tổ chức dân số thế giới để điều chỉnh mức tăng dân số các nước về mức cân bằng. – Cần củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác Dân số – Kế hoạch hóa gia đình ở các cấp. – Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền với nội dung và hình thức phù hợp với từng vùng, từng nhóm dân cư…nhằm giảm gia tăng dân số. – Mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.

.

– Tạo môi trường tâm lý, xã hội tích cực thúc đẩy phong trài thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. – Cán bộ nhà nước đi đầu, gương mẫu trong công tác dân số. – Bản thân mỗi công dân cần có nhận thức đầy đủ về vấn đề dân số, sự gia tăng dân số chóng mặt và tác hại của nó, để có thể phòng tránh sự bùng nổ dân số, gia tăng chất lượng dân số để hạn chế tác hại của số lượng dân số khổng lồ. 2- Đối với vấn đề dân số già: Tuổi thọ trung bình của dân số toàn cầu đang ngày càng tăng cao, nguy cơ mà nhân loại phải đối mặt với thực trạng này là sự thiếu hụt nguồn lao động. Hiện nay thì tình trạng này đã xảy ra tại châu Âu và những khu vực phát triển, tỷ lệ người thất nghiệp cao nhưng tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động lại rất thấp. Khoa học – công nghệ phát triển đòi hỏi con người tiếp xúc nhiều hơn với quá trình hiện đại hóa trong công nghiệp, và hơn hết, nguồn lao động trẻ mới thực sự là những người làm chủ những trang thiết bị máy móc hiện đại. Đòi hỏi đặt ra lúc này là làm sao để giảm thiểu tối đa tình trạng dân số trên thế giới và tăng cường bổ sung lại nguồn lao động trẻ? Để trả lời câu hỏi này, cần phải đi vào giải pháp cụ thể cho vấn đề đó. Trước hết là việc phải giảm tình trạng dân số già. Sự gia tăng đột biến tỷ lệ dân số già đang là một thách thức với nhân loại. Nhất là tại những quốc gia phát triển thịnh vượng như Nhật Bản (tỷ lệ dân số già cao nhất thế giới), Ý, Anh, Pháp, Mỹ, biện pháp cụ thể với các quốc gia này: -Cần có các chính sách khuyến khích sinh sản ở độ tuổi phù hợp. -Hạn chế việc lập gia đình và sinh con muộn. -Tuyên truyền nâng cao ý thức hệ của người dân về sự đóng góp của sinh sản theo kế hoạch đối với lợi ích quốc gia và thề giới. -Chính phủ có những chính sách thúc đẩy tỷ lệ sinh như: chính phủ Hàn Quốc đã có những hình thức khích lệ về mặt tài chính dành cho những phụ nữ sinh con hay những bà mẹ đang đi làm; Nhật Bản cho phép người nước ngoài nhập cư để giảm dân số già và nâng cao tỷ lệ kết hôn. -Hạn chế tình trạng nạo phá thai.

.

C-Liên hệ với thực tế tại Việt Nam hiện nay: Nước ta là một nước nhỏ, lại vừa trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ trong thế kỷ XX và giành độc lập thống nhất nước nhà mới được hơn 30 năm. Chừng ấy thời gian là chưa đủ để Việt Nam có thể khắc phục hết những di chứng của chiến tranh và vươn lên phát triển. Tuy nhiên nhờ công cuộc đổi mới 1986, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước, nước ta đã từng bước vươn lên khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế và trở thành một quốc gia đang trên đà phát triển. Nhưng cũng chính vì điều này mà Việt Nam cũng đã không phải là một ngoại lệ khi trở thành “nạn nhân” của những vấn đề toàn cầu trong

.

đó có dân số. Những năm cuối của thế kỷ XX trở về trước, tốc độ gia tăng dân số ở nước ta thuộc hàng cao nhất thế giới. Sự bùng nổ dân số ở Việt Nam đã tác động rất nhiều đến đời sống xã hội của người dân. Đặc biệt khi nước ta có tới hơn 80% dân số sống bằng nông nghiệp thì sự bùng nổ dân số kéo theo việc ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác bình quân trên đầu người ngày một giảm đi. Chính phủ và nhà nước đã rất cố gắng để ổn định sự gia tăng dân số. Và cơ bản cho đến thời điểm này, dân số Việt Nam đã đi vào quỹ đạo ổn định và cũng có dấu hiệu tích cực khi tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử đang giảm đi đáng kể. Kết quả đó một phần là nhờ vào chính sách hợp lý của nhà nước, ý thức của người dân trong vấn đề này ngày càng được cải thiện và nâng cao, làm tốt công tác tuyên truyền. Nước ta cũng hết sức tạo điều kiện cho các tổ chức tình nguyện về vấn đề dân số và trẻ em đến hoạt động tại Việt Nam trong đó đáng kể nhất là: Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA)…với hàng loạt những hành động biện pháp giúp đỡ chính phủ ta thông qua các dự án về xóa đói giảm nghèo, về giáo dục…

D-Kết luận: Khi mà nguồn tài nguyên trên trái đất đang ngày một cạn kiệt, việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên này luôn là vấn đề tối quan trọng đối với sự tồn vong của con người. Dân số toàn cầu bùng nổ tạo nển yêu cầu phải kìm hãm đà tăng dân số. Mặt khác, việc kiềm chế tình trạng dân số già ở các nước phát triển cũng là vấn đề cấp bách. Bùng nổ dân số và Dân số già là hai yếu tố có ảnh hưởng lớn tới quan hệ quốc tế trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hoá. Như vậy, việc lựa chọn một giải pháo thích hợp để đạt được hiểu quả mong muốn, đồng thời giảm thiểu tối đa tác dụng phụ đối với cân bằng xã hội, chất lượng dân số là một câu truyện dài kỳ. Giải pháp tối ưu cần có sự đóng góp tích cực của các nhà chuyên môn để có thể áp dụng trên phạm vi toàn cầu, giúp nhân loại hướng tới một kỷ nguyên văn minh.

.

3. Vương Dật Châu (Chủ biên), An ninh Quốc tế trong thời đại toàn cầu hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2004 4. Smair & Francois Houtart (Chủ biên), Toàn cầu hoá các cuộc phản kháng Hiện trạng các cuộc đấu tranh 2002, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội, 2004. 5. http://www.wikipedia.com

Indonesia Với Làn Sóng Bùng Nổ Dân Số Hậu Covid

BNEWS Indonesia đang đối mặt với làn sóng bùng nổ dân số trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cản trở người dân tiếp cận các biện pháp kiểm soát sinh sản.

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, trong báo cáo mới đây, Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình Quốc gia (BKKBN) cho biết trong tháng 3 vừa qua, khoảng 10% trong tổng số 28 triệu người thuộc chương trình kế hoạch hóa gia đình đã gặp khó khăn trong việc tiếp cận các biện pháp kiểm soát sinh sản.

Với tổng dân số gần 270 triệu người, Indonesia hằng năm đón nhận khoảng 4,8 triệu trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, theo ước tính của BKKBN, việc giảm sử dụng các biện pháp tránh thai trong vòng một tháng có thể khiến tỷ lệ mang thai tại quốc gia đông dân thứ tư thế giới này tăng thêm 15% trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tháng, tương đương khoảng 420.000 thai nhi.

Nếu tình trạng trên kéo dài 3 tháng, tỷ lệ mang thai sẽ tăng thêm 30% trong các tháng tiếp đó, tương đương với 800.000 thai nhi.

Giám đốc BKKBN, ông Hasto Wardoyo cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến các dịch vụ kiểm soát sinh sản bị thu hẹp. Nhiều phòng khám đã buộc phải đóng cửa, trong khi số còn lại vẫn mở cửa song hạn chế số lượng người phục vụ.

Theo ông Hasto, việc thiếu các biện pháp kiểm soát sinh có thể kéo theo các trường hợp mang thai ngoài ý muốn, gây tổn hại tâm lý cho các bà mẹ và các hậu quả lâu dài khác, như tình trạng chậm phát triển ở trẻ sơ sinh tại các gia đình nghèo.

Ông Hasto cũng cho rằng đại dịch là “thời điểm tồi tệ” để phụ nữ mang thai do nhiều người không thể tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp. Do vậy, tốt nhất là các cặp vợ chồng nên sử dụng các biện pháp tránh thai.

Tiến sĩ Augustina Situmorang, chuyên gia nhân khẩu học tại Viện Khoa học Indonesia (Lipi), dự đoán số lượng các bà mẹ mang thai tại quốc gia này sẽ tăng vọt do mọi người bị hạn chế tiếp cận các biện pháp tránh thai.

Số người mang thai sẽ gia tăng đặc biệt ở các phụ nữ thuộc các gia đình có thu nhập thấp và phụ thuộc phần lớn vào các biện pháp tránh thai miễn phí do BKKBN cung cấp, cũng như ở những phụ nữ trẻ bị mất việc ở thành phố buộc phải về quê và bị ép kết hôn.

Do vậy, bà Augustina cho rằng các cán bộ kế hoạch hóa gia đình cần thay đổi chiến lược ngay từ bây giờ, theo đó tiếp cận và cung cấp các dụng cụ tránh thai tại nhà, đồng thời hợp tác với các trung tâm y tế cộng đồng để nắm số liệu./.

Việt Nam Sắp Vào Thời Kỳ “Bùng Nổ Dân Số”

(Dân trí) – Các chuyên gia đang lo ngại về làn sóng bùng nổ dân số lần 2 tại Việt Nam, do số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 14-49 tuổi tăng nhanh. Tính đến thời điểm này, cứ 2 phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ mới có 1 người ra khỏi độ tuổi này.

Ông Đồng Bá Hướng, Vụ trưởng Vụ Thống kê, Dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê) cho biết thông tin trên tại buổi họp báo nhân Ngày dân số thế giới diễn ra sáng nay tại Hà Nội.

 Theo đó, con số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đang tăng rất nhanh. Nếu năm 1989, cả nước chỉ có 17 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thì 10 năm sau, con số này đã là 22 triệu và năm 2009 đã có tới 26 triệu. Đây là lý do các chuyên gia đang rất lo ngại về làn sóng bùng nổ dân số lần 2 nếu chính sách dân số bị lơ là.

Một vấn đề khác mà các chuyên gia lo ngại, đó là tình trạng mất cân bằng giới vẫn tiếp tục gia tăng đến mức báo động ở Việt Nam. Tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam liên tục tăng, ít nhất trong 5 năm qua. Trong 6 vùng địa lý thì có tới 5 vùng tỷ số giới tính chênh lệch đã ở mức báo động. Như Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung, tỷ lệ này là 109,7 bé trai/100 bé gái; Đông nam bộ tỷ lệ này là 109,9/100; Đồng bằng sông Cửu Long là 109,9/100; cá biệt là vùng Đồng bằng sông Hồng mức chênh lệch giới cao nhất là 115,5 nam/100 nữ.

Ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết, tuy tỷ lệ chênh lệch giới tại Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ nhưng tỷ lệ tăng lại nhanh nhất, đặc biệt trong 5 năm vừa qua. Theo dự báo, nếu Việt Nam không có biện pháp can thiệp thì tỷ số này sẽ tăng lên con số 115 vào năm 2015.

Các chuyên gia cho rằng, để hạn chế mất cân bằng giới tính, việc “khai thông” tư tưởng, để người dân không còn tâm lý trọng nam khinh nữ là rất quan trọng. Nhưng để làm được vấn đề này, không chỉ ngày một ngày hai mà cần cả quá trình lâu dài.

Hồng Hải

Già Hóa Dân Số Và Một Số Giải Pháp Khắc Phục

Chủ đề: Già hóa dân số (GHDS)

I. Một số khái niệm

II. Tình hình giàhóa dân số trênthế giới

III. Tình hình giàhóa dân số ở ViệtNam

1. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi

2. Cơ cấu xã hộiI. Một số kháiniệm

3. Tháp dân số

4.Già hóa dân số

5. Tác động của già hóa dân số

+ Độ tuổi theo khoảng cách đều nhau, thông thường trong dân số học,người ta nghiên cứu cơ cấu theo tuổi với khoảng cách đều 5 năm.

3. Tháp dân số* Là một loại biểu đồ biểu diễn thành phần nam, nữtheo các độ tuổi ở một thời điểm nhất định.

* Tháp được xây dựng theo các lớp tuổi cách nhau 1năm, 5 năm, 10 năm.* Tháp sẽ có dạng khác nhau tùy theo đặc trưng củamức độ sinh, chết và chuyển cư.* Do dân số các nước khác nhau nên tháp dân số cũngkhác nhau. Tuy nhiên người ta phân biệt được 3 kiểu(dạng) tháp dân số cơ bản đó là:

Hình 1. Các kiểu tháp dân số cơ bản (Nguồn kiemtailieu.com)

Kiểu mởrộng– Đây là tháp dân số trẻ.– Tháp có hình dạng đáy rộng, càng lêncao càng hẹp lại nhanh.– Đây là kiểu kết cấu dân số của các nướcchậm phát triển có dân số trẻ và tăng nhanh

Tỷ xuất sinh cao,tỷ lệ người già thấp, tuổi thọ trung bìnhkhông cao.

Kiểu thuhẹp– Đây là kiểu tháp dân số trưởng thành.– Thể hiện tỷ suất sinh thấp, tỷ lệ trẻ emthấp hơn kiểu mở rộng và đang giảm, tỷ lệchết thấp, tuổi thọ TB cao, số người trongđộ tuổi lao động nhiều.– Đây là kiểu tháp chuyển từ dân số trẻ sangdân số già.

4. Già hóa dân số– Theo quy ước của Liên Hợp Quốc, một quốc gia có tỷ lệ ngườitừ 60 tuổi trở lên chiếm từ 10% trở lên hoặc tỷ lệ người từ 65 tuổitrở lên chiếm từ 7% trở lên thì được gọi là quốc gia “già hóa dânsố”.” Già hóa dân số là một quá trình mà tỷ lệ người trưởng thành vàngười cao tuổi tăng lên trong cơ cấu dân số, trong khi tỷ lệ trẻ emvà vị thành niên giảm đi, quá trình này dẫn tới tăng tuổi trung vịcủa dân số ”.

5. Tác động của già hóa dân sốa. Thuận lợi

* Nâng cao tuổi thọ là một trong những thành tựu vĩđại nhất của loài người.* Người già có nhiều kinh nghiệm sản xuất, có công laoto lớn trong các cuộc kháng chiến của dân tộc..

* Hạn chế tệ nạn xã hội.* Người lớn tuổi được xem là trụ cột, là”chất kết dính”giữa các thế hệ trong gia đình…

Suy giảm tăng trưởngkinh tế quốc gia

Là gánh nặng của xãhội

.

Tạo áp lực lớn chochính phủ

II. Vấn đề già hóa dân sốtrên thế giới– Vào thập kỉ đầu của TK XXI, ở hầuhết các quốc gia diển ra sự thay đổinhân khẩu học dần dần từ dân sốtrẻ sang dân số già hơn.– Già hóa dân số đang diễn ra trêntất cả các khu vực và các quốc giavới các mức độ khác nhau.– Các nước phát triển quá trình giàhóa dân số diễn ra sớm do có nềnkinh tế phát triển sớm, khoa học kĩthuật tiên tiến, đời sống vật chất cao,…

– Già hóa dân số đang tăng nhanh ở các nước đang phát triểnkể cả các nước có nhóm dân số trẻ đông đảo.đang gia tăngnhanh nhất ở các nước đang phátó nhóm dân số trẻ đông đảo.nhóm dân số trẻ đông đảo.

Biểu đồ thể hiện số người từ 60 tuổi trở lên giai đoạn 1950- 2050

Hiện tại

Dự báo ( trước 2030)

Nhật Bản

25,8%

32,3 %

Đức

21,1%

27,9%

Ý

21%

25,5%

Pháp

18,3%

23,4%

Tây Ban Nha

17,6%

22%

Anh

17,5%

21,3%

Canada

17,3%

24,9%

Ukraine

15,9%

22%

Ba Lan

15%

23,1%

Mỹ

14,5%

20,3%

Nguồn: Theo số liệu từ Cục điều tra dân số của Mỹ (8/2014)

– Trên thế giới, cứ một giây, có hai người tổ chức sinhnhật tròn 60 tuổi – trung bình một năm có gần 58 triệungười tròn 60 tuổi.

– Tuổi thọ trung bình đã gia tăng đáng kể trên toàn thế giới.– Hiện nay, có tới 33 quốc gia đạt được tuổi thọ trung bình trên80 tuổi; trong khi đó 5 năm trước đây, chỉ có 19 quốc gia đạt consố này.Giai đoạn

Các nước phát triển

Các nước đang phát triển

2010- 2015

78 tuổi

68 tuổi

Dự kiến 2045- 2050

83 tuổi

74 tuổi

– Nhật Bản là quốc gia duy nhất có trên 30% dân số già, nhưngđến năm 2050, dự tính sẽ có 64 nước có trên 30% dân số giànhư Nhật Bản.

– Người cao tuổi trên thế giới ngày càng tăng về cả tỷ lệ và sốtuyệt đối.Thế giớiNăm

Các nước phát triển

Các nước đang pháttriển

Số lượng (triệungười)

Số lượng (triệungười)

8,2

85

11,7

110

6,4

606

10

232

19,4

374

7,7

1964

21,1

395

33,5

19,3

19,3

Số lượng (triệungười)

1950

205

Tình hình già hóa dân số thế giới ( Nguồn:kiemtailieu.com)

* Năm 1950, toàn thế giới có 205 triệu người từ 60 tuổi trở lên.Đến năm 2012, số người cao tuổi tăng lên đến gần 810 triệungười. Dự tính con số này sẽ đạt 1 tỷ người trong vòng gần10 năm nữa và đến năm 2050 sẽ tăng gấp đôi là 2 tỷ người.Năm

1950

1975

2000

2025

2050

Số dân(triệu)

2.500

3.900

6.080

8.011

9.150

205

350

606

1.193

1.964

Tỉ lệ ngườicao tuổi (%)

8,2

9,1

10

14,9

21,1

 Tình trạng “già hóa dân số” ởnhiều nước phát triển đang đặtra nhu cầu xem xét lại giới hạnđộ tuổi lao động tích cực củangười cao tuổi. Các nước đang phát triển cầnđáp ứng nhu cầu giáo dục, chămsóc sức khỏe cho thế hệ trẻ, sứckhỏe sinh sản vị thành niên. Các quốc gia cần có giải phápthiết thực đối với người già vềsức khỏe, vật chất và tinh thầntrước sự già hóa của dân số.

III. Vấn đề già hóa dân số ở Việt Nam1. Hiện trạng GHDS ở Việt Nam– Nước ta là một nước có cơ cấu dân số trẻ (2005).Nhóm tuổi

1979

1989

1999

2005

0- 1

42,5

38,9

33,6

27,0

15- 59

50,4

53,2

58,3

64,0

7,1

7,9

8,1

9,0

Tổng (%)

100

100

100

100

Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi giai đoạn 1979- 2005

– Tuy nhiên do quá trình giảm sinh tương đối nhanh trong nhữngnăm qua tỷ trọng dân số trẻ đã có xu hướng giảm mạnh và tỷtrọng dân số già đã tăng lên từ 7,1% năm 1979 lên 9% vào năm2005.– Năm 2009, Tổng cục Thống kêdự báo đến 2017 nước ta mớibước vào giai đoạn già hóa dânsố. – Nhưng chỉ 2 năm sau dự báonày đã trở nên lạc hậu.– Năm 2011, Việt Nam chính thứcbước vào giai đoạn già hóa dânsố. Tốc độ già hóa dân số củanước ta nhanh hàng đầu châu Ávà cũng thuộc diện nhanh nhấtthế giới.

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ người già của nước ta ngày càng tăng giai đoạn2010- 2014.