Bạn đang xem bài viết Thu Giữ Và Lưu Trữ Co2 Góp Phần Giảm Khí Thải Nhà Kính được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công thương), nguyên nhân chính gia tăng nồng độ khí CO2 chủ yếu do đốt nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt) để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho quá trình phát triển của con người. Mất rừng làm giảm nguồn hấp thụ CO2 (qua quá trình quang hợp), làm mất cân bằng chu trình carbon tự nhiên.
Việc giảm phát thải khí CO2 trên thế giới hiện nay đang tập trung vào các giải pháp như giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch thông qua chuyển đổi sang sử dụng các dạng năng lượng tái tạo, năng lượng mới; giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong nền kinh tế; thu giữ, sử dụng tuần hoàn, lưu trữ carbon bằng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ từ các nguồn phát thải lớn; tập trung giải pháp tăng cường hấp thụ CO2 và lưu trữ trong các sinh khối rừng trồng, rừng tự nhiên nhờ quá trình quang hợp của thực vật.
Sử dụng củi để đốt lò cung ứng nhiệt. Ảnh: CAO THĂNG
Th.S Nguyễn Quang Huy, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, cho biết giải pháp thu giữ, sử dụng tuần hoàn, lưu trữ carbon được tiếp cận qua các bước gồm thu giữ (Capture), sử dụng (Utilization), lưu giữ (Storage) hoặc kết hợp sử dụng, lưu giữ carbon gọi chung là CCUS, được áp dụng chủ yếu đối với các nguồn phát thải CO2 lớn, tập trung như các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, xi măng, phân bón.
Một số quốc gia đã triển khai công nghệ CCUS và mang lại nhiều kết quả khả quan. Đơn cử như tại Mỹ, với các chính sách về tài chính carbon đã được áp dụng, các dự án về CCUS được triển khai khá phổ biến. Mỹ là nước sở hữu số lượng dự án về CCUS lớn nhất thế giới, hiện nay có thể thu giữ được khoảng 25 triệu tấn/năm, tương đương với lượng phát thải của 5,4 triệu xe hơi.
Hay dự án lưu trữ CO2 trong các kho chứa nước mặn sâu bên dưới đáy biển (với độ sâu 3km – 4km) của Nhật Bản cũng đã mang lại kết quả cao. Việc bơm, giữ CO2 trong các tầng địa chất được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2018 và đã lưu giữ khoảng 1 triệu tấn CO2 mỗi năm (nguồn CO2 được thu giữ từ nhà máy sản xuất khí H2 có nguồn gốc dầu mỏ tại Tomakomai).
Ngoài ra, các quốc gia như Vương quốc Anh, Hà Lan, Na Uy, Úc… cũng đã triển khai các dự án CCUS đạt hiệu quả; đang tiếp tục xác định đây sẽ là giải pháp cho việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu và phát triển ngành năng lượng không phát thải carbon trong chính sách của các quốc gia.
Cũng theo Th.S Nguyễn Quang Huy, ưu điểm của CCUS là công nghệ sạch, có thể loại bỏ phát thải CO2 từ các ngành công nghiệp lớn như nhiệt điện, xi măng, luyện gang thép, sản xuất phân bón và hóa dầu. CCUS là một phần của nền kinh tế năng lượng mới trong tương lai, khi kết hợp với nguồn năng lượng Hydrogen và năng lượng sinh học để tạo ra nguồn năng lượng carbon trung tính – đang là hướng đi được nhiều quốc gia đang triển khai.
Đây là giải pháp có chi phí thấp hơn so với các chi phí thiệt hại về môi trường và sức khỏe do phát thải gây ra, chi phí sẽ tiếp tục giảm khi thiết bị được thương mại hóa nhiều hơn. Mục tiêu chống biến đổi khí hậu toàn cầu là giữ cho nhiệt độ trái đất tăng không quá 2oC vào cuối thế kỷ này, có thể đạt mức 1,5oC với sự nỗ lực nhiều hơn từ cộng đồng quốc tế. Để đạt mục tiêu mức phát thải bằng 0 – “Net Zero” – vào năm 2050, thì việc áp dụng công nghệ CCUS sẽ là một tất yếu để loại bỏ triệt để phát thải CO2 vào khí quyển.
Có thể nói rằng, trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã cam kết thực hiện việc cắt giảm 8% khí thải nhà kính và tỷ lệ sẽ lên 25% (nếu có sự hỗ trợ của quốc tế) thì việc ứng dụng, triển khai CCUS được xem là một một giải pháp hữu hiệu, thiết thực.
Ở Việt Nam, từ năm 2010, Nhà máy sản xuất phân đạm Phú Mỹ đã lắp đặt thiết bị thu hồi CO2 từ quá trình đốt và tái sử dụng với lượng NH3 dư của nhà máy để sản xuất thành phân urê. Tuy nhiên, sau 5 năm vận hành thì hiệu quả kinh tế đem lại không được đảm bảo do các yếu tố về thị trường, giá nhiên liệu và đã phải dừng hoạt động.
AN HẠ
Công Nghệ Thu Hồi Và Lưu Giữ Co2 (Kỳ I)
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, các nhà máy điện quy mô lớn là “ứng viên” phù hợp nhất cho công nghệ thu giữ, tách lọc, lưu trữ hoặc tái sử dụng CO 2 vì đó là nguồn phát thải khí CO 2 lớn nhất bên cạnh các cơ sở công nghiệp khác như nhà máy sản xuất xi-măng, chưng cất cồn, sản xuất hydro…
Quy trình CCS hoàn chỉnh bao gồm bốn bước cơ bản: 1/ thu CO 2 từ nhà máy điện hoặc các nguồn tập trung khác; 2/ vận chuyển CO 2 đến địa điểm lưu giữ thích hợp; 3/ bơm CO 2 vào các kho chứa ngầm; 4/ giám sát quá trình bơm khí CO 2 và đảm bảo CO 2 được cô lập hoàn toàn.
Trong khi về mặt kỹ thuật, tính khả thi của CCS trong các tầng địa chất đã được chứng minh trong nhiều ứng dụng khác, công nghệ này lại gần như không được ngó ngàng tới cho đến khi các quy định về cắt giảm khí thải được ban hành nhằm giảm thải lượng CO 2 vào khí quyển. Mặc dù các nghiên cứu cho thấy độ rủi ro của phương pháp này là không đáng kể thì khả năng phổ biến rộng rãi các công nghệ CCS vẫn có thể bị giới hạn vì chính sự mới mẻ của nó và vì thiếu sự kết nối toàn diện của công nghệ.
Thu khí CO2
Bước đầu tiên của quá trình CCS là thu hồi CO 2 tại nguồn sinh khí và nén lại để vận chuyển và lưu trữ. Hiện tại, có ba phương pháp chính được ứng dụng để thu hồi CO 2 từ các cơ sở công nghiệp lớn hoặc từ các nhà máy điện: 1/ thu khí sau khi đốt, 2/ thu khí trước khi đốt và 3/ thu khí nhờ đốt than bằng oxy tinh khiết.
Ở các nhà máy điện, các hệ thống thu hồi CO 2 thương mại hiện tại có thể vận hành với hiệu suất 85 – 95%. Các kỹ thuật thu giữ CO 2 vẫn chưa được ứng dụng cho các nhà máy có công suất lớn hơn 500 MW.
Thu khí sau khi đốt
Đây là quá trình tách khí CO 2 từ ống khói sau khi đốt các nhiên liệu hóa thạch hoặc sinh khối.
Hiện có rất nhiều công nghệ thương mại có thể thực hiện bước này, trong đó một số sử dụng các dung môi hóa học có khả năng thu giữ một lượng lớn CO 2 từ các ống khói.
Quá trình thu hồi khí CO2 sau khi đốt. (Nguồn: Trung tâm Thu hồi và Lưu giữ carbon Scotland.)
Thu khí trước khi đốt
Quá trình này tách CO 2 từ nhiên liệu bằng cách kết hợp nó với khí hoặc hơi nước để đốt cháy và lưu giữ luồng CO 2 đã được tách ra.
Hiện nay người ta thường dùng công nghệ cải hóa khí tự nhiên bằng hơi nước, trong đó hơi nước được sử dụng để tách hydro từ khí tự nhiên.
Tuy nhiên, nếu không có quy định ràng buộc về pháp lý hoặc hỗ trợ về tài chính thì các nhà máy sẽ không áp dụng các biện pháp thu hồi CO 2 trước khi đốt trong hệ thống năng lượng của mình.
Quá trình thu hồi khí CO2 trước khi đốt. (Nguồn: Trung tâm Thu hồi và Lưu giữ carbon Scotland.)
Một số ý kiến cho rằng tách khí CO 2 trước khi đốt là yêu cầu kỹ thuật cần thiết cho quá trình chuyển hóa than thành nhiên liệu lỏng nhờ các phản ứng hóa học. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, bản thân quá trình chuyển hóa than đá thành nhiên liệu lỏng cũng thải CO 2, và các sản phẩm nhiên liệu lỏng khi cháy cũng là nguồn sinh khí CO 2.
Kỹ thuật thu hồi khí trước khi đốt ứng dụng trong công nghệ sản xuất nhiên liệu lỏng từ than đá sẽ làm giảm tổng lượng CO 2 thải ra, mặc dù sau đó chất khí này vẫn là sản phẩm tất yếu khi các loại nhiên liệu lỏng được tiêu thụ trong vận tải hoặc phát điện.
Thu khí nhờ đốt nhiên liệu bằng oxy
Ở quá trình này, oxy sẽ được dùng làm khí đốt để thải ra một hỗn hợp khí với thành phần chủ yếu là CO 2 và nước dễ dàng phân tách, sau đó CO 2 có thể được nén, vận chuyển và lưu trữ.
Kỹ thuật này hiện vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, một phần là vì nhiệt độ cháy của oxy tinh khiết (khoảng 3.500oC) là quá cao đối với nhiên liệu của các nhà máy phát điện thông thường.
Quá trình thu hồi khí CO2 khi đốt oxy. (Nguồn: Trung tâm Thu hồi và Lưu giữ carbon Scotland.)
Vận chuyển CO2
Một số giải pháp vận chuyển CO 2 đã được vận dụng trong thực tế, tuy nhiên, hầu hết mới chỉ được áp dụng ở quy mô nhỏ.
Dùng đường ống là phương pháp vận chuyển khí CO 2 phổ biến nhất tại Hoa Kỳ. Hiện nay, có hơn 5.800 km đường ống vận chuyển khí CO 2 ở nước này, chủ yếu để phục vụ các khu khai thác dầu khí.
Tương tự như vận chuyển sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên, đường ống vận chuyển khí CO 2 đòi hỏi chú trọng đến thiết kế, giám sát rò rỉ và bảo vệ đường ống khỏi áp lực cao, đặc biệt đối với đoạn ống đi qua khu dân cư.
Tàu biển có thể được dùng để vận chuyển CO 2 ở khoảng cách xa hay sang nước khác. Trên thế giới, các loại chất đốt hoá lỏng tự nhiên, propan và butan thường được vận chuyển bằng tàu biển tải trọng lớn.
Các loại phương tiện vận tải đường bộ cũng có thể sử dụng để vận chuyển khí CO 2 nhưng phương án này không kinh tế nếu triển khai hoạt động CCS trên quy mô lớn.
Chi phí cho vận chuyển bằng đường ống dao động tùy thuộc vào giá thành xây dựng, phí vận hành, bảo trì, quản lý và các khoản phí khác. Đối với loại hình vận chuyển này, lưu lượng và khoảng cách vận chuyển là những yếu tố chủ yếu để xác định chi phí. Ngoài ra còn phải tính đến vị trí địa lý của đường ống (ở trên bờ hay ngoài khơi) và mức độ tắc nghẽn lưu thông dọc tuyến đường vận chuyển (có gặp núi, sông lớn và có đi qua vùng băng tuyết bao phủ hay không).
Chi phí vận chuyển hàng hải hiện mới chỉ được ước tính vì trên thực tế vẫn chưa có hệ thống vận tải khí CO 2 quy mô lớn (cỡ hàng triệu tấn CO 2/năm) nào hoạt động. Đối với những cự ly xa hơn 1.000km và lưu lượng nhỏ hơn vài triệu tấn CO 2/năm thì chi phí vận chuyển hàng hải có thể thấp hơn vận chuyển bằng đường ống.
theo: thiennhien.net
Nỗ Lực Giảm Nhẹ Phát Thải Khí Nhà Kính
Xây dựng các công trình điện gió là giải pháp hữu hiệu để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Trong ảnh: Tuabin điện gió tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Theo tổ chức Khí tượng thế giới, nồng độ KNK trong khí quyển năm 2015 đã vượt qua ngưỡng 400/106 thể tích; trong khi đó, giới hạn an toàn của chỉ số này là 350/106 thể tích. Còn kết quả công bố của Ủy ban liên Chính phủ về BĐKH thì nồng độ KNK trong khí quyển không ngừng gia tăng; trong đó, nồng độ khí CO2 giai đoạn 2005-2011 đã tăng 40% so với năm 1750. Giai đoạn 1901-2012, nhiệt độ bề mặt trái đất đã tăng 0,89 độ C; riêng giai đoạn 1951-2012 tăng 0,72 độ C. Biểu hiện của BĐKH thể hiện rõ rệt là số ngày, đêm lạnh/năm giảm, số ngày, đêm và đợt nắng nóng/năm tăng. Mực nước biển trung bình của thế giới cũng có xu hướng tăng trong suốt thế kỷ XX, với mức bình quân 1,7mm/năm, giai đoạn 1900-1992 và 3,2mm/năm, giai đoạn 1993-2010. Các cơn bão mạnh xuất hiện ngày càng nhiều, nhất là những trận siêu bão, với sức gió chưa từng có trong lịch sử nhân loại…
BĐKH đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt phát triển của Việt Nam. Theo kịch bản BĐKH cho Việt Nam, nhiệt độ tại các vùng, miền của nước ta đều có xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở, 1986-2005, với mức tăng lớn nhất ở khu vực phía Bắc. Lượng mưa trung bình/năm vào đầu thế kỷ này có xu thế tăng phổ biến từ 5 đến 10%; trong đó, một số tỉnh ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng hơn 20%. Về mực nước biển dâng trung bình ở Việt Nam có khả năng cao hơn mức trung bình toàn cầu. Dự báo, nếu mực nước biển dâng 1m và không có các giải pháp ứng phó thì khoảng 16,8% diện tích Đồng bằng sông Hồng, 1,5% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, 17,8% diện tích của TP Hồ Chí Minh, 38,9% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ ngập chìm trong nước…
Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề do BĐKH gây ra, Việt Nam đã xây dựng giải pháp chủ động ứng phó và đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong bối cảnh đó, Hà Nội cũng được đánh giá là địa phương đi đầu trong công tác quản lý nhà nước về BĐKH cấp tỉnh, cũng như hoạt động ứng phó BĐKH. Những năm qua, Hà Nội đã chủ động tích cực thực hiện và hoàn thành Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH. Tuy nhiên, với nhu cầu phát triển của một Thủ đô hiện đại, văn minh, xanh, sạch, đẹp, Hà Nội cần thực hiện việc thống kê, đánh giá, kiểm kê phát thải KNK trên địa bàn. Đây sẽ là những căn cứ khoa học và bằng chứng thực tế về hoạt động phát thải KNK trên địa bàn thành phố.
Thực hiện nhiệm vụ thành phố giao, năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện công tác thống kê trong lĩnh vực chất thải, bao gồm: Thu thập thông tin, số liệu, đánh giá hiện trạng phát thải KNK trong lĩnh vực chất thải từ các hoạt động chôn lấp rác thải, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, chất thải từ hoạt động đốt chất thải…; xây dựng phương pháp luận tính toán lượng phát thải KNK và hệ số phát thải cho lĩnh vực chất thải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của thành phố. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng thực hiện thống kê phát thải KNK trong lĩnh vực chất thải trên địa bàn và xây dựng kịch bản dự báo về lượng phát thải trong thời gian tới; đồng thời, đề xuất các giải pháp quản lý phát thải KNK trong lĩnh vực chất thải…
Tiếp tục quản lý BĐKH, giảm nhẹ phát thải KNK, thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ báo cáo UBND thành phố cho triển khai công tác thống kê KNK trong các lĩnh vực: Năng lượng, các quá trình công nghiệp, nông nghiệp, sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp…
Giải Pháp Công Nghệ Thu Giữ Và Lưu Trữ Carbon Dioxide
–
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tỷ trọng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch trong hỗn hợp năng lượng toàn cầu năm 2013 là 81%. Để giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 2 độ C, cần phải giảm tỷ lệ này xuống 40% mức sử dụng năng lượng sơ cấp vào năm 2050 và để đạt được tỷ lệ này thì sẽ phải thực hiện giải pháp thu giữ và lưu trữ Carbon dioxide (CCS) cho 95% các nhà máy nhiệt điện than, 40% nhiệt điện khí. Công nghệ CCS có thể loại trừ phát ra khí quyển tới hơn 90% CO2 từ các nhà máy nhiệt điện than, khí và không chỉ giới hạn trong sản xuất điện, mà còn được áp dụng cho các ngành công nghiệp khác như: Chế biến khí tự nhiên, sản xuất phân bón, khí hydro, sắt thép, xi măng… là các ngành đóng góp khoảng 25% lượng khí thải CO2 toàn cầu.
Thuế carbon: Giải pháp hữu hiệu nhất giảm phát thải khí nhà kính
CCS cũng có khả năng duy nhất được trang bị thêm cho nhiều tổ hợp công nghiệp hiện có để cho chúng hoạt động sạch trong suốt quá trình vận hành. Hội đồng Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đều đã chứng minh vai trò quan trọng của CCS trong việc đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải toàn cầu.
Thu giữ (Capture) CO 2
Thu giữ CO 2 không phải là công nghệ mới, mà trên thực tế, nó đã được thực hiện trong ngành hóa chất từ những năm 1940. Thực chất của quá trình này là tách CO 2 ra khỏi các thành phần khác (chủ yếu là khí nitơ, một số loại khí và hạt khác) trong toàn bộ lượng khí thải từ một nguồn phát thải cụ thể.
Khí thải được chạy qua một dung môi hóa học để quện lấy CO 2. Khí thải còn lại (không có CO 2) được thải vào khí quyển, trong khi CO 2 được tách ra khỏi dung môi trong một thiết bị tách, để trở thành dòng CO 2 tinh khiết có thể lưu trữ được.
Với các dung môi và công nghệ hiện tại, các thiết bị thu giữ CO 2 sau đốt có thể loại bỏ hơn 90 phần trăm CO 2 khỏi khí thải.
Thu giữ CO 2 trước khi đốt nhiên liệu là một quá trình trong đó carbon được loại bỏ khỏi nhiên liệu trước khi nó được đốt cháy. Nhiên liệu hóa thạch là hydrocarbon – một hợp chất của hydro và carbon. Sử dụng một giải pháp quen thuộc đã biết từ việc sản xuất hydro, phân bón, hydrocarbon được tách thành CO 2 và hydro.
CO 2 được loại ra để lưu trữ, còn hydro thì được sử dụng làm nhiên liệu mà khi cháy không phát ra CO 2. Công nghệ phân tách hydrocarbon đã tồn tại gần một thế kỷ, nhưng việc sử dụng hydro làm nhiên liệu cho các nhà máy điện là một ý tưởng tương đối mới, đòi hỏi một số nghiên cứu phát triển tiếp theo để sẵn sàng sử dụng toàn diện.
Công nghệ này có thể mang lại tỷ lệ thu giữ CO 2 cao hơn so với công nghệ thu giữ sau đốt. Nó cũng rất phù hợp với các nhà máy nhiệt điện than thế hệ mới nhất, sử dụng quy trình tương tự để biến than thành khí trước khi đốt (Integrated Gasification Combined Cycle – IGCC). Tuy nhiên, công nghệ này thường chỉ áp dụng trong thực tế đối với các nhà máy điện mới, vì việc lắp đặt nó vào các nhà máy điện hiện có sẽ đòi hỏi phải bổ sung, cải tiến công nghệ của các nhà máy này với khối lượng thiết bị và chi phí đáng kể.
Đốt nhiên liệu bằng oxy tinh khiết (Oxyfuel) là cách tiếp cận chính thứ ba để thu giữ CO 2. Thay vì sử dụng không khí chỉ chứa khoảng 20% oxy để đốt cháy nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện bình thường, nếu oxy tinh khiết được sử dụng để đốt cháy hydrocarbon thì khí thải sẽ chỉ bao gồm hơi nước và CO 2. Hơi nước dễ dàng ngưng tụ thành nước, để lại một luồng CO 2 tinh khiết để lưu trữ.
Tỷ lệ thu giữ CO 2 bằng oxyfuel rất cao, tới gần 100%. Tuy nhiên, các tạp chất trong nhiên liệu có thể yêu cầu phải thanh lọc bổ sung dòng CO 2 được thu giữ. Do đó giải pháp Oxyfuel sẽ ít phù hợp với loại nhiên liệu chất lượng thấp, như than non (lignite).
Sau khi tách ra khỏi các yếu thành phần khác trong khí thải (khí thoát ra qua ống khói) CO 2 được nén, hoặc hóa lỏng (CO 2 lỏng chiếm ít không gian hơn so với khí hóa lỏng) để giúp vận chuyển dễ dàng hơn. Ngày nay, CO 2 thường được vận chuyển bằng đường ống (CO 2 transported by pipeline), với những khoảng cách xa thì sử dụng tàu thủy tương tự như vận chuyển dầu, khí hóa lỏng, còn với khối lượng CO 2 không lớn thì trở bằng xe ô tô tải, tàu hỏa. Trong trường hợp vận chuyển CO 2 bằng đường ống, nhiều nước đã sử dụng lại các đường ống hiện có cho các mục đích khác (chẳng hạn như các đường ống dẫn dầu, khí), nhưng nay đã không dùng đến nữa.
Việc vận chuyển CO 2 đã được thực hiện trong hơn 40 năm nay với 7.762 km đường ống hoạt động trên khắp thế giới.
Có nhiều vị trí lưu trữ CO 2 khác nhau dưới lòng đất với độ sâu đến 2 km.
CO 2 cũng có thể được sử dụng để tăng cường thu hồi dầu khí (Enhanced Oil Recovery – EOR) khi nó được bơm xuống các mỏ dầu khí đã được khai thác gần cạn kiệt để tăng sản lượng. Khối lượng dầu khí được thu hồi thông qua giải pháp này sẽ có giá trị kinh tế, có thể giúp bù đắp một số chi phí cho việc lưu trữ CO 2./.
TS. NGUYỄN MẠNH HIẾN – TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Cập nhật thông tin chi tiết về Thu Giữ Và Lưu Trữ Co2 Góp Phần Giảm Khí Thải Nhà Kính trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!