Biện Pháp Cải Tạo Không Phù Hợp Với Đất Mặn Là / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Biện Pháp Cải Tạo Đất Mặn

Những năm gần đây mực nước biển dâng lên do tác động của biến đổi khí hậu, cùng với lưu lượng nước sông Cửu Long ngày càng ít đi trong mùa nắng, làm cho nước biển xâm nhập sâu vào đất liền, tình trạng mặn thường xảy ra sớm, và thời gian mặn gay gắt kéo dài… Hiện nay diện tích đất nông nghiệp của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có hơn 2,6 triệu hecta, chiếm 25% diện tích đất nông nghiệp cả nước và đóng góp đến 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, mùa khô 2015-2016, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải hứng chịu một đợt hạn – mặn lịch sử chưa từng có, gây thiệt hại nặng nề cho 9/13 tỉnh ven biển. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì tình hình biến đổi khí hậu vẫn còn diễn biến phức tạp và khó lường trong nhiều năm tới. Do đó làm sao để giải được bài toán chống hạn mặn là vấn đề rất đáng quan tâm và cần thiết.

Công ty CP HC Đất Việt đưa ra giải pháp tăng chống chịu hạn mặn cho cây trồng đến bà con nông dân với mục đích giúp cây trồng sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu với hạn mặn giúp tăng sản lượng, năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.

Giải pháp tăng khả năng chống chịu, phòng chống hạn mặn cho cây trồng:

– Vùng có nguy cơ nhiễm mặn thường xuyên cần chú ý thực hiện tốt thủy lợi nội đồng để có khả năng trữ nước ngọt và ngăn mặn cục bộ, nếu trồng cây ăn trái cần dịch chuyển tránh thời điểm ra hoa, mang trái tập trung trong thời điểm nước mặn, tạo bóng mát và đậy gốc cây, có đủ điều kiện che phủ bờ líp trồng để tăng cường giữ ẩm, giảm mất nước cho cây, đất trồng. Trước giai đoạn nhiễm mặn cần tăng cường bón các loại phân có chứa các chất kali, lân, vôi, chất hữu cơ để tăng khả năng đề kháng của cây trồng. Hạn chế tỉa cành, tạo tán, nhất là tỉa đau trong lúc hoặc trước thời điểm hạn mặn.

– Trong giai đoạn bị nhiễm mặn nên phun bổ sung phân bón lá có chứa Kali.

– Phun phân bón lá có chứa Canxi và Silic để bổ sung cho cây. Silic giúp thúc đẩy quá trình quang hợp, gia tăng tỷ lệ chọn lọc của K + và giảm lượng hút Na+ của cây trồng. Canxi là nguyên tố cần thiết trong việc bảo vệ rễ cây trồng khỏi bị gây hại do mặn, giúp duy trì sự ổn định của màng tế bào, bảo vệ tế bào biểu bì giảm bị tác hại của muối. Trong điều kiện cây đang bị ảnh hưởng mặn nên phun Ca, Si ngày trước, ngày sau phun phân bón lá có chứa Kali, nên phun vào buổi chiều mát, bằng nước không bị nhiễm mặn.

– Phun phân bón lá có chứa nhiều acid humic giúp cây đủ sức vượt qua được tác hại do mặn gây ra khi bộ rễ không hút đủ dinh dưỡng, đồng thời cũng làm tăng khả năng chống chịu điều kiện bất thuận như nóng, hạn (gồm cả hạn sinh lý) do mặn gây ra.

– Bổ sung cho đất các vi sinh vật có khả năng phân huỷ các phế thải hữu cơ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, đồng thời giúp cây chống lại các tác nhân gây bệnh nguồn gốc từ đất, tạo ra các chất kích thích sinh trưởng thực vật làm ổn định cấu trúc đất ở vùng rễ cây trồng. Các vi sinh vật cần thiết cho cải tạo đất như vi khuẩn Pseudomonas, nấm cộng sinh vùng rễ,….

– Nếu bón phân vô cơ thì nên sử dụng phân đạm gốc amon (NH4+) để hạn chế độc Na+ và dạng phân lân dễ tiêu như super lân, DAP,… để cung cấp lân cho cây, hạn chế sự thu hút các ion Cl-quá nhiều trong cây.

Cải Tạo Đất Mặn, Đất Kiềm

1.1.3. Phần trăm Na trao đổi (ESP)<15%.

Trước đây đất này được gọi là đất kiềm trắng (Solochat), do khi nước bốc hơi hình thành lớp muối trắng trên mặt và có pH kiềm. Đất có hàm lượng muối hòa tan cao, thể hiện ở độ dẫn điện (EC) cao.

1.2. Đất kiềm. là đất có các đặc điểm

Trước đây đất này được gọi là đất kiềm đen (Solonet), do khi nước bốc hơi có sự tích lũy chất hữu cơ hòa tan cùng với lớp muối trên mặt và có pH kiềm. Đất kiềm có hàm lượng Na rất cao làm phân tán hạt (mất cấu trúc), và gây rối loạn dinh dưỡng cho phần lớn các loại cây trồng.

1.3. Đất mặn kiềm có các đặc điểm

Đất mặn kiềm khi rửa muối hòa tan, Na trao đổi sẽ thủy phân và làm tăng pH, đất sẽ trở nên kiềm.

III. Một số thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu đất mặn, đất kiềm.

EC se (mS/cm) x 10 = tổng cation hòa tan (meq/lít)

Đơn vị tính nồng độ các ion: meq/lít.

Do các quan hệ cân bằng giữa các cation hấp phụ trên bề mặt trao đổi và cation trong dung dịch, nên SAR có tương quan đến hàm lượng Na trên CEC. Hàm lượng này được diễn tả bằng tỉ lệ Na trao đổi (ESR-exchangeable sodium ratio). ESR được định nghĩa:

ESR= Na+ trao đổi/(Ca 2+ +Mg 2+) trao đổi. Đơn vị tính nồng độ các ion: meq/lít.

ESR= 0.015SAR

Ảnh hưởng của muối đến sinh trưởng cây trồng. Nồng độ Na và Cl cao là nguyên nhân chính gây ra sự ức chế sinh trưởng cho cây trồng mẫn cảm với muối. Khi nồng độ các muối này trong dung dịch đất cao, sẽ tạo áp lực thẩm thấu cao, làm tế bào rễ mất nước, bị co nguyên sinh (plasmolysis).

Cải tạo đất mặn và đất kiềm.

3.1. Đất mặn. Biện pháp chủ yếu là dùng nước ngọt, hoặc nước có nồng độ muối thấp rửa muối hòa tan sâu xuống khỏi vùng rễ.

Lượng nước cần thiết để rửa muối ra khỏi vùng rễ nhu cầu nước rửa mặn (leaching requirement-LR). LR được tính: LR= EC w/EC dw, với:

LR phụ thuộc vào (1) EC mong muốn, hay EC cây trồng có thể chịu được; (2) chất lượng nước tưới (EC w), (3) độ sâu vùng rễ cần rửa, và (4) khả năng giữ nước của đất.

Với đất có mực nước ngầm cao, cần thiết kế hệ thống tiêu nước trước.

Nếu đất có tầng Calcic hay Gypsic (có tính thấm kém), cần phải phà vỡ tầng này.

Vùng đất chỉ sử dụng nước trời, hay nguồn nước hạn chế, cần che phủ đất bằng các vật liệu hữu cơ để giảm tốc độ bốc hơi nước.

3.2. Đất kiềm và đất mặn kiềm. Nguyên tắc cải tạo là làm giảm hàm lượng Na trao đổi và EC trong đất, điều này rất khó thực hiện vì đất kiềm và mặn kiềm cấu trúc đất bị phân tán, khả năng thấm nước rất kém. Thông thường có thể dùng thạch cao (CaSO 4.2H 2 O) để trao đổi Na trên keo đất, sau đó dùng nước rửa Na này ra khỏi dung dịch đất.

Xác định lượng thạch cao cần thiết, nhu cầu thạch cao để rửa kiềm.

Ví dụ. một loại đất có CEC=20meq/100g, ESP=15%, cần làm giảm ESP xuống 5%. Vậy ESP cần giàm là: 15% – 5% =10%.

Đương lượng Na cần giảm:(10%)(20meqCEC/100g) = 2meqNa+/100g.

Đương lượng CaSO 4.2H 2 O cần để thay thế Na là: 2meq/100g.

Quản lý đất mặn chủ yếu là làm giảm đến mức tối thiểu sự tích lũy muối trong tầng canh tác trong quá trình canh tác, nhất là trên các vùng khô hạn và bán khô hạn. Ẩm độ đồng ruộng cần được duy trì thường xuyên bằng cách tưới nước ngọt (hoặc không mặn). Rửa hay tưới nhẹ trước hay sau gieo trồng nhằm giúp rễ cây con phát triển. Nếu có đủ nước nên tưới theo chu kỳ, kể cả khi không gieo trồng. Trong đất mặn có nhiều loại muối kết tủa như CaSO4.2H2O, CaCO3, MgCO3 trong thời gian khô hạn, sẽ hòa tan khi được tưới hoặc rửa. Chú ý là khi các muối Ca, Mg kết tủa, sẽ làm tăng tỉ lệ tương đối của Na+ trong dung dịch đất.

Cải thiện kỹ thuật tưới tiêu là phương pháp quan trọng để kiểm soát độ mặn của đất. Khi làm đất, các rãnh nhỏ sẽ hình thành và muối có xu hướng mao dẫn và tích tụ ở giữa đỉnh các luống cày nơi bốc hơi nước xảy ra. Chú ý không nên trồng cây con ngay trên đỉnh luống do ảnh hưởng của nồng độ muối cao.

Cải Tạo Đất Nhiễm Phèn, Mặn

Xâm nhập mặn và nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều vùng cây ăn trái ở ĐBSCL. Biểu hiện là vườn cây rụng lá, hoa và trái non làm năng suất giảm nghiêm trọng.

Theo đánh giá của TS Võ Hữu Thoại, Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, đợt hạn mặn năm 2016 được xem là đợt hạn mặn khốc liệt nhất ở ĐBSCL trong 100 năm qua. Hạn mặn xảy ra ở hầu hết các tỉnh ở ĐBSCL, đặc biệt hiện tượng nước mặn xâm nhập vào đất liền, xâm nhập vào các vùng cây ăn trái của các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng và một số tỉnh khác làm 9.400ha bị ảnh hưởng.

Khi nước mặn xâm nhập hệ thống kênh, rạch và mương, vườn sẽ gây tích lũy muối hòa tan trong đất, cường độ bốc thoát nước cũng như cường độ tích lũy mặn càng ngày càng tăng do nước mặn xâm nhập hoặc do người dân vô tình tưới cho vườn cây của mình.

Đặc biệt ở các vùng khô hạn sẽ gây ra hiện tượng đất bị nhiễm mặn nặng nề, khi tưới nguồn nước này cho cây ăn trái. Do đó dẫn đến hàm lượng muối hòa tan trong đất cao làm cho áp suất thẩm thấu trong đất lớn hơn áp suất thẩm thấu của tế bào cây trồng. Chính sự chênh lệch này làm cho cây trồng không hấp thu được nước và các chất dinh dưỡng, đồng thời làm cho màng tế bào vỡ ra, cây mất nước, dẫn đến cây bị héo sinh lý, nặng hơn có thể dẫn đến cây bị chết.

Để giải quyết vấn đề này cần có một thời gian dài cần cải tạo đất. Bên cạnh đó cũng cần có những giải pháp đồng bộ hơn của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương như: Quy hoạch vùng trồng cây ăn trái, thay đổi cơ cấu cây trồng đối với những vùng bị ảnh hưởng lâu dài, không trồng các loại cây ăn trái nằm trong nhóm mẫn cảm với nước mặn như sầu riêng.

Bên cạnh đó nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, tạo các gốc ghép chống chịu điều kiện hạn mặn, ngoài ra tăng cường hệ thống dự báo về tình hình xâm nhập mặn để người dân có biện pháp ngăn ngừa. Đối với những vườn cây đã bị ảnh hưởng bởi hạn mặn, để cải tạo lại đất và cứu cây.

PGS.TS Trần Văn Hậu, giảng viên Khoa Nông nghiệp & sinh học ứng dụng (ĐH Cần Thơ) cho biết, nếu lỡ tưới nguồn nước mặn cho cây, khi phát hiện nên dùng nước ngọt tưới thật nhiều lên vườn cây để rửa ion Natri trong dung dịch đất, để giải độc mặn trong đất, nếu ion Natri đã xâm nhập vào keo đất phải bón vôi để đẩy Natri ra ngoài dung dịch đất, tiếp tục tưới nước rửa mặn.

Nếu vườn cây đã suy kiệt, cách để phục hồi lại là làm đất tơi xốt lên bằng cách hàng năm cung cấp phân hữu cơ cho cấu trúc đất, nước vào dễ và ra cũng dễ, thì khả năng rửa mặn sẽ dễ hơn. Bón phân kali mà không dùng KCl, có thể sử dụng kali kết hợp để bón cũng có thể đẩy được NaCl.

Để hạn chế sự độc hại của Natri thì trước mắt phải bón thêm phân Kali; khi bón phân kali sẽ đẩy nguyên tố Natri đi và giúp cho cây có khả năng chống chịu, kết hợp sử dụng bón Canxi (vôi) là hiệu quả; tùy theo điều kiện, bón vôi nung, nếu đất không phèn thì dùng vôi nung sẽ giúp đẩy Natri ra bên ngoài và dùng nguồn nước ngọt để rửa đất.

Tóm lại, biện pháp trước mắt dùng nước để rửa muối, dùng vôi đẩy Natri ra rồi bón phân lân, phân kali để giúp cây phục hồi, bên cạnh đó bón thêm chất kích thích để giúp rễ phát triển trở lại, cung cấp chất dinh dưỡng lại cho cây.

Cty Behn Meyer có một số khuyến cáo sau cho bà con để giúp cây trồng phục hồi sau hạn mặn: Nước mặn ảnh hưởng đến cây trồng bởi 3 nguyên do, cây trồng bị stress do mất nước, ngộ độc Na+ và ngộ độc Cl. Khi mưa xuống nước mưa sẽ giúp “rửa mặn” với việc đẩy Natri và Clo ra khỏi đất, bên cạnh đó bà con cần tiến hành các biện pháp sau.

Bước 1: Phun Avant natur để bổ sung dinh dưỡng cho cây khi hệ thống rễ chưa sẵn sàng hấp thu dinh dưỡng từ đất. Đặc biệt trong thành phần của Avant Natur có Proline giúp cây trồng tăng khả năng giữ nước ở bên trong cây.

Bước 2: Phun Basfoliar K để giúp cây giải độc Natri ra khỏi tế bào (Natri sẽ đẩy ra khỏi cây ở các mép của lá).

Bước 3: Bón phân hữu cơ Grower 3-3-3 để cải thiện cấu trúc của đất. giúp đất tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng (vì sau khi nước mặn xâm nhập Na+ sẽ phá hủy cấu trúc đất).

Bước 4: Bón phân để phục hồi sinh trưởng cho cây trồng, ưu tiên chọn các công thức phân có hàm lượng đạm cao như: Entec 20-10-10, Entec 25-15, Entec 24-8-7. Với tổng hòa các biện pháp trên sẽ giúp cây trồng phục hồi tốt sau hạn, mặn cũng như cải thiện được độ màu mỡ của đất.

GIA BẢO – HUỲNH DUY

Công Nghệ 10 Bài 10: Biện Pháp Cải Tạo, Sử Dụng Đất Mặn, Đất Phèn

Lý thuyết, trắc nghiệm môn Công nghệ 10

VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập môn Lý thuyết môn Công nghệ lớp 10: Biện pháp cải tạo, sử dụng đất mặn, đất phèn Công nghệ 10 hiệu quả hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Biện pháp cải tạo, sử dụng đất mặn, đất phèn

A/ Lý thuyết bài Biện pháp cải tạo, sử dụng đất mặn, đất phèn

I – Cải tạo và sử dụng đất mặn

Đất mặn là loại đất có chứa nhiều cation natri hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đất

Chủ yếu phân bố ở vùng đồng bằng ven biển như Nam Định, Thái Bình, Cà Mau

Có 2 nguyên nhân chính hình thành đất mặn:

– Do nước biển tràn vào

– Do ảnh hưởng của mạch nước ngầm nên làm đất nhiễm mặn

– Thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao 50 – 60%

– Dung dịch đất chứa nhiều muối tan: NaCl, Na 2SO 4

– Phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm

– Nghèo mùn, nghèo đạm

– Hoạt động của vi sinh vật yếu

* Biện pháp thuỷ lợi:

– Đắp đê ngăn nước biển, xây dựng hệ thống mương máng tưới, tiêu hợp lý

– Nhằm ngăn nước biển tràn

– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc rửa mặn

* Biện pháp bón vôi

– Bón vôi có tác dụng đẩy ion Na+ ra khỏi bề mặt keo đất

– Sau đó tiến hành tháo nước vào ruộng để rửa mặn, sau 1 thời gian cần bổ sung chất hữu cơ cho đất sau khi bón vôi

-Trồng cây chịu mặn:

+ Làm giảm bớt Na trong đất sau đó sẽ trồng các cây trồng khác

+ Làm tăng hiệu quả kinh tế cho sản xuất nông nghiệp

– Đất mặn sau khi được cải tạo có thể sử dụng để trồng lúa (lúa đặc sản), cói

– Nuôi trồng thuỷ sản

– Vùng đất mặn ngoài đê: trồng rừng để giữ đất và bảo vệ môi trường

II – Cải tạo và sử dụng đất phèn

– Đất phèn là loại đất được hình thành ở vùng đồng bằng ven biển có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh

– Các xác sinh vật này bị phân hủy giải phóng ra lưu huỳnh (S)

– Trong điều kiện yếm khí, lưu huỳnh (S) sẽ kết hợp với sắt (Fe) trong phù sa để tạo thành hợp chất pyrit (FeS 2), trong điều kiện thoát nước, thoáng khí, FeS 2 bị oxi hóa hình thành axit sunphuric (H 2SO 4) làm cho đất chua trầm trọng. Vì vậy, tầng chứa FeS 2 còn được gọi là tầng sinh phèn

– Có thành phần cơ giới nặng

– Tầng đất mặt: khi khô thì cứng, nhiều vết nứt nẻ

– Đất rất chua, pH<4

– Trong đất có nhiều chất độc hại cho cây trồng: Al 3+, Fe 3+, CH 4, H 2 S

– Hoạt động vi sinh vật rất kém

– Biện pháp thuỷ lợi:

– Xây dựng hệ thống tưới tiêu nước để thau chua rửa mặn, xổ phèn (rửa phèn) và hạ thấp mạch nước ngầm

– Bón vôi khử chua và làm giảm độc hại của nhôm tự do

– Bón phân hữu cơ, đạm, lân và phân vi lượng để nâng cao độ phì nhiêu của đất

– Cày sâu, phơi ải để quá trình chua hóa diễn ra mạnh, sau đó nước mưa, nước tưới sẽ rửa trôi phèn

– Lên luống (liếp)

– Lật úp đất thành luống cao

– Lớp đất phèn phía dưới được lật lên trên

– Gốc rạ, cỏ dại bị úp xuống

– Tạo thành lớp đệm hữu cơ

– Cơ chế hoạt động: Khi tưới nước ngọt vào liếp, chất phèn được hòa tan và trôi xuống rãnh tiêu

– Trồng cây chịu phèn

B/ Trắc nghiệm bài Biện pháp cải tạo, sử dụng đất mặn, đất phèn

Câu 1: Nguyên nhân chính làm cho đất bị nhiễm mặn là

Câu 2: Đất mặn phân bố nhiều ở?

Câu 3: Đất mặn có đặc điểm

Câu 4: Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, có tỉ lệ sét

Câu 5: Đất mặn sau khi bón vôi một thời gian cần

Câu 6: Biện pháp cải tạo không phù hợp với đất mặn

Câu 7: Đất mặn áp suất thẩm thấu dung dịch cao vì chứa nhiều

Câu 8: Bón vôi cho đất mặn có tác dụng

Làm cho đất tơi xốp

Làm giảm độ chua

Tăng cường chất hữu cơ cho đất

Đẩy Na+ra khỏi bề mặt keo đất

Câu 9: Đất mặn chứa nhiều ion Na+ sử dụng biện pháp nào là quan trọng nhất?

Câu 10: Ở Việt Nam, đất mặn được hình thành ở ……….. và cây trồng phát thích hợp trên đất mặn là ……….