Biện Pháp Để Giảm Thiểu Tai Nạn Giao Thông / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Tăng Cường Các Biện Pháp Để Giảm Thiểu Tai Nạn Giao Thông

Để giảm thiểu TNGT, Đại tá Dương Văn Mạnh – Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết:

Để tiếp tục kiềm giảm TNGT trong thời gian tới, Công an tỉnh đã đề ra các giải pháp. Đó là làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho người dân trên địa bàn. Trong đó tập trung vào từng đối tượng cụ thể, tác động liên tục vào nhận thức để người dân hình thành thói quen “chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông đường bộ”.

Cụ thể, hiện nay Công an tỉnh phối hợp với Đài PT-TH và Báo Bình Phước đã xây dựng hệ thống dữ liệu tuyên truyền bằng hình ảnh và các mô hình trực quan về các tình huống nguy hiểm, tình huống tai nạn do vi phạm trật tự an toàn giao thông để phát trên các chuyên mục của Đài PT-TH và Báo Bình Phước và ANTV vào lúc 21 giờ ngày thứ Tư hàng tuần và phát lại vào trưa hôm sau, phát video clip các tình huống cảnh báo TNGT tại trụ sở tiếp dân về xử lý vi phạm, đăng ký xe.

Tuyên truyền kỹ năng phòng ngừa TNGT khi tham gia giao thông.

Thay đổi hình thức, thời gian tuyên truyền như: tập trung vào việc tuyên truyền kỹ năng phòng ngừa TNGT khi tham gia giao thông, tuyên truyền vào buổi tối để phù hợp với thời gian của người lao động, tuyên truyền tại các địa điểm công viên, trung tâm thương mại….

Bên cạnh đó, lực lượng CSGT sẽ phối hợp thường xuyên với các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh tổ chức hướng dẫn tuyên truyền cho học viên về các nguyên nhân gây ra TNGT cũng như các hành vi vi phạm thường gặp khi tham gia giao thông, nhất là các hành vi thường gây ra TNGT.

Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm quy định của pháp luật về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Tuyên truyền Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh.

Mặt khác, lực lượng CSGT, Cảnh sát trật tự, Thanh tra giao thông phối hợp lực lượng tăng cường tuần tra kiểm soát, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Việc tuần tra sẽ được thực hiện liên tục, tập trung vào các giờ cao điểm, những tuyến đường có lưu lượng tham gia giao thông đông; những điểm buôn bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông; những điểm đen có nguy cơ cao xảy ra TNGT để tuyên truyền, giáo dục ý thức của người tham gia giao thông chấp hành nghiêm Luật giao thông đường bộ, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm.

Lực lượng CSGT toàn tỉnh sẽ được tăng cường lực lượng, phương tiện, trang thiết bị hiện đại tập trung xử lý nghiêm các hành vi là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ TNGT.

Riêng đối với xe container, Công an tỉnh xây dựng kế hoạch chuyên đề xử lý các vi phạm về tốc độ, nồng độ cồn, ma túy và kiểm tra các chốt gù ở các góc thùng container phòng ngừa việc lái xe quên gài chốt để xe đang chạy bị rơi xuống đường gây TNGT.

Đặc biệt, hiện nay Công an tỉnh đang phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành khảo sát, lắp đặt hệ thống camera ghi hình trên các tuyến quốc lộ 13, quốc lộ 14, Tỉnh lộ 741 (ĐT741), các địa bàn phức tạp về an ninh trật tự và trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh để “phạt nguội” người vi phạm Luật giao thông đường bộ.

Đây là giải pháp mang tính đột phá, với thông điệp cảnh báo, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ của người dân khi tham gia giao thông.

Ngoài ra, thường xuyên khảo sát phối hợp với các ngành chức năng, ở Trung ương (Tổng cục đường bộ Việt Nam…) và địa phương kiểm tra chất lượng hạ tầng giao thông, các điều kiện đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường để kịp thời phát hiện, kiến nghị khắc phục các điểm bất hợp lý về tổ chức giao thông, về ATGT, giải quyết các điểm đen về TNGT.

Từng bước hoàn chỉnh các biển báo, vạch sơn, hệ thống đèn tín hiệu, làn đường, giải phân cách cứng. Đảm bảo các tuyến đường ngày càng được nâng cao chất lượng, góp phần giảm thiểu TNGT.

Hiện trường vụ TNGT thùng container rơi xuống đường đè 1 người chết và 1 người bị thương nặng.

Trước đó, khoảng 10h ngày 2-11, trên tuyến quốc lộ 13, đoạn trước khu vực chợ Thanh Lương, ấp Thanh Trung, xã Thanh Lương, thị xã Bình Long, Bình Phước xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng làm 1 người chết và 1 người bị thương nặng. Thời điểm trên, xe container kéo theo rơmoóc do tài xế Bùi Văn Thới (39 tuổi, quê xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) điều khiển trên quốc lộ 13, hướng từ thị xã Bình Long đi huyện Lộc Ninh. Khi chạy qua đoạn chợ Thanh Lương với tốc độ khá cao, bất ngờ thùng container trật khỏi rơmoóc rơi xuống đường đè lên xe máy do anh Trần Văn Định (SN 1987, ngụ thị xã Bình Long) điều khiển chở vợ phía sau. Anh Định bị thùng container đè chết tại chỗ. Chị Đặng Thị Tuyết Mai (vợ anh Định) cũng bị thùng container đè bị thương nặng.

Đức Trí

Quyết Liệt Triển Khai Các Biện Pháp Để Giảm Thiểu Tai Nạn Giao Thông

Dự Hội nghị tại điểm cầu Thái Nguyên có đồng chí Dương Ngọc Long, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban ATGT tỉnh; lãnh đạo các ban, ngành là thành viên Ban ATGT tỉnh.

Theo báo cáo của Uỷ ban ATGT Quốc gia: 6 tháng đầu năm toàn quốc xảy ra 17.886 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 4.953 người, bị thương 19.977 người. So với cùng kỳ năm 2011, giảm 4.931 vụ, giảm 992 người chết, 5.513 người bị thương. Trong đó có 53 tỉnh, thành phố giảm trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương), 2 tỉnh không tăng, không giảm, 8 tỉnh có số người chết do TNGT tăng cao cần nghiêm khắc rút kinh nghiệm.

Hội nghị cũng đã nghe một số địa phương báo cáo về tình hình trật tự ATGT, một số kinh nghiệm về kiềm chế TNGT, chống ùn tắc giao thông; đồng thời kiến nghị những khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong triển khai, thực hiện.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: 6 tháng đầu năm 2012, tình hình trật tự ATGT trên cả nước đã có chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm lập lại trật tự ATGT, kiềm chế TNGT. Tuy nhiên, số vụ TNGT có giảm song chưa thực sự bền vững, còn nhiều địa phương TNGT, số người chết và bị thương do TNGT vẫn còn ở mức cao. Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương quyết liệt triển khai các biện pháp để giảm thiểu TNGT, gắn trách nhiệm của người đứng đầu địa phương khi để TNGT tăng; Ủy ban ATGT các cấp cần nâng cao năng lực công tác cưỡng chế thi hành pháp luật bằng cách đẩy mạnh công tác tuần tra, xử lý vi phạm giao thông. Đặc biệt, phát động trong toàn quốc thực hiện “không sử dụng rượu bia trong giờ hành chính” theo Nghị quyết 88 của Chính phủ. Tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do TNGT trên toàn quốc vào ngày 7/11 để kêu gọi mọi người dân nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông…

Thái Nguyên là 1 trong 8 tỉnh có số người chết do TNGT tăng bất thường. Theo đó, 6 tháng đầu năm tỉnh ta xảy ra 141 vụ tai nạn giao thông, làm chết 68 người, bị thương 159 người. Số vụ và số người bị thương tuy có giảm nhưng số người chết do TNGT tăng 7,1%. Dó đó, để kiềm chế TNGT trong những tháng cuối năm các lực lượng chức năng sẽ huy động tối đa phương tiện kỹ thuật, nhân lực tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm ATGT; tăng thời gian tạm giữ phương tiện vi phạm để tạo tính răn đe; tiến hành rà soát và xử lý các điểm đen về TNGT; tăng cường công tác tuyên truyền ATGT để đưa Luật Giao thông đến tận khu dân cư và từng gia đình…

Biện Pháp Giảm Tai Nạn Giao Thông

Muốn khắc phục tai nạn giao thông vẫn ở mức cao ở nước ta, cần xác định đúng những nguyên nhân.

Tôi muốn đóng góp một số ý kiến về những nguyên nhân đó cùng các biện pháp khắc phục. Thật ra đây không phải là những phát hiện mới mẻ. Những điều này đã từng được các chuyên gia trong nước và nước ngoài nêu lên và nhấn mạnh, nhưng chưa được các nhà quản lý hữu trách quan tâm đúng mức.

1. Điều hành giao thông chưa hợp lý

Có quá nhiều chỗ giao cắt nhau, các ngã tư đèn xanh đèn đỏ chỉ nên cho đi từng làn một, vì nếu để 2 làn đối diện cùng đi một lúc, thì sẽ có một phần người tham gia giao thông muốn rẽ, họ sẽ cắt mặt làn đi thẳng, dễ gây ách tắc, tai nạn, lưu lượng thoát người chẳng những không tăng mà còn bị ùn lại, vì ai cũng muốn vượt cắt mặt nhanh, điều này ta tổ chức được, đâu cần phải mở rộng đường, xây đường vượt này nọ. Một số nút giao thông điều hành theo điều hành theo cách này đã giảm được ách tắc đáng kể.

Trên các trục đường, nếu bố trí được giải phân cách thì tốt, vì nó sẽ hạn chế được người tham gia giao thông tuỳ tiện sang đường, họ phải đến những vị trí quy định thì mới được sang hay rẽ.

2. Tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập

Muốn nhanh chóng tăng cường hệ thống đường sá mà đầu tư ít tốn kém hơn, cần khuyến khích việc sản xuất các trang thiết bị điều khiển trong nước (đèn xanh đỏ mà vẫn phải nhập ngoại, bao nhiêu tiến sỹ, kỹ sư điện tử để đâu?).

Sử dụng các vật liệu trong nước để làm đường giống như nhiều nước trên thế giới (làm đường bằng xi măng, kích thích các doanh nghiệp trong nước phát triển), hạn chế nhập vật tư ngoại để làm đường ( nhựa đường, atphan…). Cái nào làm được không tốn kém thì làm truớc.

3. Thực hiện chính sách giải tỏa công bằng và hợp lý

Muốn mở rộng đường sá, giải phóng mặt bằng được nhanh chóng và ít tốn kém ở các thành phố cần thực hiện chính sách công bằng, không nên đẩy người đang có nhà mặt đường lên nhà cao tầng, còn người ở trong hẻm thì tự nhiên được chui ra mặt đường lớn, gây ra khiếu kiện, dẫn đến đền bù nhiều, mất thời gian.

Vậy khi đề bù, chúng ta nên đền bù cho cả những hộ ở sâu 2 bên làn đường, sau đó, xây nhà cao tầng tại chỗ cho họ ở, tránh tình trạng phải xây nhà tái định cư ở nơi khác cho ngưòi bị giải toả ở. Khi đó, tầng 1 hoặc tầng 2 sẽ dành cho những người vốn ở mặt đường trước đây, còn tầng cao hơn sẽ dành cho người ở sâu trong ngõ… Như vậy, những hộ bị giải tỏa vẫn được sống trên trục đường cũ, còn người nông dân không bị mất đất cho tái định cư, sẽ có nhiều đất để trồng cây xanh, làm công trình phúc lợi.

Việc giải toả như trên cũng sẽ đỡ tốn tiền đền bù hơn, tạo ra một khu phố hiện đại, không còn bị lem nhem, xây dựng vô lối như nhiều con đường mới mở trước đây.

4. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các phương tiện tham gia giao thông

5. Không ngừng nâng cao dân trí và thường xuyên giáo dục ý thức cho người tham gia giao thông

Đã vi phạm là phải phạt ở múc cần thiết đủ sức răn đe, và thực hiện chủ yếu vói người lớn, trẻ em nhìn thấy sẽ học theo. Nếu chỉ quan tâm giáo dục trẻ em, mà ngưòi lớn cứ làm sai, trẻ em nhìn tấm gương phản diện của người lớn mà bắt chước, cho nên giáo dục đến mấy cũng không có hiệu quả.

Đỗ Mai Thanh

LTS Dân trí – Xác định đúng những nguyên nhân sâu xa gây ra tai nạn giao thông và từ đấy kiên quyết thực hiện tập trung các biện pháp đồng bộ để khắc phục các nguyên nhân đó. Đấy là cách làm có hiệu quả nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng ách tắc cũng như tai nạn giao thông vẫn thường xảy ra trên nhiều địa bàn ở nước ta, nhất là ở những thành phố lớn, có lưu lượng giao thông cao.

Làm Gì Giúp Giảm Thiểu Tai Nạn Giao Thông

Theo thống kê của cá chuyên gia, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông hàng đầu thế giới. Từ lâu, tai nạn giao thông đã trở thành một vấn nạn bởi những thiệt hại mà nó mang lại như: tạo gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội, để lại những vết thương lòng không thể nào nguôi cho những người còn sống, tạo nên sự đỗ vỡ trong gia đình.

Trong bản tin thời sự mỗi ngày đã dành riêng thời lượng phát sóng về bản tin an toàn giao thông để thông báo số vụ tai nạn, số người chết và bị thương trong ngày. Mỗi ngày ở nước ta ước tính có khoảng 30 người chết vì tai nạn giao thông. Chúng ta làm một phép tính nhân, một năm có 365 ngày khi nhân lên với con số 30 sẽ là 11.000 người chết. Có thể nói đây là con số rất kinh khủng nhìn lại chúng ta không khỏi giất mình.

Tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng và cuộc sống của biết bao người, để lại nỗi đau thương và những gánh nặng về kinh tế dai dẳng cho rất nhiều gia đình và xã hội. Tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên, hậu quả của nó có thể nói ghê ghớm hơn bất cứ tai họa nào, thậm chí ngay cả chiến tranh, thiên tai, hay dịch bệnh… cũng không “giết người” nhiều bằng tai nạn giao thông.

Đứng trước những thực trạng về tình hình giao thông hiện nay, để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông nhà nước đã ban hành Luật Giao thông và những nghị định về an toàn giao thông một cách khắt khe hơn, xử phạt nặng về kinh tế các trường hợp vi phạm luật giao thông. Ngoài ra, nhà nước ta cũng xây dựng và cải tạo nhiều công trình giao thông, nhằm cải thiện các phương tiện giao thông trên nhiều trục đường quốc lộ, tỉnh lộ và nội thành…

Theo số liệu thống kê tai nạn giao thông trong một vài năm gần đây có giảm đi, nhưng không đáng kể. Nhưng thực tế những con số thống kê cũng không phải là kết quả chắc chắn. Bởi hàng giờ, hàng ngày vẫn có những vụ va chạm gây người chết, người bị thương hai bên thương lượng với nhau…Bản tin thời sự hàng ngày vẫn đăng những vụ tai nạn thảm khốc, thương tâm khiến chúng ta không khỏi bàng hoàng lo sợ mỗi khi ra ngoài đường.

Vậy nguyên nhân dẫn đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng là do đâu? Câu hỏi này là của tất cả mọi người, nó bắt nguồn đầu tiên là nhu cầu đi lại của chúng ta kéo theo sự gia tăng các phương tiện giao thông ngày càng nhiều với tốc độ nhanh chóng.

Thứ hai là do dân số tăng, dẫn đến lượng người tham gia giao thông cũng tăng lên.

Nguyên nhân thứ ba là việc phát triển hạ tầng phục vụ giao thông đi lại dù được nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng nhưng cũng không đáp ứng kịp nhu cầu và nhịp sống của xã hội hiện đại, đường tuy mở rộng nhưng lượng người không giảm đi do vậy đường sá vẫn chật hẹp, lượng xe có trọng tải lớn lưu thông nhiều nên đường sá mau chóng xuống cấp, hư hỏng.

Nguyên nhân thứ tư là nguyên nhân quan trọng nhất là sự thiếu ý thức của con người khi tham gia giao thông. Sự thiếu hiểu biết về luật giao thông, thiếu văn hóa, thiếu ý thức, tính tình nóng nảy, thô lỗ… dễ trở thành “những hung thần trên đường phố”. Người đi đường dù cận thận đến mấy, nhưng khi gặp họ thì cũng khó tránh khỏi tử thần.

Tai nạn giao thông là nỗi kinh hoàng của gia đình và xã hội vậy thế hệ trẻ chúng ta cần phải làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay? Để làm được điều này đòi hỏi mọi người phải cùng nhau chung tay góp sức xây dựng mới thành công được.

Để hạn chế tai nạn giao thông không phải còn là vấn đề đơn giản, mà đó đã và đang là vấn đề nóng cho toàn xã hội và đất nước. Trước tiên nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho cơ sở giao thông, quản lí chặt chẽ chất lượng các công trình giao thông hiện nay. Đồng thời đội ngũ lực lượng chức năng cần kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ hơn.

Chúng ta là thế hệ trẻ cần có ý thức trách nhiệm, đảm bảo thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông như đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, đi đúng phần đường làn đường quy định, không lạng lách, đánh võng trên đường…. Đồng thời tuyên truyền để các bạn khác có ý thức trách nhiệm hơn thấy được những tác hại khi không tham gia đúng luật an toàn giao thông.

Tham gia các đội thanh niên tình nguyện tham gia khóa đào tạo điều phối giao thông và tuyên truyền các tháng hành động vì an toàn giao thông. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi.

Tuổi trẻ học đường là lực lượng trẻ có sức tuyên truyền rất cao, đồng thời đây là thế hệ sẽ cải thiện tình trạng tai nạn giao thông lớn nhất, đẩy lùi sự thiếu ý thức trách nhiệm với tính mạng của chính mình và những người xung quanh. Mỗi một học sinh chúng ta hãy luôn chung tay góp sức vào việc tuyên truyền an toàn giao thông và bảo vệ công trình giao thông hiện nay. /.​

Administrator