Xu Hướng 4/2023 # Suy Giảm Chức Năng Thận: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả # Top 5 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Suy Giảm Chức Năng Thận: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Suy Giảm Chức Năng Thận: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thận là bộ phận quan trọng trong cơ thể con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo cũng như chức năng của thận.

Cấu tạo của thận gồm có cầu thận và ống thận. Trong đó:

+ Cầu thận: Có quản cầu Malpighi và nang Bowman. Bowman là một túi bọc quả cầu, thành nang có nhiều lỗ nhỏ. Quản cầu Malpighi có dạng khối hình cầu, được tạo thành từ khoảng 50 mao mạch xếp song song.

+ Ống thận: Có ống lượn xa, ống lượn gần và quai Henle. Dịch lọc từ nang đổ vào ống lượn gần rồi đi đến quai Henle. Ở đầu lên của quai Henle tiếp với ống lượn xa, từ ống lượn xa dịch lọc đổ vào ống góp.

Thận có chức năng chính là lọc máy và chất thải. Ngoài ra, nó còn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa thể tích máu, hòa các chất tan trong máu. Cụ thể như sau:

+ Lọc máu và các chất thải: Thận sẽ lọc các chất thải chỉ giữa lại protein và các tế bào máu. Các chất thải được tiết ra, vào dịch lọc để hình thành nước tiểu.

+ Điều hòa thể tích máu: Thận kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể bằng cách sản xuất nước tiểu. Khi chúng ta uống ít nước thì lượng nước tiểu sẽ giảm đi và ngược lại.

+ Hòa các chất hòa tan trong máu, độ pH của dịch ngoại bào: Thận giúp điều hòa nồng độ các ion có trong máu. Thông qua việc tổng hợp vitamin D để hỗ trợ kiểm soát lượng ion Canxi trong máu.

Chức năng thận suy giảm là gì?

Chức năng thận suy giảm là tình trạng suy giảm chức năng của thận, hay còn gọi là suy thận, thận yếu. Chứng bệnh này vừa ảnh hưởng tới sức khỏe, vừa là nguyên nhân dẫn đến những bệnh lý khác như: Yếu sinh lý ở nam giới, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ,… Suy giảm chức năng thận thường được hình thành trong 1 vài tháng đến 1 năm và gây ra nhiều tổn thương cho thận.

Biểu hiện chức năng thận giảm

Suy giảm chức năng thận thường biểu hiện qua các triệu chứng cụ thể như sau:

Đi tiểu nhiều lần về đêm, tiểu buốt, tiểu rắt: Đây là biểu hiện phổ biến của việc suy giảm chức năng thận. Khi gặp các hiện tượng này, bạn nên đến bệnh viện xét nghiệm nước tiểu, khám sức khỏe càng sớm càng tốt để có thể phát hiện bệnh kịp thời.

Hay rùng mình, chân tay lạnh: Người bị suy giảm chức năng thận thường có cảm giác ớn lạnh, chân tay lạnh, xanh xao, thậm chí lạnh cả vùng đầu gối và khuỷu tay.

Hoa mắt, mất ngủ, hay gặp ác mộng: Những dấu hiệu này thường gặp ở người thận yếu.

Hen suyễn: Thận là cơ quan có chức năng nạp khí. Vì vậy, nếu chức năng thận suy giảm thì sẽ không thể tích khí, dẫn đến tình trạng khó thở, thở khò khè và nguy hiểm hơn là hen suyễn.

Đau lưng, mỏi chân: Khi ngồi lâu một chỗ như lúc đi tàu xe, đi máy bay dễ dẫn đến ngưng khí, tụ máu và nguyên nhân chính thường là do chức năng thận suy giảm.

Táo bón: Cội nguồn sâu xa của bệnh táo bón là do chức năng thận kém gây nên. Nguyên nhân bởi vì sự truyền dẫn đại tiện bắt buộc phải thông qua sự kích hoạt và bồi bổ của thận, khí mới có thể phát huy được vai trò cố hữu của nó.

Rối loạn chức năng sinh dục: Theo Đông y, thận âm và thận dương đóng vai trò tương trợ và chế ngự lẫn nhau, để duy trì sự cân bằng sinh lý bình thường cho cơ thể. Một khi chức năng thận suy giảm, khiến sự cân bằng này bị phá vỡ thì thường dẫn đến hiện tượng rối loạn chức năng sinh dục như xuất tinh sớm, bệnh về tinh dịch, mộng tinh, liệt dương,…

Nguyên nhân chức năng thận giảm

Chức năng thận giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, các tác nhân gây bệnh chính gồm có:

Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường khiến nguy cơ suy giảm chức năng thận trở nên báo động hơn. Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính của hầu hết các trường hợp.

Lạm dụng thuốc Tây: Đây là nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận phổ biến nhất. Việc lạm dụng một số loại thuốc như NSAIDs, thuốc giảm đau,… có thể gây co mạch máu và tổn thương mô thận.

Thừa cân, béo phì: Khi lượng mỡ trong cơ thể bị dư thừa chèn ép vào thận sẽ làm giảm quá trình lưu thông máu dẫn đến chức năng thận bị suy giảm.

Lười vận động: Thói quen lười vận động và tập luyện thể dục có thể khiến cho bạn mắc bất kì một căn bệnh nào. Trong đó, chức năng thận bị suy giảm không phải là một ngoại lệ.

Khói thuốc và các chất kích thích: Khói thuốc trực tiếp hay thụ động cũng đều có khả năng làm cho chức năng thận yếu đi. Đồng thời, việc sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là ma túy tổng hợp sẽ làm gia tăng các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể mà thận khó có thể bài tiết được.

Chức năng thận giảm có nguy hiểm không?

Chức năng thận suy giảm có nguy hiểm. Bởi một khi thận suy giảm chức năng đồng nghĩa với việc khả năng thanh lọc và đào thải kém, chất độc tích tụ lại gây rối loạn toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Một số bệnh lý phổ biến khi thận bị suy giảm chức năng có thể kể đến như:

+ Sỏi thận: Người bị sỏi thận sẽ gặp phải tình trạng tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, màu nước tiểu thay đổi, lượng nước tiểu ít, đau vùng thắt lưng, kèm theo sốt hoặc không.

+ Viêm thận: Thường gặp do nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc thuốc, hóa chất. Viêm thận được chia thành 2 dạng là viêm cầu thận cấp tính và viêm cầu thận mạn tính.

+ Viêm ống thận cấp: Thường là do ngộ độc chì, thuỷ ngân, sunfamit khiến người bệnh không đi tiểu được, ure máu cao, nước tiểu có protein, nhiều hồng cầu, bạch cầu trụ hình hạt.

+ Suy thận: Khi thận không đủ khả năng đào thải cặn bã, khiến các chất độc hại và dịch dư thừa đọng lại trong cơ thể sẽ đến đến bệnh suy thận. Thông qua xét nghiệm nước tiểu và dựa vào các chỉ số albumin, creatinin, ure, protein,… sẽ biết được tình trạng của thận.

Thực phẩm phục hồi chức năng thận

Chức năng thận có thể hồi phục bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Vậy người bị thận yếu nên ăn thực phẩm gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Nước ép hoa quả, rau củ: Nước ép hoa quả và nước ép rau củ rất tốt cho những người bị bệnh thận suy giảm chức năng. Bởi trong những loại nước ép này có chứa các chất giúp ngăn ngừa suy thận, cải thiện sức khỏe của thận. Lưu ý, bạn không nên ăn và uống nước ép hoa quả có chứa nhiều kali như mơ, chuối, kiwi,…

Ảnh 3: Nước ép hoa quả tốt cho người bị suy giảm chức năng thận

Lòng trắng trứng gà: Đây là thực phẩm có hàm lượng protein dồi dào và ít phốt pho. Người bị bệnh thận suy giảm chức năng chỉ nên ăn lòng trắng trứng không nên ăn lòng đỏ trứng.

Cá: Việc ăn cá mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt những loại cá như cá ngừ, cá hồi, cá thu có chứa rất nhiều omega3; sẽ có tác dụng chống viêm nên rất tốt cho những người bị bệnh thận yếu.

Bắp cải: Trong thành phần của bắp cải có chứa phytochemical giúp những tế bào tự do có hại cho cơ thể được đẩy lùi. Ngoài ra, loại rau này còn chứa hàm lượng kali ít, rất tốt những người đang bị bệnh thận, giảm bớt áp lực cho thận.

Bí ngô: Bí ngô có hàm lượng tinh bột cao nhưng chỉ số đường huyết thấp. Cho nên, khi ăn không hề làm tăng lượng đường có trong máu, giúp quá trình lọc ở thận cũng diễn ra dễ dàng hơn.

Tỏi: Theo nghiên cứu, trung bình cứ 1 củ tỏi có chứa 1mg Natri, 12mg Kali, 4mg Photpho; giúp tăng cường sức đề kháng, hạ lượng cholesterol trong cơ thể để hạn chế viêm nhiễm ở thận.

Ớt chuông đỏ: Một trái ớt chuông có chứa vitamin A, C cùng vitamin B6, chất xơ, hàm lượng natri, kali và đặc biệt là có chất lycopene. Lycopene là chất có khả năng chống oxy hóa rất tốt nên người bị suy giảm chức năng thận nên bổ sung nhiều ớt chuông trong bữa ăn hằng ngày.

Bổ Thận Nam An – Tăng cường chức năng thận an toàn, hiệu quả tận gốc

Như đã trình bày ở trên, suy giảm chức năng thận rất nguy hiểm. Nó có thể dẫn đến các bệnh lý như sỏi thận, suy thận, viêm thận,… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như tính mạng của người mắc phải. Để tăng cường chức năng thận an toàn, hiệu quả tận gốc; rất nhiều người đã sử dụng BỔ THẬN NAM AN và để lại những đánh giá, phản hồi tích cực.

BỔ THẬN NAM AN là bài thuốc Đông y gia truyền, do trực tiếp Lương y Nguyễn Công Sáu và vợ ông là Lương y Lê Thị Hải ngày đêm nghiên cứu, phát triển, bào chế theo phương pháp thủ công mà dòng tộc để lại. Bài thuốc này có nhiều công dụng đặc hiệu:

Bổ thận tráng dương, sinh tinh ích tủy.

Ích thận khí, cố tinh khí.

Dưỡng can điều huyết, đại bổ nguyên khí.

Khu phong, trừ thấp, cường kiện gân cốt.

BỔ THẬN NAM AN được bào chế từ 100% dược liệu tự nhiên. Bài thuốc này đã được Bộ Y tế kiểm định và chứng nhận là không lẫn tân dược, chất phụ gia. Thành phần thuốc là những vị thuốc có trong Dược Điển IV, được Bộ Y tế cho phép, được chứng nhận CO-CQ: Đỗ Trọng, Khiếm Thực, Ngưu Tất, Kỷ Tử, Tỏa Dương, Dâm Dương Hoắc,… và một số bí dược gia truyền khác.

Vì vậy, Bổ thận Nam An đảm bảo an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân. Người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng Bổ thận Nam An mà không cần lo lắng về tác dụng phụ. Tùy thuộc tình trạng bệnh khác nhau, nguyên nhân và cơ địa của từng người. Nhà thuốc sẽ khéo léo gia giảm, thêm bớt các vị thuốc khác nhau để chữa sát bệnh và đem lại hiệu quả tốt nhất.

Cơ chế tăng cường chức năng thận của bài thuốc Đông y gia truyền BỔ THẬN NAM AN thể hiện rõ qua Bổ thận âm, bổ thận dương và Dưỡng thận.

Bổ thận âm, bổ thận dương: Thận âm là chủ vật chất dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, có âm khí để tăng độ cương cứng. Còn thận dương là chủ về hưng phấn của cơ thể giúp con người nhanh nhẹn hơn, làm gia tăng ham muốn.

Theo Đông y, con người là một thể thống nhất, cần phải cân bằng âm dương mới có sức khỏe tốt. Vì vậy, cần phải bồi bổ cả thận âm và thận dương. Sử dụng Bổ thận Nam An giúp cải thiện tình trạng mất cân bằng âm dương, phục hồi dương khí, sinh tân dịch, ích tủy, ích thận khí để trị yếu sinh lý, xuất tinh sớm, chứng đau đầu, bốc hỏa, lạnh tay chân, ù tai, đau lưng thận,…

Dưỡng thận: Thận có chức năng kiểm soát sự trao đổi chất nước của cơ thể, chuyển hóa nước thành khí, từ đó vận hành đi toàn cơ thể. Bên cạnh đó, nó cũng có thể chuyển hóa khí thành nước, tích tụ trong bàng quang, thông qua sự điều tiết đóng mở của nắp bàng quang.

Đồng thời, đưa các loại độc tố sản sinh trong cơ thể cùng nước tiểu xuất ra ngoài. Khi chức năng thận suy giảm, độc tố sẽ khó được lọc và thải ra, tích tụ lại trong cơ thể, là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh. Uống Bổ thận Nam An giúp bào mòn, đào thải, ngăn chặn sự hình thành sỏi trong thận, loại bỏ tình trạng tiểu đau, tiểu buốt, tiểu ra máu,…

Đừng để chứng suy giảm chức năng thận ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn! Hãy liên hệ ngay tới Nhà thuốc Hải Sáu, khi gặp vấn đề chức năng thận suy giảm theo địa chỉ bên dưới. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí và hỗ trợ bạn tận tình!

NHÀ THUỐC HẢI SÁU Địa chỉ: Xóm 2, thôn Vũ Hạ, An Vũ, Quỳnh Phụ, Thái Bình Hotline: 0975160833

Suy Thận Cấp, Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị

1. Định nghĩa

Suy thận cấp là một hội chứng xuất hiện khi chức năng thận bị suy sụp nhanh chóng, mức lọc cầu thận bị giảm sút hoàn toàn, bệnh nhân sẽ vô niệu, urê máu tăng dần, tỉ lệ tử vong cao.

2. Nguyên nhân

Rất nhiều, có nguyên nhân trước thận, tại thận hay sau thận.

2.1. Mất nước, mất muối.

Chấn thương mất máu, trong phẫu thuật ngoại khoa như:

– Shock chấn thương mất máu, trong phẫu thuật ngoại khoa

– Shock trong ỉa chảy mất nước.

– Shock trong nhiểm khuẩn, nhiểm độc

– Shock trong bỏng.

– Shock sau sẩy thai, nạo thai

– Shock do suy tim.

Viêm thận bể thận, viêm cầu thận cấp.

thuốc, hoá chất.

Sỏi. u

Hội chứng gan thận (xơ gan), không rõ nguyên nhân.

3. Triệu chứng lâm sàng:

Thường diễn biến qua các giai đoạn sau:

* Giai đoạn khởi đầu:

Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh để có giai đoạn khởi đầu nhanh hay chậm, nếu nguyên nhân là ngộ độc thì diễn biến nhanh có thể dẫn đến vô niệu ngay, nếu nguyên nhân là shock thì cũng tùy nguyên nhân dẫn đến shock và kỹ thuật hồi sức lúc đầu.

* Giai đoạn tiểu ít, vô niệu:

Cần đo lượng nước tiểu trong 24h, nếu < 300 ml thì xem như là tiểu ít, <100 ml thì xem là vô niệu.

Vô niệu có thể diễn biến từ từ, hay đột ngột tùy nguyên nhân:nếu dongộ độc

hay do sỏi, u thì vô niệu thường xảy ra đột ngột.

Tiểu ít hay vô niệu có thể kéo dài 1-2 ngày, có khi 3-4 tuần, trung bình là 7 – 12 ngày.

Các dấu chứng lâm sàng trong giai đoạn này là:

* Về tim mạch: nhịp tim nhanh hay chậm, có rối loạn dẫn truyền, huyết ápcao

vừa, nếu có viêm màng ngoài tim là biểu hiện xấu do urê máu tăng.

* Về thần kinh: có thể kích thích, vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn tâm thần.

* Về hô hấp: rối loạn nhịp thở, thở nhanh, thở sâu do nhiễm toan, thở kiểu Cheyne – Stockes hay Kussmaul.

* Thiếu máu: thường xuất hiện sớm nhưng không nặng lắm.

* Phù: do uống nước nhiều hay truyền dịch nhiều, có thể đến phù phổi cấp.

* Ngoài ra nếu có vàng da vàng mắt là biểu hiện của tổn thương gan mật kèm

theo

* Giai đoạn tiểu trở lại:

Có thể kéo dài 5- 7 ngày, mỗi ngày có thể tiểu 4 -5 lít, lượng nước tiểu còn phụ thuộc vào lượng dịch đưa vào trước đó. Tai biến quan trọng trong giai đoạn này là mất nước và rối loạn điện giải.

* Giai đoạn hồi phục:

Sự hồi phục nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào tình trạng ban đầu, chế độ điều trị, các rối loạn sinh hoá dần dần trở lại bình thường.

4. Triệu chứng cận lâm sàng:

– Urê tăng cao dần, urê tăng càng nhanh thì càng nặng và tiên lượng càng xấu.

– Kali máu tăng cao: phải làm điện giải đồ và điện tâm đồ.

– Rối loạn cân băng toan kiềm: dự trữ kiềm giảm, toan chuyển hoá, pH giãm, nếu khi có nhiễm khuẩn thì toan huyết thường nặng hơn.

* Suy thận cấp chức năng (còn gọi là suy thận cấp trước thận), nguyên nhân là do giảm thể tích tuần hoàn, tụt huyết áp.

* Huyết áp tụt, mạch nhanh, nhỏ khó bắt, đàn hồi da giảm, mắt trũng, mặt

hốc hác.

* Thiếu máu: natri niệu thấp, Kali niệu cao hơn natri, tỉ trọng nước tiểu tăng

cao.

* Nếu không điều trị kịp thời thì suy thận chức năng sẽ chuyển qua suy thận thực thể tức là hoại tử ống thận.

* Suy thận cấp thực thể: (còn gọi là suy thận cấp tại thận) thận bị tổn thương thực thể là do:

* Hoại tử ống thận cấp (shock, ngộ độc)

* Viêm cầu thận cấp, đợt cấp của viêm cầu thận mạn.

* Nhồi máu thận.

* Suy thận cấp cơ giới: (còn gọi suy thận cấp sau thận) nguyên nhân có thể do:

* Sỏi niệu quản

* U

Có thể phân biệt suy thận cơ năng và suy thận thực thể dựa vào bảng sau đây:

1. Tiên lượng

Trước kia tử vong rất cao, có khi đến 90%. Ngày nay tiên lượng tốt hơn nhờ có hồi sức bằng lọc máu, bằng thận nhân tạo, hay lọc màng bụng thì tỉ lệ tử vong có giảm tuỳ thuộc vào nhóm bệnh. Tiên lượng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, phụ thuộc vào kỹ thuật hồi sức, công tác chăm sóc người bệnh và các biện pháp đề phòng bội nhiễm.

2. Điều trị

2.1. Nguyên tắc

– Điều trị bệnh chính.

– Điều chỉnh thể dịch: để hạn chế rối loạn nước, điện giải và cân bằng toan kiềm, chủ yếu là chống phù não, phù phổi do truyền dịch quá nhiều.

– Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

– Chống bội nhiễm.

– Lọc máu khi cần: nhằm mục đích thay thế tạm thời thận suy.

– Hộ lý săn sóc bệnh nhân.

– Truyền dịch hay truyền máu: phải bù dịch hay bù máu trong trường hợp bệnh nhân mất nước hay mất máu. Phải nâng nhanh huyết áp, nếu để huyết áp tụt quá 72h có nguy cơ chuyển từ suy thận cấp cơ năng sang suy thận cấp thực thể. Để hạn chế một lượng dịch được truyền vào quá nhiều cần đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, đồng thời theo dõi lượng nước tiểu để tính được lượng nước truyền vào.

– Điều trị đặc hiệu: Điều trị nguyên nhân là chính

– Chế độ ăn: Nên cho lượng đạm tối thiểu (0,5g/kg.).

* Cần giữ cân bằng nội môi, hạn chế tăng K máu và Nitơ phi protein.

– Nước: đảm bảo cân bằng âm nghĩa là vào ít hơn ra, lượng nước không được quá lượng tiểu 500ml.

– Điện giải và toan máu: cần hạn chế Kali máu tăng bằng nhiều cách: không cho thức ăn có K, giải quyết những ổ nhiễm khuẩn, ổ hoại tử, xuất huyết, cho Calci.

– Dinh dưỡng: cung cấp nhiều Calo bằng glucid, lipid, hạn chế protid.

– Lợi tiểu: Trong suy thân cấp chức năng thì cần dùng các loại lợi tiểu mạnh như Lasix, tuy nhiên cần đề phòng mất nước trụy mạch do đái quá nhiều.

– Chống nhiễm khuẩn: thận trọng dùng kháng sinh nhất là các kháng sinh độc cho thận.

Chức năng thận vẫn chưa được hồi phục, Urê vẫn còn tăng cao.

– Cần hạn chế protein và K+ trong thức ăn trong những ngày đầu.

– Truyền dịch hay uống nuớc để tránh tình trạng mất nước.

– Nếu cần phải tiếp tục lọc máu.

Suy Giảm Chức Năng Thận Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Suy giảm chức năng thận ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh bởi thận giữ vai trò quan trọng trong cơ thể. Chính vì vậy, bệnh nhân cần trang bị kiến thức đầy đủ để có thể nhận biết và điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Suy giảm chức năng thận là gì? Nguyên nhân

Suy giảm chức năng thận (hay còn gọi tắt là hiện tượng suy thận) là tình trạng thận bị tổn thương khiến các chức năng thận bị suy giảm, đặc biệt là chức năng lọc máu và đào thải các độc tố ra bên ngoài cơ thể.

Dựa theo thời gian mắc bệnh, suy thận được chia thành hai nhóm là suy thận cấp và suy thận mạn. Suy thận cấp tính có thể chữa khỏi được còn suy thận mãn tính phải lọc máu hoặc thậm chí là thay thận. Trong đó:

Suy thận cấp: Tình trạng thận tổn thương, các chức năng chính của thận bị mất đột ngột, tiến triển nhanh chóng.

Suy thận mạn: Tình trạng thận xơ hóa, tổn thương, chức năng của thận bị suy giảm từ từ và không thể hồi phục.

Tình trạng suy giảm chức năng thận có thể là do tuổi tác, hệ lụy của các thói quen sinh hoạt không khoa học hoặc một số bệnh lý như sỏi thận, viêm cầu thận.

Tuổi tác: Người cao tuổi thì chức năng thận bị suy giảm nên khi có một số yếu tố tác động vào sẽ dễ gây ra suy thận.

Ăn uống: Ăn nhiều thực phẩm chứa đạm, chất Purine, đồ ăn mặn, chất kích thích và đồ uống có cồn cũng là nguyên nhân gây suy thận.

Chấn thương: Cơ thể bị mất máu khiến cung cấp không đủ lượng máu đến thận.

Nhịn tiểu, uống không đủ nước: Nhịn tiểu sẽ càng làm tăng áp lực lên bàng quang, gây ra tình trạng ngược bàng quang, niệu quản dẫn đến suy thận.

Lạm dụng thuốc Tây: Sử dụng thuốc Tây quá nhiều khiến thận phải làm việc và lọc chất thải ra bên ngoài, gây tổn thương và suy thận.

Bệnh lý: Ngoài ra, thận còn bị tổn thương do một số bệnh lý như sỏi thận, viêm cầu thận, bệnh thận đa nang, tiểu đường, cao huyết áp…

Dấu hiệu suy giảm chức năng thận

Ở giai đoạn đầu, suy thận thường không có biểu hiện rõ rệt. Khi tình trạng bệnh tiến triển thì bệnh nhân có thể có một số biểu hiện như mệt mỏi, khó thở, thay đổi lượng nước tiểu… Những dấu hiệu suy thận cụ thể ở nam và nữ giới thường gặp là:

Nam giới

Sợ lạnh, rùng mình, chân tay nhức mỏi, nhạt miệng…

Hoa mắt, chóng mặt, gặp phải ác mộng và gây mất ngủ.

Tiểu đêm nhiều lần, thất thường.

Lưng đau, khó khom lưng, gót chân, bàn chân đau nhức.

Ù tai, chóng mặt, chân và cổ tay bị phù.

Táo bón, nặng hơn có thể bị trĩ.

Nữ giới

Dễ cảm thấy lạnh, sợ lạnh, thậm chí bị hắt xì và tiêu chảy.

Tăng cân một cách bất thường trong khi vẫn giữ nguyên chế độ ăn và sinh hoạt bình thường.

Tóc khô rối, rụng nhiều và thưa dần.

Cảm thấy không hứng thú và tránh né chuyện ấy.

Mắt khô, phần dưới mắt bị phù rõ rệt.

Các triệu chứng tiền mãn kinh như ra mồ hôi trộm, tâm lý thay đổi thất thường…

Điều trị suy giảm chức năng thận

Việc thăm khám và tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ khi bị suy giảm chức năng thận là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ để kết hợp với các bài thuốc Đông y và mẹo chữa suy thận dân gian giúp mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

Mẹo dân gian

Người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian giúp tăng cường chức năng thận khi tình trạng bệnh mới phát, còn nhẹ. Hoặc sử dụng kết hợp với phương pháp điều trị y tế để mang lại hiệu quả nhanh và tốt nhất. Tham khảo cách tăng cường chức năng thận từ cây thuốc như rau ngổ, râu ngô và cây mã đề.

Rau ngổ có tính mát và chứa nhiều thành phần có dược tính cao như Lipid, Gluxit, Enydrin, Vitamin B, C… Vì vậy, đây là vị thuốc có tác dụng giãn nở các mạch máu, làm mát máu và tăng cường chức năng lọc của thận.

Người bệnh chỉ cần rửa sạch khoảng 30g rau ngổ với nước muối loãng rồi giã nát. Sau đó cho thêm 150ml nước sôi để nguội, khuấy đều rồi lọc lấy nước cốt, cho thêm chút đường sẽ dễ uống hơn.

Từ xa xưa, ông bà ta đã truyền tai nhau nước râu ngô có tác dụng thanh lọc, giải độc và chữa suy giảm chức năng thận hiệu quả. Râu ngô có vị ngọt, tính bình, có công dụng tốt như tiêu thũng, bình can, lợi niệu. Ngoài ra, vị thuốc này còn chứa nhiều thành phần như Tanin, Allantoin, Sitosterol, Stigmasterol… giúp hỗ trợ chức năng thận hiệu quả.

Bệnh nhân cần chuẩn bị các nguyên liệu như 100g râu ngô, 50g ý dĩ, 50g rau má, 50g mã đề, 40g sài đất. Sau đó, đem các vị thuốc này vào ấm, đổ thêm 600ml nước rồi đun trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 200ml nước thì tắt bếp. Gạn bỏ bã lấy nước và chia thành 3 lần uống trong ngày.

Cây mã đề có vị ngọt, tính hàn và có tác dụng làm sạch phong nhiệt và thanh lọc cơ thể. Ngoài ra, mã đề chứa nhiều thành phần hỗ trợ quá trình thanh lọc và giải độc diễn ra nhanh chóng như Aucubin, Aucubozit, Vitamin C, K…

Bệnh nhân chỉ cần đun 10g mã đề và 2g cam thảo trên lửa nhỏ với khoảng 600ml đến khi cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Bỏ bã lọc lấy nước cốt rồi chia thành 3 lần uống trong ngày.

Thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y chữa suy giảm chức năng thận thường mang lại hiệu quả nhanh chóng cho người dùng. Tuy nhiên, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ và tuân thủ về liều dùng cũng như thời gian khi sử dụng thuốc chữa suy thận. Một số thuốc Tây y có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh suy giảm chức năng thận thường gặp như:

Thuốc giảm cholesterol: Thuốc giảm nồng độ cholesterol cao như nhóm resin gắn acid mật (cholestyramin), statin, ezetimibe, nhóm fibrat (fenofibrat, gemfibrozil, clofibrat).

Thuốc kiểm soát huyết áp cao: Thuốc chuyển đổi angiotensin – enzyme (ACE) hoặc thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế thụ thể angiotensin II.

Thuốc cải thiện tình trạng thiếu máu: Người bệnh có thể uống thêm sắt hoặc bổ sung erythropoietin hormone.

Thuốc giảm ứ đọng: Lúc này, người bệnh sẽ được chỉ định thuốc lợi tiểu như Hydrochlorothiazide, Amiloride, Triamterene…

Thuốc bảo vệ xương khớp: Bổ sung Canxi hoặc Vitamin D để giảm lượng phosphat trong máu và ngăn chặn vấn đề xương yếu.

Thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y chữa suy giảm chức năng thận cũng được nhiều người tin dùng bởi tính chất an toàn và lành tính. Các bài thuốc này đều được bào chế từ các dược liệu thiên nhiên, tác động sâu vào căn nguyên, giúp điều trị tình trạng suy thận tận gốc. Tham khảo và thực hiện một số bài thuốc Đông y chữa suy giảm chức năng thận sau:

Bài thuốc 1: 16g địa hoàng thán, đỗ trọng 12g, đương quy 8g, quế quảng, phụ tử chế, đậu ký sinh mỗi loại 8g, lộc giác giao 12g, kỷ tử 10g. Đem tất cả các vị thuốc này đi rửa sạch rồi sắc với 6 bát nước, chia uống thành nhiều lần trong ngày. Người bệnh nên sử dụng liên tục trong khoảng 12 tuần để thấy được hiệu quả điều trị rõ rệt.

Bài thuốc 2: Hạn liên thảo 15g, trạch tả, phục linh 12g, hoài sơn, đan bì, cúc hoa mỗi vị 10g, rễ cây cỏ xước 15g, nữ trinh tử 15g, kỷ tử 15g, thục địa 15g. Rửa sạch các vị thuốc trên rồi đem sắc cùng với nước trong khoảng 30-45 phút. Sau đó, lọc lấy nước cốt rồi chia thành 3 thang và uống liên tục trong vòng 1 tháng.

Bài thuốc 3: Bạch truật 10g, sơn dược 15g, phụ tử, sao du nhục, sơn dược, tiên mao, ba kích, phục linh bì mỗi loại 15g, đẳng sâm 20g, quế chi 2g, bách bản 20g. Đem tất cả nguyên liệu này sắc cùng với 1 lít nước. Sau đó, bỏ bã và lọc lấy nước uống hàng ngày sau bữa ăn giúp tăng cường chức năng thận và điều trị các vấn đề về sinh lý yếu một cách hiệu quả.

Bài thuốc 4: Bách bản 30g, ngũ vị tử 10g, địa hoàng thán 15g, kỷ tử 12g, thái tử sâm 20g, mạch môn 15g, sơn dược, biển đậu, phục linh bì mỗi vị 15g. Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi cho vào ấm sắc trong khoảng thời gian từ 30-45 phút. Mỗi ngày dùng 3 thang và nên uống sau khi ăn để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Người bệnh cần kiên trì thực hiện các bài thuốc chữa suy giảm chức năng thận theo Đông y hàng ngày. Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người thì hiệu quả điều trị sẽ khác nhau. Vì vậy, tốt nhất bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các bài thuốc này.

Lưu ý khi chức năng thận bị suy giảm

Hạn chế thức ăn sẵn: Các đồ chế biến sẵn đóng hộp thường chứa nhiều muối và dầu mỡ làm ảnh hưởng đến hoạt động của thận.

Hạn chế chất đạm: Nạp nhiều chất đạm vào cơ thể sẽ càng làm tăng áp lực cho thận, gây tổn thương và suy thận.

Không ăn nhiều muối: Ăn nhiều muối sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị giữ nước, làm tăng áp suất tại các mạch máu của thận.

Vận động nhẹ nhàng: Khi thực hiện các công việc quá sức sẽ tăng cường máu đến hệ thống cơ bắp, tim, phổi và giảm lượng máu chảy về thận gây thiếu máu ở thận.

Không sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích như thuốc lá và đồ uống có cồn như rượu, bia, cà phê… sẽ càng làm tăng áp lực lên thận.

Uống đủ nước: Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp thanh lọc cơ thể, thải độc và cải thiện lưu thông máu.

Bài tập thể dục: Lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức giúp tăng cường chức năng thận và nâng cao sức khỏe.

Suy giảm chức năng thận là bệnh lý tiến triển âm thầm, vì vậy, bệnh nhân cần đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Ngoài ra, để giảm thiểu tình trạng tái phát cũng như ngăn chặn nguy cơ chức năng thận bị suy giảm thì bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:

Suy giảm chức năng thận nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến suy thận mãn khiến người bệnh phải lọc máu, thay thận hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong. Chính vì vậy, bệnh nhân cần đi khám sức khỏe và đánh giá chức năng thận định kỳ để biết được bệnh sớm và được chỉ định phương pháp khắc phục nhanh chóng.

Suy Giảm Chức Năng Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Phòng Ngừa

Suy giảm chức năng gan là tình trạng chức năng gan bị suy giảm, tế bào gan không thể phục hồi và hoạt động như trạng thái ban đầu. Hiện nay, suy giảm chức năng gan được chia làm 2 loại, đó là suy giảm chức năng gan cấp tính và suy giảm chức năng gan mãn tính.

Vậy, đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng suy giảm chức năng gan? Biểu hiện và biện pháp phòng ngừa bệnh như thế nào?

Nguyên nhân suy giảm chức năng gan

Đối bệnh suy gan cấp tính, là bệnh lý gan bị ngừng hoạt động trong vài ngày hoặc thậm chí là vài tuần. Suy gan cấp tính thường diễn ra khi phần lớn người bệnh không gặp những vấn đề và bệnh lý về gan trước đó.

+ Quá liều Acetaminophen: việc sử dụng Acetaminophen với liều lượng cao có thể gây ảnh hưởng đến gan, thậm chí có thể phá hủy hoặc suy giảm chức năng gan ở mức độ nặng.

+ Các loại virus viêm gan A, B, E tấn công gan làm tổn thương gan hoặc làm suy giảm chức năng gan, thậm chí gây viêm gan ở mức độ nặng, gây nên tình trạng xơ gan.

+ Phản ứng đối với thuốc tây: việc sử dụng thuốc tây có thể khiến tế bào gan khỏe mạnh bị tiêu diệt hoặc làm hỏng các ống dẫn giữa gan và mật.

Sử dụng nấm độc: nếu chẳng may sử dụng phải nấm độc, đặc biệt nấm với tên gọi tử thần (Nấm Amanita phalloides) sẽ rất có hại cho sức khỏe, nấm này chứa độc tố có thể gây tổn thương đến tế bào gan, dẫn đến suy gan trong vài ngày.

Một số bệnh lý khác của cơ thể có thể gây tổn thương đến chức năng gan, nếu không sớm điều trị bệnh có thể dẫn đến suy gan cấp tính.

+ Bệnh Wilson: đây là một loại bệnh di truyền, khiến cơ thể không thể đào thải được đồng ra ngoài, khi đồng bị tích tụ trong cơ thể, đặc biệt sẽ có hại đến chức năng gan.

+ Gan nhiễm mỡ: cấp tính trong thai kỳ, tình trạng này rất hiếm gặp nhưng cũng xảy ra một số đối tượng, tình trạng lượng chất béo dư thừa tập trung trong gan và gây hại cho gan.

+ Sốc nhiễm khuẩn: việc nhiễm trùng quá mức rất có hại cho gan, thậm chí khiến gan ngưng hoạt động.

+ Hội chứng Budd Chiari: đây là một bệnh hiếm gặp, bệnh này có thể làm thu hẹp hoặc tắc nghẽn các mạch máu có trong gan, khiến tế bào gan bị tổn thương.

+ Gan bị ngộ độc bởi độc tố Công Nghiệp: một số hóa chất như carbon tetrachloride hoặc chất tẩy rửa, tẩy dầu mỡ trên bề mặt các kim loại có thể ảnh hưởng đến chức năng thải độc của gan.

Suy giảm chức năng gan mãn tính là những tổn thương gan tích tụ theo thời gian, khi những tổn thương càng nghiêm trọng có thể khiến gan ngừng hoạt động. Thời gian ngừng hoạt động của gan tùy thuộc vào mức độ tổn thương của gan.

+ : khi cơ thể bị virus viêm gan B tấn công, gan sẽ bị sưng lên và không thể hoạt động đúng theo chức năng vốn có của nó nữa.

+ : nếu mắc viêm gan C thời gian dài không có biện pháp điều trị sớm bệnh rất dễ chuyển sang xơ gan, gây suy gan nặng.

+ Sử dụng rượu quá nhiều trong khoảng thời gian dài: việc sử dụng rượu trong một khoảng thời gian dài không kiêng cữ có thể làm suy giảm chức năng gan, khiến gan bị suy nặng dẫn đến xơ gan.

+ Thừa sắt: đây thường là do yếu tố di truyền, khi gan bị thừa sắt có thể bị ngộ độc, dẫn đến xơ gan.

Ngoài ra, có thể do một số nguyên nhân khác dẫn đến suy gan mãn tính như:

+ Viêm gan A: việc sử dụng nguồn nước hay thực phẩm bẩn, có nhiễm virus viêm gan A cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm viêm gan A, viêm gan A cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng suy gan mãn tính.

+ Viêm gan tự miễn: khi cơ thể bị virus tấn công, rất dễ tự mắc suy gan mãn tính.

+ Xơ gan do rượu cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng suy gan mãn tính.

+ Viêm đường mật xơ hóa nguyên phát, điều này có thể tổn thương đến ống mật, gây tổn thương gan.

+ Tăng oxalat niệu: khi thận không thể loại bỏ các tinh thể canxi oxalat qua nước tiểu, nếu không sớm được điều trị cũng gây ảnh hưởng đến gan.

+ Bệnh Wilson: khi lượng đồng trong gan quá cao, gan sẽ bị tổn thương, mức độ tổn thương nặng có thể dẫn đến suy gan mãn tính.

+ Thiếu hụt alpha-1 antitrypsin, đây là một bệnh thuộc về di truyền, có thể dẫn đến tình trạng suy gan mãn tính.

+ Rối loạn chuyển hóa đường Galactosemia: khi mắc bệnh lý này, người bệnh sẽ không thể chuyển hóa được đường Glucose có trong thực phẩm, dẫn đến tích tụ nhiều trong cơ thể và gây hại cho gan.

+ Thiếu lipid lysosomal acid: khi mắc bệnh này cơ thể sẽ bị rối loạn quá trình chuyển hóa, khiến chất béo bị bị tích tụ trong gan, khiến chức năng gan bị suy giảm. Dẫn đến suy gan mãn tính.

Triệu chứng của suy giảm chức năng gan

Hầu như, những bệnh lý về gan triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng. Do đó, rất khó phát hiện bệnh sớm. Phần lớn các triệu chứng của bệnh suy giảm chức năng gan cũng giống như các bệnh lý về gan.

+ Ăn không ngon, chán ăn

+ Mệt mỏi kéo dài

+ Đau bụng, tiêu chảy

Nhưng khi mức độ suy gan nặng, bệnh tiến triển nặng thì những biểu hiện của bệnh suy gan thường rõ ràng hơn. Một số biểu hiện khi bệnh suy gan đã tiến triển nặng như:

+ Vàng da, vàng mắt

+ Bung to, sờ hạ sườn phải thấy gan sưng

+ Thường chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu

+ Khó tập trung, thậm chí rối loạn tâm thần, rối loạn nhận thức

+ Mệt mỏi, cơ thể lờ đờ, thường xuyên buồn ngủ

Biện pháp phòng ngừa suy giảm chức năng gan

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh suy giảm chức năng gan đó là phòng ngừa khỏi bệnh viêm gan, xơ gan gây nên.

Mọi người cần sớm xét nghiệm, tiêm ngừa vắc xin phòng viêm gan A, B.

Bên cạnh đó ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, không nên sử dụng rượu bia thuốc lá và những đồ uống có cồn.

Quan hệ tình dục an toàn.

Không nên tiêm chích ma túy, sử dụng chung kim tiêm, đồ dùng cá nhân với người khác.

Hạn chế sử dụng đồ chiên, chất béo, duy trì cân nặng hợp lý, không nên để cơ thể bị thừa cân, béo phì.

Không nên sử dụng thực phẩm và nguồn nước bẩn, rửa tay thường xuyên.

Không nên bấm lỗ tai, xăm mình, phun môi,..tại những cơ sở không đảm bảo. Chỉ nên thực hiện tại những cơ sở có uy tín, vệ sinh, các thiết bị đều được đảm bảo vô trùng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Suy Giảm Chức Năng Thận: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!