Xu Hướng 6/2023 # Thực Trạng Và Hiệu Quả Một Số Giải Pháp Quản Lý Nâng Cao Chất Lượng An Toàn Người Bệnh Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Thái Bình # Top 6 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Thực Trạng Và Hiệu Quả Một Số Giải Pháp Quản Lý Nâng Cao Chất Lượng An Toàn Người Bệnh Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Thái Bình # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Thực Trạng Và Hiệu Quả Một Số Giải Pháp Quản Lý Nâng Cao Chất Lượng An Toàn Người Bệnh Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Thái Bình được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2020.00318

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Mặc dù số lượng sự cố y khoa xảy ra khá nhiều, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực, nhưng ở nước ta các nghiên cứu về an toàn người bệnh, sự cố y khoa chưa nhiều [11]. Trong báo cáo của ngành y tế hàng năm chưa thông báo công khai, cụ thể về sự cố y khoa, thiếu thông tin đầy đủ dịch tễ về sự cố y khoa, như sự cố trong phẫu thuật, thủ thuật, sử dụng thuốc… Điều đó đã làm giảm sự hợp tác của người bệnh, người nhà người bệnh với thầy thuốc, làm tăng sự hoài nghi, hoang mang trong xã hội và gán tội, đổ lỗi khi có sự cố y khoa xảy ra [1], [12], [13]. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là cơ sở khám chữa bệnh đa khoa tuyến cao nhất của tỉnh Thái Bình, năm 2007 được xếp hạng I, trực thuộc Sở Y tế [14]. Bệnh viện đã triển khai được nhiều kỹ thuật cao của tuyến trung ương. Tuy nhiên cũng giống như một số cơ sở y tế khác, tại bệnh viện vẫn còn xảy ra một số sự cố y khoa không mong muốn gây ảnh hưởng tiêu cực tới người bệnh cũng như ảnh hưởng tới uy tín trong hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện. Mặc dù Bệnh viện đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực và thực hiện một số giải pháp quản lý để tăng cường, cải thiện an toàn cho người bệnh nhưng kết quả đạt được chưa như mong muốn. Câu hỏi đặt ra là thực trạng sự cố y khoa và báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình như thế nào, kiến thức, thái độ của nhân viên y tế về đảm bảo chất lượng an toàn người bệnh ra sao, làm thế nào để nâng cao được chất lượng an toàn người bệnh tại bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đang là những câu hỏi cần được trả lời cấp bách. Trước thực tế đó chúng tôi nhận thấy cần phải có những nghiên cứu áp dụng một số giải pháp quản lý mới vào hoạt động khám chữa bệnh nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng an toàn người bệnh.3 Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và hiệu quả một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng an toàn người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình” với 2 mục tiêu: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả thực trạng quản lý chất lượng an toàn người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2015. 2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng an toàn người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2017

MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1 Chương 1: TỔNG QUAN……………………………………………………………………. 4 1.1. Thực trạng quản lý chất lượng an toàn người bệnh………………………….. 4 1.1.1. An toàn người bệnh và sự cố y khoa………………………………………………….4 1.1.2. Quản lý chất lượng an toàn người bệnh……………………………………………..8 1.1.3. Phòng ngừa sự cố y khoa. ……………………………………………………………….12 1.2. Giải pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lượng an toàn người bệnh…. 15 1.2.1. Các phương pháp chất lượng cơ bản cấp quốc gia……………………………16 1.2.2. Các hoạt động cơ bản về quản lý chất lượng trong khám chữa bệnh. ..16 1.2.3. Các hoạt động khác trong quản lý chất lượng khám chữa bệnh…………21 1.2.4. Một số mô hình quản lý chất lượng bệnh viện………………………………….23 1.2.5. Các nghiên cứu về quản lý chất lượng bệnh viện, an toàn người bệnh 30 1.2.6. Tổ chức hệ thống các bệnh viện tại tỉnh Thái Bình…………………………..37 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………. 38 2.1. Địa bàn, đối tượng và thời gian nghiên cứu…………………………………… 38 2.1.1. Địa bàn nghiên cứu…………………………………………………………………………38 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………..38 2.1.3. Thời gian nghiên cứu………………………………………………………………………40 2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 40 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………..40 2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu cho nghiên cứu………………………………………………42 2.2.3. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu. …………………………………………..47 2.2.4. Cơ sở tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số trong nghiên cứu. ……………………49 2.2.5. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin……………………………………..50 2.3. Các bước và tiến trình nghiên cứu. ………………………………………………. 51 2.3.1. Các bước tiến hành nghiên cứu. ………………………………………………………512.3.2. Giải pháp can thiệp. ………………………………………………………………………..52 2.3.3. Tiến trình thực hiện đề tài ……………………………………………………………….56 2.4. Xử lý số liệu……………………………………………………………………………… 62 2.5. Biện pháp khắc phục sai số trong nghiên cứu. ………………………………. 63 2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu. ……………………………………………….. 63 2.7. Phạm vi và một số hạn chế trong nghiên cứu………………………………… 64 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 65 3.1. Thực trạng quản lý chất lượng an toàn người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2015…………………………………………………….. 65 3.1.1. Kiến thức của NVYT về quản lý chất lượng ATNB…………………………65 3.1.2. Thái độ của NVYT về quản lý chất lượng ATNB. …………………………..68 3.1.3. Kiến thức của NVYT về 5S……………………………………………………………70 3.1.4. Thái độ của NVYT về thực hiện 5S…………………………………………………71 3.1.5. Thực trạng sự cố y khoa tại bệnh viện năm 2015……………………………..73 3.2. Hiệu quả một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng an toàn người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2017……………………. 77 3.2.1. Hiệu quả về kiến thức của NVYT đối với quản lý chất lượng ATNB 77 3.2.2. Hiệu quả về thái độ của NVYT đối với quản lý chất lượng ATNB ….82 3.2.3. Hiệu quả thay đổi kiến thức của NVYT đối với 5S …………………………85 3.2.4. Hiệu quả về thái độ của NVYT đối với 5S ………………………………………86 3.2.5. Thực trạng và hiệu quả thực hiện báo cáo SCYK tại bệnh viện trước, sau can thiệp…………………………………………………………………………….88 3.2.6. Hiệu quả can thiệp đối với nhiễm khuẩn bệnh viện. …………………………93 3.2.7. Kết quả nghiên cứu định tính hiệu quả của các giải pháp can thiệp …..98 Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………. 101 4.1. Thực trạng quản lý chất lượng an toàn người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2015…………………………………………………… 101 4.1.1. Kiến thức của NVYT về quản lý chất lượng an toàn người bệnh…….1014.1.2. Thái độ của NVYT về quản lý chất lượng ATNB…………………………..109 4.1.3. Kiến thức của NVYT về 5S…………………………………………………………..111 4.1.4. Thái độ của NVYT về thực hiện 5S……………………………………………….112 4.1.5.Thực trạng về báo cáo SCYK, NKBV tại bệnh viện năm 2015 ..113 4.2. Hiệu quả một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng an toàn người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2017………………….. 115 4.2.1. Hiệu quả về kiến thức của NVYT đối với quản lý chất lượng ATNB115 4.2.2. Hiệu quả về thái độ của NVYT đối với quản lý chất lượng ATNB …121 4.2.3. Hiệu quả về kiến thức của NVYT đối với 5S …………………………………124 4.2.4. Hiệu quả về thái độ của NVYT đối với 5S……………………………………..125 4.2.5. Hiệu quả cải thiện về tình hình sự cố y khoa tại bệnh viện………………127 4.2.6. Hiệu quả cải thiện tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện ………………………131 4.3. Tính bền vững của các giải pháp can thiệp………………………………….. 135 KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 138 KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………. 140 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tỷ lệ NVYT có kiến thức đúng về đặc điểm của SCYK. ………. 65 Bảng 3.2. Tỷ lệ NVYT có kiến thức đúng về SCYK trong sử dụng thuốc… 65 Bảng 3.3. Tỷ lệ NVYT có kiến thức đúng về SCYK trong phẫu thuật. ….. 66 Bảng 3.4. Tỷ lệ NVYT có kiến thức đúng về nhiễm khuẩn bệnh viện……. 67 Bảng 3.5. Tỷ lệ NVYT có kiến thức đúng về quản lý và trao đổi ………….. 67 Bảng 3.6. Kiến thức của NVYT về văn hóa an toàn người bệnh. ………….. 68 Bảng 3.7. Thái độ của NVYT về sự cần thiết thực hiện đảm bảo ………….. 68 Bảng 3.8. Thái độ của NVYT về tính khả thi thực hiện đảm bảo…………… 69 Bảng 3.9. Thái độ của NVYT về việc tham gia đảm bảo chất lượng ATNB 69 Bảng 3.10. Thái độ của NVYT về ý nghĩa hoạt động đảm bảo……………….. 70 Bảng 3.11. Tỷ lệ NVYT có kiến thức đúng về 5S. ………………………………… 70 Bảng 3.12. Tỷ lệ NVYT có kiến thức đúng về điều kiện thực hiện …………. 71 Bảng 3.13. Thái độ của NVYT về tính cần thiết thực hiện 5S. ……………….. 71 Bảng 3.14. Thái độ của NVYT về tính khả thi thực hiện 5S…………………… 72 Bảng 3.15. Thái độ của NVYT về việc tham gia thực hiện 5S………………… 72 Bảng 3.16. Phân bố báo cáo SCYK theo đối tượng thực hiện báo cáo …….. 73 Bảng 3.17. Phân bố SCYK được báo cáo theo nhóm sự cố…………………….. 74 Bảng 3.18. Phân bố SCYK được báo cáo theo hậu quả sự cố …………………. 75 Bảng 3.19. Hiệu quả về kiến thức đúng của NVYT đối với đặc điểm của SCYK ……………………………………………………………………………… 77 Bảng 3.20. Hiệu quả về kiến thức đúng của NVYT đối với SCYK trong sử dụng thuốc……………………………………………………………………….. 78 Bảng 3.21. Hiệu quả về kiến thức đúng của NVYT đối với SCYK trong phẫu thuật……………………………………………………………………….. 78 Bảng 3.22. Hiệu quả về kiến thức đúng của NVYT đối với nhiễm khuẩn BV . 79Bảng 3.23. Hiệu quả về kiến thức đúng của NVYT đối với SCYK người bệnh té ngã ………………………………………………………………………. 80 Bảng 3.24. Hiệu quả về kiến thức đúng của NVYT đối với quản lý và trao đổi thông tin chuyên môn ………………………………………………….. 81 Bảng 3.25. Hiệu quả về kiến thức đúng của NVYT đối với văn hóa ATNB81 Bảng 3.26. Hiệu quả về thái độ của NVYT đối với sự cần thiết thực hiện chất lượng ATNB……………………………………………………………… 82 Bảng 3.27. Hiệu quả về thái độ của NVYT đối với tính khả thi thực hiện chất lượng ATNB ……………………………………………………………………. 83 Bảng 3.28. Hiệu quả về thái độ của NVYT đối với việc tham gia đảm bảo chất lượng ATNB……………………………………………………………… 84 Bảng 3.29. Hiệu quả về thái độ của NVYT đối với ý nghĩa hoạt động đảm bảo chất lượng ATNB……………………………………………………….. 84 Bảng 3.30. Hiệu quả về kiến thức đúng của NVYT đối với 5S……………….. 85 Bảng 3.31. Hiệu quả về kiến thức đúng của NVYT đối với điều kiện thực hiện và lợi ích của 5S………………………………………………………… 86 Bảng 3.32. Hiệu quả về thái độ của NVYT đối với tính cần thiết thực hiện 5S.86 Bảng 3.33. Hiệu quả về thái độ của NVYT đối với tính khả thi thực hiện 5S .. 87 Bảng 3.34. Hiệu quả về thái độ của NVYT đối với việc tham gia thực hiện 5S… 88 Bảng 3.35. Hiệu quả về phân loại sự cố y khoa theo hình thức báo cáo …… 88 Bảng 3.36. Hiệu quả về phân loại sự cố y khoa theo nhóm khoa báo cáo…. 89 Bảng 3.37. Hiệu quả về phân loại báo cáo SCYK theo đối tượng thực hiện báo cáo ……………………………………………………………………………. 89 Bảng 3.38. Hiệu quả về phân loại báo cáo SCYK khoa theo nhóm sự cố…. 90 Bảng 3.39. Hiệu quả về phân loại SCYK theo nhóm đối tượng gây ra sự cố….. 91 Bảng 3.40. Hiệu quả về phân loại nguyên nhân gây SCYK do NVYT…….. 91 Bảng 3.41. Hiệu quả về phân loại SCYK theo hậu quả sự cố. ………………… 92 Bảng 3.42. Hiệu quả về nội dung ghi chép trong báo cáo SCYK…………….. 93Bảng 3.43. Hiệu quả can thiệp với viêm phổi bệnh viện ………………………… 94 Bảng 3.44. Hiệu quả can thiệp với VPBV ở NB có thực hiện thủ thuật……. 94 Bảng 3.45. Hiệu quả can thiệp với NKTN ở các khoa NB điều trị. …………. 95 Bảng 3.46. Hiệu quả can thiệp với nhiễm khuẩn tiết niệu ………………………. 96 Bảng 3.47. Hiệu quả can thiệp với nhiễm khuẩn vết mổ ………………………… 97 Bảng 3.48. Hiệu quả can thiệp với NKVM theo loại phẫu thuật……………… 9

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Cẩm Phả::nhiều Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Khám Chữa Bệnh

Là đơn vị y tế tuyến tỉnh, thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa khu vực (ĐKKV) Cẩm Phả đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, hướng tới sự hài lòng của bệnh nhân, trở thành địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của người dân trên địa bàn và các vùng lân cận.

Phẫu thuật nội soi tán sỏi ngược dòng ở Bệnh viện ĐKKV Cẩm Phả.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khám chữa bệnh, Bệnh viện bố trí lại vị trí các khoa lâm sàng và phòng khám, như: Chuyển Khoa Nhi và Khoa Phụ sản từ nhà C sang nhà B; chuyển Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt từ nhà B sang nhà C… Việc sắp xếp này đã tối ưu hóa hiệu quả cơ sở hạ tầng, giảm thiểu thời gian chờ đợi của người bệnh, thuận tiện cho việc khám chữa bệnh đối với những chuyên khoa thường xuyên có lượng bệnh nhân đông. Cùng với đó, Bệnh viện thực hiện khám bệnh từ 7h (trước từ 7h30); thành lập bộ phận hướng dẫn, đón tiếp, tiếp nhận người bệnh; bố trí nhân viên tại Khoa Khám bệnh từ 6h30 để hướng dẫn người dân lấy số khám bệnh… Bệnh viện còn bố trí khu vực thanh toán viện phí tại khu nhà điều trị, giúp cho việc thanh toán ra viện của bệnh nhân được thuận tiện hơn, giảm thời gian chờ đợi, hạn chế tình trạng quá tải.

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện đón 79.793 lượt người đến khám bệnh, tăng 109% so với cùng kỳ năm 2018; điều trị nội trú cho 14.431 lượt người; số ca phẫu thuật là 2.186 lượt người. Số ngày điều trị trung bình, tỷ lệ chuyển viện, ca tử vong đều giảm.

Bệnh viện ĐKKV Cẩm Phả tiên phong trong việc triển khai áp dụng kỹ thuật mới vào điều trị, như: Xét nghiệm ung thư sớm, nội soi cầm máu xuất huyết tiêu hóa, châm cứu cấy chỉ, phẫu thuật thay chỏm xương đùi… Bệnh viện còn hợp tác với các đơn vị y tế tuyến Trung ương triển khai các kỹ thuật cao, như: Phẫu thuật thay khớp háng, phẫu thuật nội soi tán sỏi bằng ống soi mềm, phẫu thuật thay thủy tinh thể… Bệnh viện quan tâm đầu tư nhiều thiết bị mới phục vụ tốt hơn cho KC,B như: Máy siêu âm màu 4D, máy nội soi đường tiêu hóa, máy điện não đồ, máy lọc máu chu kỳ, máy oxi cao áp…

Thực hiện phương châm “Lấy bệnh nhân làm trung tâm”, công tác điều dưỡng không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện, theo dõi sát tình trạng diễn biến của người bệnh, chủ động phối hợp với bác sĩ trong hoạt động điều trị. Bệnh viện tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện để nâng cao chất lượng điều trị.

Kỹ thuật châm cứu cấy chỉ tại Bệnh viện ĐKKV Cẩm Phả.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về chuyên môn, trình độ, đạo đức luôn được Bệnh viện chú trọng đặc biệt. Bệnh viện thường xuyên tổ chức, bố trí, tạo điều kiên cho đội ngũ y, bác sĩ luân phiên đi học các lớp chuyên sâu, kỹ thuật mới, bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Bệnh viện triển khai hiệu quả đề án nâng cao kỹ năng giao tiếp; thực hiện quy tắc ứng xử của nhân viên y tế; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh… Nhờ đó, tác phong, thái độ của cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện từng bước được thay đổi để phục vụ, chăm sóc người bệnh tốt hơn, coi người bệnh là khách hàng để thu hút người bệnh đến khám xa bệnh.

Với mong muốn tiếp nhận ý kiến đóng góp của người bệnh, nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người dân, Bệnh viện lắp đặt hòm thư góp ý, công khai đường dây nóng, bố trí phòng tiếp công dân, họp hội đồng người bệnh cấp khoa và cấp bệnh viện… Trên cơ sở ý kiến đóng góp của người dân, Bệnh viện thực hiện những giải pháp cải tiến có hiệu quả.

Cao Quỳnh

Bệnh Viện Đk Tỉnh: Đẩy Mạnh Cchc, Nâng Cao Chất Lượng Phục Vụ Người Bệnh

Đổi mới phương thức phục vụ

Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh là Bệnh viện đa khoa tuyến đầu trong hệ thống y tế của tỉnh. Bên cạnh nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh, người nước ngoài, Bệnh viện còn có nhiệm vụ hỗ trợ, chỉ đạo chuyên môn các bệnh viện đa khoa khu vực trong tỉnh, bệnh viện tuyến huyện; đào tạo cho tỉnh đội ngũ điều dưỡng trung học, cao đẳng, đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao kỹ thuật điều trị cho các bệnh viện thuộc ngành y tế Quảng Ninh.

Theo kết quả thống kê, năm 2010, Bệnh viện ĐK tỉnh đón nhận 326.251 người bệnh, bình quân mỗi ngày có 894 người đến khám chữa bệnh. Trong đó, có 2/3 số người bệnh thuộc diện chi trả viện phí và khám chữa bệnh theo yêu cầu.

Với số lượng người bệnh đến khám chữa bệnh ngày càng đông, một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của Bệnh viện là cải cách hành chính (CCHC), đổi mới phương thức phục vụ để nâng cao chất lượng khám, chăm sóc, phục vụ và điều trị bệnh nhân thật tốt, xứng đáng là bệnh viện đầu ngành của tỉnh.

Trao đổi với chúng tôi, bác sỹ Nguyễn Hồng Hạnh, Giám đốc Bệnh viện ĐK tỉnh cho biết: Ngày nay dân trí, hiểu biết của người bệnh ngày càng cao, đối tượng có thu nhập cao, có nhu cầu khám chữa bệnh theo yêu cầu với những dịch vụ chăm sóc đặc biệt ngày càng lớn. Số lượng gần 900 người bệnh đến khám chữa bệnh hàng ngày quả là một thách thức lớn đối với Bệnh viện chúng tôi. Chúng tôi ý thức được rằng: Uy tín của bệnh viện sẽ được đánh giá qua mức độ hài lòng của người bệnh, của thân nhân về chất lượng khám chữa bệnh, phong cách phục vụ, các các loại hình dịch vụ được cung cấp. Với mục tiêu làm hài lòng người bệnh, thân nhân và khách đến Bệnh viện về phong cách phục vụ và chất lượng khám chữa bệnh, Bệnh viện đã lập Đề án CCHC, đổi mới phương thức phục vụ. Chúng tôi tin rằng với nỗ lực đổi mới này, Bệnh viện ĐK tỉnh sẽ tiếp tục nhận được sự tin yêu từ chính những người dân có quyền lợi được chăm sóc sức khỏe”.

Hệ thống máy vi tính được trang bị đầy đủ tại các bộ phận của bệnh viện

Triển khai Đề án CCHC, đổi mới phương thức phục vụ, Bệnh viện ĐK tỉnh Quảng Ninh tiến hành xây dựng quy định về phong cách phục vụ mà cán bộ, viên chức bệnh viện phải thực hiện; thành lập Ban cải cách hành chính; điều chỉnh, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ (trong đó quy chế thưởng phạt nghiêm minh khi cán bộ, viên chức không thực hiện đúng quy định phong cách phục vụ); tổ chức đào tạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về “phong cách phục vụ”; đồng thời tiếp tục tăng cường công tác đào tạo chuyên môn, chuyên sâu hóa các chuyên khoa, tăng cường phát triển các kĩ thuật mới.

Giám sát việc đổi mới phong cách phục vụ trong Bệnh viện, Ban lãnh đạo Bệnh viện tỉnh đã chỉ đạo việc lắp đặt các camera, trước mắt là tại phòng cấp cứu của các khoa, để thường xuyên theo dõi, quan sát thái độ phục vụ của nhân viên cũng như những phản ứng của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Hòm thư góp ý được đặt tại tất cả các khoa, các buổi họp hội đồng người bệnh cấp khoa, cấp Bệnh viện được tổ chức theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng để bệnh nhân và thân nhân đóng góp ý kiến. Số điện thoại đường dây nóng được niêm yết tại các nơi dễ thấy, để mọi người kịp thời phản ảnh về tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, viên chức bệnh viện. Biệp pháp này giúp lãnh đạo Bệnh viện nắm bắt được tình hình thực tế, đưa ra những giải pháp phù hợp kịp thời. Mọi vi phạm quy định về phong cách phục vụ và quy tắc ứng xử với người bệnh và khách đến bệnh viện đều bị xử lý nghiêm minh.

Hệ thống sơ đồ, biển chỉ dẫn được BV ĐK Tỉnh được gắn đầy đủ ở những vị trí dễ nhìn, dễ thấy nhằm hướng dẫn người dân tới các khoa, phòng cần khám, cần tìm.

Tại các nơi chờ khám, Bệnh viện lắp đặt hệ thống vô tuyến để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được cập nhật các thông tin về phòng chống các bệnh thông thường và các thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe. Bệnh nhân được phát số thứ tự, ngồi chờ nghe thông báo qua loa gọi đến lượt khám, không phải xếp hàng hay sợ bị chen ngang, mất lượt, tạo tâm lý thoải mái và yên tâm cho người đến khám bệnh.

Với số lượng người đến khám chữa bệnh ngày càng tăng, Bệnh viện đã tăng cường số phòng khám, nhân viên y tế tại khoa khám bệnh để khám phân loại bệnh nhân nhanh chóng. Khám bệnh xong, bệnh nhân được lấy máu và chờ kết quả xét nghiệm ngay tại một khu riêng. Để rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân trong việc lấy kết quả xét nghiệm, Bệnh viện đã đầu tư thêm các trang thiết bị mới cho ra kết quả nhanh và chính xác, có niêm yết bảng hẹn giờ trả kết quả (xét nghiệm chậm nhất cũng không quá 2h kể từ khi lấy mẫu bệnh phẩm).

Tại mỗi khoa, phòng tại Bệnh viện đều được bố trí bàn tiếp đón và buồng khám bệnh, đặt ở ngay trước cửa chính, có nhân viên y tế thường trực tiếp đón, hướng dẫn, giải thích, tư vấn về nội quy, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh để người bệnh yên tâm điều trị.

Thực Trạng Và Giải Pháp Phòng Ngừa Sự Cố Y Khoa Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Cam Ranh

BẢNG TIN AN TOÀN NGƯỜI BỆNH

(Lần 1 – Năm 2020)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

PHÒNG NGỪA SỰ CỐ Y KHOA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CAM RANH

Bệnh viện đa khoa khu vực Cam Ranh đã triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa sai sót, sự cố y khoa nhưng vẫn chưa kiểm soát hết sự cố, vẫn đang đối mặt với nhiều rũi ro có thể xảy ra trên người bệnh.

1.1. Hoạt động của hệ thống báo cáo sự cố y khoa:

1.2.  Nhận thức và hành vi báo cáo sai sót, sự cố y khoa của nhân viên y tế:

Sai sót, sự cố y khoa là vấn đề không mới, nhưng báo cáo sự cố y khoa là công việc hoàn toàn mới đối với nhân viên y tế. Do đó cần phải có các giải pháp thích hợp, tạo cho nhân viên y tế có cái nhìn mới về mặt tích cực của việc báo cáo sự cố y khoa nhằm nâng cao nhận thức để có thái độ và hành vi đúng khi báo cáo sự cố y khoa. Tuy nhiên một rào cản lớn trong việc ghi nhận và báo cáo sự cố là văn hóa buộc tội, qui trách nhiệm dẫn đến tâm lý e ngại báo cáo và sự cố y khoa lại tiếp diễn. Để cho cán bộ viên chức chủ động và mạnh dạn hơn thì cần có một phương pháp khuyến khích để báo cáo sai sót sự cố, điều này sẽ tránh được tình trạng bao che, giấu diếm lẫn nhau khi có sự cố xảy ra. Thực tế cho thấy nhân viên y tế chỉ báo cáo những sai sót sự cố xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, nhiều người biết và không thể che giấu được. Vì vậy cần phải xây dựng một văn hóa mới về nhìn nhận và xử lý sai sót, sự cố y khoa, sao cho mỗi cán bộ viên chức khi phát hiện sai sót sự cố thì tự giác báo cáo như trách nhiệm của chính mình.

1.3. Phòng ngừa các nguy cơ, sai sót, sự cố y khoa:

Bệnh viện đã triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa nhằm phát hiện sớm các diễn biến bất thường của người bệnh như: thành lập các biển báo, hướng dẫn, công khai số điện thoại tại các buồng bệnh để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân liên hệ khi cần báo gọi; đã thiết lập hệ thống oxy trung tâm tại phòng cấp cứu, hồi sức, phẫu thuật.., các máy thở, monitoring theo dõi luôn được cài đặt cảnh báo tự động, đã cài đặt camera ở phần lớn các khoa phòng để theo dõi hoạt động của nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, một số giường cấp cứu vẫn chưa trang bị đủ hệ thống chuông, đèn báo đầu giường, chưa thiết lập hệ thống oxy trung tâm cho tất cả các giường bệnh trong bệnh viện; buồng vệ sinh chưa có chuông báo gọi trợ giúp khi có sự cố xảy ra, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến công tác theo dõi chăm sóc người bệnh.

Để phòng ngừa nguy cơ người bệnh té ngã, bệnh viện cũng đã triển khai nhiều giải pháp như hệ thống lan can và chấn song cửa sổ được thiết kế để người bệnh không bị té ngã do vô ý; các vị trí có nguy cơ trượt, vấp ngã được ưu tiên xử lý. Có biển báo, hướng dẫn người bệnh cách gọi nhân viên y tế trong trường hợp khẩn cấp tại những vị trí dễ quan sát. Tuy nhiên vẫn còn một số vị trí có nguy cơ trượt ngã do thiết kế xây dựng ban đầu cần phải khắc phục trong thời gian tới.

1.4. Công tác chống nhầm lẫn người bệnh khi cung cấp dịch vụ y tế:

Bệnh viện đã triển khai các qui định, quy trình về việc xác nhận và khẳng định chính xác người bệnh đúng loại dịch vụ cung cấp khi tiến hành chẩn đoán, điều trị, phẫu thuật, thủ thuật…và phổ biến cho nhân viên kịp thời để thực hiện; đã xây dựng các bảng kiểm để thực hiện kiểm tra đối chiếu người bệnh khi cung cấp dịch vụ y tế; đã triển khai mã vạch, mã số cho bệnh nhân khám và điều trị tại bệnh viện. Thông tin trên mẫu bệnh phẩm đảm bảo đúng qui định, việc giao nhận người bệnh được thực hiện nghiêm túc giữa các nhân viên y tế và đúng quy trình. Tuy nhiên một số nhân viên y tế còn bất cẩn, chủ quan làm tắt quy trình, bảng kiểm khi tiếp cận và cung cấp dịch vụ y tế cho người bệnh.

1.5. Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn:

Đã thành lập Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn và mạng lưới nhiễm khuẩn bệnh viện; xây dựng quy chế hoạt động của hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn, có nhân viên chuyên trách cho công tác nhiễm khuẩn. Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn hoạt động thường xuyên theo kế hoạch. Các nhân viên y tế được tham gia các lớp đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn; các thành viên của mạng lưới được tham gia huấn luyện cập nhật chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn; xây dựng và ban hành các hướng dẫn về phòng ngừa chuẩn; có quy trình xử lý các trường hợp rủi ro, phơi nhiễm với các bệnh nguy hiểm hoặc nguy cơ nhiễm khuẩn cao; có hệ thống khử khuẩn tập trung. Đã triển khai thực hiện chương trình rửa tay; có các bản hướng dẫn rửa tay tại các bồn rửa tay. Có phân công nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn; xây dựng kế hoạch giám sát nhiễm khuẩn trong phạm vi bệnh viện. Thực hiện phân loại chất thải y tế; có trang bị túi, thùng để thu gom chất thải y tế; thực hiện xử lý chất thải rắn y tế theo quy định. Có hệ thống xử lý chất thải lỏng và hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên việc theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy trình và hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn trong bệnh viện đôi lúc đôi nơi chưa thật sự nghiêm túc.

Từ thực trạng trên, Bệnh viện đa khoa khu vực Cam Ranh tiến hành xây dựng giải pháp cải tiến chất lượng an toàn người bệnh như sau:

2. Giải pháp cải tiên chất lượng an toàn người bệnh:  

2.1. Chuẩn hóa quy trình điều trị, chăm sóc bệnh nhân:

Xây dựng phác đồ điều trị chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật điều dưỡng chuẩn theo Bộ Y tế qui định.

Xây dựng các quy trình chuẩn về an toàn người bệnh như: quy trình an toàn phẫu thuật, quy trình truyền máu, quy trình chống nhầm lẫn về cấp phát thuốc cho người bệnh, quy trình về xác nhận và khẳng định đúng người bệnh, đúng loại dịch vụ cung cấp…

Đối với nhân viên y tế khi tham gia điều trị chăm sóc người bệnh phải tuân thủ nghiêm túc quy trình, phác đồ điều trị, bảng kiểm, không nên xử lý công việc theo trí nhớ.

2.2. Tăng cường huấn luyện, đào tạo về an toàn người bệnh:

Thường xuyên nâng cao kỹ năng thực hành lâm sàng cho nhân viên y tế.

Huấn luyện cách phòng ngừa tai biến và xử trí các tình huấn tai biến có thể xảy ra khi thực hiện các kỹ thuật điều trị, chăm sóc trên người bệnh. Thành lập nhóm phản ứng nhanh khi cấp cứu người bệnh (có phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong nhóm).

Huấn luyện các chuyên đề về an toàn người bệnh và kiểm soát nhiểm khuẩn tại các khoa phòng.

Tập huấn về quy trình báo cáo, phân tích sai sót, sự cố y khoa.

2.3. Báo cáo tự nguyện và giám sát sự cố:

Xây dựng hệ thống báo cáo không khiển trách để khuyến khích nhân viên y tế tự nguyện báo cáo các sự cố “suýt xảy ra” và đã xảy ra.

Tạo văn hóa an toàn “Lỗi và biến chứng là cơ hội học tập cho tương lai” để cho nhân viên có cái nhìn mới, nhận thức và hành vi đúng mỗi khi gặp sự cố đều tự giác báo cáo và xem như là trách nhiệm của chính mình, xóa bỏ quan niệm qui trách nhiệm cá nhân khi có sai sót.

Tăng cường kiểm tra, giám sát sai sót, sự cố y khoa qua hồ sơ bệnh án.

Báo cáo các sự cố suýt xảy ra qua hoạt động chuyên môn hàng ngày.

Giám sát các chuyên đề về an toàn người bệnh, chống nhầm lẫn người bệnh và dịch vụ cung cấp.

2.4. Hoạt động cải tiến đảm bảo an toàn người bệnh:

Triển khai thực hiện các giải pháp kỹ thuật về an toàn người bệnh như:

+ Cải tiến quy trình về an toàn người bệnh cho phù hợp tại các khoa phòng.

+ Khẳng định chính xác người bệnh tránh nhầm lẫn khi cung cấp dịch vụ.

+ An toàn phẫu thuật, thủ thuật.

+ An toàn khi sử dụng thuốc.

+ Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

+ Phòng ngừa rủi ro, sai sót do trao đổi truyền đạt thông tin sai lệch giữa các nhân viên y tế.

+ An toàn trong việc sử dụng trang thiết bị.

Các báo cáo tự nguyện sau khi thu thập, phân tích, xác định nguyên nhân phải phản hồi kịp thời cho nhân viên y tế biết, để học tập, rút kinh nghiệm và phòng ngừa sự cố tái diễn.

Cải tiến các bảng biểu chưa hoàn chỉnh, cải tiến quy trình khám và điều trị bệnh, hướng dẫn làm các thủ tục khám, cung cấp dịch vụ y tế cho người bệnh.

Cải thiện các mặt hoạt động chuyên môn của bệnh viện bao gồm an ninh trật tự, an toàn cháy nổ; quản lý hồ sơ bệnh án; ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn; hoạt động điều dưỡng và chăm sóc người bệnh.

Đánh giá kết quả tác động từ các sự cố đã xảy ra và suýt xảy ra.

Nhân rộng hiệu quả cải tiến chất lượng.

2.5. Tổ chức học tập từ các sai sót, sự cố y khoa đã được nhận dạng nhằm tránh lập lại sự cố:

Tổ Quản lý chất lượng bệnh viện thu thập tổng hợp các sai sót đã xảy ra và “gần như sắp xảy ra”, sau khi xác định được nguyên nhân, phản hồi về các khoa phòng tổ chức rút kinh nghiệm, đề ra giải pháp phòng ngừa thích hợp.

2.6. Xây dựng hệ thống “khó mắc lỗi”:

Xây dựng hệ thống khó mắc lỗi trong khâu thiết kế xây dựng ban đầu.

Xây dựng hệ thống khó mắc lỗi ngay từ khâu khám chữa bệnh đầu tiên.

Lắp hệ thống báo động ở các trang thiết bị đang sử dụng trên người bệnh.

Tăng cường hệ thống nhắc nhở, ứng dụng công nghệ thông tin cảnh báo trong việc kê đơn, tra cứu nhanh phác đồ điều trị.

Áp dụng bảng kiểm cho các quy trình; sử dụng các bảng biểu về liều lượng thuốc, các hình ảnh cảnh báo chống nhầm lẫn giữa các loại thuốc có hình dạng giống nhau…

2.7. Xây dựng văn hóa an toàn người bệnh:

Xây dựng văn hóa an toàn người bệnh khởi đầu từ Ban lãnh đạo cần có thái độ đúng mực, không định kiến khi có sự cố sai sót xảy ra. Nếu duy trì việc tiếp cận nhằm vào việc qui chụp trách nhiệm cá nhân sẽ dẫn đến văn hóa giấu diếm.

Lãnh đạo cần có cái nhìn mới về sự cố y khoa để nhân viên y tế chủ động, mạnh dạn báo cáo và trao đổi thông tin về các sai sót, sự cố y khoa.

Có hình thức khuyến khích những nhân viên y tế chủ động báo cáo khi sự cố xảy ra hoặc suýt xảy ra.

Xây dựng giải pháp đổi mới về văn hóa kiểm tra đánh giá, loại bỏ tư duy đối phó, chạy theo thành tích.

Tăng cường mối quan hệ đối tác giữa một bên là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và một bên là nhân viên y tế. Tạo điều kiện để người bệnh trở thành một thành viên trong nhóm chăm sóc.

Tổ chức trao đổi thông tin với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về kết quả điều trị, chăm sóc kể cả những việc có thể xảy ra ngoài dự kiến.

2.8. Tăng cường kiểm tra, giám sát:

Tăng cường giám sát an toàn sử dụng thuốc, an toàn phẫu thuật, thủ thuật; giám sát việc tuân thủ các quy trình về kiểm soát nhiểm khuẩn.

Triển khai các biện pháp giám sát việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật theo bảng kiểm đã xây dựng.

Duy trì hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật, phác đồ điều trị, quy chế bệnh viện, việc bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng các trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao…hàng ngày.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Trạng Và Hiệu Quả Một Số Giải Pháp Quản Lý Nâng Cao Chất Lượng An Toàn Người Bệnh Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Thái Bình trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!