Xu Hướng 3/2023 # Suy Nghĩ Về Vai Trò Của Rừng Và Việc Bảo Vệ Rừng # Top 3 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Suy Nghĩ Về Vai Trò Của Rừng Và Việc Bảo Vệ Rừng # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Suy Nghĩ Về Vai Trò Của Rừng Và Việc Bảo Vệ Rừng được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

DÀN Ý

Mở bài: Những lợi ích lớn lao của rừng đối với sự sống của con người

Thân bài:

Vai trò của rừng

Tạo ô-xy cho sự sống con người.

Điều hòa nhiệt độ, cân bằng thời tiết.

Giữ mạch nước ngầm.

Giữ độ màu mỡ cho đất, chống xói mòn.

Môi trường sống cho nhiều động, thực vật quý hiếm.

Che chắn giông bão, hạn chế lũ lụt.

Cung cấp nhiều tài nguyên quý giá: thực phẩm, cây thuốc quý, gỗ, quặng mỏ…

Căn cứ địa cách mạng thời chống giặc ngoại xâm.

Cảnh quan hùng vĩ, nguồn đề tài sáng tác cho văn học nghệ thuật.

Một số biện pháp bảo vệ rừng

– Đối với Nhà nước:

Phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các ban ngành và nhân dân.

Tuyên truyền, vận động cấp kinh phí đứng mức cho kế hoạch trồng rừng.

Xử lí thật nặng những kẻ phá hoại rừng.

Không được khai thác rừng bừa bãi, không có kế hoạch.

Tăng cường lực lượng kiểm lâm, quân đội để bảo vệ rừng.

Có chế độ đãi ngộ, khen thưởng đúng mức cho những người có công bảo vệ rừng.

– Đối với bản thân:

Mạnh dạn tố cáo những kẻ phá hoại rừng.

Tích cực trồng rừng và kêu gọi mọi người cùng trồng rừng.

Văn mẫu suy nghĩ về vai trò của rừng và việc bảo vệ rừng

Từ xưa, rừng đã được coi là tài sản qu‎ý báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Ông cha ta đã nhận xét giá trị to lớn của rừng qua câu: Rừng vàng, biển bạc.

Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản cần thiết cho cuộc sống. Nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Từ đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt (nên được gọi là tứ thiết) là nguyên liệu xây dựng đình chùa, lăng tẩm, có độ bền hàng ngàn năm đến lát chun, cẩm lai, vàng tâm, giáng hương rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và các loại gỗ thông thường để làm nhà cửa. từ cây gỗ chống lò trong hầm mỏ đến cành củi, mẩu than … tất cả đều từ rừng mà ra.

Ngày nay, với khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế ra nhiều nguyên liệu tổng hợp từ các sảnh phẩm hóa học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ trong đời sống. Tre, nứa, trúc, mai, vầu, … cùng với gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất giấy và hàng ngàn vật dụng quen thuộc khác.

Rừng còn cung cấp cho ta những sản vật quí hiếm. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khỏe và sự sống cho con người. Không sao kể hết những nguồn lợi mà rừng đem lại.

Rừng còn giữ vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú quí giá, là nguồn đề tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học. Rừng ngập mặn là bức tường thành ngăn chặn bão gió, sóng thần, lũ lụt, …

Đối với dân tộc Việt Nam, rừng còn gắn chặt với từng chặng đường lịch sử. Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, rừng trở thành căn cứ cách mạng: “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Trong thời bình, rừng là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng, là điểm tham quan du lịch của mọi người.

Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế nên con người ra sức khai thác nguồn lợi quí giá từ rừng. Bọn lâm tặc săn lùng gỗ quí khắp nơi. Muốn lấy một cây gỗ quí, chúng chẳng ngại phá hại hàng trăm cây cối to nhỏ xung quanh. Vì tiền, chúng bẫy hổ, săn gấu, bò tót, hươu, nai, lợn rừng, … ngay cả trong mùa sinh sản. Việc đốt rừng làm rẫy đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng. Nguy hại nhất là việc làm đó đã phá hủy vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm họa sạt núi, lở đất và những cơn lũ lớn không thể nào ngăn chặn được sẽ gây ra hậu quả ghê gớm.

Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết, nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người cần phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây, gây rừng. Khai thác lâm sản cũng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, cát, nước lũ, … và lấy đâu ra rừng vàng biển bạc cho con cháu mai sau?

Chúc các em học tốt!

Bảo Vệ Và Khoanh Nuôi Rừng

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7: được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh học tốt môn Bảo vệ và khoanh nuôi rừng sau khi trồng Công nghệ 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng

A. Lý thuyết & Nội dung bài học

I. Ý nghĩa

Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước, là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với đời sống sản xuất của xã hội. Do đó cần phải có biện pháp bảo vệ và phục hồi rừng đã mất.

II. Bảo vệ rừng

1. Mục đích:

– Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.

– Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản phẩm cao và tốt nhất.

2. Biện pháp:

– Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng, mua bán lâm sản, săn giết động vật trái phép.

– Chính quyền, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch: định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, …

– Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng, sản xuất khi được cơ quan lâm nghiệp cấp phép và phải thực hiện đúng quy định về bảo vệ và phát triển rừng.

III. Khoanh nuôi phục hồi rừng

1. Mục đích: Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng cao.

2. Đối tượng đã khoanh nuôi:

Đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng còn khả năng phục hồi thành rừng:

– Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng.

– Đồng cỏ cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30cm.

3. Biện pháp khoanh nuôi

Bảo vệ, cấm chăn thả gia súc. Chống chặt phá cây gieo giống và cây con tái sinh.

Phát dọn dây leo, bụi bặm, cuốc xới đất tơi xốp quanh gốc cây gieo giống và bổ sung.

Tra hạt hay trồng cây vào khoảnh đất lớn.

Câu 1: Trong các loài sau, loài nào là động vật rừng quý hiếm ở Việt Nam:

A. Voọc ngũ sắc, voọc mũi hếch, công, gà lôi.

B. Voi, trâu rừng, bò nuôi, sói.

C. Gấu chó, chó, vượn đen, sóc bay.

D. Mèo tam thể, Cầy vằn, cá sấu, tê giác một sừng.

Câu 2: Mục đích của việc bảo vệ rừng:

A. Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.

B. Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản phẩm cao và tốt nhất.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 3: Pháp lệnh bảo vệ rừng và phát triển rừng đã được Hội đồng Nhà nước thông qua và ban hành vào ngày:

A. 19-8-1991

B. 18-9-1991

C. 19-8-1993

D. 18-9-1992

Câu 4: Các hoạt động bị nghiêm cấm đối với tài nguyên rừng bao gồm, trừ:

A. Gây cháy rừng

B. Khai thác rừng có chọn lọc.

C. Mua bán lâm sản trái phép.

D. Lấn chiếm rừng và đất rừng.

Câu 5: Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch bảo vệ rừng như:

A. Định canh, định cư.

B. Phòng chống cháy rừng.

C. Chăn nuôi gia súc.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 6: Cá nhân hay tập thể muốn khai thác và sản xuất trên đất rừng cần phải:

A. Được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép.

B. Tuân theo các quy định bảo vệ và phát triển rừng.

C. Có thể khai thác bất cứ lúc nào muốn.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 7: Loại đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng có khả năng phục hồi thành rừng gồm có:

A. Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng.

B. Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 20cm.

C. Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30cm.

D. Cả A, C đều đúng

Câu 8: Các biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng gồm, trừ:

A. Bảo vệ: Cấm chăn thả đại gia súc.

B. Tổ chức phòng chống cháy rừng.

C. Tra hạt hay trồng cây vào nơi đất có khoảng trống nhỏ.

D. Phát dọn dây leo, bụi rậm, cuốc xới đất quanh gốc cây gieo giống và cây trồng bổ sung.

Câu 9: Rừng nhiệt đới trên thế giới bị phá hủy bao nhiêu % một năm?

A. 2 % B. 3 % C. 5 % D. 7 %

Câu 10: Tại Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 rừng bị phá hủy khoảng:

A. 2 triệu ha. B. 3 triệu ha. C. 4 triệu ha. D. 5 triệu ha

Rừng Là Gì? Vai Trò Của Rừng Đối Với Đời Sống Xã Hội Sản Xuất Và Kinh Tế

Rừng là một quần xã sinh vật có diện tích đủ lớn. Trong đó, thành phần chủ yếu đóng vai trò chủ chốt là cây rừng.

Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, rừng còn có giá trị vô cùng lớn đối với đời sống và sản xuất của xã hội.

Vai trò của rừng là gì?

Một số vai trò và tác dụng to lớn của rừng có thể kể đến đó là:

Cung cấp oxy cho con người và động vật, giúp điều hòa khí hậu.

Là môi trường sinh sống và trú ẩn của nhiều loài động thực vật.

Nguồn cung cấp các loại nguyên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất.

Chống xói mòn đất, cản sức gió và ngăn cản tốc độ chảy của dòng nước.

Phát triển du lịch sinh thái tại các khu vườn quốc gia, rừng sinh thái.

Là môi trường cho nhưng nghiên cứu khoa học và hoạt động thám hiểm.

Rừng điều hòa không khí trong lành: Mọi người đều biết, cây xanh có khả năng quang hợp. Do đó, rừng giống như một nhà máy thu nhận khí Cacbonic (CO2) và sản xuất ra Oxy (O2),… Đặc biệt là trong tình trạng trái đất đang ngày một nóng lên như hiện nay, thì việc giảm lượng khí CO2 là điều cực kỳ quan trọng.

Giúp điều tiết lượng nước, phòng chống thiên tai lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất: Vai trò của rừng là đặc biệt quan trọng trong phòng chống thiên tai. Điều hòa và giảm dòng chảy bề mặt. Ngoài ra, chúng còn giúp khắc phục xói mòn, hạn chế lắng đọng lòng hồ, lòng sống, điều hòa dòng chảy của sông, suối.

Rừng có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng của đất: Khả năng chế ngự dòng chảy của rừng giúp ngăn chặn sự bào mòn đất. Đặc biệt là ở những vùng đồi núi có độ dốc lớn. Rừng giữ cho lớp đất mặt không bị xói mòn đi. Cùng với đó là mọi đặc tính vi sinh vật học và lý hóa cũng như độ phì nhiêu của đất được giữ nguyên.

Chống cát ven biển di động: Rừng có vai trò giúp che chở cho vùng đất đất liền, bảo vệ vùng đê biển, cải hóa vùng đất bị nhiễm mặn và phèn chua.

Rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất. Đây là một quần xã sinh vật khổng lồ bao gồm môi trường đất, khí hậu và sinh vật rừng tạo nên một quần thể thống nhất và tương trợ lẫn nhau. Vai trò của rừng đối trong đời sống và hoạt động sản xuất của con người:

Là nguồn cung cấp củi đốt, nguồn nguyên liệu gỗ.

Rừng là nơi trú ngụ khổng lồ và vô cùng tuyệt vời của các loại động thực vật quý hiếm. Nguồn cung cấp dược liệu, các loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. Là nguồn gen để nghiên cứu khoa học…

Do đó, mỗi quốc gia cần có một diện tích rừng tối ưu khoảng 45%, đây là một trong những tiêu chí an ninh môi trường vô cùng quan trọng.

Vai trò đối với nền kinh tế

Rừng đối với sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia có vai trò mật thiết. Luật Bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam có ghi rõ: “Rừng là một trong những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước ta, rừng có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi trường sinh thái, đóng góp giá trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc.”

Cung cấp nguồn gỗ làm vật liệu xây dựng, nguồn nhiên liệu phục vụ cho đời sống hằng ngày của con người

Thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến lâm sản, gỗ, sợi, giấy, gỗ trụ mô,… phát triển mạnh mẽ.

Là một nguồn dược liệu rất quý: Các vị thuốc như đương quy, tam thất, đỗ trọng, thảo quả, hồi…

Nguồn thực phẩm dồi dào phục vụ cho đời sống con người: Có thể kể đến như mộc nhĩ, nấm hương.

Rừng còn giúp thúc đẩy các hoạt động du lịch, khám phá thiên nhiên, thám hiểm.

Vai trò của tài nguyên rừng

Đối với các dân tộc sinh sống tại các vùng núi ở nước ta, rừng đóng vai trò là nguồn thu nhập chủ yếu. Nguồn tài nguyên này là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động. Đây cũng là yếu tố giúp xóa đói giảm nghèo cho xã hội.

Tài nguyên rừng còn giúp cung cấp nguồn gen quý hiếm từ những động thực vật rừng cần được bảo tồn. Nguồn tài nguyên vô tận giúp điều hòa nhiệt độ, lượng nước và không khí. Con người thường sử dụng các tài nguyên khai thác từ rừng phục vụ cho đời sống hằng ngày.

Tài nguyên rừng là loại tài nguyên có thể tái tạo được. Tuy vậy, nếu như không có biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý thì nguồn tài nguyên này cũng dần bị cạn kiệt. Do đó việc bảo vệ rừng là vấn đề cần thiết đặc biệt quan trọng. Và cần nhận được sự quan tâm lớn từ mỗi quốc gia.

Bảo vệ rừng là vấn đề cấp bách

Vai trò của rừng như kể trên là đặc biệt quan trong trong đời sống, sản xuất, môi trường và xã hội. Tuy nhiên, hiện nay tình hình chặt phá rừng và khai thác rừng bừa bãi đang diễn ra một cách ngang nhiên và đáng báo động. Nhiều đối tượng vì cái lợi trước mắt của bản thân mà quên đi lợi ích lâu dài của toàn xã hội.

Hệ sinh thái rừng bị tàn phá cướp đi nơi trú ngụ của các loài sinh vật. Bên cạnh đó, tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy của người dân cũng cũng khiến diện tích rừng bị suy giảm một cách trầm trọng.

Do đó, nhà nước và xã hội cần bảo vệ rừng bằng những hành động thiết thực. Coi đây là một vấn đề quan trọng và phải thực hiện ngay. Cần tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong việc bảo vệ rừng. Đặc biệt là những đồng bào dân tộc thiểu số thiếu kiến thực dễ bị kể gian lợi dụng. Ngoài ra, cần tích cực trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. Nhà nước cũng cần có những chính sách xử phạt nghiêm minh phù hợp dành cho những đối tượng cố tình tàn phá rừng.

Bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chính bản thân bạn và những người thân. Bởi vai trò của rừng là vô cùng to lớn. Đây không phải vấn đề ngày một ngày hai là có thể giải quyết và cũng không phải là vấn đề của riêng ai. Tất cả chúng ta phải chung tay vào cuộc vì một tương lai tốt đẹp.

Trình Bày Sự Suy Giảm Tài Nguyên Rừng?Trình Bày Sự Suy Giảm Tài Nguyên Rừng Và Hiện Trang Rừng Cùng Với Các Biện Pháp Bảo Vệ Tài Nguyên Rừng Ở Nước Ta ?

a) Tài nguyên rừng

– Suy giảm tài nguyên rừng: năm 1943, độ che phủ rừng ở nước ta là 43,09% và giảm xuống còn 22,0% vào năm 1983, sau đó tăng lên 38,09% (năm 2005). Mặc dù tổng diện tích rừng đang lăng dần lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi (70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi).

– Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:

+ Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước hiện lại từ gần 40% lên đến 45 – 50%, vùng núi dốc phải đạt độ che phủ khoảng 70 – 80%

+ Thực hiện những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với 3 loại rừng:

Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi trọc.

Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

Đối với rừng sản xuất đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đât rừng.

+ Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.

b) Đa dạng sinh học

– Sự suy giảm tính đa dạng sinh học của nước ta biểu hiện ở các mặt: suy giảm số lượng, thành phần loài, kiểu hệ sinh thái và nguồn gen

+ Suy giảm diện tích và chất lượng rừng: rừng nguyên sinh bị phá hoại, diện tích rừng giảm, rừng giàu bị thu hẹp, còn lại chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng mới phục hồi, độ che phủ rừng còn thấp

+ Suy giảm đáng kể số lượng các loài động vật hoang dã và nguồn gen động thực vật quý hiếm.

+ Nhiều loài mất dần, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng (gồm khoảng 100 loài thực vật, 62 loài thú, 29 loài chim).

+ Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước ta cũng bị suy giảm rõ rệt.

– Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

+ Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Đến năm 2007, đã có 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên, bảo tồn loài – sinh cảnh, trong đó có 6 khu được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

+ Ban hành Sách đỏ Việt Nam (để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng, đã có 360 loài thực vậl và 350 loài động vật thuộc loại quý hiếm được đưa vào sách đỏ Việt Nam).

+ Quy định trong việc khai thác (như: cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng non; cấm gây cháy rừng:-cấm săn bắt động vật trái phép; cấm dùng chất nổ đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột; cấm gây độc hại cho môi trường nước)

Cập nhật thông tin chi tiết về Suy Nghĩ Về Vai Trò Của Rừng Và Việc Bảo Vệ Rừng trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!