Biện Pháp Bảo Vệ Rừng Tràm Trà Sư / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Rừng Tràm Trà Sư

RỪNG TRÀM TRÀ SƯ (RTTS) – SẢN PHẨM DU LỊCH HẤP DẪN

Tại RTTS tài nguyên tự nhiên kết hợp nền văn hóa bản địa tạo ra những sản phẩm du lịch rất độc đáo, hấp dẫn du khách. Nơi đây, có nhiều phong cảnh đẹp, mang vẻ hoang sơ của vùng sông nước miệt vườn. Trong tương lai, RTTS sẽ khai thác được rất nhiều loại hình du lịch để phục vụ du khách như: du lịch tham quan sinh cảnh rừng tràm, vui chơi, giải trí, cắm trại; du lịch chuyên đề, nghiên cứu khoa học; du lịch câu cá (đây là loại hình đang thu hút đông du khách); du lịch sinh thái kết hợp với khám phá nền văn hóa bản địa; du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng.

RTTS có hệ sinh thái rừng tràm úng phèn trên đất ngập nước nổi tiếng còn sót lại của tỉnh An Giang, có nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú và đa dạng, rất thích hợp cho việc nghiên cứu khoa học, học tập, tham quan… Với vị trí thuận lợi, nằm trong tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn, trong tương lai RTTS sẽ thu hút một lượng khách lớn đến tham quan. RTTS nằm trong chiến lược phát triển của tỉnh, là một trong những vùng trọng điểm, có thế mạnh về đầu tư, do được sự quan tâm của các cấp chính quyền nên RTTS có cơ hội phát triển du lịch sinh thái.

Tuy nhiên, RTTS là khu bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, nơi đây có nhiều loài động, thực vật quý hiếm, nếu phát triển du lịch mà không có sự tính toán kỹ và cụ thể sẽ gây ra nhiều bất lợi ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài động, thực vật.

Nếu không có địa điểm thu gom xử lý rác thải thì ô nhiễm môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn nước, dẫn đến sự thay đổi môi trường sống của các loài động, thực vật, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương…

Hiện nay, cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là cơ sở lưu trú trong khu vực chưa được đầu tư xây dựng, vì vậy du khách đến tham quan chỉ đi trong ngày, nên nguồn doanh thu du lịch thấp.

Vì vậy, lượng hướng dẫn viên du lịch còn ít và chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Công tác bảo tồn nguồn tài nguyên rừng còn gặp nhiều khó khăn, do lực lượng kiểm lâm còn mỏng, sức ép dân số ngày càng lớn ở khu vực xung quanh rừng. Bên cạnh đó, RTTS mới được đưa vào phát triển du lịch nên công tác quảng bá còn nhiều hạn chế, du khách thiếu thông tin về RTTS.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ THU HÚT DU KHÁCH ĐẾN RTTS

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Để thu hút du khách, RTTS cần phải có kế hoạch đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch RTTS. Khuyến khích mở các điểm trưng bày và bán hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng của làng nghề truyền thống có chất lượng cao với giá cả phù hợp. Miễn thuế với các mặt hàng lưu niệm để phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách. Đồng thời, chú trọng phát triển các hoạt động lễ hội văn hóa truyền thống dân gian, đờn ca tài tử, sưu tập các món ăn dân dã vùng sông nước.

Khai thác loại hình văn hóa bản địa, như nếp sống của cư dân địa phương, văn hóa ẩm thực thôn quê, kết hợp đờn ca tài tử Nam Bộ, trò chơi dân gian,… phục vụ du khách.

Tổ chức quản lý du lịch

Khi du lịch phát triển ở RTTS thì việc quản lý hoạt động du lịch là vấn đề quan trọng. Để quản lý tốt RTTS, cần thành lập một phòng chuyên đề quản lý phát triển du lịch và giáo dục môi trường, phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, các cụm dân cư… làm tốt công tác quản lý du lịch.

Tổ chức những hoạt động về giáo dục và bảo vệ môi trường

Lập kế hoạch giáo dục môi trường và bảo vệ tài nguyên du lịch. Biên soạn tài liệu giáo dục môi trường về di tích lịch sử và tài nguyên ở khu vực Trà Sư. Quản lý và hướng dẫn du khách tham quan du lịch RTTS có ý thức về môi trường. Tổ chức phổ cập các tài liệu giáo dục môi trường cho giáo viên, nhân dân trong vùng đệm nhằm tuyên truyền giáo dục các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái.

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, bố trí thùng rác trong khu du lịch. Hạn chế hoạt động du lịch gần nơi cư trú của các loài động vật, tuân thủ vấn đề sức chứa, để không làm lão hóa thổ nhưỡng ảnh hưởng sự phát triển đến các loại thực vật. Đảm bảo vệ sinh các dịch vụ du lịch, nơi công cộng.

Đào tạo nguồn nhân lực phát triển du lịch RTTS

Cần phải chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực một cách có hiệu quả, phát triển lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt. Thường xuyên bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ, nhân viên, Người lao động trong lĩnh vực du lịch, tổ chức đào tạo ngành theo nhiều hình thức.

Xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật và cơ sở hạ tầng

Việc xây dựng các khu nhà nghỉ phải tuân thủ kiến trúc phù hợp với cảnh quan sinh thái, nên sử dụng các vật liệu từ địa phương.

Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động kinh doanh của cơ sở ăn, uống, nhà nghỉ… nhưng phải quản lý tốt và đảm bảo chất lượng của các dịch vụ.

Ngoài ra, nên đầu tư xây dựng nhiều chòi nghỉ mát ở khu du lịch và các điểm tham quan; đầu tư xây dựng lại con đường vào khu du lịch.

Đảm bảo an toàn trật tự xã hội

Tính an toàn là chỉ tiêu quan trọng phát triển du lịch, vì thế khi du khách đến khu du lịch sinh thái RTTS cần đảm bảo vấn đề an ninh trật tự, giữ gìn tài sản và tính mạng của du khách. RTTS cần phối hợp với các cấp chính quyền của địa phương thực hiện tốt công tác an ninh trật tự trong khu vực, tạo cho du khách an tâm khi đến du lịch. Cần thành lập một đội bảo vệ an ninh trong khu du lịch và vùng quanh rừng, đảm bảo an toàn cho du khách.

Để RTTS sẽ mãi là khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập nước, khu du lịch sinh thái giá trị của ĐBSCL và của cả nước, các ngành chức năng cần luôn quan tâm và đầu tư đúng mức.

Khu rừng tràm Trà Sư (RTTS) có diện tích 845ha (chưa kể vùng đệm 645ha), thuộc địa phận xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, được tỉnh quy hoạch thành khu rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. RTTS có tài nguyên thực và động vật phong phú. Đặt biệt là sinh cảnh rừng tràm với trên 600ha rừng thành thục và trung niên, cùng với các trảng cỏ, lung đìa, là nơi cư trú và sinh sản lý tưởng của các loài chim, cò và thủy sản, tạo thành cảnh quan độc đáo tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu.

Tài liệu tham khảo

1. Nhiều soạn giả (2003), Địa chí An Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.2. Lê Huy Bá (2005), Du lịch sinh thái, NXB Đại học quốc gia TP.HCM3. Phạm Trung Lương (2000), Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

ThS. Trần Thanh Thảo Uyên

(Tạp chí Du lịch)

Tài Liệu Giải Pháp Marketing Cho Khu Du Lịch Sinh Thái Rừng Tràm Trà Sư

Lượt tải: 0

Mô tả:

Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển thì con người tiến đến những nhu cầu cao hơn như giải trí, thể hiện mình, thời trang,… Trong đó giải trí là một nhu cầu tinh thần không thể thiếu. Trong các phương thức giải trí thì du lịch là một phương thức khá hữu hiệu và được ưa chuộng nhất ngày nay. Nó vừa giúp chúng ta thư giãn đầu óc sau thời gian lao động, học tập mệt mỏi và căng thẳng, vừa giúp chúng ta hiểu thêm về văn hóa và các thắng cảnh đẹp. Ngày càng nhiều loại hình du lịch ra đời nên du khách càng có nhiều lựa chọn cho chuyến du lịch của mình. Trong đó du lịch sinh thái là một loại hình phổ biến ở các tỉnh miền Tây nam bộ hiện nay. Với những cảnh đẹp, những thú vui rất tự nhiên, du khách sẽ có sự thoải mái nhẹ nhàng khi đến với các khu du lịch sinh thái. Miền Tây nam bộ nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Điển hình là An Giang, được nổi tiếng với biệt danh vùng Bảy núi hùng vĩ nhưng vẫn chưa được khai thác có hiệu quả, chưa được khai thác triệt để. Không chỉ nổi tiếng và được nhiều người biết đến với những ngọn núi đẹp, nổi tiếng mà An Giang còn có những tiềm năng du lịch khác như các khu di tích lịch sử, chùa chiền, rừng sinh thái,… Trong số đó, rừng tràm Trà Sư là một khu du lịch có tiềm năng nhưng vẫn chưa được khai thác có hiệu quả. Để khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư phát triển tương xứng với tiềm năng thì cần phải có một kế hoạch phát triển lâu dài nhưng trước hết cần phải nghiên cứu những khó khăn, hạn chế và những tiềm năng cần đầu tư phát triển. Xuất phát từ nhu cầu đó nên đề tài “Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư” được tiến hành.

Biện Pháp Bảo Vệ Rừng Đầu Nguồn

Thần thông trên cung trời ðao lợi tôi nghe như vầy. Nghĩ thêm về tăng trưởng gdp 2018 cao nhất 10 năm tài chính chuyên gia đánh giá những điểm sáng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế việt nam 2018 và chỉ ra cơ hội thách thức của việt nam trong năm 2019.

Công Nghệ 7 Bài 22 Vai Trò Của Rừng Và Nhiệm Vụ Của Trồng Rừng

Chính phủ việt nam thủ tướng chính phủ việt nam cổng thông tin điện tử chính phủ văn phòng chính phủ.

Biện pháp bảo vệ rừng đầu nguồn. Cháu tina đào ái nữ của thủ tướng đào minh quân thay cha đọc lời hiêu triêu trên diên đàn quôc tê có 11 quôc gia trong khôi liên bang xô viêt tham dự ủng hô sự tự trị của ukrainian được tô chức ngày 26081991. Một thuở nọ tại cung trời ðao lợi ðức phật vì thánh mẫu mà thuyết pháp. Nghị định 175 cp hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường175 cpnghi dinh 175 cp 1994chinh phuluat bao ve moi truonghuong dantai nguyen moi truong.

Bài viết này có chứa chữ hán. Bởi vì trong phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại nhiều kén nhộng côn trùng nhiều bảo tử ngủ nghỉ của nấm xạ khuẩn vi khuẩn và tuyến trùng gây bệnh. Báo công an thành phố hồ chí minh tin nóng về tình hình an ninh trật tự chuyện vụ án cảnh giác tìm xe thông tin từ thiện hướng dẫn xuất nhập.

Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi hộp hoặc ký hiệu khác thay vì chữ hán.

Thực Hiện 6 Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng

Chính Sách Bảo Vệ Môi Trường Bảo Vệ Môi Trường

Cần Xử Nghiêm Những Kẻ Phá Rừng đầu Nguồn Yên Thế Bắc Giang

đề Kiểm Tra 45 Phút Bảo Vệ Môi Trường Số 1

Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh

Tại Sao Phải Bảo Vệ Rừng?Dùng Biện Pháp Nào Để Bảo Vệ Rừng? Câu Hỏi 129968

Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí.

Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi.

Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất. Ðất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Ðất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn. Vùng bãi triều ven biển có các rừng sú, vẹt, đước, vừa chắn sóng, vừa giữ phù sa, làm cho bờ biển không những không bị xói, mà còn được bồi đắp và tiến ra phía trước.

Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa. Do đó những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.

Rừng có giá trị lớn về du lịch. Vì rừng có nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều loại động thực vật hoang dã, lôi cuốn sự ham hiểu biết, trí tò mò của mọi người. Khí hậu trong rừng mát mẻ, điều hoà, không khí sạch sẽ còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

– Các biện pháp bảo vệ rừng: – Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, mua bán lâm sản trái phép, săn bắn động vật rừng… Ai xâm phạm tài nguyên rừng sẽ bị xử lí theo luật pháp. Pháp lệnh bảo vệ rừng và phát triển rùng đã được Hội đồng Nhà nước thông qua và ban hành ngày 19-8-1991. – Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phai có kế hoạch và biện pháp về : định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, chăn nuôi gia súc. – Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng và sản xuất trên đất rừng khi được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép, phải tuân theo các quy định về bảo vệ và phát triển rừng. – Biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng : thông qua các biện pháp bảo vệ, chăm sóc, gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên, phục hồi rừng có giá trị.