Xu Hướng 6/2023 # Tác Dụng Của Kéo Giãn Cột Sống # Top 6 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tác Dụng Của Kéo Giãn Cột Sống # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Tác Dụng Của Kéo Giãn Cột Sống được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1a. Tác dụng cơ học:

– Làm giãn cơ tích cực: trong bệnh lý đau cột sống, sự kích thích rễ thần kinh và đau làm cơ co cứng phản xạ, sự co cứng co tác động trở lại làm cho đau càng trầm trọng hơn. Kéo giãn cột sống trước tiên lực sẽ tác động lên cơ gây giãn cơ thụ động, giảm co cứng cơ và cắt đứt vòng xoáy bệnh lý đau. Tuy nhiên nếu khi kéo nếu tăng giảm lực quá nhanh có thể gây kích thích làm tăng co cơ, do đó cần tăng giảm lực từ từ đặc biệt là trong bệnh lý đau cấp.

– Làm giảm áp lực nội đĩa đệm: lực kéo giãn dọc theo cột sống sẽ tác động vào nhiều điểm khác nhau của đoạn cột sống làm các khoang đốt được giãn rộng và có thể cao thêm trung bình 1,1mm, làm áp lực nội đĩa đệm giảm, và dẫn đến hệ quả là: + Làm tăng thẩm thấu nuôi dưỡng đĩa đệm, giúp nhân nhày và đĩa đệm căng phồng trở lại, tăng dinh dưỡng cho đĩa đệm do đó làm giảm quá trình thoái hóa của đĩa đệm. + Có thể giúp thu nhỏ thể tích đĩa đệm bị lồi hoặc thoát vị nếu khối thoát vị chưa bị xơ hóa. Tuy nhiên cần chú ý nếu kéo với lực quá lớn, thời gian quá dài làm áp lực nội đĩa đệm giảm quá nhiều dẫn đến tăng thẩm thấu dich vào đĩa đệm có thể gây phù nề đĩa đệm làm đau tăng. – Điều chỉnh sai lệch của khớp đốt sống và cột sống: trong thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm do chiều cao khoang gian đốt giảm làm di lệch diện khớp đốt sống. Sự di lệch này tuy nhỏ nhưng nó sẽ thúc đẩy quá trính thoái hóa và kích thích gây đau tăng lên. Kéo giãn cột sống làm điều chỉnh di lệch, tăng tính linh hoạt của khớp đốt sống và giải phóng sự khóa cứng của các khớp đốt sống. – Giải phóng sự chèn ép lên các rễ và dây thần kinh sống: do làm tăng kích thước lỗ tiếp hợp, giảm thể tích khối thoát vị… từ đó làm giảm kích thích rễ và giảm đau.

1b. Tác dụng điều trị:

– Giảm đau: do làm giãn cơ, giảm áp lực nội đĩa đệm làm tăng cường nuôi dưỡng đĩa đệm, giải phóng chèn ép rễ thần kinh, tăng nuôi dưỡng cục bộ. – Tăng tầm vận động của đoạn cột sống bị hạn chế, khôi phục lại hình dáng giải phẫu bình thường của cột sống. – Tạo điều kiện thuận lợi cho đĩa đệm mới bị thoát ở mức độ nhẹ và vừa có thể trở lại vị trí cũ.

Máy kéo giãn cột sống tại PKĐK Ngã Tư Hồ

2. Chỉ định và chống chỉ định. 2.1. Chỉ định:

– Thoái hóa đốt sống chèn ép thần kinh gây đau lưng, đau thần kinh tọa, đau cổ vai cánh tay. – Thoát vị đĩa đệm vừa và nhẹ. – Sai khớp đốt sống nhẹ. – Đau lưng do các nguyên nhân khác. – Vẹo cột sống. – Viêm cột sống dính khớp ở giai đoạn chưa dính khớp. 2.2. Chống chỉ định:

– Có tổn thương và chèn ép tủy, bệnh ống tủy. – Lao cột sống, u ác tính, viêm tấy áp xe vùng lưng. – Bệnh loãng xương, tăng huyết áp. – Chấn thương cột sống có gãy xương biến dạng. – Viêm đa khớp dạng thấp. – Phụ nữ có thai hoặc đang có kinh nguyệt. – Hội chứng đuôi ngựa. – Thoái hóa cột sống, bệnh viêm cột sống dính khớp có các cầu xương nối các đốt sống.

3. Các chế độ kéo giãn cột sống.

3.1. Chế độ kéo giãn liên tục. Là chế độ mà lực kéo tác động liên tục và không thay đổi lên 1 vùng cột sống trong suốt quá trình kéo. Chế độ này được áp dụng trong trường hợp đau cấp tính làm các cơ cạnh sống bị co cứng. Gồm các phương pháp sau:

3.1.1. Kéo giãn bằng tự trọng trên bàn dốc.

Dùng một đai cố định ở nách, ngực hay đầu bệnh nhân vào một tấm ván để dốc, lực kéo chính là trọng lượng của bệnh nhân và lực này được điều chỉnh bằng độ dốc của tấm ván. Lực phân bố đều từ chỗ cố định trở xuống và mang tính định lượng tương đối, phụ thuộc vào khả năng chịu đựng và trọng lượng của bệnh nhân.

3.1.2. Kéo giãn bằng lực đối trọng.

Là phương pháp kéo giãn liên tục bằng trọng lực. Phần cột sống định kéo được nối với đai kéo và dây kéo, rồi thông qua một ròng rọc nối với hệ thống trọng lực để đạt lực kéo theo chỉ định.

3.1.3. Kéo liên tục bằng máy kéo.

Là phương pháp sử dụng chế độ kéo liên tục của máy kéo, hình thức giống như kéo bằng lực đối trọng. 3.2. Chế độ kéo ngắt quãng.

Lá chế độ mà lực kéo có thể thay đổi trong quá trình kéo để tránh gây mỏi cơ và căng thẳng kéo dài cho cột sống. Chế độ này được áp dụng cho trường hợp đau mạn tính với tình trạng cơ cứng cơ không đáng kể. Kéo ngắt quãng có các kiểu như sau: – Kéo ngắt quãng không có lực nền: hay lực nền bằng 0, chế độ này làm cho sự thay đổi về lực lớn trong khi kéo, có thể làm cho cột sống không đủ thời gian để thích nghi. – Kéo ngắt quãng có lực nền: là phương pháp hợp sinh lý nhất, làm cho cột sống vừa có thời gian nghỉ hợp lý vừa không bị thay đổi lực quá nhiều. 3.3. Phương pháp kéo giãn dưới nước:

Là phương pháp kết hợp thủy liệu và kéo giãn, gồm một bể nước sâu 2m có thể dùng nước ấm giúp tăng cường giãn cơ giảm đau, kéo theo trục thẳng đứng được cố định bằng phao ở cổ hay nách, lực kéo bằng tạ móc vào đai kéo ở thắt lưng. Do sức đẩy của nước nên lực kéo thường phải lớn hơn.

4. Phương pháp kéo các đoạn cột sống.

4.1. Kéo giãn cột sống cổ.

4.1.1. Điểm tỳ lực.

– Trên hộp sọ hầu như không có những ụ nhô để cho khung treo bám vào, do đó người ta thường sử dụng hai vị trí đểm tỳ là: tay kéo dài phía trước tỳ vào xương hàm dưới và tay kéo ngắn phía sau tỳ vào xương chẩm. – Phần cơ thể phía dưới có thể không cần cố định hoặc có thể dùng hai điểm tỳ cố định ở trên vai.

4.1.2. Phương kéo.

– Phương kéo theo mặt phẳng trước sau: chọn phương kéo sao cho làm cột sống hơi gấp ra trước 20-300, làm mở rộng lỗ tiếp hợp. – Phương kéo theo mặt phẳng bên – bên: trong mặt phẳng bên – bên có thể kéo theo phương kéo thẳng, cũng có thể kéo theo phương kéo thẳng với hộp sọ xoay sang bên không đau hoặc theo phương kéo nghiêng sang bên không đau (khoảng 10-150) để làm cho lỗ tiếp hợp bên đau mở rộng thêm.

4.1.3. Lực kéo:

– Độ dốc tăng giảm lực: sự tăng giảm lực kéo nhanh và đột ngột có thể kích thích chuỗi hạch giao cảm cổ sau gây ra các triệu chứng về giao cảm như tăng nhịp tim, chóng mặt hóa mắt… Do đó kỹ thuật kéo giãn cột sống cổ yêu cầu độ dốc tăng giảm lực từ từ để hạn chế các triệu chứng giao cảm. Đặc biệt khi kết thúc điều trị, do lúc đó áp lực nội đĩa đệm rất thấp đồng thời các cơ giữ cột sống cổ đã giãn tối đa nên cột sống cổ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, do đó việc giảm lực chậm lúc này là rất quan trọng. – Lực kéo: với lực kéo bằng 10% thể trọng đủ để thắng được áp lực gian đốt, khi tăng lực đến 30% trọng lượng cơ thể thì độ giãn của khoang gian đốt cột sống cổ đạt tối đa, khi đó nếu có tăng lực thêm nữa thì khoang gian đốt cũng không giãn thêm. Do vậy, lực kéo giãn cột sống cổ nên chọn trong khoảng từ 10%-30% thể trọng. Thông thường, có thể chọn lực kéo lần đầu khoảng 15% thể trọng, rồi tăng dần mỗi lần 0,5-1kg cho đến khi đạt khoảng 20% thể trọng thì duy trì lực này cho đến hết đợt. Trong thực tế điều trị, phải căn cứ vào thể trạng bệnh nhân để chọn lực kéo phù hợp, tốt nhất nên chọn lực kéo mà bệnh nhân cảm giác căng vừa phải dễ chịu là được. Trong trường hợp tình trạng co cứng cơ nhiều, có thể chọn lực kéo cao ngay từ lần kéo đầu tiên để đạt hiệu quả làm giãn cơ tốt, sau đó khi bệnh nhân đỡ đau và đỡ co cứng cơ thì giảm lực kéo theo cảm giác của bệnh nhân. Đối với tư thế ngồi lực kéo phải cao hơn để thắng được trọng lượng của đầu. Thời gian một lần kéo 15-20 phút, mỗi đợt 15-20 ngày.

4.1.4. Các tư thế kéo giãn cột sống cổ.

– Kéo giãn cột sống cổ bằng tự trọng: kéo giãn cột sống cổ bằng trọng lượng cơ thể với dây kéo cố định chắc chắn ở trên cao và ở phía trước so với ghế, bệnh nhân ngồi trên ghế hoàn toàn thư giãn với thắt lưng gấp hai chân duỗi thẳng hai tay bỏ thõng sát thân. Kiểu kéo này thường được kéo dài 5 phút mỗi ngày, ban đầu người bệnh cần tiến hành kéo tại cơ sở y tế cho quen, sau đó có thể tự tiến hành kéo tại nhà. – Kéo giãn cột sống cổ ở tư thế ngồi: bệnh nhân ngồi thoải mái trên ghế, phương kéo chếch ra trước 20-300 cho cột sống hơi gấp. Kéo giãn ở tư thế này có thể gây cho bệnh nhân tâm lý sợ và trong khi kéo bệnh nhân không thoải mái, có thể gây tai biến choáng khi kéo. – Kéo giãn cột sống cổ tư thế nằm: bệnh nhân nằm thoải mái, phương kéo chếch so với mặt giường 20-200 cho cột sống cổ hơi gấp. Tư thế này có thể cho phép bệnh nhân thoải mái không bị gò bó khi kéo..

4.2. Kéo giãn cột sống thắt lưng.

4.2.1. Điểm tỳ lực kéo.

– Điểm tỳ phía trên: có hai cách. + Điểm tỳ bằng hai cọc cố định vào nách: cho phép lực tác dụng lên cả vùng cột sống lưng và thắt lưng. Tuy nhiên việc điểm tỳ vào nách có thể gây các tai biến do chèn ép bó mạch thần kinh nách. + Điểm tỳ hai bên bờ sườn: lực tác dụng thông qua hệ khung sườn đến cột sống, điểm tỳ này cho phép lực tác dụng khu trú ở vùng cột sống thắt lưng. Tuy nhiên cũng có thể gây khó chịu cho bệnh nhân do hạn chế hô hấp của lồng ngực. – Điểm tỳ phía dưới: dùng hai đai kéo cố định tỳ vào hai bên mào chậu.

4.2.2. Phương kéo.

Cũng như cột sống cổ, kéo cột sống thắt lưng theo phương chếch 20-300 cho cột sống hơi gấp làm tăng độ mở của khoang gian đốt và lỗ ghép.

4.2.3. Lực kéo.

Lực kéo phụ thuộc vào đoạn cột sống kéo, mục đích kéo, thể trọng, tuổi, giới, tình trạng thể lực của người bệnh… Lực kéo quyết định hiệu quả điều trị. Thông thường nên dùng phương pháp tăng dần lực kéo theo phản ứng của người bệnh đến lực kéo tối đa. Theo một số nghiên cứu, khi lực kéo tăng đến 50% thể trọng thì các khoang gian đốt bắt đầu mở. Khi lực kéo đạt bằng thể trọng thì độ giãn của khoang gian đốt đạt tối đa, tức là nếu lực có tăng cao nữa cũng không làm khoang gian đốt mở rộng thêm. Như vậy lực kéo có tác dụng trong khoảng từ 50% đến 100% trọng lượng cơ thể.

Thông thường hay sử dụng lực kéo tối đa bằng 2/3 trọng lượng cơ thể, lần kéo đầu với lực bằng lực kéo tối đa trừ đi 5, mỗi ngày tăng thêm 1kg cho đến lực kéo tối đa thì duy trì đến hết đợt. Với phương pháp kéo ngắt quãng, sử dụng lực kéo nền bằng khoảng 1/3 đến 1/2 thể trọng. Thời gian duy trì lực kéo khoảng 20 giây, duy trì lực nền khoảng 20 giây. Độ dốc tăng lực phụ thuộc mức độ đau và mức độ co cơ: nếu đau bán cấp co cứng cơ thì độ dốc cần tăng từ từ, bởi vì nếu tăng giảm lực nhanh có thể kích thích cơ tăng co cứng hơn. Thời gian một lần kéo 15-20 phút, mỗi đợt 15-20 ngày.

4.2.4. Các tư thế kéo giãn cột sống thắt lưng.

– Kéo giãn tư thế nằm ngửa: hai chân chống lên gấp 900 hoặc gác lên một cái ghế để đảm bảo cho cột sống hơi gấp và làm chùng giãn cơ. – Với tư thế nằm sấp có hai cách: để chân thấp hoặc chèn gối dưới bụng, phương kéo song song mặt bàn, hoặc chếch xuống 15-200.

5. Các tai biến và biến cố.

– Đau tăng đột ngột ở vùng kéo: do giảm áp lực nội đĩa đệm một cách đột ngột, do các thành phần phần mềm (cơ, dây chằng) bị kéo căng đột ngột. Xử lý: dừng kéo, cho bệnh nhân nằm nghỉ tại chỗ đến khi hết đau. – Cảm giác choáng váng, rối loạn mạch do kích thích thần kinh thực vật dọc cột sống, đặc biệt là cột sống cổ. Thay đổi huyết áp do phản xạ. – Nếu kéo cột sống lưng cố định trên bằng cọc ép vào nách có thể làm chèn ép đám mạch thần kinh nách gây tê chi trên, thậm chí có thể gây liệt. Do đó, cách tốt nhất là cố định bằng đai vào hai bên bờ sườn. – Đau cấp đột ngột sau kéo: sau khi kéo cột sống thắt lưng mà đứng dậy ngay làm áp lực nội đĩa đệm bị tăng lên đột ngột làm đĩa đệm bị kẹt có thể gây đau và tê 2 chi dưới. Xử lý: cho bệnh nhân nằm trở lại bàn kéo và tiến hành kéo lại ở chế độ kéo liên tục với lực kéo bằng 2/3 lực kéo ban đầu, sau đó cứ 5 phút lại giảm lực kéo đi 4-5kg cho đến khi hết đau. Dự phòng đau cấp sau kéo bằng cách cho bệnh nhân nằm nghỉ tại chỗ bằng thời gian kéo. – Đau tăng vùng thắt lưng sau lần kéo đầu tiên: là do lực kéo hơi cao so với sức chịu đựng của bệnh nhân. Xử trí: ở các lần kéo sau cần giảm lực kéo. – Tuột đai cố định, đứt dây kéo…

Ứng Dụng Kéo Giãn Cột Sống Bằng Máy Hiện Đại Tại Sis Cần Thơ

Với phương châm phục vụ tốt nhất bệnh nhân khi có thể, với việc trang bị máy móc tối tân hiện đại Bệnh viện đa khoa quốc tế SIS cần thơ trang bị máy kéo cột sống thế hệ mới đáp ứng nhu cầu điều trị các bệnh lý cột sống nhất là cột sống cổ và cột sống thắt lưng.

Kéo giãn cột sốnglà phương pháp dùng 1 lực để kéo giãn cột sống hay một đoạn cột sống với mục đích giảm đau, thư giãn cơ, điều chỉnh rối loạn trong một số bệnh về cột sống. Kéo giãn cột sống bằng máy dựa trên nguyên lý cơ học có điều chỉnh kéo, chế độ,‎thời gian theo yêu cầu lên cột sống‎:

Tác dụng cơ học:

Làm giãn cơ tích cực: trong bệnh lý đau cột sống, sự kích thích rễ thần kinh và đau làm cơ co cứng phản xạ, sự co cứng co tác động trở lại làm cho đau càng trầm trọng hơn. Kéo giãn cột sống trước tiên lực sẽ tác động lên cơ gây giãn cơ thụ động, giảm co cứng cơ và cắt đứt vòng xoáy bệnh lý đau. Tuy nhiên nếu khi kéo nếu tăng giảm lực quá nhanh có thể gây kích thích làm tăng co cơ, do đó cần tăng giảm lực từ từ đặc biệt là trong bệnh lý đau cấp.

Làm giảm áp lực nội đĩa đệm: lực kéo giãn dọc theo cột sống sẽ tác động vào nhiều điểm khác nhau của đoạn cột sống làm các khoang đốt được giãn rộng và có thể cao thêm trung bình 1,1mm, làm áp lực nội đĩa đệm giảm, và dẫn đến hệ quả là:‎

Làm tăng thẩm thấu nuôi dưỡng đĩa đệm, giúp nhân nhày và đĩa đệm căng phồng trở lại, tăng dinh dưỡng cho đĩa đệm do đó làm giảm quá trình thoái hóa của đĩa đệm.

Có thể giúp thu nhỏ thể tích đĩa đệm bị lồi hoặc thoát vị nếu khối thoát vị chưa bị xơ hóa.‎Tuy nhiên cần chú ý nếu kéo với lực quá lớn, thời gian quá dài làm áp lực nội đĩa đệm giảm quá nhiều dẫn đến tăng thẩm thấu dich vào đĩa đệm có thể gây phù nề đĩa đệm làm đau tăng.

Điều chỉnh sai lệch của khớp đốt sống và cột sống: trong thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm do chiều cao khoang gian đốt giảm làm di lệch diện khớp đốt sống. Sự di lệch này tuy nhỏ nhưng nó sẽ thúc đẩy quá trính thoái hóa và kích thích gây đau tăng lên. Kéo giãn cột sống làm điều chỉnh di lệch, tăng tính linh hoạt của khớp đốt sống và giải phóng sự khóa cứng của các khớp đốt sống.

Giải phóng sự chèn ép lên các rễ và dây thần kinh sống: do làm tăng kích thước lỗ tiếp hợp, giảm thể tích khối thoát vị… từ đó làm giảm kích thích rễ và giảm đau.

Kéo căng bao khớp và dây chằng

Tạo sự phối hợp giữa kéo và trượt trên bề mặt khớp

Tạo điều kiện cho chỗ lồi của đĩa đệm trở về vị trí sinh lý bình thường

Tác dụng điều trị:

Giảm đau: do làm giãn cơ, giảm áp lực nội đĩa đệm làm tăng cường nuôi dưỡng đĩa đệm, giải phóng chèn ép rễ thần kinh, tăng nuôi dưỡng cục bộ.‎Tăng tầm vận động của đoạn cột sống bị hạn chế, khôi phục lại hình dáng giải phẫu bình thường của cột sống.‎Tạo điều kiện thuận lợi cho đĩa đệm mới bị thoát ở mức độ nhẹ và vừa có thể trở lại vị trí cũ.

Đối với Thoát vị đĩa đệm cột sống: kéo giãn cột sống với 1 lực đủ mạnh giúp làm giảm áp suất bên trong khoang đĩa và làm phẳng chỗ lồi của đĩa đệm.

Đối với Hẹp lỗ liên hợp đốt sống: lỗ liên hợp đốt sống là nơi chui qua của các rễ dây thần kinh ngoại biên, khi bị chèn ép triệu chứng rễ tăng lên, với 1 lực kéo đủ mạnh giúp mở rộng lỗ gian đốt sống làm giảm chèn ép rễ.

Thư giãn cơ: kéo giãn giúp phản xạ co cơ bị ức chế, cơ được thư giãn và giảm co thắt.

Các phương pháp kéo giãn:

Kéo liên tục hay kéo tĩnh

Kéo ngắt quãng hay gián đoạn

Kéo điều hòa

Kéo giãn bằng tay

Kéo giãn băng tư thế

Kéo giãn bằng trọng lực

Chỉ định và chống chỉ định kéo cốt sống bằng máy

Chỉ định

Thoái hóa cột sống thắt lưng và cột sống cổ.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cột sống cổ mức độ nhẹ và vừa.

Hội chứng đau thắt lưng mạn tính.

Hội chứng đau cổ – gáy hoặc hội chứng cổ – vai mạn tính.

Hội chứng cong vẹo cột sống không cấu trúc.

Chống chỉ định

Chống chỉ định tuyệt đối:

Một số bệnh vùng cột sống như ung thư, lao, viêm tấy, áp xe vùng thắt lưng, vùng cổ gáy.

Hội chứng đau thắt lưng, đau cột sống cổ cấp tính.

Chấn thương gây gãy, xẹp lún, trượt thân đốt sống.

Bệnh lý tủy sống và ống sống.

Loãng xương mức độ nặng.

Thoái hóa cột sống có các gai xương lớn.

Viêm cột sống dính khớp.

Hội chứng cột sống thắt lưng, cột sống cổ do viêm khớp dạng thấp.

Bệnh nhân có tạng trong ổ bụng to (gan, lách, thận, người có thai) không kéo giãn cột sống thắt lưng.

Chống chỉ định tương đối:

Bệnh nhân suy tim, suy gan, suy thận nặng hoặc tình trạng toàn thân nặng.

Bệnh nhân đang sốt, tăng huyết áp không kiểm soát được.

Trẻ em, bệnh nhân tâm thần.

Các bước thực hiện kéo cột sống

Người thực hiện: Bác sỹ chuyên khoa Phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu‎

Đối với Bệnh nhân:

Giải thích cho bệnh nhân yên tâm và thư giãn hoàn toàn trong thời gian kéo.

Chọn tư thế ngồi hoặc nằm ( ngữa hay sấp )theo chỉ định kéo giãn cột sống cổ hay cột sống thắt lưng.

Phương tiện

Máy kéo giãn cột sống, hệ thống bàn kéo và các phụ kiện khác như đai kéo, đai cố định.

Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy.

Kỹ thuật điều trị

Cố định đai kéo tùy vùng điều trị theo đúng chỉ định.

Đặt các thông số trên máy tùy theo chỉ định: lực kéo, thời gian duy trì lực kéo, lực nền, thời gian duy trì lực nền, độ dốc, tổng thời gian một lần kéo.

Đối với kéo giãn cột sống thắt lưng: lực nền bằng 50-55% trọng lượng cơ thể bệnh nhân, lực kéo lần đầu bằng lực nền cộng 5kg, các lần kéo sau mỗi lần tăng 1kg khi đạt 70% trọng lượng cơ thể bệnh nhân thì duy trì ở lực này cho đến hết đợt kéo. Thời gian duy trì lực nền và lực kéo <60s (trung bình 30 – 50s). Độ dốc (thời gian tăng giảm lực giữa lực nền và lực kéo) để ở mức trung bình, nếu đau nhiều thì thay đổi lực chậm hơn, nếu ít đau có thể thay đổi lực nhanh hơn. Thời gian một lần kéo trung bình 20 phút.

Đối với kéo giãn cột sống cổ: lực nền không quá 10% trọng lượng cơ thể bệnh nhân, lực kéo không quá 30% trọng lượng cơ thể bệnh nhân, các thông số khác như với kéo cột sống thắt lưng.

Bấm nút kéo.

Theo dõi cảm giác và phản ứng của bệnh nhân trong quá trình kéo, tình trạng hoạt động của máy.

Kết thúc điều trị: tháo bỏ đai cố định, cho bệnh nhân nằm nghỉ tại chỗ 10 – 15 phút, ghi chép hồ sơ.

Dự phòng:

Kiểm tra cẩn thận phương tiện kéo giãn trước khi kéo.

Cố định đai kéo phù hợp với vùng điều trị.

Theo dõi chặt chẽ bệnh nhân trong thời gian kéo.

Phải cho bệnh nhân nằm nghỉ 10 – 15 phút tại giường sau kéo.

Phòng Vật lý trị liệu SIS Cần Thơ chuyên điều trị các bệnh lý thần sinh sau đột quỵ, các bệnh lý cơ xương khớp và tác động đến bệnh cảnh cột sống bằng máy kéo dãn ngoài ra còn trang bị các máy móc hiện đại như:  máy sóng xung kích, siêu âm, laser, xung điện…. Phòng VLTL SIS Cần Thơ mong muốn mang đến điều kiện chữa trị tốt nhất cho bệnh nhân. SIS Cần Thơ tin tưởng với phương châm điều trị áp dụng các loại máy mới, kỹ thuật hiện đại tân tiến trên thế giới mà vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả dài lâu cho người bệnh giúp tăng cường sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Giường Phục Hồi Chức Năng( Máy Kéo Dãn Cột Sống)

Đặt hàng

Giường Phục Hồi Chức Năng( Máy kéo dãn cột sống)

Model:RXPC-500A

Xuất xứ: RED LEAF- Nhập khẩu Trung Quốc

điều khiển động cơ được phần mềm thông minh đầy đủ. Góc hình và góc xoay áp dụng mã quay để có được góc chính xác hơn. Nó có tác dụng đáng tin cậy đặc biệt là biến mất hoặc quay trở lại gắn bó ra hồ quang sinh lý, đặt lại vị trí của doanh nhỏ của eo trở lại. Thực hành lâm sàng, theo chiều dọc, độ bám đường góc cạnh và quay có thể được sử dụng riêng rẽ hoặc combinedly. Khi tracting theo chiều dọc, nó có thể mang đong đưa lực kéo và lực kéo góc (khi nằm trên lưng, nó có thể thực hiện tiêu cực kéo). Đồng thời nó có thể lên đến lực kéo duy nhất và thực hiện các lực kéo 3-D. Áp dụng điều trị tất cả các loại thắt lưng đốt xương sống bệnh.thắt lưng: chiếu đĩa máy tính, biến tính nhầm lẫn, căng thẳng, xáo trộn và không đầy đủ bịnh liệt và liệt nửa người phức tạp (Xin vui lòng sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ).

Hiển thị màn hình LCD lớn (kích thước: 122 × 92mm) 8 loại của chế độ lực kéo khác nhau (chế độ liên tục, chế độ liên tục, thác chế độ) 20 loại bộ nhớ phương pháp điều trị Tự động chức năng đền bù của lực lượng lực kéo Đồng bộ giám sát thiết lập giá trị và giá trị thực tế Một số thiết kế an toàn (tối đa lực kéo lực lượng 999N, của bệnh nhân nhanh chóng điều khiển từ xa, nút thiết lập lại nhanh chóng của nhà điều hành) Romote kiểm soát không dây (cấu hình)

Thông số kỹ thuật: Tiền tệ cung cấp: 220V / 50Hz UPS không bị gián đoạn cung cấp điện liên tục 30 phút thời gian làm việc (cấu hình) Công suất: 300W Kéo tốc độ: <15mm / s Tradion lực lượng của các đốt sống thắt lưng: 0-999N Tổng thời gian: 0-60min Liên tục thời gian: 0-9min Tiếp ghi thời gian: 0-5min Góc độ: 15 ° ~ -15 ° Quay góc: 25 ° Kích thước: 259 × 60 × 70cm Trọng lượng: khoảng 128Kg

Tầm Quan Trọng Của Cột Sống Đối Với Sức Khỏe Con Người – Bệnh Viện Cột Sống

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CỘT SỐNG ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CỦA CON NGƯỜI

Như chung ta đã biết, cột sống – Điểm tựa, trụ cột của toàn bộ cơ thể. Một cơ thể muốn khỏe mạnh thì cột sống phải khỏe mạnh đúng trạng thái sinh lý bình thường. Tương tư một công trình xây dựng muốn vững trắc thì trụ cột phải vững trắc, sự vững trắc ở đây chúng ta mới chỉ nói đến tính vật lý. Nhưng cột sống của con người ngoài tính vật lý còn tính sinh học bởi bên trong ống sống có chứa tủy sống, từ tủy sống đi ra các đôi dây thần kinh chi phối mọi hoạt động của cơ thể con người. Nếu ai chủ quan và không bảo vệ cột sống, để cột sống bị tổn thương thì phải trả giá bằng sức khỏe của chính họ!

Cột sống vừa là trụ cột duy nhất của cơ thể vừa là cơ quan chứa đựng thần kinh trung ương, chi phối và điều khiển các khớp xương thông qua hệ thống cơ bắp, dây chằng, thần kinh,…và tạo nên khả năng vận động và chuyển động tuyệt vời của con người.

Cột sống của con người bao gồm 33 đến 34 đốt xương được xếp chồng lên nhau và kết nối với nhau bởi hệ thống dây chằng và hệ thống cơ. Giữa các thân đốt sống là đĩa đệm, đĩa đệm bao gồm một bao xơ và nhân nhầy. Đĩa đệm được giữ chặt vào thân đốt sống nhờ 2 gờ xương ở vong quanh bờ trên và bờ dưới của thân đốt sống. Ngoài ra, đĩa đệm được giữ chặt hơn bởi một hệ thống dây chằng và hệ thống cơ bắp, giữ vững vàng các đốt sống và đĩa đệm với nhau và giữ cho đốt sống ở tư thế thẳng đứng

 Các đốt xương cột sống nối liền nhau kéo dài, uốn hơi cong nhẹ từ xương chẩm đến xương cụt (đương cong sinh lý) được xem là xương rường cột của cơ thể, cột sống bao bọc và bảo vệ tủy sống, hệ thần kinh tự chủ và chỉ huy mọi chức năng hoạt động, chuyển hóa, tuần hoàn, bài tiết, sinh lý – sinh dục,…

Một công trình muốn đứng vững phải có các cột trụ, giống như cơ thể con người được ví như một kiệt tác của tạo hóa, không những đứng vững trên hai chân và còn vận động, chuyển động nhẹ nhàng, uyển chuyển, tinh tế, linh hoạt, dẻo dai. Để có được sự kỳ diệu này chính là nhờ vai trò của cột sống.

Chức năng của cột sống hoạt động như một cây trụ cột giữ cho cơ thể con người đứng thẳng, thăng bằng. Cột sống con người là một chuỗi khớp xương xếp thành chồng nối liền đầu, mình, chân, tay giúp các bộ phận vận động đa dạng, linh hoạt và thoải mái. Nhờ vậy, con người mới có thể vận động, lao động, sinh hoạt và tham gia các hoạt động hàng ngày. Cột sống còn là một đường ống chắc chắn gọi là ông sống để bảo vệ tủy sống, phần tiếp theo của não bộ và là nơi xuất phát của các rễ thần kinh chi phối mọi hoạt động của cơ thể. Cột sống cùng các xương sườn, xương chậu tạo thành các khung xương để các cơ quan bám vào, để bảo vệ các tạng, phủ trong lồng ngực và trong ổ bụng. Cột sống có hình gần giống chữ S do có ưỡn ở cổ và thắt lưng, một đoạn gù ở ngực. Với hình dạng này cùng với hoạt động của các đĩa đệm, các lực tác động lên cơ thể, lên cột sống và hai chân luôn được phân tán, vận động của cột sống là vận động rất đa dạng và linh hoạt nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đốt sống, sự căng giãn của các dây chằng, sự co giãn của các cơ và đặc biệt là sự thay đổi hình dạng của các đĩa đệm.

Nếu cột sống bị biến đổi (tổn thương) như lồi, lệch, lõm hay vừa lồi ra sau và lệch sang một bên,..v..v…chấn thương cột sông (gãy, giập, trùn đốt) thì người đó sẽ phải trả giá bằng sức khỏe nếu nhẹ. Tôn thương năng như gãy, giập, trùn có thể phải trả giá bằng tính mạng hoặc cũng tàn phế suốt đời.

Hãy bảo vệ cột sống của bạn để bảo vệ cuộc sống của chính bạn!

Tác động cột sống – Lương Y Đỗ Văn Chiến

Cập nhật thông tin chi tiết về Tác Dụng Của Kéo Giãn Cột Sống trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!