Bạn đang xem bài viết Thực Trạng Văn Hóa Học Đường Hiện Nay được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thực trạng văn hóa học đường hiện nayVăn hóa học đường là một môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ sống có hoài bão, có lý tưởng cao đẹp. Vì vậy, việc xây dựng văn hóa học đường được coi là nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, hiện nay, có những biểu hiện xuống cấp của văn hóa học đường đang là mối lo ngại của xã hội.
Học sinh Trường THCS Quảng Hòa (Quảng Xương) tham gia diễn đàn phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em do Tỉnh đoàn tổ chức.
Văn hóa bao giờ cũng gắn với giáo dục và giáo dục luôn đi liền với văn hóa. Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển thì phải duy trì, bảo tồn và phát triển giáo dục và văn hóa. Sau hơn 30 năm đổi mới, cùng với các địa phương khác trong cả nước, Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội… Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu đáng kể cả về quy mô trường lớp lẫn chất lượng giáo dục. Nền kinh tế, văn hóa, khoa học phát triển tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên (HSSV) được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, nhiều mô hình học tập tiên tiến, do đó, đạt nhiều thành tích trong học tập và nghiên cứu khoa học. Song, những năm gần đây, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống trên bình diện xã hội nói chung, trong môi trường học đường nói riêng.
Có thể thấy, phần lớn thế hệ trẻ ngày nay có vốn kiến thức rộng, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, có tinh thần học hỏi, khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cao, kính thầy, mến bạn, sống nền nếp, có ý chí vươn lên và không ngừng cố gắng trong học tập. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một bộ phận HSSV ứng xử một cách thiếu văn hóa, kém hiểu biết, gây ảnh hưởng đến tinh thần và môi trường văn hóa giáo dục tốt đẹp trong trường học. Nhiều nhà tư vấn tâm lý giáo dục cho rằng, hiện nay, văn hóa ứng xử học đường đang trong tình trạng đáng báo động. Có nhiều hành vi và lối ứng xử thiếu văn hóa của cả HS và giáo viên.
Đối với HS, biểu hiện nói xấu người khác, dối trá, nói tục, chửi thề, cãi vã, đánh nhau giữa HS với HS diễn ra ở nhiều trường học trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng. Thực tế cho thấy, những năm gần đây, trên cả nước diễn ra không ít vụ HS đánh nhau ở cả trong và ngoài trường học. HS đánh nhau không chỉ dùng chân tay hay cặp sách nữa mà còn cầm dao, kiếm và cả súng tự chế để “xử nhau” chỉ vì những lý do rất trẻ con như “nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông hoặc đơn giản là đánh cho bõ ghét… Hẳn chúng ta còn nhớ trường hợp 2 HS Trường THCS Ba Đình (thị xã Bỉm Sơn) dùng dao đâm chết bạn cùng trường vì mâu thuẫn cá nhân cách đây ít năm. Tại Trường THPT Cẩm Thủy 3 (Cẩm Thủy), năm 2023, cũng diễn ra sự việc 2 HS đánh bạn cùng trường ngất xỉu. Ngay sau khi sự việc xảy ra, ban giám hiệu nhà trường đã họp và đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ 1 năm học đối với 2 HS đánh bạn. Không chỉ đánh nhau, nói tục, chửi thề, cãi vã, hiện tượng học trò vô lễ, không tôn trọng thầy cô, gọi thầy cô bằng những từ ngữ vô văn hóa, xé bài kiểm tra trước mặt thầy, cãi thầy khi bị la mắng… diễn ra khá phổ biến, trở thành những tiêu cực trong môi trường học đường. Đơn cử như cuối năm 2023, 8 HS Trường THPT Nguyễn Trãi (TP Thanh Hóa) nhắn tin trên facebook xúc phạm đến danh dự, uy tín của thầy, cô giáo và nhà trường… Sự việc xảy ra khiến dư luận xã hội bất bình và lo lắng về ý thức, thái độ thiếu tôn trọng thầy, cô giáo của một bộ phận học trò hiện nay.
Giáo viên thì bạo lực với HS, sàm sỡ, gạ tình HS, gây nên sự xuống cấp nghiêm trọng của văn hóa học đường. Chúng ta đã từng chứng kiến sự việc một giáo viên của Trường Tiểu học An Đồng, An Dương (Hải Phòng) bắt HS uống nước giặt giẻ lau bảng, khi phát hiện HS nói chuyện riêng trong giờ. Sự việc xảy ra hồi tháng 4-2023. Hành động này đã “dậy sóng” trong dư luận xã hội. Cũng vì nói chuyện riêng trong giờ học, một cô giáo của Trường THCS Thọ Xuân, Đan Phượng (Hà Nội) yêu cầu 2 em HS đứng trên bục giảng và tát vào mặt nhau cho đến khi bạn khóc thì dừng. Không chỉ vậy, cô giáo này còn quát mắng 2 HS với những từ ngữ không đúng mực. Sự việc xảy ra hồi tháng 10-2023. Hay như trường hợp cô giáo Trường THCS Duy Ninh (tỉnh Quảng Bình) bắt cả lớp tát bạn đến mức nhập viện… Tại tỉnh ta, năm 2023, cũng đã xảy ra sự việc một thầy giáo ở Trường THCS Định Hòa (Yên Định) có hành vi bạo lực với HS khiến HS phải nhập viện.
Những sự việc trên đã gây bức xúc trong dư luận xã hội và làm phương hại đến văn hóa học đường, đến hình ảnh người giáo viên nhân dân.
Trong khi một số giáo viên có những biểu hiện vượt quá chuẩn mực sư phạm, thì không ít phụ huynh lại “cậy quyền”, “cậy tiền” có những hành động thiếu nhân văn, xem thường thầy, cô giáo như, trường hợp nhóm phụ huynh HS của Trường Tiểu học Bình Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An bắt một cô giáo của trường này quỳ xuống xin lỗi phụ huynh, sự việc diễn ra vào tháng 3-2023. Rồi trường hợp phụ huynh HS Trường Tiểu học Yên Tĩnh 2 (tỉnh Nghệ An) “trả đũa” một thầy giáo bằng hành động đánh thầy phải nhập viện. Ở Thanh Hóa, hồi tháng 5-2023, một giáo viên của Trường THCS Quý Lộc (Yên Định) cũng bị phụ huynh HS đến tận trường đánh phải nhập viện điều trị. Những cái tát hay hành động bắt giáo viên quỳ gối… không chỉ làm đau một người mà còn làm đau lớp lớp nhà giáo, ảnh hưởng tới danh dự của ngành giáo dục và truyền thống cao quý “tôn sư trọng đạo”.
Có rất nhiều yếu tố, mối quan hệ để xây dựng văn hóa học đường. Trong đó, có hai mối quan hệ chính là quan hệ giữa thầy và trò và quan hệ giữa các trò với nhau. Và, mối quan hệ giữa thầy và trò được xem là cốt lõi nhất. Thực tế, các nhà trường luôn kiên trì xây dựng văn hóa học đường từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Thế nhưng, hiện nay, biểu hiện xuống cấp của văn hóa học đường đang là mối lo ngại của xã hội.
Phong Sắc
Thực Trạng Văn Hóa Học Đường
Văn hoá học đường là một môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, vấn đề xây dựng văn hoá học đường phải được coi là trọng tâm và quan trọng nhất trong từng trường học. Nếu môi trường học đường thiếu văn hoá thì không thể làm được chức năng truyền tải những giá trị kiến thức nhân văn cho thế hệ trẻ.
Môi trường giáo dục là nơi đào tạo những lớp người có tri thức để phục vụ xã hội. Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là giường cột của nước nhà. Môi trường giáo dục lành mạnh là điều kiện tiên quyết để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt có tài năng, đạo đức. Trường học là nơi rèn đức, luyện tài, trang bị kiến thức cho học sinh. Trong môi trường này, học sinh phải biết về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ khác.
Vậy thực trạng văn hoá học đường ngày nay như thế nào? Phần lớn thế hệ trẻ trong nhà trường hiện nay có kiến thức rất rộng, nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin có sức khoẻ tốt, tinh thần cầu thị trong học tập, khả năng ứng dụng những kiến thức học vào thực tiễn cao, quý trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè sống có kỷ cương, không ngừng phấn đấu vươn nên trong học tập và trong cuộc sống. Nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đang ứng xử một cách vô văn hoá. Nhà tư vấn tâm lý Phạm Thị Thuý cho rằng: Văn hoá ứng xử học đường Việt Nam đã ở vào cấp độ báo động đỏ. Quá nhiều hành vi thiếu văn hoá của cả học sinh và giáo viên. Văn hoá học đường đang xuống cấp nghiêm trọng, là sự xuống cấp đáng sợ nhất của một nền giáo dục. Hiện có rất nhiều người đồng tình với ý kiến này khi cho rằng văn hoá ứng xử học đường đang bị xem nhẹ. Nhà trường chỉ tập trung vào việc dạy kiến thức tự nhiên xã hội mà quên đi giáo dục nhân cách sống cho học sinh. Thực tế cho thấy trong môi trường học đường, nơi văn hoá được coi trọng, đượcxây dựng và phát huy lại đang diễn ra những điều thiếu văn hoá. Trong môi trường giáo dục hai mối quan hệ chính là quan hệ giữa thầy và trò và quan hệ giữa các trò với nhau. Trong đó mối quan hệ giữa thầy và trò là mối quan hệ cốt lõi nhất để xây dựng môi trường giáo dục. Theo thống kê của Bộ giáo dục đào tạo, từ đầu năm học 2009-2010 đến nay cả nước đã xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, trong đó có các vụ án hình sự ngày càng gia tăng. Học sinh đánh nhau không chỉ dùng chân tay hay cặp sách nữa mà là những hình ảnh các học em sinh mặc đồng phục tuổi từ 10 đến 18 cầm dao, phớ, kiếm và cả súng tự chế hay súng mua chui trên thị trường để “Xử nhau” chỉ vì những lí do rất trẻ con như “nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông hoặc chỉ đơn giản là đánh cho bõ ghét.
Không dừng lại ở việc đánh lộn lẫn nhau học trò hiện nay yêu quá sớm, yêu nhiều và quan niệm yêu gắn liền với tình dục đã để lại những hậu quả khó lường. Có những bạn trẻ đứng trước nguy cơ vô sinh hoặc đã bị vô sinh do nạo hút thai ở tuổi dậy thì, sức khoẻ giảm sút, tâm lý tổn thương….Đã có rất nhiều bậc phụ huynh khi đưa con gái vào bệnh viện vì con đau bụng dữ dội mới tá hoả khi nhận được tin dữ con gái họ đã mang thai. Không ít những cô cậuđã phải làm cha, làm mẹ ở độ tuổi “ăn chưa no lo chưa tới” do quan niệm quá thoáng về tình yêu.
Văn hoá ứng xử giữa học trò với nhau ngày nay mang nhiều màu sắc biến tướng. Tình trạng kết bè, kết phái tạo thành băng, hội cũng là vấn đề nhức nhối nó không những làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục mà còn làm cho xã hội quan tâm lo lắng. Hiện tượng lập băng nhóm rồi đi cướp, trấn lột, dằn mặt lẫn nhau, thanh toán ân oán cá nhân của học trò làm gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với các nhà làm công tác giáo dục và quản lí giáo dục.
Từ trước đến nay, chúng ta vẫn nghe nhiều về đạo thầy – trò (Đạo làm thầy và đạo làm trò). Quan hệ thầy trò xưa kia là mối quan hệ đáng kính và đáng chân trọng. Người xưa có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là dạy một chữ cũng là thầy mình mà dạy nửa chữ cũng là thầy và lấy ông thầy làm trung tâm, học trò nhất nhất phải nghe theo, coi thầy là tấm gương để học theo. Cách đây hơn hai nghìn năm Khổng Tử bàn đến mối quan hệ Quân – Sư – Phụ (Vua – thầy – cha)tức là học trò kính thầy như kính vua, kính cha. Những quan niệm coi thầy là cha còn ăn sâu tới nỗi khi thầy chết học trò để tang như để tang cha mẹ. Mỗi khi muốn hỏi thầy hoặc trao đổi vấn đề gì phải thưa gửi lễ phép đàng hoàng. Đứng trước mặt thầy phải chỉnh tề, nhã nhặn, gặp thầy phải cúi chào từ xa, khoanh hai tay trước ngực khi nào thầy trả lời mới được ngửng lên. Nhưng ngày nay học trò của chúng ta đã không thể làm đủ lễ nghi với thầy cô họ lại còn xuyên tạc, làm biến tướng các nghi lễ, thiếu sự tôn trọng với thầy cô, coi thường việc học. Ví dụ như: Cách chào của học trò khi gặp thầy cô, họ vừa đi thậm chí là chạy ù ù qua thầy cô vừa chào “cô ạ”, “thầy ạ” để tiết kiệm từ và nói cho nhanh hơn nữa học trò chào thầy cô (nếu là cô giáo) “Quạ! Quạ!”, (nếu là thầy) “Thạ! Thạ!” rồi cười hô hố rất phản cảm làm cho giáo viên chẳng thể hiểu học trò chào mình hay chào cái gì?. Sau lưng học trò gọi thầy cô mình là ông nọ, bà kia tệ hại hơn là gọi bằng đại từ nhân xưng “nó”. Khi làm bài kiểm tra không tốt bị thầy cho điểm kém không vừa ý mình học trò sẵn sàng lôi bài kiểm tra ra xé trước mặt thầy cô để tỏ thái độ. Có trường hợp trò vì mâu thuẫn nhỏ, xung đột ý kiến hoặc bị giáo viên phạt mà quay ra thù thầy cô, tạt a-xít vào thầy cô, cả kể việc thuê người giết chết thầy cô mình. Nhìn lại xem đây là lối ứng xử gì?
Những năm gần đây hiện tượng tiêu cực trong giáo dục không phải là ít. Những sự việc như học trò biếu phong bì cho thầy cô đổi lại thầy cô cho học trò điểm cao (mặc dù bài làm rất kém) để học trò đỡ tốn công học. Biếu xén thầy cô để tránh bị kỷ luật…nó đã góp phần làm biến tướng và thương mại hoá quan hệ thầy trò, làm cho thầy không còn là thầy, không được tôn trọng, không uy nghiêm, được học trò coi là tấm gương để noi theo học tập, trò cũng chẳng phải trò, chẳng lễ phép, kính trọng thầy và chăm chỉ học hành tu dưỡng. Ở đâu đó chúng ta còn thấy những thầy giáo không đủ tư cách làm tấm gương, những cô giáo thiếu tinh thần trách nhiệm, những học trò bàng quan với việc học với tương lai, cuộc đời, chúng ta có thể thấy rằng việc giáo dục giới trẻ hiện nay đang là vấn đề cấp thiết được cả xã hội quan tâm. Việc xây dựng được môi trường giáo dục mà ở đó thầy đúng nghĩa là thầy, trò đúng nghĩa là trò, trong môi trường giáo dục đó chỉ có tình yêu thương, sự kính trọng, bao dung biết ơn và hoà hiếu đó là mơ ước của tất cả mọi người. Nhưng đáng buồn thay thực trạng văn hoá ứng xử của thế hệ trẻ trong nhà trường đang xuống cấp một cách nghiêm trọng cả về đạo đức lối sống và ý thức sống.
Đã đến lúc chúng ta phải thấy được sự cần thiết của việc giáo dục tư tưởng đạo đức và lối ứng xử có văn hoá cho thế hệ trẻ. Xây dựng một thế hệ trẻ có sức khoẻ, có trí lực, lòng nhiệt huyết, luôn trau dồi về lý tưởng và đạo đức cách mạng. Ngoài ra trong cuộc sống luôn chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của người công dân.
Đinh Thị Thanh Minh
Báo Động Đỏ Thực Trạng Bạo Lực Học Đường Hiện Nay Ở Việt Nam
Bạo lực học đường hiện nay đã trở thành một vấn nạn nhức nhối trong nhà trường và xã hội. Tình trạng này ngày càng phổ biến và diễn ra với mức độ nghiêm trọng hơn. Vậy có giải pháp khắc phục nào để giảm bớt tình trạng bạo lực học đường hiện nay?
1. Tình trạng bạo lực học đường hiện nayTheo báo cáo sơ bộ khoảng tháng 5/2023 của các cơ quan công an tại 63 tỉnh thành trên cả nước thì từ năm 2010 đến nay đã có hơn 7.000 học sinh tham gia vào các sự việc đánh nhau, lôi kéo dọa đánh bạn và bị kỷ luật.
Bạo lực học đường là những biểu hiện dẫn đến hành vi cụ thể như đụng chạm, ra tay, chân đánh người khác. Bạo lực học đường diễn ra ở nhiều cấp độ và hành vi khác nhau như lời nói đe dọa, vu khống, đánh đập…
Đáng nói, những sự vụ bạo lực học đường xảy ra không chỉ ở các học sinh nam mà thực tế lại có nhiều vụ học sinh nữ đánh nhau hội đồng hậu quả rất nghiêm trọng. Lý do rất vu vơ như “nhìn đểu”, xinh hơn bạn, người mới đến, học giỏi, không giúp đỡ bạn làm bài…
Cách xử lý thì bằng đủ vật dụng từ giày dép, guốc, cặp sách, ghế ngồi, dây lưng,…Điều lo ngại hơn cả là sự thờ ơ của các em, khi chỉ xúm xùm vào quay phim và chụp ảnh bạn tung lên mạng.
2. Nguyên nhân của hiện tượng bạo lực học đường hiện nayNhững học sinh có biến chứng tâm lý khác thường như bị tăng động, tâm thần nhẹ, có nhịp tim chậm, tỉ lệ lưu thông máu không đều, dễ bị kích động và thích các yếu tố kích động.
Những học sinh có IQ thấp, khuyết tật khả năng xử lý thông tin trí lực giảm sút, học lực kém, thất bại trong chuyện học hành, kiềm chế kém, dễ căng thẳng về xúc cảm có thái độ bất cẩn và hiếu thắng, thái độ chống đối mọi người xung quanh, thích hành vi bạo lực.
Học sinh có tiền sử sử dụng ma túy đá, rượu, thuốc lá hay các chất kích thích…
Bạo lực học đường hiện nay dễ xảy ra ở học sinh lứa tuổi dậy thì khiến các em phát triển mạnh về thể chất, hưng phấn cao, khả năng kiềm chế kém, cái tôi cá nhân cao nên sẽ không chịu khuất phục ai, dễ dàng ra tay xử lý bạn khi không vừa ý.
Nguyên nhân thì có nhiều nhưng cơ bản nhất là bản thân mỗi người chưa kìm nén được cảm xúc nhất thời của mình kéo theo dây chuyền làm ảnh hưởng chung đến ngành giáo dục. Từ học sinh đánh hội đồng nhau, học sinh bóp cổ cô giáo, thầy giáo bị đánh gãy xương mũi cho đến các sự vụ nghiêm trọng khác.
Do sự giáo dục chưa sâu sát của cha mẹ, xã hội xô bồ phụ huynh lại ít quan tâm tới con cái, cha mẹ thường nặng lời quát tháo con, xả stress bằng bạo hành gia đình.
Trẻ em dễ học theo tính xấu của người lớn, khi đang trong giai đoạn hình thành nhân cách thì chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội cũng có thể gây ra các tổn thương khó chữa lành, từ đó hình thành nhân cách méo mó về giá trị sống.
Gia đình bất hòa, ly dị, anh em đâm chém nhau là tấm gương không tốt cho con cái, từ đó khiến các em lớn lên trong sợ hãi và dẫn tới trầm cảm, có hành động ngông cuồng, quậy phá, hư hỏng,… Gia đình được coi là nguyên nhân chính gây ra bạo lực học đường ở Việt Nam.
Không những thế, kỷ cương nề nếp cũng lỏng lẻo, nhiều thầy cô không còn là tấm gương cho học sinh noi theo dẫn tới tình trạng học sinh mất phương hướng, hành động sai trái.
Nhà trường ít quan tâm đến học sinh, giáo viên chủ nhiệm cũng không có nhiều thời gian để quan tâm đến mỗi cá nhân nên bạo lực học đường ngày càng diễn ra một nhiều.
Những em học sinh cá biệt cũng bị giáo viên và bạn bè xung quanh kì thị nên các em càng trở nên bất mãn và buông xuôi chuyện học hành lao theo các trò chơi vô bổ. Đây cũng được xem là nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên thực trạng bạo lực học đường hiện nay.
Nguyên nhân xã hội chính là do ảnh hưởng từ những môi trường xung quanh như bạo lực phim ảnh, sách báo, game, đồ chơi có tính bạo lực trên mạng xã hội. Mạng Internet có tới 77% là trò chơi là đánh nhau, giết người, mang tính bạo lực cao các em không tránh được những ảnh hưởng xấu của các hình ảnh bạo lực.
Tuổi trẻ thường có tính bắt chước và thử nghiệm việc các em làm theo những hình ảnh, hình tượng đó là hoàn toàn dể hiểu.
Các ấn phẩm báo chí, sách, truyện tranh, video clip, hình ảnh mang tính bạo lực cũng góp phần hình thành nhu cầu bạo lực của trẻ em Việt Nam.
3. Giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường hiện nayĐứng trước thực trạng bạo lực học đường như hiện nay, Chính phủ, Quốc hội, Bộ GD & Đào tạo cần có những chương trình nhằm tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để cải thiện bạo lực học đường so với năm 2023.
Một là, đối với bản thân các em học sinh cần nâng cao nhận thức, ý thức về hành động và những hậu quả của hành động bạo lực đó. Tránh tham gia hay đua đòi theo những học sinh có cá tính mạnh, có những hành vi bạo lực.
Tăng cường giao lưu, chơi cùng nhóm bạn đồng hành giúp đỡ nhau trong học tập và khi cần thiết sẽ có sự hỗ trợ từ các bạn. Tránh chơi theo phong trào phân biệt đối xử, nên tổ chức nhiều sân chơi bổ ích để tạo sự gần gũi, tránh những hành vi bạo lực.
Gia đình cần có thái độ bình tĩnh, ân cần chỉ bảo dần dần để các em nhận ra hành vi chưa đúng đắn của mình để thay đổi tích cực hơn. Trong gia đình con cái và bố mẹ cần có mối quan hệ tin tưởng- bình đẳng, lắng nghe tâm sự của con và có cách dạy con hợp lý.
Cha mẹ cần quan tâm tới các mối quan hệ bạn bè của con, nhưng cha mẹ không nên quản lí con quá khắt khe làm con có cảm giác bị chói buộc và không được thể chia sẻ cùng cha mẹ.
Cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành đối với con hoặc tìm cho con những người bạn đáng tin tưởng mà con có thể chia sẻ trong cuộc sống.
Nhà trường nên quan tâm tới học sinh, không cho phép chia bè, kéo cánh chế nhạo hành vi của một cá nhân trong lớp học dẫn tới các em bị chán nản vì dồn vào đường cùng mà dẫn tới hành vi xấu.
Đồng thời nhà trường cũng nên có những biện pháp mạnh với những học sinh chuyên gây gổ đánh nhau để làm gương cho những học sinh khác
Dạy cho học sinh kỹ năng kiểm soát bản thân trong cơn nóng giận, giảm bớt nóng giận khuyến khích học sinh thông báo những biểu hiện về bạo lực học đường cho giáo viên.
Giải Pháp Ngăn Chặn Tình Trạng Bạo Lực Học Đường Hiện Nay
Cần cố gắng mở rộng năng cao nhận thức cho các em. Để các em ý thức về hành động và những hậu quả của hành động bạo lực đó.Trong tập thể lớp cần tổchức các nhóm bạn đồng hành tương tự như hình thức đôi bạn cùng tiến để nâng cao nhận thức hiểu biết tăng cường sự trao đổi khắc phục lẫn nhau cùng nhau học tập .Với những học sinh có cá tính mạnh có biểu hiện đầu gấu, chơi hội thì phải khoanh vùng phối hợp cùng gia đình và nhà trường uốn nắn phải biết lôi kéo các em vào các phong trào của lớp , tạo sân chơi cho các em đỡ nhàn chán tránh đước sự phân biệt đối xử . Tổ chức nhiều sân chơi bổ ích để tạo sự gần gữi yêu thương con người . Tránh được sự thờ ơ vô cảm của mọi người trước những hành động bạo lực
Bạo lực học đường xảy ra ở mọi nơi
Trong gia đình chúng ta cần nhìn nhận cách giáo dục con trẻ .Lâu nay chúng ta chỉ chú trọng đến kết quả học hành của con cái mà xem nhẹ việc các em nghĩ gì cần gì xử sự như thế nào với bạn bè .Thay vì để con cái có cuộc sống vật chất đầy đủ cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành trong cả chặng đường làm người của con cái, không nên tạo cho con cái một cái vỏ bọc quá cứng nhắc sẽ gây lên tâm lí ỷ lại dựa dẩm chơi bời và hưởng thụ . Mọi người phải có thái độ phê phán lên án những hành vi thô bạo và phải có những biện pháp xử lí có tính chất răn đe , để làm gương cho người khác .
Xã hội cần phải có những giải pháp đồng bộ chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình nhà trường trong toàn xã hội , coi trọng dạy kỹ năng sống cho các em vươn tới nhũng điều chân-thiện-mĩ.
Thực Trạng Môi Trường Hiện Nay
Thực trạng môi trường hiện nay đang bị làm bẩn nghiêm trọng. Điều này gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái cũng như sức khỏe của con người. Nếu tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục kéo dài thì sẽ vô cùng nguy hiểm.
Thực trạng môi trường hiện nay không còn là đề tài có thể lãng tránh. Nhưng liệu bạn đã nhận thức đầy đủ về sự thật đang diễn ra?
Gần đây nhất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra những con số “giật mình” trong báo cáo môi trường. Cụ thể, hàng năm nước ta tiêu thụ 10.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật, 2.3 tấn rác thải sinh hoạt, 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp…quả thực, chưa bao giờ vấn đề môi trường lại trở thành điểm nóng như hiện tại.
Thực trạng môi trường hiện nay đang rơi vào “báo động đỏ” với những số liệu gây hoang mang
Đặc biệt, 283 khu công nghiệp của cả nước đang “tẩm ướp” vào môi trường 550.000m 3 nước thải mỗi ngày. Đáng ngại thay, trong 615 cụm công nghiệp chỉ có 5% có hệ thống xử lý nước thải, hơn 500 cơ sở có công nghệ sản xuất lạc hậu. Chưa kể, 5.000 doanh nghiệp, 4.500 làng nghề, 13.500 cơ sở y tế phát sinh hàng chục tấn chất thải ra môi trường.
Ấy thế mà, lượng nước thải, rác thải vẫn đang ngày/đêm chưa được xử lý. Chúng chẳng khác nào mối nguy tiềm ẩn đe dọa đến sự sống của con người. Đây đều là những thống kê cho thấy, tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Nó chẳng khác nào khối u nhọt đang tiến triển từng ngày. Nếu không giải quyết triệt để, lâu ngày sẽ hình thành bệnh nan y “vô phương cứu chữa”.
Đất là tài nguyên vô giá mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng. Thế nhưng, chúng ta đã làm gì với nguồn tài nguyên này? Chúng ta xây dựng nhà máy, các khu nhà hộp diêm cứ thi nhau nối dài. Trong khi những mảng xanh của thiên nhiên dần biến mất. Hơn thế, đất chật mà người đông, nhiều người thản nhiên vứt rác bừa bãi, lâu ngày gây ô nhiễm môi trường đất.
Hiện nay, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất suy giảm trầm trọng. “Tấc đấc tấc vàng” đang dần biến mất, nếu viễn cảnh này cứ tái hiện, đến lúc chúng ta nhận ra phải chăng là quá muộn?
Ô nhiễm môi trường đất ngày càng trầm trọng
Có một sự thật đáng buồn, thay vì sử dụng nguồn nước cho thủy điện, một số cá nhân, tập thể lại coi nguồn nước là bãi tập kết rác. Còn với các nhà máy, khu công nghiệp? Trong khi một số đơn vị tìm cách để giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường. Một số khác lại vô tư biến nguồn nước thành những dòng đen ngòm, hôi thối.
Nghiêm trọng hơn, quy mô ảnh hưởng của môi trường nước lại đáng lo hơn ô nhiễm môi trường đất. Môi trường nước ô nhiễm làm các vi sinh vật không thể đồng hóa được, lượng oxy trong nước giảm, khí độc tăng lên. Điều này đang thật sự đe dọa đến sự sống của toàn nhân loại.
Những dòng sông đổi màu, bốc mùi vì ô nhiễm môi trường
Với lượng xe máy, ô tô lưu thông như hiện nay đã vô tình thải vào môi trường một lượng khí độc rất lớn. Không những thế, các nhà máy xí nghiệp đang từng ngày, từng giờ “tiêm thuốc độc” vào bầu khí quyển. Điều này khiến cho bầu khí quyển vốn đã ô nhiễm nay lại càng trầm trọng hơn. Thậm chí, ô nhiễm khí quyển đang trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng trên toàn thế giới.
Ô nhiễm môi trường không khí đang đứng trước tình trạng đáng báo động
Chưa bao giờ, vấn đề ô nhiễm môi trường lại nóng sốt như những năm gần đây. Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường có thể kể đến như cá chết hàng loạt, bệnh ung thư tăng lên, nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng…Và còn vô vàn những hậu quả nghiêm trọng khác mà không thể kể hết. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường?
Đầu tiên, đó là sự thiếu ý thức của người dân. Họ vô tư xả rác với suy nghĩ việc làm của mình quá nhỏ bé, không đủ sức để gây ra ô nhiễm môi trường. Một số khác lại cho rằng, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của các cơ quan chính quyền, của nhà nước…
Hành vi xả rác thiếu ý thức của người dân
Đáng buồn hơn, một bộ phận người dân lại suy nghĩ môi trường ô nhiễm rồi, có giải quyết cũng không ăn thua. Và ô nhiễm môi trường là chuyện của thiên hạ, không ảnh hưởng gì đến mình.
Và chính những suy nghĩ thiển cận này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục tư duy bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau.
Việc phá hoại môi trường của một người gây ảnh hưởng nhỏ nhưng hàng trăm người cộng lại sẽ gây hậu quả lớn. Một tờ giấy, một hộp sữa, một túi ni lông… nếu tích tụ nhiều sẽ thành một bãi rác khổng lồ. Lâu ngày sẽ gây mất mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường, nghẹt cống thoát nước mỗi khi mưa lớn.
Nguyên nhân thứ hai gây ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ đặt lợi nhuận lên hàng đầu bất chấp hậu quả. Trên thực tế, có không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường.
Thêm vào đó là quá trình xử lý nước thải ở một số khu công nghiệp, nhà máy chưa hiệu quả. Chính điều này đã khiến cho sông, suối, ao hồ bị nhiễm độc nguồn nước trầm trọng.
Đáng buồn hơn, đó là sự thiếu quan liêu trong công tác bảo vệ môi trường. Thay vì răn đe, nghiêm minh xử lý, một số cơ quan lại tiếp tay cho hành động phá hoại môi trường.
Để ngăn chặn, khắc phục có hiệu quả các hành vi ô nhiễm môi trường cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cộng đồng, truyền tải những thông điệp về bảo vệ môi trường để mỗi người ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường sống.
Thứ hai, chung tay hành động thiết thực như trồng cây xanh, thu gom rác thải, xử lý có hiệu quả để không gây ra những hệ lụy khác.
Thứ ba, mỗi hộ dân nên hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa khi nghẹt cống. Bởi điều này sẽ vô tình gây ô nhiễm nguồn nước. Thay vào đó hãy áp dụng thông tắc bồn cầu, xử lý ống thoát nước bằng vi sinh.
Thứ tư, nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong đó, cần phải có những biện pháp đủ mạnh để răn đe các đối tượng vi phạm. Không những thế, cần xây dựng hệ thống quản lý môi trường đồng bộ trong các khu công nghiệp, nhà máy. Mặt khác, tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm chung tay bảo vệ môi trường
Thứ năm, nên bổ sung thêm thùng rác, nhà vệ sinh công cộng tại các khu dân cư, tuyến đường lớn…
Thứ sáu, cần tăng cường công tác an ninh, thanh tra về môi trường. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ thanh tra môi trường. Mặt khác, trang bị phương tiện, máy móc hiện đại cho công tác xử lý các vấn đề về môi trường.
Hãy chung tay bảo vệ môi trường sống!
Thực Trạng An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Hiện Nay
Thực trạng An toàn vệ sinh Thực phẩm Hiện nay; Con Người Đang Phải Đối Mặt Với Những Thực Phẩm Bẩn; Không Đảm Bảo Vệ Sinh Về Chất Lượng, Độ An Toàn Trong Chế Biến, Sản Xuất.
Tại Bài Viết Dưới Đây, Quyết Thắng Cung Cấp Thực Trạng An Toàn Thực Phẩm Hiện Nay. Và Đề Cập Các Giải Pháp Giải Quyết Cho Vấn Đề Này!
Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Thực phẩm rất đa dạng, có thể là thức ăn nước uống; thậm chí còn bao gồm cả những dạng thuốc bổ sung chất cho cơ thể.
Tuy nhiên, hiện nay con người đang phải đối mặt với những thực phẩm bẩn; không đảm bảo vệ sinh về chất lượng, về độ an toàn trong chế biến, sản xuất.
An toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội; khi ngày càng có nhiều người mắc các bệnh do ăn phải thực phẩm bẩn, kém chất lượng.
Vì vậy từng cá nhân, tổ chức cần có trách nhiệm cụ thể để đảm bảo an toàn thực phẩm cho bản thân; gia đình và xã hội.
1) Thực Trạng An toàn vệ sinh Thực phẩm Hiện Nay Hiện nay thực phẩm bẩn đang tràn lan trên thị trường:
Các thực phẩm này không đảm bảo về chất lượng,
Không rõ nguồn gốc khiến người tiêu dùng khó để lựa chọn được các sản phẩm đảm bảo an toàn.
Ngày càng có nhiều người sản xuất, kinh doanh sử dụng :
Thuốc kích thích tăng trưởng,
Sử dụng cám tăng trưởng trong chăn nuôi,
Những hóa chất cấm dùng trong chế biến nông thủy sản, sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt, cá ôi thối…
Do quy trình chế biến hay do nhiễm độc từ :
Môi trường, từ dùng nước thải sinh hoạt,
Nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau, quả cao hơn nhiều so với quy định, hoặc thực phẩm không rõ nguồn gốc… gây ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng và xuất khẩu.
Nhiều cơ sở chế biến không đảm bảo vệ sinh, máy móc không đảm bảo đúng yêu cầu quy định của Nhà nước.
Các thông tin về: thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay
Ngộ độc thực phẩm,
Tình hình vi phạm tiêu chuẩn ATTP, dịch bệnh gia súc, gia cầm… xảy ra ở một số nơi, càng làm cho người tiêu dùng thêm hoang mang, lo lắng.
Theo báo cáo gần đây của các cơ quan chức năng:
Công tác bảo đảm mặc dù đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên vẫn chưa được xử lý triệt để.
Các biện pháp ngày càng tinh vi và có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
Trong khi đó, do nhịp sống hối hả hiện nay, người tiêu dùng rất khó để nhận biết được đâu là thực phẩm sạch đâu là thực phẩm bẩn.
Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý chất lượng An toàn vệ sinh Thực phẩm của Bộ Y Tế:
Số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm cũng như số người bị nhiễm độc thực phẩm còn khá cao,
Đặc biệt là các trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm.
Các vụ ngộ độc thực phẩm đang diễn biến phức tạp, có nhiều người tử vong vì ăn phải thực phẩm không đảm bảo an toàn…
Trong khi đó, thông tin về Thực trạng An toàn vệ sinh Thực phẩm hiện nay còn
Gây nhiều tranh cãi,
Nhiều đối tượng lợi dụng sự hoang mang của người tiêu dùng để tung những tin gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
2) Giải Pháp An toàn vệ sinh thực phẩm hiện tạiTrước thực trạng về thực phẩm bẩn, mất an toàn; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2011 – 2023 và tầm nhìn 2030.
Để giải quyết vấn đề này cần sự đồng bộ từ 3 phía giải pháp: Đó là cơ chế – chính sách, kinh tế – xã hội; khoa học – công nghệ cũng như hành động từ các bên: Nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng.
Nhà nước cần điều chỉnh các văn bản luật:
Bên cạnh đó, cần đề ra các chính sách nhằm ngăn chặn các sản phẩm thực phẩm nguy hại từ bên ngoài vào nước ta; gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân.
Về phía Nhà sản xuất: thực trạng An toàn vệ sinh Thực phẩm hiện nay
Các cơ sở sản xuất, chế biến cần có những biện pháp hỗ trợ sản xuất sạch phát triển; bảo đảm an toàn thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn được các cơ quan chức năng đánh giá, chứng nhận.
Nhà sản xuất cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh; tránh vì mục đích lợi nhuận mà gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng cũng như gây ảnh hưởng đến toàn xã hội.
Về phía người tiêu dùng: Thực trạng An toàn vệ sinh Thực phẩm hiện nay
Người tiêu dùng cần nâng cao hiểu biết đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng thực phẩm.
Mỗi người dân cần thận trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc, tránh mua phải những thực phẩm kém chất lượng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Mỗi người tiêu dùng có trách nhiệm báo cáo các hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm tới các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để kịp thời giải quyết.
3) Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩmHiện nay việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có đối với các đối tượng phải xin giấy phép; chuẩn bị đi vào hoạt động hoặc đang hoạt động rồi phải bổ sung gấp loại giấy này
Vậy những đối tượng nào phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định?
Cơ sở của bạn có thuộc đối tượng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay không?
Nếu bạn thuộc đối tượng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mà không xin giấy phép thì sao?
Đối tượng bắt buộc phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2023/NĐ-CP về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Tất cả Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải:
Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm khi hoạt động
Trừ trường hợp tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2023/NĐ-CP .
Xin Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
– Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.
-Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.
-Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
-Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
-Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
-Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
-Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
-Bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm theo mẫu quy định.
4) Dịch vụ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Quyết ThắngQuý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm vui lòng liên hệ
Hơn 10 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ cho Doanh nghiệp. Hơn ai hết chúng tôi thấu hiểu bạn cần sự rõ ràng, bí mật số liệu và tiết kiệm nhất về chi phí
DỊCH VỤ TƯ VẤN QUYẾT THẮNGUY TIN – CHUYÊN NGHIỆP – BÍ MẬT THÔNG TIN
Với đội ngũ luật sư, chuyên viên nhiều kinh nghiệm, có uy tín trong lĩnh vực tư vấn đầu tư nước ngoài, thành lập công ty, tư vấn về an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ, dịch vụ kế toán thuế …
Công ty chúng tôi cam kết cho các dịch vụ an toàn vệ sinh thực phẩm
Luôn mang lại cho khách hàng những dịch vụ tư vấn chất lượng cao
Chi phí hợp lý khách hàng không phải đi lại, chờ đợi nhiều lần
khi sử dụng dịch vụ tại Quyết Thắng Với quy trình làm việc khoa học
Thực hiện các công việc được chia thành các giai đoạn, thể hiện sự chuyên nghiệp và tính hiện đại.
Quý khách hàng được tư vấn hỗ trợ ngay cả khi yêu cầu tư vấn được thực hiện xong.
✅ ✅ Đăng Bởi Trọng Quyết CEO Tại Seo Quyết Thắng.Với 8 Năm Kinh Nghiệm Trong Lĩnh Vực Tư Vấn Doanh Nghiệp
Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Trạng Văn Hóa Học Đường Hiện Nay trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!