4 Chức Năng Của Pháp Luật / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Chức Năng Của Pháp Luật

Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt tác động chủ yếu của pháp luật phản ánh bản chất giai cấp và giá trị xã hội của pháp luật.

Pháp luật có ba chức năng chủ yếu:

Một là, chức năng điều chỉnh

Chức năng điều chỉnh của pháp luật thể hiện vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Pháp luật được đặt ra nhằm hướng tới sự điều chỉnh các quan hệ xã hội. Sự điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ xã hội được thực hiện theo hai hướng: một mặt pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội chủ yếu trong xã hội. Mặt khác pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội. Như vậy pháp luật đã thiết lập “trật tự” đối với các quan hệ xã hội, tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng nhất định phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, phù hợp với quy luật vận động khách quan của các quan hệ xã hội.

Hai là, chức năng bảo vệ

Chức năng bảo vệ là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn hành vi xâm phạm tính mạng sức khoẻ con người bị xử lý theo Luật hình sự, hnàh vi gây thiệt hại tài sản buộc phải bồi thường theo Luật dân sự.

Ba là, chức năng giáo dục

Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện thông qua sự tác động của pháp luật vào ý thức của con người, làm cho con người xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định trong các quy phạm pháp luật. Việc giáo dục có thể được thực hiện thông qua tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể thông qua việc xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm (phạt những hành vi vi phạm giao thông, xét xử những người phạm tội hình sự,…). Xuất phát từ các vấn đề đã phân tích ở trên có thể đưa ra định nghĩa pháp luật như sau: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có nhà nước.

Chức Năng Của Pháp Luật Và Các Kiểu Pháp Luật Trong Lịch Sử

Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt tác động chủ yếu của pháp luật phản ánh bản chất giai cấp và giá trị xã hội của pháp luật.

Pháp luật có ba chức năng chủ yếu:

Một là, chức năng điều chỉnh

Chức năng điều chỉnh của pháp luật thể hiện vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Pháp luật được đặt ra nhằm hướng tới sự điều chỉnh các quan hệ xã hội. Sự điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ xã hội được thực hiện theo hai hướng: một mặt pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội chủ yếu trong xã hội. Mặt khác pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội. Như vậy pháp luật đã thiết lập “trật tự” đối với các quan hệ xã hội, tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng nhất định phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, phù hợp với quy luật vận động khách quan của các quan hệ xã hội.

Hai là, chức năng bảo vệ

Chức năng bảo vệ là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn hành vi xâm phạm tính mạng sức khoẻ con người bị xử lý theo Luật hình sự, hnàh vi gây thiệt hại tài sản buộc phải bồi thường theo Luật dân sự.

Ba là, chức năng giáo dục

Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện thông qua sự tác động của pháp luật vào ý thức của con người, làm cho con người xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định trong các quy phạm pháp luật. Việc giáo dục có thể được thực hiện thông qua tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể thông qua việc xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm (phạt những hành vi vi phạm giao thông, xét xử những người phạm tội hình sự,…).

Xuất phát từ các vấn đề đã phân tích ở trên có thể đưa ra định nghĩa pháp luật như sau: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có nhà nước.

Kiểu pháp luật là hình thái pháp luật được xác định bởi tập hợp các dấu hiệu, đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện bản chất giai cấp, điều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.

Chủ nghĩa Mác – Lênin xem xét lịch sử xã hội như là một quá trình lịch sử tự nhiên của sự thay thế một hình thái kinh tế – xã hội khác. Mỗi một hình thái kinh tế – xã hội là một kiểu lịch sử của xã hội được thiết lập trên cơ sở của một phương thức sản xuất.

Pháp luật là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng. Bản chất, nội dung của pháp luật suy cho cùng là do cơ sở kinh tế quyết định, vì vậy để phân loại các kiểu pháp luật đã tồn tại trong lịch sử cần dựa vào hai tiêu chuẩn:

(1) Dựa trên cơ sở kinh tế nào và quan hệ sản xuất.

(2) Là sự thể hiện ý chí của giai cấp và củng cố quyền lợi của giai cấp nào trong xã hội.

Là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của một xã hội nhất định, tương ứng với các hình thái kinh tế – xã hội có giai cấp có các kiểu pháp luật sau đây:

Kiểu pháp luật chủ nô;

Kiểu pháp luật phong kiến;

Kiểu pháp luật tư sản;

Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Trong số các kiểu pháp luật đã và đang tồn tại trong lịch sử xã hội loài người, kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa đang trên con đường hình thành và phát triển, thể hiện ý chí của đa số nhân dân lao động trong xã hội, xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng và đảm bảo giá trị của con người.

Chức Năng Xã Hội Của Luật Sư

Chức năng xã hội của Luật sư trong hoạt động tố tụng chính là thiên chức và sứ mệnh của Luật sư trong việc khẳng định những giá trị cơ bản làm nền tảng cho sự phát triển của xã hội. Chức năng này không phải tự nhiên mà có, bởi lẽ về bản chất, hoạt động hành nghề Luật sư trước hết phản ánh nhu cầu của các chủ thể về trợ giúp pháp lý nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Qua quá trình phát triển của nghề Luật sư, điều dễ nhận thấy là nghề Luật sư được hình thành từ cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công xã hội. Chính từ hành động chống lại những bất công trong xã hội có giai cấp mà hình ảnh Luật sư xuất hiện như sự hiện diện của một đấng cứu thế, phản ánh ước vọng khát khao của các tầng lớp nhân dân về công bằng, dân chủ. Do đó, hoạt động của Luật sư không thể tách rời với các điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và mô hình tố tụng hình sự của mỗi quốc gia. Từ đó có thể thấy, các quan hệ pháp luật điều chỉnh chính là những tiền đề để nghề Luật sư tồn tại và phát triển.

Chức năng xã hội được quy định tại Điều của Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 như sau:“Điều 3. Chức năng xã hội của luật sư [3] Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.”

Vì vậy, chức năng xã hội của Luật sư được thể hiện thông qua khả năng đáp ứng nhu cầu pháp lý của các chủ thể trong xã hội một cách minh bạch, giúp những chủ thể này nhận biết chân thực và chính xác các nhu cầu chính đáng của mình. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với Luật sư khi tham gia tố tụng là phải tuân thủ pháp luật, có kỹ năng, kỷ luật, có trình độ chuyên môn, tận tâm với khách hàng và còn phải là người có tấm lòng yêu thương con người, một lòng vì chính nghĩa, tin tưởng vào công bằng xã hội. Khi tham gia tố tụng, Luật sư được xem như người soi đường chỉ lối giúp phân định tính đúng sai trong xử sự của chủ thể nhằm đáp ứng mục tiêu phân xử công bằng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Với định hướng, xây dựng phát triển Việt Nam trở thành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thông qua Nghị quyết số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW chính là điều khẳng định nghề Luật sư trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay như một đòi hỏi tự thân của nền công lý và dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Khi nói tới chức năng xã hội của Luật sư nói chung và hoạt động tư pháp nói riêng, cần đặt vị trí Luật sư trong các mối quan hệ chi phối đến hoạt động nghề nghiệp và xem xét các yếu tố này trong tổng thể các giá trị của sự phát triển dân chủ, quan niệm về sự công bằng, văn minh cũng như các thành tố khác tạo nên xã một xã hội dân chủ. Hoạt động của Luật sư trong tố tụng thời gian qua đã góp phần mang đến cho xã hội nói chung và hoạt động tố tụng nói riêng những giá trị dân chủ, thông qua sự bình đẳng trong tranh tụng, đề xuất yêu cầu, đại diện hoặc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Chức năng xã hội của Luật sư còn được thể hiện thông qua hoạt động hành nghề trợ giúp pháp lý miễn phí cho các đối tượng chính sách, công dân nơi vùng xa, vùng sâu, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn hay hoạt động trợ giúp pháp lý theo chỉ định của cơ quan tố tụng.

Như vậy, có thể khẳng định yếu tố tín nhiệm đối với nghề Luật sư luôn là điều kiện tiên quyết, đòi hỏi quá trình phấn đấu không ngừng trong tiến trình hoạt động hành nghề. Luật sư luôn phải ý thức được trách nhiệm xã hội của nghề nghiệp, luôn đảm bảo lấy việc phụng sự công lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng làm tôn chỉ thực hiện hoạt động nghề nghiệp, thực hiện trên cơ sở pháp luật, lấy uy tín làm gốc. Đây chính là yêu cầu nội tại, xuyên suốt trong toàn bộ quá trình và hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ Luật sư.

nguồn chúng tôi

” Luật Luật sư 2006 sửa đổi 2012

Bàn Về Chức Năng Của Luật Hình Sự

1. Chức năng của Luật Hình sự (LHS) là một trong những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học LHS. Nhận thức đầy đủ, thống nhất về chức năng của LHS có ý nghĩa rất lớn không những về mặt khoa học, mà cả với hoạt động thực tiễn của các nhà lập pháp, những người làm công tác bảo vệ pháp luật. Vì vậy, nghiên cứu làm sáng tỏ về chức năng của LHS là một việc làm cần thiết.

2. Như chúng ta đã biết, thuật ngữ “chức năng” của pháp luật nói chung thường được hiểu là “những phương diện hoạt động chủ yếu, là những hình thức tác động đặc thù của pháp luật bằng con đường Nhà nước lên các quan hệ xã hội…”(1 ).

Theo tinh thần này, thì chức năng của LHS có thể được hiểu là những phương diện hoạt động chủ yếu, những hình thức tác động đặc thù của LHS lên các quan hệ xã hội. Với tính cách là những phương diện hoạt động chủ yếu, những hình thức tác động đặc thù của LHS lên các quan hệ xã hội, chức năng của LHS thể hiện bản chất và giá trị xã hội của nó. Ngược lại, bản chất của Nhà nước, của chế độ quyết định bản chất của LHS nói chung, số lượng, tính chất cũng như mối liên hệ giữa các chức năng của LHS nói riêng.

Xét về bản chất, chế độ ta là chế độ XHCN, Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Do đó, LHS của Nhà nước ta là sự thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy, việc nhìn nhận chức năng của LHS cũng phải xuất phát từ quan điểm, ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân.

Là một bộ phận trong hệ thống pháp luật của Nhà nước, với tính cách là “một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ các quan hệ xã hội và lợi ích quan trọng… Bộ Luật hình sự (BLHS) thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm và thông qua hình phạt để răn đe, giáo dục, cảm hóa, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện; qua đó, bồi dưỡng cho mọi công dân tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật, chủ động tham gia phòng ngừa và chống tội phạm”(2 ).

Như vậy, ngay trong Lời nói đầu của BLHS, nhà làm luật đã xác định rõ các chức năng cơ bản sau đây của LHS:

a) Các chức năng phòng và chống tội phạm;

b) Chức năng bảo vệ;

c) Chức năng giáo dục;

Xuất phát từ bản chất nhân dân của LHS, để nó có thể thực hiện tốt vai trò xã hội của mình, ngoài các chức năng cơ bản trên, LHS còn có những chức năng sau:

d) Chức năng điều chỉnh;

đ) Chức năng nhận thức;

e) Chức năng thông tin;

Nội dung của các chức năng nêu trên có thể được hiểu như sau:

a) Chức năng phòng và chống tội phạm

Chức năng phòng và chống tội phạm của LHS thể hiện ở chỗ, bằng những chế tài đối với các hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội và lợi ích được bảo vệ, LHS có tác dụng ngăn ngừa không để các hành vi xâm hại đến các lợi ích này xảy ra. Mặt khác, khi một tội phạm đã được thực hiện trên thực tế, LHS sẽ đóng vai trò là công cụ pháp lý cần thiết để các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành điều tra, truy tố, xét xử và buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự. Lẽ dĩ nhiên, việc áp dụng với người phạm tội các biện pháp tư pháp hoặc hình phạt còn nhằm ngăn ngừa họ phạm tội mới, đồng thời còn nhằm răn đe người khác.

Khác với BLHS – 1985, BLHS – 1999 đã đề cao tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm theo phương châm “xét xử đúng là tốt nhưng nếu không phải xét xử thì càng tốt hơn”(3 ). Do đó, nhìn vào các quy định của Bộ luật về các tội phạm, chúng ta dễ nhận thấy rằng đối với những loại tội phạm ít nguy hiểm, thì cấu thành tội phạm thường được xây dựng theo mô hình là “đã bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án mà còn vi phạm…”. Về các biện pháp xử lý hình sự, thì BLHS cũng chú ý nhiều hơn việc áp dụng các biện pháp tư pháp nhằm thay thế cho hình phạt cũng như việc áp dụng các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù. Mặt khác, đối với những loại tội phạm gây nguy hại lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn cho xã hội, thì kiên quyết xử lý với các chế tài nghiêm khắc hơn nhiều so với trong BLHS – 1985.

Với tinh thần “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hiện nay, hoạt động của các cơ quan chức năng phải được tổ chức lại theo hướng chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm, tránh tình trạng thụ động chờ tội phạm xảy ra hoặc thậm chí có xu hướng để hoạt động tội phạm dấn sâu vào con đường tội lỗi, gây thiệt hại lớn cho xã hội rồi mới “phá án” như trước đây.

b) Chức năng bảo vệ

LHS bảo vệ các quan hệ xã hội và lợi ích chủ yếu bằng cách quy định hình phạt đối với các hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội và lợi ích này. Trong 14 nhóm quan hệ và lợi ích (khách thể loại) được LHS bảo vệ, thì các quyền tự quyết của dân tộc được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, LHS còn bảo vệ các lợi ích khác của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. Đồng thời, LHS còn góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

c) Chức năng giáo dục

Bằng việc quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm cũng như thông qua các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và buộc người phạm tội phải chấp hành các biện pháp cưỡng chế hình sự, LHS không những nhằm răn đe, giáo dục, cảm hóa và cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện (giáo dục riêng), mà còn tác động lên ý thức của mọi thành viên của xã hội (giáo dục chung) để bồi dưỡng cho mọi công dân tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật cũng như tinh thần chủ động tham gia phòng và chống tội phạm. Kết quả của cả hai hướng giáo dục này phụ thuộc vào nhau. Người phạm tội sẽ chỉ thực sự thấm thía, hối cải và yên tâm cải tạo nếu chung quanh anh ta đều là những công dân gương mẫu. Ngược lại, ý thức làm chủ xã hội, tuân thủ pháp luật, chủ động tham gia phòng ngừa và chống tội phạm của người dân sẽ chỉ được nâng cao, nếu họ thấy rằng người phạm tội đã được răn đe, giáo dục, cảm hóa và cải tạo tốt.

d) Chức năng điều chỉnh

Xuất phát từ cách hiểu hẹp về cơ chế điều chỉnh của pháp luật, từ trước đến nay đối tượng điều chỉnh của LHS thường được hiểu ở phạm vi hạn chế là “những quan hệ phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội”. Tuy nhiên, nếu hiểu chức năng của LHS là những hình thức tác động, những phương diện hoạt động của nó, thì có thể thấy rằng LHS còn có tác động lên các quan hệ xã hội thông qua sự tự điều chỉnh của các thành viên của xã hội. Lẽ dĩ nhiên, các thành viên của xã hội chỉ có thể tự điều chỉnh được xử sự của mình theo những mô hình không trái với các quy định của LHS, nếu họ chịu sự tác động của LHS và có một mức độ ý thức pháp luật nhất định. Do đó, có thể khẳng định rằng, ngoài quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội ra, LHS còn có chức năng điều chỉnh xử sự thường ngày của mọi thành viên trong xã hội.

Xuất phát từ cách hiểu hẹp về đối tượng điều chỉnh của LHS như trên, thì phương pháp điều chỉnh của LHS cũng thường được hiểu ở mức độ hạn hẹp chỉ là “quyền uy”. Tuy nhiên, về phương diện lý luận và cả trong thực tế, thì thấy rằng ngoài phương pháp quyền uy ra, khi tham gia điều chỉnh các đối tượng điều chỉnh của nó, LHS còn sử dụng cả một số phương pháp khác như “cho phép” công dân thực hiện các hành vi có ích (như phòng vệ chính đáng hoặc bắt người phạm tội chẳng hạn), hoặc như phương pháp “tùy nghi” cho phép các cơ quan và người tiến hành tố tụng lựa chọn các hành vi tố tụng hoặc biện pháp xử lý thích hợp.

Hiểu và nhận thức đúng về đối tượng và phương pháp điều chỉnh của LHS trên bình diện rộng như trên sẽ thấy rõ được bản chất nhân dân và giá trị xã hội của nó, đồng thời tránh được xu hướng “cứng hóa” các quan hệ PLHS và hạn chế được tệ quan liêu hách dịch trong một bộ phận các cơ quan và người tiến hành tố tụng.

đ) Chức năng nhận thức

Chức năng nhận thức của LHS thể hiện ở chỗ nó phải là kết quả của quá trình nhận thức đúng về thực tại khách quan, về tình hình tội phạm của nhà làm luật. Chức năng này còn thể hiện ở chỗ LHS phải đóng vai trò là một trong những phương tiện nhận thức của những người làm công tác điều tra, truy tố, xét xử và mọi người dân về thực tại xã hội.

Tất nhiên, chức năng nhận thức LHS chỉ có thể được đảm bảo tốt, nếu nhà làm luật xuất phát từ ý chí và nguyện vọng của nhân dân theo phương châm “pháp luật là đạo đức của nhân dân – là đạo đức có tính chất Nhà nước”(4 ) mà căn cứ, đánh giá và dự đoán những thay đổi về kinh tế, chính trị, pháp luật, đạo đức, văn hóa pháp lý, các điều ước và thông lệ quốc tế… lấy các tư tưởng pháp chế, nhân đạo, dân chủ, công bằng, bình đẳng, tư tưởng kết hợp truyền thống và hội nhập làm kim chỉ nam để đánh giá và quy định đúng về tội phạm cũng như xác định đúng các biện pháp xử lý phù hợp trong BLHS. Có như vậy, LHS mới có thể thực sự đi vào đời sống, không bị khuôn sáo hoặc duy ý chí.

e) Chức năng thông tin

Chức năng thông tin của LHS thể hiện ở chỗ nó thông báo cho mọi công dân giới hạn xử sự của họ. Có những thực tế đau lòng là nhiều người phạm tội vì thiếu hiểu biết về LHS, không biết được mô hình xử sự của mình bị luật hình sự cấm. Phải nhìn nhận một cách công bằng rằng, về phương diện này Nhà nước cũng phải gánh một phần trách nhiệm. Để khắc phục tình trạng này, việc tiếp tục tuyên truyền, phổ biến một cách sâu, rộng và thường xuyên BLHS, việc dân chủ hóa và công khai hóa các hoạt động tố tụng theo phương châm “cán bộ tư pháp không chỉ giới hạn hoạt động của mình trong khung Tòa án”(5 ) là việc làm thiết thực có ý nghĩa to lớn.

3. Tóm lại, với tính chất là ý chí và nguyện vọng của nhân dân, LHS của Nhà nước ta có vai trò xã hội rất lớn lao. Để thực hiện tốt vai trò của mình, LHS phải được xây dựng và áp dụng theo định hướng là phát huy hơn nữa các chức năng xã hội vốn có của nó. LHS phải vừa làm tốt chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội và các lợi ích tiến bộ, vừa đấu tranh phòng và chống tội phạm một cách hữu hiệu, vừa góp phần giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người dân. Bên cạnh đó, cùng với việc điều chỉnh quan hệ pháp luật hình sự khi có tội phạm thực hiện, LHS còn phải có tác động lên các hành vi xử sự thường ngày của mọi thành viên của xã hội, thông tin chính xác cho họ biết về giới hạn xử sự của mình và vừa là phương tiện đáng tin cậy của mọi người dân trong hoạt động nhận thức thực tại xã hội và pháp luật của họ.

(1) Xem: Đào Trí Úc, Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, KHXH, H., 1997, trang 312. (2) Lời nói đầu của BLHS – 1999. (3) (5) Hồ Chí Minh và pháp chế, Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, 1985, trang 87 – 90. (4) John Backer, bài phát biểu trên đài CNN, tháng 5/1989. Theo: Tạp chí KHPL số 3/2001.