Bạn đang xem bài viết “Tất Tần Tật” Về Các Loại Đèn Cơ Bản Trên Xe Hơi được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đây là hệ thống đèn được đặt ở đầu xe làm nhiệm vụ chiếu sáng đường đi phía trước trong điều kiện trời tối, giúp người lái có thể quan sát được tình trạng giao thông, chướng ngại vật để xử lý. Đây là hệ thống đèn chiếu sáng có cả ở trên ô tô và xe máy.
Hệ thống đèn chiếu sáng này được chia làm hai phần, bao gồm đèn cốt (cos) làm nhiệm vụ chiếu sáng ở khoảng gần trước đầu xe và đèn pha (far) làm nhiệm vụ chiếu sáng ở khoảng cách xa hơn. Tuy nhiên, nhiều người lái, đặc biệt là người điều khiển xe máy, lại không phân biệt được khi nào nên dùng đèn cốt, khi nào nên dùng đèn pha.
Khi di chuyển trong phố vào buổi tối, người lái phải sử dụng đèn cốt làm đèn chiếu sáng liên tục để đảm bảo khả năng quan sát và không gây ảnh hưởng tới các phương tiện đi ngược chiều cũng như cùng chiều. Đèn pha chỉ sử dụng trong trường hợp không có phương tiện đi ngược chiều hoặc cùng chiều phía trước đầu xe. Người lái cũng có thể sử dụng thêm đèn pha để hỗ trợ quan sát xa hơn trên đường trường.
2. Đèn định vị ban ngày (Daytime Running Light)
Giờ đây, đèn định vị ban ngày đã trở thành một yêu cầu bắt buộc tại nhiều quốc gia trên thế giới bởi chức năng tăng khả năng nhận biết cho người điều khiển các phương tiện giao thông khác. Với các dòng xe máy, ô tô đời mới, đèn định vị ban ngày thường được áp dụng công nghệ LED để tăng tính thẩm mỹ cũng như khả năng nhận diện. Tuy nhiên, với một số xe đời cũ thì chỉ được trang bị đèn DRL dạng sợi đốt.
3. Đèn xi-nhan (signal)
Đèn xi-nhan trên các loại phương tiện đều được quy đình nằm lệch về hai bên thân xe và có màu sắc nhận biết là màu cam. Tác dụng của đèn này là để người lái xe báo hiệu hướng di chuyển của mình cho các phương tiện khác thông qua việc bật/tắt đèn xi-nhan theo hướng mà mình muốn đi tiếp.
Đối với một số dòng xe phân khối lớn và ô tô, đèn xi-nhan còn có nhiệm vụ làm đèn cảnh báo nguy hiểm (hazard light) khi đồng thời cùng bật/tắt liên tục thông qua nút bấm hình tam giác trên bảng điều khiển. Tại Việt Nam, nhiều người lái đã nhầm tưởng rằng khi muốn báo hiệu đi thẳng thì bật loại đèn này. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không đúng.
4. Đèn hậu
Đèn hậu phía sau đuôi xe được quy định sử dụng màu đỏ để cảnh báo cho các phương tiện lưu thông phía sau. Chức năng của đèn hậu khá đa dạng như vừa để tăng khả năng nhận biết cho các phương tiện đi phía sau, vừa làm nhiệm vụ sáng lên để cảnh báo mỗi khi người lái đạp phanh. Ở các dòng xe cao cấp, lực phanh càng mạnh thì đèn hậu càng sáng khiến người phía sau có thể nhận biết được tính khẩn cấp của việc giảm tốc độ. Chính vì thế, đèn hậu khá quan trọng, giúp giảm thiểu được các va chạm từ phía sau.
Ngoài ra, cụm đèn hậu còn được tích hợp một đèn màu trắng làm đèn cảnh báo xe lùi khi người lái chuyển về số R. Đây cũng là dấu hiệu để các lái xe phía sau biết rằng xe phía trước đang ở số lùi và có sự chuẩn bị để tránh làm vướng đường hoặc va chạm.
5. Đèn sương mù
Đèn sương mù làm nhiệm vụ tăng khả năng nhận biết cho các phương tiện phía trước và phía sau trong điều kiện trời nhiều sương hoặc bụi làm giảm khả năng quan sát của người lái. Đèn sương mù thường được trang bị ánh sáng vàng để tạo đặc trưng nhận diện. Vị trí đèn sương mù thường đặt thấp phía dưới trước đầu xe để tránh làm chói mắt người lái chạy đối diện.
Cập nhật thông tin chi tiết về “Tất Tần Tật” Về Các Loại Đèn Cơ Bản Trên Xe Hơi trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!