Xu Hướng 3/2023 # Thực Trạng Và Giải Pháp Để Tăng Cường Công Tác Đánh Giá Quản Lý, Sử Dụng Đất Đai Ở Việt Nam # Top 7 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thực Trạng Và Giải Pháp Để Tăng Cường Công Tác Đánh Giá Quản Lý, Sử Dụng Đất Đai Ở Việt Nam # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Thực Trạng Và Giải Pháp Để Tăng Cường Công Tác Đánh Giá Quản Lý, Sử Dụng Đất Đai Ở Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thứ sáu – 16/03/2018 10:57

1. Thực trạng công tác đánh giá quản lý đất đai hiện nay Nhiệm vụ theo dõi, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai là nội dung đổi mới của Luật đất đai năm 2013 nhằm đánh giá đúng tình hình triển khai thi hành luật, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, hiệu quả sử dụng đất và tác động của chính sách, pháp luật đất đai đến kinh tế, xã hội và môi trường ở từng địa phương và trên phạm vi cả nước.

Theo Luật đất đai năm 2013, hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai là thành phần của hệ thống thông tin đất đai; được thiết lập thống nhất từ Trung ương tới địa phương và được công khai trên mạng thông tin quốc gia theo quy định của pháp luật. Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai phải phản ánh quy mô, chất lượng và hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai; tác động của chính sách, pháp luật về đất đai; mức độ minh bạch và sự tham gia của nhân dân vào quá trình quản lý và sử dụng đất đai thông qua các chỉ số định lượng và định tính.

Luật đất đai 2013 quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: – Thiết kế, xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai; quản lý, tổ chức vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai ở Trung ương; hướng dẫn việc quản lý và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai ở địa phương. – Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện việc đánh giá hàng năm về quản lý, sử dụng đất đai và tác động của chính sách, pháp luật về đất đai. – Lập báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất theo chuyên đề về quản lý, sử dụng đất đai và tác động của chính sách, pháp luật về đất đai. – Ban hành tiêu chí, quy trình đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai và tác động của chính sách, pháp luật về đất đai; biểu, mẫu báo cáo và trách nhiệm báo cáo của hệ thống cơ quan tài nguyên và môi trường. – Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng, vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai ở địa phương. Để triển khai các nhiệm vụ theo quy định của Luật đất đai đối với công tác đánh giá quản lý sử dụng đất đai, từ năm 2015-2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai đã trực tiếp triển khai một số nội dung và ban hành các văn bản chỉ đạo các tỉnh như sau: – Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành văn bản số 3215/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 05 tháng 8 năm 2015 về việc tăng cường kiểm tra, giám sát và xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá đối với hoạt động quản lý, sử dụng đất đai; Tổng cục Quản lý đất đai đã ban hành Công văn số 1660/TCQLĐĐ-CKSQLSDĐĐ ngày 09 tháng 11 năm 2015 và Công văn số 1678/TCQLĐĐ- CKSQLSDĐĐ ngày 31 tháng 8 năm 2016 về việc hướng dẫn lập báo cáo theo dõi, đánh giá và báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất đai và tác động của chính sách, pháp luật đất đai đến kinh tế, xã hội và môi trường. Chính vì vậy, từ năm 2015 đến nay, các địa phương tiến hành triển khai, thu thập đánh giá theo hệ thống biểu mẫu theo hướng dẫn của Tổng cục Quản lý đất đai để xây dựng báo cáo đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất hàng năm.

Tuy nhiên việc triển khai chưa đem lại hiệu quả cao, năm 20-15 có 39 tỉnh, thành phố gửi báo cáo, năm 2016 có 47 tỉnh, tuy nhiên chỉ có 30 tỉnh gửi báo cáo đúng thời hạn, 33 tỉnh nộp báo cáo đúng quy định, 27 tỉnh có chất lượng báo cáo tương đối đạt yêu cầu (đầy đủ số liệu, biểu bảng theo quy định). Nhìn chung các địa phương chưa quan tâm đến việc xây dựng báo cáo đánh giá, chưa giao trách nhiệm cho một đơn vị chuyên môn cụ thể để thực hiện công tác theo dõi đánh giá nên việc theo dõi, tổng hợp số liệu chưa thành nề nếp.

Ngoài ra, Tổng cục quản lý đất đai đã tổ chức kiểm tra thi hành Luật đất đai 2013 tại 22 tỉnh là: Yên Bái, Hải Dương, Nam Định, Bắc Cạn, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp, An Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Nam, Quảng Trị, Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Bình Thuận, Hà Giang, Sơn La, Bình Định, Phú Yên, Bình Dương và Lào Cai. Các nội dung, tiêu chí thực hiện kiểm tra đánh giá bao gồm: Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai; việc lập, điều chỉnh, quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; việc đo đạc, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc quản lý tài chính đất đai và giá đất, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai.

Như vậy, việc theo dõi đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của Luật đất đai 2013 ở các địa phương đã được thực hiện, tuy nhiên do hiện nay chưa có nội dung, quy trình hướng dẫn cụ thể nên mỗi địa phương thực hiện theo một cách riêng, chưa thành nền nếp thường xuyên hàng năm; nội dung đánh giá chưa đầy đủ và chưa sâu; chất lượng đánh giá còn hạn chế, chưa sát thực tế, còn mang tính chủ quan, định tính mà thiếu các thông tin, số liệu chứng minh; vì vậy việc tổng hợp toàn quốc gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2015-2016 một số địa phương đã gửi công văn yêu cầu Bộ có hướng dẫn cụ thể về xây dựng các chỉ tiêu và trình tự đánh giá tình hình quản lý đất đai theo yêu cầu của Luật Đất đai 2013.

Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay chưa xây dựng được hệ thống theo dõi đánh giá và hướng dẫn thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước; việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở địa phương còn chưa được quan tâm, chưa tổ chức được bộ máy để triên khai, chưa xây dựng kế hoạch thực hiện, chưa có được tiêu chí thống nhất, chưa có nội dung đánh giá đầy đủ; vì thế chưa có được những kết quả đánh giá sát thực với từng địa phương và thống nhất trên cả nước; ngoài ra hệ thống cơ quan kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về đất đai còn thiếu ổn định về tổ chức; lực lượng còn mỏng; năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai; đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã còn chưa được ổn định; trang thiết bị phục vụ hoạt động phát hiện và xử lý vi phạm còn thiếu; quy định mức xử phạt vi phạm còn thấp và việc xác định mức xử phạt hành chính theo quy định hiện hành còn khó khăn.

2. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác đánh giá quản lý, sử dụng đất đai ở các cấp Để hoàn thành mục tiêu và định hướng phát triển đến năm 2030 là xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đạt trình độ của các nước phát triển trong khu vực thì việc đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất đai của các địa phương từ khi có Luật đất đai 2013 đến nay là rất quan trọng; giúp cơ quan quản lý nhà nước đánh giá tổng quan tình hình quản lý, sử dụng đất trong thời gian qua từ đó hoạch định các chính sách quản lý trong thời gian tới, để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, ngành quản lý đất đai cần quan tâm thực hiện được các nội dung giải pháp chủ yếu sau:

(1) Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai trên nguyên tắc tiếp tục duy trì chế độ sở hữu toàn dân về đất đai; tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho đất đai tham gia thị trường bất động sản; khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai; đảm bảo dân chủ, công bằng xã hội và phát triển bền vững.

(2) Hoàn thiện hệ thống điều tra, đánh giá tài nguyên đất, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, tư liệu về số lượng, chất lượng, tiềm năng và môi trường đất phục vụ cho việc hoạch định chính sách và ban hành quyết định của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất.

(3) Xây dựng hệ thống đăng ký đất đai hiện đại với quy trình, thủ tục cơ bản được tự động hóa bằng công nghệ số; triển khai thống nhất trong cả nước hệ thống hồ sơ địa chính dạng số được chỉnh lý biến động thường xuyên đầy đủ, kịp thời; trong đó, hoàn thành việc xây dựng và vận hành hệ thống hồ sơ địa chính dạng số ở một số tỉnh và thành phố.

(4) Xây dựng hệ thống kiểm kê, thống kê đất đai được tự động hóa dựa trên hệ thống hồ sơ địa chính dạng số được cập nhật chỉnh lý thường xuyên, đầy đủ, đảm bảo cung cấp số liệu thống kê, kiểm kê nhanh chóng và chính xác.

(5) Hoàn thiện hệ thống quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất với vai trò công cụ quản lý nhà nước về đất đai, đảm bảo phân bổ tài nguyên đất đai hợp lý, quản lý và sử dụng đất hiệu quả, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.

(6) Hoàn thiện hệ thống các công cụ tài chính, kinh tế đất để điều tiết các quan hệ đất đai và quản lý thị trường bất động sản. Trong đó, hệ thống định giá đất đảm bảo được yêu cầu định giá đất phục các mục địch khác nhau trong quản lý, sử dụng và giao dịch về quyền sử dụng đất; hệ thống phát triển quỹ đất được hoàn thiện về các mặt quy trình chuyên môn, cơ chế và tiềm lực tài chính hợp lý, đáp ứng nhu cầu tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

(7) Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm đưa công tác quản lý, sử dụng đất theo đúng pháp luật.

(8) Hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai thành một bộ phận của Hệ thống Dữ liệu Quốc gia.

(9) Kiện toàn hệ thống bộ máy tổ chức; nâng cao năng lực cán bộ ngành Quản lý đất đai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo chức năng thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước, có sự phân công, phân cấp rõ ràng, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ ngang tầm trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực nhằm phát huy cao nhất năng lực thể chế và hiệu quả của công tác quản lý đất đai trên phạm vi cả nước.

Nguồn tin: Theo monre.gov.vn

Cần Tăng Cường Công Tác Quản Lý Đất Công

Công tác quản lý đất công còn lỏng lẻo, kéo dài qua nhiều thời kỳ, dẫn đến đất công bị lấn chiếm, đất các nông trường, các tập đoàn bị giải thể chưa xử lý dứt điểm… gây lãng phí trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai. Đây là vấn đề được nhấn mạnh trong Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Vấn đề này cũng gây bức xúc ở Bạc Liêu thời gian qua.

Bài cuối: Để quản lý đất công hiệu lực, hiệu quả

Quán triệt, thực hiện tốt Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI), bên cạnh các biện pháp mà địa phương đang tiến hành, Bạc Liêu rất cần thêm những giải pháp căn cơ để dần đưa công tác quản lý, sử dụng đất công của tỉnh ngày càng có hiệu lực, hiệu quả, từng bước đi vào nền nếp.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng, xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất công, tỉnh đã có chủ trương đầu tư vào các khu vực trước đây do Nhà nước quản lý (hiện trạng bị hộ dân lấn chiếm, sang bán qua nhiều thời kỳ) để làm khu phức hợp năng lượng mặt trời kết hợp nuôi tôm siêu thâm canh (172ha), nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao (490ha) tại xã Vĩnh Thịnh (khu nuôi trồng thủy sản Vĩnh Hậu cũ – huyện Hòa Bình); khu đất Công an tỉnh quản lý trên địa bàn xã Long Điền Tây (huyện Đông Hải) cũng có chủ trương giao 133ha cho 4 doanh nghiệp vào sản xuất.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

ĐẤT CÔNG CHO MƯỢN, CHO THUÊ SAI QUY ĐỊNH

Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) nhận định công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra, tình trạng này vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, nhất là trong các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản… Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai, bao gồm đất công chưa hiệu quả, gây lãng phí cũng là vấn đề bức xúc của tỉnh Bạc Liêu.

Thực hiện Công văn 38/UBND-TH, ngày 4/1/2019 của UBND tỉnh, Trung tâm Phát triển quỹ nhà và đất tỉnh, UBND cấp huyện báo cáo tổng quỹ đất công trên địa bàn tỉnh là 5.101,4ha. Trong đó, đất công do Trung tâm Phát triển quỹ nhà và đất tỉnh quản lý là 316,3ha, đất công đã sử dụng ổn định vào các mục đích xây trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng toàn tỉnh là 1.219,15ha. Đất công sử dụng ổn định vào mục đích quốc phòng – an ninh là 609,40ha. Đất nông nghiệp, đất công trình, trụ sở cũ, đất đã thu hồi nhưng chưa giao, đất chưa sử dụng… toàn tỉnh là 2.960,29ha.

Theo báo cáo giám sát của HĐND tỉnh, công tác quản lý đất công ở các địa phương còn lỏng lẻo, nhiều thửa đất công chưa được đo đạc, tổ chức cắm mốc, thống kê để đưa vào quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả; vẫn còn tình trạng cho mượn, cho thuê đất công không đúng quy định. Đơn cử, UBND xã Điền Hải (huyện Đông Hải) cho 2 hợp tác xã thuê hơn 111ha đất, mức giá cho thuê thấp hơn so với giá do Nhà nước quy định; UBND xã Vĩnh Hậu (huyện Hòa Bình) cho thuê 292m2, thu được 46 triệu đồng không nộp ngân sách mà để lại chi cho hoạt động của xã; UBND xã Phong Thạnh Đông (TX. Giá Rai) cho mượn gần 8.300m2 đất; UBND xã Ninh Quới (huyện Hồng Dân) cho các hộ dân tạm mượn xấp xỉ 1.200m2 đất; một số xã của huyện Vĩnh Lợi cho thuê, cho mượn đất không có văn bản, hợp đồng, cho thuê quá thời hạn 5 năm so với quy định…

Cũng qua giám sát của HĐND tỉnh cho thấy, TP. Bạc Liêu có khoảng 142ha đất công, và địa phương này còn để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất công tại số một địa bàn, chưa khai thác hiệu quả quỹ đất công để tạo nguồn thu cho ngân sách thành phố, phục vụ phát triển hạ tầng. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố có nhiều dự án đã được giao đất, cho thuê đất, song nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án chậm, xin gia hạn nhiều lần, hoặc thực hiện chậm, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội và cuộc sống của Nhân dân.

CHẤN CHỈNH QUẢN LÝ ĐẤT CÔNG Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG

Để chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém trong thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) đã trực tiếp làm việc với các huyện, thị xã, thành phố nhằm trao đổi, hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tiến trình rà soát đất công, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của trụ sở cơ quan làm việc.

Sở TN-MT cũng đã tổ chức khảo sát thực tế một số khu đất công, đất tự túc do Trung tâm Phát triển quỹ nhà và đất tỉnh và địa phương quản lý đang bị lấn chiếm, ranh giới chưa rõ ràng để hướng dẫn cụ thể phương pháp đo đạc, cắm mốc nhằm đưa vào quản lý, hướng xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Dự kiến, tháng 10/2020, Sở TN-MT sẽ có báo cáo số liệu về tổng diện tích, vị trí, diện tích bị lấn chiếm, diện tích chưa sử dụng, diện tích đưa vào sử dụng, đề xuất của chính quyền cấp huyện…, từ đó kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Còn với huyện Hòa Bình, ngày 5/3/2020, UBND huyện đã lập tổ kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn, do ông Mã Thanh Phương – Phó Chủ tịch UBND huyện làm tổ trưởng. Tổ kiểm tra đã và đang tập trung rà soát những khoản đất công do xã quản lý, nắm lại toàn bộ vướng mắc đã qua, phân ra nguyên nhân, tổng hợp chi tiết, đối chiếu cơ chế luật để có hướng tháo gỡ. Kết quả làm việc của tổ sẽ làm cơ sở đấu giá đất, điều chỉnh mục đích sử dụng đất vào năm 2021.

Ông Mã Thanh Phương cho biết, sau khi rà soát xong, UBND sẽ thông qua Hội đồng tư vấn pháp luật huyện trước khi kiến nghị Thường trực Huyện ủy ban hành nghị quyết chuyên đề quản lý đất công cho cả nhiệm kỳ và những năm tiếp theo. Quản lý đất công tốt sẽ góp phần giúp huyện nhà trở thành thị xã vào năm 2025.

UBND TP. Bạc Liêu cũng chỉ đạo các ngành đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, phối hợp với Chủ tịch UBND phường, xã kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn. Bà Lê Kim Thúy, Chủ tịch UBND TP. Bạc Liêu, yêu cầu Chủ tịch UBND các phường, xã thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn; có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm sử dụng đất.

LỜI KẾT

Cho nên, tỉnh Bạc Liêu cần quán triệt, thực hiện tốt chỉ đạo của Trung ương, bên cạnh các giải pháp, biện pháp đang tiến hành, rất cần có thêm nhiều chính sách quản lý mang tính căn cơ hơn để dần đưa công tác quản lý, sử dụng đất công của tỉnh ngày càng có hiệu lực, hiệu quả, từng bước đi vào nền nếp, góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng – an ninh của tỉnh.

NGUYỄN QUỐC

Tăng Cường Công Tác Quản Lý Chất Lượng Môi Trường Không Khí Ở Việt Nam

Tăng cường công tác quản lý chất lượng môi trường không khí ở Việt Nam

Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí (CLKK) đến năm 2020, tầm nhìn 2025 (KHHĐQG) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 1/6/2016 đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường các hoạt động kiểm soát ô nhiễm không khí (ONKK), đặc biệt là triển khai các quy định của Luật BVMT năm 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.

Trong thời gian qua, tại Việt Nam, ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam gây ra những tác động không nhỏ tới sức khỏe cộng đồng và các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý CLKK hiện nay còn nhiều khó khăn, bất cập. Công tác phòng ngừa, giảm thiểu ONKK từ các cơ sở sản xuất, phương tiện giao thông chưa được thực hiện đầy đủ. Hệ thống quan trắc và thông tin về kiểm soát, quản lý CLKK chưa đáp ứng yêu cầu thực tế…

Để khắc phục tình trạng trên, trong Luật BVMT 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã đưa ra một số quy định về quản lý CLKK. Để tăng cường công tác quản lý CLKK, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành KHHĐQG nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn về bảo vệ, quản lý chất lượng môi trường không khí của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Kế hoạch có mục tiêu tổng quát là tăng cường công tác quản lý CLKK thông qua kiểm soát nguồn phát sinh khí thải và giám sát CLKK xung quanh nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí và bảo đảm sức khỏe cộng đồng. Trong đó, trước hết là kiểm soát tốt các nguồn khí thải, tập trung vào nguồn khí thải công nghiệp, năng lượng và giao thông. Đến năm 2020, bảo đảm 80% các cơ sở sản xuất thép, hóa chất và phân bón hóa học xử lý bụi và các khí thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật môi trường; 90% cơ sở sản xuất nhiệt điện, 80% cơ sở sản xuất xi măng, 70% cơ sở sản xuất thép, hóa chất và phân bón hóa học đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động liên tục với các thông số theo quy chuẩn; Kiểm kê khí thải cho 90% cơ sở sản xuất nhiệt điện, 80% cơ sở sản xuất xi măng, 70% cơ sở sản xuất thép, hóa chất và phân bón hóa học; Triển khai các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi PM10 và PM2.5 tại các nguồn thải chính; Hoàn thành thực hiện Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, TP”, Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 1/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô 2 bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới; Tăng cường năng lực quốc gia về kiểm soát khí nhà kính (KNK), góp phần thực hiện cam kết quốc gia về giảm phát thải KNK của Việt Nam.

Song song với kiểm soát nguồn thải, KHHĐQG cũng đề ra mục tiêu về theo dõi CLKK xung quanh, trong đó phải xác định hiện trạng ô nhiễm bụi PM10 và PM2.5­ tại các đô thị đặc biệt và đô thị trực thuộc Trung ương; Tăng cường công tác giám sát CLKK xung quanh thông qua việc tăng số lượng trạm quan trắc không khí xung quanh tự động liên tục tại các đô thị so với năm 2015 theo đúng quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, giám sát thường xuyên các thông số theo Quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thông số VOCs, HC.

KHHĐQG đã đưa ra quan điểm quản lý CLKK phải phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam để đảm bảo tính hiệu quả, lấy phòng ngừa ô nhiễm là chính, kết hợp với xử lý, khắc phục ô nhiễm, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường không khí xung quanh. Quản lý CLKK phải dựa trên phân tích chi phí lợi ích, được tiến hành thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm và lộ trình quản lý phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Kế hoạch cũng xác định đây là trách nhiệm của chủ các nguồn phát thải và các cơ quan quản lý Nhà nước với sự giám sát của nhân dân.

Để thực hiện các mục tiêu trên, KHHĐQG đã đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp gồm: Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý CLKK; Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực về quản lý CLKK; Phòng ngừa, giảm thiểu phát thải khí thải; Hoàn thiện cơ chế tài chính, đa dạng hóa nguồn lực cho lĩnh vực quản lý CLKK; Hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học, công nghệ về quản lý CLKK; Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về BVMT không khí; Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao năng lực, nhận thức về quản lý CLKK.

Đồng thời, yêu cầu sự tham gia, phối hợp của các Bộ, ngành, đặc biệt là vai trò của Bộ TN&MT, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải cũng như các cấp quản lý từ Trung ương đến địa phương. Mặt khác, KHHĐQG cũng đưa ra các chương trình, nhiệm vụ ưu tiên để triển khai, thực hiện kế hoạch, trong đó nêu rõ thời gian, cơ quan thực hiện và các kết quả mong đợi của các nhiệm vụ này.

Quản lý CLKK là trách nhiệm không chỉ của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương mà còn của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, vì vậy cần sự chung tay của cả xã hội trong việc nâng cao nhận thức, tăng cường công tác phối hợp nhằm BVMT không khí và sức khỏe cộng đồng. KHHĐQG là cơ sở để hoạt động quản lý CLKK của Việt Nam trong thời gian tới được thực hiện một cách toàn diện, bài bản, phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại Việt Nam và theo xu thế của thế giới về quản lý CLKK.

Hiện tại, Bộ TN&MT với vai trò là cơ quan đầu mối đang khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Quyết định số 985a/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, để triển khai KHHĐQG một cách có hiệu quả, trong thời gian tới, bên cạnh việc sử dụng nguồn lực trong nước, Việt Nam cần sự hỗ trợ của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý CLKK, kinh nghiệm thực tiễn về kiểm soát ÔNKK, xây dựng cơ sở dữ liệu về khí thải…; cũng như sự tham gia của các nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu về quản lý CLKK nhằm ứng dụng các công cụ kỹ thuật vào quản lý CLKK. Ngoài ra, các doanh nghiệp, người dân cũng cần tích cực thực hiện các biện pháp về kiểm soát nguồn thải trong những hoạt động của mình.

ThS. LÊ HOÀI NAMCục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm – Tổng cục Môi trườngBài đăng trên Tạp chí Môi trường số 7/2016

+ Việt Nam đứng trước nguy cơ thành ‘thiên đường ô nhiễm’

+ Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm công nghiệp nước ta trong giai đoạn 2016 – 2020

+ Việt Nam nằm trong top 11 quốc gia ô nhiễm bụi nhất thế giới?

[:]

10 Nhóm Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Quản Lý Đất Đai, Đất Có Nguồn Gốc Từ Các Nông, Lâm Trường Trong Thời Gian Tới

10 nhóm giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường trong thời gian tới

Thứ nhất, rà soát các quy định của pháp luật về đất đai, lâm nghiệp; chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số;…để đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với thực tiễn; tiếp tục hoàn thiện các văn bản triển khai, hướng dẫn chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 112/2015/QH13 của Quốc hội và Nghị định 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ; xử lý nghiêm khắc các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, lấn chiếm, tranh chấp đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng.

Thứ hai, các địa phương quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện, cơ chế xây dựng, phát triển các mô hình quản trị doanh nghiệp, đổi mới mô hình quản lý các công ty nông, lâm nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ cao, gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của vùng, địa phương.

Thứ ba, tiếp tục lập tổ công tác liên ngành xuống từng địa phương để khảo sát đánh giá về công tác quản lý đất đai và công tác quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường; tập trung thanh tra, kiểm tra quản lý sử dụng đất, trách nhiệm trong quản lý sử dụng đất nông, lâm trường.

Thứ tư, triển khai thực hiện nghiêm túc về xây dựng và thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý đố́i với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP”, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo yêu cầu tại Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 của Quốc hội, trong đó đặc biệt quan tâm đến phần đất các nông, lâm trường (bao gồm cả các công ty nông, lâm nghiệp) bàn giao về địa phương.

Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi sát sao, hướng dẫn các địa phương để tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; tăng cường công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai, trong đó quan tâm giải quyết dứt điểm tranh chấp, khiếu nại về đất đai giữa nông, lâm trường đối với người dân để giải quyết các vấn đề bức xúc xảy ra ở địa phương.

Thứ sáu, tăng cường chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra các địa ph­ương, doanh nghiệp trong công tác quản lý đất đai, thực hiện rà soát, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính, lập phương án sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đối với các ban quản lý rừng, các công ty nông, lâm nghiệp không thuộc diện thực hiện sắp xếp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP.

Thứ bảy, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp; bố trí đủ kinh phí thuộc nhiệm vụ của địa phương cho việc đo đạc, cắm mốc giới thực địa, đo vẽ lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Thứ tám, chủ động quy hoạch, xây dựng các điểm dân cư tập trung, quy định định mức diện tích đất ở vùng nông thôn; có kế hoạch khắc phục tình trạng di cư tự phát, dân cư trú phân tán trên diện rộng trong diện tích đất do các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng quản lý, sử dụng. Thực hiện ngay việc bàn giao mốc giới, ranh giới và cho thuê đất đối với phần diện tích mà nông, lâm trường giữ lại để quản lý, sử dụng để không xảy ra tình trạng tái lấn chiếm, tranh chấp.

Thứ chín, chủ động đề xuất các giải pháp, phương án sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng đất nông, lâm nghiệp của các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng. Phê duyệt phương án sử dụng đất đai đối với từng nông, lâm trường tại địa phương.

Thứ mười, thực hiện ngay việc lập phương án sử dụng đất đối phần diện tích mà nông, lâm trường bàn giao về địa phương để quản lý, sử dụng, giao cho các tổ chức, cá nhân thuê đất, ưu tiên giao cho các hộ gia đình tại địa phương thiếu đất ở, đất sản xuất.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Trạng Và Giải Pháp Để Tăng Cường Công Tác Đánh Giá Quản Lý, Sử Dụng Đất Đai Ở Việt Nam trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!