Biện Pháp Của Ô Nhiễm Môi Trường Đất / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Ô Nhiễm Môi Trường Đất Là Gì? Biện Pháp Khắc Phục Ô Nhiễm Môi Trường Đất

Ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm môi trường đất nói riêng đều đang là những vấn đề xã hội quan tâm bởi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người cũng như kinh tế xã hội. ô nhiễm môi trường đất là gì? Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất.

1. Ô nhiễm môi trường đất là gì?

Ô nhiễm môi trường đất là khi bất bị nhiễm các chất xenobiotic gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người và động vật. Hóa chất này chủ yếu từ các hoạt động công nghiệp, các hóa chất nông nghiệp, vứt rác bừa bãi,… làm suy thoái môi trường đất, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống.

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

Nguyên nhân từ con người

Các hoạt động từ sản xuất công nghiệp như: đốt than, khai thác mỏ, sản xuất nhựa, nilong, hóa chất … khi các chất thải không được xử lý mà thải ra ngoài môi trường nước, ngấm vào đất, gây nên tình trạng ô nhiễm đất. Cụ thể tro than dùng trong hoạt động công nghiệp như nấu chảy quặng, lượng chì chứa trong tro than hoặc xỉ khiến nó trở thành “chất thải nguy hại”, các chất này có thể gây ung thư.

Ô nhiễm môi trường đất là gì?

Các nhà máy, xí nghiệp xả rác thải trực tiếp ra môi trường như sản xuất cơ khí, thép, gia công kim loại, sửa chữa xe máy, ô tô… chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ, các nhà máy chế biến nông lâm thủy hải sản với lượng nồng độ chất thải lớn ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường đất vùng lân cận.

Chất thải trong quá trình sinh hoạt tại gia đình như đồ ăn, túi nilong, chai lọ … khi không biết xử lý đúng cách, xả thẳng ra môi trường mặt đất hoặc chôn trong đất.

Người dân sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc sâu, điều hòa sinh trưởng… không đúng liều lượng, thời gian sử dụng ngấm vào đất gây ảnh hưởng cho các sinh vật trong đất và nước, gián tiếp ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe con người.

Môi trường đất bị nhiễm phèn do nước phèn xâm nhập vào đất thông qua hệ thống ngầm gây độc cho sinh vật sinh sống trong môi trường đó.

Môi trường đất bị nhiễm mặn do muối trong nước biển, do thủy triều hay do các mỏ muối… thẩm thấu vào đất gây hạn sinh lý đối với thực vật.

Sự ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường không khí, các cơn mưa axit, các khói bụi … khi rơi xuống đất đều ảnh hưởng tới môi trường đất.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất

Con người bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp do sự ô nhiễm từ môi trường đất. Con người có thể bị ung thư nếu thường xuyên tiếp xúc với các chất như chì, crom, xăng dầu… có thể mắc các bệnh mãn tính hay rối loạn bẩm sinh. Các chất độc hại ngấm trong đất như Benzene có thể gây bệnh bạch cầu, thủy ngân và cyclodiene gây tổn thương thận, … số khác gây phát ban, viêm da, lở loét, đau đầu, mệt mỏi … Một số chất độc hại khác có thể bị tử vong khi tiếp xúc hay ăn phải chúng.

Ảnh hưởng tới hệ sinh thái

Môi trường sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu môi trường đất bị ô nhiễm. Điều đó làm thay đổi hệ thực vật, làm giảm sự đa dạng hệ thực vật, giảm năng suất cây trồng, …

Động thực vật khó mà có thể sinh sống trong môi trường đất bị ô nhiễm, chắc chắn chúng cũng bị nhiễm các hóa chất độc hại từ trong đất.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất

4. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất

Trong sản xuất nông nghiệp, hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, …

Xây dựng mô hình kênh mương hợp lý, kết hợp nông lâm ngư nghiệp.

Thực hiện các chính sách nghiêm cấm xả rác thải ra môi trường, tiêu hủy rác thải sinh hoạt hợp lý.

Các nhà máy xí nghiệp cần quy hoạch và cải thiện hệ thống xử lý rác thải trước khi thải ra môi trường.

Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.

Ô Nhiễm Môi Trường Và Biện Pháp Khắc Phục Ô Nhiễm Môi Trường

Khi tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nguy hiểm như hiện nay, nó gây ảnh hưởng vô cùng xấu đến tới sức khỏe của con người. Để cho mọi người có cái nhìn thực tế về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ảnh hưởng tới sức khỏe chúng ta như nào? và các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường.

1. Ô nhiễm môi trường là gì?

Đầu tiên chúng ta phải biết được ô nhiễm môi trường là gì?

Ô nhiễm môi trường chính là hiện tượng môi trường tự nhiên sống xung quanh chúng ta bị gây bẩn. Khi môi trường của chúng ta bị ô nhiễm dẫn tới những tính chất hóa học, sinh học cũng như vật lí của môi trường thay đổi theo chiều hướng xấu gây ảnh hương nghiêm trọng đến sức khỏe của con người chúng ta và cả những sinh vật sống xung quanh. Mà nguyên nhân chính mang đến sự ô nhiễm môi trường chính là là hoạt động sinh sống và làm việc của con người. Và ngoài ra ô nhiễm môi một phần nhỏ cũng do một số hiện tượng tự nhiên gây ảnh hưởng đến như: Núi lửa, song thần,….

2. Những loại ô nhiễm môi trường:

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường xung quanh bị ảnh hưởng xấu cho nên, ô nhiễm môi trường cúng có rất nhiều loại khác nhau. Những ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm không khí, hay ô nhiễm nguồn nước đây là những môi trường bị ô nhiễm gây nên ảnh hưởng xấu nhất đến tình trạng sức khỏe của con người.

Hiện tượng này là do những hậu quả của con người gây ra, chính chúng ta chính là tác nhân chính gây ảnh hưởng đến các nhân tố trong hệ sinh thái.

Môi trường đất chính là môi trường sống căn nhà của con người và gần như tất cả các sinh vật sống trên trái đất. Do đó môi trường đất mà bị ô nhiễm thì đó chính là một vấn đề rất nguy hại.

Xả rác bừa bãi

Nước thải chưa qua xử lí

Sử dụng quá nhiều thước trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.

Ô nhiễm đất tự nhiên có thể do nhiễm mặn, nhiễm phèn.

Ảnh hưởng đến sức khoẻ: Mắc nhiều bệnh về da, các bệnh ung thư,…

Ảnh hưởng đến sinh thái: Khiến cho nhiều loài sinh vật mất đi môi trường sống.

Chúng ta phải tuyệt đối không được xả nước thải, chất thải hay các chất bẩn trực tiếp ra môi trường.

Giảm thiểu việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật

Sử dụng ít phân khoáng

Áp dụng các phương pháp nông lâm kết hợp và lâm ngư kết hợp

Thúc đẩy việc tuyên truyền, để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân

Sử dụng các biện pháp sử lí chất độc hại ra khỏi đất.

Ô nhiễm môi trường nước chính là hiện tượng biến đổi các tính chất có trong nước chúng khiến cho tính chất vật lí, tính hóa học, sinh học có trong nước bị biến đổi đi mà những biến đổi này mang tính tiêu cực ảnh hưởng xấu tới sinh sống và sức khỏe của người dân. Những chất lạ rơi xuống nước có thể gây ra ô nhiễm nguồn nước và khiến nguy hiểm cho những sinh vật sống trong nước.

Các loại hóa chất nguy hiểm bị đổ ra biển và các khu vực nước lớn.

Các chất thải bị người dân và các xí nghiệp, nhà máy đổ trực tiếp ra biển hay sông ngòi mà chưa qua bất kì quy trình xử lí nước thải nào.

Các loại chất bảo vệ thực vật, thuốc sâu còn dư thừa ngấm vào đất vào đi xuống các mạch nước ngầm.

Nước thải sinh hoạt của người dân bị đổ ra các ven sông ngay gần đó.

Hệ miễn dịch của chúng ta bị suy giảm: Các chất thải chưa qua xử lí có chứa rất nhiều các chất độc gây nguy hiểm, và chứa các chất như Asen, Flo, phèn. Những chất này nếu được tích lũy nhiều trong cơ thể sẽ khiến cho thần kinh, sắc tố da, tim mạch, đường ruột bị ảnh hưởng xấu, hay thậm chí là các tế bào ung thư sẽ dần hình thành.

Kinh tế suy giảm: Khi nguồn nước chúng ta bị ô nhiễm các sinh vật sẽ bị giảm do không có môi trường sống khiến cho nhất là những người dân ven biển chịu ảnh hưởng rất lớn về thu nhập, và những nơi canh tác hoa màu và trồng trọt sẽ thiếu đi lương nước sạch để cung cấp cho tưới tiêu khiến cho việc chăn nuôi trồng trọt không đạt đươc chất lượng cao.

Giống như các vấn nạn tiêu cực khác chúng ta vẫn cần nâng cao ý thức của người dân lên để giúp bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.

Nhà nước nên thắt chặt và đưa ra nhiều luật để giúp bảo vệ nguồn nước hơn.

Các cơ quan chức năng nên thường xuyên giám sát và đôn đốc về kiểm tra tình hình của các công ty.

Sử dụng các hệ thống lọc để loại bỏ mọi chất cặn bẩn, chất độc hại trước khi xả ra môi trường.

Ô nhiễm môi trường không khí:

Hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí chính là sự biến đổi các thành phần trong không khí hoặc bắt đầu có những thành phần khác bay vào không khí dẫn đến việc không khí không được sạch, có thể gây ra mùi khó chịu hoặc gây giảm thị lực của người khiến cho tầm nhìn không được ở mức tối đa của mắt.

Tình trạng ô nhiễm không khí đang là nút thắt vô cùng lớn của nước ta, cho đến thời điểm hiện tại tháng 8/2019 thì Nước ta đặc biệt là Thủ đô Hà Nội đang là nơi có không khí bị ô nhiễm nhất trên thế giới vượt qua cả Trung Quốc điều này là thật sự báo động. Không chỉ nước ta tất cả các nước trên thê giới cũng coi đây chính là một mối nguy hiểm rất lớn mà họ muốn loại bỏ.

Do con người khai thác quá tải lượng than đá, đàu mỏ, khí đốt hàng năm.

Các nhà máy xí nghiệp hàng ngày thải ra không khí một lượng lớn các chất thải sinh hoạt, các chất thải này chứa rất nhiều các chất độc và gây ô nhiễm cho không khí.

Một phần cũng lo do lượng lớn các khí thải từ các phương tiện tham gia giao thông hàng ngày, đặc biệt là xe gắn máy và ô tô.

Không khí bị ô nhiễm khiến cho việc hô hấp của chúng ta bị gây ảnh hưởng.

Gây ra những cơn mữa axit ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu rừng và những cánh đồng.

Gây ra hiệu ứng nhà kính.

Tầng ozon của chúng ta bị thủng khiến cho không khí chúng ta sẽ bị thiếu.

Ô nhiễm một số môi trường khác

Ngoài 3 hiện tượng ô nhiễm môi trường ở trên chúng ta cũng có thể nhắc đến việc còn có một số loại ô nhiễm môi trường khác mà chúng ta không hay nhắc đến ví dụ như: ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm tiếng ồn,…

Ô nhiễm ánh sáng là việc xâm lấn ánh sáng, ánh sáng giao thoa thiên văn, ánh sáng sáng quá mức.

Ô nhiễm tiếng ồn bao gồm những tiếng ồn như: tiếng ồn máy bay, tiếng ồn các nhà máy công nghiệp, xưởng xí nghiệp, tiếng ồn giao thông đi lại.

Ô nhiễm phóng xạ xuất hiện từ thế kỉ XX đây cũng là một loại ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng, do quá trình sản xuất điện hạt nhân và nghiên cứu, sản xuất và phát triển các loại vũ khí hạt nhân..

Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường:

Người dân phải được hiểu biết về sự nguy hiểm về những hành động của mình về việc gây ô nhiễm môi trường: không được vứt rác bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định.

Hạn chế sử dụng các chất bảo quản, thuốc sâu,…

Thúc đẩy và hoàn thiện các chính sách về pháp luật để bảo vệ môi trường.

Học tập và xây dựng những biện pháp bảo vệ môi trường chuẩn quốc tế.

Nên thường xuyên thanh tra và kiểm tra môi trường.

Các nhân viên phụ trách vấn đề môi trường cần hoàn thiện bản thân và thường xuyên học tập để nâng cao kiến thức bản thân.

Đẩy mạnh việc đầu tư các trang thiết bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại.

Tích cực cho người dân trồng cây và trồng rừng phủ kín đồi chọc.

Chôn lấp và xử lí rác thải một cách chuẩn khoa học.

Sử dụng các loại năng lượng từ thiên nhiên như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy điện,…

Tái chế các loại rác thải.

Sử dụng những sản phẩm hữu cơ cho chăn nuôi.

Sử dụng điện hợp lý tiết kiệm.

Hạn chế sử dụng túi nilon thay vào đó sử dụng các loại túi giấy dễ phân hủy.

Ô Nhiễm Môi Trường Đất – Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục

Ô nhiễm môi trường đất là gì? Thực trạng ô nhiễm môi trường đất hiện nay

Vấn đề ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam rất đáng báo động, trở thành nỗi lo chung của quốc gia. Tuy nhiên trên thực tế lại có rất nhiều người dân không hiểu ô nhiễm môi trường đất là gì hay thế nào là ô nhiễm môi trường đất, biểu hiện của ô nhiễm môi trường đất ra sao. Chính vì thế, ngay sau đây Thanh Bình sẽ bật mí cho quý khách.

Ô nhiễm môi trường đất có tên gọi bằng tiếng Anh là Soil pollution. Khái niệm ô nhiễm môi trường đất dùng để chỉ sự thay đổi tính chất của đất theo chiều hướng xấu, các chất độc hại vượt quá ngưỡng cho phép khiến tài nguyên đất bị nhiễm bẩn, gây hại cho đời sống con người, động vật và kéo theo nhiều hệ quả khôn lường.

Tại Việt Nam, thực trạng ô nhiễm môi trường đất hiện nay không chỉ xảy ra ở vùng nông thôn mà tại các thành phố lớn cũng bị ảnh hưởng, điển hình như ô nhiễm môi trường đất ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Theo đó, có khoảng 3.3 triệu ha đất chưa đưa vào sử dụng thì phần lớn đang bị suy thoái, đối với quỹ đất phục vụ sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp cũng đối diện với nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng.

Biểu hiện của ô nhiễm môi trường đất điển hình nhất là sự xuất hiện các chất Xenobiotic, đất bị khô cằn, có màu xám không đồng nhất, hoặc màu đỏ, nhiều bọt, xuất hiện các hạt màu trắng trong đất hay các hạt sỏi có lỗ hổng … Tùy theo mức độ nhiễm độc nặng nhẹ khác nhau, hiện trạng ô nhiễm môi trường đất cũng có sự khác biệt.

Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất phổ biến

Nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất có thể xem xét ở hai khía cạnh khác nhau, đó là khía cạnh nguồn gây ô nhiễm và khía cạnh chất gây ô nhiễm.

Đối với nguồn gây ô nhiễm đất

Nguyên nhân gây ô nhiễm đất ở khía cạnh này có thể bắt nguồn từ tự nhiên và nhân tạo. Cụ thể:

Nguồn gây ô nhiễm đất tự nhiên: Đất bị nhiễm phèn do nguồn nước từ một khu vực khác di chuyển đến, đất nhiễm mặn từ lượng muối trong nước biển hoặc từ các mỏ muối và Gley hóa trong đất sinh ra các độc tố.

Nguồn gây ô nhiễm đất nhân tạo: Do các chất thải công nghiệp (Khai thác mỏ, sản xuất nhựa dẻo, nilon, hóa chất, dùng than để chạy nhà máy nhiệt điện …), chất thải nông nghiệp (phân bón hữu cơ, vô cơ, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật …) và nguyên nhân ô nhiễm đất do chất thải sinh hoạt (tro than, đồ ăn, rác thải, nước thải, phân, nước tiểu …).

Đối với các chất gây ô nhiễm đất

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất ở khía cạnh các chất gây ô nhiễm cụ thể sẽ có:

Chất thải khí: CO là chất thải khí gây ô nhiễm đất điển hình nhất, đây là chất thải khí đốt không hoàn toàn carbon. CO được thải ra từ các động cơ xe máy, xe ô tô, khói từ lò gạch, lò bếp, các loại máy nổ hoặc núi lửa phun trào.

Chất thải kim loại: Kim loại nặng cũng chính là nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường đất, điển hình như các loại bình điện, các chất thải mịn, sắt và phế liệu … chúng có thể tồn tại trong môi trường đất ở nhiều dạng khác nhau.

Chất phóng xạ: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất do các chất phóng xạ cũng khá phổ biến, chúng có thể ngấm vào đất và khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây hại cho hệ sinh vật.

Các chất thải hóa học và hữu cơ: Phân bón, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa, màu vẽ, thuốc nhuộm, công nghiệp sản xuất đồ da, pin, hóa chất.

Dầu: Nếu đổ dầu và các chế phẩm từ dầu lên trên bề mặt đất cũng là nguyên nhân gây ô nhiễ, bởi vì dầu làm đất thiếu không khí, ngăn cản trao đổi năng lượng mặt trời của đất.

Ngoài ra, nguyên nhân ô nhiễm đất có thể gây ra bởi: Mưa axit, nạn phá rừng, trồng cây biến đổi gen, chôn lấp rác thải không đúng cách, xả rác thải bừa bãi ra môi trường đất, rác thải điện tử, nguồn nước mặt bị ô nhiễm thấm vào đất …

Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất gây ra

Đất bị thoái hóa, xuống cấp trầm trọng

Phần lớp đất mặt bị thay đổi, dễ bị các loài nấm gây hại và cũng dễ bị xói mòn khi gặp mưa lớn, dư thừa muối và cạn kiệt các chất dinh dưỡng, đất trở nên chai cứng, bị chua hoặc bị mặn, thậm chí mất khả năng khai thác.

Ảnh hưởng xấu đến nguồn nước ngầm

Hậu quả của ô nhiễm đất tiếp theo là tác động xấu đến nguồn nước ngầm qua cơ chế thẩm thấu. Cụ thể, các hóa chất độc hại có trong đất  bị ô nhiễm nặng có thể ngấm vào nước ngầm, gây ô nhiễm. Điều này vô cùng nguy hại chon con người, vì phần lớn lượng nước phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, tưới tiêu hàng ngày chính là nước ngầm.

Tác động xấu đến ngành sản xuất nông nghiệp

Thêm một tác hại của ô nhiễm môi trường đất đó là những ảnh xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, khiến mùa màng thất bát, cây trồng thiếu chất dinh dưỡng nên chậm phát triển, chất lượng nông sản giảm sút nghiêm trọng.

Gây hại cho sức khỏe con người

Bên cạnh đó, còn tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, rối loạn hô hấp, ung thư và các bệnh ngoài da … qua việc tiếp xúc với đất ô nhiễm trực tiếp, qua đường hô hấp hoặc sử dụng nguồn nước ngầm bị nhiễm chất độc từ đất.

Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường đất đến hệ sinh thái

Tác hại ô nhiễm môi trường đất cuối cùng được Thanh Bình đề cập trong bài viết hôm nay là những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của hệ sinh thái. Bởi các chất gây ô nhiễm sẽ làm thay đổi quá trình chuyển hóa thực vật, giảm năng suất của các loại cây trồng, làm mất cân bằng sinh thái, đe dọa sự sống còn của hệ sinh vật và loài người.

Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất

Việt Nam đang đứng trước thách thức ô nhiễm môi trường đất rất lớn, do đó cả nước phải cùng chung tay để khắc phục tình trạng này. Thanh Bình xin được đề xuất một số các biện pháp bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường đất như sau:

Ban hành các chính sách bảo vệ môi trường đất, đồng thời chú trọng vào công tác quản lý đất ô nhiễm tồn lưu, nhân rộng những mô hình cải thiện chất lượng đất hiệu quả.

Đẩy mạnh công tác truyền thông đại chúng, giúp tất cả mọi người, mọi nhà để hiểu rõ ô nhiễm môi trường đất là gì, hậu quả, nguyên nhân, cách khắc phục để nâng cao ý thức người dân, trang bị cho họ những kiến thức căn bản để có trách nhiệm hơn trong việc bảo tài sản chung.

Sử dụng các loại cây trồng chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất cao nhằm hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cũng là biện pháp bảo vệ môi trường đất hiệu quả cho bà con nông dân.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất tiếp theo là không lạm dụng các loại phân bón hóa học khi sản xuất nông nghiệp, chăm sóc hoa màu.

Phục hồi hệ sinh thái rừng để bảo vệ đất không bị rửa trôi, giữ lại các chất dinh dưỡng. Đây là một trong các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất đang được nhiều quốc gia áp dụng.

Áp dụng biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đất bằng cách sục khí tại điểm bị ô nhiễm, hoặc đào đất nhiễm độc tố mang đến một bãi thải cách xa với con đường tiếp xúc của con người, cũng như hệ sinh thái nhạy cảm.

Cách khắc phục ô nhiễm môi trường đất bằng việc dùng nhiệt nhằm mục đích giúp nhiệt độ dưới bề mặt đất đủ cao để giải phóng các chất hóa học.

Sử dụng cây liễu để trích xuất kim loại nặng cũng là giải pháp ô nhiễm môi trường đất nên tham khảo.

Phục hồi và tái chế vật liệu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, hạn chế sử dụng túi nilon được xem là một trong các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất đơn giản nhưng hiệu quả nhờ hạn chế hoạt động xả thải.

5

/

5

(

164

bình chọn

)

Ô Nhiễm Đất Và Những Hệ Luỵ Mà Ô Nhiễm Môi Trường Đất Đem Lại

Ô nhiễm đất là việc trong môi trường đất xuất hiện các chất xenobiotic gây hại ảnh hưởng tới đời sống của con người và động vật. Các chất này hình này bới hoạt động công nghiệp, hoá chất nông nghiệp… Mức độ ô nhiễm còn tuỳ thuộc vào mức độ sử dụng hoá chất và công nghiệp hoá.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

Theo Litter, It costs you tìm hiểu, than tự nhiên gồm chủ yếu 2 thành phần chì và kẽm. Khi than được đốt cháy, các kim loại không bị phân huỷ và tồn tại dưới dạng tro (trừ thuỷ ngân). Lượng chì chứa trong tro than hoặc xỉ khiến nó trở thành “chất thải nguy hại”. Qua nghiên cứu, trong tro than chứa hơn 5 mg / L chì.

Ngoài chì, trong tro than thường chứa các chất khác như polynuclear aromatic hydrocarbons, benzo anthracene, benzo fluoranthene… Các chất PAHs được biết đến là chất gây ung thư. Nồng độ tạm chấp nhận được trong môi trường đất là khoảng 1mg/kg. Xỉ và tro than được nhận diện là các hạt màu trắng có trong đất. Hoặc đất có màu xám không đồng nhất, hoặc nhiều bọt, lỗ hổng…

Bùn thải là chất rắn sinh học và là một sản phẩm phụ khi xử lý chất thải. Nhiều người cho rằng nó là một loại phân bón cho đất. Do là một sản phẩm phụ khi xử lý chất thải nên bùn thải chứa nhiều chất gây ô nhiễm như thuốc trừ sâu, kim loại nặng… Vì vậy, cần kiểm soát để tránh vi sinh vật gây bệnh thâm nhập vào nguồn nước. Đảm bảo không có sự tích luỹ kim loại nặng ở trong đất.

Thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ

Thuốc diệt cỏ được dùng để diệt cỏ dại, đặc biệt là đường sắt và vỉa hè. Những thuốc có chứa auxin có thể bị phân huỷ bởi vi khuẩn có trong đất. Tuy nhiên, nếu thuốc có nguồn gốc từ trinitrotoluene chứa dioxin thì cực kỳ độc hại. Nó có thể gây tử vong ngay cả khi nồng độ này ở mức thấp nhất. Một loại thuốc diệt cỏ khác đó là Paraquat. Dù nó có độc tính cao nhưng lại có thể nhanh chóng bị vi khuẩn làm giảm nồng độ. Thuốc diệt cỏ này sẽ không giết chết các động vật sống trong lòng đất.

Đất bị nhiễm phèn: do nước phèn xâm nhập vào đất gây độc cho sinh vật sinh sống trong môi trường đó.

Đất bị nhiễm mặn: do muối trong nước biển, mỏ muối… thẩm thấu vào đất gây hạn sinh lý đối với thực vật.

Hệ luỵ mà ô nhiễm đất đem lại

Ảnh hưởng đến sức khoẻ

Tác động lên con người sẽ khác nhau do tuỳ thuộc vào loại chất gây ô nhiễm. Con người có thể bị ung thư nếu thường xuyên tiếp xúc với các chất như chì, crom, xăng dầu… Ngoài ra, nó còn có thể gây ra các bệnh mãn tính khác hoặc gây rối loạn bẩm sinh. Qua tìm hiểu, nếu nitrat và amoniac kết hợp với phân gia súc cũng gây ảnh hưởng đến môi trường đất và có thể gây ô nhiễm nước.

Nếu thường xuyên tiếp xúc với Benzene có thể gây nên bệnh bạch cầu. Cyclodienes và thuỷ ngân là chất khiến thận bị tổn thương. PCBs và cyclodienes có thể khiến gan bị nhiễm độc. Organophosphates và carbomates thì có thể khiến tắc nghẽn thần kinh cơ. Một số loại khác thì có thể gây nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, phát ban…Không những vậy, có những loại chỉ cần một lượng vừa đủ có thể khiến tử vong khi tiếp xúc tiếp, nuốt phải hoặc hít phải.

Ảnh hưởng đến sinh thái

Dù chất độc hại chỉ ở nồng độ thấp nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Những ảnh hưởng có thể kể đến là chuyển hoá của các vi sinh vật đặc hữu và động vật chân đốt. Điều này có thể khiến một số chuỗi thức ăn chính bị mất đi. Điều này gây hậu quả lớn đối với động vật ăn thịt và cả loài người. Thậm chí, nếu có hiệu lực hoá học trên các dạng sống thấp hơn, đáy kim tự tháp chuỗi thức ăn có thể ăn các chất ngoại lai.

Chất gây ô nhiễm còn có thể làm thay đổi quá trình chuyển hoá của thực vật. Điều này làm giảm năng suất cây trồng. Khi cây không thể phát triển, nó còn làm tình trạng đất trở nên tồi tệ hơn như xói mòn. Một số chất tồn tại lâu còn có thể phân ra thành các chất ô nhiễm mới.

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất

Sử dụng gen thực vật cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh để giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời những giống thực vật này còn có thể thích ứng với mọi điều kiện của thời tiết. Nó giúp duy trì độ phì nhiêu của đất. Tăng tính đa dạng cây trồng bằng cách luân canh luân cư, trồng xen kẽ các loại cây dài hạn và ngắn hạn.

Cải thiện môi trường sống, chống ô nhiễm nước. Giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu, giảm sử dụng phân khoáng.

Áp dụng nông lâm kết hợp, lâm ngư kết hợp. Tăng trưởng và mở rộng các mô hình kinh tế vườn rừng trường trại. Xây dựng, tu sửa hệ thống kênh mương, tưới tiêu hợp lý.

Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.

Sục khí đất tại khu vực bị ô nhiễm

Dùng nhiệt để khiến các chất độc bốc hơi khỏi môi trường đất. Các công nghệ có thể sử dụng là ET-DSP tm , nhiệt điện trở và ISTD.