Xu Hướng 12/2023 # Tập Sau Mổ Đứt Gân Achilles (Gân Gót) # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tập Sau Mổ Đứt Gân Achilles (Gân Gót) được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Gân Achilles là gân lớn nhất trong cơ thể, dù điều trị bảo tồn hay phẫu thuật nối gân thì tập luyện rất quan trọng để thúc đẩy quá trình liền, bảo tồn chức năng khớp cổ chân và đặc biệt là không ”bị đứt lại”

Các nguy cơ sau mổ nối gân, ghép gân:

Đứt lại (3-6%): thường do tập sai, đi tì lực quá sớm sau phẫu thuật

Nhiễm trùng vết mổ <1%, nếu xảy ra thường ngày thứ 5-7 sau mổ với biểu hiện vết mổ đau, đỏ, chảy dịch đục…

Huyết khối tĩnh mạch chi dưới <1%, thường xảy ra ngày thứ 3 đến 2 tuần sau mổ, biểu hiện chân mổ sưng, nặng

Huyết khối động mạch phổi < 0.2%, biểu hiện đau ngực khó thở và có thể dẫn tới tử vong

Rối loạn cảm giác da xung quanh vết mổ: do tổn thương nhánh thần kinh cảm giác trong mổ, thường hồi phục từ từ, mức độ hồi phục tùy thuộc vào từng bệnh nhân

Nguy cơ chậm liền vết thương: do da căng, giảm tưới máu, nhiễm trùng…

Bạn cần dụng cụ gì

Giày cổ bàn chân chuyên biệt cho gân gót, có độn đế (quan trọng nhất, khó mua nhất ở việt nam). 

Nạng nách 

Các dây cau su để tập kháng trở (giai đoạn muộn)

GIAI ĐOẠN 1: 2 TUẦN ĐẦU SAU MỔ

Mục tiêu

Kiểm soát sưng và viêm vết mổ

Thích nghi dần sinh hoạt hàng ngày với chân phẫu thuật

Chú ý

Nẹp: Đeo nẹp liên tục ở thư thế trùng gân Achilles

Chưa được đì tì lực (cần đi nạng)

Nâng cao chân: vào thời điểm tối đi ngủ

Bài tập

Bài tập tuần hoàn: cử động các ngón chân

Bài tập lấy lại tầm vận động khớp lân cận: khớp gối

Khớp háng

Bài tập sức mạnh: Tập sức mạnh cơ tứ đầu đùi, cơ gốc đùi, cơ phía ngoài đùi (nhị đầu)

Tập như thế nào: mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 15-30 phút, để sang giai đoạn tiếp thì phải được phép của phẫu thuật viên

GIAI ĐOẠN 2: TUẦN THỨ 2-6 SAU MỔ

Mục tiêu

Giảm sưng hoàn toàn, tiếp tục duy trì chức năng khớp háng và gối

Tập đi nạng tì lực dần khi đeo giày nâng gót (CAM boot): Tuần thứ 2-4 độn gót cao 4-6cm, tuần thứ 4-6 độn gót 2-4cm

Gấp dần bàn chân về phía mu tới khi bàn chân vuông góc với cẳng chân

Chú ý

Nâng cao chân khi ngủ để giảm sưng nề

Bài tập

Bài tập các động tác gấp, duỗi, nghiêng khớp cổ chân

Bài tập sức mạnh: giống như giai đoạn trước, tập thêm bài tập kháng trở như hình

Bài tập khác: Bài tập sức mạnh cơ trung tâm (Core stability) và bài tập giãn cơ

Tập như thế nào: mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 15-30 phút, để sang giai đoạn tiếp thì phải được phép của phẫu thuật viên

GIAI ĐOẠN 3: TUẦN THỨ 8-16 SAU MỔ

Mục tiêu

Đi tì hoàn toàn trọng lực khi đi giày hỗ trợ cổ bàn chân (waker boot), từ từ tiến tới bỏ giày. Sau tuần thứ 8 bỏ nâng gót chân, sau tuần thứ 12 bỏ giày

Tập dần bỏ nạng, nhưng nếu thấy đi lại khó khăn thì quay lại dùng nạng

Dần dần gấp bàn chân về phía mu chân

Tập sức mạnh cơ bụng chân

Bài tập

Bài tập sức mạnh của khớp cổ chân

Bài tập sức mạnh cơ bụng chân

Bài tập cảm nhận thăng bằng (áp dụng người trẻ, nhu cầu chơi thể thao từ tuần thứ 8-12)

Bài viết mang tính chất tham khảo nên không tự chẩn đoán bệnh. Hãy đến gặp Bác sĩ để khám và tư vấn đầy đủ. Liên hệ

Bs Cường 0935565678, Ths Dũng: 0827384726

Đứt Gân Gót Chân (Gân Achilles)

Tổng quan

Đứt kín gân gót (gân Achilles) là một chấn thương ảnh hưởng đến mặt sau cẳng chân. Nó xảy ra chủ yếu ở những người chơi các môn thể thao giải trí, nhưng nó có thể xảy ra với bất cứ ai.

Gân gót là một bó sợi cứng chắc kết nối các cơ ở phía sau bắp chân với xương gót chân. Nếu bạn căng gân gót quá mức, nó có thể rách (đứt) hoàn toàn hoặc chỉ một phần.

Khi gân gót bị đứt, bạn có thể nghe thấy một tiếng bốp, sau đó là một cơn đau nhói ngay lập tức ở phía sau mắt cá chân và cẳng chân, ảnh hưởng đến khả năng đi lại của bạn. Phẫu thuật thường được chỉ định để điều trị, tuy nhiên việc điều trị không phẫu thuật cũng mang lại kết quả tích cực đối với một số bệnh nhân.

Triệu chứng

Mặc dù có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khi bị đứt gân gót, nhưng hầu hết trường hợp đều sẽ có:

Cảm giác bị đá vào bắp chân

Đau, có thể đau dữ dội và sưng gần gót chân

Không có khả năng gập bàn chân xuống (gập lòng) hoặc “đẩy” chân bị thương khi đi bộ

Không có khả năng đứng trên ngón chân (đứng nhón gót) của chân bị thương

Có âm thanh đứt gãy khi xảy ra chấn thương.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tìm gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nghe thấy tiếng bốp ở gót chân, đặc biệt là nếu bạn không thể đi bộ bình thường sau đó.

Nguyên nhân

Gân gót giúp bạn dồn lực xuống bàn chân, nhón gót chân và tạo lực đẩy cho bàn chân khi bạn bước đi. Bạn dựa vào nó hầu như mỗi khi đi bộ và di chuyển bàn chân.

Vị trí đứt gân gót thường nằm cách khoảng 6cm so với điểm bám tận của nó vào xương gót. Phần này có thể dễ bị đứt vì lưu lượng máu nuôi thấp và cũng có thể làm giảm khả năng lành gân.

Chấn thương đứt gân gót thường do sự gia tăng áp lực đột ngột lên nó gây ra. Ví dụ phổ biến gồm:

Hoạt động thể thao quá mức, đặc biệt là các môn thể thao phải bật nhảy

Ngã từ trên cao

Bước hụt chân vào hố

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đứt gân gót bao gồm:

Tuổi tác. Nhóm tuổi thường bị đứt gân gót nhất là 30-40.

Giới tính. Đứt gân Achilles có khả năng xảy ra ở nam giới cao gấp năm lần so với nữ giới.

Một số loại kháng sinh. Kháng sinh Fluoroquinolone như ciprofloxacin (Cipro) hoặc levofloxacin (Levaquin) làm tăng nguy cơ đứt gân Achilles.

Béo phì. Trọng lượng dư thừa gây nhiều áp lực lên trên gân.

Phòng ngừa Bài tập kéo giãn bắp chân

Gân gót kết nối các cơ mặt sau cẳng chân tới xương gót. Bài tập kéo giãn bắp chân có thể ngăn ngừa chấn thương đứt gót chân. Thực hiện các bước sau để kéo giãn cơ:

Đứng cách một đoạn bằng chiều dài cánh tay, đối diện một bức tường hoặc thiết bị thể dục. Đặt lòng bàn tay của bạn dựa vào tường hoặc giữ trên thiết bị.

Bước một chân lùi lại, giữ đầu gối thẳng và gót chân nằm thẳng trên sàn.

Từ từ gấp khuỷu tay và đầu gối phía trước, di chuyển hông về phía trước cho đến khi bạn thấy căng ở bắp chân.

Giữ vị trí này trong 30-60 giây.

Đổi chân và lặp lại với chân khác của bạn.

Để giảm nguy cơ chấn thương gân gót, hãy làm theo các mẹo sau:

Kéo giãn và tăng cường cơ bắp chân. Kéo căng bắp chân cho đến khi bạn cảm thấy một lực kéo đáng chú ý nhưng không đau. Đừng nhảy khi đang căng cơ. Các bài tập tăng cường bắp chân cũng có thể giúp cơ và gân chịu được lực mạnh hơn và ngăn ngừa chấn thương.

Thay đổi bài tập của bạn. Thay thế các môn thể thao tác động lên gân gót cao, chẳng hạn như chạy bộ, bằng các môn thể thao tác động thấp, chẳng hạn như đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội. Tránh các hoạt động gây căng quá mức lên gân gót, chẳng hạn như các hoạt động chạy và nhảy.

Chọn bề mặt chạy và trang phục cẩn thận. Tránh hoặc hạn chế chạy trên bề mặt cứng hoặc trơn. Mặc quần áo đúng cách để tập luyện trong thời tiết lạnh và mang giày thể thao vừa vặn với đệm phù hợp ở gót chân.

Tăng cường độ tập luyện từ từ. Chấn thương gân gót thường xảy ra sau khi tăng đột ngột cường độ luyện tập. Tăng khoảng cách, thời lượng và tần suất luyện tập của bạn không quá 10% mỗi tuần.

Chẩn đoán

Trong khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ kiểm tra cẳng chân của bạn xem có đau và sưng không. Bác sĩ có thể nhìn và sờ thấy khoảng trống giữa đoạn gân của bạn nếu nó bị đứt hoàn toàn.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn quỳ trên ghế hoặc nằm sấp với cổ và bàn chân treo ở cuối bàn khám. Bác sĩ có thể bóp cơ bắp chân để xem bàn chân của bạn có tự động gập không, nếu không có lẽ bạn đã bị đứt gân gót (nghiệm pháp Thompson).

Nếu nghi ngờ có tổn thương gân gót của bạn – cho dù nó bị đứt hoàn toàn hay chỉ một phần – bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm hoặc chụp MRI.

Điều trị

Điều trị đứt gân gót thường phụ thuộc vào tuổi tác, mức độ hoạt động và mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Nhìn chung, những người trẻ tuổi và năng động hơn, đặc biệt là các vận động viên, có xu hướng chọn phẫu thuật để sửa chữa gân gót bị đứt hoàn toàn, trong khi những người lớn tuổi có nhiều khả năng lựa chọn điều trị không phẫu thuật.

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã cho thấy hiệu quả tương đương của cả điều trị phẫu thuật và không phẫu thuật.

Điều trị không phẫu thuật

Cách tiếp cận này thường bao gồm:

Giúp gân giảm hoạt động bằng cách sử dụng nạng

Chườm đá vào vùng bị chấn thương

Dùng thuốc giảm đau không cần kê đơn

Bất động cổ chân trong vài tuần đầu tiên, thường sẽ được bó bột với bàn chân gập lòng.

Phẫu thuật

Thủ thuật này thường bao gồm việc rạch ở phía sau cẳng chân và khâu các gân bị rách lại với nhau. Tùy thuộc vào tình trạng của mô bị rách, việc sửa chữa có thể được tăng cường bằng các gân khác hoặc từ phần khác của chính gân gót bị đứt.

Biến chứng có thể bao gồm nhiễm trùng và tổn thương thần kinh. Các thủ thuật xâm lấn tối thiểu làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng so với các thủ thuật mở.

Phục hồi chức năng

Sau khi điều trị, bạn sẽ phải tập các bài tập vật lý trị liệu để tăng cường cơ bắp chân và gân gót chân. Hầu hết bệnh nhân có thể trở lại mức độ hoạt động trước đây của họ trong vòng 4-6 tháng. Điều quan trọng là tiếp tục rèn luyện sức mạnh và sự ổn định sau đó bởi vì một số vấn đề có thể kéo dài đến một năm.

Phục hồi chức năng tập trung vào sự phối hợp của các bộ phận cơ thể và cách bạn di chuyển. Mục đích là để đưa bạn trở lại mức hoạt động cao nhất, như một vận động viên hoặc trong mức hoạt động hàng ngày của bạn.

Một nghiên cứu đánh giá đã kết luận rằng nếu bạn áp dụng phục hồi chức năng, bạn có thể có kết quả tốt như điều trị không phẫu thuật hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên vẫn cần phải nghiên cứu thêm.

Chuẩn bị trước khi tới khám

Nếu bạn bị đứt gân gót thì thường phải được điều trị ngay lập tức tại khoa cấp cứu của bệnh viện. Bạn cũng có thể cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên về y học thể thao hoặc phẫu thuật chỉnh hình.

Bạn nên chuẩn bị gì?

Viết một danh sách bao gồm:

Mô tả chi tiết về các triệu chứng, cách thức và thời điểm chấn thương xảy ra

Thông tin về các vấn đề y tế trong quá khứ

Tất cả các loại thuốc và thực phẩm bổ sung mà bạn có dùng, bao gồm cả liều lượng

Câu hỏi để hỏi bác sĩ

Bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi sau:

Chấn thương này xảy ra như thế nào?

Bạn có cảm thấy hoặc nghe thấy một âm thanh nào khi nó xảy ra không?

Bạn có thể đứng nhón gót chân trên bàn chân đó không?

Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Mẹ bầu cảm thấy ra sao khi bị đau dây chằng tròn?

Giãn dây chằng cổ tay

Chấn thương dây chằng chéo có nên phẫu thuật?

Viêm Gân Gót (Gân Achilles)

Viêm gân gót (gân Achilles)

1. Giải phẫu

Gân gót là gân của cơ tam đầu cẳng chân. Cơ tam đầu gồm có ba cơ: cơ bụng chân ngoài, cơ bụng chân trong và cơ dép. Gân của ba cơ này chụm lại thành một gân là gân gót hay còn gọi là gân Achilles (để biết tại sao gân có tên là Achines, vào đọc bài sau: http://hahoangkiem.com/van-hoa-xa-hoi/truyen-thuyet-ve-got-chan-a-sin-3802.html), đây là gân lớn nhất và mạnh nhất trong cơ thể. Gân gót bám vào mặt sau trên của xương gót. Cơ tam đầu có chức năng gấp gan bàn chân giống như đứng kiễng chân nên lực cơ rất mạnh. Mặt trước gân gót có một bao hoạt dịch gân nhỏ giúp gân gót khi cử động trượt được dễ dàng trên các tổ chức phía trước.

      Hình 1. Cơ tam đầu cẳng chân gân gót và bao hoạt dịch gân gót.

2. Nguyên nhân

Viêm chỗ bám gân gót là bệnh lý do thoái hóa các sợi của gân gót ngay tại nơi bám của nó vào xương gót. Bệnh lý này có thể kết hợp với viêm túi hoạt dịch sau xương gót hay với viêm của bao gân gót ở cùng một nơi.

– Bệnh lý thoái hóa hay viêm gây lắng đọng calci làm xuất hiện gai xương tại chỗ bám của gân gót và cọ sát vào gân gót khi vận động.

– Tổn thương cơ học đứt rách các sợi gân nơi bám vào xương gót. Thường gặp khi chạy tăng tốc độ, mang vác vật nặng đi trên đường không bằng phẳng, các động tác làm tăng mạnh lực cơ tam đầu cẳng chân làm gân cơ dép bị căng kéo mạnh.

– Viêm bao hoạt dịch gân gót.

                  

Hình 2. Viêm gân gót chân (mũi tên).

Yếu tố thuận lợi:

– Tuổi trung niên (40 – 50 tuổi) gân gót đã bị thoái hóa phải chịu lực quá tải đột ngột nên dễ bị tổn thương.

– Nam gặp nhiều hơn nữ, vì nam thường chơi thể thao hoặc lao động nặng, có những động tác bật nhảy đột ngột.

3. Triệu chứng

– Lâm sàng:

+ Đau gân gót khi bước đi, nhất là các động tác kéo căng gân gót như kiễng chân.

+ Tại chỗ thường bình thường, nhưng đôi khi thầy nề đỏ.

+ Có thể thấy phì đại phía sau xương gót (biến dạng kiểu Haglund).

+ Nắn bóp hoặc gõ lên gân gót bệnh nhân đau

– Cận lâm sàng:

+ Chụp X-quang xương gót có thể thấy các lắng đọng vôi trong  gân gót tại chỗ bám, gai phía sau xương gót, biến dạng xương gót kiểu Haglund.

+ Chụp cộng hưởng từ (MRI) được lựa chọn, có thể thấy hình ảnh thoái hóa gân gót, viêm túi hoạt dịch sau xương gót. MRI thường được chỉ định trước mổ để giúp đánh giá mức độ tổn thương gân gót, từ đó có phương án phẫu thuật phù hợp.

Hình 3. Hình ảnh MRI viêm chỗ bám gân gót (mũi tên).

4. Điều trị

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm chỗ bám gân gót có thể dẫn đến đứt gân gót bệnh lý (khác với đứt gân gót do chấn thương). Khi đó, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và thời gian hồi phục cũng kéo dài hơn nhiều.

Tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn của bệnh, có thể điều trị bảo tồn hoặc điều trị phẫu thuật.

4.1. Điều trị bảo tồn

Điều trị viêm chỗ bám gân gót bảo tồn không phẫu thuật có hiệu quả cho đa số các trường hợp, bao gồm:

– Nghỉ ngơi: bước đầu tiên trong việc điều trị là người bệnh phải hạn chế hoặc ngưng hẳn các hoạt động có thể làm cho gót chân bị đau thêm. Đối với vận động viên tập luyện các môn thể thao có cường độ cao như chạy, nhảy… nên chuyển sang những môn có cường độ thấp hơn như bơi lội, đạp  xe…

– Vật lý trị liệu: Điều trị nhiệt nóng (hồng ngoại, paraffin, sóng ngắn), điện di novocain, điện xung. Thường phối hợp các biện pháp, mỗi ngày một hoặc hai lần, mỗi liệu trình 2 – 3 tuần.

– Sóng xung kích (Shock waves): Điều trị 1 hoặc 2 lần/tuần, mỗi liệu trình 4 – 6 lần thường cho kết quả tốt.

Hình 4. Điều trị viêm gân gót bằng shock wave.

– Dùng thuốc kháng viêm không steroid để giảm đau theo chỉ định của bác sĩ: các thuốc này chỉ giúp bớt đau chứ không có tác dụng làm mất đi các tổn thương do thoái hóa như rách gân gót, gai xương gót gây chèn ép gân gót, biến dạng xương gót… Có thể sử dụng các miếng dán nitroglycerin để làm tăng tưới máu cho vùng gót.

– Tiêm corticoid  tại  chỗ:  không được chỉ định vì làm chết gân, dễ đưa đến biến chứng đứt gân gót.

4.2. Điều trị phẫu thuật

Thường được chỉ định khi việc điều trị bảo tồn ít nhất 6 tháng mà không có kết quả.

Các phương pháp phẫu thuật viêm chỗ bám gân gót phổ biến bao gồm:

– Cắt lọc các đoạn thoái hóa của gân gót, cắt bỏ các gai xương to gây kích thích gân và các mô của túi hoạt dịch viêm, khâu tăng cường chỗ bám của gân gót vào xương gót với các neo bằng kim loại hay chất dẻo. Được chỉ định khi gân gót bị tổn thương < 50% bề dày của gân.

Hình 5. Phẫu thuật cắt lọc gai xương.

– Kéo dài gân cơ bắp chân: áp dụng cho các trường hợp cơ bắp chân quá căng làm  tăng lực tải lên chỗ bám của gân gót. Phẫu thuật này giúp kéo dài và giãn gân cơ bắp chân, từ  đó làm giảm đi lực tải này.

Quá trình hồi phục: sau mổ mang nẹp (gấp gan bàn chân) trong 2 tuần; tập phục hồi chức năng từ 4 – 6 tuần; có thể tập thể thao lại sau 8 – 12 tuần. Hầu hết, người bệnh được phẫu thuật đều có kết quả tốt sau mổ, tuy nhiên, thời gian hồi phục hoàn  toàn  tùy thuộc vào mức độ tổn thương của gân gót.

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Đứt Gân Gót Chân Achilles: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

Nhắc đến Achilles (hay A – sin), người ta thường nhớ tới một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp. Chiến binh vĩ đại với một cơ thể bất khả chiến bại đã chết vì vết thương do mũi tên bắn vào gót chân. Và do đó, gân gót được gọi tên là “gân Achilles”. Đứt gân gót chân, bệnh nhân sẽ không chết nhưng gần như mất toàn bộ chức năng đi lại của đôi chân. Vậy đứt gân Achilles là gì, nguyên nhân từ đâu và cách điều trị, phòng ngừa như thế nào? Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS CKII Phạm Trung Hiếu, Trung tâm phẫu thuật khớp – Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Đứt gân gót chân Achilles là gì?

Đứt gân gót chân (Achilles Tendon Ruptures) là một tổn thương ảnh hưởng đến mặt sau của cổ chân. Đây là tổn thương có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những người chơi thể thao.

Gân Achilles là một cấu trúc gân cực kỳ khỏe và chắc chắn, kết nối các cơ ở phía sau bắp chân với xương gót. Gân gót chân là một trong những gân quan trọng nhất trong việc di chuyển đi lại, đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động chạy, nhảy xa, bật cao. Cử động rõ ràng nhất của gân gót được thể hiện khi đứng chịu lực bằng mũi ngón chân (đứng nhón gót, đứng kiễng chân).

Nếu chịu tải một lực căng quá mức, gân Achilles có thể bị rách (đứt) một phần hay hoàn toàn.

Nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ đứt gân gót

Tổn thương gân gót chân xảy ra do gia tăng áp lực đột ngột lên gân Achilles. Việc tăng áp lực lên gân gót chân có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân phổ biến như:

Chấn thương do rơi từ trên cao xuống, tiếp đất bằng gan chân;

Chấn thương do bước hụt chân.

Tuổi tác: Trung bình độ tuổi bị chấn thương đứt gân Achilles là từ 30 – 40.

Giới tính: Hiện tượng đứt gân gót chân xảy ra ở nam cao gấp 5 lần so với nữ.

Thuốc kháng sinh: Tác dụng phụ của một số kháng sinh nhóm fluoroquinolon, chẳng hạn như ciprofloxacin (Ciprobay) hoặc levofloxacin (Levaquin) là làm tăng nguy cơ đứt gân Achilles.

Cân nặng: Trọng lượng dư thừa quá nhiều sẽ làm tăng áp lực lên gân gót chân khi di chuyển.

Những triệu chứng cảnh báo đứt gân gót chân

Các triệu chứng gân Achilles bị đứt/rách thường không biểu hiện rõ rệt, nhưng phần lớn bệnh nhân sẽ trải qua các dấu hiệu như:

Cảm giác đau nhói như bị đá mạnh vào vùng dưới bắp chân xuất hiện đột ngột;

Đau đớn khi đi lại, hoặc khi đứng nhón bằng mũi ngón chân; sưng tấy vùng quanh gót chân;

Mất khả năng uốn cong bàn chân về phía gan chân;

Đôi khi bệnh nhân nghe thấy âm thanh lộp bộp ngay khi gân bị đứt;

Ngay khi bệnh nhân có các dấu hiệu của chấn thương, đặc biệt là mất khả năng đi lại bình thường sau chấn thương, nên đi đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để tổn thương nặng thêm.

Cách phòng ngừa chấn thương gân Achilles

Tích cực tập căng giãn các cơ bắp chân bằng bài tập kéo bàn chân về phía mu chân, làm căng bắp chân cho đến khi cảm thấy một lực kéo nhưng không đau. Các bài tập này sẽ giúp cải thiện sức mạnh của bắp chân, đồng thời giúp cơ và gân hấp thụ nhiều lực hơn và ngăn ngừa khả năng chấn thương.

Thay thế các môn thể thao có cường độ vận động vùng gót cao bằng các môn thể thao có cường độ thấp hơn khi bắt đầu thấy quá tải, như đạp xe tại chỗ hoặc bơi. Hạn chế tối đa các vận động gây căng thẳng quá mức lên gân Achilles như các môn chạy trên đường dốc.

Hạn chế chạy trên bề mặt quá cứng hoặc trơn trượt. Chuẩn bị trang phục thể thao phù hợp trong thời tiết lạnh, kết hợp lựa chọn giày thể thao vừa vặn với đệm lót ở gót chân.

Điều chỉnh cường độ luyện tập từ từ. Chấn thương gân gót thường xảy ra sau khi tăng cường độ luyện tập đột ngột. Tăng khoảng cách, thời lượng và tần suất luyện tập của bạn không quá 10 phần trăm công suất mỗi tuần.

Khám lâm sàng: bác sĩ thực hiện kiểm tra gót chân của bệnh nhân xem có dấu hiệu đau và sưng hay không. Ở một số trường hợp khi gân đã bị đứt hoàn toàn, bác sĩ có thể sờ thấy một khoảng gián đoạn dọc đường đi của gân bệnh nhân.

Sử dụng nghiệm pháp Thompson, kiểm tra sự liên tục trong cử động cổ chân bằng cách bóp vào bắp chân của bệnh nhân trong tư thế quỳ trên ghế hoặc nằm sấp với chân gác qua cuối bàn khám. Nếu hoạt động co cơ không linh hoạt, bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh nhân đã bị đứt gân Achilles.

Siêu âm hoặc chụp Cộng hưởng từ đánh giá mức độ tổn thương.

Phác đồ điều trị đứt gân Achilles

Phương pháp điều trị đứt gân Achilles phụ thuộc vào độ tuổi, nhu cầu hoạt động của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

Người trẻ tuổi và người có nhu cầu hoạt động nhiều hơn, đặc biệt là các vận động viên, có xu hướng điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, phục hồi lại gân Achilles đứt.

Bệnh nhân lớn tuổi, ít có nhu cầu vận động, hoặc có chống chỉ định phẫu thuật có khả năng chọn điều trị bảo tồn không mổ.

Điều trị không phẫu thuật

Bao gồm các bước tiếp cận sau:

Đi lại không tì lực với nạng;

Chườm lạnh lên vùng bị chấn thương;

Sử dụng thuốc giảm đau;

Hạn chế cử động cổ chân trong 3 – 4 tuần đầu tiên. Bệnh nhân có thể tập đi bằng giày có đệm gót hoặc bó bột, với bàn chân gập về phía gan chân theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị phẫu thuật

Quá trình phẫu thuật được thực hiện bằng việc rạch một đường mổ ở phía sau gót chân và khâu phục hồi phần gân rách. Ở một số trường hợp mất đoạn gân lớn, việc tái tạo có thể được gia cố, ghép đọan bằng các gân khác.

Hiện nay, công nghệ hiện đại đã có thể giúp khâu phục hồi gân gót qua da. Với ưu điểm sẹo mổ nhỏ, thẩm mỹ, ít đau, giảm biến chứng như mổ mở mà vẫn đem lại hiệu quả tương tương.

Phẫu thuật nối gân Achilles được xem là một trong những kỹ thuật phẫu thuật ít xâm lấn, giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải sau và trong quá trình phẫu thuật. Bác sĩ có kinh nghiệm, chuyên môn cao và cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại là 2 yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của ca mổ.

Phục hồi chức năng

Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp tăng cường cơ bắp chân và khả năng chịu lực của gân Achilles. Phần lớn người bệnh có thể trở lại hoạt động bình thường trong vòng 4-6 tháng. Việc duy trì rèn luyện sức bền và sự ổn định sau phẫu thuật là vô cùng quan trọng.

Chế độ dinh dưỡng

Gân kết nối giữa xương và cơ được tạo nên từ khoảng 85% collagen. Việc hấp thụ không đủ lượng vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng đa lượng – đặc biệt là protein – sẽ gây giảm khả năng chữa lành vết thương và làm trầm trọng thêm tình trạng mất gân. Do đó, việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để củng cố sự dẻo dai cho gân có thể giúp cải thiện tình trạng gân bị đứt. Collagen là một loại protein, được tạo ra từ các axit amin chính là glycine và proline. Các sản phẩm gelatin, đậu nành, thịt gà và pho mát (glycine). Bơ, măng tây, trứng và pho mát (proline) là thực phẩm khuyến khích được sử dụng.

Bên cạnh đó, Leucine – một axit amin quan trọng cũng cần được bổ sung vào chế độ ăn uống của bệnh nhân bị đứt gân Achilles. Đây là axit amin duy nhất có khả năng kích thích trực tiếp sự hình thành gân. Người bệnh có thể tìm thấy Leucine trong một số nguồn thực phẩm như: đậu lăng, cá ngừ, cá tuyết, pho mát, hạnh nhân, sữa và whey protein.

Một trong những đặc điểm của tổn thương gân là lưu lượng máu đến gân khá kém, dẫn đến việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho các cơ quan lân cận trở nên khó khăn. Tăng cường nitrat trong chế độ ăn uống (có thể tìm thấy trong củ dền, rau bina, rau rocket và cần tây) sẽ ảnh hưởng tích cực đến lượng oxit nitric trong máu, từ đó hỗ trợ tăng lưu lượng máu qua các mao mạch.

Gân gót chân là cơ quan đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi nó hỗ trợ phần lớn việc di chuyển, chạy nhảy và chịu áp lực tải trọng cơ thể. Do đó, việc đứt gân gót chân sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và khả năng lao động, sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Khi có bất kỳ triệu chứng nào báo hiệu tổn thương gân gót chân, người bệnh nên được thăm khám để chẩn đoán kịp thời và điều trị dứt điểm, hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Dấu Hiệu Đứt Gân Gót Chân

Gân gót là một trong những gân lớn và khỏe nhất của cơ thể người. Gân gót được tạo thành từ gân cơ bụng chân và gân cơ dép, kéo dài đến phần bám vào gót chân. Gân gót chân đảm nhận chức năng tạo ra dáng đi vững chãi, hỗ trợ thực hiện các động tác chạy, nhảy cao hay leo trèo một cách khéo léo. Đau gân gót chân là biểu hiện thường gặp nhất khi gân bị tổn thương, đặc biệt khi đứt gân gót chân.

1. Đứt gân gót chân thường xảy ra khi nào?

Gân gót chân là gân khỏe nhất của cơ thể, được hợp thành từ gân cơ bụng chân và gân cơ dép đến bám vào gót bàn chân. Gân gót chân đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các động tác của hai chi dưới, trong đó gân cơ bụng chân hỗ trợ đẩy trọng tâm cơ thể về phía trước khi đang chạy và nhảy xa hoặc nhảy cao, gân cơ dép giúp cơ thể thăng bằng khi đứng thẳng.

Đứt gân gót chân là loại chấn thương phổ biến nhất, được phân loại thành đứt gân gót chân hoàn toàn và đứt gân gót chân một phần. Dấu hiệu đứt gân gót chân đặc hiệu nhất là đau gân gót chân và hạn chế đi lại xuất hiện sau chấn thương. Bối cảnh lâm sàng phổ biến được ghi nhận sau khi tiếp đất bằng một chân ở tư thế gập, người bệnh nghe thấy tiếng rách và cảm thấy đau buốt ở vùng gót chân. Hiếm gặp hơn, đứt gân gót chân có thể xảy ra do hung khí gây tổn thương trực tiếp.

Tần suất đứt gân gót chân khá cao ở người có các đặc điểm sau:

Giới nam: nam giới có tần suất đứt gân gót chân cao hơn nữ giới khoảng 5 lần

Tuổi: có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất ở lứa tuổi trung niên từ 40 đến 50 tuổi

Nghề nghiệp: vận động viên chạy, bơi lội, tennis, cầu lông, cầu thủ bóng đá, bóng rổ là những người có nguy cơ gặp phải chấn thương đứt gân gót chân khá cao do phải chạy, nhảy ở tốc độ cao.

Tiền sử mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến độ chắc hay chất lượng của gân gót chân như viêm màng bao hoạt dịch, gai gót chân, bất thường vị trí bám gân gót chân.

Thuốc: sử dụng một số thuốc sau có thể làm yếu gân và tăng nguy cơ gặp phải chấn thương, bao gồm steroid, kháng sinh nhóm fluoroquinolone.

2. Dấu hiệu đứt gân gót chân là gì?

Đứt gân gót chân dường như luôn xuất hiện sau các chấn thương ở chi dưới. Người bệnh thường mô tả hoàn cảnh chấn thương trong tư thế tiếp đất bằng một chân, bàn chân gấp nhẹ, theo sau bởi triệu chứng đau buốt tại vùng gót chân. Đây cũng là dấu hiệu đứt gân gót chân phổ biến nhất trên lâm sàng. Mức độ đau giảm dần theo thời gian, nếu người bệnh đến khám muộn, cảm giác đau thường mơ hồ. Ngoài ra, trong đứt gân gót chân, người bệnh còn có thể có các dấu hiệu sau:

Hạn chế đi lại, những trường hợp nặng đứt gân gót chân hoàn toàn, người bệnh thậm chí không thể đi lại.

Sưng và phù nề ở vùng gót chân lan đến bắp chân.

Không thực hiện được tư thế nhón gót chân ở bên phía chân bị tổn thương.

Khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đánh giá được các dấu hiệu khác như:

Quan sát thấy vùng gót chân có sẹo mổ cũ hay vết thương mới hay không

Sờ nắn: thông thường gân gót chân có thể được sờ thấy liên tục dưới da dưới dạng một dải cân cứng chắc kéo dài từ bắp chân đến tận gót chân. Khi gân gót chân bị đứt, bác sĩ thăm khám có thể phát hiện được sự mất liên tục của dải gân gót. Tuy nhiên một số trường hợp sẽ không phát hiện được dấu hiệu này nếu hình thành cục máu tụ lớn ở vị trí tổn thương.

Không thực hiện được động tác gập bàn chân theo yêu cầu.

Test Thompson (+): đặt bệnh nhân ở tư thế nằm sấp, bàn chân đưa ra ngoài cạnh giường. Bác sĩ tiến hành bóp mạnh cơ bụng chân ở mặt sau cẳng chân. Test Thompson dương tính khi bàn chân không gập.

3. Chẩn đoán đứt gân gót chân

Đứt gân gót chân có thể được chẩn đoán hoàn toàn dựa vào các triệu chứng lâm sàng như bối cảnh chấn thương, đau gân gót chân, hạn chế đi lại, không gập được bàn chân, không thực hiện được động tác nhón chân. Trong trường hợp đứt gân gót chân không hoàn toàn, các triệu chứng lâm sàng thường không rõ ràng. Đứt gân gót chân có thể được nhận biết dựa trên các dấu hiệu gián tiếp gợi ý như sưng nề vùng gót chân, mảng bầm tím muộn, đau nhẹ vùng gót.

Bên cạnh các biểu hiện bất thường, đứt gân gót chân còn được chẩn đoán xác định dựa vào các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, bao gồm:

Siêu âm gân gót chân: ghi nhận vùng mất liên tục hoặc vùng giảm âm tương ứng với vị trí tổn thương.

Chụp cộng hưởng từ gân gót chân: đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại hơn, giúp xác định chính xác vị trí chấn thương và phân loại mức độ tổn thương.

4. Các phương pháp điều trị đứt gân gót chân

Phần lớn các trường hợp đứt gân gót chân được điều trị bằng phương pháp ngoại khoa. Bác sĩ điều trị sẽ tiến hành phẫu thuật nối hai đầu gân bị đứt, sau đó cố định chân phía bên tổn thương bằng bó bột. Nếu gân gót đứt hoàn toàn, bác sĩ có thể tiến hành ghép gân từ các cơ xung quanh hoặc các vùng lân cận và sử dụng vật liệu nhân tạo để ghép nối.

Đối với những trường hợp đứt gân gót chân một phần, người bệnh có thể được điều trị theo hướng bảo tồn mà không cần phẫu thuật, bao gồm các biện pháp như:

Nghỉ ngơi, hạn chế vận động chân phía bên tổn thương

Chườm đá

Kê cao chân ở tư thế bàn chân gấp

Sử dụng thuốc giảm đau, giảm viêm

Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả, người bệnh sẽ được tư vấn chuyển sang phương pháp điều trị phẫu thuật để rút ngắn thời gian phục hồi.

Sau khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau để tránh bung vết mổ và thúc đẩy quá trình hồi phục:

Bó bột cố định chân bên tổn thương từ cẳng chân đến bàn chân trong tư thế bàn chân gấp nhẹ về phía gan.

Tiến hành thay bột lần thứ nhất vào tuần thứ 5 và hướng dẫn người bệnh tập đi nhẹ nhàng một đoạn đường ngắn

Tháo bột vào tuần thứ 12 và tập khả năng chịu lực cho gân gót chân.

Sử dụng thuốc giảm đau, giảm viêm theo đúng hướng dẫn

Đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu kích ứng da sau bó bột hoặc các triệu chứng như đau, tê bì xuất hiện

Trong quá trình bó bột, cần bảo vệ phần bột được bó, tránh va chạm hay làm biến dạng cho đến khi có chỉ định tháo bột của bác sĩ.

Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, không kiêng khem

Bệnh nhân bị đứt gân gót chân có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám, chẩn đoán và điều trị giúp phục hồi chức năng xương khớp. Các bác sĩ khoa Cơ xương khớp giàu chuyên môn và kinh nghiệm tại Vinmec sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán tiên tiến nhất hiện nay để đánh giá tình trạng bệnh và chỉ định phác đồ điều trị cụ thể.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Rách Gân Gót Chân (Achilles). Có Khó Phục Hồi?

RÁCH GÂN GÓT CHÂN (ACHILLES). CÓ KHÓ PHỤC HỒI?

Gân Achilles là một gân lớn và cứng nối cơ bắp chân và xương gót.

Chức năng gân nfay giúp hướng bàn chân xuống, dựng các ngón chân và nhấc chân về phía trước khi bạn bước đi. Bạn dựa vào nó hầu như mỗi khi bạn đi bộ và di chuyển.

 

Thường gặp ở những người chơi thể thao, trong quá trình vận động, nếu gân Achilles bị kéo căng quá mức có thể làm gân này tổn thương như rách, đứt, bong điểm bám gân…

1. Rách gân Achilles là gì?

Rách gân Achilles là một dạng chấn thương ảnh hưởng đến phần sau chân dưới, thường xảy ra ở những người chơi thể thao giải trí, nhưng nó có thể xảy ra với bất cứ ai.

 

2. Nguyên nhân

Rách gân Achilles xảy ra khi gân bị kéo căng bất ngờ, bao gồm

Gia tăng đột ngột lực lên cổ chân và các ngón chân như các động tác nhảy, hãm lực chạy….

Gập cổ chân quá mạnh

Va chạm, tác động lực quá lớn vào vùng sau cổ chân

Cơ thể tiếp đất bằng chân từ độ cao lớn.

Bước hụt chân

Có thể là hậu quả không thường gặp từ việc điều trị

fluoroquinolones và corticosteroids

3. Triệu chứng

Ngoại trừ một số trường hợp tổn thương không biểu hiện ra bên ngoài, đa phần người bị rách gân Achilles sẽ có một trong những triệu chứng sau đây:

Đau chói phần phía sau mắt cá chân và cẳng chân

Không thể co hay duỗi bàn chân

Không đứng được trên các ngón chân của chân bị thương

4. Chẩn đoán

Ngoài thăm khám lâm sàng, việc sử dụng cận lâm sàng để chẩn đoán phân biệt và đánh giá được mức độ tổn thương cũng rất có ích trong việc này

X-quang: thường không đánh giá được tổn thương rách gân Achilles, một số trường hợp bị viêm mãn tính gân – điểm bám gân có ghi nhận hình ảnh lắng đọng Calcium.

Siêu âm: Khi bị rách hoàn toàn, trên siêu âm có thể không tìm thấy gân Achilles.

Khi bị rách, gân tăng thể tích và dày lên khoảng 8-9mm (rách một phần), và không đồng dạng. Dấu hiệu đặc trưng nhất của rách gân gót là mất liên tục

. Chỗ bị rách là vùng mất âm (acoustic vacuum) có bờ dày và không đều.

Cộng hưởng từ: rất hữu ích trong việc tìm kiếm hình ảnh mất liên tục hoặc đường rách gân để xác định gân rách toàn phần hay bán phần

5. Điều trị

Phần lựa chọn điều trị phụ thuộc vào mức độ tổn thương và quyết định của người bệnh, phần lớn người trẻ tuổi sẽ lựa chọn phẫu thuật để khắc phục hoàn toàn trong khi người lớn tuổi ưu tiên lựa chọn nội khoa và phục hồi chức năng

Rách không hoàn toàn: hạn chế vận động thông thường sẽ có chỉ định bó bột hoặc đeo nẹp cố định duy trì 10-12 tuần để các đầu gân phục hồi dần chức năng. Thời gian cố định cổ chân dựa vào mức độ rách gồm rách độ thấp hay rách độ cao.

Rách hoàn toàn: tiến hành phẫu thuật nối gân, thời gian phục hồi có thể mất từ 4-6 tháng. Sau phẫu thuật tiến hành vật lý trị liệu theo đúng phác đồ, bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn.

6. Phòng tránh

Khởi động đủ tốt:

Tập luyện gập duỗi tối đa cổ chân, thực hiện nhiều lần để làm gân Achilles mềm mại và ấm lên trước khi vận động mạnh.

Đa dạng tập luyện:

phối hợp các bài tập với nhau để sử dụng đa dạng các gân cơ khớp thay vì việc chỉ để gân Achilles chịu lực quá nhiều. Ví như ngoài chạy bộ, nhảy cao, nhảy xa, bóng chuyền thì kết hợp thêm đạp xe, bơi lội…..

Không lạm dụng độ dốc để tăng sức nặng:

 Việc lựa chọn độ dốc quá lớn trong tập luyện sẽ gia tăng đáng nguy cơ tổn thương lên gân Achilles và các gân cơ vùng cổ chân, khớp gối

Nếu có những triệu chứng trong bài viết, bạn nên tới cơ sở y tế chuyên khoa. Tại Hà Nội, phòng khám Thủ Đô là đơn vị chuyên khoa cột sống & y học thể thao, nơi hội tụ những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này sẽ giúp bạn cải thiện tình hình hiện tại.

🏥

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THỦ ĐÔ – Tầng 2 khách sạn Somerset (Tòa tháp HN Tower)

☎️  

Đặt hẹn: ‪0247.309.6699 – 0971 454 219

🏠

Địa chỉ: 49 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cập nhật thông tin chi tiết về Tập Sau Mổ Đứt Gân Achilles (Gân Gót) trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!