Bạn đang xem bài viết Sử Dụng Và Lưu Trữ Cacbonic Để Giảm Nhẹ Biến Đổi Khí Hậu được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Là một khí đóng vai trò quan trọng cho chu trình vận động của tự nhiên và sự sống trên trái đất. Tuy nhiên, quá trình phát triển của con người đã khiến lượng khí cacbonic phát thải vào bầu khí quyển ngày càng cao, dẫn tới thay đổi các chu trình tự nhiên khiến khí quyển trái đất đang ấm dần lên, gây biến đổi khí hậu toàn cầu…
Sự gia tăng nhanh các phương tiện xe cơ giới khiến khí hậu ngày càng ô nhiễm
Trước yêu cầu cấp bách về giảm nhẹ biến đổi khí hậu hay cụ thể là giảm lượng khí thải CO2, toàn thế giới hiện đang tập trung vào 2 nhóm chính và 4 giải pháp cụ thể gồm:
Nhóm 1: Không phát tán thêm CO2 vào khí quyển
(1) Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong nền kinh tế (chi phí thấp);
(2) Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch thông qua chuyển đổi sang sử dụng các dạng năng lượng tái tạo, năng lượng mới (gió, mặt trời, thủy điện, thủy triều, địa nhiệt, sinh khối, hạt nhân, năng lượng hydrogen…) thay thế các dạng năng lượng hóa thạch truyền thống (chi phí cao);
(3) Thu giữ, sử dụng tuần hoàn, lưu trữ carbon (CCUS) bằng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ từ các nguồn phát thải lớn, tập trung (chi phí cao).
Nhóm 2: Làm giảm lượng CO2 trong khí quyển xuống mức phù hợp:
(4) Tăng cường hấp thụ CO2 và lưu trữ trong các sinh khối rừng trồng và rừng tự nhiên nhờ quá trình quang hợp tự nhiên của thực vật (chi phí thấp).
Hiện nay, các quốc gia hầu hết đều lựa chọn hai giải pháp (1) và (4) bởi chi phí thấp để cải thiện bước đầu rồi mới từng bước triển khai các giải pháp có chi phí cao phù hợp với điều kiện và quy mô của nền kinh tế. Việt Nam hiện chưa có chính sách cụ thể về trách nhiệm và nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính bắt buộc mà được ồng ghép vào các chương trình như phát triển năng lượng tái tạo và chính sách về sử dụng hiệu quả năng lượng.
Đối với giải pháp số (3) được áp dụng chủ yếu đối với các nguồn phát thải CO2 lớn, tập trung như các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, xi măng, phân bón,… và được tiếp cận qua các bước gồm thu giữ (Carbon Capture), sử dụng (Utilization), lưu giữ (Storage) hoặc kết hợp sử dụng và lưu giữ các-bon gọi chung là CCUS.
CCUS là công nghệ sạch, có thể loại bỏ phát thải CO2 từ các ngành công nghiệp lớn như nhiệt điện, xi măng, luyện gang thép, sản xuất phân bón và hóa dầu.
CCUS là một phần của nền kinh tế năng lượng mới trong tương lai khi kết hợp với nguồn năng lượng Hydrogen và năng lượng sinh học để tạo ra nguồn năng lượng các-bon trung tính đang là hướng đi được nhiều quốc gia đang triển khai.
CCUS sẽ tạo ra việc làm mới và cộng đồng bền vững trong tương lai. Đây là giải pháp có chi phí thấp hơn so với các chi phí thiệt hại về môi trường và sức khỏe do phát thải gây ra và sẽ tiếp tiếp tục giảm khi các thiết bị được thương mại hóa nhiều hơn.
Giảm Nhẹ Biến Đổi Khí Hậu Thông Qua Biện Pháp Xử Lý Co2
Khí CO 2 là thành phần của khí quyển, tồn tại tự nhiên trong bầu khí quyển của Trái đất với nồng độ tương đối khoảng 350 ppm, tham gia vào chu trình carbon tự nhiên đã giúp cho các chu trình vận động của tự nhiên và sự sống trên Trái đất được ổn định. Tuy nhiên, quá trình phát triển của con người làm gia tăng lượng CO 2 phát thải vào bầu khí quyển, dẫn tới thay đổi các chu trình tự nhiên của Trái đất. Thời gian gần đây, hiện tượng được nhắc đến nhiều nhất đó là khí quyển Trái đất đang ấm dần lên, gây biến đổi khí hậu toàn cầu và nguyên nhân được xác định là do nồng độ khí CO 2 gây hiệu ứng nhà kính đã tăng lên đáng kể.
Nguyên nhân chính gia tăng nồng độ khí CO 2 chủ yếu gồm: Do đốt nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt) đáp ứng nhu cầu năng lượng cho quá trình phát triển của con người; Do mất rừng làm giảm nguồn hấp thụ CO 2 nhờ quá trình quang hợp, làm mất cân bằng chu trình các-bon tự nhiên.
Nguồn phát thải CO 2 từ đốt nhiên liệu hóa thạch gồm hai dạng: Nguồn phát thải tập trung: Các cơ sở sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt) cho quá trình năng lượng như các nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất thép, xi măng, hóa chất…; Nguồn phát thải phân tán: Từ các hoạt động giao thông, đun nấu tại các hộ gia đình, hoạt động canh tác nông nghiệp…
Nguồn ảnh: https://www.freepik.comTrước yêu cầu về giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu, việc giảm phát thải khí CO 2 trên thế giới hiện nay đang tập trung vào 2 nhóm chính và 4 giải pháp cụ thể gồm:
Nhóm 1: Không phát tán thêm CO 2 vào khí quyển: (1) Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong nền kinh tế. (Chi phí thấp); (2) Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch thông qua chuyển đổi sang sử dụng các dạng năng lượng tái tạo, năng lượng mới (gió, mặt trời, thủy điện, thủy triều, địa nhiệt, sinh khối, hạt nhân, năng lượng hydrogen…) thay thế các dạng năng lượng hóa thạch truyền thống. ; (3) Thu giữ, sử dụng tuần hoàn, lưu trữ carbon (CCUS) bằng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ từ các nguồn phát thải lớn, tập trung. .
Nhóm 2: (4) Làm giảm lượng CO 2 trong khí quyển xuống mức phù hợp: Tăng cường hấp thụ CO 2 và lưu trữ trong các sinh khối rừng trồng và rừng tự nhiên nhờ quá trình quang hợp tự nhiên của thực vật. (Chi phí thấp).
Như vậy, hầu hết các quốc gia như Việt Nam có xu hướng lựa chọn các giải pháp có chi phí thấp số để thực hiện trước, từng bước triển khai các giải pháp có chi phí cao phù hợp với điều kiện và quy mô của nền kinh tế. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa ban hành chính sách cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính bắt buộc, chủ yếu đang được lồng ghép trong các chính sách phát triển năng lượng quốc gia như phát triển năng lượng tái tạo và chính sách về sử dụng hiệu quả năng lượng.
Đối với giải pháp số (3) được áp dụng chủ yếu đối với các nguồn phát thải CO 2 lớn, tập trung như các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, xi măng, phân bón,… và được tiếp cận qua các bước gồm thu giữ (Carbon Capture), sử dụng (Utilization), lưu giữ (Storage) hoặc kết hợp sử dụng và lưu giữ carbon gọi chung là CCUS.
2. Các công nghệ CCUS
Để thực hiện giải pháp về CCUS đối với các nguồn phát thải CO 2 lớn, tập trung được tiếp cận thông qua giải pháp của từng công đoạn cụ thể.
Nguồn ảnh: https://www.carbonrecycling.is/a) Thu giữ CO2
Việc thu giữ CO 2 hiện nay đã có công nghệ tích hợp vào hệ thống khí thải các nhà máy nhiệt điện với hiệu suất thu hồi khoảng 85-95%. Các hệ thống này mới chỉ ưu tiên triển khai tại các nhà máy nhiệt điện khí, dầu và than sạch hoặc các nhà máy sản xuất phân đạm (để đảm bảo thành phần khí thải ít tạp chất như bụi).
b) Vận chuyển CO2
Việc vận chuyển CO 2 được sử dụng phổ biến hiện nay thông qua hệ thống đường ống dẫn đến các khu vực lưu trữ carbon. Tuy nhiên hầu hết là các hệ thống có quy mô nhỏ. Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp nén khí vào các bình áp suất cao và vận chuyển bằng các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy đến các khu vực lưu trữ carbon ở xa nguồn phát thải hoặc các quốc gia khác, tuy nhiên chi phí cho quá trình này là khá cao.
c) Sử dụng hoặc lưu trữ CO2
Khí CO 2 được xử lý tinh khiết và nén vào các bình áp suất cao có thể vận chuyển và sử dụng cho các ngành khác như công nghiệp thực phẩm, đồ uống có gas, phân bón, hóa chất, nông nghiệp, y học… Khí CO 2 có thể kết hợp với khí hydrogen (H 2) hoặc khí thiên nhiên để sản xuất ra các dạng nhiên liệu khác như CH 3OH, CH 4… hoặc có thể kết hợp với vôi bột (CaO) hoặc dung dịch sữa vôi (Ca(OH) 2) để sản xuất ra CaCO 3 được sử dụng trong các ngành công nghiệp, xây dựng.
Lượng lớn CO 2 hiện nay thu hồi được chủ yếu tuần hoàn trong quá trình sản xuất phân đạm hoặc bơm trực tiếp xuống các giếng dầu đã khai thác xong hoặc đang khai thác nhằm tăng khả năng khai thác dầu triệt để hơn, đồng thời lượng CO 2 bơm xuống cũng được lữu giữ luôn tại các tầng địa chất, thay thế cho thể tích dầu mỏ đã hút lên.
Một số giải pháp hấp thụ CO 2 cưỡng bức đối với rừng hoặc nền nông nghiệp trong nhà kính cũng đã được áp dụng với chi phí phù hợp. Lượng CO 2 lớn phát thải từ các nguồn tập trung có thể thu hồi, vận chuyển thông qua hệ thống đường ống và cho phát tán vào trong môi trường rừng để tăng cường quá trình quang hợp của thực vật, từ đó lưu trữ được lượng carbon đáng kể trong sinh khối của rừng. Hay trong nông nghiệp và y sinh vật học, việc sục khí CO 2 cưỡng bức vào các bể dung môi nhân nuôi tảo, vi tảo cũng là giải pháp góp phần tái sử dụng, lưu trữ các-bon, giảm lượng CO 2 phát thải trực tiếp vào khí quyển.
Ngoài ra, một số giải pháp về lưu trữ CO 2 trong các tầng địa chất như vỉa than không thể khai thác, các kho chứa nước mặn sâu, carbonnat hóa khoáng chất, lưu trữ trong đại dương vẫn còn đang nghiên cứu, hoàn thiện, hiện nay mới áp dụng ở một số quốc gia phát triển như các nước vùng vịnh như Saudi Arabiat, Canada với chi phí đầu tư cao và chưa sẵn sàng để thương mại hóa.
3. Ưu điểm của CCUS
– CCUS là công nghệ sạch, có thể loại bỏ phát thải CO 2 từ các ngành công nghiệp lớn như nhiệt điện, xi măng, luyện gang thép, sản xuất phân bón và hóa dầu.
– CCUS là một phần của nền kinh tế năng lượng mới trong tương lai khi kết hợp với nguồn năng lượng Hydrogen và năng lượng sinh học để tạo ra nguồn năng lượng carbon trung tính đang là hướng đi được nhiều quốc gia đang triển khai.
– CCUS sẽ tạo ra việc làm mới và cộng đồng bền vững trong tương lai. Đây là giải pháp có chi phí thấp hơn so với các chi phí thiệt hại về môi trường và sức khỏe do phát thải gây ra và sẽ tiếp tiếp tục giảm khi các thiết bị được thương mại hóa nhiều hơn.
– CCUS là giải pháp có hiệu quả cao trong việc loại bỏ CO 2 từ quá trình sử dụng năng lượng hóa thạch, đặc biệt khi kết hợp với các nguồn năng lượng tái tạo sẽ tạo ra một tương lai không có phát thải carbon, xanh và bền vững.
– Với gần 50 năm nghiên cứu và phát triển, đến này về cơ bản các công nghệ về CCUS đã đạt được đến trình độ sẵn sàng có thể thương mại hóa cao.
4. Thách thức đối với CCUS
Bên cạnh các ưu điểm của CCUS nêu trên, với đặc tính và yêu cầu của các quá trình phân tách, vận chuyển, phân phối sử dụng và lưu trữ vẫn còn một số thách thức làm cho công nghệ này mới chỉ được phát triển ở các quốc gia phát triển, các thách thức gồm:
– Thách thức đầu tiên không phải đến từ bản thân công nghệ CCUS mà là chính sách và thực tế phương pháp tính toán xác định thiệt hại về môi trường và chi phí về sức khỏe khi phát thải CO 2 vào môi trường vẫn còn nhiều tranh cãi dẫn đến vẫn chưa phải chịu trách nhiệm đầy đủ cho các chi phí này (chưa bị tính thuế hay phí), do đó không tạo được động lực phải xử lý CO 2 của các doanh nghiệp. Cũng từ nguyên nhân này mà việc so sánh với chi phí đầu tư cho công nghệ CCUS vẫn làm hấp dẫn các nhà đầu tư.
– Trong CCUS nếu được triển khai tại các vị trí xa nguồn sử dụng, lưu trữ CO 2 sẽ phát sinh thêm chi phí đầu tư vào công nghệ cho việc lưu trữ và vận chuyển đến nơi lưu trữ, điều này cũng làm cho giá thành của công nghệ này tăng lên, đặc biệt trong điều kiện các nhà máy nhiệt điện, sản xuất gang thép, xi măng, phân bón, hóa dầu… nằm phân tán, cách xa nhau và cách xa khu vực lưu trữ, sử dụng.
5. Tình hình thực hiện CCUS tại một số quốc gia
– Với mục tiêu phát triển thành cộng đồng tuần hoàn bền vững, Nhật Bản đã có Chiến lược đổi mới vì cộng đồng bền vững tuần hoàn, theo đó, Cơ quan phát triển công nghệ và năng lượng mới (NEDO) giữ vai trò dẫn dắt triển khai nhiều dự án thực hiện các giải pháp về tuần hoàn và tái sử dụng carbon trong nền kinh tế, các nghiên cứu điển hình gồm:
(1) Dự án quang hợp nhân tạo được thực hiện bởi chất xúc tác đặc biệt có thể sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời để phân tách nước H 2O thành khí H 2 và khí O 2, khí H 2 được phân tách sẽ được kết hợp với CO 2 thu được từ các nhà máy nhiệt điện, công nghiệp để tổng hợp thành các hợp chất hydrocacbon mạch ngắn (C 2 ~ C 4) gọi là Olefins và được dùng làm nguyên liệu để sản xuất nhựa và các sản phẩm khác. Dự án đang tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện và phát triển thương mại hóa.
(2) Dự án phân tách và thu giữ CO2 từ các nhà máy nhiệt điện đang được triển khai với mục tiêu nghiên cứu và áp dụng các phương pháp tách CO 2 từ khói thải của các nhà máy nhiệt điện nhằm giảm chi phí của việc thu giữ CO 2 từ 4.200 ¥ / Tấn CO 2 năm 2018 xuống còn 2.000 ¥ vào năm 2020 và khoảng 1.000 ¥ vào năm 2030.
(3) Dự án Mê-tan hóa quay vòng CO2 thành nhiên liệu được khởi động từ năm 2017. Với giải pháp kết hợp nguồn khí H 2 tái tạo và CO 2 thu giữ được từ các nhà máy nhiệt điện tạo thành các loại nhiêu nhiệu như Metal, Metanol (được coi là nguồn năng lượng carbon trung tính) sẽ được cung cấp cho các nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt như đun nấu, sưởi ấm và cả công nghiệp hoặc quay trở lại tiếp tục sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện. Khí H 2 tái tạo được sản xuất thông qua quá trình điện phân nước sử dụng năng lượng từ các nguồn tái tạo như gió, mặt trời, thủy điện, thủy triều… Mục tiêu của dự án sẽ thương mại hóa được vào năm 2030.
(4) Dự án lưu trữ trong các kho chứa nước mặn sâu bên dưới đáy biển với độ sâu từ 3-4 km (hơn 1 km dưới đáy biển), Nhật Bản đã có 1 dự án trình diễn được triển khai thành công do Công ty CCS Nhật Bản bắt đầu thực hiện từ năm 2012, việc bơm, giữ CO 2 trong các tầng địa chất được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2018 và đã lưu giữ khoảng 1.000 ngàn tấn CO 2 mỗi năm. Nguồn CO 2 được thu giữ từ nhà máy sản xuất khí H 2 có nguồn gốc dầu mỏ tại Tomakomai, Nhật Bản.
– Từ năm 2003 đến nay, Trung Quốc cũng đã có trên 20 dự án triển khai CCUS và gần đây nhất Dự án lưu giữ CO 2 trong giếng giầu tại Cát Lâm ở quy mô lớn (đứng thứ 18 về quy mô trên toàn cầu) đã được triển khai.
– Tại Hoa Kỳ, với các chính sách về tài chính carbon đã được áp dụng, các dự án về CCUS đã được triển khai khá phổ biến. Hoa Kỳ là nước sở hữu số lượng các dự án về CCUS lớn nhất thế giới, đến năm 2017 đã lưu giữ được trên 150 triệu tấn CO 2 và hiện nay có thể thu giữ được khoảng 25 triệu tấn mỗi năm, tương đương với lượng phát thải của 5,4 triệu xe hơi trong vòng một năm. Hiện Hoa Kỳ đang 18 dự án CCUS quy mô lớn trên toàn Thế giới, trong đó có 10 dự án đặt tại quốc gia này.
– Ngoài ra các cuốc gia như Vương quốc Anh, Hà Lan, Na Uy, Úc,… cũng đã triển khai các dự án CCUS đạt hiệu quả và đang tiếp tục xác định lựa chọn đây sẽ là giải pháp cho các giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu và phát triển ngành năng lượng không phát thải carbon, xanh và bền vững trong chính sách của quốc gia.
– Ở Việt Nam từ năm 2010 đã có Nhà máy sản xuất phân đạm Phú Mỹ đã lắp đặt thiết bị thu hồi CO 2 từ quá trình đốt và tái sử dụng với lượng NH 3 dư của nhà máy để sản xuất thành phân urê. Tuy nhiên, sau 5 năm vận hành thì hiệu quả kinh tế đem lại không được đảm bảo do các yếu tố về thị trường, giá nhiên liệu và đã phải dừng hoạt động.
6. Kết luận
Như vậy, với mục tiêu xử lý khí CO 2 thải nhằm bảo vệ môi trường và hệ thống khí hậu của Trái đất thì CCUS là một trong những giải pháp đang được ưu tiên áp dụng trên thế giới. Đặc biệt với mục tiêu chống biến đổi khí hậu toàn cầu là giữ cho nhiệt độ Trái đất tăng không quá 2,0 OC vào cuối thế kỷ này và có thể đạt mức 1,5 OC với sự nỗ lực nhiều hơn từ cộng đồng quốc tế, theo đó trong báo cáo gần đây nhất của Ban Thư ký Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2018 đã đưa ra tính toán về các mục tiêu trên chỉ có thể đạt được khi thế giới phải cắt giảm 45% mức phát thải CO 2 của năm 2010 vào năm 2030 và đạt mức phát thải bằng không “Net Zero” vào năm 2050 thì việc áp dụng công nghệ CCUS sẽ là một tất yếu để loại bỏ triệt để phát thải CO 2 vào khí quyển.
Bài. Biến Đổi Khí Hậu Và Suy Giảm Tầng Ozon
Biến đổi khí hậu toàn cầu & Sự suy giảm tần OzoneGiới thiệuBiến đổi khí hậu toàn cầu và Suy giảm tầng Ôzôn là một trong những vấn đề về môi trường toàn cầu mà mọi người trên thế giới cùng đang quan tâm giải quyết .Biến đổi khí hậu toàn cầuBiến đổi khí hậu Trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm: khí quyển, sinh quyển, thuỷ quyển và thạch quyển ở hiện tại và tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.Hiện trạngThời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt :+ Từ 1906 – 2005 nhiệt độ bề mặt Trái đất tăng 0.74oC. Nền nhiệt độ liên tục thay đổiMực nước biển tăng cao, nước biển đang dần ấm lên : + Mực nước biển tăng 10 – 25 cm. Độ đày của các khối băng tại Bắc cực đã giảm 40%.Hiện tượng băng tan ở hai cực và Greenland: Hiện tượng băng tan ở GreenLand đạt tốc độ 65.6 km3 vượt xa mức tái tạo băng 22.6 km3 một năm từ tuyết rơi.Nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đang tăng lên + Đến năm 2005 hàm lượng C02 đo được là 379 ppm tăng khá cao so với mức cân bằng 280 ppm. Hàm lượng C02 trong khí quyển làm cho bề mặt Trái đất nóng lên.Mưa axitMưa axit (sự lắng đọng axit) được tạo ra bởi lượng khí thải SO2 và NO từ các nhà máy điện, ô tô và các trung tâm công nghiệp. Mưa axit cũng có thể bắt nguồn từ núi lửa, cháy rừng hay sấm sét khi. Mưa axit có nồng độ pH dưới 5.6.Nguyên nhânChu kỳ nóng lên của Trái đất do hoạt động nội tại.Khí CO2 và các khí gây hiệu ứng nhà kính khác :(Các khí nhà kính: CO2, NH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6)Hoạt động công nghiệpHoạt động nông nghiệpHoạt động giao thông vận tảiPhá rừngSinh hoạt của con ngườiHậu quảMôi trường sống bị thay đổi do biến đổi khí hậu làm mở rộng vành đai nhiệt đới. Dẫn đến các hậu quả:Giảm đa dạng sinh học: vì Nhiệt độ trái đất tăng phá vỡ hệ thống khí hậu, gây ra những thay đổi lượng mưa Lũ lụt, hạn hán, bão và các thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và khó tiên đoán giảm số lượng loài và đa dạng nguồn gen.Nguy cơ thiếu lương thực do đất bị suy thoái và cây trồng thoái hóa, thiếu nước sinh hoạt do băng tan làm nước biển dâng, nhiều vùng trên Trái đất bị mấtCác cuộc xung đột giữa các nước tăng do tài nguyên cạn kiệt, các luồng di dân tự doKhoảng cách giàu nghèo gia tăng.Nhiều căn bệnh mới sẽ xuất hiện, những căn bệnh cũ sẽ phức tạp hơn.Giải phápCắt giảm CO2,SO2,NO2,CH4 trong sản xuất và sinh hoạt :Hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạchTiết kiệm điện, khai phá nguồn năng lượng mớiỨng dụng công nghệ trong bảo vệ môi trườngGiảm mức tiêu thụ bao bì khó phân hủyChặn đứng nạn phá rừngSự suy giảm tầng Ozôn Suy giảm tầng ozon là hiện tượng giảm lượng ôzôn trong bầu khí quyển trên Trái Đất. Lớp ôzôn ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không cho xuyên qua bầu khí quyển Trái Đất
Hiện trạngTầng Ôzôn bị thủng và lỗ thủng ngày càng lớnHiện nay, tình trạng suy thoái tầng ozon xảy ra mạnh mẽ ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở hai cực của Trái đất, theo số liệu của cơ quan nghiên cứu quốc tế ngày 16/9/2009, kích thước của lỗ thủng ozon là 24 tr. km2Nguyên nhânNguyên nhân chính gây ra hiện tượng thủng tầng ozon là khí CFCs (Chlorofluorocarbons – còn gọi là freons, thành phần làm lạnh trong ngành công nghiệp điện lạnh, bình cứu hỏa, bình xịt…) bay hơi, bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển, phá vỡ kết cấu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon.Các nguyên nhân khác: do sự di chuyển của các hoá chất có nguồn gốc nhân tạo đến tầng ozon như NOx, OH, H2O, các chất halon và hợp chất halogen khác giữ một vai trò quan trọng.(Các hóa chất này không có trong tự nhiên mà do con người tạo ra)Hậu quảTầng ozon bị mỏng và thủng dần, sẽ không còn đủ khả năng thực hiện chức năng của một tấm bảo vệ tất cả các sinh vật trên Trái đất khỏi bức xạ UV, dẫn đến những tác động nghiêm trọng:Đối với động thực vật: làm giảm số lượng các sinh vật phù du, các sinh vật thân mềm… và dẫn đến phá hủy chuỗi thức ăn của các sinh vật, hậu quả là một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Đối với con người: tia UV gây ung thư da, đục thủy tinh thể, giảm miễn dịch, xáo trộn các kháng thể chống lại bệnh tật nhất là các bệnh truyền nhiễm.Giải phápCắt giảm CFCs trong sinh hoạt và sản xuấtThay thế các chất gây ô nhiễm bằng các chất không gây hay ít gây ô nhiễmTổng kếtCảm ơn Cô và các bạn đã lắng nghe
9 Điều Chúng Ta Có Thể Làm Để Giảm Bớt Biến Đổi Khí Hậu
Đất nông nghiệp và công nghiệp rất có hại cho động vật và toàn bộ môi trường. Những ngành công nghiệp này gây ô nhiễm không khí và nước. Bạn có thể bắt đầu giải quyết vấn đề này một cách riêng lẻ bằng cách làm như sau:
– Ngừng ăn thịt. Bạn có biết rằng để sản xuất 0.5kg thịt, các nhà máy sử dụng 9 m 3 nước?
– Mua thức ăn từ các trang trại địa phương. Điều này sẽ giúp giảm ô nhiễm không khí theo hai cách: bạn không cần phải đi xa để mua đồ và hàng hóa không cần phải vận chuyển một chặng đường dài để đến bếp nhà bạn.
– Trồng rau ngay trong nhà. Ngay cả khi bạn có một căn hộ nhỏ và không phải là một ngôi nhà với một khu vườn hoặc sân sau, bạn luôn có thể trồng cà chua và rau xanh trên bậu cửa sổ.
8. Đầu tư vào các start-up bảo vệ môi trường
Bạn có thể hỗ trợ các ý tưởng sinh thái ngày hôm nay để cứu hành tinh vào ngày mai. Thậm chí chỉ 10 USD là đủ. Ngày nay, có rất nhiều công ty khởi nghiệp với mục tiêu làm cho hành tinh trở nên sạch hơn và tốt hơn.
7. Luôn suy nghĩ về nguồn nước
Ngày nay, gần 60 triệu người phải đối mặt với khủng hoảng lương thực và nước do sự nóng lên toàn cầu. Làm thế nào chúng ta có thể duy trì sự cân bằng nước?
– Thiết lập hệ thống nước trong nhà tắm để tái sử dụng. Nước sẽ được lọc và sử dụng trong nhà vệ sinh để xả nước.
– Sử dụng năng lượng mặt trời để làm nóng nước.
6. Trồng cây xanh
Mua cây giống trên thị trường không phải là cách duy nhất để làm điều đó. Nếu vào mùa thu bạn đi bộ dọc theo một lùm cây, công viên, đại lộ hoặc chỉ là một con phố rợp bóng cây sồi, hạt dẻ và cây thông mọc, đừng lười biếng và cúi xuống nhặt vài hạt giống, hạt phong hoặc hạt dẻ.
Ở nhà, trồng một cây sồi, một hạt giống hoặc hạt dẻ trong một chiếc cốc nhựa hoặc nồi. Khi cấy cây non, điều quan trọng là không làm hư rễ. Cây non phải được giữ trong nhà trong khoảng 5 năm, sau đó nó có thể được di chuyển một cách an toàn ra bầu không khí trong lành.
Bạn có nghĩ rằng hành động tưởng chừng vớ vẩn giúp giải cứu đại dương giữa một thảm họa toàn cầu không? Nếu vậy, hãy tưởng tượng rằng nếu chỉ có 1% dân cư trên hành tinh của chúng ta trồng ít nhất một cây trong nhà thì không khí của chúng ta sẽ lọc 74 triệu cây nhiều hơn bây giờ. Nó tạo nên sự khác biệt!
5. Sử dụng đồ thủ công
Thực phẩm: Cố gắng nấu mà không sử dụng các sản phẩm bán thành phẩm càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, hãy mua những thứ lớn để giảm lượng rác thải.
Sản phẩm cho cơ thể: Bạn có thể tự làm dầu gội, dầu xả cho tóc, kem và kem đánh răng. Chỉ có dầu dừa mới có thể thay thế kem dưỡng thể và rửa mặt.
Sản phẩm để làm sạch: Kính sạch hơn, phòng tắm, lò nướng và các chất tẩy rửa khác có thể được làm sạch chỉ sử dụng các thành phần tự nhiên. Chỉ cần sử dụng baking soda và giấm!
4. Tôn trọng hệ thực vật và động vật
Do sự tiến bộ của nhân loại, tất cả các loại động vật đã mất nơi sinh sống. Có lẽ bạn đã thấy chim đang tắm trong bể chứa dầu, hoặc hươu lang thang ở vùng ngoại ô của khu định cư đơn giản chỉ vì chúng không có nơi nào khác để đi. Nếu bạn có một số không gian, hãy hiếu khách với những động vật cần giúp đỡ. Bạn có thể làm cho ngôi nhà của bạn dễ sống hơn cho động vật bằng cách làm như sau:
– Không sử dụng thuốc trừ sâu.
– Treo một chuồng chim và một bát uống luôn chứa nước sạch và thức ăn.
– Hãy để rắn, nhện, dơi và các sinh vật khác sống. Sự tồn tại của các loài động vật này có nghĩa là hệ sinh thái của bạn khỏe mạnh.
– Sử dụng máy cắt cỏ chạy bằng điện hoặc bằng tay, không phải máy cắt cỏ chạy bằng xăng.
3. Làm phân ủ
Phân hữu cơ không phải là phương pháp trồng dưa chuột ngon nữa. Đây cũng là một cách tuyệt vời để tiết kiệm tiền và cải thiện tình trạng đất mà bạn sống. Thay vì ném thức ăn thừa vào thùng rác, hãy ủ thành phân. Sau một thời gian, bạn sẽ có một loại phân hữu cơ tuyệt vời, mà bạn có thể sử dụng để bón phân cho vườn rau của bạn.
2. Tiêu thụ ít hơn, tái chế nhiều hơn
Có một hòn đảo lớn ở Thái Bình Dương: Đảo rác thải. Bạn có thể tưởng tượng rằng nó bao phủ một diện tích bề mặt 1,6 triệu km vuông.
Nhưng chúng ta có thể giúp ngăn chặn thảm họa này. Mọi thứ đều đơn giản: bạn tiêu thụ càng ít, bạn càng ít thải ra môi trường. Cố gắng không mua thêm đồ ăn và quần áo cũng như:
– Giao quần áo không cần thiết cho các trung tâm tái chế hoặc bán chúng. Có lẽ bạn đang chán với chiếc áo phông nhưng con trai của hàng xóm sẽ thích nó. Những thứ bị rách và hư hỏng luôn có thể được tái chế hoặc được gia hạn.
– Sử dụng vận chuyển cùng nhau. Ít xe hơn có nghĩa là ít khói thải hơn.
1. Sử dụng túi tái sử dụng
Không sử dụng túi mua sắm. Ở Anh, khoảng 8 tỷ túi nhựa được sử dụng hàng năm, có nghĩa là hơn 130 túi nilon/ người/ năm. Những túi nhựa này gây phiền nhiễu và bạn thường chỉ nhồi chúng vào tủ dưới bồn rửa chén. Bạn có thể tự may một chiếc túi đẹp, sử dụng kỹ thuật khâu vá chẳng hạn. Sau đó, bạn sẽ thấy bạn bè và người thân của bạn làm theo bạn – một cách hiệu quả để bảo vệ môi trường.
Theo Bright Side
Cập nhật thông tin chi tiết về Sử Dụng Và Lưu Trữ Cacbonic Để Giảm Nhẹ Biến Đổi Khí Hậu trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!