Bạn đang xem bài viết Thực Trạng Kỹ Năng Làm Việc Nhóm Của Sinh Viên Và Cách Khắc Phục được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hiện nay, thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên còn rất nhiều điểm hạn chế. Điều này dẫn tới kết quả làm việc chung không đạt được như mong muốn. Kỹ năng làm việc nhóm không tốt có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Làm sao để cải thiện thực trạng này một cách nhanh chóng và hiệu quả?
Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên
Hình thức làm việc nhóm rất phổ biến và mang lại nhiều lợi ích: san sẻ công việc, tăng hiệu suất, tăng gắn kết,… Tuy nhiên, các bạn sinh viên vẫn gặp phải rất nhiều vấn đề với hình thức làm việc này.
Bỡ ngỡ với hình thức làm việc nhóm
Các tân sinh viên thường bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn khi bắt đầu làm việc nhóm. Khi giáo viên yêu cầu làm việc nhóm, nhiều sinh viên không chọn được nhóm cho mình. Và khi có nhóm rồi, các thành viên mất rất nhiều thời gian để thích nghi.
Lý do là bởi khi mới làm việc với nhau, ai cũng nghĩ mình giỏi, ai cũng có cái tôi cao nên chỉ khăng khăng ý kiến của mình. Điều này dẫn tới việc khó thống nhất ý kiến trong nhóm. Và việc tranh luận để thống nhất ý kiến chiếm mất nhiều thời gian. Thậm chí, thời gian đó còn nhiều hơn thời gian để cùng hoàn thành bài tập.
Các nhóm hoạt động ít, không có nguyên tắc rõ ràng
“Đợt năm nhất, năm hai, nhóm của mình là làm việc với nhau khá ok. Tuy nhiên, từ năm 3 trở đi, nhóm hoạt động thưa thớt dần. Ban đầu là 1 tuần 2 lần nhưng đến giờ tính ra chắc 2 tuần hoặc thậm chí 1 tháng mới ngồi mới nhau một lần. Chưa kể, có những lần hẹn hôm nay họp nhóm rồi mà có người vẫn không đến hoặc báo đến rồi lại bảo bận việc này việc kia, ảnh hưởng tới mọi người”, Lan Hương – sinh viên năm 3 trường Đại học Hà Nội chia sẻ.
Việc các nhóm không có nội dung, kỷ luật rõ ràng sẽ khiến mọi người không ý thức rõ ràng được tầm quan trọng của làm việc nhóm.
Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên kém dẫn tới xung đột thường xuyên
Các thành viên trong nhóm có tính cách khác nhau, thường xuyên va chạm nhau. Khi có vấn đề, ai cũng muốn ý kiến của mình là đúng, không ai chịu lắng nghe ai. Thậm chí, có những thành viên còn to tiếng khi tranh luận với nhau. Những người khác còn “thêm dầu vào lửa” khiến không khí làm việc nhóm trở nên căng thẳng. Không ít các nhóm đã hoạt động kém hiệu quả, thậm chí tan rã vì lý do này.
Hiệu quả làm việc nhóm không cao
Hiệu quả làm việc nhóm bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Đó có thể bắt nguồn từ tính cách, thái độ tới cách làm việc của mỗi cá nhân, tập thể. Các thành viên không có kỹ năng, không đặt mục tiêu của nhóm lên đầu đều khiến nhóm làm việc kém năng suất. Chưa kể, có nhiều thành viên còn không hợp tác, hay ỉ lại, cái tôi quá cao,…
Một thành viên “gánh team”, thành quả thì hưởng chung
Việc thiếu kỹ năng hợp tác với mọi người, cộng thêm sự thiếu trách nhiệm, thiếu chủ động,… dẫn tới tình huống một người phải làm công việc cho cả nhóm. Kết quả là đến khi được điểm tốt, khen thưởng thì nghiễm nhiên coi đó là việc của cả nhóm.
“Không hiểu là mình đang teamwork hay tao – work nữa. Việc thì việc chung của nhóm mà không hiểu sao cứ đổ hết lên đầu mình. Lên kế hoạch là mình, ý tưởng là mình, thuyết trình cũng là mình. Người thì bận về quê, người thì bận chuyển nhà,… Không hiểu tinh thần, ý thức làm việc tập thể của mọi người để đâu. Có khi bàn bạc trong nhóm thì thấy mọi người đã xem mà không rep gì cả. Thật chả hiểu nữa. Cứ thế này mình cũng xin ra nhóm sớm”, Vân Anh – sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ bức xúc kể lại.
Ngoài những tình trạng trên, các nhóm còn gặp phải rất nhiều tình huống “dở khóc dở cười” khác.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng làm việc nhóm
Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên như trên thường do nhiều yếu tố (nguyên nhân) . Đó là thể là yếu tố chủ quan hoặc yếu tố khách quan.
Yếu tố chủ quan (nguyên nhân chủ quan)
Không có tinh thần trách nhiệm, không có thái độ hợp tác cùng mọi người
Lười biếng, ỉ lại, đùn đẩy, so bì, tỵ nạnh nhau
Bất đồng ý kiến
Cái tôi quá cao, bảo thủ, không có kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp. Không chịu thấu hiểu, thông cảm với người khác
Thiếu sự chủ động khi làm việc cùng các thành viên khác
Thiếu sự gắn kết, hòa nhập với mọi người, chia bè kéo cánh gây mất đoàn kết nội bộ
Không biết cách hoàn thành công việc
Nhận thức chưa đúng, đầy đủ về nhóm và cách làm việc nhóm
Yếu tố khách quan (nguyên nhân chủ quan)
Nhóm trưởng không có kỹ năng lãnh đạo, dẫn dắt mọi người, bảo thủ, áp đặt
Nhóm không thống nhất được các nguyên tắc để cùng làm việc
Nhóm không có giờ giấc, kỷ luật
Nhóm trưởng không phân công rõ ràng công việc cho các thành viên
Các thành viên không tập trung vào công việc, thường xuyên ăn uống, nói chuyện, dùng điện thoại giải trí,…
Giải pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên
Kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng mềm cần thiết, quan trọng trong học tập, làm việc và đời sống. Nhờ có nó, mỗi người sẽ được bổ trợ cùng góp sức tạo nên sức mạnh tập thể. Mỗi sinh viên cũng biết cách sống hài hòa, giao tiếp với mọi người tốt hơn,…
Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, vấn đề làm việc nhóm của sinh viên hiện nay còn rất nhiều yếu kém. Nguyên nhân có thể từ chủ quan hoặc khách quan. Để khắc phục tình trạng này, mỗi sinh viên, mỗi nhóm cũng như các giáo viên cần chú ý một số điểm sau:
* Với nhà trường, giáo viên
Xây dựng các đề tài, bài tập nhóm đa dạng, phong phú
Nâng cao nhận thức về nhóm và tầm quan trọng, hiệu quả của cách làm việc nhóm
Giáo viên cần sát sao hơn với các nhóm, đánh giá, nhận xét rõ ràng
Hướng dẫn các sinh viên về cách làm việc nhóm hiệu quả
Với sinh viên năm nhất, nhà trường và các thầy cô nên chú trọng tới kỹ năng làm việc nhóm. Khi các bạn đã quen thì những năm học sau sẽ rất nhàn và làm việc đạt hiệu quả cao.
* Với sinh viên
Hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm
Chủ động và tích cực trau dồi kỹ năng, rèn luyện tinh thần học tập tự chủ
Tôn trọng các thành viên trong nhóm
Gạt bỏ cái tôi cá nhân, hòa nhập cùng mọi người trong nhóm
Cố gắng hoàn thành thật tốt nhiệm vụ của mình, làm việc vui vẻ, lạc quan, nghiêm túc,…
Nhóm cần lựa chọn được nhóm trưởng có năng lực, thái độ tốt. Nhóm trưởng cần theo dõi, nắm bắt được tình trạng của nhóm. Người này cũng cần biết cách để mọi người phối hợp làm việc tốt, khấy động tinh thần làm việc của mọi người,…
Lời kết
Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên cần được nhìn nhận thẳng thắn. Có như vậy, những phương pháp cải thiện mới thực sự đạt được hiệu quả. Có kỹ năng làm việc nhóm tốt cũng là cách để rèn luyện các loại kỹ năng mềm, kỹ năng sống,…
5
/
5
(
2
bình chọn
)
Thực Trạng Việc Làm Của Sinh Viên Mới Ra Trường
Việc làm Sinh viên mới tốt nghiệp – Thực tập
Thực trạng việc làm của sinh viên mới ra trường
Nếu cánh cổng đại học mở ra cho những tân sinh viên một bầu trời với những ước mơ, hoài vọng về một tương lai xán lạn thì tấm bằng tốt nghiệp và những bước chân đầu tiên bước đi lập nghiệp lại đưa bạn tới những câu hỏi: Làm gì và ở đâu? Theo những cuộc khảo sát thực trạng việc làm ở Việt Nam, có tới khoảng 70% sinh viên lo lắng về vấn đề việc làm khi mới bước chân ra khỏi cánh cổng trường đại học.
Nghề nghiệp mà họ theo đuổi dường như đã “hết chỗ” trong khi có vô vàn những nghề tay trái đón chào, họ lại không đủ kỹ năng, trình độ để đảm nhận. Có vẻ cơ cấu việc làm cho giới trẻ khá chệnh lệch? Điều đó dẫn đến tình trạng, hơn nửa sinh viên ra trường rơi vào tình trạng thất nghiệp, số ít còn lại tuy có việc làm xong lại phải trái với ngành nghề theo học.
Việc làm Sinh viên làm thêm
Nguyên nhân khiến sinh viên thất nghiệp khi ra trường
Thiếu định hướng trong thời gian học tập
Mục đích cuối cùng của việc học tập, lấy bằng cấp là để sau này có nghề nghiệp ổn định thế nhưng trên thực tế có ít sinh viên khi đi học nghĩ được điều đó. Dường như họ chẳng bao giờ nghĩ tới mối tương quan giữa việc học và đi làm trong tương lai hay vấn đề kỹ năng kiến thức với nghề nghiệp.
Chính vì thế quá trình hướng nghiệp của các bạn diễn ra như một hình thức qua loa vậy. Bạn đã hướng nghiệp không phù hợp để rồi dẫn đến việc lựa chọn sai ngành học. Tại thị trường Việt Nam, thường có tới 40% việc định hướng nghề nghiệp phụ thuộc vào phụ huynh. Các bậc cha mẹ vẫn thường thiên về những ngành nghề an toàn hoặc “ăn sẵn” cho con. Khi định hướng, họ hướng con cái theo nghề họ thích mà không biết khả năng, sở thích của con nằm ở đâu.
Học tập một cách thụ động
Có lẽ xuất phát từ việc định hướng nghề nghiệp sai lầm cho nên nhiều bạn sinh viên sẽ rơi vào tình trạng học tập thụ động. Có nghĩa là họ chỉ chờ đợi kiến thức từ giáo viên cung cấp, không bao giờ có ý thức chủ động chuẩn bị kiến thức, cộng với việc lười khám phá và áp dụng các lý thuyết học được vào thực tiễn cuộc sống.
Với cách học thụ động như vậy, sinh viên không những trở nên mông lung trong mớ kiến thức cơ bản mà còn khiến bản thân ngày càng trở nên lười biếng hơn, không chủ động trong bất cứ hoạt động nào khác trong công việc sau này. Chính vì thế mà sau khi ra trường họ cũng mang theo tâm lý chờ việc, không biết cách chủ động tìm kiếm những cơ hội thực sự cho bản thân. Dù cho thị trường tuyển dụng tại Hà Nội, Hồ Chí Minh… vẫn luôn luôn sôi động và cạnh tranh mỗi ngày. Bởi vậy, họ tự đánh mất cơ hội cho bản thân mình khiến cho quá trình tìm việc trở nên khó khăn hơn và làm việc không đúng sở trường.
Không có vốn ngoại ngữ
Làn sóng thất nghiệp của cử nhân một phần xuất phát từ khả năng về ngoại ngữ, nhất là khả năng tiếng Anh. Trong thời buổi hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, dường như tiếng Anh chính là một tấm vé hạng sang để chúng ta hội nhập, đồng thời có cơ hội bước vào một vị trí nào đó trong tất cả các ngành nghề của xã hội.
Đây có thể coi là một trong những tiêu chí đánh giá “cần phải có” của nhà tuyển dụng với ứng viên khi nộp đơn xin việc hay làm CV online ứng tuyển vào công ty. Các chương trình giáo dục đã phổ cập việc đào tạo tiếng Anh rộng khắp đến tất cả các trường học, cấp học, thậm chí còn đầu tư từ khi con người còn rất nhỏ.
Thế nhưng chính từ thái độ học tập thụ động, lại lười khám phá và không chịu áp dụng thực tế thì dù có được tiếp thu chương trình trong rất nhiều năm, các bạn trẻ vẫn không thể đáp ứng được vốn tiếng Anh cơ bản. Để rồi, đến khi ra trường, kiến thức và kỹ năng về ngoại ngữ của các bạn chỉ dừng lại ở một con số 0.
Nói chung, học tiếng Anh cần phải có một quá trình, không muốn lãng phí thời gian và có được một tấm vé thông hành đó bước vào tương lai sự nghiệp tươi sáng, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, các bạn cần phải cố gắng hết mình vào việc học nói chung và rèn luyện kỹ năng nói riêng, siêng áp dụng việc học tập đó vào thực tế thì mới có kết quả khả thi.
Không chú trọng nâng cao kỹ năng mềm
Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là hai yếu tố mà nhà tuyển dụng luôn hết sức chú trọng trong khâu tuyển dụng. Đặc biệt, kỹ năng mềm chính là yếu tố mà họ quan tâm hàng đầu. Bởi kỹ năng mềm giống như là phần chuôi dao vậy, chuôi dao có bền chắc thì mới sửu dụng được dao một cách hiệu quả.
Kỹ năng mềm lại có thể được rèn luyện từ rất nhiều hoạt động trong học tập và trong cuộc sống, chỉ cần mỗi người ý thức hơn một chút, coi trọng việc học hỏi rèn luyện kỹ năng mềm hơn thì đến khi ra trường, bạn đã có được một hành trang vô cùng vững chắc để bước từng bước cẩn thận vào xã hội. Và môi trường làm việc đầy tính cạnh tranh và đòi hỏi năng động cao thì những điều đó sẽ là bí quyết mang đến sự thành công cho các bạn.
Trong khi đó, có rất nhiều bạn sinh viên chỉ “làm tròn” trách nhiệm đi học của mình là lên lớp, ngồi yên nghe thầy cô giảng bài. Chỉ cần như vậy, họ đã cho rằng mình “làm tròn” trách nhiệm học của mình. Thời gian còn lại, các bạn thường dành nhiều cho việc gặp gỡ bạn bè, chơi game, tán gẫu với bạn bè trên facebook,… Bởi vậy mà thời điểm ra trường cũng là thời điểm các bạn không biết gì về xã hội. Đồng thời còn phải gánh theo cảm giác vỡ mộng về những điều mình đã nghĩ trước đó.
Việc làm Nhân viên kinh doanh
Hậu quả khó lường cho tình trạng thiếu việc làm của sinh viên
Không có năng lực làm việc
Điều này là hệ quả của những sinh viên trong quá trình học tập rèn luyện tại giảng đường Đại học đã không nỗ lực hết mình. Họ coi việc đến trường đại học là nghĩa vụ, đi học chỉ để điểm danh mà không có sự tư duy, học hỏi. Những trường hợp như vậy có sự hiểu biết rất hạn chế, kiến thức trong họ khá là mơ hồ.
Do đó, khi đi xin việc, họ khó xác định được năng lực của mình ở đâu, liệu có đảm nhận được công việc này hay không. với những băn khoăn và tâm lý lo ngại như vậy cho nên họ đã hết lần này đến lần khác từ chối cơ hội việc làm đến với mình.
Xác định phương hướng nghề nghiệp không rõ ràng
Tình trạng sinh viên làm trái ngành nghề diễn ra phổ biến trong xã hội chứng tỏ rằng, cơ hội việc làm vẫn có cho chúng ta. Tuy nhiên tại sao có người vẫn thất nghiệp? Tại sao họ không chọn một công việc trái ngành nghề để giải quyết thực trạng thất nghiệp của mình. Điều quan trọng đó là bạn không xác định nghiêm túc, rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp.
Sinh viên mới ra trường với câu chuyện nghề nghiệp
Sinh viên mới ra trường nên suy nghĩ thế nào về lương?
Sinh viên mới ra trường cần nêu cao tinh thần học hỏi và tìm kiếm một mức lương hợp lý cho mình trước khi bước vào buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng với tiêu chí “học hỏi kinh nghiệm là chính”. Bạn là một sinh viên mới ra trường, kỹ năng bạn có nhưng chưa hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn.
Chính vì vậy, khi tìm hay bất cứ nơi đâu bạn sẽ phải đưa ra mức lương hợp lí, hơn là bạn đưa ra những con số cao ngất ngưởng. Lúc đó, không chỉ nhà tuyển dụng sẽ để ý bạn mà còn choáng váng với con số bạn đưa ra đó.
Nhưng không phải vậy mà bạn không đưa ra được một mức lương cụ thể, bạn cần thẳng thắn trong vấn đề này, chỉ cần phù hợp với trình độ chuyên môn của bạn. Hoặc thậm chí bạn chấp nhận một mức lương cực kỳ thấp hay không lương để đổi lấy cơ hội học hỏi nhiều hơn thì cũng xứng đáng.
Nhà tuyển dụng, họ cần nhân viên có năng lực. Sinh viên mới ra trường sẽ gặp phải vấn đề thiếu sót về mặt kinh nghiệm, điều bạn cần lúc này là thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được tinh thần học hỏi và cầu tiến của bạn, chấp nhận thử thách để chứng minh khả năng của bạn, thay vì chú trọng về lương.
Bởi khi bạn bắt đầu từ mức lương thấp sẽ dễ dàng trong việc “thỏa hiệp” với nhà tuyển dụng, họ sẽ đánh giá bạn trong quá trình làm việc và có những bình xét thỏa đáng, hơn là việc bạn đòi hỏi quá cao sẽ dễ bị từ chối ngay từ đầu.
Đâu mới thực sự là đam mê
Thiết nghĩ, nếu đã là đam mê thì dù công việc, con đường theo đuổi đam mê có khó khăn đến đâu bạn cũng sẽ cố gắng vượt qua được. Và khi đã là đam mê chắc chắn không có gì là khó khăn cả. Nếu như chưa xác định được niềm đam mê ẩn giấu, bạn hãy tham gia thật nhiều chương trình cộng đồng, vừa khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia, lại vừa khám phá chính bản thân mình.
Làm việc với đam mê sẽ cho bạn động lực và sự hăng say nhất, từ đó mang lại hiệu quả cao. Thực tế có ít người mạnh dạn và quyết tâm theo đuổi đam mê, thay vào đó họ chọn lựa mức lương thưởng hay chế độ đã ngộ vì cuộc sống, vì nỗi lo bản thân gia đình. Tuy nhiên sống và làm việc với đam mê sẽ mang lại cho bạn giá trị cao, được tôn trọng và thành công với vị trí nhất định.
Tìm việc càng sớm càng tốt
Đừng chủ quan với những công việc làm thêm
Tận dụng kỳ thực tập một cách hiệu quả
Chỉ cần bạn là sinh viên thì chắc chắn sẽ có những kỳ thực tập vui vẻ, thú vị. Kỳ thực tập sẽ là cơ hội để bạn có được kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức chuyên ngành vững chắc hơn. Nếu như bạn thực sự làm tốt, nổi bật và được nhận xét thực tập tốt thì đương nhiên, đó là 1 dấu hiệu tốt để bạn ghi điểm tại cơ sở tham gia thực tập. Rất có thể sau khi ra trường, bạn có thể thử sức với những việc công việc tại nhà, bạn có thể tìm việc làm thêm tại nhà tại các website tuyển dụng việc làm trực tuyến, trên báo chí hay trên mạng xã hội. Những làm thêm tại nhà cũng mang đến cho bạn mức lương cao hơn sơ với lương của một người làm văn phòng đó.
Nhiều bạn sinh viên chủ quan với kỳ thực tập và cho rằng chỉ cần hoàn thành khóa luận là xong, nhưng những trải nghiệm mà khi đứng ở vai trò thực tập sinh bạn sẽ được tiếp xúc và có cơ hội học hỏi rất nhiều. Vì vậy hãy biết nắm bắt lấy cơ hội đó, đừng để mất đi những điều giá trị, chuẩn bị sẵn sằng các để có thể nộp ngay khi có cơ hội.
Giải pháp giúp sinh viên nhanh chóng tìm việc làm sau khi ra trường
Giữ tinh thần thoải mái là việc làm đầu tiên bạn nên làm
Bạn đừng quá căng thẳng và tự tạo áp lực cho mình và hãy nghĩ ngày mai là một ngày khác, cố gắng bắt đầu ngày mới với sự thanh thản, đừng để cho tâm trạng của bạn bị đè nặng bởi những điều ngớ ngẩn. Bạn phải gạt bỏ hết những suy nghĩ như ra trường phải tìm việc nhanh nhất có thể. Thay vào đó, bạn nên giữ cho mình một tâm trạng lạc quan, thoải mái nhất có thể đến lúc nào bạn cảm thấy sẵn sàng thì hãy đi tìm việc.
Lên một ý tưởng khởi nghiệp
Bạn muốn làm một cô(cậu) chủ nhỏ. Đây là lúc bạn để triển khai những ý tưởng mà bạn đã ấp ủ bấy lâu thời còn đi học. Có rất nhiều tấm gương khởi nghiệp thành công trong giai đoạn chờ việc.Tập hợp một team, lên một ý tưởng và thực hiện chúng.
Khởi nghiệp đòi hỏi rất nhiều yếu tố và kỹ năng để thành công, bạn còn trẻ và ước mơ hoài bão thì luôn đong đầy, đừng sợ thất bại mà hãy biến ước mơ của bạn trở thành sự thật. Đây là thời gian để “sai”, hãy cho phép mình sai để tích lũy và trưởng thành. Biết đâu, từ chính khoảng thời gian này, bạn sẽ tìm được đam mê của chính mình và rất có thể sẽ tạo nên những công ty lớn có giá trị hàng triệu đô la thì sao. Bạn cũng có thể tìm việc làm tại Bắc Ninh.
Thử sức mình với nhiều công việc tại các thành phố lớn
Tại các thành phố lớn có rất nhiều cơ hội cho bạn trải nhiệm với nhiều ngành nghề khác nhau, bạn có thể thỏa sức lực chọn việc làm nhanh phù hợp với chuyên môn của mình. Bạn hoàn toàn có thể tiến hành cách tạo hồ sơ xin việc trên 24h hoặc tạo hồ sơ trên các trang mạng uy tín để nhanh chóng tìm được công việc phù hợp trên các bản thông tin như tìm việc làm ở Tiền Giang, Cần Thơ, Long An,… . Thực tế công việc khác xa với những kiến thức đã học tại trường đại học. Nếu bạn đã hiểu rõ bản thân thích hợp với nghề nghiệp gì, hãy đừng chần chừ mà không thử sức với những công việc đó.
Bạn cũng đừng ngại thay đổi môi trường, bởi vì ở những thành phố lớn có rất nhiều việc làm nhanh để bạn làm và nhảy việc cho đến khi nào bạn thấy việc làm nhanh thật phù hợp với bạn.
Hãy cứ làm việc và đừng quên tạo dựng và duy trì các mối quan hệ, điều này sẽ giúp bạn có cơ hội trò chuyện tiếp xúc với những người xung quanh, lắng nghe tâm sự và học hỏi từ đó nhiều kiến thức xã hội. Có quan hệ với càng nhiều người ở những lĩnh vực khác nhau là rất tốt trên con đường sự nghiệp, họ sẽ là những người có khả năng tư vấn và giúp đỡ bạn trong lĩnh vực của họ, đặc biệt nếu bạn tự khởi nghiệp thì đây sẽ là một nguồn lực vô cùng lớn mà bạn có thể tìm đến cho dự án của mình. Hơn thế, từ các mối quan hệ này có thể giúp bạn tìm ra những cơ hội của riêng mình. Vì vậy không phải lo lắng rằng ra trường mà không tìm được việc làm nhanh. Chỉ cần bạn thường xuyên theo dõi các bản tin như là tim viec lam tai binh dinh và tận dụng tối đã các mối quan hệ mà bạn có được thì bạn sẽ nhanh chóng tìm được việc làm mà bạn mong muốn nhất hiện nay.
Tích lũy kinh nghiệm, vươn ra biển lớn
Bạn có thể tiếp tục học tiếp đó là sự lựa chọn của nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp. Học tiếp để nâng cao kiến thức là điều cần thiết song với tình trạng thừa người, thiếu việc như hiện nay thì các bạn trẻ cần cân nhắc giữa việc học tiếp hay tìm kiếm một công việc để tích lũy kinh nghiệm. Các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao năng lực hơn là bằng cấp chính vì vậy việc lựa chọn phương án vừa học vừa làm, đi làm lấy kinh nghiệm sau đó học tiếp cũng là một cách hay để vừa có kiến thức chuyên sâu và thực tiễn.
Phương Pháp Phát Triển Kỹ Năng Làm Việc Nhóm
Phát triển kỹ năng làm việc nhóm là một trong những nhiệm vụ cần thiết đối với bất kỳ nhân viên nào. Đây cũng là yếu tố chính để nâng cao hiệu quả của cá nhân và đội nhóm.
Đặt ra mục tiêu chung
Khi đội nhóm của bạn có mục tiêu chung đã được sự tán thành của tất cả những thành viên, cả đội sẽ cùng phấn đấu vì mục tiêu chung. Việc này sẽ khiến các thành viên đóng góp để có thể thực hiện tốt nhất mục tiêu đã đề ra.
Phương pháp phát triển kỹ năng làm việc nhóm
Bản thân các thành viên trong nhóm cũng cần có những cam kết trong việc cố gắng đạt được mục tiêu chung. Từ đây có thể làm việc hiệu quả nhất. Đặt ra mục tiêu chung là một trong những cách để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
Giao tiếp hiệu quả
Sự thấu hiểu giữa các thành viên trong nhóm là cách dễ dàng để các thành viên có thể làm việc cùng nhau. Đây cũng chính là lý do mà việc trau dồi và học giao tiếp hiệu quả là cách nâng cao kỹ năng làm việc nhóm.
Hãy thực sự giao tiếp cởi mở, trung thực và tôn trọng lẫn nhau. Các thành viên tự do bày tỏ những suy nghĩ cá nhân, các vấn đề cần giải quyết. Bên cạnh đó là việc lắng nghe và thấu hiểu đồng đội. Bằng cách này, việc giao tiếp sẽ trở nên hiệu quả và thoải mái hơn.
Phân công trách nhiệm rõ ràng
Để đảm bảo đạt được những mục tiêu chung đã đề ra, việc phân công công việc cũng như xác định rõ trách nhiệm bản thân của mỗi nhân viên là cần thiết. Các thành viên trong đội là bình đẳng. Trưởng nhóm cần có sự phân công rõ ràng, tùy vào khả năng, nguyện vọng và tình hình thực tế. Bên cạnh đó, các cá nhân cũng cần ý thức được rõ ràng trách nhiệm và những công việc mình cần cố gắng. Đương nhiên, bao gồm cả việc hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm.
Làm việc nhóm hiệu quả
Quản lý xung đột
Một trong những điều kiện để làm việc nhóm tốt là cần biết giải quyết các xung đột trong nhóm. Ngay cả với những vấn đề nhỏ hay hơn, việc giải quyết một cách chuyên nghiệp và phù hợp sẽ gây ra ít tổn hại cho nhiều người.
Trên thực tế, việc bất đồng quan điểm sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đối với kết quả làm việc của cả nhóm. Cần phân tích, đánh giá các vấn đề một cách cẩn thận để có được hướng giải quyết chính xác nhất. Đây cũng là yếu tố cần lưu ý nếu muốn phát triển kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.
Gây dựng lòng tin
Trong bất kỳ mối quan hệ nào, niềm tin là điều vô giá. Gây dựng được niềm tin nơi sếp, đồng nghiệp sẽ hỗ trợ bạn làm việc nhóm hiệu quả, tối ưu hơn. Thông qua việc giao tiếp, lắng nghe và tin tưởng và đồng nghiệp, bạn sẽ gây dựng được mối quan hệ bền chặt, vững chắc. Từ đó có thể tin tưởng và lắng nghe nhau trong suốt quá trình làm việc.
Phát triển kỹ năng làm việc nhóm
Tôn trọng ý kiến của các cá nhân
Kỹ năng làm việc nhóm nhưng việc đề cao, tôn trọng các ý kiến của cá nhân là điều không thể bỏ qua. Các mục tiêu, hướng hoạt động là tập hợp các ý kiến của tất cả các thành viên của nhóm và sự bàn bạc và đồng thuận của cả nhóm.
Tạo dựng sự gắn kết
Gắn kết nhóm là điều kiện sống còn để quyết định nhóm làm việc có hiệu quả hay không. Cả tổ chức cần có những sáng kiến và tổ chức các buổi đóng góp ý kiến, và buổi giao lưu hàng tháng để tạo nên sự đoàn kết, gắn bó với nhau. Điều này cũng là yếu tố giúp các thành viên trong nhóm, thuận lợi trong khi làm việc cùng nhau.
Nếu biết áp dụng những phương pháp phù hợp, kỹ năng làm việc nhóm của các cá nhân sẽ được trau dồi một cách rõ rệt. Thêm vào đó, nhà quản lý cũng có thể khuyến khích, định hướng nhân viên nâng cao kỹ năng bằng những khóa học phù hợp và có ích.
Rèn Luyện Kỹ Năng Làm Việc Nhóm Hiệu Quả
Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
Điều này đúng ngay cả khi có vẻ như công việc của bạn phù hợp nhất với kiểu lao động độc lập và làm việc một mình. Bạn có thể thực hiện phần lớn nhiệm vụ công việc của mình một mình, nhưng bạn vẫn phải có kỹ năng hướng tới bối cảnh lớn hơn trong công việc của mình, ví dụ: bạn cần hiểu được mục tiêu chung của doanh nghiệp và truyền đạt hiệu quả đến những người khác trong nhóm.
Kỹ năng làm việc nhóm là gì?
GIAO TIẾP
Trở thành một thành viên tốt trong nhóm có nghĩa là có thể truyền đạt rõ ràng ý tưởng của bạn với nhóm. Bạn phải có khả năng truyền đạt thông tin qua điện thoại, email hay giao tiếp trực tiếp. Giọng điệu cần thân thiện nhưng phải luôn chuyên nghiệp. Giao tiếp qua ngôn ngữ thôi là chưa đủ mà bạn cần thể hiện quan điểm của mình qua ngôn ngữ cơ thể nữa, điều này vô cùng quan trọng.
Các tips giúp bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp, cải thiện kỹ năng làm việc nhóm: Tư vấn, hợp tác, đóng góp, phối hợp, sáng tạo, suy nghĩ sáng tạo, đưa ra phản hồi đúng thời điểm, thiết lập mục tiêu, hướng dẫn, ảnh hưởng, ngôn ngữ, kỹ năng quản lý, nghiên cứu, truyền đạt, giao tiếp qua ngôn ngữ, truyền đạt bằng hình ảnh, giao tiếp bằng văn bản.
QUẢN LÝ XUNG ĐỘT
Một kỹ năng làm việc nhóm quan trọng là có thể hòa giải các vấn đề giữa các thành viên trong nhóm. Bạn cần có khả năng thương lượng với các thành viên trong nhóm để giải quyết tranh chấp và đảm bảo mọi người đều hài lòng với các lựa chọn chung của nhóm.
Các tips giúp rèn luyện kỹ năng quản lý xung đột, cải thiện kỹ năng làm việc nhóm: hợp tác, tư duy phản biện, xác định vấn đề, đồng cảm, linh hoạt, trí tuệ cảm xúc, lắng nghe, suy nghĩ logic, kỹ năng hoà giải, đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, các hoạt động xây dựng nhóm.
LẮNG NGHE
Một phần quan trọng khác của giao tiếp là lắng nghe tốt. Bạn phải có khả năng lắng nghe ý kiến và mối quan tâm của các đồng nghiệp để trở thành một thành viên nhóm hiệu quả. Bằng cách đặt câu hỏi để làm rõ, thể hiện mối quan tâm và sử dụng tín hiệu phi ngôn ngữ, bạn có thể cho các thành viên trong nhóm biết rằng bạn quan tâm và bạn hiểu họ.
Các tips giúp rèn luyện khả năng lắng nghe, cải thiện kỹ năng làm việc nhóm: lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi làm rõ, tư duy phản biện, giao tiếp bằng mắt, đưa ra phản hồi kịp thời, giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể, tư duy tích cực khi nhận phản hồi, khả năng tóm tắt, tổng hợp.
ĐÁNG TIN CẬY
Bạn muốn trở thành một thành viên trong nhóm đáng tin cậy để đồng nghiệp, cấp trên có thể tin tưởng bạn, cấp dưới có thể tôn trọng. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn tuân thủ quy định, đảm bảo deadlienvà hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào bạn được giao. Điều này sẽ giúp bạn có được sự tin tưởng của mọi người trong công ty.
Các tips giúp rèn luyện khả năng đáng tin cậy, cải thiện kỹ năng làm việc nhóm: cam kết, tình thần mang tính xây dựng cộng đồng, sự tự tin, xây dựng niềm tin, linh hoạt, tham gia hoạt động tích cực, hoàn thành nhiệm vụ, bám sát định hướng nhóm, kỹ năng quản lý công việc tốt.
SỰ TÔN TRỌNG
Mọi người sẽ cởi mở hơn để giao tiếp với bạn nếu bạn thể hiện sự tôn trọng với họ và ý tưởng của họ. Những hành động đơn giản như sử dụng tên của một người, giao tiếp bằng mắt và tích cực lắng nghe khi một người nói sẽ khiến người đó cảm thấy được đánh giá cao.
Nguồn: Tham khảo
Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Trạng Kỹ Năng Làm Việc Nhóm Của Sinh Viên Và Cách Khắc Phục trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!