Xu Hướng 12/2023 # Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Nội Thất Nhà Dân Dụng Có Gì? # Top 21 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Nội Thất Nhà Dân Dụng Có Gì? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Quy trình thuyết minh biện pháp thi công nội thất

Quy trình thuyết minh biện pháp thi công nội thất là tiêu chuẩn bạn cần phải tuân thủ tuyệt đối trong quá trình thi công. Nếu quá trình thực hiện này xảy ra sự cố sai lỗi hay một phần nào đó không đúng với quy trình. Việc thanh toán về sau có thể gặp sự cố khiến bạn gặp rắc rối.

1. Công tác chuẩn bị trước khi thi công Đầu tiên bạn cần tiến hành tiếp nhận bàn giao công trình thi công Nhận bàn giao mặt bằng

Sau khi kiểm tra đầy đủ những giấy tờ, tài liệu về công trình cần thiết không bị thiếu hay sai sót và ký hợp đồng với công ty xây dựng. Tiến hành tiếp nhận mặt bằng từ đơn vị thuê. Cần kiểm tra rõ những thông tin của các hạng mục đơn vị bạn nhận thi công. Kiểm tra thông tin kích thước, hiện trạng và tính khả thi trong thi công.

Vấn đề an toàn trong thi công cũng cần phải được tính toán kỹ càng. Có cần phải sử dụng thiết bị che chắn bảo vệ trong quá trình thi công không? Nguyên vật liệu cần trong thi công sẽ được vận chuyển như thế nào? Các loại trang thiết bị, máy móc cùng vật tư cần sử dụng cũng cần được tính toán trong bước này.

2. Tiến hành triển khai thi công nội thất Tiến hành phá dỡ nếu có

Với trường hợp dự án bạn nhận là dạng thô từ đơn vị thi công thì không cần thực hiện bước này. Trước khi tiến hành phá dỡ di dời, bạn cần xác định thứ tự của các công việc cần làm để công việc được diễn ra suôn xẻ.

Nếu dự án bạn xây dựng mới xây thô. Thay vì bước phá dỡ bạn cần phải thực hiện hoàn thiện phần thô. Đảm bảo tính thẩm mỹ theo biện pháp thi công nội thất đã làm trước đó.

Kiểm tra hệ thống cấp nước, cấp điện và đường truyền tín hiệu

Công tắc, ổ cắm, vị trí lắp đặt đèn đã được người thiết kế nội thất tính toán từ trước, bạn chỉ cần thi công theo đúng những thiết kế họ đặt ra.

Thi công lắp đặt hệ thống quạt, điều hòa làm mát

Với những dự án yêu cầu lắp đặt điều hòa, quạt mát, quạt gió,… bạn cần đảm bảo vấn đề kỹ thuật lắp đặt và an toàn khi sử dụng. Lắp đặt đảm bảo thẩm mỹ như thiết kế đã chốt với khách trước đó.

Thi công lắp đặt hệ thống đường ống nước

Hãy đảm bảo các đầu nối ống nước không bị rò rỉ. Đầu ra không chỉ đảm bảo tính kỹ thuật, tính thẩm mỹ cũng rất quan trọng.

Nên thiết kế khóa nước ở những phân vùng khác nhau thuận tiện cho việc sử dụng. Chú ý lắp đặt hệ thống thoát nước không gây mùi khó chịu.

Thi công lắp đặt thiết bị tín hiệu cung cấp thông tin

Việc lắp đặt đường tín hiệu nên được đi theo đường riêng. Không nên đi chung đường ống dây điện. Vị trí lắp đặt modem cũng cần phải được tính toán để đảm bảo đứng ở vị trí nào cũng có thể sử dụng.

Thi công phần ốp, lát, làm trần thạch cao và sơn bả

Xử lý bề mặt gồ ghề không an toàn

Tiến hành thi công ốp sàn, ốp tường

Làm trần thạch cao

Cần thực hiện theo đúng kế hoạch đã đặt ra trong biện pháp thi công nội thất.

Thi công cửa

Việc thi công cửa gỗ, cửa sắt hay cửa nhôm,… có những yêu cầu cần chú ý riêng. Trong quá trình thi công cần đảm bảo bên mặt cửa phẳng phim, thẳng thắn và dễ dàng đóng mở không phát tiếng động khó nghe. Khe hở đều nhau thẩm mỹ.

Lắp đặt nội thất cho công trình

Nội thất đã được thiết kế từ trước, thậm chí là hoàn thành 1 phần và bạn chỉ cần lắp đặt theo đúng bản thiết kế. Có một số đồ nội thất chỉ được làm dạng thô và lắp đặt trực tiếp tại công trình.

Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt nội thất không bị lộ phần thô. Đảm bảo tính thẩm mỹ.

3. Bàn giao kết quả thi công

Sử dụng vật liệu cùng vị trí lắp đặt đúng theo thiết kế đã được duyệt trước đó.

Đảm bảo tiến độ thi công đúng như kế hoạch đặt ra.

Chất lượng sản phẩm tốt, an toàn, thẩm mỹ.

Bạn có thể tải Hợp đồng thi công xây dựng công trình của LuxhouseHD để tham khảo.

Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Nội Thất

Thi công sàn phải khít đường ron

6. Thạch cao

Hệ xương, cốt lõi kết cấu chắc chắn, đảm bảo thực hiện chuẩn theo quy trình và vít bắn không bị lộ

Bề mặt thạch cao phẳng, các lỗ khoét thiết bị gọn, các cạnh giao nhau phẳng và vuông góc

7. Sơn bả

Đảm bảo bề mặt xử lý sơn phải phẳng, mịm

Bề mặt sơn căng, không bị rỗ bề mặt, không lượn sóng và quan trọng nhất là không bị lộ cốt

Các phần lân cận gắn liền với thiết bị không được dính sơn (nên chú ý sơn xong hãy lắp thiết bị)

Yêu cầu soi đèn khi bả sơn

8. Thi công cửa

Cửa hiện nay có nhiều loại như cửa gỗ, cửa nhôm, cửa sắt… Tuy nhiên quy trình thi công cửa cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Bề mặt phẳng phiu, đường nét rõ ràng, đóng mở thuận tiện

Các khe hở phải đảm bảo sao cho nhỏ nhất và đều nhau

9. Nội thất

Đây là bước cuối cùng trong phần thuyết minh biện pháp thi công nội thất và cũng chính là một trong những yếu tố quyết định làm nên vẻ đẹp thẩm mỹ cho căn nhà của bạn. Chính vì vậy việc chọn lựa các đồ dùng nội thất của bạn phải được chọn lọc kĩ càng, đảm bảo phù hợp với thiết kế cũng như những điều kiện, yêu cầu hay tiêu chuẩn mà bạn đã đặt ra trước đó. Và phần lắp đặt, bày trí đồ nội thất này cũng tương tự như các phần trên, tất cả đều phải tuân theo những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản chuẩn theo bản thuyết minh biện pháp thi công nội thất.

Khoảng hở giữa các vị trí phải tương đồng nhau về thiết kếnội thất (các tủ, ngăn kéo, chân tủ, trám tủ, các hồi nối với tường) phải là nhỏ nhất và đều nhau nhất. Các khoảng hở giao nhau phải vuông góc theo mặt cắt (trừ những thiết kế sáng tạo, phá cách đặc biệt khác theo ý của chủ nhà).

Các hệ phụ kiện thiết bị được lắp đặt vừa, chuẩn theo các hãng cung cấp (tuyệt đối không được chắp vá để đủ kích thước cần).

Các bản lề ray trượt phải được ổn định về mặt chịu lực, đóng mở thuận lợi, không có tiếng kêu hoặc âm thanh lạ trong suốt quá trình sử dụng.

Nếu sử dụng chất liệu gỗ thì phải đảm bảo bề mặt phẳng, các vân gỗ đồng nhất về thẩm mỹ và chất liệu cũng như màu sắc.

Không bị lộ có phần thô.

Đối với các sản phẩm dán ( veneer, laminate, acrylic,…) thì bề mặt của các chất liệu này phải đồng đều không bị lượn sóng, không bị nổ mặt. Sản phẩm không bị ố mốc hay có những màu đặc biệt khác với mẫu. Các cạnh không bể, các phần tiếp xúc gián tiếp với nước như lavabo, tủ bếp… phải được chống ẩm tốt.

Bề mặt sơn căng mịn, đồng điệu về mức độ màu sắc.

Bản lề và ray trượt đóng mở thuận tiện, không có tiếng kêu lạ khi sử dụng.

Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Nội Thất – Nội Thất Hố Nai

I. Công tác chuẩn bị

Các bản vẽ thi côngCác phụ kiện, vật liệu đã chốtDanh sách các hạng mục cần phải thi công

2. Nhận bàn giao mặt bằngSau khi thực hiện trao đổi, kí biên bản và nhận hợp đồng thi công với công ty xây dựng, bạn sẽ tiến hành bước 2 đó chính là nhận giao mặt bằng với chủ nhà. Biên bản nhận giao mặt bằng sẽ được kí trực tiếp giữa phía bạn và chủ nhà có nhu cầu xây dựng thi công thiết kế nội thất. Về cơ bản, nội dung ở bước nhận bàn giao mặt bằng này sẽ bao gồm các nội dung sau:

Kiểm tra kích thước.Nhận bàn giao các hạng mục có trên công trình.Kiểm tra tính khả thi trong thi công.Các biện pháp thi công – che chắn- bảo vệ và vận chuyển trong suốt quá trình thi công xây dựng thiết kế nội thất.Các thiết bị, máy móc, vật tư được đưa vào sử dụng trong suốt quá trình thực hiện thi công công trình.

II. Triển khai thi công

Phá dỡNếu công trình thi công của bạn hiện đang có sẵn một công trình cũ trước đó, thì việc đầu tiên bạn cần làm trong quá trình thi công này đó chính là phá dỡ công trình cũ để lấy mặt bằng trống tiến hành xây dựng công trình mới. Phá dỡ thường bao gồm các bước sau:

Điện, nước, tín hiệuVề phần này, biên bản sẽ được xác nhận với đối tác đem về chạy thử, lưu ý phải đảm bảo tính an toàn về điện, nước và các tín hiệu cũng như các thiết bị khác trong suốt quá trình thi công thực hiện với các nội dung sau:

– Điện:

Đảm bảo các vấn đề về chịu tải an toàn có công trình và thiết bị trong suốt quá trình thi công.Xác định các hướng đi, các đầu ra cho thiết bị trước khi triển khai thực hiện việc kết nối hoặc mắc các mạch điện sao cho đảm bảo được tính an toàn và phù hợp.Toàn bộ đi bằng ống gen.Vị trí phải có đường ống âm tường nhằm giấu đi các dòng kĩ thuật. Việc làm này sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ cho công trình của bạn, không làm bạn cảm thấy rối rắm hoặc gây cảm giác thiếu an toàn bởi có quá nhiều mắc nối dây điện trong nhà/công trình của bạn.Các thiết bị công tắt, ổ cắm, đèn phải thẳng hàng ở trên một đường thẳng. Khoảng cách các công tắc, ổ cắm điện ở cạnh thì phải đều nhau.Phải xem lại bản vẽ hoàn công– Điều hòa:

Nếu chủ nhà/ công trình có nhu cầu lắp đặt thiết bị điều hòa không khí cho công trình thì bạn nên tham khảo những điều kiện sau để có thể thực hiện việc lắp đặt một cách tốt nhất.Đảm bảo kỹ thuật và an toàn sử dụng.Đảm bảo các đường đi không bị lộ gây mất thẩm mỹ và có thể gây cảm giác thiếu an toàn.– Nước:

Đảm bảo việc đầu nối không bị rò rỉ.Các đầu ra phải đảm bảo kỹ thuật các thiết bị sử dụng.Có khóa nước phân vùng cho từng khu vực sử dụng.Hệ thống thoát nước thuận lợi không gây mùi hôi khó chịu.– Thiết bị tín hiệu cung cấp thông tin:

Các đường tín hiệu phải được lắp đặt đi theo đường riêng.Có moderm riêng để có thể dễ dàng điều khiển.Đảm bảo các mối nối, đường đi không bị lộ.– Loa:

Đi theo đường ống gen riêng biệt cung cấp ra các đầu chờ.Xác định tùy thuộc vào thiết bị mà chủ nhà đã chọn lựa trước đó.

Bạn cần trợ giúp ?

Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Nhà Xưởng Thép

Nhà xưởng hay còn gọi là nhà công nghiệp có không gian có diện tích với sức chứa cũng như quy mô lớn hơn so với nhà ở; văn phòng hoặc cửa hàng thông thường. Đối với các doanh nghiệp; thi công nhà xưởng là một bước vô cùng quan trọng. Trong bài viết với nội dung thuyết minh biện pháp thi công nhà xưởng thép  này; chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn hiểu hơn về lĩnh vực thi công nhà xưởng.

Nhà xưởng có thể là nơi tập trung nguồn nhân lực lớn. Trong đó chứa trang thiết bị máy móc hoặc nguyên vật liệu nhằm đáp ứng cho quy trình sản xuất; bảo quản hoặc vận chuyển các loại hàng hóa sử dụng trong những ngành công nghiệp. Nhà xưởng theo tiếng anh được gọi là factory có nghĩa là nhà máy; nhà xưởng sản xuất có quy mô lớn.

Thuyết minh biện pháp thi công nhà xưởng Bước 1: lắp cột gian khóa cứng

Lắp đặt 4 cột biên, và 2 cột giữa, trục 2&3 − Sử dụng cần cẩu 20 tấn, với chiều dài tay cần tối thiểu 12m. − Dùng dây đai choàng quanh bản mã đầu trên của cộtCanh chỉnh độ thẳng đứng,vị trí, cao độ − Đặt dàn giáo thi công ở từng cột − Xiết vừa cứng boulon neo, chêm chân cột như yêu cầu − Thiết bị: Dây dọi, Máy kinh vĩ và Thước cuộn − Xiết toàn bộ boulon neo bằng cờ lê với lực xiết vừa phải Lắp đặt tất cả xà gồ vách giữa các cột và vặn chặt boulon − Thiết bị nâng xà gồ: dây thừng có móc khoá an toàn − Thiết bị vặn: cờ lê ống tuýp, lực xiết vừa phải Lắp giằng tạm ở 2 phía mỗi cột − Dùng cáp 12mm, một đầu gắn vào cánh ngoài cột ngay dưới bản mã đầu cột − Đầu cáp còn lại nối vào bát sắt V nối ñầu 2 boulon neo với nhau

Bước 2: Lắp đặt dầm kèo đầu tiên trong thi công nhà xưởng thép

Tổ hợp nối các dầm RF1-1 & RF1-2 trên mặt nền − Dùng dây đai choàng quanh cấu kiện ở 2 điểm cách đầu mút cấu kiện khoảng ¼ chiều dài; cạnh bát xà gồ Tuy nhiên; phần hẫng ngoài điểm treo phải ñược tính toán xác đáng để tránh tình trạng vặn xoắn cấu kiện do tải bản thân. Đoạn hẫng không ñược quá 1/3 chiều dài thanh cấu kiện. Góc nâng cũng cần được tính toán tránh xoắn do lực dọc khi cẩu. Để an toàn, khuyến cáo nên dùng nhiều hơn 2 điểm buộc đai cẩu − Thiết bị cẩu: xe cẩu 20 tấn cần dài tối thiểu 12m − Khi tổ hợp, nên dùng các thanh gỗ kê dày 50mm để đỡ cấu kiện − Thiết bị xiết boulon cường độ cao: cờ lê lực (Torque wrench); lực xiết theo moment xoắn tối thiểu đề nghị (xem bảng Moment Lực xiết) − Bắt giằng tạm thời và giằng chống xà gồ vào dầm kèo Lắp 1 bán kèo lên cột – Dùng dây đai choàng quanh cấu kiện ở 2 điểm cách đầu mút bán kèo khoảng 4m, cạnh bát xà gồ ngoài cùng

– Dùng xe cẩu 20 tấn

– Cẩu bán kèo đầu tiên đặt vào vị trí gối lên trên đầu 2 cột liên tiếp, giữ ổn định bằng xe cẩu – Công nhân thao tác sẽ đứng trên dàn giáo; xỏ và xiết boulon mặt bích nối cột và dầm kèo tới trạng thái đủ chặt – Dùng dây giằng tạm dầm kèo đặt cách khoảng 6m giữ chặt bán kèo đầu tiên này vào các tổ boulon chân cột bằng các bát sắt V Lập lại bước 1&2 cho bán kèo còn lại; tạo thành dầm kèo hoàn chỉnh

Bước 3: Lắp đặt dầm kèo thứ nhì

Làm tương tự {bước 2} cho 2 bán kèo của khung dầm kèo thứ nhì

+ Chỉ dùng dây giằng tạm về 2 phía ở khoảng giữa mỗi bán kèo; giằng vào boulon chân cột bằng các bát sắt V

Lắp đặt cách nhịp các xà gồ từ đỉnh xuống đuôi kèo để giữ các bán kèo đúng vị trí.

+ Dùng dây thừng với đầu móc có khoá an toán để kéo thủ công xà gồ lên mái

+ Thiết bị vặn boulon xà gồ M12: cờ lê, ống tuýp, lực xiết bình thường

Bước 4: Hoàn thành gian khóa trong thi công nhà xưởng thép

+ Lắp đặt toàn bộ thanh giằng kèo, xà gồ, chống xà gồ – đủ 100% số lượng + Lắp đặt toàn bộ cáp giằng chéo vĩnh cửu của cột và dầm kèo cho gian khoá. + Để các giằng này ở trạng thái lỏng (chưa kéo căng) + Cân chỉnh dầm kèo

Bước 5: Lắp đặt toàn bộ khung kèo và xà gỗ

Lắp đặt toàn bộ cột biên và cột giữa ở các trục 4,5,6,7,8,9 − Dùng xe cẩu 20 tấn − Dùng dây đai (40 tấn/ 9m) choàng quanh bản mã đầu trên của cột Chỉnh độ thẳng đứng; vị trí và cao độ của cột Thực hiện tương tự [bước 3] và [bước 4] cho tất cả dầm kèo và xà gồ mái + Đối với kết cấu có một cột ở giữa; không được phép lắp đặt hết một bên bán kèo rồi tới bên bán kèo còn lại. Làm như vậy sẽ thay đổi sơ đồ tính toán thiết kế của khung; gây mất cân bằng khung; có thể dẫn tới dập đổ công trình khi gặp thời tiết xấu.

Bước 6: Lắp đặt kèo đầu hồi

Lắp đặt toàn bộ cột biên và cột giữa ở trục 1

Canh chỉnh độ thẳng đứng,vị trí, cao độ

Vặn chặt toàn bộ boulon neo.

Lắp đặt dầm kèo đầu hồi đầu tiên vào cột đầu hồi

Lập lại bước 4 cho các cấu kiện dầm kèo còn lại; tạo thành dầm kèo đầu hồi

Bước 7: Hoàn tất lắp đặt 100% xà gỗ và chống xà gỗ

Lắp đặt toàn bộ thanh giằng kèo, xà gồ, chống xà gồ cho 2 gian đầu hồi– ñủ 100% số lượng

Lắp đặt toàn bộ giằng chéo vĩnh cửu của cột và dầm kèo cho gian khoá.

Để các giằng này ở trạng thái lỏng (chưa kéo căng)

Cân chỉnh dầm kèo

Xiết chặt hoàn toàn các giằng vĩnh cửu.

Tháo tất cả giằng tạm của công trình.

Kiểm tra và thẩm định toàn bộ các mối liên kết; đảm bảo tất cả boulon đều được lắp. Tất cả boulon cường độ cao (boulon kết cấu) phải được xiết đến lực căng yêu cầu.

Kiểm tra toàn bộ khung kết cấu lần cuối: đúng phương vị mặt bằng và độ thẳng đứng

Bước 8: Kéo tôn lợp lên mái

– Đặt từng tấm tôn lợp vào ống trượt, giữ nhờ các móc sắt 6mm trượt trên cáp. – Mỗi công nhân đứng ở mỗi ống néo trên kèo sẽ dùng dây thừng kéo ống trượt chạy lên mái mang theo tấm tôn lợp. – Sau khi tôn lợp lên đến kèo, dùng thủ công chuyển vào đặt trên xà gồ mái. – Khi kéo đủ tôn lợp cho gian đầu tiên, tổ lắp đặt sẽ bắt đầu công tác lợp tôn.

Bước 9: Lợp tôn

1. Lắp đặt hệ thống dây cáp bảo vệ an toàn trên mái 2. Chuẩn bị hệ thống điện thi công – Dây dẫn điện và các tủ cầu dao chống giật (ELCB) phải được đưa lên mái trong tình trạng đủ điều kiện an toàn. Hệ thống phải được chống cao khỏi mặt đất. – Dây dẫn điện nên máng vào vị trí ống néo; tránh tiếp xúc trực tiếp vào tôn mái và xà gồ mái. – Nối 2 đường dây cáp điện có ổ cắm 3 chấu vào tủ cầu dao chống giật; kéo đến vị trí lắp đặt để chuẩn bị sử dụng. 1. Chuẩn bị hệ thống dàn giáo thi công – Phải lắp ít nhất 1 bộ dàn giáo leo lên mái ở ñầu hồi, phục vụ lên/xuống mái hàng ngày 2. Lắp đặt tấm tôn lợp đầu tiên – Định vị tấm tôn đầu tiên, canh sao cho khoảng lú vào máng xối rìa đều nhau. – Lắp đặt toàn bộ tôn lợp mái.

Bước 10: Lắp đặt xà gỗ vách – tôn vách – mái xối – ống xối và phụ kiện

1. Chuẩn bị hệ thống dàn giáo thi công – Hệ dàn giáo thi công phải bố trí cách cánh ngoài xà gồ vách một khoảng 300mm. Mọi vật tư sẽ được chuyền lên theo khoảng trống 300mm này. – Có thể cho phép thi công lợp tôn vách bằng thang dây khi đã qua kiễm tra an toàn về các vị trí liên kết cố định. – Công nhân sẽ móc trực tiếp dây thắt lưng an toàn vào dàn giáo này hoặc hệ thống thang dây. 2. Lắp đặt toàn bộ xà gồ vách, chống xà gồ giữa các cột khung – Thiết bị nâng xà gồ: dây thừng có móc khoá an toàn – Thiết bị vặn: cờ lê ống tuýp, lực xiết vừa phải 1. Lắp đặt toàn bộ xà gồ vách, chống xà gồ giữa các cột khung – Thiết bị nâng xà gồ: dây thừng có móc khoá an toàn – Thiết bị vặn: cờ lê ống tuýp, lực xiết vừa phải 2. Lắp đặt toàn bộ tôn vách – Kéo tôn vách bằng dây thừng buộc vào tôn – Tủ cầu dao chống giật (ELCB) đặt gần mặt đất 3. Lắp đặt máng xối, lá thông gió, diềm v.v.. – Thiết bị vặn: súng bắn vít.

Công ty thiết kế và thi công nhà xưởng uy tín

Khi thực hiện lắp dựng nhà xưởng dù trong tay bạn đã có một bản thiết kế hoàn chỉnh thì việc tìm kiếm các công ty thi công nhà xưởng uy tín là điều hoàn toàn cần thiết.

Nhà Xưởng Quyết Thắng là địa chỉ tin cậy mà bạn đang tìm kiếm

Với phương châm làm việc “Trọng chữ Tín và Chất lượng”; Quyết Thắng luôn mang đến cho tất cả khách hàng một chất lượng tuyệt hảo.

Có kinh nghiệm làm việc lâu năm:

Ngay từ khi lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ xây dựng nhà xưởng bạn nên chọn những địa chỉ có kinh nghiệm làm việc lâu năm, có đội ngũ nhân lực giỏi; có trình độ chuyên môn cao; như vậy mới có thể giúp bạn tiến hành thi công công trình một cách tốt nhất. Quyết Thắng là công ty có đầy đủ các yếu tố nói trên.

Có trang thiết bị máy móc hiện đại:

Trang thiết bị phục vụ thi công nhà xưởng là yếu tố rất quan trọng; đến với Quyết Thắng, bạn có thể hoàn toàn yên tâm với công nghệ máy móc của công ty; luôn đảm bảo tiến độ và chất lượng tốt nhất

Có trách nhiệm cao:

Trong quá trình thi công nhà xưởng rất khó để tránh khỏi những sai sót; tuy nhiên một công ty uy tín, có tinh thần trách nhiệm cao như Quyết Thắng sẽ luôn biết cách xử lý các tình huống tốt nhất.

Tiếp nhận và bảo quản vật tư

Vật tư/ nguyên liệu xây dựng là thành phần không thể thiếu; quyết định trực tiếp đến chất lượng công trình. Vật tư tốt xây dựng nên những công trình chất lượng. Quyết Thắng luôn chú ý bảo quản tốt các vật liệu thi công nhà xưởng.

Nền móng thi công nhà xưởng

Nền móng của nhà xưởng là bộ phận quan trọng nhất. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình. Đối với thi công nhà xưởng; nền móng được đổ bằng bê tông cốt thép.

– Riêng phần nền nhà xưởng thì sẽ tùy theo công năng sử dụng mà Quyết Thắng có cách bố trí thép sàn sao cho hợp lý. Ngoài ra; phần đổ bê tông nhà xưởng theo độ dày 10, 20, 30 hay 50cm cũng vô cùng quan trọng. Bởi vì có những nhà xưởng lắp đặt các loại máy móc; thiết bị sản xuất có tải trọng lên đến vài chục tấn/m2.

– Khi đổ xong nền móng bê tông cho nhà xưởng thì Quyết Thắng tiến hành sơn lớp epoxy trên bề mặt để chống bám bụi và dễ lau chùi vệ sinh.

Bu lông móng

Trước khi lắp đặt kết cấu thép, Công ty luôn tiến hành khảo sát lại vị trí và cao độ boulon

Các mốc cao độ phải được thiết lập sẵn dựa theo cao độ thiết kế yêu cầu.

Cường độ bê tông móng nên đạt tối thiểu 70% cường độ thiết kế.

Boulon phải được chống dịch chuyển vị trí theo phương ngang; phương dọc và phương đứng suốt quá trình từ lúc đặt cho đến sau khi đổ bê tông.

Cột, kèo nhà xưởng

Theo tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng; thông thường 1m sẽ lắp đặt khoảng 20 – 32kg thép; tùy theo quy mô của nhà xưởng và mức độ đầu tư tài chính của chủ doanh nghiệp.

Giằng nhà xưởng

Giằng nhà xưởng (giảng mái, giằng xà gồ, giằng đầu hồi) giúp tăng khả năng liên kết cho các bộ phận của công trình; đảm bảo tính ổn định của toàn bộ kết cấu khung trong thời gian xây dựng và sử dụng.

Khi thi công nhà xưởng; công ty chúng tôi luôn chú ý lắp khoan giằng cứng ở hồi đầu tiên. Sau đó lắp đủ hệ thống cột; kèo, xà gồ, giằng mái… để đảm bảo an toàn, tiếp tục thi công công trình.

Thi công Nhà xưởng chuyên nghiệp và an toàn lao động

Với những vị trí thi công trên cao; công nhân của công ty được trang bị dây đai an toàn, có dây cứu sinh.

Tay nghề thi công của đội thợ cơ khí lắp dựng khung kèo nhà xưởng và đội thợ hồ thi công phần nền; móng, vách nhà xưởng có tay nghề cao

Việc thiết kế và xây dựng nhà xưởng công ty chúng tôi luôn tuân thủ đúng theo quy trình lắp dựng nhà xưởng

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ÐOÀN ÐẦU TƯ PHÁT TRIỂN QUYẾT THẮNG

Địa chỉ: D400F, Khu Phố Bình Hòa, Phường Bình Nhâm, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương

Tel: 0945.73.4566 – Hotline: 0937.585.103

Email: [email protected]

Website: nhaxuongquyetthang.com

Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Nhà Cao Tầng

Với hơn 999 mẫu nhà phố – biệt thự – liền kê được chúng tôi chia sẻ cùng quý vị :

Sưu tập 999 mẫu nhà đẹp bao gồm các phương kết cấu + kiến trúc khác nhau, giúp chủ đầu tư giảm thiểu tối đa chi phí, tiết kiệm hàng chục triệu đồng.

Thỏa sức lựa chọn mẫu nhà đẹp, miễn phí tư vấn thiết kế xây dựng nhà. .

XEM NGAY

Nhà cao tầng là thể loại công trình có tên gọi chính xác là “nhà ở cao tầng” hay “cao ốc nhà ở”. Với sự phân loại hiện nay của nhiều nước thì nhà cao tầng được chia theo số tầng cao đạt được theo các cấp 9-15 tầng, 15-25 tầng, 25-40 tầng, và trên 40 tầng thì được gọi là nhà chọc trời.Mật khẩu : Cuối bài viết

Trong bài viết các bước lập hồ sơ dự thầu thì thuyết minh biện pháp thi công là bước không thể thiếu trong quá trình lập hồ sơ :

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG Chương I : KHÁI QUÁT DỰ ÁN & PHẠM VI GÓI THẦU I. GIỚI THIỆU CHUNG : 1. Vị trí xây dựng công trình :

Toà nhà …… tại Tp. HCM tọa lạc tại số …………, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, với tổng diện tích sàn xây dựng là 19 858 m2. Ranh giới tiếp giáp công trình như sau :

– Phía Đông Bắc : đường Đồng Khởi.

– Phía Tây Bắc : toà nhà Metropolitan.

– Phía Đông Nam : văn phòng Cục Đầu tư Phát triển.

– Phía Tây Nam : toà nhà văn phòng Hannam và khu dân cư.

2. Quy mô & cấu tạo công trình :

Công trình …………… tại Tp. Hồ Chí Minh là công trình cấp I, được xây dựng với qui mô : 2 tầng hầm, 1 tầng trệt, 1 tầng lửng, 11 tầng lầu (lầu 1 – lầu 11), 1 tầng kỹ thuật mái, tầng mái.

[sociallocker] [/sociallocker]

– Phần móng : Móng bê tông cốt thép trên nền cọc bê tông cốt thép.

– Phần khung : Hệ khung chịu lực bê tông cốt thép đổ tại chỗ.

Về kết cấu : Móng, cột, đà sàn, cầu thang bộ được thiết kế là bê tông cốt thép đổ tại chỗ.

– Mặt ngoài công trình sử dụng đá granite tự nhiên, sơn gai, cửa nhôm kính.

– Tường xây gạch, bả mastic, sơn nước.

– Nền lát gạch ceramic, gạch granite nhân tạo, đá granite tự nhiên, trải gạch vinyl.

– Diện tích sàn xây dựng :19 858 m2.

3. Các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình :

Công trình được xây dựng chủ yếu dựa trên các qui chuẩn, qui phạm và tiêu chuẩn Việt Nam về thi công xây dựng, cụ thể như sau :

 Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng : Theo TCVN 5637 : 1991

 Tổ chức thi công : Theo TCVN 4055:1985.

 Nghiệm thu các công trình xây dựng : Theo TCVN 4091 : 1985.

 Hoàn thiện mặt bằng xây dựng : Theo TCVN 4516 : 1988.

 Thi công và nghiệm thu các công tác nền móng : Theo TCXD 79 : 1980.

 Kết cấu bê tông và Bê tông cốt thép toàn khối : Theo TCVN 4453 : 1995.

 Thi công kết cấu dự ứng lực : Theo AIC 318-2002.

 Chất lượng cáp và neo dự ứng lực : Theo ASTM 416-1994.

 Công tác hoàn thiện trong xây dựng : Theo TCXD 5674 : 1992.

 Bàn giao công trình xây dựng : Theo TCVN 5640 : 1991.

 Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng : TCVN : 4459 : 1987.

 Quy định sử dụng hợp lý xi măng trong xây dựng : Theo TCXD 65 : 1989.

 Kỹ thuật Phòng cháy – Chữa cháy : Theo các TCXD và TCVN hiện hành trong Kỹ thuật phòng cháy – Chữa cháy do nhà xuất bản Xây dựng ấn hành năm 1999.

 Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động : Theo TCVN 2287 : 1978

 Cấp thoát nước bên trong công trình : Theo TCVN 4519 : 1988

 Cáp điện lực, dây dẫn : Theo TCVN 4762 : 1989, 4765 : 1989, 4773 : 1989

 Huỳnh quang, đèn cao áp, tăng phô đèn : theo TCVN 5175 : 1990, 5324 : 1991

4. Quy mô của gói thầu :

– Gói thầu số 2 bao gồm thi công kiến trúc, kết cấu từ tầng trệt, tầng lửng, tầng lầu 1 đến tầng lầu 11, tầng kỹ thuật, tầng mái và các hệ thống kỹ thuật như điện động lực, điện chiếu sáng, chống sét, nối đất, cấp thoát nước cho công trình.

II – TRÌNH TỰ THI CÔNG :

Căn cứ theo hồ sơ mời thầu và bản vẽ thiết kế thi công chúng tôi sẽ tiến hành thi công theo trình tự như sau :

1. Tổ chức mặt bằng thi công.

2. Tập kết thiết bị, vật tư thi công.

3. Thi công khung sườn bê tông cốt thép.

4. Tháo dỡ cốp pha dầm sàn , xây tô, lắp đặt hệ thống điện, nước, chống sét …

5. Hoàn thiện công trình.

Chương II : BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG 1 – CÔNG TÁC TRẮC ĐẠC

Tòa nhà Bảo Việt tại Tp. Hồ Chí Minh là công trình nhiều tầng (tầng trệt, tầng lửng, tầng 1- tầng 11, tầng kỹ thuật, tầng mái) vì vậy công tác trắc đạc được Nhà thầu đánh giá cực kỳ quan trọng. Công tác trắc đạc giúp việc thi công thực hiện được chính xác về mặt kích thước của công trình, đảm bảo độ thẳng đứng, độ nằm ngang của kết cấu, xác định đúng vị trí của các cấu kiện, hệ thống kỹ thuật … và loại trừ đến mức tối thiểu các sai số về tim cốt, vị trí trong thi công.

Sau khi nhận được tim mốc của Chủ đầu tư chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra cao độ hiện trạng, thiết lập lưới và tọa độ chuẩn và được bảo quản trong suốt quá trình thi công. Tất cả các tim mốc, cao độ của các hạng mục trong dự án đều phải xuất phát từ hệ lưới thi công này.

* Lập lưới trục toạ độ trắc đạc thi công

Lưới trắc đạc phục vụ cho thi công được lập căn cứ vào các tọa độ và cao độ chuẩn của Chủ đầu tư bàn giao cho đơn vị thi công. Căn cứ vào các tọa độ và cao độ chuẩn thiết lập một hệ lưới và cao độ chuẩn phục vụ cho công tác định vị các hạng mục và xây dựng công trình. Từ các tọa độ và cao độ chuẩn thiết lập một hệ lưới riêng cho từng hạng mục theo các trục của hạng mục đó. Các lưới trên đã được làm lệch đi 1000 mm so với trục chuẩn để thuận lợi cho việc đưa lưới trục này từ tầng dưới lên tầng trên. Đây là công tác quan trọng, bảo đảm công trình được bố trí đúng vị trí, kích thước và thẳng đứng. Các lưới trục của các tầng trên được lập trên cơ sở lưới xuất phát từ tầng trệt, các điểm này được chuyển lên các tầng trên theo phương pháp chuyển thẳng đứng.

Phương pháp chuyển thẳng đứng : Trên từng sàn, bỏ 4 lỗ tròn  150 tương ứng với 4 điểm chuẩn đã nêu trên theo phương thẳng đứng. Dùng máy chiếu đứng lazer Plane 1110 có sai số tia chiếu 1 mm / 30 m cao để chuyển điểm lên sàn trên bằng cách xác định tâm đốm sáng tròn trên mặt kính mờ đặt trên lỗ. Quay máy lần lượt 90 xác định 4 điểm tâm nói trên và lấy trung bình của 4 điểm. Điểm trung bình này là điểm đã được chuyển lên sàn trên.

Chuyển độ cao lên tầng trên bằng thước thép đo trực tiếp theo mép tường, mép cột với độ sai lệch cho phép là  3mm. Sử dụng máy thủy bình tự động trong thi công. Để thống nhất và tiện lợi cho việc thi công các cấu kiện, chi tiết trên từng tầng cao độ được dịch + 1000 so với cao độ hoàn thiện, được định bằng sơn tại tường, vách, cột.

* Lập lưới quan trắc lún :

Công trình được xây dựng trên chiều dài khá lớn và có nhiều khe lún giữa các khối nên trong quá trình thi công công trình có thể bị lún, lệch. Quan tâm đến vấn đề này, Nhà thầu sẽ bố trí trắc đạc thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện sự cố trên nhằm có biện pháp khắc phục kịp thời.

Để xác định lún cho công trình Nhà thầu lập lưới kiểm tra lún tại 4 góc nhà và điểm ở giữa nhà và đổ bê tông các mốc chuẩn. Chúng tôi sẽ kiểm tra định kỳ từng tháng để xác định độ lún của công trình và báo cáo cho Ban quản lý công trình kết quả kiểm tra.

Các bước của công tác trắc đạc và các yêu cầu kỹ thuật sẽ được công ty chúng tôi tuân thủ theo quy định của TCVN 3972 -85, cụ thể như sau :

1 – Sau khi nhận tim mốc của Chủ đầu tư, chúng tôi sẽ xác định tim mốc trên mặt bằng .Vị trí các tim mốc được bảo vệ bằng cách đổ bê tông có rào chắn đảm bảo không bị mờ, bị mất trong quá trình thi công

2 – Lưới khống chế thi công được bố trí thuận tiện cho việc thi công được bảo vệ lâu dài đảm bảo độ chính xác cao.

3 – Các mốc đo lún được bố trí ở khoảng cách đảm bảo ổn định và bảo vệ trong suốt quá trình thi công. Khoảng cách từ mốc quan trắc lún đến công trình càng gần càng tốt. Thời gian quan trắc lún sẽ được thực hiện 1 tuần/1 lần, có chú ý đến điểm gia tải như đổ thêm sàn, xong phần xây … Các báo cáo kết quả quan trắc sẽ được thể hiện ở dạng bảng biểu đồ và hoàn thành ngay trong ngày đo. Báo cáo này được lập thành 2 bộ gồm các thông tin :

– Thời gian quan trắc.

– Tên người thực hiện quan trắc và ghi số liệu.

– Lý lịch thiết bị đo.

– Mặt bằng vị trí các mốc quan trắc.

– Các số liệu sau khi quan trắc tại các mốc .

– Các ghi chú (nếu có) của nhân viên đo đạc.

– Chữ ký của người thực hiện quan trắc, đại diện đơn vị thi công, Ban quản lý dự án và Tư vấn.

Toàn bộ các kết quả sẽ được trình cho Ban Quản lý dự án và Tư vấn để lưu trữ vào hồ sơ nghiệm thu các giai đoạn thi công, hoàn thành công trình.

4 – Nhà thầu sẽ tiến hành công tác trắc đạc một cách hệ thống, kết hợp chặt chẽ đồng bộ với tiến độ thi công. Công tác đo đạc được tiến hành thường xuyên trên công trường, bao gồm tất cả các công việc xác định vị trí, cao độ cho các hạng mục, các chi tiết thi công, từ việc lắp đặt cốp pha cho đến các công việc hoàn thiện thực hiện ở giai đoạn cuối công trình.

5 – Dụng cụ trắc đạc gồm các máy móc thiết bị chuyên dùng thuộc tài sản của Nhà thầu. Tất cả đều ở trong tình trạng hoạt động tốt. Cụ thể gồm có :

– Máy thủy chuẩn.

2 – CÔNG TÁC CỐP PHA

Công tác cốp pha là một trong những khâu quan trọng, quyết định đến chất lượng bê tông. Trong những năm qua, Nhà thầu chúng tôi đã đầu tư rất lớn cho công tác này. Hiện tại, để làm cốp pha cột, dầm, chúng tôi đã có sẵn các bộ cốp pha có thể tháo lắp dễ dàng, thi công nhanh và khả năng chịu tải lớn, ổn định cao trong lắp dựng , đầm đổ bê tông.

Các loại cốp pha được chúng tôi chuyển đến công trường và tập kết tại bãi chứa và gia công cốp pha trên mặt bằng của công trường.

Trước khi đưa vào sử dụng, bề mặt cốp pha được vệ sinh sạch sẽ.

Với những vật liệu có nhiều ưu điểm, thuận lợi cho việc thi công và áp dụng phương pháp nêu trên, cốp pha được thực hiện rất kín khít, nhưng để phòng ngừa những nơi có thể có kẽ hở nhỏ, chúng tôi vẫn dùng băng keo dán xử lý. Chúng tôi xin gởi kèm theo các catologe về Coma, dầm rút, giàn giáo để Chủ đầu tư, Tư vấn tham khảo và xem xét.

Phương pháp và các vật tư trên đã và đang được Nhà thầu chúng tôi triển khai tại nhiều công trường, kết quả cho thấy kích thước hình học của cốp pha trước và sau khi đổ bê tông không có sự khác biệt và biến dạng.

Để bảo đảm cho tiến độ công trình và bê tông đạt đủ cường độ mới tháo dỡ, chúng tôi sẽ cung cấp và bố trí cốp pha theo tiến độ đề ra.

Trước khi tháo cốp pha, chúng tôi sẽ nộp trình Chủ đầu tư, Tư vấn kết quả thí nghiệm nén mẫu bê tông. Khi tháo cốp pha, chúng tôi sẽ mời Chủ đầu tư, Tư vấn nghiệm thu bề mặt bê tông. Nếu bề mặt bê tông có khuyết tật cần phải xử lý thì tùy theo mức độ khuyết tật, chúng tôi sẽ lập biện pháp xử lý các khuyết tật trình lên Chủ đầu tư, Tư vấn và Thiết kế phê duyệt.

Cốp pha cột, vách cứng BTCT

. Cốp pha định hình panel cho các cột (có bản vẽ kèm theo).

. Cây chống đơn bằng thép.

. Cốp pha định hình panel cho các dầm (có bản vẽ kèm theo).

. Hệ đỡ sàn là dầm rút của Hàn Quốc có khẩu độ tối đa 4.6m

. Cây chống đơn bằng thép kết hợp cột chống tổ hợp Coma tam giác hoặc tứ giác tùy theo cấp tải trọng của sàn.

. Hệ giằng bằng các ống tube thép Þ49.

Công tác cốp pha sẽ được thực hiện như sau

– Bật mực để xác định vị trí của cốp pha. Cụ thể như cốp pha cột thì phải bật mực tim, vị trí bao quanh cột… để lắp ván khuôn theo đúng vị trí.

– Nếu cốp pha sử dụng cho cấu kiện là cốp pha định hình, có kích cỡ gia công sẵn, thì lựa chọn loại phù hợp với yêu cầu công việc. Nếu cốp pha sử dụng cho cấu kiện là ván khuôn, thì gia công (cưa, xẻ, bào, cắt …) theo đúng kích thước yêu cầu.

– Kiểm tra máy gia công cốp pha trước khi tiến hành công việc. Gỗ và dụng cụ gia công cốp pha sử dụng loại chất lượng đạt yêu cầu, gia công kỹ lưỡng, bảo đảm bề mặt bê tông phẳng, láng. Các góc, cạnh cốp pha vuông vắn, khít để tránh mất nước bê tông.

– Bố trí nhân lực phù hợp, thực hiện theo đúng nhu cầu công việc. Với những công tác cốp pha đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật (các cấu trúc lộ thiên, các chi tiết phức tạp … ) phải bố trí thợ có tay nghề cao, thạo nghề.

– Vệ sinh mặt bằng nơi sẽ lắp dựng cốp pha.

Thực hiện công tác cốp pha

– Cán bộ kỹ thuật phải trực tiếp chỉ đạo cho các tổ trưởng, thợ chuyên môn thực hiện công tác cốp pha, bảo đảm thực hiện đúng, chính xác theo yêu cầu kỹ thuật, tránh tình trạng đã lắp dựng xong cốp pha lại phải tháo dỡ do không đúng kỹ thuật.

– Tiến hành lắp dựng cốp pha theo bản vẽ chi tiết và hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, đội trưởng đội thi công. Sử dụng các tấm cốp pha, các chi tiết đã gia công cho đúng cần dùng.

– Cốp pha được lắp dựng vững chắc, neo chặt vào các điểm cố định, không để xảy ra tình trạng cốp pha bị xô lệch, chuyển vị, biến dạng trong quá trình đổ, đầm bê tông.

– Sau khi lắp dựng cốp pha xong sẽ dọn vệ sinh sạch sẽ.

– Trước khi tiến hành các công tác tiếp theo, công tác cốp pha phải được cán bộ kỹ thuật nghiệm thu.

– Trước khi đổ bê tông, cốp pha sẽ được xử lý kỹ thuật bằng cách tưới ẩm để tránh gỗ hút nước xi măng của bê tông, bôi trơn bề mặt tiếp xúc với bê tông để tránh bám dính …

Bảo dưỡng, bảo vệ công tác cốp pha

Cốp pha sau khi lắp dựng xong, nếu chưa đổ bê tông thì sẽ được bảo vệ kỹ, tránh không để gỗ bị nứt hay khối cốp pha bị xô lệch, không đúng theo hình dạng, kích thước thiết kế.

Khi tháo cốp pha ra khỏi cấu trúc bê tông, chúng tôi sẽ thực hiện hết sức cẩn thận, kỹ lưỡng, ván khuôn dùng ở bề mặt thẳng đứng chỉ được tháo gỡ sau 24 giờ và tránh làm hư hỏng bê tông . Nếu có những mảnh cốp pha bị dính chặt vào cấu trúc bê tông thì sẽ có biện pháp tháo, không để bị sót, ảnh hưởng đến các công tác tiếp theo.

3 – CÔNG TÁC CỐT THÉP

Để thi công khối lượng cốt thép cho toàn bộ công trình, chúng tôi sẽ gia công các khối lượng cốt thép có khối lượng lớn và tính chất định hình tại xưởng gia công cốt thép của chúng tôi đặt bên ngoài công trình và tại công trình sẽ bố trí bãi gia công cốt thép có qui mô nhỏ để xử lý ngay các yêu cầu cần thiết trong quá trình thi công nhằm đảm bảo đúng tiến độ. Cốt thép khi giao về công trường từng đợt theo tiến độ thi công của công trình và được bảo quản, xếp đặt trên các gối kê, che chắn tránh ẩm ướt. Thép giao phải kèm theo lý lịch xuất xưởng. Cốt thép dùng trong các kết cấu phải bảo đảm đáp ứng đúng yêu cầu của thiết kế về chủng loại, cường độ, kích thước hình học, không gỉ sét, vảy cám, không dính dầu mỡ, bùn , đất … Cốt thép trước khi gia công được thí nghiệm về tính cơ lý bởi cơ quan có thẩm quyền theo TCVN 197 – 95 và TCVN 198 – 85 và được Ban Quản lý chấp thuận mới được gia công.

Việc gia công cốt thép được tiến hành bằng máy gồm 1 máy cắt sắt và 1 máy uốn. Kích thước hình học của từng thanh thép được chúng tôi liệt kê chi tiết và nộp trình Ban quản lý dự án, giám sát Chủ đầu tư xét duyệt trước khi gia công.

Cốt thép sau khi gia công xong phải bảo đảm hình dáng hình học như đã trình duyệt. Các bán kính cong được tuân thủ đúng theo từng loại đường kính thép và theo TCVN. Khi gia công xong, thép được đánh số theo từng thanh, từng loại, từng vị trí lắp đặt để tránh nhầm lẫn. Cách buộc thép sẽ tuân theo thiết kế đã được chi tiết hoá. Vị trí, khoảng cách giữa các lớp thép được đặc biệt quan tâm, và chiều dày lớp bảo vệ sẽ bảo đảm sao cho cốt thép không bị xê dịch trong quá trình đổ bê tông. Giám sát kỹ thuật Chủ đầu tư sẽ nghiệm khi cốt thép trước khi quyết định cho đổ bê tông. Công tác gia công, lắp dựng thép sẽ được chúng tôi bố trí kỹ sư đảm trách về khâu kỹ thuật, giám sát, nghiệm thu.

Công tác cốt thép sẽ được thực hiện như sau

– Tập hợp các số liệu, hồ sơ, lý lịch thép. Khi các số liệu đó ( lý lịch xuất xưởng, giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm cường độ … ) được tập hợp đầy đủ, bảo đảm thép sử dụng cho công trình đúng theo yêu cầu thiết kế thì mới được phép sử dụng.

– Thực hiện bản vẽ chi tiết gia công thép. Bộ phận gia công sẽ thực hiện theo đúng bản vẽ dưới sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ kỹ thuật. Thép sau khi gia công được đánh dấu, đánh số, sắp đặt theo đúng chủng loại và phân bổ tới nơi cần lắp dựng.

– Tiến hành vạch mực vị trí lắp thép.

– Vệ sinh thép trước khi lắp dựng (làm sạch rỉ, sét, bùn, đất …). Vệ sinh mặt bằng, vị trí lắp dựng thép.

– Chuẩn bị sẵn các phụ kiện, tập hợp sẵn ở vị trí lắp thép như cục kê, kẽm buộc …

– Bố nhân lực phù hợp với yêu cầu công việc.

Thực hiện công tác cốt thép

– Cán bộ kỹ thuật phải trực tiếp chỉ đạo cho các tổ trưởng, thợ chuyên môn thực hiện công tác cốt thép, bảo đảm thực hiện đúng, chính xác theo yêu cầu kỹ thuật, tránh tình trạng đã lắp dựng xong cốt thép lại phải tháo dỡ do không đúng kỹ thuật.

– Tiến hành lắp dựng cốt thép theo bản vẽ chi tiết và hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, đội trưởng đội thi công. Cốt thép sau khi lắp dựng xong bảo đảm đúng kích thước về đường kính, vị trí, khoảng cách, các điểm nối và chiều dài các mối nối. Khi nhận thép đã gia công, phải chú ý đặt thép ở nơi sạch sẽ, cao ráo, tránh làm bẩn thép. Thép được sắp đặt theo từng số hiệu đã đánh dấu lúc gia công để thuận tiện khi sử dụng.

– Trước khi lắp dựng, các đoạn thép cần được vệ sinh, đánh sạch rỉ, sét, bụi đất. Không nên vệ sinh khi đã lắp xong thép vì thao tác rất khó khăn và dễ gây xô lệch.

– Sử dụng cục kê có kích thước theo yêu cầu, bảo đảm độ dày của lớp bê tông bảo vệ theo yêu cầu thiết kế.

– Cốp pha sẽ được lắp dựng vững chắc, không để sảy ra tình trạng cốt thép bị xô lệch, chuyển vị, biến dạng trong quá trình đổ, đầm bê tông.

– Sau khi lắp dựng cốt thép xong sẽ dọn vệ sinh sạch sẽ. Ngoại trừ những khi thật cần thiết, tránh không đi lại trên cấu trúc thép đã lắp dựng đề phòng thép bị xô lệch.

– Trước khi tiến hành đổ bê tông, công tác cốt thép sẽ được cán bộ kỹ thuật nghiệm thu.

– Khi đổ bê tông, chúng tôi sẽ chú ý kiểm tra bố trí của các cục kê (không để cục kê bê tông bị bể, bị xô lệch, phân bổ chỗ nhiều, chỗ ít …) và tránh không để kẽm buộc bị bung, đứt …

[sociallocker] [/sociallocker]

– Cốt thép sau khi lắp dựng xong, nếu chưa đổ bê tông thì sẽ được bảo vệ kỹ, tránh không để các vật nặng đè lên gây xô lệch, không đúng theo hình dạng, kích thước thiết kế và tránh để chất bẩn như dầu, mỡ, bụi, đất bám dính.

– Cốt thép sau khi lắp dựng xong, chúng tôi sẽ tiến hành đổ bê tông càng nhanh càng tốt, tránh để các điều kiện bên ngoài thâm nhập, làm cho thép bị rỉ, sét …

– Sản phẩm bê tông sau khi tháo cốp pha nhất thiết không được lòi thép.

4 – CÔNG TÁC THI CÔNG CẤU KIỆN DỰ ỨNG LỰC 5 – CÔNG TÁC BÊ TÔNG

Trong công tác bê tông chúng tôi sẽ tuân thủ theo TCVN 4453 – 87. Chất lượng các loại cốt liệu như cát, đá, xi măng, nước … được chúng tôi thường xuyên kiểm nghiệm theo TCVN 2682 : 99 ( ximăng ), TCVN 1770 – 86 ( cát xây dựng ), TCVN 1771 – 87 ( đá dăm, sỏi ), TCVN 4453 : 87 ( bê tông ). Các kết quả thí nghiệm sẽ được chúng tôi lưu giữ, nộp trình Ban quản lý xét duyệt. Chúng tôi sẽ nộp trình các bản sao về xi măng sử dụng để trộn bê tông, trong đó nêu rõ loại xi măng, nhà sản xuất, hãng cung cấp, số lượng giao đến công trường, và nêu rõ rằng xi măng đã được kiểm tra, phân tích chất lượng tại phòng thí nghiệm có chức năng được Ban Quản lý chấp thuận, bảo đảm phù hợp với yêu cầu sử dụng của công trình.

Chúng tôi sẽ cung cấp tất cả thiết bị dụng cụ cần thiết để lấy mẫu thử nghiệm bê tông tại hiện trường đúng theo TCVN, bộ phận thí nghiệm độc lập này được sự chấp thuận của Chủ đầu tư sẽ thực hiện công tác lấy mẫu, thử nghiệm, khối lượng lấy mẫu thử nghiệm tuân theo TCVN 4453 – 1995, cường độ thí nghiệm của bê tông theo TCVN 3118 – 1993 và TCVN 3119 – 1993. Thử nghiệm độ sụt theo TCVN 3106 – 1993.

Công tác bê tông sẽ được thực hiện như sau

– Tập hợp các số liệu, hồ sơ, lý lịch của cốt liệu sử dụng cho bê tông ( cát, đá, thép …). Khi các số liệu đó ( lý lịch xuất xưởng, giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm …) được tập hợp đầy đủ, đúng theo yêu cầu thiết kế thì mới được phép sử dụng. Thiết kế cấp phối bê tông theo yêu cầu của kết cấu công trình. Cấp phối này phải được sự chấp thuận của Ban quản lý. Sau khi có thiết kế cấp phối chúng tôi sẽ đúc mẫu lập phương 15 x 15 x15 bảo đưỡng theo đúng quy trình kỹ thuật sau đó sẽ ép mẫu để kiểm tra cường độ .

– Cốt thép, cốp pha phải được nghiệm thu xong và được nghiệm thu bởi hội đồng nghiệm thu chấp thuận cho thực hiện công tác đổ bê tông. Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra kỹ lưỡng lại.

– Vạch cốt , cao độ mặt trên của khối đổ theo yêu cầu thiết kế. Chuẩn bị mặt bằng, tạo khoảng không thao tác, đường vận chuyển bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ.

– Vệ sinh vị trí đổ bê tông theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

– Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị đổ bê tông như đầm, dụng cụ vận chuyển … Nếu bê tông đổ vào ban đêm thì phải chuẩn bị tốt hệ thống chiếu sáng. Kiểm tra kỹ khả năng, hoạt động của máy ( đầm điện, máy trộn, xe chuyển … ), bảo đảm không bị trục trặc trong quá trình đổ bê tông.

– Bố trí lực lượng công nhân, thợ, giám sát kỹ thuật đủ theo nhu cầu công việc. Lực lượng thi công này phải được huấn luyện trước, nắm vững các thao tác thực hiện công tác bê tông, có khả năng xử lý những sự cố xảy ra bất thường. Tất cả phải làm việc một cách thống nhất, ăn khớp, nhịp nhàng.

Thực hiện công tác bê tông

– Tổ chức các nhóm thực hiện bao gồm :

. Bộ phận hướng dẫn, chỉ đạo : gồm các cán bộ kỹ thuật, đội trưởng đội thi công, bao gồm cả người chuyên lấy mẫu độ sụt, lấy mẫu bê tông … Bộ phận chỉ huy này phải có mặt thường trực khi đổ bê tông, phải nắm vững yêu cầu kỹ thuật, có khả năng xử lý mọi tình huống sảy ra trong quá trình đổ bê tông.

. Nhóm kiểm tra : kiểm tra lại cốp pha, cốt thép, cục kê, kẽm buộc, vệ sinh …. trưóc , trong khi và sau khi đổ bê tông. Nếu phát hiện có các sự cố thì phải báo ngay cho người phụ trách để xử lý.

. Nhóm vận chuyển, đổ bê tông : bê tông được chuyển tới vị trí đổ bằng bơm bê tông cho các khối lớn và bằng tời cho các khối nhỏ. Trong quá trình trộn, vận chuyển betông được bảo đảm không bị phân tầng và không chờ quá thời gian cho phép.

. Nhóm đầm bê tông : thực hiện công tác đầm bê tông. Bê tông phải đầm theo đúng kỹ thuật ( độ sâu đầu dùi đầm, khoảng cách bước đầm ….)

. Nhóm hoàn thiện bề mặt bê tông : hoàn thiện bề mặt bê tông, bảo đảm sau khi đổ bề mặt bê tông đúng cao độ thiết kế, phẳng nhẵn hoặc tạo dốc, tạo gai theo yêu cầu.

– Bê tông được đầm bằng đầm dùi có đường kính đầu đầm là 32 và 48 đối với các cấu kiện như móng, cột, đà.

– Việc đổ bê tông, hoàn thiện bề mặt bê tông sẽ phải thực hiện theo đúng kỹ thuật, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ phận hướng dẫn, chỉ đạo.

– Bề mặt bê tông sau khi đổ 4h được chúng tôi bảo dưỡng bằng cách dùng bao bố tưới nước đắp lên bề mặt trong thời gian 7 ngày, bảo đảm bê tông không bị mất nước qua quá trình thủy hoá của xi măng và cường độ bê tông phát triển tốt.

– Thời gian thi công bê tông hợp lý nhất là khi nhiệt độ ngoài trời không quá 30o C, vì bê tông được thi công trong điều kiện mát mẻ, tránh bị mất nước nên chúng tôi sẽ đổ bê tông vào sáng sớm, chiều tối hoặc ban đêm. Không để bê tông bị bốc hơi nước quá nhiều từ bề mặt bê tông và để duy trì nhiệt độ bê tông chỉ cao hơn 50C so với nhiệt độ mát. Việc bảo dưỡng bê tông cũng được quan tâm đặc biệt, luôn phủ kín bằng vải bố mềm, cát ướt. Cả ván khuôn cũng được tưới ẩm liên tục. Nước dùng tưới ẩm là loại nước sạch dùng trong sinh hoạt, tránh tác hại của các chất ăn mòn.

Trong quá trình thi công bê tông, chúng tôi không để mạch ngừng thi công. Nếu xảy ra trường hợp phải xử lý bằng mối nối thì bề mặt của mạch ngừng sẽ được vệ sinh sạch sẽ và được chà nhám cho lộ cốt liệu lớn, chà sạch, tưới nước xi măng trước khi bê tông được đổ vào. Mạch ngừng sẽ được để tại những vị trí mà tại đó lực cắt và mô-men nhỏ nhất (tại 1/4 nhịp), tất cả các mối nối thi công nào cũng đều phải được giật bậc và chồng nhau 600mm

Chúng tôi sẽ tổ chức lấy mẫu theo chỉ định của Bên A để nén thử cường độ, làm cơ sở để kiểm tra chất lượng và tháo cốp pha sau này.

6 – CÔNG TÁC CHỐNG THẤM

Công tác chống thấm là khâu đặc biệt cần quan tâm vì rất thường hay xảy ra trường hợp phải sữa chữa, ảnh hưởng nhiều khi công trình đã được đưa vào sử dụng. Công tác này được chúng tôi quan tâm ngay từ khi thi công móng.

Để đổ bê tông các sàn, sê-nô mái …, các cốt liệu cát, đá được chúng tôi rửa sạch để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất lẫn trong đó bằng cách sàng nhiều lần.

Khi thi công bê tông các cấu kiện đòi hỏi chống thấm nên độ sụt của bê tông sẽ được khống chế chặt chẽ. Các vết lõm do ván khuôn để lại trong bê tông vệ sinh bằng bàn chải sắt, khí nén để thổi sạch rồi xử lý bằng hồ xi măng nguyên chất và được láng vữa tạo dốc hoặc đổ bê tông bảo vệ khi lớp hồ này vẫn ướt để đảm bảo lớp hồ dày chưa bị nứt rạn. Sau đó mới làm lớp chống thấm thứ 2 và ốp gạch.

Đối với sàn khu vệ sinh và hồ nước, sau khi đổ bê tông 12 giờ được ngâm nước xi măng trong thời gian là 20 ngày , khuấy nước ximăng hàng giờ để đảm bảo độ kín cho bê tông và được quét chống thấm bằng Sika trước khi thi công tiếp các phần bên trên của cấu kiện. Bê tông sử dụng cho các công tác này được trộn thêm phụ gia chống thấm của hãng Sika.

7 – CÔNG TÁC XÂY TƯỜNG

Phải đảm bảo các yêu cầu chung khi xây tường và các yêu cầu sau :

– Đúng vị trí, kích thước của cửa, lỗ

– Đúng vị trí các lỗ goong hay vị trí các miếng gỗ kích kê chờ trong tường

– Các má cửa, lỗ không bị vênh vặn

Cửa thường có 2 loại : cửa không có khuôn và cửa có khuôn.

 Xây tường trừ cửa không có khuôn :

 Xác định vị trí tim cửa

 Xác định chiều rộng trừ cửa. Do phải kể tới chiều dày của 2 lớp vữa trát ở 2 má cửa nên chiều rộng trừ cửa xác định như sau : Đo từ tim cửa ra mỗi bên một đoạn bằng ½ chiều rộng cộng với 1,5 đến 2cm.

 Từ hai vị trí vạch dấu xây 2 viên cữ, ấn định giới hạn phần tường 2 bên cửa.

 Xây cạnh cửa : Công việc xây cạnh cửa chính là xây mỏ đầu tường. Khi xây tường cạnh cửa có thể dùng dây lèo hay dùng khung tạm để xây. Khi trên trục tường có nhiều cửa, dây lèo được căng cho nhiều cửa để xây cùng một lúc.

 Cách dựng dây lèo : dựa vào viên cữ, dùng dây gai dựng lèo điều chỉnh cho dây thẳng đứng, đầu trên liên kết với dây nằm ngang.

 Xây tường trừ cửa có khuôn : Có 2 trường hợp : lắp dựng khuôn sau khi xây và lắp dựng khuôn trước khi xây.

Lắp dựng khuôn cửa sau khi xây :

Trường hợp này ta phải đánh dấu vị trí trên mặt hoặc mặt trên dạ cửa sổ, dẫn mốc cao độ của mặt dưới thanh ngang phía trên của khuôn cửa trên mặt tường. Rồi dựa vào đó điều chỉnh cho khuôn đ1ung vị trí.

Để đảm bảo cho khuôn cửa sau khi lắp được ổn định, phải có biện pháp kê, chèn tạm bằng các con nêm. Điều chỉnh và cố định tạm xong, tiến hành chèn bật sắt, liên kết khung cửa với tường bằng vữa ximăng cát M50. Khi chèn xong cần bảo vệ khung cửa không bị xê dịch cho đến khi mối liên kết đạt cường độ.

Lắp dựng khuôn cửa trước khi xây :

Phải dùng hệ thống cây chống để chống đỡ tạm sau khi dựng hkuôn, trường hợp này người ta dùng mốc cao độ ở chân tường để điều chỉnh độ cao mặt dưới thanh ngang trên cửa khuôn.

Để thuận lợi cho việc dựng khuôn, người ta thường xây 1 vài hàng gạch ở 2 bên cửa trước, sau đó mới dựng khuôn cửa. Khuôn cửa khi dựng phải đảm bảo yêu cầu : đúng vị trí, bảo đảm thanh đứng thẳng đứng, thanh ngang nằm ngang.

Phần tường hai bên cửa đi được xây khi khuôn đã được chèn chắc chắn, ổn định. Khi đó có thể dùng cạnh đứng của khuôn làm cữ để xây. Tại vị trí bật sắt phải xây bằng vữa ximăng cát vàng. Khi xây cần chú ý tránh va chạm mạnh vào khuôn dễ làm khuôn xê dịch vị trí.

Cả 2 trường hợp dựng khuôn sau hay trước khi xây tường thì mặt phẳng của khuôn phải nhô ra khỏi mặt tường bằng chiều dày lớp vữa trát.

c) Kiểm tra đánh giá chất lượng khối xây

Trong quá trình làm phải thường xuyên kiểm tra chất lượng của khối xây để phát hiện sai sót mà sửa chữa kịp thời. Đồng thời qua đó có thể đánh giá chất lượng của khối xây ở mức độ nào.

Dụng cụ kiểm tra gồm : thước tầm, thước góc, thước đo dài, nivô, thước nêm, quả dọi…

Nội dung và phương pháp kiểm tra

* Kiểm tra thẳng đứng của khối xây . Ap thước tầm theo phương thẳng đứng vào bề mặt khối xây, áp nivô vào thước tầm. Nếu bọt nước ống thủy kiểm tra thẳng đứng nằm vào giữa thì tường thẳng đứng. Nếu bọt nước lệch về 1 phía là tường bị nghiêng. Muốn biết trị số độ nghiêng là bao nhiêu thì chỉnh thước cho bọt nước của nivô nằm vào giữa. Khe hở giữa thước và tường là độ nghiêng của tường.

* Kiểm tra độ nằm ngang của khối xây :Đặt thước tầm trên mặt trên của khối xây, chồng nivô lên thước. Nếu bọt nước của ống thủy kiểm tra nằm ngang nằm vào giữa thì khối xây ngang bằng và ngược lại. Trị số sai lệch nằm ngang là khe hở giữa đầu thước và mặt tường khi điều chỉnh thước cho bọt nước nằm vào giữa.

* Kiểm tra mặt phẳng : Ap thước tầm vào mặt phẳng khối xây, khe hở giữa thước và khối xây là độ gồ ghề của khối xây.

* Kiểm tra góc vuông : Dùng thước vuông đặt vào góc hay mặt trên của tường để kiểm tra. Góc tường vuông khi 2 cạnh góc tường ăn phẳng với 2 cạnh của thước.

* Với tường cong, trụ tròn, gờ cong dùng các dụng cụ hỗ trợ : Thước vanh, thước cong có bán kính bằng bán kính của tường, gờ (bán kính thiết kế) để kiểm tra.

Sau khi kiểm tra có được những trị số sai lệch thực tế đem so sánh với chỉ tiêu đánh giá chất lượng khối xây góp phần vào việc đánh giá chất lượng xây dựng công trình

d) Trình tự thao tác trộn vữa bằng máy

* Kiểm tra máy trộn và làm vệ sinh thùng trộn cho sạch

* Đổ một xô nước vào thùng trộn, đóng cầu dao điện cho máy hoạt động, cánh quạt quay làm cho nước bám vào mặt thùng trộn để khi đổ vật liệu vào không bị bám dính vào thành thùng trộn

* Đong các loại vật liệu thành phần theo liều lượng đã xác định và đổ vào thùng trộn.

* Cho máy hoạt động từ 3-5 phút, tiến hành quan sát vữa trong thùng, nếu thấy vữa trộn đã đồng màu và dẻo thì ngắt cầu dao điện cho máy ngừng hoạt động.

* Điều khiển tay quay để đổ vữa trong thùng trộn ra ngoài để sử dụng

Khi vận hành máy trộn cần chú ý:

* Cối trộn không được vượt quá dung tích thùng trộn.

* Đóng cầu dao điện cho cánh quạt quay rồi mới đổ vật liệu vào thùng trộn.

* Vật liệu đưa vào thùng trộn phải đảm bảo chất lượng, đặt biệt không cho ximăng đã vón cục, cát, vôi có lẫn đá vào thùng để tránh cho cánh quạt khi quay bị kẹt.

* Khi cánh quạt bị kẹt phải ngắt ngay cầu dao.

* Sau mỗi ca trộn phải dội nước rửa sạch thùng trộn.

e) An toàn lao động khi trộn vữa bằng máy

* Khi trộn vữa, công nhân phải có đủ trang htiết bị phòng hộ lao động theo qui định (quần áo, giày, kính, găng tay…)

* Dụng cụ phải được bố trí hợp lý để sử dụng thuận tiện, tránh chồng chéo.

* Khi trộn phải thực hiện đúng theo nội quy sử dụng máy và qui trình vận hành

* Cầu dao điện phải được bố trí cạnh công nhân điều khiển máy và ở cao độ 1,5m. Đường dây điện đi vào động cơ phải dùng cáp chì hoặc cao su.

* Quá trình vận hành ngoài vật liệu không được đưa bất cứ vật gì vào thùng trộn.

* Khi cánh quạt bị kẹt hoặc mất điện phải ngắt cầu dao.

8- CÔNG TÁC TRÁT

– Vữa trát phải bám chắc vào bề mặt các kết cấu công trình

– Loại vữa và chiều dày lớp vữa trát phải đúng yêu cầu thiết kế

– Bề mặt lớp vữa trát phải phẳng, nhẵn

– Các cạnh, đường gờ chỉ phải sắc, thẳng, ngang bằng hay thẳng đúng

Đánh giá chất lượng lớp vữa trát – Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng.

Chỉ tiêu đánh giá Độ sai lệch (mm)

1. Độ gồ ghề phát hiện bằng thước tầm 2m.

– Đối với công trình yêu cầu trát tốt

– Đối với công trình bình thường

2. Lệch bề mặt so với phương đứng.

– Đối với công trình đạt yêu cầu trát tốt, trên toàn bộ chiều cao nhà không vượt quá

– Đối với công trình bình thường toàn bộ chiều cao nhà không vượt quá.

3. Lệch so với phương ngang, phương thẳng đứng của bệ cửa sổ, cửa đi, cột, trụ.

– Đối với công trình trát tốt, trên toàn bộ các cấu kiện không vượt quá

– Đối với công trình bình thường không vượt quá

4. Sai lệch gờ chỉ so với thiết kế với công trình trát tốt không vượt quá

[sociallocker] [/sociallocker]

Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Kiểm tra độ bám dính và độ đặc chắc của lớp vữa trát:

Gõ vào mặt trát nếu tiếng kêu không trong thì lớp vữa không bám chắc vào bề mặt trát.

* Dùng thước tầm, nivô, thước nêm : Theo phương pháp này độ cắm sâu của thước nêm là độ sai lệch về thẳng đứng, thao tác kiểm tra. Thước nêm làm bằng gỗ tốt có khả năng chống mài mòn. Trên bề mặt hình tam giác của thước nêm người ta đánh dấu các vị trí tại đó thước có độ dày 1,2,3mm.

* Dùng thước đuôi cá và dây dọi:Theo phương pháp này khoảng cách giữa dây và điểm giữa chân thước là độ sai lệch thẳng đứng.

Kiểm tra độ phẳng mặt trát

Thông thường dùng thước tầm 2m kết hợp với thước nêm để kiểm tra. Độ cắm sâu của thước nêm vào khe hở giữa thước và bề mặt lớp vữa trát là độ sai lệch về độ phẳng mặt trát

Chú ý: Cần tập trung kiểm tra ở vị trí chân tường, đỉnh tường, nơi giao nhau giữa 2 mặt phẳng trát.

Đặt góc vuông vào góc tường đã trát. Khe hở giữa thước với một trong 2 cạnh của thước góc là độ sai lệch về góc vuông

Kiểm tra ngang bằng : Dùng thước tầm, nivô đặt vào đáy dầm, mặt trần, mặt trên của gờ, lan-can để kiểm tra ngang bằng. Khe hở giữa một trong 2 đầu thước và mặt trát là độ sai lệch về ngang

Sau khi đã có số liệu về kiểm tra. So sánh với chỉ tiêu trong bảng ta có thể kết luận chất lượng của công tác trát ở mức độ tốt, khá, đạt yêu cầu hay kém.

Chuẩn bị kích thước khi trát

+ Kiểm tra độ thẳng đứng của tường.

+ Kiểm tra độ phẳng đứng của tường.

+ Đục tẩy những vị trí lồi cao trên mặt tường.

+ Làm vệ sinh mặt trát như cạo sạch rêu, mốc, bóc tẩy, rửa các vật liệu khác bám trên mặt tường.

Chú ý đối với bước tường có diện tích lớn vẫn phải khảo sát, kiểm tra và làm mốc trên toàn bộ diện tích định trát, nhưng dải mốc nên làm trong từng đoạn thi công hay phù hợp với từng ca làm việc.

Lên lớp vữa lót.

Trong phạm vi của một ô trát có các vị trí lõm sâu, phải lên vữa vào các vị trí đó trước cho tườnng tương đối phẳng mới lên vữa trát cho ô đó.

Trước khi lên vữa phải tạo độ ẩm cho bước tường cần trát. Chú ý tạo ẩm cho mọi chỗ tương đối đều nhau.

Lên lớp vữa lót trong một ô trát theo trình tự từ trên xuống, từ góc ra. Vữa được lên theo từng vệt liên tiếp nhau kín hết mặt trát trong phạm vi của dải mốc. Chiều dày của lớp vữa lót thường từ 3-7mm. Khi trát phải miết mạnh tay để vữa bám chắc vào tường. Có thể dùng bay hay bàn xoa để lên vữa hoặc vẩy vữa lên tường. Lớp vữa lót cũng cần trát cho tương đối phẳng để lớp vữa sau được khô đều.

Trát lớp vữa nền.

Khi lớp vữa lót se mặt thì tiến hành trát lớp vữa nền. Lớp nền dày từ 8-12mm. Có thể dùnng bay, bàn xoa hoặc bàn tà lột để lên lớp vữa nền. Với công trình yêu cầu chất lượng cao lớp trát bằng vữa XM cát. Trước khi trát lớp tiếp theo phải tưới thật ẩm lớp trát trước đó. Lớp nền được cán và xoa phẳng chờ khô cứng mới trát lớp tiếp theo.

Trát lớp vữa mặt.

Thông thường khi lớp vữa nền đã se thì trát lớp vữa mặt. Trường hợp vì lý do nào đó mà lớp nền trát nên bằng cát hạt lựu khô thì phải làm nhám bề mặt lớp nền và tưới ẩm rồi mới trát lớp mặt. Do chiều dày của lớp mặt nhỏ nên được trát với loại vữa dẻo hơn lớp nền. Thường dùng bàn xoa để lên vữa đôi lúc kết hợp với bay để bổ xung vững vào những chỗ hẹp, chỗ còn thiếu cần vữa ít. Vì là lớp ngoài cùng nên khi lên vững nếu thấy xuất hiệp sạn, đất, hợp chất hữu cơ thì phải lấy ra nếu không khi cán phẳng, xoa nhẵn sẽ bị vấp thước, hay khi quét vôi sẽ có vết loang lỗ rất xấu.

– Dùng thước tầm có chiều dài lớn hơn khoảng cách giữa hai dải mốc để cán. Trước khi cán cần làm sạch và tạo ẩm cho thước để khi cán không dích thước và cán sẽ nhẹ tay hơn.

– Trong khi cán cần chú ý không để đầu thước chệch khỏi dãy mốc, không ấn thước mạnh lên dải mốc. Khi vững vữa đã đầy thước cần dừng cán, đưa thước ra gạt vữa vào hộc.

– Có thể phải cán nhiều lần để mặt lớp vữa phẳng với dải mốc. Cán xong một lượt cần quan sát mặt trát xem chỗ nào mặt thước không cán qua đó là những chỗ còn lõm . Dùng bay, bàn xoa bù vữa vào những vị trí đó rồi cán lại .

– Khi vữa trát vừa xoa thì xoa nhẵn. Kiểm tra xem xoa nhẵn được chưa bằng cách :

– Dùng bàn xoa nếu bàn xoa duy chuyển được nhẹ nhàng, bề mặt lớp vữa mịn là có thể xoa nhẵn được. Cũng có thể xảy ra trường hợp lớp trát khô không đều , chỗ xoa được , chỗ không thể xoa được do còn ướt hay đã bị khô. Khi đó những chỗ ướt cần xoa lại. Nếu diện tích chỗ ướt ít có thể làm giảm độ ẩm bằng cách phủ lên bề mặt bằng cát khô sau đó gạt đi và có thể xoa đồng thời với chỗ khá. Những chỗ bị khô phải nhúng ướt bàn xoa và làm chổi đót nhúng nước đưa lên vị trí đó rồi xoa .

– Thường phải xoa làm nhiều lần , lần sau nhẹ hơn lần trước để lớp vữa trát được nhẵn bóng

– Trát song một ô, ta tiến hành trát sang ô khác với trình tự thao tác đã nêu ở trên

Trường hợp trát bằng vữa ximăng cát cần lưu ý :

* Bề mặt cần trát phải làm ẩm thật kỹ để không hút mất nước của vữa ximăng làm chất lượng của lớp vữa ximăng gảm.

* Vì vữa ximăng cát có độ dẻo thấp hơn vữa tam hợp cho nên khi lên vữa phải di chuyển bay hay bàn xoa từ từ và ấn mạnh tay lên hơn khi lên vữa tam hợp.

* Lên vữa đến đâu là bảo đảm ngay được độ dày tương đối của lớp vữa. Tránh tình trạng phải bù, phải phủ nhiều lần.

* Chỉ lên vữa trong phạm vi nhỏ một. Sau đó tiến hành cán xoa ngay đề phòng vữa trát đã bị khô, việc sử lý để xoa phẳng, nhẵn rất khó khăn.

* Việc xoa nhăn tiến hành trong từng phạm vi hẹp, xoa tới khi không thấy các hạt cát nổi lên bề mặt trát là được.

Trát trần theo phương pháp ngang, nghiêng như trát trần sàn, trần mái, trần ô-văng, trần lô gia, trần cầu thang v…v.

TRÌNH TỰ THAO TÁC.

– Bắc giáo sàn thao tác để trát trần cao thấp tùy thuộc vào người thợ nhưng thường người đứng từ 5cm đến 10cm là phù hợp.

– Mặt trần được trát phải sạch không có dầu mỡ, các chất hữu cơ … Có thể dùng bàn chải sắt để tẩy sạch.

– Căng dây kiểm tra mặt phẳng trần, dùng vữa xi măng mác cao xử lý chỗ bị lõm và những chỗ bê tông bị rỗ.

– Dùng nivô hoặc ống nhựa đựng nước vạch đường ngang bằng chuẩn xung quanh tường cách trần một khoảng tùy ý, thường cách trần từ 20-50cm

– Tại các góc trần dùng bay đắp mốc kích thước 5x5cm, dùng thước đo từ đường ngang bằng chuẩn tới mặt mốc một đoạn bằng nhau, đối với trần ngang bằng, đối với trần dốc đo các đoạn khác nhau tùy thuộc vào độ dốc của trần

– Căng dây giữa các mốc ở góc trần để làm mốc trung gian. Dùng bay lên vữa nối liền các mốc thành dải mốc, dùng thước cán cho dải mốc phẳng.

– Thường lên vữa thành 3 lớp đối với lớp trát dày 15-20mm. Lên thành 2 lớp với lớp vữa trát dày 10-15mm.

– Lớp lót dày từ 3-7mm. Lớp vữa nền dày 8-12mm. Khi trát lót phải miết mạnh tay để vữa bám chắc vào trần.

– Lớp mặt dày từ 3-5mm và có độ dẻo hơn lớp nền. Khi vữa se mặt dùng bàn xoa lên lớp mặt, chiều dày lớp vữa mặt lớn hơn chiều dày dải mốc 1-2mm. Lớp mặt được trát tương đối phẳng.

– Vệ sinh sạch sẽ và tạo ẩm cho thước để khi cán nhẹ và không dính vữa. Hai tay cầm hai đầu thước, đưa mặt cạnh thước áp sát mặt trần. Đưa thước di chuyển qua lại và dịch chuyển từ phía ngoài về phía ta đến khi mặt thước bám sát dải mốc

– Đối với họng trần (giao tuyến giữa tường với trần hoặc dầm với trần) thước được cán dọc theo giao tuyến

– Cán hết lượt nếu thấy còn các vị trí lõm dùng bay hoặc bàn xoa bù vữa cán lại đến khi toàn bộ trần phẳng với dải mốc.

– Dùng tay ấn nhẹ vào mặt trát, nếu mặt trát hơi lõm và ngón tay không dính vữa (vữa se) thì tiến hành xoa được.

– Lúc đầu xoa rộng vòng nặng tay thành các vòng tròn liên tiếp để vữa dàn đều, sau xoa hẹp vòng nhẹ tay để trần được bóng.

– Tại các vị trí giao tuyến giữa trần với tường, trần với dầm…. bàn xoa dọc theo giao tuyến để tạo giao tuyến phẳng

Chú ý: Có thể xoa nhẵn làm nhiều lần đến khi trần phẳng, bóng là được.

SAI PHẠM, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Trát trần về mùa hè nhiệt độ cao làm cho vữa trát rất nhanh khô đặc biệt là trần mái. Để khắc phục hiện tượng trên cần tưới nước ẩm mặt trần. Đối với mái chưa chống nóng có thể bơm nước ngâm từ 5-10cm để giảm nhiệt độ cho trần. Nếu mặt trát bị cháy (khô, xoa không bóng, cát nổi lên nhiều (xù ra) dùng chổi đót nhúng nước vẩy lên rồi xoa hoặc nếu mặt trần đã phẳng nhưng chưa nhẵn dùng miếng mút có kích thước 200x100x100 nhúng nước và xoa đều.

Mặt trát bị ướt và rơi khỏi trần

Do trần bị lõm, trát dày hoặc trần quá nhẵn lại không chú ý xử lý trước khi trát. Trước khi trát phải kiểm tra xử lý trát trước những chỗ lõm bằng xi măng mác cao hoặc tạo nhám cho trần.

Do trần không phẳng lồi, lõm lớp trát chỗ dày chỗ mỏng dẫn đến khô không đều.Vì vậy ngay từ khi chuẩn bị phải xử lý mặt trần tương đối phẳng, lồi thì đục đi và lõm thì đắp vào bằng vữa xi măng.

Sau khi xoa nhẵn xong vữa trát bị rơi ra hoặc gõ vào mặt trát thấy bộc. Hiện tượng trên chứng tỏ mặt trát đã bị bong khỏi trần trong quá trình trát hoặc do trần còn bẩn trước khi trát. Để giảm bớt và giải quyết hiện tượng trên, trong khi lót nên dùng vữa theo thiết kế và ấn mạnh tay để vữa bám chắc vào trần, làm sạch trần trước khi trát.

d) Trát trụ tiết diện vuông, chữ nhật

Ngoài những yêu cầu kỹ thuật chung của mặt trát còn phải đảm bảo đúng kích thước, các góc phải vuông, cạnh trụ sắc, thẳng đứng, các mặt trụ phẳng.

– Kiểm tra vị trí, kích thước cơ bản của từng trụ và dãy trụ

– Đục, đẽo những phần nhô ra, đắp, bồi thêm những chỗ lõm.

– Với trụ bê tông cốt thép: Nếu mặt trụ nhẵn phải tạo nhám để có độ bám dính. Những chỗ bê tông bị rỗ phải có biện pháp xử lý trước khi trát.

– Nếu mặt trát khô phải tưới ẩm

– Trước khi xây hoặc đổ bê tông tạo trụ phải xác định được tim ở chân trụ.

– Căn cứ vào tim chân trụ truyền lên đỉnh trụ bằng dây dọi hoặc ni vô Dựa vào kích thước trụ (thiết kế) từ tim trụ đo ra hai bên để xác định chiều dày của mốc (Đắp mốc ở trụ đầu: dùng bay đắp mốc ở đầu trụ, dự vào kích thước thiết kế, từ tim trụ đo ta khống chế chiều dày của mốc. Đắp mốc ở một mặt xong, mặt tiếp theo phải dùng thước vuông để kiểm tra đảm bảo cho mốc ở các mặt liền kề vuông góc với nhau

– Dóng từ mốc trên đỉnh trụ xuống để đắp mốc chân trụ. Khi chiều cao trụ lớn hơn chiều dài thước tầm phải đắp mốc trung gian.

– Trát lót : Dùng bay lên vữa ở cạnh trụ, sau đó trát dàn vào giữa. Bay đưa từ dưới lên, từ cạnh trụ vào trong. Trát kín đều 4 cạnh trụ

Dùng thước : Dùng 2 thước tầm dựng ở 2 cạnh của mặt trụ đối nhau. Cạnh thước tầm ăn phẳng với mốc. Dùng gông thép Þ6 – Þ8 để giữ thước cố định

Dùng bàn xoa : Lên vữa để trát mặt. Trát từ 2 cạnh ốp thước trát vào trong theo thứ tự từ trên xuống

Dùng thước khẩu tựa vào 2 cạnh của thước tầm, cán ngang từ dưới lên, chỗ nào lõm dùng vữa bù ngay rồi cán lại cho phẳng.

Tại vị trí cạnh trụ thì xoa dọc theo thước. Khi xoa ở mặt trụ, phải giữ bàn xoa luôn ăn phẳng, tránh tình trạng mặt trát bị lõm giữa.

Tháo thước phải làm thận trọng như tháo thước ở cạnh, ở cạnh góc, khi trát tường phẳng, tháo thước xong, làm sạch thước rồi sửa lại cạnh cho sắc, đẹp.

VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA MỐC TRÁT

Để một bộ phận hay toàn bộ công trình sau khi trát được thẳng đứng, nằm ngang, phẳng cần phải làm mốc trước khi trát.

Mốc có chiều dày bằng lớp vữa định trát. Mốc được đắp bằng vữa hay làm bằng các miếng gỗ, gốm gắn lên bề mặt cần trát như tường, cột, trần, dầm.. cũng có thể dùng đinh đóng lên bề mặt các khối xây để làm mốc.

Mốc được phân bố trên bề mặt cần trát. Khoảng cách các mốc theo phương ngang phụ thuộc vào chiều dài thước tầm để cán. Theo phương đứng là độ cao của mỗi đợt giáo

Theo phương song song với chiều cán thước người ta dùng vữa nối các mốc lại với nhau, tạo thành các dải mốc

Dải mốc là cữ tỳ thước khi cán phẳng vữa giữa 2 dải mốc.

Làm mốc trên diện rộng : Ap dụng để trát tường hay trần được làm theo trình tự sau :

Kiểm tra tổng thể bề mặt cần trát : Dùng dây căng, thước kiểm tra độ phẳng. Dùng thước tầm, ni vô kiểm tra độ thẳng đứng, ngang bằng .

Biết được mức độ lồi lõm, nghiêng của tường, trần là bao nhiêu, từ đó quyết định chiều di của mốc bảo đảm cho mọi vị trí trên bề mặt cần trát được phủ một lớp vữa dày tối thiểu theo qui định.

Chiều dày của mốc sẽ quyết định chiều dày chung của lớp vữa trát. Điều đó có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và chất lượng của lớp vữa trát. Do vậy cần kiểm tra, khảo sát chu đáo, cẩn thận để có quyết định phù hợp. Trường hợp có chỗ lồi ra quá lớn ta phải đục bớt đi cho phẳng. Những chỗ lõm sâu cần dùng vữa đắp trước khi trát.

Mốc gồm có mốc chính và mốc phụ.

Mốc chính nằm ở vị trí 4 góc của bức tường hay trần và được làm trước. Mốc phụ nằm trên đường nối giữa 2 mốc chính theo 2 phương vuông góc với nhau. Mốc phụ được làm sau khi đã có mốc chính. Số lượng mốc phụ tùy thuộc vào diện tích định trát lớn hay nhỏ.

Làm mốc chính : Dùng vữa đắp hay đóng đinh lên 4 góc của bề mặt cần trát.

Đối với tường : tại góc phía trên cách đỉnh và cạnh bên một khoảng 10-15cm đặt mốc chính Các mốc chính còn lại ở phía dưới xác định bằng cách thả dọi từ mốc 1 và 2 xuống . Khi trát những bức tường có chiều cao nhỏ chỉ bằng chiều dài của thước nên dùng thước tầm và ni vô để xác định mốc chính phía dưới

Đối với trần : chọn một góc đắp mốc chính thứ 1, các mốc chính còn lại được lấy thăng bằng từ mốc 1 hoặc cùng đo một khoảng như nhau từ cốt trung gian nên khi làm mốc ở trần, từ cốt trung gian xuống khi láng, lát nền

Làm mốc phụ : Khi khoảng cách giữa 2 mốc chính theo phương vuông góc với hướng các thước lớn hơn chiều dài thước để cán hoặc ở vị trí tương ứng với chiều cao đợt giáo ta phải làm mốc phụ. Dùng dây căng giữa 2 mốc chính, xác định vị trí và đắp mốc phụ theo dây. Trên bề mặt nằm ngang mốc phụ cũng được xác định theo nguyên tắc trên.

Làm dải mốc : Dùng vữa nối các mốc theo phương song song với chiều cán thước. Dựa vào 2 mốc ở 2 đầu dùng thước cán phẳng ta có dải mốc

Sau khi cán phẳng mặt thước tầm theo 2 cạnh của dải mốc dùng bay cắt vát cạnh ta có hệ thống dải trên mốc tường

Chú ý : Đối với bề mặt cần trát có diện tích lớn, dải mốc chỉ làm để đủ trát trong một ca, tránh dải mốc bị khô phải xử lý trong khi trát.

Làm mốc trên diện tích hẹp và dài.

Các thanh có kích thước tiết diện nhỏ nhưng chạy dài như các thanh trang trí, thẳng đứng, nằm ngang, tay vịn lan can, gờ cửa sổ v..v.

+ Kiểm tra tổng thể trước khi làm mốc.

– Kiểm tra tổng thể của hệ thống thanh.

– Kiểm tra độ thẳng đứng, nằm ngang của từnng thanh.

– Kiểm tra độ phẳng của từng thanh theo các cạnh.

– Kiểm tra kích thước thực tế của mỗi thanh.

– Đối với thanh độc lập : Mốc chính được làm ở 2 đầu của thanh. Với thanh đứng mốc ở trên làm trước, ở dưới làm sau. Với thanh ngang mốc được làm ở một đầu bất kỳ của thanh. Mốc được làm tuần tự theo bề mặt của thanh, dựa vào mốc ở mặt đã có để làm mốc ở mặt bên kia.

– Đối với một hàng hay dãy thanh : Mốc chính được làm ở đầu của 2 thanh ngoài cùng.

– Đối với thanh độc lập : Căng dây giữa 2 mốc chính ở 2 đầu để làm mốc phụ, khoảng cách mốc phụ lấy theo chiều dài của thước tầm.

– Đối với một hàng hay dãy thanh : Căn cứ mốc chính ở 2 đầu căng dây làm mốc chính cho các thanh ở giữa. Trong mỗi thanh, căng dây để làm mốc phụ như trường hợp thanh độc lập.

9 – CÔNG TÁC BẢ MÁT TÍT

Bề mặt sau khi bả mát tít cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau :

– Phẳng, nhẵn, bóng, không rỗ, không bong rộp.

– Bề dày các lớp bả không nên quá 1mm.

– Bề mặt mát tít không sơn phủ phải đều màu.

– Các loại mặt trát đều có thể bả mát tít, nhưng tốt hơn là mặt trát bằng vữa ximăng cát vàng. Phải chuẩn bị tốt bề mặt bả mát tít.

– Nếu bề mặt trát bằng cát hạt to : dùng giấy ráp số 3 đánh kỹ để rụng bớt hạt to bám trên bề mặt. Khi bả mát tít những hạt cát to này dễ bị lật lên bám lẫn vào mát tít khó thao tác.

– Quét trước đều 1 nước keo bằng chổi quét vội hoặc con lăn, mục đích tăng độ bám dính của mát tít vào bề mặt.

Thường bả 3 lần, bề mặt mát tít hoàn htiện mới đạt chất lượng tốt.

Bả lần 1: Nhằm phủ kín và tạo phẳng bề mặt.

– Dùng dao xúc mát tít đổ lên mặt bàn bả 1 lượng vừa phải.

– Đưa bàn bả áp nghiêng vào tường và kéo lên phía trên sao cho mát tít bám hết bề mặt. Sau đó dùng cạnh của bàn bả gạt đi gạt lại để dàn mát tít bám kín đều.

– Bả theo từng dải (đám) từ trên xuống, từ góc ra, chỗ lõm bù mát tít cho phẳng.

– Cầm dao bả mát tít ngón cái 1 bên và 4 ngón còn lại 1 bên đỡ lấy phía dưới của dao để thao tác.

– Dùng dao xúc mát tít đổ lên dao lớn 1 lượng vừa phải.

– Đưa dao áp nghiêng vào tường và kéo lên phía trên sao cho mát tít bám hết bề mặt. Sau đó dùng lưỡi dao gạt đi gạt lại để dàn mát tít bám kín đều.

Bả lần 2 : Tạo phẳng và làm nhẵn.

+ Để mát tít lần trước khô mới bả lần sau.

+ Dùng giấy ráp số 0 làm phẳng, nhẵn những chỗ gợn lên do vết bả để lại.

+ Đánh giấy ráp làm nhẵn bề mặt. Đeo khẩu trang để tránh bụi. Tay cầm giấy ráp luôn đưa sát bề mặt và di chuyển theo vòng xoáy trôn ốc. Vừa đánh vừa quan sát để đánh kỹ những chỗ gợn do vết dao bả hay bàn bả.

+ Bả mát tít : Phủ kín và tạo phẳng như lần 1 và làm nhẵn bóng.

Khi mát tít còn ướt, dùng 2 cạnh dài bàn bả gạt đi gạt lại trên bề mặt (2-3 lần), vừa gạt vừa miết nhẹ, đều tay. Thiếu thì bù thêm mát tít, tiếp tục làm cho nhẵn. Dùng bàn bả vuốt nhẹ lên bề mặt lần cuối.

+ Những góc lõm (giao tuyến giữa 2 mặt phẳng) phải dùng miếng cao su bả. Tay cầm sao cho ngón cái đè lên miếng cao su và 4 ngón kia ở dưới để thao tác. Dùng dao xúc mát tít, lượng vừa phải để phết vào 1 góc của miếng cao su, đặt miếng cao su (góc có mát tít) tiếp giáp với góc định bả và từ từ kéo dịch theo cạnh giao tuyến, vừa kéo vừa áp nhẹ cao su để mát tít bám hết vào góc.

Bả lần 3 : Hoàn thiện bề mặt mát tít.

– Kiểm tra trực tiếp bằng mắt phát hiện những vết xước, những chỗ lõm để bả mát tít dặm cho đều.

– Đánh giấy ráp làm phẳng nhẵn những chỗ lồi, giáp mối (giữa các đợt bả) hoặc gợn lên do vết bả để lại.

– Sửa sang lại các cạnh, giao tuyến cho thẳng nét.

10 – CÔNG TÁC LĂN SƠN

Bề mặt sơn phải đạt các yêu cầu kỹ thuật sau :

– Màu sắc sơn phải đúng với màu do thiết kế.

– Bề mặt sơn không bị rỗ, không có nếp nhăn và giọt sơn đọng lại.

– Các đường chỉ, đường ranh giới các mảng màu sơn phải thẳng, nét và đều.

– Làm nhẵn phẳng bề mặt bằng mát tít

– Bắt đầu từ trần, đến các bức tường, đến các má cửa rồi đến các đường chỉ và kết thúc với sơn chân tường

– Sơn trần, thường 3 nước để đều màu. Sơn xong 1 nước để khô mới sơn nước tiếp theo và cùng chiều với nước trước. Bởi vì lăn sơn dễ đều màu, thường không để lại vết rulô.

– Đổ sơn vào khay chừng 2/3 khay.

– Nhúng từ từ rulô vào khay sơn (đảm bảo chiều dài vỏ song song với mặt sơn ngập chừng 1/3 (không quá lõi trục 2 đầu). Kéo rulô lên sát lưới. Đẩy đi đẩy lại con lăn quay trên mặt nước sơn, sao cho vỏ rulô thấm đều sơn, đồng thời sơn thừa cũng được gạt vào lưới.

– Để không bị sót nên đẩy 2-3 lần 1 vệt. Các vệt chồng lên nhau 4-5cm.

– Thao tác lăn sơn trần cũng tương tự như sơn tường. Lăn theo từng vệt thẳng ngang hoặc dọc trần.

– Khuấy đều và đổ sơn vào ca, khoảng 2/3 ca.

– Nhúng chổi từ từ vào sơn, sâu khoảng 3cm, nhấc chổi gạt sơn vào miệng ca.

– Đặt chổi sơn lên bề mặt : lúc đầu ấn nhẹ tay, sau càng di chuyển càng nặng tay.

– Nếu ấn quá nhẹ tay thì lớp sơn sẽ thành dải nhỏ và dày, còn nếu quá mạnh thì sơn mỏng và rõ nét chổi.

11 – CÔNG TÁC LẮP DỰNG GIÀN GIÁO ỐNG THÉP

Lắp dựng phía trong công trình thường trên các nền bê tông hoặc nền cứng, bằng phẳng, ổn định, ít phải xử lý,

Khi lắp dựng ở phía ngoài công trình nền không bằng phẳng, không ổn định phải tiến hành xử lý mặt bằng giàn giáo.

– San, đầm chặt, làm phẳng và ngang bằng cho cả một dãy chân giáo.

– Đưa các tấm đế vào vị trí đặt chân giáo (nếu giáo cao và nền kém ổn định thì dưới tấm đế kê thêm tấm gỗ hoặc tấm bê tông đúc sẵn) đặt chân giáo thứ nhất lên tấm đế chân giáo thứ 2, thứ 3, … vào vị trí đã được ấn định, liên kết chân giáo bằng giằng chéo Liên kết chân giáo thứ 3 với thư 2, thứ 4 với thứ 3, … cứ tiếp tục như thế cho cả dãy. Nhưng chú ý cho tất cả các chân giáo cùng đứng trên một mặt phẳng nằm ngang và cách công trình một khoảng 15 ÷ 20cm.

– Lắp các tấm sàn công tác: để 2 đầu móc của mặt giáo mắc vào các thanh ngang của chân giáo.

– Khi lắp xong đợt giáo ở dưới thì lắp đợt giáo tiếp theo ở trên lên các chân giáo ở dưới. Các chân cùng đợt liên kết với nhau bằng các giằng chéo sau đó lắp mặt sàn công tác.

Nếu giáo cao từ 3 đợt trở xuống dùng các chống xiên để chống. Nếu cao hơn phải dùng thép Þ6 hoặc tăng-đơ liên kết vào các vị trí của công trình mà khi xây hoặc đổ bê tông có thể móc chờ sẵn. Cứ 3 đợt giáo có một liên kết, còn một dãy giáo thì cứ 3 đến 4m có 1 liên kết, đảm bảo cho giáo ổn định an toàn. Ba đợt giáo có một thanh giằng dọc dùng các ống thép liên kết vào chân giáo bằng buộc hoặc khóa.

Việc lên xuống giàn giáo phải có thang, đối với giàn giáo cao có thể dùng thang máy đặt ở phía hai đầu của giàn giáo, đối với giàn giáo thấp dùng thang gỗ hoặc tre đặt phía bên trong sàn công tác. Thang được bố trí cách nhau từ 30-50m để thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển vật liệu. Xung quanh giàn giáo có lưới bảo vệ & chống bụi. Trước khi bàn giao giàn giáo cho người sử dụng phải kiểm tra an toàn.

Giàn giáo ống thép định hình được tháo dỡ từ trên xuống, ngược lại với quy trình lắp dựng cho từng đợt. Chú ý những dây neo buộc tháo đến đâu thì dỡ giáo ở đợt đó chứ không được tháo trước các dây neo ở dưới. Các linh kiện của giáo đưa xuống bằng ròng rọc hoặc buộc dây thả dần xuống, tuyệt đối không được ở trên ném xuống gây mất an toàn và làm hư hỏng giáo.

AN TOÀN TRONG CÔNG TÁC LẮP DỰNG & THÁO DỠ GIÀN GIÁO

– Công nhân phải có đủ sức khỏe đảm bảo cho việc lên cao lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo.

– Lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo phải tuân thủ theo các thứ tự đã quy định.

– Trong lúc làm việc không được nô đùa, không được sử dụng các chất kích thích.

– Phải sử dụng các phương tiện, dụng cụ bảo hộ.

– Đối với tất cả các loại giáo khi các đợt lắp dựng trước phải vững chắc mới được sử dụng đi lại để lắp dựng các đợt tiếp theo.

– Không được neo, tỳ giáo vào những bộ phận của công trình không vững chắc.

– Khi lắp dựng và tháo dỡ phải có biển báo cấm người không nhiệm vụ đi qua lại.

– Tháo dỡ xong phải thu dọn để dùng cho lần sau.

– Khi tháo dỡ dùng dây hoặc ròng rọc để thả các bộ phận, tuyệt đối không được đầy đổ cả giàn giáo hoặc tháo rồi đứng ở trên cao ném xuống đất gây hư hỏng và mất an toàn.

– Chân giáo phải đứng trên nền vững chắc, khi gặp nước không bị lún.

– Khớp nối, chốt, khóa phải đảm bảo liên kết tốt.

– Không dùng những ống thép quá cũ, hư hỏng.

12 – CÔNG TÁC ỐP GẠCH

– Mặt ốp phải phẳng, màu sắc tuân theo thiết kế.

– Mạch thẳng, đều.

– Vữa dính kết tốt không bị bong rộp.

a) Kỹ thuật ốp gạch không có mạch

+ Kiểm tra lại mặt ốp về độ phẳng, độ thẳng đứng nếu không đạt phải sửa lại bằng vữa xi măng cát vàng.

+ Dùng nivô, kẻ 1 đường nằm ngang ở chân tường, cách nền bằng chiều rộng viên gạch (ốp từ dưới lên) rồiđóng đinh trên một lati theo đường này, hoặc kẻ đường nằm ngang theo mép trên cùng của hàng ốp (ốp từ trên xuống đối với gạch có kích thước nhỏ).

+ Dùng dây dọi, vạch một đường thẳng đứng ở trung tâm mặt ốp (ốp đối xứng) hoặc ở một cạnh của mạch ốp. Căn cứ vào đường thẳng đứng và đường nằm ngang xếp gạch ướm thử để xác định viên mốc số 1, 2 cũng có thể dùng bằng phương pháp đo và dựa vào kích thước viên gạch ốp để tính ra viên mốc.

+ Sau khi ta xác định chính xác viên mốc số 1 và mốc số 2, phết vào mặt sau của viên mốc số 1 hoặc 2 đưa vào vị trí dùng búa cao su gõ điều chỉnh, dùng nivô kiểm tra độ thẳng đứng của viên mốc.

+ Căn cứ vào viên mốc 1 và 2, xác định đường thẳng đứng, căng dây ốp dàng cầu.

+ Dùng bay phết vữa xi măng lên mặt ốp của hàng cầu, một tay cầm viên gạch đã ngâm nước nhẹ nhàng dán lên mặt vữa, tay kia cầm búa cao su gõ nhẹ điều chỉnh viên gạch cho thẳng mạch và thẳng theo dây.

+ Dùng thước ốp lên mặt hàng cầu để kiểm tra độ phẳng.

+ Ốp xong hàng cầu thì căng dây theo 2 hàng cầu hai bên để ốp hàng phía trong. Hai cạnh của viên ốp sau phải ăn theo hai cạnh của viên ốp trước và một cạnh ăn theo dây căng.

+ Thường xuyên phải dùng thước tầm kiểm tra độ phẳng mặt ốp, ốp đến đâu chú ý vệ sinh mặt ốp đến đó để tránh vữa bám khô để trên mặt ốp sau này vệ sinh rất tốn công.

+ Đối với gạch ốp có kích thước nhỏ ta có thể tiến hành từ trên xuống với phương pháp tương tự như ốp ở dưới lên, nhưng không phải đóng thêm hàng lati mà mép của hàng trên cùng đặt đúng độ cao cần ốp, từ đó triển khai xuống bên dưới.

+ Lau mạch: Dùng hồ xi măng trắng phết lên các mạch để hồ xi măng lấp đầy các mạch. Dùng giẻ mềm lau sạch mạch ốp.

+ Cắt mạch để ốp những viên bị nhỡ, ở góc …

– Đo vị trí trống.

– Vạch lên viên gạch cần cắt.

– Dùng dao hoặc máy để cắt gạch.

– Mài mép viên gạch cho nhẵn.

– Phết vữa và ốp viên gạch vào khoảng trống.

b) Những sai phạm và cách khắc phục

+ Mặt ốp không phẳng có hiện tượng kênh vênh. Một hoặc hai góc viên gạch kênh cao hơn viên gạch bên cạnh từ 0,5mm – 3mm. Hiện tượng kênh làm cho mạch rộng, mặt ốp nhấp nhô. Nguyên nhân do phết vữa không đều chỗ dày chỗ mỏng hoặc vữa bị nhão quá bị chảy sệ sau khi dán (ốp).

+ Biện pháp sửa là cạy viên gạch kênh lên lát lại.

– Mạch vữa không đều (trường hợp mặt ốp có mạch) chỗ rộng chỗ hẹp. Nguyên nhân khi ốp không có nẹp cữ hoặc do vữa nhão làm cho mặt ốp bị chảy sệ sau khi lát.

– Mặt ốp bị bong hoặc gõ có tiếng “bộp”. Nguyên nhân do vữa khô quá, mặt ốp và gạch không tưới nước ẩm trước khi ốp, hay phết vữa không đều, viên gạch tiếp xúc với vữa không kín khắp, tạo nên những chỗ rỗng. Biện pháp khắc phục: Nếu viên gạch khi gõ có tiếng bộp ít ta có thể giữ nguyên, nếu ” bộp” nhiều thì phải cạy viên gạch đó ra, cạo sạch vữa cũ phết vữa mới và dán lại.

13 – CÔNG TÁC CHUẨN BỊ LÁT

YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG CỦA MẶT LÁT

– Mặt lát đúng độ cao, độ dốc (nếu có) và độ phẳng. Nếu mặt lát là gạch hoa trang trí thì phải đúng hình hoa, đúng màu sắc thiết kế. Viên lát dính kết tốt với nền, không bị bong bộp.

– Mạch thẳng, đều, được chèn đầy bằng vữa xi măng cát hay hồ xi măng lỏng.

XÁC ĐỊNH ĐỘ CAO (CỐT) MẶT LÁT

– Căn cứ vào cao độ (cốt) thiết kế (còn gọi là cốt hoàn thiện) của mặt lát (thường vạch dấu ở trên hàng cột hiên), dùng ống nhựa mềm dẫn vào xung quanh khu vực cần lát, những vạch cốt trung gian cao hơn cốt hoàn thiện một khoảng từ 20  30cm. Người ta dẫn cốt trung gian vào 4 góc phòng, sao đó phát triển ra xung quanh tường.

– Dựa vào cốt trung gian ta đo xuống một khoảng 20  30cm sẽ xác định được cốt mặt lát (chính là cốt hoàn thiện)

Dựa vào cốt trung gian đã vạch ở xung quanh tường khu vực cần lát đo xuống phía dưới để kiểm tra cốt mặt nền.

– Đối với nền đất hoặc cát: Chỗ cao phải bạt đi, chỗ thấp đổ cát, tưới nước đầm chặt.

– Nền bê tông gạch vỡ: Nếu nền thấp hơn nhiều so với quy định thì phải đổ thêm một lớp bê tông gạch vỡ cùng mác với lớp vữa trước; nếu nền thấp hơn so với cốt quy định (2  3cm) thì tưới nước sau đó láng một lớp vữa xi măng cát M50. Nếu nền có chỗ cao hơn quy định, phải đục hết những chỗ gồ cao, cạo sạch vữa, tưới nước, sao đó láng tạo một lớp vữa xi măng cát M50.

– Nền, sàn bê tông, bê tông cốt thép: nếu nền thấp hơn cốt quy định, thì tưới nước rồi láng thêm một lớp vữa xi măng cát vàng M50; nếu nền thấp nhiều phải đổ một lớp bê tông đá M100.

Nếu nền cao hơn cốt quy định thì phải hỏi ý kiến cán bộ kỹ thuật và người có trách nhiệm để có biện pháp xử lý (Có thể nâng cao cốt nền, sàn để khắc phục nhưng không được làm ảnh hưởng đến việc đóng mở cửa; hoặc phải bạt chỗ cao đi)

14 – CÔNG TÁC LÁT GẠCH CERAMIC

– Mặt lát dính kết với nền , tiếp xúc với viên lát, khi gõ không có tiếng bong bộp.

– Mặt lát phẳng, ngang bằng hoặc dốc theo thiết kế.

– Đồng màu hoặc cùng loại hoa văn.

+ Mạch : thẳng, đều, không lớn quá 2mm

a) Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ

– Gạch sản xuất ra được đựng thành hộp, có ghi rõ kích thước màu gạch, xêri lô hàng. Vì vậy chú ý chọn những hộp gạch có cùng sêri sản xuất sẽ có kích thước gạch và màu đồng đều hơn.

– Nếu gặp viên mẻ góc hoặc cong vênh phải loại bỏ.

– Phải dẻo, nhuyễn đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế.

– Không lẫn sỏi sạn.

– Lát đến đâu trộn dần vữa đến đó.

– Dao cắt gạch (hoặc máy cắt )

– Dây gai (hoặc dây nilông), đinh guốc, đục, giẻ sạch, găng tay cao su.

Gạch gốm tráng men thuộc loại viên mỏng, thường lát không có mạch. Phương pháp tiến hành như sau:

+ Láng một lớp vữa tạo phẳng

– Vữa ximăng cát tối thiểu từ mác 50 dày 20 ÷ 25mm. Sau 24 giờ chờ vữa khô sẽ tiến hành các bước tiếp theo.

– Kiểm tra vuông góc của phòng (bằng cách kiểm tra 1 góc vuông và hai đường chéo hoặc kiểm tra cả 4 góc vuông).

– Xếp ướm và điều chỉnh hàng gạch theo chu vi phòng. Hàng gạch phải thẳng, khít nhau, ngang bằng, phẳng mặt, khớp hoa văn và màu sắc.

– Phết vữa lát định vị 4 viên góc làm mốc và căng dây lát hai hàng cầu (1 -4) và (2-3) song song với hướng lát (lùi dần về phía cửa).

+ Căng dây lát hàng gạch nối giữa hai hàng cầu

– Dùng bay phết vữa trên bề mặt khoảng 3 đến 5 viên liền (bắt đầu từ góc trong cùng) đặt gạch theo dây. Gõ nhẹ bằng búa cao su điều chỉnh viên gạch cho đúng hàng, ngang bằng

– Cứ lát khoảng 3 ÷ 4 viên gạch dùng nivô kiểm tra độ ngang bằng của diện tích lát 1 lần ; dùng tay xoa nhẹ giữa 2 mép gạch có phẳng mặt với nhau không. Lát đến đâu lau sạch mặt lát bằng giẻ mền.

+ Lau mạch: Lát sau 36 giờ tiến hành lau mạch.

– Đổ vữa xi măng lỏng tràn khắp mặt lát. Dùng miếng cao su mỏng gạt cho ximăng tràn đầy khe mạch.

– Rải một lớp cát khô hay mùn cửa khắp mặt nền để hút khô hồ xi măng còn lại.

– Vét sạch mùn cưa hay cát, dùng giẻ khô lau nhiều lần cho sạch hồ xi măng còn dính trên mặt gạch.

NHỮNG SAI PHẠM VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

– Viên lát bị bong bộp : nguyên nhân do rải vữa không đều viên gạch dính vữa không kín khắp.

– Viên lát bị nứt vỡ : vữa bị khô, dàn vữa không phẳng, chỗ vữa dày không lấy bớt ra trước khi đặt viên gạch, viên lát bị mấp mô gõ điều chỉnh nhiều làm viên gạch bị nứt vỡ.

– Mặt lát không phẳng, mạch không thẳng (nhai mạch ): nguyên nhân do chọn gạch không kỹ, lẫn những viên có kích thước không đều, khi lát mạch không thẳng (nhai mạch ); những viên gạch bị cong vênh làm cho mặt lát không phẳng, phải điều chỉnh nhiều lần mất công mà không hiệu quả.

– Luyện kỹ năng rải vữa sao cho thật đều, phẳng; đặt viên gạch đều tay tiếp xúc tốt với mặt nền, gõ nhẹ nhàng như dán gạch. Khi đặt gạch chỉ đặt một lần là được ít phải điều chỉnh không tốn thời gian, đảm bảo năng suất lao động.

– Chọn gạch kỹ, loại bỏ những viên cong vênh nhiều, những viên cùng kích thước lát vào cùng một hàng.

– Những viên gạch bị bong bộp, phải cạy lên, vét sạch vữa cũ, rải vữa mới và lát lại.

15 – CÔNG TÁC CỬA

Trước khi thực hiện gia công từng loại cửa của bản vẽ thiết kế chúng tôi sẽ trình Catalo mẫu mã cụ thể cho từng loại cũng như các phụ kiện kèm theo .

Sau khi đã được sự chấp thuận của giám sát chủ đầu tư chúng tôi mới tiến hành đặt hàng thanh nhôm hàng loạt, dựa vào số liệu chính xác của chủ đầu tư cung cấp và tiến hành gia công sau 10 ngày đặt hàng. Các cấu kiện được gia công trực tiếp tại công trường để đảm bảo độ chính xác (phụ thuộc vào phần hoàn thiện, tô trát má cửa) xong sẽ được vận chuyển đến từng khu vực lắp dựng theo tiến độ thi công của chúng tôi và ban quản lý công trình đã đề ra .

Các cấu kiện khi chuyển đến công trường sẽ được chúng tôi bảo quản kỹ lưỡng tránh không để xảy ra tình trạng cấu kiện bị trầy, xước cũng như biến dạng hình học trước khi lắp dựng.

– Gia công cấu kiện & vận chuyển đến công trường :

Việc gia công chúng tôi có đội ngũ chuyên ngành có tay nghề cao phù hợp với công tác này đảm bảo tính chính xác, mỹ thuật khi đưa vào lắp dựng.

Các vật liệu trước khi cắt và lắp ráp sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng tuyệt đối không để xảy ra việc cắt thừa hoặc thiếu các thanh cấu tạo cho cấu kiện. Các thanh của cấu kiện khi lắp ráp đảm bảo độ chính xác về chiều dài, độ kín khít tại các vị trí giao giữa các thanh, góc giao giữa các thanh đảm bảo đúng theo thiết kế

Khi lắp ráp các cấu kiện của cửa tại xưởng đặt tại công trường chúng tôi sẽ sử dụng khuôn mẫu định vị cho từng loại cửa đảm bảo số lượng cửa được sản xuất hàng loạt giống như cửa mẫu mà chúng tôi trình giám sát chủ đầu tư .

Trước khi xuất xưởng các cấu kiện phải được kiểm tra lại lần cuối về kích thước hình học, độ phẳng của cấu kiện. Khi vận chuyển các cấu kiện phải được bao bọc kỹ lưỡng tránh tình trạng cấu kiện bị trầy xước do ma sát khi vận chuyển .

Phương tiện vận chuyển thanh nhôm phải bằng xe chuyên dùng (xe tải) có thùng chuyên chở rộng & dài hơn kích thước của cấu kiện cần chuyên chở. Trên xe phải có bộ giá đỡ cấu kiện nhằm mục đích các cấu kiện có điểm tựa vững chắc và không đè lên nhau. Các cấu kiện phải được neo buộc chắc chắn vào bộ giá đỡ không để tình trạng cấu kiện bị xô đẩy làm trầy xước bề mặt khi vận chuyển trên đường đến công trường .

– Lắp dựng cấu kiện và bảo quản

Khi vận chuyển từ vị trí tập kết đến vị trí lắp dựng tùy theo cấu tạo của từng cấu kiện chúng tôi sẽ áp dụng đúng phương pháp vận chuyển để tránh tình trạng biến dạng trước khi lắp dựng.

Tại các vị trí tiếp giáp với tường trước khi tiến hành lắp dựng chúng tôi mới tháo bỏ phần bao bọc cấu kiện chống trầy xước. Các cao độ lắp dựng của cấu kiện được chúng tôi đo đạc định vị theo tim cốt , do BQLCT giao, sao cho tất cả các cửa được lắp dựng đúng theo cao độ thiết kế

16 – CÔNG TÁC LÀM TRẦNKHUNG NHÔM

– Hệ thống trần của công trình theo thiết kế là hệ thống trần khung nhôm, để đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật chúng tôi sẽ thực hiện như sau :

Hệ thống khung trần được lắp ráp như sau:

– Xác định cao độ lắp trần theo thiết kế bằng nivô và vạch mực chuẩn xung quanh khu vực cần lắp trần.

– Định vị các móc treo và gắn chặt vào trần bêtông và được phân bố đều chính xác với khoảng cách theo thiết kế.

– Sau đó lắp đặt bộ thanh treo vào móc thép. Bộ thanh treo này bao gồm 2 thanh kim loại được ghép nối với nhau bằng bộ phận tăng đơ.

– Thanh hình chữ U nằm trên được khóa chặt vào bộ thanh treo bằng bộ dụng cụ kẹp treo được gắn vào thanh treo năm phía dưới.

– Tiếp tục lắp chặt thanh chữ U nằm phía dưới vào thanh chữ U nằm trên bằng khoá giữ, việc định vị thanh chữ U nằm dưới phụ thuộc vào kích thước tấm trần.

– Sau khi hệ thống khung đã được lắp dựng hoàn hảo, tiến hành lắp ráp tấm trần.

17 – HỆ THỐNG CHỐNG SÉT.

– Trong quá trình lắp đặt chúng tôi sẽ tuân theo TCVN và chỉ dẫn của thiết kế. Chú ý đến việc bố trí kim thu sét và hệ thống dây dẫn cũng như cọc tiếp đất.

– Sử dụng kim thu sét . Đảm bảo việc gắn kẹp trên mái không ảnh hưởng đến chất lượng chống thấm của mái, các bộ phận khác trên mái cũng không bị ảnh hưởng.

– Các kết cấu kim loại trên mái sẽ được nối cứng vĩnh viễn vào kim thu sét.

– Liên kết giữa vỏ tủ điện, vỏ thiết bị và đất là 1 yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho thiết bị cũng như người vận hành sau này. Do đó chúng tôi sẽ đặc biệt quan tâm đến công tác kỹ thuật thi công hạng mục này như liên kết giữa vỏ thiết bị và dây tiếp địa sẽ được nối cẩn thận.

– Hệ thống cọc đất có điện trở tiếp xúc đất không quá 10. Cọc đất bảo vệ chống sét không được dùng toàn bộ hay một phần cho hệ thống điện hay nối đất thiết bị.

– Thi công hệ thống chống sét này sẽ được sự kiểm nghiệm cuả Chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, đơn vị giám sát.

18 – CÔNG TÁC ĐIỆN HỆ THỐNG

Vật tư điện khi cấp đến công trường phải được sự đồng ý của chủ đầu tư về mẫu mã, chủng loại, chất lượng. Các đường ống đi dây phải kín, không gãy khúc, cong đều. Các mối nối dây được quấn cách điện tuyệt đối, không trùng nhau trong 1 ống.

Dây cáp khi nối phải có hộp nối, các công tắc, cầu dao được gắn chắc chắn vào tường, ngay ngắn. Trước khi đưa vào vận hành, chúng tôi sẽ tiến hành nghiệm thu và chạy thử 100% công suất.

Công ty chúng tôi có Xí nghiệp Cơ-Điện-Lạnh là đơn vị chuyên ngành về điện, nước, lạnh có kinh nghiệm tốt, đã trải qua thi công nhiều công trình cao tầng tại chúng tôi như Plaza, Habouview, nhà máy xi măng Sao Mai được các chủ đầu tư đánh giá tốt khi các công trình đó được đưa vào vận hành, sử dụng. Trong suốt quá trình thi công, từ lúc đi ống, luồn dây điện đến khi lắp đặt thiết bị, bàn giao cho chủ đầu tư, bảo hành, bảo trì công trình, đội ngũ kỹ sư lành nghề của công ty chúng tôi sẽ hướng dẫn, kiểm tra, nghiệm thu tỉ mỉ, cẩn thận.

Tủ điện, bảng điện được lắp đúng vị trí theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và các bản vẽ đã được phê duyệt. Các thiết bị trong các tủ điện sẽ được dán nhãn tên. Các cầu dao ngắt điện loại tự động, ghi rõ tên tải mà nó có nhiệm vụ bảo vệ. Các dây dẫn đều được gắn đầu cos khi đấu nối giữa các điểm và làm dấu tên.

19 – CÔNG TÁC CẤP THOÁT NƯỚC

Hệ thống hố ga, rãnh, nước ngầm và nước đi luồn trong tường, đi xuyên qua các tầng sàn sẽ do đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề của công ty chúng tôi thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật được nêu trong các bản vẽ và điều kiện kỹ thuật. Cốt đáy ống, độ dốc, tuyến, vị trí … được chúng tôi xác định cẩn thận trước khi thi công

Khi thực hiện công tác nước ngầm (nếu có), chúng tôi sẽ chú ý đặc biệt không để gây ảnh hưởng đến các hệ thống cáp, điện và các cấu trúc ngầm khác.

Việc dẫn ống xuyên tường, xuyên sàn là công tác đòi hỏi yêu cầu mỹ thuật cao, nên bộ phận thi công công việc này sẽ kết hợp, phối hợp chặt chẽ với các bộ phận thi công xây dựng khác như bộ phận xây, bộ phận tô, bộ phận sơn nước … để thống nhất trong việc chờ lỗ, đặt hộp …, tránh không để xảy ra tình trạng phải đục tường, đập phần cấu trúc đã hoàn thiện, gây ảnh hưởng đến mỹ quan của cấu trúc. Hệ thống ống dẫn được chúng tôi thử áp lực trước khi hoàn thiện các lớp bên ngoài.

20 – CÔNG TÁC NGHIỆM THU, QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

– Để quản lý chặt chẽ chất lượng từng bộ phận kết cấu công trình, công ty chúng tôi đã và sẽ thực hiện biện pháp sau :

– Các bộ phận kỹ thuật, cung ứng vật tư , dưới sự chỉ đạo của chỉ huy trưởng công trường, phải tuyệt đối tuân thủ các điều kiện kỹ thuật qui định cho công trình, các qui trình, qui phạm đề ra và các yêu cầu của thiết kế. Tổ chức thi công trên công trường bố trí thật hợp lý để đạt chất lượng cao nhất. Tiến hành mua, cung ứng vật tư theo đúng chủng loại đã được duyệt.

– Các bước nghiệm thu sẽ do đội ngũ kỹ sư giám sát thi công kiểmtra nghiệm thu trước khi mời Bên A nghiệm thu.

– Các giai đoạn thi công chuyển công đoạn như xong phần móng, phần thân, phần xây tô … sẽ được hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở nghiệm thu. Thành phần ban nghiệm thu cơ sở sẽ có cả đại diện cơ quan thẩm quyền các cấp về chất lượng xây dựng, đại diện Thiết kế, đại diện giám sát…. Các hồ sơ, biểu mẫu, hoàn công sẽ được lập theo qui định của Nhà nước về nghiệm thu chất lượng công trình

– Bộ phận KCS có chuyên môn và trình độ nghiệp vụ của Công ty chúng tôi đã được thành lập và hoạt động rất có hiệu quả trong việc quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm xây dựng. Bộ phận KCS này của chúng tôi được bố trí và làm việc ngay tại hiện trường từ khi công trình bắt đầu thi công. Nhiệm vụ của bộ phận này đã được Giám đốc Công ty chúng tôi giao cho quyền và trách nhiệm kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng bán thành phẩm, chất lượng thi công công trình theo đúng qui trình thí nghiệm, kiểm tra . Mọi công tác đều được bộ phận này nghiệm thu, kiểm tra trước khi mời giám sát kỹ thuật A nghiệm thu. Bộ phận này có quyền từ chối mọi vật liệu không đạt yêu cầu về chất lượng, chủng loại. Ngoài trách nhiệm đảm bảo chất lượng công trình của bộ phận kỹ sư thi công còn có bộ phận KCS trên giám sát độc lập được sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Công ty. Bộ phận này lập sổ nhật ký công trường để cập nhật hàng ngày các yếu tố về điều kiện thi công như thời tiết, tiến trình thi công hay những thay đổi, bổ sung thiết kế, những vi phạm có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Các biểu mẫu thí nghiệm về vật liệu thi công phải được lưu giữ, trình khi nghiệm thu, như lý lịch xuất xưởng của các loại vật liệu giao đến công trình. Các biểu mẫu thể hiện tiến trình thi công, nghiệm thu công tác phần khuất sẽ được áp dụng theo mẫu của Nhà nước qui định.

Chương III : BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHUYẾT TẬT

Để đảm bảo được chất lượng của công trình không để xảy ra khuyết tật , chúng tôi sẽ áp dụng những những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và các công nghệ mới nhất của các vật liệu chuyên dùng trong xây dựng để quản lý chất lượng của công trình như đã trình bày ở phần biện pháp quản lý chất lượng của công trình.

Chúng tôi khẳng định rằng việc cung cấp vật tư, vật liệu theo yêu cầu thiết kế và mẫu trình duyệt là yêu cầu bắt buộc và là chữ tín của chúng tôi, việc cung cấp vật tư kém phẩm chất và thi công không đúng qui trình công nghệ ảnh hưởng tới chất lượng công trình là điều kiện không thể xảy ra. Nếu có chúng tôi sẽ hoàn toàn chịu mọi phí tổn về việc làm lại hoặc xử lý và có thể không được thanh toán khối lượng phần đó .

Nếu có sự cố rủi ro xảy ra như lún sụt nứt nẻ công trình xây dựng, công trình bên cạnh, ngoài việc báo cáo với Ban quản lý để lập hồ sơ sự cố và phải kịp thời báo cho cơ quan quản lý Nhà nước theo qui định.

Đối với khuyết tật nhỏ có thể xảy ra như : bê tông rỗ mặt…. đều được báo với giám sát và thiết kế về mức độ khuyết tật và biện pháp xử lý: Nếu rỗ mặt bê tông nhẹ có thể đục tỉa hết phần rỗ đến phần bê tông đặc chắc, vệ sinh bề mặt bằng bàn chải sắt, trám trét bề mặt bằng vữa xi măng mác cao tùy theo mức độ bằng Sika .

Nếu có sự nghi ngờ về kết quả bê tông của bộ phận nào đó thì có thể kiểm tra thí nghiệm cường độ bê tông bằng phương pháp bắn súng, siêu âm hay khoan nén mẫu tại kết cấu nghi ngờ. Việc yêu cầu làm lại, biện pháp xử lý do Ban Quản lý, thiết kế quyết định chúng tôi phải hoàn toàn tuân theo.

Các sự cố khác như thấm, nứt nẻ tường … đã được chúng tôi đặc biệt chú ý nếu xảy ra phải tìm nguyên nhân cụ thể để đưa ra giải pháp xử lý như nứt nẻ do nhiệt độ thay đổi lớn làm nứt nẻ vật liệu, tìm loại vật liệu thích ứng …. Nếu sự cố do chúng tôi gây ra, mọi phí tổn trong sửa chữa chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn. Đối với thấm sàn hoặc mái chúng tôi sẽ xử lý chống thấm bằng chất chống thấm của Hãng Sika, mặt sàn hoặc mái được đục, tẩy rửa sạch sẽ, làm khô trước khi chống thấm bằng Sika. Đối với tường bị nứt, chúng tôi sẽ cùng với giám sát bên A xác định nguyên nhân và đề ra biện pháp xử lý, nếu nứt nhẹ vết nứt không phát triển theo thời gian chúng tôi sẽ đục tẩy, mở rộng vết nứt và trám trét lại bằng Sikadur của Hãng Sika.

Chương IV : CÁC GIẢI PHÁP ÁP DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT MỚI

Trong quá trình phát triển đi lên, việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới là điều cần thiết, quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức được điều đó chúng tôi đã từng bước thực hiện việc áp dụng KHKT mới trong điều hành, quản lý và thi công các công trình như tổ chức hạch toán kế toán bằng hệ thống nối mạng vi tính, trang bị các máy móc cho công tác nền móng như khoan nhồi, ép cọc, đóng cọc, công tác trộn bê tông bằng các trạm trộn hiện đại, việc đưa cốt liệu vào trạm trộn bằng vi tính, công tác định vị công trình bằng các máy trắc địa thế hệ mới. Chúng tôi sẽ áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật mới cho công trình như :

– Công tác định vị công trình bằng máy thế hệ mới

– Công tác cốp pha cây chống

Và sau đây xin trình bày cụ thể các giải pháp :

a/ Công tác định vị công trình bằng máy trắc địa thế hệ mới :

– Máy kinh vĩ : Máy kinh vĩ chúng tôi sử dụng là máy kinh vĩ Laser level Model 1110 dùng để xác định các cao trình, bố trí và canh thẳng . Máy có thể tự cân bằng trong phạm vị  4 độ , máy laser có thể sử dụng được ở những khối nhà cao không bị ảnh hưởng đến gió

– Máy laser plane : cho phép kiểm tra độ cao tức thời ở khắp mọi nơi trên công trường . Phạm vi tự động canh độ cao  cung 10′, độ chính xác  15″ ,  4mm mỗi 50m, 25mm mỗi km cả đi lẫn về

b/ Công tác trộn bê tông :

Trong công tác bê tông để đảm bảo chất lượng của bê tông và tiến độ của công trình, chúng tôi sẽ sử dụng bê tông thương phẩm và 04 máy trộn bê tông 400 lít dự phòng đặt tại công trình và tại công trình có bộ thí nghiệm mác, cân đo vật liệu…

Mục đích của chúng tôi khi sử dụng bê tông thương phẩm & dùng máy trộn bê tông dự phòng là :

– Đảm bảo chất lượng của bê tông, cốt liệu của bê tông được cân, đo đúng theo tiêu chuẩn cường độ của bê tông dự định đổ, mặt khác tại công trình có các thiết bị kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của bê tông trong từng mẻ trộn.

– Các vật liệu của bê tông được sàng rửa cẩn thận, không bị lẫn tạp chất.

– Khối lượng bê tông được đảm bảo đúng mác thiết kế

c/ Công tác thí nghiệm tại hiện trường :

Để có thể xác định được chất lượng của bê tông, chúng tôi đặt tại công trình 01 bộ thí nghiệm bao gồm :

– Cân điện tử 8kg : Dùng để cân phụ liệu

– Máy nén thủy lực : Đo cường độ bê tông

– Búa nẩy : Đo cường độ bê tông

– Máy trộn bê tông, vữa : Trộn bê tông, vữa mẫu

– Bộ đo độ sụt bê tông : Đo độ sụt của bê tông

– Sàng cát đá : Sàng cát đá

– Máy thử độ ẩm : Thử nhanh độ ẩm

– Khuôn thép lấy mẫu bê tông

d/ Công tác đầm bê tông :

Đầm bê tông là công tác quan trọng là khâu cuối cùng quyết định đến chất lượng của bê tông. Chúng tôi sử dụng các đầm dùi loại trục mềm có đường kính 35mm, đường kính phạm vi đầm 60cm có năng suất 9m3/h . Loại đầm này dùng để rung bê tông tạo độ đặc chắc cho bê tông , trọng lượng nhẹ thích hợp cho đầm bê tông dầm , sàn , cột

Đối với nền, sàn chúng tôi sử dụng loại đầm thước có tính năng đầm chặc bê tông, tạo bề mặt nền một lớp bê tông bằng phẳng có cùng cao độ, chiều dài đầm lớn nhất 6m, động cơ đầm 3,7KW

e/ Công tác cốp pha , cây chống :

Công tác cốp pha là một trong những công tác quyết định đến chất lượng của bê tông. Trong những năm qua chúng tôi đã đầu tư rất lớn cho công tác này. Hiện tại để làm cốp pha tường chúng tôi đã có sẵn những bộ cốp pha có thể tháo lắp dể dàng, thi công nhanh và có khả năng chịu tải lớn, ổn định cao trong lắp dựng, đầm đổ bê tông như :

– Hệ chống Comma bằng thép được thiết kế trên cơ sở hệ khung tam giác và lắp ráp dể dàng, gọn nhẹ, chiụ tải lớn từ 8 – 49 tấn tùy theo chiều cao của tầng

– Cốp pha định hình bằng thép

– Cây chốp thép  49 chiều cao sử dụng Max : 3,7m, min 2,2m tải trọng 1 tấn , điều chỉnh bằng ren

– Ván ép không thấm nước dày 18mm

Phương pháp lắp dựng và các vật tư trên được chúng tôi áp dụng tại nhiều công trình , kết quả cho thấy kích thước hình học, chất lượng bê tông đạt chất lượng rất tốt , đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của công trình.

Trong công tác cốt thép chúng tôi luôn chú ý đến chất lượng của cốt thép và kích thước hình học của thép khi lắp dựng vào công trình. Để đạt được những yêu cầu này chúng tôi sẽ sử dụng máy cắt uốn thép chuyên dùng tại xưởng và các máy cắt cầm tay có thể thao tác dể dàng trên các tầng cao, trước khi gia công cốt thép chúng tôi sẽ sử dụng các máy đánh rỉ thép chuyên dụng để đánh rỉ và làm sạch cốt thép, đảm bảo chất lượng của cốt thép khi được lắp dựng vào công trình.

Chống thấm là một công tác quan trọng cho tất cả các công trình xây dựng, thấm sẽ gây ra mất mỹ quan cho công trình cũng như chất lượng của công trình . Để đảm bảo cho công tác này chúng tôi sẽ áp dụng những phương pháp và vật liệu chống thấm mới nhất của Sika, Simon. Các qui trình chống thấm được chúng tôi tuân thủ dưới sự hướng dẫn của chuyên gia các Hãng Sika, Simon.

Chương V : BIỆN PHÁP AN TOÀN THI CÔNG

Để thi công công trình đạt được kết quả theo yêu cầu và An toàn lao động chúng tôi tiến hành như sau :

A – TỔ CHỨC BỘ MÁY LÀM CÔNG TÁC AN TOÀN Ở CÔNG TRƯỜNG.

Khi tiến hành thi công công trình chúng tôi sẽ có các quyết định phân công trách nhiệm những người làm công tác An toàn trong đó :

– Chỉ huy trưởng công trường phụ trách chung.

– Đặc biệt có một cán bộ bán chuyên trách giúp chỉ huy công trường theo dõi công việc này.

B – CHỨC TRÁCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TRƯỜNG VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN BHLĐ.

1. Nhiệm vụ chỉ huy công trường :

-Thành lập tiểu ban An toàn – BHLĐ ở công trường, phân giao trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên phân giao trong ban.

-Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản luật cũng như các quy phạm An toàn mà nhà nước đã ban hành.

– Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản chỉ thị về An toàn – BHLĐ của Công ty

– Tổ chức cho người lao động ở công trường được:

* Ký hợp đồng hay thỏa ước lao động.

* Huấn luyện An toàn – BHLĐ theo các bước

– Tổ chức bộ phận y tế, cấp cứu ở công trường

– Tổ chức bộ phận bảo vệ phòng cháy chữa cháy trên công trường

– Đảm bảo đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân (trang bị BHLĐ) tối thiểu cho người lao động như giầy, nón bảo hộ, găng tay, dây An toàn cho công nhân làm việc trên cao.

– Lập sổ theo dõi huấn luyện An toàn lao động và ghi chép kiến nghị của cấp trên.

– Hướng dẫn, kiểm tra, nhắc nhở việc thực hiện công tác lao động trên công trường thông qua các cuộc họp giao ban hằng ngày.

– Khen thưởng những cá nhân, tập thể làm tốt công tác An toàn. Đồng thời xử lý kỷ luật những tập thể, cá nhân vi phạm các quy định An toàn lao động trên công trường

2. Cán bộ kỹ thuật trên công trường có nhiệm vu :

– Giúp chỉ huy công trường thực hiện cụ thể các nhiệm vụ về An toàn lao động theo biện pháp An toàn.

– Kiểm tra đôn đốc hướng dẫn về đảm bảo An toàn khi thi công cho các bộ phận sản xuất theo khu vực được phân công.

– Chịu trách nhiệm chính về An toàn trong khu vực được phân công giám sát có quyền đình chỉ công việc khi có sự mất An toàn trong khu vực giám sát.

– Phát hiện những vi phạm về An toàn – BHLĐ ở toàn công trường và báo cáo kịp thời cho chỉ huy công trường để xử lý (khu vực ngoài sự phân công)

3. Tổ trưởng sản xuất có nhiệm vụ :

– Thực hiện nghiêm chỉnh biện pháp an toàn thi công của công trường đề ra

– Tổ chức ký kết hợp đồng lao động hay thỏa ưóc lao động tập thể cho người lao đông trong đơn vị mình quản lý.

– Khi giao nhiệm vụ cho người lao động phải phổ biến biện pháp an toàn kèm theo và đảm bảo đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động (Bảo hộ lao động)

– Giám sát nhắc nhở và hướng dẫn cho người lao động làm việc bảo đảm an toàn và sử dụng trang bị BHLĐ đầy đủ

-Tổ chức tốt xử lý và cấp cứu tai nạn lao động

– Khen thưởng và xử lý kỷ luật kịp thời về An toàn – BHLĐ cho người lao động trong đơn vị mình.

4. Trách nhiệm người lao động:

– Nhận thức đúng đắn công tác an toàn BHLĐ để bảo vệ lợi ích cho bản thân, gia đình, xã hội.

– Trước khi lao động người công nhân phải nắm vững các thao tác An toàn quy trình lao động, sử dụng các trang bị bảo hộ lao động đầy đủ.

– Tuân theo sự phân công của tổ và làm tốt công việc của mình, không chủ quan làm bừa, làm ẩu

– Không vì những mâu thuẫn cá nhân mà gây tai nạn cho đồng đội.

– Đoàn kết trong tổ tương trợ giúp đỡ nhau trong công việc và chăm sóc thăm hỏi kịp thời cứu chữa khi đồng đội bị tai nạn lao động.

– Có quyền tự chối khi điều kiện làm việc thiếu an toàn.

– Có tinh thần làm chủ tập thể, kịp thời phát hiện, góp ý, ngăn cản những trường hợp vi phạm quy tắc an toàn trên công trường.

– Trong cơ chế mới hiện nay tổ chức công đoàn cần kết hợp với chỉ huy công trường, kiểm tra an toàn theo tháng hay phát động những phong trào thi đua đảm bảo an toàn theo từng kỳ. Tham gia với chính quyền trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động theo bộ luật lao động ban hành.

C – ÁP DỤNG CÁC QUY PHẠM AN TOÀN LAO ĐỘNG

NHÀ NƯỚC ĐÃ BAN HÀNH VÀO THỰC TẾ Ở CÔNG TRƯỜNG.

Chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp đảm bảo các quy phạm an toàn lao động mà Nhà nước đã ban hành vào thực tế công trường như sau :

1 – Tổ chức mặt bằng trên công trường

Trên công trường đảm bảo các yêu cầu sau :

– Bố trí mặt bằng hợp lý thuận lợi cho thi công và giao thông đi lại làm việc có bản vẽ mặt bằng kèm theo.

– Hệ thống chiếu sáng đầy đủ.

– Có đầy đủ công trình vệ sinh, tủ thuốc y tế.

– Có sổ nhật ký An toàn lao động.

– Có đầy đủ các bảng hiệu và biển cấm, nội quy An toàn như :

* Khẩu hiệu “An toàn là trên hết”, “Sản xuất phải An toàn”

* Nội quy An toàn công trường, nội quy An toàn sử dụng máy móc.

* Biển “Cấm đóng điện”, “Khu vực cấm” …

2 – Sử dụng trang bị bảo hộ lao động

– Người lao động làm việc trong công trường được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ. Đảm bảo 100% người làm việc trên công trường đội nón cứng và đeo dây an toàn khi làm việc cheo leo trên cao.

– Các trang bị bảo hộ lao động khác căn cứ vào từng loại công việc sẽ hợp lý cho người lao động như : găng tay thợ hàn, ủng cao su, khẩu trang chống bụi ….

3 – An toàn giao thông trên công trường

– Lái xe khi điều khiển phương tiện chạy ở ngoài công trường luôn luôn chấp hành tốt luật giao thông đường bộ nhà nước đã quy định.

– Xe chạy trong công trường tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ trực ca, lực lượng bảo vệ hay biển báo trên công trường. Khi xe đi lại trong công trường, tài xế cần thận trọng tránh va chạm vào các vật xung quanh và người.

– Lái xe phải kiểm tra thường xuyên, nhất là trước khi xe chạy.

– Lái xe khi ra khỏi xe, tắt máy rút chìa khoá xe.

– Những người không có trách nhiệm không được tự động lên xe điều khiển phương tiện.

4 – An toàn trong lắp ráp sử dụng điện

– Chỉ có công nhân được học qua nghề thợ điện mới được bố trí làm các công việc về điện.

– Lắp ráp mạng điện trên cùng công trường sẽ đảm bảo hợp lý trên mặt bằng và mặt đứng. Theo khu vực, theo tầng phải có tủ điện và cầu dao phân đoạn. Đối với các máy lớn được bố trí nguồn điện động lực riêng, điện chiếu sáng riêng. Tủ điện chính có áp-tô-mát đề phòng trường hợp sảy ra sự cố về điện. Sử dụng các ổ cắm điện di động với dây dẫn cáp bọc 2 lớp để phục vụ cho các dụng cụ điện cầm tay và chiếu sáng di động.

– Trong công trường những dây điện nối bọc nhiều, hoặc lớp bọc nhựa bên ngoài bị chảy và quá cũ. Thay thế những dây bọc đảm bảo an toàn. Trường hợp bất đắc dĩ phải nối dây điện sẽ dùng bằng băng keo cách điện.

– Tuyệt đối không có trường hợp nằm trên sắt thép hay vật tư đè lên. Trường hợp dây điện dùng cho máy di động phải quấn vào tời và trượt trên rãnh.

– Các cầu dao điện, ổ cắm, áp-tô-mát đặt nơi cao ráo, thuận lợi cho việc đóng ngắt điện, có hợp gỗ và có nắp bảo vệ.

– Khi sửa chữa điện, máy điện luôn luôn có 2 người. Tại vị trí cầu dao điện có bảng ” Cấm đóng điện “. Sau khi sửa chữa xong, muốn đóng điện, phải đóng ngắt 3 lần để báo hiệu.

– Thợ điện có đầy đủ các đồ nghề về điện và hàng ngày đi kiểm tra về điện khắp công trường. Nơi tầng hầm ẩm ướt, hoặc nơi người hay qua lại, nếu phát hiện thấy dây điện hở hoặc máy bị rò điện thì phải khắc phục ngay.

– Thợ điện được huấn luyện thành thạo việc cấp cứu người bị tai nạn điện và hướng dẫn cho các tổ trưởng sản xuất cách cắt điện khi có sự cố điện xảy ra.

– Người không hiểu biết hoặc không có trách nhiệm về công tác điện thì không được nối dây điện hoặc đóng mở cầu dao.

– Các máy dùng điện hoặc động cơ điện sẽ được kiểm tra vỏ máy bằng dụng cụ mê-gôm-kế thường xuyên.

– Tùy theo từng loại thiết bị điện hoặc động cơ, có các biện pháp bảo vệ phù hợp, chẳng hạn như nối đất bảo vệ, cắt mạng bảo vệ, nối không …. , đảm bảo không được để xảy ra sự cố về điện trên công trường.

5 – An toàn trong công tác vận chuyển thép và vật liệu

– Tất cả các loại vật tư đưa vào công trường, nếu sử dụng ngay thì đưa đến tận vị trí cần dùng, nếu chưa sử dụng thì phải xếp gọn vào bãi chứa, kê chèn chân cẩn thận. Khi đưa thép lên cao thì phải buộc chèn chắc chắc, cẩn thận rồi mới chuyển đi . Khi vận chuyển sẽ được treo biển báo cấm người qua lại khu vực vận chuyển. Tuyệt đối không đưa thép lên cao khi chưa có các điều kiện an toàn.

Chúng tôi luôn luôn lưu ý : khi kéo thép lên cần tránh đụng chạm vào dây điện hoặc cầu dao điện. Khi sắp xếp thép sẽ bảo đảm gọn gàng theo chủng loại, không xếp thép quá tải trọng lên các tầng sàn hoặc giàn giáo.

6 – An toàn trong công tác lắp dựng giàn giáo, cốp pha, cốt thép

– Giàn giáo sử dụng thông dụng hiện nay là loại giàn giáo định hình. Khi lắp giáo, các công nhân trèo lên cao sẽ được khám sức khỏe, trang bị dây an toàn và trước khi lắp được họp phổ biến các qui định an toàn và nhắc nhở anh em tính cẩn trọng khi thao tác. Vị trí đứng để lắp ráp trên cao không vững chắc thì phải trang bị dây đeo an toàn cho công nhân, dây này được móc vào một vị trí cố định. Khi lắp giáo, sàn thao tác bố trí người giám sát, có biển báo cấm người qua lại dưới khu vực đang lắp ráp. Kê chân giàn giáo chắc chắn và có neo giằng vào hệ cột cố định. Xung quanh công trường có lưới bao quanh che giàn giáo, và khi làm lên cao hệ giáo được lắp cao lên 1 hàng so với sàn để thay lan can bao che.

– Đất dưới chân giàn giáo được đầm chặt và có gỗ kê.

– Cốp pha gỗ, vật liệu vụn ở trên cao được thu dọn, đưa xuống bãi vật liệu dưới đất, để tránh trường hợp khi gió lớn hoặc do sơ xuất các loại vật liệu đó có thể văng xuống đất gây nguy hiểm cho người qua lại.

-Khi lắp giáo phải lắp theo từng giai đoạn, thẳng phẳng ngay ngắn không được lắp tầng cao tầng thấp.

– Chuyển vật liệu thừa trên sàn xuống đất chúng tôi dùng hệ thống ống xả rác cấu tạo bằng các thùng phuy liên kết chặt với nhau.

– Có biển cấm ném vật liệu thừa hoặc bất cứ vật gì từ trên cao xuống

– Khi lắp dựng cốp pha, cốt thép hệ cây chống từng khối được kiểm tra bảo đảm chịu lực phân bố đều, kể cả tải trọng động khi đổ bê tông bằng bơm hoặc cẩu.

-Cốp pha được để gọn gàng ngay ngắn không chồng lên nhau, hay chồng lên cốt thép.

7 – An toàn trong công tác thi công cấu kiện dự ứng lực :

C”ng t¸c an toµn trong gia c”ng, l¾p ®Ỉt c¸p :

– ViƯc gia c”ng ®­ỵc tin hµnh khu vc riªng, xung quanh c rµo ch¾n vµ biĨn b¸o.

– Khi l¾p dng c¸p ph¶i sư dơng sµn thao t¸c lín h¬n 1m. Khi c¾t b c¸c phÇn s¾t tha trªn cao c”ng nh©n ph¶i ®eo d©y an toµn vµ bªn d­íi ph¶i c biĨn b¸o vµ l­íi ch¾n. Li qua l¹i trªn c¸c khung ct thÐp ph¶i lt v¸n c chiỊu rng kh”ng nh h¬n 40cm. Buc thÐp ph¶i dng c¸c dơng cơ chuyªn dng, cm kh”ng ®­ỵc buc b”ng tay.

C”ng t¸c an toµn trong thi c”ng kÐo c¨ng :

– KiĨm tra k thit bÞ tr­íc khi vn hµnh

– Tu©n thđ c¸c quy tr×nh vn hµnh thit bÞ

– §eo d©y an toµn khi thi c”ng, kh”ng ®ng phÝa sau kÝch khi thao t¸c kÐo c¨ng

8 – An toàn trong công tác đổ bê tông

– Khi nghiệm thu khối đổ bê tông chúng tôi lưu ý đến sự ổn định của khối đổ, cây chống, cầu thang lên xuống sàn thao tác, số lượng đầm bê tông, đèn chiếu sáng … Tất cả các điều kiện này đáp ứng đầy đủ mới tiến hành đổ bê tông .

– Công nhân đổ bê tông được trAng bị ủng cao su, đội nón cứng bảo hộ lao động, đeo găng tay.

– Khi sử dụng đầm điện để đầm bê tông sẽ kiểm tra An toàn điện của vỏ đầm và các các dây điện trước khi mang ra sử dụng .

9 – An toàn trong khi sử dụng các loại máy nhỏ trong xây dựng (máy phát điện, máy đầm bê tông, máy cưa, máy bào)

-Tất cả các loại máy khi sử dụng có nhiều điểm chung về áp dụng biện pháp an toàn giống nhau như :

– Công nhân vận hành máy được đào tạo và có chứng chỉ

– Khi sử dụng máy làm các thủ tục bàn giao ca, kiểm tra xử trí những hỏng hóc

– Quá trình hoạt động theo đúng công suất, tính năng của máy do nhà chế tạo quy định

– Đối với máy chạy điện, ngoài việc đấu điện đúng kỹ thuật An toàn, còn được thường xuyên kiểm tra tính cách điện của vỏ máy.

– Khi sửa máy cắt điện có người cảnh giới ở cầu dao điện

– Thường xuyên vệ sinh công nghiệp sạch sẽ khu vực đặt máy.

10 – Công tác phòng cháy chữa cháy

– Khi tiến hành thi công chúng tôi sẽ liên hệ với công An phòng chữa cháy địa phương lập phương án phòng cháy, huấn luyện cho các lực lượng nòng cốt tại công trường, đồng thời trang bị đầy đủ các phương tiện phòng chữa cháy như bình chữa cháy , cát, nước, máy bơm cụ thể như sau :

– Bố trí 04 bình chữa cháy tại các khu vực để máy phát điện & kho thiết bị .

– Đường đi lại đảm bảo cho xe chữa cháy đi vào dể dàng khi xảy ra hỏa hoạn.

– Cát, nước , máy bơm thi công cũng được sử dụnng khi xảy ra hỏa hoạn.

– Tại kho xi măng, kho vật tư điện nước có biển cấm lửa và biển ghi rõ nội qui phòng cháy chữa cháy

– Trong ngành xây dựng điều kiện làm việc phức tạp lại đòi hỏi phải đáp ứng tiến độ, không để xảy ra tai nạn lao động là vấn đề khó khăn. Chính vì vậy, chúng ta phải hạn chế không để xảy ra tai nạn đáng tiếc.

– Những vụ tai nạn lao động nhỏ có thể xảy ra, do đó vấn đề xử trí các vụ tai nạn lao động là quan trọng.

– Khi có tai nạn lao động, nếu là tai nạn điện, sẽ được cắt điện kịp thời, tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Sau đó, tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân nếu họ bị ngất. Với các tai nạn dạng chảy máu, gãy xương; ta bình tĩnh xử lý, băng bó cầm máu rồi đưa đi cấp cứu ở bệnh viện gần nhất.

– Công nhân khi bị chấn thương sọ não, được đưa đi cấp cứu bằng phương tiện nhanh nhất tới bệnh viện gần nhất.

– Nếu bị thương cột sống thì khi di chuyển phải hết sức nhẹ nhàng tránh cho người bị tai nạn các chấn thương thêm.

– Kịp thời lập biên bản hiện trường. Nội dung biên bản cần trung thực.

– Kịp thời báo về công ty để có biện pháp giúp đơn vị khắc phục hiệu quả.

– Họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm, hoặc xử lý kỷ luật nhằm ngăn chặn và không để tai nạn tiếp diễn.

Chương VI : BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Vai trò của Ban chỉ huy công trường

– Ban chỉ huy công trường sẽ lập ra các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường nơi thi công và khu vực lân cận, như biện pháp che chắn, chống bụi, khói, chống ồn, bố trí giờ giấc thi công hợp lý cho từng công tác, nhất là các công tác dễ gây ồn, gây ô nhiễm, sử dụng máy móc thiết bị phù hợp, tuân theo các qui định của Nhà nước về chỉ số tiếng ồn, khói …

– Các biện pháp bảo đảm vệ sinh, chống ô nhiễm môi trường sẽ được kết hợp chặt chẽ, phù hợp với biện pháp thi công.

– Ban chỉ huy công trường sẽ tổ chức một nhóm lao động phục vụ cho công tác vệ sinh môi trường. Bộ phận này sẽ trực tiếp thực hiện các công việc như quét dọn vệ sinh công trường và khu vực lân cận, tưới nước chống bụi, thu gom rác thải trong thi công …

– Ban chỉ huy công trường có nhiệm vụ giáo dục ý thức chấp hành các qui định về vệ sinh, bảo vệ môi trường cho lực lượng cán bộ, nhân viên, công nhân tham gia thi công tại công trường thông qua các hoạt động sinh hoạt, lao động hàng ngày, các cuộc họp giao ban giữa Ban chỉ huy với các đội trưởng đội thi công

Các biện pháp cụ thể bảo đảm vệ sinh, chống ô nhiễm môi trường

+ Hệ thống WC tại công trường

– Bố trí khu vệ sinh tạm tại công trường cho CB-CNV và công nhân. Khu vệ sinh này được nhóm lao động phục vụ của công trường quét dọn thường xuyên, có nước và các dụng cụ vệ sinh đầy đủ.

+ Hệ thống nước thải, nước thi công và nước phục vụ công tác PCCC

– Hệ thống nước phục vụ thi công, phục vụ công tác PCCC được chúng tôi cung cấp đầy đủ bằng nguồn cấp nước khu vực và 1 hồ nước 4m3, được bố trí hợp lý, thuận tiện.

– Hệ thống mương hở để thoát nước mưa, mương hở có độ dốc để thoát nước ra hệ thống thoát của khu vực. Mặt bằng thi công được tạo dốc thu nước vào mương hở tạo cho mặt bằng luôn luôn khô ráo không đọng nước.

– Việc thoát nước hố móng được thực hiện bằng máy bơm. Tùy theo lưu lượng nước ngầm số máy bơm được bố trí thích hợp. Tại công trình luôn có 2 máy bơm nước công suất 15m3/giờ, các máy bơm này được bơm ra mương hở qua đường ống.

+ Xử lý xà bần, rác thi công

– Chúng tôi sẽ bố trí hệ thống xử lý rác, xà bần thải ra trong thi công một cách hợp lý và nghiêm cấm xả rác trong công trường và khu vực lân cận cụ thể.

– Chúng tôi sẽ tổ chức một nhóm công nhân quét dọn thường xuyên thâu gom rác xả trong thi công như vỏ bao xi măng, mẩu gỗ cốp pha vụn … tập kết ở nơi qui định để từ đó vận chuyển ra khỏi công trường, đồng thời qui định rằng các loại rác xả trong thi công này không được quăng bừa bãi, mà phải để ở vị trí qui định thuận tiện cho nhân viên vệ sinh thu gom.

+ Công tác phòng chống bụi

– Công trường xây dựng là nơi thường sản sinh ra nhiều bụi nên chúng tôi sẽ triệt để thực hiện việc phòng chống bụi bằng các biện pháp sau :

– Tưới nước các nguồn gây bụi như tại khu vực trộn bê tông , đường đi lại và các khu vực trước khi quét dọn.

+ Công tác chống ồn, chống khói

– Máy móc trong thi công xây dựng thường là những loại dễ gây ồn, gây khói. Biện pháp cụ thể áp dụng là các loại máy gây khói nhiều đều không được sử dụng tại công trường. Máy móc đưa vào thi công chủ yếu là động cơ điện. Động cơ nổ, ngoài máy phát điện 125KVA là lớn ra, các máy móc khác đều nhỏ và còn mới. Với máy phát điện 125KVA tại công trường, đây là máy còn hoạt động tốt không gây khói, để chống ồn cho máy chúng tôi đặt máy trong nhà xung quanh bao che bằng tôn 2 lớp giữa 2 lớp có lớp cách âm.

– Giờ làm việc trên công trường được chúng tôi qui định từ 7h – 22h cho mỗi ngày làm việc để không ảnh hưởng đến giờ nghỉ của khu vực lân cận.

Phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương trong việc bảo vệ môi trường khu vực thi công

– Ngoài nhiệm vụ tuân thủ các qui định của các cơ quan chức năng của địa phương về việc bảo đảm vệ sinh môi trường. Ban chỉ huy công trình còn có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan chính quyền sở tại trong công tác bảo vệ vệ sinh môi trường tại khu vực thi công và nơi ở.

Chương VII : BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

Công tác phòng chống cháy nổ trên công trình là điều cần thiết và bắt buộc mọi người trên công trình phải có ý thức bảo vệ và phòng chống. Chúng tôi đề ra biện pháp phòng chống cháy nổ như sau :

– Hệ thống nước phục vụ thi công, phục vụ công tác PCCC được chúng tôi cung cấp đầy đủ được bố trí hợp lý, thuận tiện.

– Trong nội qui công trường có điểm cấm mang các vật liệu nổ vào trong công trường, ngoài ra có biển cấm lửa tại các nơi dễ cháy như thùng chứa nhiên liệu, kho vật tư điện nước, kho xăng dầu.

– Công trường sẽ lập một tổ chữa cháy không chuyên và huấn luyện công tác chữa cháy khi có sự cố xảy ra, lực lượng này được huy động tham gia chữa cháy, công nhân vận hành máy, thủ kho cũng được huấn luyện chữa cháy bằng bình xịt. Phổ biến cho công nhân khi phát hiện ra cháy báo ngay về Ban điều hành công trường và trên bàn điện thoại Ban điều hành có số điện thoại của lực lượng chữa cháy của địa phương.

– Chúng tôi sẽ chú trọng đến công tác phòng chống cháy nổ, sẽ bố trí 4 bình chữa cháy đặt tại kho vật tư điện nước 2 cái và tại phòng máy phát điện 2 cái. Ngoài ra cát, nước cũng được dùng cho công tác chữa cháy nếu có sự cố xảy ra.

– Đường ra vào và trong nội bộ công trường được bố trí thuận tiện cho xe chữa cháy thực hiện nhiệm vụ khi có sự cố.

– Kho bãi chứa vật liệu được chúng tôi sắp xếp hợp lý, thuận tiện, An toàn, đúng theo qui định về PCCC.

– Những vật liệu chất dễ gây cháy nổ hoặc dễ lan truyền lửa như cốp pha gỗ, xăng dầu chạy máy thi công, vật tư điện nước … được chúng tôi bảo quản kỹ lưỡng, xếp riêng biệt bằng các kho riêng biệt.

Chương VIII : BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ khâu khảo sát, qui hoạch lập dự án đầu tư, thiết kế dự toán, thi công xây lắp đến việc quản lý sử dụng. Trong các yếu tố trên, thì chất lượng công trình chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi khâu thi công xây lắp, bởi lẽ đây là giai đoạn sản phẩm hình thành, khó thay đổi và chi phí chủ yếu đổ vào đây.

Một công trình xây dựng hoàn thành – đó là sản phẩm, là công sức của cả một tập thể cán bộ, nhân viên, công nhân lao động. Sản phẩm đó thể hiện rõ chất lượng, trình độ quản lý của Ban Điều hành thi công, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, kỹ thuật chuyên môn và tay nghề của người thợ. Việc thi công một công trình mà càng thực hiện một cách khoa học nhất, tính toán kỹ lưỡng nhất, kiểm tra, giám sát cẩn thận nhất và tuân thủ các qui phạm kỹ thuật triệt để nhất thì chất lượng công trình càng được bảo đảm.

B – CÁC CĂN CỨ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Các căn cứ sau đây sẽ là một trong những cơ sở nền tảng cho công tác quản lý chất lượng:

* Hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được duyệt

* Các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành xây dựng, của Nhà nước, của nước ngoài được dùng để tham khảo, tra cứu. Điều kiện kỹ thuật của công trình do Bên A phát hành và yêu cầu.

* Các điều kiện qui định trong hồ sơ đấu thầu, trong hợp đồng thi công

* Quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản năm 2000.

* Việc đúc kết kinh nghiệm quản lý các công trình xây dựng mà chúng tôi đã thực hiện trong suốt quá trình hình thành và phát triển của công ty.

C – CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỤ THỂ

1/- Bộ máy tổ chức công trường

Bộ máy tổ chức công trường được chúng tôi thành lập theo như sơ đồ kèm theo. Bộ máy này thể hiện rõ sự thống nhất quản lý công trường của công ty chúng tôi xuyên suốt từ cấp lãnh đạo cao nhất là Ban Giám đốc, Ban Chỉ huy công trường đến đội ngũ những người thợ, người lao động trực tiếp thực hiện các công tác thi công dưới sự hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc của một đội ngũ các trưởng bộ phận thi công, các cán bộ kỹ thuật, các đội trưởng đội sản xuất. Tham gia gián tiếp vào công trường còn có các bộ phận khác cùng hỗ trợ, phối hợp với Ban Chỉ huy công trường về mặt tài chánh, vật tư, nhân sự, kỹ thuật …. là các phòng ban Công ty.

Việc phân công giao nhiệm vụ và phối hợp thực hiện của bộ máy điều hành, thi công công trường được nêu cụ thể tại phần phụ lục Sơ đồ tổ chức hiện trường do chúng tôi lập và nộp trình.

2/- Nhân sự bố trí cho công trường

Lực lượng thi công của Công ty chúng tôi được bố trí làm việc tại công trường là đơn vị có kinh nghiệm thi công dày dặn, đã thực hiện rất nhiều công trình đạt chất lượng cao trên toàn quốc

+ Khi giao vật liệu đến công trường

Các vật liệu sử dụng cho công trình khi giao về công trường phải thực hiện như sau :

3- Bên giao, nhận vật tư giữa các bộ phận trong Công ty phải thực hiện các thủ tục giao nhận, các biên bản lưu giữ trong đó thể hiện rõ số lượng, chất lượng, phương tiện vận chuyển, thời gian giao nhận …

Khi mua vật liệu và giao đến công trường chúng tôi sẽ tuân thủ các quy trình của ISO-9001 phiên bản năm 2000. Quy trình 7.4 mua sản phẩm và thực hiện theo trình tự các biểu mẫu của quy trình.

Và các hướng dẫn mua hàng :

ĐỐI VỚI CÁC VẬT TƯ MUA TRONG NƯỚC

– Dựa vào yêu cầu và tiến độ cấp vật tư BM 04/CT8-QT7.4

– Nhân viên cung ứng lập đơn đặt hàng BM06/CT8-QT7.4

– Nhân viên cung ứng quan tâm đến chất lượng, giá cả và phương thức thanh toán.

– Nhân viên cung ứng kiểm tra hàng mua vào bằng các cách sau:

-Bao bì phải còn nguyên, nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

– Quy cách đúng với yêu cầu kỹ thuật.

– Lấy mẫu đi thử nghiệm tại các trung tâm đo lường (khi có yêu cầu).

-Nhân viên cung ứng lập bản giao nhận hàng biểu mẫu (BM07/CT8-QT7.4)

ĐỐI VỚI VẬT TƯ CẦN NHẬP KHẨU

– Giám Đốc công ty thương thảo, ký hợp đồng và mở L/C.

+ Nhận giấy báo hàng đến.

+ Làm thủ tục nhận hàng tại các cảng.

+ Kiểm tra về số lượng, chủng loại, quy cách, chứng thư về chất lượng hàng hóa trước khi làm thủ tục nhập kho.

– Lưu biểu mẫu từ BM01/CT8-QT7.4 đến BM07/CT8-QT7.4

– Lưu từ BM04/CT8-QT7.4 đến BM07/CT8-QT7.4 Mẫu số 01-VT, mẫu số 02-VT(CT8-QT7.5.5)

– Lưu mẫu số 01-VT và mẫu số 06-VT(CT8-QT7.5.5)

TIÊU CHÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHÀ CUNG CẤP VẬT TƯ

Chất lượng sản phẩm: Đánh giá theo ba thang điểm:

* Đạt yêu cầu tất cả các chỉ tiêu chất lượng (Đạt yêu cầu) 10 điểm

* Chưa đạt yêu cầu nhưng chấp nhận được (Chỉ đạt đối với những 6 điểm

chỉ tiêu chính của vật tư, các chỉ tiêu phụ chưa đạt).

Thời gian giao hàng: Đánh giá theo 3 thang điểm

* Sớm hơn thời gian quy định 3 điểm

* Đúng thời gian quy định 2 điểm

* Không đúng thời gian quy định 0 điểm

Phương thức thanh toán: Đánh giá theo ba thang điểm

* Thanh toán sau khi giao hàng (ít nhất là 30 ngày) 5 điểm

* Thanh toán ngay khi giao hàng 3 điểm

* Thanh toán trước khi giao hàng (30%) 2 điểm

Bảo đảm chất lượng : Đánh giá một hai yêu cầu sau: 1 điểm

* Chứng minh hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng

* Có chứng thư về lô vật tư cung cấp cho Công ty.

Thành tích: (đã cung cấp hàng cho công ty nhiều lần)

* Đánh giá lần đầu, lần hai không tính

* Đánh giá lần ba trở đi (có thành tích ) 1 điểm

Uy tín : (xét xem có vi phạm hợp đồng nào không)

* Đánh giá lần đầu không xét.

* Đánh giá lần thứ hai trở đi nếu có vi phạm -2 điểm

– Về chỉ tiêu chất lượng, có thể dựa trên:

+ Các thông số kỹ thuật của vật tư

Trong trường hợp nhà cung cấp lần đầu tiên khi cung cấp vật tư cho Công ty thì chất lượng vật tư dựa trên mẫu vật tư cung cấp hoặc thông số kỹ thuật về vật tư cung cấp đó.

– Các chỉ tiêu 1, 3, 5 áp dụng khi đánh giá lần đầu đối với nhà cung cấp mới.

– Đánh giá lần 2, 3 sẽ tính đến các chỉ tiêu 2, 4, 6, 7 tùy thuộc lần đánh giá.

ĐÁNH GIÁ NHÀ CUNG CẤP ĐẠT TIÊU CHUẨN

Nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn kể cả mới cũ khi:

+ Bảo quản vật liệu tại công trường

– Vật liệu phải bảo quản đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đúng yêu cầu về kho, bãi, về cách đóng, mở gói, chuyên chở …

+ Khi sử dụng vật liệu cho các công tác thi công.

Vật liệu khi sử dụng cho các công tác thi công phải bảo đảm thực hiện như sau :

– Kiểm tra trước khi sử dụng xem chất lượng vật liệu đó có còn đáp ứng đúng yêu cầu không ( Ví dụ : xi măng không vón cục, gạch không mục , sắt không quá rỉ sét, kích cỡ gạch ốp lát không được sai lệch quá độ cho phép … )

– Vệ sinh vật liệu trước khi sử dụng ( Ví dụ như sàng cát lại trước khi tô. )

Chất lượng thi công của công trình sẽ được chúng tôi thực hiện theo quy trình 7.5.1 Quy Trình Kiểm Soát Sản Xuất Và Cung Cấp Dịch Vụ

KIỂM SOÁT SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ

Tổng Công ty Xây dựng số 1 xây dựng và duy trì việc áp dụng quy trình này nhằm quy định các tiến trình triển khai và thực hiện các công trình thuộc Tổng Công ty, phù hợp với các hướng dẫn thi công sản xuất, đảm bảo kiểm soát mọi hoạt động thi công trên công trường, đảm bảo kế hoạch chất lượng, tiến độ công trình, an toàn lao động, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, tạo lập và phát triển lòng tin của khách hàng về các công trình, sản phẩm do Tổng Công ty đảm trách.

Quy trình này áp dụng cho tất cả các công trình thuộc các đơn vị trong hệ thống quản lý chất lượng của Tổng Công ty Xây dựng số 1 quản lý.

-Sổ tay chất lượng CT8/STCL- Phần 7.5.1 Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ.

-Sổ tay chất lượng CT8/STCL-Phần 8.2.4 Theo dõi và đo lường sản phẩm.

-Quy trình chất lượng CT8/ QT8.3 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp.

-Các hướng dẫn sản xuất của Cty và các XN.

-Các hướng dẫn ATLĐ, hướng dẫn sử dụng MMTB.

– Chuẩn bị hồ sơ thi công.

– Chuẩn bị và bàn giao mặt bằng thi công.

– Triển khai thi công.

– Quản lý và vận hành xe máy -thiết bị và CCDC thi công.

– Cơ sở hạ tầng.

– Môi trường làm việc.

– Quy trình quản lý hoạt động sản xuất.

– Lập hợp đồng, quyết toán và thanh lý hợp đồng.

Để quản lý chặt chẽ chất lượng từng bộ phận kết cấu công trình, Nhà thầu chúng tôi đã và sẽ thực hiện biện pháp sau :

– Áp dụng nghiêm ngặt theo đúng quy trình quản lý chất lượng ISO-9001 phiên bản năm 2000

– Các bộ phận kỹ thuật, dưới sự chỉ đạo của chỉ huy trưởng công trường, phải tuyệt đối tuân thủ các điều kiện kỹ thuật qui định cho công trình, các qui trình, qui phạm đề ra và các yêu cầu của thiết kế. Tổ chức thi công trên công trường bố trí thật hợp lý để đạt chất lượng cao nhất.

– Các bước nghiệm thu sẽ do đội ngũ kỹ sư giám sát thi công kiểm tra nghiệm thu trước khi mời Bên A nghiệm thu.

– Các giai đoạn thi công chuyển công đoạn như xong phần xong phần móng, phần thân, xong phần xây tô … sẽ được hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở nghiệm thu. Thành phần ban nghiệm thu cơ sở sẽ có cả đại diện cơ quan thẩm quyền các cấp về chất lượng xây dựng, đại diện Thiết kế , đại diện giám sát … Các hồ sơ, biểu mẫu, hoàn công sẽ được lập theo qui định của Nhà nước về nghiệm thu chất lượng công trình

– Bộ phận quản lý chất lượng có chuyên môn và trình độ nghiệp vụ của chúng tôi đã được thành lập và hoạt động rất có hiệu quả trong việc quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm xây dựng. Bộ phận này của chúng tôi được bố trí và làm việc ngay tại hiện trường từ khi công trình bắt đầu thi công. Nhiệm vụ của bộ phận này đã được chúng tôi giao cho quyền và trách nhiệm kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng bán thành phẩm, chất lượng thi công công trình theo đúng qui trình thí nghiệm, kiểm tra. Mọi công tác đều được bộ phận này nghiệm thu, kiểm tra trước khi mời giám sát kỹ thuật A nghiệm thu. Bộ phận này có quyền từ chối mọi vật liệu không đạt yêu cầu về chất lượng, chủng loại. Ngoài trách nhiệm đảm bảo chất lượng công trình của bộ phận kỹ sư thi công còn có bộ phận quản lý chất lượng trên giám sát độc lập được sự chỉ đạo của Tổng Công ty.

– Bộ phận quản lý chất lượng sẽ lập sổ nhật ký công trường để cập nhật hàng ngày các yếu tố về điều kiện thi công như thời tiết, tiến trình thi công hay những thay đổi, bổ sung thiết kế, những vi phạm có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

– Bộ phận quản lý chất lượng cũng chịu trách nhiệm chỉ đạo lấy mẫu thí nghiệm về vật liệu thi công. Các mẫu này được lưu giữ, trình khi nghiệm thu, như lý lịch xuất xưởng của các loại vật liệu giao đến công trình.

– Công trường sẽ thực hiện các biểu mẫu thể hiện tiến trình thi công, nghiệm thu công tác phần khuất sẽ được áp dụng theo mẫu của Nhà nước qui định.

– Công tác bê tông được chúng tôi chú ý đặc biệt vì chất lượng bê tông sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi bền của cấu trúc công trình. Để thí nghiệm kiểm tra chất lượng bê tông thường xuyên, chúng tôi đặt tại công trình một bộ dụng cụ kiểm tra độ sụt của bê tông. Bê tông chỉ được đổ khi độ sụt đúng theo yêu cầu. Chúng tôi sẽ tổ chức lấy mẫu theo chỉ định của Bên A để nén thử cường độ.

Tất cả các máy móc phục vụ cho thi công trên công trường đều phải có phiếu kiểm định của cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động và phải được bảo hiểm của các cơ quan chức năng.

Máy móc sử dụng được tận dụng tối đa công năng để phục vụ thi công nhằm tăng cường thêm tính nhanh chóng, chính xác .

Các công tác có tính chất riêng riêng biệt sẽ được dùng những loại máy móc phù hợp. Cụ thể như sau :

– Các loại máy trắc đạc có độ chính xác cao sẽ được sử dụng để kiểm tra, định vị tim, cốt …

– Các loại máy phục vụ công tác đất: xe tải vận chuyển … sẽ được bố trí đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng.

– Các máy phục vụ cho công tác lắp đặt : xe cẩu, …

– Các loại máy phục vụ công tác trộn bê tông, đầm bê tông … được bố trí đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng

– Các loại máy văn phòng như máy vi tính, điện thoại … cũng được trang bị bảo đảm việc thông tin, soạn thảo được tiến hành nhanh, gọn.

Chúng tôi sẽ kiểm soát các hoạt động trên công trường và đảm bảo rằng tất cả các hoạt động trên công trường đều phải tuân thủ theo Quy trình Quản lý chất lượng ISO 9001 phiên bản năm 2000.

Vấn đề chất lượng công trình luôn luôn được Tổng Công ty chúng tôi quan tâm hàng đầu và có những chiến lược, kế hoạch cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đó. Các biện pháp quản lý chất lượng mà chúng tôi đã lập ở trên sẽ được đội ngũ cán bộ, nhân viên, công nhân thi công trực tiếp ở công trường thực hiện triệt để và bổ xung những điểm cần thiết sao cho công trình này và những công trình tiếp theo của chúng tôi luôn luôn được đánh giá là những công trình chất lượng cao.

Chương IX : PHÂN TÍCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG

I – THỜI GIAN LÀM VIỆC TẠI CÔNG TRƯỜNG

Tổng thời gian thi công công trình kể từ ngày nhận mốc và được lệnh khởi công công trình là 324 ngày, kể cả ngày lễ và Chủ nhật.

II – SỰ PHỐI HỢP GIỮA CÁC BỘ PHẬN, TỔ THI CÔNG

Câu hỏi : Giàn phơi thông minh Xếp ngang Đài loan HT-11 c? Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Các dịch vụ Hồ sơ Xây dựng đang cung cấp

– Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu; – Tư vấn lập hồ sơ nghiệm thu, thanh toán, quyết toán; – Tư vấn lập hồ sơ quản lý dự án đầu tư, hồ sơ quản lý chất lượng; – Tư vấn lập hồ sơ hoàn công, hồ sơ pháp lý dự án; – Tư vấn quyết toán thuế công ty lĩnh vực Thiết kế và Xây dựng. Mọi thắc mắc về dịch vụ tư vấn xây dựng liên hệ về Văn phòng Hồ sơ xây dựng

Với hơn 999 mẫu nhà phố – biệt thự – liền kê được chúng tôi chia sẻ cùng quý vị :

Sưu tập 999 mẫu nhà đẹp bao gồm các phương kết cấu + kiến trúc khác nhau, giúp chủ đầu tư giảm thiểu tối đa chi phí, tiết kiệm hàng chục triệu đồng.

Thỏa sức lựa chọn mẫu nhà đẹp, miễn phí tư vấn thiết kế xây dựng nhà. .

XEM NGAY

Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Điện Nước Nhà Xưởng

Hệ thống đường điện và nước luôn là một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu trong các công trình xây dựng. Vì vậy mà thông thường, ở các công trình xây dựng, cho dù là nhà ở, xí nghiệp, nhà máy, hay văn phòng, tòa nhà… thì điện nước luôn được tách ra thành 1 công đoạn riêng, và yêu cầu được thiết kế một cách khoa học trong cách lắp đặt đường điện, nước bởi những nhà thầu chuyên nghiệp.

Mật khẩu : Cuối bài viết

Vì chỉ cần 1 chút sơ sẩy trong kỹ thuật sẽ mang lại những hệ quả phức tạp. Lắp đặt điện nước nhà xưởng phải cẩn thận hơn rất nhiều so với nhà ở dân dụng, vì nhà xưởng là nơi có rất nhiều thiết bị máy móc phức tạp, nhu cầu dùng điện rất cao, diện tích lớn,… nếu không tính toán chuyên nghiệp, cẩn thận, có thể dẫn đến rất nhiều hệ quả nguy hiểm.

BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC Biện pháp lắp đặt đường ống cấp nước

Toàn bộ hệ thống cấp, thoát nước của công trình được thi công theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành 20 TCVN 51 – 84 và TCVN 4519 – 88.

Công tác thi công hệ thống cấp nước được thực hiện qua các bước sau:

+ Việc tập kết vật tư thi công và bảo quản tại kho của công trình cần tuân thủ các bước như đã nêu trong mục trên.

+ Cùng tiến độ khi thi công bê tông sàn, thi công bể phốt, bể nước ngầm, Nhà thầu chủ động đặt chờ các vị trí ống cấp, thoát xuyên dầm, xuyên sàn theo quy cách thể hiện trên bản vẽ thi công nước. Khi công tác đặt chờ hoàn chỉnh (được xác nhận trong nhật ký thi công) Nhà thầu mới cho triển khai các công việc tiếp theo.

+ Để đảm bảo chất lượng, việc gia công cắt, ren ống thép tráng kẽm được thực hiện trực tiếp tại chân công trình bằng bàn cắt thủ công kết hoẹp với máy cắt ren ống chuyên dụng (của Trung Quốc sản xuất). Lưỡi cắt thép ống và ren luôn được thay thế sau 2500 lần cắt tránh được bong, tróc mặt tráng kẽm và loa, tóp đầu ống vì lý do lưỡi cắt không còn đủ độ sắc nhọn.

+ Đường ống thép tráng kẽm cấp nước đi chìm trong tường của khu vệ sinh do vậy khi thi công lắp đặt Nhà thầu sẽ sử dụng các loại máy cắt gạch để tạo rãnh trên tường. Như vây, sau khi lắp đặt sẽ đảm bảo đường ống chìm hẳn trong tường đảm bảo cho công tác ốp gạch men sau này được thuận tiện.

+ Việc chèn, đệm kín khe hở khớp nối ren khi thi công trục đường ống cấp nước được thực hiện bằng sợi đay tơ tẩm sơn, việc bịt kín khi lắp thiết bị thực hiện bằng băng tan.

+ Nhà thầu sử dụng các thiết bị định vị chuyên dụng để xác định các đầu chờ ra thiết bị sao cho vị trí tâm lỗ ống chờ lắp thiết bị có dung sai cho phép không quá 1mm so với vị trí chỉ định ghi trong hồ sơ thiết kế.

+ Tất cả các đầu ống trước và sau thi công đều được bịt kín bằng nút bịt ống tránh các vật lạ lọt vào và sẵn sàng cho công tác thử áp lực. Công tác thử áp lực đường ống sẽ được tiến hành ngay sau khi lắp đặt xong cho từng khu vệ sinh, cho từng đường trục. Việc tiến hành thử áp lực từng phần sẽ tránh được phải tháo dỡ hàng loạt khi phát hiện rò rỉ.

Biện pháp lắp đặt đường ống thoát nước

+ Toàn bộ ống thoát nước bên trong công trình là ống PVC và vật liệu phụ của Nhà máy nhựa Tiền Phong (VN) sản xuất.

+ Khi cột chống, cốp pha các tầng được tháo dỡ xong thì Nhà thầu mới tiến hành thi công hệ thống trục thoát nước trong nhà.

+ Do thoát trục là ống PVC D110 quy cách xuất xưởng 4m/đoạn nên Nhà thầu sẽ thi công từ dưới lên cho thuận lợi. Độ cao đặt tê chếch được tính toán từ cốt chuẩn và được kiểm tra theo cốt tầng đảm bảo khi lắp ghép thoát tầng sẽ đạt độ chính xác cao.

+ Để chịu được va đập lớn của nước thải khi sử dụng Nhà thầu sẽ rút ngắn khoảng cách đai ôm ống (colie) xuống là 1,5m/cái. ở những nơi không thể ôm ống vào tường bằng đai ôm bình thường, Nhà thầu sẽ gia công tại chỗ các colie đặc biệt đảm bảo neo giữ ống ở mọi vị trí.

+ Toàn bộ các loại ống thoát của tầng được đón ở phía dưới tức là nằm trong khoảng không giữa trần bê tông và trần giả của tầng dưới. Do đó Nhà thầu sử dụng quang treo ống chuyên dụng và ty treo để cố định các đường thoát tầng. Quang treo được chế tạo sao cho thật dễ dàng điều chỉnh độ cao thuận lợi cho việc lấy độ dốc.

+ Ống PVC và phụ kiện được nối với nhau bằng keo dán ống chuyên dụng do nhà máy nhựa Tiền Phong – Hải Phòng sản xuất. Quá trình bôi keo dán ống phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn lắp đặt và khuyến cáo kỹ thuật của nhà máy.

+ Cũng do thoát nước đón ở phía dưới nên số lượng điểm xuyên sàn là rất lớn, việc xử lý chống thấm cho các tiếp giáp nhựa, thép bê tông sẽ được Nhà thầu giám sát chặt chẽ và xử lý triệt để trước khi lắp đặt trần giả.

+ Sau khi thi công xong tầng nào Nhà thầu sẽ sử dụng nút bịt để bịt kín tất cả các đầu ống, ngoài ra Nhà thầu cũng sẽ không nối thoát tầng với thoát trục ngay. Việc này chỉ được thực hiện sau khi đã tiến hành bước kiểm tra rò rỉ sẽ nói đến trong mục sau.

Biện pháp kiểm tra, khắc phục lỗi của hệ thống đường ống

Sau khi nhận được báo cáo hoàn thành công việc của tổ trưởng thi công, kỹ sư phụ trách thi công đường ống phải trực tiếp hoặc uỷ nhiệm cho cán bộ kỹ thuật kiểm tra lại độ chính xác hình học của tất cả các đầu chờ cho đường cấp và thoát nước. Vị trí theo toạ độ ngang dọc của các đầu chờ không được sai lệch quá 1mm so với chỉ định vị trí thiết bị trong thiết kế có tham chiếu đến tài liệu kích thước thiết bị do nhà sản xuất cung cấp. Trường hợp phát hiện sai lệch, kỹ thuật phải yêu cầu tổ trưởng sửa chữa kịp thời trước khi công tác thử nghiệm rò rỉ tiến hành.

Để phát hiện rò rỉ đối với hệ thống thoát nước Nhà thầu sử dụng phương pháp ngâm. Do từ quá trình trước thoát nước từng phần vẫn còn cách ly với thoát nước trục nên có thể điền đầy đủ vào hệ thống thoát nước từng tầng để kiểm tra. Sau 24h nếu không phát hiện ra bất kỳ một rò rỉ nào thì hệ thống thoát nước được coi là đạt yêu cầu.

Để kiểm tra độ kín của đường ống cấp nước Nhà thầu thực hiện phép đo thử như sau: bịt kín các đầu ống bằng nút bịt thép, dùng bơm nước PW 251 EA đưa nước điền đầy toàn bộ hệ ống cấp, sử dụng bơm cao áp đưa nước trong hệ thống tới áp suất đỉnh 8kg/cm2 (theo yêu cầu của thiết kế). Duy trì trạng thái áp suất cao trong khoảng thời gian 12 tiếng, nếu sụt áp không vượt quá 5% so với áp suất đỉnh là đạt yêu cầu. Nếu sụt áp vượt quá mức trên Nhà thầu sẽ kiểm tra tìm chỗ rò rỉ để khắc phục.

Biện pháp thi công chống thấm cho các lỗ xuyên sàn:

Khi toàn bộ đường ồng cấp thoát thi công và công tác kiểm tra độ chính xác hình học cũng như kiểm tra khắc phục rò rỉ xong Nhà thầu mới tiến hành công tác thi công chống thấm khu vệ sinh.

Trước tiên Nhà thầu thực hiện bịt kín các lỗ xuyên sàn bằng xi măng trộn lẫn với phụ gia chống thấm, tỷ lệ pha trộn tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên vỏ hộp sau đó Nhà thầu tiến hành chống thấm xung quanh cổ ống bằng hỗn hợp trên và vải thủy tinh. Trước khi rải vải thủy tinh Nhà thầu sẽ quét 2 lớp sơn chống thấm đợi cho khô để tạo thành một liên kết vững chắc. Sau khi rải vải thủy tinh Nhà thầu sẽ quét thêm 1 lượt sơn nữa để cố định vải vào nền, Nhà thầu thực hiện công tác chống thấm cho toàn bộ các lỗ xuyên sàn khu vệ sinh. Công tác chống thấm được coi là hoàn thành sau khi ngâm nước vào khu vệ sinh 24h mà không phát hiện bất cứ một rò rỉ nào xuống tầng dưới.

Thiết bị vệ sinh hầu hết làm bằng sứ, do đó để đảm bảo an toàn cho thiết bị Nhà thầu sẽ tiến hành lắp đặt hết sức cẩn thận và sau đó phải có biện pháp bảo vệ chu đáo. Nhà thầu sẽ chỉ lắp đặt thiết bị vệ sinh khi các công tác xây trát ốp, lát và trần đã hoàn thành. Trên toàn bộ bề mặt tiếp xúc của thiết bị vệ sinh với sàn hay tường gạch men Nhà thầu sẽ tạo một lớp đệm mỏng bằng keo Silicon để kê êm chống va đập gây rạn nứt. Các ghép nối giữa thiết bị và đường ống đều được sử dụng các loại gioăng do nhà sản xuất cung cấp đồng bộ hoặc chỉ định, các thiết bị được lắp đặt một cách ngay ngắn và cân đối. Một số thiết bị như lavabo và tiểu treo phải được cố định vào tường bằng nở thép mạ kẽm hoặc nở INOX. Thiết bị lắp đặt xong phải được xối nước chạy thử, nước cấp phải đủ áp lực đầu vòi theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành 20 TCVN 51 – 84 và TCVN 4519 – 88. Nước thoát phải nhanh, các xi phông phải kín khít không chảy nước ra sàn. Xí bệt khi xả phải thấy dấu hiệu rút nước.

Biện pháp đảm bảo an toàn cho thiết bị đã lắp đặt

Khi thiết bị lắp đặt xong Nhà thầu sẽ thực hiện công tác bảo vệ cho đến khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Đối với các khu vệ sinh chưa có cửa hoặc cửa không có khóa Nhà thầu sẽ lắp cửa tạm bằng ván ép. Vào cuối giai đoạn hoàn thiện Nhà thầu sẽ tăng cường lực lượng bảo vệ, theo đó mỗi tầng bố trí một nhân viên. Các tổ thi công khi làm việc tại phòng nào thì tổ trưởng phải đăng ký với nhân viên bảo vệ tại tầng đó. Mọi mất mát và rủi ro với thiết bị đã lắp đặt nhân viên bảo vệ phải chịu trách nhiệm.

BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN

Biện pháp đặt máng cấp, ống luồn dây, đế âm tường

Trong quá trình thi công phần cơ điện Nhà thầu sẽ sử dụng nhiều loại vít nở bắt vào trần bê tông. Để không khoan vào thép sàn làm hỏng đầu mũi khoan và ảnh hưởng đến kết cấu Nhà thầu sẽ thực hiện công tác đánh dấu ngay từ khi hoàn thành công tác rải thép sàn. Theo đó khi rải xong thép sàn cứ giữa mỗi ô thép Nhà thầu sẽ chấm 1 dấu sơn đỏ vào cốp pha, sau khi dỡ cốp pha các dấu sơn đỏ sẽ in trên trần. Theo các dấu sơn đó Nhà thầu có thể khoan bắt vít nở mà không sợ chạm vào thép sàn.

Căn cứ vào các mốc độ cao và trục do trắc đạc cung cấp Nhà thầu định được vị trí chính xác đặt khay cáp, đi ống luồn dây và các vị trí đặt đèn cũng như đặt ổ cắm công tắc v.v Căn cứ vào các mốc đã được định vị trên trần Nhà thầu tiến hành khoan bắt vít nở để thả ty treo giá đỡ máng cáp. Khi khoan phải đặc biệt chú ý đến các dấu đỏ đã được chuẩn bị từ công tác rải thép sàn, đồng thời các ty ren phải thẳng hàng và đúng khoảng cách. Các tuyến máng cáp đi ngang sẽ được Nhà thầu lắp ghép ở trên sàn thành từng đoạn 10m một rồi mới kéo lên cao để cố định vào trần. Tuyến máng đi đứng sẽ được Nhà thầu lắp từ dưới lên. Nhà thầu sử dụng giáo hoàn thiện phục vụ thi công để thuận lợi cho việc lắp đặt máng cáp, cáp điện, đường ống cũng như tăng khả năng an toàn cho công nhân.

Sau khi đã có vị trí chính xác của đèn, ổ cắm Nhà thầu tiến hành lắp đặt ống luồn dây đi từ khay cáp đến thiết bị. Phần đường ống đi trong trần được cố định chắc chắn vào các thanh thép kết cấu, khi đến gần thiết bị thì chuyển thành ống mềm để dễ thi công lắp đặt cũng như bảo trì bảo dưỡng sau này. Các ống đặt tròn trần cũng được Nhà thầu đánh dấu vị trí bằng sơn đỏ vào cốp pha để tránh việc sau này khoan bắt vít nở sẽ khoan vào ống luồn dây. Phía dưới trần ống luồn dây đi chìm tường nên Nhà thầu ưu tiên thi công những đoạn ống này cùng tiến độ xây tường, đồng thời tại vị trí đã xác định được của ổ cắm công tắc Nhà thầu sẽ đặt luôn đế âm tường. Khi đặt đế âm tường Nhà thầu sẽ dùng ni vô để đảm bảo tất cả chúng đều được thăng bằng. Tại các vị trí ra đèn hay tại vị trí rẽ nhánh Nhà thầu sẽ đặt hộp nối dây. Từ các hộp nối dây Nhà thầu sử dụng ống xoắn ruột gà để đi đến các đèn đặt dưới trần.

Do trong thiết kế không chỉ định tại vị trí nào thì đi ống luồn dây đường kính bao nhiêu nên Nhà thầu sẽ tự tính lấy đường kính ống luồn dây cho từng vị trí theo phương pháp “Đơn vị hệ thống”. Quan điểm chung là đường kính ống được chọn phải đảm bảo cho khối dây điện bên trong ống và ống nhựa bao ngoài không bị tổn hại. Phương pháp “Đơn vị hệ thống” căn cứ vào trị số bình quân của ống nhựa và dây điện để quyết định sử dụng loại ống nhựa có đường kính to và nhỏ khác nhau.

Tất cả các cáp lực có tiết diện từ 10mm2 trở lên sẽ được Nhà thầu tổ chức lắp đặt và đo kiểm trước khi công tác trát tường bắt đầu. Só còn lại sau khi hoàn thành công tác trát tường, căn cứ vào hồ sơ điện Nhà thầu sẽ thực hiện kéo dây điện ngầm trong ống bảo vệ theo trình tự sau: Dây điện nguyên cuộn được chuẩn bị đầu dây và tổng số sợi dây. Luồn dây mồi cáp theo từng phân đoạn ống để rút cáp, trong trường hợp ống luồn dây chặt khó rút có thể sử dụng dầu Silicon làm tác nhân bôi trơn và tăng độ cách điện. Nhà thầu tuyệt đối cấm công nhân của mình không cho phép sử dụng các loại dầu, hoá chất khác làm tăng tốc độ lão hoá của vật liệu cách điện nhất là các sản phẩm có dẫn xuất từ dầu mỏ, dầu khoáng hoặc có chứa thành phần là các axit béo. Nhà thầu sẽ cho chế tạo lô ra đây đảm bảo có thể ra được nhiều sợi cùng một lúc mà không bị xoắn rối.

Khi đưa cáp lên rải Nhà thầu tiến hành rải từng sợi một bằng phương pháp chuyền tay, cấm không được sử dụng phương pháp kéo đầu cuối gây trầy xước và giãn cáp. Khi toàn bộ số cáp trong một phân đoạn đã rải xong Nhà thầu tiến hành sắp xếp lại và định vị chúng trong máng cáp bằng dây thít cáp PVC, đảm bảo cho các sợi cáp đi song song với nhau và không bị chồng chéo, bị rối. Đối với cáp trục đứng Nhà thầu dùng tời điện lắp đặt trên nóc hộp kỹ thuật để treo cáp theo phương đứng rồi mới tiến hành cố định cáp vào thang cáp đã lắp đặt xong trong giai đoạn trước. Lưu ý khi thi công trong hộp kỹ thuật phải làm các sàn thao tác trong tất cả các tầng để đảm bảo an toàn lao động. Để đồng bộ các thao tác giữa người tầng trên, tầng dưới và người điều khiển tời điện Nhà thầu sẽ cho tổ kéo dây sử dụng bộ đàm.

Toàn bộ dây và cáp điện khi kéo rải xong lộ nào thì tổ trưởng tổ kéo dây phải trực tiếp đánh ngay số lộ đó nhằm phục vụ cho công tác kiểm tra, nghiệm thu và đấu nối sau này không bị nhầm lẫn. Mã số lộ dây được đánh dấu như được ghi trong bản vẽ thiết kế hoặc được quy định bởi kỹ sư một cách có hệ thống và lô gíc đồng thời phải được tư vấn giám sát chấp nhận.

Tất cả các trường hợp ngoại lệ khác khi công nhân thi công gặp vướng mắc đều phải báo lại cho đội trưởng tìm cách khắc phục, không được tự ý thi công gây hậu quả nghiêm trọng sau này.

Hệ thống cáp điện được coi là hoàn chỉnh khi kỹ sư điện đã kiểm tra đúng với quy cách và vị trí trong hồ sơ, đảm bảo các thông số khi đo bằng đồng hồ đo điện vạn năng và megahm meter và được đeo nhãn ở cả hai đầu của sợi cáp (đánh số lộ theo bản vẽ).

Nhà thầu sẽ thi công lắp đặt và đấu nối tủ điện theo quy trình và trình tự như sau:

– Gia công thêm những đoạn máng cáp phụ + giá cáp phụ, yêu cầu chính xác phù hợp với máng chính và vị trí tủ điện.

– Khoan lỗ để luồn dây cho các tủ, chú ý khoan đúng kích cỡ dây theo thiết kế

– Chọn tìm các sợi cáp đưa vào tủ yêu cầu các số hiệu ghi trên cáp phải đúng theo thiết kế mới đưa vào tủ.

– Sắp xếp các sợi cáp đi từ giá vào tủ phải đều nhau theo thứ tự chiều cong uốn lượn đều, đảm bảo mỹ quan, sử dụng dây nhựa chuyên dùng để cột chặt cáp vào máng cáp.

– Đo chiều dài đầu cáp để đủ đấu nối vào thiết bị Nhà thầu sẽ cắt bớt đi đoạn thừa và thu gọn cho nhập lại kho.

– Lấy dấu để cắt cáp phải chính xác, dùng lưỡi cắt chuyên dùng (Nut splitter) hoặc cưa sắt, tiến hành cưa xung quanh sợi cáp với độ sâu phù hợp với vỏ cáp để cắt bỏ phần vỏ PVC và vỏ kimloại (chú ý không cắt vào phần vỏ cách điện bên trong).

– Dùng dao tiến hành bổ dọc đầu sợi cáp để vứt bỏ ngoài, tách đầu lõi cáp ra khỏi vỏ bọc chú ý thu các vỏ này để gọn gàng khu làm việc.

– Tiến hành lồng “chụp cao su chống nước” (với vị trí ngoài trời) vào cáp theo đúng chiều, thực hiện lồng ghép Gland vào dây cáp.

– Đưa đầu cáp đã được tách đầu vào trong tủ theo lỗ đã được khoan sẵn trên vỏ tủ, người trong tủ đón lấy đầu cáp kéo tiếp cho tới khi đầu gland được chui nửa dưới qua lỗ khoan, đặt chi tiết vòng đồng tiếp địa của gland rồi vặn đai ốc cuối gland cho tới khi chặt.

– Người phía ngoài tiến hành chụp đầu bịt cao su vào, cho trùm kín hết đầu ngoài gland.

– Dùng đồng hồ thông mạch để kiểm tra sợi cáp xem đầu kia đã đấu đúng vào thiết bị yêu cầu hay chưa.

– Lắp và ép đầu cốt cho từng lõi cáp, với cáp lực sẽ dùng ép thủy lực để ép chặt, với cáp điều khiển sẽ lồng thêm số hiệu lõi cáp rồi chỉ cần dùng kìm ép tay.

– Treo và kẹp chặt số hiệu cáp trên thân mỗi sợi cáp, cách tủ khoảng 3-5cm, yêu cầu phải đánh dấu đúng mã hiệu cáp theo bản vẽ thiết kế.Câu hỏi : Giàn phơi KS-950 có giá bán trên website chúng tôi bao nhiêu ?

Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tôi là Phạm Văn Quang – Đây là trang website của tôi Số 1 về các Hồ sơ trong lĩnh vực Xây dựng. Tôi luôn cập nhật nhanh chóng các tài liệu, văn bản hồ sơ Xây dựng cập nhập mới nhất trong lĩnh vực Xây dựng hiện nay !

Cập nhật thông tin chi tiết về Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Nội Thất Nhà Dân Dụng Có Gì? trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!