Bạn đang xem bài viết Thiết Kế Tổng Mặt Bằng Nhà Xưởng Công Nghiệp được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thiết kế tổng mặt bằng nhà xưởng công nghiệp
Thiết kế tổng mặt bằng nhà xưởng công nghiệp đòi hỏi người thiết kế cùng một lúc phân tích, so sánh ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau đó đưa ra được phương án tổng hợp tối ưu nhất. Phương án đưa ra phải thể hiện đầy đủ tính khoa học, sự hợp lý về tổ chức sản xuất. Tạo điều kiện tốt nhất cho con người làm việc trong nhà máy. Tạo được cảnh quan có tính thẩm mỹ cao và phù hợp với cảnh quan xung quanh cũng như phù hợp với mục đích doanh nghiệp. Tiết kiệm đất đai, tiết kiệm chi phí xây dựng, tiết kiệm năng lượng cũng như tiết kiệm chi phí vận hành, bảo dưỡng.
Cơ sở cần thiết để thiết kế
tổng mặt bằng nhà xưởng công nghiệp
Các tài liệu về công nghệ, dây chuyền sản xuất
Sơ đồ dây chuyền công nghệ
Sơ đồ cung ứng nguyên vật liệu
Sơ đồ giao thông vận chuyển hàng hóa qua lại giữa các khu vực
Đặc điểm, kích thước của thiết bị sử dụng
Sản lượng sản xuất mục tiêu
Mạng lưới cung cấp năng lượng
SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
Mỗi một nhà xưởng đều có một quy trình công nghệ hoặc dây chuyền sản xuất riêng biệt. Sơ đồ dây chuyền công nghệ của mỗi nhà máy biểu hiện qua quá trình liên tục từ lúc đưa nguyên vật liệu vào nhà máy, qua các quá trình gia công chế tạo, tạo ra sản phẩm hoàn thiện để đưa ra thị trường.
Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất:
biểu hiện mối quan hệ của các công đoạn, của từng phân khu chức năng hay phân xưởng với nhau. Tùy từng ngành sản xuất khác nhau, có những loại dây chuyền sản xuất khác nhau. Trong thực tế, có rất nhiều mô hình công nghệ sản xuất, từ đơn giản đến phức tạp. Từ thô sơ đến hiện đại. Do đó không dễ để phân chia thành từng loại, mà mỗi ngành, mỗi tổ chức doanh nghiệp sử dụng hoặc sáng tạo ra dây chuyền công nghệ phù hợp với thực tế doanh nghiệp đó.
Sơ đồ cung ứng nguyên vật liệu:
Cũng giống như dây chuyền công nghệ sản xuất. Trước khi nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất, chúng được thông qua một quá trình vận chuyển, lưu kho, rồi mới vận chuyển đến nơi sản xuất. Phụ thuộc vào sản lượng đầu ra mà dây chuyền sản xuất có thể đáp ứng được, đòi hỏi nguyên liệu đầu vào phải có số lượng tương ứng. Do vậy, nắm bắt được thông tin này, người thiết kế mới có thể tính toán chính xác diện tích cần có của kho bãi, phân luồng di chuyển sao cho hợp lý nhất.
Sơ đồ giao thông vận chuyển hàng hóa qua lại giữa các khu vực:
Giao thông vận chuyển qua lại giữa các khu vực ở đây nghĩa là: Khi sản xuất hàng hóa, một sản phẩm trước khi hoàn thiện để cung cấp ra thị trường phải trải qua nhiều dây chuyền công nghệ, hoặc nói nôm na là qua nhiều bước trung gian. Giữa những bước này, chúng được di chuyển qua lại giữa các phân khu, bởi đôi khi 1 dây chuyền không thể làm sản phẩm từ thô sơ đến hoàn thiện . Do đó, tính toán hợp lý khi bố trí dây chuyền sản xuất, sự lưu thông qua lại của sản phẩm thô, là điều cực kỳ cần thiết trong thiết kế tổng mặt bằng nhà xưởng.
Đặc điểm, kích thước của thiết bị sử dụng
Trong mỗi dây chuyền sản xuất, sử dụng rất nhiều các loại máy móc thiết bị. Kích thước vô cùng đa dạng và hình dạng cũng rất phong phú. Tuy nhiên người thiết kế nhà xưởng cần nhất là kích thước tổng thể của thiết bị, cũng như những đặc điểm đặc thù cần lưu ý, để làm dữ liệu khi tính toán diện tích cần thiết.
Sản lượng sản xuất mục tiêu:
Mạng lưới cung cấp năng lượng:
Có những nhà máy sử dụng rất nhiều năng lượng hơi nóng hoặc khí nén như nhà máy dệt nhuộm, nhà máy sử dụng nhiều đường ống dẫn dầu,…v..v. KTS thiết kế cần cân nhắc kỹ lưỡng tuyến của từng đường ống để bố trí hợp lý, không làm ảnh hưởng đến các thành phần khác của nhà máy.
Phân biệt thuật ngữ “Nhà” và “Công Trình”
Nhà: bao gồm các công trình xây dựng có mái và tường bao che dạng kín hoặc mái lộ thiên, một hoặc nhiều tầng
Các khu sản xuất chính, nhà xưởng. Các khu phụ trợ sản xuất, các tòa nhà thuộc hệ thống cung cấp năng lượng, nhà kho, trạm điều hành, bảo vệ
Các khu vực quản lý hành chính, điều hành sản xuất kỹ thuật, các tòa nhà phục vụ sinh hoạt đời sống, phục vụ học tập cho những người làm việc trong nhà máy.
Công trình: Bao gồm các công trình xây dựng dạng kiến trúc kỹ thuật hoặc các thiết bị lộ thiên. Phục vụ cho sản xuất nhà máy như
Các công trình kỹ thuật: hunke, silo, tháp làm lạnh, ống khói, băng tải
Các công trình cung cấp năng lượng: Trạm phát điện, trạm biến thế ngoài trời, trạm khí nén, lò hơi
Kho, sân bãi chứa nguyên liệu, hàng hóa lộ thiên
Các thiết bị sản xuất lộ thiên: Lò cao, thiết bị sản xuất trong công nghiệp hóa chất, cần trục, các thiết bị sản xuất lộ thiên khác
Nhìn chung, số lượng và chủng loại các tòa nhà và công trình trong xí nghiệp nhà máy khác nhau tùy thuộc chủng loại sản xuất và phương án công nghệ.
Các hạng mục Nhà và Công trình do những kỹ sư công nghệ đưa ra dưới dạng bảng thống kê, trên đó ta thấy được số lượng các hạng mục công trình cũng như quy mô, các thông số cơ bản, các chỉ dẫn về đặc điểm sản xuất, điều kiện lao động, chế độ khí hậu. Từ đó đưa ra giải pháp xây dựng nhà xưởng phân tán hay hợp nhất cho tổng thể mặt bằng chung sao cho hợp lý nhất, kinh tế nhất.
CÁC YÊU CẦU VỀ VỆ SINH, PHÒNG CHÁY VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Nhìn chung, tất cả các nhà máy xí nghiệp đều phải tuân thủ các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn về lao động, điều kiện làm việc cũng như đảm bảo vệ sinh, bảo vệ môi trường theo quy định của nhà nước. Tuy vậy, công xưởng xí nghiệp cũng có yêu cầu riêng, để thỏa mãn tính chất sản xuất riêng.
An toàn phòng chống cháy nổ
Để phòng tránh nguy cơ cháy nổ xảy ra trong quá trình sản xuất, khi thiết kế cần xác định đúng mức độ có khả năng sinh ra hỏa hoạn. Theo tiêu chuẩn hiện hành của nhà nhà đã ban hành, xác định quy mô diện tích cho phép, số tầng, khả năng hợp nhất khối nhà và khoảng cách phòng cháy lan cần thiết giữa các công trình
Thông thường, những tòa nhà, công trình có nguy cơ cháy cao phải được bố trí ở cuối hướng gió chính. Đồng thời phải có giải pháp ngăn cháy lan rộng bằng các khoảng trống, đường giao thông, dải cây xanh hay tường ngăn cháy.
Khoảng cách giữa các tòa nhà và đường giao thông dùng cho cứu hỏa phải bố trí hợp lý. Khi thiết kế tổng mặt bằng nhà xưởng công nghiệp, cần phải tuân theo các quy chuẩn về thiết kế và xây dựng các công trình công nghiệp. Điều này được quy định rõ tại TCVN 4514-88: Nhà xưởng công nghiệp – Tổng mặt bằng
Ngoài những quy định chung nói trên, khoảng cách an toàn phòng cháy cần được tăng lên theo từng cấp độ nguy hiểm, cũng như khả năng chịu lửa của mỗi công trình cụ thể.
Vệ sinh và bảo vệ môi trường
Để đảm bảo vệ sinh môi trường, khi tiến hành nghiên cứu quy hoạch mặt bằng chung nhà máy, người thiết kế cần nắm vững các yêu cầu, quy phạm, tiêu chuẩn về vệ sinh và bảo vệ môi trường trong xây dựng công nghiệp.
Với mục đích ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, trong thực tế sử dụng hai biện pháp sau:
Biện pháp kỹ thuật: Dùng máy móc để loại trừ hoàn toàn hoặc một phần các chất thải độc hại, ô nhiễm môi trường. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để xử lý triệt để ô nhiễm, nhưng đòi hỏi vốn đầu tư lớn
Có những phương án về xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại. Những nhà máy có loại chất thải này đều cần một khu vực để xử lý trước khi đưa ra khỏi phạm vi công trình.
Biện pháp quy hoạch kiến trúc và tổ chức không gian: Tổ chức không gian các cụm khối nhà sao cho đón được hướng gió chính, tránh nắng nóng cũng như tránh được các điều kiện gây ô nhiễm từ bên ngoài như bụi, cát bay, phấn hoa,… theo mùa
CÁC TÀI LIỆU VỀ THIÊN NHIÊN, KHÍ HẬU KHU VỰC
Một trong những cơ sở khoa học quan trọng để thiết kế kiến trúc các nhà máy, nhà xưởng công nghiệp là các tài liệu về đặc điểm khu đất, bao gồm:
Tài liệu về đặc điểm địa hình: Bản vẽ mặt bằng khu đất, bản vẽ khu vực; bản đồ địa hình
Tài liệu về địa chất thủy văn: Bản đồ mặt cắt địa chất, mực nước ngầm
Tài liệu khí hậu: Chỉ số độ ẩm, lượng mưa hàng năm, biên độ nhiệt
TỔ HỢP KIẾN TRÚC XƯỞNG CÔNG NGHIỆP
Tổng hợp các nhà xưởng công nghiệp không đơn thuần chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn mang tính nghệ thuật. Kiến trúc quần thể nhà xưởng công nghiệp trước hết phải phù hợp với các yêu cầu riêng của kiến trúc công nghiệp dựa trên cơ sở dây chuyền công nghệ và đặc điểm sản xuất của nhà máy. Đồng thời hình khối tổ hợp riêng biệt trong nhà máy phải phù hợp với tổng thể quy hoạch chung của khu vực.
Phương tiện để tổ hợp kiến trúc một nhà máy rất đa dạng và phong phú. Các tòa nhà sản xuất chính, các công trình kỹ thuật, hệ thống cây xanh, hệ thống đường giao thông và các đường ống kỹ thuật. Một phương án bố trí quy hoạch tốt phải thỏa mãn được các yêu cầu về công nghệ sản xuất, các yêu cầu về an toàn, và mang giá trị thẩm mỹ cao
Cát Tường – Đơn vị chuyên tư vấn và xây dựng công trình công nghiệp. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt huyết. Cùng hơn 10 năm kinh nghiệm trong thi công các công trình công nghiệp. Chúng tôi tự tin đem đến cho khách hàng những biện pháp tối ưu nhất, những công trình mang tính thời đại nhất, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh với chi phí đầu tư thấp nhất.
Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tư vấn về biện pháp bố trí tổng mặt bằng nhà xưởng cụ thể và chi tiết hơn.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – XÂY DỰNG – SẢN XUẤT CÁT TƯỜNG
Hotline:
0901 550 118
Phone:
0283 535 7168
Văn Phòng Đại Diện: 332/42/5+5B Phan Văn Trị, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Xưởng Cơ Khí: Võ Thị Sáu, KP. Phước Hải, P. Thái Hòa, TP. Thuận An, T. Bình Dương
Email: cattuongconstruction@gmail.com Website: xaydungcattuong.com
Tcvn 4616 : 1987 Quy Hoạch Mặt Bằng Tổng Thể Cụm Công Nghiệp. Tiêu Chuẩn Thiết Kế
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
QUY HOẠCH MẶT BẰNG TỔNG THỂ CỤM CÔNG NGHIỆP. TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ Planning of general plan for industrial zones.Design standard
Quy định chung
1.1. Tiêu chuẩn này quy định nội dung và phương pháp lập quy hoạch măt băng tổng thể cụm công nghiệp thiết kế mới và thiết kế cải tạo trong phạm vi cả nước.
1.3. Cụm công nghiệp là một nhóm xí nghiệp công nghiệp được bố trí trong một mặt bằng thống nhất, có quan hệ hợp tác trong xây dựng, có các công trình sử dụng chung như: công trình được phục vụ công cộng, công trình được phụ trợ sản xuất, công trình giao thông vận tải ,cấp nước, thoát nước, cấp năng lượng và tuỳ mức độ có liên hệ về dây chuyền công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế về vốn đầu tư, tiết kiệm đất đai xây dựng,tiết kiệm chi phí quản lý khai thác v.v…
1.4. Tuỳ theo tính chất, khối lượng, chất độc hại thải ra và yêu cầu về khối lượng vận tải hàng hoá, vị trí của cụm công nghiệp đươc bố trí như sau:
a) Cụm công nghiệp thải ra lượng, chất độc hại lớn, có tính chất nghiêm trọng, có yêu cầu về khối lượng vận tải lớn, cần đường sắt chuyên dụng và cảng chuyên dụng được bố trí ở ngoài thành phố, cách khu ở từ 1000m trở lên.
b) Cụm công nghiệp thải ra khối lượng chất độc hại không lớn có tính chất không nghiêm trọng và có yêu cầu về khối lượng vận tải đường sắt được bố trí ở vùng ven nội thị, cách khu ở ít nhất 100m.
c) Cụm công nghiệp quy mô nhỏ, không thải ra hoặc thải ra các chất độc hại không đáng kế, yêu cầu về khối lượng vận tải không lớn không cần đường sát chuyên dụng được bố trí trong giới hạn khu dân dụng của đô thị
1.5. Quy hoạch mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp và khu công nghiệp phải bảo đảm những yêu cầu sau:
Bảo đảm mối quan hệ hợp lí giữa cụm công nghiệp và các khu chức năng khác của đô thị trong cơ cấu quy hoạch chung thống nhất.
Xác định rõ các xí nghiệp hình thành cụm công nghiệp trong giai đoạn ngắn hạn và dài hạn, mối quan hệ về liên hiệp sản xuất giữa các xí nghiệp công nghiệp, yêu cầu vệ sinh môi trường và ảnh hưởng độc hại ô nhiễm giữa các xí nghiệp.
Tổ chức tốt các hệ thống công trình sử dụng chung như: phụ trợ sản xuất, cơ sơ công nghiêp xây dựng, giao thông vận tải và cơ sơ kỹ thuật hạ tầng, phục vụ công cộng xã hội v.v…
Tổ chức tốt môi trường lao động trong cụm công nghiệp, bảo vệ môi trường sống các khu dân cư xung quanh.
Bảo đảm hiệu quả kinh tế trong quy hoạch và xây dựng cụm công nghiệp về sử dụng đất đai, đầu tư vốn xây dựng và chi phí quản lý khai thác…
Nâng cao tính nghệ thuật của tổ chức không gian cụm công nghiệp, nghệ thuật kiến trúc của công trình công nghiệp nhằm làm đẹp bộ mặt kiến trúc của thành phố.
Sự hình thành các thành phần của cụm công nghiệp
2.1. Sơ đồ quy hoạch vùng, sơ đồ phát triển và phân bổ lực lượng sản xuất, kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn của các chuyên ngành và vùng lãnh thổ là cơ sở để xác định thành phần của cụm công nghiệp.
Lập sơ đồ mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp đầu tiên là xác định quy mô, đặc năng lực sản xuất của các xí nghiệp thành phần, mức độ hợp tác trong dây chuyền công nghệ, xác định các giai đoạn xây dựng và thời gian xây dựng hoàn chỉnh của xí nghiệp, toàn cụm công nghiệp và hướng phát triển mở rộng chúng.
2.2. Các xí nghiệp công nghiệp phải được bố trí thành cụm công nghiệp, không được bố trí riêng rẽ. Phải ưu tiên bố trí thành cụm công nghiệp vào các cụm xí nghiệp chưa hoàn thành nhưng còn đất đai xây dựng và chưa sử dụng hết công suất của công trình sử dụng chung…Chỉ xí nghiệp nào có yêu cầu đặc biệt về vệ sinh độc hại, phòng các yêu cầu khác về kinh tế, kĩ thuật mới được bố trí ở ngoài cụm công nghiệp.
2.3. Các xí nghiệp trong cụm công nghiệp cần được xem xét những mặt sau:
Yêu cầu sản xuất liên hiệp và sản xuất chuyên ngành.
Tính chất và mức độ gây ô nhiễm môi trường, yêu cầu cách li vệ sinh.
Yêu cầu sử dụng chung các công trình giao thông, cấp năng lượng, cấp nước,thoát nước, hệ thống thông tin v.v….
Sử dụng lực lượng lao động dự trữ, nhất là lao động có kỹ thuật và yêu cầu cân bằng lao động nam,nữ.
Các giai đoạn xây dựng và thời gian xây dựng hoàn chỉnh; không nên tập chung quá nhiều xí nghiệp của các ngành công nghiệp trong một cụm công nghiệp.Phải đảm bảo hiệu quả cao về liên hiệp sản xuất và sử dụng hợp lí các công trình kĩ thuật hạ tầng công trình phục vụ công cộng.
2.4. Khi quy hoạch cụm công nghiệp mới phải xem xét khả năng liên hiệp sản xuất với các xí nghiệp cụm công nghiệp hiện có. Nghiên cứu tận dụng khả năng các công trình phụ trợ sản xuất sản xuất và kĩ thuật hạ tầng hiện có để phục vụ cho cụm xí nghiệp mới.Trường hợp cần thiết phải xây dựng mới các công trình phụ trợ sản xuất và kĩ thuật hạ tầng để phục vụ cho cả cụm mới và hiện có.
2.5. Khi xác định thành phần của cụm công nghiệp phải xem xét đặc tính và mức độ gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất và nước, các yêu cầu cách li vệ sinh của từng xí nghiệp, mối quan hệ và vị trí của cụm công nghiệp đỗi với khu dân cư.
2.6. Phải nghiên cứu kỹ các sơ đồ về dây chuyền công nghệ, cơ cấu quy hoạch kiến trúc, sơ đồ vận tải của các xí nghiệp để điều chỉnh về quy mô, thành phần của cụm công nghiệp và đô thị.
2.7. Thực hiện liên hiệp sản xuất và tập trung hợp lí sản xuất, hợp tác trong sử dụng các công trình kỹ thuật hạ tầng và dịch vụ công cộng là những cơ sở hình thành cụm công nghiệp.
2.8. Hợp tác sản xuất được tổ chức trong các công nghiệp bao gồm:
a) Hợp tác sản xuất để thực hiện ở việc sử tổng hợp nguồn nguyên liệu theo một dây chuyền công nghệ chặt chẽ.
b) Hợp tác sản xuất trong việc sử dụng chung các công trình phụ trợ sản xuất.
2.9. Khi lập quy hoạch mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp phải tính toán đầy đủ các điều kiện hình thành các công trình kĩ thụât hạ tầng trong từng giai đoạn như các công trình kỹ thuật đầu mối giao thông, cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, cơ sở công nghiệp xây dựng, các công trình dịch vụ công cộng, quỹ nhà ở cho công nhân.
Cần tính toán cho sự phát triển của cụm công nghiệp trong tương lai.
2.10. Nếu trong quá trình thực hiện đồ án quy hoạch mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp có sự thay đổi các xí nghiệp thành phần (đưa thêm hoặc bỏ bớt một số cụm xí nghiệp trong cụm công nghiệp), thay đổi các yêu cầu kĩ thuật sản xuất, thay đổi kích thước khu đất xây dựng một số xí nghiệp nhưng không phá vỡ ý đồ quy hoạch ban đầu thì cần điều chỉnh lại hồ sơ mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp trên cơ sở tính toán sự thay đổi về dây chuyền công nghệ, đặc điểm quy hoạch kiến trúc, cơ cấu mặt bằng và những đặc tính khác của xí nghiệp mới.
2.11. Đối với các cụm xí nghiệp công nghiệp còn đang xây dựng, cần phân tích những tồn tại của chúng, khả năng đất đai dự trữ và năng lực các công trình kỹ thuật, dịch vụ công cộng hiện có cũng như các yêu cầu về liên hiệp sản xuất và bảo vệ môi trường để lựa chọn bố trí thêm các xí nghiệp thích hợp nhằm hoàn chỉnh các cụm công nghiệp đó và phát huy được tính ưu việt của chúng, tiết kiệm vốn đầu tư đồng thời đẩy nhanh tốc độ xây dựng.
Phân loại các cụm công nghiệp
2.12. Phân loại các cụm công nghiệp theo quy mô đất đai, theo đặc tính sản xuất chuyên ngành, theo đặc điểm hình thành các xí nghiệp và theo tình trạng xây dựng (đang thiết kế, đang thi công hoặc đã đưa vào hoạt động..)
2.13. Phân loại theo quy mô diện tích đất đai của cụm công nghiệp gồm:
Loại nhỏ dưới 15 ha
Loại trung bình từ 25 đến 150 ha
Loại lớn từ 150 đến 400 ha
2.14. Phân loại đặc tính chuyên ngành gồm:
Cụm công nghiệp chuyên ngành gồm:
Cụm công nghiệp chuyên ngành;
Cụm công nghiệp nhiều ngành;
2.15. Cụm công nghiệp nhiều ngành được hình thành từ những xí nghiệp thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau, có đặc tính sản xuất khác nhau nhưng không gây ảnh hưởng xấu lẫn nhau. Cụm công nghiệp nhiều ngành cho phép thoả mãn được toàn bộ các yêu cầu của lãnh thổ đối với sản xuất công nghiệp. Khi quy hoạch cụm công nghiệp. nhiều ngành phải tính đến cơ cấu phức tạp của các xí nghiệp hiện có trong các thành phố trung bình.
Các xí nghiệp thành phần của cụm công nghiệp nhiều ngành phải bảo đảm điều kiện vệ sinh tốt nhất trong khu công nghiệp và cả các khu dân cư nằm kề với nó. Các xí nghiệp thuộc các ngành có tính chất gần nhau được bố trí thành nhóm để đảm bảo hợp tác chặt chẽ với nhau trong sản xuất.
2.16. Cụm công nghiệp chuyên ngành hình thành từ các xí nghiệp thuộc một ngành hoặc một số ít ngành công nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm.
Khi quy hoạch cụm công nghiệp chuyên ngành phải thể hiện rõ những khả năng tối đa bảo đảm liên hợp sản xuất giữa các xí nghiệp, xử dụng tổng hợp các nguồn nguyên liệu. Trong cụm công nghiệp chuyên ngành phải tạo ra những tiền đề để bố trí dây chuyền sản xuất tối ưu của các xí nghiệp và áp dụng những giải pháp quy hoạch hợp lí.
2.17. Các nhóm công nghiêp chuyên ngành thường có trong các ngành công nghiệp sau:
Công nghiệp hoá chất và công nghiệp hoá dầu;
Công nghiệp cơ khí và thiết bị cơ khí;
Công nghiệp xây dựng và vật liệu xây dựng;
Công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm;
2.18. Cụm công nghiệp phục vụ tiêu dùng cho đô thị bao gồm các xí nghiệp thực phẩm, các xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cho gia đình. Các xí nghiệp này ít hoặc không gây ra độc hại và bản thân xí nghiệp có yêu cầu vệ sinh rất cao, cần được bố trí ở những nơi có điều kiện vệ sinh tốt nhằm bảo đảm những yêu cầu vệ sinh thực phẩm và có khoảng cách vệ sinh nhất định với khu dân cư.
2.19. Phân loại theo tình hình xây dựng và hoạt động của các cụm công nghiệp gồm: Công nghiệp đang tiến hành thiết kế;
Cụm công nghiệp đang tiến hành xây dựng, có một bộ phận đã đưa vào hoạt động; Cụm công nghiệp xong đang hoạt động;
2.20. Đối với cụm công nghiệp hoàn toàn xây dựng mới phải bảo đảm phát huy tính ưu việt của cụm công nghiệp; phân khu chức năng hợp lí, thực hiện liên hợp sản xuất giữa các xí nghiệp, hình thành trung tâm và mạng lưới công trình dịch vụ công cộng chung cho cả cụm, thống nhất các giải pháp kết cấu, các giải pháp tổng hợp,thành mạng lưới công trình kĩ thuật hạ tầng, triệt để tiết kiệm đất đai xây dựng.
2.21. Đối với các cụm công nghiệp xây dựng chưa hoàn chỉnh đang hoạt động cần nghiên cứu bổ sung thêm các xí nghiệp mới nhưng phải bảo đảm không làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các xí nghiệp hiện có và có thể thực hiện liên hợp sản xuất giữa xí nghiệp hiện có, đồng thời tận dụng được các công trình kĩ thuật và dịch vụ công cộng sẵn có.
2.22. Đối với các cụm công nghiệp cũ cần cải tạo, trước hết phải khảo sát, phân tích đầy đủ những tồn tại về cơ cấu quy hoạch, dây chuyền sản xuất, dây chuyền vận tải nguyên liệu, nhiên liệu và hành hoá, tình trạng cung cấp năng lượng, cấp nước và thoát nước, mức độ ô nhiễm môi trường, mối quan hệ giữa cụm công nghiệp với khu dân cư v.v…Trên cơ sở đó xác định mục tiêu phải đạt được khi cải tạo cụm công nghiệ; xác định các công trình phải phá dỡ hoặc cải tạo; sắp xếp lại các xí nghiệp theo cơ cấu hợp lí hơn giữa cụm công nghiệp với các khu dân cư xung quanh; xác định xí nghiệp cần phải di chuyển và xí nghiệp mới cần được bổ sung vào cụm công nghiệp; đưa ra các giải pháp cải tạo các công trình kiến trúc và kỹ thuạt hiện có; hoàn thiện dây chuyền công nghệ, cải thiện môi trường vệ sinh, tăng thêm điều kiện phục vụ công cộng cho công nhân.
Đối với phần lớn các cụm công nghiệp hiện có phải đặc biệt chú ý cải tạo mạng lưới thoát nước bẩn và nước mưa, tăng thêm công trình dịch vụ công cộng và bảo đảm cách li vệ sinh giữa các xí nghiệp với khu dân cư theo tiêu chuẩn hiện hành, đông thời tăng thêm diện tích đất trồng cây xanh.
Hợp khói công trình, tiêu chuẩn hóa các giải pháp kết cấu và thiết kế mặt bằng nhà xưởng
2.23. Trong cụm công nghiệp phải nghiên cứu hợp khối các công trình ở mức độ cho phép trên cơ sở những quan hệ sau:
Các bộ phận sản xuất có cùng tính chất, đặc điểm, yêu cầu vệ sinh phòng cháy;
Sản xuất phụ trợ và các thiết bị kỹ thuật giống nhau, tương tự nhau.
Yêu cầu tổ chức không gian sản xuất của các bộ phận gần giống nhau, giao thông vận chuyển cùng một loai phương tiện và sử dụng chung hệ thống kỹ thuật cung cấp năng lượng, nhiên liệu v.v…
2.24. Chỉ bố trí một số xí nghiệp trong một công trình lớn khi không bảo đảm gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho nhau trong việc xây dựng công trình điều hành sản xuất. Cần hợp khối các công trình nhà một tầng, nếu có thể nâng thêm tầng cao xây dựng những giải pháp này chỉ áp dụng khi giảm đựơc giá thành xây dựng.
2.25. Yêu cầu thống nhất hoá trong thiết kế các xí nghiệp là:
Bảo đảm điều kiện kỹ thuật thống nhất.
Giải pháp kết cấu thống nhất.
Tiêu chuẩn hoá, thống nhất hoá về không gian; thống nhất hoá sơ đồ, thông số xây dựng công trình, tạo tiền đề để sản xuất hàng loạt các cấu kiện, sử dụng số lượng chủng loại cấu kiện xây dựng ít nhất,khả năng sản xuất các loại cấu kiện bằng phương pháp công nghiệp hiện đại và tận dụng tối đa của các cơ sở công nghiệp xây dựng hiện có.
2.26. Phải thực hiện tiêu chuẩn hoá các giải pháp kết cấu và thống nhất hoá kích thước mạng lưới cột để áp dụng điển hình hoá trong xây dựng. (công nghiệp hoá xây dựng).
Phải giảm đến mức ít nhất số lượng kích cỡ các ô đất của mặt bằng tổng thể, thực hiện mô đun hoá trong quy hoạch mặt bằng tổng thể, tạo ra tiền đề hợp khối rộng rãi hơn các công trình nhà xưởng.
2.27. Phải thống nhất hóa các thành phần của mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp (khu đất, đường và mạng lưới giao thông, công trình kỹ thuật hạ tầng). Số lượng hình loại và kích cỡ các thành phần của mặt bằng cần bảo đảm ở mức tối thiểu nhằm tăng nhanh tốc độ xây dựng, sử dụng rộng rãi các cấu kiện lắp lẫn và đúc sẵn ở công xưởng.
Để giảm bớt số lượng, thể loại và kích thước các thành phần của mặt bằng tổng thể cần tuân theo nguyên tắc thống nhất hóa kích thước nhà và công trình dựa trên cơ sở hệ thống mô đun cơ bản trong xây dựng đã được mở rộng, tạp ra tiền đề hợp khối công trình, nhờ đó nâng cao mật độ xây dựng cụm công nghiệp và khu công nghiệp.
Những yêu cầu về đất đai của cụm công nghiệp
2.28. Cần lựa trọn những khu đất không xử dụng trong mục đích canh tác hoặc giá trị trong canh tác thấp, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu xây dựng công nghiệp để bố trí các cụm công nghiệp và khu công nghiệp.
2.29. Phải nghiên cứu toàn diện những yêu cầu về xây dựng đô thị và những yêu cầu về quy hoạch kiến trúc các công trình kỹ thuật để lựa chọn đất đai xây dựng cụm công nghiệp công nghiệp. Cần lập phương án so sánh nhiều mặt để quyết đinh phương án địa điểm xây dựng tốt nhất.
Hình dạng hình học và kích thước khu đất phải thỏa mãn các yêu cầu về dây chuyền công nghệ, bố cục kiến trúc và có đất đai dự trữ để mở rộng.
2.30. Khu đất trong cụm công nghiệp gồm có:
Đất đai để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp, kho tàng, các thiết bị năng lượng công trình dịch vụ công cộng;
Đất đai dự trữ để phát triển mở rộng các xí nghiệp và cụm công nghiệp;
Đất đai cho các tuyến đường chính, đường phụ, sân bãi, kho tàng chứa hàng và giao thông hành khách,
Đất đai cho giao thông đường sắt, đường thủy, nhà ga, bến cảng phục vụ cho cụm công nghiệp;
Đất đai cho mạng lưới công trình kĩ thuật hạ tầng;
Đất đai khu cây xanh bảo đảm vệ sinh;
Đất đai khu trung tâm phục vụ công cộng;
Đất đai các công trình xử lí chất thải vệ sinh công ngiệp.
2.31. Khi xây dựng các cụm công nghiệp hoặc khu công nghiệp phải bảo đảm những yêu cầu sau:
Phải phù hợp với những yêu cầu xây dựng như: không ngập lụt, sụt lở, địa chất công trình tương đối tốt, địa hìng tương đối bằng phẳng, trong lòng đất không có khoáng sản v.v…
Thuận lợi trong việc tổ chức điều kiện làm việc của công nhân:
Thuận lợi trong việc tổ chức các đường giao thông phục vụ cho các xí nghiệp (không cho đường sắt, đường ô tô loại I và loại II xuyên quy cụm công nghiệp);
Có khả năng mở rộng và phát triển các xí nghiệp trong tương lai (nhà xưởng,đầu mối giao thông và kho tang v.v…)
Hạn chế được phạm vi và mức độ gây ô nhiễm đất, không khí, nước thải, bảo vệ môi trường của cụm công nghiệp và vung xung quanh;
Loại trừ các tuyến đường sắt hoặc đường ô tô có mật độ vận chuyển trên 40 ôtô/ngày đêm qua các khu dân cư.
2.32. Trong giai đoạn đầu khi nghiên cứu các giải pháp bố trí các xí nghiệp cần phải:
Xác định đất dự trữ trong các cụm công nghiệp hoặc khu công nghiệp hợp lí, sử dụng khu đất có giá trị sản xuất nông nghiệp để xây dựng, hiện đại hóa công trình và thiết bị kĩ thuật;
Xác định các điều kiện đảm bảo vệ sinh khu đất, trong trường cần thiết cần phải có biện phap hạn chê hoặc loại bỏ độc hại do sản xuất gây nên;
Nghiên cứu những khả năng khai thác và sử dụng hợp lí 3 không gian (ở mặt đất, ở trên cao và dưới mặt đất)
Phải đánh giá một cách tổng hợp về các điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên để sử dụng đất đai cho thích hợp và các yêu cầu của từng loại công trình. Cụ thể là:
Đất đai ở sườn dốc phía nam, sườn dốc phía đông và phía tây thích hợp cho đất xây dựng nhà xưởng;
Sườn dốc phía bắc thích hợp xây dựng kho tàng;
Nơi thất trũng, vùng rừng cây, ao hồ thích hợp cho dựng vườn hoa cây cảnh, làm nơi nghỉ ngơi hàng ngày cho công nhân;
Sông ngòi, ao hồ dùng làm nơi chứa nước, làm hồ điều hòa trong hệ thống thoát nước và cải thiện vi khí hậu v.v..
Các giải pháp quy hoạch kiến trúc cụm công nghiệp.
3.1. Tổ chức các xây dựng công nghiệp thành cụm nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh của vốn đầu tư xây dựng (giảm diện tích chiếm đất xây dựng của các nhà máy, hệ thống thiết bị kỹ thuật, đường xá, số lượng thể loại nhà cửa và công trình) đồng thời giảm giá thành sản phẩm so với các nhà máy được bố trí tách biệt có các công trình phụ trợ phục vụ tương tự.
3.2. Cụm công nghiệp có thể được xây dựng mới hoặc cải tạo từ nhóm các xí nghiệp hiện có và nhất thiết phải tuân theo quy hoạch tổ chức không gian toàn khu công nghiệp (nếu cụm nằm trong khu), các vùng kế cận và toàn thành phố (nếu cụm nằm độc lập).
3.3. Phân bổ bố trí và hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất cụm các xí nghiệp công nghiệp cần phải gắn chặt với việc phân bổ các tổ hợp sản xuất hiện có và sẽ xây dựng. Điều phối sự phát triển sản xuất với mạng lưới dân cư hợp lý, nâng cao mức độ tập trung, không gây nên tình trạng tập trung quá mức các xí nghiệp trong các thành phố lớn, tạo điều kiện cho dân cư lựa chọn nơi làm việc hợp lý, nâng cao trình độ chuyên môn hoá cụm công nghiệp, bảo đảm việc khai thác tốt và bảo vệ môi trường thiên nhiên.
3.4. Bố trí cụm công nghiệp phải dựa trên cơ sở sự phân chia không gian chức năng toàn thành phố, nhằm bảo đảm khả năng phát triển, mở rộng khu, cụm công nghiệp và khu dân cư, đồng thời bảo đảm sự phát triển nhịp nhàng, cân đối các khu khác của toàn thành phố. Cơ cấu tổ chức theo chiều sâu là hình thức phát triển mở rộng khu công nghiệp và các khu nhà ở rễ ràng nhất.
3.5. Cụm công nghiệp có thể bố trí độc lập (trong các thành phố vừa và nhỏ) hoặc là một bộ phận hợp thành khu công nghiệp, trong trường hợp đó cụm công nghiệp là một đơn vị cơ cấu của khu công nghiệp và cần áp dụng giải pháp quy hoạch chung toàn khu công nghiệp.
Bố trí cụm công nghiệp theo yêu cầu quy hoạch thành phố.
Tiêu chuẩn có ích? Vui lòng chia sẻ cho cộng đồng:
Hướng Dẫn Cách Thiết Kế Hệ Thống Âm Thanh Nhà Xưởng
Hướng dẫn cách thiết kế hệ thống âm thanh nhà xưởng
Bạn chưa biết thiết kế hệ thống ra sao, tìm sản phẩm như thế nào để phù hợp cho hệ thống âm thanh nhà xưởng dùng để thông báo đến công nhân viên của mình?
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều thiết bị âm thanh phù hợp cho hệ thống âm thanh nhà xưởng mà bạn có thể lựa chọn. Nhưng bạn cần phải nắm vững các tính năng cơ bản để thiết kế cho hệ thống hoạt động chuẩn theo tính năng kỹ thuật.
LỢI ÍCH hệ thống âm thanh nhà xưởng
Bạn đang quản lý một nhà xưởng diện tích lớn với hàng trăm công nhân và rất nhiều máy móc hoạt động? Không gian nhà xưởng quá lớn, quá nhiều tiếng ồn từ máy móc khiến bạn không tìm ra giải pháp thông báo lý tưởng, phục vụ cho các hoạt động báo động khẩn cấp, hoặc đơn giản là truyền thông báo đến các nhân viên?
Lắp đặt một hệ thống âm thanh thông báo chuyên dụng dành cho nhà xưởng là thực sự cần thiết. Đây chắc chắn là giải pháp lý tưởng trong trường hợp này của bạn.
Ngoài ra, bộ phân vùng loa sẽ giúp chia nhỏ các khu vực dễ dàng. Bạn có thể dễ dàng truyền tín hiệu thông báo tới 1 góc, 1 phân xưởng nhỏ chỉ bằng 1 nút bấm tiện lợi. Trong thời gian nghỉ trưa, nghỉ giải lao giữa giờ, việc phát một bản nhạc nhẹ tới các phân xưởng cũng giúp tinh thần của nhân viên được thoải mái, thư giãn sau thời gian làm việc căng thẳng.
Có rất nhiều vấn đề được đặt ra, gây khó khăn cho ban quản lý nhà xưởng. Hệ thống âm thanh sẽ là giải pháp lý tưởng, để giúp ban quản lý giải quyết các vấn đề sau:
Truyền thông tin nhanh chóng tới các nhân viên, từng phân xưởng trong điều kiện máy móc hoạt động ồn ào
Phát tín hiệu thông báo khẩn cấp trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, sự cố ngoài ý muốn
Phát nhạc nền, âm thanh thư giãn giữa giờ
Các bước thiết kế hệ thống âm thanh nhà xưởng
Qua đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu và thiết kế được một hệ thống âm thanh nhà xưởng đơn giản cho nhà xưởng, cho công ty của bạn.
Trước tiên, bạn cần trả lời được một số câu hỏi.
Nhà xưởng của bạn sản xuất ngành nghề gì: thực phẩm ,may mặc, giày dép, hay sản xuất cơ khí chế tạo máy…Độ ồn trong xưởng ở mức độ nào?
Công ty bạn có bao nhiêu phòng ban (Văn phòng, nhà xưởng, khu bếp, nhà xe…) Và khu vực nào cần nhiều âm thanh thông báo , có cần chia âm thanh theo từng khu vực không?
Mục đích của hệ thống âm thanh nhà xưởng là gì. Để thông báo cho công nhân viên hay kết hợp cả phát thanh ca nhạc?
Đối với các nhà xưởng may mặc, giày dép, thực phẩm có độ ồn thấp thì loa hộp là sự lựa chọn tốt nhất. Còn nếu chỉ dùng với mục đích thông báo thì có thể sử dụng loa phóng thanh. Loa phóng thanh sẽ giúp cho hệ thống loa thông báo của bạn truyền tải âm thanh tốt hơn.
Còn với các nhà xưởng sản xuất cơ khí, chế tạo có độ ồn cao thì bạn nên dùng loa phóng thanh để thông tin truyền tải tốt hơn.
Văn phòng, nhà ăn bạn nên dùng loa hộp để có âm thanh hay và dễ chịu hơn.
Sau khi đã xác định được loại loa, việc tiếp theo bạn cần là xác định diện tích khu vực cần thông báo để biết được số lượng loa phải dùng.
Ví dụ: Thường thì 1 nhà xưởng may mặc có diện tích khoảng 90 x 40 mét. Nhu cầu chỉ dùng để phát thông báo thì bạn thiết kế theo hình sau:
Các loa lắp đặt cách nhau khoảng 20m, cao độ lắp từ 3-4 mét.
Công suất phù hợp trong nhà xưởng khoảng từ 15-30w
Tiếp đó bạn sẽ phải tính đến loại tăng âm thông báo cần dùng
Bạn nên nhớ khi thiết kế hệ thống âm thanh nhà xưởng, tổng công suất của tăng âm sẽ lớn hơn hoặc bằng tổng công suất của loa. Vì vậy tốt hơn hết bạn nên chọn công suất tăng âm lớn hơn 20% so với tổng công suất loa.
Với ví dụ ở trên, bạn có thể chọn loại tăng âm có công suất 240W cho phù hợp. Nổi bật như dòng tăng âm A-2240 của âm thanh TOA
Công suất của tăng âm có nhiều loại, từ 30W đến 1200W.
Tăng âm cũng được chia theo tính năng, tăng âm chia vùng và không chia vùng.
Micro cho hệ thống âm thanh nhà xưởng
Một số loại thông dụng như sau: Micro có dây, micro cổ ngỗng để bàn, micro không dây. Ở các hệ thống âm thanh cao và phức tạp hơn, bạn mới cần dùng đến những loại micro chuyên dụng. Trung Chính sẽ đưa ra các bài hướng dẫn tiếp theo.
Trong quá trình lắp đặt thiết kế, nếu gặp bất kỳ khó khăn gì ,các bạn cần tư vấnthêm , nhanh nhất, hãy liên hệ ngay với Trung Chính. Chúng tôi luôn có các giải pháp và những thiết bị âm thanh chính hãng tối ưu nhất để đáp ứng nhu cầu cũng như giảm tối đa chi phí cho bạn.
âm thanh thông báo nhà xưởng KINTEX ELASTIC
Giải pháp âm thanh thông báo nhà xưởng
TCA – Trung Chính Audio tự hào là đơn vị phân phối thương hiệu âm thanh thông báo TOA, Bosch, inter-M ứng dụng cho hệ thống âm thanh thông báo nhà xưởng, âm thanh thông báo IP….Năng lực của TCA được thể hiện qua hàng trăm dự án âm thanh khác nhau trên toàn quốc, có thể kể đến như dự án âm thanh tại nhà máy Foxconn, nhà máy Samsung, tập đoàn VinFast….
Cấu hình âm thanh thông báo cơ bản
TCA – Trung Chính Audio giới thiệu, cung cấp các giải pháp âm thanh thông báo cho nhà xưởng, trong đó có giải pháp âm thanh thông báo cơ bản. Các thiết bị âm thanh chính hãng, nhập khẩu trực tiếp tại Nhật Bản, ủy quyền bởi TCA tại thị trường Việt Nam. Hệ thống sử dụng một số thiết bị chính như amply tăng âm, micro thông báo phân vùng, hệ thống loa thông báo…Một số thiết bị cơ bản như sau:
TOA VM-2120
TOA RM-200
Loa Nén Trở Kháng Cao 30W TOA SC-630M
Cấu hình âm thanh thông báo kèm bộ hẹn giờ
Khi được kết hợp bộ hẹn giờ tự động, ban quản lý có thể setup, cài đặt trước các tiếng chuông báo ở các thời điểm khác nhau. Có thể là tiếng thông báo tan ca, tiếng chuông nghỉ giải lao giữa giờ….Đối với phương án này, có thể phân vùng độc lập, thông báo từng vùng khác nhau.
Cấu hình thiết bị cho giải pháp âm thanh nhà xưởng này bao gồm các thiết bị sau:
Loa hộp treo tường AV WB-030 BLK
Bộ hẹn giờ và phát lại âm thanh AV TR-10SR CE
TOA RM-200
TOA VM-2240
Giải pháp âm thanh đa vùng, 10 vùng loa
TCA cung cấp, tư vấn cấu hình âm thanh thông báo nhà máy xí nghiệp với 10 vùng loa mở rộng. Cấu hình âm thanh ứng dụng cho các dự án âm thanh thông báo tại nhà máy xí nghiệp, khu chung cư, các tòa nhà….
TOA FS-7000CP
Bộ thông báo di tản TOA FS-7000EV
TOA FS–7000 GM
Bộ đầu nối TOA FS–7000JP
Amply công suất 600w TOA FS-7006PA
Bộ mở rộng 10 vùng TOA FS-7010CP
Bộ hẹn giờ tín hiệu âm thanh TOA TT-104
Loa âm trần 9/6W BOSCH LBC3090/31
Loa nén Bosch LBC 3470
XEM THÊM TƯ VẤN
DỰ ÁN ĐÃ LÀM
Hơn 25 lịch sử thương hiệu TCA, đã tư vấn và thi công nhiều dự án công trình Hệ thống âm thanh thông báo nhà máy, nhà xưởng. TCA uy tín trong linh vực âm thanh ánh sáng chuyên nghiệp, tham khảo một số dự án đã TƯ VẤN và LẮP đặt Hệ thống âm thanh thông báo nhà máy, nhà xưởng trong thời gian qua:
chúng tôi
365 Điện Biện Phủ – Phường 4 – Quận 3 – chúng tôi
Tel: 028.38.329.329
Hotline: 0903 602 247 – Mr Sử
Email: su@tca.vn
Hà Nội
488 Trần Khát Chân,Phường Phố Huế, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: (024) 36 36 60 60
Hotline: 0902 188 722- Mr Văn
Email: kd@tca.vn
Các Kết Cấu Bao Che Nhà Xưởng Nhà Công Nghiệp
CÁC KẾT CẤU BAO CHE NHÀ XƯỞNG NHÀ CÔNG NGHIỆP
1. Tường
1.1 Tường gạch
Là tường chịu lực hoặc tường tự mang lực. Trong nhà khung tường gạch gắn liền với cột bằng cốt thép chừa sẵn trong cột. Khi xây tường thép được đặt vào giữa các khe tường và tiếp tục xây.
Bên trên các lỗ phải đặt lanh tô bằng bê tông cốt thép trong khi xây. Lanh tô có thể tựa lên tường hoặc lên vai của cột.
Tường có thể xây thẳng lên cao quá mái (khi có hệ thống thoát nước bằng mái trong). Hoặc xây mái đua và thoát nước bằng máng bên ngoài.
1.2 Tường bằng tấm tấm đặc
Cấu tạo: bê tông keramzit 3 lớp, 2 lớp trên dày 3cm khối lượng 700kg/m3. Các loại tấm tường bằng bê tông xốp như bê tông bọt, bê tông hơi, bê tông xỉ…yêu cầu phải hấp trong lò hơi cao áp nên được chế tạo trong nhà máy. Mặt ngoài của bê tông xốp được bảo vệ bằng bê tông nặng dày 20.
Tấm tường liên kết vào cột bằng các móc thép.
1.3 Tường bằng bê tông cốt thép có sườn
Ưu điểm: lắp dựng nhanh, tiết kiệm vật liệu, giá thành, thường dùng bê tông mác 200 kích thước 250x1200x6000
1.4 Tường bằng khối lớn
Làm bằng bê tông nhẹ, bê tông xỉ, bê tông kenramzit có khối lượng 600- 800 kg/m3.
Gồm 2 loại: khối thân tường và khối đặt trên lỗ cửa.
Chiều dày khố từ 20- 25cm. Trọng lượng trung bình dưới 1,5 tấn
1.5 Tường bằng fibro xi măng
Ưu điểm: Nhẹ, liên kết đơn giản, thi công nhanh, dễ sửa chữa và chi phí rẻ. Thường được các Chủ đầu tư tại Việt Nam lựa chọn.
2. Cửa sổ
2.1 Chức năng: Cửa sổ được bố trí ngang dọc, đôi khi ở tường đầu hồi để thông gió và chiếu sáng. Cửa và khung chiếm khoảng 15% công trình.
2.2 Phân loại
– Theo công dụng: Cửa thông gió là cửa có lỗ trống hoặc có cánh chớp bằng gỗ hay bê tông cốt thép cố định, hoặc có mái che nghiêng bằng các tấm aminang gợn sóng.
Cửa chiếu sáng là loại cửa có lấp kính cố định
Cửa hỗn hợp vừa chiếu sáng vừa thông gió là loại cửa kính đóng mở được
– Theo vị trí và kiểu dáng: có 2 loại cửa quay theo hướng trục và loại cửa nằm ngang.
– Theo vật liệu có cửa gỗ, cửa khung thép, và cửa bê tông cốt thép. Ngoài ra còn có các loại tấm chắn ngang, tấm chắn nắng đứng.
3. Mái nhà
Đây là bộ phận quan trọng trong cấu trúc nhà xưởng, có vai trò quyết định độ bền vững của tòa nhà, hình thành đặc điểm không gian bên trong và bộ mặt bên ngoài của nhà. Trong nhà công nghiệp, mái chiếm 20-50% tổng chi phí.
Thiết kế mái nhà phụ thuộc vào thời tiết khí khậu, công năng nhà xưởng, tuổi thọ công trình, giải pháp tổ chức thoát nước, yêu cầu tổ hợp kiến trúc và so sánh kinh tế.
Yêu cầu: Có độ bền vững cao, biến dạng nhỏ, chịu được các tác động của thiên nhiên. Chống thấm tốt, thoát nước nhanh. Phù hợp với các đặc điểm công nghệ và chế độ vi khí hậu phòng. Phù hợp công nghiệp hóa xây dựng. Có chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật hợp lý.
4. Cửa mái
Được bố trí trên các nhịp giữa của nhà nhiều nhịp, các xưởng, có khẩu độ lớn, cần nhiều ánh sáng.
Công dụng: thông gió, thải nhiệt thừa và chiếu sáng các chỗ xa cửa sổ. Cửa mái chiếm từ 8-10% giá thành công trình.
Hình dáng cửa mái phong phú: hình chữ nhật, tam giác, hình răng cưa
5. Nền nhà
Nền nhà các công trình dân dụng và công cộng đều giống nhau, và tuân theo quy phạm tiêu chuẩn thiết kế nhất định. Nền nhà công nghiệp đảm bảo các yêu cầu do sản xuất đề ra.
Khả năng chống mòn, bụi bẩn, tác động cơ học, kể cả tải trọng xung kích cũng như tác động của nước và các hóa chất ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
Nhà Việt là đơn vị chuyên kết cấu lắp ghép thép các công trình dân dụng và công cộng, đặc biệt là nhà xưởng nhà công nghiệp. Trong suốt 10 năm hoạt động, Chúng tôi đac và đang phát triển thương hiệu của mình qua rất nhiều công trình tiêu biểu, đặc sắc. Công ty luôn mong muốn tìm kiếm và ứng dụng những phương pháp xây dựng hiện đại nhất mang tính tiết kiệm chi phí, độ bền cao, và thân thiện với môi trường. Đến với Chúng tôi bạn sẽ nhận được chất lượng dịch vụ tốt nhất với giá thành cạnh tranh, hợp lý.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH NHÀ VIỆT ( VHBC )
Trụ sở chính: Tầng 7 tòa nhà Akashi – Số 10 lô 2A đường Lê Hồng Phong – Hải Phòng
Điện thoại: 0225 3246 545
Hotline:
0931 590 066
Email: congtrinhnhavietvn@gmail.com
Website: http://congtrinhnhaviet.vn/
Cập nhật thông tin chi tiết về Thiết Kế Tổng Mặt Bằng Nhà Xưởng Công Nghiệp trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!