Bạn đang xem bài viết Tổng Quan Về Bệnh Viêm Tụy được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
13-04-2011
Viêm tụy là quá trình viêm trong đó các men tụy tự tiêu hóa tuyến tụy. Tuyến tụy đôi khi có thể lành mà không bị mất mát chức năng hoặc thay đổi về hình thể. Quá trình này gọi là viêm tụy cấp. Viêm tuỵ cấp có thể tái phát nhiều lần, góp phần làm mất chức năng và thay đổi hình thể của tuyến tụy. Các đợt tái phát lâu ngày sẽ dẫn đến viêm tụy mạn. Bệnh nhân ở cả 2 thể viêm tụy cấp và mạn đều nhập khoa cấp cứu với các triệu chứng cấp tính.
A. Sinh bệnh học
– Tình trạng Viêm nhiễm lan rộng dễ dàng do tuyến tụy nằm ở khoang sau phúc mạc và không có bao che chở.
– Trong viêm tụy cấp, phù nề chủ mô và hoại tử mô mỡ quanh tụy xảy ra trước tiên. Quá trình này gọi là viêm tụy cấp phù nề. Khi chủ mô hoại tử, sẽ gây ra xuất huyết và rối loạn chức năng tuyến tụy, phản ứng viêm sẽ diễn tiến đến viêm tuỵ xuất huyết hoặc viêm tụy hoại tử.
– Nang giả tụy và abscess tụy có thể là hậu quả của viêm tụy hoại tử khi các men tiêu hóa được bao bọc lại bởi mô hạt (hình thành của nang giả tụy), hoặc do vi trùng xâm nhập vào mô tụy hay mô quanh tụy (hình thành abscess tụy). Siêu âm, hoặc tốt hơn là CT scan, có thể được dùng để phát hiện cả hai trường hợp này.
– Quá trình viêm có thể gây ra những tác động toàn thân do sự xuất hiện của các cytokines, như bradykinins và phospholipase A chẳng hạn. Các cytokines này gây dãn mạch, làm tăng tính thấm của mao mạch, gây đau, gây tập trung bạch cầu ở thành mạch. Hoại tử mô mỡ dẫn đến hạ calcium máu. Tổn thương tế bào B của tuỵ có thể dẫn đến tăng đường huyết.
B. Tần xuất
Tần xuất viêm tụy cấp chiếm từ 5 đến 80 trường hợp trên 100.000 dân, với tỉ lệ cao nhất ở người Mỹ và Phần Lan
C. Tử vong/Bệnh tật
– Những biểu hiện toàn thân của viêm tụy cấp ở thể nặng nhất bao gồm: Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS), suy thận cấp, suy tim, xuất huyết, sốc tụt huyết áp.
– Viêm tụy phù nề nhẹ xảy ra ở khoảng 80% trường hợp, tỷ lệ tử vong < 1%.
– Viêm tụy cấp thể nặng xảy ra ở 20% trường hợp, tỷ lệ tử vong khoảng 30%.
D. Giới tính:
Nam nữ bằng nhau.
E.Tuổi tác: Nguy cơ viêm tụy ở lứa tuổi 35-64 t cao gấp 10 lần các nhóm tuổi khác.
II. LÂM SÀNG A. Bệnh sử
– Triệu chứng chủ yếu của viêm tụy cấp là đau thượng vị hoặc đau hạ sườn phải, xuyên thấu ra sau lưng.
– Buồn nôn và nôn
– Sốt
– Hỏi bệnh nhân về các lần phẫu thuật hoặc thủ thuật xâm lấn gần đây (nội soi mật tụy ngược dòng=ERCP), về tiền sử tăng triglyceride máu gia đình.
– Bệnh nhân thường có tiền sử đau quặn mật và uống nhiều rượu, nguyên nhân hàng đầu gây viêm tụy cấp.
B. Khám thực thể
– Nhịp tim nhanh
– Thở nhanh
– Hạ huyết áp
– Sốt
– Đau bụng, trướng bụng, phản ứng thành bụng, bụng cứng
– Vàng da nhẹ
– Giảm hoặc mất nhu động ruột
– Do viêm lan tỏa từ tụy, có thể nghe thấy ran ở đáy phổi, nhất là ở phổi trái.
– Co quắp cơ ở các chi do hạ calcium máu.
– Dấu hiệu Grey Turner (vết bầm xanh 2 bên hông) trong những trường hợp nặng và dấu hiệu Cullen (vết bầm xanh ở vùng quanh rún) do xuất huyết vào khoang sau phúc mạc trong những trường hợp viêm tụy xuất huyết.
C. Nguyên nhân
– Nguyên nhân chính là uống rượu kéo dài và sỏi mật. Ở những nước phát triển, nguyên nhân hàng đầu gây viêm tụy cấp là nghiện rượu.
+ Nghiên cứu gần đây cho thấy rượu là nguy cơ chủ yếu gây viêm tụy cấp và mạn ở 44% bệnh nhân
+ Ở bình diện tế bào, ethanol dẫn đến việc tích tụ các men tiêu hóa vào khoang nội tế bào, kích hoạt và phóng thích chúng sớm.
+ Trên bình diện ống tụy, ethanol tăng tính thấm của các ống tụy nhỏ, cho phép men tiêu hóa tiếp cận với chủ mô, hậu quả là gây tổn thương tụy.
+ Ethanol tăng thành phần protein trong dịch tụy, giảm lượng bicarbonate và nồng độ của chất ức chế trypsin. Điều này dẫn đến hình thành các nút protein ngăn dòng chảy của dịch tụy và gây tác nghẽn.
– Một nguyên nhân chủ yếu khác gây viêm tụy cấp là bệnh lý sỏi mật (sỏi đường mật, sỏi ống mật chủ). Sỏi mật có thể di chuyển vào ống tụy hoặc bóng Vater gây tắc ống tụy, khiến men tiêu hóa tràn vào chủ mô tụy.
– Các nguyên nhân gây viêm tụy ít gặp hơn:
+ Thuốc men, bao gồm azathioprine, corticoid, sulfonamide, thiazide, furosemide, thuốc NSAID, mercaptopurine, methyldopa, và tetracycline
+ Chụp mật tụy ngược dòng nội soi (Endoscopic retrograde cholangiopancreatography=ERCP)
+ Tăng triglyceride máu (khi lượng triglyceride vượt quá 1000 mg có thể gây ra một đợt viêm tụy cấp.)
+ Loét dạ dày tá tràng
+ Phẫu thuật bắc cầu ở bụng và tim mạch có thể gây thiếu máu ở tụy
+ Chấn thương bụng hoặc lưng, chèn ép đột ngột tuyến tụy vào cột sống phía sau
+ Carcinôm tuyến tụy, dẫn đến tắc nghẽn dòng chảy của dịch tụy
+ Nhiễm virus, bao gồm quai bị, nhiễm virus coxsackie (tay chân miệng), cytomegalovirus (CMV), virus viêm gan, virus Epstein-Barr (EBV), và rubella
+ Nhiễm trùng, như mycoplasma
+ Ký sinh trùng đường ruột, như Ascaris, có thể chui vào và làm tắc ống tụy
+ Tụy phân đôi (pancreas divisum)
+ Rắn, bò cạp cắn
– Các yếu tố mạch máu, như thiếu máu tuỵ và viêm mạch máu
– Viêm tụy tự miễn (hiếm gặp, nguyên nhân chưa rõ ràng, với tỷ lệ mắc khoảng 0,82 trên 100.000 người)
D. Chẩn Đoán Phân Biệt
– Phình động mạch chủ bụng
– Viêm ganHepatitis
– Viêm đường mật
– Thiếu máu mạc treo
– Viêm túi mật và đau quặn mật
– Tắc đại tràng
– Sỏi đường mật
– Tắc ruột non
– Viêm dạ dày ruột
– Thủng tạng rỗng
– Viêm phúc mạc cấp
-Sỏi ống mật chủ
– Bệnh macroamylase máu
– Bệnh macrolipase máu
– Tắc ruột
– Ung thư tụy
– Hội chứng kém hấp thu
– Nhóm máu và phản ứng chéo, nếu thấy cần thiết phải truyền máu, như trong trường hợp viêm tụy xuất huyết.
– Kiểm tra đường huyết. Đường huyết có thể tăng cao do tổn thương ở tế bào B của tụy.
– Kiểm tra BUN, creatine, ion đồ (Na, K, Cl, CO 2, P, Mg); rối loạn điện giải nặng xảy ra khi có thoát dịch.
– KIểm tra amylase máu, nhất là amylase P (pancreatic amylase), vì đặc hiệu hơn cho bệnh lý tụy. Gợi ý chẩn đoán viêm tụy cấp khi amylase tăng gấp 3 lần trị số bình thường.
– Lipase máu cũng tăng và duy trì ở mức độ cao trong 12 ngày. Đối với những bệnh nhân viêm tụy mạn do nghiện rượu, lipase có thể tăng, trong khi amylase vẫn bình thường.
– Kiểm tra chức năng gan (alkaline phosphatase, SGPT, SGOT, GGT và bilirubin, đặc biệt trong những trường hợp viêm tụy do nguyên nhân từ đường mật.
– Có thể giúp xác định viêm tụy khi xét nghiệm thấy có tăng lượng peptide niệu kích hoạt trypsinogen (urinary trypsinogen activation peptide), tăng lượng trypsinogen2 huyết thanh và phức hợp trypsin 2-alpha 1 antitrypsin. Một số bệnh viện kết hợp các xét nghiệm này với những xét nghiệm đã nêu ở phần trên để chẩn đoán, đặc biệt dùng để nhận diện viêm tụy sau ERCP một cách chính xác.
B. Chẩn đoán hình ảnh
– Chụp phim KUB với bệnh nhân ở tư thế đứng để loại trừ thủng tạng rỗng (liềm hơi dưới cơ hoành). Ở những bệnh nhân viêm tụy mạn tái phát nhiều đợt, có thể quan sát thấy nhiều nốt vôi hóa quanh tụy.
– Siêu âm có thể được dùng như một xét nghiệm tầm soát. Tuy nhiên siêu âm sẽ không đặc hiệu khi ruột trướng hơi nhiều.
– CT scan là phương tiện chẩn đoán hình ảnh đáng tin cậy nhất trong viêm tụy cấp. Balthazar và cộng sự chia các tiêu chuẩn chẩn đoán thành 5 mức độ như sau:
Mức độ A – Tụy bình thường
Mức độ B – Tụy to khu trú hoặc lan tỏa
Mức độ C – Nhận thấy bất thường qua hình ảnh bóng mờ của tuyến tụy trên CT scan
Mức độ D – Quan sát thấy một ổ tụ dịch viêm hoặc hoại tử có bờ không rõ ràng
Mức độ E – 2 hoặc nhiều ổ tụ dịch có bờ không rõ ràng, hoặc sự hiện diện của hơi trong tụy hoặc chung quanh tụy
– Việc sử dụng chất cản quang tiêm tĩnh mạch có thể nguy hại cho hệ vi tuần hoàn của tụy khi có viêm tụy hoại tử nặng.
C. Các xét nghiệm khác
– Xét nghiệm para-aminobenzoic acid nước tiểu (xét nghiệm bentiromide [Chymex]) trong viêm tụy mạn để đánh giá chức năng còn lại của tụy. Ở những bệnh nhân suy tụy nặng và kém hấp thu, độ nhạy là 80-90%. Đối với những bệnh nhân có chức năng tụy rối loạn từ nhẹ đến trung bình, độ nhạy giảm xuống 37-46%.
– Xét nghiệm trypsinogen huyết thanh hoặc trypsin huyết thanh dùng để đánh giá chức năng tụy ở những bệnh nhân viêm tụy mạn. Trypsinogen huyết thanh thấp (<20 ng/mL) tương đối đặc hiệu cho viêm tụy mạn (90%), và gặp ở những trường hợp viêm tụy mạn tiến triển có tiêu mỡ.
– Cả hai xét nghiệm này đều được dùng để kiểm tra chức năng còn lại của tụy trong viêm tụy mạn.
– Luôn cắt túi mật sau khi tình trạng đã ổn định ở những trường hợp viêm tụy có nguyên nhân từ đường mật.
IV. ĐIỀU TRỊ A-Chăm sóc tại khoa cấp cứu
Đa số các trường hợp viêm tụy đến khoa cấp cứu đều được điều trị bảo tồn, và khoảng 80% sẽ đáp ứng với phương thức xử lý nói trên
– Hồi sức nước điện giải
+ Theo dõi lượng nước nhập-xuất và điều chỉnh thăng bằng kiềm toan.
+ Dùng các dung dịch muối đẳng trương, hồng cầu lắng (PRBC) nếu cần, đặc biệt trong những trường hợp viêm tụy xuất huyết.
+ Sử dụng đường truyền tĩnh mạch trung tâm và catheter Swan-Ganz ở những bệnh nhân mất dịch nhiều và huyết áp tụt thấp.
– Không cần đặt sonde dạ dày nếu bệnh nhân không nôn ói. Nếu bệnh nhân nôn ói liên tục, cần đặt sonde để giảm nhẹ triệu chứng và tránh sặc hít.
– Dùng thuốc giảm đau. Meperidine có ưu điểm hơn so với morphine do ít gây co thắt cơ Oddi.
– Kháng sinh được sử dụng nếu thấy có ung mủ ở tụy trên CT scan.
– Cần dùng kháng sinh cho những trường hợp khác như viêm tụy do đường mật có kèm viêm đường mật. Kháng sinh được chọn lựa là các loại bài tiết chủ yếu qua đường mật, như cephalosporin thế hệ 3.
– Theo dõi độ bão hòa oxygen bằng thiết bị đo SPO2, và điều chỉnh lại thăng bằng kiềm toan. Khi xuất hiện nhịp tim nhanh và đe dọa suy hô hấp, cần đặt ngay nội khí quản.
– Chọc hút vùng mô hoại tử dưới hướng dẫn của CT scan nếu thấy cần thiết.
– ERCP được chỉ định để loại bỏ sỏi ống mật chủ.
B. Hội Chẩn
Hội chẩn ngoại tổng quát trong các trường hợp sau:
– Đối với abscess tụy, phẫu thuật giúp dẫn lưu mủ và cắt lọc mô tụy hoại tử. Rửa giường tuyến tụy sau mổ.
– Phẫu thuật được thực hiện để cầm máu ở những bệnh nhân viêm tụy xuất huyết, đặc biệt khi các mạch máu chính đã bị ăn mòn sau viêm tụy cấp.
– Những bệnh nhân không cải thiện sau điều trị nội khoa tích cực hoặc có chỉ số Ranson tăng dần sẽ được chuyển đến phòng mổ. Phẫu thuật trong những trường hợp này có thể đem lại kết quả tốt hơn hoặc giúp xác định một chẩn đoán khác. Nghiên cứu cho thấy việc tiếp cận từ từ với xâm lấn tối thiểu sẽ ít gây biến chứng hơn, mặc dù tỷ lệ tử vong tương đương ở cả hai nhóm mổ hở và xâm lấn tối thiểu.
– Trong viêm tụy do bệnh từ đường mật, cắt cơ Oddi có thể giải quyết được tắc nghẽn ở ống mật chủ. Cắt túi mật để tránh tái phát sỏi túi mật.
– Trong trường hợp viêm tụy do sỏi mật, một nghiên cứu nhỏ trên 50 bệnh nhân cho thấy cắt túi mật sớm sẽ an toàn và rút ngắn được thời gian nằm viện
V. THUỐC MEN
Mục tiêu của thuốc men là giảm đau và hạn chế các biến chứng.
A. Kháng sinh
Khống chế các vi sinh vật có thể mọc trong môi trường viêm tuỵ. Dùng kháng sinh theo kinh nghiệm, dựa trên cơ sở nhiễm trùng ở tuỵ thường do các vi khuẩn đường ruột hảo khí và kỵ khí gây ra. Sau đó sẽ chọn lại kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ.
* Ceftriaxone (Rocephin) Là cephalosporin thế hệ 3 phổ rộng có hiệu quả trên vi khuẩn gram âm; hiệu quả thấp hơn đối với các vi khuẩn gram dương; hiệu quả tốt hơn đối với các chủng đề kháng. Ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn bằng cách liên kết với một hoặc nhiều protein gắn kết với penicillin.
– Liều lượng
+ Người lớn:1-2 g TB/TM 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày
+ Trẻ em:50-75 mg/kg/ngày TB/TM chia 2 lần/ngày.
– Tương tác thuốc: Probenecid làm tăng nồng độ thuốc trong máu; dùng chung với ethacrynic acid, furosemide, hoặc aminoglycoside có thể tăng độc tính thận
B-Thuốc giảm đau
Kiểm soát đau là yếu tố then chốt trong chất lượng chăm sóc, giúp bệnh nhân thoải mái, giúp tăng cường vệ sinh phổi, có tác dụng an thần, có lợi cho những bệnh nhân đau đớn do bệnh tật hay chấn thương.
* Meperidin (Demerol)
Thuốc giảm đau với nhiều tác dụng tương tự morphine. Thuốc it gây táo bón, co thắt cơ trơn, và ít ức chế phản xạ ho hơn so với morphine.
– Liều lượng
+ Người lớn:15-35 mg/giờ TM; 50-150 mg TB mỗi 3-4giờ
+ Trẻ em:1,1-1,8 mg/kg TB mỗi 3-4 giờ
– Tương tác thuốc: Tăng ức chế hô hấp và thần kinh trung ương khi kết hợp chung với cimetidine; hydantoin có thể làm giảm tác dụng của thuốc; tránh kết hợp với các thuốc ức chế protease
– Chống chỉ định:
+ Dị ứng thuốc, kết hợp với IMAO, tắc nghẽn hô hấp trên hoặc suy hô hấp đáng kể
+ Cẩn thận khi sử dụng trong chấn thương sọ não do tăng ức chế hô hấp và tăng áp lực dịch não tuỷ; cẩn thận khi sử dụng hậu phẫu và cho những bệnh nhân có tiền sử bệnh phổi vì thuốc gây ức chế phản xạ ho.
VI. THEO DÕI A. Chăm sóc nội trú
– Điều trị nội khoa bao gồm:
Hồi sức nước-điện giải: Bệnh nhân viêm tuỵ cấp mất một lượng dịch lớn vào ngăn sau phúc mạc và ổ bụng. Các thiếu hụt này cần được nhanh chóng thay thế bằng các dung dịch tinh thể hoặc dung dịch thể keo, có khi phải dùng đến 10 L trong vòng 24 giờ.
Trước kia thường không cho bệnh nhân ăn uống, nay quan niệm này đã thay đổi. Các thử nghiệm tiền cứu, ngẫu nhiên, có đối chứng đã cho thấy việc cho ăn bằng sonde tốt hơn là nuôi dưỡng bằng đường tiêm truyền để tránh tình trạng thiếu dinh dưỡng và đảo ngược sự thoái biến (catabolism) ở bệnh nhân.
Giảm đau phù hợp: Có thể dùng các dẫn xuất á phiện và tiêm ngoài màng cứng để giảm đau.
Cần dùng kháng sinh để dự phòng nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Gram âm.
– Phẫu thuật được chỉ định khi có các biến chứng của viêm tuỵ như viêm tuỵ cấp hoại tử để loại bỏ vùng mô phù nề hoại tử, hạn chế nguồn nhiễm khuẩn, hoặc trong trường hợp viêm tuỵ cấp xuất huyết khi cơ chế viêm đã ăn mòn đến một trong các mạch máu nuôi tụy, cần phải phẫu thuật để cầm máu cấp cứu.
B. Chăm sóc ở khoa ngoại trú
Bệnh nhân cần được theo dõi định kỳ bằng khám lâm sàng, xét nghiệm amylase và lipase.
C. Chuyển bệnh
– Chuyển bệnh nhân có điểm số Ranson từ 0-2 đến bệnh viện.
– Chuyển bệnh có điểm số Ranson từ 3-5 đến khoa săn sóc đặc biệt.
D. Biến chứng
– Tụy hoại tử nhiễm trùng do hậu quả bội nhiễm vi khuẩn.
– Nang giả tụy cấp hình thành do dịch tụy xuất tiết được bao bọc lại bằng mô hạt sau một đợt viêm tụy cấp.
– Xuất huyết vào ống tiêu hóa, sau phúc mạc hoặc vào ổ bụng do ăn mòn các mạch máu lớn.
– Tắc ruột hoặc hoại tử ruột.
– Tắc ống mật chủ do abscess tụy, nang giả tụy, hoặc do sỏi mật là nguyên nhân đã gây ra viêm tụy.
– Rò tụy do rách ống tụy hoặc rách nang giả tụy.
E-Tiên lượng
– Ranson đã phát triển một loạt các tiêu chuẩn khác nhau về độ nặng của viêm tụy cấp.Hệ thống điểm số này hiện vẫn đang được sử dụng rộng rãi:
Bảng tiêu chuẩn Ranson để đánh giá Viêm tuỵ cấp Vào lúc nhập viện
Trên 55 tuổi
Trong vòng 48h đầu
Calcium huyết thanh thấp < 8 mg/dL
Độ bão hóa oxy động mạch < 60 mm Hg
– Mỗi yếu tố trên được tính cộng thêm 1 điểm vào điểm số Ranson của bệnh nhân.
– Điểm số Ranson từ 0-2 có tỷ lệ tử vong thấp nhất, và bệnh nhân có thể được điều trị ở trại bệnh thường.
– Điểm số Ranson từ 3-5 có tỷ lệ tử vong là 10-20% và bệnh nhân cần được điều trị ở khoa săn sóc đặc biệt.
– Ngoài ra còn có các thang điểm khác như Glasgow, Imrie, và APACHE II.
F. Giáo dục sức khỏe
Giáo dục bệnh nhân về bệnh viêm tụy và khuyên họ nên tránh lạm dụng rượu, tránh những yếu tố nguy cơ như các bữa ăn nhiều mỡ, các chấn thương bụng.
BS. ĐỒNG NGỌC KHANH – BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn Tài liệu Tham khảo
Granger J, Remick D. Acute pancreatitis: models, markers, and mediators. Shock. Dec 2005;24 Suppl 1:45-51.
Whitcomb DC. Clinical practice. Acute pancreatitis. N Engl J Med. May 18 2006;354(20):2142-50.
Whitcomb DC, Yadav D, Adam S, Hawes RH, Brand RE, Anderson MA, et al. Multicenter approach to recurrent acute and chronic pancreatitis in the United States: the North American Pancreatitis Study 2 (NAPS2). Pancreatology. 2008;8(4-5):520-31.
van Santvoort HC, Besselink MG, Bakker OJ, Hofker HS, Boermeester MA, Dejong CH, et al. A step-up approach or open necrosectomy for necrotizing pancreatitis. N Engl J Med. Apr 22 2010;362(16):1491-502.
Aboulian A, Chan T, Yaghoubian A, Kaji AH, Putnam B, Neville A, et al. Early cholecystectomy safely decreases hospital stay in patients with mild gallstone pancreatitis: a randomized prospective study. Ann Surg. Apr 2010;251(4):615-9.
Imrie CW. Prognostic indicators in acute pancreatitis. Can J Gastroenterol. May 2003;17(5):325-8.
Pannala R, Chari ST. Autoimmune pancreatitis. Curr Opin Gastroenterol. Sep 2008;24(5):591-6.
Plock JA, Schmidt J, Anderson SE, Sarr MG, Roggo A. Contrast-enhanced computed tomography in acute pancreatitis: does contrast medium worsen its course due to impaired microcirculation?. Langenbecks Arch Surg. Apr 2005;390(2):156-63.
Taylor SL, Morgan DL, Denson KD, Lane MM, Pennington LR. A comparison of the Ranson, Glasgow, and APACHE II scoring systems to a multiple organ system score in predicting patient outcome in pancreatitis. Am J Surg. Feb 2005;189(2):219-22.
Werner J, Feuerbach S, Uhl W, Buchler MW. Management of acute pancreatitis: from surgery to interventional intensive care. Gut. Mar 2005;54(3):426-36.
Hoạt Độ Enzym Tụy Ngoại Tiết Trên Bệnh Nhân Viêm Tụy Mạn
Viêm tụy mạn là bệnh viêm đặc trưng bởi quá trình phá hủy nhu mô tụy tiến triển, không hồi phục, dẫn tới xơ hóa nhu mô gây giảm cả chức năng tụy nội tiết và ngoại tiết. Bệnh có tỷ lệ mắc 8/100.000 dân ở châu Âu, 14,4//100.000 dân ở Nhật Bản [2]. Viêm tụy mạn lần đầu tiên được phát hiện và mô tả bởi Cawley năm 1788. Cho đến nay việc chẩn đoán viêm tụy mạn đã có nhiều tiến bộ nhờ áp dụng các phương pháp thăm dò hiện đại như siêu âm nội soi, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp mật tụy ngược dòng… Bên cạnh đó, các nghiệm pháp thăm dò chức năng tụy nội tiết và ngoại tiết đã hỗ trợ tích cực cho việc chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh viêm tuỵ mạn, từ đó đưa ra được những chỉ định điều trị thích hợp. Đánh giá chức năng tụy ngoại tiết phải dựa vào xác định hoạt độ các men tụy ngoại tiết như Protease, Lipase, Amylase trong máu, phân, nước tiểu và dịch tụy. Tại Việt Nam, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá hoạt độ các men tụy ngoại tiết trong máu và dịch tuỵ của bệnh nhân viêm tuỵ mạn, do vậy đề tài này được thực hiện với mục tiêu: 1. Xác định hoạt độ của Lipase, Amylase và Protease trong máu và trong dịch tụy của bệnh nhân viêm tụy mạn. 2. Đánh giá mối tương quan của Lipase, Amylase và Protease trong máu và trong dịch tụy của bệnh nhân viêm tụy mạn. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng + Mẫu dịch tụy được lấy trong quá trình phẫu thuật: bộc lộ mặt trước tụy, chọc dò ống tụy chính, hút dịch tụy, bảo quản lạnh. – Phương pháp xác định hoạt độ men tụy ngoại tiết: Các xét nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm, bộ môn Hóa sinh, trường Đại học Dược Hà Nội. Hoạt độ các men tụy được tính là giá trị trung bình của 3 lần thực hiện xét nghiệm trong những điều kiện không thay đổi. + Dụng cụ máy móc: . Máy li tâm EBA 12 Hettich (Nhật Bản). . Máy điều nhiệt (Đức). . Máy đo quang U1800 Spectrophotometer (Hitachi). + Phương pháp xác định hoạt độ Protease Nguyên tắc: protein bị thủy phân dưới tác dụng của men giải phóng ra các acid amin. Lượng protein còn lại được xác định bằng cách tủa với acid tricloacetic. Tủa này phản ứng với thuốc thử Gornall tạo phức màu tím hồng. Đo quang phổ hấp thụ ở bước sóng λ = 530 nm, cuvet 1cm. Công thức tính: Đánh giá chức năng tụy ngoại tiết dựa chủ yếu vào xác đ ịnh hoạt đ ộ enzym tụy ngoại tiết trong máu và trong dịch tụy. Nghiên cứu nhằm xác định hoạt độ các enzym tụy trong máu và trong dịch tụy bệnh nhân viêm tụy mạn, đánh giá mối tương quan của các enzym tụy trong máu và trong dịch tụy. K ết quả cho thấy giá trị trung bình hoạt độ Protease trong máu là 89,27 nKatal/ml, trong dịch tụy là 107,29 nKatal/ml. Giá trị trung bình hoạt độ Amylase trong máu là 138,12 đơn vị/100 ml, trong dịch tụy là 542,73 đơn vị/100 ml. Giá trị trung bình hoạt độ Lipase trong máu là 11,88 đơn vị Bondi, trong dịch tụy là 51,65 đơn vị Bondi. Hệ số tương quan giữa Protease, Amylase và Lipase trong máu và trong dịch tụy tương ứng là 0,277; 0,226 và – 0,148. K ết luận: có suy giảm chức năng tụy ngoại tiết ở bệnh nhân viêm tụy mạn và không có tương quan tuyến tính giữa hoạt độ enzym tụy trong máu và trong dịch tụy.
Viêm Tụy Cấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Viêm Tụy Cấp
1. Viêm tụy cấp là gì?
Viêm tụy cấp là tình trạng đột ngột xảy ra viêm sưng ở tụy gây sốc cho bệnh nhân và có thể dẫn đến tử vong. Khoảng 1/3 viêm tụy cấp mức độ nặng còn lại 2/3 trường hợp nhẹ bệnh nhân sau khi điều trị tụy hết viêm sẽ hồi phục hoàn toàn chức năng.
2. Nguyên nhân gây viêm tụy cấp
Những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tụy cấp:
– Nghiện rượu và sỏi mật là hai nguyên nhân chính gây ra viêm tụy cấp trong đó sỏi mật thường gặp ở nữ giới hơn.– Sử dụng thuốc theo toa có tác dụng phụ.– Do giun chui ống mật.– Đường tiêu hóa và tuyến tụy xảy ra sự bất thường.– Tắc nghẽn tuyến tụy, sẹo tuyến tụy, ung thư hoặc nhiễm trùng tuyến tụy.
Nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến tụy
– Lạm dụng bia rượu.– Hút thuốc lá.– Do di truyền.– Mỡ trong máu cao.– Tăng calci máu.– Gặp chấn thương tụy.– Do sử dụng thuốc.– Do ký sinh trùng: giun đũa, sán lá gan nhỏ.– Do vi-rút: ít gặp.– Sự bất thường trong cấu trúc của tuyến tụy: tuyến tụy bị chia tác và có 2 ống dẫn mật chính.
3. Triệu chứng viêm tụy cấp
Những biểu hiện, triệu chứng của bệnh viêm tụy cấp cần lưu ý:
– Triệu chứng đầu tiên bệnh nhân gặp là đau bụng trên có thể sau một cuộc vui ăn uống thịnh soạn.– Đau bụng đột ngột, dữ dội từ vùng thượng vị lan ra sau lưng.– Buồn nôn và nôn ói.– Phình bụng nhẹ.– Sốt do nhiễm trùng.– Mạch nhanh, huyết áp tụt, khó thở.– Ít tiểu tiện.
Biến chứng viêm tụy cấp:
Biến chứng tại tụy:
– Xuất hiện nang giả tụy: khối dịch trong ổ bụng ấn vào căng và tức.– Áp xe hóa nang giả tụy.– Xuất huyết tại tuyến tụy.– Hoại tử tụy.– Giả phình động mạch lách: gây chảy máu ổ bụng.– Gây huyết khối tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách, tĩnh mạch mạc treo tràng trên.– Tiến triển thành viêm tụy mạn.
Biến chứng toàn thân:
– Giảm thể tích máu, rối loạn đông máu.– Suy hô hấp cấp.– Suy thận cấp.– Nhiễm trùng huyết, shock nhiễm độc.– Suy tuần hoàn.– Hạ calci máu.– Bệnh nhân có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
4. Điều trị viêm tụy cấp
Phương pháp chẩn đoán viêm tụy cấp
– Thăm khám lâm sàng: bệnh nhân đột ngột đau dữ dội vùng thượng vị và nôn.– Định lượng men tụy: tăng cao và thực hiện ít nhất 3 lần.– Chụp X-quang bụng.– Siêu âm bụng.– Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan).– Hút dịch cổ trướng.– Chẩn đoán phân biệt với các bệnh: Thủng tạng rỗng, nhồi máu mạc treo, tắc ruột cấp, viêm túi mật cấp,…
Phương pháp điều trị viêm tụy cấp
Việc điều trị cho bệnh nhân viêm tụy cấp cần được thực hiện tại bệnh viện chủ yếu là mang tính chất hỗ trợ giúp bệnh nhân giảm đau, bù dịch.
– Trường hợp viêm tụy cấp nhẹ: sử dụng thuốc giảm đau, nhịn ăn trực tiếp 3-4 ngày thay vào đó là truyền dịch cho bệnh nhân để tăng lượng máu, thay thế các chất điện phân như Kali hoặc Calci.
– Bệnh nhân nôn liên tục cần đặt tạm thời một ống nối từ mũi đến dạ dày để rút dịch và không khí.
– Điều trị các biến chứng: chọc hút dịch ổ bụng, dẫn lưu nang giả tụy.
– Thuốc kháng sinh: được kê trong các trường hợp viêm tụy do sỏi mật, áp xe tụy, hoại tử tụy.
– Tìm hiểu nguyên nhân và điều trị nguyên nhân.
– Chỉ định phẫu thuật: khi có dấu hiệu nhiễm trùng, u nang hay xuất huyết ổ bụng.
5. Phòng ngừa viêm tụy cấp
Một số biện pháp giúp phòng ngừa viêm tụy cấp hiện nay:
– Cai nghiện rượu, hạn chế sử dụng quá nhiều thức uống có cồn.– Điều trị sỏi mật.– Mỗi năm định kỳ tẩy giun sán 2 lần.– Kiểm soát mỡ trong máu.– Hạn chế ăn chất béo, thức ăn khó tiêu thêm vào bữa ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.– Giữ cân nặng hợp lí.– Khi phát hiện người thân có dấu hiệu viêm tụy cấp cần đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
Triệu Chứng Của Viêm Tụy Mạn
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đồng Xuân Hà – Khoa khám bệnh và Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm tụy mạn, trong đó hơn 80% trường hợp viêm tụy mạn là do lạm dụng bia, rượu. Đa số các trường hợp viêm tụy mạn thường biểu hiện với những cơn đau bụng vùng thượng vị, đau thường nặng hơn sau khi ăn, đau lan ra sau lưng. Cơn đau có thể nhẹ, kéo dài hoặc cơn đau nặng, dai dẳng. Triệu chứng khác kèm theo có thể như buồn nôn, nôn, sụt cân, tiêu phân mỡ,…
1. Viêm tụy mãn tính là gì?
Tụy là một cơ quan nằm sau phúc mạc, phía sau dạ dày và sát thành sau của ổ bụng. Khi bị viêm tụy sẽ xuất hiện khi những enzyme tiêu hóa tấn công tuyến tụy gây nên chứng viêm, sưng ở tuyến tụy.
Viêm tụy mạn tính là một bệnh lý do sự xơ hóa từ từ của nhu mô ở tụy, những tuyến tụy này sẽ không tạo ra được enzyme tiêu hóa nữa, điều này dẫn đến sự mất khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất béo nên việc sản xuất hormone insulin cũng giảm đi. Hậu quả sẽ suy giảm hoặc mất chức năng tụy.
2. Nguyên nhân và nguy cơ gây viêm tụy mãn
Trước hết, phải kể đến nguyên nhân viêm tụy mạn là do viêm tụy cấp không điều trị dứt điểm với các lý do như: điều trị dở dang, không đúng phương pháp điều trị, bệnh nhân tự ngưng dùng thuốc…. Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác dẫn tới viêm tụy mãn là:
Nghiện rượu: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây viêm tụy, chiếm khoảng 80-90% các trường hợp. Rượu làm tổn thương các tế bào tụy gây xơ hóa dẫn đến viêm tụy mạn tính;
Người bệnh bị sỏi tụy: Nguyên nhân này cũng chiếm khoảng 80-90% các trường hợp dẫn đến viêm tụy mạn tính;
Do rối loạn chuyển hóa: Viêm tụy mạn tính có thể do rối loạn chuyển hóa, nhất là thiếu hụt α1 antitrypsin, gây ứ trệ, nhiễm trùng, … dẫn đến sự tự tiêu hủy của tụy nên bị viêm tụy mãn tính;
Người suy dinh dưỡng: Bệnh gặp ở những người suy dinh dưỡng, một số bệnh tự miễn hoặc có thể gặp ở bệnh nhân tăng mỡ máu (loại triglycerid máu) gây nên viêm tụy mạn;
Ăn uống quá nhiều chất sắt: Những người ăn uống quá nhiều chất sắt thường có nguy cơ mắc bệnh viêm tụy mãn tính cao hơn;
Do yếu tố di truyền: Viêm tuỵ do yếu tố di truyền, thường khởi phát ở trẻ em nhưng có thể không được phát hiện trong thời gian nhiều năm. Viêm tuỵ di truyền thường có những đợt tái phát. Mỗi đợt kéo dài từ 2 ngày đến 2 tuần;
Xơ nang phổi: Bệnh cũng có thể do xơ nang phổi (cystic fibrosis); tăng calcium trong máu (hypercalcemia);
Một số trường hợp khác: 10-20% trường hợp viêm tụy còn lại là do những nguyên nhân do thuốc, tiếp xúc với một số hóa chất, tổn thương do tai nạn xe hoặc chấn thương vùng bụng, những bệnh lý di truyền, một số thủ thuật ngoại khoa, bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như sởi (ít gặp), dị dạng tụy hay ruột.
Bệnh viêm tụy mãn tính là bệnh không có khả năng lây nhiễm. Thể viêm tuỵ này thường ở nam nhiều hơn nữ và thường xảy ra ở lứa tuổi 30 đến 40. Tuy vậy, có khoảng 40% trường hợp viêm tụy mạn không biết rõ nguyên nhân.
3. Triệu chứng của viêm tụy mạn
3.1 Đau bụng
Đau bụng là triệu chứng viêm tụy mạn hay gặp nhất trong đa số các trường hợp viêm tụy mạn tính. Người bệnh sẽ đau vùng trên rốn lan sang phải, sang trái và xuyên ra sau lưng. Đau không thường xuyên, có khi vài ngày hoặc có khi kéo dài lâu hơn rồi triệu chứng biến mất trong một thời gian khá lâu, thậm chí có khi vài tháng. Dấu hiệu viêm tụy mạn này thường xuất hiện sau một bữa ăn đầy đủ có nhiều mỡ, uống nhiều rượu. Đôi khi bệnh xảy ra sau khi lao động mệt nhọc hoặc có cảm xúc mãnh liệt.
Triệu chứng đau lúc đầu chỉ âm ỉ, tức bụng, nóng rát vùng trên rốn sau đó đau quặn, cơn đau tăng dần lên dữ dội và có nhiều cơn đau nối tiếp nhau. Cơn đau có thể kéo dài trong nhiều giờ. Bệnh nhân thường ngồi gập người xuống để làm chùng cơ bụng cho đỡ đau.
3.2 Suy dinh dưỡng
Do đau nhiều và thành mạn tính, vì vậy, bệnh nhân không dám ăn nhiều thức ăn, thêm vào đó do viêm tụy mạn tính nên các men tiêu hóa của tuyến tụy tiết ra thiếu làm việc hấp thu chất dinh dưỡng bị hạn chế vì vậy càng làm bệnh nhân dễ gầy và sút cân, ngay cả khi ăn vẫn ngon miệng và chế độ ăn vẫn bình thường. Nếu những tế bào sản xuất insulin của tuỵ cũng bị tổn thương, đái tháo đường sẽ hình thành ở giai đoạn này.
3.3 Tiêu phân mỡ
Đây là một trong những dấu hiệu viêm tụy mạn. Thường phân có chất nhầy mỡ như chất nhầy mũi, màu phân nhạt, mùi khó chịu, lỏng khó để thải ra hết. Nguyên dân là do thiếu men tụy gây nên tình trạng này.
3.4 Vàng da
Vàng da do viêm tụy mạn tính chỉ là vàng nhẹ và trong một khoảng thời gian ngắn. Vàng da có thể xuất hiện sau cơn đau vài giờ, nhưng thường không có sốt. Vàng da ở thể viêm tụy mãn tính khác với vàng da trong sỏi mật, lần lượt có các triệu chứng điển hình như: đau, sốt, vàng da.
Các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn xảy ra khi có cơn đau, ngoài ra ít thấy rõ rệt.
Khám lâm sàng ngoài cơn đau ít khi phát hiện những dấu hiệu gì đặc hiệu.
4. Phòng ngừa viêm tụy mạn tính
Những trường hợp có triệu chứng của viêm tụy mạn thì bạn nên đến các cơ sở y tế có uy tín để được khám và có chỉ định điều trị dứt điểm bệnh, tránh những biến chứng không mong muốn.
Cần kiêng rượu tuyệt đối với người bị viêm tụy mạn để giảm nguy cơ bị những cơn viêm tụy cấp tái phát, ngăn không cho tụy bị viêm nặng hơn và ngăn biến chứng, thậm chí gây nguy cơ tử vong.
Hạn chế đến mức tối đa ăn mỡ động vật, chất béo, thức ăn nên chọn loại dễ tiêu, hàng ngày cần ăn nhiều rau, ăn thêm trái cây và uống đủ lượng nước cần thiết.
Trong trường hợp nếu không được điều trị, bệnh tiến triển nặng dần, các biến chứng thường xảy ra trong 10 năm đầu, thường gặp là các triệu chứng kém hấp thu và đái tháo đường.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với đầy đủ trang thiết bị công nghệ hiện đại, kỹ thuật thăm khám và chẩn đoán tiên tiến, luôn cập nhật các tiến bộ mới nhất trong y khoa, đặc biệt trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm của y bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán chính xác bệnh viêm tụy, từ đó bác sĩ của Vinmec sẽ có những tư vấn điều trị cụ thể cho từng trường hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
Với kinh nghiệm 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội soi – Nội tiêu hóa, Bác sĩ Đồng Xuân Hà thực hiện thành thạo các kỹ thuật nội soi tiêu hóa chẩn đoán, can thiệp cấp cứu và can thiệp điều trị. Hiện tại, là Bác sĩ Nội soi tiêu hoá Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Quan Về Bệnh Viêm Tụy trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!