Bạn đang xem bài viết Thực Trạng Và Giải Pháp Cho Học Sinh Bỏ Học, Nghỉ Học được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Kỳ I năm học 2013- 2014, toàn tỉnh có 89 học sinh (HS) cấp tiểu học, 660 HS THCS, 447 HS THPT bỏ học. So với năm học trước, số lượng học sinh bỏ học giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, đâu là nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này?
HS tiểu học bỏ học thường tập trung vào những nguyên nhân: gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ ly hôn phải sống nhờ họ hàng, bà con, không người chu cấp dẫn đến bỏ học, nghỉ học; cha mẹ đi làm ăn xa gửi con lại cho ông bà nội (ngoại) nuôi dưỡng, thiếu sự chăm sóc, động viên nên các em không thiết tha với việc học. HS THCS, THPT nghỉ học, bỏ học, vì ở tuổi này các em đã có thể phụ giúp gia đình kiếm tiền.
Em Nguyễn Thị T. ngụ ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, cha làm thuê, mẹ làm công nhân. Do gia đình gặp khó khăn đột xuất, nên mẹ em quyết định cho em nghỉ học để phụ bán cà phê với thu nhập mỗi tháng 1,5 triệu đồng. Người em khác của T. cha mẹ cũng dự định cho nghỉ học để đi làm thêm kiếm tiền phụ giúp gia đình. Em T. chia sẻ: “Cô giáo có đến nhà vận động đi học, khi cô đến thì mẹ, ba hứa cho em đi học, nhưng cô về thì ba mẹ, quyết định nhà khó khăn nên em phải nghỉ học, tìm việc làm phụ giúp gia đình…”.
Bên cạnh những khó khăn về hoàn cảnh, học lực yếu, mất căn bản từ những cấp lớp dưới cũng làm một số em không theo kịp bạn bè trong lớp; số khác chểnh mảng việc học và có ý định chuyển sang học nghề, nên quyết định nghỉ học, bỏ học để tìm cơ hội học nghề, đi làm thêm.
Đứng trước thực trạng HS bỏ học, nghỉ học, giải pháp mà ngành giáo dục đưa ra cho tất cả các trường là cải tiến nội dung, chất lượng giảng dạy, tăng tiết bồi dưỡng học sinh yếu kém vào buổi chiều. Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp đến nhà các em hỏi thăm và vận động các em ra lớp. Nếu các em không ra lớp sẽ nhờ đến hội đoàn thể địa phương đến động viên gia đình, hỗ trợ giúp đỡ các em. Với những giải pháp trên, trong năm 2012-2013, ngành giáo dục đã giảm tỷ lệ HS bỏ học cấp tiểu học 0,06%, THCS 0,04%, THPT 0,01%, so với năm học trước.
Nhưng theo ông Hồ Văn Thống – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thì: “Tỷ lệ có giảm, nhưng chưa nhiều, vì vậy ngành phải có nhiều giải pháp hơn nữa. Để công tác này tốt hơn, cần có nhiều hơn sự hỗ trợ từ phía các hội đoàn thể, chính quyền địa phương trong công tác vận động HS ra lớp, vận động HS nghỉ học trở lại lớp, hỗ trợ gia đình HS hưởng các chế độ chính sách cần thiết, giúp các em yên tâm học tập…”.
Vừa qua, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát lại số lượng HS bỏ học, nghỉ học để vận động các em theo học các lớp nghề. Danh sách HS bỏ học trong học kỳ I cũng đã được các Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giới thiệu việc làm, Trường Cao đẳng nghề, Trường trung cấp nghề lưu giữ. Đây sẽ là cơ sở để các đơn vị tư vấn HS vào học nghề kết hợp với việc học văn hóa. Đối với HS không muốn vào các lớp nghề, một số đơn vị đã gửi hồ sơ để các em đăng ký học việc tại các công ty tuyển dụng hoặc học nghề phù hợp với mong muốn mà các em chọn lựa.
C.Phương
Giải Pháp Hạn Chế Học Sinh Bỏ Học Và Bạo Lực Học Đường
Vấn đề đáng quan tâm của mỗi gia đình và toàn xã hội là thực thi tốt các quyền cơ bản của trẻ em, để những mầm non của đất nước được chăm sóc, giáo dục, phát triển toàn diện. Tuy nhiên, thách thức không nhỏ chính là tình trạng trẻ bỏ học và bạo lực học đường ảnh hưởng đến môi trường giáo dục.
Học sinh ở xã Đạ Tông – huyện Đam Rông
Năm học 2015 – 2016 là năm thứ 3 ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngành Giáo dục và đào tạo Lâm Đồng đã đạt được những thành quả đáng kể. Bên cạnh đó, vẫn còn một số vấn đề đáng quan tâm của ngành và toàn xã hội, trong đó việc duy trì sĩ số học sinh, hạn chế học sinh bỏ học là một chỉ tiêu quan trọng của việc thực hiện nhiệm vụ năm học.
Theo con số thống kê của ngành, từ năm học 2013 – 2014 đến học kỳ I năm học 2015 – 2016, toàn tỉnh có 5.158 học sinh bỏ học. Cụ thể: Năm học 2013 – 2014, số học sinh bỏ học là 1.649 em, chiếm 0,67% tổng số học sinh; năm học 2014 – 2015 có 2.359 học sinh bỏ học, chiếm 0,98% và tính đến hết học kỳ I năm học 2015 – 2016 có 1.150 học sinh bỏ học (chiếm 0,46%). Như vậy, tỉ lệ học sinh bỏ học của học kỳ I năm học 2015 – 2016 có giảm so với năm học trước. Đối tượng học sinh bỏ học ở cấp tiểu học rất ít, chủ yếu là học sinh THPT. Học sinh bỏ học tập trung ở các trường thuộc vùng sâu, vùng khó khăn, vùng DTTS.
Nguyên nhân học sinh bỏ học chủ yếu là: Sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh chưa tốt, nhiều phụ huynh còn có tư tưởng phó mặc con em cho nhà trường; điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên bố mẹ không đủ điều kiện cho con đến trường buộc các em phải nghỉ học để phụ việc nhà và lao động sớm; học sinh lười học, học lực yếu, kém nên mặc cảm tự ti với bạn bè, ngại đến lớp rồi bỏ học; một số em không có ý chí vươn lên trong học tập, ham chơi hoặc thích đi làm nên bỏ học. Hiện tượng tảo hôn ở một số địa phương vẫn xảy ra, đặc biệt là học sinh nữ của các dân tộc phía Bắc di cư vào, yêu sớm, lớp 8 – 9 đã bỏ học để lập gia đình. Điều kiện đường sá đi lại khó khăn, nhiều em ở cách trường hơn 10 km, không có phương tiện đi lại nên nghỉ học thường xuyên, kiến thức mất căn bản nên học lực yếu, kém rồi chán nản bỏ học.
Bạo lực học đường cũng là một trong những nguyên nhân khiến học sinh bỏ học. Theo ghi nhận của Trường THCS & THPT Tây Sơn, từ năm học 2009 – 2010 đến năm học 2015 -2016, xảy ra 42 vụ bạo lực học đường với 153 học sinh vi phạm. Cao nhất là năm học 2009 – 2010 có 15 vụ với 54 học sinh, riêng 2 năm học gần đây đã giảm xuống 2 vụ/năm với 4 – 8 học sinh vi phạm. Học sinh đánh nhau vì những lý do tưởng chừng đơn giản như “tại nó nhìn đểu em” hoặc “tại nó sĩ” hay tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp, hay mách chuyện với thầy cô… hoặc những vụ việc học sinh va chạm xảy ra ngoài trường, ngoài gia đình nhưng lại gọi bạn bè đến đánh nhau…
Nguyên nhân bạo lực học đường được Trường THCS & THPT Tây Sơn nhận định: Do trường có 2 cấp học với số học sinh quá đông, trên 2.200 em/56 lớp nên công tác quản lý học sinh còn gặp nhiều khó khăn; không ít phụ huynh vì hoàn cảnh khó khăn mà thiếu sự quan tâm đến con em, ngược lại, cũng không ít gia đình có điều kiện thì quá nuông chiều khiến con em dễ hư. Kinh nghiệm phòng chống bạo lực học đường của Trường THCS & THPT Tây Sơn là huy động tất cả các tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm, đội tự vệ tham gia vào việc đảm bảo an ninh trật tự trường học; tổ chức cho học sinh ký cam kết không vi phạm nội quy và bạo lực học đường; nhà trường quản lý chặt chẽ số học sinh chưa ngoan (cá biệt), phối hợp chặt chẽ với Công an địa phương trong việc quản lý, giám sát, ngăn chặn các hành vi phạm pháp, vi phạm an toàn giao thông và bạo lực học đường.
Giải Pháp Nào Cho Vấn Nạn Học Sinh Dtts Bỏ Học? (Bài 1)
Theo báo cáo của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, trong giai đoạn năm 2016 – 2019, tỷ lệ học sinh THCS người DTTS bỏ học đã giảm dần, từ 1,48% năm 2016 xuống 1,13% năm 2019. Tuy đã giảm nhưng mỗi năm vẫn có hàng nghìn học sinh DTTS cấp THCS trên cả nước bỏ học. Giữa các vùng miền, tỷ lệ học sinh bỏ học khác nhau: Trung du và miền núi phía Bắc tỷ lệ bỏ học thấp (thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước); Tây Nam bộ và Tây Nguyên tỷ lệ bỏ học cao (cao hơn tỷ lệ chung của cả nước). Tất cả các dân tộc đều có học sinh bỏ học và tỷ lệ bỏ học khác nhau giữa các dân tộc. Thông tin từ báo cáo của 32 tỉnh vùng DTTS và miền núi cho thấy, hầu hết các DTTS đều có học sinh bỏ học. Song tỷ lệ học sinh bỏ học cao (với số lượng trên 10 học sinh/năm) tập trung nhiều vào các dân tộc như: Mông, Dao, Xơ-đăng, Ê-đê, Chăm, Khmer…
Kết quả khảo sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội về nguyên nhân học sinh DTTS cấp THCS bỏ học cho thấy, đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thì cho rằng, các nguyên nhân, như: Hoàn cảnh gia đình khó khăn (45,5%); do động cơ ý thức vươn lên trong học tập; ở nhà lấy vợ, lấy chồng; bỏ học đi học nghề, làm công nhân; do đi lại khó khăn, do sức khỏe, tác động xã hội… Trong khi khảo sát đối với học sinh DTTS thì ngoài những nguyên nhân trên, còn có thêm những nguyên nhân khác như: Do không thích đi học, do ham chơi nên nghỉ học, do học kém nên bỏ học, bỏ học theo bạn bè, bị bắt nạt khi đi học, do giáo viên thiếu thân thiện…
Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến, học sinh DTTS bỏ học còn do nguyên nhân là lúc đầu các em đi học được hưởng chế độ vì đang cư trú ở vùng ĐBKK, nhưng đang học giữa chừng, địa bàn của mình thoát khỏi vùng ĐBKK nên không được hưởng chế độ nữa nên bỏ học.
Có thể thấy, tình trạng học sinh bỏ học nói chung, học sinh DTTS bỏ học nói riêng dẫn đến rất nhiều hệ lụy, các em thiếu kiến thức… dẫn đến các hành vi lệch lạc, không đúng chuẩn mực, dễ sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút… Ngoài ra, các em không có điều kiện tham gia vào các công việc đòi hỏi kỹ thuật cao mà chỉ làm các công việc lao động chân tay đơn giản, hiệu quả và thu nhập thấp… Do đó, con đường tương lai của các em gặp nhiều khó khăn…
Tại Hội thảo tham vấn, góp ý Báo cáo “Tình hình bỏ học của học sinh DTTS cấp THCS giai đoạn 2016 – 2019” do Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức tháng 1/2020, đại biểu đến từ các bộ, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học khẳng định, học sinh DTTS bỏ học vẫn đang là vấn đề nan giải, trong các nguyên nhân đã được chỉ ra thì còn có nguyên nhân tuyên truyền, vận động nhiều nơi chưa tốt; vai trò định hướng, giáo dục, sự quan tâm của gia đình, nhà trường cần được phát huy hơn nữa. Để thực hiện có hiệu quả cần phải đánh giá kỹ nguyên nhân, tìm ra giải pháp thấu đáo để giải quyết tình trạng này.
Skkn Thực Trạng Và Giải Pháp Giáo Dục An Toàn Giao Thông Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Hồng Bàng Mã số:………………….
CHUYÊN ĐỀ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Người thực hiện: Trần Xuân Toàn Lĩnh vực nghiên cứu: phương pháp giáo dục.
Năm học 2012-2013.
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: 1. Họ và tên: Trần Xuân Toàn 2. Sinh ngày 10 tháng 10 năm 1985. 3. Nam. 4. Địa chỉ: Số nhà 79, Đường Nguyễn Huệ, khu 5, thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại: ĐTDĐ: 0985.961.099. 6. Chức vụ: giáo viên, Bí thư Đoàn trường, thư ký HĐSP 7. Đơn vị công tác: Trường THPT Hồng Bàng. II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: 1. Trình độ chuyên môn: Đại học. 2. Năm nhận bằng: 2007. 3. Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC: 1. Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn lịch sử, Bí thư Đoàn trường Số năm có kinh nghiệm: 05 năm. 2. Sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 2.1. Một số giải pháp về vấn đề kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT hiện nay 2.2. Thực trạng và giải pháp giáo dục đạo đức học sinh cá biệt ở trường THPT.
2
ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I/PHẦN MỞ ĐẦU Giáo dục trật tự an toàn giao thông cho các em học sinh là góp phần đem lại sự an toàn cho các em, cho mọi người và cho cả xã hội, bởi lẽ : ” An toàn là bạn – tai nạn là thù !”.Ai cũng hiểu rõ điều đó. Nhưng có làm được hay không mới là điều đáng băn khoăn trăn trở. Tôi xin được trình bày sơ lược những thực trạng và giải pháp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông của mình như sau: 1. Lý do chọn đề tài : Cùng với sự phát triển của đất nước đó sự là tăng trưởng kinh tế và những mục tiêu phát triển xã hội mà chính phủ đặt ra, nhu cầu về giao thông cũng đang đựơc gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Các loại phương tiện giao thông ở đường bộ, đường không, đường thuỷ. . . phát triển không ngừng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Chính vì vậy mà vào thời điểm này tai nạn giao thông và những bức xúc về giao thông lại đang gây những sức ép nặng nề lên xã hội. Thống kê cho thấy hơn 90% số vụ tai nạn có nguyên nhân là người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông. Vì vậy nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với ngành giáo dục là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Đối với học sinh THPT, yêu cầu về giáo dục an toàn giao thông cũng nằm trong những mục tiêu chung ở trên. Chính vì thế mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động cuộc vận động “học sinh, sinh viên gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm túc luật giao thông” nhằm giảm bớt số vụ tai nạn xảy ra. Nhưng hiện nay, tình hình về tai nạn giao thông ở nước ta ngày càng trở thành vấn đề bức xúc. Hằng năm, số lượng người chết và bị 3
4
dục pháp luật ATGT cho HS trong trường chưa đảm bảo. Mà mục đích của việc giáo dục ATGT là cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản ban đầu, những quy tắc xử sự thường gặp khi tham gia giao thông hằng ngày để hình thành thái độ hành vi tự giác, chấp hành pháp luật trật tự ATGT chung và tránh được những tai nạn giao thông cho chính mình. Giáo dục trật tự ATGT là yêu cầu rất quan trọng nhưng không dễ dàng. Vì vậy GV chúng ta cần phải quan tâm kiên trì tổ chức tốt việc dạy học, phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng với phụ huynh để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn nâng cao ý thức pháp luật các em. Giáo dục ATGT cho các em nhằm giúp các em nhận thức hiểu biết về luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông ở mọi lúc mọi nơi. Để đảm bảo được tính mạng cho các em là việc thiết thực nhất mà hiện nay chúng ta ai cũng phải làm để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. 2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu: 2.1. Khái quát phạm vi: Trong thực tế hiện tại ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Xuân Lộc nói chung và địa bàn thị trấn Gia Ray nói riêng số người đi bộ và các loại phương tiện đi lại giao thông, lưu thông như xe đạp, xe máy, xe ô tô, xe có tải trọng lớn… với mật độ rất lớn. Nếu gặp một người lái xe hay một người đi bộ, một em HS đi ra ngoài đường mà không chấp hành đúng các quy định về ATGT và không quan tâm đến người khác mà cứ theo ý mình thì có thể làm cho giao thông trên đường lộn xộn ách tắc xảy ra tai nạn. 2.2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu: Năm học 2010 – 2011, 2011 – 2012 qua bản thân tôi làm công tác Bí thư Đoàn trường và công tác giảng dạy, thư ký HĐSP. Những vụ tai nạn của học sinh đi bộ không đúng luật, đi xe đạp, xe máy chở nhau, bị xe máy, xe ô tô va quệt do chưa biết cách đi đường, hay đi chơi … đến cuối năm học 2010 – 2011 số học sinh bị tai nạn là 6 vụ, cuối năm học 2011-2012 số học sinh bị tai nạn 8
6
vụ lý do bị tai nạn chủ yếu là tham gia giao thông không đúng luật. ( Chơi trên lòng đường, nô nghịch khi đi học, chở nhau trên xe đạp, xe máy lạng lách …) Chính những vụ tai nạn trên, làm bản thân tôi lo nghĩ đến khu vực của mình đang quản lý và giảng dạy. Cho đến năm học này ( 2012 – 2013 ) tôi tiếp tục làm công tác Bí thư Đoàn trường. Thuận lợi đầu tiên là năm nay các cấp lãnh đạo tổ chức các lớp tập huấn về công tác giáo dục ATGT trong trường học, tổ chức các đợt thi tìm hiểu về ATGT. Thuận lợi tiếp theo nữa là công việc của tôi rất gần gũi với các em, dễ dàng tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục các em ý thức và văn hóa khi tham gia giao thông. 2.3. Nguyên nhân của thực trạng: – Khu vực trường học mặt trước giáp đường Hùng Vương, mặt sau giáp đường Ngô Quyền thuộc địa phận thị trấn Gia Ray và trường cũng nằm rất gần tuyến đướng quốc lộ 1A nên xe cộ đi lại rất nhiều. – Học sinh ở đây đa số là con em nông dân, điều kiện kinh tế gia đình các em còn nhiều khó khăn nên bố mẹ các em mải lo kiếm sống, do vậy việc nhắc nhở và quan tâm tâm tới các em chưa được thường xuyên. Bản thân tôi luôn suy nghĩ đến những học sinh bị tai nạn năm qua, và là người giáo viên không những chỉ có dạy học sinh những kiến thức văn hóa mà phải làm thế nào đây để học sinh cả khu vực nơi đây có ý thức về luật đi đường và không xem nhẹ việc trật tự ATGT để khỏi xảy ra tai nạn. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp thực hiện sau: 3. Biện pháp chủ yếu để thực hiện đề tài. 3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp. Vì tâm lý của HS THPT thường ham chơi, đua đòi nhất là những lúc các em được tự do không có bố mẹ đi cùng ( như đi học, đi chơi…) nên rất dễ xảy ra tai nạn. Tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp sau: 3.2 Các giải pháp chủ yếu.
7
– Giải pháp 1: + Đối với phụ huynh học sinh: Ngoài các phương tiện giao thông như ô tô, xe bus… thì xe đạp, xe máy là phương tiện giao thông rất phổ biến, xe đạp, xe máy là phương tiện giao thông dễ đi nên ở lứa tuổi học sinh THPT rất nhiều em đã tự đi xe máy, xe đạp đến trường. Tuy vậy, một số em được cha mẹ cho đi xe máy đến trường là xe có phân khối lớn, không phù hợp với lứa tuổi của các em như vậy rất dễ xảy ra tai nạn vì độ tuổi của các em chưa đủ kinh nghiệm để xử lý các tình huống bất ngờ xãy ra. Qua trao đổi nhiều ý kiến phụ huynh cho rằng vì hoàn cảnh gia đình nên các em vẫn có thể đi xe được của người lớn như các em vẫn thường đi đến trường. Vấn đề này được đặt ra tôi đã giải thích để phụ huynh hiểu được nếu các em đi xe như vậy thì thật không an toàn vì xe máy có phân khối lớn mà độ tuổi của các em thì hay manh động, thiếu kinh ngiệm nên rất dễ xảy ra tai nạn và tôi có đề nghị như sau để phụ huynh tự khắc phục: Vì hiện nay ở hầu khắp các tuyến đường trên địa bàn huyện đều đã có các tuyến xe bus đưa đón học sinh, nên phụ huynh hãy cho các em tham gia phương tiện công cộng rẽ mà an toàn này. Nếu nhà ở gần trường nên cho các em đi bộ đến trường. Nếu nhà hơi xa nên cho các em đi xe đạp, có thể là xe đạp điện. Nếu cho các em đi xe máy thì chỉ cho sử dụng xe máy dước 50cc, và phải có đầy đủ các loại giấy tờ lưu thông cần thiết. Với yêu cầu này được đa số phụ huynh tán thành nhất trí nhất là với những gia đình phụ huynh còn khó khăn vì đảm bảo an toàn tính mạng cho các em là quan trọng nhất. Vấn đề này tôi còn trực tiếp nhờ ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh nhà trường tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho các em học sinh khi tham gia giao thông. + Đối với học sinh: 8
Các em hiểu được sự nguy hiểm khi tham gia giao thông không đúng quy định nên các em nên chọn cho mình phương tiện tốt hiệu quả mà an toàn nhất khi đến trường. Làm được như vậy là chính các em đã góp phần đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, an toàn cho mình và cho mọi người, hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra. – Giải pháp 2: + Giáo dục các em thực hiện tốt những quy định khi tham gia giao thông. Ngoài việc giáo dục các em lựa chọn phương tiện giao thông phù hợp, còn phải giáo dục các em nắm được những quy định đối với người tham gia giao thông. Từ đó các em có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh những quy định khi tham gia giao thông đường bộ. Giải pháp này các em đã được học trong những buổi sinh hoạt tập thể. Tôi thường nhấn mạnh những vấn đề sau: Đi bên tay phải, đi sát lề đường, biết nhường đường. Đi đúng hướng đường, phần đường của mình. Khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) phải quan sát trước sau, xin đường. Khi đi từ đường ngõ , trong nhà, cổng trường ra đường chính phải quan sát, nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, hoặc từ đường phụ ra đường chính phải đi chậm, quan sát kỹ. Khi đia trên xe đạp điện, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn… Khi đi trên xe bus phải thực hiện theo hiệu lệnh của chủ phương tiện, không chen lấn, xô đẩy, thể hiện nét thanh lịch, nét văn hóa trên xe bus… + Giáo dục các em có ý thức tránh những điều cấm sau: Không được lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường. Không chở quá 02 người trên một xe (cả xe đạp và xe gắn máy). Không buông thả hai tay, hoặc cầm ô, kéo súc vật. Dừng xe giữa đường nói chuyện. 9
Đèo người đứng trên xe hay ngồi ngược chiều. Rẽ đột ngột qua đầu xe. Không nô nghịch, chạy nhảy trên đường. Không được vượt đèn đỏ, không chạy xe quá tốc độ quy định, không được sử dụng các chất kích thích (rượi, bia, thuốc lá, xì ke, ma túy…), tham gia giao thông có văn hóa… Tôi thường cho các em theo dõi lẫn nhau và báo cáo lại những bạn còn phạm vào những điều cấm trên vào những buổi sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, nhắc nhở các em thường xuyên, nhấn mạnh những tác hại của việc không tuân thủ luật giao thông đường bộ, để không những các em thực hiện tốt những quy định đối với người tham gia giao thông, từ đó hình thành ý thức tự giác, thói quen tốt, đúng khi tham gia giao thông. Điều đó không chỉ ở lứa tuổi học sinh mà cả về sau này. – Giải pháp 3: Là một nội dung được đưa vào giáo dục trong nhà trường còn mới nên tài liệu còn ít, nhưng bản thân tôi nhận thức rất rõ mục đích của việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. Hiện nay trên tất cả các phương tiện nghe nhìn thì vấn đề an toàn giao thông được mọi người quan tâm và chú ý nhất. Mỗi một phương tiện nghe nhìn đều có một mục để nói về an toàn giao thông. Vậy không có lí do gì để mỗi giáo viên chúng ta không nhiệt tình khi giáo dục an toàn giao thông, chúng ta phải bắt đầu xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông. Để làm được điều này bản thân tôi không ngừng nghiên cứu, thu thập các thông tin ở các tài liệu nghe, đọc được đăng tải thường xuyên trên các báo, đài, mạng Internet … để nắm được các nguyên nhân xảy ra tai nạn và cách thức tuyên truyền để học sinh nắm được luật giao thông nhất là với học sinh. Từ đó tôi đã áp dụng được cách thức tuyên truyền an toàn giao thông cho phụ huynh trong trường , đồng thới áp dụng phương pháp giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh để làm sao đạt hiệu quả nhất. Thường thì nếu chúng ta chỉ có đọc cho các em nghe về các điều luật không thôi thì nội dung rất khô khan, đơn điệu, dễ gây nhàm chán, vì vậy cần có nhiều hoạt động 10
11
Phương pháp trò chơi: Tôi hay áp dụng lồng ghép trong những buổi sinh hoạt như trò chơi đi xe đạp an toàn, đi bộ an toàn, đi xe bus an toàn… cho các em giải thích các vạch kẻ đường, chỉ về những cách tham gia giao thông khác nhau trong những tình huống khác nhau trên mô hình như: Khi vượt xe đỗ bên đường. Khi đi từ trong ngõ, cổng trường ra. Khi đi đến ngã tư và cần đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải thì đi theo đường nào trên sơ đồ là đúng. Khi lên xuống xe bus… Phương pháp trắc nghiệm: Cũng như những môn học khác trong một giờ học phải tạo cho các em hứng thú học tập, nên các hoạt động giáo dục về an toàn giao thông cũng phải phong phú đa dạng, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp, các em có kỹ năng an toàn phải hình thành từ thụ động đến chủ động, hướng dẫn các em từ từ không nên ép buộc các em phải nhớ ngay mà các em sẽ có kỹ năng dần theo những giờ thực hành, trò chơi hay từ những tình huống thật mà các em đã gặp phải. Tuy nhiên với bất kỳ hình thức giáo dục nào tôi đều phải chú ý: Từ ngữ sử dụng phải ngắn gọn, trò chơi phải phù hợp, có quy tắc chơi rõ ràng, hình ảnh đưa ra phải sát với thực tế. 3.3 Tổ chức và triển khai thực hiện. – Làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể CBGV – CNV – học sinh và phụ huynh. – Lập kế hoạch hoạt động ngoại khóa phê duyệt với BGH nhà trường. – Tổ chức tốt các chương trình ngoại khóa ATGT bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng như trò chơi – tiểu phẩm – đố vui – kể chuyện sắm vai – đàm
12
thoại giữa HS với HS, kết hợp bài giảng Power point tạo hứng thú thu hút các em tham gia. – Tổ chức thi tìm hiểu luật ATGT cho HS. 4. Kết quả: Với những kinh nghiệm trên mà bản thân đã thực hiện trong đầu năm học này đến nay. Hầu hết tất cả HS trong toàn trường đều hiểu và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đến nay vẫn chưa có vụ tai nạn nào xảy ra. Các em có kỹ năng thói quen tốt đi sát lề đường bên phải và luôn quan sát trước, sau khi muốn sang đường, có ý thức trước khi sử dụng phương tiện khi tham gia giao thông . Các em còn có ý thức chỉ đi xe bus đến trường và chỉ đi xe máy khi thật cần thiết và không được đi xe máy trên 50cc. Đặc biệt có ý thức tốt thực hiện các quy định của giao thông đường bộ hình thành thói quen chấp hành theo luật giao thông Rèn luyện và nâng cao ý thức tự giác khi tham gia giao thông, không cần bố mẹ đưa đến trường mà vẫn đảm bảo an toàn khi đi học. Hình thành kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho sau này. Phán đoán và nhận thức được những điều kiện an toàn và không an toàn khi lựa chọn phương tiện tham gia giao thông. Biết lựa chọn con đường đi an toàn, có hành vi đúng và xử lí tốt các tình huống giao thông khi đi học, biết phòng tránh các tình huống không an toàn ở những vị trí nguy hiểm trên đường để tránh tai nạn xảy ra. Làm tiền đề cho việc phát triển ý thức chấp hành luật giao thông về sau này, làm nền tảng cho thái độ tham gia giao thông an toàn, văn minh của một công dân. Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh chưa thực hiện nghiêm túc dẫn tới vi phạm một số lỗi như vượt đèn đỏ, đi xe gắn máy không có giấy tờ hợp lệ, đi xe 13
14
Hình thức giáo dục an toàn giao thông không nhất thiết phải tổ chức như các giờ học khác, chủ yếu để học sinh thấy thoải mái trong giờ học. Đặc biệt tạo ý thức thực hiện tốt các quy định của luật giao thông đường bộ. Hình thành thói quen chấp hành theo luật giao thông. Rèn luyện và nâng cao ý thức tự giác khi tham gia giao thông, không cần bố mẹ đưa đến trường mà vẫn đảm bảo an toàn khi đi học. Hình thành kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho sau này, phán đoán và nhận thức được những điều kiện an toàn và không an toàn khi tham gia giao thông. Biết lựa chọn con đường đi an toàn, có hành vi đúng và xử lí tốt các tình huống giao thông khi đi học, biết phòng tránh các tình huống không an toàn ở những vị trí nguy hiểm trên đường để tránh tai nạn xảy ra. Làm tiền đề cho việc phát triển ý thức chấp hành luật giao thông về sau này, làm nền tảng cho thái độ tham gia giao thông an toàn, văn minh của một công dân. 2. Những đề xuất và kiến nghị. Tôi thầm nghĩ chúng ta cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoặc lồng ghép các hoạt động này vào hoạt động đa dạng phong phú hơn nữa phù hợp với điều kiện từng lứa tuổi học sinh. Có thể giao lưu giữa các trường trong khu vực, bằng nhiều hình thức như đố vui để học, cắm trại, những sáng tác biểu diển văn nghệ có nội dung như trên thì hiệu quả sẽ càng cao hơn nữa. Và người giáo viên của chúng ta cần phát huy tính tích cực chủ động của HS trong việc tham gia tổ chức các hoạt động nhằm làm công tác giáo dục ATGT thực sự có tác dụng hiệu quả. Các cấp lãnh đạo ngành quan tâm phối hợp và hổ trợ công tác giáo dục an toàn giao thông ở địa phương. Mở rộng thông tin báo, đài, mạng … để giáo dục và tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
15
Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về luật giao thông đường bộ cho cán bộ , giáo viên. Cung cấp đủ các tài liệu, đồ dùng dạy học, hổ trợ các thiết bị thông tin công nghệ, xây dựng cơ sở vật chất để đủ phục vụ lớp học. Giáo dục an toàn cho học sinh THPT là việc làm cấp bách, thực tế và hoàn toàn có thể thực hiện được, nhằm hình thành cho các em có hiểu biết ban đầu về luật giao thông, có ý thức chấp hành luật giao thông, các em cần biết nguy hiểm để tránh, trái với nguy hiểm là an toàn, hơn thế nữa là có kĩ năng thực hiện hành vi an toàn trong các tình huống khi tham gia giao thông, nhất là biết lựa chọn phương tiện tham gia giao thông để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, tránh những điều cấm khi tham gia giao thông, nếu làm được như vậy, tôi nghĩ rằng với các em học sinh THPT sẽ có thể tự đảm bảo giữ an toàn cho mình và cho mọi người. Với những kết quả đạt được ở trên tôi nghĩ rằng bước đầu mình đã góp một phần nhỏ bé tham gia vào công cuộc xây dựng được một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. vì tôi cũng như tất cả các thầy cô đều hiểu rằng: “AN TOÀN LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NGƯỜI” Với tinh thần nhiệt tình cao nhưng kiến thức có hạn có thể còn sơ sót hoặc nhiều phần chưa đầy đủ, tôi mong các đồng chí lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp góp ý xây dựng thêm để giúp cho việc thực hiện công tác giáo dục an toàn giao thông tại cơ sở ngày đạt hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ./.
16
17
– Giải pháp 1: . chúng tôi 8 – Giải pháp 2: chúng tôi 9 – Giải pháp 3: chúng tôi 10 3.3 Tổ chức và triển khai thực hiện. chúng tôi 12 4. Kết quả: chúng tôi 13 III/ Kết luận……………………………………………………………………tr 14 1. Bài học kinh nghiệm chúng tôi 14 2. Những đề xuất và kiến nghị……………………………………………….tr 15
18
Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Trạng Và Giải Pháp Cho Học Sinh Bỏ Học, Nghỉ Học trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!