Xu Hướng 12/2023 # Sự Đổi Mới Hoạt Động Kinh Doanh Kỹ Thuật… # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Sự Đổi Mới Hoạt Động Kinh Doanh Kỹ Thuật… được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Được thiết kế để Đổi mới hoạt động kinh doanh kỹ thuật số

Khi nói đến việc chọn công nghệ cho doanh nghiệp của bạn, bạn cần xem xét rất nhiều vấn đề. Nhân viên của bạn cần làm việc hiệu quả—bất kể họ đang ở đâu hay họ đang hợp tác với ai. Quản trị viên CNTT của bạn cần có quyền kiểm soát để quản lý số lượng thiết bị ngày càng tăng và bảo đảm các thiết bị này luôn phù hợp với chính sách bảo mật của bạn. Và lãnh đạo của bạn cần có sự nhạy bén để có thể thực hiện đổi mới kịp thời để tận dụng các cơ hội mới ở những địa điểm mới.

Intel cung cấp một nền tảng công nghệ mạnh mẽ, có thể mở rộng cho các giải pháp kinh doanh doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và những đối tượng khác nữa. Hơn 50 năm qua, chúng tôi luôn được khách hàng tin tưởng để duy trì hoạt động kinh doanh trơn tru và chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục kế thừa di sản đó để phục vụ doanh nghiệp của bạn hôm nay.

Đổi Mới Hoạt Động Giám Sát Của Ban Kinh Tế

ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA BAN KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH HĐND TP VÀNHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC IV

Th S. HUỲNH CÔNG HÙNG Phó trưởng ban Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND Tp Hồ Chí Minh

Kính thưa các vị đại biểu:

Nói đến hoạt động của Hội đồng nhân dân thường chúng ta nghỉ ngay đến hoạt động giám sát. Vì giám sát là hoạt động cơ bản, là chức năng quan trọng của HĐND các cấp. Trong toàn bộ hoạt động của Nhà nước nhất là hoạt động kinh tế – xã hội đều được thể hiện qua hoạt động tài chính, ngân sách. Đây là một lĩnh vực tổng hợp, nó thể hiện rất rõ hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng ngân sách trong các lĩnh vực của đời sống xã hội tại từng xã, phường, quận huyện và toàn thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy vấn đề giám sát thu, chi, phân bổ và quyết toán ngân sách càng trở nên quan trọng đối với HĐND, các Ban HĐND, đại biểu HĐND đòi hỏi phải thực hiện công việc này đúng theo luật NSNN sửa đổi (luật NSNN năm 2002) có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004.

A. Một số hoạt động giám sát của Ban Kinh tế và ngân sách HĐND TP:

Kinh nghiệm cho thấy, để báo cáo thẩm tra không bị bê trể, kịp gửi trước cho đại biểu thì Ban phải phối hợp, tiếp cận ngay từ đầu trong quá trình ủy ban và các ngành, nghe thêm ý kiến của các chuyên gia hoặc tiếp tục kháo sát để có những đề xuất phù hợp.

Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kinh tế và ngân sách của HĐND thành phố chúng tôi tham gia thực hiện những công việc sau để giám sát về ngân sách của thành phố:

3. Thẩm tra các báo cáo về ngân sách:

– Thẩm tra về đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương năm hiện hành và việc thực hiện các giải pháp tài chính – ngân sách theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân.

– Thẩm tra dự toán ngân sách về: mục tiêu, nhiệm vụ của ngân sách; các căn cứ xây dựng dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách địa phương.

– Thẩm tra phương án phân bổ ngân sách cấp mình về: nguyên tắc phân bổ, tính công bằng, hợp lý và tích cực của phương án phân bổ.

– Thẩm tra phương án thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phương án huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật ngân sách nhà nước về các nội dung: sự cần thiết phải huy động, mức huy động, hình thức và thời gian huy động, lãi suất, phương án sử dụng tiền huy động và mức trả nợ hàng năm.

– Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách còn phải thẩm tra các nội dung về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách từng huyện và xã; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu giữa ngân sách từng huyện, quận với ngân sách từng xã, phường nhằm bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Điều 34 và Điều 36 của Luật ngân sách nhà nước.

– Thẩm tra quyết toán ngân sách địa phương về: tính chính xác, tính hợp pháp, đầy đủ của quyết toán ngân sách địa phương.

4. Giúp HĐND giám sát hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp về lĩnh vực kinh tế, ngân sách;

5. Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực kinh tế, ngân sách;

6. Kiến nghị với HĐND về những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế, ngân sách;

7. Báo cáo kết quả hoạt động giám sát về kinh tế, ngân sách với Thường trực HĐND và HĐND.

II. Phát huy và từng bước thực hiện đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân; của Ban Kinh tế và ngân sách Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân trong việc thẩm tra, xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách của thành phố.

III. Phối hợp cơ quan Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và theo yêu cầu của Ban Kinh tế và Ngân sách cũng như thường trực HĐND TP.

Luật Kiểm toán nhà nước có hiệu lực từ 1/1/2006 đã quy định Kiểm toán nhà nước là cơ quan chuyên môn về kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Đây là bước chuyển biến quan trọng làm thay đổi nội dung giám sát NSNN.

Một trong những công cụ quan trọng để thực hiện giám sát có hiệu quả là hoạt động của cơ quan Kiểm toán nhà nước. Cơ quan này đảm nhận việc kiểm tra, kiểm soát đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước, thực hiện kiểm tra và giám sát tài chính công.

Ngoài cơ quan Kiểm toán nhà nước thì HĐND TP còn sử dụng các cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân TP, Toà án nhân dân TP để phục vụ cho công tác giám sát tài chính – ngân sách. Bên cạnh đó, các cơ quan thông tin đại chúng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin, tư liệu phục vụ công tác giám sát ngân sách của HĐND TP.

V. Hội đồng nhân dân sử dụng báo cáo của Kiểm toán nhà nước để phục vụ công tác phê chuẩn dự toán, phân bổ dự toán và giám sát ngân sách

Trên cơ sở báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách; đánh giá việc tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. HĐND sử dụng báo cáo của Kiểm toán nhà nước trong quá trình xem xét, quyết định dự toán, phân bổ và giám sát ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách thành phố;

VI. Thường xuyên kiểm tra, khảo sát các cơ quan của thành phố trong việc quản lý và điều hành NSTP; trong đó, Sở Tài chính là cơ quan tổng hợp các báo cáo về NSTP, trình UBND TP và trình HĐND TP xem xét quyết định.

Quá trình thực hiện có chú trọng giám sát, khảo sát chung, theo chuyên đề, kết hợp giữa giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và Thường trực HĐND, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các Đoàn giám sát của các cơ quan của Quốc hội (như Ủy ban các vấn đề xã hội, Ủy ban văn hóa giáo dục, Ủy ban Kinh tế và ngân sách của Quốc hội,..)

Giám sát đột xuất: Phương thức giám sát này nhằm kiểm tra công tác quản lý và điều hành NSTP để đảm bảo kỷ luật tài chính, tuân thủ quy định của Luật NSNN. Cách làm này bảo đảm tính hợp pháp của hoạt động NSNN. Để thực hiện các phương thức giám sát nói trên, các đại biểu HĐND TP đã thưc thi quyền chất vấn trong các kỳ họp vừa qua.

VII. Hội đồng nhân dân trong điều kiện hệ thống ngân sách nhà nước được tổ chức “lồng ghép”

Việc “lồng ghép” giữa các cấp ngân sách dẫn đến nhiệm vụ, quyền hạn về ngân sách nhà nước, trong đó có nhiệm vụ, quyền hạn về giám sát ngân sách trở nên nặng nề hơn HĐND phải giám sát toàn bộ hoạt động về NSĐP, kể cả ngân sách cấp mình và ngân sách địa phương cấp dưới.

* Về qui định thời gian trình HĐND cùng cấp trước khi báo cáo Bộ Tài chính: chậm nhất trước ngày 25/7 năm trước. Qui định này chưa hợp lý và làm cho việc hướng dẫn xây dựng Dự toán ngân sách còn mang tính hình thức vì từ khi Bộ Tài chính triển khai, giao chỉ tiêu kiểm tra (Ví dụ đối với Dự toán ngân sách năm 2007: vào cuối ngày 03/7/2006 sau khi bế mạc Hội nghị triển khai xây dựng Dự toán ngân sách Bộ Tài chính mới giao (đưa trực tiếp) chỉ tiêu kiểm tra thu-chi ngân sách năm 2007 (trên Thông báo ghi ký ngày 23/6/2006). Sở Tài chính trình UBND TP có văn bản triển khai đồng thời hướng dẫn cho các đơn vị, quận huyện xây dựng dự toán, trong vòng 14 ngày (trừ 4 ngày nghỉ theo qui định) thì không thể đảm bảo nguyên tắc dự toán thu chi ngân sách được tổng hợp từ cơ sở; do đó, cơ quan Thuế, Tài chính, Kế hoạch -Đầu tư phải tự xây dựng Dự toán thu-chi ngân sách để tham mưu UBND TP trình HĐND TP trứơc khi báo cáo Bộ Tài chính

Một số vấn đề tồn tại của Nghị định 73 và đề xuất kiến nghị sửa đổi Nghị định 73: Xin được nêu một số ý kiến như sau:

* Về mẩu biểu đánh giá cần bổ sung thêm cột so sách %: ước thực hiện so thực hiện cùng kỳ năm trước và so dự toán được giao.

Đề xuất kiến nghị sửa đổi Nghị định 73

– Biểu số 7A KH/ĐP: Đề nghị bỏ cột Thực hiện năm thứ N-2 vì chỉ so sánh với năm liền kề là đủ; bỏ cột tăng giảm tuyệt đối vì chỉ cần so sánh % là đủ

Về so sánh %: chỉ cần so ước thực hiện năm hiện hành với thực hiện năm trước liền kề, so dự toán; so Dự tóan năm kế hoạch với ước thực hiện năm hiện hành và dự toán năm hiện hành. Cụ thể:

– Tương tự đối với Biểu số 8A,9A.

– Biểu mẫu về tình hình nợ đọng thuế: do cơ quan Thuế thực hiện, tuy nhiên, với khối lượng đơn vị nhiều như Thành phố Hồ Chí Minh, việc báo cáo chưa thể chính xác và kịp thời.

– Biểu số 10/KH-ĐP: đề nghị bỏ cột 8 (không phục vụ cho yêu cầu vì có thể nhiệm vụ được giao, chế độ chi các năm khác nhau ) và cột 9 (đề nghị thuyết minh trong báo cáo riêng)

– Về xây dựng phương án phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra: cần có thời gian, hiện Thành phố mới thí điểm thực hiện ở một số qui trình ở một số đơn vị.

– Phụ lục số 6- Biểu số 37: Đề nghị thay cột tăng, giảm tuyệt đối bằng cột so sánh % giữa quyết toán năm báo cáo với quyết toán năm trước vì qua số tăng, giảm tuyệt đối không đánh giá được hết thực chất tình hình thu chi ngân sách.

-Biểu tổng hợp về tình hình nợ khối lượng xây dựng cơ bản và bố trí kế hoạch vốn thanh toán năm…

Đề nghị bỏ cột Năm (N-2), ngòai ra, đối với thành phố Hồ Chí Minh, khi cân đối được nguồn mới phân bổ vốn cho chi đầu tư xây dựng cơ bản, chưa để có tình trạng nợ đọng, ngay đầu năm sau thành phố ưu tiên bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp.

Nếu mẫu này được thực hiện vào thời điểm 20/7 hoặc trong tháng 11 thì số liệu báo cáo không chính xác vì việc thanh toán cho khối lượng chi đầu tư xây dựng cơ bản đến 31/12 hàng năm được Bộ Tài chính cho phép chi đến 31/1 năm sau.

Kiến nghị khác:

1. Về phân bổ dự toán chi ngân sách cho sự nghiệp Giáo dục-đào tạo:

– Theo qui định của Luật Ngân sách Nhà nước, HĐND được quyền quyết định về phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương, nhưng khi Bộ Tài chính giao chỉ tiêu dự toán chi ngân sách đều có chỉ tiêu hướng dẫn phân bổ cho từng lĩnh vực, trong đó, ghi chú dự tóan chi lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo và dạy nghề, Khoa học – Công nghệ là mức chi tối thiểu theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Theo tinh thần nghị quyết Trung ương 2, mức chi cho sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo đảm bảo đạt 15% tổng chi ngân sách; nhưng từ nhiều năm gần đây, Thành phố đã phân bổ chi thường xuyên cho sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo chiếm trên 22% tổng chi thường xuyên, tương tự như vậy đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản.

Thực tế, để đảm bảo tỷ trọng chi sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo đạt mức qui định, Bộ Tài chính thường bố trí chi sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo rất cao, (năm 2006 bố trí chi thường xuyên cho sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo chiếm tỷ trọng 35,79% ( 1.690,400 / 4.722,504 tỷ đồng) trong khi thành phố bố trí 1.655,822 / 7.208,642 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22,97% trong tổng chi thường xuyên. Do đó, hàng năm, Bộ Tài chính đều có công văn gởi HĐND, Ủy ban nhân dân để yêu cầu giải trình về việc phân bổ chi cho sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo thấp hơn chỉ tiêu phân bổ của Bộ. Đây là điểm chưa hợp lý vì HĐND TP đã xem xét, quyết định phân bổ đảm bảo nhu cầu họat động của sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo, trong phạm vi cân đối, ngân sách thành phố còn phải dành cho nhiều lĩnh vực bức xúc khác. ( Báo cáo bổ sung tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2006 và triển khai kế hoạch kinh tế xã hội năm 2007 của chính phủ đã nhìn nhận thành phố Hồ Chí Minh bố trí vốn GD-ĐT thấp nhưng sát hơn so với chỉ tiêu thủ tướng chính phủ giao).

Tương tự, năm 2007, căn cứ chỉ thị số 19/CT-TTg và quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/06/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2007 ( năm đầu của thời kỳ ngân sách 2007-2009) thành phố đã bố trí 2.003,741 / 8.200,000 tỷ đồng, chiếm 24,44% tổng chi thường xuyên. Như vậy thành phố đã bố trí kinh phí cho hoạt động GD-ĐT đảm bảo nhu cầu thực tế và tăng cao hơn định mức quy định của Bộ Tài chính.

2. Về Quyết định dự toán chi ngân sách:

3. Đối với kiểm toán Nhà nước:

hững căn cứ mang tính chuyên môn, các chứng lý c kết quả thẩm tra, KTNN không những chỉ ra các trường hợp sai phạm, yếu kém, các sơ hở trong quản lý tài chính ngân sách nhà nước, không chỉ trong việc giúp các địa phương, các đơn vị hiểu rõ thực trạng công tác quản lý tài chính, tuân thủ và chấp hành pháp luật, kỷ luật tài chính vv … mà còn qua đó cung cấp những nguồn thông tin, dữ liệu đầy đủ, đáng tin cậy làm cho các đại biểu Hội đồng nhân dân yên tâm khi lấy đó làm căn cứ để thảo luận phê chuẩn quyết toán, xây dựng dự toán và quyết định các chủ trương, chính sách tài chính – kinh tế và ngân sách ở thành phố.

Như vậy, KTNN thông qua hoạt động của mình góp phần giúp cho HĐND, UBND và cơ quan tài chính nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong quản lý, điều hành và sử dụng NSNN.

Trong thời gian qua, KTNN và các quy định pháp luật trong tổ chức hoạt động của KTNN còn chưa đầy đủ và thiếu cụ thể nên hạn chế nhiều đến việc phối hợp giữa các cơ quan, chính quyền địa phương trong việc giám sát quản lý ngân sách Luật Kiểm toán nhà nước ra đời là công cụ pháp lý quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý sử dụng ngân sách nhà nước. Giúp các địa phương, các cấp chủ động hơn trong việc phối hợp với KTNN như một công cụ đắc lực phục vụ chức năng giám sát, quản lý ngân sách

Tuy nhiên kiểm toán nhà nước hầu như mới tập trung vào hậu kiểm, tập trung vào kiểm tra tính đúng đắn, tính hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách. Vai trò của KTNN trong lĩnh vực lập dự toán nhìn chung còn hạn chế.

Để nâng cao hơn nữa vai trò của KTNN trong việc lập dự toán ngân sách nói riêng và toàn bộ quy trình quản lý ngân sách nói chung, xin đề xuất kiến nghị một số điểm sau:

-Nhanh chóng hoàn thiện tổ chức hệ thống KTNN theo hướng mở rộng hơn nữa về mạng lưới. Cần thành lập thêm các KTNN khu vực và tiêu chuẩn hóa đội ngũ kiểm toán viên nhà nước cả về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực tổ chứ c thực hiện nhiệm vụ.

ớm ban hành các văn bản dưới luật quy định cụ thể về hoạt động của KTNN; cụ thể mối quan hệ của KTNN với các cơ quan chính quyền địa phương các cấp; quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục của các cấp chính quyền địa phương trong quá trình KTNN phục vụ cho yêu cầu quản lý tài chính, ngân sách của cấp mình, cơ quan mình; quy định về việc công khai hóa các kết quả kiểm toán vv …

-Khi tiến hành kiểm toán tại địa phương nên có buổi tiếp xúc và làm việc với Hội đồng Nhân dân; trên cơ sở đó, HĐND sẽ đưa ra những yêu cầu về một số vấn đề cụ thể để KTNN thực hiện kiểm toán giúp HĐND.

-Trong việc xây dựng kế hoạch các cuộc kiểm toán tại địa phương, nên có sự tham gia ý kiến HĐND. Trong trường hợp trong năm không có kế hoạch kiểm toán đối với ngân sách địa phương, HĐND cần sự tư vấn của các chuyên gia KTNN về một số vấn đề thì KTNN nên cử cán bộ để đáp ứng giúp HĐND.

– Đối với các công trình xây dựng cơ bản, đề nghị KTNN cần có phương án kiểm toán để phục vụ việc phê chuẩn và quyết toán của địa phương.

-Hiện nay các Đại biểu HĐND chưa nắm rõ về cách thức và quy trình hoạt động của KTNN nên đề nghị KTNN hàng năm nên tổ chức các lớp tập huấn để giới thiệu về hoạt động của KTNN cũng như phương pháp làm việc của KTNN để đại biểu hiểu rõ và vận dụng có hiệu quả công cụ KTNN.

Kính thưa các vị đại biểu.

Doanh Nghiệp Lữ Hành Và Sự Hình Thành Hoạt Động Kinh Doanh

Khái niệm và phân loại doanh nghiệp lữ hành

Có thể hiểu “Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập được thành lập nhằm mục đích sinh lời bằng việc giao dịch ký kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch (thông tư số 715/TCDL ngày 9/7/1994)”.

Theo cách phân loại của Tổng cục Du lịch, doanh nghiệp lữ hành bao gồm 2 loại: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa.

– Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch. Thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc ký hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho các doanh nghiệp lữ hành nội địa.

– Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thực hiện dịch vụ, chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam.

Tuy nhiên, trong thực tế các doanh nghiệp lữ hành không chỉ ghép nối các dịch vụ của các nhà cung cấp đơn lẻ thành chương trình du lịch chào bán mà còn trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm du lịch hoặc đại lý lữ hành làm trung gian bán các sản phẩm du lịch để hưởng hoa hồng.

Từ đó, doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa đầy đủ như sau: “Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.

Chức năng và nhiện vụ của doanh nghiệp lữ hành. Chức năng của doanh nghiệp lữ hành

Trong lĩnh vực hoạt động của mình doanh nghiệp lữ hành thực hiện chức năng môi giới các dịch vụ trung gian, tổ chức sản xuất các chương trình du lịch và khai thác các chương trình du lịch khác. Với chức năng này doanh nghiệp lữ hành là cầu nối giữa cung và cầu du lịch, giữa khách du lịch và các nhà cung ứng cơ bản của hoạt động lữ hành được qui định bởi đặc trưng của sản phẩm du lịch và kinh doanh du lịch. Còn với chức năng sản xuất, doanh nghiệp lữ hành thực hiện xây dựng các chương trình du lịch trọn gói phục vụ nhu cầu của khách. Ngoài hai chức năng trên, doanh nghiệp lữ hành còn khai thác các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách như các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển.

Nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành

Từ các chức năng trên, doanh nghiệp lữ hành thực hiện các nhiệm vụ quan trọng là tổ chức các hoạt động trung gian và tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, trực tiếp tổ chức các chương trình du lịch trọn gói cho khách:

-Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ các sản phẩm của nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạng lưới phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Trên cơ sở đó rút ngắn hoặc xoá bỏ khoảng cách giữa khách du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch.

– Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các chương trình này nhằm liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí… thành một sản phẩm thống nhất hoàn hảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch. Các chương trình du lịch sẽ xoá bỏ những khó khăn, lo ngại của khách du lịch, đồng thời tạo cho họ sự an tâm tin tưởng vào sự thành công của chuyến du lịch.

– Tổ chức cung cấp các dịch vụ đơn lẻ cho khách trên hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu của khách từ khâu đầu tiên tới khâu cuối cùng.

Vai trò của doanh nghiệp lữ hành. Đối với khách du lịch

Hiện nay đi du lịch trở thành một hiện tượng phổ biến, một nhu cầu thiết yếu với mọi người. Du khách đi du lịch sẽ được tiếp cận, gần gũi với thiên nhiên hơn, được sống trong môi trường tự nhiên trong sạch, được tận hưởng không khí trong lành. Đi du lịch, du khách được mở mang thêm tầm hiểu biết về văn hoá, xã hội cũng như lịch sử của đất nước. Doanh nghiệp lữ hành sẽ giúp khách hàng thoả mãn nhu cầu đó.

– Khi mua các chương trình du lịch trọn gói, khách du lịch đã tiết kiệm được cả thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp bố trí cho chuyến du lịch của họ.

– Khách du lịch sẽ được thừa hưởng những tri thức và kinh nghiệm của chuyên gia tổ chức du lịch tại các công ty lữ hành, các chương trình vừa phong phú hấp dẫn vừa tạo điều kiện cho khách du lịch thưởng thức một cách khoa học nhất.

– Một lợi thế khác là mức giá thấp của các chương trình du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành có khả năng giảm giá thấp hơn rất nhiều so với mức giá công bố của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, điều này đảm bảo cho các chương trình du lịch luôn có giá hấp dẫn đối với khách.

– Một lợi ích không kém phần quan trọng là các doanh nghiệp lữ hành giúp cho khách du lịch cảm nhận được phần nào sản phẩm trước khi họ quyết định mua và thực sự tiêu dùng nó.

Đối với các nhà cung ứng sản phẩm du lịch.

– Doanh nghiệp lữ hành cung cấp các nguồn khách lớn, đủ và có kế hoạch. Mặt khác trên cơ sở hợp đồng đã ký kết giữa hai bên các nhà cung cấp đã chuyển bớt một phần rủi ro có thể xảy ra với các doanh nghiệp lữ hành.

Đối với ngành Du lịch

Doanh nghiệp lữ hành là một tế bào, một đơn vị cấu thành nên ngành Du lịch. Nó có vai trò thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển của ngành Du lịch. Nếu mỗi doanh nghiệp lữ hành kinh doanh có hiệu quả sẽ tạo điều kiện tốt cho toàn ngành Du lịch nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Đối với doanh nghiệp khác

Mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều nằm trong mối quan hệ tổng thể với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Và doanh nghiệp lữ hành cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thúc đẩy các doanh nghiệp và các ngành khác phát triển thể hiện ở chỗ doanh nghiệp lữ hành sử dụng đầu ra của các ngành sản xuất khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Đối với cư dân địa phương

Khi lữ hành phát triển sẽ mở ra nhiều tuyến điểm du lịch, đặc biệt là các điểm đến các địa phương. Điều này sẽ giúp dân cư địa phương mở mang tầm hiểu biết, giúp họ có cơ hội kinh doanh và quan trọng hơn là vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người dân ở đây.

Hoạt Động Kinh Doanh Khách Sạn

Khách sạn chủ yếu kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống. Hiện nay cùng với việc phát triển của ngành du lịch và cuộc cạnh tranh thu hút khách, hoạt động kinh doanh khách sạn không ngừng được mở rộng và đa dạng hoá. Ngoài hai dich vụ trên, các khách sạn cũng bổ sung các hoạt động khác như tổ chức các hội nghị, hội thảo, phục vụ vui chơi, giải trí…

Khách sạn nào cũng có cơ cấu tổ chức cụ thể dựa vào mô hình và quy mô của khách sạn đó. Khách sạn thường được chia theo chức năng thành các bộ phận riêng biệt: bộ phận lễ tân, bộ phận buồng phòng, bộ phận  nhà hàng & quầy uống, bộ phận kế toán, bộ phận kĩ thuật, bộ phận bảo vệ, bộ phận kinh doanh tổng hợp, bộ phận nhân sự… Mỗi bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể, quan trọng đảm bảo khách sạn hoạt động trơn tru, hiệu quả nhất.

Bộ phận lễ tân:

Bộ phận lễ tân được ví như bộ mặt của khách sạn trong việc giao tiếp và tạo mối quan hệ với khách hàng, với nhà cung cấp và đối tác. Đây chính là cầu nối giữa khách hàng với các dịch vụ của khách sạn và giữa các bộ phận của khách sạn với nhau. Ngoài ra, bộ phận lễ tân còn là trợ thủ đắc lực của quản lý trong việc tư vấn, góp ý về tình hình của khách sạn, thị hiếu của khách hàng….giúp ban giám đốc nắm vững tình hình khách lưu trú, thông tin về cơ cấu khách, nguồn khách để kịp thời đưa ra những điều chỉnh phù hợp.

Nhiệm vụ:

+ Đón tiếp, nhận khách, giải quyết các yêu cầu của khách hàng và chuyển thông tin của khách hàng đến các bộ phận lien quan.

+ Hướng dẫn khách làm các thủ tục đăng ký phòng và trả phòng cho khách.

+ Thu phí nếu khách hàng sử dụng các sản phẩm/dịch vụ trong khách sạn

+ Lưu trữ thông tin của khách hàng lên hệ thống

+ Báo cáo với quản lý tình hình hoạt động

+ Liên kết, hỗ trợ các bộ phận khác hoàn thành nhiệm vụ.

Bộ phận buồng phòng:

Bộ phận buồng phòng cung cấp các sản phẩm/dịch vụ tài chính tại khách sạn, giúp mang lại nguồn doanh thu cao nhất trong tổng doanh thu của khách sạn. Chịu trách nhiệm về sự nghỉ ngơi lưu trú của khách hàng tại khách sạn. Phối hợp chặt chẽ, nhất quán với bộ phận lễ tân trong hoạt động bán và cung cấp dịch vụ buồng. Bộ phận buồng phòng có thể được phân thành những bộ phận nhỏ với các chức năng riêng như bộ phận dọn phòng, bộ phận giặt ủi, kho vải,…

Nhiệm vụ:

+ Chuẩn bị buồng, đảm bảo luôn ở chế độ sẵn sàng đón khách

+ Vệ sinh buồng phòng hàng ngày

+ Kiểm tra tình trạng phòng, các thiết bị, vật dụng, sản phẩm khác trong phòng khi làm vệ sinh

+ Nhận và giao các dịch vụ phục vụ khách

+ Nắm được tình hình khách thuê phòng

Bộ phận nhà hàng & quầy uống:

Chức năng chính của bộ phận nhà hàng & quầy uống là cung cấp thức uống và đồ uống cho các thực khách của khách sạn, hạch toán chi phí tại bộ phận

Nhiệm vụ:

+ Tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống

+ Phục vụ ăn uống cho nhân viên khách sạn

+ Cung cấp các dịch vụ bổ sung như tổ chức tiệc, buffet cho hội thảo, tổ chức tiệc theo yêu cầu của khách

Bộ phận kinh doanh tổng hợp

Bộ phận này bao gồm bộ phận kinh doanh và marketing. Chức năng của bộ phận này là tìm kiếm khách hàng cho các bộ phận khác như bộ phận buồng phòng, bộ phận nhà hàng,..Mở rộng doanh thu, thu hút khách hàng tiềm năng cho khách sạn.

Nhiệm vụ:

+ Lên kế hoạch tìm kiếm khách hàng

+ Tiếp thị sản phầm

+ Nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh

+ Thống kê, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn

+ Khảo sát khách hàng để góp ý với cấp trên trong việc đổi mới, nâng cấp dịch vụ hiệu quả

Bộ phận nhân sự:

Bộ phận nhân sự không phụ thuộc khách hàng, không dính dáng gì đến kinh doanh nhưng nó đóng một vai trò quan trọng để khách sạn hoạt động có hiệu quả. Bộ phận nhân sự được chia thành ba bộ phận chức năng nhỏ hơn: khâu tuyển mộ nhân viên, khâu đào tạo và khâu quản lý phúc lợi.

Nhiệm vụ:

+ Tổ chức, sắp xếp cán bộ, nhân viên

+ Ban hành các thể chế, quy chế làm việc

+ Theo dõi, đánh giá nhân viên các bộ phận và tiếp nhận ý kiến từ cấp trên, quản lý trực tiếp nhân viên

Bộ phận kế toán:

Bộ phận kế toán quyết định các chiến lược về tài chính của khách sạn, tìm nguồn vốn cho khách sạn. Theo dõi, quản lý và báo cáo sổ sách thu, chi, công nợ,…

Nhiệm vụ:

+ Lập chứng từ trong việc hình thành và sử dụng vốn

+ Lập chứng từ xác định kết quả kinh doanh của từng bộ phận và của toàn khách sạn

+ Lập báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm

+ Quản lý và giám sát thu, chi

Việc quản lý toàn bộ các bộ phận của khách sạn cũng như các hoạt động của khách sạn rất phức tạp. Vì vậy, Webhotel đã đưa ra giải pháp quản lý chuyên nghiệp dành cho các khách sạn với các ứng dụng tiện ích như: đặt phòng, lễ tân, quản lý phòng, quản lý dịch vụ…Đó chính  là Phần mềm quản lý khách sạn (PMS).

Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí.

Hotline: (024) 6259 8807

Website: webhotel.vn

Email: [email protected]

Đề Xuất Kinh Doanh Cho Giải Pháp Kỹ Thuật Fpt Software

Tóm tắt Nhiệm vụ chính là trở thành công ty công nghệ hàng đầu tập trung vào việc giúp đỡ các doanh nghiệp chuyển đổi sang kỹ thuật số với các giải pháp FSO. FSO được dành để xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng thông qua công nghệ tiên tiến và mong muốn được công nhận là nhà cung cấp số hóa hàng đầu. Mục tiêu của công ty là phát triển đều đặn trong 5 năm tới. Bản phân tích SWOT Phần này là để cung cấp bản phân tích SWOT của ngành kinh doanh mới của số hóa mà FSO nhắm tới trong tương lai gần. Thế mạnh FSO có nhiều thế mạnh để tham gia vào thị trường số hóa giữa các công ty công nghệ lớn.

Lợi thế của chi phí: Khi Việt Nam là một nước đang phát triển, giá nhân công rất cạnh tranh. Do đó, chi phí thấp được xem là một cánh cửa mở ra cho thị trường công nghệ quốc tế, đặc biệt là ở châu Á. Theo các nhà phân tích của Gartner, Việt Nam vẫn là một trong những lựa chọn cạnh tranh nhất trên thế giới về gia công phần mềm do chi phí lao động cạnh tranh của nó và chi phí kinh doanh khác. Ví dụ, chi phí lao động của Việt Nam được đánh giá là thấp hơn so với Tier 1 thành phố ở Trung Quốc khoảng 40%.

Lợi thế của tài năng: Có hơn 10.000 chuyên gia công nghệ và kỹ sư hiện đang làm việc cho FSO. FSO cũng là công ty phần mềm và công nghệ có nguồn tài nguyên nhân lực lớn nhất trong ASEAN. Ưu điểm của tài năng có thể được thừa hưởng từ kế hoạch phát triển nguồn tài nguyên nhân lực CNTT của Việt Nam. Hiện nay Việt Nam có khoảng 250.000 nhân viên làm việc trong các ngành công nghiệp CNTT và sẽ có hơn 500.000 kỹ sư vào năm 2023. Với dân số trẻ (tuổi trung bình là 27), Việt Nam nổi tiếng với những nhân viên chăm chỉ và lực lượng lao động không ngừng trao dồi kĩ năng.

Thương hiệu được đinh vị toàn cầu: FSO được cho là một trong 100 nhà lãnh đạo hàng đầu toàn cầu trong gia công phần mềm bởi IAOP trong 3 năm liên tiếp. Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong công nghệ phần mềm và hơn 17 năm trong gia công phần mềm CNTT, FSO đã làm bản thân khác biệt so với trong những nhà cung cấp gia công phần mềm khác thông qua việc không ngừng tập trung vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách hàng trong khi giảm chi phí. FSO có nhiều văn phòng trên toàn cầu, làm việc với hơn 400 khách hàng uy tín và 40 công ty trong Fortune 500.

Lợi thế của thí điểm dự án: là một trong những công ty con của Tập đoàn FPT, FSO có thể nhận được hỗ trợ để thực hiện các giải pháp kỹ thuật số của mình, cụ thể là FPT Retail vì bán lẻ là một trong những ngành công nghiệp gắn liền kỹ thuật số để nâng cao trải nghiệm cho khách hàng nhiều nhất.

Nhược điểm Tuy nhiên, FSO có vài nhược điểm quan trọng về mở rộng các giải pháp kỹ thuật số của nó

Nhân sự thiếu năng lực : là một công ty gia công phần mềm, hiện tại FSO đang thiếu những kĩ sư có kĩ năng xuất sắc để phát triển các giải pháp hoàn toàn kỹ thuật số. Ngoài ra, tiếng Anh vẫn là một rào cản đối với các doanh nghiệp muốn nhắm tới các mục tiêu trên toàn cầu.

Nhỏ hơn so với đối thủ cạnh tranh toàn cầu: so với các đối thủ cạnh tranh lớn trong ngành công nghiệp tương tự, các công ty đã được phát triển và cung cấp các giải pháp kỹ thuật số như HCL, Infosys, Tata Consultancy, FSO là vẫn nhỏ hơn so với họ.

Sự áp dụng chậm chạp các công nghệ mới: các kĩ sư phần mềm vẫn đang áp dụng công nghệ mới khá chậm chạp. Sản phẩm và công nghệ mới nhằm giúp đơn giản hóa việc phát triển và thực hiện không thường xuyên được đào tạo.

Cơ hội

Xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số: Theo Gartner và IDC, trước năm 2023 hơn 7 tỷ người trên ít nhất 30 tỷ thiết bị sẽ tạo ra 44 zettabyte dữ liệu (44000000000000 gigabyte). Các số liệu thống kê ở trên cho thấy rằng các doanh nghiệp sẽ được chấp nhận bởi công nghệ kỹ thuật số.

Cơ hội lớn để chuyển đổi mô hình kinh doanh của FSO: Khi chuyển đổi kỹ thuật số là một trong những xu hướng nóng nhất, FSO sẽ có một cơ hội lớn để chuyển đổi dần dần từ cung cấp gia công phần mềm cho giải pháp công nghệ cho tới các domains.

Nguy cơ Với việc mở rộng của giải pháp kỹ thuật số cung cấp hướng tới xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số, có một vài mối đe dọa tiềm năng sau đây:

Cơ cấu lại mô hình kinh doanh có thể không thành công: khi các giải pháp cung cấp kỹ thuật số xuất hiện, nhân viên có thể không sẵn sàng để tái tổ chức cũng như áp dụng công nghệ mới. Điều này có thể khiến động lực của họ suy giảm đáng kể.

Tăng tỷ lệ nghỉ việc: Đối với những người chưa sẵn sàng cho việc học tập những công nghệ mới sẽ xem xét nghỉ việc để tìm kiếm sự ổn định.

Trung tâm kỹ thuật số FSO Để chuẩn bị cho sự thay đổi, cũng như việc áp dụng thông qua FSO, các trung tâm kỹ thuật số (DCOE) là rất quan trọng. Trách nhiệm của DCOE như sau:

Nghiên cứu và khuyến khích sự đổi mới về giải pháp kỹ thuật số FSO: đây là điều cần thiết để nghiên cứu xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số ngày nay. Các DCOE cũng cần khuyến khích sự đổi mới về giải pháp kỹ thuật số bằng cách tổ chức các cuộc thi hackathon hoặc CNTT.

Tiến tới số hóa FSO: Số hóa FSO trong một phần cụ thể của toàn bộ giải pháp kỹ thuật số là để tạo điều kiện và tăng tốc. Điều này cũng nhằm cung cấp cho nhân viên FSO những kinh nghiệm thực tế tương tự như các khách hàng mục tiêu. Ví dụ, khuyến khích các nhà phát triển đăng nhập timesheet, hoặc giao tiếp thông qua một nền tảng hợp tác xã hội tập trung (SharePoint, Yammer … vv) bằng điện thoại di động.

Có 4 vai trò chủ yếu trong đội DCOE dưới FSO – STU.

Nhà quản lý thực hành: yêu cầu thực hành các kĩ năng lãnh đạo và thực hiện các kế hoạch kinh doanh để hỗ trợ bán hàng trong phân khúc thị trường được chỉ định. Vai trò này có trách nhiệm với tầm nhìn của số hóa, lập kế hoạch kinh doanh và tham gia một cách tương đối để xây dựng giải pháp kỹ thuật số của FSO.

Xu hướng đột phá: vai trò này đòi hỏi những hỗ trợ thực hành tốt nhất và sự đổi mới đột phá trong sự số hóa. Ngoài ra, nó còn làm việc với những xu thế công nghệ (di động, phân tích … vv) để giúp tạo ra ý tưởng. Các đột phá mới này cũng có trách nhiệm giám sát các phòng thí nghiệm R & D cho các giải pháp kỹ thuật số.

Xu hướng công nghệ: Ví dụ, di động dẫn đầu trong DCOE cần làm việc chặt chẽ với FSU1-BU9 trên giải pháp di động và giao hàng là một phần của giải pháp kỹ thuật số FSO. Nhân tố dẫn đầu về công nghệ có thể là một cá nhân từ một đơn vị kinh doanh trong FSO.

Chiến lược kinh doanh Đối với chúng tôi, các chiến lược sau đây là cần thiết trong toàn bộ kế hoạch cung cấp các giải pháp kỹ thuật số đối với xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số. Số hóa FSO

Cung cấp cho khách hàng tiềm năng quyền truy cập đến dự án mẫu, sử dụng điện thoại thông minh của họ chứ không phải theo cách truyền thống trong Outlook email hoặc máy tính cá nhân.

Khởi động một hệ thống yêu cầu thu thập trực tuyến tương tác với khách hàng xuyên lục địa.

Thí điểm tại các công ty con của FPT

FPT Retail là một công ty con của FPT nên FSO có thể dễ dàng nhận được hỗ trợ trong việc triển khai thí điểm.

Bán lẻ là một trong những ngành công nghiệp kỹ thuật số đang được tích cực chuyển đổi để thúc đẩy quá trình hoạt động cũng như sự tham gia của khách hàng.

Đầu tư cho thị trường Myanmar đầu tiên Nhắm mục tiêu ở các thị trường trưởng thành và tiềm năng, ví dụ như Singapore và Nhật Bản, nơi FSO có thể tiếp cận là một điều cần thiết. Tuy nhiên, vì các thị trường đó đã trưởng thành, nên có một số đối thủ cạnh tranh có thể đánh bại FSO dễ dàng. Trong số các nước trong khu vực Đông Nam Á, chúng ta sẽ nghĩ rằng Myanmar là thị trường cần đặt mục tiêu cho FSO để có thể vào sân chơi thực sự, nơi các công ty lớn đã ở đó. Mặc dù cơ sở hạ tầng viễn thông đang được phát triển, chúng tôi vẫn thấy tiềm năng ở Myanmar. Chúng tôi nghĩ rằng, càng nhiều kinh nghiệm được tích lũy thì chúng tôi sẽ càng tự tin khi bước vào một thị trường lớn hơn.

Chính phủ Myanmar đang thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Các ảnh chụp kỹ thuật số ở Myanmar có thể được trình bày như sau:

Nguồn: Wearesocial.sg

Theo báo cáo của Bộ Truyền thông & Công nghệ thông tin Myanmar, trước năm 2023, 90% dân số của Myanmar (khoảng 51,5 triệu) sẽ sử dụng và làm việc trên điện thoại di động. Điều này có thể được nhìn thấy như là một cơ hội để FSO cung cấp giải pháp di động, một phần của toàn bộ giải pháp kỹ thuật số.

Lợi thế lớn từ các nhà cung cấp viễn thông là sẽ tăng cường FSO để bắt đầu cung cấp giải pháp kỹ thuật số trong một thị trường tiềm năng như vậy. Ví dụ, một ứng dụng di động xã hội đơn giản giúp người dân ở Myanmar kết nối và trò chuyện với nhau. Hoặc với các cơ sở hạ tầng viễn thông được xây dựng bởi FPT, FSO có thể cung cấp truyền hình Internet hay TV thông minh như một gói toàn diện.

Hầu hết các cửa hàng ở Myanmar chỉ cung cấp các giao dịch tài chính bằng tiền mặt và hầu hết các hệ thống point-of-sale là nguyên thủy. Có một thị trường lớn cho các điểm bán hàng hệ thống hiện đại, đăng ký thẻ hoặc những thứ nhằm tạo điều kiện giao dịch.

Myanmar là một thị trường lý tưởng cho các công nghệ ngân hàng di động, như tỷ giá tiền tệ và mệnh giá, kết hợp với chính sách ngân hàng hiện nay, đòi hỏi việc sử dụng cồng kềnh của một lượng lớn tiền mặt. Khu vực này có khả năng cung cấp các cơ hội đầu tư tốt sau sửa chữa của thị trường viễn thông, khi điện thoại di động được dự kiến sẽ trở nên rất phổ biến. Với sự tập trung của các ngân hàng và các ngành công nghiệp tài chính, thị trường này là thực sự hứa hẹn cho FSO để đạt được nhiều kinh nghiệm, cung cấp cho nhân viên cơ hội thực hành mà không có quá nhiều đầu tư.

Thâm nhập di động đang tiếp tục tăng với tốc độ cực nhanh, dữ liệu 3G hiện đang có sẵn với tốc độ chấp nhận được (~ 1-2 Mbps), Wi-Fi hotspot cung cấp có thể là một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng.

Tập trung vào ngành công nghiệp bán lẻ Dựa trên một số tiêu chí trong thống kê chất lượng FSO của người tiêu dùng thì ngành bán lẻ hàng hoá sẽ là một mảng nổi bật nhất của FSO. Số lượng các dự án về các ngành công nghiệp sẽ đạt tới 100. Ở Nhật Bản, mối quan hệ tốt với một số công ty bán lẻ và người tiêu dùng tốt sẽ tăng nhiều cơ hội hơn trong việc cung cấp giải pháp kỹ thuật số end-to-end. Nissen, Gulliver, Denyo … là những gì khách hàng tiềm năng của chúng tôi tại Nhật Bản. Thành lập trung tâm sáng tạo tại Singapore It’s undeniably to say that Singapore is becoming the technology and innovation hub in the Asia region. There are many big technology companies having set up technology and research center in Singapore. It would be a consideration to set up an innovation hub in Singapore with the deployment of a few resources to learn and exchange ideas with other folks for a few reasons: Không thể phủ nhận khi nói rằng Singapore đang trở thành trung tâm công nghệ và đổi mới trong khu vực châu Á. Có rất nhiều công ty công nghệ lớn đã thiết lập trung tâm nghiên cứu công nghệ ở Singapore. Một trung tâm sáng tạo tại Singapore với sự triển khai của một vài nguồn lực để học hỏi và trao đổi ý kiến với một vài lý do:

Vị trí địa lý tốt vì Singapore rất gần Việt Nam.

Singapore đang phát triển rất nhiều giải pháp quốc gia thông minh mà chúng ta có thể học hỏi.

Singapore là đối tác và đã làm việc với nhiều công ty công nghệ lớn (NCS, Microsoft, Google, IBM, HPE … vv)

Lộ trình Chúng tôi chia các lộ trình đi vào sân chơi số hóa thành năm cột mốc quan trọng.

Phát triển DCOE

Số hóa Prototype

Triển khai thí điểm bán lẻ FPT

Phân tích thị trường Myanmar cho kỹ thuật số

Phát triển thị trường bán lẻ ở Nhật Bản

Kết luận

Thành lập Trung tâm kỹ thuật số

Số hóa FSO đầu tiên.

Tập trung nhiều hơn trong ngành công nghiệp bán lẻ

FPT Retail là mục tiêu ban đầu.

Myanmar là thị trường đầu tiên và có thể được coi là một trại huấn luyện.

Mục tiêu để khách hàng có trụ sở tại Nhật Bản, sau đó là Châu Á trước khi đi vào thị trường lớn hơn.

Thuan Nguyen (ThuanNN) & Giang Tran (GiangTH2)

Kỹ Thuật An Toàn Lao Động

Phương tiện bảo vệ cá nhân là những công cụ lao động cần thiết trong quá trình lao động sản xuất nhằm giảm tiêu hao sức khỏe cho người lao động, ngăn ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và nâng cao năng suất lao động.

Mối nguy là một nguồn, một tình huống hoặc một hành động có tiềm năng gây ra tổn hại đối với con người, như tổn thương hay tác hại sức khoẻ hoặc kết hợp cả hai tổn hại trên.

Để an toàn khi làm việc trên cao, việc nhận diện các rủi ro có thể xảy ra và đưa ra các biện pháp hợp tình, hợp lý trong quản lý và trước khi thực hiện là một việc quan trọng. Theo hướng dẫn đơn giản từng bước này giúp bạn kiểm soát rủi ro khi làm việc ở trên cao.

Là những yếu tố của điều kiện lao động không thuận lợi, vượt quá giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép, làm giảm sức khỏe người lao động, gây bệnh nghề nghiệp. đó là vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, phóng xạ, ánh sáng, bụi, các chất, hơi, khí độc, các sinh vật có hại.

1. Khái niệm điều kiện lao động

Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, thể hiện qua quá trình cộng nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất.

Là những yếu tố có nguy cơ gây chấn thương hoặc chết người đối với người lao động, bao gồm:

1. Các bộ phận truyền động, chuyển động: Trục máy, bánh răng, dây đai chuyền và các loại cơ cấu truyền động; sự chuyển động của bản thân máy móc như­: ô tô, máy trục, tàu biển, sà lan, đoàn tàu hỏa, đoàn gòong có nguy cơ cuốn, cán, kẹp, cắt; Tai nạn gây ra có thể làm cho người lao động bị chấn thương hoặc chết;

Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Đổi Mới Hoạt Động Kinh Doanh Kỹ Thuật… trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!