Xu Hướng 6/2023 # Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Tại Tiền Giang # Top 9 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Tại Tiền Giang # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Tại Tiền Giang được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khắc phục những yếu kém

Tìm và xác định nguyên nhân khiến các làng nghề truyền thống lâm vào cảnh khó khăn để cùng tìm hướng tháo gỡ và đầu tư để phát triển là việc làm cấp thiết hiện đang được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm. Thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn đã tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện chính sách này, hàng năm, chi cục làm việc với các địa phương có làng nghề về tình hình đầu tư, phát triển làng nghề, tình hình sản xuất kinh doanh, nắm những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của các làng nghề để tham mưu đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn.

Hướng dẫn địa phương thành lập tổ chức đại diện cho làng nghề như tổ hợp tác, hợp tác xã để làm đầu mối tổ chức sản xuất, cung ứng nguyên liệu, thu mua, tiêu thụ, quảng bá sản phẩm cho làng nghề và tiếp nhận các chính sách hỗ trợ của nhà nước; hướng dẫn các làng nghề xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, lồng ghép vào đồ án quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

Sở NN&PTNT đã tổ chức cho các hợp tác xã, doanh nghiệp trong làng nghề như: Nón bàng buông Thân Cửu Nghĩa; dệt chiếu Long Định; tủ thờ Gò Công; Hợp tác xã Quang Minh tham gia Hội chợ triển lãm “Làng nghề Việt Nam năm 2013” tại Huế. Qua đó, giúp cho các cơ sở làng nghề giao lưu trao đổi thông tin, giới thiệu và quảng bá các sản phẩm, tạo điều kiện mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

Trong năm 2014, ngành chức năng sẽ đầu tư xây dựng mới hệ thống xử lý nước thải tập trung ở các làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm cao như: bánh phồng Cái Bè, bánh tráng Hậu Thành, bánh bún hủ tiếu Mỹ Tho. Tổ chức đào tạo 9 lớp dạy nghề, với 285 lao động để nâng cao tay nghề tại các làng đan lát ở ấp Tân Hội, xã Tân Phong (huyện Cai Lậy); làng nghề bó chổi Hòa Định, xã Hòa Định (huyện Chợ Gạo); làng nghề dệt chiếu Long Định, xã Long Định (huyện Châu Thành); làng nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ xã Tân Lý Đông (huyện Châu Thành).

Đào tạo nâng cao kiến thức sản xuất, kinh doanh và hội nhập cho chủ doanh nghiệp, cơ sở trong làng nghề. Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở làng nghề tham gia các hội chợ, triển lãm, quảng bá sản phẩm làng nghề trong và ngoài tỉnh. Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm làng nghề như: bánh tráng Hậu Thành, bánh phồng Cái Bè, dệt chiếu Long Định, sản phẩm thủ công mỹ nghệ Tân Lý Tây; đẩy mạnh quảng bá 2 làng nghề đã được công nhận nhãn hiệu là làng nghề bánh bún hủ tiếu và làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công.

Tổ chức cho cơ sở làng nghề Tủ thờ Gò Công, làng nghề Chạm khắc gỗ Lương Hòa Lạc tham quan, học tập kinh nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm từ gỗ hoặc các làng nghề có cùng sản phẩm ở các tỉnh bạn.

Ngoài ra, tỉnh cũng có kế hoạch đầu tư 5 máy cắt, máy liên hợp, máy hơi cho làng nghề đan lát Tân Phong, với kinh phí 70 triệu đồng; 40 máy dệt chiếu cho làng nghề dệt chiếu Long Định, với kinh phí 1,2 tỷ đồng; 5 máy tráng bánh công nghệ mới cho làng nghề bánh tráng Hậu Thành, với kinh phí 150 triệu đồng; đầu tư 500 triệu đồng để nâng cấp và cải tiến trang thiết bị cho làng nghề bánh phồng Cái Bè; nghiên cứu thực hiện dự án chế tạo máy tuốt que dừa cho làng nghề bó chổi que dừa Hòa Định; đầu tư 1,5 tỷ đồng mua máy móc, thiết bị chạm khắc cho làng nghề chạm khắc gỗ Lương Hòa Lạc.

Tỉnh cũng đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề có điều kiện phát triển, giao lưu hàng hóa giữa các vùng, địa phương trong cả nước; góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên đầu tư hệ thống đường giao thông, công trình cấp thoát nước, nâng cấp hệ thống điện ở các làng nghề trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ hỗ trợ vốn vay cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ trong làng nghề để đầu tư máy móc, thiết bị, xây dựng nhà xưởng, mua nguyên liệu. Đề nghị hỗ trợ vốn tín dụng cho các làng nghề trên 4,7 tỷ đồng.

Tuyên truyền, vận động các cơ sở, hộ trong làng nghề tham gia mô hình kinh tế tập thể theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã để có pháp nhân làm đầu mối tổ chức sản xuất, cung ứng nguyên liệu, thu mua, tiêu thụ và quảng bá sản phẩm ở các làng nghề: chạm khắc gỗ Lương Hòa Lạc, đan lát Tân Phong, bó chổi Hòa Định, bánh phồng Cái Bè, bánh tráng Hậu Thành, chế biến thủy sản Vàm Láng.

Giải pháp để “vực dậy” làng nghề

Theo Quy hoạch phát triển làng nghề Tiền Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, mục tiêu hàng đầu là khôi phục và khuyến khích phát triển làng nghề một cách bền vững, gắn với quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Phát triển làng nghề phải gắn với thu hút và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn theo hướng công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân; đồng thời gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương thông qua các sản phẩm phục vụ phát triển du lịch, cũng như bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

Để bảo tồn và phát triển có hiệu quả những làng nghề truyền thống, thiết nghĩ cần triển khai đồng bộ các giải pháp như: khẩn trương rà soát, khảo sát xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển ngành nghề nông thôn nằm trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng làng nghề, ngành nghề nông thôn phù hợp nhằm khai thác, phát huy những ngành nghề lợi thế của từng vùng, từng địa phương. Muốn phục hồi và duy trì phát triển bền vững của các làng nghề thì vấn đề quan trọng nhất là nguồn kinh phí.

Theo Đề án phát triển làng nghề thì chúng ta từng bước củng cố, phát triển các nghề, làng nghề hiện có; du nhập nghề mới nhằm tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn.

Cụ thể, tỉnh sẽ đầu tư 141,1 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2015), đầu tư 296,8 tỷ đồng (giai đoạn 2016-2020) để bảo tồn và phát triển làng nghề; phát triển làng nghề gắn với du lịch, tỉnh đầu tư 26,5 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2015), đầu tư 66,6 tỷ đồng (giai đoạn 2016-2020); phát triển nghề mới giai đoạn 2011-2015 là 31 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 trên 50 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Chi cục Phát triển nông thôn, các dự án thuộc chương trình này khi được triển khai sẽ góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch của tỉnh. Do đó, một số dự án được lồng ghép với “Chương trình phát triển du lịch” của tỉnh như: Khu du lịch cù lao Thới Sơn, Đồng Tháp Mười, Cù lao Tân Phong, Công viên du lịch Vĩnh Tràng, du lịch sinh thái vườn, sông nước…

Nằm trong chương trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành nghề nông thôn, tỉnh còn đầu tư 22,4 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2015), 44,8 tỷ đồng (giai đoạn 2016-2020) để đào tạo cán bộ quản lý; đầu tư 35,8 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2015), trên 64 tỷ đồng (giai đoạn 2016-2020) để đào tạo và tập huấn kỹ thuật cho người lao động; đầu tư 67,1 tỷ đồng (giai đoạn 2016-2020) để hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề ở nông thôn; đầu tư 19,2 tỷ đồng (giai đoạn 2016-2020) để tổ chức hội thi các tay nghề giỏi.

Bên cạnh đó, tỉnh còn đầu tư 172,3 tỷ đồng (giai đoạn 2016-2020) để ứng dụng, đổi mới khoa học công nghệ trong các lĩnh vực ngành nghề nông thôn; đầu tư 206,7 tỷ đồng (giai đoạn 2016-2020) để xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm ngành nghề, làng nghề nông thôn. 

Hy vọng, với những đầu tư và có lộ trình cụ thể của các ngành chức năng, làng nghề truyền thống ở tỉnh ta sẽ tồn tại và phát triển để giữ lại cho thế hệ mai sau những tinh hoa văn hóa của dân tộc.

Nguồn: baoapbac.vn BTV Hồng Nhung

 

Đắk Nông Tìm Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển Các Làng Nghề Truyền Thống

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh vừa chỉ đạo UBND các huyện, thị xã căn cứ các tiêu chí theo quy định để lập hồ sơ về nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn trình UBND tỉnh xem xét, công nhận. (Cinet) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh vừa chỉ đạo UBND các huyện, thị xã căn cứ các tiêu chí theo quy định để lập hồ sơ về nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn trình UBND tỉnh xem xét, công nhận.

Nhiều làng nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã bàn bạc về giải pháp tháo gỡ khó khăn và phương thức phối hợp để tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ theo Quy hoạch phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quan điểm về việc khôi phục, bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống; quy hoạch các làng nghề gắn với phát triển du lịch…

Theo báo cáo hiện trên địa bàn tỉnh có 4 nghề truyền thống chưa được công nhận bao gồm: Dệt thổ cẩm; đan lát, mây tre đan; thêu ren và rượu cần. Các nghề này phân bố tại các bon, buôn trên địa bàn một số xã tại 4 huyện, thị xã gồm: Cư Jút, Tuy Đức, Krông Nô, Gia Nghĩa. Đây là các nghề do một số nghệ nhân người đồng bào thiểu số tại chỗ tự sản xuất để phục vụ trong gia đình hoặc tại các lễ hội truyền thống, hoạt động không liên tục, đang có nguy cơ bị mai một.

Các ngành nghề nông thôn như: sản xuất mộc thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, mây tre đan, cơ khí nhỏ, sinh vật cảnh và dịch vụ… tuy đã có những bước phát triển nhưng còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nhìn chung, sản phẩm của ngành nghề nông thôn Đắk Nông còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa theo kịp với yêu cầu của đời sống xã hội và thị hiếu của người tiêu dùng.

Trong khi đó, một số nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa của các dân tộc nhưng đang có nguy cơ mai một, thất truyền do sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại được sản xuất công nghiệp và ngày càng ít được sử dụng trong đời sống hàng ngày như: Dệt thổ cẩm, đan lát mây tre, hàng thủ công mỹ nghệ.

Tuy vậy, ngành nghề nông thôn cũng đã chứng tỏ vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế, xã hội vùng nông thôn, thu hút lao động dư thừa, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp, tạo ra giá trị sản lượng không nhỏ trong kinh tế nông thôn, nhất là ở các thị trấn, thị tứ, cụm kinh tế xã, liên xã. Do đó, công tác hỗ trợ để ngành nghề nông thôn phát triển, phát huy vai trò của nó trong đời sống xã hội là hết sức quan trọng và cần thiết.

Theo đó, nhằm bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh, hiện nay, tỉnh Đắk Nông đã xây dựng và phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 tại Quyết định 1236/QĐ-UBND ngày 17/8/2015. Sở NN&PTNT cũng đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Việc phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống nhằm mục đích bảo tồn bản sắc dân tộc đồng bào thiểu số tại chỗ là một việc làm có ý nghĩa không chỉ góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các hộ dân trên địa bàn tỉnh, góp phần vào việc giảm nghèo mà nó còn đóng vai trò lớn trong việc phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Một Số Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Trong Công Cuộc Đổi Mới

Những năm đổi mới, nhất là từ khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, thị trường truyền thống của các làng nghề bị thu hẹp, sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề. Mặt khác, những sản phẩm công nghiệp và hàng hoá ngoại nhập đang chiếm ưu thế đối với các sản phẩm thủ công bởi sự đa dạng về mẫu mã, sự tiện dụng và giá cả cạnh tranh, vì vậy một số làng nghề đã bị mai một, thậm chí thất truyền.

Để bảo tồn và phát triển các làng nghề đạt kết quả tốt, Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp luôn quan tâm lãnh đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề phát triển. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khoá X), về Nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã nêu rõ những thuận lợi và khó khăn có tác động trực tiếp đến quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay. Nghị quyết xác định cần phải thực hiện “đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, triển khai chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề”.

Trước yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế đất nước, sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền các cấp và những nỗ lực cố gắng của mỗi làng nghề, hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề đã dần đi vào ổn định và có bước phát triển mới. Các làng nghề đã chủ động bồi dưỡng nguồn nhân lực, tập trung đầu tư vốn, công nghệ nhằm đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước và từng bước thâm nhập thị trường nước ngoài. Các làng nghề đã giải quyết việc làm tại chỗ và tạo thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động ở khu vực nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, gắn kết cộng đồng các cư dân trong làng xã; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và giải quyết tình trạng di dân tự do vào các đô thị lớn. Một số ngành nghề có xu hướng phát triển mạnh như: gốm sứ, điêu khắc, khảm trai, thêu ren, mây tre đan, da giầy, kim hoàn,… Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội năm 2009, giá trị sản xuất của các làng nghề chiếm 10% và năm 2010 tăng lên 12% tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp toàn thành phố. Có những làng nghề đạt doanh thu hàng trăm tỉ đồng mỗi năm như: Làng gốm Bát Tràng, Làng lụa Vạn Phúc, Làng nghề dệt kim và bánh kẹo La Phù… Tiềm năng và sự đóng góp của các làng nghề với phát triển kinh tế – xã hội, nhất là địa bàn nông thôn là rất lớn.

Mặc dù vậy, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống vẫn còn một số hạn chế do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là: Khả năng tiếp thị, nắm bắt thịtrường của các làng nghề chưa tốt; việc chuyển giao công nghệ và cải tiến mẫu mã còn chậm; khả năng cạnh tranh trên thị trường của các sản phẩm làng nghề còn nhiều bất cập do mới chỉ tập trung sản xuất các mặt hàng tinh xảo; vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức; việc tiếp cận các nguồn vốn cho sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ còn khó khăn; giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường chưa tốt; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ và chưa được quan tâm giải quyết hợp lý... Năm 2010 có trên 20% số doanh nghiệp làng nghề bị phá sản, số còn lại đang gặp rất nhiều khó khăn.

Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống là yêu cầu khách quan, cấp bách và có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng nông thôn mới. Trong thời gian tới, để bảo tồn và phát triển các làng nghề cần tập trung một số vấn đề cơ bản sau:

Một là, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với quá trình bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống. Sự lãnh đạo đúng đắn của các cấp uỷ đảng là nhân tố có ý nghĩa quyết định hàng đầu đến thắng lợi trong quá trình thực hiện bảo tồn, phát triển các làng nghề. Định hướng phát triển cần phải xuất phát từ đặc điểm tình hình cụ thể của mỗi địa phương, mỗi làng nghề, gắn với sự phát triển chung của các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch,... Các tổ chức cơ sở đảng phải coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trung tâm, là tiêu chí cơ bản để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo của mỗi tổ chức đảng. Các cấp ủy đảng phân công các đồng chí cấp ủy có trình độ, có tâm huyết theo dõi, chỉ đạo hoạt động sản xuất – kinh doanh của các làng nghề. Kịp thời phát hiện và đề xuất với cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm những vướng mắc, khó khăn nảy sinh trong quá trình sản xuất – kinh doanh của các làng nghề. Các tổ chức cơ sở đảng quan tâm, chăm lo bồi dưỡng, phát triển đảng viên mới hướng vào những quần chúng ưu tú, giỏi nghề và yêu nghề trong các làng nghề. Thực tế cho thấy, địa phương nào tổ chức đảng thường xuyên được củng cố, có chủ trương lãnh đạo bảo tồn, phát triển làng nghề sát đúng, ở đó các làng nghề truyền thống phát triển tốt, bộ mặt nông thôn được cải thiện, góp phần tăng cường sự tin tưởng, gắn bó của nhân dân vào cấp ủy và chính quyền địa phương; mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn được củng cố vững chắc.

Ba là, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống phải kết hợp chặt chẽ với các loại hình du lịch làng nghề, du lịch sinh thái. Thực tế cho thấy, ở một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaixia,… du lịch làng nghề đã có từ rất sớm và phát triển mạnh. Việt Nam là một quốc gia gắn liền với nền văn minh nông nghiệp lúa nước, với kết cấu cộng đồng làng xã trong đó còn lưu giữ được các địa tầng văn hoá, phong tục tập quán đặc sắc, những nét đặc trưng của văn hoá người Việt; nổi bật là các làng nghề thủ công truyền thống. Chính vì vậy, tiềm năng du lịch làng nghề ở Việt là rất lớn, song vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ cần được quan tâm đầu tư phát triển.

Ở Việt , nhiều địa phương, nhiều vùng miền có làng nghề truyền thống, có nơi không chỉ là làng nghề mà là cả xã làm nghề. Nhiều làng nghề nổi tiếng gắn với những sản phẩm đặc sắc, mang đậm văn hoá, tâm hồn và nét tài hoa của người Việt như: thêu ren, trạm khảm, đúc đồng,… Đặc biệt, có những làng nghề tồn tại gắn liền với sự phát triển của các làng Việt cổ, hay các di tích lịch sử, khu du lịch như: Làng Việt cổ Đường Lâm – Sơn Tây với nghề làm cỏ tế; Làng thêu Gia Phúc – Hà Nội với những sản phẩm nổi tiếng từ thời phong kiến như tranh thêu tiến Vua, nằm sát ngôi chùa Đậu nổi tiếng; Làng dệt thổ cẩm và kim hoàn Cát Cát – Sa Pa…Những thế mạnh đó đã được các địa phương khai thác, biến du lịch làng nghề trở thành một hoạt động kinh tế hiệu quả và mang lại nguồn thu ngân sách cho địa phương. Song thực tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của các làng nghề. Trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước và của mỗi địa phương cần quan tâm thích đáng đối với việc đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch làng nghề. Việc quy hoạch xây dựng các cụm làng nghề theo hướng trên cùng một địa phương có thể cùng tồn tại nhiều loại hình sản xuất khác nhau để không chỉ phát huy thế mạnh hiện có, mà còn giúp cho du khách tham quan được nhiều ngành nghề trong khi chỉ cần tham quan một xã, thậm chí là một làng. Ngay trong mỗi làng nghề cần ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu trưng bày, các công trình văn hoá, xây dựng các hộ gia đình nghệ nhân tiêu biểu thành các điểm đón khách; đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội; tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức và văn hoá giao tiếp cho người dân ở làng nghề khi tiếp xúc với các du khách. Giải quyết tốt việc chia sẻ lợi ích từ du lịch cho mọi người dân.

Bốn là, đổi mới cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực và tăng cường ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong sản xuất tại các làng nghề. Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường nội địa và xuất khẩu, sự cạnh tranh của các mặt hàng nhập khẩu, sản phẩm của các làng nghề cần được đổi mới cả về chất lượng, mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm, từ đó đòi hỏi các làng nghề phải tăng cường ứng dụng, đổi mới công nghệ sản xuất, quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, việc tiếp cận các nguồn lực tài chính hỗ trợ sản xuất là rất cần thiết đối với các làng nghề. Hiện nay, Nhà nước đã ban hành cơ chế, chính sách và các ưu đãi về vốn vay, thuế cho phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, song vẫn thiếu đồng bộ, chưa thực sự tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp và các hộ sản xuất trong làng nghề tiếp cận các nguồn vốn vay, nhất là các nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ. Một số doanh nghiệp không tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi đã rơi vào tình trạng khó khăn, thu hẹp dẫn quy mô sản xuất. Ngoài việc tạo cơ chế, chính sách thuận lợi thì việc thường xuyên tổ chức các hội trợ hàng thủ công truyền thống, các hoạt động trình diễn mô hình; thành lập các quỹ khuyến công, quỹ bảo lãnh tín dụng, nhằm hỗ trợ sản xuất cho các làng nghề là một yêu cầu cần thiết. Năm 2001, Chính phủ đã ban hành Quyết định về Quy chế thành lập, hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng đến năm 2010 quỹ mới được thành lập ở 9 tỉnh.

Năm là, quan tâm đúng mức và tôn vinh tài năng các nghệ nhân làng nghề. Để bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống cần quan tâm chăm lo đến nhân tố con người, trong đó các thế hệ nghệ nhân là yếu tố quyết định trực tiếp. Bởi nghệ nhân chính là những báu vật nhân văn sống, là những người có sứ mệnh lĩnh hội, cải biến, bổ sung và truyền nghề; họ cũng là cầu nối giữa tổ nghiệp với các thế hệ mai sau và có nhiều năm gắn bó với nghề. Thực tế cho thấy, một số làng nghề vì nhiều lý do sản xuất bị mai một, nhưng ở đó do còn nghệ nhân truyền dạy nghề, nên đã có cơ hội để bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống.

Phát triển làng nghề trong thời gian tới vẫn là vấn đề cần thiết. Chính vì vậy, Đảng ta đã khẳng định Phát triển làng nghề là một trong bốn chương trình lớn góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI: “Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường”.

Thực Trạng Và Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Làng Nghề (Kỳ 2)

Việc đầu tư xây dựng cụm công nghiệp tạo thuận lợi để di dời các cơ sở sản xuất làng nghề, nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường. (Trong ảnh: Sản xuất hàng may mặc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Phương Ngọc, Cụm công nghiệp An Xá).

Thời gian tới, các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong công tác BVMT tại các làng nghề. Tăng cường công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án BVMT, cam kết BVMT và giám sát việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề. Tập trung triển khai xây dựng, thực hiện quy hoạch, di dời, chuyển đổi ngành nghề sản xuất theo ba hướng: Quy hoạch tập trung, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mới cụm công nghiệp làng nghề, bao gồm quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đồng bộ về hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp nước, thông tin liên lạc, hệ thống thu gom và xử lý chất thải; quy hoạch khu sản xuất phù hợp với đặc thù loại hình làng nghề để di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư, đồng thời nâng cấp, bổ sung hạ tầng cụm công nghiệp làng nghề hiện có bảo đảm các quy định về BVMT. Quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình những sản phẩm thủ công truyền thống phù hợp, bố trí không gian hợp lý nhằm cải thiện điều kiện sản xuất và vệ sinh môi trường mà không cần di dời, hạn chế tối đa việc cơi nới, xây nhà cao tầng, di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vào cụm công nghiệp làng nghề. Phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học và công nghệ cùng các nguồn đầu tư khác cho công tác BVMT, khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, đảm bảo kinh phí phân bổ cho công tác BVMT làng nghề hàng năm không dưới 10% tổng kinh phí sự nghiệp môi trường. Tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới hệ thống xử lý nước thải tập trung, khu tập kết chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại cho các làng nghề đã được công nhận, ưu tiên đầu tư cho các làng nghề truyền thống. Toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2020 cơ bản kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề, không phát sinh thêm các làng nghề gây ô nhiễm nghiêm trọng mới. Di dời toàn bộ các cơ sở sản xuất thuộc nhóm tái chế giấy, kim loại, nhựa, nhuộm và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoạt động trong khu dân cư vào cụm công nghiệp làng nghề. Phấn đấu 100% cụm công nghiệp làng nghề tuân thủ đầy đủ các quy định về BVMT./.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Tại Tiền Giang trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!