Xu Hướng 6/2023 # Tập Trung Cải Thiện, Nâng Cao Chỉ Số Hiệu Quả Quản Trị Và Hành Chính Công Tỉnh Thái Nguyên Năm 2022 # Top 11 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tập Trung Cải Thiện, Nâng Cao Chỉ Số Hiệu Quả Quản Trị Và Hành Chính Công Tỉnh Thái Nguyên Năm 2022 # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Tập Trung Cải Thiện, Nâng Cao Chỉ Số Hiệu Quả Quản Trị Và Hành Chính Công Tỉnh Thái Nguyên Năm 2022 được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (gọi tắt theo tên tiếng Anh là PAPI) là bộ chỉ số đo lường, đánh giá tính hiệu quả về quản trị và hệ thống hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam dựa vào cảm nhận, trải nghiệm của người dân về sự hài lòng đối với các dịch vụ công của các cơ quan hành chính Nhà nước. Kết quả Chỉ số PAPI là nguồn dữ liệu giúp các cấp chính quyền địa phương có những căn cứ điều chỉnh, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính để phục vụ người dân tốt hơn.

       Những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp cải thiện Chỉ số PAPI, đánh dấu bước đột phá trong việc quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo về nâng cao mức độ hài lòng của người dân, cải thiện hiệu quả quản trị và

hành chính công. Kết quả

khảo sát năm 2019,

Chỉ số PAPI của

Thái Nguyên đạt 43,20 điểm, giảm 2,48 điểm so với năm 2018, nằm trong nhóm trung bình thấp. Trong 8 chỉ số nội dung được đánh giá, tỉnh Thái Nguyên có chỉ số nội dung công khai, minh bạch trong

việc ra quyết định ở địa phương, trách nhiệm giải trình với người dân được xếp vào tốp 10 tỉnh, thành có điểm số cao nhất.

và hành chính công tỉnh Thái Nguyên năm 2019 (Ngày 17/6/2020)

      Hướng tới

xây dựng hệ thống các cơ

quan hành chính Nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phục vụ tổ chức và công dân tốt hơn, Thái Nguyên quyết tâm và tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đểcải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI của tỉnh trong năm 2020 và những năm tiếp theo. Chú trọng khắc phục những chỉ số nội dung thuộc nhóm có điểm số thấp; tiếp tục duy trì chỉ số nội dung thuộc nhóm có điểm số cao.

      Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Pháp lệnh

số 

34/2007/PL-UBTVQH11

, ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

các nội dung, vấn đề mà người dân có quyền được biết, được bàn, được tham gia thực hiện hoặc kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Chủ động tổ chức thực hiện tuyên truyền đến thôn, xóm, tổ dân phố, cụm dân cư, đến từng người dân; đ

ồng thời, triển khai thực hiện nghiêm túc và tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân tham gia thực hiện theo quy định.

      Đẩy mạnh việc công khai minh bạch, đầy đủ, kịp thời các thông tin, số liệu thuộc phạm vi quản lý dưới nhiều hình thức để người dân thuận lợi trong việc tra cứu và sử dụng thông tin theo quy định; công khai số điện thoại, hộp thư điện tử của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương; thường xuyên tổ chức các cuộc gặp tiếp xúc, đối thoại với nhân dân để lấy ý kiến tham gia vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, địa phương.

      Thực hiện tốt công tác dân vận chính quyền, trách nhiệm giải trình với người dân; làm tốt công tác tiếp công dân, tập trung giải quyết có hiệu quả những vướng mắc, khiếu nại, tố cáo của người dân; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức và người dân trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội trong việc rà soát, tìm biện pháp tăng cường hiệu quả của những thiết chế đảm bảo trách nhiệm giải trình của chính quyền với người dân.

      Thực hiện có hiệu quả việc giải quyết thủ tục hành chính ở các cơ quan hành chính Nhà nước; tập trung rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính và kịp thời cập nhật, công bố, công khai đầy đủ các quy định về thủ tục hành chính. Chấp hành nghiêm các quy định về tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa các cấp theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; công khai quy trình, thời gian thực hiện, minh bạch phí, lệ phí, công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Đặc biệt chú trọng ứng dụng công ng

hệ thông tin

 trong cải cách thủ tục hành chính; tăng số lượng các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3, mức độ 4.

      Nâng cao chất lượng các dịch vụ công ích thiết yếu cấp cơ sở như:

dịch vụ khám, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện trực thuộc tỉnh;

giáo dục tiểu học công lập; cải thiện kết cấu hạ tầng căn bản đáp ứng yêu cầu cuộc sống của người dân (điện lưới, nước sạch, giao thông, quản lý rác thải…); giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm… Nghiêm túc quản trị môi trường; triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường sống của người dân hướng tới phát triển bền vững.

      Nỗ lực hơn nữa trong quản trị điện tử,

tiếp tục nâng cấp chất lượng cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận thông tin, nộp hồ sơ trực tuyến, đảm bảo hiệu quả, chất lượng.

Lớp tập huấn Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh Thái Nguyên năm 2020

(từ ngày 09 – 11/7/2020) được tổ chức t

ại UBND thị xã Phổ Yên

      Để

thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm

cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI tỉnh Thái Nguyên trong năm 2020 và những năm tiếp theo, đòi hỏi cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo các đơn vị, địa phương trong tỉnh

cần đẩy mạnh tập trung chỉ đạo toàn diện và thực hiện đồng bộ với các nhiệm vụ

cải cách hành chính

. Q

uá trình triển khai phải kết hợp chặt chẽ giữa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của từng lĩnh vực, địa phương. Đồng thời,

p

hát huy sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân vào quá trình xây dựng, thực thi và giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật; thực hiện tốtcông tác cải cách hành chính của tỉnh Thái Nguyên; n

âng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước và cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

Hoàng Nhung

Nhiệm Vụ, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Và Hành Chính Công Tỉnh An Giang

Ngày đăng: 16/04/2020 02:24

Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình hành động về nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh An Giang đến năm 2020, ngày 10/4/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 179/KH-UBND thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả Chỉ số quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tỉnh năm 2020.

Mục tiêu tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện cả 8 nội dung đánh giá của Chỉ số PAPI. Trong đó, đặc biệt quan tâm cải thiện các nội dung tỉnh An Giang có điểm số thuộc nhóm các tỉnh, thành phố đạt điểm thấp nhất và điểm trung bình thấp (Trách nhiệm giải trình với người dân; tham gia của người dân ở cấp cơ sở và Quản trị điện tử); đồng thời giữ vững và phát huy các nội dung tỉnh An Giang có điểm số thuộc nhóm các tỉnh, thành đạt điểm cao nhất (Cung ứng dịch vụ công; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công và Quản trị môi trường).

Cụ thể, đó là tăng cường sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở vào đời sống chính trị, xã hội thông qua tuyên truyền ý nghĩa, nội dung Chỉ số PAPI, Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn đến với cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức, xử lý và tham mưu xử lý theo thẩm quyền.

Thực hiện công khai, minh bạch báo cáo thu, chi ngân sách cấp xã; thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và khung giá đất ở nơi cư trú; bảng giá đất hàng năm, mức giá đền bù, số hộ, diện tích đất, loại đất bị thu hồi, tài sản, cây trồng cùng với mức giá đền bù; kế hoạch đầu tư của các dự án trên địa bàn và kết quả xử lý các vụ việc qua giám sát ở khu dân cư. Thực hiện đúng quy định, đúng đối tượng xét chọn hộ nghèo. Công bố, công khai các thông tin hữu ích, đáng tin cậy cho người dân tại địa phương.

Đẩy mạnh kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, tăng cường công tác thanh tra, tập trung vào các lĩnh vực có nhiều dư luận về tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đánh giá công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà, tham nhũng và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Bảo vệ và tạo điều kiện cho người dân thực hiện việc tố cáo hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật. Công khai báo cáo kết quả phòng, chống tham nhũng hàng năm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, địa phương trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Hạn chế tình trạng giải quyết thủ tục hành chính trễ hạn do lỗi từ cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị.

Nâng cao cung ứng dịch vụ công trong dịch vụ khám chữa bệnh cho người dân, nhất là dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi; Thực hiện đổi mới chính sách bảo hiểm y tế; thực hiện đổi mới cơ chế, chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực y tế; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp học, trang thiết bị dạy học cho các trường; Tạo điều kiện để tất cả hộ gia đình ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa đều có điện lưới và nước sạch để sinh hoạt; Cải tạo, sửa chửa, nâng cấp lộ giao thông nông thôn.

Tăng cường an ninh, trật tự, an toàn xã hội, chủ động nắm thông tin, dự báo tình hình để có biện pháp giải quyết, phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý có hiệu quả với các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa xã hội; tập trung xây dựng, phát triển phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Thực hiện quản trị môi trường, phổ biến và công bố rộng rãi hiện trạng chất lượng môi trường; Kịp thời cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm môi trường đến địa phương và người dân; Triển khai các giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực thành thị và nông thôn.

Nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc, công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ được giao nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Lồng ghép từ Đề án An Giang điện tử thông suốt, phổ biến trên môi trường mạng, nhất là khu vực nông thôn, ứng dụng truy cập được trên máy vi tính và trên điện thoại thông minh (smart phone).

Sở Nội vụ là cơ quan theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện, tổng hợp tình hình thực hiện các nội dung của Kế hoạch PAPI năm 2020, đề ra giải pháp nâng cao chỉ số PAPI của tỉnh hàng năm./.

Theo: angiang.gov.vn

Giải Pháp Nâng Cao Thứ Hạng Chỉ Số Cải Cách Hành Chính Năm 2022

Nội dung về “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức” – chỉ số đạt điểm cao nhất trong 5 năm qua. Ảnh: Quốc Hùng

Năm 2018, chỉ số CCHC tỉnh Bến Tre có sự hồi phục, đạt 73,49%, được xếp vào nhóm C (các tỉnh có chỉ số từ 70 đến dưới 75%). Kết quả trên là do tỉnh đã thực hiện các giải pháp nâng cao các chỉ số CCHC (Bản Cam kết giữa lãnh đạo sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện với Chủ tịch UBND tỉnh).

Mặc dù tăng 7 bậc so với năm 2017 (từ hạng 62/63 lên 55/63), nhưng vẫn còn nhiều lĩnh vực, tiêu chí, tiêu chí thành phần còn bị giảm điểm so với năm 2017 hoặc bị Hội đồng thẩm định trừ điểm.

Cụ thể, việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ chưa đảm bảo về về thời gian theo quy định (báo cáo CCHC năm trễ hạn 1 ngày); kế hoạch CCHC, kế hoạch tuyên truyền CCHC chưa cụ thể. Các đơn vị được kiểm tra công tác CCHC có ban hành kế hoạch khắc phục theo đúng yêu cầu của đoàn kiểm tra, tuy nhiên các kế hoạch đều không nêu rõ thời gian hoàn thành, không có các văn bản chứng minh các vấn đề đã được xử lý. Tỉnh có 4 sáng kiến CCHC nhưng không đáp ứng yêu cầu của hội đồng thẩm định. Việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: tỉnh có 4 nhiệm vụ hoàn thành muộn so với thời hạn được giao.

Các đơn vị được kiểm tra việc xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật không có kế hoạch và báo cáo kết quả khắc phục các hạn chế theo kết quả kiểm tra.

Trên lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính (TTHC): UBND tỉnh ban hành Quyết định số 27/2018/QĐ-UBND ngày 5-6-2018 về việc quản lý, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển dừa giống trên địa bàn tỉnh có quy định thủ tục “Công nhận cây dừa mẹ” dẫn đến tỉnh bị trừ điểm nhiều nội dung. Vẫn còn trường hợp các huyện niêm yết chưa đầy đủ, kịp thời TTHC đúng theo quy định. Việc công khai tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC trên cổng thông tin điện tử hoặc Cổng dịch vụ công của tỉnh: các sở, ngành, huyện, xã đều công khai rất ít hồ sơ đã tiếp nhận và giải quyết năm 2018; vẫn còn một số TTHC chưa thực hiện tại bộ phận một cửa.

Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: Tỉnh vẫn còn tình trạng lãnh đạo nhiều hơn chuyên viên ở các cơ quan, đơn vị. Việc kiểm tra về quản lý, sử dụng, tuyển dụng công chức, viên chức và kiểm tra về công tác nội vụ được thực hiện đầy đủ; tuy nhiên, các đơn vị được kiểm tra không xây dựng kế hoạch khắc phục các hạn chế và báo cáo khắc phục các hạn chế về Sở Nội vụ để theo dõi, báo cáo Bộ Nội vụ.

Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: Năm 2018 điểm số tăng mạnh đạt 11,16/13,5 (đạt 82,73% tỷ lệ cao nhất trong 5 năm qua), lần đầu tiên được xếp vào nhóm A. Được Bộ Nội vụ đánh giá là đơn vị có bước tiến ấn tượng nhất trên bảng xếp hạng của 63 tỉnh thành. Tuy nhiên, vẫn còn các nội dung tỉnh cần phải tiếp tục cố gắng thực hiện trong thời gian tới như: Chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức: vẫn còn xảy ra các trường hợp bị xử lý kỷ luật; cán bộ cấp xã chưa đạt chuẩn 100%.

Về cải cách tài chính công: Chưa ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng theo quy định tại Nghị định số 152/2017/NĐ-CP. Trong năm 2018, không có đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên tăng thêm. Chưa có văn bản chứng minh tỷ lệ giảm chi trực tiếp ngân sách cho đơn vị sự nghiệp so với năm 2015.

Về hiện đại hóa hành chính: Việc triển khai kiến trúc chính quyền điện tử ở tỉnh chưa được hội đồng thẩm định chỉ số CCHC công nhận. Hội đồng thẩm định cũng chưa đồng ý với tài liệu để kiểm chứng chức năng, tính năng kỹ thuật của Cổng dịch vụ công. Tỷ lệ TTHC cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 có phát sinh hồ sơ trong năm của tỉnh vẫn chưa đạt yêu cầu; hiện ở tỉnh vẫn chưa có TTHC xử lý trực tuyến mức độ 4. Việc duy trì, cải tiến ISO 9001 theo quy định, các cơ quan, đơn vị thực hiện đầy đủ.

Về tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh: Nguyên nhân bị trừ điểm là do tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới trong năm ở tỉnh còn thấp. Năm 2018, tỷ lệ doanh nghiệp tăng thêm dưới 10%. Thực hiện thu ngân sách hàng năm của tỉnh theo kế hoạch được Chính phủ giao năm 2018 chỉ vượt 3,78 % dự toán của Bộ Tài chính giao, trường hợp vượt chỉ tiêu từ 5% trở lên sẽ được đánh giá là 1,5 điểm. Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh (SIPAS) chỉ đạt 10,44/12 điểm (năm 2017: 12/12 điểm).

Giải pháp nâng cao thứ hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2019

Theo Báo cáo số 984/BC-SNV ngày 4-6-2019 của Sở Nội vụ, để cải thiện và nâng cao điểm số cũng như thứ hạng của Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2019 và những năm tiếp theo, thì các ngành, các cấp cần tập trung một số giải pháp cụ thể như sau:

Xây dựng kế hoạch CCHC hàng năm đầy đủ, cụ thể các nội dung theo kế hoạch của UBND tỉnh. Kế hoạch kiểm tra CCHC đối với đơn vị trực thuộc đảm bảo tỷ lệ theo quy định; sau kiểm tra có thông báo kết quả và báo cáo việc khắc phục những vấn đề còn hạn chế.

Sở Nội vụ chủ trì phối hợp cùng các sở: Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ và Văn phòng UBND tỉnh thực hiện nghiêm các nội dung về CCHC được phân công theo dõi, khắc phục các hạn chế mà Bộ Nội vụ đã chỉ ra trong Báo cáo Chỉ số CCHC năm 2018.

Thực hiện các báo cáo chuyên đề, định kỳ về CCHC; theo dõi thi hành pháp luật; rà soát văn bản quy phạm pháp luật; kết quả ứng dụng công nghệ thông tin về Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo về trên.

Văn phòng UBND tỉnh có giải pháp quản lý việc ban hành thủ tục hành chính (TTHC) đảm bảo đúng thẩm quyền, đồng thời kiểm soát tốt công tác công bố, công khai TTHC của tỉnh trên cơ sở dữ liệu quốc gia, cổng thông tin điện tử, kiểm tra, giám sát việc công khai tiến độ, giải quyết hồ sơ TTHC trên cổng thông tin điện tử hoặc cổng dịch vụ công của tỉnh. Sở Nội vụ phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh kiểm tra, giám sát, đảm bảo 100% TTHC được thực hiện tại bộ phận một cửa.

Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện đầy đủ việc công bố, công khai TTHC theo quy định, công khai tiến độ, kết quả giải quyết TTHC trên cổng dịch vụ công. UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả đầy đủ tại bộ phận một cửa.

Xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiêm túc chương trình hành động của Tỉnh ủy, kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW. Sắp xếp lại cơ cấu, số lượng lãnh đạo cấp phòng theo hướng dẫn của bộ chỉ số. Các đơn vị được kiểm tra về quản lý, tuyển dụng, sử dụng công chức phải xây dựng đầy đủ kế hoạch khắc phục các hạn chế, báo cáo kết quả khắc phục về Sở Nội vụ. Thực hiện nghiêm quy chế làm việc của UBND tỉnh; đề xuất nội dung phân cấp hoặc điều chỉnh việc phân cấp để đảm bảo tính hợp lý, góp phần cải thiện điểm điều tra xã hội học.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và đảm bảo việc thực hiện theo kế hoạch. Chấn chỉnh việc tuyển dụng và quản lý, sử dụng CC, VC. Bố trí, sử dụng, phân loại, đánh giá CC, VC theo vị trí việc làm, khung năng lực và kết quả hoàn thành nhiệm vụ. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho CB, CC, VC. UBND các huyện, thành phố: Rà soát CB, CC cấp xã chưa đạt chuẩn theo quy định và có giải pháp giải quyết (đào tạo, nghỉ theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20-11-2014 về chính sách tinh giản biên chế…).

Tiếp tục thực hiện có kết quả Chương trình “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp” nhằm nâng tỷ lệ thành lập doanh nghiệp hàng năm trên 10%. Tiếp tục thực hiện tốt việc thu ngân sách hàng năm của tỉnh theo kế hoạch của Chính phủ giao, phấn đấu vượt chỉ tiêu từ 2 – 5%; các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc thực hiện các giải pháp theo bản cam kết giữa lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và địa phương với Chủ tịch UBND tỉnh, nhằm nâng cao chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức.

Đăng Phong

Long An: Nhiều Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Cải Cách Hành Chính

Ngày đăng: 21/06/2019 10:50

Bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính

Điểm nổi bật của công tác CCHC trong năm qua là 100% cơ quan hành chính từ cấp tỉnh đến xã thực hiện khá tốt việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các cấp ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với UBND cấp xã.

Long An lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp là thước đo sự thành công của cải cách hành chính.

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Trung tâm Hành chính công cấp huyện hoạt động ổn định, góp phần tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết TTHC. Năm 2018, toàn tỉnh tiếp nhận 703.938 hồ sơ (HS), giải quyết 683.241 HS, trong đó giải quyết đúng hạn 654.074 HS, đạt 95,73%.

Theo Giám đốc Sở Nội vụ – Nguyễn Văn Bon, nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác CCHC, năm qua, tỉnh ban hành nhiều văn bản quan trọng chỉ đạo, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; kiểm soát TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, giám sát quá trình giải quyết TTHC đối với người dân, doanh nghiệp; kiểm tra, công khai kết quả, chấn chỉnh, xử lý những cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ,… Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hồ sơ trễ hạn, nâng cao chỉ số CCHC (PAR Index: Hạng 7), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI: Hạng 3).

Thạnh Hóa dẫn đầu khu vực Đồng Tháp Mười và đứng hạng 2 của tỉnh về chỉ số CCHC cấp huyện trong năm 2018 với số điểm 81,99. Bí thư Huyện ủy Thạnh Hóa – Đào Quang Nghiệp cho rằng, đạt kết quả này, từng thành viên trong Ban Chỉ đạo CCHC huyện cùng các cơ quan, địa phương trên địa bàn có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả vào thực tế, tạo sự chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ CCHC. Năm 2018, huyện tiếp nhận 21.814 HS, giải quyết 21.240 HS, trong đó, giải quyết đúng hạn 20.716 HS, chiếm 97,53%.

“Chúng tôi khá hài lòng đối với thái độ phục vụ của cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa. Mọi TTHC đều được giải quyết nhanh, hiệu quả, rút ngắn tối thiểu 20% thời gian so với trước đây” – ông Nguyễn Văn Chòi, ngụ ấp 2, xã Tân Tây, bày tỏ.

Chỉ số CCHC (gọi tắt là chỉ số PAR Index) là công cụ quan trọng đánh giá kết quả thực hiện công tác CCHC của các bộ, ngành, địa phương. Năm 2012, chỉ số PAR Index bắt đầu được triển khai, thực hiện, Long An sớm tìm ra những giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao điểm số và xếp hạng của mình so các địa phương trong cả nước. Nếu như năm 2013, Long An đứng hạng 50/63 tỉnh, thành (73,36 điểm) thì năm 2018 đứng hạng 7/63 tỉnh, thành về chỉ số CCHC.

“Tỉnh đặc biệt chú trọng đến công tác điều hành, cải tiến phương pháp làm việc, sâu sát, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp và người dân, xóa bỏ dần những rào cản về thủ tục và thái độ gây cản trở, nhũng nhiễu, phiền hà,… Từ đó, từng bước gắn kết chính quyền với người dân, xây dựng chính quyền kiến tạo, phục vụ, góp phần đẩy nhanh tiến độ phát triển KT-XH tại địa phương” – ông Nguyễn Văn Bon chia sẻ.

Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các cấp ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.

Quyết tâm nâng hạng chỉ số cải cách hành chính

Dẫu có bước chuyển mình vượt bậc lên đứng hạng 3 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về chỉ số CCHC (sau Đồng Tháp, Cần Thơ), tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh, chỉ số này chưa thật sự ổn định, bền vững.

Để quyết tâm nâng hạng chỉ số CCHC vào năm 2019, tỉnh đề ra nhiều biện pháp quyết liệt, nhất là tập trung tăng cường vai trò cấp ủy, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, thực hiện CCHC; đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra công vụ, giám sát, công bố kết quả giải quyết TTHC, đôn đốc, nhắc nhở, xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm đạo đức công vụ, không chấp hành hoặc chấp hành chưa nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, vi phạm nội quy, quy chế ở cơ quan, đơn vị, địa phương.

Bên cạnh đó, tỉnh tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về CCHC; thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết; đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, gắn với nhận và trả kết quả TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh – Trần Văn Cần, hướng đến xây dựng một nền hành chính kiến tạo, phát triển, trước hết Long An cần hoàn thiện nền hành chính trong sạch, minh bạch, thông suốt, chuyên nghiệp, hiện đại; bộ máy hành chính tinh gọn, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức;… Đặc biệt, lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp là thước đo sự thành công của CCHC, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới./.

Quí I/2019, UBND tỉnh ban hành 8 quyết định công bố thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của 7 sở, ngành; cập nhật kịp thời, đầy đủ dữ liệu TTHC mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ vào Cơ sở dữ liệu Quốc gia về TTHC theo quy định. Đồng thời, UBND tỉnh cập nhật, chỉnh sửa bộ TTHC các đơn vị để đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, kịp thời đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của các tổ chức, cá nhân. Hiện tại, trên Cổng thông tin điện tử tỉnh niêm yết công khai, đầy đủ đúng quy định 1.809 TTHC, trong đó thuộc thẩm quyền giải quyết của sở, ngành là 1.400 TTHC, cấp huyện là 273 TTHC và cấp xã là 136 TTHC.

Thực hiện Đề án của Tỉnh ủy, Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Long An theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), hiện nay, tỉnh đã hoàn thành việc sắp xếp bộ máy bên trong các sở, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, các đơn vị sự nghiệp công lập theo nội dung và lộ trình của đề án. Sau khi sắp xếp, tổ chức bộ máy bên trong các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, toàn tỉnh giảm được 95 đơn vị trực thuộc, 49 cấp trưởng, 35 cấp phó và 40 biên chế. Đối với các đơn vị sự nghiệp, toàn tỉnh giảm được 192 đầu mối, trong đó, cấp tỉnh giảm 114 đơn vị, 128 cấp trưởng, 47 cấp phó; đồng thời, các cơ quan, đơn vị đã ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức sau khi sắp xếp.

Theo: longan.gov.vn

Cập nhật thông tin chi tiết về Tập Trung Cải Thiện, Nâng Cao Chỉ Số Hiệu Quả Quản Trị Và Hành Chính Công Tỉnh Thái Nguyên Năm 2022 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!