Xu Hướng 12/2023 # Thị Trường Tài Chính Thứ Cấp (Secondary Financial Market) Là Gì? Chức Năng # Top 20 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thị Trường Tài Chính Thứ Cấp (Secondary Financial Market) Là Gì? Chức Năng được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khái niệm

Thị trường tài chính thứ cấp trong tiếng Anh là Secondary financial market.

Thị trường tài chính thứ cấp, hay còn gọi là thị trường cấp hai, là thị trường mua đi bán lại những tài sản tài chính đã được phát hành.

Động lực gia nhập thị trường

Có hai động lực cơ bản để các chủ thể kinh doanh trên thị trường thứ cấp, đó là “Động cơ thúc đẩy do thông tin” và “động cơ thúc đẩy do khả năng tiền tệ”.

Các nhà đầu tư do động cơ thông tin thúc đẩy, tin rằng họ đang nắm các tin tức có lợi mà có thể giúp họ kinh doanh hưởng chênh lệch giá từ các tài sản tài chính. Các nhà đầu tư vì động cơ khả năng tiền tệ lại hoạt động trên thị trường thứ cấp theo hai phương diện khác. Họ có thể đang trong tình trạng thừa hoặc thiếu tiền và họ cần phải quyết những nhu cầu đó.

Như vậy, ngược lại với thị trường tài chính sơ cấp, thị trường tài chính thứ cấp mặc dù có mức độ giao dịch lớn hơn nhiều so với thị trường tài chính sơ cấp, nhưng thị trường tài chính thứ cấp không có tác dụng huy động thêm vốn, không hỗ trợ việc đầu tư mới. Nói cách khác, các luồng vốn không chảy vào những người phát hành tài sản tài chính mà luân chuyển giữa những người đầu tư trên thị trường.

Chức năng cơ bản của thị trường tài chính thứ cấp là tạo khả năng thanh khoản cho các tài sản tài chính đã được phát hành, nghĩa là làm cho những tài sản tài chính có tính “lỏng” thêm, khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn, được ưa chuộng hơn và do đó làm dễ dàng hơn việc phát hành và bán chúng ở thị trường sơ cấp.

Với ý nghĩa này, mức độ tích cực của thị trường tài chính thứ cấp có ảnh hưởng gián tiếp đến qui mô của thị trường tài chính sơ cấp và do đó ảnh hưởng đến qui mô vốn của toàn xã hội.

Vì vậy, thị trường tài chính thứ cấp là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính, gắn bó chặt chẽ với thị trường tài chính sơ cấp, trong đó thị trường tài chính sơ cấp là tiền đề và thị trường tài chính thứ cấp là động lực phát triển của thị trường tài chính.

Thị Trường Thứ Cấp (Secondary Market)

Kết quả Thị trường thứ cấp (Secondary market):

Thị trường thứ cấp là thị trường trong đó các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp được mua đi bán lại, làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán.

Thị trường thứ cấp được xem như thị trường bán lẻ các chứng khoán để phân biệt với thị trường sơ cấp là thị trường bán buôn các chứng khoán. Thị trường thứ cấp đảm bảo khả năng chuyển đổi chứng khoán thành tiền, cho phép những người giữ chứng khoán có thể rút ra khỏi sự đầu tư tại thời điểm nào mà họ mong muốn hoặc có thể thực hiện việc di chuyển đầu tư từ khu vực này sang khu vực khác.

Sự khác nhau chủ yếu giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp là ở chỗ hoạt động của thị trường sơ cấp làm gia tăng thêm vốn cho nền kinh tế còn hoạt động của thị trường thứ cấp chỉ làm thay đổi quyền sở hữu các chứng khoán đã phát hành, mà không làm tăng thêm lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế.

Giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau. Thị trường sơ cấp đóng vai trò tạo cơ sở cho những hoạt động của thị trường thứ cấp vì nó là nơi tạo ra hàng hoá để mua bán trên thị trường thứ cấp. Thị trường thứ cấp cũng có tác dụng trở lại đối với thị trường sơ cấp, đóng vai trò tạo động lực cho sự phát triển của thị trường này. Tác dụng của thị trường thứ cấp tới thị trường sơ cấp được thể hiện ở hai chức năng của nó:

* Thứ nhất, thị trường thứ cấp tạo ra tính lỏng cho các chứng khoán được phát hành ra trên thị trường sơ cấp, nhờ vậy sẽ làm tăng tính hấp dẫn cho các chứng khoán, giúp cho việc phát hành chúng tại thị trường sơ cấp được thuận lợi;

* Thứ hai, thị trường thứ cấp đóng vai trò xác định giá của các chứng khoán sẽ được phát hành trên thị trường sơ cấp. Các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp sẽ không thể mua các chứng khoán phát hành mới tại thị trường này với giá cao hơn giá mà họ nghĩ sẽ có thể bán được tại thị trường thứ cấp. Nếu chứng khoán của một nhà phát hành được mua bán với giá cao tại thị trường thứ cấp thì nhà phát hành càng có cơ hội thu được nhiều vốn nhờ việc phát hành các chứng khoán mới tại thị trường sơ cấp.

Chính vì những đặc điểm này mà các tổ chức phát hành cũng như các nhà đầu tư quan tâm nhiều tới thị trường thứ cấp hơn là thị trường sơ cấp.

Nguồn: Ths. Đặng Thị Việt Đức – Ths. Phan Anh Tuấn (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)

Principal Functions Of A Financial Market / Chức Năng Cơ Bản Của Thị Trường Tài Chính

Hiện nay, ngay ở Việt Nam, hầu hết các giao dịch tài sản tài chính đã và đang được tiến hành trên một loại thị trường tài chính nào đó. Hình thức tổ chức có thể rất đa dạng, từ thị trường công chúng tới các sàn đấu giá.

Sở dĩ thị trường tài chính quan trọng như vậy, vì chúng thực hiện hai chức năng cơ bản, đặc biệt quan trọng sau đây:

1. Thị trường cung cấp “tính thanh khoản” cho hàng hóa là tài sản tài chính, thông qua nơi giao dịch, phương tiện giao dịch, và phương pháp giao dịch. Nhờ thế các tài sản tài chính có thể được mua đi, bán lại an toàn. Tính thanh khoản được xem như “đặc tính cực kỳ đáng giá” của một tài sản tài chính.

Nếu một tài sản tài chính mà không thanh khoản, và không thể mua đi bán lại, người sở hữu tài sản chỉ còn nước ngồi “ôm mối sầu riêng” chờ ngày tài sản sinh lãi, đáo hạn… Mà “ngày đó, ai biết bao giờ…”

Việc mua bán được “cái sự ấy trong tương lai” quan trọng quá, và may quá, thị trường giúp người ta đánh giá giá trị, tạo cơ chế trao đổi, thực hiện quá trình qui đổi tiền mặt. Lựa chọn của thị trường khiến xã hội văn minh hơn. Người sở hữu bây giờ có thể nắm giữ tài sản chờ lãi, có thể bán ngay, có thể chờ chút ít rồi sẽ bán… Thật là phong phú. Chúng ta không làm được việc này với một số loại hàng hóa hiện vật như cà chua (chờ quá 1 tuần khi cà chua chín, chuyện sẽ rất rắc rối!)

2. Chức năng cực kỳ quan trọng thứ hai là giảm thiểu tối đa “ma sát.” Ở đây chúng ta hiểu việc thị trường ra đời bôi trơn quá trình giao dịch để có thể diễn ra thuận lợi nhất, ở mức chi phí thấp nhất. Nếu không có thị trường tổ chức tốt, hai chi phí sau đây sẽ rất lớn nếu chúng ta muốn mua-bán tài sản tài chính:

(a) Chi phí để tiến hành giao dịch (bê vác giấy tờ, đếm, kiểm, sục sạo tìm người có nhu cầu, v.v..);

(b) Chi phí làm hợp đồng (luật, xác nhận, thời gian viết vẽ…)

Hơn thế nữa, việc ra đời một thị trường tổ chức giúp tạo ra thương hiệu, thu hút nhiều tổ chức chuyên nghiệp tham gia như vậy, tất yếu nảy sinh cái sự hay ho sau:

(i) Cạnh tranh tăng vọt;

(ii) Dịch vụ-hàng hóa phong phú hẳn lên;

(iii) Giá cả-chi phí giảm bớt đi.

Thị Trường Tài Chính Là Gì ? Chức Năng Và Vai Trò Của Thị Trường Tài Chính

Dựa trên lý thuyết thì rất phức tạp, sau đây mình xin tóm tắt và lý giải một cách đơn giản, giúp các bạn hiểu được Thị trường tài chính là gì ? để áp dụng vào đầu tư Forex.

Thị trường Tài chính là nơi diễn ra quá trình trao đổi mua bán các Tài sản tài chính.

Sự trao đổi mua bán được thực hiện thông qua các công cụ thanh toán.

Hệ thống của thị trường Tài chính bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch mua bán các tài sản tài chính.

A) Tài sản tài chính.

Bao gồm các các dạng sau:

VD: Gạo, Vàng bạc, Dầu mỏ …

VD: so sánh giá trị tiền giữa các nước VND/USD, EUR/USD, GPB/JPY..

VD: cổ phiếu của Vinamilk, Apple, Cocacola, Facebook …

4. Trái phiếu

Ban hành bởi chính phủ các nước; Mỹ (US T BOND) Anh (UK GILT) …

VD: chỉ số chung của các Công ty trong nước, VD: VNindex, DowJones …

Bao gồm; Thị trường bất động sản, thị trường bảo hiểm …

B) Thị trường tài chính.

Thị trường tài chính được chia là 2 loại; Thị trường chính thức và thị trường không chính thức.

a) Thị trường chính thức.

Thị trường chính thức được hiểu nôm là thị trường được kiểm soát bởi các trung tâm môi giới, các ngân hàng … được cấp phép bởi Chính phủ hoặc các tổ chức Quốc Tế, hoạt động theo luật.

b) Thị trường không chính thức.

Thị trường không chính thức là thị trường trong đó mọi hoạt động giao dịch mua bán, cung ứng các nguồn tài chính diễn ra tự do, không theo nguyên tắc, thể chế do Chính phủ, tổ chức Quốc tế quy định. VD: Tín dụng đen, và hiện nay giao dịch tiền điện tử được liệt vào tài sản tài chính trong thị trường tài chính không chính thức …

Ví dụ về giao dịch trong thị trường Tài chính

1. Khi bạn có tiền muốn mua đôla (USD), bạn ra Ngân hàng Vietcombank giao dịch mua đôla, Ngân hàng bán cho bạn 23.000 đ / 1 USD. Giá ngân hàng bán cho bạn gọi là Ask price (giá bán), ở VD này là 23.000 đ.

Từ ví dụ trên, các bạn liên tưởng đến các giao dịch chính thức khác trên thị trường như giao dịch Vàng, Bạc, Cổ phiếu, Chứng khoán …

C) Công cụ thanh toán.

Khi chuyển giao tài sản của bạn cho cho bên kia phải cần đến các hình thức thanh toán bao gồm tiền mặt, chuyển khoản, tín dụng, ghi nợ, séc, Bitcoin và các loại tiền mã hóa…

Trong giao dịch thương mại, thanh toán thường phải đi kèm với hóa đơn và biên nhận. Trong các giao dịch phức tạp, thanh toán còn bao gồm cả chuyển cổ phiếu và các dàn xếp khác của các bên. Tương lai của thanh toán theo xu hướng hiện đại là; thanh toán điện tử, thẻ thông minh, ví điện tử, mã vuông (QR) … phát triển khác xa so với thủa sơ khai thanh toán của con người cổ xưa là các vỏ ốc, vỏ sò …

D) Chức năng của thị trường Tài chính.

1. Thị trường tài chính đóng vai trò là nơi trung chuyển dẫn vốn từ người tiết kiệm đến người kinh doanh. Giúp cho việc chuyển vốn từ người không có cơ hội đầu tư sinh lợi đến những người có cơ hội đầu tư sinh lợi.

Thị trường tài chính thúc đẩy tích lũy, tập trung tiền vốn để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, sản xuất kinh doanh. Thị trường tài chính giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, không chỉ đối với người có tiền đầu tư mà còn cả với người vay tiền để đầu tư. Người cho vay sẽ có lãi thông qua lãi suất cho vay. Người đi vay vốn phải tính toán sử dụng vốn vay đó hiệu quả nhất do họ phải hoàn trả cả vốn và lãi cho người cho vay đồng thời phải tạo thu nhập và tích lũy cho chính bản thân mình.

Thị trường tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách mở cửa, cải cách kinh tế của Chính phủ thông qua các hình thức như phát hành trái phiếu ra nước ngoài, bán cổ phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất kinh doanh trong nước. Thị trường tài chính cho phép sử dụng các chứng từ có giá, bán cổ phiếu, trái phiếu, đổi tiền.

2. Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán.

3. Chức năng cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị của doanh nghiệp.

D) Vai trò của thị trường tài chính.

Thị trường tài chính thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư; Thị trường tài chính góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính; Thị trường tài chính thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của nhà nước.

Với những ưu điểm của thị trường Tài chính ở trên đã cho chúng ta thấy tầm quan trọng của thị trường tài chính trong luồng phát triển kinh tế xã hội của nhân loại; Sự thúc đẩy mua bán, đầu tư kinh doanh … tạo nguồn thặng dư của cải vật chất cho xã hội có đóng góp cực kỳ quan trọng của thị trường Tài chính.

Trong tiến hóa của nhân loại, chúng ta đã biết đến các cuộc chiến tranh, tranh giành nguồn lợi … và hiện nay chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra là cuộc chiến tranh trong thị trường tài chính, đây sẽ là cuộc chiến trong lĩnh vực mới của nhân loại – Thị trường tài chính.

Thời đại công nghiệp 4.0, ranh giới ảnh hưởng của quốc gia được thể hiện trên sự dịch chuyển bởi các cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản Tài chính. Hy vọng một phần trong số đó có bạn.

Khi đã hiểu về thị trường tài chính, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu về thị trường Forex

Thị Trường (Market) Là Gì? Chức Năng Của Thị Trường

Khái niệm

Thị trường trong tiếng Anh được gọi là market.

Thị trường là một thuật ngữ đã xuất hiện từ rất lâu và chúng ta thường xuyên nhắc tới trong mọi khía cạnh của nền kinh tế.

Khái niệm thị trường rất đa dạng, mỗi quan điểm khác nhau, trường phái khác nhau có những cách tiếp cận khác nhau.

– Gegory Mankiw (2003) lại đưa ra một khái niệm khá đơn giản: ” Thị trường là tập hợp của một nhóm người bán và người mua một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định”.

– S.Pindyck và Rubinfeld (2005), khái niệm thị trường được hiểu theo nghĩa tương tự: ” Thị trường là tập hợp người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi”.

Có nhiều quan điểm khác nhau nhìn nhận về thị trường, căn cứ vào những quan điểm đó cũng như dựa trên thực tế chúng ta có thể thống nhất chung một khái niệm về thị trường như sau:

Thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó những người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.

Thị trường không nhất thiết phải là một địa điểm cụ thể và bị giới hạn trong một không gian cụ thể mà chính là những thỏa thuận giữa người mua và người bán. Nơi nào có sự thỏa thuận giữa người mua và người bán để mua bán hàng hóa, dịch vụ thì nơi đó có là thị trường.

Do đó, thị trường có thể là một quán cà phê, một chợ, một cuộc kí kết hợp đồng mua bán, chợ trái cây, tiệm cắt tóc, quán ăn, một số thị trường lại được vận hành thông qua các trung gian như thị trường chứng khoán, thị trường vô hình như thương mại điện tử (ebay.com)…

Hình thức của thị trường khác nhau nhưng các thị trường có cùng một chức năng kinh tế đó là điều tiết nền kinh tế: Xác lập mức giá và số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà tại đó người mua muốn mua và người bán muốn bán.

Giá cả và số lượng hàng hóa hay dịch vụ được mua bán trên thị trường thường song hành với nhau. Ứng với một mức giá nhất định, một số lượng hàng hóa nhất định sẽ được mua bán.

Trên thị trường tồn tại các qui luật kinh tế cơ bản như: qui luật cung cầu, qui luật giá trị, qui luật cạnh tranh, qui luật giá cả. Những qui luật này luôn tác động, hạn chế và thúc đẩy nhau tạo thành tập hợp các mối quan hệ hết sức phức tạp.

Diệu Nhi

Thị Trường Sơ Cấp Và Thị Trường Thứ Cấp

Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.

Vai trò của thị trường sơ cấp

Chứng khoán hóa nguồn vốn cần huy động, vốn của công ty được huy động qua việc phát hành chứng khoán.

Thực hiện quá trình chu chuyển tài chính trực tiếp đưa các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời trong dân chúng vào đầu tư, chuyển tiền sang dạng vốn dài hạn.

Đặc điểm của thị trường sơ cấp

Thị trường sơ cấp là thị trường không liên tục và là nơi duy nhất mà các chứng khoán đem lại vốn cho người phát hành.

Những người bán trên thị trường sơ cấp được xác định thường là Kho bạc Ngân hàng Nhà nước, công ty phát hành, tập đoàn bảo lãnh phát hành.

Giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp do tổ chức phát hành quyết định và thường được in ngay trên chứng khoán.

Thị trưởng thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.

Vai trò của thị trường thứ cấp

Cung cấp thị trường, tạo ra những điều kiện dễ dàng để bán những công cụ tài chính trên thị trường sơ cấp.

Thị trường thứ cấp xác định giá của mỗi chứng khoán mà công ty phát hành bán ở thị trường sơ cấp.

Đặc điểm thị trường thứ cấp

Trên thị trường thứ cấp, các khoản tiền thu được từ việc bán chứng khoán thuộc về các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khoán chứ không thuộc về nhà phát hành. Nói cách khác, các luồng vốn không chảy vào những người phát hành chứng khoán, mà chuyển vận giữa những người đầu tư chứng khoán trên thị trường. Thị trường thứ cấp là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính, gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp.

Giao dịch trên thị trường thứ cấp phản ánh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá chứng khoán trên thị trường thứ cấp do cung và cầu quyết định.

Thị trường thứ cấp là thị trường hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thể mua và bán các chứng khoán nhiều lần trên thị trường thứ cấp.

Như vậy, sự khác nhau cơ bản giữa thị trường thứ cấp và thị trường sơ cấp thể hiện ở chỗ: hoạt động của thị trường sơ cấp làm tăng thêm vốn cho toàn bộ nền kinh tế, còn hoạt động của thị trường thứ cấp chỉ thực hiện việc chuyển đổi quyền sở hữu chứng khoán đã phát hành, mà không làm tăng thêm vốn cho nền kinh tế.

Hai thị trường này có mối quan hệ mật thiết với nhau được ví như hai bánh xe của một chiếc xe, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề; còn thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì sẽ không có chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp, và ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp thì việc hoán chuyển các chứng khoán thành tiền sẽ rất khó khăn, và khiến cho người đầu tư sẽ dè dặt khi mua chứng khoán, làm thu hẹp thị trường sơ cấp, hạn chế việc huy động vốn của các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thị Trường Tài Chính Thứ Cấp (Secondary Financial Market) Là Gì? Chức Năng trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!