Bạn đang xem bài viết Thuyết Minh Kỹ Thuật Biện Pháp Tổ Chức Thi Công Kè Đê được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
BỘ SƯU TẬP 999 MẪU NHÀ ĐẸP 2023
.
Với hơn 999 mẫu nhà phố – biệt thự – liền kê được chúng tôi chia sẻ cùng quý vị :
Sưu tập 999 mẫu nhà đẹp bao gồm các phương kết cấu + kiến trúc khác nhau, giúp chủ đầu tư giảm thiểu tối đa chi phí, tiết kiệm hàng chục triệu đồng.
Thỏa sức lựa chọn mẫu nhà đẹp, miễn phí tư vấn thiết kế xây dựng nhà. .
XEM NGAY
Mật khẩu : Cuối bài viết
Kè hay kè bờ hay bờ kè là dạng công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển khỏi tác động xói lở gây ra bởi dòng chảy và sóng. Thông thường kè được thiết kế ở trên mái đê.
ác thông số cơ bản của thiết kế kè gồm có:
Cao trình đỉnh kè và chân kè: chính là giới hạn phạm vi bảo vệ của kè đối với bờ.
Độ dốc mái: biểu thị theo tỉ lệ, chẳng hạn 1:3. Mái càng thoải (ít dốc) thì kè càng có tác dụng bảo vệ, nhưng giá thành sẽ đắt hơn (vì diện tích mặt kè lớn).
Cấu tạo và kích thước lớp phủ: Lớp phủ mái kè phải được thiết kế đủ năng lực chống lại tác động của dòng chảy, sóng, v.v… Thông thường lớp phủ gồm những cấu kiện rời ghép với nhau. Giữa chúng có khe hở để cho nước bên trong thoát ra ngoài, tránh tác động của áp suất nước trong đất.
Cấu tạo và kích thước lớp đệm: Lớp đệm nằm ngay dưới các cấu kiện của lớp phủ, có tác dụng ngăn không cho các hạt cát bị dòng thấm đẩy trào ra ngoài qua lớp phủ (ngăn hiện tượng xói ngầm). Lớp đệm đóng vai trò như một tầng lọc ngược với kích thước hạt cỡ hạt dăm, sạn, hoặc có thể dùng vải địa kĩ thuật.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÓM TẮT THUYẾT MINH KỸ THUẬT
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
*** A ***
GÓI THẦU SỐ 05: XL5- KÈ ĐOẠN TỪ CẦU HỒNG NGỰ ĐẾN HẾT KHU TÁI ĐỊNH CƯ, DÀI L=800M
ĐỊA ĐIỂM: THỊ TRẤN HỒNG NGỰ – HUYỆN HỒNG NGỰ – TỈNH ĐỒNG THÁP
DỰ ÁN: QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI WB4
CHỦ ĐẦU TƯ: SỎ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG THÁP
CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
GIỚI THIỆU GÓI THẦU:
Tên dự án: Tiểu dự án chống xói lở bờ sông Tiền – Thị trấn Hồng Ngự, Đồng Tháp thuộc dự án Quản lý rủi ro thiên tai WB4.
Địa điểm xây dựng: Thị trấn Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
Cấp quyết đầu tư: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Chủ đầu tư và hình thức quản lý thực hiện dự án:
Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Đồng Tháp là Chủ đầu tư tiểu dự án thành phần.
Hình thức đầu tư: Xây dựng mới
Mục tiêu đầu tư:
Phòng chống xói lở bờ sông; bảo vệ khu dân cư thị trấn Hồng Ngự, ổn định lâu dài cho dân cư đang sinh sống khu vực thị trấn Hồng Ngự. Tạo cảnh quan môi trường trong khu vực bờ tả kênh bao bọc thị trấn Hồng Ngự, tạo thành một hành lang bảo vệ, ngăn chặn tình trạng khu dân cư sinh sống gần mép sông kết hợp phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế, văn hoá, du lịch và tạo đà phát triển khu kinh tế. Ngăn chặn được xu thế tiếp tục sạt lở của khu vực thị trấn Hồng Ngự góp phần ổn định khu dân cư, cải tạo môi trường khu vực.
Các thông số kỹ thuật.
7.1. Cấp công trình: Công trình thuỷ lợi cấp III
7.2. Tần suất thiết kế:
Hệ số an toàn tính toán [K]: 1.2
Tính toán mưa tiêu: p = 10%.
Mực nước ngoài sông p = 10%.
7.3 Thông số kỹ thuật:
Bó vỉa:
– Được cắt thành nhiều đơn nguyên mỗi đơn nguyên dài 2m
– Bê tông đổ tại chỗ M200, đá 1×2
– Bê tông lót móng M100, đá 1×2
Rãnh thoát nước:
– Kích thước thông thuỷ: 30x60cm
– Móng bằng bê tông lót M100, đá 1×2, dày 5cm.
– Bản đáy và vách rãnh bằng BTCT M200, đá 1×2
– Tấm dale nắp rãnh bằng BTCT 8x40x100cm M200, đá 1×2
Hố ga, cống thoát và mương thoát:
– Gồm 23 hố ga, cống thoát và mương thoát.
– ống cống bằng HDPE F50.
– Kích thước thông thuỷ hố ga: 70x70cm
– Tường hố ga dày 15cm bằng BTCT M200 đá 1×2
– Bản đáy hố ga dày 15cm, bằng BTCT M200 đá 1×2
– Bê tông lót bản đáy hố ga bằng BT M100 đá 1×2
– Tấm dale hố ga kích thước 90x90x10cm BT M200 đá 1×2
Đỉnh kè:
– Cao trình đỉnh kè: 5.4m
– Chiều rộng đỉnh kè: 4.8m
– Lát gạch bê tông màu chống trơn dày 5cm M250
– Móng đỉnh kè đắp cát đen
– Bồn trồng cây khoảng 10m/bồn, kích thước trong bồn 100x100cm, con lươn bồn được xây bằng gạch thẻ vữa xây M75, ốp trang trí mặt trên con lươn bằng gạch thẻ đỏ.
– Hố ga kỹ thuật (phần đi đường dây điện), KT lọt lòng 30x30cm, bằng bê tông M200 đá 1×2.
Tường chắn:
– Được cắt ra thành nhiều đơn nguyên, mỗi đơn nguyên dài trung bình 10m
– Cao trình đỉnh tường chắn sóng: +5.90m
– Cao trình chân tường chắn sóng: +3.80m
– Chiều cao tường: 1.7m
– Chiều dày đỉnh tường: 0.2m
– Chiều dày chân tường: 0.3m
– Chiều rộng bản đáy: 0.4m
– Bê tông lót M100, đá 1×2 dày 5cm
– Tường bằng BTCT M250, đá 1×2
– Móng được gia cố bằng cọc BTCT M300, đá 1×2, có KT(0.2×0.2×6)m đóng 1.0md/cọc.
Lan can:
– Được cắt ra nhiều đơn nguyên, mỗi đơn nguyên dài trung bình 5.2m
– Kết cấu dạng 2 nhịp đơn, thanh và trụ ống thép mạ kẽm F90 và F76 xen lẫn nhịp xây bồn trồng hoa, ngoài ốp gạch thẻ đỏ:
– Trụ lan can chính bằng BTCT tại chỗ M200, đá 1×2
– Thanh lan can bằng ống thép mạ kẽm F90 và F76 dày 2.0mm
– Sơn định hình trang trí bằng sơn dầu 2 nước các cấu kiện trụ, thanh, dầm con lươn lan can.
Mái kè
Kết cấu loại 1: Đoạn từ Ko đến Ko + 330m
– Cao trình đỉnh lát mái: + 4.20m
– Cao trình chân lát mái: + 0.26m
– Mái lát: m = 2.5
– Theo chiều dài bố trí 10m dài trên dầm 30x30cm bằng BTCT M200, tạo các ô lát tấm lục lăng dày 16cm;
– Tại chân mái lát bố trí dầm dọc 30x30cm bằng BTCT M200 đá 1×2; tạo các ô lát tấm lục lăng dày 16cm
– Tại chân mái lát bố trí dầm dọc 30x30cm bằng BTCT M200 đá 1×2
– Cấu kiện lục lăng cạnh dài 26cm, dày 16cm bằng BT M200 đá 1×2. Bên dưới rải đá lót 1×2 dày 10cm, vải địa kỹ thuật (tương đương chủng loại TS65)
Kết cấu loại 2: Đoạn từ Ko+330 đến Ko + 800m
– Cao trình đỉnh lát mái: + 4.20m
– Cao trình chân lát mái: + 2.70m
– Mái lát: 15%
– Theo chiều dài bố trí 10m dài trên dầm 30x30cm bằng BTCT M200.
– Tại giữa và chân mái lát bố trí dầm dọc 30x30cm bằng BTCT M200 đá 1×2.
– Theo chiều dài bố trí 2.2m dài trên dầm 30x20cm bằng BTCT M200, đá 1×2.
– Tại giữa dầm khung mái 30x30cm bố trí dầm 30x20cm bằng BTCT M200.
– Các dầm 30x30cm và 30x20cm tạo thành ô khung (2×2)m được đắp đất dự kiến sau này sẽ trồng cỏ.
Bậc thang lên xuống:
– Gồm 3 bậc thang
– Khổ cầu rộng 2m
– Bằng BTCT M200 đá 1×2, đổ liền khối.
– Bậc thang: rộng 0.3¸0.4m, cao từ 0.16¸0.2m
– Dầm biên 30x30cm bằng BTCT M200 đá 1×2.
Cầu tàu:
– Gồm 4 bậc thang
– Khổ rộng cầu: 3.7m
– Chiều dài cầu 33.1m
– Bằng BTCT M250 đá 1×2, đổ liền khối
– Sàn cầu dày 12cm
– Dầm chính 30x20cm
– Dầm ngang 30x20cm
– Bậc thang: rộng 0.3m, cao 1.5m bằng BTCT M250
– Móng đóng cọc BTCT M300 đá 1×2, dài từ 11¸14m
Gia cố lòng sông:
– Gia cố từ mép ngoài chân kè đến lòng sông, chiều rộng và chiều dài theo thiết kế bằng thảm đá 0.3x2x5m;
-Thảm được đan bằng thép d=2.7mm bọc nhựa PVC D3.8cm, kích thước ô đan 8x10cm.
– Vải địa kỹ thuật (tương đương chủng loại TS65) .
Hệ thống đèn trang trí.
– Tất cả các hệ thống điện được dẫn âm dưới đất, được bảo vệ bằng ống nhựa PVC F60, dày 2.8mm;
– Việc nối dây dẫn điện tuyệt đối không được nối trong ống ngầm, chỉ được nối trong trụ đèn.
– Khoảng cách bố trí trụ đèn 20md/trụ
– Trụ đèn được bố trí trên đỉnh trụ lan can
– Cột đèn trang trí LG-0402 cao 3.5m, tay hoa văn bắt đèn 39bộ
– Mỗi tay hoa văn bắt đèn gắn 4 bóng đèn cầu F350, bóng 20W.
– Dây dẫn trụ đèn trang trí (bóng 20W) bằng cáp đồng ruột đơn ruột 4mm2;
– Dây dẫn bắt nối với nguồn điện ngoài bằng cáp 25mm2
– Tủ điện điều khiển chiếu sáng.
– Đồng hồ định giờ.
CHƯƠNG 2: YÊU CẦU KỸ THUẬT
CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Căn cứ luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8.
– Căn cứ Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn Nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng.
– Luật xây dựng 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 03 năm 2006 về xây dựng.
– Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/07/2005 của Bộ xây dựng hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng.
– Thông tư số 18/2006/TT-BNN ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chín phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
CÁC TIÊU CHUẨN QUY PHẠM KỸ THUẬT ÁP DỤNG CHO CÔNG TRÌNH.
THIẾT KẾ THI CÔNG VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG
– TCVN 4055-85 Tổ chức thi công
– TCVN 4252-88: Quy trình lập thiết kế, tổ chức xây dựng và thiết kế thi công
THI CÔNG MÓNG VÀ XỬ LÝ NỀN
– TCVN 4447 – 1987: Công tác đất – Quy phạm thi công và nghiệm thu
– TCXDVN 79 – 1980 : Thi công và nghiệm thu công tác nền móng
THI CÔNG ĐẤT
– TCVN 4447-1987: Công tác đất, quy phạm thi công và nghiệm thu
– 14TCN 20-85: Kỹ thuật thi công đập đất theo phương pháp đầm nén
– 14TCN2-85: Công trình bằng đất – quy trình thi công bằng biện pháp đầm nén nhẹ.
– TCXD 226-1999: Đất xây dựng, phương pháp thí nghiệm hiện trường – phương pháp xuyên tiêu chuẩn. (SPT).
– TCXDVN 301-2003 Đất xây dựng – phương pháp phóng xạ xác định độ ẩm và độ chặt của đất tại hiện trường.
– TCVN 4195-1995: Đất xây dựng – phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm.
– TCVN 4196 – 1995: Đất xây dựng – phương pháp xác đinh độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm.
– TCVN 4202 – 1995: Chất lượng đất – các phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí nghiệm.
VẬT LIỆU SỬ DỤNG CHO BÊ TÔNG, BÊ TÔNG CỐT THÉP VÀ XÂY LÁT, XÂY LÁT GẠCH
Đá hộc theo 14TCN 12-2002: Công trình thuỷ lợi, xây và lát đá – Yêu cầu kỹ thuật, thi công và nghiệm thu;
– 14TCN 70 – 2002: Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng cho Bêtông thuỷ công – yêu cầu kỹ thuật;
– 14TCN 66-2002: Ximăng dùng bê tông thuỷ công – Yêu cầu kỹ thuật
– 14TCN 114 – 2001: Ximăng và phụ gia trong xây dựng thuỷ lợi – hướng dẫn sử dụng
– 14TCN68 – 2002: Cát dùng trong BTTC – Yêu cầu kỹ thuật
– 14TCN72-2002: Nước dùng trong BTTC – Yêu cầu kỹ thuật
– TCXDVN 302:2004 : Nước trộn bêtông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật.
– 14TCN 103 – 1999 ¸ 14TCN 106:1999: Phụ gia cho bêtông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật
– TCXDVN 325:2004: Phụ gia hoá học cho bêtông
– TCXDVN 311:2004: Phụ gia khoáng hoạt tính cao dùng cho bêtông và vữa
– TCVN 1651-1985: Thép cốt bêtông cán mỏng;
– TCVN 6285 – 1997: Thép cốt bêtông – Thép thanh vằn
Chỉ tiêu thiết kế và sử dụng vải địa kỹ thuật để lọc trong công trình thuỷ lợi.
– TCVN 1451 – 86: Gạch đặc, đất sét nung;
– TCVN 1450 – 86: Gạch rỗng, đất sét nung.
– TCVN 90-82: Gạch lát, đất sét nung
CÔNG TÁC THI CÔNG BÊ TÔNG VÀ BTCT
– 14TCN 63-2002: BT thuỷ công – yêu cầu kỹ thuật.
– 14TCN 64-2002: Hỗn hợp BTTC – yêu cầu kỹ thuật
– 14TCN 59-2002: Công trình thuỷ lợi – kết cấu bê tông và BTCT – yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu
– 14TCN 48:1986: Quy trình thi công cho bêtông mùa nóng.
– TCVN 5592: 91: Bêtông nặng – Yêu cầu dưỡng ẩm tự nhiên
– TCVN 4459 – 1995: Kết cấu bêtông và BTCT lắp ghép – Quy phạm thi công và nghiệm thu
– TCXDVN 305:2004: bêtông khối lớn- Quy phạm thi công và nghiệm thu.
– TCXDVN 4453 – 93: bêtông khối lớn – (kích thước nhỏ nhất không dưới 2,5m và chiều dài lớn hơn 0.8m)
CÔNG TÁC THI CÔNG KHỚP NỐI BIẾN DẠNG.
Công tác thi công khớp nối biến dạng và khe co dãn được thực hiện theo yêu cầu tiêu chuẩn 14TCN 90-1995: Công trình thuỷ lợi – quy trình thi công và nghiệm thu khớp nối biến dạng, phụ lục H – quy định về thi công thiết bị chắn bước, khe co dãn và thiết bị tiêu nước trong, tiêu chuẩn 14 TCN 59 – 2002
CÔNG TÁC THI CÔNG XÂY, LÁT ĐÁ:
– 14TCN 80-2001: Vữa thuỷ công – yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
– 14TCN 12-2002: Công trình thuỷ lợi – xây lát đá, yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu.
THI CÔNG XÂY LÁT GẠCH:
– 14TCN 80-2001: Vữa thuỷ công – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;
– 14TCN 120-2002:Công trình thuỷ lợi: xây gạch và lát gạch – Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu
– TCXDVN 346:2005: Vữa dán gạch ốp lát – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
AN TOÀN:
– TCVN 5308 – 1991: Quy phạm an toàn kỹ thuật trong xây dựng
– TCXDVN 296-2004: Dàn giáo các yêu cầu về dàn giáo
– TCVN 4086-1985: An toàn điện trong xây dựng, yêu cầu chung.
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, NGHIỆM THU, BÀN GIAO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
– Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 và nghị định số: 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ ban hành và sửa đổi bổ sung một số điều về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Thông tư số: 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005của Bộ Xây Dựng hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và điều kiện năng lực của tổ chức cá nhân trong hoạt động xây dựng
– Quyết định số: 91/2001/QĐ-BNN-KHCN ngày 11/9/2001 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Quy định quản lý chất lượng công trình thuỷ lợi.
– TCVN 5647-1991: Quản lý chất lượng xây lắp các công trình – nguyên tắc cơ bản
– TCXDVN 471:2006: Nghiệm thu chất lượng thi công các công trình xây dựng
– TCVN 4091:1991: Nghiệm thu các công trình xây dựng.
– TCVN 5639:1991: Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong – nguyên tắc cơ bản
– TCVN 5610:1991: Bàn giao công trình xây dựng – nguyên tắc cơ bản
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VẬT LIỆU
– 14TCN 67-2002: Ximăng dùng cho BTTC – phương pháp thử.
– 14TCN 69-2002: Cát dùng cho BTTC – Phương pháp thử.
– 14TCN 73-2002: Nước dùng cho BTTC – phương pháp thử
– TCVN 197-1985: Kim loại – phương pháp thử kéo;
– TCVN 198-1985: Kim loại – Phương pháp thử uốn
– 14TCN 71-2002: Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng cho BTTC – phương pháp thử
– 14TCN 107-1999: Phụ gia hoá học cho Bêtông và vữa – phương pháp thử
– 14TCN 108-1999: Phụ gia khoáng hoạt tính nghiền mịn cho Bêtông và vữa – phương pháp thử
– 14TCN 109-1999: Phụ gia chống thấm cho Bêtông và vữa – phương pháp thử
– 14TCN 91-1996 ¸ 14TCN 99-1996: Các loại kiểm tra chất lượng vải địa kỹ thuật.
– TCVN 6355 – 1998: Gạch xây – phương pháp thử
– TCVN 246 – 1986 ¸ TCVN 250 – 1986: Phương pháp xác định chất lượng gạch
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VỮA, HỐN HỢP BÊ TÔNG VÀ BTCT.
– 14TCN 65-2002: Hốn hợp BTTC và BTCT – phương pháp thử
– TCVN 3105:1993: Bê tông nặng – lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.
– 14TCN 80-2001: Vữa thuỷ công – yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
– TCVN 3113-1993: Phương pháp xác định độ hút nước của BTTC.
– TCVN 3115-1993: Phương pháp xác định khối lượng thể tích của BTTC.
– TCVN 3112-1997: Phương pháp xác định khối lượng riêng, độ chặt, độ rỗng của BTCT.
– TCVN 3116-1993: Phương pháp xác định độ chống thấm nước của BTTC.
– TCVN 3117-1993: Phương pháp xác định độ co của BTTC.
– TCVN 3118-1993: Phương pháp xác định cường độ nén của BTTC
– TCVN 3119-1993: Phương pháp xác định cường độ kéo khi uốn của BTTC
– TCVN 5276-1993: Xác định cường độ mẫu hình lăng trụ và môđun đàn hồi của BTTC
– TCVN 5724-1993 -:- 20TCN162-1987: Phương pháp xác định cường độ bê tông bằng súng bật nẩy
– TCXD 225-1998: Xác định cường độ bê tông bằng phương pháp siêu âm.
– TCXD 171-1989: Xác định cường độ bê tông bằng siêu âm kết hợp với súng bật nẩy.
– TCXD 239-2000: Bêtông nặng – chỉ dẫn đánh giá cường độ Bêtông của kết cấu
– TCXD 240-2000: Kết cấu BTCT – phương pháp điện tử xác định chiều dày lớp Bêtông bảo vệ, vị trí và đường kính thép.
– TCXDVN 274-2006: Hỗn hợp bêtông trộn sẵn, các yêu cầu cơ bản đánh giá và nghiệm thu;
– TCXDVN 376-2006: Hỗn hợp Bêtông nặng – phương pháp xác định thời gian ngưng kết.
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC MẶT BẰNG THI CÔNG
YÊU CẦU
Do đặc điểm công trình là dạng tuyến kéo dài, việc thi công sẽ bị ảnh hưởng bởi sự di chuyển máy móc, phương tiện và nhân lực, vì vậy Nhà thầu sẽ thíêt kế tổng mặt bằng hợp lý đảm bảo cho quá trình thi công được thuận lợi và đẩy nhanh tiến độ thi công và đảm bảo chất lượng công trình.
Tổ chức tổng mặt bằng thi công có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động , thời gian thi công và giá thành công trình.
Những vấn đề cần giải quyết khi thiết kế tổng mặt bằng thi công:
+ Tìm vị trí thích hợp trên thực địa để bố trí mặt bằng kho bãi, lán trại công nhân, nơi tập kết máy móc, vật tư, bãi đúc cấu kiện, dường vận chuyển khi thi công một cách hợp lý nhất.
+ Bố trí, điều phối máy móc phục vụ thi công phù hợp từng công đoạn, tính chất công việc, tận dụng tối đa máy móc.
+ Bố trí kho, bãi chứa vật liệu, cự ly vận chuyển từ kho bãi ra công trừơng hợp lý nhất.
+ Bố trí lán trại, văn phòng làm việc sao cho quan sát được rộng nhất công trường
+ Tính toán hệ thống điện, nước phục vụ công trường
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG
Tiếp nhận mặt bằng công trình
Nhà thầu cử cán bộ đến Chủ đầu tư để tiếp nhận mặt bằng thi công công trình. Nhận bàn giao tại chỗ vị trí, các cọc tim tuyến , các mốc khôi phục tim tuyến công trình, các mốc được kiểm tra đối chiếu với hồ sơ thiết kế , xác lập các mốc định vị cơ bản phục vụ thi công; đánh dấu, bảo quản bằng bê tông và sơn, bảo vệ các mốc đó.
Chúng tôi bố trí bảo vệ 24/24h trên công trường
Các công trình tạm bố trí tại mặt bằng thi công như: Nhà bảo vệ, ban chỉ huy công trình, phòng y tế…được thu dọn vệ sinh hàng ngày đảm bảo vệ sinh. Xưởng gia công cốt thép, ván khuôn, kho chứa ximăng, kho chứa vật tư thiết bị, bể nước thi công và đợc bố trí phù hợp với thời điểm thi công và điều kiện mặt bằng.
Cấp điện thi công
Nhà thầu sẽ liên hệ với Chủ đầu tư để được hướng dẫn mua điện và lắp đặt đồng hồ. rong trường hợp nguồn điện không cấp được điện đến công trường chúng tôi sẽ dùng máy phát điện để đảm bảo thi công liên tục. Tại khu vực thi công có bố trí các hộp cầu dao có nắp che chắn bảo vệ và hệ thống đường dây treo trên cột dẫn đến các điêể duùg điện, có tiếp đất an toàn theo đuúg tiêu chuẩn an toàn về điện theo hiện hành.
Cấp nước thi công
Nhà thầu liên hệ Chủ đầu tư để được hướng dẫn thủ tục xin cấp nước, đảm bảo có nước sạch đủ tiêu chuẩn phục vụ thi công và sinh hoạt ở lán trại, văn phòng. Trong trừơng hợp phải vận chuyển nước từ nơi khác đến, Nhà thầu sẽ bố trí 1 xe chuyên dụng để vận chuyển nước. Nước sử dụng là loại nước ngọt thoả mãn các tiêu chuẩn 14TCN80-2001.
Tổ chức nhân lực thi công
Để thực hiện tốt việc thi công công trình đạt hiệu quả cao, đảm bảo đúng thiết kê, đảm bảo chất lượng và kỹ thuật, vấn đề con người trong thi công là nhân tố quyết định.
Công ty chúng tôi thành lập một BCH công trình dưới sự điều hành trực tiếp cua Giám đốc công ty.
Đội ngũ công nhân bao gồm các tổ, đội sản xuất chuyên về nghê nề, mộc, cốt thép, bê tông,…có tay nghề bậc 3/7 trở lên và là các đội công nhân nòng cốt của công ty được huy động tối đa để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.
Các phòng ban của công ty: Kế hoạch kỹ thuật, KCS, kế toán – tài chính phối hợp thường xuyên với BCH công trình để phối hợp điều hành tiến độ, giám sát khối lượng, chất lượng công việc và an toàn lao động.
Tổ chức máy thi công
Để đảm bảo yêu cầu thi công nhan trong mùa khô, đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh tế, chúng tôi sẽ huy động thiết bị máy móc thi công nhiều chủng loại, được lựa chọn có công suất và tính năng phù hợp với công việc, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
Tât cả máy móc huy động đến thi công tại công trình đều có hồ sơ kiểm định của cơ quan chức năng.
Vận chuyển và tập kết vật liệu thi công
Khi thi công công trình chúng tôi sẽ lập biểu đồ cung ứng vật tư để theo dõi và tập kết vật liệu theo tiến độ thi công. Thi công đến đâu thì cấp vật tư đến đó, phù hợp với mặt bằng thi công.
Vận chuyển về công trình: Vật tư, thiết bị được vận chuyển đến công trường bằng đường bộ, dọc theo tuyến công trình.
Xe vận chuyển về công trình phải vào thời điểm thuận lợi được chủ đầu tư đồng ý để đảm bảo an toàn tránh ảnh hưởng đến giao thông vào các hoạt động trong khu vực. Nhà thầu sẽ bố trí hệ thống chiếu sáng ( nếu tập kết vật liệu vào ban đêm), có hướng dẫn xe vào công trường.
Các xe vận chuyển vật liệu rời đều phải che kín, khi xúc, chở phế liệu, đất thải phải tưới ẩm để chống bụi.
CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG TỔNG THỂ
Biện pháp thi công được Nhà thầu áp dụng cho gói thầu này là:
– Kết hợp thi công giữa máy thi công, công nhân kỹ thuật và lao động thủ công để xây dựng công trình.
-Tận dụng đất đào đủ tiêu chuẩn để đắp, giảm cự ly vận chuyển đất từ nơi xa về để đắp
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
Trước khi triển khai thi công, Nhà thầu chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau đây:
– Nhận bàn giao vị trí tim tuyến công trình, cao độ mốc thi công và các hạng mục công trình ngoài hiện trường, đối chiếu với hồ sơ thiết kế và có trách nhiệm bảo vệ các mốc cao độ.
– Nhận bàn giao mặt bằng thi công, đường thi công, bãi chứa vật liệu, vị trí công trình phụ trợ.
– Tổ chức thực hiện các yêu cầu, điều kiện về vệ sinh an toàn và tiêu thoát nước, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, bảo vệ khu vực thi công…
– Xây dựng phương án đảm bảo phòng chống lũ lụt, mưa bão như nhân lực, vật tư, thiết bị, biện pháp tổ chức thực hiện.
CHUẨN BỊ MẶT BẰNG XÁC ĐỊNH TIM TUYẾN CÔNG TRÌNH
Nhà thầu sẽ nhận bàn giao từ giám sát của Chủ đầu tư những tài liệu về đo đạc cần thiết để làm căn cứ thi công như: toạ độ các điểm khống chế cao độ, các cọc mốc tim tuyến, các công trình trong phạm vi mặt bằng xây dựng, các bản đồ địa hình, phạm vi bãi vật liệu, phạm vi bãi thải… để chuẩn bị công việc này Nhà thầu có đủ trang thiết bị về máy móc trắc địa để phục vụ cho công việc, việc dẫn cao độ trên toàn tuyến, sẽ lấy từ cao độ chuẩn nhất xung quanh công trình do bên A bàn giao, từ cao độ đó sẽ dẫn trên toàn bộ tuyến. Mốc sẽ được đúc bằng bê tông và được ghi bằng sơn. Mốc ghi cao độ đó sẽ đặt ngoài phạm vi thi công để tránh có sự sai lệch do va chạm trong quá trình thi công. Nhà thầu chịu trách nhiệm bảo quản các mốc toạ độ khống chế và các mốc chỉ giới trong quá trình thi công.
Căn cứ vào đồ án thiết kế và mốc cao độ được bàn giao, Nhà thầu sẽ tiến hành lên ga cắm tuyến, xây dựng hệ mốc cao độ phục vụ cho thi công công trình theo đúng thiết kế được duyệt. Bố trí các khu phụ trợ chuẩn bị cho công tác thi công.
III. CÔNG TÁC THI CÔNG ĐẤT
Trong gói thầu bao gồm các công tác đất như sau:
Đào đất: Đào bóc hữu cơ, đào kè, đào đất hố móng tường
Đắp đất: Đắp cát công trình.
Trong quá trình thi công, Nhà thầu luôn tuân thủ các quy định về công tác đất trong TCVN 4447 – 87 “Công tác đất – quy phạm thi công và nghiệm thu”; QPTL – 1-72 “Quy phạm kỹ thuật đắp đê bằng phương pháp đầm nén”; TCN 20-2004 “Đập đất- yêu cầu kỹ thuật thi công bằng phương pháp đầm nén”
Nhà thầu có đủ phương tiện máy móc, thiết bị, vật tư và nhân công để phục vụ cho thi công. Thực hiện theo yêu cầu của nội dung hồ sơ mời thầu và các quy trình quy phạm hiện hành, đồng thời chịu trách nhiệm về khối lượng và chất lượng công trình.
Công tác thi công , kiển tra, nghiệm thu chất lượng tuân thủ theo TCVN 4447-87 cùng với các quy trình, quy phạm hiện hành của Nhà nước
a) Công tác đào đất
Công tác đào bao gồm: Đào mái, bóc bỏ đất hữu cơ,
Bóc bỏ đất hữu cơ:
Công việc bóc hữu cơ được thực hiện kết hợp giữa máu ủi và nhâncông thủ công gồm có: Đào, chở, chất đống hoặc đổ thải tất cả các vật liệu hữu cơ như mảng cỏ và đất mặt ở tất cả các khu vực có công trình vĩnh cửu và các khu mỏ vật liệu hoặc ở tất cả các khu vực khác đã nêu trong bản vẽ
Trước khi bắt đầu công việc bóc bỏ lớp đất mặt, Nhà thầu sẽ xin ý kiến phê duyệt của Kỹ sư về ranh giới khu vực công trình.
Đào đất
Trước khi đào đất, nhà thầu tiến hành tiến hành lên ga ranh giới đào đắp của công trình. Nhà thầu nghiên cứu bản vẽ thiết kế và tại liệu địa chất công trình, địa chất thuỷ văn tại vị trí công trình, tiến hành đào kiểm tra để lựa chọn thiết bị, biện pháp thi công và tổ chức thi công cho phù hợp và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Bố trí thi công đến đầu gọn đến đó. Đất đào được đổ đuúg nơi quy định.
Trường hợp thi công cơ giới đất được đào bằng máy xúc dung tích gàu từ (0.4 ¸0.8)m3. Đất đào được vận chuyển ra khỏi mặt bằng đến bãi theo quy định của thiết kế.
Trong quá trình thi công, nêu phát hiện có sai sót trong đồ án thiết kế thì nhà thầu sẽ báo cho Chủ đầu biết để xử lý kịp thời
Tại các vị trí qua đường giao thông hoặc giao các dòng chảy Nhà thầu sẽ xây dựng các hạng mục công trình trước khi thi công mái. Nhà thầu sẽ đào hố móng có chiều dài tối thiểu và xây dựng các bờ ngăn, đường tránh cần thiết tránh ảnh hưởng đến giao thông và dòng chảy.
Các biện pháp bảo vệ môi trường
Trong quá trình thi công Nhà thầu không để bùn đất, nước mặt, nước ngầm tràn sang vùng lân cận. Luôn có biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh, không gây ô nhiễm, hư hại và được Ban quản lý dự án phê duyệt.
Thải đất dư và đất không thể sử dụng
Các loại đất không thẻ sử dụng và đất dư so với nhu cầu xây ựng công trình chính phải được thải ra những vị trí thích hợp theo quy của Ban quản lý dự án
Sử dụng lại đất đào từ bãi trữ
Vật liệu được dự trữ cần đưa vào đắp ngay khi độ ẩm cho phép đầm nện tốt nhất. Sau khi sử dụng hết đất dự trữ, bãi chứa tạm phải được làm sạch theo yêu cầu của Ban quản lý dự án.
Bảo vệ bề mặt hố đào
Nền đất sau khi đào đảm bảo đúng cao trình thiết kế, bằng phẳng và đảm bảo khô ráo trước khi thi công phần xây đúc. Khi đào nền móng công trình Nhà thầu trừ lại một lớp bảo vệ để chống xâm thực và phá hoại của thiên nhiên, lớp này chỉ được bóc đi trước khi xây dựng công trình, chiều dày lớp bảo vệ đảm bảo theo quy định của thiết kế và giám sát tuỳ theo điều kiện địa chất và tính chất của công trình. Liên tục tiến hành kiểm tra trong quá trình thi công, tránh hiện tượng đào sâu quá cao trình thiết kế
Thông thường khi đào phải chừa lại lớp đất dày 20cm làm lớp bảo vệ. Tầng đất phía dưới chỉ đào lớp đất này ngay trước khi th công móng. Những trường hợp khác được chỉ định trên bản vẽ.
Đáy và mái hố đào tiếp xúc với bề mặt bê tông cũng được bảo vệ tránh nứt nẻ, phong hoá bằng các tấm plastic hoặc bao tải cho đến khi đổ bê tông
Việc đào lớp đất bảo vệ đến khi đặt tấm bảo vệ khác không quá 2 giờ. Bề mặt hoàn thiện không được phơi ra ngoài không khí quá 20’ và được bảo dưỡng ẩm.
Bề mặt hố đào phơi quá 20 ngày trước khi đổ bê tông lót đều được xử lý theo chỉ đạo của ban quản lý dự án. Như vậy lớp bảo vệ thi công ngay sau khi đào đến cao độ yêu cầu và đã bạt mái. Không để nền không đợc bảo vệ quá 1 giờ.
b) Công tác đắp
Khái quát:
Phần cát đắp bao gồm tất cả các phần đắp cho công trình đắp cát đỉnh kè, đắp bù tạo mặt cắt thiết kế cho mái kè bằng các vật liệu phù hợp lấy từ đất đào thông thường hoặc lấy từ bãi/mỏ vật liệu. Khối đắp được xây dựng theo tuyến, độ dốc và các kích thước của mặt cắt đã được chỉ ra trên các bản vẽ thiết kế thi công, hoặc theo chỉ dẫn của Ban quản lý dự án.
Khối đắp được thực hiện sao cho những sai số nào vượt quá dung sai cho phép và Nhà thầu phải chịu chi phí này.
Ban quản lý dự án có thể yêu cầu Nhà thầu sửa chữa bất kỳ sai số nào vượt quá dung sai cho phép và Nhà thầu phải chịu chi phí này.
Các vật liệu không thích hợp đều được Nhà thầu loại bỏ và vận chuyển nó ra bãi thải được chỉ định.
Nguồn vật liệu đắp
Vật liệu cát dùng để đắp được mua từ các đại lý trong khu vực hoặc khu vực lân cận. Vận chuyển tới công trình bằng ôtô.
Xử lý trước khi đắp
Đối với phần đắp trên nền cũ, trước khi đắp tiến hành bóc lớp phong hoá, lớp đất hữu cơ trên mặt, đất thải được đổ đúng nơi quy định.
Đánh sờm bề mặt đất cũ và đảm bảo độ ẩm tự nhiên cho đến khi đổ lớp đất đầu.
– Nếu nền là nền dốc thì đánh giật cấp trước khi đắp
– Nền của các kết cấu thoát nước và khối đá đổ được dọn sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với các kích thước và cao độ ghi trên các bản vẽ hoặc theo chỉ đạo của Ban quản lý dự án, được đầm nén như quy định và được nghiệm thu mới thựchiện các công việc tiếp theo.
– Sau khi hoàn thành các công việc trên sẽ tổ chức nghiệm thi để tiếp tục các việc tiếp theo.
Rải đắp có đầm nện
Nguyên tắc: Không đắp khi nền chưa được kiểm tra và nghiệm thu trước khi đổ 1 lớp thì lớp trước nó phải được đầm chặt và xử lý bề mặt tiếp giáp theo quy định
– Lớp cát đắp trong quá trình thi công được giữ ở cùng cao độ dọc theo chiều dài khối đắp, đặc biệt chú ý độ dốc và cách rải để có thể thoát nước mặt dễ dàng.
– Khối đắp đảm bảo không xuất hiện dạng thấu kính và cục bộ, các lớp vật liệu không được khác nhau đáng kể về cấu trúc và thành phần hạt so với vật liệu kế bên trong cùng khu vực.
– Trong trường hợp bề mặt khối đắp quá khô không có lực dính thích hợp với lớp tiếp theo thì được Nhà thầu xử lý xới lên làm ẩm và đầm chặt theo tiêu chuẩn kỹ thuật của khối đắp trước khi thi công lớp tiếp theo.
– Vật liệu được đổ thành hàng song song với đường tim của khối đắp, chiều dày đắp đất mỗi lớp không quá 30cm sau khi đầm chặt.
– Vật liệu quá kích thước, không đúng thành phần hạt, gây trở ngại cho việc đầm chặt đều được loại bỏ và vận chuyển đến vị trí quy định của Ban quản lý dự án.
Độ ẩm của vật liệu đắp
Độ ẩm của liệu đắp trước và trong quá trình đầm chặt đều tuân thủ theo quy định của tiêu chuẩn được áp dụng
Vật liệu đắp có độ ẩm nằm trong khoảng <=4% với độ ẩm tối ưu.
Độ ẩm tối ưu là độ ẩm cho phép đạt được dung trọng khô lớn nhất. Chỉ điều chủnh ẩm theo nhu cầu do sự bốc hơi hoặc do trời mưa trong thời gian san đầm và được thực hiện trên khối đất đắp.
Vật liệu quá ẩm được loại bỏ hoặc trải phơi cho tới khi độ ẩm giảm tới giới hạn quy định.
Thiết bị đầm nén, công tác đầm
Tuỳ theo từng điều kiện địa hình và tính chất Nhà thầu áp dụng thiết bị đầm nén theo quy định và quy phạm hiện hành.
Kiểu và cách vận hành đầm đều được trình cho Ban quản lý dự án phê duyệt hoặc thay đổi cần thiết để việc đầm nén được thực hiện tốt hơn trong suốt quá trình thi công công trình.
Nhà thầu sử dụng máy đầm 9T để đầm chặt cát đạt dung trọng thiết kế.
Bảo vệ khối đắp
Nhà thầu thực hiện công việc bảo vệ và bảo quản cần thiết để giữ cho khối đắp ở trong điều kiện tốt cho tới khi hoàn tất.
Trong trường hợp có mưa, thì bề mặt của khối đất đắp được làm nhẵn, đầm chặt và chống thấm bằng cách cho thiết bị có bánh lốp cao su đi qua.
Để giảm ảnh hưởng của mưa, bề mặt khối đắp có độ dốc ngang xấp xỉ 1%
Đắp cát công trình
Đắp cát công trình được thực hiện theo chỉ dẫn của bản vẽ thiết ké hoặc theo chỉ dẫn khác của Ban quản lý dự án.
Không đổ cát lên hoặc tỳ vào bất kỳ bề mặt nào của khối bê tông mới đổ trong vòng 10 ngày. Xe đầm không được phép vận hành trong phạm vi 1m cách tường công trình xây đúc. Trong khu vực giới hạn này và khu vực khác mà xe đầm không thể dùng được, phải được đầm bằng máy đặc biệt hoặc đầm bằng thủ công.
Thí nghiệm
Để kiểm tra và theo dõi việc xây dựng khối đắp , Nhà thầu cùng với Ban quản lý dự án tiến hành thử nghiệm kiểm tra san đầm, độ ẩm, dung trọng khô, độ chặt tương đối và bất kỳ thí nghiệm nào khác heo yêu cầu. Các thí nghiệm được yêu cầu để xác định đặc tính và đảm bảo chất lượng của khối đắp do Nhà thầu thực hiện. Thử nghiệm kiểm tra độ chặt và độ ẩm được thực hiện trên khối đắp được đầm và do Ban quản lý thực hiện bằng chính tiền của mình trong phòng thí nghiệm ở công trường hoặc phòng thí nghiệm khác được chỉ định.
Trường hợp đắp cát tiếp giáp với công trình xây đúc phải xử lý tiếp giáp với nền và mái hố móng theo yêu cầu thiết kế. Trong phạm vi tối thiểu 1m kể từ các mặt ngoài công trình trở ra đất đắp phải được đầm đảm bảo chỉ tiêu gk
Bạt mái tạo phẳng
Ở những mái nghiêng đắp, áp trúc đều phải đắp dôi ra sau khi đầm đạt yêu cầu thiết kế thì dùng thủ công bạt mái để tạo mặt cắt theo thiết kế.
Ở những vị trí mặt bằng, sau khi dùng đầm cóc để đạt dung trọng thiết kế thì tạo mặt nhẵn phẳng nằm ngang bằng thủ công.
Thi công các lớp bảo vệ, gia cố mái theo đúng hình thức quy định trong bản vẽ thi công và để chống sói lở, trượt…
Nghiệm thu và thanh toán
Quá trình thi công đất, Nhà thầu chúng tôi cùng với chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra, nghiệm theo trình tự thi công và theo từng giai đoạn cụ thể.
Đối với đắp cát: Khối lượng nghiệm thu là khối lượng cát đắp đo tại nơi đắp.
Công tác nghiệm thu tuân thủ theo các tiêu chẩun và các qui phạm hiện hành.
CÔNG TÁC THI CÔNG GIA CÔNG VÀ LẮP DỰNG CỐT THÉP
1) Yêu cầu chung
– Cốt thép dùng trong kết cấu bê tông phải phù hợp với bản vẽ thiết kế đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 5574-1991 và TCVN 4453-1995.
– Cốt thép sử dụng trong công trình phải đảm bảo các tính năng kỹ thuật qui định trong tiêu chuẩn về cốt thép. Đối với thép nhập khẩu cần có chứng chỉ kèm theo mẫu thí nghiẹm kiểm tra theo TCVN 197-1985 “Kim loại – Phương pháp thử kéo” và TCVN 198-1985 “Kim loại – Phương pháp thử uốn”. Giấy chứng nhận kiểm nghiệm hàng hoá của Nhà sản xuất được kèm theo khi cung cấp vật liệu phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật.
– Cốt thép được gia cong tại xưởng cốt thép tại công trường, thép được vận chuyển tới công trường theo tiến độ thi công cụ thể.
– Không được sử dụng trên một công trình nhiều loại thép có hình dạng và kích thước hình học như nhau, nhưng tính năng có lý khác nhau.
– Cốt thép trước lúc gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:
+ Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ.
+ Các thanh bị bẹp, giảm tiết diện do làm sạch hoặc nguyên nhân khác không được vượt quá giới hạn 2% đường kính. Nếu quá giới hạn thì loại thép đó dược sử dụng theo tiết diện thực tế.
+ Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng.
– Trình kỹ thuật Chủ đầu tư về mẫu mã, chủng loại và các chứng chỉ kỹ thuật về thép đưa về công trường. Thép dùng cho công trình là thép Miền Nam hoặc thép liên doanh đạt tiêu chuẩn Việt Nam.
– Cốt thép được xếp trên giá gỗ, cách xa mặt đất và được bảo vệ không han gỉ, hư hỏng hoặc bẩn. Những thanh có đường kính và cường độ thép khác nhau được để tách rời nhau.
Cắt và uốn cốt thép.
– Cốt thép được gia công cắt uốn bằng phương pháp nguội, dùng máy cắt và máy uốn. Tất cả việc uốn thép đều phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453-1995.
– Trước khi cắt thanh, các bộ kỹ thuật lập sơ đồ cắt thanh, sơ đồ mối nối theo đúng quy phạm, kích thước thanh theo đúng thiết kế.
– Nắn thẳng và đánh sạch mặt cốt thép trước khi cắt thanh
– Trước khi uốn thép, cần làm vật gá trên bàn uốn hoặc đánh dấu điểm uốn trên thanh thép để đảm bảo uốn chính xác.
– Độ sai lệch của cốt thép đã gia công không được vượt quá các trị số qui định trong bảng sau:
TT Các loại sai số Trị số sai lệch cho phép
1 Sai lệch về kích thước theo chiều dài của cốt thép chịu lực trong kết cấu
a) Mỗi mét dài ± 5mm
b) Toàn bộ chiều dài ±20mm
2 Sai lệch về vị trí điểm uốn ±30mm
3 Sai lệch về chiều dài cốt thép trong kết cấu bê tông khối lớn +d
a) Khi chiều dài nhỏ hơn 10m + (d+0,2d)
b) Khi chiều dài lớn hơn 10m 3o
4 Sai lệch về góc uốn của thép +a
5 Sai lệch về kích thước móc uốn bằng độ dày lớp bảo vệ bê tông cốt thép
Trong đó: d: đường kính cốt thép (mm)
a: Chiều dày lớp bảo vệ (mm)
– Tất cả các thanh cốt thép trơn phải uốn móc cong ở hai đầu, trừ khi trong các bản vẽ có quy định khác.
– Các móc sẽ được uốn lại hơn 1800, với đường kính bên trong từ 6-8 lần đường kính của thanh, phần cuối cùng của đoạn cong này là đoạn thẳng có chiều dài tối thiểu gấp 4 lần đường kính của thanh nhưng không ít hơn 6,5cm.
– Cốt thép sau khi gia công, bó từng thành phần bó theo các chủng loại riêng, xếp trên sàn cao chống rỉ và có đánh số để phân biệt.
Nối cốt thép.
Nối buộc cốt thép
Việc nối buộc (nối chồng lên nhau) đối với các loại thép được thựchiện theo quy định của thiết kế. Không nối ở vị trí chịu lực lớn, chỗ uốn cong. Trong một tiết diện ngang, thép nối không quá 25% diện tích tổng cộng cốt thép chịu lực đối với thép tròn trơn và không quá 50% đối với thép gai.
Việc nối buộc cốt thép phải thoả mãn yêu cầu sau:
+ Chiều dài nối buộc của cốt thép chịu lực trong các khung và lưới cốt thép không được nhỏ hơn 250mm đối với thép chịu kéo và 200mm đối với thép chịu nén. Các kết cấu khác với chiều dài nối buộc không nhỏ hơn trị số trong bảng 7 của TCVN 4453-1995.
+ Chiều dài đoạn nối buộc không được nhỏ hơn các trị số quy định ỏ bảng:
Loại cốt thép Chiều dài nối buộc
Trong khu vực chịu kéo Trong khu vực chịu uốn
Dầm hoặc tường Kết cấu khác Đầu cốt thép có móc câu Đầu cốt thép không có móc câu
Cốt thép trơn cán nóng 40d 30d 20d 30d
Cốt thép có gờ cán nóng có hiệu 5 40d 30d – 20d
Trong đó: d: đường kính thực tế đối với cốt thép trơn (mm)
là đường kính tính toán đối với thép có gờ
là đường kính trước khi xử lý nguội đối với cốt thép xử lý nguội
+ Khi nối buộc, cốt thép ở vùng chịu kéo phải uốn móc đối với thép tròn trơn, cốt thép có gờ không uốn móc.
+ Dây buộc dùng loại dây thép có số hiệu 18-22 hoặc có đường kính khoảng 1mm. Mối nối buộc ít nhất là 3 chỗ(ở giữa và 2 đầu)
+ Nếu nối buộc cốt thép hàn trong phương chịu lực thì trên chiều dài gối lên nhau của mỗi một lưới cốt thép nối nằm ở vùng chịu kéo phải đặt ít nhất là 2 thanh cốt ngang và hàn chúng với tất cả các thanh dọc của lưới.
Nối hàn cốt thép
+ Việc hàn cốt thép cũng được thực hiện theo đúng qui định của thiết kế. Hàn nối thép thường dùng các phương pháp hàn: hàn đối đầu tiếp xúc, hàn mang, hàn có thanh nẹp và hàn đáp chồng. Tuỳ theo nhóm và đường kính cốt thép mà sử dụng kiêể hàn thích hợp.
+ Không nên đặt mối hàn của những thanh chịu kéo ở những vị trí chịu lực lớn. Cốt thép chịu kéo trong kết cấu có độ bền mỏi và cốt thép trong kết cấu chịu tải chấn động chỉ được dùng phương pháp nối hàn.
+ Khi nối hàn cốt thép tròn cán nóng thì không hạn chế số mối nối trong một mặt cắt. Mối hàn cốt thép ở kết cấu có độ bền mỏi thì tại mặt cắt ngang nói chung không đợc nối quá 50% số thanh thép chịu lực.
Vận chuyển và lắp dựng cốt thép
Việc vận chuyển và lắp dựng cốt thép từ nơi sản xuất đến vị trí lắp dựng phải đảm bảo thành phẩm không biến dạng hư hỏng. Nếu trong quá trình vận chuyển làm biến dạng thì trước khi lắp dựng phảo sửa chữa lại.
Công tác lắp dựng cốt thép pảhi thoả mãn các yêu cầu sau:
– Các bộ phận cốt thép lắp dựng trước không làm trở ngại cho các bộ phận lắp dựng sau.
– Dùng các bộ gá bằng gỗ thanh để ổn định cốt thép chống biến dạng trong quá tình lắp dựng và đổ bê tông
– Việc liên kết các khung cốt thép khi lắp dựng được thực hiện như sau:
+ Số lượng mối nối buộc (hay hàn đính) không lớn hơn 50% trên một mặt cắt và được buộc theo thứ tự xen kẽ.
+ Trong trường hợp các góc đai thép với thép chịu lực phải buộc (hay hàn đính) 100%.
– Vị trí, khoảng cách, độ dày lớp bảo vệ và kích thước của các bộ phận cốt thép phải thực hiện theo sơ đồ đã vạch sẵn phù hợp với quy định của bản vẽ thiết kế.
Kiểm tra và nghiệm thu
– Chủng loại, đường kính cốt thép như thiết kế
– trước khi gia công thử mẫu theo TCVN 197-85; TCVN 198-85; QPTL-D6:1978
– Bề mặt thanh thép kiểm tra bằng thước thép, yêu cầu sạch sẽ, không bị giảm tiết diện cục bộ
– Gia công cắt và uốn theo qui trình gia công nguội
– Sai lệch kích thước không vượt quá các trị số nêu trong mục này
– Lắp dựng cốt thép có độ sai lệch về vị trí cốt thép không quá trị số nêu ở mục này.
– Thép chờ và chi tiết đặt sẵn đủ và đúng vị trí.
– Con kê đo bằng thước, đảm bảo các trị số nêu trong mục này
– Chiều dày lớp bê tông bảo vệ đo bằng thước đảm bảo như đã nêu ở mục này.
– Công tá nghiệm thu cốt thép được thực hiện xong trước khi đổ bê tông
CÔNG ÁC THI CÔNG LẮP DỰNG VÁN KHUÔN
– Bê tông đúc sẵn dùng ván khuôn thép theo bản vẽ gia công khuôn thép.
– Bê tông đổ tại chỗ dùng ván khuôn định hình và gỗ, ván khuôn thành bên chỉ được dỡ theo chỉ dẫn của thiết kế và theo quy phạm QPTL D6-78 cụ thể đảm bảo theo yêu cầu sau:
+ Độ cứng, chắc bền, không bị biến dạng và không bám dính vào bê tông
+ Đúng hình dạng và kích thước thiết kế
+ Dễ tháo lắp và không hư hại cho bê tông
+ Đảm bảo độ kín khít, độ phẳng
– Trước khi sử dụng để ghép tiếp ván khuôn được làm vệ sinh sạch sẽ nhát là bề mặt và cạnh của ván khuôn, ván khuôn sau khi được lắp dựng, kiểm tra và nghiệm thu yêu cầu sau:
+ Độ chính xác của ván khuôn so với thiết kế
+ Độ chính xác của các bộ phận đặt ván khuôn
+ Độ chính xác của nền, đà giáo chống đỡ ván khuôn và thân ván khuôn.
+ Độ cứng và khả năng chống biến dạng của toàn bộ hệ thống
+ Độ kín khít giữa các tấm ván khuôn.
– Tháo dỡ ván khuôn:
Ván khuôn đứng cho các công trình được tháo dỡ không sớm hơn sau khi bê tông được đổ vào. Ván khuôn dưới và các cột chống tạm cho dầm và các bản dầm ngang phải ở đúng vị trí tối thiểu 10 ngày hoặc cho tới khi bê tông đạt được cường độ chịu nén ít nhất là 85% cường độ quy định
Ván khuôn của bê tông tấm gia cố có thể tháo dỡ rời sau 24giờ kể từ khi đổ bê tông.
CÔNG TÁC THI CÔNG BÊ TÔNG
Vật liệu thi công
Nhà thầu đảm bảo sử dụng vật tư đảm bảo các chỉ tiêu cơ lý theo yêu cầu và tiêu chuẩn quy định:
– Ximăng: sử dụng ximăng Poóclăng PCB30 trung ương đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam TCVN 6067-1995.
– Cát sử dụng loại cát vàng khai thác tại khu vực quy định của thiết kế có các chỉ tiêu cơ lý theo yêu cầu.
– Đá các loại sử dụng đá lấy tại các mỏ đá trong khu vực quy định của thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định
– Nước thi công, sử dụng nước sạch, có hàm lượng muối nhỏ hơn giới hạn cho phép.
Thành phần cấp phối bê tông
Bê tông mac <100, chúng tôi sử dụng bảng tra sẵn trong QPTLDG-78 sau đó lấy mẫu thử nghiệm nén.
Nhà thầu sẽ có thiết kế và thí nghiệm thành phần cấp phối hốn hợp bê tông với những điều kiện đổ bê tông tương tự thực tế để đảm bảo sau khi bảo dưỡng đúng quy định, khối bê tông công trình có tuổi thọ, tính không thấm nước và cường độ đạt những yêu cầu thiết kế. Nhà thầu sẽ gửi kết quả thí nghiệm thành phần cấp phối hỗn hợp vữa bê tông của mẫu vữa thiết kế cho Ban quản lý dự án trước khi đổ bê tông ít nhất 30ngày.
Thông báo về dự định đổ bê tông
VII. THI CÔNG CỌC BÊ TÔNG
Cọc BT được đóng tại móng tường kè và tại bến tàu.
Thiết bị và lực lượng thi công
Nhà thầu sử dụng 02 búa đóng một loại 1,2T và 1,8T và 16 công nhân bậc 3,5/7 đến 4,0/7. Máy 1,2T dùng để đóng cọc tại chân tường kè. Búa đóng cọc 1,8T dùng để đóng cọc dưới nước.
Các bước thi công cọc bê tông tiến hành như sau:
Sau khi có kết quả thí nghiệm và có biên bản thống nhất mật độ, chiều dài và tiết diện cọc, nhà thầu tiến hành đúc cọc khi cường độ đạt yêu cầu tiến hành đóng cọc đại trà, biện pháp thi công đóng cọc đại trà:
+ Dùng máy kinh vĩ, thuỷ bình xác định vị trí cao trình mặt đất tiến hành định vị, vị trí các tim cọc, dùng thép F6 dài 30cm đóng định vị, vị trí các cọc (đóng sâu hơn mặt bằng từ 5¸7cm) để khỏi mất dấu vị trí khi máy di chuyển.
+ Cẩu tách cọc và chuyển cọc từ bãi đúc xuống mặt bằng sao cho không ảnh hưởng đến hướng di chuyển của máy và lấy cọc thuận tiện nhất .
+ Khi đưa giá máy vào vị trí và cẩu đưa cọc vào giá, mũi cọc phải đúng vị trí cọc thép định vị, rọi chỉnh 2 phía để điều chỉnh cọc thẳng đứng.
Đóng cọc dưới nước:
+ Theo thiết kế hồ sơ mời thầu thì cọc dưới nước được giữ bằng bộ giá để kẹp cổ cọc. Bộ giá được đóng bằng búa 1.8T đứng trên tàu.
+ Bộ giá được làm bằng thép hình chữ I.
+ Dùng búa và xà beng để tháo kẹp cổ cọc và hấnng vị trí mới để đóng tiếp cọ khác.
+ Vị trí đóng cọc được xác định bằng máy kinh vĩ. Cọc được vận chuyển theo tàu chở máy đóng cọc bằng tàu chở cọc và trên tàu có một cẩu 10T để cẩu cọc vào vị trí đóng cọc.
VIII. TRẢI VẢI ĐỊA KỸ THUẬT
Yêu cầu
– Vải địa kỹ thuật mới có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của Nhà sản xuất, đúng chủng loại quy định cũng như các chỉ tiêu thiết kế.
– Kiểm tra thật kỹ độ bằng phẳng mái kè để vải địa kỹ thuật tiếp xúc tốt với mái kè.
– Dọn sạch những vật cứng, nhọn, sắc để không làm hư hỏng vải.
– Vải địa kỹ thuật được trải vuông góc với mái kè.
– Kiểm tra các mối nối vải trước khi quấn vải vào thợ lặn.
-Thi công vải địa từ hạ lưu lên thượng lưu, từ trên xuống chân kè và ra ngoài chân mái bảo vệ theo từng mặt cắt thiết kế.
Trình tự thi công:
– Kiểm tra hệ thống phao định vị trước khi thi công
– Vải được cuốn thành cuộn có ống lõi lồng vào trục lăn và bánh xe. Vải sau khi trải ra khỏi ống, vải được dằn xuống đáy sông theo hết chiều rộng vải nhờ trục đuôi quay được gắn theo sau khung đè xuống mép vải
– Việc trải vải bắt đầu từ cơ kè đến hết chân mái theo vị trí từng mặt cắt. Đầu vải được giữ bởi các ghim sắt nhọn F6 hình L dài 60cm đóng xuống đáy sông. Các ghim thép được đóng theo mép vải, cứ 100cm thì đóng ghim. Thợ lặn kiểm tra mếp vải và đóng ghim mép ngang vải cho đến hết phần chiều dài thi công
– Sau khi thi công hết một làn, dịch chuyển thiết bị lên thuợng lưu một đoạn sao cho mép vải chồng lên mép vải kia một đoạn 80cm và bắt đầu tiến hành công việc theo các bước nêu trên cho đến khi phủ toàn bộ bề rộng mái kè.
– Tiến hành kiểm tra bằng thợ lặn sau khi thi công trải vải xong.
THI CÔNG LỚP BẢO VỆ
– Thi công lớp bảo vệ tiến hành ngay sau khi trả vải để hạn chế sự lão hóa vải do tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím của ánh sáng mặt trời
– Vải lọc trải dần tương ứng với khả năng thi công lớp bảo vệ trong thời gian cho phép 2-3 ngày.
– Thi công lớp bảo vệ từ dưới chân kè lên đỉnh, lớp bảo vệ đặt nhẹ nhàng phủ kín trên vải, hạn chế khe hở để ánh sáng tiếp xúc trực tiếp với vải lọc
– Không cho phép các phương tiện cơ giới đi trên vải lọc trong quá trình thi công làm dịch chuyển và rách thủng vải.
THI CÔNG TRẢI THẢM ĐÁ DƯỚI NƯỚC
Yêu cầu vật liệu
– Thảm đá có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của nhà sản xuất, phải dùng đúng chủng loại quy định cũng như các chỉ tiêu thiết kế;
– Sau khi trải vải lọc, mới bắt đầu tiến hành thi công trải thảm đá;
– Thảm đá đem đến hiện trường mở ra rồi gấp lại theo kích thước đã chọn;
– Liên kết giữa các mặt bên thảm đá bằng dây buộc;
– Không được thả thảm đá vận tốc dòng chảy lớn hơn 1.5m/s;
– Kích thước đá lớn hơn 1.5 ¸ 2 lần kích thước mắc lưới ( đá hộc 10¸20cm );
– Đá hộc có đường kính 10¸20cm phải được sắp xếp chặt trong thảm, thảm đá phải được neo buộc chắc chắn trước khi hạ xuống sông;
Trình tự thi công:
+ Chờ mực nước triều xuống thấp tiến hành trải thảm đá;
+ Thảm đá được tâp kết trên cặp phao chuyên dùng;
+ Thảm đá đặt xuôi theo mái kè, vuông góc với mặt tiếp xúc, hướng đặt vuông góc với chiều dòng chảy;
+ Thi công theo trình tự từ ngoài vào trong bờ, hạ lưu lên thượng lưu, từ dưới lên trên;
+ Định vị hệ thông thi công bằng hệ thống phao định vị trên sông;
+ Căng dây cáp giữ cho tời dịch chuyển thiết bị theo làn thi công;
+ Thảm đá bậc cơ và thảm đá mái nghiêng liên kết bằng dây buộc;
+ Luôn kiểm tra, kiểm tra độ kín khít của các thảm liên kết nhau, đảm bảo các thảm luôn liền nhau không có kẽ hở giữa các thảm.
XI.THI CÔNG LÁT CẤU KIỆN
– Cấu kiện bê tông đúc sẵn phải hoàn chỉnh và đạt cường độ trước lúc lắp đặt vào kênh. Các cấu kiện được nghiệm thu về cường độ, kích thước và hình khối, chủng loại.
– Dùng phương tiện thô sơ và thủ công rải đều các cấu kiện đúc sẵn trên bờ kênh theo khối lượng thiết kế chừng 10m một cụm.
– Khi lắp đặt, vận chuyển cấu kiện đúc sẵn bằng thanh trượt đặt áp mái kênh, kết hợp với các bậc thang tạm, vận chuyển nhẹ, không làm sứt cạnh cấu kiện và ảnh hưởng đến vải địa kỹ thuật.
+ Kỹ thuật lát cấu kiện:
Trước khi lát, kỹ sư giám sát kiểm tra chặt chẽ kỹ lưỡng cấu kiện xem có đạt tiêu chuẩn mới được đưa vào lát, các cấu kiện không đạt tiêu chuẩn phải loại bỏ.
Lên ga, cắm tuyến, lấy mốc lại toàn bộ công trình để kiểm tra trong quá trình thi công đất. Sau khi kiểm tra xong tiến hành công việc tiếp theo.
Tiến hành lát cấu kiện: Từ chân lên đến đỉnh kè
Các cấu kiện tạo thành mặt phẳng đều, chắc không lồi, lõm, độ gồ ghề mặt mái < 5mm, chiều rộng khe hở hai tấm kề nhau < 5mm, đảm bảo các góc cạnh thẳng đều.
+ Công việc làm các nút góc và khe các cấu kiện
Các góc tấm sau khi đạt yêu cầu cần phải làm kín sao cho đầy đủ hết kể cả các góc tấm giáp chân khay (chân mái) và giáp khoá mái (đỉnh kè).
Vữa bê tông đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của công tác bê tông mà đã nêu ở phần trên.
Công tác chèn vữa ở các nút góc tấm chỉ được tiến hành khi các nút được vệ sinh sạch sẽ và trước khi tháo nước 3 đến 4 ngày.
Đặt vòng khuyên thép f6 ôm đủ 4 đầu móc và bẻ cong lại.
Sau khi được kỹ sư giám sát nghiệm thu mới được đổ bê tông vào góc.
CHƯƠNG 5: BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
NHỮNG YÊU CẦU VỀ CHẤT LƯỢNG
Chất lượng công trình được quản lý theo đúng tinh thần Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Chính Phủ cùng với TCVN 5637-91 và TCVN 5951-95. Nội dung quản lý chất lượng xây lắp công trình gồm:
Nghiên cứu thiết kế phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý, phát hiện những vấn đề quan trọng cần đảm bảo chất lượng.
Làm tốt khâu chuẩn bị thi công, lập biện pháp thi công đối với những công trình quan trọng và phức tạp về kỹ thuật. Lập các biện pháp đảm bảo nâng cao chất lượng công tác xây lắp (Bê tông, vữa… trộn bằng máy, có cân đong đo đếm)
Tìm nguồn cung cấp vật liệu xây dựng, bán thành phẩm, cấu kiện đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Tổ chức kiểm tra thí nghiệm vật liệu xây dựng theo quy định tại cơ sở thí nghiệm kiểm định chất lượng thi công. Không đưa vật liệu không đảm bảo chất lượng vào công trình.
Lựa chọn cán bộ đội trưởng, kỹ thuật, công nhân đủ trình độ và kinh nghiệm đối với công việc được giao. Tổ chức đầy đủ bộ phận giám sát, kiểm tra kỹ thuật.
Tổ chức kiểm tra nghiệm thu công tác xây lắp theo đúng quy định của tiêu chuẩn, quy phạm thi công, đặc biệt những bộ phận khuất và quan trọng. Sửa chữa những sai sót sai phạm kỹ thuật một cách nghiêm túc.
Phối hợp và tạo điều kiện cho sự giám kỹ thuật của đại diện thiết kế và bên giao thầu.
Tham gia hội đồng nghiệm thu cơ sở
Tổ chức điều hành có hiệu lực đối với các lực lượng thi công trên hiện trường. Thống nhất quản lý chất lượng đối với các bộ phận trực thuộc. Báo cáo kịp thời những sai phạm kỹ thuật, những sự cố ảnh hưởng đến chất lượng công trình
Tất cả các vật liệu thiết bị sử dụng cho công trình đều phải đạt yêu cầu kỹ thuật và Nhà thầu sẽ cung cấp đầy đủ các chứng chỉ, xuất xứ nguồn gốc vật liệu đem vào sử dụng cho công trình
Tất cả các loại vật tư thiết bị không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của thiết kế và hồ sơ mời thầu thì Nhà thầu sẽ cho vận chuyển những vật tư thiết bị đó ra khỏi công trường và thay thế bằng những vật tư thiết bị khác phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.
MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Chất lượng là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại và sự sống còn của công ty. Chính vì cậy chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Chất lượng XD được hình thành trong mọi giai đoạn. Trước khi thi công (Lập kế hoạch, tiến độ, thiết kế biện pháp, gia công chế tạo, vật liệu, chi tiết xây dựng và vận chuyển tới hiện trường) giai đoạn Xây dựng (quá trình thi công xây lắp) và sau Xây dựng (bàn giao nghiệm thu và đưa vào sử dụng)
Quản lý chất lượng là quá trình thiết lập, bảo quản và duy trì mức độ cầ thiết trong gia công, lắp dựng, thi công và đưa vào sử dụng. Quá trình này chúng tôi thực hiện bằng cách kiểm tra, thanh tra, giám sát thi công theo đúng bản vẽ, thực hiện đúng các quy trình, tiêu chuẩn, thông số và các tác động có ảnh hưởng tới chất lượng, tiến hành nghiệm thu đầu vào, từng thành phần công đoạn cho từng công việc cụ thể.
Hệ thống quản lý tài liệu và các thông số kỹ thuật thiết kế, các chỉ tiêu kỹ thuật được sử dụng đưa vào công trình, kiểm tra định kỳ công tác kỹ thuật xây lắp, thanh tra kỹ thuật, an toàn lao động. Quá trình kiểm tra, giám sát có sự tham gia của người công nhân lao động, kỹ thuật hiện trường, chủ nhiệm công trình, cán bộ giám sát chất lượng nhằm ngăn ngừa và loại trừ hư hỏng, phế phẩm và sự cố đối với công trình trong mọi chi tiết, mọi công đoạn. Tất cả các vật liệu được lấy mẫu và đưa đến 1 trung tâm thí nghiệm trung gian theo sự chỉ định của bên A (có giấy phép của Nhà nước) để thí nghiệm và cấp chứng chỉ
Kiểm tra giám sát chất lượng vật liệu, công tác xây láp được thực hiện cả trên hiện trường và trong phòng thí nghiệm của chúng tôi bằng các dụng cụ và thiết bị thí nghiệm tiên tiến đáng giá chất lượng vật liệu và công trình. Chúng tôi đưa vào công trình nhưữn kỹ sư giỏi có kinh nghiệm thi công và giám sát. Đội ngũ công nhân lành nghề thi công nhiều công trình, nhiều công việc đạt chất lượng cao.
CHƯƠNG 6: TIẾN ĐỘ VÀ TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG THI CÔNG
TIẾN ĐỘ THI CÔNG
Thời gian thi công toàn bộ công trình là 360 ngày, khởi công từ 1/1/2009 hoàn thành vào 1/1/2010.
Tiến độ thi công được Nhà thầu lập dựa trên căn cứ:
+ Yêu cầu của Chủ đầu tư đối với thời gian qui định trong hồ sơ mời thầu
+ Khối lượng các hạng mục công việc
+ Năng lực thi công của Nhà thầu
+ Thực tế mặt bằng công trình, khả năng cung cấp vật tư, nguyên vật liệu
+ Bố trí nhân lực trên công trường hợp lý với sử dụng tối đa máy móc, thiết bị để tăng năng suất lao động.
Dựa theo tiến độ đã lập được duyệt chính thức chúng tôi sẽ lập lại tiến độ chi tiết cho từng giai đoạn, trong mỗi giai đoạn lại lập tiến độ cho từng thàng, tuần, trên cơ sở đó bố trí nhân lực, vật tư máy móc đảm bảo đúng tiên độ theo quy định.
Nhà thầu chúng tôi sẽ tận dụng tối đa việc cơ giới hoá, áp dụng tiến độ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất nhăm đẩy nhanh tiến độ thi công công trình nhằm đạt mục tiêu đề ra là hoàn thành công trình đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng cao, giá thành hạ.
Trong đó các công việc được thi công xen kẽ giúp cho việc đẩy nhanh tiến độ thi, việc bố trí hợp lý dây truyền sản xuất sẽ giảm thời gian chờ đợi thi công
Tất cả được chi tiết trong tiến độ thi công tổng thể. Trong trường hợp Nhà thầu trúng thầu sẽ lập tiến độ chi tiết gửi Chủ đầu tư trước khi thi công.
TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG
Lực lượng đổ bê tông bố trí đầy đủ dây truyền thi công liên tục đến hết khối đổ, tránh hạn chế mạch ngừng bê tông làm ảnh hưởng kết cấu công trình.
Lực lượng xe máy và thiết bị dưới sự điều dộng chỉ huy trưởng công trường, phục vụ theo tiến độ thi công
Trong quá trình thi công, Công ty sẽ ứng dụng hình thước thưởng phạt khuyến khích lợi ích vật chất tiết kiệm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Ngoài ra có thể thuê ngắn hạn để bổ sung nhân lực, thiết bị vào lúc công việc gấp rút nhằm rút ngắn thời gian thi công
Tất cả nhân lực tại hiện trường đều được đăng ký tạm trú với địa phương riêng ban chỉ huy công trường được thông báo để chủ đầu tư tiẹn việc liên lạc giả quyết công việc
Toàn bộ bộ máy tổ chức cũng như các công nhân trực tiếp tham gia thi công trên công trường chúng tôi sử dụng có tay nghề cao, với nhiều năm kinh nghiệm đã từng tham gia thi công hoàn thành các công trình có yêu cầu về mặt kỹ thuật và tổ chức.
Sơ đồ tổ chức hiện trường
Thuyết minh sơ đồ tổ chức hiện trường
a) Ban chỉ huy công trường
Các thành viên ban điều hành: là chỉ huy trưởng công trường, các phó chỉ huy công trường, ban điều hành sản xuất có chức năng và quyền hạn sau:
Thay mặt Nhà thầu có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, có quyền điều động xe máy, máy móc thiết bị vật tư, nhân lực phục vụ cho công trình
b) Các bộ phận quản lý của Ban chỉ huy công trường
Hành chính:
Bao gồm Kế toàn công trường, bải vệ hiện trường, y tá, đời sống, chế độ chinh sách bảo hiểm, tài chính, tiền lương
Giám sát hiện trường:
Gồm các kỹ sư và cán bộ kỹ thuật trực tiếp giám sát hiện trường, thi công cùng với người lao động là công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông thường xuyên. Giám sát về chất lượng, kỹ thuật thực hiện đúng yêu cầu của quản lý kỹ thuật trong thi công.
Quản lý kỹ thuật
Bộ phận này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người quản lý chung công trường, chịu trách nhiệm về kỹ thuật, chất lượng tiến độ thi công công trình. Được giao nhiệm vụ cụ thể cho từng người trong nhóm (tổ kỹ thuật phục trách; thí nghiệm hiện trường, thường xuyên bám sát hiện trường lấy mẫu thí nghiệm và báo cáo kết quả với người quản lý kỹ thuật
Lĩnh vực khác
Quản lý, sửa chữa xe máy, thiết bị thi công, điều hành xe máy, quản lý vật tư, quản lý an toàn lao độnh, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an ninh…
c) Các đội thi công
Dưới các bộ phận nghiệp vụ trên công trường là các đội sản xuất. Các tổ đội sản xuất được bố trí theo ngành nghề chuyên môn và theo kế hoạch sản xuất của công trường để đảm bảo hoàn thành công việc theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình.
Các đội sản xuất bao gồm các công nhân chuyên ngành có tay nghề cao đảm nhận trực tiếp việc sản xuất, thi công các hạng mục công trình dưới sự chỉ đạo của các bộ phận nghiệp vụ trên công trường, cán bộ kỹ thuật A, chỉ huy công trường và chịu trách nhiệm về các công việc do mình đảm nhiệm.
CHƯƠNG 7: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, AN TOÀN LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG HOẢ HOẠN, BÃO LỤT
BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
An toàn lao động là một vấn đề trọng yếu trong xây dựng công trình. Để đảm bảo an toàn lao động Nhà thầu chúng tôi sẽ tổng hợp nhiều biện pháp:
1/ Về tổ chức
Công trường có một Ban an toàn lao động (ATLĐ) gồm: Ban chỉ huy công trường, nhân viên y tế, nhân viên kỹ thuật, nhân viên lao động, tiền lương và đại diện của người lao động.
Nhiệm vụ của ATLĐ:
– Phổ biến các nội quy, quy phạm, chính sách của Nhà nước, quy chế bảo hộ ATLĐ ở Công ty.
– Lập nội quy về ATLĐ trên công trường
– Kiểm tra các phương án tổ chức thi công phải xét đến yếu tố đảm bảo an toàn lao động
– Dựng biển báo ở những nơi cần đề phòng tại nạn
Biện pháp bảo hộ và an toàn lao động
– Xây dựng lá trại đúng tiêu chuẩn quy định, ăn ở vệ sinh, có kế hoạch phòng chống bệnh tật từng mùa.
– Trong công tác thiết kế thi công các bộ phận, hạng mục công việc được xét đến yếu tố đảm bảo an toàn lao động
– Thường xuyên phổ biến, nhắc nhỏ quy trình quy phạm kỹ thuật an toàn lao động cho CBCNV. Đặc biệt thời điểm mới thành lập công trường và thi công các hạng mục dễ xảy ra tai nạn lao động.
– Có kế hoạch mua sắm và trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho người lao động. Có hệ thống thông tin liên lạc kịp thời.
– Trong công tác đào đất: Phạm vi đào đất được đào các rãnh tách nước mặt để tránh nước làm sạt lở mái, đảm bảo ổn định cho mái kè, đất đào thả phải đổ đúng nơi quy định, không được đào hàm ếch. Trong quá trình thi công cán bộ kỹ thuật luôn quan sát đề phòng hiện tượng sạt lở.
Công tác y tế
– Tạo mối quan hệ tốt với y tế địa phương để phối hợp xử lý các vụ việc xảy ra.
– Tại trụ sở ban chỉ huy công trường luôn có tủ thuốc và các thiết bị y tế để phòng bệnh cho cán bộ và công nhân viên công trường
Những biện pháp cụ thể
a) Công tác ván khuôn, cốt thép và bê tông
– Đối với tổ hợp để đỡ các kết cấu bê tông được chế tạo và lắp dựng theo đúng yêu cầu trong thiết kế thi công đã được duyệt.
– Ván khuôn ghép sẵn thành khối hoặc tấm lớn đảm bảo vững chắc
– Dựng lắp ván khuôn cho kết cấu có sàn công tác và lan can bảo vệ
– Không được để ván khuôn những thiết bị, vật liệu đồ dùng – phải đeo trực tiếp trên người
– Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật thi công kiểm tra kỹ lại, nếu có hư hỏng phải sửa chữa ngay. Khu vực sửa chữa phải có rào ngăn và biển báo.
b) Công tác gia công và lắp dựng cốt thép
– Chuẩn bị phôi và gia công cốt thép phải được tiến hành ở khu vực riêng, xung quanh có rào chắn và biển báo.
– Cắt, uốn, kéo cốt thép dùng máy hoặc các thiết bị chuyên dùng. Sử dụng các loại máy gia công cốt thép phải tuân thủ theo quy định. Phải có biện pháp ngăn ngừa thép văng khi cắt uốn thép có đoạn dài hơn hoặc bằng 0.3m.
– Bàn gia công cốt thép được cố định chắc chắn, nhất là khi gia công các loại thép có đường kính lớn hơn 20mm. Nếu bàn gia công cốt thép có công nhân làm việc ở hai đầu thì ở giữa phải có lưới thép bảo vệ cao ít nhất là 1m. Cốt thép đã làm xong đặt đúng chỗ quy định.
– Khi nắn thẳng thép tròn cuộn bằng máy phải:
+ Che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trước khi mở máy
+ Hãm động cơ khi đưa đầu nối thép vào trục cuộn
+ Rào ngăn hai bên sợi thép chạy dọc từ trục cuộn đến tang của máy.
– Trục cuộn các cuộn thép phảo đặt cách tang của máy từ 1,5¸2m và đặt cách nền không lớn hơn 50cm. Xung quanh có rào chắn. Giữa trục cuộn tang của máy phải có bộ phận hạn chế sự chuyển dịch của dây thép đang tháo. Chỉ được mắc đầu sợi thép vào máy khi máy đã ngừng hoạt động.
– Nắn thẳng cốt thép bằng tời điện hoặc tời quay tay, phải có biện pháp đề phòng sợi thép tuột hoặc đứt văng vào người. Đầu cáp của tời kéo nối với nơi thép cần nắn thẳng bằng thiết bị chuyên dùng. Không nối bằng phương pháp buộc. Dây cáp và sợi thép khi kéo phải nằm trong rãnh che chắn.
– Chỉ được tháo hoặc lắp đầu cốt thép vào dây cáp của tời kéo khi tời kéo ngừng hoạt động.
– Cấm dùng máy truyền động để cắt các đoạn thép ngắn hơn 80cm nếu không có các thiết bị bảo đảm an toàn lao động
– Chỉ được dịch chuyển vị trí cốt thép uốn trên bàn máy khi đĩa quay ngừng hoạt động.
– Khi gia công cốt thép và làm sạch rỉ trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân.
– Lắp dựng cốt thép cho các khung độc lập, dầm, xà, cột, tường và các kết cấu tương tự khác phải sử dụng sàn thao tác rộng hơn hoặc bằng 1m
– Lối qua lại trên các khung cốt thép trong xưởng hoặc tại chỗ, về ban đêm cần phảo được chiếu sáng đầy đủ và đảm bảo cường độ chiếu sáng.
Buộc cốt thép phải dùng các dụng cụ chuyên dùng: Cấm buộc bằng tay.
– Không được chất cốt thép lên sàn công tác hoặc trên ván khuôn vượt quá tải trọng cho phép trong thiết kế.
c) Công tác đổ và đầm bê tông
– Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra việc lắp đặt ván khuôn, cốt thép, giàn giáo, sàn công tác, đường vận chuyển. Chỉ được tiến hành đổ bê tông sau khi đã có văn bản xác nhận.
– Thi công bê tông ở những bộ phận kết cấu có độ nghiêng từ 30o trở lên phải có dây neo buộc chắc chắn các thiết bị. Công nhân phải đeo dây an toàn.
– Thi công bê tông ở hố sâu hoặc ở các vị trí chật hẹp, công nhân phải đứng trên các sàn thao tác và phải đảm bảo thông gió và cường độ chiếu sáng.
– Dùng đầm rung để đầm vữa bê tông cần:
+ Nối đất vở đầm rung
+ Ngừng đầm rung từ 5¸7 phút , sau mỗi lần làm việc liên tục từ 30¸35phút
+ Công nhân vận hành máy phải được trang bị ủng cao su cách điện và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác
d) Công tác tháo dỡ ván khuôn.
– Chỉ được tháo dỡ ván khuôn sau khi bê tông đã đạt đến cường độ quy định theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật thi công.
– Khi tháo ván khuôn phải tháo theo trình tự hợp lý, phải có biện pháp đề phòng ván khuôn rời hoặc kết cấu công trìn bị sập đổ bất ngờ. Nơi tháo ván khuôn phải có rào ngăn và biển báo.
– Trước khi tháo ván khuôn phải thu dọn hết vật liệu thừa và các thiết bị đặt trên các bộ phận công trình sắp tháo ván khuôn.
– Khi tháo ván khuôn, phải thường xuyên quan sát tình trạng các bộ phận kết cấu, nếu có hiện tượng biến dạng phải ngừng tháo và báo cho cán bộ kỹ thuật.
– Sau khi tháo dỡ ván khuôn phải che chắn các lỗ hổng của công trình. Không được để vánkhuôn đã tháo lên sàn công tác hoặc ném ván khuôn từ trên cao xuống. Ván khuôn sau khi tháo phải được nhổ đinh và xếp vào nơi quy định.
e) Công tác sử dụng xe máy xây dựng
– Tất cả các xe máy xây dựng đều phải có đủ hồ sơ kỹ thuật trong đó phải có các thông số kỹ thuật cơ bản, hướng dẫn về lắp đặt, vận chuyển,bảo quản, sử dụng và sửa chữa, có sổ giao ca, sổ theo dõi tình trạng kỹ thuật của máy.
– Các xe máy xây dựng có dẫn điện động được: Bọc cách điện hoặc bao he kín các phần mang điện để trần
– Nối đất bảo vệ phần kim loại không mang điện của xe máy.
– Xe máy phả đảm bảo khi ở chế độ làm việc không bình thường phải có tín hiệu, còn trong các trường hợp cần thiết phải có thiết bị ngừng, tự động tắt xe máy loại trừ yếu tố nguy hiểm.
f) Biện pháp an toàn sử dụng điện
+ Những điều hướng dẫn sử dụng điện thi công cho ánh sáng và thiết bị
+ Những điều nghiêm cấm kèm theo qui chế phạt vi phạm
+ Cử cán bộ chuyên môn về điện quản lý, theo dõi thực hiện, tu dưỡng sửa chữa thường xuyên và kịp thời… Tuyến điện thi công phải được lập và duyệt biện pháp trước chỉ huy công trường và phòng nghiệp vụ chuyên môn trước khi được phép kéo tuyến… Việc lắp đặt thiết bị và đường dây điện thi công phải theo đúng TCVN 4756-89 và TCVN 5556-91.
g) An toàn trong công tác lắp dựng
– Công nhân lắp dựng phải được trang bị quần áo, mũ cứng, dây an toàn.
– Tất cả các khu vực thi công đều có biển báo an toàn đúng nơi quy định
– Cấm uống bia rượu sử dụng chất kích thích trước và trong giời làm việc
– Cấm đứng dưới cấu kiện trong khi cẩu lắp ở trạng thái treo, cấm đứng trong phạm vi hoạt động của máy và thiết bị đang cẩu
– Thực hiện nghiêm chỉnh các qui phạm về công tác lắp ghép
h) An toàn trong công tác đất
– Để đảm bảo an toàn cho hố móng không bị sạt lở tiến hành đào hố móng đến đâu dứt điểm đến đó, tạo mái taluy thích hợp với loại đất hố móng.
– Để làm khô hố móng trong quá trình thi công bố trí các hố ga thu nước từ các rãnh ở đáy hố móng và luôn có máy bơm nước dự phòng
– Không để vật tư thiết bị gần mép hố móng
– Bố trí dây truyền máy thi công nhịp nhàng
– Các đường vận chuyển được gia cố và được tu bổ thường xuyên.
– Có bộ phận chuyên trách về an toàn hướng dẫn điều hành máy móc thiết bị.
i) An toàn trong công tác hàn
– Máy hàn cần có vỏ kín được nối với nguồn điện
– Dây tải điện đến máy dùng loại cao su mềm, khi nối dây thì nối bằng phương pháp hàn rồi bọc cách điện chỗ nối. Đoạn dây tải điện từ nguồn đến máy dài không quá 15m
– Chuôi kim hàn được làm bằng vật liệu cách điện, cách điện nhiệt tốt
– Chỉ có thợ điện mới được nối điện từ lưới điện vào máy hàn hoặc tháo lắp sửa chữa máy hàn
– Có tấm che chắn bằng vật liệu không dẫn điện, không cháy dể ngăn xỉ hàn và kim loại bắn ra xung quang nơi hfn
– Thợ hàn được trang bị kính hàn, giày cách điện và các phương tiện cá nhân khác
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
– Khu vực lán trại phải tuân thủ những điều kiện vệ sinh và sinh hoạt của địa phương.
– Có đầy đủ công trình phụ, khu vệ sinh theo tiêu chuẩn
– Lập các quy định về chế dộ vệ sinh công nghiệp đối với các trang thiết bị. Thu gom rác thải đưa về nơi xử lý an toàn. Nghiêm cấm việc vứt bỏ các rác thải tại nơi thi công. Toàn bộ rác thải sẽ được thu gom đúng nơi quy định và đất thải được đổ tại bãi thải mà chính quyền địa phương cho phép.
– Quan hệ chặt chẽ với chính quyền và nhân dân địa phương làm tốt các công tác an toàn và bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan trong khu vực thi công.
– Xe máy phải có đủ bộ phận giảm tiếng ồn và khói, xe chở đất được che chắn bằng bạt, không được làm rơi vãi vật liệu. Khi đi qua khu dân cư sẽ tiến hành phun nước chống bụi để đảm bảo vệ sinh môi trường.
– Xong công trình phải thu dọn, tháo dỡ công trình tạm trả lại mặt bằng.
III. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
– Các thùng chứa nhiên liệu được để ở nơi có người và nhất thiết có bình cứu hoả
– Nạp xăng dầu vào máy công tác được chuẩn bị vào ban ngày, trường hợp làm ban đêm sẽ dùng đèn pin chiếu sáng khi đổ, tuyệt đối không dùng vật cứng hoặc sắt để mở gõ nắp.
– Xung quanh xưởng lán trại được bố trí dự trữ các thùng phi chứa nước phòng khi hoả hoạn xảy ra.
– Việc đun nấu phải được bố trí hợp lý, tuyệt đối không được đun nấu cá nhân.
CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO, THIÊN TAI.
Về tổ chức
Nhà thầu chúng tôi thành lập Ban phòng chống lụt bão, thiên tai do Giám đốc công ty làm trưởng ban. Tại công trường có trưởng ban phòng chống bão lụt và thiên tai để phòng chống kịp thời và phối hợp với các đơn vị bạn trong khu vự
Biện pháp
Nhà cửa, kho hàng, lán trại, bố trí hợp lý
Các hạng mục công trình ngập nước được thi công khẩn trương
Thi công các hạng mục công trình đào các mương tách nước mặt.
Mùa mưa bão, nhà cửa kho hàng được sửa chữa và chằng néo chắc chắn.
Thường xuyên học tập phổ biến và kiểm tra các phương án, dụng cụ phòng chống bão lụt thiên tai.
Thường xuyên theo dõi thời tiết qua các thông tin đại chúng để có biện pháp phòng ngừa và đối phó kịp thời
Nhà thầu cũng sẽ chuẩn bị sẵn sàng vật liệu chống lũ cho công trình như dự trữ cát, bao tải cát chống lũ…
Bảo vệ kết cấu khỏi ảnh hưởng mưa bão: dùng bạt nilon che trùm những hạng mục đang thi công dở dang.
Khi có mưa bão bất ngờ mọi công việc phải ngưng hoạt động, nhang chóng che chắn cho kết cấu và thu gom các vật liệu, xe máy và nhân lự vào nơi trú ẩn an toàn.
KẾ HOẠCH VÀ BIỆN PHÁP BẢO HÀNH THI CÔNG CÔNG TRÌNH.
Thời gian bảo hành công trình
Nhà thầu nhận bảo hành công trình theo quy định của hồ sơ mời thầu.
Kinh phí bảo hành
Theo quy chế bảo hành xây lắp công trình theo quy định của Nhà nước hiện hành
Biện pháp bảo hành
Trong thời gian bảo hành Nhà thầu thực hiện nghiêm túc mọi yêu cầu của Chủ đầu tư về việc sửa chữa những hư hỏng do thu công gây ra, Nhà thầu có một tổ chuyên viên cùng lực lượng thi công đủ khả năng khắc phục kịp thời những hư hỏng nếu có.
Hết thời gian bảo hành, trong vòng 15 ngày Nhà thầu trình hồ sơ bảo hành gồm các văn bản, tài liệu quy định tại điều 29, 30 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng cho chủ nhiệm điều hành dự án xem xét và trình Chủ đầu tư phê chuẩn chứng nhận hết thời hạn bảo hành. Đồng thời tuân thủ đúng quy chế bảo hành xây dựng theo pháp luật Nhà nước hiện hành.
CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thi công các công trình thuỷ lợi, chắc chắn chúng tôi sẽ thi công công trình đạt chất lượng cao nhất, đúng tiến độ thi công đề ra và đúng tiêu chuẩn Nhà nước và pháp luật hiện hành.
Kính đề nghị Chủ đầu tư trong trường hợp Nhà thầu trúng gói thầu này được thi công thuận lợi
Chúng tôi xin trân trọng cám ơn!
ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU
Câu hỏi : thay dây giàn phơi Mật khẩu: 2010XXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.
BỘ SƯU TẬP 999 MẪU NHÀ ĐẸP 2023
.
Với hơn 999 mẫu nhà phố – biệt thự – liền kê được chúng tôi chia sẻ cùng quý vị :
Sưu tập 999 mẫu nhà đẹp bao gồm các phương kết cấu + kiến trúc khác nhau, giúp chủ đầu tư giảm thiểu tối đa chi phí, tiết kiệm hàng chục triệu đồng.
Thỏa sức lựa chọn mẫu nhà đẹp, miễn phí tư vấn thiết kế xây dựng nhà. .
XEM NGAY Tải Tài Liệu như thế nào ? Xem Cách Tải
Bạn không biếtnhư thế nào ?
Thuyết Minh Biện Pháp Kỹ Thuật Thi Công
THUYẾT MINH BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG để chuẩn bị thi công gói thầu: “Xây móng máy và cải tạo bề mặt nền, tường, mái nhà xưởng” đạt được kết quả theo yêu cầu và bảo đảm an toàn lao động,
THUYẾT MINH BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG
I. NHỮNG CĂN CỨ LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU Để thi công gói thầu: “Xây móng máy và cải tạo bề mặt nền, tường, mái nhà xưởng” đạt được kết quả theo yêu cầu và bảo đảm an toàn lao động, chúng tôi căn cứ áp dụng các điều luật và tiêu chuẩn sau: – Căn cứ vào hồ sơ mời thầu; – Căn cứ vào Hồ sơ thiết kế Bản vẽ thi công; – Các quy trình, quy phạm thi công và nghiệm thu xây dựng hiện hành; – Các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành xây dựng, của Nhà nước, của nước ngoài được dùng để tham khảo, tra cứu; – Các điều kiện qui định trong hồ sơ đấu thầu, trong hợp đồng thi công; – Việc đúc kết kinh nghiệm quản lý các công trình xây dựng mà Chúng tôi đã thực hiện trong suốt quá trình hình thành và phát triển của Công ty; – Luật Lao động 10/2012/QH13 ngày 18/06/2012 có hiệu lực 01/05/2013; – Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/05/2013 Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời gian làm việc, nghỉ ngơi và ATLĐ, VSLĐ; Quy trình, quy phạm áp dụng cho việc thi công, nghiệm thu công trình: – Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD); – Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008. Ban hành Quy chuẩn kỵ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD); – TCVN 9342:2012 – Công trình bê tông cốt thép toàn khối xây dựng bằng cốt pha trượt thi công và nghiệm thu; – TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế; – TCVN 229-1999: Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737-1995; – TCVN 375-2006: Thiết kế công trình chống động đất; – TCXD 45-1978: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình; – TCVN 5760-1993: Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng; – TCVN 6160-1996: Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy; – TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93); – TCVN 4760-1993: Hệ thống PCCC – Yêu cầu chung về thiết kế; – TCXD 33-1985: Cấp nước – Mạng lưới bên ngoài công trình – Tiêu chuẩn thiết kế; – TCVN 5576-1991: Hệ thống cấp thoát nước – Quy phạm quản lý kỹ thuật; – TCXD 51-1984: Thoát nước – Mạng lưới bên trong và ngoài công trình – Tiêu chuẩn thiết kế; – TCXD 25-1991: Tiêu chuẩn đặt đường dây điện trong nhà ở và công trình xây dựng Phần an toàn điện; - TCXD 27-1991: Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong các công trình công cộng; – TCXD 394-2004: Tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt thiết bị điện trong các công trình công cộng; – TCVN-46-89: Chống sét cho công trình xây dựng; – Luật Đấu thầu số 43/2013/QH11 ngày 26/11/2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; – Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; – Quyết định số 61/QĐ-VEAM/HĐTV ngày 14/7/2023 của Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam về việc phê duyệt Kế hoạch đấu thầu Dự án đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực sản xuất động cơ Diesel và máy kéo cỡ nhỏ tại Công ty SVEAM. – Nghị định của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013. – Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 của Bộ xây dựng quy định chi tiết một số nội dung Quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại nghị định 15/2013/NĐ-CP.
II. GIỚI THIỆU VỀ GÓI THẦU.
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư – Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Động cơ và Máy nông nghiệp Miền Nam. – Đại diện Chủ đầu tư: Ban Quản lý Dự án. I.2. Tổng quan dự án gói thầu – Tên gói thầu: Xây móng máy và cải tạo bề mặt nền, tường, mái nhà xưởng. – Tên dự án: Đầu tư chiều sâu – nâng cao năng lực sản xuất Động cơ Diesel và máy kéo cỡ nhỏ. I.3. Địa điểm và quy mô gói thầu Vị trí xây dựng: tại nhà máy SVEAM Khu phố 1, Phường Bình Đa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. Hiện trạng mặt bằng: Nền nhà xưởng hiện hữu là nên bê tông chịu lực cũ xem chi tiết trong hồ sơ TKBVTC. I.4. Quy mô xây dựng Hạng mục thi công Xây móng máy và cải tạo bề mặt nền, tường, mái nhà xưởng bao gồm các công việc sau: + Di dời các máy móc, thiết bị không còn phù hợp ra khỏi khu vực sản xuất. (nếu có) + Định vị các vị trí móng máy để xây mới móng máy: bao gồm loại bỏ lớp bê tông cũ, đào móng máy, đóng cọc và xây dựng móng máy mới. + Thi công xây lắp móng máy Trung tâm gia công ngang CNC (hệ thống FMS), Máy mài tròn ngoài dây chuyền mài Trục khuỷu, Máy ép thủy lực 250T, Máy đột dập CNC + Cải tạo lại nền xưởng: xây móng máy, bóc, vá, làm phẳng và sơn lại nền xưởng thỏa mãn yêu cầu để lắp đặt máy móc thiết bị mới. + Máy móc, thiết bị mới được lắp theo dây chuyền kiểu dòng chảy và đầu ra hướng tới xưởng lắp ráp sản phẩm. (theo bản vẽ thiết kế). + Thay mới mái tôn cũ bằng mái tôn mới cho toàn bộ khu vực nhà xưởng. Đặc điểm các mặt bằng xưởng hiện có tại nhà máy: Xưởng cơ khí thuộc nhà máy đều có nền xưởng bê tông lưới thép dày 200mm bảo đảm điều kiện kỹ thuật để lắp đặt các máy móc, thiết bị thuộc dự án. Tuy nhiên, do qua thời gian sử dụng, bề mặt nền xưởng có nhiều nơi bị sứt mẻ, ngấm dầu do đó có một số nơi cần phải được cải tạo xử lý làm phẳng và sơn lại. Mái tôn cũ đã hư hại nhiều vị trí do đó cần phải thay mới và dọn bỏ lớp tôn cũ ra khỏi nhà máy. 2. Thời gian hoàn thành: 03 tháng.
XEM TIẾP THEO THUYẾT MINH BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG
Liên hệ tư vấn:
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: (028) 35146426 – (028) 22142126 – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782
Website: chúng tôi ; www.lapduan.info;
Email: [email protected] ; [email protected]
Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công
THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG
13:50 – 01/11/2023
THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG
A. BIỆN PHÁP THI CÔNG:
Các biện pháp thi công chủ yếu đối với công tác lắp đặt thang máy tại công trường bao gồm:
1. Sử dụng giàn giáo xây dụng bên trong giếng thang máy.
2. Dùng sàn thao tác di động.
3. Dùng sàn cabin hoặc sàn cabon giả làm dàn thao tác di động.
Công ty VIỆT TÍN PHÁT hiện nay lựa chọn biện pháp thứ 2 – Dùng sàn thao tác di động – Với việc đảm bảo các nguyên tắc an toàn trong thi công thì biện pháp thi công này có ưu điểm do:
– Rút ngắn đáng kể thời gian lắp đặt hoàn chỉnh một thang máy do không mất nhiều thời gian dựng, tháo giàn như biện pháp số 1 và việc di chuyển lên xuống trong giếng thang là thuận lợi.
– Sàn thao tác hoàn toàn độc lập với rail dẫn hướng nên đảm bảo độ chính xác của việc lắp đặt và căn chỉnh rail dẫn hướng, không bị ảnh hưởng do tác động ép, đẩy lên rail dẫn hướng khi dùng sàn cabin như biện pháp 3.
B. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT
Các bước thực hiện thi công lắp đặt thang máy theo trình tự như sau:
* Giai đoạn lắp đặt cơ khí
1. Kiểm tra và tiếp nhận hố thang máy, mặt bằng thi công, kho bãi, nguồn điện. Kiểm tra toàn bộ điều kiện phục vụ thi công.
2. Tập kết vật tư, thiết bị, kiểm hàng và sắp xếp ngăn nắp vào kho bãi.
3. Vệ sinh công nghiệp hố thang, mặt bằng thi công (vệ sinh lần 1).
4. Triển khai đóng thanh chắn bảo vệ và dán bảng cảnh báo trước các ô trống cửa tầng.
5. Thả cáp nài an toàn dọc suốt giếng thang.
6. Triển khai thiết bị thi công chuyên dùng (như Plan, tời, nâng, mát hàn….) vào các vị trí cần thiết.
7. Kéo các thiết bị chính (như tủ điện, máy kéo, đà máy, bệ đặt máy) lên phòng đặt máy (nếu phòng máy ở trên).
8. Đóng giàn thao tác và triển khai thả dọi để đóng giàn định vị.
9. Dùng giàn thao tác thi công lắp giá đỡ rail dẫn hướng (Bracket).
10. Kéo các thanh rail dẫn hướng để nối và dựng đường rail dẫn hướng.
11. Căn chỉnh các đường rail dẫn hướng.
12. Đặt đà máy, bệ máy, đặt máy kéo, châm nhớt máy keo, đặt Governor.
13. Lắp khung cabin, hệ thống thắng cơ khí, khung đối trọng.
14. Thả cáp tải, cáp Governor.
15. Tiến hành lắp đặt cửa tầng.
16. Tháo giàn định vị.
17. Lắp cabin, của cabin.
18. Chất tải cân bằng.
19. Lắp bộ giảm chấn cabin, đối trọng.
20. Lắp giới hạn, cờ dừng tầng.
21. Căn chỉnh kích thước tương đối giữa hệ thống cabin và cửa tầng (canh doorlock, kiếm cửa, giới hạn).
22. Vệ sinh lần 2, sơn giá đỡ rail dẫn hướng, đà máy.
* Giai đoạn lắp đặt điện:
1. Bàn giao công việc cơ/điện
2. Kiểm tra nguồn điện 3 pharse.
3. Kiểm tra nhớt máy kéo.
4. Thi công dây phòng máy.
5. Kiểm tra an toàn hệ thống, đo cách điện ….
6. Đóng điện, vận hành thang máy ở chế độ chạy tốc độ chậm.
7. Lắp dây điện di động theo cabin.
8. Thi công dây điện dọc hố, dây điện hộp button tầng, cửa tầng.
9. Thi công dây điện cabin.
10. Căn chỉnh vị trí hộp giới hạn hành trình.
11. Kiểm tra và thử đóng mở cửa tự động.
12. Kiểm tra an toàn và đóng điện vận hành thang ở chế độ tốc độ cao.
13. Kiểm tra hoạt động tất cả các thiệt bị điện: mạch an toàn, mạch hiển thị, nút ấn…
14. Chỉnh tốc độ cao, tốc độ chậm, thời gian gia tốc, giảm tốc.
15. Chỉnh thang dừng bằng tầng.
* Giai đoạn hoàn tất:
1. Tiến hành kiểm tra hiệu chỉnh cơ toàn hệ thống, kiểm tra hệ thống cửa, cabin, hệ thống thắng cơ, má trượt trên rail dẫn hướng,…..
2. Tiến hành kiểm tra hiệu chỉnh điện toàn hệ thống, kiểm tra chất lượng vận hành thang, đóng mở cửa, tiếng ồn, mạch an toàn, cắt giới hạn hành trình……
3. Hoàn tất phần xây dựng hoàn thiện của khách hàng (xây dựng cửa tầng, đổ sàn phòng máy).
4. Vệ sinh thang máy lần 3, đánh dấu cáp tải.
5. Tổ chức kiểm định an toàn (nếu có).
6. Hướng dẫn sử dụng thang máy và bàn giao sử dụng
THUYẾT MINH BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO
AN TOÀN TRONG THI CÔNG
Thuyết Minh Biện Pháp Tổ Chức Thi Công Đường Giao Thông Cấp 3 Miền Núi
BỘ SƯU TẬP 999 MẪU NHÀ ĐẸP 2023
.
Với hơn 999 mẫu nhà phố – biệt thự – liền kê được chúng tôi chia sẻ cùng quý vị :
Sưu tập 999 mẫu nhà đẹp bao gồm các phương kết cấu + kiến trúc khác nhau, giúp chủ đầu tư giảm thiểu tối đa chi phí, tiết kiệm hàng chục triệu đồng.
Thỏa sức lựa chọn mẫu nhà đẹp, miễn phí tư vấn thiết kế xây dựng nhà. .
XEM NGAY
Hosoxaydung.com xin giới thiệu các bạn Thuyết minh biện pháp tổ chức thi công đường giao thông cấp 3 miền núi
Mật khẩu : Cuối bài viết
THUYẾT MINH BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG CẤP 3 MIỀN NÚI THUYẾT MINH BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNGPHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG.
1.1. Đặc điểm tuyến đường.
– Hướng tuyến: Đoạn từ có chiều dài 65,101 km được chia làm hai đoạn thành phần:
+ Đoạn 1:
+ Đoạn 2:
– Địa hình địa mạo khu vực tuyến đi qua thuộc kiểu địa hình đồi trung bình, cây cối rậm rạp, độ dốc ngang lớn. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống khe suối dày đặc.
– Phân đoạn bắt đầu từ km ….. thuộc địa phận xã , huyện , tỉnh xây lắp thuộc địa phận tỉnh và kết thúc tại
– Đoạn là tuyến mới hoàn toàn, do đó hệ thống giao thông trong khu vực hầu như không có, trừ đường tạm lâm nghiệp từ
1.2. Địa hình:
– Địa hình khu vực tuyến có dạng địa hình đồi núi trung bình. Địa hình bị cắt xẻ mạnh bởi nhiều hệ thống sông suối dày đặc, cây cối rậm rạp. Đoạn tuyến làm mới hoàn nên hệ thống giao thông khu vực hầu như chưa có. Độ dốc dọc và độ dốc ngang của địa hình tự nhiên lớn, Công tác di chuyển thiết bị, đưa máy móc vào thi công rất khó khăn.
Cấp đường:
– Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn cấp III miền núi. Tốc độ thiết kế VTK = 60 km/h.
Các thông số kỹ thuật chủ yếu
– Bán kính đường cong bằng Rmin = 125m (một số đoạn địa hình khó khăn châm chước R = 60m).
– Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu Rmin = 2500m
– Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu Rmin = 1500m
– Độ dốc dọc tối đa idmax = 7.97%. Cao độ đường đỏ thiết kế đảm bảo tần suất thủy văn phù hợp với địa hình khu vực.
– Bề rộng nền đường Bnền = 9m
– Bề rộng mặt đường Bmặt = 6m
– Bề rộng lề Bl = 2 x 1.5m
– Độ dốc ngang mặt đường thông thường in = 2%.
– Độ dốc lề đường gia cố 2%, lề đất 6%.
– Độ dốc ta luỵ nền đắp 1: 1.5. Những đoạn đắp cao được dật cấp, mỗi cấp rộng 2 m cao 6m. Độ dốc taluy đắp đá 1:1.
– Nền đào có độ dốc taluy 1:0.5 – 1:1 tuỳ theo địa chất. Đối với đoạn taluy cao được thiết kế dật cấp, mỗi cấp cao từ 6 – 12m, bậc rộng 2m.
Kết cấu nền đường, áo đường.
Nền đường: Đối với nền đường đắp hoặc nền đào là đất, các lớp nền đường được đầm chặt K95, riêng lớp đất 30cm từ đáy áo đường được đầm chặt K = 98.
Áo đường:
* Kết cấu loại 1 (KCI) trên nền đất, đá phong hoá mạnh áo đường từ trên xuống như sau:
– Bê tông nhựa hạt mịn dày 5 cm.
– Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0.3 lít/m2
– Bê tông nhựa hạt thô dày 7 cm.
– Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 1.0 lít/m2
– Cấp phối đá dăm loại 1 dày 15 cm.
– Cấp phối đá dăm loại 2 dày 20 cm.
* Kết cấu loại 2 (KCII) trên nền đá cứng, áo đường từ trên xuống như sau:
– Bê tông nhựa hạt mịn dày 5 cm.
– Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0.3 lít/m2
– Bê tông nhựa hạt thô dày 7 cm.
– Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 1.0 lít/m2
– Cấp phối đá dăm loại 1 dày 15 cm.
Lề đường
Phần lề gia cố được thiết kế đồng nhất với kết cấu áo đường.
Các công trình chính:
Cầu Khe Trù Km 34 + 132.8:
– Sơ đồ nhịp 1 x 24m. Chiều dài toàn cầu Ltc = 39.2m.
– Khổ cầu: B = 8 + 2 x 0.5 = 9m. Gồm 4 dầm chữ T chiều dài dầm 24 m bằng BTCT Dự ứng lực.
– Mố cầu dạng chữ U bằng BTCT, móng nông đặt trên nền đá phong hoá nứt nẻ.
– Trụ cầu dạng thân hẹp BTCT, móng nông trên nền đá phong hoá nứt nẻ.
Cầu Khe Vò Km 34 + 897.79:
– Sơ đồ nhịp 1 x 25.7m. Chiều dài toàn cầu Ltc = 38.8m.
– Khổ cầu: B = 9 + 2 x 0.5 = 10m. Gồm 5 dầm BTCT Dự ứng lực tiết diện chữ I chiều dài dầm 25.7m.
– Mố cầu dạng chữ U bằng BTCT, móng nông đặt trên nền đá phong hoá nứt nẻ.
– Trụ cầu dạng thân hẹp BTCT, móng nông trên nền đá phong hoá nứt nẻ.
Cầu Rào Mốc Km 36 + 208.00
– Sơ đồ nhịp x 25.7m. Chiều dài toàn cầu Ltc = 38.8m.
– Khổ cầu: B = 9 + 2 x 0.5 = 10m. Gồm 5 dầm BTCT Dự ứng lực tiết diện chữ I chiều dài dầm 25.7m.
– Mố cầu dạng chữ U bằng BTCT, móng nông đặt trên nền đá phong hoá nứt nẻ.
– Trụ cầu dạng thân hẹp BTCT, móng nông trên nền đá phong hoá nứt nẻ.
Cống
Toàn tuyến xây mới 21 cống tròn các loại, chiều dài tổng cộng 490m, trong đó:
– Cống tròn BTCT f = 1.00m 8 cống
– Cống tròn BTCT f = 1.25m 7 cống
– Cống tròn BTCT f = 1.50m 5 cống
– Cống tròn BTCT 2f = 1.50m 1 cống
Tải trọng thiết kế cho công trình là H30 và XB 80.
KHỐI LƯỢNG THI CÔNG CHÍNH TRÊN TOÀN TUYẾN
TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng
I Phần đường
A Khối lượng đào nền đường
1
2
B Khối lượng đắp nền
1
2
1.5. Các mỏ và nguồn cung cấp vật liệu chủ yếu.
1.5.1. Đất đắp
– Trước khi dùng đất để đắp nhà thầu sẽ thí nghiệm kiểm tra thành phần cơ lý của đất và đệ trình kết quả lên kỹ sư TVHT. Tuy nhiên kết quả khảo sát ban đầu cho thấy đất đắp nền đường có thể lấy tại các mỏ dọc hai bên tuyến tại Km 32 + 50 bên trái tuyến 100m. Thành phần địa chất đất đá cho thất có thể điều phối từ nền đào sang nền đắp.
1.5.2. Cấp phối đá dăm
– Nhà thầu lắp đặt máy xay và trạm trộn cấp phối tại Hà Tĩnh. Tại đây vật liệu được say và trộn để tạo thành cấp phối liên tục theo chỉ tiêu của dự án.
1.5.3. Cát xây dựng.
– Cát dùng cho công trình được khai thác từ các mỏ cát sông Rào Trổ. Cự li vận chuyển đến công trình khoảng 16 km. Chất lượng tốt, trữ lượng nhiều, mỏ cát này đã được khai thác sử dụng cho cầu Rào Trổ và các công trình đầu tuyến.
1.5.4. Thép, xi măng, nhựa đường.
– Sắt thép, xi măng, nhựa đường.
1.5.5. Bê tông nhựa.
– Nhà thầu lắp đặt trạm BTN ở Hà Tĩnh. Bê tông nhựa được sản xuất tại trạm cung cấp cho công trường.
1.5.6. Vật liệu khác.
– Các vật liệu khác như củi, tre nứa… mua tại địa phương.
PHẦN II: BIỆN PHÁP THI CÔNG TỔNG THỂ
2.1. Căn cứ lập thiết kế tổ chức thi công:
– Căn cứ vào các tiêu chuẩn Nhà nước, tiêu chuẩn ngành đã được các Cơ quan chức năng ban hành.
– Căn cứ vào quyết định duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật số 2070/QĐ – BGTVT ngày 15 tháng 7 năm 2003 của Bộ giao thông vận tải.
– Căn cứ vào hiện trạng tuyến đường và các số liệu khảo sát thực địa của Nhà thầu.
– Căn cứ vào năng lực thiết bị thi công và năng lực của đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề của
2.2. Bố trí các mũi thi công
Để đảm bảo tiến độ thi công cho công trình sau khi nghiên cứu kỹ các căn cứ thiết lập tổ chức thi công nhà thầu tổ chức các mũi thi công như sau:
– Mũi thi công 1
Thi công tất cả các hạng mục công trình từ Km 32 – Km 34 (lý trình cũ), bao gồm các dây chuyền sau:
– Thi công cống, tường chắn
– Thi công nền đường
– Thi công móng mặt đường
– Dây chuyền hoàn thiện
– Mũi thi công 2
Thi công tất cả các hạng mục công trình từ Km 34 – Km 35 + 500 (lý trình cũ), bao gồm các dây chuyền sau:
Phần đường:
– Thi công cống, tường chắn
– Thi công nền đường
– Thi công móng mặt đường
– Dây chuyền hoàn thiện
Phần cầu:
a- Cầu Khe Trù
– Thi công kết cấu hạ bộ
– Thi công nền đường hai đầu cầu
– Đúc dầm BTCT DƯL
– Lắp đặt dầm BTCT DƯL
– Thi công mặt đường, mặt cầu, hoàn thiện
b- Cầu Khe Vò
– Thi công kết cấu hạ bộ
– Thi công nền đường hai đầu cầu
– Đúc dầm BTCT DƯL
– Lắp đặt dầm BTCT DƯL
– Thi công mặt đường, mặt cầu, hoàn thiện
– Mũi thi công 3
Thi công tất cả các hạng mục công trình từ Km 35 + 500 – Km 40 (lý trình cũ), bao gồm các dây chuyền sau:
Phần đường:
– Thi công cống, tường chắn
– Thi công nền đường
– Thi công móng mặt đường
– Dây chuyền hoàn thiện
Phần cầu: Cầu Rào mốc
– Thi công kết cấu hạ bộ
– Thi công nền đường hai đầu cầu
– Đúc dầm BTCT DƯL
– Lắp đặt dầm BTCT DƯL
– Thi công mặt đường, mặt cầu, hoàn thiện
2.3. Khối lượng xây lắp của các mũi thi công.
TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng
I Mũi thứ nhất Km 32 – Km 34
1
II Mũi thứ hai Km 34 – Km 35 + 500
PHẦN III. BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT ĐƯỜNG
CHƯƠNG I: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
Công tác giao nhận tuyến.
– Ngay sau khi ký hợp đồng xây lắp, nhà thầu sẽ phối hợp cùng với Ban QLDA và TVTK giao nhận mặt bằng thi công. Nhà thầu sẽ cử các cán bộ kỹ thuật nhận các cọc mốc toạ độ, cao độ, các cọc chủ yếu, cọc chi tiết của tuyến đường. Cán bộ kỹ thuật của nhà thầu sẽ dùng máy toàn đạc điện tử để đo đạc kiểm tra so sánh giữa bản vẽ thiết kế và thực tế hiện trường.
– Nhà thầu cùng với Chủ đầu tư và TVGS khảo sát lại tuyến bao gồm tuyến chính, tuyến tránh và các công trình phụ trợ khác, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Tiến hành công tác dấu cọc để có cơ sở khôi phục lại trong quá trình thi công cũng như trả lại cọc khi công trình hoàn thành. Rải cọc mốc toạ độ, cao độ phụ để quá trình thi công đảm bảo độ chính xác cao.
Chuẩn bị công trường, thiết bị và nhân sự
– Bố trí mặt bằng công trường, làm nhà kho, lán trại… phục vụ thi công.
– Bố trí cán bộ thi công, chuyển quân đến vị trí xây dựng công trình.
– Tập kết máy móc thiết bị, dụng cụ thí nghiệm hiện trường đầy đủ và đồng bộ, kiểm tra đảm bảo sự hoạt động tốt của máy móc thiết bị.
– Mua sắm các thiết bị phục vụ thi công như tời điện 5T, các loại kích căng kéo thủy lực, máy bơm vữa…
– Gia công ván khuôn dầm, gia công ván khuôn lan can, ván khuôn mố trụ cầu… tại công xưởng.
– Làm nhà ở công nhân, phòng làm việc ở công trường, bãi tập kết vật liệu, nhà kho, xưởng, trạm gia công vật liệu tại chỗ. Bố trí hệ thống cơ sở hạ tầng cho công trường, nước sinh hoạt, nước thi công, điện thắp sáng, điện sản xuất.
– Tập kết vật liệu tại công trình, khối lượng tập kết được tính toán phù hợp với tiến độ thi công có kể đến khối lượng dự phòng.
– Chuẩn bị các hệ thống đảm bảo an toàn giao thông trong suốt cả quá trình thi công như hệ thống đèn báo hiệu, cọc tiêu, biển báo công trường.
Làm đường công vụ
Do đặc điểm của đoạn tuyến Km 32 – Km 40 là đường làm mới, địa hình dạng đồi bát úp có độ dọc và dốc ngang lớn. Địa hình bị cắt xẻ mạnh bởi hệ thống sông suối dày đặc. Hệ thống giao thông hầu như chưa có, Công tác vận chuyển nhân lực, thiết bị và vật tư thi công rất khó khăn nên công tác làm đường công vụ hết sức cần thiết.
– Bố trí đường công vụ bám theo đường lâm nghiệp cũ đến đầu tuyến. Từ Km 32 tiếp tục mở đường công vụ theo đường lâm nghiệp đến km 33. Từ Km 33 mở đường công vụ bám theo địa hình đến Km 35 + 500. Sau khi mở đường công vụ Nhà thầu có thể triển khai 3 mũi thi công đồng thời như đã bố trí trong phương án thi công tổng thể. Đường công vụ được thi công bằng máy đào, máy ủi kết hợp với thủ công. Đường công vụ đảm bảo các yếu tố kỹ thuật để xe chạy an toàn, đảm bảo giao thông tốt và phục vụ tốt cho công tác thi công.
Công tác chuẩn bị, kiểm tra chất lượng vật liệu.
Nhà thầu tiến hành khảo sát vật tư theo yêu cầu chất lượng kỹ thuật của dự án. thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu, và so sánh với các chỉ tiêu vật liệu yêu cầu của dự án. Các chỉ vật liệu này đảm bảo các tiêu chuẩn của dự án được chủ đầu tư và TVGS chấp nhận trước khi thi công.
4.1. Xi măng
– Xi măng dùng để thi công công trình là loại xi măng Poóclăng thông thường có các đặc trưng kỹ thuật phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Xi măng khi sử dụng bảo đảm tơi mịn không vón cục.
Nhà thầu sẽ tiến hành thí nghiệm xác định các chỉ tiêu của xi măng như cường độ, thời gian đông kết, trọng lượng thể tích…
– Nhà thầu chỉ sử dụng một nhãn hiệu của loại xi măng có chất lượng tốt đảm bảo các chỉ tiêu và được TVGS nhất trí. Bảo quản xi măng cẩn thận trong kho được che chắn mưa nắng, kê cao phòng ẩm cẩn thận trước khi sử dụng.
4.2. Nước:
– Nước dùng cho bê tông phải được sự nhất trí của kỹ sư TVHT. Nước sử dụng không có váng dầu mỡ, không màu. Thí nghiệm kiểm tra thành phần hóa học của nước, thành phần tạp chất có hại và lượng chất hữu cơ không vượt quá tiêu chuẩn quy định. Tiến hành thí nghiệm so sánh bằng các phương pháp thử xi măng tiêu chuẩn về cường độ và thời gian ninh kết của mẫu trộn bằng nước ở hiện trường so với mẫu sử dụng nước cất. Khi kết quả chỉ có sai số nhỏ được TVHT chấp nhận mới được sử dụng nguồn nước.
4.3. Cát.
– Thành phần hạt phải đúng theo quy định thiết kế. Thí nghiệm kiểm tra thành phần hạt bằng phân tích sàng làm theo tiêu chuẩn AASHTO – T27. Hàm lượng mùn, hữu cơ cũng như hàm lượng các tạp chất có hại không vượt quá giới hạn quy định.
4.4. Cấp phối đá dăm các loại.
– Cấp phối đá dăm được tạo thành sau khi trộn tại bãi tập kết gồm đá xay và vật liệu khác theo nguyên tắc cấp phối liên tục. Trước khi lấy mẫu cấp phối tiến hành các thí nghiệm, cấp phối phải đảm bảo các chỉ tiêu vật liệu đã được quy định của dự án.
– Đảm bảo các chỉ tiêu về hàm lượng sét, hàm lượng hạt thoi dẹt, chỉ tiêu Los – Angeles, chỉ tiêu CBR… Cấp phối đá dăm (CPĐD) có cấu trúc thành phần hạt theo nguyên lý cấp phối chặt, liên tục. Sản phẩm CPĐD đảm bảo 6 chỉ tiêu nêu trong bảng sau:
I. Thành phần hạt (thí nghiệm theo TCVN 4198 – 95)
Kích cỡ lỗ sàng vuông Tỷ lệ % lọt qua sàng
Dmax = 50 mm Dmax = 37,5 mm Dmax = 25 mm Ghi chú
50 100
37,5 70 – 100 100
25,0 50 – 85 72 – 100 100
12,5 30 – 65 38 – 69 50 – 85
4,75 22 – 50 26 – 55 35 – 50
2,0 15 – 40 19 – 43 25 – 50
0,425 8 – 20 9 – 24 15 – 30
0,075 2 – 8 2 – 10 5 – 15
II. Chỉ tiêu Los-Angeles (L.A) (Thí nghiệm AASHTO T96)
Móng trên Móng dưới
Loại I £ 35 Không dùng
Loại II £ 35 £ 40
Chỉ tiêu Atterberg (Thí nghiệm theo TCVN 4197 – 95)
Giới hạn chảy W1 Chỉ số dẻo Wn
Loại I Không thí nghiệm được Không thí nghiệm được
Loại II Không lớn hơn 25 Không lớn hơn 6
III. Hàm lượng sét – chỉ tiêu ES (Thí nghiệm theo TCVN 4197 – 86)
Loại I
Loại II
IV. Chỉ tiêu CBR (Thí nghiệm AASHTO T 193)
Loại I CBR ³ 100 với k = 0,98 ngâm nước 4 ngày đêm
Loại II CBR ³ 80 với k = 0,98 ngâm nước 4 ngày đêm
V. Hàm lượng hạt dẹt (Thí nghiệm theo 22 TCN 57 – 84)
Loại I Không quá 10%
Loại II Không quá 15%
4.5. Nhựa đường
– Nhựa đường sử dụng là loại nhựa đặc gốc dầu mỏ. Thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý của nhựa tại phòng thí nghiệm. Nhựa phải các chỉ tiêu khác như độ kim lún, nhiệt độ cháy, độ dính bám của nhựa với cốt liệu… phải phù hợp với tiêu chuẩn quy định. Nhựa đường không lẫn nước hoặc bất kỳ tạp chất nào khác, các tiêu chuẩn cơ lý phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật của dự án được TVGS kiểm tra chấp thuận trước khi thi công.
4.6. Cốt thép
– Cốt thép thường đúng chủng loại sản xuất tại cơ sở quốc doanh. Cốt thép DƯL được nhập ngoại đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu thiết kế. Cứ mỗi loại thép khác nhau hoặc 20 tấn thép cùng loại phải lấy một tổ mẫu thí nghiệm gồm 3 mẫu uốn nguội, 3 mẫu kéo đứt, 3 mẫu thí nghiệm hàn điện.
– Lô thép sử dụng phải có phiếu lý lịch của nhà sản xuất. Trong trường hợp khác Nhà thầu được tiến hành thí nghiệm kiểm tra đủ số lượng mẫu, đảm bảo các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án được TVGS kiểm tra chấp thuận trước khi thi công.
4.7. Tỉ phối vữa xi măng, BTXM & BTN
– Vật liệu chế tạo mẫu phải có đầy đủ các chỉ tiêu cơ lý đảm bảo tiêu chuẩn vật liệu như đã trình bày phần trên.
– Thí nghiệm vữa xi măng, BTXM theo mác thiết kế, thí nghiệm kiểm tra BTN hạt thô và BTN hạt mịn theo tỉ phối thiết kế đã được chủ đầu tư và TVGS phê duyệt. Nhà thầu triển khai thi công các hạng mục theo tỷ phối thiết kế.
4.8. Đất đắp nền đường
– Đất lẫn sỏi và đất sỏi ong sử dụng tốt để đắp nền đường. Đất lẫn sỏi có nhiều trên tuyến thích hợp với đắp nền đường. Trước khi sử dụng từng lô đất Nhà thầu tiến hành làm các thí nghiệm đất đắp, mỗi loại đất mà nhìn bằng mắt thất hơi khác làm một tổ mẫu thí nghiệm ít nhất gồm 3 mẫu, nếu cùng một loại đất thì cứ 5.000 m3 đất khai thác phải làm một tổ mẫu.
– Khi lấy mẫu và làm thí nghiệm, Nhà thầu phải báo cáo cho Tư vấn giám sát biết để cùng tham gia lập chứng chỉ, vật liệu đắp trước khi thi công.
CHƯƠNG II. THI CÔNG CỐNG, TƯỜNG CHẮN
BỐ TRÍ MẶT BẰNG THI CÔNG VÀ ĐẢM BẢO GIAO THÔNG
– Nhà thầu bố trí đường công vụ để thi công. Những vị trí cống có đường tránh công vụ Nhà thầu sẽ tiến hành thi công cùng lúc toàn bộ cống. Những vị trí cống có phải đảm bảo giao thông Nhà thầu tiến hành thi công một nửa cống hạ lưu trước. Kết hợp đồng thời thi công tường chắn và cống. Bố trí đường công vụ thi công phía thượng lưu. Sau đó mới thi công nửa cống còn lại phần hạ lưu.
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
1- Thi công cống.
1.1. Chuẩn bị cấu kiện đúc sẵn
– Để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình, đốt cống và cấu kiện đúc sẵn được chuẩn bị đầy đủ. Nhà thầu sẽ mời chủ đầu tư và TVGS kiểm tra chất lượng sản phẩm, khi đốt cống được TVGS và Chủ đầu tư sự nghiệm thu chất lượng Nhà thầu mới đem thi công.
– Vận chuyển đốt cống đến hiện trường bằng ô tô. Quá trình vận chuyển cũng như tập kết tại công trường được chằng buộc cẩn thận không bị sứt mẻ hư hỏng.
1.2. Đào hố móng cống tại hiện trường:
Trình tự thi công:
– Xác định chính xác vị trí, kích thước hố móng. Công tác này do kỹ sư của nhà thầu tiến hành dựa trên các cọc mốc toạ độ và cao độ. Nhà thầu sẽ sử dụng máy kinh vĩ, máy thủy bình và thước thép để tiến hành công tác này.
– Sử dụng máy đào kết hợp với thủ công. Bùn và đất thải không tận dụng được nhà thầu sẽ vận chuyển đổ đi đúng nơi quy định bằng ô tô. Đào đất tạo thành hố móng đến cao độ thiết kế, chỉnh sửa chính xác vị trí kích thước hình học bằng thủ công.
– Trong quá trình đào đất hố móng luôn luôn đảm bảo độ dốc thoát nước mặt. Tại những vị trí có nước mặt nhà thầu sẽ tiến hành đóng cọc cừ và làm vòng vây ngăn nước. Khi đào sâu hố móng, nếu có nước ngầm thấm vào hố móng Nhà thầu sẽ bố trí đào rãnh thu nước và bơm nước bằng máy bơm.
– Hố móng được đào đủ rộng để có thể thi công. Vách hố móng đảm bảo ổn định bằng cách tạo mái dốc tuỳ theo điều kiện địa chất. Trong trường hợp mái dốc không đảm bảo ổn định nhà thầu tiến hành đóng cọc ván để chống vách.
– Khi đào đến cao độ đáy móng nếu có phát hiện địa chất yếu không phù hợp với hồ sơ thiết kế, Nhà thầu sẽ xin ý kiến của kỹ sư TVHT để có biện pháp xử lý.
– Khi hố móng được TVGS nghiệm thu nhà thầu triển khai thi công móng cống.
1.3. Thi công lớp đệm, móng và thân cống tròn.
– Vật liệu đá dăm móng cống có phiếu thí nghiệm và có các chỉ tiêu cơ lý được TVGS chấp nhận trước khi thi công.
– Đá dăm đệm được vận chuyển đến công trường bằng ô tô. Tiến hành san rải vật liệu thành lớp đồng đều bằng thủ công. Dùng đầm cóc tiến hành đầm nén đạt độ chặt yêu cầu.
– Nhà thầu sẽ tiến hành xây đá móng cống, hoặc thi công lớp đá dăm móng cống bằng thủ công theo thiết kế theo từng cống đúng yêu cầu kỹ thuật.
1.4. Lắp đặt đốt cống.
– Đốt cống đảm bảo các yêu cầu thiết kế được TVGS nghiệm thu nhà thầu mới tiến hành lắp đặt. Lắp đặt đốt cống bằng cần trục kết hợp với thủ công. Các đốt cống được ghép sát vào nhau cẩn thận đúng tim cống. Đầu đốt cống có gờ đặt ở phía thượng lưu, đầu có mộng lắp hoàn toàn vào đầu có gờ. Khi lắp đặt phải trải vữa xi măng mối nối đủ no vữa. Tạo phẳng mặt trong cho mối nối. Các đốt nóng kế tiếp cũng tiến hành tương tự.
– Thi công lớp phòng nước của từng cống theo đúng yêu cầu thiết kế.
– Nhà thầu tiến hành bố trí thi công các hạng mục khác như chân khay, hố thu, sân cống… theo đúng quy trình đảm bảo các yêu cầu thiết kế.
1.5. Đắp trả hai bên và trên cống:
– Công tác đắp đất hai bên cống được tiến hành đắp bằng thủ công. Đất đắp là tốt có thành phần hạt thích hợp, sức chịu tải tốt hoặc đất chống thấm đã được thí nghiệm và có sự đồng ý của TVGS.
– Khi đắp đất hai bên cống đối xứng và tiến hành đắp từng lớp một, mỗi lớp đất sau khi đầm chặt bằng đầm cóc MIKASA từ 15 – 20 cm.
– Đắp đất thủ công cao hơn đỉnh cống 0.5m và đắp sang hai bên tối thiểu bằng 1.5 lần đường kính ống tính từ tâm ống. Các lớp phái trên cống cách 0.5m trở lên được thi công cùng các lớp nền đường. Các lớp móng và mặt đường trên cống thi công cùng với phần móng đường và mặt đường. Kết cấu mặt đường trên cống được thi công cùng với kết cấu mặt đường theo hồ sơ thiết kế.
Thi công tường chắn.
2.1. Định vị và đào hố móng.
Thi công tường chắn kết hợp với công tác thi công cống vì một số vị trí tường chắn có đặt cống tròn xuyên qua. Công tác thi công tường chắn được kết hợp với thi công cống trên hiện trường.
– Định vị chính xác vị trí thi công.
– Đào đất bằng máy đào kết hợp với thủ công. Biện pháp thi công hố móng tương tự như thi công móng cống.
2.2. Đổ bê tông tường chắn
Ván khuôn đổ bê tông:
– Ván khuôn sử dụng cho công trình là ván khuôn thép. Chiều dày tấm ván khuôn, kích thước, cự ly các thanh nẹp ngang, dọc, thanh chống được tính toàn chịu tải trọng thi công đổ bê tông, Ván khuôn được chế tạo phù hợp với các kết cáu, đảm bảo độ cứng, bề mặt nhẵn mịn bảo đảm kích thích hình học của kết cấu.
– Độ cong các bộ phận chịu uốn của ván khuôn dước tác dụng của các loại lực chủ yếu là lực thẳng đứng và nằm ngang. Không được vượt quá 1/400 chiều dài tính toán đối với các bộ phận mặt ngoài và 1/250 đối với các bộ phận được che khuất.
– Trước khi lắp dựng, ván khuôn được vệ sinh sạch sẽ, lau dầu chống bám.
– Lắp dựng ván khuôn bằng thủ công. Ván khuôn nặng được lắp dựng bằng cần cẩu kết hợp với thủ công. Liên kết chặt chẽ ván khuôn bằng bu lông thi công.
– Lắp dựng đà giáo, văng chống bảo đảm sự ổn định cho ván khuôn trong khi đổ bê tông. Bố trí các thanh nêm để dễ dàng tháo dỡ đà giáo ván khuôn sau khi bê tông đủ cường độ cho phép.
– Sau khi lắp dựng ván khuôn kín khít không để chảy mất vữa trong quá trình đổ bê tông.
Đổ bê tông:
– Trước khi bắt đầu đổ hỗn hợp bê tông vào kết cấu phải kiểm tra đa giáo, ván khuôn, có phiếu thí nghiệm về cấp phối bê tông, các loại vật liệu: xi măng, cát, đá, thép, nước… được TVGS và chủ đầu tư chấp nhận. Lập biên bản nghiệm thu tổng thể công tác đổ bê tông theo biểu mẫu của Tư vấn giám sát.
– Trộn bê tông bằng máy trộn. Cấp cốt liệu bằng các hộp đong cốt liệu. Phối hợp vật liệu theo tỉ phối thiết kế.
– Thí nghiệm độ sụt bê tông ngay sau khi trộn bê tông, đúc mẫu theo quy định để kiểm tra cường độ bê tông theo mác thiết kế.
– Đổ bê tông đổ tại chỗ, bằng cần cẩu, chiều cao bê tông rơi tự do cũng không được quá 3 m tránh làm bê tông bị phân tầng.
– Lớp bê tông bên trên phải được đổ và đầm trước khi lớp bê tông phía dưới bắt đầu đông kết.
– Bê tông đổ đến đâu phải được đầm kỹ ngay đến đó, dùng đầm dùi để dầm bê tông, bề dày tối đa của lớp bê tông được chọn bằng 1,25 chiều dài có ích của cần dùi.
– Khoảng cách dùi đầm rung bên trong không được vượt quá 1,5 bán kính tác dụng của máy. Đầm rung bên trong không được cắm xuyên xuống lớp bê tông đổ trước phía dưới khi lớp bê tông đó đã bắt đầu đông kết.
– Không được đầm rung bê tông thông qua cốt thép.
Bảo dưỡng bê tông.
– Bảo dưỡng bê tông theo đúng quy định. Sau khi đổ bê tông xong nhiều nhất là 10 – 12 giờ về mùa đông hoặc 4 – 5 giờ về mùa hè là phải tưới nước bảo dưỡng và che phủ mặt kết cấu. Nếu nhiệt độ thấp hơn 50 thì không cần tưới nước.
Tháo dỡ ván khuôn.
– Thông thường tháo ván khuôn thành (không chịu trọng lượng kết cấu) sau khi bê tông đạt cường độ tối thiểu 25kg/cm2
– Đối với đà giáo và ván khuôn chịu lực trước khi tháo phải xem xét kỹ lưỡng với quyết định được. Thường phải chờ bê tông đạt 70% cường độ thiết kế mới được tháo, khi tháo ván khuôn thao tác nhẹ nhàng, không tạo ra lực xung kích đối với kết cấu bê tông. Trước và sau khi tháo dỡ ván khuôn chịu lực phải đo đạc về độ lún vùng biến dạng của kết cấu.
– Khi đổ bê tông tường chắn chú ý bố trí đặc các ống thoát nước theo đúng thiết kế.
Đổ bê tông tường chắn thành từng đoạn có chiều dài 5 – 6 m (Bố trí phù hợp với khe lún).
Thi công lần lượt cho tới khi hoàn chỉnh toàn bộ tường chắn.
2.3. Đắp đất sau tường chắn.
– Việc đắp đất được thực hiện bằng đất tốt có thành phần hạt thích hợp, sức chịu tải tốt đã được thí nghiệm và có sự đồng ý của TVGS.
– Khi đắp đất tiến hành đắp từng lớp một, mỗi lớp đất sau khi đầm chặt bằng đầm cóc MIKASA từ 15 – 20 cm.
– Đắp các lớp tiếp theo cho đến khi đủ cao độ theo bản vẽ thi công.
– Chuẩn bị đất sét, luyện đất bảo đảm độ dẻo, đắp đất đủ bề dày và độ dốc theo bản vẽ thi công để đảm bảo việc thoát nước sau hè.
– Tập kết đá dăm các loại tại công trường bằng ô tô để thi công tầng lọc (vật liệu đủ tiêu chuẩn có chứng chỉ thí nghiệm được TVGS nghiệm thu).
– San rải đá dăm bằng thủ công, đúng bề dày và độc dốc thiết kế. Tiến hành thi công lần lượt các lớp đá dăm 4 x 6 dày 10cm, đá 2 x 4 dày 10 cm và lớp trên cùng đá dăm 1 x 2 dày 10 cm.
– Đắp các lớp đất tiếp theo, nhà thầu sẽ căn cứ điều kiện thực tế ở công trường để bố trí thi công bằng thủ công hay kết hợp giữa thủ công và cơ giới.
III. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG XÂY LẮP.
Đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công cống tường chắn.
1.1. Vị trí và kích thước hình học.
– Thường xuyên đo đạc kiểm tra đảm bảo công trình đúng vị trí, đúng cao độ và kích thước hình học. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bố trí sai lệch đáng kể về cao độ vị trí khi thi công công trinh cống, tường chắn. Kiểm tra đo đạc, cắm mốc chính xác trước ca thi công. Trong quá trình thi công phải luôn luôn quan sát, theo dõi đảm bảo đúng kích thước hình học công trình như móng cống, móng, thân tường chắn…
1.2. Đảm bảo chất lượng công trình khi thi công.
Để đảm bảo chất lượng công trình, quá trình thi công nhà thầu phải tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ thi công. Trong đó đối với công tác thi công cống và tường chắn đặc biệt chú ý các vấn đề sau đây:
– Bảo đảm chất lượng vật liệu xây dựng, đưa vào xây dựng đúng chủng loại vật liệu để kiểm tra chất lượng và được TVGS cũng như chủ đầu tư chấp nhận.
– Vật liệu bán thành phẩm như đốt sống… phải đúng theo nguồn gốc, đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu thiết kế.
– Bảo đảm hệ thống đo lường đảm bảo trộn bê tông theo đúng tỷ phối thiết kế. Bê tông phải được trộn kỹ đảm bảo độ sụt, cường độ… Kiểm tra độ sụt bê tông ngay tại hiện trường để điều chỉnh cho phù hợp với thiết kế.
– Đổ bê tông móng, thân tường chắn và kết cấu công trình khác phải thực hiện liên tục đảm bảo tính liền khối. Các tác động tải trọng thi công, công tác đầm bê tông phải kết thúc trước khi bê tông bắt đầu ninh kết.
– Sử dụng ván khuôn thép, đảm bảo bề mặt bằng phẳng, đủ độ cứng, kín khít và không được biến dạng. Kiểm tra chặt chẽ hệ thống văng chống, đà giáo bảo đảm chắc chắn, ổn định khi đổ bê tông.
– Công tác đắp đất hai bên cống, sau tường chắn phải thực hiện bằng thủ công để tránh vỡ cống. Vật liệu đắp phải là loại đất có chỉ tiêu cơ lý phù hợp. Tuyệt đối không đắp quá dày để đảm bảo độ chặt đầm nén.
Kiểm tra sau khi thi công
2.1. Kiểm tra vị trí kích thước hình học.
– Đo đạc kiểm tra lại vị trí kích thước công trình khi thi công xong một ca. Công tác này đặc biệt quan trọng trong khống chế, và điều chỉnh những sai lệch trong khi thi công và tránh hiện tượng sai số cộng dồn về kích thước và vị trí.
TT Nội dung kiểm tra Sai số cho phép
1 Sai số của các mặt phẳng lộ diện, nằm ngang và nghiêng so với vị trí thiết kế cho phép như sau:
– Trên mỗi mét mặt phẳng là
– Trên toàn bộ mặt phẳng là
5 mm
20 mm
2 Sai số về chiều cao và các kích thước khác ± 5 mm
2.1. Kiểm tra chất lượng:
– Làm công tác thí nghiệm để kiểm tra chất lượng công trình. Thí nghiệm phương pháp rót cát hiện trường như để kiểm tra độ chặt của đất đắp.
– Kiểm tra chất lượng vữa cũng như bê tông… bằng cách lấy mẫu và kiểm tra lại phòng thí nghiệm hiện trường. Lấy đúng mẫu quy định, đủ số lượng. Quá trình thí nghiệm thực hiện nghiêm túc đảm bảo đánh giá chính xác chất lượng công trình. Kết quả cường độ mẫu ép đạt cường độ thiết kế. Trường hợp cá biệt sai số không quá 5% so với yêu cầu. Khi các kết quả thí nghiệm đạt yêu cầu được TVGS chấp nhận Nhà thầu mới tiến hành thi công các hạng mục tiếp theo.
CHƯƠNG III. THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG
BỐ TRÍ MẶT BẰNG THI CÔNG VÀ ĐẢM BẢO GIAO THÔNG
– Khi thi công nền đường đào có khối lượng và độ chênh lệch cao lớn (cắt qua đồi), nhà thầu đảm bảo giao thông bằng đường công vụ ngoại tuyến. Khi đường công vụ nằm trên tuyến chính, nền đào có độ chênh cao độ tự nhiên và cao độ thiết kế, nhỏ nhà thầu tiến hành đào cắt nền lần lượt hai phía của tim dọc đường, bố trí thiết bị thi công trên một nửa đường để đảm bảo giao thông. Quá trình này đảm bảo độ chênh cao giữa phần đang thi công và phần đảm bảo giao thông không quá 20 cm, kết thúc ngày làm việc độ chênh cao không quá 10 cm.
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
Thi công nền đào
– Định vị chính xác vị trí thi công. Xác định kích thước chiều dày nền đất cần đào, vị trí chân taluy, đóng cọc biên, cọc dời tim đường…
– Dùng tổ hợp Máy đào – Máy ủi – Ô tô để đào xúc và vận chuyển đất. Đổ đất đúng nơi quy định được chủ đầu tư và chính quyền địa phương cho phép.
– Tại những vị trí đào mở rộng, cắt ta luy dương có độ chênh cao lớn so với nền đường, nhà thầu sẽ dùng máy đào bánh xích làm đường công vụ để thi công. Tuỳ theo từng trắc ngang để bố trí vị trí máy thích hợp với từng luống đào để được tính toán trước.
– Khi nền đào hình L đất đào được đổ xuống nền đường, dùng một tổ hợp máy gồm Máy đào – máy ủi – ô tô để vận chuyển đất đổ đi đúng nơi quy định. Nếu được phép của chủ đầu tư và chính quyền địa phương nhà thầu sẽ san gạt đất xuống vực.
– Khi nền đào có hai mái taluy dương, dùng ô tô để vận chuyển dọc.
– Kiểm tra kích thước hình học nền đào. Kiểm tra độ chặt nền đào. Nếu nền đào không đủ độ chặt thì tiến hành cày xới và lu lèn bảo đảm bề dày 30 cm đạt độ chặt K 98.
– Đối với đá cấp 4 có thể thi công bằng máy đào bánh xích công suất lớn.
Xây rãnh dọc, rãnh cơ, rãnh đỉnh.
– Công tác đào rãnh được kết hợp cùng với thi công nền đào. Đầu tiên dùng máy đào, sau đó chỉnh sửa bằng thủ công.
– Trước khi xây phải bạt bỏ phần đất dư, bảo đảm độ dốc và độ bằng phẳng mái dốc và lòng rãnh.
– Định vị cắm cọc và căng dây tạo khuôn và bề mặt giới hạn. Kích thước bề mặt song song với mặt phẳng lát tối thiểu 10x20cm. Bề dày thẳng góc mặt xây lát 15 – 25 cm. Cường độ đá tối thiểu đạt 400 kg/cm2. Đá phải sạch không dích bùn. Khi xây phải trát vữa vào mặt nằm ngang và gõ nhẹ búa vào đá xây để mạch no vữa.
– Đệm đá dăm chèn chặt dưới đá hộc xây. Kích thước đá dăm đệm là 4×6, hòn lớn nhất kích thước không quá 8 cm.
– Về mùa nắng nhiệt độ trên 300C, tưới nước bảo dưỡng đá xây tối thiểu 4 tiếng đồng hồ sau khi xây xong.
Thi công nền đào là đá cấp 3 hoặc đá mồ côi.
– Đoạn tuyến có khối lượng đào phá đá lớn, tuy nhiên đá cấp 4 có thể thi công bằng máy đào. Mặc dù vậy trên tuyến thường gặp đá mồ côi trong khi thi công. Hạng mục này chưa có cơ sở để tính khối lượng. Khi thi công gặp phải đá mồ côi hoặc đá cấp 3 (phát sinh) nhà thầu sẽ báo với TVHT để có biện pháp giải quyết. Trong trường hợp thông thường Nhà thầu sẽ tiến hành thi công nổ phá.
– Hầu hết đoạn tuyến nằm cách xa khu vực dân cư, khu vực nhạy cảm và các công trình quan trọng, do đó có thể thi công nổ phá.
– Để bảo đảm an toàn và hiệu quả nổ phá cũng như tính hợp lý hiện trường, Nhà thầu chọn phương pháp nổ om.
– Công tác chuẩn bị về thủ tục nổ phá sẽ được chuẩn bị đầy đủ theo đúng thủ tục pháp lý Nhà nước như: giấy phép nổ mìn, biện pháp an toàn, quản lý vật liệu nổ… Tổ chức bộ phận thi công chuyên nghiệp có đầy đủ chứng chỉ nổ phá và thường xuyên cập nhật hộ chiếu nổ.
Trình tự thi công:
– Dùng máy nén khí và thiết bị khoan để khoan tạo lỗ theo sơ đồ thi công và độ sâu đã tính toán (phù hợp với lượng nổ và phương pháp nổ). Vệ sinh lỗ khoan và che đậy tránh bị chèn lấp. Khoan các lỗ tiếp theo cho tới kho hoàn thành.
– Nhồi thuốc nổ vào lỗ khoan, đặt kíp nổ và dây dẫn nhánh, dây dẫn trục.
– Nồi dây trục với nguồn điện, thực hiện nổ phá.
– Sau khoảng thời gian an toàn, tiến hành dùng máy ủi để dọn đất đá, hoặc sử dụng máy đào kết hợp với ô tô để vận chuyển đổ đi đất đá rời.
– Sau lần nổ thí nghiệm hoặc lần nổ đầu tiên, thực hiện công tác kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm để có sự hiệu chỉnh cho phù hợp với thực tế.
1.2. Thi công nền đắp:
Trước khi thi công đại trà tiến hành thi công trên đoạn thí điểm 50 – 100 m có sự kiểm tra của TVGS. Công tác này nhằm kiểm tra sự ổn định của thiết bị, chiều dày đầm nén, sơ đồ lu lèn và công đầm nén. Từ đó có căn cứ chỉ đạo thi công cho hạng mục công trình.
Vật liệu trước khi đắp
– Vật liệu đắp có các chỉ tiêu cơ lý đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật được TVGS chấp nhận mới đem để đắp nền đường.
– Đất lẫn sỏi, sỏi ong, đất á sét, đất á cát là những loại đất thông dụng có thể đắp bất kỳ vị trí nào trong thân đường, trừ phạm vi dày 30 cm dưới lớp móng áo đường phải sử dụng loại đất cấp phối tốt.
– Đất sét chỉ được dùng đắp phần nền đường không bị ngập nước, với chiều cao đắp tối đa là 2 m và không được đắp trong phạm vi từ đáy móng mặt đường xuống 1,2m.
– Trường hợp khác phải được sự đồng ý bằng văn bản và tuân theo sự chỉ dẫn của TVGS.
– Trong một mặt cắt ngang dùng một loại đất. Trong trường hợp phải dùng 2 loại đất có độ thấm nước khác nhau thì mỗi loại đất phải đắp một lớp trên suốt mặt cắt ngang. Khi đắp loại đất khó thấm nước dưới lớp đất dễ thấm nước thì mặt lớp đất khó thấm nước ở dưới tiến hàng tạo dốc ngang thoát nước ra ngoài ³ 4%. Không được dùng đất khó thấm nước bao quanh bịt kín lối thoát nước của lớp đất dễ thấm nước, trừ trường hợp đắp bao bên ngoài vật liệu chống xói trôi theo thiết kế.
Lên khuôn đường
Nền đắp:
– Tiến hành đo đạc định vị xác định vị trí thi công. Cắm cọc lên khuôn đường và cọc biên của lớp đất đắp dư. Cắm cọc hai bên đường cách nhau 50m. Cắm thêm cọc nơi đổi dốc, các điểm chủ yếu của đường cong như TĐ, TC, P… Khi thi công 1-2m thì tiếp tục nối dài cọc. Khi đắp gần hết lớp K95 thì phải đánh dấu ranh giới K95 và K98.
Nền đào:
Phải cắm cọc biên mái đào và các cọc dời của cọc tim đường để có thể kiểm tra kích thước hình học của đường trong suốt quá trình thi công.
Xử lý trước khi đắp
– Những nơi nền đường đắp cao dưới 1,5m phải đào gốc cây, rễ cây, dẫy sạch cỏ, hót ra khỏi phạm vi nền đường.
– Những nơi đắp cao trên 1,5m thì đào loại bỏ hết các loại gốc và rễ cây.
– Xử lý bùn và đất hữu cơ theo quy định của thiết kế.
– Tại nơi nền đường đào, nền được không đào không đắp hoặc đắp mỏng tiến hành kiểm tra độ chặt của nền đất tự nhiên, nếu nền đất tự nhiên không đạt độ chặt theo thiết kế quy định thì phải xử lý bằng cách đầm lèn hoặc thay đất. Sau khi Nhà thầu và Tư vấn giám sát phối hợp kiểm tra nghiệm thu đạt yêu cầu mới được thi công phần tiếp theo.
Vận chuyển vật liệu:
– Vật liệu đất đắp được vận chuyển điều phối từ nền đào sang nền đắp hoặc từ mỏ đến công trường bằng ô tô tự đổ.
– Đất được đổ thành đống theo khoảng cách tính trước tuỳ thuộc bề dày rải có kể đến hệ số lu lèn.
San rải vật liệu.
– Dùng máy ủi để tiến hành san rải vật liệu đắp K95. Nền đắp K98 dùng máy san để san vật liệu. Quá trình san rải chú ý tạo độ dốc ngang thoát nước cho nền đắp.
Công tác lu lèn:
– Sử dụng lu bánh sắt tĩnh, lu rung bánh sắt để lu lèn.
– Giai đoạn 1 dùng lu tĩnh bánh sắt 6-8T để lu lèn sơ bộ.
– Giai đoạn 2 lu chặt bằng lu nặng và lu rung.
– Sau cùng dùng lu tĩnh bánh sắt để lu phẳng.
– Trong quá trình lu tiến hành lu từ bụng đường cong đến lưng đường cong, lu từ thấp lên cao. Các vệt bánh lu phải chồng lên nhau tối thiểu là 25 cm. Tiến hành lu lèn đồng đều trên bề mặt chiều rộng đường. Chú ý cho lu đi sát mép đường (phần đắp dư) để đảm bảo độ chặt nền đường.
Bạt bỏ đất đắp dư ngoài mái nền đường.
– Sau khi đắp nền tiến hành gọt đất dư để đảm bảo kích thước và độ chặt nền đường, đất bạt được bố trí máy đào xúc đất và ô tô chuyển đi.
Trồng cỏ taluy nền đắp.
– Đo đạc định vị chính xác vị trí mép taluy kiểm tra độ dốc mái taluy.
– Sửa mái taluy bằng thủ công đảm bảo cho bề mặt bằng phẳng, đúng độ dốc thiết kế.
– Đánh vầng cỏ có kích thước đồng đều đúng yêu cầu.
– Trồng cỏ đúng quy cách theo hình hoa mai, ghim giữ chặt bằng các ghim tre.
– Tưới nước chăm sóc để cỏ nhanh chóng phát triển phủ kín mái taluy.
Xây đá hộc vữa xi măng bảo vệ mái đường.
– Trước khi xây phải bạt cỏ, bạt bỏ phần đất dư, bảo đảm độ dốc và độ bằng phẳng mái dốc. Kích thước bề mặt song song với mặt phẳng lát tối thiểu 10 x 20 cm. Bề dày thẳng góc mặt xây lát 15 – 25 cm. Cường độ đá tối thiểu đạt 400 kg/cm2. Đá phải sạch không dính bùn. Khi xây phải trát vữa vào mặt nằm ngang và gõ nhẹ búa vào đá xây để mạch no vữa.
– Đệm đá dăm chèn chặt dưới đá hộc xây. Kích thước đá dăm đệm là 4×6, hòn lớn nhất kích thước không quá 8 cm.
– Về mùa nắng nhiệt độ trên 300C, tưới nước bảo dưỡng đá xây tối thiểu 4 tiếng đồng hồ sau khi xây xong.
Khôi phục cọc tim tuyến, các cọc chủ yếu của tuyến đường
– Sau khi thi công xong nền đường khôi các cọc tim và cọc chủ yếu của nền đường để kiểm tra công tác thi công nền đường và có cơ sở cắm các cọc thi công mặt đường.
III. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG XÂY LẮP.
Đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công
1.1. Vị trí và kích thước hình học.
– Thường xuyên đo đạc kiểm tra đảm bảo công trình đúng vị trí, đúng cao độ và kích thước hình học. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bố trí sai lệch đáng kể về vị trí tim đường, giới hạn thi công… Kiểm tra đo đạc, cắm mốc chính xác tại tim đường, mép đường… trước khi thi công. Trong quá trình thi công phải luôn luôn quan sát, theo dõi, kiểm tra bảo đảm đúng kích thước hình học nền đào cũng như nền đắp.
1.2. Đảm bảo chất lượng công trình khi thi công.
Để đảm bảo chất lượng công trình, quá trình thi công nhà thầu phải tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ thi công. Trong đó đối với công tác thi công nền đường đặc biệt chú ý các vấn đề sau đây:
– Kiểm tra theo dõi chặt chẽ để đảm bảo chất lượng vật liệu đắp, đưa vào xây dựng đúng loại vật liệu để kiểm tra chất lượng và được TVGS cũng như Chủ đầu tư chấp nhận. Đất đắp phải có độ ẩm thích hợp W0 ± 1%. Nếu đất không đảm bảo độ ẩm phải tiến hành xử lý trước khi đắp.
– Không cho phép tự ý đắp đất lẫn hữu cơ, cây cỏ cũng như bất cứ loại đất không bảo đảm tiêu chuẩn khác. Đất đắp sau khi tập kết được san rải và lu lèn ngay để tránh gặp trời nắng, nước bốc hơi không đảm bảo độ ẩm hoặc gặp mưa độ ẩm cao không thi công được. Trong những trường hợp sau khi xử lý độ ẩm không đạt hoặc xử lý không hiệu quả Nhà thầu sẽ loại bỏ thay bằng đất đủ tiêu chuẩn.
– Đối với đất đắp cứ 5.000 m3 lấy một tổ hợp 0 mẫu để kiểm tra thành phần hạt và các chỉ tiêu cơ lý của đất.
– Bố trí cán bộ hiện trường thường xyuên kiểm tra giám sát, và hướng dẫn thực hiện.
Kiểm ta sau khi thi công.
2.1. Kiểm tra vị trí kích thước hình học.
Kích thước nền đường:
– Cứ 100m kiểm tra tối thiểu một mặt cắt ngang.
– Với 1/2 bề rộng nền đường tính từ tim đường ra mép đường sai số cho phép không lớn hơn 10cm nhưng cả bề rộng cũng không được hụt quá 10 cm.
– Độ dốc mặt nền đường và siêu cao không được sai quá 5% quy định của thiết kế.
Tim đường:
– Kiểm tra tại các cọc H, NĐ, NC, TĐ, TC, PG độ lệch tim cho phép tối đa 10 cm nhưng không được tạo thêm đường cong.
Cao độ tim và mặt nền đường:
– Cứ 100m kiểm tra một mặt cắt ngang, cao thấp hơn so với thiết kế không được quá 2 cm và không được đọng nước (Vì mặt đường ở đây là bê tông nhựa nóng trên móng cấp phối đá dăm sai số cho phép rất nhỏ và là vật liệu đắt tiền, nên độ cao nền đất cần đảm bảo sai số hợp lý).
Độ bằng phẳng của bề mặt nền đường:
Dùng thước 3 m để kiểm tra sai số tối đa là 3 cm.
Mái đường:
Sai số độ dốc so với thiết kế 5%, độ phẳng mái đất hoặc mái xây đá hộc khi đo bằng thước dài 3 m là 5 cm.
2.2. Kiểm tra chất lượng sau khi thi công.
– Trên tuyến cứ 1000 m2 kiểm tra tối thiểu 1 điểm. Tại mỗi điểm kiểm tra 3 mẫu đất ở 3 vị trí: 1/3 phía trên lớp đất đắp, ở giữa lớp đất đắp và 1/3 phía dưới lớp đất đắp, sau đó lấy trị số trung bình kết quả kiểm tra.
– Tại mỗi đầu cống mỗi bên kiểm tra tối thiểu 1 điểm.
– Độ chặt đầm nén kiểm tra ³ độ chặt yêu cầu, trong trường hợp cá biệt sai số không quá 2% so với thiết kế.
– Có biên bản nghiệm thu đầy đủ các công tác, các hạng mục thi công. Được sự đồng ý của TVGS trước khi thi công các lớp đắp tiếp theo. Có biên bản nghiệm thu chuyển giai đoạn thi công khi hoàn thành nền K95 sang nền đắp K98, cũng như chuyển giai đoạn thi công nền dang thi công kết cấu móng đường.
CHƯƠNG IV. THI CÔNG MÓNG ĐƯỜNG
BỐ TRÍ MẶT BẰNG THI CÔNG VÀ ĐẢM BẢO GIAO THÔNG
Tuyến đường được xây dựng mới xa khu dân cư nên chỉ có xe chuyên dụng thi công đi qua, lưu lượng nhỏ không phức tạp trong đảm bảo giao thông. Khi thi công móng cấp phối đá dăm, nhà thầu bố trí thi công đảm bảo giao thông như sau. Tập kết vật liệu thành đống trên 1/2 bề rộng đường. San gạt sơ bộ xong mới tập kết vật liệu nửa đường còn lại. Trong quá trình thi công đảm bảo thông xe, các thiết bị, sẽ tạm chuyển sang một phần đường. Sau khi thi công để có thể đảm bảo giao thông, lớp móng trên được tưới nhựa thấm 1.0 kg/m2.
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
Thi công CPĐD loại II.
Thí nghiệm.
– Lấy mẫu CPĐD loại II để thí nghiệm kiểm tra chất lượng so với yêu cầu thiết kế.
Làm thí nghiệm xác định dung trọng khô lớn nhất và độ ẩm tốt nhất W0 của CPĐD (Theo tiêu chuẩn đầm nén cải tiến AASHTO T180).
Xác định hệ số rải theo công thức
Krải = gcmax x K
gctn
Trong đó:
– gcmax là dung trọng khô lớn nhất của CPĐD theo kết quả thí nghiệm đầm nén tiêu chuẩn. K là độ chặt được quy định bằng hoặc lớn hơn 0,98; gctn là dung trọng khô của CPĐD lúc chưa lu lèn.
– Krải có thể tạm lấy bằng 1,3 và xác định chính xác thông qua rải thử.
Chuẩn bị các thiết bị phục vụ kiểm tra trong quá trình thi công:
– Xúc xắc khống chế bề dày và thước mui luyện.
– Bộ sàng và cân để phân tích thành phần hạt.
– Bộ thí nghiệm đương lượng cát (Kiểm tra độ bẩn).
– Trang bị dụng cụ xác định độ ẩm của CPĐD.
– Bộ thí nghiệm rót cát để kiểm tra độ chặt (Xác định dung trọng khô sau khi đầm nén).
Chuẩn bị các thiết bị thi công.
– Ô tô tự đổ vận chuyển CPĐD.
– Trang thiết bị phun tưới nước ở mọi khâu thi công (Xe xitéc phun nước, bơm có vòi tưới cầm tay, bình tưới thủ công…).
– Máy rải CPĐD (trường hợp bất đắc dĩ có thể dùng máy san tự hành bánh lốp để san rải đá cho lớp móng dưới, tuyệt đối không được dùng máy ủi để san gạt).
– Phương tiện đầm nén: Lu rung bánh sắt cỡ 3 – 6T, ngoài lu rung phải có lu tĩnh bánh sắt 8 – 10 tấn, lu bánh lốp với tải trọng bánh 2,5 – 4 tấn/bánh.
– Các phương tiện rải lớp nhựa thấm (Khi làm lớp móng trên).
Rải thử
– Trước khi đi vào thi công đại trà, nhà thầu tiến hành thi công trên đoạn thí điểm chiều dài 50 – 100m có sự chứng kiến của TVGS để hoàn chỉnh dây chuyền thi công. Kiểm tra chất lượng quá trình thi công, sự hoạt động ổn định của thiết bị từ đó quyết định sơ đồ lu lèn và công đầm nén. Nhà thầu bố trí thi công lớp CPĐD loại II thành 2 lớp, mỗi lớp có bề dày sau khi đầm nén chặt là 10 cm.
Chuẩn bị hiện trường.
– Lớp nền móng phía dưới đã thi công phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, được nghiệm thu của TVGS nhất trí và chuyển giai đoạn thi công. Giải phóng các chướng ngại (nếu có) trong phạm vi thi công.
– Nhà thầu dùng máy kinh vĩ và máy thủy bình để định vị chính xác vị trí và cao độ trước khi thi công. Cắm cọc giới hạn vệt rải…
Vận chuyển vật liệu:
– Vật liệu được vận chuyển tới công trường bằng ô tô tự đổ. Dùng máy xúc lật để xúc CPĐD lên xe. Tuyệt đối không dùng xẻng hoặc máy xúc bánh xích tráng để cấp phối đá dăm phân tầng. Vật liệu được đổ thành đống theo khoảng cách đã tính trước tùy thuộc chiều dày lớp rải có kể đến hệ số lu lèn. Quá trình vận chuyển và đổ vật liệu tránh để vật liệu phân tầng.
– Kiểm tra các chỉ tiêu của CPĐD loại II trước khi tiếp nhận, chất lượng vật liệu phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của dự án.
Công tác san rải vật liệu.
– Vật liệu khi rải phải đảm bảo độ ẩm tốt nhất hoặc W0 ± 1%. Nếu vật liệu không phải bổ sung nước bằng vòi hoa sen hoặc vòi tưới xe tẹc nhưng vòi phun hướng lên trên để tạo mưa. Vật liệu có độ ẩ cao cần phải hong cho nước bốc hơi.
– Dùng máy rải để san rải vật liệu, bù phụ thừa thiếu bằng nhân công. Khi xe vận chuyển đến hiện trường, đổ vật liệu trực tiếp vào thùng rải, chiều cao rơi vật liệu không được vượt quá 50 cm.
– Khi thi công hai lớp CPĐD kế liền thì trước khi rải CPĐD lớp sau, tiến hành tưới ẩm mặt của lớp dưới và phải thi công ngay lớp sau để tránh xe cộ đi lại làm hư hỏng bề mặt lớp dưới.
– Khi thi công CPĐD thành từng vệt trên bề rộng của mặt đường thì trước khi rải vệt sau tiến hành xắn thẳng đứng vách thành của vệt rải trước để đảm bảo chất lượng lu lèn chỗ tiếp giáp giữa hai vệt.
Công tác lu lèn:
– Đầu tiên dùng lu tĩnh 6T tốc độ 1 – 1.5 km/h công lu đạt 30% công lu yêu cầu. Sau 3 – 4 lượt/điểm phải tiến hàng xong công tác bù phụ để đảm bảo chiều dày kết cấu, bằng phẳng đúng mui luyện.
– Tiếp theo dùng lu rung để lu lèn với 8-10 lượt/điểm.
– Sau đó dùng lu bánh lốp để lu lèn từ 20 – 25 lượt/điểm.
– Lu là phẳng bằng lu bánh sắt 8 – 10 T.
– Trong quá trình lu chú ý tưới nước bổ sung lượng nước bốc hơi.
– Công tác lu lèn được tiến hành từ thấp lên cao, lu từ lề vào tim đường, từ bụng đến lưng đường cong. Các vệt bánh lu phải chồng lên nhau bề rộng 25 cm. Trong quá trình thi công căn cứ vào kết quả đoạn làm thí điểm để bố trí sơ đồ lu cho hợp lý.
– Thi công xong lớp thứ nhất trên đoạn công tác 200 – 300m tiến hành thi công lớp thứ hai. Quá trình thi công tương tự như lớp thứ nhất.
Thi công lớp cấp phối đá dăm loại I.
Chuẩn bị trước khi thi công.
– Lấy mẫu CPĐD loại I để thí nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng đúng với yêu cầu thiết kế. Làm thí nghiệm xác định dung trọng khô lớn nhất và hệ số lèn ép.
– Trước khi đi vào thi công đại trà, nhà thầu tiến hành thi công trên đoạn thí điểm chiều dài 50 – 100m có sự chứng kiến của TVGS để hoàn chỉnh quy trình và dây chuyền thi công. Kiểm tra chất lượng quá trình thi công, sự hoạt động ổn định của thiết bị từ đó quyết định, sơ đồ lu lèn và công đầm nén. Chiều dày sau khi đầm nén của lớp CPĐD loại I là 15 cm được rải 1 lớp.
– Chuẩn bị các thiết bị phục vụ thi công cũng như thiết bị kiểm tra như: thước kiểm tra độ bằng phẳng, con xúc xắc khống chế bề dày, bộ sàng phân tích thành phần hạt cũng như các dụng cụ khác.
– Chuẩn bị đầy đủ thiết bị thi công, đảm bảo sự hoạt động bình thường của thiết bị.
– Lớp nền móng phía dưới đã thi công đảm bảo kỹ thuật, được nghiệm thu của TVGS để chuyển giai đoạn thi công. Giải phóng các chướng ngại (nếu có) trong phạm vi thi công.
Đo đạc định vị:
– Nhà thầu dùng máy kinh vĩ và máy thủy bình để định vị chính xác vị trí và cao độ trước khi thi công.
Vận chuyển vật liệu:
– Vật liệu được vận chuyển tới công trường bằng ô tô tự đổ. Vật liệu được đổ thành đống theo khoảng cách đã tính trước tùy thuộc chiều dày lớp rải có kể đến hệ số lu lèn. Quá trình vận chuyển và đổ vật liệu tránh để vật liệu phân tầng.
– Vật liệu được xúc lên phương tiện vận chuyển bằng máy xúc bánh lốp, không dùng xẻng để xúc vật liệu.
– Kiểm tra các chỉ tiêu CPĐD loại I trước khi tiếp nhận, chất lượng vật liệu phải đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật của dự án.
Công tác san rải vật liệu:
– Vật liệu khi rải phảm đảm bảo độ ẩm tốt nhất hoặc W0 ± 2%. Nếu vật liệu không phải bổ sung nước bằng vòi hoa sen hoặc vòi tưới xe tẹc nhưng vòi phun hướng lên trên để tạo mưa. Vật liệu có độ ẩm cao cần phải hong cho nước bốc hơi.
– Dùng máy rải để rải vật liệu, bù phụ thừa thiếu bằng nhân công.
Công tác lu lèn.
– Đầu tiên dùng lu tĩnh 6 – 8T tiến hành lu sơ bộ từ 3 – 4 lượt/điểm.
– Tiếp theo dùng lu rung để lu lèn với 8 – 10 lượt/điểm.
– Sau đó dùng lu bánh lốp để lu lèn từ 20 – 25 lượt/điểm.
– Lu là phẳng bằng lu bánh sắt 8 – 10T.
– Trong quá trình lu chú ý tưới nước bổ sung lượng nước bốc hơi.
– Công tác lu lèn được tiến hành từ thấp lên cao, lu từ lề vào tim đường, từ bụng đến lưng đường cong. Các vệt bánh lu phải chống lên nhau bề rộng 25 cm. Trong quá trình thi công căn cứ vào kết quả đoạn làm thí điểm để bố trí sơ đồ lu cho hợp lý.
Thi công lớp nhựa thấm và dính bám TC 1lít/m2
– Dùng máy nén khí kết hợp với nhân công vệ sinh sạch sẽ mặt đường.
– Trước khi tiến hành thi công lớp nhựa thấm bám phải có sự kiểm tra và nghiệm thu của TVGS, tất cả mọi vật liệu rời đều được đơn vị thi công đem ra khỏi bề mặt rải.
– Đo đạc và định vị xác định phạm vi tưới nhựa.
– Tưới nhựa thấm: Nhựa pha dầu 1,0kg/m2 hoặc 1,5-1,6 kg/m2 nhũ tương nhựa đường phân tách nhanh.
Đun nóng nhựa đến nhiệt độ thi công. Công tác tưới nhựa thực hiện bằng máy tưới nhựa, đảm bảo thời gian chờ giãn cách theo đúng quy định.
– Lớp nhựa thấm bám chỉ được thi công khi bề mặt rải là khô, hoặc độ ẩm không vượt quá độ ẩm cho phép, nhiệt độ 130C vào buổi sáng và 150C vào buổi chiều. Không cho phép phương tiện đi lại trên bề mặt đã chuẩn bị.
– Tốc độ xe tưới và lượng nhựa tưới được kiểm tra chặt chẽ đảm bảo lượng nhựa 1kg/m2 theo xác định của TVHT. Bù nhựa bằng thủ công tại nơi thiếu, thấm bớt nhựa tại những chỗ thừa. Bảo quản kỹ càng, không cho các phương tiện thiết bị lưu thông trên đó, có hàng rào, biển báo hiệu không được đi vào.
III. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG XÂY LẮP.
Đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công
1.1. Vị trí và kích thước hình học.
– Thường xuyên đo đạc kiểm tra đảm bảo công trình đúng vị trí, đúng cao độ và kích thước hình học. Kiểm tra đo đạc, cắm mốc chính xác tại tim đường, mép đường… trước khi thi công. Trong quá trình thi công phải luôn luôn quan sát, theo dõi, kiểm tra bảo đảm chính xác kích thước hình học của móng đường.
1.2. Kiểm tra chất lượng
+ Cứ 150m3 hoặc 1 ca thi công phải tiến hành lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra thành phần hạt, về tỷ lệ hạt thoi dẹt về chỉ số dẻo hoặc đương lượng cát.
+ Cứ 150m3 hoặc 1 ca thi công tiến hành kiểm tra độ ẩm của vật liệu trước khi rải.
– Khoảng 800m2 kiểm tra độ chặt bằng phương pháp rót cát.
Kiểm tra chất lượng sau khi thi công.
– Làm tốt công tác đo đạc, định vị để đảm bảo lớp móng đúng bề dày, kích thước hình học, mui luyện. Sai số không quá 5% bề dày thiết kế nhưng không quá 5 mm đối với lớp móng trên và không vượt quá 10 mm đối với lớp dưới. Tăng cường công tác kiểm tra độ bằng phẳng, làm tốt công tác bù phụ khi thi công.
– Dùng thước 3m để kiểm tra độ bằng phẳng, khe hở nhìn thấy trong trường hợp cá biệt không quá 10 mm với lớp móng dưới và 5 mm với lớp móng trên.
– Thí nghiệm kiểm tra độ chặt lớp móng sau khi lu lèn. Cứ 7.000 m2 kiểm tra 3 điểm theo phương pháp rót cát và độ chặt kiểm tra K ³ 98%.
– Thường xuyên có cán bộ chỉ đạo, kiểm tra giám sát thi công đúng trình tự đúng quy cách để đảm bảo chất lượng và kỹ thuật cho công trình.
– Có biên bản nghiệm thu đầy đủ các công tác, các hạng mục thi công. Có biên bản nghiệm thu chuyển giai đoạn sang thi công mặt đường BTN.
CHƯƠNG V. THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG & HOÀN THIỆN ĐƯỜNG
BỐ TRÍ MẶT BẰNG THI CÔNG VÀ ĐẢM BẢO GIAO THÔNG
Nhà thầu tiến hành thi công lớp BTN trên một nửa bề rộng mặt đường. Rải BTN thành hai vệt, mỗi vệt có bề rộng 3.5m tính từ tim ra mép đường. Bố trí thiết bị, nhân lực trong diện thi công để đảm bảo giao thông.
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
Trình tự:
– Tưới nhựa dính bám lớp móng và lớp mặt đường tính chất 1 lít/m2
– Thi công lớp BTN hạt thô 7 cm.
– Tưới nhựa dính bám tính chất 0.3 lít/m2
– Thi công lớp BTN hạt mịn.
Sản xuất BTN
Bê tông nhựa được sản xuất tại trạm trộn của nhà thầu với công suất 80T/h. Nhà thầu tiến hành thuê mặt bằng tại địa phương và lắp dựng trạm trộn hoàn chỉnh để sản xuất BTN.
Thí nghiệm vật liệu, tập kết vật liệu tại trạm trộn:
– Đá cốt liệu sản xuất bê tông nhựa là đá vôi có nguồn gốc trầm tích. Các chỉ tiêu cơ lý của đá đảm bảo tính chất kỹ thuật của dự án, được nhà thầu thí nghiệm đầy đủ và được TVGS chấp nhận trước khi đem vào sản xuất. Cốt liệu thô được sản xuất từ loại đá vôi trầm tính cường độ không nhỏ hơn 600 kg/cm2. Độ hao mòn LosAngeles không lớn hơn 35%. Lượng hạt mềm yếu không vượt quá 10% khối lượng đối với bê tông. Hàm lượng đá thoi dẹt không vượt quá 15% khối lượng đá dăm hỗn hợp. Hàm lượng bụi sét không vượt quá 2% khối lượng trong đó hàm lượng sét không quá 0,05% khối lượng đá. Trước khi chế tạo cốt liệu được phân loại theo các kích cỡ khác nhau.
– Bột khoáng được sản xuất từ đá các bo nát, có cường độ nén không nhỏ hơn 200 daN/cm2. Bột khoáng sạch, hàm lượng bụi sét không quá 5%. Bột khoáng khô tơi không vón hòn. Thành phần hạt của bột khoáng nằm trong giới hạn cho phép. Độ nở của mẫu chế tạo bằng hỗn hợp bột khoáng và nhựa < 2.5% bằng thể tích. Độ ẩm bột khoáng từ 0 – 1%. Khả năng hút nhựa của bột khoáng ³ 40g. Bột khoáng có các chỉ tiêu kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu của dự án được TVGS chấp nhận trước khi thi công.
– Nhựa đường sử dụng là loại nhựa đặc có nguồn gốc dầu mỏ. Nhựa đường không lẫn nước hoặc các tạp chất. Trước khi dùng nhựa, kiểm tra, thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của nhựa, các chỉ tiêu này đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của dự án và được TVGS chấp nhận.
Chế tạo.
– Nhựa đặc được nấu sơ bộ từ 80 – 1000C để bơm lên thiết bị nấu nhựa. Nhiệt độ của nhựa khi chuyển lên thùng đong của máy trộn phải trong phạm vi 140 – 1500C.
– Cốt liệu được đong sơ bộ và dẫn bằng băng tải. Rang nóng cốt liệu, nhiệt độ cốt liệu đảm bảo từ 160 – 1800C, độ ẩm < 0.5%. Hỗn hợp bê tông nhựa trước khi ra khỏi thùng phải có nhiệt độ 150 – 1600C.
– Bột khoáng ở dạng nguội sau khi đo lường được cho vào thùng trộn.
– Tạm trạm trộn, nhà thầu trang bị các thiết bị thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu cũng như hỗn hợp BTN.
– Tuỳ thuộc vào tỷ phối thiết kế sẽ thu được sản phẩm là BTN hạt thô hay BTN hạt mịn.
Thi công lớp mặt đường bê tông nhựa hạt thô:
– Hỗn hợp BTN đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật của dự án được nhà thầu lấy mẫu tại trạm và thí nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu vật liệu theo đúng tỉ phối thiết kế được TVGS chấp nhận trước khi thi công.
– Trước khi đi vào thi công đại trà, phải tiến hành rải thí điểm bê tông nhựa trên chiều dài 100 – 150 m có sự chứng kiến của TVGS để kiểm tra sự hoạt động của thiết bị, độ chặt và ổn định của hỗn hợp, công đầm nén… để làm căn cứ thi công cho cả công trình.
Công tác chuẩn bị hiện trường
– Dùng máy nén khí thổi sạch bụi và vệ sinh bề mặt tưới nhựa dính bám. Hai bên mép đường cứ 10m rải một cọc để định vị vị trí và cao độ rải đúng với thiết kế.
Vận chuyển BTN.
– Bê tông nhựa được mua tại trạm trộn, vận chuyển từ trạm trộn đến chân công trình bằng ô tô tự đổ. Xe vận chuyển có bạt che phủ để giữ nhiệt và tránh các hiện trượng bụi. Mỗi xe ô tô đều có phiếu ghi nhiệt độ xuất xưởng, trọng lượng và nhiệt độ đến hiện trường khi đổ vào máy rải. Nhiệt độ BTN trước khi đổ vào máy rải ³ 1200C.
Công tác rải bê tông nhựa:
– Hỗn hợp bê tông nhựa được rải bằng máy rải, khi rải chiều dài của mỗi vệt rải là 150 – 200m sau đó lùi lại để rải tiếp.
Công tác lu lèn bê tông nhựa:
– Lu lèn lớp bê tông nhựa bằng lu bánh lốp kết hợp với lu bánh sắt, đầu tiên lu ổn định bằng lu bánh sắt. Lu lèn đảm bảo độ chặt bằng lu bánh lốp, sau đó lu là phẳng xóa vết bằng lu bánh thép.
– Đầu tiên lu nhẹ bằng lu 5 – 8 T đi từ 2 – 4 lần/điểm, tốc độ lu 1.5 – 2 km/h.
– Khi nhiệt độ hỗn hợp cao và trời nắng nóng thì đầu tiên cho lu bánh sắt 5 – 8T đi 2 lần/điểm.
– Tiếp theo lu bánh hơi (có tải trọng trên 1 bánh tối thiểu là 2T) đi 8 – 10 lần/điểm, tốc độ lu 2 km/h trong khoảng 6 – 8 lượt đầu, sau tăng dần lên 3 – 5km/h.
– Lu lèn xó vết bằng lu bánh thép.
– Vào mùa đông hoặc khi nhiệt độ hỗn hợp ở mức tối thiểu thì dùng ngay lu bánh hơi đi 10 – 12 lần/điểm. Sau đó dùng lu nặng bánh sắt 10 – 12T đi 2 – 4 lần/điểm.
– Máy rải xong đến đâu máy lu tiến hành theo sát ngay đến đó để tranh thủ lúc nhiệt độ còn cao.
– Sau lượt lu đầu tiên, kiểm tra độ bằng phẳng bằng thước 3 m và bổ sung ngay chỗ thiếu.
– Làm ẩm bánh lu bằng nước với lượng nhỏ để chống BTN bám vào bánh lu.
– Quá trình lu lèn được thực hiện từ mép đường vào tim đường có độ dốc ngang 2 mái, từ bụng lên lưng đối với các đoạn đường cong. Khi lu bánh chủ máy lu phải sát về phía máy rải, tránh để vật liệu bị xô dạt, lượng sóng khi lu. Vệt lu sau phải chồng lên một nửa vệt lu trước, lu lèn cho tới khi không còn vệt bánh lu, mặt đường đạt được bề dày, độ chặt và mui luyện như thiết kế.
– Mối nối tiếp giáp giữa các ca rải được xén phẳng theo chiều thẳng đứng bằng máy cắt BTN. Phần không đảm bảo chất lượng được loại bỏ đổ đi đúng nơi quy định. Mối nối dọc hai vệt rải được bố trí đúng tim đường.
Thi công lớp nhựa dính bám 0.3 lít/m2
Kỹ thuật và công nghệ thi công tương tự như thi công lớp nhựa dính bám TC 1.0 lít/m2. Khi thi công hạng mục này chú ý điều chỉnh lượng nhựa tưới đồng đều đảm bảo đúng khối lượng thiết kế 0.3 lít/m2.
Thi công lớp BTN hạt mịn 5 cm.
Trình tự và công nghệ thi công tương tự như thi công lớp BTN hạt thô, trong khi thi công chú ý đến vấn đề khác biệt sau:
– Quá trình sản xuất đảm bảo tỷ phối thiết kế cho BTN hạt mịn. Quá trình rải BTN chú ý đảm bảo bề dày lớp BTN sau khi lu lèn chặt 5 cm đúng theo thiết kế.
Hoàn thiện đường
Thi công cọc tiêu biển báo sơn vạch kẻ đường:
– Cọc tiêu, biển báo, cột Km được chế tạo trong công xưởng. Công tác chế tạo theo đúng quy định được TVGS chấp nhận.
– Vận chuyển cọc tiêu biển báo đến công trường bằng xe kéo.
– Định vị chính xác vị trí cọc.
– Đào đất hố móng đúng kích thước, chôn cọc bằng thủ công.
– Sơn đầu cọc theo yêu cầu thiết kế.
Công tác sơn vạch kẻ đường được tiến hành bằng máy sơn chuyên dụng
– Đo đạc xác định vị trí thi công, căng dây, đánh dấu vị trí cẩn thận. Điều chỉnh tốc độ chạy máy, bề rộng vệt sơn và lượng sơn phù hợp chiều dày vệt sơn theo quy định.
Hoàn thiện các hạng mục khác chuẩn bị bàn giao công trình.
iii. biện pháp đảm bảo chất lượng trong xây lắp
Đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công
1.1. Vị trí và kích thước hình học.
– Làm tốt công tác định vị, cắm cọc tim cọc giới hạn vệt rải và tăng cường công tác kiểm tra để đảm bảo vị trí, kích thước hình học cũng như bề dày lớp rải. Đảm bảo độ dốc mui luyện và độ bằng phẳng của mặt đường.
1.2. Kiểm tra chất lượng khi thi công.
Quá trình thi công phải tiến hành đúng kỹ thuật và trình tự theo công nghệ thi công. Đặc biệt chú ý tới các vấn đề sau đây:
– Vật liệu sản xuất BTN, nhựa tưới… đều có chứng chỉ thí nghiệm và có chỉ tiêu phù hợp. Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý của tất cả các vật liệu đầu vào đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của dự án.
– Có phiếu thiết kế thành phần BTN đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật.
– Kiểm tra giám sát chặt chẽ việc chế tạo hỗn hợp BTN tại trạm trộn. Kiểm tra hệ thống cân đong, các hệ thống sấy vật liệu, trộn vật liệu… Nhiệt độ lúc xuất xưởng.
– Đảm bảo kỹ thuật chất lượng và vệ sinh của lớp móng trước khi rải.
– Kiểm tra chặt chẽ nhiệt độ của nhựa trước khi tưới, kiểm tra lượng nhựa tưới trên các tấm xây dựng kích thước 50 x 50 đặt trên bề mặt tưới nhựa qua đó điều chỉnh chính xác lượng nhựa, tưới nhựa đồng đều.
– Kiểm tra chặt chẽ nhiệt độ khi đổ vào phễu máy rải từ 1250C đến 1600C. Chỉ lu lèn bê tông nhựa trong giai đoạn nhiệt độ ³ 700C
– Công tác lu lèn tuân thủ trình tự và sơ đồ lu, công lu đã được chính xác hoá sau lần lu thí điểm.
Kiểm tra chất lượng sau khi thi công.
2.1. Kiểm tra vị trí và kích thước
– Kiểm tra bề rộng bằng thước thép. Kiểm tra cao độ bằng cao đạc mặt BTN so với cao độ lớp KC bên dưới. Kiểm tra độ bằng phẳng bằng thước 3 m, khe hở sáng cục bộ không vượt quá quy định. Kiểm tra độ dốc dọc bằng cách cao đạc các cọc tim đường đảm bảo các sai lệch cá biệt không vượt quá phạm vi cho phép.
2.2. Kiểm tra chất lượng
– Kiểm tra độ chặt của lớp rải tại hiện trường bằng phương pháp khoan ép mẫu. Khoan mẫu BTN, làm thí nghiệm tại phòng TN hiện trường kiểm tra chất lượng.
PHẦN IV. THI CÔNG CẦU
CHƯƠNG I: TRÌNH TỰ VÀ PHƯƠNG ÁN THI CÔNG TỔNG THỂ
BỐ TRÍ THI CÔNG
NHÀ THẦU BỐ TRÍ HAI MŨI THI CÔNG CẦU
– Mũi thứ nhất: Cầu Khe Trù và Cầu Khe Vò thi công tuần tự
– Mũi thứ hai: Thi công cầu Rào Mốc
Cầu Khe Trù
– Nhà thầu bố trí các dây chuyền thi công
+ Dây chuyền thi công mố
+ Dây chuyền thi công đúc dầm
+ Dây chuyền thi công nền đường đầu cầu
+ Dây chuyền lao lắp.
+ Dầm ngang, mối nối, mặt cầu, mặt đường đầu cầu…
Cầu Khe Vò
– Nhà thầu bố trí các dây chuyền thi công
+ Dây chuyền thi công mố cầu
+ Dây chuyền thi công đúc dầm
+ Dây chuyền thi công nền đường đầu cầu
+ Dây chuyền lao lắp.
+ Dầm ngang, mối nối, mặt cầu, mặt đường đầu cầu…
Cầu Rào Mốc:
– Nhà thầu bố trí các dây chuyền thi công
+ Dây chuyền thi công mố cầu
+ Dây chuyền thi công đúc dầm
+ Dây chuyền thi công nền đường đầu cầu
+ Dây chuyền lao lắp.
+ Dầm ngang, mối nối, mặt cầu, mặt đường đầu cầu…
BIỆN PHÁP THI CÔNG CHỦ ĐẠO
2.1. Cầu Khe Trù và Cầu Khe Vò
Thi công mố cầu:
– Xác định vị trí móng mố, San ủi tạo mặt bằng thi công.
– Đào đất hố móng bằng cơ giới kết hợp với thủ công.
– Đổ bê tông bệ móng
– Lắp dựng đà giáo, cốt thép, ván khuôn
– Đổ bê tông thân mố, tường cánh.
– Để bê tông tường đỉnh, bệ kê gối.
– Đắp đất chân khay tứ nón, hoàn thiện mố.
Thi công kết cấu nhịp
– Đúc dầm trên bãi đúc trên đường đầu cầu.
– Lắp đặt đường goòng vận chuyển dầm
– Làm trụ Pa Lê trên móng rọ đá.
– Lắp đặt dầm dẫn 1550, lắp đặt giá poóc tích
– Lao dọc dầm ra vị trí nhịp, lắp đặt dầm bằng giá poóc tích
Thi công hạng mục khác.
– Thi công dầm ngang, mối nối dọc
– Thi công mặt cầu mặt đường
– Hoàn thiện cầu
2.1. Cầu Rào Mốc
Thi công mố cầu:
– Xác định vị trí móng mố, Đào đất hố móng bằng máy kết hợp thủ công.
– Đổ bê tông bệ móng
– Lắp dựng đà giáo, cốt thép, ván khuôn
– Đổ bê tông thân mố, tường cánh.
– Để bê tông tường đỉnh, bệ kê gối.
– Đắp đất chân khay tứ nón, hoàn thiện mố.
Thi công trụ cầu
– Đào đất hố móng bằng cơ giới kết hợp với thủ công
– Vệ sinh hố móng, lắp dựng ván khuôn.
– Đổ bê tông bệ móng.
– Lắp dựng đà giáo, cốt thép, ván khuôn.
– Đổ bê tông thân trụ, xà mũ trụ.
– Hoàn thiện trụ cầu
Thi công kết cấu nhịp
– Đúc dầm trên bãi đúc trên đường đầu cầu.
– Lắp đặt đường goòng vận chuyển dầm
– Lắp đặt xe lao dầm phía Vũng Áng
– Cáp dầm đến vị trí xe lao.
– Dùng xe lao dầm đưa dầm vào vị trí nhịp.
– Thi công tương tự nhịp 2 và nhịp 3.
Thi công hạng mục khác.
– Thi công dầm ngang, mối nối dọc
– Thi công mặt cầu mặt đường, hoàn thiện cầu.
CHƯƠNG II: THI CÔNG MỐ CẦU
BỐ TRÍ MẶT BẰNG THI CÔNG VÀ ĐẢM BẢO GIAO THÔNG
Nhà thầu tiến hành đảm bảo giao thông bằng đường công vụ phía hạ lưu cầu nên không ảnh hưởng đến công tác thi công. Bố trí mặt bằng thi công mố và các hạng mục khác được thể hiện trong phần bản vẽ sơ đồ công nghệ.
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
Các cầu trên tuyến (Cầu Khe Trù, Cầu Kho Vò, Cầu Rào Mốc) đều có mố cầu dạng chữ U bằng BTCT, móng nông đặt trên nền đá sét kết phong hoá, vì vậy đều có chung biện pháp thi công.
Thi công bệ mố.
1.1. Chuẩn bị
– Tập kết thiết bị đến công trường, chuẩn bị vật tư theo yêu cầu tiến độ có kể đến khối lượng dự phòng. Kiểm tra sự hoạt động của thiết bị thi công. Bố trí cán bộ và công nhân thi công.
1.2. Định vị xác định vị trí mố cầu.
– Định vị xác định chính xác vị trí thi công bằng máy toàn đạc. Công tác này do kỹ sư trắc địa cùng với công nhân khảo sát tiến hành. Sơ đồ giao hội đã được chuẩn bị trước được TVGS kiểm tra chấp nhận trước khi triển khai thi công. Tiến hành công tác dấu cọc để có thể khôi phục lại tim mố cầu, tim cầu…
1.3. Đào đất hố móng
– Dùng máy ủi để san gạt tạo mặt bằng thi công, hạ thấp cao độ mặt đất tự nhiên.
– Sử dụng máy đào kết hợp với thủ công để thi công hố móng. Bùn và đất thải không tận dụng được nhà thầu sẽ vận chuyển đổ đi đúng nơi quy định bằng ô tô. Đào đất tạo thành hố móng đến cao độ thiết kế, chỉnh sửa chính xác vị trí kích thước hình học bằng thủ công.
– Trong quá trình đào đất hố móng luôn luôn đảm bảo độ dốc thoát nước mặt. Tại những vị trí có nước mặt mặt nhà thầu sẽ tiến hành đóng cọc cừ và dùng bao tải đất làm vòng vây ngăn nước. Khi đào sâu hố móng, nếu có nước ngầm thấm và hố móng Nhà thầu sẽ bố trí đào rãnh thu nước và bơm hút nước bằng máy bơm.
– Hố móng được đào đủ rộng để có thể thi công. Vách hố móng đảm bảo ổn định bằng cách tạo mái dốc tùy theo điều kiện địa chất. Trong trường hợp mái dốc không đảm bảo ổn định nhà thầu tiến hành đóng cọc ván để chống vách.
– Khi đào đến cao độ đáy móng nếu có phát hiện địa chất không phù hợp với hồ sơ thiết kế, Nhà thầu sẽ xin ý kiến của kỹ sư TVHT để có biện pháp xử lý.
– Khi hố móng được TVGS nghiệm thu nhà thầu tiếp tục triển khai thi công lớp lót móng và bệ móng.
1.4. Thi công lớp bê tông lót đáy bệ:
– Hoàn thiện và vệ sinh hố móng bằng thủ công. Nếu có nước ngầm bố trí máy bơm hút cạn nước.
– Tiến hành thi công lớp bê tông lót móng theo phương pháp đổ bê tông tại chỗ. Sử dụng máy trộn kết hợp với thủ công để đổ bê tông. Lớp bê tông lót móng này có vai trò tạo phẳng cho đáy bệ và ngăn không cho nước thấm qua đáy móng, giữ vệ sinh cho cốt thép và đổ bê tông. San gạt phẳng đúng kích thước bề dày thiết kế. Khi lớp lót móng đảm bảo cường độ và được TVGS nghiệm thu Nhà Thầu triển khai thi công bệ móng.
1.5. Lắp dựng cốt thép.
Gia công cốt thép:
– Các thanh cốt thép được đánh sạch rỉ và các chất bẩn khác.
– Thanh cốt thép phải thẳng, độ cong cục bộ so với đường thẳng không vượt quá 1% chiều dài.
– Vị trí các điểm uốn theo đúng thiết kế không vượt quá sai số cho phép.
– Các móc cong đầu thanh cốt thép được uốn theo quy định. Tại khu vực chịu kéo dùng móc uốn nửa vòng tròn cho cốt thép trơn và móc uốn 900 cho cốt thép có giờ.
Nối cốt thép.
– Thường dùng phương pháp hàn điện đối đầu làm chảy lỏng thép để nối các thanh cốt thép (trơn hoặc có gai) có đường kính lớn hơn 16mm. Khe hở giữa hai đầu thanh thép nối phải đủ rộng lớn nhất 20mm nhưng không nhỏ hơn 1,5 đường kính que hàn.
– Chỉ nối các thanh cốt thép bằng phương pháp hàn ốp cũng như hàn đối đầu hoặc hàn qua miếng đệm nếu không có điều kiện hàn đối đầu.
– Khi hàn cốt thép trơn (hoặc có gai) bằng phương pháp dùng miếng đệm hoặc hàn đối đầu Nhà thầu thực hiện các điều kiện sau:
+ Phải hàn ít nhất là 2 mối hàn cạnh.
+ Chiều dài mối nối đối đầu ³ 5d.
+ Tổng chiều dài các mối hàn của mối nối đối đầu hoặc ở một nửa mối nối có miếng đệm phải ³ 10d
+ Khe hở giữa cạnh đầu của các thanh định hàn ít nhất bằng 2 mm nhưng lớn nhất là 0,5d.
+ Miếng đệm tại các thanh chịu kéo dưới tác dụng của nội lực đặt so le nhau một khoảng bằng 1,5d nhưng đối xứng nhau so với tâm của mối nối.
+ Chiều cao của mối hàn phải bằng 0,25d nhưng ít nhất bằng 4mm. Chiều rộng của mối hàn phải bằng 0,7d nhưng ít nhất bằng 10mm.
– Tiến hành hàn thử (Đưa mẫu hàn thử đi thí nghiệm) trước khi hàn chính thức. Người hàn chính thức là người đã hàn mẫu thử đã đem đi thí nghiệm.
Đặt và buộc cốt thép.
– Khi đặt các khung cốt thép, các lưới thép hoặc các thanh cốt thép phải đảm bảo đúng chiều dày lớp bảo hộ bằng cách dùng các con kê được đúc bằng vữa xi măng có chiều dày đúc bằng chiều dày tầng phòng hộ và cấy dây thép ở giữa khi đúc con kê để buộc dính chặt với cốt thép. Không dùng các mẫu thép vụn để kê các mặt lộ diện của kết cấu.
– Các khung và lưới cốt thép phải được buộc chặt và không bị xô xệch khi di chuyển lắp đặt vào ván khuôn và khi đổ bê tông.
– Nhà thầu được TVGS nghiệm thu cốt thép trước khi đổ bê tông.
1.6. Lắp dựng ván khuôn.
– Ván khuôn sử dụng cho công trình là ván khuôn thép. Chiều dày tấm ván khuôn, kích thước, cự ly các thanh nẹp ngang, dọc, thanh chống được tính toán chịu tải trọng thi công đổ bê tông, Ván khuôn được chế tạo phù hợp với các kết cấu, đảm bảo độ cứng, bề mặt nhẵn nhịn bảo đảm kích thước hình học của kết cấu.
– Độ cong các bộ phận chịu uốn của ván khuôn dưới tác dụng của các loại lực chủ yếu là lực thẳng đứng và nằm ngang. Không được vượt quá 1/400 chiều dài tính toán đối với các bộ phận mặt ngang và 1/250 đối với các bộ phận được che khuất.
– Trước khi lắp dựng, ván khuôn được vệ sinh sạch sẽ, lau dầu chống bám.
– Lắp dựng ván khuôn bằng thủ công. Ván khuôn nặng được lắp dựng bằng cần cẩu kết hợp với thủ công. Liên kết chặt chẽ ván khuôn bằng bu lông thi công.
– Lắp dựng đà giáo, văng chống bảo đảm sự ổn định cho ván khuôn trong khi đổ bê tông. Bố trí các thanh nêm để dễ dàng tháo dỡ đà giáo ván khuôn sau khi bê tông đủ cường độ cho phép.
– Sau khi lắp dựng ván khuôn kín khít không để chảy mất vữa trong quá trình đổ bê tông.
– Tiến hành lắp dựng ván khuôn bằng cần cẩu kết hợp với thủ công.
– Lắp dựng văng chống bằng thanh UYKM để đảm bảo ổn định cho ván khuôn.
1.7. Để bê tông mố.
– Kiểm tra máy móc thiết bị và vật liệu cũng như nhân lực trước khi đổ bê tông. Vật liệu đủ cho quá trình đổ bê tông liên tục. Máy trộn bê tông hoạt động tốt.
– Đổ bê tông tại chỗ bằng máy trộn kết hợp với cần cẩu. Tiến hành thí nghiệm đo độ sụt tại hiện trường để điều chỉnh độ sụt theo thiết kế. Đúc mẫu để làm công tác thí nghiệm sau này. Kiểm tra hệ thống đong cốt liệu để đảm bảo tỉ phối thiết kế cho bê tông.
– Bê tông sau khi ra khỏi máy trộn được cấp vào hộc chứa bê tông. Dùng cần cẩu để cẩu chuyển bê tông xuống hố móng.
Đổ bê tông:
– Trước khi bắt đầu đổ hỗn hợp bê tông vào kết cấu phải kiểm tra đà giáo, ván khuôn, có phiếu thí nghiệm về cấp phối bê tông, các loại vật liệu: xi măng, cát, đá, thép, nước… được TVGS và chủ đầu tư chấp nhận. Lập biên bản nghiệm thu tổng thể công tác đổ bê tông theo biểu mẫu của Tư vấn giám sát.
– Trộn bê tông bằng máy trộn. Cấp cốt liệu bằng các hộc đong cốt liệu. Phối hợp vật liệu theo tỉ phối thiết kế.
– Thí nghiệm độ sụt bê tông ngay sau khi trộn bê tông, đúc mẫu theo quy định để kiểm tra cường độ bê tông theo mác thiết kế.
– Đổ bê tông đổ tại chỗ, bằng cần cẩu, chiều cao bê tông rơi tự do cũng không được quá 3m tránh làm bê tông bị phân tầng.
– Lớp bê tông bên trên phải được đổ và đầm trước khi lớp bê tông phía dưới bắt đầu đông kết.
– Bê tông đổ đến đâu phải được đầm kỹ ngay đến đó, dùng đầm dùi để đầm bê tông, bề dày tối đa của lớp bê tông được chọn bằng 1,25 chiều dài có ích của cần dùi.
– Khoảng cách dùi đầm rung bên trong không được vượt quá 1,5 bán kính tác dụng của máy. Đầm rung bên trong không được cắm xuyên xuống lớp bê tông đổ trước phía dưới khi lớp bê tông đó đã bắt đầu đông kết.
– Không được đầm rung bê tông thông qua cốt thép.
Bảo dưỡng bê tông.
– Bảo dưỡng bê tông theo đúng quy định. Sau khi đổ bê tông xong nhiều nhất là 10 – 12 giờ về mùa đông hoặc 4 – 5 giờ về mùa hè là phải tưới nước bảo dưỡng và che phủ mặt kết cấu. Nếu nhiệt độ thấp hơn 50 thì không cần tưới nước.
Tháo dỡ ván khuôn.
– Thông thường tháo ván khuôn thành (không chịu trọng lượng kết cấu) sau khi bê tông đạt cường độ tối thiểu 25 kg/cm2.
– Đối với đà giáo và ván khuôn chịu lực trước khi tháo phải xem xét kỹ lưỡng mới quyết định được. Thường phải chờ bê tông đạt 70% cường độ thiết kế mới được tháo, khi tháo ván khuôn thao tác nhẹ nhàng, không tạo ra lực xung kích đối với kết cấu bê tông. Trước và sau khi tháo dỡ ván khuôn chịu lực phải đo đạc về độ lún vùng biến dạng của kết cấu.
Thi công tường thân và tường cánh, tường đỉnh.
Trình tự thi công:
– Đắp đất xung quanh bệ móng bằng thủ công.
– Định vị xác định vị trí kích thước tường thân và tường cánh mố bằng máy toàn đạc.
– Gia công cốt thép và lắp đặt cốt thép.
– Lắp dựng ván khuôn và lắp hệ thống đà giáo thép bằng cần cẩu kết hợp với thủ công.
– Tiến hành công tác đổ bê tông tại chỗ, trộn bê tông bằng máy trộn, đổ bê tông bằng cần cẩu.
– Bảo dưỡng bê tông theo quy định, tháo dỡ ván khuôn và hệ thống đà giáo.
Công nghệ thi công tương tự như đã trình bày trong hạng mục thi công bệ mố. Chú ý công tác đảm bảo ổn định cho ván khuôn bằng đà giáo. Làm sàn công tác trên đà giáo để thi công.
Đắp đất sau mố.
– Việc đắp đất sau mố được bố trí tiến hành sau khi thi công bê tông mố đủ cường độ cho phép.
– Đất đắp K95 sau mố được đắp bằng thủ công. Vật liệu đất đắp được thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý đảm bảo yêu cầu được vận chuyển đến công trường bằng ô tô tự đổ. Đất được san thành lớp với chiều dài từ 15 – 20 cm. Đầm chặt bằng đầm cóc đạt độ chặt yêu cầu. Khi lớp dưới đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mới tiến hành đắp lớp trên. Các công tác được tiến hành tuần tự cho tới khi đủ cao độ thiết kế. Để đảm bảo hiệu quả đầm nén vật liệu được đầm ở độ ẩm tốt nhất hoặc từ 0.8 – 1.2W0. Nếu không nhà thầu sẽ tiến hành xử lý độ ẩm trước khi đắp.
Thi công nền đường đầu cầu.
– Kỹ thuật, công nghệ và biện pháp thi công nền đường 10m đầu cầu hoàn toàn tương tự như phần thi công nền đường.
Phương án thi công.
– Do đặc điểm đường đầu cầu có chiều dài thi công ngắn, mỗi lớp đất đắp hay kết cấu mặt đường có khối lượng nhỏ. Sau mỗi lớp đắp phải tiến hành thí nghiệm nên thời gian giãn cách nhiều. Hạng mục này bố trí chi tiết về tiến độ thi công bảo đảm cả thời gian giãn cách. Trên thực tế để đảm bảo chất lượng và hiệu quả xây lắp nhà thầu bố trí kết hợp thi công cùng với nền đường, bố trí nhân lực thi công và điều phối máy nền đường.
CHƯƠNG III: THI CÔNG TRỤ CẦU
BỐ TRÍ MẶT BẰNG THI CÔNG VÀ ĐẢM BẢO GIAO THÔNG
Nhà thầu tiến hành đảm bảo giao thông bằng đường công vụ phía hạ lưu cầu nên không ảnh hưởng đến công tác thi công. Bố trí mặt bằng thi công công trường được thể hiện trong phần bản vẽ sơ đồ công nghệ.
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
Trụ cầu Rào Mốc có dạng thân hẹp bằng BTCT, móng nông đặt trên nền đá sét kết phong hóa nứt nẻ.
Thi công bệ trụ.
1.1. Chuẩn bị
– Tập kết thiết bị đến công trường, chuẩn bị vật tư theo yêu cầu tiến độ có kể đến khối lượng dự phòng. Kiểm tra sự hoạt động của thiết bị thi công. Bố trí cán bộ và công nhân thi công.
1.2. Định vị xác định vị trí Trụ Cầu.
– Định vị xác định chính xác vị trí thi công bằng máy toàn đạc. Công tác này do kỹ sư trắc địa cùng với công nhân khảo sát tiến hành. Sơ đồ giao hội đã được chuẩn bị trước được TVGS kiểm tra chấp nhận trước khi triển khai thi công. Tiến hành công tác dấu cọc để có thể khôi phục lại tim trụ cầu, tim cầu…
1.3. Đào đất hố móng.
– Sử dụng máy đào kết hợp với thủ công để thi công hố móng. Bùn và đất thải không tận dụng được nhà thầu sẽ vận chuyển đổ đi đúng nơi quy định bằng ô tô. Đào đất tạo thành hố móng đến cao độ thiết kế, chỉnh sửa chính xác vị trí kích thước hình học bằng thủ công.
– Trong quá trình đào đất hố móng luôn luôn đảm bảo độ dốc thoát nước mặt. Quá trình đào đất được kết hợp với việc đắp đất để làm đê quai ngăn nước. Khi đào sâu hố móng, Nhà thầu bố trí đào rãnh thu nước, bơm hút nước thấm vào hố móng bằng máy bơm.
– Hố móng được đào đủ rộng để có thể thi công. Vách hố móng đảm bảo ổn định bằng cách tạo mái dốc tùy theo điều kiện địa chất hố móng. Trong trường hợp mái dốc không đảm bảo ổn định nhà thầu tiến hành đóng cọc ván để chống vách.
– Khi đào đến cao độ đáy móng nếu có phát hiện địa chất không phù hợp với hồ sơ thiết kế, Nhà thầu sẽ xin ý kiến của kỹ sư TVHT để có biện pháp xử lý.
– Khi hố móng được TVGS nghiệm thu nhà thầu tiếp tục triển khai thi công lớp lót móng và bệ trụ.
1.4. Công tác thi công bệ trụ.
– Bệ trụ được cấu tạo hai cấp. Tiến hành thi công cấp thứ nhất trước. Sau đó thi công cấp thứ hai, trình tự thi công cấp thứ hai tương tự như cấp thứ nhất (ngoại trừ hoàn thiện hố móng và lớp bê tông tạo phẳng).
Trình tự thi công:
– Hoàn thiện và vệ sinh hố móng bằng thủ công. Nếu có nước ngầm bố trí máy bơm hút cạn nước.
– Tiến hành thi công lớp bê tông lót móng theo phương pháp đổ bê tông tại chỗ. Sử dụng máy trộn kết hợp với thủ công để đổ bê tông. Lớp bê tông lót móng này có vai trò tạo phẳng cho đáy bệ và ngăn không cho nước thấm qua đáy móng, giữ vệ sinh cho cốt thép và đổ bê tông. San gạt phẳng đúng kích thước bề dày thiết kế. Khi lớp lót móng đảm bảo cường độ và được TVGS nghiệm thu Nhà thầu triển khai thi công bệ móng.
1.5. Lắp dựng cốt thép
– Tiến hành gia công cốt thép bệ mố trong công xưởng song song với việc chuẩn bị hố móng tại công trường để đảm bảo tiến độ thi công. Sử dụng thép đúng chủng loại và đảm bảo bảo yêu cầu độ sạch, đủ cường độ quy định, gia công bằng máy cắt uốn và bàn vam. Công tác gia công thép theo đúng bản vẽ thiết kế.
– Tiến hành lắp dựng cốt thép bằng thủ công theo đúng thiết kế. Cốt thép liên kết bằng thép buộc 1 mm. Tại những vị trí cần thiết sử dụng máy hàn để hàn mối nối, thực hiện đầy đủ các yêu cầu cốt thét tương tự như phần thi công mố cầu.
1.6. Lắp dựng ván khuôn.
– Tiến hành lắp dựng ván khuôn bằng cần cẩu kết hợp với thủ công.
– Dùng cẩu để chuyển ván khuôn vào vị trí. Để vị trí được chính xác phải chỉnh bằng thủ công. Ván khuôn thép bảo đảm bề mặt bằng phẳng và độ cứng. Bôi trơn ván khuôn bằng dầu bôi ván khuôn để công tác tháo ván khuôn sau khi đổ bê tông được dễ dàng. Liên kết chặt chẽ ván khuôn bằng bu lông thi công. Sau khi lắp dựng mặt trong ván khuôn đúng vị trí và kích thước kết cấu, đồng thời đảm bảo kín khít không mất vữa khi đổ bê tông. Lắp dựng văng chống bằng gỗ hộp hoặc thép góc thi công để đảm bảo ổn định cho ván khuôn.
– Tuân thủ các yêu cầu đối với ván khuôn tương tự như phần mố cầu.
1.7. Đổ bê tông bệ trụ.
– Kiểm tra máy móc thiết bị và vật liệu cũng như nhân lực trước khi đổ bê tông. Vật liệu đủ cho quá trình đổ bê tông liên tục. Máy trộn bê tông hoạt động tốt.
– Đổ bê tông tại chỗ bằng máy trộn kết hợp với cần cẩu. Tiến hành thí nghiệm đo độ sụt tại hiện trường để điều chỉnh độ sụt theo thiết kế. Đúc mẫu để làm công tác thí nghiệm kiểm tra cường độ bê tông. Kiểm tra hệ thống đong cốt liệu để đảm bảo tỉ phối thiết kế cho bê tông.
– Bê tông sau khi ra khỏi máy trộn được cấp vào hộc chứa bê tông. Dùng cần cẩu để cẩu chuyển bê tông xuống hố móng. Công tác xả bê tông tiến hành khi độ cao vữa rơi từ 0.5 – 1m. Bố trí đầm dùi để đầm bê tông. Công tác thi công tiến hành trong thời gian bê tông chưa ninh kết. Bảo dưỡng bê tông, che nắng, mưa và tưới nước giữ ẩm.
– Khi bê tông đủ cứng tiến hành tháo ván khuôn. Công tác tháo ván khuôn tiến hành cẩn thận không làm hư hại đến bê tông kết cấu.
Đây là biện pháp thi công cơ bản, công tác đổ bê tông tuân thủ các yêu cầu tương tự như đổ bê tông mố cầu.
Thi công thân trụ và xà mũ trụ.
Trình tự thi công:
– Đắp đất xung quanh bệ móng bằng thủ công.
– Định vị xác định vị trí kích thước tường thân và tường cánh mố bằng máy toàn đạc.
– Gia công cốt thép và lắp đặt cốt thép.
– Lắp dựng ván khuôn và lắp hệ thống đà giáo thép bằng cần cẩu kết hợp với thủ công.
– Tiến hành công tác đổ bê tông tại chỗ, trộn bê tông bằng máy trộn, đổ bê tông bằng cần cẩu.
– Bảo dưỡng bê tông theo quy định, tháo dỡ ván khuôn và hệ thống đà giáo.
Công nghệ thi công tương tự như đã trình bày trong hạng mục trước. Chú ý công tác lắp đặt hệ thống đà giáo thép để đảm bảo ổn định cho ván khuôn và làm sàn công tác trên đà giáo để thi công.
Đắp đất xung quanh bệ trụ.
– Việc đắp trả đất hố móng tiến hành sau khi thi công bê tông mố đủ cường độ cho phép. Công tác này còn để tạo mặt bằng để lắp dựng đà giáo phục vụ thi công thân trụ.
– Đắp đất thủ công. Vật liệu đất đắp được thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý đảm bảo yêu cầu được vận chuyển đến công trường bằng ô tô tự đổ. Đất được san thành lớp với chiều dày từ 15 – 20 cm. Đầm chặt bằng đầm cóc đạt độ chặt yêu cầu. Khi lớp dưới đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mới tiến hành đắp lớp trên. Các công tác được tiến hành tuần tự cho tới khi đủ cao độ thiết kế. Để đảm bảo hiệu quả đầm nén vật liệu được đầm ở độ ẩm tốt nhất hoặc từ 0.8 – 1.2W0. Nếu không Nhà thầu sẽ tiến hành xử lý độ ẩm trước khi đắp.
CHƯƠNG IV: ĐÚC DẦM BTCT DƯL
BỐ TRÍ MẶT BẰNG THI CÔNG
Nhà thầu tiến hành đúc dầm BTCT tại bãi đúc công trường. Đảm bảo giao thông bằng đường công vụ phía hạ lưu cầu nên không ảnh hưởng đến công tác thi công.
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
Dầm cầu đều được chế tạo bằng BTCT DƯL. Tạo ứng suất trước dầm cầu bằng phương pháp kéo sau. Mặt cắt tiết diện và chiều dài dầm có hai loại khác nhau nhưng có một trình tự và kỹ thuật thi công.
Chuẩn bị
– Chuẩn bị mặt bằng bãi đúc dầm được tiến hành trước cùng với chuẩn bị mặt bằng cả công trường.
– Làm bệ đúc dầm, hai đầu bệ đúc được bố trí bê tông cốt thép, phần giữa bệ đúc được bố trí đệm đá dăm 10cm và lớp bê tông M150. Cầu Khe Trù và Cầu Khe Vò bố trí một bệ đúc dầm. Cầu Rào Mốc bố trí hai bệ đúc để đảm bảo tiến độ thi công.
– Tập kết thiết bị đến công trường, chuẩn bị vật tư theo yêu cầu tiến độ có kể đến khối lượng dự phòng. Kiểm tra sự hoạt động của thiết bị thi công. Bố trí cán bộ và công nhân thi công.
Lắp dựng cốt thép.
Cốt thép thường
– Tiến hành gia công cốt thép thường trong công xưởng. Sử dụng thép đúng chủng loại và đảm bảo yêu cầu độ sạch, đủ cường độ quy định, gia công bằng máy cắt uốn và bàn vam. Công tác gia công thép theo đúng bản vẽ thiết kế.
– Tiến hành lắp dựng cốt thép bằng thủ công theo đúng thiết kế. Đặt các lưới thép định vị để đặt ống luồn cáp DƯL. Cốt thép liên kết bằng thép buộc 1mm. Tại những vị trí cần thiết sử dụng máy hàn để hàn mối nối.
– Đặt ống gen, nối các đoạn ống với nhau chắc chắn, kín khít bằng ống nối.
– Kỹ thuật gia công lắp đặt cốt thép thường tương tự như cốt thép bệ mố.
Cáp dự ứng lực:
– Dây thép cường độ cao, khi cung cấp tới công trường theo chủng loại thiết kế.
– Tiến hành vuốt thẳng, lau dây sạch dầu và bẩn trước khi đánh thành bó. Không dùng loại dây rỉ trong các kết cấu.
– Ciment dùng để trộn bê tông hoặc vữa đổ các neo và vữa để phun phải có số hiệu ít nhất là 500.
Chế tạo các bó dây, neo, ống và rông đen.
– Các dây cáp được cắt đủ chiều dài toàn dầm có kể đến chiều dài thi công.
– Các dây trong bó ôm vào nhau cho đều trên toàn bộ chiều dài dầm.
– Các móc của dây trong lòng ống neo được bố trí chia đều theo đường kính để bảo đảm cho bê tông vữa lọt vào tất cả chỗ rỗng trong neo.
– Rung hỗn hợp bê tông (hoặc vữa) có tỷ lệ nước ciment 0,25 – 0,35 trên các bàn rung.
– Dùng các loại ống để tạo đường ống thông suốt trong kết cấu không để cho ống bị hẹp ở bất kỳ chỗ nào.
– Trong thời gian đổ bê tông kết cấu, bịt các ống phun vữa tránh cho bê tông rơi vào lòng ống.
– Đánh số tất cả các ống nhánh và đánh dấu vị trí của chúng.
Lắp dựng ván khuôn.
– Ván khuôn đáy được lắp trên bệ đúc trước khi lắp đặt cốt thép.
– Ván khuôn thành dầm được lắp đặt sau khi vào cốt thép. Tiến hành lắp dựng ván khuôn thành dầm bằng cần cẩu kết hợp với thủ công.
– Dùng cẩu để chuyển ván khuôn vào vị trí. Để vị trí được chính xác phải chỉnh bằng thủ công. Ván khuôn thép bảo đảm bề mặt bằng phẳng và độ cứng. Bôi trơn ván khuôn bằng dầu bôi ván khuôn để công tác tháo ván khuôn sau khi đổ bê tông được dễ dàng. Liên kết chặt chẽ ván khuôn bằng bulông thi công. Sau khi lắp dựng mặt trong ván khuôn đúng vị trí và kích thước kết cấu, đồng thời đảm bảo kín khít không mất vữa khi đổ bê tông. Chống ván khuôn bằng tăng đơ chống.
– Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật ván khuôn tương tự như phần ván khuôn mố cầu.
Đổ bê tông dầm cầu.
– Kiểm tra máy móc thiết bị và vật liệu cũng như nhân lực trước khi đổ bê tông. Vật liệu đủ cho quá trình đổ bê tông liên tục. Máy trộn bê tông hoạt động tốt.
– Đổ bê tông tại chỗ bằng máy trộn kết hợp với cần cẩu. Tiến hành thí nghiệm đo độ sụt tại hiện trường để điều chỉnh độ sụt theo thiết kế. Đúc mẫu để làm công tác thí nghiệm kiểm tra cường độ bê tông. Kiểm tra hệ thống đong cốt liệu để đảm bảo tỉ phối thiết kế cho bê tông.
– Bê tông sau khi ra khỏi máy trộn được cấp vào hộc chứa bê tông. Dùng cần cẩu để cẩu chuyển bê tông. Công tác xả bê tông tiến hành khi độ cao vữa rơi từ 0.5 – 1m. Bố trí đầm cạnh lắp ở thành ván khuôn để đầm bê tông. Công tác thi công tiến hành trong thời gian bê tông chưa ninh kết.
– Đổ bê tông và bảo dưỡng bê tông đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như các hạng mục khác đã trình bày chi tiết phần trên.
– Khi bê tông đủ cứng tiến hành tháo ván khuôn. Công tác tháo ván khuôn tiến hành cẩn thận không làm hư hỏng bê tông kết cấu.
Căng kéo thép DƯL
– Sau khi đổ bê tông cần tiến hành thông ống gen để chống tắc ông. Chuẩn bị đầy đủ thiết bị căng kéo, kiểm tra vận hành thử để đảm bảo sự hoạt động bình thường của thiết bị. Khi cường độ bê tông R3 hoặc R4 đạt yêu cầu thì đủ tiêu chuẩn căng kéo cốt thép cường độ cao.
Đặt và căng các bó cốt thép:
– Đặt các bó dây vào kết cấu sau khi bê tông trong neo đạt cường độ ít nhất bằng 150 kg/m2. Khi căng các bó dây, cường độ bê tông trong neo và trong kết cấu không ít hơn cường độ mà kỹ thuật sản xuất yêu cầu.
– Sai số vị trí của các bó dây so với thiết kế trong trường hợp cá biệt không lớn hơn:
+ Bó dây dọc: 10 mm
+ Dây choàng căng trước: 5 mm
Khi căng tất cả các bó dây cùng một lúc trước khi đổ bê tông chiều dài đều nhau bằng cách dùng lực 3 – 5 tấn kéo lần lượt từng bó và đặt vào rông đen vào ngàm
– Bắt đầu căng kéo cốt thép dự ứng lực khi các cuộc thử nghiệm trên các mẫu hình lập phương bê tông được sản xuất cùng loại với từng cấu kiện riêng mà sẽ được dự ứng lực đã đạt được cường độ chịu nén như trong bản vẽ quy định và công nghệ thi công. Căng kéo thép cường độ cao khi bê tông đạt 90% cường độ tiêu chuẩn.
– Trong khi căng các bó dây, kiểm tra trị số lực căng của từng bó. Kiểm tra lực căng theo chỉ số của áp lực kế đã chuẩn độ và theo độ kéo dài của bó dây. Sai số trong trường hợp cá biệt về độ kéo dài so với thiết kế chỉ được phép lớn hơn và không quá 15% trong trường hợp kích bảo đảm đạt lực thiết kế.
– Sau khi căng xong bó dây lấy vữa ciment phun đầy vào các rãnh nằm trong kết cấu, phun vữa từng rãnh cho liên tục. Việc phun vữa các rãnh và quá trình đông cứng vữa ciment cho tới cường độ 150 kg/cm2 phải được tiến hành trong điều kiện nhiệt độ cao hơn + 50C.
– Bố trí kích căng kéo hai đầu dầm, tiến hành căng kéo theo các áp lực đã được tính toán trước.
– Sau khi căng kéo tiến hành cắt bỏ phần chiều dài thi công của cốt thép DƯL.
– Bơm nước thông ống gen trước khi bơm vữa vào ống gen. Sau khi thông nước ống gen, trộn vữa và bơm vữa vào ống gen.
– Đổ bê tông bịt hai đầu dầm, sàng ngang sàng dầm ra khỏi bệ đúc.
– Vệ sinh sạch sẽ ván khuôn đáy, chỉnh lại cao độ chuẩn bị công tác đúc phiến dầm tiếp theo.
– Các phiến dầm tiếp theo được triển khai các bước thi công tương tự.
CHƯƠNG V: LẮP ĐẶT DẦM VÀ HOÀN THIỆN CẦU
BỐ TRÍ MẶT BẰNG THI CÔNG
Nhà thầu bố trí mặt bằng thi công trên đường đầu cầu phía Vũng áng và trong phạm vi xây dựng cầu. Đảm bảo giao thông bằng đường công vụ phía hạ lưu cầu nên không ảnh hưởng đến công tác thi công.
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
Lắp đặt dầm phương pháp lao dọc sàng dầm bằng giá poóc tích.
Phương án lao lắp này tiến hành thi công cho chầu Khe Trù và Cầu Khe Trò. Đường lao dọc được bố trí trên đường đầu cầu và cầu dẫn. Cầu dẫn được làm bằng dầm dẫn I550 và trụ tạm pa lê.
1.1. Làm đường lao dọc và cầu dẫn:
– Đào móng trụ trạm palê bằng máy đào kết hợp với thủ công. Công tác đào hố móng tương tự như thi công hố móng mố trụ cầu.
– Làm rọ đá kích thước 1x1x1.5m, xếp rọ đá để làm bệ móng của trụ palê.
– Lắp đặt trụ palê trên móng tạm bằng cần cẩu kết hợp với thủ công, liên kết chặt chẽ trụ pa lê bằng bulông thi công.
– Tiến hành cẩu chuyển và lắp đặt dầm dẫn I550 vào vị trí. Liên kết bằng bản táp hai dầm I đơn dầm hộp. Cầu dẫn được bố trí hai hộp dầm đặt song song khoảng cách tim hai dầm hộp là 1.0m. Hai hộp dầm được liên kết với nhau bằng các liên kết ngang là các bản tôn và thép góc thi công.
– Lắp dựng giá poóc tích, liên kết tạm với mố bằng cách hàn vào các thép góc thi công đã chôn sẵn trên mố.
– Néo giá poóc tích bằng dây cáp vào hố thế.
– Làm đường lao dọc trên đường đầu cầu và trên cầu dẫn bằng ray và tà vẹt.
1.2. Sàng ngang dầm trên bãi.
– Làm đường sàng ngang bằng ray và tà vẹt. Đường sàng ngang bố trí hai đầu dầm (trong phạm vi mở rộng thân dầm). Sàng ngang dầm tới vị trí tim đường lao kéo dục của dầm dẫn. Sàng dầm bằng bàn trượt, con lăn và palăngxích. Quá trình sàng dầm luôn bảo đảm dầm thẳng đứng, kéo dầm di chuyển đều trên đường sàng ngang.
1.3. Lao kéo dọc và đặt dầm vào vị trí.
– Kích dầm lên 2 xe goòng chở dầm tại đường lao dọc. Bố trí hố thế, tời kéo và tời hàm. Tiến hành lao kéo dầm ra vị trí nhịp.
– Dùng hai giá poóc tích bố trí trên hai mố M1 và M2 nâng và sàng dầm vào vị trí gối. Phiến dầm đầu tiên đưa vào vị trí thì tiến hành chống dầm chắc chắn. Các phiến dầm tiếp theo được tiến hành tương tự. Khi phiến dầm thứ hai được lắp đặt vào vị trí thì tiến hành liên kết với phiến đầu tiên. Công tác liên kết được tiến hành bằng cách hàn nối một số cốt thép mặt cầu. Riêng phiến dầm ở vị trí dầm dẫn sau khi lao dọc được đặt tạm trên các dầm đã lao.
– Tiến hành tháo dỡ dầm dẫn bằng cần cẩu kết hợp với thủ công. Dùng giá poóc tích đưa dầm vào vị trí gối.
Sau khi lắp đặt xong phiến dầm sau cùng, tiến hành tháo giá poóc tích.
Lắp đặt dầm phương pháp dùng xe lao dầm.
Phương pháp thi công kết cấu nhịp bằng xe lao được áp dụng để thi công KCN cầu Rào Mốc.
2.1. Lắp dựng xe lao dầm và đường di chuyển xe lao, đường dọc cấp dầm.
– Xe lao dầm được tháo rời thành các cấu kiện để vận chuyển đến công trường.
Tại công trường Nhà thầu tiến hành lắp xe lao dầm để thi công KCN.
– Tiến hành làm đường di chuyển xe lao dầm bằng ray và tà vẹt.
– Lắp hệ đà giáo lắp xe lao bằng cần cẩu kết hợp với thủ công.
– Lắp xe lao dầm theo bản vẽ thiết kế của xe lao dầm bằng cần cẩu kết hợp với thủ công. Lắp các cấu kiện xe lao từ chân sau thân xe đến chân trước. Lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống điều khiển xe lao dầm, hệ thống di chuyển và nâng hạ dầm…
– Làm đường dọc cấp dầm tương tự như phương pháp lao kéo dọc.
2.2. Sàng ngang dầm trên bãi.
Công tác sàng ngang dầm trên bãi tương tự như đã trình bày ở phần trên.
2.3. Lao kéo dọc và đặt dầm vào vị trí.
Lắp đặt dầm nhịp 1:
– Vận hành thử xe lao dầm, kiểm tra sự hoạt động toàn bộ hệ thống xe lao.
– Thử tải xe lao dầm, di chuyển và nâng hạ dầm.
– Di chuyển xe lao dầm ra nhịp 1.
– Cấp dầm đến vị trí xe lao.
– Dùng 2 xe con của xe lao dầm đỡ đầu dầm và di chuyển dầm ra vị trí nhịp.
– Sàng ngang trên nhịp phiến dầm vừa lao vào vị trí gối, chống dầm chắc chắn. Các phiến dầm khác được tiến hành lao lắp tương tự cho đến khi hoàn thành nhịp 1.
Lắp đặt dầm nhịp 2:
Liên kết các phiến dầm nhịp 1. Làm đường di chuyển xe lao và đường cấp dầm trên nhịp.
– Di chuyển xe lao sang nhịp.
– Cấp dầm đến vị trí xe lao ở nhịp 1.
– Lắp đặt dầm vào vị trí gối tương tự như thi công nhịp 1.
Lắp đặt dầm nhịp 3:
Quá trình di chuyển xe cũng như lắp đặt dầm tiến hành tương tự như trong nhịp 2.
Sau khi thi công nhịp 3 tiến hành tháo xe lao và hệ thống đường lao dọc, sàng ngang.
Thi công mặt cầu và hoàn thiện
3.1. Thi công dầm ngang và mối nối dọc cầu.
– Tiến hành thi công liên kết ngang và mối nối dọc cầu. Trước tiên thực hiện công tác gia công cốt thép. Vệ sinh sạch sẽ mối nối. Lắp đặt cốt thép theo bản vẽ thi công. Chuẩn bị ván khuôn liên kết ngang và ván khuôn mối nối dọc. Tiến hành vệ sinh, lau dầu và lắp đặt ván khuôn. Ván khuôn đảm bảo đúng kích thước phẳng, kín khít không để vữa chảy ra ngoài. Chuẩn bị vật liệu, máy trộn, đầm dùi và các thiết bị khác phục vụ công tác đổ bê tông. Để bê tông bằng máy trộn kết hợp với thủ công. Đầm bê tông bằng đầm dùi. Sau khi đổ bê tông tiến hành bảo dưỡng bê tông.
Thi công lan can:
– Gia công cốt thép, tập kết vật liệu. Chuẩn bị ván khuôn, vệ sinh ván khuôn. Lắp dựng cốt thép bằng hàn hoặc buộc. Lắp dựng ván khuôn bằng cẩu, liên kết chắc chắn ván khuôn. Đổ bê tông liền khối tại chỗ bằng máy trộn kết hợp với thủ công. Bảo dưỡng bê tông tháo ván khuôn. Lắp đặt thép tay vịn lan can cầu.
Lớp chống thấm mặt cầu:
– Khi thi công lớp chống thấm, bề mặt cầu phải sạch và khô ráo. Nếu không đảm bảo vệ sinh thì phải tiến hành vệ sinh sạch sẽ, làm khô và thổi bụi. Lớp chống thấm được dán bằng keo. Dùng đèn khò để làm nóng nhựa dán, khi lớp nhựa đồng đều tiến hành gián lớp chống thấm dày 4mm.
3.3. Công tác thi công lớp bê tông tạo phẳng.
– Ngay sau khi thi công lớp chống thấm mặt cầu, Nhà thầu tiến hành bố trí thi công lớp bê tông tạo phẳng.
– Dùng máy toàn đạc đo đạc chính xác cao độ đảm bảo bề dày và mui luyện, đảm bảo độ dốc cho lớp bê tông tạo phẳng.
– Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, kiểm tra thiết bị trước khi đổ bê tông.
– Tiến hành thi công đổ bê tông mặt cầu tại chỗ bằng máy trộn kết hợp với thủ công.
– Bảo dưỡng bê tông, che nắng, che mưa, tưới nước giữ ẩm.
3.4. Thi công lớp bê tông nhựa mặt cầu
Thi công bê tông nhựa mặt cầu tương tự như thi công nghệ thi công bê tông nhựa mặt đường.
– Bê tông nhựa được sản xuất tại trạm trộn được vận chuyển đến công trường bằng ô tô tự đổ.
– Công tác san rải được tiến hành bằng máy rải chuyên dụng.
– Tiến hành lu lèn ngay sau khi san rải bằng lu thép và lu lốp.
3.5. Công tác thi công khe co giãn.
– Đo đạc xác định vị trí kích thước.
– Dùng máy cắt bê tông nhựa xén phẳng phần bê tông nhựa nằm trong phạm vi lắp đặt khe co giãn.
– Lắp đặt cốt thép liên kết, thân bu lông của khe co giãn, đổ bê tông đến cao độ đáy khe co giãn.
– Lắp đặt khe co giãn bằng thủ công, liên kết chắc chắn bằng bu lông. Dán keo đậy kín các vị trí bu lông sau khi bảo đảm vệ sinh sạch sẽ.
3.6. Công tác xây đá chân khay, tứ nón mái taluy đầu cầu.
– Đo đạc xác định vị trí kích thước chân khay đào móng chây khay bằng máy đào kết hợp với thủ công.
– Tập kết đá hộc, đá dăm, cát, xi măng và các vật liệu cần thiết khác tại vị trí xây dựng.
– Triển khai công tác xây đá hộc chân khay và tứ nón.
Khi xây đá phần mái dốc tứ nón chú ý đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau đây:
– Trước khi xây phải bạt cỏ, bạt bỏ phần đất dư, bảo đảm độ dốc và độ bằng phẳng mái dốc tứ nón. Kích thước bề mặt song song với mặt phẳng lát tối thiểu 10×20 cm. Bề dày thẳng góc mặt xây lát 15 – 25cm. Cường độ đá tối thiểu đạt 400kg/cm2. Đá phải sạch không dính bùn. Khi xây phải trát vữa vào mặt nằm ngang và gõ nhẹ búa vào đá xây để mạch no vữa.
– Đệm đá dăm chèn chặt dưới đá hộc xây. Kích thước đá dăm đệm là 4 x 6, hòn lớn nhất kích thước không quá 8 cm.
– Về mùa nắng nhiệt độ 300C, tưới nước bảo dưỡng đá xây tối thiểu 4 tiếng đồng hồ sau khi xây xong.
Xây rãnh thoát nước dưới mái taluy đầu cầu tương tự như thi công rãnh nền đường.
3.7. Thi công mặt đường đầu
– Thi công mặt đường đầu cầu được tiến hành cùng với mặt đường của tuyến. Công nghệ, kỹ thuật và phương án thi công đã trình bày chi tiết phần đường.
– Thanh thải lòng sông hoàn thiện các hạng mục công trình, chuẩn bị tài liệu hoàn công để bàn giao công trình.
III. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG XÂY LẮP THI CÔNG CẦU
Đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công
1.1. Vị trí và kích thước hình học
– Nhà thầu sẽ triển khai công tác lập lưới khống chế toạ độ, lập sơ đồ giao hội để định vị tim cầu, tim mố trụ cầu, tiến hành công tác dấu cọc dời khỏi phạm vi thi công công trình.
– Nhà thầu sẽ thiết lập cao độ và mốc cao độ phụ với số lượng cần thiết theo địa hình, Nhà thầu sẽ cử các nhân viên có kinh nghiệm với thiết bị đo đạc hiện đại tính toán, xác định. Sơ đồ và kết quả tính toán được kỹ sư tư vấn kiểm tra chấp nhận trước khi triển khai.
– Tất cả công tác thi công đều được đo đạc định vị trước khi thi công, đánh dấu vị trí trên nền đất bằng cọc bê tông hoặc bằng cọc gỗ đóng đinh, đánh dấu vị trí trên mặt bê tông bằng sơn… Những công tác quan trọng như đổ bê tông, việc đo đạc định vị phải được kiểm tra chặt chẽ.
1.2. Đảm bảo chất lượng trong thi công.
Công tác thi công đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật, chú ý đặc biệt các vấn đề sau:
– Vật liệu xi măng, cát đá, sắt thép, bán thành phẩm… đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu thiết kế. Chỉ mua và đưa vào xây lắp vật tư vật liệu đủ chất lượng đã được TVGS và chủ đầu tư chấp thuận. Bảo quản thép và vật liệu trong kho, tránh để cốt thép gỉ, bẩn, vật liệu bị thay đổi thành phần hay giảm chất lượng do bảo quản.
– Làm tốt công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng công trình.
– Bảo đảm hệ thống đo lường đảm bảo trộn bê tông theo đúng tỉ phối thiết kế. Bê tông phải được trộn kỹ đảm bảo độ sụt, cường độ… Kiểm tả độ sụt bê tông ngay tại hiện trường để điều chỉnh cho phù hợp với thiết kế.
– Đổ bê tông kết cấu công trình khác được thực hiện liên tục đảm bảo tính liền khối. Các tác động tải trọng thi công, công tác đầm bê tông đúng kỹ thuật, kết thúc đầm trước khi bê tông bắt đầu ninh kết.
– Sử dụng ván khuôn thép, đảm bảo bề mặt bằng phẳng, đủ độ cứng, kín khít và không được biến dạng. Tháo ván khuôn khi bê tông đủ cường độ cho phép, không làm hư hại đến bê tông kết cấu.
– Kiểm tra chặt chẽ hệ thống văng chống, đà giáo thep UYKM bảo đảm chắc chắn, ổn định cho ván khuôn khi đổ bê tông.
– Thiết bị căng kéo cốt thép DƯL hoạt động bình thường, hệ thống đo áp lực hoạt động tốt đo đúng áp lực, đúng lực kéo cáp theo từng cấp. Theo dõi chặt chẽ độ dãn dài của cáp và độ vồng của dầm theo từng cấp lực.
– Công tác di chuyển, lắp đặt dầm, phải đảm bảo dầm luôn luôn thẳng đứng tránh nghiêng đổ va đập làm hỏng dầm.
– Các hạng mục thảm bê tông nhựa, xây đá, đắp đất, hố móng,… tương tự như đã trình bày chi tiết phần đường.
PHẦN V: CÁC BIỆN PHÁP KHÁC
CHƯƠNG I. BIỆN PHÁP CHUNG ĐẢM BẢO GIAO THÔNG
VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG XÂY LẮP
CÔNG TÁC ĐẢM BẢO GIAO THÔNG CHUNG
– Tại các hạng mục thi công Nhà thầu bố trí mặt bằng thi công để đảm bảo giao thông. Tập kết vật tư thiết bị, bố trí công nghệ thi công ngoài phạm vi đảm bảo thông xe.
– Bố trí đường tránh công vụ để vừa thi công vừa đảm bảo giao thông phục vụ thi công đồng thời các mũi thi công khác.
– Phần thông xe được duy trì và đảm bảo các yếu tố kỹ thuật như bề rộng đường, bán kính đường cong, không bị lầy lội, trơn trượt… bảo đảm an toàn xe chạy.
– Nhà thầu chuẩn bị đầy đủ biển báo công trường, biển hạn chế tốc độ, biển chỉ hướng, bố trí đầy đủ trên công trường theo đúng điều lệ biển báo giao thông đường bộ.
– Bố trí rào chắn tại những vị trí đào rãnh sâu, hố móng công trình đang thi công. Bố trí rào chắn tạm thời để năng cách phạm vi mặt bằng đang thi công và phần đảm bảo giao thông.
– Bố trí barie hai đầu công trình tối thiểu 50m, bố trí băng đỏ, còi, cờ hiệu cho người trực tiếp hướng dẫn giao thông.
– Bố trí đèn chiếu sáng, bảo đảm tầm nhìn vào ban đêm.
– Tại những vị trí đang thi công khó khăn như đào đất từ trên cao, công tác nổ phá đá mồ côi, mặt đường đang tưới nhựa dính bám… mọi thiết bị và phương tiện qua lại phải tuân theo chỉ dẫn và điều khiển của người hướng dẫn giao thông. Bố trí đầy đủ người hướng dẫn giao thông tại những nơi khó khăn nguy hiểm.
BIỆN PHÁP CHUNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG XÂY LẮP.
Để đảm bảo chất lượng công trình, Nhà thầu triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp như sau:
– Tính toán bố trí đầy đủ và đồng bộ thiết bị, nhân lực cũng như vật tư thi công. Bảo đảm về số lượng và chất lượng, đáp ứng được khối lượng và yêu cầu công nghệ theo tiến độ công trình. Bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm đã từng thi công tốt các công trình tương tự. Công nhân, thợ vận hành được đào tạo đúng ngành nghề chính quy, bố trí công tác phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Máy móc thiết bị luôn luôn hoạt động tốt, tính năng, chủng loại đúng yêu cầu của hạng mục công việc. Vật liệu thi công có chất lượng cao, được kiểm tra chặt chẽ đảm bảo các chỉ tiêu tiêu chuẩn quy định.
– Làm tốt công tác chuẩn bị, chủ động trong công tác thi công.
– Tổ chức thi công một cách có hệ thống, Bộ máy điều hành tinh gọn có hiệu quả cao. Tổ chức các đội sản xuất hợp lý. Các tổ thi công thực hiện các dây chuyền một cách chuyên nghiệp, tăng năng suất lao động, giảm thiểu lãng phí trong thi công.
– Quá trình thi công luôn luôn thực hiện nghiêm túc đúng trình tự và kỹ thuật của từng hạng mục thi công.
– Bố trí cán bộ hiện trường kiểm tra sát sao quá trình thực hiện, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện kịp thời công tác sản xuất.
– Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV gắn sản xuất kinh doanh và các hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội góp phần thúc đẩy sản xuất.
– Đề ra các chế độ khen thưởng khuyến khích cán bộ công nhân viên có nhiều thành tích trong quản lý, sản xuất, cải tiến kỹ thuật.
– Nắm bắt phổ biến kế hoạch công nghệ và biện pháp thi công để nâng cao hiệu quả sản xuất tránh các sự cố do chưa nắm vững kỹ thuật. Tiếp thu công nghệ mới và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất.
– Chú trọng tới công tác đào tạo và rèn luyện để CBCNV ngày càng có tay nghề cao, nâng cao khả năng chuyên môn phục vụ sản xuất.
– Tăng cường công tác ATLĐ, thực hiện đúng các quy định về bảo hộ lao động và an toàn lao động. Bảo đảm sản xuất An toàn – Tiến độ và Chất lượng.
CHƯƠNG II. ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
BẢO ĐẢM AN TOÀN LAO ĐỘNG.
1.1. biện pháp chung
– Công nhân và các kỹ sư phụ trách công trường đều được học an toàn lao động. Quá trình học phải qua kiểm tra chặt chẽ, cấp chứng nhận an toàn lao động. Bắt buộc CBCNV phải có chứng nhận về ATLĐ.
– Phổ biến kỹ thuật và công nghệ, bố trí công tác đúng chuyên môn, tuyệt đối không bố trí sai lệch từ chỗ thiếu hiểu biết và không nắm vững yêu cầu kỹ thuật dẫn tới mất an toàn.
– Tất cả công nhân tham gia thi công công trình đều được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ an toàn lao động. Làm tốt công tác bảo hộ lao động. Mọi cán bộ công nhân viên đều được trang bị bảo hộ lao động cá nhân theo đúng đặc thù công việc.
– Các CBCNV phải thực hiện nghiêm túc ATLĐ, chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho bản thân, tập thể, tài sản bản thân mình phụ trách. Tuyệt đối không thi công trong bất kỳ trường hợp nào không bảo đảm an toàn lao động.
– Bố trí cán bộ phụ trách ATLĐ, kiểm tra nhắc nhở và xử lý các trường hợp không chấp hành quy tắc ATLĐ.
1.2. Những vấn đề đặc biệt chú ý.
– Thiết bị sử dụng phải đảm bảo chất lượng vận hành an toàn. Thường xuyên được bảo dưỡng và kiểm tra các thiết bị. Tránh mất an toàn do thiết bị không tốt gây ra.
– Khi làm việc trên cao đều bố trí sàn công tác rộng rãi và vững chắc, bố trí lưới an toàn, hệ thống lan can bảo vệ, bố trí thắt dây an toàn.
– Thực hiện tốt về an toàn về điện và phòng chống cháy nổ. Phổ biến rộng rãi công tác an toàn về điện và phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
– Hướng dẫn sử dụng điện và có biện pháp sơ cứu người bị điện giật tại công trường.
– Hệ thống đường điện sinh hoạt và thi công được bố trí hợp lý, các nhánh điện được lắp aptomat tự động. Có thợ điện chịu trách nhiệm bố trí vận hành điện trong công trường.
– Tại các vị trí kho tàng, lán trại…, Nhà thầu đều bố trí các thùng cát, bình xịt và các thiết bị chuyên dụng cho công tác chữa cháy. Bố trí các biển báo dễ cháy đồng thời phân công người phụ trách công tác an toàn chất nổ.
– Các hạng mục thi công có chất cháy, nổ phải bố trí cách xa các công trình quan trọng và thực hiện đúng các quy định toàn.
– Không thi công trong trường hợp không đảm bảo sức khoẻ, trong trường hợp thiếu ánh sáng.
An toàn nổ phá
– Chỉ thi công trong những phạm vi được cho phép.
– Tuân thủ các quy tắc trong vận chuyển vật liệu nổ.
– Thi công đúng trình tự, đúng quy định an toàn về thuốc nổ, kíp nổ, nguồn phát nổ.
– Tính toàn cự li an toàn phù hợp với lượng nổ và phương pháp nổ để sơ tán người và thiết bị khỏi phạm vi nguy hiểm.
– Đặt các biển báo giờ nổ mìn. Bố trí người trực không cho người và phương tiện qua lại trong thời gian nổ mìn. Thực hiện chỉ nổ mìn vào một thời gian nhất định ít người qua lại trong ngày.
Đảm bảo an toàn cho toàn bộ công trường:
– Bố trí người bảo vệ thường xuyên tài sản, máy móc thiết bị của công trường, làm hàng rào ngăn bảo vệ xung quanh phạm vi công trường thi công. Nâng cao ý thức bảo vệ tài sản chung cũng như có ý thức trong việc thực hiện các quy tắc an toàn khi thi công công trình.
Đảm bảo vệ sinh môi trường.
Đảm bảo vệ sinh môi trường sống.
– Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, xử lý các phế thải đúng quy định khu vực nhà ở lán trại. Thực hiện sạch sẽ nơi sinh hoạt, gọn gàng trên công trường.
Thực hiện mọi công tác vệ sinh môi trường trong quá trình thi công.
– Xe vận chuyển phải có bạt che để chống bụi.
– Khi thi công nền đường đắp Nhà thầu bố trí xe tưới nước chống bụi khi trời nắng, Bố trí thoát nước, khắc phục lầy lội khi trời mưa.
– Các công tác như đun nấu nhựa đường sản xuất vật liệu bố trí xa các khu vực dân cư giảm thiểu khói bụi và tiếng ồn.
– Thanh thải lòng sông sau khi thi công cầu.
– Các công trình phụ tạm phục vụ thi công đều được thu dọn. Các phế phẩm sau khi thi công đều được xử lý trả lại cảnh quan không ảnh hưởng đến môi trường.
Chương III: Tiến độ thi công
Bố trí nhân công và máy móc thiết bị
Tiến độ chung
Thời gian thi công toàn bộ công trình là 24 tháng (720 ngày), tính từ ngày khởi công
Bố trí nhân công và thiết bị thi công.
Phần đường
1.1. Công tác chuẩn bị
Thời gian chuẩn bị 45 ngày
Tại mỗi mũi thi công Nhà thầu bố trí thiết bị nhân lực:
– Máy xúc đào: 01 cái
– Máy ủi: 01 cái
– Ô tô: 01 cái
– Máy phát điện: 01 cái
– Nhân công: 15 người
1.2. Thi công cống, tường chắn.
Thời gian dự kiến thi công 8.5 tháng (255 ngày)
Nhân lực và Thiết bị nhà thầu sử dụng cho 1 mũi thi công:
– Máy xúc đào: 01 cái
– Đầm cóc MIKASA: 02 cái
– Đầm BT các loại 04 cái
– Xe ô tô VC: 01 cái
– Xe cẩu: 01 cái
– Máy cắt uốn, máy hàn 02 cái
– Máy bơm 02 cái
– Máy phát điện 01 cái
– Nhân công: 20 người
1.3. Thi công nền đường:
Thời gian dự kiến thi công 12 tháng
Tại mỗi mũi thi công Nhà thầu bố trí thiết bị nhân lực:
– Máy xúc đào 0.8 – 1.2m3: 02 cái
– Máy san: 01 cái
– Máy ủi: 03 cái
– Lu tĩnh bánh sắt: 01 cái
– Lu rung bánh sắt 01 cái
– Lu bánh lốp 01 cái
– Máy nén khí 02 cái
– Ô tô vận chuyển 7 – 15T 03 cái
– Xe tưới nước 01 cái
– Nhân công: 20 người
1.4. Thi công kết cấu áo đường
Thời gian dự kiến thi công: 8 tháng
– Trạm trộn BTN 80T/h 01 trạm
– Trạm trộn CPĐD 01 trạm
– Xúc lật 02 cái
Tại mỗi mũi thi công Nhà thầu bố trí thiết bị nhân lực:
– Ô tô vận chuyển : 04 cái
– Lu tĩnh 6 – 10T: 02 cái
– Lu rung 10 – 14T: 01 cái
– Lu bánh lốp 25T: 01 cái
– Máy san 01 cái
– Máy rải 01 cái
– Máy nén khí 01 cái
– Xe tưới nhựa 01 cái
– Máy cắt BTN 01 cái
– Nhân công: 20 người
1.5. Hoàn thiện đường
Thời gian dự thi công 2 tháng
Thiết bị sử dụng chính:
– Ô tô vận chuyển: 01 cái
– Đầm các loại: 03 cái
– Máy sơn: 01 cái
– Máy trộn bê tông: 01 cái
– Đầm bê tông các loại 04 cái
– Nhân công: 20 người
Phần cầu
2.1. Chuẩn bị
Thời gian chuẩn bị 45 ngày
Tại mỗi mũi thi công Nhà thầu bố trí thiết bị nhân lực:
– Máy xúc đào: 01 cái
– Máy ủi: 01 cái
– Ô tô: 01 cái
– Máy phát điện: 01 cái
– Nhân công: 15 người
2.2. Thi công mố trụ công trình
Tiến độ thi công 2 mố cầu Khe Vò và cầu Khe Trù là 2.5 tháng (75 ngày)
Tiến độ thi công 2 mố, hai trụ cầu rào mốc là 8.5 tháng (255 ngày)
Nhân lực và Thiết bị nhà thầu sử dụng cho từng mũi thi công:
– Máy xúc đào: 01 cái
– Ô tô: 01 cái
– Máy trộn bê tông 01 cái
– Đầm bê tông các loại: 04 cái
– Máy cắt + Máy hàn: 02 cái
– Máy bơm nước 01 cái
– Máy phát điện 01 cái
– Máy cẩu 01 cái
– Bình ga – ô xi 01 bộ
– Nhân công: 20 người
2.3. Đúc dầm BTCT DƯL
Tiến độ đúc dầm cầu Khe Vò và cầu Khe Trù là 2 tháng
Tiến độ đúc dầm cầu rào mốc là 5 tháng
Bố trí thiết bị nhân lực thi công cho công tác đúc dầm:
– Ván khuôn dầm T24m: 01 bộ
– Ván khuôn dầm I25.7m: 01 bộ
– Máy trộn BT: 02 cái
– Đầm dùi: 04 cái
– Máy cắt + hàn 02 cái
– Máy bơm nước 01 cái
– Máy phát điện 01 cái
– Máy cẩu 01 cái
– Bình ga – Ô xi 01 bộ
– Kích kéo căng 250T 01 bộ
– Kích căng kéo 500T 01 bộ
– Máy bơm vữa 01 cái
– Nhân công: 20 người
2.4. Lắp đặt dầm BTCT DƯL, thi công dầm ngang mối nối
Tiến độ thi công hạng mục này đối với cầu Khe Trù và cầu Khe Vò là 1 tháng cầu Rào Mốc 2 tháng.
Bố trí thiết bị nhân lực thi công của Nhà thầu:
– Giá poóctích : 01 bộ
– Trụ palê: 01 bộ
– Dầm dẫn I550: 01 bộ
– Xe lao dầm: 01 bộ
– Palăng xích 04 cái
– Tời điện 02 cái
– Kích nâng 50 – 100T 04 cái
– Máy hàn 01 cái
– Máy phát điện 01 cái
– Nhân công: 20 người
2.5. Lan can, mặt cầu, hoàn thiện cầu
Tiến độ hoàn thiện cầu Khe Trù và cầu Khe Vò là 60 ngày, cầu Rào Mốc 3 tháng.
Mặt đường đầu cầu, lớp BTN mặt cầu điều chuyển thiết bị nhân lực phần đường.
Các thiết bị khác
– Ô tô vận chuyển: 01 cái
– Máy trộn bê tông: 01 cái
– Đầm bê tông các loại: 01 cái
– Nhân công: 20 người
các mũi thi công tiến hành thi công các hạng mục công trình theo đúng tiến độ từng hạng mục, từ đó đảm bảo tiến độ chung cho cả công trình.
ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU
“Câu hỏi : Giàn phơi KS-950 có giá bán trên website chúng tôi bao nhiêu ? Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.“
BỘ SƯU TẬP 999 MẪU NHÀ ĐẸP 2023
.
Với hơn 999 mẫu nhà phố – biệt thự – liền kê được chúng tôi chia sẻ cùng quý vị :
Sưu tập 999 mẫu nhà đẹp bao gồm các phương kết cấu + kiến trúc khác nhau, giúp chủ đầu tư giảm thiểu tối đa chi phí, tiết kiệm hàng chục triệu đồng.
Thỏa sức lựa chọn mẫu nhà đẹp, miễn phí tư vấn thiết kế xây dựng nhà. .
XEM NGAY Tải Tài Liệu như thế nào ? Xem Cách Tải
Bạn không biếtnhư thế nào ?
Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Pccc
Mật khẩu : Cuối bài viết
Hồ sơ xây dựng xin gửi các bạn thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống phòng cháy chữa cháy .
I./ CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN, QUY PHẠM ÁP DỤNG: – Luật PCCC 29/6/2001 – Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622 – 1995: (Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình yêu cầu thiết kế). – Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738 – 2001: (Hệ thống báo cháy tự động yêu cầu thiết kế). – Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5760 – 1993: (Hệ thống chữa cháy – yêu cầu chung về thiết kế lắp đặt và sử dụng). – Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6102 – 1995: (Hệ thống phòng cháy chữa cháy, chất chữa cháy bột). – Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1- 2004-ISO 11602-1: 2000 Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy sách tay và xe đẩy chữa cháy – Lựa chọn và bố trí. – Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890 – 2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng. II. BIỆN PHÁP, QUY TRÌNH THI CÔNG
A. HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG1. Khái niệm chung về hệ thống báo cháy tự động. Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống thiết bị tự động phát tín hiệu cháy và thông báo khu vực cháy. Hệ thống báo cháy gồm các thiết bị: Trung tâm báo cháy, đầu báo cháy tự động, nút ấn, chuông, đèn báo cháy, các modul điều khiển, dây dẫn nguồn, ống PVC bảo vệ dây dẫn, nguồn cung cấp.2 . Nội dung lắp đặt – Dùng hệ thống báo cháy tự động để giám sát các khu vực của công trình. – Tại các khu vực của tào nhà: Sử dụng đầu báo cháy tự động kết hợp sử dụng hệ thống báo cháy bằng tay thông qua nút nhấn báo cháy được đặt đều trong các vị trí thuận tiện như hành lang thoát hiểm… – Tại khu vực văn phòng, dùng thiết bị báo cháy tự động (đầu báo cháy khói quang điện, đầu báo nhiệt gia tăng) kết hợp với báo cháy bằng tay, đảm bảo các khi xảy ra cháy tại bất cứ khu vực nào thì đám cháy đó cũng được phát hiện sớm và kịp thời. – Tín hiệu cháy được tủ trung tâm sử lý và phát tín hiệu thông qua hệ thống loa báo tại tủ trung tâm, hệ thống chuông và đèn báo cháy được lắp tại tất cả các khu vực thuận tiện cho con người quan sát và nhận thông tin nhanh nhất. Chuông và đèn báo cháy được lắp đặt cách trần nhà 40 cm và 50 cm để đảm bảo mỹ quan cho công trình đồng thời phát huy tối đa được tốc độ truyền âm thanh trong nhà xưởng cũng như toàn bộ công trình. – Các đầu báo khói, báo nhiệt được bố trí lắp đặt phù hợp với các tiêu chuẩn PCCC hiện hành của Việt Nam.
C HỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỪNG THIẾT BỊTrung tâm xử lý chính : Là bộ phận tạo thành tuyến liên kết với nhau giữa các thiết bị của hệ thống báo cháy . Trung tâm xử lý tín hiệu báo cháy được đặt tại phòng kỹ thuật tầng hầm . Đây là một phần bộ phận chính , có nhiệm vụ nhận và xử lý các tín hiệu báo cháy , các tín hiệu sự cố kỹ thuật và hiển thị các thông tin về hệ thống .
Thường xuyên hoạt động suốt 24/24 giờ .
Trung tâm được cấp nguồn điện xoay chiều một pha 220V/50Hz , khi mất nguồn AC ( điện lưới ) hệ thống vẫn hoạt động bình thường nhờ có bộ nguồn dự phòng ( 24VDC ) bảo đảm hoạt động liên tục suốt ngày đêm .
Có chức năng kích hoạt máy bơm chữa cháy của hệ thống chữa cháy cấp nước vách tường và kích hoạt hoạt động của hệ thống chữa cháy tự động ( sprinkler System , CO2 , Extinguising System ) hay điều khiển thang máy .
Có chức năng truyền thông tin sự cố cháy và các thông tin chi tiết về trung tâm Cảnh Sát PCCC ( Monitoring Satation ) , qua đường dây điện thoại hoặc vô tuyến
a) Đầu báo khói Đầu báo khói là thiết bị trực tiếp giữ vai trò giám sát , phát hiện dấu hiệu có khói xuất hiện và gửi tín hiệu về trung tâm xử lý . Thời gian tác động của các đầu báo khói không lớn hơn 30 giây . Mật độ khói của môi trường có tác dụng đến đầu báo khói từ 5% đến 20% . b) Đầu báo nhiệt gia tăng Là loại đầu báo không cảm ứng khói . Nó sẽ cảm ứng hiện tượng bầu không khí xung quanh gia tăng nhiệt độ một cách đột ngột , khoảng 5 o C / phút . Nó sẽ phát hiện tình trạng nhiệt độ không khí bất thường này và phát tín hiệu báo động gửi về trung tâm xử lý .
3. Biện pháp và quy trình thi công và lắp đặt thiết bị: – Phân bổ vùng lắp đặt báo cháy: Thi công theo bản vẽ đã được thẩm duyệt về mặt PCCC.Tủ trung tâm báo cháy (Fire Alarm Control Panel) – Khi xảy ra báo động cháy, nó sẽ xác định chính xác vị trí xảy ra cháy. Trung tâm báo cháy được lắp đặt trên tường không có nguy cơ cháy nổ, nơi có người thường trực thường xuyên, cách mặt sàn từ 0.8 mét đến 1.0 mét.Chuông báo tự động ( Fire Alarm Bell) – Ở dọc các hành lang, nơi có số người thường qua lại, có thể lắp đặt chuông báo động, công tắt kéo khẩn (Full Station)( xem vùng đó là nơi công cộng theo NFPA 72E). Thiết bị báo động bằng âm thanh (chuông, loa..) có cường độ âm thanh lớn hơn 100db (ở khoảng cách 1m). – Là thiết bị báo động khi có cháy, đặt ở nơi có người trực thường xuyên và nơi có nhiều người qua lại nhằm thông báo di chuyển và yêu cầu mọi người có trách nhiệm tham gia chữa cháy. – Đặt tại cao độ 2.8 – 3.5m so với sàn nhà và được đặt bên chỗ đặt công tắc khẩn.Đầu báo khói /nhiệt ( Smoke/ Heat Detector): – Trong các phòng riêng biệt được lắp các đầu báo khói loại ION chúng sẽ nhận biết được dấu hiệu cháy khi khói của đám cháy thâm nhập vào buồng cảm ứng của nó. Các đầu báo ở đây hoạt động với độ tin cậy cao, phù hợp cho môi trường có độ ẩm, nhiệt độ biến đổi mạnh, chống nhiễu cao. Các đầu báo khói được lắp đặt trên trần nhà tại các kho, phòng.Công tắc kéo khẩn ( Pull Station) – Thiết bị này cho phép người sử dụng chủ động truyền tín hiệu báo cháy về trung tâm bằng cách kéo giật công tắc. Công tắc lắp đặt trên tường và các cấu kiện xây dựng ở độ cao 1.5m tính từ sàn nhà (TCVN 5738 – 1993). Ngoài ra, công tắc này cũng được kết nối với hệ thống chữa cháy (cấp nước vách tường, Spinkler..)
HỆ THỐNG LIÊN KẾT. – Gồm các linh kiện ống, dây cáp, dây tín hiệu cùng các bộ phận tạo thành tuyến liên kết thống nhất giữa các thiết bị của hệ thống. – Cáp tín hiệu sử dụng loại cáp tín hiệu Cu/PVC chống nhiễu có tiết diện 2C x 1.5 mm² và loại 4C x 1.5 mm². – Dây nguồn báo cháy được sử dụng loại dây Cu/PVC chống nhiễu theo tiêu chuẩn ngành có tiết diện 2C x 1.5mm² . – Cáp tín hiệu được lắp âm vào tường, trần nhà. Trường hợp gắn nổi bên ngoài thì có biện pháp chống chuột cắn hoặc các tác nhân cơ học khác. – Ống luồn dây tín hiệu là loại ống nhựa PVC .
5. NGUỒN ĐIỆN – Để đảm bảo hệ thống báo cháy làm việc liên tục khi mất điện hoặc khi có cháy, ta lựa chọn nguồn ắc quy dự phòng có dung lượng đảm bảo cho hệ thống làm việc 24 giờ liên tục kể từ khi mất điện trong điều kiện bình thừơng và lớn hơn 3 giờ khi có cháy. – Bình điện 12v – 35Ah. – Nguồn điện AC được lấy từ tủ chính để đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục. – Ngoài ra trung tâm báo cháy phải được tiếp đất bảo vệ. Việc tiếp đất phải thoã mãn yêu cầu của TCVN 4756: 1989. Hệ thống báo cháy tự động phải được kiểm tra nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng.B. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY VÁCH TƯỜNG & SPRINKLERTiêu chuẩn thiết kế hệ thống chữa cháy: Hệ thống chữa cháy tại Công trình Trụ sở làm việc và văn phòng cho thuê được thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn sau: – Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3254-1989 “An toàn cháy. Yêu cầu chung”. – Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622-1995 “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế”. – Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5760-1993 “Hệ thống chữa cháy. Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng”. – Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5739-1993 “Thiết bị chữa cháy. Đầu nối”. – Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5740-1993 “Thiết bị chữa cháy. Vòi chữa cháy sợi tổng hợp tráng cao su”. – Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6379 – 1998 “Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật”. – Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513-1998 “Cấp nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế”. – Tiêu chuẩn ngành 20TCN 33-85 “Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình – Yêu cầu thiết kế”. – Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1- 2004-ISO 11602-1: 2000 Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy sách tay và xe đẩy chữa cháy – Lựa chọn và bố trí. – Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890 – 2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
1. Cấu tạo của hệ thống chữa cháy: Hệ thống chữa cháy được thiết kế cho Công trình bao gồm các thiết bị chính sau:
Hộp chữa cháy vách tường trong nhà:
– Trong hộp chữa cháy vách tường: Hộp chữa cháy vách tường được sử dụng chữa cháy trong tầng hầm, khu văn phòng, nhà kho hay các khu vực quan trọng khác, các vị trí đặt hộp được tính toán để đặt hộp 01 cuộn vòi hoặc 2 cuộn vòi vải tráng cao su D50 x 20m phù hợp với nhu cầu chữa cháy, van và lăng phun nước lưu lượng 2,5l/s.
Trụ chữa cháy ngoài nhà là trụ D100 có hai cửa ra D65 và mỗi vị trí đặt hai cuộn vòi D65 x 20m, lăng phun đảm bảo lưu lượng nước chữac cháy 5l/s.
Bình chữa cháy xách tay:
– Bình chữa cháy xách tay có hai loại: bình chữa cháy bột và bình chữa cháy CO2. Bình chữa cháy xách tay dùng để chữa cháy các đám cháy nhỏ, mới phát sinh hoặc đám cháy không thể sử dụng nước để chữa cháy .
Hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy, đường ống chính: D150, D100 và ống chạy vào trụ và hộp vách tường từ D100, D80, D65 đến D50.
2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy: – Hệ thống chữa cháy vách tường được thiết kế và lắp đặt để có thể dễ dàng sử dụng và vận hành. Các hộp chữa cháy được lắp đặt hành lang. – Khi hoạt động hệ thống chữa cháy vách tường, tùy vào vị trí của đám cháy mà người tham gia chữa cháy có thể dùng hệ thống chữa cháy trong nhà hay chữa cháy ngoài nhà. Khi chữa cháy, triển khai lăng vòi, mở van chữa cháy và tiến hành chữa cháy. – Hệ thống chữa cháy được thiết kế cho công trình là hệ thống đường ống kiểu ướt, tức là trong đường ống luôn luôn có một lượng nước nhất định và áp lực đường ống luôn luôn được duy trì ở mức 6kg-9kg/1cm2. Để duy trì áp lực đường ống thì hệ thống phòng bơm phải tăng cường 1 bơm bù áp, khi áp lực đường ống giảm xuống dưới 6kg/1cm2 thì máy bơm tự động hoạt động để bù áp vào đường ống. – Với các đám cháy nhỏ, các đám cháy mới phát sinh hay các đám cháy tại các vị trí không thể dùng vòi rồng để chữa cháy thì sử dụng bình chữa cháy sách tay.Các thiết bị chính của hệ thống chữa cháy:a. Hộp chữa cháy vách tường trong nhà và ngoài nhà – Từ đường ống chính D150, D100 nối đến các đường ống nhánh D100, D80, D65, D50 và cung cấp nước cho hệ thống họng vách tường, lưu lượng nước cung cấp cho chữa cháy trong nhà là 2.5l/s x 2 = 5l/s. Chọn vòi chữa cháy là vòi vải tráng cao su D50 dài 20m. Lăng chữa cháy lưu lượng không nhỏ hơn 2,5 l/s và khoảng cách phun tia nước đặc không nhỏ hơn 6m. – Từ đường ống chính D150, D100 cung cấp đến các trụ nước chữa cháy, mỗi trụ nước có hai họng ra D65 cung cấp chữa cháy bên ngoài và hộp đựng lăng vòi được thiết kế ngay bên cạnh trụ chữa cháy thuận tiện cho các thao tác. Tại mỗi trụ được lắp đặt 02 cuộn vòi chữa cháy là cuộn vòi vải tráng cao su D65 dài 20m. Lăng chữa cháy lưu lượng không nhỏ hơn 5 l/s và khoảng cách phun không nhỏ hơn 6m.b. Hê thống chữa cháy tự động Spinrinler – Đường ống chính STK tạo thành mạch vòng. Đầu phun Sprinkler cường độ phun 0.08l/s/m2. diên tích bảo vệ 1 đầu phun là 12m2, khoảng cách giữa các đầuc. Máy Bơm chữa cháy
– Trục mạch chính D150, D100 và các đường ống nhánh D100, D80, D65, D50 phải thi công lắp đặt đồng thời với các công trình ngầm khác của công trình.
DIỄN GIẢI HỆ THỐNG CHỮA CHÁY –Hệ thống chữa cháy vách tường: – Hệ thống cấp nước chữa cháy vách tường được thiết kế độc lập với hệ thống chữa cháy Sprinkler. – Trừ trạm bơm chữa cháy được đặt trên tầng trệt cấp các tầng 1 đến kỹ thuật, tầng kỹ thuật nối lại thành mạng vòng và nối với hồ nước mái bằng đường ống TTK DN150. – Mỗi tầng được lắp đặt 02 họng chữa cháy, các hộp PCCC kèm theo 01 cuộn vòi D50 và dài 30m và lăng phun 13 ly. –Hệ thống chữa cháy tự động: – Đầu phun Sprinkler 68 độ C tương ứng với các điều kiện của từng khu vực . –Hệ thống điều khiển bơm chữa cháy: tủ điều khiển hệ thống, các công tắc điều khiển, công tắc báo động dòng chảy, công tắc áp lực. – Bộ phận cung cấp và dự trữ chất chữa cháy: 1 bể nước – 1 máy bơm động cơ điện (bơm chính); 1 máy bơm động cơ điện (bơm dự phòng); 1 máy bơm bù áp – 1 họng chờ tiếp nước cứu hỏa (loại có 2 ngõ tiếp nước D65) – – Hệ thống bơm chữa cháy được thiết kế độc lập với hệ thống cấp nước sinh hoạt. Do áp lực tự nhiên không đủ nên phải lắp đặt thêm máy bơm nước chữa cháy chuyên dụng, nhằm tăng áp lực nước trong hệ thống khi xảy ra sự cố đảm bảo áp lực theo tiêu chuẩn thiết kế. Đây là loại máy bơm chuyên dùng chỉ hoạt động khi có cháy và phải đảm bảo lưu lượng và áp lực theo yêu cầu thiết kế. – Đối với máy bơm điện: được khởi động từ xa hoặc tại tủ điều khiển trong phòng bơm. Ngoài ra còn có thể khởi động trực tiếp tại nút nhấn khẩn động ngay trên tủ điều khiển. – Hệ thống luôn được nén áp lực thường trực 6kg/cm², khi có sự cố tuột áp (nguyên nhân do rủi ro có cháy)xuống dưới hạn 4kg/cm² trong hệ thống đường ống. Bơm bù áp (Jockey) sẽ tự động vận hành để bù áp lực đã mất. Nếu sự vận hành bù áp của bơm Jockey vẫn không đủ, áp lực đường ống tiếp tục hạ xuống còn 3.5kg/cm² khi đó bơm chính sẽ tự động khởi động. Trong quá trình vận hành mà máy bơm điện có sự cố xảy ra thì máy bơm dự phòng lập tức tự khởi động ở áp lực 2.5kg.cm². – Việc cấp điện đến bảng điều khiển máy bơm chữa cháy sẽ được đầu nối trực tiếp từ bên trên tủ điện phân phối chính với 2 nguồn: – Từ trạm biến thế – Từ tổ máy phát điệnHệ thống Sprinkler: – Sprinkler là hệ thống thường xuyên có áp lực. – Đường ống xuất phát từ hệ thống ống trong phòng máy bơm – Có thể khởi động các valve điều khiển bằng tay để thử các bơm chữa cháy chính. – Trong điều kiện thử nghiệm, các bơm chữa cháy chính sẽ bơm tuần hoàn từ các bể chứa chính mà không khởi động mạch báo động. – Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 6305-1:1997 – ISO 6182 -1:1993 – PCCC – Hệ thống Sprinkler tự động. – Sprinkler có bầu thuỷ tinh mở ra trước tác động của nhiệt làm dản nở chất lỏng chứa trong bầu thuỷ tinh. – Hệ thống Sprinkler được lắp đặt đảm bảo sao cho không dễ dàng tháo dỡ, điều chỉnh hoặc lắp ráp lại. – Hệ thống Sprinkler gồm các đầu phun có cơ cấu nhạy cảm nhiệt được thiết kế để tác động ở một nhiệt độ cố định trước nhằm tự động xả luồn nước và phân bổ chúng theo đặc tuyến và lưu lượng đã quy định trên một diện tích thiết kế nhất định. Đầu phun Sprinkler có nhiệt độ nhả danh nghĩa là 68°C. Áp lực được phân bố trong đường ống từ 6 – 8 at. – Sự điều khiển tự động việc phun nước từ Sprinkler vào bên trong tòa nhà sẽ được thiết kế dựa theo tiêu chuẩn đối với các khu vực được bảo vệ như sau: – Nhiệt độ hoạt động 68°C. – Một đầu Sprinkler bảo vệ tối đa 12m²
– Ống cấp chính cho hệ thống chữa cháy sẽ bố trí theo kích thước đường ống DN 125 từ phòng bơm đi ra 2 cột nước xuyên tầng DN150 cấp cho chữa cháy vách tường và 1 cột nước xuyên tầng DN150 cấp cho hệ thống Sprinkler đi trong hộp ghen, gắn trực tiếp vào kết cấu tòa nhà. – Trong hệ thống chữa cháy hệ thống đường ống dùng để truyền dẫn nước chữa cháy từ bể đến lăng phun. Hệ thống đường ống đã được tính toán đảm bảo lưu lượng, áp lực, giảm tổn hao trên đường ống . – Ống đi âm dưới đất được sơn chống sét và lấp cát. – Ống đi trên tường và dầm đà được gia cố bằng giá đỡ sơn chống sét và sơn đỏ. – Kiểm tra độ kín của đường ống bằng thử áp lực với áp lực không dưới10kg/cm 2. Duy trì trong vòng 4 giờ áp lực không được tổn thất quá 4%. – Kết cấu đỡ sẽ tính đến trọng lượng của hệ thống ống khi đầy nước. – Các bề mặt bên ngoài ống sẽ được sơn phủ chống sét bằng sơn màu đỏ.Họng tiếp nước chữa cháy. – Họng tiếp nước được bố trí bên ngoài tòa nhà và được định vị dùng để bổ sung nước vào hệ thống chữa cháy từ các xe chữa cháy. – Họng tiếp nước được bố trí như trong bản vẽ thiết kế được xem như là một phần của bản mô tả này. – Các họng tiếp nước được bố trí sao cho không làm cản trở đến lưu lượng giao thông bình thường.Vòi chữa cháy – cấp nước vách tường: – Vòi chữa cháy trong hộp vòi chữa cháy sử dụng loại đặt âm tường được bố trí trong hành lang của tòa nhà. – Mỗi hộp vòi chữa cháy có 01 cuộn vòi dài 30m và có 01 đầu nối vòi một đầu gắn vào van chữa cháy và một đầu gắn lăng chữa cháy. Các đầu nối phải phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam. – Vòi chữa cháy là loại đường kính 50mm. – Hệ thống bơm chữa cháy được kích hoạt bởi hoạt động của bất kì họng chữa cháy nào trong tòa nhà. – Vòi chữa cháy được xem là trợ giúp ban đầu cho nhân viên cũng như chỉ huy lực lượng chữa cháy tại chỗ sử dụng.Bình chữa cháy xách tay: – Bình chữa cháy xách tay trang bị cho tòa nhà sẽ được bố trí tại những vị trí xung yếu, cạnh các hộp chữa cháy ở mỗi tầng. – Những khu vực dễ cháy như phòng máy phát điện chạy Diesel, khu vực kỹ thuật, khu vực bếp, phòng bố trí tủ điện phải trang bị các bình chữa cháy loại treo tường, những khu vực có diện tích rộng được trang bị các loại bình lớn hơn. – Bình chữa cháy được xem là trợ giúp ban đầu và do nhân viên cũng như chỉ huy lực lượng chữa cháy tại chỗ sử dụng.Bảng điều khiển hệ thống chữa cháy: – Bảng điều khiển hệ thống chữa cháy có nhiệm vụ nhận tín hiệu đầu vào đó là các tín hiệu đi và đến của hệ thống Sprinkler. Bảng điều khiển có các bộ phận xử lý để diễn dịch các tín hiệu đầu vào và phản hồi thích ứng, đó là khởi động các máy bơm và gửi đi các tín hiệu tương ứng. – Bảng điều khiển được bố trí tại phòng trạm bơm cấp cho hệ thống chữa cháy tự động và chữa cháy vách tường. – Tủ điều khiển bơm chữa cháy hiện rõ điện áp, cường độ dòng điện, tình trạng hoạt động. – Tủ điều khiển được thiết kế mạch điện tử điều khiển để tránh tình trạng mất pha, ngựơc pha. – Hệ thống chữa cháy bằng nước được điều khiển thông qua hệ thống điều khiển các van cấp nước chữa cháy (bằng tay). Trên đường ống chính và đường ống phụ luôn luôn có nước và áp lực nước được duy trì bởi bơm duy trì áp lực. Khi có tín hiệu báo cháy người chữa cháy chỉ việc mở van ở bất kỳ khu vực nào thì bơm điện duy trì áp lực sẽ chạy, nếu sụt áp £ 5 kg/cm² thì bơm điện chính chữa cháy sẽ khởi động và áp lực nước chữa cháy sẽ được duy trì cho đến khi hết đám cháy. – Tủ điều khiển hệ thống máy bơm chữa cháy điện sẽ hoạt động liên tục để điều khiển sự hoạt động của các máy bơm cấp nước cho hệ thống chữa cháy qua các van điều khiển, công tắc áp lực tự động, bồn áp lực.III./ AN TOÀN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SỰ CỐ Để phòng chống các sự cố cháy nổ cần áp dụng đồng bộ các biện pháp về kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp chế như:
Các máy móc thiết bị được sắp xếp bố trí đảm bảo trật tự, gọn và tạo khoảng cách an toàn cho Ngừơi khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
Hệ thống dây điện, các chỗ tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây tia lửa được bố trí thật an toàn.
Bố trí các bình cứu hỏa cầm tay ở những vị trí thích hợp nhất để tiện sử dụng, các phương tiện chữa cháy sẽ luôn được kiểm tra thường xuyên và đảm bảo trong tình trạng sẵn sàng.
Cách ly các công đoạn dễ cháy ra khu vực riêng. Các chất dễ cháy như các loại hóa chất, nhiên liệu sẽ được chứa trong các kho cách ly riêng biệt, tránh xa các nguồn có khả năng phát lửa.
Các trang thiết bị bảo hộ lao động phải luôn kiểm tra định kỳ và được sử dụng khi làm việc để hạn chế tác hại của hoá chất vào cơ thể con người.
Tuân thủ đúng chế độ kỹ thuật, lắp đặt các bảng chỉ dẫn vận hành và chỉ dẫn an toàn lao động cho người vận hành.
Tất cả các vấn đề trên sẽ tuân thủ đúng theo các hướng dẫn về PCCC do Bộ Công an ban hành.
Lối thoát nạn của tòa nhà (từ nơi xa nhất đến cửa thoát nạn) ≤ 25 m.
Hệ thống chống sét phải nối với hai hệ tiếp địa riêng biệt, cây tiếp địa dài ≥ 2.4 m, đầu trên cây tiếp địa cách mặt đất ≥ 1.2 m được sơn phủ bảo vệ.
…..vv
Ngoài ra Ban chỉ huy công trình sẽ thường xuyên tổ chức tập luyện, nâng cao ý thức phòng cháy, chống cháy tốt cho toàn thể CBCNV thông qua các lớp tập huấn PCCC. Tất cả các vấn đề trên sẽ tuân thủ đúng theo các hướng dẫn về PCCC do Bộ Công An ban hành có hiệu lực.
Câu hỏi : Giàn phơi thông minh Xếp ngang Đài loan HT-11 có giá bán trên website chúng tôi bao nhiêu ?Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.
Tôi là Phạm Văn Quang – Đây là trang website của tôi Số 1 về các Hồ sơ trong lĩnh vực Xây dựng. Tôi luôn cập nhật nhanh chóng các tài liệu, văn bản hồ sơ Xây dựng cập nhập mới nhất trong lĩnh vực Xây dựng hiện nay !
Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Vỉa Hè
HOÀ SÔ ÑEÀ XUAÁT
THUYEÁT MINH BIEÄN PHAÙP KYÕ THUAÄT THI COÂNG I. BIEÄN PHAÙP KYÕ THUAÄT THI COÂNG 1. Coâng Taùc Chuaån Bò Coâng Tröôøng Vaø Ñònh Vò Tuyeán Coâng Trình – Keát hôïp vôùi ñôn vò chuû ñaàu tö lieân heä caùc ñôn vò giao thoâng vaø chính quyeàn ñòa phöông quaûn lyù treân caùc ñoaïn coù tuyeán xaây döïng coáng beå môùi xin giaùy pheùp vaø giaûi toûa maët baèng thi coâng. – Thaønh laäp ban chi huy coâng tröôøng coù laõnh ñaïo Coâng Ty caùn boä coù chuyeân moân nghieäp vuï vieãn thoâng maïng thoâng tin, kinh teá taøi chính vaät tö chúng tôi cho vieäc toå chöùc thi coâng coâng trình ñöôïc toát nhaát. Caùc traùch nhieäm cuûa töøng thaønh vieân seõ ñöôïc quy ñinh cuï theå baèng quyeát ñònh cuûa Giaùm ñoác Coâng Ty. – Cuøng vôùi beân A nhanh choùng hoaøn taát thuû tuïc giaáy pheùp xaây döïng vaø nhaän tuyeán tieán haønh laøm coâng taùc ñeàn buø giaûi toûa maët baèng. Kieåm tra caùc loaïi vaät tö theo tieâu chuaån kyõ thuaät, ñaûm toát môùi ñöa vaøo söû duïngcho coânh trình – Chuaån bò kho baõi taäp keát vaät tö môøi chuû ñaàu tö, tö vaán thieát keá ñeán kieåm tra tröôùc khi thi coâng. – Taäp keát , toå chöùc boä maùy thi coâng bieân cheá caùc toå ñoäi lao ñoäng quaùn trieät yeâu caàu veà noäi dung coâng vieäc vaø noäi quy an toaøn lao ñoäng. Taäp keát coâng cuï trang thieát bò thi coâng vaø caùc phöông tieän ñaûm baûo an toaøn giao thoâng, bieån baùo raøo chaén … – Thöïc hieän ñaøo ñaûm baûo ñuùng kích thöôùc, cao ñoä theo ñoà aùn thieát keá. Lôùp ñaát xaáu khoâng phuø hôïp seõ ñöôïc ñaøo boû thay baèng lôùp ñaát toát. -. Nhaø thaàu seõ vaän chuyeån ñaát thaûi hoaëc ñaát söû duïng laïi ñeán ñoå ôû caùc khu vöïc quy ñònh. – Neàn moùng phaûi ñaûm baûo ñuùng cao trình thieát keá, baèng phaúng vaø luoân luoân ñöôïc giöõ khoâ raùo tröôùc khi baét ñaàu thi coâng phaàn xaây ñuùc. – Ñaát duøng ñeå ñaép neàn ñöôøng ñöôïc laáy töø moû ñaát ñaõ ñöôïc söï chaáp thuaän cuûa chuû ñaàu tö vaø ñôn vò tö vaán giaùm saùt. – Khoái löôïng ñaát ñaép theo ñuùng thieát keá ñaûm baûo cao trình thieát keá – Tröôùc khi tieán haønh gia coá ñaát phaûi caên cöù vaøo keát caáu maët ñöôøng vaø caùc tieâu chuaån vaät lieäu cuõng nhö khaû naêng trang thieát bò vaø caùc ñieàu kieän lieân quan khaùc ñeå thieát keá toå chöùc thi coâng cho phuø hôïp nhaèm ñaûm baûo thôøi gian quy ñònh chaát löôïng vaø hieäu quaû kinh teá cao. 2. Thi coâng boù væa. Thöïc hieän khuoân ñaøo ñuùng vi trí, cao ñoä ñoä doác vaø thieát keá Coâng Trình:
HOÀ SÔ ÑEÀ XUAÁT
Ban gaït, lu leøn neàn haï ñaït ñoä chaët thieát keá. Tröôùc khi thi coâng ñôn vò thi coâng trình caáp phoái cho chuû ñaàu tö vaø tö vaán giaùm saùt kieåm duyeät. Caáp phoái do ñôn vò coù chöùc naêng ( phoøng lab) laäp. Beâ toâng ñöôïc troän baéng maùy troän, tyû leä coát lieäu theo ñuùng Mac beâ toâng thieát keá, ñöôïc troän khoâ ñeàu tröôùc khi cho nöôùc vaøo. Beâ toâng sau khi troän xong phaûi ñaûo baûo ñoä suït vaø ñoä deûo theo yeâu caàu vaø ñoå caøng sôùm caøng toát. Beâ toâng phaûi ñöôïc ñaàm kyõ baèng ñaàm duøi vaø ñaàm baøn. Vò trí maïch ngöøng khi ñoå beâ toâng phaûi ñuùng quy phaïm vaø baûo ñaûm maïch ngöøng khoâng gaây nguy hieåm cho chaát löôïng coâng trình. Trong cuøng haïng muïc thôøi gian thi coâng caùch nhau quaù 4 giôø thì phaûi laøm veä sinh vaø taïo nhaùm meùp maïch ngöøng. Maët coffa phaûi ñöôïc laøm saïch vaø queùt chaát choáng dính tröôùc khi laép döïng.Coffa phaûi ñöôïc gheùp kín, khít ñeå khoâng laøm maát nöôùc ximaêng trong quaù trình thi coâng. Beâ toâng sau khi ñoå ñöôïc baûo döôõng baèng vaûi bao boá aåm nöôùc nhaèm traùnh taùc ñoäng cuûa naéng traùnh raên nöùt beà maët beâtoâng. Sau khi ñoå phaûi ñöôïc raøo chaén nhaèm traùnh ngöôøi vaø phöông tieän qua laïi laøm hö beà maët beâ toâng. 3. Coâng taùc lu leøn neàn væa heø – Duøng oâ toâ vaän chuyeån vaät lieäu ñaép töø moû taäp keát taïi vò trí thi coâng thaønh töøng ñoáng. Khoaûng caùch giöõa caùc ñoáng vaät lieäu ñoå laø: L
Trong ñoù
Q: laø khoái löôïng chuyeân chôû cuûa 1 oâ toâ (m3) B: laø beà roäng maët ñöôøng (m) h1: chieàu daøy lôùp ñaát K98 ( chöa leøn chaët) tính baèng m h1 h.P
h: laø beà daøy lôùp ñaát K98 (ñaõ lu leøn) tính baèng m o dung troïng lôùp ñaát ñaép K98 ôû traïng thaùi chaët (T/m3) i dung troïng lôùp ñaát ñaép K98 ôû traïng thaùi rôøi (T/m3) P: tyû leä phoái hôïp cuûa töøng loaïi ñaát – San ñaát theo chieàu daøy h1 Coâng taùc san ñaát ñöôïc tieán haønh baèng maùy san vôùi chieàu daøy h1 sao cho maët cuûa lôùp ñaát baèng phaúng, khoâng loài loõm. Trong quaù trình san neân hình thaønh khum mui luyeän doác veà hai beân ñeå thoaùt nöôùc. * Giai ñoaïn lu sô boä
Coâng Trình:
HOÀ SÔ ÑEÀ XUAÁT
Duøng lu tónh töø 8 10T lu sô boä treân beà maët töø 3 4 löôït/ñieåm vôùi toác ñoä 2 2,5 Km/h. Muïc ñích cuûa giai ñoaïn naøy laø laøm eùp co lôùp caùt, laøm cho keát caáu di chuyeån ñeán vò trí oån ñònh. * Giai ñoaïn lu leøn chaët Duøng lu rung töø 16 24T (cheá ñoä rung caáp 1) lu chaët treân beà maët töø 6 8 löôït/ñieåm vôùi toác ñoä lu 4 6 Km/h. Duøng lu rung töø 16 24T (cheá ñoä rung caáp 2) lu chaët treân beà maët töø 6 8 löôït/ñieåm vôùi toác ñoä lu 4 6 Km/h. * Giai ñoaïn lu hoaøn thieän – Duøng lu tónh töø 8 10T lu sô boä treân beà maët töø 3 4 löôït/ñieåm vôùi toác ñoä 4 6 km/h – Ñeå ñaûm baûo lu leøn ñöôïc ñoàng ñeàu thì veät sau ñeø leân veät tröôùc 25 30cm – Trong quaù trình lu leøn neáu thaáy vaät lieäu khoâ thì caàn phaûi töôùi nöôùc thaám ñeàu 1 2 giôø môùi tieáp tuïc lu tieáp. – Trong nhöõng ñoaïn coù boá trí sieâu cao neân tieán haønh lu töø buïng ñöôøng cong ñeán löng ñöôøng cong, coøn ôû nhöõng ñoaïn ñöôøng thaúng thì lu töø meùp vaøo giöõa. – Coâng taùc thi coâng lôùp K98 phaûi luoân ñaûm baûo ñoä baèng phaúng, thoaùt nöôùc toát. Ta luy phaûi ñaûm baûo ñoä doác, ñoä baèng phaúng vaø ñoä chaët yeâu caàu. – Coâng taùc kieåm tra vaø nghieäm thu: + Kieåm tra ñoä chaët :Kieåm tra ñoä chaët neàn ñöôøng baèng phöông phaùp AASHTOT91, ñoä chaët lôùp ñaép phaûi ñaït K 98 + Kieåm tra cao ñoä duøng maùy thuûy bình kieåm tra cao ñoä lôùp ñaép döïa vaøo moác khoáng cheá ñöôøng truyeàn. + Kieåm tra kích thöôùc hình hoïc cuûa lôùp ñaép: duøng thöôùc theùp ñeå kieåm tra. + Kieåm tra höôùng tuyeán: duøng maùy toaøn ñaïc ñieän töû ñeå kieåm tra. – Caùc chæ tieâu treân ñaït yeâu caàu thì laøm bieân baûn nghieäm thu lôùp ñaép ñoù, cöù theá thi coâng, kieåm tra vaø nghieäm thu ñeán lôùp ñænh K98. Sai soá cho pheùp cao ñoä cuûa lôùp ñænh K98 laø 10mm. – Tröôùc khi thi coâng ñaïi traø lôùp ñaép K98 ñôn vò thi coâng seõ tieán haønh thi coâng thí ñieåm moät ñoaïn khoaûng100m laøm cô sôû thöïc teá ñeå hoaøn thieän coâng ngheä thi coâng lôùp ñaép K98. Sau khi hoaøn thieän coâng ngheä thi coâng lôùp ñaép K98 ñôn vò thi coâng seõ tieán haønh thi coâng ñaïi traø. 4. Thi coâng traûi caùn lôùp CPÑD neàn væa heø – Chuaån bò caùc thieát bò phuïc vuï kieåm tra, caùc thieát bò thi coâng – Chuaån bò neàn, moùng phía döôùi lôùp CPÑD sao cho, ñoàng ñeàu, ñaûm baûo ñoä doác ngan – Toå chöùc thi coâng moät ñoaïn raûi thöû 50m 100 m Coâng Trình:
HOÀ SÔ ÑEÀ XUAÁT
– Sau khi ban gaït, lu leøn neàn haï ñaït ñoä chaët thieát keá, tieán haønh thí nghieäm kieåm tra heä soá neùn chaët K = 0.9 do ñôn vò coù chöùc naêng thí nghieäm. – Thi coâng töøng lôùp ñaù caáp phoái 0x4, lu leøn vaø thöôøng xuyeân giöõ ñoä aåm cuûa vaät lieäu ñeå taïo söï keát dính ñoàng nhaát. – Tieán haønh thí nghieäm kieåm tra heä soá neùn chaët K = 0.95 do ñôn vò coù chöùc naêng thí nghieäm. – Laáy maãu CPÑD ñeå thí nghieäm xaùc ñònh cmaõ vaø W0 (theo tieâu chuaån ñaàm neùn caûi tieán AASHTO T180 ) – Baûo döôõng vaø laøm lôùp nhöïa töôùi thaám 5. Coâng taùc laùt gaïch Terrazo – Gaïch Terrazo: TCVN 6074: 1995.Kích thöôùc gaïcg theo thieát keá: + Chieàu daøy lôùp maët vieân gaïch khoâng nhoû hôn 8mm, cheânh leach chieàu daøy treân cuøng moät vieân gaïch khoâng lôùn hôn 1mm, Sai leäch ñoä vuoâng goùc khoâng lôùn hôn 1mm,Cong veânh maët maøi nhaün khoâng lôùn hôn 0.5mm. + Söùc vôõ caïnh treân toaøn boä chu vi lôùp vôõ maët saâu khoâng quaù 1mm, daøi khoâng quaù 10mm, tính baèng soá veát khoâng lôùn hôn 1. Khoâng coù söùt goùc lôùp maët + Ñoä maøi moøn lôùp maët khoâng lôùn hôn 0.45g/cm 2, ñoä chòu löïc xung kích khoâng nhoû hôn 20 laàn. + Ñoä cöùng lôùp maët ñaït yeâu caàu ( doä cöùng lôùp maët ñöôïc xaùc ñònh baèng caùch duøng chìa vaïch baèng ñoàng coù löôõi vaïch roïng 5mm, daøy 0.5mm, caïnh khoâng saét, duøng chìa vaïch lean beà maët saûn phaåm ôû caùc vò trí khaùc nhau, sau khi vaïch khoâng ñeå laïi veát haèn treân beà maët saûn phaåm thì ñöôïc xem laø ñaït yeâu caàu.) – Gaïch loaïi 1 do caùc nhaø maùy saûn xuaát trong nöôùc vaø phaûi ñöôïc chaøo maãu cho chuû ñaàu tö löïa choïn tröôùc khi cung öùng ñeán coâng tröôøng. Yeâu caàu ñaït caùc chæ tieâu toái thieåu theo quy ñònh veà ñoä chính xaùc cuûa kích thöôùc, ñoä daøy men, ñoä boùng, khoâng raïn nöùt, khoâng veát khuyeát, chaát löôïng ñoàng nhaát. – Gaïch oáp laùt tröôùc khi ñöa vaøo thi coâng phaûi ñöôïc kieåm tra chaát löôïng phuø hôïp vôùi chuûng loaïi vaät lieäu ñaõ môøi vaø döï thaàu. – Thi coâng lôùp vöõa ñeäm M75 daøy 1,5cm laøm chaát keát dính giöõa neàn vaø gaïch. – Ñaët caùc vieân gaïch khít vôùi nhau vaø duøng buùa goõ ñeán khi nöôùc ximaêng traøo leân phía treân phuû kín caùc ñöôøng keû laùt – Lau chuøi beà maët gaïch sau khi laùt, traùnh ñeå vöõa ximaêng baùm treân beà maët gaïch quaù laâu gaây oá gaïch veà sau. – Khoâng cho ñi laïi treân khu vöïc môùi laùt cho ñeán khi lôùp neàn ñaõ ñaït ñuû ñoä cöùng. – Væa heø phaûi coù ñoä doác nhö thieát keá quy ñònh, khoâng taïo vuõng ñoïng nöôùc vaø ñöôïc kieåm tra ñoä baèng phaúng baèng thöôùc daøi 3m. 6. Coâng taùc BT ñaù 1×2 caùc loaïi – Ñöôïc ñaùnh giaù theo tieâu chuaån chaát löôïng TCVN 1771-1987.
Coâng Trình:
HOÀ SÔ ÑEÀ XUAÁT
– Coát lieäu lôùn duøng cho beâ toâng laø ñaù daêm côõ ñaù 1×2, 4×6 tieâu chuaån coù maøu xanh nhaït khi khoâ . – Ñaù daêm ñöa vaøo troän beâ toâng ñaûo baûo caùc yeâu caàu veà thaønh phaàn haït, haøm löôïng haït seùt, buøn buïi trong ñaù daêm baèng caùch röûa khoâng quaù trò soá 1 ñeán 3 (tuyø theo loaïi ñaù phuùn xuaát, traàm tích hay soûi vaø soûi daêm); trong ñoù cuïc seùt khoâng quaù 0.25%,. Khoâng cho pheùp coù maøng seùt bao phuû caùc haït ñaù daêm vaø nhöõng taïp chaát baån khaùc nhö goã muïc, laù caây, raùc röôûi… laãn vaøo. – Beâ toâng ñöôïc troän baéng maùy troän, tyû leä coát lieäu theo ñuùng Mac beâ toâng thieát keá, ñöôïc troän khoâ ñeàu tröôùc khi cho nöôùc vaøo. Beâ toâng sau khi troän xong phaûi ñaûo baûo ñoä suït vaø ñoä deûo theo yeâu caàu vaø ñoå caøng sôùm caøng toát. – Beâ toâng phaûi ñöôïc ñaàm kyõ baèng ñaàm duøi vaø ñaàm baøn. – Vò trí maïch ngöøng khi ñoå beâ toâng phaûi ñuùng quy phaïm vaø baûo ñaûm maïch ngöøng khoâng gaây nguy hieåm cho chaát löôïng coâng trình. Trong cuøng haïng muïc thôøi gian thi coâng caùch nhau quaù 4 giôø thì phaûi laøm veä sinh vaø taïo nhaùm meùp maïch ngöøng. – Beâ toâng sau khi ñoå ñöôïc baûo döôõng baèng vaûi bao boá aåm nöôùc nhaèm traùnh taùc ñoäng cuûa naéng traùnh raên nöùt beà maët beâtoâng. – Sau khi ñoå phaûi ñöôïc raøo chaén nhaèm traùnh ngöôøi vaø phöông tieän qua laïi laøm hö beà maët beâ toâng. 7. Coâng taùc thi coâng hoá ga – Caên cöù vaøo ñòa hình, doøng chaûy taïi vò trí thi coâng hoá ga,coáng nhaø thaàu seõ coù bieän phaùp naén doøng chaûy hoaëc ñaët coáng taïm thoaùt nöôùc. Taïi nhöõng nôi khoâng naén doøng ñöôïc hoaëc möïc nöôùc ngaàm cao vaø löu löôïng nöôùc ngaàm lôùn thì nhaø thaàu seõ ñaøo hoá tuï keát hôïp maùy bôm nöôùc ñeå thoaùt nöôùc doøng chaûy. – Caùc hoá ga,coáng laøm môùi qua ñöôøng boá trí thi coâng töøng nöûa moät ñeå ñaûm baûo giao thoâng. Sau khi thi coâng xong nöûa beân naøy vaø ñaép ñaát thoâng xe môùi tieán haønh thi coâng nöûa beân kia. – Ñònh vò caùc vò trí moùng coâng trình theo ñuùng thieát keá, tieán haønh ñaøo moùng (hoaëc phaù dôõ keát caáu cuõ) baèng maùy xuùc keát hôïp vôùi thuû coâng, xuùc ñaát, vaät lieäu ñoå ñi leân phöông tieän vaän chuyeån ñoå ñuùng vò trí . Khi ñaøo moùng caàn ñoùng töôøng chaén baèng coïc cöø vaø goã vaùn ñeå traùnh suït lôû hoá moùng, ñoàng thôøi boá trí raøo chaén ñeå ñaûm baûo an toaøn khi thi coâng. – Sau khi ñaøo ñeán cao ñoä thieát keá duøng thuû coâng san söûa ñaùy coáng ñuùng cao ñoä, traéc ngang, ñoä doác cuûa hoá ga, coáng vaø ñöôïc ñaàm chaët ñuùng quy ñònh hieän haønh. Raûi lôùp ñeäm ñaù daêm, ñaàm leøn chaët ñuùng theo thieát keá ñöôïc TVGS nghieäm thu tröôùc khi laép ñaët hoá ga oáng coáng… – Sau khi thi coâng xong lôùp daêm ñeäm 10cm vaø beâ toâng M15 ñeá coáng thì tieán haønh laép ñaët oáng coáng. Coâng Trình:
HOÀ SÔ ÑEÀ XUAÁT
– Duøng maùy ñaøo caåu coáng vaø laép ñaët oáng coáng ñaûm baûo ñuùng vò trí, ñuùng höôùng, ñuùng ñoä doác vaø cao ñoä. – Sau khi ñaõ laép ñaët oáng coáng vaøo ñuùng vò trí, veä sinh saïch seõ taïi caùc moái noái vaø ñöôïc töôùi aåm tröôùc khi duøng vöõa xi maêng maùc M15 ñeå nheùt moái noái oáng coáng. Phía trong cuûa caùc moái noái ñöôïc baûo döôõng baèng bao taûi vaø giöõ ñoä aåm thöôøng xuyeân ít nhaát 3 ngaøy 8. Coâng taùc ñaøo, ñaép hoá moùng troàng caây : – Thöïc hieän khuoân ñaøo ñuùng vò trí, ñoä saâu thieát keá. – Ñaøo ñaát hoá moùng troàng caây taäp keát goïn thaønh ñoùng ñeå taän duïng ñaép laïi hoá moùng. – Laép ñaët caùc goác caây coù choáng giöõ baèng caùc thanh choáng , taän duïng ñaát ñaøo ñeå ñaép laïi. – Laép ñaët boù væa goác caây, traùt boù væa goác caây, loùt gaïch soá 8 goác caây. II. BIEÄN PHAÙP AN TOAØN LAO ÑOÄNG,AN TOØAN GIAO THOÂNG VAØ VEÄ SINH MOÂI TRÖÔØNG, PHOØNG CHAÙY CHÖÕA CHAÙY. 1) Bieän phaùp an toaøn lao ñoäng * Baûo ñaûm cho ngöôøi vaø thieát bò – Nhaø thaàu chuùng toâi toå chöùc mua baûo hieåm cho vaät tö thieát bò, nhaø xöôûng phuïc vuï thi coâng, baûo hieåm tai naïn con ngöôøi theo nhö quy ñònh taïi khoaûn 3 ñieàu 55 quy cheá quaûn lyù ñaàu tö XD soá 52/CP vaø thoâng tö soá 137/TT-BTC ngaøy 19/11/1999 cuûa Boä taøi chính höôùng daãn baûo hieåm coâng trình. – Moïi thaønh vieân tham gia thi coâng coâng trình ñöôïc taäp huaán veà an toaøn lao ñoäng vaø ñöôïc trang bò ñaày ñuû duïng cuï baûo hoä lao ñoäng tröôùc khi tham gia thi coâng. Toå chöùc moät tuû thuoác quaân y treân coâng tröôøng. Toå chöùc caáp cöùu, oám ñau vaø tai naïn kòp thôøi. – Moïi ngöôøi khi tham gia daây chuyeàn saûn xuaát ñöôïc boá trí ñuùng tay ngheà vaø trình ñoä chuyeân moân, phaûi ñöôïc hoïc caùc noäi quy an toaøn vaø mang ñaày ñuû baûo hoä lao ñoäng phuø hôïp vôùi ñaëc ñieåm cuûa töøng coâng vieäc. – Coâng nhaân thuû coâng, laùi xe, laùi maùy ñöôïc hoïc an toaøn lao ñoäng, caùch thöùc phoái hôïp ñeå thi coâng giöõa xe maùy vaø thuû coâng tröôùc khi thi coâng. – Caùn boä phuï traùch an toaøn cuûa Nhaø thaàu thöôøng xuyeân kieåm tra phaùt hieän kòp thôøi caùc hieän töôïng maát an toaøn xöû lyù ngay nhaèm ñaûm baûo an toaøn tuyeät ñoái. – Tuaân thuû caùc quy ñònh veà veä sinh an toaøn thöïc phaåm. Khoâng ñeå xaûy ra ngoä ñoäc thöïc phaåm, dòch beänh, phoøng choáng soát reùt. – Coâng nhaân tham gia thi coâng laø nhöõng ngöôøi ñuû tuoåi lao ñoäng, ñuû söùc khoeû vaø ñöôïc kieåm tra söùc khoeû ñònh kyø. – Daây ñieän duøng trong thi coâng laø loaïi daây coù voû boïc caùch ñieän toát, ngöôøi vaän haønh maùy chaïy baèng daây ñieän ñöôïc trang bò uûng vaø gaêng tay cao su. – Khi thi coâng ban ñeâm ñöôïc boá trí ñeøn chieáu saùng ñaày ñuû. – Nhaân vieân ñieàu khieån phöông tieän, thieát bò thi coâng luoân tuaân thuû luaät an toaøn giao thoâng vaø nhöõng quy ñònh an toaøn lao ñoäng treân coâng tröôøng. Toå söûa chöõa maùy moùc luoân coù bieän phaùp kieåm tra maùy moùc thieát bò ñònh kyø ñeå ñaûm baûo an toaøn cho laùi xe, maùy trong quaù trình ñieàu khieån phöông tieän. – Treân ñoaïn thi coâng vaø caùc hoá ñaøo treân ñöôøng coù raøo chaén, ban ñeâm coù ñeøn baùo hoaëc bieån phaûn quang vaø coù ngöôøi chæ daãn giao thoâng. Coâng Trình:
HOÀ SÔ ÑEÀ XUAÁT
– Ngöôøi coâng nhaân laùi xe, maùy, vaän haønh thieát bò theo ñuùng quy trình, khoâng töï yù boû ñi nôi khaùc hay cho ngöôøi khaùc vaän haønh. – Nhaø thaàu seõ thaønh laäp moät ñoäi kieåm tra an toaøn, thöôøng xuyeân kieåm tra an toaøn lao ñoäng treân coâng tröôøng. Höôùng daãn ñoäi thi coâng theo caùc ñieàu leä veà an toaøn lao ñoäng, veà khoaûng caùch ñoái vôùi maùy thi coâng. – Sau moãi ca thi coâng, maùy moùc thieát bò phaûi ñöôïc taäp keát veà baõi theo quy ñònh. – Caùc thieát bò thi coâng ban ñeâm phaûi coù ñaày ñuû caùc ñeøn chieáu saùng ñeå ñaûm baûo an toaøn. – Coâng taùc phoøng chaùy noå taïi coâng tröôøng cuõng ñöôïc quan taâm, phaûi boá trí bình cöùu hoaû cuõng nhö thuøng caùt chöõa chaùy vaø phaûi coù phöông aùn chöõa chaùy khi coù hoaû hoaïn xaûy ra. *Ñaûm baûo an toaøn cho coâng trình – Trong quaù trình thi coâng, chuùng toâi tieán haønh caùc bieän phaùp hôïp lyù, traùnh laøm hö hoûng caùc coâng trình xung quanh nhö : Coâng trình kieán truùc vaên hoaù, heä thoáng thuyû lôïi, maïng löôùi ñöôøng daây ñieän, thoâng tin lieân laïc, ñöôøng xaù, caàu coáng, nhaø cöûa, taøi saûn cuûa nhaân daân… Trong tröôøng hôïp baát khaû khaùng Nhaø thaàu seõ baùo caùo Chuû ñaàu tö coù bieän phaùp kòp thôøi ñeå khaéc phuïc. – Xe chôû vaät lieäu, xe thi coâng ñöôïc söû duïng theo ñuùng chöùc naêng cuûa töøng loaïi, khoâng chôû quaù taûi gaây hoûng hoùc cho ñöôøng vaø caùc coâng trình xaây laép treân ñoù. – Ñôn vò thi laäp phöông aùn thi coâng, phöông aùn an toaøn ñeå ñaûm thoâng tin lieân laïc ,an toaøn tuyeät ñoái cho ngöôøi vaø thieát bò. – Trong suoát quaù trinh thi coâng tuaân thuû ñuùng quy trình an toaøn lao ñoäng cho ngaønh vaø nhaø nöôùc ñaõ ban haønh. 2) Bieän phaùp an toaøn giao thoâng – Trong quaù trình thi coâng Nhaø thaàu chuùng toâi laäp bieän phaùp thi coâng hôïp lyù ñeå haïn cheá aùch taéc giao thoâng toái thieåu nhaát. – Laøm ñöôøng traùnh, ñöôøng coâng vuï ñeå ñaûm baûo cho caùc phöông tieän giao thoâng ñi laïi deã daøng, khoâng bò aùch taéc giao thoâng, hoaëc maát an toaøn giao thoâng do loãi cuûa Nhaø thaàu gaây neân. Neáu do ñieàu kieän ñòa hình, thôøi tieát sinh ra laày loäi seõ coù maùy uûi hoã trôï caùc phöông tieän giao thoâng qua laïi. – Nhaø thaàu boá trí löïc löôïng nhaân coâng khôi nöôùc, veùt buøn vaø taêng cöôøng cho nhöõng nôi neàn yeáu . Khi heát thôøi gian laày loäi, caùc vaät lieäu naøy ñöôïc dôõ boû doïn saïch vaø boå sung vaøo ñoù laø caáp phoái, ñaù daêm, ñeå ñaûm baûo giao thoâng vaø an toaøn coâng trình. – Luoân coù löïc löôïng tham gia höôùng daãn giao thoâng. Coù bieån baùo coâng tröôøng, bieån haïn cheá toác ñoä vaø haøng raøo chaén ñaày ñuû cho moãi vò trí thi coâng, caùc bieån naøy ban ñeâm ñöôïc boá trí ñeøn baùo hoaëc bieån phaûn quang. – Vaät lieäu taäp keát veà thi coâng ñoå goïn veà moät phía, phaàn ñöôøng coøn laïi phaûi ñuû roäng cho phöông tieän giao thoâng qua laïi ñöôïc. – Nhaø thaàu chòu traùch nhieäm hoaøn toaøn veà vieäc ñaûm baûo giao thoâng cho moïi phöông tieän qua laïi treân coâng tröôøng 24/24h. – Nhaø thaàu quy ñònh baõi taäp keát maùy moùc, vaät lieäu goïn gaøng vaø ñuùng vò trí quy ñònh. Toå chöùc cung öùng vaät tö, vaät lieäu ngaøy naøo goïn ngaøy aáy. Coâng Trình:
HOÀ SÔ ÑEÀ XUAÁT
– Thöôøng xuyeân nhaéc nhôû, giaùo duïc löïc löôïng laùi xe treân coâng tröôøng chaáp haønh luaät leä giao thoâng. – Sau khi thi coâng xong töøng ñoaïn, tröôùc khi nghæ ñeàu phaûi laøm vuoát noái ñeå cho phöông tieän ñi laïi ñöôïc eâm thuaän. 3) Bieän phaùp an toaøn moâi tröôøng – Trong quaù trình thi coâng cho ñeán khi keát thuùc vieäc baûo haønh coâng trình, Nhaø thaàu seõ khoâng laøm aûnh höôûng ñeán moâi tröôøng sinh thaùi, caûnh quan, myõ quan trong khu vöïc. Giöõ gìn thaûm thöïc vaät xung quanh khu vöïc thi coâng, giaûi toaû caùc chöôùng ngaïi, trôû ngaïi khoâng caàn thieát, boá trí coâng tröôøng goïn saïch, hoaøn thieän ngay nhöõng haïng muïc ñaõ keát thuùc thi coâng. – Nhaø thaàu seõ söû duïng caùc phöông tieän, thieát bò thi coâng ñaït caùc tieâu chuaån veá khí thaûi vaø tieáng oàn cuûa Vieät Nam.. – Taát caû caùc loaïi xe chôû vaät lieäu vaøo coâng tröôøng hoaëc ñaát ñaù pheá thaûi ñoå ñi ñeàu phaûi duøng baït che ñaäy caån thaän traùnh tình traïng rôi vaõi vaät lieäu gaây buïi baån aûnh höôûng tôùi moâi tröôøng xung quanh. – Caùc maùy xuùc, maùy ñaøo, maùy lu, oâ toâ trong quaù trình thi coâng khoâng ñöôïc xaû daàu thaûi hoaëc ñoå daàu môõ böøa baõi gaây oâ nhieãm ñoäc haïi aûnh höôûng ñeán moâi tröôøng xung quanh. – Taát caû vaät lieäu ñoå thaûi ra khoûi coâng tröôøng seõ ñoå theo ñuùng vò trí maø ñaõ ñöôïc söï chaáp thuaän cuûa Chuû coâng trình, Kyõ sö TVGS vaø chính quyeàn ñòa phöông. Khi thôøi tieát naéng hanh seõ phun nöôùc baèng xe teùc ñeå choáng buïi. – Traïm troän phaûi coù heä thoáng loïc buïi vaø caùc thieát bò kieåm soaùt traùnh oâ nhieãm moâi tröôøng xung quanh. – Khai thaùc caáp phoái hoaëc ñaát ñaép phaûi giöõ gìn caûnh quan moâi tröôøng. Khoâng laøm lôû ñaát, thay ñoåi doøng chaûy soâng suoái laøm aûnh höôûng ñeán keânh möông, ruoäng vöôøn cuûa nhaân daân. – Taát caû caùc nguoàn nöôùc saïch seõ ñöôïc baûo quaûn toát, khoâng ñoå raùc thaûi thi coâng vaø caùc vaät lieäu thi coâng vaøo caùc khu vöïc nöôùc saïch. – Khu vöïc aên ôû trong quaù trình thi coâng ñöôïc boá trí coâng trình veä sinh ñaày ñuû. Moïi thaønh vieân tham gia thi coâng ñöôïc quaùn trieät yù thöùc veä sinh trong quaù trình sinh hoaït, aên ôû, thi coâng… – Giaùo duïc thöôøng xuyeân cho caùn boä coâng nhaân vieân toaøn coâng tröôøng veà yù thöùc traùch nhieäm trong vieäc giöõ gìn caûnh quan, moâi tröôøng cuûa ñòa phöông vaø veä sinh khu sinh hoaït. moïi ngöôøi coù yù thöùc chaáp haønh toát caùc noäi quy, quy ñònh cuûa ñòa phöông nhaèm baûo ñaûm an ninh treân ñòa baøn, laøm toát coâng taùc daân vaän, taän duïng toái ña nhaân coâng ñòa phöông vaøo nhöõng coâng vieäc thích hôïp nhaèm naâng cao thu nhaäp vaø ñôøi soáng cho nhaân daân. Khi hoaøn thieän baøn giao coâng trình: Nhaø thaàu chuùng toâi seõ toå thu doïn raùc röôûi, vaät lieäu thöøa, thaùo dôõ caùc coâng trình taïm thôøi phuïc vuï thi coâng, thanh thaûi loøng soâng suoái…caùc chöôùng ngaïi do thi coâng rôi vaõi trong toaøn boä phaïm vi coâng tröôøng ñaûm baûo caûnh quan moâi tröôøng saïch ñeïp. – caùc bieän phaùp ñaûm baûo veä sinh moâi tröôøng nhö sau : Coâng Trình:
HOÀ SÔ ÑEÀ XUAÁT
Chaáp haønh toát caùc quy ñònh cuûa nhaø nöôùc veà luaät baûo veä moâi tröôøng, khoâng laøm oâ nhieãm moâi tröôøng tai khu vöïc thi coâng Trong toå chöùc thi coâng chia phaân ñoaïn thi coâng phuø hôïp ñeå thi coâng döùt ñieåm khoâng traøn lan,traùnh gaây laày loäi khi möa vaø buïi khi naéng. Khi thi coâng neàn ñöôøng vaøo muøa naéng haøng ngaøy boá trí xe nöôùc thöôøng xuyeân töôùi nöôùc trong khu vöïc ñeå haïn cheá buïi treân ñoaïn ñöôøng ñang thi coâng traùnh oâ nhieãm moâi tröôøng Tröôùc khi keát thuùc coâng trình nhaø thaàu seõ thu doïn maët baèng coâng tröôøng goïn gaøng,saïch seõ,chuyeån heát caùc vaät lieäu thöøa, dôõ boû caùc coâng trình traïm. Vaät lieäu maùy moùc thi coâng phaûi taäp keât goïn gaøng,ñaát ñaù thöøa phaûi ñoå taïi vò trí quy ñònh Khi thi coâng heát söùc chuù y traùnh chaët phaù caây xanh tröø tröôøng hôïp baát khaû khaùng, coøn laïi caàn traùnh neù,ñaûm baûo caûnh quan moâi tröôøng. Khoâng ñi lai töï do Keát hôïp vôùi chính quyeàn sôû ñeå laøm toát coâng taùc giöõ gìn vaø baûo veä an ninh traät töï nôi coù caùn boä coâng nhaân ñoùng quaân thi coâng. 4) Bieän phaùp phoøng chaùy chöõa chaùy, choáng oàn. Laõnh ñaïo ñôn vò cöû caùn boä chuyeân traùch veà an toaøn PCCC ñeå xaây döïng caùc bieän phaùp toå chöùc vaø kyõ thuaät ñaûm baûo an toaøn chaùy noå trong phaïm vi coâng trình. Ñoàng thôøi phoå bieán caùc quy ñònh vaø kyõ thuaät PCCC vaø caùc chæ daãn caàn thieát khi laøm vieâcj vôùi töøng chaát lieäu, vaät lieäu chaùy cho ñoäi nguõ coâng nhaân, caùc ñôn vò tham gia tröïc tieáp thi coâng taïi coâng tröôøng Ñoäi nguõ coâng nhaân phaûi ñöôïc trang bò kieán thöùc veà PCCC laø moät vaán ñeà quan troïng vaø thieát thöïc, moïi ngöôøi ñieàu phai yù thöùc ñöôïc vieäc phoøng chaùy chöõa chaùy ñeå traùnh haäu quaû nghieâm troïng xaõy ra. Vì vaäy taïi coâng tröôøng phaûi laäp ra phöông aùn cuï theå ñeå khi coù söï coá xaõy ra coù ñuû ñieàu kieän kòp thôøi daäp taét ñöôïc ñaùm chaùy haïn cheá thaáp nhaát thieät haïi veà ngöôøi vaø taøi saûn. Kieåm tra ñònh kyø vieäc toå chöùc phoøng chaùy chöõa chaùy taïi coâng trình Taïo moâi tröôøng khoâng chaùy vaø khoù chaùy baèng caùch thay thueá caùc khaâu hoaït ñoäng saûn xuaát kinh doanh, moâi tröôøng nhaø xöôûng, traïm thieát bò, vaät lieäu…..töø deã chaùy, coù nguy hieåm chaùy trôû thaønh khoâng chaùy vaø khoù chaùy. Ngaên chaën nguoàn nhieät gaây chaùy,quaûn lyù chaëc cheõ nguoàn löûa,nhieát söû duïng trong hoaït ñoäng saûn xuaát kinh doanh,sinh hoaït. Haïn cheá dieän tích saûn xuaát, dieän tích baûo quaûn chaát chaùy vaø haïn cheá chaát chaùy tôùi möùc caàn thieát. Ngaên chaën ñöôøng phaùt trieån cuûa löûa töø xaây töôøng ngaên caûn ,ñeâ bao,laép ñaët thieát bò choáng chaùy lan.Laép ñaët heä thoáng baùo chaùy vaø chöõa chaùy töï ñoïng Ñeå ngaên chaën trình traïng chaùy noå coù theå xaõy ra taïi coâng tröôøng caàn chuù yù moät soá ñieåm sau: – Phaûi boá trí maët baèng toå chöùc thi coâng hôïp lyù nhaèm caùch ly caùc chaát dôõ chaùy noå vôùi moâi tröôøng nguy hieåm – Phaûi xaây döïng ñoäi nguõ phoøng chaùy chöõa chaùy ngay taïi coâng trình cuõng nhö keát hôïp vôùi ñoäi phoøng choáng chaùy noå cô sôû Coâng Trình:
HOÀ SÔ ÑEÀ XUAÁT
– Phoái hôïp chaët cheõ vôùi caûnh saùt PCCC trung taâm vaø khu vöïc phoøng choáng xöû lyù laäp töùc khaéc phuïc söï coá. – Phoå bieán cho coâng nhaân ñang tham gia xaây döïng taïi coâng trình veà yù thöùc vaät lieäu deãõ chaùy noå, vaø hieåm hoïa cuûa chaùy noå coù theå xaõy ra – Ñoàng thôøi coù nhöõng hình phaït naëng ñoái vôùi nhöõng ngöôøi coá yù ñeå xaõy ra chaùy noå – Phöông phaùp laøm laïnh: laø duøng caùc chaát chöõa chaùy coù khaû naêng thu nhieäy laøm giaûm nhieât ñoä cuûa ñaùm chaùy nhr hôn nhieät ñoä baét chaùy cuûa ñaùm chaùy , ñaùm chaùy taét. – Quy trình giaûi quyeát söï coá xaõy ra :Baùo ñoâng chaùy, Caét ñieän nôi xaõy ra chaùy, Cöùu ngöôøi bi naïn toå chöùc thoaùt naïn cho ngöôøi vaø di chuyeån taøi saûn ra khoûi vuøng chaùy. Toå chöùc löïc löôïng,söû duïng phöông tieän chöõa chaùy taïi choå ñeå cöùu chaùy ñaùm chaùy,Goïi ñieän baùo cho löïc löôïng chöõa chaùy chuyeân nghieäp goïi 114, Baûo veä ngaên chaën phaàn töû xaáu lôïi duïng chöõa chaùy ñeå laáy taøi saûn , giuõ gìn traät töï chöõa chaùy thuaän lôïi, Phoái hôïp vôùi löïc löôïng chöõa chaùy ñeå chöõa ñaùm chaùy, Baûo veä hieän tröôøng chaùy sau khi daäp taét ñaùm chaùy Bieän phaùp phoøng choáng chaùy noå vôùi thieát bò aùp löïc: nhö bình ga, bình oâxi phaûi qua kieåm tra kieåm ñònh vaø con thôøi gian söû duïng. Coâng nhaân theo saùt phaûi coù chöùng chæ ngheà nghieäp vaø tuaân theo quy trình an toaøn chaùy noå. Bieän phaùp phoøng choáng chaùy noå vôùi vaät tö: caùc loaïi vaät lieäu deã chaùy ñöôïc boá trí gaàn baõi chöùa caùt, coù döï tröõ ít nhaát 2 bình cöùu hoûa cho moät kho, khoâng döï tröõ nhieân lieäu tronh khu vöïc thi coâng ñaûm baûo phoøng chaùy chöõa chaùy cho caùc khu vöïc xung quanh coâng tröøông. Bieän phaùp phoøng choáng chaùy noå vôùi thieát bò thi coâng: caùc thieát bò nhö maùy phaùt ñieän, maùy ñaàm nhaát laø phaàn ñieän II. CAÙC BIEÄN PHAÙP ÑAÛM BAÛO CHAÁT LÖÔÏNG TRONG QUAÙ TRÌNH THI COÂNG 1) Chöông trình huaán luyeän nhaân söï: Löïc löôïng caùn boä kyõ thuaät vaø coâng nhaân tham gia thi coâng treân coâng trình laø löïc löôïng laønh ngheà, ñaõ traûi qua thi coâng hoaøn thieän nhieàu coâng trình, coù kinh nghieäm thi coâng ñaûm baûo kyõ thuaät, chaát löôïng vaø thôøi gian hoaøn thaønh coâng trình Giaùm saùt Coâng ty toå chöùc nghieäm thu töøng phaàn, töøng böôùc coâng vieäc hoaøn thaønh vôùi söï tham gia cuûa Giaùm saùt A. Boä phaän KCS coù chuyeân moân vaø trình ñoä nghieäp vuï cuûa Coâng ty chuùng toâi ñaõ thaønh laäp vaø hoaït ñoäng raát coù hieäu quaû trong vieäc quaûn lyù, kieåm tra chaát löôïng saûn phaåm xaây döïng. Boä phaän KCS naøy cuûa chuùng toâi ñöôïc boá trí vaø laøm vieäc ngay taïi hieän tröôøng töø khi coâng trình baét ñaàu thi coâng. Nhieäm vuï cuûa boä phaän naøy ñaõ ñöôïc Giaùm ñoác Coâng ty giao cho quyeàn vaø traùch nhieäm kieåm tra chaát löôïng vaät lieäu, chaát löôïng baùn thaønh phaåm, chaát löôïng thi coâng coâng trình theo ñuùng quy trình thí nghieäm, kieåm tra. Moïi coâng taùc ñeàu ñöôïc boä phaän naøy nghieäm thu, kieåm tra tröôùc khi môøi Giaùm saùt A nghieäm thu. Boä phaän naøy coù quyeàn töø choái moïi vaät lieäu khoâng ñaït yeâu caàu veà chaát löôïng, chuûng loaïi. Ngoaøi traùch nhieäm ñaûm baûo chaát löôïng coâng trình cuûa boä phaän kyõ sö thi coâng coøn coù boä phaän KCS treân Giaùm saùt ñoäc laäp ñöôïc söï chæ ñaïo cuûa ban Giaùm ñoác Coâng ty. Coâng Trình:
HOÀ SÔ ÑEÀ XUAÁT
Boä phaän KCS seõ laäp soå nhaät kyù coâng tröôøng ñeå caäp nhaät haøng ngaøy caùc yeáu toá veà ñieàu kieän thi coâng nhö thôøi tieát, tieán trình thi coâng hay nhöõng thay ñoåi, boå xung so vôùi thieát keá, nhöõng vi phaïm coù theå xaûy ra, gaây aûnh höôûng ñeán chaát löôïng coâng trình. Boä phaän KCS cuõng chòu traùch nhieäm chæ ñaïo laáy maãu thí nghieäm veà vaät lieäu thi coâng. Caùc maãu naøy ñöôïc löu giöõ, trình khi nghieäm thu, nhö lyù lòch xuaát xöôûng cuûa caùc loaïi vaät lieäu giao ñeán coâng trình. Coâng tröôøng seõ theå hieän caùc bieåu maãu theå hieän tieán trình thi coâng, nghieäm thu coâng taùc phaàn khuaát seõ aùp duïng theo maãu cuaû nhaø nöôùc quy ñònh. Coù soå nhaät kyù coâng tröôøng ghi roõ tình hình thi coâng haøng ngaøy treân coâng tröôøng, caùn boä A, B ghi roõ nhaän xeùt haøng ngaøy vaøo soå nhaät kyù naøy. 2) Kieåm tra vaät tö,vaät lieäu,caáu kieän ñuùc saün Nhaø thaàu tuaân thuû caùc yeâu caàu kyõ thuaät hieän haønh veà vaät tö, vaät lieäu cho taát caû caùc phaàn vieäc ñöôïc theå hieän trong hoà sô thieát keá haïng muïc coâng trình. * Ñaù – Ñaù duøng ñeå xaây laùt seõ laø nguoàn ñaù saïch, cöùng, beàn chaéc, chòu ñöôïc nöôùc vaø thôøi tieát. – Troïng löôïng rieâng seõ khoâng nhoû hôn 2.4T/m3. – Kích thöôùc vieân ñaù lôùn nhaát seõ laø 2/3 ñoä daøy cuûa lôùp ñaù xaây hoaëc laùt hoaøn thieän. Kích thöôùc nhoû nhaát seõ laø 1/3 ñoä daøy cuûa lôùp xaây hoaëc laùt hoaøn thieän. – Vieân ñaù coù hình daïng khoái, caùc vieân ñaù hình troøn seõ ñöôïc chaáp nhaän. – Caùc vieân ñaù khi xaây hoaëc laùt seõ ñöôïc löïa choïn veà kích thöôùc vaø hình daùng vaø phaûi traùnh caùc loã roãng. * Xi maêng – Xi maêng duøng ñeå xaây laø xi maêng Portland phuø hôïp vôùi tieâu chuaån TCVN 2682 – 1992. Tröôùc khi tieán haønh thi coâng xaây laùt nhaø thaàu seõ ñeä trình chöùng chæ vaät lieäu vaø keát quaû thí nghieäm xi maêng cho TVGS xem xeùt vaø chaáp thuaän. – Chæ duøng xi maêng ñoùng bao, coù ghi nhaõn maùc theo ñuùng loaïi ñaõ ñöôïc chaáp thuaän. * Caùt Caùt ñöôïc söû duïng cho vöõa xaây laø caùt töï nhieân, saïch khoâng laãn taïp chaát coù haïi vaø thoaû maõn theo yeâu caàu cuûa tieâu chuaån 14TCN 80 – 2001. * Nöôùc Nöôùc söû duïng phaûi laø nöôùc saïch, khoâng laãn daàu môõ, buøn ñaát, muøn vaø caùc taïp chaát coù haïi, phuø hôïp vôùi caùc yeâu caàu cuûa tieâu chuaån TCVN 4506 – 87. * Vöõa xaây Vöõa xaây laø vöõa xi maêng phuø hôïp vôùi tieâu chuaån 14TCN 80 – 2001. * Ñaù daêm ñeäm Ñaù daêm ñeäm ñöôïc nghieàn töø ñaù töï nhieân cöùng coù caáp phoái phuø hôïp vôùi caáp phoái trong baûng sau : Coâng Trình:
HOÀ SÔ ÑEÀ XUAÁT
Thaønh phaàn haït (thí nghieäm theo TCVN 4198 – 95) Kích côõ loã saøng vuoâng (mm)
Tyû leä % qua saøng
37.5
100
25
72 – 100
12.5
38 – 69
4.75
26 – 55
2
19 – 43
0.425
9 – 24
0.075
2 – 10
Trong quaù trình thi coâng, ngoaøi nhöõng yeâu caàu kyõ thuaät ñaõ ñöôïc theå hieän trong hoà sô thaàu, Nhaø thaàu seõ chaáp haønh nghieâm ngaët caùc yeâu caàu do Chuû ñaàu tö vaø Thieát keá qui ñònh. Thöïc hieän ñuùng theo nhöõng tieâu chuaån vaø qui phaïm hieän haønh cuûa Nhaø nöôùc. TT
COÂNG TAÙC
CAÙC TIEÂU CHUAÅN – QUI PHAÏM
TCVN 4032-85; TCVN 2682-1992 TCVN 4506-87; TCVN 1654-85 14 TCN 68-88; 14 TCN 80-90; 14 TCN 70-88 14 TCN 66-88; 14 TCN 72-88; 14 TCN 76-88; 14 TCN 7488 QPTL 2.66; QPTL D6-78 TCVN 4447-87 QPTL D4-80; QPTL D1-74 Qui trình TN phaân tích hoaù hoïc cuûa ñaát (soá 451/ QÑKT)
1
Vaät lieäu: Caùt – xi maêng theùp – nöôùc thi coâng – phuï gia
2
Thi coâng ñaát
3
Thi coâng ñöôøng Caùc lôùp moùng – lôùp beâ toâng Asphalt.
Tuaân theo caùc yeâu caàu trong thieát keá & hoà sô kyõ thuaät. Quy trình thieát keá aùo ñöôøng meàm 22 TCN- 211-93
Hoà sô hoaøn coâng
Ñieàu leä quaûn lyù chaát löôïng coâng trình soá 498/BXD-QÑ kyõ ngaøy 18/9/1996 cuûa Boä xaây döïng. Coâng vaên soá 197 CV/XD-CB kyõ ngaøy 10/3/1993 cuûa Boä Thuyû lôïi cuõ. Qui cheá Baûo haønh xaây laép coâng trình theo quyeát ñònh soá 499 BXD/QÑ kyù ngaøy 18/9/1996 cuûa Boä tröôûng Boä xaây döïng. Nghò ñònh 209/2004/NÑ-CP cuûa Chính phuû
4
* Gaïch Terrazo : Kích thöôùc gaïch theo thieát keá: + Chieàu daøy lôùp maët vieân gaïch khoâng nhoû hôn 8mm, cheânh leach chieàu daøy treân cuøng moät vieân gaïch khoâng lôùn hôn 1mm, Sai leäch ñoä vuoâng goùc khoâng lôùn hôn 1mm,Cong veânh maët maøi nhaün khoâng lôùn hôn 0.5mm. Coâng Trình:
HOÀ SÔ ÑEÀ XUAÁT
+ Söùc vôõ caïnh treân toaøn boä chu vi lôùp vôõ maët saâu khoâng quaù 1mm, daøi khoâng quaù 10mm, tính baèng soá veát khoâng lôùn hôn 1. Khoâng coù söùt goùc lôùp maët + Ñoä maøi moøn lôùp maët khoâng lôùn hôn 0.45g/cm 2, ñoä chòu löïc xung kích khoâng nhoû hôn 20 laàn. + Ñoä cöùng lôùp maët ñaït yeâu caàu ( ñoä cöùng lôùp maët ñöôïc xaùc ñònh baèng caùch duøng chìa vaïch baèng ñoàng coù löôõi vaïch roäng 5mm, daøy 0.5mm, caïnh khoâng saét, duøng chìa vaïch lean beà maët saûn phaåm ôû caùc vò trí khaùc nhau, sau khi vaïch khoâng ñeå laïi veát haèn treân beà maët saûn phaåm thì ñöôïc xem laø ñaït yeâu caàu.) + Gaïch loaïi 1 do caùc nhaø maùy saûn xuaát trong nöôùc vaø phaûi ñöôïc chaøo maãu cho chuû ñaàu tö löïa choïn tröôùc khi cung öùng ñeán coâng tröôøng. Yeâu caàu ñaït caùc chæ tieâu toái thieåu theo quy ñònh veà ñoä chính xaùc cuûa kích thöôùc, ñoä daøy men, ñoä boùng, khoâng raïn nöùt, khoâng veát khuyeát, chaát löôïng ñoàng nhaát. + Gaïch oáp laùt tröôùc khi ñöa vaøo thi coâng phaûi ñöôïc kieåm tra chaát löôïng phuø hôïp vôùi chuûng loaïi vaät lieäu ñaõ môøi vaø döï thaàu. 3) Thöû nghieäm vaø kieåm nghieäm chaát löôïng – Kieåm tra tim coáng baèng maùy kinh vó. Kieåm tra cao ñoä baèng maùy thuyû bình. – Kieåm tra tyû leä pha troän vöõa xaây vaø beâ toâng baèng caùc hoäc ñong, caân vaät lieäu cho moät bao xi maêng. Giôùi haïn thôøi gian thi coâng cuûa vöõa xaây ñeå söû duïng heát löôïng vöõa troän ra tröôùc khi baét ñaàu ñoâng keát. – Xaùc ñònh löôïng nöôùc pha troän theo thöïc teá baèng löôïng nöôùc thieát keá tröø ñi löôïng nöôùc ñaõ coù saün trong ñoä aåm coát lieäu. – Duøng suùng baén thöû cöôøng ñoä beâ toâng ñeå kieåm tra oáng coáng. – Coù ñaày ñuû khuoân laáy maãu vöõa xaây ñeå kieåm tra chaát löôïng. – Ngay sau khi keát thuùc caùc khoái xaây thöïc hieän coâng taùc baûo döôõng theo ñuùng cheá ñoä baûo döôõng beâ toâng. – Cöû caùn boä kyõ thuaät coù kinh nghieäm thi coâng coáng ñeå chæ ñaïo thi coâng. Thöôøng xuyeân kieåm tra trong quaù trình thi coâng töø khaâu ñuùc coáng ñeán laép ñaët hoaøn thieän 4) Heä thoâng baùo caùo, bieåu maãu phuïc vuï quaûn lyù chaát löôïng – Heä thoáng bieån baùo, tieâu leänh, noäi quy phaûi roõ raøng, ñaày ñuû vaø ñeå nôi deã nhìn thaáy. – Khi xaûy ra söï coá phaûi baùo ngay cho caùc cô quan lieân quan vaø toå chöùc xöû lyù ngay baèng löïc löôïng, ñieàu kieän saün coù taïi coâng tröôøng.
Coâng Trình:
Cập nhật thông tin chi tiết về Thuyết Minh Kỹ Thuật Biện Pháp Tổ Chức Thi Công Kè Đê trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!