Bạn đang xem bài viết Sự Cố Y Khoa được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bs Dương Chí Lực – Khoa Ngoại TH
Người bệnh là đối tượng phục vụ của các cơ sở y tế, có nơi còn gọi là “khách hàng”. Cho dù gọi bằng cài gì đi chăng nữa thì mục đích cuối cùng vẫn là sự phục hồi về sức khỏe, nếu không thể thì cũng phải hạn chế các cơn đau và kéo dài sự sống.
Trong thế kỷ 21, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, trong lĩnh vực y tế cũng đã có những bước đột phá về các phương tiện chẩn đoán và điều trị, giúp “lộ diện” nhiều căn bệnh mà trước đây chưa thể phát hiện ra, giúp điều trị hiệu quả hơn và thời gian phục hồi được rút ngắn một cách đáng kể.
Các cơ sở y tế hay nói riêng là các bệnh viện, bên cạnh các thành quả về công tác khám và chữa bệnh thì đều có nguy cơ tiềm ẩn nhiều yếu tố thuận lợi để xảy ra các sự cố y khoa ngoài mong muốn. Theo nhiều nghiên cứu thì các yếu tố thuận lợi sau đây đã được nhận dạng:
Thứ nhất, tình trạng thiếu Bác sỹ chuyên môn, khiến một người phải đảm nhận nhiều ca bệnh, thêm vào đó là áp lực đối với các bác sỹ khi buộc phải ra những quyết định nhanh chóng đối với các trường hợp khẩn cấp, thậm chí là y lệnh miệng;
Thứ hai, tình trạng quá tải ngày càng trầm trọng trong hầu hết các cơ sở y tế;
Thứ ba, đang tồn tại rào cản thông tin giữa người bệnh, nhân viên y tế và nhà quản lý, đó là sự xa cách, thiếu gần gũi khiến người bệnh cảm thấy lạc lõng, hoang mang và luôn mong muốn tìm người quen để giúp đỡ
Thứ tư, trang thiết bị chưa được đồng bộ, có những bệnh viện có sự đầu tư đáng kể với các phương tiện chẩn đoán hiện đại (MRI, cắt lớp xoắn ốc, nhũ ảnh, .v.v…) nhưng lại quên đi đầu tư vào những cái đơn giản như máy hút, bộ dụng cụ nội khí quản, bộ hồi sức sơ sinh, hộp cấp cứu lưu động .v.v… hoặc trang bị không đồng đều giữa các khoa.
Thứ năm, sử dụng những phương pháp chẩn đoán và điều trị có mức an toàn hẹp, ví dụ có cơ sở khám chữa bệnh chưa có bác sỹ siêu âm, chưa có kháng sinh đồ, điều trị còn mang tính kinh nghiệm, thiếu dựa vào chứng cứ hay nguyên nhân cụ thể.
Thứ sáu, đó là vấn đề sự ảnh hưởng quá nhiều vào yếu tố thị trường, gây xao lãng, thiếu tập trung vào công tác chuyên môn, sự thiếu quan tâm đến người bệnh, giao tiếp kém, gây mất niềm tin đối với người bệnh, tất cả điều đó đều tạo điều kiện thuận lợi cho các sự cố y khoa xảy ra.
Thứ bảy, đó là vấn đề vốn là thuộc tính của ngành y tế như: đặc điểm, cơ địa đáp ứng của người bệnh, đặc điểm của kỹ thuật luôn là con dao hai lưỡi, bên cạnh đó phải kể đến xác suất may rủi trong thực hành y khoa .v.v…
Thứ tám, đây là lỗi hệ thống: do khâu tổ chức chưa phân bố nguồn lực thích hợp, nơi thừa nơi thiếu. Việc xử lý các sự cố đang còn gặp nhiều vấn đề như: đang tồn tại “văn hóa buộc tội”, xem tai biến như là lỗi cá nhân mà không xem xét hệ thống, khiến người thầy thuốc thường không mạnh dạn báo cáo các sự cố, để từ đó rút kinh nghiệm trong toàn bộ hệ thống. Hoặc giữa các cơ sở y tế cũng chưa thật sự trao đổi thông tin, chia sẻ các sự cố y khoa cho nhau.
Thứ chín, đây thuộc về lỗi cá nhân: một bộ phận các nhân viên y tế trẻ còn thiếu kinh nghiệm, chưa được huấn luyện đầy đủ, hoặc có chuyên môn tốt nhưng trong thực hành y khoa thì còn thiếu tính kỷ luật, không tuân thủ các quy trình cũng như các quy định về an toàn người bệnh.
Nắm bắt được các nguyên nhân trên, các nhà quản lý cũng như các thầy thuốc tập trung tìm các giải pháp khắc phục dựa vào nguyên nhân. Ngoài ra, các giải pháp mang tính kinh nghiệm cũng xin phép được chia sẻ như sau:
Thiết kế các công việc đảm bảo an toàn cho người bệnh vì khả năng của thầy thuốc luôn luôn có giới hạn, đó là sự chuyên môn hóa, tránh để thầy thuốc làm trái với chuyên khoa của mình. Mặt khác cũng hạn chế tình trạng một người đảm nhiệm quá nhiều người bệnh.
Tránh dựa vào trí nhớ: giải pháp này thuộc về các thầy thuốc, phải luôn có sách, hoặc các phác đồ bỏ túi, khi đứng trước các trường hợp nên mở ra xem, phải giũ bỏ các tự ti, lòng tự trọng, và phải luôn luôn “chiến thắng bản thân mình”.
Sử dụng chức năng cưỡng ép: đó là làm việc có trình tự, có dây chuyền, nếu không thực hiện bước này của quy trình thì sẽ không thực hiện được bước tiếp theo: ví dụ, nếu chưa đo lấy sinh hiệu người bệnh thì sẽ không thực hiện được việc khám bệnh .v.v…
Đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình: các bệnh viện nên xây dựng các phác đồ điều trị một cách chuẩn mực nhưng phải đơn giản hóa, tránh phức tạp rườm rà khiến mọi người khó nhớ.
Xây dựng hệ thống khó mắc lỗi: tăng cường hệ thống nhắc nhở (giấy dán tường, dán vào dụng cụ …) thay thế cho việc sử dụng trí nhớ, hệ thống tránh nhầm lẫn trong sử dụng các máy móc hỗ trợ hô hấp, tim mạch, hoặc sử dụng các bảng kiểm trong phẫu thuật, hệ thống báo lỗi trong kê đơn (phần mềm kê đơn) .v.v…
Huấn luyện và tổ chức cho các nhân viên y tế các kỹ năng làm việc nhóm một cách hiệu quả.
Khuyến khích báo các các sai sót nhằm phòng ngừa chính nó trong tương lai.
Để cho người bệnh cùng tham gia vào lựa chọn cũng như thiết kế các quy trình anh toàn trong chẩn đoán và điều trị: thực hiện tính tập trung dân chủ, tạo niềm tin và chia sẻ ở người bệnh.
Người thầy thuốc phải chủ động dự báo trước các tình huống có thể xảy ra.
Phải chủ động thiết lập kế hoạch phục hồi khi có tình huống xảy ra: tránh sự lúng túng, không thống nhất trong nội bộ.
Khoa Ngoại Tiêu hóa mà chúng tôi đang công tác là một khoa luôn có nguy cơ đối diện với các rủi ro trong y khoa, với số lượng công việc chuyên môn ngày càng nhiều, nhân lực còn thiếu và trang thiết bị vẫn còn hạn chế. Đứng trước hoàn cảnh đó, tập thể cán bộ nhân viên trong khoa đều nỗ lực hết mình, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, thiết lập các quy trình làm việc, có chế độ giám sát thường xuyên: giám sát của lãnh đạo, giám sát lẫn nhau để phòng tránh các sự cố đáng tiếc, đặc biệt là Khoa cũng đã tạo ra nhiều bảng kiểm trong mọi thao tác để đảm bảo quy trình được thực thi một cách có trách nhiệm và hiệu quả cao.
Phòng Ngừa Sự Cố Y Khoa Trong Việc Xác Định Người Bệnh Và Cải Tiến Thông Tin Trong Nhóm Chăm Sóc
Phòng ngừa sự cố y khoa trong việc xác định người bệnh và cải tiến thông tin trong nhóm chăm sóc
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của ủy ban liên hợp quốc tế về an toàn bệnh nhân, các sự cố xảy ra trong trao đổi thông tin chiếm đến 65% của tất cả sự cố. Sự sai lạc trong trao đổi thông tin thường dẫn đến giữa các nhân viên y tế (NVYT) với nhau và giữa nhân viên y tế và bệnh nhân thường dẫn đến xác định sai người bệnh. Do đó, cần cải tiến và gia tăng sự trao đổi thông tin, phòng ngừa những sai sót, sự cố y khoa trong việc xác định người bệnh và cải tiến thông tin trong nhóm chăm sóc.
NGUYÊN TẮC PHÒNG NGỪA SỰ CỐ
Quản Lý Thông Tin
Quản Lý Thông Tin bao gồm thu thập, lưu trữ, trích xuất, chuyển tải, phân tích, kiểm soát, phân phối, và sử dụng dữ liệu họăc thông tin, cả trong nội bộ cơ sở và với bên ngoài, theo đúng luật pháp và các qui định. Ngoài các thông tin bằng văn bàn và lời nói, công nghệ thông tin hỗ trợ và các dịch vụ thông tin hỗ trợ khác cũng nằm trong qui trình quản lý thông tin.
Quản lý thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định kịp thời và hiệu quả ở tất cả mọi cấp độ của cơ sở. Các qui trình quản lý thông tin hỗ trợ các quyêt định về mặt quản lý và thực hiện, các hoạt động cải tiến việc thực hiện, và các quyết định về chăm sóc, điều trị, và phục vụ bệnh nhân. Việc đưa ra quyết định về chuyên môn và mang tính chiến lược tuỳ thuộc vào thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm hồ sơ bệnh nhân, thông tin dựa trên kiến thức, dữ liệu/thông tin có tính so sánh, và dữ liệu/thông tin tồng thể.
Để hỗ trợ việc ra quyết định về chuyên môn, thông tin trên hồ sơ bệnh nhân phải gồm các điểm sau:
Sằn sàng để khai thác trên toàn hệ thống
Được lưu lại chính xác
Hoàn chỉnh
Được sắp xếp để trích xuất có hiệu quả các dữ liệu cần thiết
Đúng hạn
Các dữ liệu và thông tin mang tính so sánh về việc thực hiện phải sẵn sàng để ra quyết định, nếu áp dụng
Cơ sở có khả năng thu thập và tổng hợp dữ liệu và thông tin để hỗ trợ việc chăm sóc và phục vụ, gồm những việc sau: Chăm sóc cá nhân và chăm sóc nói chung, quản trị và nghịêp vụ chuyên môn, phân tích các xu hướng theo thời gian, so sánh việc thực hiện theo thời gian trong nội bộ cơ sở và với các cơ sở khác, cải tiến nghiệp vụ chuyên môn và kiểm soát nhiễm khuẩn.
Quản lý tốt thông tin đòi hỏi:
Khuyến khích trao đổi và hợp tác giữa bác sĩ và điều dưỡng hoặc các nhân viên chăm sóc khác. Tránh văn hoá theo thứ bậc
Xây dựng và khuyến khích hệ thống báo cáo không khiển trách, khuyến khích nhân viên báo cáo các tai nạn, sự ngừng hoạt động, hoặc cận-sự-cố. Có thể sử dụng những từ như tai nạn hoặc sự ngừng hoạt động thay vì lỗi, và trách nhiệm thay vì khiển trách. Cho phép báo cáo bí mật hoặc vô danh về các tai nạn y tế, cận-tai-nạn, và rủi ro trong qui trình hoặc môi trường chăm sóc.
Huấn luyện có năng lực làm việc trong môi trường đồng đội và làm theo các hệ thống và qui trình sẽ hiếm khi nào phạm sai lầm ảnh hưởng đến sự an toàn ở cấp độ cơ sở. Do đó lãnh đạo phải bảo đảm việc huấn luyện toàn diện và kịp thời cho tất cả nhân viên trong các qui trình và phương thức thao tác.
Cung cấp nguồn lực cần thiết để bảo đảm quản lý thông tin hiệu quả. Dữ liệu phải đồng bộ, kịp thời, và chính xác, và các phương thức thực hiện và các qui trình phải được lưu hồ sơ cẩn thận nhằm giảm bớt hoặc xoá bỏ những biến đổi hoàn toàn không cần thiết.
Xác định người bệnh
Các nguyên tắc chung trong xác định người bệnh:
Cần xác định một cách đáng tin cậy cá nhân đó chính là người mà ta phải chăm sóc, điều trị, và phục vụ
Cần ráp nối việc chăm sóc, điều trị, và phục vụ của người bệnh với nhau
Các nội dung cần thiết trong xác định người bệnh:
Phải có hai mẩu thông tin để nhận dạng bệnh nhân (ví dụ, tên và ngày sinh của bệnh nhân). Có thể sử dụng băng cổ tay có ghi tên và một con số riêng biệt của bệnh nhân để nhận dạng chính xác bệnh nhân (tên và con số riêng biệt là hai mẩu thông tin).
Hai công cụ nhận dạng cụ thể này phải được gắn kết trực tiếp với bệnh nhân, và cũng hai công cụ ấy phải được gắn kết trực tiếp với thuốc men, các sản phẩm về máu, các ống chứa mẫu vật lưu (chẳng hạn trên nhãn được dán vào).
Cải tiến việc trao đổi thông tin của nhân viên.
Trao Đổi là qui trình nhờ đó thông tin được trao đổi giữa các cá nhân, các khoa phòng, hoặc các cơ sở. Việc trao đổi phải đi vào mọi khía cạnh của cơ sở y tế, từ thực hiện việc chăm sóc cho đến cải tiến, dẫn đến những tiến bộ đáng kể trong chất lượng và trong việc thể hiện chức trách. Các công đoạn của qui trình trao đổi thong tin gồm có:
Trao đổi giữa nhà cung cấp dịch vụ y tế và/hoặc nhân viên y tế và bệnh nhân.
Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình họ.
Trao đổi và hợp tác giữa các nhân viên.
Phân phối thông tin.
Làm việc theo đội ngũ đa ngành.
Các nguyên tắc chung trong cải tiến việc trao đổi thông tin của nhân viên:
Lãnh đạo bệnh viện cần thông tin cho NVYT về vai trò của cải tiến việc trao đổi thông tin đối với chất lượng và sự an toàn trong chăm sóc sức khoẻ.
Thất bại trong trao đổi thông tin phải được nhìn nhận là do lỗi hệ thống hơn là quy cho bất cứ một nhân viên cụ thể nào.
NVYT phải nắm được lợi ích của việc làm việc nhóm, sự hợp tác, và trao đổi thông tin. để có được sự trao đổi thành công trong công việc
Ngoài việc trao đổi giữa các thầy thuốc với nhau, và với các chuyên gia y tế khác, trao đổi giữa thầy thuốc với bệnh nhân và gia đình họ là rất cần thiết. . Bệnh nhân và các thành viên trong gia đình cũng cần được giáo dục về giá trị của việc trao đổi thông tin với người chăm sóc sức khoẻ cho mình.
Cơ sở y tế cần phải nắm chắc bệnh nhân là ai.
Các nội dung cần thiết để cải tiến việc trao đổi thông tin của nhân viên:
Xác định rõ ràng các phương pháp trao đổi thông tin được mong đợi. Sử dụng các tiến bộ ở nhiều lĩnh vực khác nhau để cải tiến việc trao đổi thông tin giữa các thầy thuốc. Trao đổi trực tiếp giữa các nhân viên y tế thường là cách tốt nhất để mang lại sự chăm sóc an toàn, chất lượng cao. Sử dụng tư liệu viết tay cần triển khai và thực hiện. Chú ý các tài liệu viết tay nhất thiết phải dễ đọc.
Triển khai và thực hiện các phương thức hiệu quả để liên lạc với các chuyên gia. Liên lạc nhanh chóng với các chuyên gia và cố vấn là điều rất quan trọng của cơ sở y tế để bảo vệ người bệnh khỏi những hậu quả xấu và bảo đảm điều trị được liên tục. Ví dụ, một bác sĩ cấp cứu cần liên lạc các chuyên gia như bác sĩ phẫu thuật chấn thương và bác sĩ phẫu thuật tim qua máy nhắn tin, điện thoại, hoặc các phương tiện khác để chăm sóc đúng cho bệnh nhân đang trong phòng cấp cứu với vết thương do súng đạn và cơn nhồi máu cơ tim.
Khuyến khích thắc mắc khi nhận y lệnh không rõ ràng hoặc mang tích cách cưỡng bức. Nhân viên nên được khuyến khích đặt câu hỏi và thắc mắc về những gì không rõ ràng hoặc những y lệnh không thích hợp.
BIỆN PHÁP
Cải tiến sự chính xác trong việc xác định bệnh nhân
Biện pháp 1:
Sử dụng ít nhất hai công cụ nhận dạng bệnh nhân (nhưng cả hai đều không phải là số phòng hoặc số giường của bệnh nhân) bất cứ khi nào quản lý thuốc men và các sản phẩm về máu, lấy mẫu máu và các mẫu khác để xét nghiệm, hoặc làm công tác điều trị họăc bất cứ công việc nào khác
Có thể sử dụng thông tin như tên bệnh nhân, ngày sinh bệnh nhân, hoặc mã vạch làm công cụ nhận dạng
Khi kiểm tra tên với bệnh nhân, nhân viên y tế không bao giờ nên đọc tên và yêu cầu bệnh nhân xác nhận nó. Những bệnh nhân bị nhầm lẫn hoặc rối loạn hành vi có thể đồng ý ngay cả khi đó không phải là tên của họ. Cách làm an toàn hơn là yêu cầu bệnh nhân tự nói tên của họ.
Trường hợp bệnh nhân hôn mê, thân nhân người bệnh phải xác định nhân thân cho họ. Nếu bệnh nhân hôn mê được đưa đến bệnh viện bởi công an hoặc dịch vụ cấp cứu và không có một chứng cứ nào về nhân thân, hỏi công an hoặc nhân viên cấp cứu về người bệnh, nếu có thể và cho họ số nhập viện hoặc số cấp cứu hoặc số hồ sơ.
ĐỐI VỚI CÁC PHÒNG XÉT NGHIỆM: Sử dụng ít nhất hai công cụ nhận dạng bệnh nhân (nhưng cả hai đều không là vị trí của bệnh nhân) bất cứ khi nào lấy mẫu cho phòng xét nghiệm hoặc quản lý thuốc men và các sản phẩm về máu, và sử dụng cả hai công cụ nhận dạng để dán nhãn cho các vật chứa mẫu có sự hiện diện của bệnh nhân. Các quy trình được xây dựng để vẫn giữ được tên chủ nhân của các mẫu trong suốt quá trình trước phân tích, đang phân tích, và sau phân tích.
Biện pháp 2: Ngay trước khi bắt đầu bất cứ thủ thuật xâm lấn nào, cần tiến hành qui trình làm rõ sau cùng để xác định chính xác bệnh nhân, phương pháp, vị trí, và sự sẵn sàng các hồ sơ thích hợp. Việc làm rõ này phải tiến hành ở nơi thủ thuật được thực hiện, ngay trước giây phút bắt đầu. Nhân thân bệnh nhân được tái xác định nếu bác sĩ thực hiện đã rời khỏi chỗ nằm của bệnh nhân trước khi bắt đầu thủ thuật. Đánh dấu vị trí thao tác là điều bắt buộc trừ khi bác sĩ liên tục có mặt từ lúc quyết định tiến hành phương thức cho đến khi bắt đầu thủ thuật.
Ba vấn đề sau đây cần được xác định:
Người bệnh chính xác
Phương pháp chính xác
Vị trí thủ thuật chính xác
Tất cả thành viên của nhóm thực hiện phải tham gia vào qui trình làm rõ cuối cùng. Tất cả hoạt động trong phòng phải ngưng lại để mọi người tham gia. Mọi việc sẽ không được bắt đầu cho đến khi bất cứ và tất cả các câu hỏi và vấn đề đều được giải quyết. Việc thực hiện phải được đọc to lên, chính xác như trên văn bản đồng ý thực hiện. Ví dụ, tại cuộc phẫu thuật, tất cả các bước kế tiếp trong một ca có nhiều bước, tất cả mọi hoạt động phải ngưng lại, và một thành viên được chỉ định, chẳng hạn một y tá vòng ngoài sẽ đọc to cách thức tiến hành và vị trí thực hiện thao tác.
Phải có chính sách cho việc làm rõ sau cùng và phải theo dõi đôn đốc việc tuân thủ chính sách này, bảo đảm tất cả thành viên đều theo đúng đường lối và xác định đúng các lĩnh vực cải tiến.
Biện pháp 3: Đưa bệnh nhân tham gia vào trao đổi thông tin.
Yêu cầu bệnh nhân nhắc nhở nhân viên y tế xác định nhân thân cho họ. Có thể yêu cầu cho bệnh nhân tham gia vào việc đánh dấu vị trí như một phần của qui trình trước khi thực hiện thủ thuật.
Cải tiến hiệu quà trao đổi thông tin giữa nhân viên y tế
Biện pháp 1: Không khuyến khích lệnh miệng. Khi không thể tránh khỏi lệnh miệng:
Nhân viên nhận lệnh miệng phải viết ra và đọc lại đúng nguyên văn cho người bác sĩ đã ra lệnh nghe. Người bác sĩ này sau đó xác nhận bằng miệng rằng lệnh đó là chính xác. Yêu cầu này áp dụng cho tất cả mọi y lệnh bằng miệng, không riêng cho y lệnh cấp thuốc.
Đối với mệnh lệnh bằng miệng hoặc qua điện thoại về các kết quả xét nghiêm quan trọng, làm rõ mệnh lệnh đầy đủ hoặc kết quả xét nghiệm bằng cách yêu cầu nhân viên nhận lệnh “đọc lại” mệnh lệnh đầy đủ hoặc kết quả xét nghiệm. Tại phòng mổ hoặc phòng cấp cứu, điều dưỡng chuyên viên gây mê viết ra y lệnh và đọc lại cho người ra lệnh nghe. Người ra lệnh sau đó có thể xác nhận y lệnh bằng miệng. Để làm rõ hơn, người xử lý lệnh đó có thể đọc to lên trước khi thực hiện và một lần nữa nhận lời xác nhận từ người ra lệnh. Trong trường hợp khẩn cấp, việc “lập đi lập lại” vẫn phải được thực hiện.
Những người nhận y lệnh cấp thuốc cần phải lập lại tên thuốc và liều lượng cho người ra y lệnh và yêu cầu hoặc tự làm việc đánh vần, dùng các cách trợ giúp như “B như trong quả bóng” , “M như trong Mary”. Tất cả con số phải được đánh vần, ví dụ, “21” phải được đọc là “hai một” để tránh nhầm lẫn
Khi có thể, nhờ một người thư hai nghe mệnh lệnh qua điện thoại để làm rõ sụ chính xác.
Ghi lại lệnh miệng trực tiếp vào hồ sơ của người bệnh
Biện pháp 2: Truyền đạt thông tin rõ ràng
Tránh dùng chữ viết tắt. Ví dụ, “1v/3l/n” phải được viết rõ là “ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên”.
Viết mục đích của thuốc trên y lệnh. Thông tin này có thể giúp dược sĩ kiểm tra y lệnh cho liều lượng và thời hạn thích hợp. Thông tin này cũng hạn chế sự nhầm lẫn tiềm ẩn của những loại thuốc trông giống nhau và nghe giống nhau.
Y lệnh phải bao gồm tên thuốc, liều lượng, hàm lượng, số lần, lộ trình, khối lượng, và thời hạn.
Có thể dùng các tờ đơn thuốc được in sẵn để nhân viên kiểm tra các ô có ghi y lệnh. Các mẫu đơn này làm giảm bớt thời gian viết y lệnh, xoá bỏ việc giải thích sai khi đọc các lệnh viết tay, tránh được nhầm lẫn và lỗi chính tả.
Cung cấp tên khoa học và tên thương mại của tất cả các nhãn hiệu thuốc. Tất cả thuốc được phát theo đơn phải phải được dán nhãn một cách an toàn và hợp lý với một phương pháp chuẩn hoá trong một cách-thức-sẵn-sàng-để-quản lý nhất, nhằm hạn chế tối đa các sai sót. Các loại thuốc cho theo y lệnh phải có cả tên khoa học lẫn tên thương mại, nếu tên thương mại khác với tên khoa học. Các chuyên viên khảo sát sẽ thẩm định xem tên thuốc trên y lệnh, nhãn dán trên thuốc, và sổ theo dõi của điều dưỡng có giống nhau không. Việc cung cấp cả hai loại tên thuốc bảo đảm sự nhất quán trong sổ sách và giúp ngăn ngừa việc giải thích sai y lệnh.
Cung cấp cho bệnh nhân các thông tin bằng văn bản về thuốc, gồm cả tên khoa học và tên thương mại. Xác nhận các thuốc mà bệnh nhân thắc mắc hoặc không nhận ra.
Xoá những từ viết tắt bị cấm trong tờ y lệnh in sẵn và trong các mẫu đơn khác.
Biện pháp 4: Đo lường, đánh giá kết quả và giá trị xét nghiệm quan trọng để cải tiến sự đúng giờ trong việc báo cáo, và trong tiếp nhận
Báo cáo và tiếp nhận các kết quả và giá trị xét nghiệm quan trọng đúng thời điểm chính
Tất cả các giá trị được xác định là quan trọng bởi phòng xét nghiệm đều được báo cáo trực tiếp cho nhân viên chịu trách nhiệm. Nếu nhân viên chịu trách nhiệm không có mặt ở đó trong thời gian làm việc, cần có cơ chế để báo cáo các thông tin quan trọng cho nhân viên trực.
Xây dựng chính sách cho: (1) khung thời gian mong muốn cho việc báo cáo; (2) ai có thể nhận các thông số quan trọng, và (3) một cơ chế báo cáo thay thế.
MỘT SỐ TÌNH HUỐNG
Ví dụ 1: Điều dưỡng ở khoa phẫu thuật nhận máu tại ngân hàng máu. “Cho nhân bịch máu của bn Lan”. Vào thời điểm đó, có hai bịch máu của hai khoa khác nhau, nhưng đều cùng tên Lan. Nhân viên ngân hàng máu đưa bịch máu của bn Lan khoa khác. Điều dưỡng nhận về. BS thử phán ứng chéo có thấy hơi có ngưng tụ nhưng cho là không vấn đề gi và cho truyền. Bệnh nhân nhận được máu không đúng với mình; phản ứng truyền máu xảy ra và bệnh nhân tử vong.
Ví dụ 2: Một BS trực cấp cứu đang chuẩn bị ra về thì được yêu cầu xem bn cuối cùng . Bn 18 tuổi, theo người nhà nghĩ là uống paracetamol quá liều vì thấy l5 thuốc hết. Bn đang được điều trị tâm lý và khẳng định chỉ uống vài viên cách nhập viện 10 giờ. BS giải thích không cần súc rửa dạ dày và XN kiểm tra paracetamol and salicylate. XN báo qua điện thoại lả salicylate âm tính. Khi nói đến paracetamol, kỹ thuật viên nói “2” rồi ngừng một chút tiếp tục nói “1,3” . Điều dưỡng nghe máy ghi là 2.13. BS nhận KQ và so trên biểu đồ thấy thấp hơn mức độ bình thường nên không xử trí gì. KQ thật sự là 213. Hai ngày sau bn bị suy gan và tử vong 10 ngày sau đó
Ngành Y Đa Khoa Là Gì? Ngành Y Đa Khoa Học Những Gì
Cập nhật: 07/02/2020
Y đa khoa (hay còn gọi là Y khoa, tên tiếng Anh: General Medicine) là ngành học đào tạo những bác sĩ đa khoa điều trị các bệnh mãn và cấp tính, đưa ra các biện pháp phòng bệnh, hướng dẫn phục hồi sức khỏe và kê thuốc cho bệnh nhân. Mục tiêu đào tạo của ngành Y đa khoa là đào tạo những người có y đức, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về y học để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề sức khoẻ cá nhân và cộng đồng.
Sinh viên theo học ngành Y đa khoa sẽ được học tập những môn học phục vụ tốt nhất cho nghề nghiệp của mình sau này như giải phẫu, ký sinh trùng, ngoại bệnh lý, răng – hàm – mặt… đồng thời được trang bị những kỹ năng thực hành và kỹ năng mềm. Cụ thể, người học sẽ được đào tạo những kiến thức sau:
Có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho y học lâm sàng;
Có kiến thức cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh;
Có phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học;
Nắm vững pháp luật và chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Sau thời gian 6 -7 năm học tập trong trường đại học, sinh viên ngành Y đa khoa sẽ có những kỹ năng sau:
Vận dụng được các kiến thức khoa học tự nhiên như hóa học, sinh học, vật lý, lý sinh để giải thích các hiện tượng bệnh lý.
Phân tích được các hiện tượng, các cơ chế hoạt động, nguyên lý vận hành của các trang thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều trị.
Tiếp cận được với các kiến thức y sinh học và kỹ thuật y dược hiện đại.
Hiểu được đặc điểm giải phẫu, cấu trúc và hoạt động của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý. Đánh giá được sự thay đổi các trạng thái cơ thể trong những điều kiện bình thường và bệnh lý.
Áp dụng được những kiến thức cơ bản, cơ sở để giải thích một cách sâu sắc các triệu chứng bệnh lý của người bệnh. Phân tích và tổng hợp được các triệu chứng, các dấu hiệu để chẩn đoán các tình trạng bệnh lý.
Áp dụng được các phương pháp, các kỹ thuật để điều trị và chăm sóc người bệnh.
Vận dụng tổng hợp kiến thức thu được để phân tích, đánh giá, xử trí các vấn đề sức khỏe tại bệnh viện và cộng đồng.
Muốn học Y đa khoa thì cần phải biết những gì?2. Chương trình đào tạo ngành Y đa khoa
Theo Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng
3. Các khối thi vào ngành Y đa khoa
– Mã ngành: 7720101
– Ngành Y đa khoa thường xét tuyển các tổ hợp môn sau:
B00: Toán, Hóa, Sinh
A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn
D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
Ngành Y đa khoa luôn được các bạn có lực học khá giỏi và giỏi hướng đến lựa chọn và theo đuổi. Điểm chuẩn ngành Y đa khoa trong năm học 2018 trong khoảng từ 18 đến 24,75 điểm. Nếu bạn có kết quả kỳ thi THPT Quốc gia trong khoảng điểm này hoặc hơn thì bạn có thể tự tin để nộp nguyện vọng các trường có đào tạo ngành này.
5. Các trường đào tạo ngành Y đa khoa
6. Cơ hội việc làm ngành Y đa khoa
Học ngành Y đa khoa là bạn đã tự tạo ra cơ hội việc làm ngay trong tầm tay của chính mình. Bạn có thể làm ở rất nhiều vị trí khác nhau như:
Làm tại Bộ y tế, các bệnh viện từ tuyến huyện lên tới trung ương;
Khám và chữa bệnh thông thường trong phạm vi quy định của phân tuyến kỹ thuật;
Trợ giúp Bác sỹ trong khám, chữa bệnh và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh tại Trạm Y tế;
Phát hiện và xử trí ban đầu một số bệnh cấp cứu và các vết thương thông thường;
Tham gia sơ cứu các tai nạn và thảm họa xảy ra tại địa phương;
Làm việc tại các trung tâm y tế, y tế dự phòng; hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý;
Tham gia vào công tác cứu chữa người bệnh, tham khám bệnh nhân thuộc các vùng sâu vùng xa trong các dịp thiện nguyện;
Tham gia các hoạt động chuyên môn, tư vấn và cung cấp các dịch vụ về sức khỏe sinh sản và Dân số – Kế hoạch hóa gia đình;
Hướng dẫn và tư vấn cho nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh;
Chăm sóc và hướng dẫn phục hồi chức năng cho người bị tàn tật, thương tật tại cộng đồng trong các trung tâm phục hồi kỹ năng;
Mở phòng khám đa khoa riêng;
Giảng dạy nghiên cứu tại các trường đại học cao đẳng có đào tạo ngành Y đa khoa.
Học ngành Y đa khoa, ngành học không bao giờ hết hot7. Mức lương ngành Y đa khoa
Làm nghề Y sĩ đa khoa bạn cũng có cơ hội để trở thành các điều dưỡng viên hay là các bác sĩ. Hiện nay, mức lương trung bình của người làm trong ngành Y đa khoa khoảng từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên mức lương này có thể lên đến 10 triệu đồng/tháng nếu các bạn có kinh nghiệm làm việc từ 2 – 3 năm trở lên tại các bệnh viện hoặc trung tâm y tế.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Y đa khoa
Cũng giống như những ngành nghề khác thuộc lĩnh vực Y tế thì ngành Y đa khoa cũng cần những tố chất nhất định thì bạn mới có thể làm việc lâu dài và gắn bó với nghề. Đó là:
Cẩn thận, tỉ mỉ;
Nắm vững kiến thức chuyên môn;
Thấu hiểu và cảm thông với nỗi đau của người bệnh;
Kỹ năng giao tiếp tốt;
Có trình độ ngoại ngữ;
Chăm chỉ và kiên trì;
Có tinh thần trách nhiệm cao;
Sẵn sàng làm việc ở mọi hoàn cảnh;
Có sức khỏe tốt vì đây là ngành nghề khá vất vả.
Hy vọng những thông tin trong bài sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Y đa khoa và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
Khoa Y Học Hạt Nhân
1. Lãnh đạo đơn vị qua các thời kì:
2. Cơ cấu tổ chức.
2.1. Sơ lược quá trình phát triển của đơn vị:
Khoa Y học hạt nhân BV Ung bướu Nghệ An được thành lập ngày 21/06/2012.
Những ngày đầu mới thành lập, khoa đã có một đội ngũ chuyên ngành YHHN bao gồm các bác sĩ, kỹ sư, KTV, điều dưỡng được đào tạo cơ bản. Là một trong những đơn vị được trang bị nhiều thiết bị YHHN. Trải qua hơn 5 năm hình thành và phát triển, khoa đã thực hiện có hiệu quả các chức năng nhiệm vụ của mình đó là: Khám chữa bệnh bằng kỹ thuật y học hạt nhân, nghiên cứu khoa học, đào tạo, đảm bảo an toàn bức xạ…
Hiện nay,trong xu thế phát triển của Y học hạt nhân nói riêng và y học nói chung, khoa Y học hạt nhân Bệnh viện Ung bướu Nghệ An đã được quan tâm đầu tư phát triển mạnh, bổ sung nhiều trang thiết bị hiện đại như SPECT2 đầu thu, Hotlab, máy Gamma probe, máy đo độ tập trung biorex.
2.2.Tình hình nhân lực hiện nay:
– Nhân lực hiện tại : Tổng số : 21
Trong đó: 01 Trưởng khoa, 01 Điều dưỡng trưởng
2.3 .Các bộ phận:
– Phòng khám YHHN
– Phòng điều trị phóng xạ
– Phòng chẩn đoán bằng đồng vị phóng xạ
3. Hoạt động chuyên môn:
Khoa Y học hạt nhân là Khoa vừa lâm sàng vừa cận lâm sàng
3.1. Lâm sàng:
– Điều trị Nội trú : Có 20 giường kế hoạch, 35 giường thực kê, tháng điều trị 2 đợt Ung thư tuyến giáp và bệnh Basedow, điều trị giảm đau Ung thư di căn xương bằng dung dịch P-32.
– Điều trị ngoại trú : Các bệnh lý về tuyến giáp.
3.2. Cận lâm sàng:
Các kỹ thuật đã thực hiện:
Xạ hình xương:Đánh giá những vùng hình thái chức năng bất thường của toàn bộ hệ thống xương: di căn của ung thư, gãy xương, viêm xương tủy,thoái hóa, các bệnh xương do rối loạn chuyển hóa.
Xạ hình tuyến giáp: Đánh giá hình ảnh chức năng tuyến giáp, phát hiện bướu giáp nhân, tuyến giáp lạc chỗ,suy giáp bẩm sinh.
Xạ hình thận chức năng: Phát hiện bệnh lý thận tắt nghẽn, đánh giá tưới máu thận, bệnh cao huyết áp do động mạch thận, đánh giá thận ghép, đánh giá chức năng thận người cho thận, đánh giá bệnh nhân trước ung thư và sau điều trị hóa chất.
Xạ hình toàn thân với I-131
: Phát hiện mô giáp ung thư sau phẫu thuật, phát hiện các ổ di căn do ung thư tuyến giáp
Kỹ thuật phát hiện hạch Gác cửa bằng đầu dò Gamma:
Sử dụng chất phóng xạ Tc99m xác định hạch gác trong phẫu thuật ung thư vú giai đoạn I, IIA cho thấy tỷ lệ phát hiện hạch gác trong ung thư vú bằng đầu dò Gamma cho thấy độ chính xác cao hơn nhiều so với phương pháp dùng chất màu xanh Methylen, từ đó tiến tới điều trị bảo tồn cho bệnh nhân K vú, tránh biến chứng của nạo vét hạch trong trường hợp không cần thiết
Đo độ tập trung I-131:
+ Đánh giá hoạt động chức năng tuyến giáp.
+ Đánh giá tình trạng háo iod của tuyến giáp.
+ Tính liều cho người bệnh Basedow điều trị bằng 131I.
+ Theo dõi người bệnh tuyến giáp trước và sau điều trị.
4. Thành tích nổi bật :
Hằng năm khám và làm xét nghiệm cho hàng ngàn lượt bệnh nhân, điều trị ung thư tuyến giáp, Basedow cho khoảng 1 nghìn bệnh nhân.
Ứng dụng và triển khai nhiều kỹ thuật YHHN mới trên các thiết bị hiện đại như SPECT/CT, Gamma probe…
5. Phương hướng phát triển:
Tiếp tục triển khai cá kỹ thuật mới trên máy SPECT: Xạ hình Gan, Phổi, não, hệ thống tiêu hoá.
Triển khai hệ thống định lượng phóng xạ miễn dịch
Khoa chuẩn bị chuyển về địa điểm mới thuộc trung tâm Y học hạt nhân và Xạ trị, với nhiều thiết bị máy móc hiện đại, cơ sở khang trang. Đặc biệt chuẩn bị triển khai hệ thống sản xuất đồng vị phóng xạ Cyclotron 18MeV và hệ thống PET/CT thế hệ mới tăng cường khả năng chẩn đoán y khoa phục vụ đắc lực cho công tác khám và chữa trị cho người bệnh.
Triển khai máy PET/CT -Kỹ thuật chụp PET/CT là ghi lại hình ảnh chuyển hóa trong tế bào (ở mức độ phân tử, mức độ tế bào). Chụp hình toàn thân bằng PET/CT có thể phát hiện được các bất thường về chuyển hóa, ghi được những hình ảnh bệnh lý sớm. Chụp xạ hình thân FDG PET/CT trong chẩn đoán, đánh giá giai đoạn, theo dõi hiệu quả điều trị bệnh nhân ung thư.
Triển khai thêm các công trình nghiên cứu khoa học mới trong lĩnh vực Y học hạt nhân.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Cố Y Khoa trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!