Bạn đang xem bài viết Tìm Giải Pháp Hạn Chế Rác Thải Nhựa được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày 23/11, Hội đồng tư vấn Khoa học, Giáo dục và Môi trường (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) phối hợp với Tập đoàn An Phát Holdings phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Sản xuất và tiêu dùng sản phẩm chất dẻo tự phân huỷ – Triển vọng thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần tại Việt Nam”.
Phát biểu tại Hội nghị, ThS. Phùng Khánh Tài, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ việt Nam cho biết, bảo vệ môi trường và ” chống rác thải nhựa ” là một nhiệm vụ trọng tâm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như các Bộ, Ban ngành khác.
Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường gắn với phong trào ” chống rác thải nhựa ” đã được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp duy trì thường xuyên và đạt những kết quả tích cực. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tích cực, chủ động tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường với nhiều hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả như: Tuyên truyền, vân động; xây dựng mô hình điểm; tư vấn, giám sát và phản biện xã hội; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân; tổ chức ra quan làm vệ sinh môi trường, nhất là thực hiện phong trào “chống rác thải nhựa”. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân, đồng thời huy động nguồn lực to lớn trong nhân dân cùng chung tay bảo vệ môi trường, nhất là hưởng ứng phong trào “chống rác thải nhựa”.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rác thải nhựa đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển bền vững. Thực tế, việc phân loại rác tại nguồn, tái sử dụng, tái chế, xử lý rác thải chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao; các giải pháp giảm thiểu chất thải rắn trong sinh hoạt chưa được chú trọng; việc áp dụng các công nghệ sản xuất sạch, sản phẩm thân thiện môi trường, kinh tế tuần hoàn còn hạn chế; cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa hoàn thiện…
Trong thời gian tới, công tác bảo vệ môi trường, “chống rác thải nhựa” là một trong những ưu tiên, nhiệm vụ trọng tâm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của cả hệ thống chính trị. Hội thảo khoa học: “Sản xuất và tiêu dùng sản phẩm chất dẻo tự phân huỷ – Triển vọng thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần tại Việt Nam” nhằm làm rõ sở khoa học, thực tiễn về chất dẻo tự phân huỷ và cơ chế, chính sách phát triển sản xuất, tiêu dùng sản phẩm chất dẻo tự phân huỷ tại Việt Nam. Qua đó, đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc cùng chung tay bảo vệ môi trường “chống rác thải nhựa” vì sự phát triển bền vững của đất nước.
TS. Đinh Xuân Cường, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn An Phát Holdings cho biết, đơn vị là doanh nghiệp hàng đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực sản xuất nhựa công nghệ cao và thân nhiện với môi trường đã và đang đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm sinh học có khả năng phân huỷ hoàn toàn. Trong đó, sản phẩm được làm chủ yếu từ vật liệu sinh học có nguồn gốc tinh bột ngô và các chất sinh học phân huỷ hoàn toàn. Hiện Tập đoàn là đơn vị sản xuất đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ TUV Vincotte OK Home Compost và DIN Certo Compostable, một trong những tiêu chuẩn cao và khắt khe cho nguyên vật liệu và sản phẩm phân huỷ sinh học phục vụ các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Các sản phẩm của doanh nghiệp như túi, ống hút, dao, thìa, dĩa… thân thiện với môi trường đã có mặt tại các hệ thống siêu thị lớn trên toàn quốc như Vinmart, Lotte Mart, Aeon Mall, L’Space, BigC,…
Tại Hội thảo, các chuyên gia cho rằng, hiện nay các sản phẩm thân thiện với môi trường tại Việt Nam tuy được doanh nghiệp đầu tư phát triển nhưng đây là một ngành mới. Do đó, để các sản phẩm này có chỗ đứng trên thị trường thì còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, việc tham gia hợp tác quốc tế cũng như triển khai cùng thực hiệu các tiêu chuẩn trong sản phẩm, giá thành thiếu thống nhất và còn khó khăn.
Kết luận hội thảo, GS. Nguyễn Lân Dũng, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, Chủ nhiệm Hội đồng TV Khoa học Giáo dục Môi trường hoan nghênh những ý kiến góp của các đại biểu. Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng tiếp tục tuyên truyền để hạn chế sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nhựa sử dụng một lần; thực hiện xã hội hoá, huy động mọi nguồn lực tham gia bảo vệ môi trường và chống rác thải nhựa. Từ đó, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện phát triển xanh, bền vững.
T
Giải Pháp Tái Chế Rác Thải Nhựa
Đường từ nhựa tái chế tại Anh. Ảnh: THE DRIVE
Từ ngành công nghiệp thời trang…
Olga Kolkova (Nga) vừa ra mắt thương hiệu áo tắm từ nhựa tái chế vào mùa hè năm nay. Và câu chuyện sản xuất của Olga đã khích lệ người trẻ sáng tạo, khi chỉ trong vòng sáu tháng, từ mối quan tâm tới môi trường, Olga đã tạo ra những sản phẩm áo tắm từ nhựa tái chế đầu tiên của mình.
Olga trải qua tuổi thơ yên bình tại một ngôi làng ở vùng Oryol, phía tây nam Thủ đô Moscow. Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ngôi làng của Olga không có nhiều vải, quần áo đẹp, nhưng có một cuốn tạp chí thời trang để cả làng ngắm nghía. Điều đó khiến cô gái trẻ thừa nhận rằng cô biết mình muốn làm gì khi lớn lên. Khoảng bảy, tám năm trước, Olga chuyển đến St. Petersburg và khởi động dự án đầu tiên của mình. Cô may áo nỉ, áo phông, váy và in lên đó những bức tranh của các họa sĩ. Một số người tiếp cận và đề nghị cô hợp tác để tránh việc cô đang làm có thể vi phạm bản quyền tác giả. Olga quyết định hợp tác với bảo tàng, phòng trưng bày. Công việc mang lại thu nhập, nhưng thấy việc hợp tác đã khiến các ý tưởng ban đầu của mình không còn rõ ràng, vì thế Olga quyết định nghỉ việc.
Lưới nhựa, túi nylon được phân loại theo mầu sắc, sau đó được nghiền nát thành hạt và làm sạch dưới nhiệt độ cao. Các hạt nhựa được sử dụng để kéo sợi econyl (một loại sợi tổng hợp). Rồi từ Slovenia, các nguyên liệu thô được gửi đến Italia, nơi được xử lý thành loại vải chống mòn và chống giãn, cũng có khả năng chống kiềm, nước muối, và không phai dưới ánh nắng mặt trời. Việc may đồ bơi đang diễn ra ở Bali nhưng Olga lên kế hoạch mở các xưởng sản xuất tại Thủ đô Moscow của Nga. Sản phẩm của Olga đã được khách hàng đón nhận, và cô dự định sẽ sản xuất quần áo thể thao từ nhựa tái chế thời gian tới.
Trong xu hướng kêu gọi bảo vệ môi trường biển và hạn chế rác thải nhựa, trang mạng Batoko của Anh cũng giới thiệu các mẫu áo tắm được làm từ… rác thải nhựa 100% tái chế. Trong khi đó, nhãn hàng Patagonia đã trình làng các sản phẩm áo tắm cao cấp, cũng được sản xuất từ nhựa tái chế, hay các bộ áo tắm của nhãn hàng Auria của Anh được dệt thủ công với loại sợi được làm từ những chiếc lưới đánh cá bỏ đi.
Sử dụng nhựa tái chế để sản xuất quần áo, giày dép cũng đang là chiến lược của nhiều hãng thời trang nổi tiếng, trong đó có Adidas. Mới đây hãng này cho biết đang nỗ lực nhằm thay thế 100% chất liệu trong sản xuất bằng các nguyên liệu polyester tái chế vào năm 2024. Adidas lên kế hoạch “chặn” các loại rác thải nhựa trước khi chúng trôi ra biển, tái chế thành các cuộn sợi và sử dụng sản xuất giày. Năm 2018, hãng thời trang thể thao này đã sản xuất hơn năm triệu đôi giày từ rác thải nhựa.
… đến ngành xây dựng và tiếp tục mở rộng
Làm đường, lấp “ổ gà” từ nhựa phế thải là một trong những hướng đi mới của ngành xây dựng, như một nỗ lực làm sạch môi trường. Công ty xây dựng MacRebur có trụ sở tại Scotland (Vương quốc Anh) đã thực hiện dự án biến chai nhựa thành đường đi, bằng cách chế tạo một hợp chất mới từ rác thải nhựa để thay thế nhựa đường. Công ty cũng đã kêu gọi các hộ gia đình phân loại chất thải, đồng thời cho biết công ty có thể sử dụng hầu hết các loại nhựa. Đại diện Công ty MacRebur chia sẻ, máy tạo hạt đã được sử dụng để biến rác thải nhựa thành những viên nhỏ không quá 5 mm, sau đó, các hạt nhựa được trộn bằng bộ kích hoạt. Hợp chất nhựa tái chế sẽ có tính kết dính như nhựa đường. Sản phẩm mà MacRebur tạo ra sẽ được dùng thay thế cho khoảng 20% lượng nhựa đường thường được trải trên bề mặt đường phố. Mỗi tấn nhựa đường kết hợp theo công thức này giúp “giải quyết” khoảng 20.000 chai nhựa hoặc khoảng 70.000 túi nylon sử dụng một lần.
Sáng kiến của Công ty MacRebur vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa tạo ra một loại nhựa đường chất lượng, chỉ tan chảy ở nhiệt độ 120 độ C, đó là lý do để đại diện công ty khẳng định mặt đường sẽ không bị biến dạng khi nhiệt độ lên cao. Qua nghiên cứu và thử nghiệm, công ty cho biết, những con đường “thế hệ mới” này có tuổi thọ cao gấp ba lần so với đường được làm từ các vật liệu truyền thống. Các dự án của MacRebur đã có mặt ở Anh và các nước vùng Vịnh, ở Canada, Australia, New Zealand. Nhiều người tin rằng, trong tương lai không xa, rất nhiều nơi sẽ sử dụng loại nhựa đường này thay cho nhựa đường truyền thống.
Trong khi đó, các viên gạch được sản xuất từ rác thải nhựa đang đặt nền móng cho giấc mơ được đến trường của trẻ em châu Phi, nơi có tỷ lệ học sinh bỏ học cao trên thế giới. Tại Bờ Biển Ngà, UNICEF (Quỹ Nhi đồng LHQ) cùng Công ty tái chế chất thải nhựa và cao-su Conceptos Plasticos đã hợp tác để sử dụng nhựa thu gom từ các khu vực ô nhiễm trong và chung quanh thành phố Abidjan, để sản xuất gạch phục vụ kế hoạch xây dựng 500 phòng học cho hơn 25.000 trẻ em trong hai năm tới.
Giới chức Bờ Biển Ngà và người dân nước này hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng các phòng học mới. Được sản xuất từ rác thải nhựa, các viên gạch có thể bảo đảm được tính chống cháy, nhẹ hơn 20% và có tuổi thọ dài hơn hàng trăm năm so với các vật liệu thông thường. Gạch tái chế cũng chống nước và cách nhiệt tốt. Theo thống kê, chỉ riêng tại Abidjan, trong số hơn 280 tấn chất thải nhựa được thải ra hằng ngày, chỉ có khoảng 5% được tái chế, 95% lượng chất thải chủ yếu “nằm lại” ở những bãi rác trong các cộng đồng dân cư có thu nhập thấp, gây ô nhiễm môi trường, vốn là tác nhân gây ra dịch sốt rét, tiêu chảy và viêm phổi ở trẻ em. Đại diện UNICEF khẳng định, sử dụng gạch tái chế để xây phòng học cũng góp phần làm giảm mạnh lượng rác nhựa thải ra môi trường, đồng thời giúp tăng thu nhập cho các gia đình “dễ bị tổn thương nhất”.
Tận dụng rác thải nhựa để sản xuất cũng đang được các cơ sở sản xuất vật liệu, dịch vụ phục vụ đời sống hằng ngày quan tâm. Nhà máy đầu tiên trên thế giới sản xuất sáp từ chất thải nhựa vừa được đưa vào hoạt động tại Ireland. Nguyên liệu để sản xuất được cung cấp bởi chất thải nhựa. Dự kiến, từ hai tấn chất thải, công ty sẽ thu được một tấn sáp EnviroWax, nguyên liệu chính để sản xuất mỹ phẩm, nến, kẹo cao-su và các chất bôi trơn trong công nghiệp cơ khí. Trong ngành điện, các nhà khoa học từ Đại học Chester (Anh) đã tìm ra giải pháp biến các loại rác nhựa thành nhiên liệu hydro hoặc điện năng có thể dùng cho ô-tô hoặc các hộ gia đình. Cụ thể, quy trình gồm thu thập các mảnh nhựa rồi cắt chúng thành những dải nhỏ, sau đó nung chảy dưới nhiệt độ 1.000 độ C. Khí sinh ra trong quá trình sẽ được chuyển thành năng lượng. Dự kiến, công nghệ này sẽ sớm được áp dụng rộng rãi.
Các Biện Pháp Hạn Chế Rác Thải Nhựa Trên Thế Giới
Trước sự cấp thiết của việc phải bảo vệ môi trường trước rác thải nhựa, theo Liên Hợp Quốc, 50 quốc gia trên thế giới đã đưa ra cam kết hành động để giảm ô nhiễm trắng.
Chính sách hạn chế rác thải nhựa
Chính phủ Anh khẳng định sẽ cấm bán ống hút, dụng cụ khuấy đồ uống và bông ngoáy tai, bằng nhựa vào cuối năm 2018.
Trước đó, Anh cũng từng cam kết cấm sử dụng hạt vi nhựa trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Các chính sách này nhằm giảm số lượng sản phẩm nhựa đang lưu thông và cải thiện tỷ lệ tái chế. Một số quốc gia EU khác như Pháp, Italy cũng đề ra chính sách hạn chế việc sử dụng túi nylon, chai nhựa, khuyến khích các sản phẩm có thể phân hủy.
Trung Quốc – một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa lớn cũng đã cấm sản xuất, phân phối các loại túi nylon sử dụng một lần.
Giải pháp công nghệ
Từ lâu, các nhà khoa học đã tìm kiếm các phương pháp xử lý rác thải nhựa thay cho chôn lấp hay đốt, vốn cũng gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đột phá chỉ xuất hiện gần đây, khi các nhà khoa học Anh và Mỹ tìm ra một loại enzyme có khả năng “ăn” các loại rác thải nhựa và đang nghiên cứu phát triển enzyme này để sử dụng ở quy mô công nghiệp.
Nghiên cứu xuất phát từ một loại vi khuẩn tự nhiên có đặc tính tiêu hủy các loại nhựa nhiệt dẻo, hay gọi là nhựa PET. Một enzyme của vi khuẩn này khi được bổ sung axit amin đã thúc đẩy tốc độ tiêu hủy nhựa. Trong khi nhựa thường phải mất đến 400 năm mới tiêu hủy, vi khuẩn có thể ăn chúng chỉ trong vài ngày.
Nâng cao nhận thức
Khu vườn có tên là “Rừng của tương lai” của nghệ sĩ Thomas Dambo thoạt nhìn có thể gây ấn tượng với người xem bởi tất cả những thứ được bố trí trong khu vườn này đều được làm hoàn toàn từ nhưa phế thải.
Để tạo ra khu vườn này, Dambo và hàng chục tình nguyện viên đã phải lao động trong nhiều giờ để thu thập hộp nhựa, nắp chai từ các nhà hàng và các bãi chôn lấp rác trước khi làm sạch và tạo hình cho chúng.
Thông qua khu vườn nhựa này, Dambo và các nhà tổ chức muốn gửi đi một thông điệp về việc sử dụng và tái chế rác thải nhựa mà hiện đang là một vấn đề làm đau đầu chính quyền thành phố.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!
Hạn Chế Ô Nhiễm Môi Trường Từ Rác Thải Nhựa
Ngày nay, sử dụng túi nylon, hộp xốp, ly nhựa, ống hút… đã trở thành thói quen trong sinh hoạt hằng ngày của người dân. Có nhiều sản phẩm sử dụng một lần rồi thải ra môi trường, gây ô nhiễm, ảnh hưởng sức khỏe con người. Tình trạng này càng thêm nguy hiểm hơn nếu rác thải nhựa, túi nylon không được ngăn chặn, hạn chế vứt, thải ra môi trường… TÁC HẠI CỦA RÁC THẢI NHỰA
Túi nylon là vật dụng quen thuộc, không thể thiếu trong hầu hết các gia đình. Từ đựng đồ, đi chợ mua rau, mua thịt, cho tới đựng rác… cũng được người dân sử dụng. Bởi, các sản phẩm này có nhiều ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp. Tuy nhiên, trong đó có nhiều sản phẩm sử dụng một lần rồi thải ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các nhà khoa học cho rằng túi nylon làm từ những chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân hủy hoàn toàn. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, bởi túi nylon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxi đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng; đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nylon, sản phẩm nhựa sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người…
Phần lớn rác thải nhựa, túi nylon được thu gom, đốt tại các lò đốt rác trên địa bàn TP Cần Thơ.
Theo thống kê, mỗi ngày Việt Nam thải ra 18.000 tấn chất thải nhựa và túi nylon; hằng năm 1,8 tỉ tấn chất thải nhựa và túi nylon thải ra biển và Việt Nam đứng thứ 17 trên tổng số 109 quốc gia thải nhiều chất thải nhựa nhất thế giới. Riêng, ở TP Cần Thơ hằng ngày thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt khoảng 690 tấn, trong đó rác thải nhựa, túi nylon chiếm từ 7 đến 10%. Điều này khiến giải pháp xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp thời gian qua gặp nhiều khó khăn. Bởi, rác thải nhựa, túi nylon phải mất thời gian phân hủy lâu, chi phí xử lý tốn kém. Quan trọng hơn là khả năng tái sử dụng lại bãi chôn lấp bị kéo dài trong khi thành phố đang rất thiếu quỹ đất dành cho xử lý chất thải. Mặt khác, nếu xử lý túi nylon bằng phương pháp đốt cũng không ổn vì túi nylon chứa 2 chất PE và PP, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonnic, mê tan và khí dioxin cực độc.
Bà Cao Thị Minh Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường TP Cần Thơ, cho biết: “Với đặc tính bền vững trong tự nhiên, rác thải nhựa (chai nhựa, túi nylon, hộp đựng đồ ăn, cốc nhựa…) cùng với các chất gây ô nhiễm khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế, xã hội và sức khỏe con người. Chất thải nhựa trở thành một thách thức lớn đối với cộng đồng và xã hội. Lượng rác thải nhựa, túi nylon phần lớn do thói quen sử dụng trong sinh hoạt của người dân và thải ra môi trường. Nếu chúng ta không cải thiện được thói quen tiêu dùng thì mọi gánh nặng về việc sử dụng túi nylon sẽ đổ dồn lên hoạt động thu gom và xử lý chất thải cho đơn vị chức năng…”.
NHIỀU GIẢI PHÁP XỬ LÝ
Thời gian qua, không chỉ trong sinh hoạt mà trong sản xuất cũng thải ra nhiều chất thải nhựa, gây ô nhiễm môi trường. Theo Thạc sĩ Kỷ Quang Vinh – Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật TP Cần Thơ, hiện nay sản xuất nông nghiệp cũng sử dụng các sản phẩm từ nhựa, như: nhựa làm bầu cây ăn trái, bao bảo vệ trái, màng phủ nông nghiệp, che sáng, giàn leo, bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Tuy nhiên, nếu không quản lý, xử lý tốt sẽ có nhiều tác hại đối với đất, tích nhiệt lượng trong đất và là nơi tồn trú của côn trùng, nấm bệnh, cản trở rễ cây phát triển… Đối với bao bì thuốc bảo vệ thực vật gây độc nguồn nước, tiêu diệt các sinh vật tự nhiên, thủy sản…
Thạc sĩ Kỷ Quang Vinh đưa ra giải pháp: “Để hạn chế tác hại từ nhựa đối với môi trường đất, nước, các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để nông dân giảm dần sử dụng chất thải nhựa không phân hủy; cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định về hạn chế sử dụng nhựa trong bao bì nông nghiệp; thay thế các đồ nhựa bằng các vật dụng sinh học hay tái sử dụng được như sử dụng lưới, bao bố, bầu cây bằng lá chuối, dùng rơm rạ để phủ đất; sậy, tre làm giàn trồng cây; quy định công ty sản xuất công cụ, bao bì nhựa có trách nhiệm thu hồi tái sử dụng rác nhựa… Từ đó lượng rác thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp sẽ được hạn chế”.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP Cần Thơ cũng đưa ra kế hoạch tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn thành phố cắt giảm sử dụng nhựa, giảm thiểu đóng gói bao bì sản phẩm bằng nhựa và nylon; tăng cường sử dụng các sản phẩm từ vật liệu thân thiện với môi trường thay thế túi nylon, sử dụng các sản phẩm nhựa có khả năng tái chế, sử dụng… Đồng thời, thành phố cũng tăng cường các giải pháp quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nhựa nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu rác thải nhựa vào môi trường tự nhiên.
Siêu thị Co.opmart Cần Thơ cũng đã sử dụng túi bao bì tự hủy, túi môi trường canvas và túi xanh môi trường để bao gói hàng hóa cho khách hàng. Đây là sản phẩm có khả năng tái sử dụng nhiều lần và việc sử dụng túi bao bì tự hủy, túi môi trường canvas và túi xanh môi trường sẽ góp phần giảm phát thải bao bì nhựa vào môi trường. Thời gian tới, Siêu thị Co.opmart cũng yêu cầu các đối tác cung cấp hàng hóa giảm thiểu tối đa sử dụng bao bì nhựa trong đóng gói sản phẩm.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoàng, Giảng viên Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên – Trường Đại học Cần Thơ, cho biết: “Rác thải nhựa và nylon đang gây ô nhiễm môi trường đất, nước. Do đó, để hạn chế được loại chất thải này cần phải có cơ chế chính sách quản lý nhà nước; đồng thời các ngành chức năng tăng cường tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giảm dần rác thải nhựa, túi nylon khó phân hủy, tăng cường sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường (túi bao bì giấy tự hủy), thu gom – tái chế rác thải nhựa khó phân hủy; sử dụng vật liệu đóng gói, gói quà sản phẩm bằng giấy… Đặc biệt, các cấp, các ngành chức năng tăng cường tuyên truyền, giáo dục để người dân thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng túi nylon, giảm ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa thời gian tới”.
Bài, ảnh: HÀ VĂN
Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Giải Pháp Hạn Chế Rác Thải Nhựa trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!