Xu Hướng 12/2023 # Thuyết Quản Lý Hành Chính Của Henry Fayol # Top 21 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thuyết Quản Lý Hành Chính Của Henry Fayol được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Hoàn cảnh lịch sử

Trong hoàn cảnh thuyết quản lý theo khoa học của Taylor đã được áp dụng rộng rãi trong các công trường công nghiệp, đồng thời bộc lộ những khuyết điểm của nó, được biểu hiện bằng các phong trào nổi dậy của công nhân như phong trào Hiến chương Anh, khởi nghĩa của công nhân dệt Li ông Pháp thì sự ra đời của thuyết quản lý hành chính của Henry Fayol đã khắc phục được những hạn chế của thuyết quản lý theo khoa học.

2. Tóm tắt tiểu sử

Henry Fayol (1841 – 1925) là đại diện xuất sắc nhất của thuyết quản lý hành chính, ông mang quốc tịch Pháp và được mệnh danh là “Taylor của Châu Âu”. Henry Fayol làm việc suốt đời tại một nhà máy với nhiều vị trí khác nhau và từng giữ vị trí Tổng giám đốc các khu mỏ tại nhà máy nơi ông làm việc. Tác phẩm nổi tiếng của ông là “Quản lý hành chính chung và trong công nghiệp” xuất bản năm 1915.

3. Tuyên ngôn về quản lý

“Quản lý là một công việc đặc thù của tổ chức khác với những công việc khác của tổ chức nhằm phát huy các nhân tố khác”.

4. Khái niệm về quản lý

Theo quan điểm của Fayol thì: “Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra”.

5. Hướng tiếp cận về quản lý

Khi xem xét hướng tiếp cận quản lý của Fayol ta có thể nhận thấy một sự khác biệt và gần như đối lập với hướng tiếp cận quản lý của một nhà quản lý tiêu biểu – “cha đẻ” của thuyết quản lý theo khoa học : F.W.Taylor.

Taylor tiếp cận quản lý theo góc độ từ dưới lên trên, chủ yếu xem xét mối quan hệ giữa đốc công và người thợ, thiên về đối tượng quản lý theo góc độ kinh tế – kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Trong khi đó, Henry Fayol tiếp cận quản lý theo góc độ từ trên xuống dưới, xem xét mối quan hệ giữa người quản lý và nhân viên, thiên về chủ thể quản lý theo góc độ hành chính trong các tổ chức có quy mô lớn. Tuy nhiên, điểm chung giữa hai nhà quản lý là đều nhấn mạnh vai trò của phương pháp và nguyên tắc khoa học trong quản lý.

6. Chức năng của quy trình quản lý

Theo Fayol, một công ty, doanh nghiệp hay một tổ chức cụ thể đều có 6 hoạt động cơ bản, đó là:

–          Hoạt động chuyên môn

–          Hoạt động huy động vốn

–          Hoạt động thương mại

–          Hoạt động an ninh

–          Hoạt động kế toán – hạch toán

–          Hoạt động quản lý

Quản lý là hoạt động cơ bản là chức năng của nhà quản lý giữ vai trò là hoạt động kết nối, phát huy thế mạnh và thúc đẩy các hoạt động khác phát triển. Trong đó, ông nhấn mạnh nhà quản lý phải giỏi về quản lý hành chính và người công nhân phải giỏi về kỹ thuật. Ông đã nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng: Sự thành công của nhà quản lý là do phương pháp quản lý và những nguyên tắc quản lý của anh ta.

Trong quan niệm về quản lý của mình, ông đã đưa ra 5 chức năng của quy trình quản lý, bao gồm:

–          Dự đoán và lập kế hoạch

–          Tổ chức

–          Điều khiển

–          Phối hợp

–          Kiểm tra

Trong đó, dự tính bao gồm dự đoán và lập kế hoạch là hoạt động quan trọng, chức năng cơ bản của nhà quản lý. Nó yêu cầu nhà quản lý phải có phẩm chất, năng lực, có kiến thức, kinh nghiệm và biết dùng người. Dự tính sẽ giúp tổ chức tránh được những do dự không cần thiết, những bước đi giả tạo, lường trước những khó khăn, rủi ro. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định “Kế hoạch tốt nhất không thể đoán trước được tất cả những sự việc bất ngờ có thể xảy ra nhưng nhất định dành một phần cho những sự việc này và chuẩn bị những vũ khí có thể cần đến khi đang bị ngạc nhiên sửng sốt”. Tức là dù kế hoạch lập ra có kỹ lưỡng đến đâu cũng không thể lường trước được mọi vấn đề sẽ xảy ra trong thực tế, tuy nhiên nó có thể dự phòng cho những rủi ro hay những vấn đề có thể phát sinh này. Do đó, có thể hạn chế tối thiểu những khó khăn và rủi ro cho tổ chức cũng như làm cho những hoạt động của tổ chức diễn ra hợp lý, tiến hành trơn chu và theo đúng kế hoạch định trước. Có nhiều loại kế hoạch khác nhau mà nhà quản lý có thể sử dụng tùy thuộc vào yêu cầu hoạt động của tổ chức trong từng trường hợp cụ thể như kế hoạch dự đoán, kế hoạc chương trình, kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch chung và kế hoạch riêng…

6.1. Chức năng tổ chức

Tổ chức tức là thiết lập cơ cấu và xã hội song trùng của xí nghiệp. Tổ chức công việc kinh doanh là cung cấp mọi thứ có tác dụng cho hoạt động của nó như: nguyên liệu thô, công cụ, vốn, nhân sự… Toàn bộ việc này có thể chia làm hai bộ phận chính: tổ chức vật chất và tổ chức con người. Đồng thời, ông đưa ra 16 quy tắc hướng dẫn được gọi là “Những chức trách quản lý của một tổ chức”, cụ thể như sau:

1.      Chuẩn bị kế hoạch tốt và đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch.

2.      Tổ chức vật chất, con người phải phù hợp với mục tiêu, lợi ích và yêu cầu của hãng.

3.      Thiết lập một cơ quan quản lý chỉ đạo duy nhất có năng lực và đủ mạnh.

4.      Phối hợp hài hòa các hoạt động

5.      Quyết định đưa ra rõ ràng, dứt khoát, chính xác.

6.      Tổ chức tuyển chọn hiệu quả. Cần có một người đủ năng lực hoạt động đứng đầu mỗi ban. Đồng thời sắp xếp nhân viên đúng vị trí mà họ có thể phát huy hết khả năng.

7.      Xác định rõ ràng các nhiệm vụ.

8.      Khuyến khích sự sáng tạo và tinh thần trách nhiệm.

9.      Khen thưởng lâu dài và thích đáng

10.  Phạt những lỗi lầm và khuyết điểm.

11.  Chú ý việc duy trì kỷ luật.

12.   Đặt lợi ích chung, tập thể lên trước lợi ích riêng, cá nhân.

13.   Đặc biệt chú ý đến tính thống nhất của mệnh lệnh.

14.   Giám sát mọi trật tự.

15.   Kiểm tra mọi việc.

16.   Chống lại hiện tượng “vượt quyền” và tệ quan liêu, mệnh lệnh, giấy tờ.

6.2. Chức năng điều khiển

Tác động lên hành động, động cơ, nhận thức của đối tượng. Điều khiển là khởi động tổ chức hoạt động và đưa nó đến mục tiêu theo kế hoạch đã định.  Để thực hiện chức năng điều khiển, nhà quản lý cần phải gương mẫu, , cần tạo môi trường thuận lợi trong tổ chức nhằm thúc đẩy tính sáng tạo, sự tiến bộ, lòng trung thành…

6.3. Chức năng phối hợp

Hình thức thực hiện đó là tổ chức các cuộc họp hàng tuần giữa lãnh đạo, quản lý của các ban. Để thực hiện chức năng này nhà quản lý cần:

    Kết hợp hài hòa các hoạt động

    Cân bằng hợp lý các khía cạnh vật chất, xã hội và chức năng khác

    Duy trì một cán cân tài chính

    Làm cho một chức năng tương quan với chức năng khác

    Chấp nhận cho mọi người có tỷ lệ đúng mức và áp dụng các biện pháp nhằm đạt được mục đích.

    6.4. Chức năng kiểm tra

    Nghiên cứu những nhược điểm, những thất bại để từ đó không để chúng lặp lại. Kiểm tra cần phải kịp thời, phù hợp với thực tế, duy trì kiểm tra thống nhất chỉ huy, thiết lập một hệ thống kiểm tra hữu hiệu.

    Henry Fayol đưa ra 14 nguyên tắc của quản lý hành chính, gồm có:

      Chuyên môn hóa lao động

      Quyền hạn tương xứng với trách nhiệm

      Kỷ luật

      Thống nhất chỉ huy

      Thống nhất chỉ đạo

      Lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích tập thể

      Trả công cho công nhân viên

      Tập trung

      Hệ thống cấp bậc

      Trật tự

      Công bằng

      Ổn định trong bố trí, sắp xếp nhân lực

      Tinh thần sáng tạo

      Tinh thần đồng đội

      7.   Vấn đề con người và đào tạo trong quản lý

      Henry Fayol coi trọng yếu nhân tố con người trong quản lý. Khác với thuyết quản lý theo khoa học chỉ yêu cần sự phục tùng và kỷ luật thì ông khẳng định con người không phải nô lệ của máy móc, kỹ thuật mà là người quyết định hiệu quả sản xuất. Ông cho rằng phải đặt người công nhân vào đúng vị trí công việc đúng khả năng của họ và vị trí mà họ có thể phục vụ tốt nhất, phát huy tối đa khả năng làm việc của họ.

      Ông nhấn mạnh việc đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề để đáp ứng công việc và khuyến khích sự sáng tạo và tài năng của họ.

      Về phía nhà quản lý, Fayol cho rằng nhà quản lý cần có đủ tài và đức. Họ cần có đủ sức khỏe, trí tuệ, năng lực quản lý, kinh nghiệm…; có tính kiên quyết, sự can đảm, trách nhiệm và quan tâm đến lợi ích chung. Nhà quản lý không phải do bẩm sinh mà có. Để trở thành một nhà quản lý hơn thế là một nhà quản lý giỏi thì cần phải được đào tạo và giáo dục một cách hệ thống và trong quá trình đào tạo chú ý đến các hình thức đào tạo khác nhau như: đào tạo qua trường lớp, nhà quản lý đi trước đào tạo cho những nhà quản lý tuong lai; đồng thời cần phải cso quá trình rèn luyện trong thực tiễn.

      Fayol đánh giá cao vai trò của tri thức quản lý trong xã hội hiện đại và coi đó là tinh hoa của tri thức tương lai.

      Link tải về tại: ĐÂY

      Tác giả: Hạo Nhiên 

      Lí Thuyết Quản Trị Của Henri Fayol (Henri Fayol’S Management Theory) Là Gì? Nguyên Tắc Quản Trị

      Khái niệm

      Lí thuyết quản trị của Henri Fayol trong tiếng Anh được gọi là Henri Fayol’s management theory.

      Lí thuyết quản trị của Henri Fayol là một mô hình đơn giản về cách quản lí tương tác với nhân sự.

      Lí thuyết quản lí của Fayol bao quát các khái niệm theo một cách rộng rãi, vì vậy hầu như bất kì doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng lí thuyết quản lí của mình.

      Ngày nay, cộng đồng doanh nghiệp coi lí thuyết quản lí cổ điển của Fayol là một hướng dẫn phù hợp để quản lí nhân viên hiệu quả.

      (Theo trang business.com)

      Các nhóm hoạt động kinh doanh

      Theo ông hoạt động kinh doanh có thể chia thành 6 nhóm:

      – Kĩ thuật hay sản xuất

      – Tiếp thị

      – Tài chính

      – Quản lí tài sản và nhân viên

      – Kế hoạch thống kê

      – Những hoạt động quản lí tổng hợp: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra.

      Fayol xây dựng lí thuyết quản trị theo tổ chức với 14 nguyên tắc sau:

      – Phân công công việc phù hợp, rõ ràng, tạo được sự liên kết

      – Tương quan giữa thẩm quyền và trách nhiệm: Mỗi người tự chịu trách nhiệm về công việc của mình

      – Tính kỉ luật: Nhằm đảm bảo kỉ luật lao động trong doanh nghiệp

      – Tính thống nhất trong chỉ huy: Mỗi người nhận lệnh của một người (trong công việc)

      – Thống nhất trong lãnh đạo: Thống nhất trong ý kiến lãnh đạo với cấp dưới

      – Cá nhân phụ thuộc vào lợi ích chung: Phải gắn lợi ích của cá nhân với lợi ích tập thể, làm cho người lao động thấy được sự phát triển của tập thể sẽ có lợi cho mỗi cá nhân, từ đó kích thích lao động, sáng tạo.

      – Thù lao tương xứng: Nhằm khuyến khích người lao động làm việc sáng tạo, nâng cao chất lượng công việc.

      – Tập trung quyền lực: Quyền quyết định bên trong doanh nghiệp chỉ tập trung vào một đầu mối, từ đó thống nhất trong chỉ đạo và hành động.

      – Tuân thủ nguyên tắc thứ bậc: Các nhà quản trị các cấp và nhân viên dưới quyền sẽ được phân cấp theo thứ bậc dựa trên công việc được phân công trong tổ chức.

      – Trật tự: Tổ chức phải được sắp xếp, phân cấp.

      – Đảm bảo tính công bằng: Tránh mâu thuẫn trong tập thể lao động bằng cách phân công nhiệm vụ rõ ràng, chế độ khen thưởng, kỉ luật minh bạch, đối xử công bằng với các thành viên trong doanh nghiệp.

      – Đảm bảo tính ổn định trong việc hưởng thụ và sử dụng: Tạo cho người lao động thấy đây là chỗ làm việc ổn định, lâu dài, từ đó có ý thức phấn đấu trong công việc.

      – Tính sáng tạo: Tạo ra nhiều cái mới, bước đẩy, tạo ra những nét riêng, bản sắc cho doanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp khác.

      – Tính đồng đội: Xây dựng tinh thần tập thể, tính đoàn kết trong toàn doanh nghiệp, từ đó tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.

      Nguyên Tắc Quản Lý Của Henri Fayol

      Các nhà ngày nay có quyền truy cập nguồn tài nguyên tuyệt vời để có thể sử dụng cải thiệc kỹ năng của họ. Nhưng với những nhà quản lý , những người dẫn đầu cách đây 100 năm trước? Những nhà trong những năm đầu 1900 có rất ít nguồn tài liệu hướng dẫn và phát triển công tác quản lý thực tế của họ. Nhưng nhờ có nhà lý thuyết mở đầu nhưHenri Fayol (1841-1925), các nhà quản lý đã bắt đầu có được những công cụ mà họ cần như những hướng dẫn và gợi ý về quản lý hiệu quả. Fayol và những cộng sự đã xây dựng cơ sở của lý thuyết hiện đại.

      Henri Fayol được sinh ra tại Istanbul vào năm 1841. Khi ông 19 tuổi, ông bắt đầu làm việc như một kỹ sư tại một công ty khai thác mỏ lớn tại Pháp. Sau đó, ông trở thành giám đốc, khi mà công ty khai thác mỏ đã có hơn 1.000 người làm việc. Qua nhiều năm,Fayol bắt đầu phát triển những gì ông đã xem xét từ thực tiễn quản lý thành 14 nguyên tắc quan trọng nhất trong quản lý. Về cơ bản, các nguyên tắc giải thích cách thức để nhà quản lý thực hiện tổ chức và tương tác với các nhân viên. Năm 1916, hai năm trước khi ông rời khỏi vị trí giám đốc, ông giới thiệu “14 nguyên tắc trong quản lý” trong cuốn sách “Administration Industrielle et Générale.” Fayol cũng tạo ra một danh sách gồm sáu chức năng chủ yếu của quản lý, có quan hệ chặt chẽ với các nguyên tắc. “14 nguyên tắc” của là một trong các lý thuyết đầu tiên về quản lý được tạo ra và vẫn luôn là một trong các lý thuyết toàn diện nhất. Ông được xem là một trong những người có ảnh hưởng nhất đến các khái niệm hiện đại về quản lý, mặc dù người ta không đề cập đến “14 nguyên tắc” ngày nay.

      14 nguyên tắc quản lý của Fayol

      Phân chia công việc – Khi nhân viên được chuyên môn hóa, sản lượng có thể tăng lên bởi vì họ ngày càng có tay nghề cao và năng suất.

      Tổ chức – nhà quản lý có quyền ra lệnh, nhưng họ cũng phải ghi nhớ rằng quyền chính là trách nhiệm.

      Kỷ luật – Kỷ luật phải được tôn trọng trong các tổ chức, nhưng các phương pháp để áp dụng có thể khác nhau.

      Thống nhất lệnh – Nhân viên nên chỉ được giám sát trực tiếp bởi một người.

      Thống nhất chỉ đạo – Đội ngũ nhân viên với cùng một mục tiêu cần phải làm việc dưới sự chỉ đạo của một người quản lý, tuân theo một kế hoạch. Điều này sẽ đảm bảo hoạt động được phối hợp đúng cách.

      Sự phụ thuộc mối quan tâm cá nhân đến mối quan tâm chung – Các quyền lợi của một nhân viên không nên được phép trở thành quan trọng hơn so với lợi ích của nhóm. Điều này bao gồm các nhà quản lý.

      Tiền công – sự hài lòng của nhân viên phụ thuộc vào thù lao công bằng cho tất cả mọi người, bao gồm bồi thường tài chính và phi tài chính.

      Tập trung – Nguyên tắc này đề cập đến cách trao đổi với nhân viên trong quá trình ra quyết định. Điều quan trọng là tạo ra một sự cân bằng thích hợp.

      Vai trò của nhân viên – Nhân viên cần phải nhận thức nơi họ đứng trong hệ thống phân cấp của tổ chức, hoặc chuỗi mệnh lệnh.

      Trật tự – Các cơ sở, nơi làm việc phải sạch sẽ, gọn gàng và an toàn cho người lao động. Tất cả mọi thứ nên có vị trí của nó.

      Công bằng – Nhà quản lý cần công bằng với nhân viên trong tất cả các lần, cả duy trí kỷ luật cần thiết và hành động với lòng tốt lúc thích hợp.

      Tính ổn định trong thời gian đảm nhận vị trí – quản lý cần phải giảm thiểu thay đổi nhân viên. Lập kế hoạch nhân sự phải là một ưu tiên.

      Sáng kiến – Nhân viên được cho phép sáng tạo trong thực hiện kế hoạch.

      Đoàn kết – Tổ chức nên cố gắng để thúc đẩy tinh thần đồng đội và đoàn kết.

      Sáu chức năng quản lý chính của Fayol, mà có mối liên hệ chặt chẽ với các nguyên tắc, như sau:

      14 Nguyên Tắc Quản Lý Của Henry Fayol

      “Đừng dùng một củ hành tây (nhiều lớp) mà hãy làm một trái cam. Hãy giảm số lượng các cấp quản lý từ cao xuống thấp trong công ty” – Herb Kelleher – cựu Chủ tịch Tập đoàn Southwest Airlines.

      Henry Fayol sinh năm 1841 – từng là kỹ sư tại một công ty khai thác mỏ lớn tại Pháp trước khi trở thành giám đốc công ty này. Năm 1916, trước khi rời vị trí Giám đốc, ông giới thiệu “14 nguyên tắc trong quản lý” trong cuốn sách “Administratinon Industriell et Générale”. Bên cạnh đó ông cũng tạo ra một danh sách gồm 6 chức năng chủ yếu của quản lý, có quan hệ chặt chẽ với 14 nguyên tắc này.

      Herb Kelleher – cựu Chủ tịch Tập đoàn Southwest Airlines cũng cho rằng”Đừng dùng một củ hành tây (nhiều lớp) mà hãy làm một trái cam. Hãy giảm số lượng các cấp quản lý từ cao xuống thấp trong công ty”.

      Câu chuyện về kiến và sư tử cũng cho bài học sâu sắc về quản lý nhân sự. Chuyện về 1 chú kiến, nhân viên công ty do Sư tử làm Giám đốc. Kiến ta là 1 nhân viên cần mẫn, làm việc chăm chỉ, năng suất làm việc rất cao.

      Nhưng 1 ngày nọ, Sư tử cảm thấy rằng để kiến làm việc mà không có sự giám sát thì không thể hiệu quả bằng, thế là Sư tử ta thuê thêm anh Gián làm giám sát.Có giám sát, Gián đương nhiên cần một thư ký ghi chép công việc, Nhện được thuê. Công việc báo cáo, theo dõi, phân tích tình hình gửi đến Sư Tử hàng ngày, Gián thấy rằng cần mua thêm laptop và máy in, photo các loại, thế là Ruồi được tuyển vào quản lý IT.

      Cảm thấy bộ phận mà Kiến đang làm hiện nay khá đông nhân sự, Sư tử quyết định thuê Ve Sầu về làm quản lý chung bộ phận này. Lại 1 thư ký, một phòng làm việc đầy đủ tiện ích được thiết lập cho Ve Sầu.

      Kết quả của chuỗi này, công việc không tăng trưởng như ý, Sư tử thuê Cú điều tra, nhận báo cáo vượt ngoài suy đoán: công việc bê trễ, năng suất không cao do bộ máy cồng kềnh. Ngày trước, Kiến chăm chỉ làm việc, tự do sáng tạo, năng suất cao. Nay Kiến chịu sự giám sát, chịu hết lần họp hành báo cáo này nọ chi phối làm năng suất công việc giảm sút.

      Có một câu chuyện ngụ ngôn về quả trị, chuyện rằng, một ông vua nọ được tặng một con khỉ. Đây quả là chú khỉ không tầm thường, nó làm được rất nhiều trò hay, nên được vua rất thích, đi đâu cũng mang theo, may quần áo cho mặc, giao kiếm cho giữ…

      Một hôm, vua ra vườn thượng uyển ngủ, có chú ong bay đến đậu trên đầu vua. Khỉ muốn đuổi ong, lấy kiếm nhắm vào ong mà chém. Vua băng hà.

      Thực ra, trong quản trị,nếu cấp trên không mô tả công việc rõ ràng, không giao việc cụ thể, hay đặt nhân viên vào những vị trí không thích hợp sẽ rất dễ gây ra hậu quả.Nhân viên không những cần phải thích ứng với công việc, mà cũng cần sáng tạo đúng nơi đúng lúc, đừng như chú khỉ kia biến ý tốt thành việc tày đình.

      Tư tưởng chủ yếu của thuyết Fayol là nhìn vấn đề quản lý ở cả tổng thể tổ chức quản lý, xem xét hoạt động quản lý từ trên xuống, tập trung vào bộ máy lãnh đạo cao vớicác chức năng cơ bản của nhà quản lý. Ông cho rằng thành công của quản lý không chỉ nhờ những phẩm chất của các nhà quản lý, mà chủ yếu nhờ các nguyên tắc chỉ đạo hành động của họ và những phương pháp mà họ sử dụng.

      Với các nhà quản lý cấp cao phải có khả năng bao quát, còn đối với cấp dưới thì khả năng chuyên môn là quan trọng nhất.

      Kèm với đó Henry Fayol cũng đưa ra 6 chức năng chính của quản lý, có mối liên hệ chặt chẽ với các nguyên tắc trên bao gồm:

      Nhân viên cũng cần tập trung tinh thần cho công việc, phát huy khả năng sáng tạo của bản thân, và quan trọng, cần đặt nhân viên đúng chỗ, đúng vị trí để bộc lộ hết tài năng. Và trên hết cần đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Đừng làm nhiều hơn mà nên làm thông minh hơn – đó cũng là tinh thần chung của cả nhà lãnh đạo và nhân viên.

      14 Nguyên Tắc Quản Trị Của Henry Fayol

      Sự phân bổ công việc và chuyên môn hóa từng bước làm trong một chu trình sẽ kéo theo sự chuyên môn hóa trong kỹ năng, thúc đẩy tính tập trung và hiệu quả công việc. Khi nhân viên được chuyên môn hóa, sản lượng có thể tăng lên.

      2. Lãnh đạo đi kèm trách nhiệm tương ứng

      Nhà quản lý có quyền ra lệnh, nhưng họ phải ghi nhớ rằng quyền chính là trách nhiệm. Herb Kelleher – cựu Chủ tịch Tập đoàn Southwest Airlines cũng cho rằng “các vị trí và chức danh đều không quan trọng, chất lượng quản lý mới là điều có ý nghĩa hơn hết. Bất kỳ ai, đang đảm nhận cương vị hay chức danh nào cũng có thể là một nhà lãnh đạo qua hành động của mình”.

      3. Kỷ luật

      Kỷ luật phải được tôn trọng trong các tổ chức, nhưng các phương pháp để áp dụng nó có thể khác nhau. “Sự đồng thuận giữa công ty và nhân viên về bản chất được thể hiện qua sự tuân thủ, tính áp dụng, hành vi thể hiện sự tôn trọng.”

      4. Thống nhất lệnh

      Từ lâu, các phương châm quản lý đều cho rằng nhân viên chỉ nên nghe lệnh từ 1 lãnh đạo duy nhất. Ngày nay, với hàng loạt phương pháp và mô hình quản lý kiểu ma trận đan xen nhau, nhiều khi cùng một công việc nhân viên sẽ phải báo cáo với 2 hoặc nhiều hơn cấp lãnh đạo hay bên khách hàng. Vấn đề đặt ra ở đây là, các lãnh đạo có thể sẽ đưa ra những yêu cầu trái ngược nhau, và người nhân viên sẽ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

      5. Thống nhất chỉ đạo

      Đội ngũ nhân viên với cùng một mục tiêu cần phải làm việc dưới sự chỉ đạo của một người quản lý, tuân theo một kế hoạch. Điều này sẽ đảm bảo hoạt động được phối hợp đúng cách. Tỷ phú Lý Gia Thành từng cho rằng “20% thành công của doanh nghiệp nằm ở quyết sách và 80% còn lại là hành động”.

      Herb Kelleher – cựu Chủ tịch Tập đoàn Southwest Airlines cũng cho rằng: “Đừng dùng một củ hành tây (nhiều lớp) mà hãy làm một trái cam. Hãy giảm số lượng các cấp quản lý từ cao xuống thấp trong công ty”.

      6. Lợi ích chung cần đặt lên trên hết

      Fayol cho rằng lợi ích của một nhân viên hay nhóm không được đặt cao hơn lợi ích chung của tổ chức. Ý tưởng này dấy lên tranh cãi rằng, vậy ai sẽ là người quyết định xem lợi ích chung của tổ chức là gì? Và ta cũng nên hiểu rằng, các nguyên tắc của Fayol được xây dựng với giả định mọi lợi ích và quyết định của tổ chức đều trung lập và có lý.

      7. Thù lao

      Sự hài lòng của nhân viên phụ thuộc vào thù lao công bằng cho tất cả mọi người.

      8. Tập trung hóa

      Đây là nguyên tắc thiết yếu của mọi tổ chức và là hệ quả tất yếu của quá trình cơ cấu. Ngay cả ở trong những tổ chức có cấu trúc phẳng và quyền lực phân hóa (decentralization), quyền hành nói chung vẫn tập trung vào tay một số người mà thôi. Trong những tổ chức kiểu này, việc từng cá nhân được tự do đến đâu và hệ lụy từ việc phân tán quyền hành lớn đến mức nào chưa bao giờ được bỏ khỏi bàn tranh luận.

      9. “Xích lãnh đạo”

      Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cũng như mệnh lệnh từ trên xuống dưới cần được đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, hợp lý, hai bên cùng hiểu. Nhân viên cần phải nhận thức nơi họ đứng trong hệ phân cấp của tổ chức hoặc chuỗi mệnh lệnh.

      10. Trật tự

      Nói đơn giản, mọi tổ chức nên để cho mỗi nhân viên có chỗ đứng riêng, có bổn phận phù hợp với tổ chức, luôn cảm thấy tự tin và an toàn trong môi trường công ty. Mọi nguyên tắc, luật lệ, hướng dẫn và hành động cần được thể hiện một cách dễ hiểu. Một tổ chức có trật tự sẽ phát triển ổn định.

      11. Công bằng

      Nhà quản lý cần công bằng với nhân viên cả trong nguyên tắc lẫn hành động. Herb Kelleher cũng cho rằng: “Hãy đánh giá các ý kiến dựa vào giá trị thực của chúng hơn là dựa trên các mối quan hệ, địa vị hay thành tích của những người đề đạt chúng và khuyến khích mọi người trình bày ý kiến trực tiếp cho lãnh đạo cấp cao”.

      12. Tính ổn định trong thời gian đảm nhận vị trí

      Các nhân viên cần có thời gian để thích ứng và thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất. Sự ổn định về nhiệm vụ thúc đẩy lòng trung thành với mục đích và giá trị của tổ chức.

      Có một câu chuyện ngụ ngôn về quả trị, chuyện rằng, một ông vua nọ được tặng một con khỉ. Đây quả là chú khỉ không tầm thường, nó làm được rất nhiều trò hay, nên được vua rất thích, đi đâu cũng mang theo, may quần áo cho mặc, giao kiếm cho giữ…

      Một hôm, vua ra vườn thượng uyển ngủ, có chú ong bay đến đậu trên đầu vua. Khỉ muốn đuổi ong, lấy kiếm nhắm vào ong mà chém. Vua băng hà.

      Thực ra, trong quản trị, nếu cấp trên không mô tả công việc rõ ràng, không giao việc cụ thể, hay đặt nhân viên vào những vị trí không thích hợp sẽ rất dễ gây ra hậu quả. Nhân viên không những cần phải thích ứng với công việc, mà cũng cần sáng tạo đúng nơi đúng lúc, đừng như chú khỉ kia biến ý tốt thành việc tày đình.

      13. Sáng kiến

      Ở mọi cấp bậc trong cơ cấu tổ chức, sự nhiệt huyết, nhiệt tình và năng lực đều đến từ những người có cơ hội thể hiện những sáng kiến cá nhân của mình.

      14. Tinh thần đoàn kết

      Fayol nhấn mạnh rằng, việc xây dựng và duy trì sự hòa hợp giữa các mối quan hệ trong công việc là vô cùng cần thiết. Có một câu danh ngôn rằng: ” Sự khác biệt giữa đội bóng xoàng và đội bóng có tầm cỡ là sự cảm thông giữa các đồng đội với nhau. Nhiều người gọi đó là tinh thần đồng đội. Khi ai cũng thấm nhuần tinh thần đó thì đội bóng sẽ trở nên vững mạnh “.

      Tư tưởng chủ yếu của thuyết Fayol là nhìn vấn đề quản lý ở cả tổng thể tổ chức quản lý, xem xét hoạt động quản lý từ trên xuống, tập trung vào bộ máy lãnh đạo cao với các chức năng cơ bản của nhà quản lý. Ông cho rằng thành công của quản lý không chỉ nhờ những phẩm chất của các nhà quản lý, mà chủ yếu nhờ các nguyên tắc chỉ đạo hành động của họ và những phương pháp mà họ sử dụng.

      Bộ 14 Nguyên Tắc Quản Trị Doanh Nghiệp Của Henry Fayol

      Bộ 14 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Henry Fayol là bộ nguyên tắc cơ bản đầu tiên về lĩnh vực quản lý và được đánh giá là một trong những lý thuyết có tính toàn diện nhất cho đến thời điểm hiện tại. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hiệu quả bộ nguyên tắc này của Henry Fayol vào quy trình quản lý của mình, đảm bảo hệ thống doanh nghiệp được vận hành ổn định và tạo đà giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng.

      1. Chuyên môn hóa/phân công hóa lao động

      Quy trình phân công lao động phù hợp dựa trên các tiêu chí năng lực chuyên môn, kỹ năng của từng thành viên trong tổ chức giúp doanh nghiệp thúc đẩy sự tập trung, tinh thần làm việc và khai thác tối đa điểm mạnh của họ đem lại hiệu quả công việc. Nhân viên được chuyên môn hóa, kết quả công việc tạo ra sẽ được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.

      2. Lãnh đạo đi kèm trách nhiệm tương ứng

      3. Kỷ luật

      Thực hiện kỷ luật dựa trên một hệ thống chi tiết bao gồm các nguyên tắc, quy chế, quy định được thống nhất với nhau và đảm bảo các thành viên trong tổ chức phải tuân thủ đầy đủ. Kỷ luật phải được tôn trọng và đề cao tính thực thi trong mọi tổ chức, doanh nghiệp. Phương pháp kỷ luật cũng cần phải phù hợp với tính chất hoạt động của doanh nghiệp.

      4. Thống nhất lệnh

      Cách thức quản lý cần đề cao tính thống nhất, đặc biệt là hiện nay khi trong một tổ chức áp dụng rất nhiều các phương pháp và mô hình quản lý khác nhau đòi hỏi nhân viên phải nghe lệnh và thực hiện nhiệm vụ của các cấp lãnh đạo, khách hàng cùng một lúc. Sẽ xuất hiện các trường hợp các nhà quản lý đưa ra ý kiến trái ngược nhau và nhân viên rơi vào tính huống không biết phải làm theo ý kiến của ai.

      5. Thống nhất chỉ đạo

      Đội ngũ nhân viên có cùng năng lực chuyên môn, kỹ năng thì cần phải được làm việc dưới sự lãnh đạo của một nhà quản lý, cấp trên để cùng thực hiện và hoàn thành một mục tiêu chung, theo một kế hoạch chung và đảm bảo phối hợp công việc được nhịp nhàng, thuần thục trong từng bước hoạt động.

      6. Lợi ích chung cần đặt lên trên hết

      Trong bộ nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Fayol cũng chỉ ra rằng lợi ích chung của tổ chức phải được đặt lên trên hết. Khi mà nguyên tắc được xây dựng với lý thuyết mọi lợi ích đề có tính trung lập thì chắc chắn yêu cầu về lợi ích của từng cá nhân không được đề cao hơn lợi ích chung của tổ chức. Nhà quản lý phải thực hiện nhiệm vụ hòa giải nếu như trong việc thực hiện lợi ích tổ chức và lợi ích cá nhân có xảy ra mâu thuẫn xung đột và không có sự thống nhất.

      7. Thù lao

      Thù lao hay chế độ lương thưởng là những yếu tố được quan tâm hàng đầu. Doanh nghiệp cần đảm bảo mức thù lao hay chế độ đãi ngộ công bằng và xứng đáng cho từng thành viên, nhà quản lý trong tổ chức.

      8. Tập trung hóa

      Tập trung hóa là một trong những nguyên tắc cơ bản của quản trị doanh nghiệp, nó đem tới hệ quả tát yếu cho doanh nghiệp là quá trình cơ cấu. Ngay cả khi doanh nghiệp có cấu trúc phẳng thì phân chia quyền lực nên chỉ tập trung vào một đội ngũ nhất định mà thôi.

      9. “Xích lãnh đạo”

      Mối quan hệ trong công việc của nhân viên và nhà quản lý phải đảm bảo sự chặt chẽ và luôn tốt đẹp. Việc giao mệnh lệnh cho cấp dưới cũng cần theo nguyên tắc hợp lý, rõ ràng giữa hai bên để quá trình thực hiện đảm bảo kết quả tốt, có thể triển khai linh hoạt không cứng nhắc theo quy định.

      10. Trật tự

      Trong các doanh nghiệp, nhân viên cần được tôn trọng, có tiếng nó riêng và có cơ hội thể hiện năng lực của cá nhân mình. Mỗi cá nhân đều nên có chỗ đứng riêng, có trách nhiệm phù hợp và có vai trò nhất định trong từng tổ chức để luôn cảm thấy mình có ích đối với hoạt động phát triển của tập thể.

      11. Sự công bằng

      Tính chất công bằng phải được đề cao trong mọi tổ chức, đặc biệt là trong tư tưởng, nguyên tắc hay hành động của cả nhân viên và đội ngũ quản lý. Điều này sẽ giúp nâng cao lòng trung thành của nhân viên với công ty.

      12. Ổn định nhiệm vụ

      Nhân viên cần phải có điều kiện làm quen, thích ứng với công việc để thực hiện công việc đúng quy trình và đảm bảo hiệu quả nhất. Ổn định nhiệm vụ nên được thực hiện với mục tiêu rõ ràng và có thời gian chuẩn bị chi tiết.

      13. Sáng kiến

      Tạo ra ý tưởng sáng tạo trong công việc là cách để nhân viên thể hiện sự nhiệt huyết và tinh thần làm việc cao nhất. Thông qua các sáng kiến trong công việc nhà quản lý có thể đánh giá chất lượng làm việc của từng cá nhân.

      14. Tinh thần đoàn kết

      Nguyên tắc cuối cùng đó là tinh thần đoàn kết. Việc xây dựng và duy trì gắn kết giữa các mối quan hệ trong công việc là điều quan trọng đối với doanh nghiệp. Thống nhất trong mục tiêu hành động, đoàn kết thực thi sẽ mang lại những kết quả ấn tượng, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

      Cập nhật thông tin chi tiết về Thuyết Quản Lý Hành Chính Của Henry Fayol trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!