Bạn đang xem bài viết Thu Hút Đầu Tư Vào Nông Nghiệp Nông Thôn được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Với 316.210 ha đất sản xuất nông nghiệp, phân bổ ở nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, trải dài từ độ cao 200 – 1.500 m so với mực nước biển trên đất Lâm Đồng sẽ là lợi thế để phát triển nông nghiệp, nông thôn, mà bài toán thu hút đầu tư đóng vai trò quan trọng.
Thu hút đầu tư sản suất nông nghiệp công nghệ cao không chỉ thúc đẩy phát triển nông nghiệp mà còn mở rộng xuất khẩu. Ảnh: H.Sa
Từ nhận diện được điều kiện tự nhiên, diện tích canh tác rộng lớn, có khả năng hình thành các vùng nguyên liệu tập trung với sản lượng, chất lượng đảm bảo nên thật dễ hiểu khi Lâm Đồng xác định thu hút đầu tư là động lực phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Bởi, nếu không thu hút được các nguồn lực vào phát triển nông nghiệp, một bộ phận lớn người dân sống ở nông thôn mà sinh kế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp khó có thể vươn lên làm giàu trên mảnh đất của mình. Để định hướng cũng như hoạch định cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết 05 về “phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, hiện đại”. Trong đó đáng chú ý nhấn mạnh đến việc “đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn” nhằm tạo ra nguồn lực lớn cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Điều này không chỉ tạo bước đột phá phát triển nền nông nghiệp của tỉnh mà còn có tính chất quyết định đến việc phát triển mối liên kết sản xuất, thúc đẩy sự gắn kết giữa sản xuất và thị trường, làm cơ sở để hình thành các vùng chuyên canh với nhiều chủng loại cây trồng, vật nuôi chất lượng, phong phú.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, bên cạnh hai khu công nghiệp Lộc Sơn và Phú Hội với diện tích 359 ha và 10 cụm công nghiệp có tổng diện tích được quy hoạch gần 345 ha, tỉnh đã triển khai thiết lập các khu quy hoạch để thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao này bao gồm: Ấp Lát và Đạ Đeum tại huyện Lạc Dương với diện tích 518 ha, đi vào hoạt động từ năm 2004; khu quy hoạch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh với diện tích 221 ha và gần đây là khu quy hoạch nông nghiệp Tân Phú, Đức Trọng có diện tích 323 ha. Bên cạnh đó, hiện nay Lâm Đồng đang tiếp tục quy hoạch thêm 5 khu nông nghiệp công nghệ cao mới tại Đà Lạt và vùng phụ cận với tổng diện tích sử dụng khoảng 1.400 ha. Đúng như tên gọi của các khu quy hoạch trên, Lâm Đồng sẽ ưu tiên thu hút dự án đầu tư cho sản xuất nông nghiệp với hàm lượng ứng dụng công nghệ cao và các dự án đầu tư nhà máy sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản. Đồng thời kỳ vọng các doanh nghiệp sẽ trở thành đầu tàu, hạt nhân trong việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, xây dựng những mô hình thiết thực, hiệu quả để chuyển giao cho nông dân, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho các vùng sản xuất và hình thành các liên kết sản xuất mang tính bền vững, hiệu quả. Riêng đối với các dự án đầu tư nước ngoài (FDI), Lâm Đồng nhấn mạnh vào yếu tố sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, giống cây trồng, vật nuôi chất lượng, thiết bị canh tác, đầu tư chế biến và xuất khẩu… để mở đường thu hút đầu tư nguồn vốn FDI. Bởi, thông qua hoạt động của các doanh nghiệp FDI, trên thực tế đã giúp cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh có cơ hội đi tắt, đón đầu các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trên thế giới du nhập và tham gia sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đánh giá thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn những năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng nhận định: Hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng. Theo đó, tính đến thời điểm này, Lâm Đồng đã thu hút 72 doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với tổng vốn đăng ký 314,3 triệu USD. Đáng chú ý trong đó có các dự án lớn mà điển hình là Dự án sản xuất giống rau của Tập đoàn tài chính Bejo với mức đầu tư 11,5 triệu USD, đặt ra mục tiêu sản xuất giống rau xuất khẩu lớn nhất Đông Nam Á; hay Dự án nhân giống hoa cao cấp lớn nhất Việt Nam có mức đầu tư lên đến 25 triệu USD của Công ty TNHH Agrivina… Tương tự, nguồn vốn đầu tư trong nước cũng “hội tụ” về Lâm Đồng tham gia thực hiện các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn. Hiện có 1.425 doanh nghiệp, trong đó 959 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt, 400 doanh nghiệp đầu tư vào trồng trọt và chăn nuôi, 60 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Thông qua hoạt động của các dự án đầu tư trong và ngoài nước đã tạo việc làm cho trên 50.000 lao động, đặc biệt hàng năm đóng góp khoảng 18 – 20% GRDP – tổng sản phẩm trên địa bàn của tỉnh.
Để tạo ra lượng giá trị hàng hóa này, trong thời gian qua các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đầu tư trên 6.000 tỷ đồng cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chiếm tới 26% tổng nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Mặt khác, trong xây dựng nông thôn mới, hàng năm các doanh nghiệp cũng đồng hành cùng chương trình với khoản đầu tư 1.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 15% tổng vốn đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Trên thực tế “hoạt động của các doanh nghiệp đã đem lại nguồn lực lớn cho phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới tại Lâm Đồng” – một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận xét.
Tuy nhiên, nếu cần chỉ ra một số hạn chế trong việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp nông thôn trong thời gian qua, thật dễ dàng nhìn ra vấn đề tồn tại lây nay đó là thiếu quỹ đất sạch có quy mô lớn, đầu tư cơ sở hạ tầng các khu quy hoạch còn thiếu nguồn lực dẫn tới ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện các hoạt động thu hút đầu tư. Và để tăng nhanh số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, bên cạnh các hoạt động tiếp tục thu hút đầu tư, Lâm Đồng đề ra giải pháp chú trọng phát triển doanh nghiệp tại chỗ theo hướng phát triển các trang trại, hộ kinh doanh cá thể, hình thành mạng lưới doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh.
http://baolamdong.vn/
HỒ XUÂN TRUNG
Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Nông Nghiệp Việt Nam
Để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp, thời gian tới cần triển khai một số giải pháp sau:
Nhà nước cần có chính sách cải cách về thủ tục trong thu hút vố đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp cụ thể:
Đối với đầu tư trong nước, cần có các chính sách khuyến khích hợp tác công tư hợp lý và hiệu quả. Cụ thể chính sách này cần dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp những ưu đãi và trợ cấp về thuế (thu nhập, VAT, thuế xuất – nhập khẩu…) bên cạnh đó cần có những chính sách đồng bộ phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, hỗ trợ về hạ tầng thị trường, hỗ trợ xúc tiến thương mại và cơ chế tài chínhđặc thù. Cơ chế hỗ trợ theo hình thức vườn ươm doanh nghiệp cũng cần được ưu tiên thực hiện.
Đối với thu hút FDI, Chính phủ cần xây dựng mới chính sách thu hút đầu tư FDI đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất đầu vào, dịch vụ hậu cần, chế biến nông sản, quản lý chất lượng, phát triển thị trường,.. gắn thu hút doanh nghiệp với nhu cầu thị trường, theo địa phương và lĩnh vực trọng điểm. Nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách giúp đơn giản hóa các thủ tục trong việc vay vốn ngân hàng, khuyến khích ngân hàng cung cấp tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh có vùng nguyên liệu được tổ chức và có hợp đồng nông sản với nông dân.
Để hạn chế rủi ro trong đầu tư đồng thời tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học áp dụng công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp thì cần ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng vào các nhóm lĩnh vực, ngành nghề: (i) Đầu tư, phát triển vùng sản xuất tập trung trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; (ii) Sản xuất, phát triển giống cây trồng, vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản. Sản xuất đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi và thủy sản, chế phẩm sinh học, thuốc thú y chăn nuôi và thủy sản; (iii) Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa và các công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong sản xuất nông nghiệp; (iv) Đầu tư vào lĩnh vực chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, dược liệu, tinh chế muối; sản xuất máy, thiết bị, chất phụ gia, phụ trợ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp…
nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lực lượng lao động nông nghiệp. Đào tạo nghề phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên từng địa bàn cụ thể và nhu cầu thực tế của người dân. Do đó, từng địa phương cần có những nghiên cứu đánh giá để nắm bắt nhu cầu cụ thể của từng nghề, nhóm nghề, vị trí công việc… của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhân lực phù hợp.
Đồng thời, đẩy mạnh đào tạo nghề, nâng cao kiến thức cho người lao động nông thôn để có thể tiếp thu thành quả công nghệ hiện đại trong sản xuất nông nghiệp. Tạo thêm nhiều việc làm mới ở khu vực ngoại thành để thu hút lao động dư thừa trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Mặt khác, đa dạng hóa hình thức đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề. Xây dựng và ban hành chính sách đào tạo, thu hút người lao động có trình độ cao đẳng, đại học về hợp tác xã nông nghiệp, nhất là con em tại chỗ của địa phương; đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề cho lao động nông thôn thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; hoàn thiện các chương trình đào tạo kỹ năng, tay nghề cho người lao động, nâng cao nhận thức về việc làm và khả năng tìm kiếm việc làm cho người lao động.
phát triển thị trường, dịch vụ hỗ trợ hoạt động nông nghiệp. Cụ thể:
– Hình thành sàn giao dịch công nghệ cao trong nông nghiệp và phát triển các loại hình dịch vụ môi giới, tư vấn, đánh giá, đầu tư, pháp lý, tài chính, bảo hiểm, sở hữu trí tuệ và các dịch vụ khác nhằm thúc đẩy hoạt động công nghệ cao, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm công nghệ cao trong nông nghiệp.
– Xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ về công nghệ cao trong nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận, sử dụng, trao đổi thông tin về công nghệ cao trong nông nghiệp; tổ chức, tham gia chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ cao trong nông nghiệp quy mô quốc gia, quốc tế.
– Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp nông nghiệp hàng đầu của Việt Nam đầu tư nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu các thị trường nước ngoài để phát triển đa dạng sản phẩm với chất lượng tốt, hạn chế xuất khẩu thô và xây dựng mạng lưới phân phối trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng ở các thị trường quốc tế. Hình thành chuỗi ngành hàng chiến lược bám sát thị trường, có liên kết quốc tế mạnh, có thương hiệu toàn cầu, có vị thế ở một số thị trường mục tiêu, có ảnh hưởng kinh tế và xã hội lớn…
Thêm Giải Pháp Thu Hút Đầu Tư Vào Du Lịch
Ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch cho rằng, đến cuối năm 2019, thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch đã có chuyển biến tích cực hơn, nhưng vẫn còn chậm, các dự án (DA) đầu tư phần lớn vẫn còn trên giấy.
Không gian Lê Bá Đảng là điểm du lịch mới của Huế được đưa vào khai thác trong năm 2019 Chưa như kỳ vọng
Trong cuộc họp bàn các giải pháp phát triển du lịch Huế 2020 mới đây, Sở Du lịch thông tin, nhiều nhà đầu tư chiến lược, có thương hiệu về du lịch trong nước đã đầu tư và đang nghiên cứu đầu tư trên địa bàn tỉnh như Vingroup, Sungroup, FLC, BRG, ECOPARK… Một số DA lớn được đẩy nhanh tiến độ triển khai để sớm đưa vào sử dụng trong năm 2020 như Khu nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn, Khu du lịch Địa Trung Hải. Bên cạnh đó, một số DA lớn khác cũng vừa và chuẩn bị đưa vào khai thác như Khu nghỉ dưỡng Về Nguồn, Khách sạn Thuận Hóa.
Dù thế, ông Lê Hữu Minh thẳng thắn nhìn nhận, các DA đầu tư du lịch phần lớn vẫn đang nằm trên giấy, trong khi nhu cầu dịch vụ vui chơi giải trí, khách sạn 4 – 5 sao đang rất bức thiết. Các DA lớn ở Hải Dương, Vinh Thanh, Lộc Bình… đã được cấp chứng nhận đầu tư được 1 – 3 năm, nhưng đến nay vẫn chưa khởi công xây dựng. Sự sốt ruột là khó tránh khỏi với ngành du lịch khi sự quan tâm của người dân, các đối tác chưa bao giờ giảm sút.
Chẳng hạn như ở Phú Lộc, là địa bàn có nhiều DA du lịch đầu tư. Tại kỳ họp HĐND cuối năm 2019 vừa qua, lãnh đạo huyện cũng đánh giá, việc thu hút đầu tư có bước tăng trưởng nhưng vẫn chưa thực sự có hiệu quả, nhiều DA lớn, trọng điểm triển khai chưa đúng tiến độ, như: Khu du lịch suối Voi, Khu du lịch nghỉ dưỡng, phát triển thể chất kết hợp vui chơi thể thao Lộc Bình… đã làm ảnh hưởng lớn đến tổng vốn đầu tư toàn xã hội và thu ngân sách trên địa bàn.
Hai nguyên nhân chủ yếu vẫn được chỉ ra là khâu giải phóng mặt bằng và nhà đầu tư chưa thật sự muốn “rót” vốn để đẩy nhanh DA. Đại diện một DA du lịch cao cấp ở Thuận An cho biết, chủ đầu tư rất muốn giải phóng mặt bằng đến đâu thi công đến đó và chuyển kinh phí trước để Nhà nước đẩy nhanh tiến độ, nhưng vướng các quy định nên phải chờ.
Theo ông Vũ Hoài Phương, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Du lịch Huế, trên thực tế, các nhà đầu tư luôn có sự tính toán để ưu tiên đầu tư, như biển Lăng Cô và Đà Nẵng, chỉ cách nhau vài chục km nhưng vì sao có sự khác biệt. Chỉ tính về thời tiết, biển Đà Nẵng ít nhất hoạt động dài hơn 1 tháng so với Lăng Cô. Với du lịch biển, chừng đó thời gian đã giúp tăng đến 20% doanh thu. Hay với những điểm đến như Khánh Hòa, Phú Quốc, số ngày nắng trong năm là 290 ngày, chắc chắn sẽ được nhiều nhà đầu tư đến hơn so với điểm đến có khoảng 260 ngày nắng như Thừa Thiên Huế.
Một khó khăn khác là những tài nguyên có thể thu hút các nhà đầu tư ở Thừa Thiên Huế đa số có tính nhạy cảm. Như Bạch Mã, phá Tam Giang, để đầu tư phải có đánh giá tác động môi trường, có phương án khả dĩ để vừa xây dựng, vừa bảo vệ cảnh quan; vừa phát triển nhưng phải bảo vệ các sinh vật đặc hữu.
Thêm giải pháp
Sự hỗ trợ về môi trường đầu tư, các thủ tục hành chính, thời gian qua được các nhà đầu tư đánh giá rất cao đối với Thừa Thiên Huế. Theo một số chuyên gia du lịch, việc tạo ra môi trường thông thoáng rất cần thiết, nhưng đó mới chỉ một phần, còn khá nhiều công việc cần được thực hiện tốt hơn nếu muốn thu hút thêm các nhà đầu tư và nhà đầu tư sớm triển khai DA.
Hạ tầng cho DA cần được đảm bảo, hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, nhất là hạ tầng giao thông kết nối các khu vực có DA đầu tư.
Theo ông Vũ Hoài Phương, riêng với phá Tam Giang, sẽ rất khó để thu hút đầu tư, dù đó có thể là một doanh nghiệp cực lớn. Bởi vì sao? Để được triển khai DA doanh nghiệp phải đi nhiều nơi, thậm chí ra các Bộ, ngành Trung ương để xin các thủ tục về môi trường, hoặc quy định khác. Từ thực tế đó, nếu Thừa thiên Huế muốn thu hút bắt buộc phải đảm bảo tất cả các quy định, giải quyết được các yêu cầu đó trước, khi doanh nghiệp đến chỉ có đầu tư.
Minh chứng cho điều này là Khu du lịch nước nóng Mỹ An, do là khoáng sản, nên bắt buộc chủ đầu tư phải xin các thủ tục từ Bộ Tài nguyên và Môi trường. Dù đã có sự phối hợp chặt chẽ, song cũng kéo dài thêm nhiều thời gian, DA mới chính thức khởi công.
“Như ở Bạch Mã, là tài nguyên nhạy cảm, nhiều năm qua vẫn chưa có sự chuyển động về đầu tư. Theo tôi, Huế cần tiến hành làm các nghiên cứu về sức chịu tải xây dựng, chịu tải xã hội, chịu tải về sinh học, môi trường… Tiến hành xin các giấy phép trước và có một bộ tiêu chí, quy định về môi trường. Sau đó nhà đầu tư vào, đáp ứng các tiêu chuẩn sẽ được đầu tư”, ông Vũ Hoài Phương góp ý.
Bài, ảnh: Đức Quang
Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
* Nước vẫn bị sử dụng lãng phí
Hiện nay, nguồn nước bị thất thoát đã giảm đáng kể, nhưng tình trạng sử dụng nước không hợp lý, sử dụng lãng phí nguồn nước ở nhiều nơi, nhiều lúc vẫn xảy ra đang làm cho trữ lượng nước bị giảm mạnh. Ở vùng nông thôn, tình trạng người dân khoan, đóng giếng tùy tiện không đúng kỹ thuật để phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu trong nông nghiệp đã gián tiếp gây ô nhiễm và sút giảm trữ lượng nước ngầm, ảnh hưởng lớn đến việc khai thác có mục đích như xây dựng các công trình cung cấp nước sạch cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Bên cạnh đó, do nhận thức về bảo vệ nguồn tài nguyên nước kém và người dân còn thiếu kinh nghiệm sử dụng hiệu quả nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, nên đã gây lãng phí nước và kém hiệu quả đối với cây trồng. Mặt khác, do quan niệm sai lầm: “nước là của trời cho vô tận, không bao giờ cạn”, lại không phải trả tiền điện bơm nước (múc tay hoặc quay tay), không phải trả tiền nước (nguồn cung cấp tự nhiên từ sông suối hoặc giếng đào) nên nhiều người sử dụng rất thoải mái nguồn tài nguyên này.
Tiết kiệm nước không chỉ tiết kiệm tiền và còn bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng trở nên quý giá này. Vào mùa nắng nóng, chiều chiều vẫn có người vô tư xịt thoải mái nước máy ra đường, tưới vườn cây, rửa xe lênh láng. Có những hộ do vòi nước bị hỏng hoặc quên không khóa chặt khiến ngày đêm nước cứ từng giọt, từng giọt nối tiếp nhau xuống đất. Điều này không những gây lãng phí nước, tốn tiền trả cho cơ quan cung cấp nước, mà còn gây lãng phí công sức và các chi phí đầu tư cho xử lý lượng nước hao hụt. Tất nhiên, xài nhiều nước, trả nhiều tiền, nhưng hãy nghĩ đến trên trái đất này còn tới 2 tỷ người đang khát nước…
* Nước không phải là tài nguyên vô tận.
Việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nước không chỉ là việc làm đem lại lợi ích cho mỗi gia đình, mà quan trọng hơn là góp phần làm chậm quá trình suy kiệt trữ lượng và chất lượng nguồn tài nguyên quý giá này. Theo khuyến cáo của các ngành chức năng, mỗi người dân chỉ cần có những hành động nhỏ là có thể góp phần vào việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Đó là chỉ sử dụng một lượng nước vừa đủ cho vệ sinh cá nhân, cho sinh hoạt hàng ngày. Nếu có thể hãy tái sử dụng lại nước đã qua sử dụng một lần (như nước rửa rau lần cuối, có thể dùng để rửa sơ qua các vật dụng làm bếp trước khi rửa lại bằng nước sạch). Trong sản xuất công nghiệp, nhất là những nhà máy sử dụng lượng nước lớn, nên áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, trong đó có chương trình kiểm soát lượng nước cung cấp tại nguồn trong quá trình sản xuất, vừa tiết kiệm được lượng nước sạch cung cấp đầu vào (nghĩa là tiết kiệm được chi phí) vừa giảm thiểu được lượng nước thải ra gây ô nhiễm. Việc xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn…… và tái sử dụng lượng nước này vào các khâu dịch vụ khác, cũng sẽ giảm được thêm lượng nước cấp và giảm bớt phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp, cần áp dụng các phương pháp tưới phun, tưới dạng màn sương vừa tiết kiệm nước, vừa hiệu quả cho cây trồng. Không được làm ô nhiễm nguồn nước sông, suối qua việc vứt rác, xác động vật chết xuống nguồn nước, làm nhà vệ sinh trên ao hồ, sông, suối. Không dùng phân tươi, nước thải ô nhiễm để bón tưới rau xanh, hạn chế sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp. Trong mỗi gia đình, khi dùng nước xong nên khóa chặt vòi nước để tránh thất thoát, lãng phí không cần thiết. Tiết kiệm, quản lý, sử dụng và khai thác nước thành công không phải là bài học “một sớm một chiều” của riêng một cá nhân nào trong xã hội. Việc thành công chỉ có thể có được khi chiến lược, qui hoạch phải phù hợp với điều kiện và tập quán của nhân dân, công tác truyền thông thông qua các chiến dịchphải được duy trì thường xuyên và rộng rãi kết hợp giữa các bộ, các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội, đặc biệt là thanh niên và phụ nữ.
Nước, tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người hiện không còn là vô tận nữa mà đang trở nên hữu hạn. Mỗi người cần nhận thức và có hành động tiết kiệm nước, dù nhỏ – nhưng sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này, góp phần bảo vệ sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất.
Sông Hương
Cập nhật thông tin chi tiết về Thu Hút Đầu Tư Vào Nông Nghiệp Nông Thôn trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!