Xu Hướng 4/2023 # Top 10 Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu Phổ Biến Nhất # Top 11 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Top 10 Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu Phổ Biến Nhất # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Top 10 Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu Phổ Biến Nhất được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

là một trong những kiến thức có ứng dụng quan trọng và được sử dụng phổ biến trong hầu hết mọi lĩnh vực công nghệ, từ Hệ quản trị cơ sở dữ liệucông ty thiết kế website MonaMedia cho đến các công ty lập trình phần mềm như Misa đều ứng dụng công nghệ này, tuy nhiên khá nhiều newbie mới học hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm thường nhầm lẫn nhất về các khái niệm, cũng như “lấn cấn” trong các thao tác kiểm soát, tạo, cập nhật hay duy trì các cơ sở dữ liệu (database) trên các hệ quản trị CSDL (DBMS).

Cơ mà điều đó chỉ còn gây khó khăn trong quá khứ mà thôi, bởi hiện nay, với sự phát triển và tiện ích hóa của thời đại số, có rất nhiều RDBMS – hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến có sẵn hỗ trợ các công việc của bạn. Với bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn củng cố lại những kiến thức căn bản cũng như chia sẻ Top 10 hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến nhất, giúp bạn có cái nhìn tổng quát để so sánh về các tính năng riêng của chúng.

Những điều bạn cần biết về hệ quản trị cơ sở dữ liệu:

Nói một cách đơn giản, thì một hệ quản trị CSDL, hay Database Management System (DBMS) được định nghĩa là một ứng dụng phần mềm máy tính, một hệ thống được thiết kế, sử dụng để tạo và quản lý một khối lượng dữ liệu nhất định trong cơ sở dữ liệu một cách tự động và có trật tự. Nhiệm vụ của chúng là cung cấp cho người sử dụng, lập trình viên và các công ty thiết kế website một giải pháp thích hợp để họ có thể truy xuất, kiểm soát, cập nhập và tạo dữ liệu.

Chúng ta đều biết với sự lên ngôi của công nghệ số, hầu hết các quy trình, hệ thống quản trị,… đều được mã hóa và vận hành bởi các phần mềm, thiết bị. Điều này nhằm hỗ trợ các đối tượng sử dụng có thể đạt được hiệu suất làm việc tốt nhất. Dựa trên cơ sở đó, sự ra đời của các cơ sở quản trị dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng để có thể quản lý lẫn xử lý các nguồn dữ liệu, thông tin đơn lẻ. Một số chức năng chính của hệ quản trị cơ sở dữ liệu có thể kể đến như:

Cung cấp môi trường để tạo lập nên cơ sở dữ liệu: cụ thể hơn, chúng cung cấp cho người sử dụng một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu để có thể mô tả, khai báo kiểu dữ liệu hoặc các cấu trúc dữ liệu.

Cách thức cập nhật và khai thác các dữ liệu: ngoài ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu còn cung cấp ngôn ngữ thao tác dữ liệu bao gồm cập nhật (nhập, sửa, xóa các dữ liệu) và khai thác (tìm kiếm, kết xuất các dữ liệu).

Cung cấp các công cụ điều khiển, kiểm soát truy cập vào cơ sở dữ liệu: điều này sẽ đảm bảo một số yêu cầu cơ bản của hệ cơ sở dữ liệu được thực hiện, chẳng hạn như duy trì tính nhất quán dữ liệu, khả năng tổ chức và điều khiển các truy cập, phát hiện và ngăn chặn các truy cập bất hợp pháp nhằm đảm bảo an ninh,…

TOP 10 hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến nhất:

Là một DBMS thương mại. Nó được đánh giá là hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ đối tượng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, “đánh bật” cả các “anh lớn” như MySQL, Microsoft SQL Server,… ra khỏi vị trí dẫn đầu. Khởi đầu với phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu từ cách đây hơn 50 năm, cho đến hiện tại, ngoài Oracle Database Server, Oracle còn cung cấp khá nhiều sản phẩm khác để phục vụ cho các doanh nghiệp.

→ Một số tính năng cơ bản:

Hệ quản trị dữ liệu Oracle

Là một hệ quản trị CSDL thương mại khác, sử dụng mã nguồn mở. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu này rất phổ biến, và thường được các chuyên gia lập trình web ưa chuộng sử dụng trong quá trình phát triển các ứng dụng hay website. Với ưu điểm về tốc độ cũng như tính bảo mật được đánh giá cao, MySQL thích hợp với các ứng dụng có truy cập cơ sở dữ liệu trên Internet.

→ Một số tính năng cơ bản:

Với những ưu điểm của mình, hệ quản trị CSDL mySQL trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của các công ty thiết kế website, đặc biệt là Mona Media – Một công ty chuyên thiết kế và lập trình web đã ứng dụng mySQL trong hầu hết những website của mình và mang đến những trải nghiệm website tuyệt vời hơn cho khách hàng.

Microsoft SQL Server luôn luôn là một cái tên có mặt trong Top hầu hết các bảng xếp hạng hệ quản trị CSDL phổ biến nhất. Được phát triển từ năm 1989, sử dụng ngôn ngữ Assembly C, Linux , C ++, đây là một DBMS thương mại được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn sử dụng bởi những tiện ích của nó.

→ Một số tính năng cơ bản:

Đứng Top 4 trong bảng xếp hạng các hệ quản trị CSDL phổ biến nhất, PostgreSQL cũng là một công cụ nguồn mở khá quen thuộc. Đây là một cơ sở dữ liệu nâng cao hơn, hỗ trợ tốt cho việc lưu trữ dữ liệu không gian. Với sự kết hợp cùng module PostGIS, PostgreSQL cho phép người sử dụng khả năng lưu trữ các lớp dữ liệu không gian một cách hiệu quả.

→ Một số tính năng cơ bản:

Sử dụng cơ sở dữ liệu quan hệ đối tượng

Hoạt động trên các hệ điều hành Windows và Linux

Truy xuất dữ liệu tốc độ nhanh

Chia sẻ dữ liệu qua trang tổng quan nhanh hơn

Đảm bảo an toàn dữ liệu

Nếu bạn tìm kiếm một công cụ nguồn mở được sử dụng phổ biến hàng đầu hiện nay, MongoDB chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Đây là một cơ sở dữ liệu có khả năng xử lý một lượng dữ liệu lớn, nhưng cũng đồng thời cho phép bạn sử dụng bộ nhớ trong để có thể truy cập dữ liệu một cách dễ dàng hơn.

→ Một số tính năng cơ bản:

Hệ quản trị dữ liệu MongoDB

DB2 là hệ quản trị CSDL thương mại, được viết lên bằng việc sử dụng nhiều ngôn ngữ như C, C++, Assembly Language.

→ Một số tính năng cơ bản:

Redis là một công cụ nguồn mở được cấp phép BDS. Điều khiến người sử dụng ấn tượng nhất ở hệ quản trị CSDL này, đó là nó được phát triển theo phong cách NoSQL. Redis nổi bật với việc hỗ trợ nhiều cấu trúc dữ liệu cơ bản, đồng thời là hệ thống lưu trữ key-value với nhiều chức năng ưu việt.

→ Một số tính năng cơ bản:

Elasticsearch là một open source được phát triển dựa trên nền tảng Java. Thực chất, Elasticsearch hoạt động giống như một web server. Nó cho chức năng tìm kiếm nhanh chóng thông qua giao thức RESTful.

→ Một số tính năng cơ bản:

Khả năng phân tích, thống kê các dữ liệu

Khả năng phân tán, tự động mở rộng tuyệt vời chỉ với việc lắp thêm node.

Microsoft Access là một DBMS thương mại hoạt động trên Microsoft Windows, rất quen thuộc đối với nhiều người. Phiên bản ổn định, mới nhất và đồng thời cũng được đánh giá cao nhất hiện nay là 16.0.4229.1024.

→ Một số tính năng cơ bản:

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong danh sách này, chính là hệ quản trị CSDL Cassandra. Đây là một trong số những công cụ nguồn mở cho khả năng xử lý được lượng lớn dữ liệu nằm trong nhiều máy chủ, từ đó phân bố dữ liệu ra khắp nơi.

→ Một số tính năng cơ bản:

Mỗi hệ quản trị cơ sở dữ liệu trên nói chung và hầu hết các DBMS khác nói riêng sẽ đều có những tính năng, ưu điểm nhất định. Tùy theo yêu cầu về dữ liệu khác nhau của mỗi người mà chúng ta có thể đánh giá rằng các hệ quản trị cơ sở trên liệu có phù hợp và hữu ích hay không. Hi vọng rằng sau những thông tin về Top 10 hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến nhất mà chúng tôi đã tổng hợp và cung cấp trong bài viết trên, bạn sẽ “bỏ túi” thêm nhiều kiến thức để ứng dụng cho công việc, và thỏa mãn những đam mê về công nghệ của bản thân mình.

Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu Là Gì? Những Loại Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu Phổ Biến

Một trong các khái niệm mà dân lập trình bắt buộc phải biết và cần nắm rõ đó là hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu học lập trình thì hệ quản trị cơ sở dữ liệu còn là một khái niệm khá mơ hồ đối với họ. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì và các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay.

1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một khái niệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ các chương trình, phần mềm có tác dụng lưu trữ dữ liệu mà vẫn đảm bảo được các tính chất của cấu trúc trong cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó, hệ quản trị cơ sở dữ liệu cũng cung cấp cho người sử dụng nhiều tính năng hữu ích để hỗ trợ quá trình đọc, thêm, xóa, sửa dữ liệu trên cơ sở dữ liệu.

Thực hiện lưu trữ các dữ liệu

Tạo và duy trì cơ sở dữ liệu

Cho phép cùng lúc nhiều người dùng truy xuất

Hỗ trợ bảo mật và riêng tư

Cho phép người dùng được xem và thực hiện xử lý dữ liệu

Cho phép người dùng được cập nhật và lưu trữ các dữ liệu sau khi đã cập nhập

Cung cấp tính nhất quán giữa các bản ghi khác nhau

Giúp việc truy cập các dữ liệu được chọn nhanh hơn bằng cách cung cấp một cơ chế chỉ mục index hiệu quả

Bảo vệ dữ liệu, tránh được tình trạng mất dữ liệu khi thực hiện sao lưu – backup hoặc phục hồi – recovery

2. Chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu: Nhắc đến vai trò của hệ quản trị cơ sở dữ liệu thì không thể nhắc tới khả năng này. Vai trò của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu đó chính là cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu để cho họ có thể tự mô tả, khai báo kiểu và cấu trúc của dữ liệu

Cung cấp cách cập nhật và khai thác dữ liệu: Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu sql có nhiệm vụ cung cấp cho người dùng ngôn ngữ thao tác dữ liệu để họ có thể diễn tả các yêu cầu cũng như thực hiện các thao tác cập nhật, khai thác CSDL. Những thao tác dữ liệu mà người dùng có thể thực hiện là nhập, sửa và xóa dữ liệu. Còn các khai thác dữ liệu bao gồm tìm kiếm và kết xuất dữ liệu

Cung cấp các công cụ kiểm soát và điều khiển các truy cập vào cơ sở dữ liệu: Đây là một trong các vai trò rất quan trọng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Mục đích là để đảm bảo thực hiện một số yêu cầu cơ bản của hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Các yêu cầu đó gồm:

Đảm bảo an ninh và kịp thời phát hiện, thực hiện các hành động để ngăn chặn sự truy cập bất hợp phát

Duy trì được tính nhất quán của dữ liệu

Tổ chức, điều khiển các truy cập dữ liệu

Có thể khôi phục lại được cơ sở dữ liệu khi xảy ra các sự cố về phần cứng hoặc phần mềm

Quản lý các mô tả dữ liệu

3. Vai trò của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Ở trên chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn hệ cơ sở dữ liệu là gì và trong nội dung tiếp theo này chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn biết vai trò của nó. Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu có 3 vai trò chính, đó là:

4. Các vấn đề cần xử lý trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu sql server

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ cần phải lưu ý một số điểm sau bởi trong quá trình lưu giữ thông tin có tổ chức trong hệ thống xử lý file thông thường

Sự dư thừa dữ liệu và tính không nhất quán

Sự dư thừa dữ liệu và tính không nhất quán (Data redundancy and inconsistency): Có rất nhiều người dùng truy cập vào hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Trong quá trình truy cập họ có thể tạo ra các file và các trình ứng dụng.

Do đó, các file có thể ở những định dạng không giống nhau và các chương trình cũng có thể được viết trong các ngôn ngữ lập trình khác nhau, các thông tin sẽ được lưu trữ tại nhiều file.

Truy xuất dữ liệu khó khăn: Việc truy xuất dữ liệu có thể gặp phải nhiều khó khăn do môi trường của hệ thống xử lý file thông thường không cung cấp các công cụ hỗ trợ để giúp việc truy xuất dữ liệu trở nên đơn giản, hiệu quả

Sự cô lập dữ liệu (Data isolation): Các giá trị dữ liệu muốn được lưu trong cơ sở dữ liệu thì bắt buộc nó phải thỏa mãn được một số yêu cầu ràng buộc về tính nhất quán của dữ liệu – consistency constraints.

Điều này tạo nên sự không thống nhất và dư thừa dữ liệu khiến cho chi phí truy xuất và lưu trữ tăng cao. Đồng thời nó cũng dẫn đến tình trạng không nhất quán dữ liệu, tức các bản sao cùng một dữ liệu có thể không nhất quán với nhau

Các vấn đề có thể kể tới như:

Các vấn đề về tính nguyên tử (Atomicity problems)

Đây cũng là một trong các vấn đề mà hệ quản trị cơ sở dữ liệu sql server cần xử lý. Trước hết các bạn cần phải hiểu được tính nguyên tử của một hoạt động hay giao dịch là nó được hoàn tất trọn vẹn hoặc không có gì cả.

Tính bất thường trong tuy xuất cạnh tranh: Như đã nói, hệ quản trị csdl cho phép nhiều người dùng có thể đồng thời sử dụng, truy cập và cập nhật dữ liệu. Cũng bởi vậy mà có thể dẫn tới việc dữ liệu không nhất quán. Do đó, cần tới một sự giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, hệ thống xử lý file thông thường không có chức năng này

Vấn đề an toàn (Security problems): Thông thường, một người khi sử dụng hệ cơ sở dữ liệu họ sẽ không cần thiết, đồng thời cũng không có quyền được truy xuất vào toàn bộ dữ liệu trên hệ cơ sở dữ liệu đó. Do đó, hệ thống phải đảm bảo được sự phân quyền cho người dùng, chống sự truy cập dữ liệu trái phép,…

Như vậy, một hoạt động hay giao dịch phải hoàn tất, tức đã kết thúc thành công mới có thể làm thay đổi được các dữ liệu bền vững.

Ngược lại, các hoạt động hay giao dịch sẽ không để lại trên cơ sở dữ liệu bất kỳ một dấu vết nào. Tuy nhiên, ở trên các hệ thống xử lý file thông thường tính chất này rất khó để đảm bảo

Chính các bất lợi cần phải được xử lý trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu vừa nêu trên đã gợi mở cho sự phát triển của DBMS.

5. Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu sql thường gặp.

Một trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu sql được sử dụng vô cùng phổ biến đó chính là MySQL. Đây là một SQL Database do Swedish nghiên cứu và phát triển. Hệ quản trị này được xây dựng bởi mã nguồn mở. Ưu điểm của hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL đó chính là nó có thể hỗ trợ trên rất nhiều nền tảng khác nhau, ví dụ như Microsoft, Linux, Windows, Mac OS X,…

Hiện nay, MySQL có cả gói miễn phí lẫn gói tính phí dành cho người dùng lựa chọn. Tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng của mỗi người mà các bạn có thể lựa cho mình gói MySQL phù hợp. Tuy nhiên, gói khuyến mãi sẽ có tương đối nhiều điểm hạn chế nên nếu các bạn không yêu cầu quá cao, nhu cầu sử dụng không lớn thì có thể gói miễn phí đã đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng rồi.

Thông thường, hệ quản trị MySQL sẻ đi kèm với một SQL Database Server. Do đó, hệ quản trị này hoạt động rất nhanh, được tối ưu tốt và đa luồng, đa người dùng. Các tính năng và hoạt động hiệu quả hệ quản trị cơ sở dữ liệu này cũng rất tốt.

Hệ cơ sở dữ liệu MS Access dễ sử dụng.

Phần mềm này khi sử dụng cho các dự án có quy mô nhỏ chúng hoạt động vô cùng mạnh mẽ và hiệu quả. Tuy nhiên, mức chi phí để sở hữu phần mềm này thì không hề rẻ.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu này thường được đi kèm với MS Office package. Giao diện trực quan, dễ nhìn, dễ sử dụng và đặc biệt là luôn có đội ngũ forums hỗ trợ 24/7.

MS SQL Server cũng là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu được sử dụng rất phổ biến. Hệ quản trị này được nghiên cứu và phát triển bởi Microsoft Inc.

MS SQL Server có khả năng quản trị cơ sở dữ liệu chuyên nghiệp.

Vào năm 1989, MS SQL Server chính thức được ra mắt. Ngôn ngữ truy vấn đầu tiên của hệ quản trị cơ sở dữ liệu này là T-SQL hay ANSI SQL. Sau nhiều năm, MS SQL Server vẫn luôn nằm trong top các hệ quản trị cơ sở dữ liệu được sử dụng phổ biến nhất.

– Có thể hoạt động tốt trên hệ điều hành Windows và Linux

– Có thể tương thích với Oracle

– Cung cấp và quản lý khối lượng công việc hiệu quả

– Cho phép cùng lúc nhiều người dùng chung một cơ sở dữ liệu

Oracle cũng là một hệ quản trị csdl được sử dụng rất phổ biến. Hệ quản trị csdl này lấy tên từ một hãng phần mềm. Sau nhiều năm phát triển, hệ quản trị csdl Oracle đã trở thành phần mềm vô cùng nổi tiếng.

Orale khởi đầu đầu từ một phần mềm cơ sở dữ liệu cách đây khoảng hơn 50 năm. Tính tới nay, bên cạnh Oracle Database Server thì Oracle còn phát triển và cung cấp rất nhiều sản phẩm khác để phục vụ cho các doanh nghiệp.

Hệ cơ sở dữ liệu SQlite được D.Richard Hipp thiết kế và ra mắt vào năm 2000. Đây là một hệ thống cơ sở dữ liệu tương đối nhỏ gọn nhưng vẫn rất hoàn chỉnh, cho phép cài đặt nhiều ứng dụng khác nhau ở bên trong. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu này được viết bởi ngôn ngữ lập trình C.

Về cơ bản SQlite cũng tương tự như MySQL, PostgreSQL,… Phần mềm chưa tới 400KB và người dùng không cần cài đặt, cấu hình hay khởi động mà có thể sử dụng ngay.

Tuy nhiên, phần mềm này chỉ phù hợp với những quy mô nhỏ hoặc trong các cuộc thử nghiệm, phát triển, đặc biệt là cho người mới bắt đầu học về Database nó mới không tỏ ra yếu kém về chức năng và tốc độ.

Rất nhiều người lựa chọn sử dụng SQlite bởi nó không yêu cầu một tiến trình Server riêng rẽ để hoạt động, cũng không cần cấu hình, cài đặt và có thể dễ dàng lưu trữ trong một disk file đơn. Phần mềm này thường đã có sẵn trên UNIX (Linux, Mac OS-X, Android, iOS) và Windows (Win32, WinCE, WinRT).

Cũng nằm trong top các hệ quản trị cơ sở dữ liệu được sử dụng phổ biến đó chính là PostgreSql. Hệ quản trị csdl này thường kết hợp với module Postgis giúp hỗ trợ tốt trong việc lưu trữ dữ liệu không gian.

PostgreSql có một số tính năng cơ bản như: Đảm bảo an toàn cho dữ liệu, truy xuất nhanh dữ liệu, sử dụng csdl quan hệ đối tượng, có thể hoạt động tốt trên hệ điều hành Windows và Linux, có thể chia sẻ dữ liệu trang tổng quan nhanh,…

Hệ quản trị MongoDB là một mã nguồn mở, viết bởi ngôn ngữ C++. MongoDB dùng cơ chế NoSQL, có khả năng xử lý lượng dữ liệu lớn và cho phép người dùng được sử dụng bộ nhớ trong để truy cập dữ liệu dễ hơn.

Redis cũng là một hệ quản trị csdl được sử dụng phổ biến không kém 7 hệ quản trị csdl chúng tôi vừa giới thiệu. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu này cũng được phát triển theo phong cách NoSQL. Đây được biết đến là một hệ thống lưu trữ key value.

Nó có rất nhiều tính năng hữu ích và được sử dụng vô cùng rộng rãi. Đặc điểm nổi bật nhất của hệ cơ sở dữ liệu Redis chính là có thể hỗ trợ nhiều cấu trúc cơ bản và cho phép scripting bằng ngôn ngữ lua.

Vừa rồi chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn khái niệm hệ quản trị cơ sở dữ liệu và các chức năng, vai trò cũng như những hệ quản trị cơ sở dữ liệu đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng của bản thân mà các bạn có thể cân nhắc lựa chọn sử dụng một hệ quản trị cơ sở dữ liệu phù hợp.

Đến đây, chắc bạn không phải thắc mắc hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì nữa đúng không nào. Hy vọng những kiến thức bổ ích từ bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn chọn được hệ quản trị cơ sở dữ liệu phù hợp.

§2. Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu

huutho12 Admin Tổng số bài gửi : 745Đồng VN : 18013Cảm ơn : 2Join date : 22/05/2012Age : 25Đến từ : ĐỒNG NAI

huutho12 on 8/8/2012, 09:20

1. Các chức năng của hệ QTCSDL:Các chức năng cơ bản của hệ QTCSDL:a) Cung cấp cách tạo lập CSDL:Thông qua ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu, người dùng khai báo kiểu và các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin, khai báo các ràng buộc trên dữ liệu được lưu trữ trong CSDL.

b) Cung cấp cách cập nhật dữ liệu, tìm kiếm và kết xuất thông tin:Thông qua ngôn ngữ thao tác dữ liệu, người ta thực hiện được các thao tác sau:Cập nhật : Nhập, sửa, xóa dữ liệuKhai thác: sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo…

c) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào CSDL Thông qua ngôn ngữ đìều khiển dữ liệu để đảm bảo:– Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép.– Duy trì tính nhất quán của dữ liệu…– ….

2. Hoạt động của một hệ QTCSDL:a) Hệ QTCSDL có 02 thành phần chính: -Bộ xử lý truy vấn -Bộ truy xuất dữ liệu b) Mô tả sự tương tác của hệ QTCSDL:Người dùng thông qua chương trình ứng dụng chọn các câu hỏi (truy vấn) đã được lập sẵn,Vd: Bạn muốn tìm kiếm mã học sinh nào-à người dùng nhập giá trị muốn tìm kiếm , ví dụ: A1àbộ xử lý truy vấn của hệ QTCSDL sẽ thực hiện truy vấn nàyàbộ truy xuất dữ liệu sẽ tìm kiếm dữ liệu theo yêu cầu truy vấnà dựa trên CSDL đang dùng thông qua bộ quản lí tệp.c. Sơ đồ chi tiết mô tả sự tương tác của hệ QTCSDL: (SGK)

3. Vai trò của con người khi làm việc với hệ cơ sở dữ liệu .a) Người quản trị:– Là người được trao quyền điều hành CSDLb) Người lập trình– Là người tạo ra các chương trình ứng dụng nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác của nhóm người dùng.c) Người dùng– Người dùng là người có nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL

4. Các bước xây dựng CSDL

* Bước 1: Khảo sát – Tìm hiểu yêu cầu của công tác cần quản lí– Xác định các dữ liệu cần lưu trữ, phân tích mối quan hệ giữa chúng;– Phân tích chức năng cần có của hệ thống khai thác thông tin– …* Bước 2: Thiết kế – Thiết kế CSDL;– Lựa chọn hệ QTCSDL để triển khai– Xậy dựng hệ thống chương trình ứng dụng.* Bước 3: Kiểm thử – Nhập dữ liệu cho CSDL và tiến hành chạy thử chương trình, phát hiện lỗi thì xem lại các bước đã thực hiện trước đó.

Giáo Trình Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu Sql

Chương này trình bày một cách nhìn khái quát về cơ sở dữ liệu (CSDL/DB), về hệ quản trị cơ sở dữ liệu (HQTCSDL/DBMS) và về hệ cơ sở dữ liệu (HCSDL/DBS). Các đòi hỏi khi xây dựng một HQTCSDL đó cũng chính là những chức năng mà một HCSDL cần phải có.

Trong chương này chúng tôi cũng muốn giới thiệu tổng quan về ngôn ngữ hỏi có cấu trúc (SQL) và các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ là một trong những nền tảng kỹ thuật quan trọng trong công nghiệp máy tính. Cho đến nay, có thể nói rằng SQL đã được xem là ngôn ngữ chuẩn trong cơ sở dữ liệu. Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ thương mại hiện có như Oracle, SQL Server, Informix, DB2,… đều chọn SQL làm ngôn ngữ cho sản phẩm của mình

Ta tìm hiểu DBMS trên một HQCSDL cụ thể: SQL Server 2000. Do vậy chương này giới thiệu cài đặt SQL Server 2000 và các thành phần của nó, giúp chúng ta chủ động khai thác trong nắm bắt và tạo lập ứng dụng.

Tổng quan về DBMS

Tổng quan về cơ sở dữ liệu quan hệ

Các bảng trong một cơ sở dữ liệu

Bảng MONHOC với khoá chính là MAMONHOC

Mối quan hệ giữa hai bảng LOP và KHOA trong cơ sở dữ liệu

Giới Thiệu SQL Server 2000

SQL Server 2000 là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational Database Management System (RDBMS) ) sử dụng Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa Client computer và SQL Server computer. Một RDBMS bao gồm databases, database engine và các ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS.

SQL Server 2000 được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất lớn (Very Large Database Environment) lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ cùng lúc cho hàng ngàn user. SQL Server 2000 có thể kết hợp “ăn ý” với các server khác như Microsoft InternetInformation Server (IIS), E-Commerce Server, Proxy Server….

Cài Ðặt SQL Server 2000 (Installation)

Ta cần có Developer Edition và ít nhất là 64 MB RAM, 500 MB hard disk để có thể install SQL Server. Có thể install trên Windows Server hay Windows XP Professional, Windows 2000 Professional hay NT Workstation nhưng không thể install trên Win 98 family.

Sơ lược về SQL

COMMIT

Uỷ thác (kết thúc thành công) giao dịch

ROLLBACK

Quay lui giao dịch

SAVE TRANSACTION

Đánh dấu một điểm trong giao dịch

DECLARE

Khai báo biến hoặc định nghĩa con trỏ

OPEN

Mở một con trỏ để truy xuất kết quả truy vấn

FETCH

Đọc một dòng trong kết quả truy vấn (sử dụng con trỏ)

EXECUTE

Thực thi một câu lệnh SQL

tên_người_sở_hữu.tên_bảng Một số kiểu dữ liệu thông dụng trong SQL

Kiếu chuỗi với độ dài cố định hỗ trợ UNICODE

Kiểu chuỗi với độ dài chính xác

Kiểu chuỗi với độ dài chính xác hỗ trợ UNICODE

INTEGER

Số nguyên có giá trị từ -231 đến 231 – 1

TINYTINT

Số nguyên có giá trị từ 0 đến 255.

SMALLINT

Số nguyên có giá trị từ -215 đến 215 – 1

BIGINT

Số nguyên có giá trị từ -263 đến 263-1

FLOAT

Số thực có giá trị từ -1.79E+308 đến 1.79E+308

REAL

Số thực có giá trị từ -3.40E + 38 đến 3.40E + 38

BIT

Kiểu bit (có giá trị 0 hoặc 1)

DATETIME

Kiểu ngày giờ (chính xác đến phần trăm của giây)

SMALLDATETIME

Kiểu ngày giờ (chính xác đến phút)

BINARY

Dữ liệu nhị phân với độ dài cố định (tối đa 8000 bytes)

VARBINARY

Dữ liệu nhị phân với độ dài chính xác (tối đa 8000 bytes)

IMAGE

Dữ liệu nhị phân với độ dài chính xác (tối đa 2,147,483,647 bytes)

TEXT

Dữ liệu kiếu chuỗi với độ dài lớn (tối đa 2,147,483,647 ký tự)

NTEXT

Dữ liệu kiếu chuỗi với độ dài lớn và hỗ trợ UNICODE (tối đa 1,073,741,823 ký tự)

Các tập tin vật lý lưu trữ cơ sở dữ liệu

Mặc dù phải quản lý nhiều đối tượng bên trong cơ sở dữ liệu nhưng Microsoft SQL Server chỉ tổ chức hai loại tập tin để lưu trữ.

Một cơ sở dữ liệu trong Microsoft SQL Server tối thiểu sẽ dùng hai (2) tập tin vật lý để lưu trữ dữ liệu:

Datafile: dùng lưu trữ dữ liệu.

Transaction log file : dùng để lưu trữ các hành động thực hiện trên cơ sở dữ liệu trong quá trình sử dụng. Các hành động thực hiện trên CSDL gọi là các giao tác.

Các loại tập tin lưu trữ dữ liệu của SQL Sever 2000

Các loại tập tin lưu trữ dữ liệu của SQL Sever 2000

Các tập tin lưu trữ cơ sở dữ liệu bên trong Microsoft SQL Server được phân chia thành ba loại tập tin vật lý khác nhau:

Tập tin dữ liệu chính (Primary Data File) : Đây là tập tin chính dùng để lưu trữ các thông tin hệ thống của cơ sở dữ liệu và phần còn lại dùng lưu trữ một phần dữ liệu. Phần mở rộng của tập tin này thông thường là *.MDF.

Tập tin dữ liệu thứ yếu(Secondary Data Files) : Đây là tập tin dùng lưu trữ các đối tượng dữ liệu không nằm trong tập tin dữ liệu chính. Loại tập tin này không bắt buộc phải có khi tạo mới cơ sở dữ liệu. Phần mở rộng của tập tin này thông thường là *.NDF.

Tập tin lưu vết (Log Files): Đây là tập tin dùng lưu vết các giao tác – là những hành động cập nhật dữ liệu (thêm, sửa, xóa) vào các bảng do người sử dụng tác động trên cơ sở dữ liệu. Tập tin sẽ này hỗ trợ cho phép các bạn có thể hủy bỏ (rollback) các thao tác cập nhật dữ liệu đã được thực hiện hay giúp SQL Server phục hồi dữ liệu trong các trường hợp gặp sự cố như mất điện,… Phần mở rộng của tập tin này thông thường là *.LDF.

Kết chương

Như vậy, SQL (viết tắt của StructuredQueryLanguage) là hệ thống ngôn ngữ được sử dụng cho các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Thông qua SQL có thể thực hiện được các thao tác trên cơ sở dữ liệu như định nghĩa dữ liệu, thao tác dữ liệu, điều khiển truy cập, quản lý toàn vẹn dữ liệu… SQL là một thành phần quan trọng và không thể thiếu trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ.

SQL ra đời nhằm sử dụng cho các cơ sở dữ liệu theo mô hình quan hệ. Trong một cơ sở dữ liệu quan hệ, dữ liệu được tổ chức và lưu trữ trong các bảng. Mỗi một bảng là một tập hợp bao gồm các dòng và các cột; mỗi một dòng là một bản ghi và mỗi một cột tương ứng với một trường, tập các tên cột cùng với kiểu dữ liệu và các tính chất khác tạo nên cấu trúc của bảng, tập các dòng trong bảng chính là dữ liệu của bảng.

Các bảng trong một cơ sở dữ liệu có mối quan hệ với nhau. Các mối quan hệ được biểu diễn thông qua khoá chính và khoá ngoài của các bảng. Khoá chính của bảng là tập một hoặc nhiều cột có giá trị duy nhất trong bảng và do đó giá trị của nó xác định duy nhất một dòng dữ liệu trong bảng. Một khoá ngoài là một tập một hoặc nhiều cột có giá trị được xác định từ khoá chính của các bảng khác.

Cập nhật thông tin chi tiết về Top 10 Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu Phổ Biến Nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!