Biện Pháp Bảo Vệ Di Sản Văn Hóa / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Bài 15: Bảo Vệ Di Sản Văn Hóa

– Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

– Có 2 loại di sản văn hóa, đó là:

– Di sản văn hóa phi vật thể: là những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác.

Ca trù là một loại hình văn hóa phi vật thể

– Di sản văn hóa vật thể:

+ Di tích lịch sử văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia. có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

Ngọ môn – Cố đô Huế

+ Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị Lịch sử thẩm mĩ, khoa học.

Động phong nha – Tỉnh Quảng Bình

2. Ý nghĩa:

– Di sản văn hóa là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc.

– Di sản văn hóa thể hiện truyền thống, công sức, kinh nhgiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

– Bảo vệ di sản văn hóa để làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.

– Phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.

3. Những qui định của pháp luật :

– Cấm chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.

– Cấm huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản.

– Cấm xây dựng lấn chiếm, đào bới đất thuộc di sản văn hóa.

– Cấm mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái pháp các di vật, cổ vật.

– Cấm lợi dụng di sản để làm những việc trái pháp luật.

Bảo Tồn Và Phát Huy Các Di Sản Văn Hóa

Thứ năm, 30/07/2020 – 18:35′

(BLC) – Những năm qua, tỉnh Lai Châu đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trong đời sống cộng đồng; bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.  

Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới với 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, chính yếu tố này đã tạo nên cho Lai Châu những di sản văn hóa phi vật thể vô cùng đặc sắc và đa dạng. Bản sắc văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc được lưu truyền qua nhiều thế hệ, thể hiện qua trang phục, tiếng nói, kiến trúc nhà ở, phong tục tập quán, cách ứng xử trong gia đình, cộng đồng, làng bản, tri thức dân gian; đặc biệt là các loại hình nghệ thuật, dân ca, dân vũ, kỹ thuật chế tác và sử dụng nhạc cụ; nghề thủ công truyền thống… Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập và phát triển, các di sản văn hóa ấy đang đứng trước những nguy cơ bị mai một.

Để giữ gìn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, tỉnh Lai Châu đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; đồng thời, chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho Nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc mình. Vận động người dân tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động văn hóa, các phong trào văn nghệ – thể thao quần chúng ở địa phương. Cùng với đó, bố trí ngân sách đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, các tổ chức hoạt động văn hóa có chất lượng.

Đội văn nghệ bản Chang, xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn thường xuyên luyện tập văn nghệ nhằm bảo tồn điệu múa quạt của đồng bào dân tộc Thái.

Ngành Văn hóa cũng phối hợp tổ chức 13 lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể cho các dân tộc; sưu tầm, bảo tồn tri thức dân gian cho 2 dân tộc: Hà Nhì, Dao. Sưu tầm, bảo tồn 6 làn điệu dân ca, dân vũ các dân tộc: Thái, Si La, Lự, Mông, Hà Nhì. Đặc biệt đã tổ chức phục dựng 16 lễ hội tiêu biểu của các dân tộc: Thái, Mông, Si La, Hà Nhì, La Hủ, Cống, Lự, Mảng, Dao, Lào; duy trì tổ chức thường niên 40 lễ, lễ hội.

Đồng chí Tẩn Thị Quế – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: “Thời gian qua, tỉnh đã quan tâm đầu tư và bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các dự án, đề án về sưu tầm hiện vật cũng như bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Qua đó, đã góp phần gìn giữ, lan tỏa những nét đẹp văn hóa truyền thống trong cộng đồng dân cư. Hiện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tiếp tục nghiên cứu, tham mưu việc phân bổ kinh phí để các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh tiếp tục được bảo tồn, tôn vinh và phát huy giá trị”.

Cùng với đó, ngành Văn hóa cũng chú trọng khai thác, phát triển vốn văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số thông qua các chương trình biểu diễn nghệ thuật; tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật quần chúng các cấp. Lựa chọn nét văn hóa đặc trưng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, giới thiệu, quảng bá thông qua các hoạt động biểu diễn, trưng bày, triển lãm, trình diễn trang phục…; trong các chương trình, chuỗi sự kiện văn hóa lớn của tỉnh và tham gia các sự kiện, chương trình văn hóa khu vực, toàn quốc như: Ngày hội Văn hóa dân tộc: Thái, Mông, Dao toàn quốc; Ngày hội Văn hóa và Du lịch các dân tộc Tây Bắc…

Với sự nỗ lực của ngành chức năng, bước đầu, các di sản văn hóa phi vật thể đã được khai thác, phát huy giá trị, trở thành nguồn lực, sản phẩm du lịch, phục vụ phát triển du lịch của địa phương. Đến  nay, một số bản văn hóa du lịch đã thu hút được khách tham quan, trải nghiệm như: bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ; bản Vàng Pheo, xã Mường So của huyện Phong Thổ; bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, bản Lao Chải 1, xã Khun Há, Bản Hon, xã Bản Hon của huyện Tam Đường. Bản Gia Khâu, xã Nậm Loỏng, bản San Thàng, xã San Thàng của thành phố Lai Châu…

Quan tâm, chú trọng, tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ hướng về cơ sở nên các phong trào văn nghệ quần chúng ngày càng phát triển. Hiện toàn tỉnh có 13 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú; 1.102 đội văn nghệ, trong đó có 665 đội có quyết định thành lập, hoạt động thường xuyên. Các nghệ nhân ưu tú và các đội văn nghệ đã có nhiều nỗ lực cống hiến, góp phần tích cực trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa cũng được đầu tư, xây dựng, cùng với chủ trương xã hội hóa ngày càng thu hút sự quan tâm và hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân. Nhờ đó, đã tạo điều kiện cho người dân nâng cao mức hưởng thụ văn hóa. Tính đến nay toàn tỉnh có  789 nhà văn hóa (NVH), trong đó: có 1 NVH cấp tỉnh, cấp huyện 7 NVH, cấp xã 82 NVH, thôn, bản 699 NVH; 5 sân vận động; 105 nhà luyện tập thể dục thể thao; 158 phòng đọc sách xã và cơ sở (thôn, bản); 3 điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em… Từng bước đáp ứng nhu cầu hội họp, sinh hoạt văn hóa của Nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cũng đạt được kết nhiều quả đáng khích lệ. Hết năm 2019, toàn tỉnh có 79,3% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa; 66,3% thôn, bản, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa; 94,2% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa.

Xây dựng và thực hiện tốt hương ước, quy ước đã góp phần đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ, văn minh. Đến nay, toàn tỉnh có 94,2% thôn, bản, tổ dân phố xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước; trên 90% gia đình thực hiện việc cưới, việc tang theo quy định, 100% lễ hội truyền thống đảm bảo thực hiện theo quy định về nếp sống văn minh trong lễ hội. Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa được quan tâm kiện toàn đảm bảo về số lượng với 529 cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn hóa (trong đó trình độ đại học, trên đại học trên 60%, cao đẳng 10%).Để phát huy giá trị di sản văn hóa, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, tỉnh đặc biệt chú trọng quan tâm công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo và chống xuống cấp di tích như: Di chỉ khảo cổ học Thẳm Đán Chể thuộc xã Mường Kim, huyện Than Uyên. Đồn Mường So, Hang kháng chiến Nà Củng (xã Mường So, huyện Phong Thổ). Khu di tích kiến trúc dinh thự Đèo văn Long, Bia Lê Lợi (xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn), Di tích Đồn Mường Tè (bản Nậm Củm, xã Mường Tè, huyện Mường Tè)… Những di tích trên đã và đang trở thành những sản phẩm văn hóa hoàn chỉnh phục vụ đời sống văn hóa tâm linh, hấp dẫn du khách thập phương.Việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa quan trọng, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc, vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Hiện nay, nhiều địa phương trong tỉnh đã khơi dậy, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với du lịch nhằm tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Chia Sẻ Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa

Quang cảnh hội thảo

Năm 1945, triều Nguyễn chấm dứt, Huế trở thành Cố đô. Tiếp theo đó là 30 năm chiến tranh ác liệt (1945-1975), kho tàng di sản văn hóa của Cố đô Huế bị tàn phá, hủy hoại nghiêm trọng. Điều đó đặt ra những thách thức vô cùng to lớn cho sự nghiệp bảo tồn. Tuy nhiên, với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế, nhiều công trình di tích của Huế đã được tu bổ, đảm bảo các nguyên tắc khoa học về bảo tồn của quốc gia, thỏa mãn các điều luật của Hiến chương, Công ước quốc tế, được các nhà khoa học trong nước và quốc tế đánh giá cao.

Các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao những nỗ lực của Thừa Thiên Huế đối với công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế trên nhiều lĩnh vực. Liên hệ về sự tương đồng giữa kiến trúc gỗ cung đình Huế và kiến trúc gỗ truyền thống Nhật Bản, ông Mitsuhiko Nakamura (Hiệp hội Kiến trúc sư và Kỹ sư toàn Nhật Bản) chia sẻ câu chuyện về công tác bảo tồn kiến trúc gỗ của thành phố Kurayoshi. Trong nỗ lực bảo tồn các kiến trúc gỗ tại thành phố này, chính phủ Nhật Bản dành rất nhiều ưu đãi về thuế, như: thuế tài sản cố định, thuế quy hoạch thành phố và có thêm nhiều hoạt động phối hợp hỗ trợ từ các tay thợ lành nghề, gồm: thợ mộc, thợ trát tường, kiến trúc sư, thợ gỗ, thợ xây… và các chuyên gia bảo tồn.

Nhìn ra nhiều giá trị di sản đang tiềm ẩn khác của Huế, như: ẩm thực, ca Huế, các sản phẩm thủ công truyền thống, lễ hội cung đình… chúng tôi Trương Quốc Bình (Hội Di sản Văn hóa Việt Nam) đề nghị: Bên cạnh việc tiếp tục bảo vệ và phát huy có hiệu quả kho tàng di sản văn hóa cung đình, Huế cần tiếp tục lựa chọn, nghiên cứu lập hồ sơ khoa học để đề xuất công nhận là di sản văn hóa quốc gia và di sản văn hóa thế giới cho các di sản đặc sắc nói trên.

PGS.TS Đặng Văn Bài trả lời phỏng vấn báo chí

Bàn đến một trong những vấn đề đang được quan tâm nhiều hiện nay là phát triển dịch vụ tại các điểm di sản, chúng tôi Đặng Văn Bài (Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam), cho rằng: Trong xu hướng xã hội hóa việc bảo tồn và phát huy di sản thế giới, việc tạo ra sự đa dạng về các sản phẩm và dịch vụ du lịch cần thiết có cơ chế mở để thu hút nguồn lực ngoài công lập theo hướng hợp tác công/tư là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, các nguồn đầu tư tạo ra sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch không nên triển khai trong các khu vực bảo vệ di sản; đặc biệt, khoán cho tư nhân làm dịch vụ và khai thác di sản qua hình thức bán vé, thu phí vào thăm di sản. Như thế, vô tình chúng ta lại hạn chế khả năng tự chủ, tự quản của các đơn vị quản lý di sản văn hóa thế giới. Quản lý Nhà nước về di sản là không làm thay cho cộng đồng nhưng đồng thời không thể khoán trắng cho cộng đồng.

Bảo Tồn, Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Và Một Số Giải Pháp Thực Hiện Bảo Tồn Di Sản Ở Ninh Bình

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, địa hình đa dạng, gồm có đồng bằng, đồi núi, sông, biển, diện tích đất tự nhiên là 1.400km2. Dân số gần 1 triệu người, có hai dân tộc chiếm đa số là dân tộc Kinh và dân tộc Mường. Có 8 đơn vị hành chính cấp huyện.

Các nghiên cứu về lịch sử và khảo cổ học cho thấy Ninh Bình đã có con người sinh sống từ rất sớm, và kéo dài đến ngày nay, cho thấy cách thích ứng của con người trước những biến đối lớn về khí hậu của thiên nhiên. Trên các vùng đất, các dân tộc đều có sự sáng tạo, kế thừa, giao thoa văn hóa. Trải qua thời gian, Ninh Bình lưu truyền nhiều dấu ấn lịch sử, văn hoá gắn liền với các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam.

Quá trình du nhập và phát triển sớm các tôn giáo lớn như Phật giáo, Công giáo cùng với những tín ngưỡng bản địa đã tạo cho Ninh Bình có mật độ di tích lịch sử văn hoá dày đặc. Hiện tại, Ninh Bình có trên 300 ngôi chùa, chưa kể những ngôi chùa nay chỉ còn dấu vết, chưa được phục dựng; có trên 200 ngôi đình, gần 400 đền, gần 100 phủ và rất nhiều nhà thờ họ, gần 200 nhà thờ Công giáo. Các loại hình di sản văn hoá phi vật thể phong phú và đa dạng, được bảo tồn, phát huy giá trị rộng rãi trong đời sống hiện nay.

Ninh Bình còn lưu giữ đậm nét dấu ấn kinh đô Hoa Lư, của Nhà nước Đại Cồ Việt, nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầy đủ đầu tiên ở Việt Nam và người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh, vị vua đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, thống nhất. Dấu ấn kinh đô không chỉ tồn tại ở di tích thờ cúng, di tích khảo cổ học mà còn đậm nét trong các di sản văn hoá phi vật thể như Lễ hội, phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, văn học, các loại hình nghệ thuật dân gian, các nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian…

Văn hoá phi vật thể ở Ninh Bình là tài nguyên trực tiếp có ý nghĩa quan trọng để khai thác phát triển du lịch, tạo nên sức hút đối với các điểm đến du lịch, là phương tiện để thực hiện giáo dục truyền thống, xây dựng nền tảng đạo đức xã hội, phát triển đời sống văn hoá tinh thần, tạo động lực để phát triển toàn diện các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội ở Ninh Bình nói riêng, đóng góp vào sự phát triển chung của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Hàng năm Ninh Bình có hàng trăm lễ hội được tổ chức ở các cộng đồng dân cư, thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân trong vùng, trong nước, quốc tế. Có những di sản phi vật thể có sức ảnh hưởng rộng rãi, được quảng bá giới thiệu đến nhiều quốc gia trên thế giới như: nghệ thuật hát xẩm, nghệ thuật hát chèo, nghề thêu truyền thống, nghề chạm khắc đá.v.v. Nếu các làng nghề truyền thống được đầu tư phát triển thành một mũi kinh tế riêng biệt, thì ở lĩnh vực nghệ thuật, các loại hình hát chèo, hát xẩm, hát chầu văn, ngoài việc phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân, đã và đang được Ninh Bình xây dựng thành một sản phẩm văn hoá phục vụ phát triển du lịch.

– Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa được triển khai đến cơ sở, UBND tỉnh đã ban hành Quy chế quản lý di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh, xác định rõ nhiệm vụ của các cấp chính quyền địa phương trong việc quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn.

– Công tác bảo tồn di sản được quan tâm chỉ đạo sát sao từ tỉnh đến cơ sở.

– Hàng năm tỉnh bố trí nguồn vốn từ 2-6 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, hỗ trợ tu bổ chống xuống cấp di tích. Đồng thời huy động được nguồn lực lớn trong nhân dân để thực hiện trùng tu, tôn tạo, phục hồi di tích, thực hiện các dự án bảo tồn, phát huy giá trị di sản

– Số lượng di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình khá lớn, mật độ phân bố khá dày đặc. Một số loại hình di sản phi vật thể có nguy cơ bị mai một, nhất là các loại hình nghệ thuật truyền thống. Nhiều di tích đã xây dựng từ lâu, có di tích trên 300 năm tuổi đến nay đã xuống cấp hoặc xuống cấp nghiêm trọng đòi hỏi những cuộc trùng tu lớn. Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ một phần cho việc bảo vệ chống xuống cấp, kéo dài tuổi thọ của các di tích, ở nhiều nơi, đời sống kinh tế của nhân dân còn khó khăn, không có điều kiện tham gia quyên góp để thực hiện các cuộc trùng tu có quy mô lớn. Nhiều địa phương, nhiều di tích còn có thái độ trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, vào các cơ quan cấp tỉnh, cho rằng di tích đã xếp hạng thì nhà nước phải lo tu bổ, tôn tạo.

– Nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân về Luật di sản văn hóa và ý nghĩa của việc bảo tồn di sản còn hạn chế dẫn đến một số di tích nhân dân tự ý thực hiện tu bổ, tôn tạo, không đáp ứng được các yêu cầu về bảo tồn các giá trị truyền thống. Một số nơi, nhất là ở những điểm di tích chưa xếp hạng, người dân trong làng, quanh khu vực có di tích tự quản lý, tổ chức hoạt động, chưa phát huy được các nguồn lực xã hội trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản.

– Việc bảo vệ di sản và khai thác giá trị phục vụ hoạt động du lịch còn nhiều bất cập. Một số địa phương đã triển khai các hoạt động nhằm thu hút khách tham quan du lịch song lại chưa chú ý đến việc bảo tồn di sản, tạo sự ổn định, bền vững cho di sản nên đã xuất hiện tình trạng khai thác quá mức di sản, dẫn đến nguy cơ hủy hoại di sản.

Và một số giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị

– Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về di sản văn hoá. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về di sản văn hóa và Luật Di sản văn hóa. Chú trọng tới đối tượng thanh thiếu niên, triển khai có hiệu quả khẩu hiệu “Di sản nằm trong tay thế hệ trẻ” của UNESCO.

– Duy trì, bổ sung số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý văn hóa từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở; Tăng cường giao lưu, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm quản lý di sản trong nước, quốc tế, nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu về bảo tồn di sản, chú trọng các biện pháp bảo tồn di sản sống, bảo tồn gắn với cộng đồng dân cư bản địa và hài hoà với mục tiêu phát triển kinh tế.

– Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Trong quá trình thực hiện khai thác di sản như một tài nguyên du lịch cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa, xã hội) và việc bảo vệ, giữ gìn yếu tố gốc làm nên giá trị cốt lõi của di sản.

– Đẩy mạnh các biện pháp huy động nguồn lực xã hội để tham gia bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Cụ thể:

Thực hiện nghiên cứu, nhận diện, làm rõ giá trị các di sản văn hóa có trên địa bàn, ý nghĩa việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn trong đời sống văn hóa xã hội hiện tại và tương lai. Thực hiện tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ giá trị di sản mình đang nắm giữ, từ đó khơi thức tình yêu, niềm tự hào của mỗi người khi được sở hữu những giá trị di sản đó. Khi đã hiểu rõ giá trị di sản mình đang nắm giữ, người dân sẽ có ý thức tham gia đóng góp vào việc bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị đó.

Thường xuyên nắm bắt tình hình ở cơ sở, hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân trong quá trình xây dựng hồ sơ, làm các thủ tục xin phép các cơ quan chức năng để thực hiện tu bổ, tôn tạo di tích theo đúng quy định của pháp luật. Tham mưu lãnh đạo xử lý kịp thời các đề xuất của nhân dân trong thực hiện tu bổ, tôn tạo di tích.

– Phát huy lợi ích khi thực hiện gắn kết các di sản với hoạt động du lịch trên nguyên tắc: coi di sản văn hóa là tài nguyên du lịch thì phải bảo vệ, giữ gìn để di sản là tài nguyên bền vững, có giá trị sử dụng vĩnh viễn. Do vậy, cần sử dụng hợp lý nguồn lợi nhuận từ du lịch để bảo vệ di sản.

– Từ chỗ xác định Di sản văn hóa như một bộ phận hữu cơ trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, việc bảo tồn di sản văn hóa phải tạo ra động lực cho phát triển xét dưới góc độ tác động tới việc hình thành nhân cách con người và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ trực tiếp cho phát triển, cần xác định mục tiêu bảo tồn di sản là để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa lành mạnh của đông đảo công chúng trong xã hội, từ đó đưa di sản văn hóa thực sự trở về với nhân dân và phục vụ nhu cầu của chính người dân bởi họ mới là chủ thể sáng tạo, bảo vệ, lưu truyền di sản đến các thế hệ sau./.

Phòng Quản lý Di sản văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình