Xu Hướng 4/2023 # So Sánh (Phân Biệt) Biện Pháp Ngăn Chặn Và Hình Phạt # Top 4 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # So Sánh (Phân Biệt) Biện Pháp Ngăn Chặn Và Hình Phạt # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết So Sánh (Phân Biệt) Biện Pháp Ngăn Chặn Và Hình Phạt được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

23418

Đều là những biện pháp nhằm hạn chế một hoặc một số quyền, lợi ích của người nào đó được quy định trong Bộ luật hình sự.

Đang cập nhật…

Phân biệt biện pháp ngăn chặn và hình phạt

Khái niệm

Biện pháp ngăn chặn là biện pháp để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong BLHS, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.

Đối tượng áp dụng

Người bị buộc tội

Người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội

Căn cứ tiến hành

Khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Khi người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội mà Nhà nước nhận thấy cần phải có biện pháp cưỡng chế ước nhằm nhằm trừng trị mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội mới đồng thời giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Thời điểm tiến hành

Sau khi có lệnh hoặc quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn của cơ quan có thẩm quyền

Sau khi Tòa án có quyết định áp dụng hình phạt đối với với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội.

Hình thức

Trong Bộ luật Hình sự Việt Nam có hệ thống hình phạt, được sắp xếp theo trật tự nhất định tùy thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm khắc của mỗi loại hình phạt. Hình phạt được phân loại thành 2 nhóm: Hình phạt chính và hình phạt bổ sung

– Hình phạt hính bao gồm: cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; trục xuất; tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình.

– Hình phạt bổ sung bao gồm: cấm đảm nhệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế, tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền, khi không áp dụng hình phạt chính; trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính

Phân Biệt Hình Phạt Với Biện Pháp Tư Pháp Hình Sự?

Hình phạt và biện pháp tư pháp là hai chế tài được sử dụng trong hình sự. Khái niệm của hình phạt? Phân biệt hình phạt với biện pháp tư pháp hình sự?

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.

Là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất

– Hình phạt trong luật hình sự nước ta vừa là nội dung, vừa là phương tiện của chính sách hình sự.

– Phương tiện: là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của nhà nước với người phạm tội, ngoài ra còn là biện pháp giáo dục, thuyết phục.

– Nội dung: tính cưỡng chế, trừng trị, tước đoạt một số quyền, mang án tích.

Hình phạt không nhằm trả thù, đày đọa về thể xác, tinh thần người phạm tội

– Hình phạt phải được quy định trong Bộ luật hình sự 2015

+ Không có tội phạm, không có hình phạt nếu điều đó không được luật quy định

+ Phần chung: các loại hình phạt, điều kiện áp dụng của từng loại hình phạt, miễn hình phạt, thi hành hình phạt, giảm hình phạt

+ Phần riêng: quy định chi tiết loại hình phạt, khung hình phạt cho từng loại tội phạm cụ thể

Hình phạt do tòa án tuyên đối với người phạm tội

+ Chỉ tòa án mới có quyền nhân danh nhà nước quyết định một ng có phải là tội phạm hay không? Có phải chịu hình phạt hay không? Chịu hình phạt cụ thể như thế nào?

+ Tòa án không được tuyên những hình phạt, khung hình phạt trái với những điều được quy định trong bộ luật

+ Hình phạt chỉ có thể được áp dụng với cá nhân người phạm tội, không được áp dụng vs người thân, hay pháp nhân

Hình phạt là công cụ bảo đảm cho Luật hình sự có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình.

+ Nhiệm cụ của của pháp luật hình sự đương nhiên là nhiệm vụ của hình phạt

+ Hình phạt tác động đến người phạm tội, đảm bảo thực hiện được những nhiệm vụ của Luật hình sự

Sự khác biệt hình phạt với biện pháp tư pháp hình sự?

+ Là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước

+ Bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung

– Biện pháp tư pháp

+ Ít nghiêm khắc hơn hình phạt.

+ Mang tính chất hỗ trợ, thay thế cho hình phạt

– Hình phạt: căn cứ theo Điều 31 Bộ luật hình sự 2015

+ Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới ( mục đích phòng ngừa chung).

+ Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm (mục đích phòng ngừa riêng)

– Biện pháp tư pháp

+ Các biện pháp tư pháp được áp dụng nhằm mục đích thay thế, hỗ trợ hình phạt xử lí cơ bản, toàn diện người phạm tội về hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ.

+ Trong một số trường hợp, các biện pháp tư pháp đóng vai trò thay thế hình phạt loại bỏ nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi nguy hiểm cho xã hội và thể hiện nội dung cao cả của nguyên tắc nhân đạo

+ Chỉ có thể áp dụng đối với người có hành vi phạm tội, đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm

– Biện pháp tư pháp

+ Áp dụng với những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, tập thể, lợi ích chính đáng của công dân trong xã hội.

+ Để lại án tích cho người bị kết án trong thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật

– Biện pháp tư pháp

+ Không để lại án tích

+ Do tòa án áp dụng.

– Biện pháp tư pháp

+ Do các cơ quan tư pháp như các cơ quan điều tra, tòa án, viện kiểm sát áp dụng.

+ Áp dụng trong giai đoạn xét xử.

+ Hình phạt chính được áp dụng độc lập, hình phạt bổ sung được áp dụng kèm hình phạt chính

– Biện pháp tư pháp

+ Áp dụng trong giai đoạn điều tra, xét xử.

+ Áp dụng độc lập.

So Sánh: Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Và Biện Pháp Xử Lý Hành Chính

Những điểm tương đồng và khác biệt trong nội dung các quy định cơ bản về xử phạt hành chính và các quy định cơ bản về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

Nguyễn Ngân

Căn cứ pháp lý

Luật sư tư vấn

Đầu tiên bạn cần phải hiểu Vi phạm hành chính là gì?

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

1. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Điểm tương đồng giữa hai biện pháp trên đó chính là đều là những hình thức áp dụng đối với người vi phạm mà không phải là tội phạm.

Ngoài ra, 2 hình thức này còn có rất nhiều những điểm khác nhau:

Chỉ áp dụng với cá nhân trong nước.

Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.

(khoản 2 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt (điểm a khoản 1 ĐiềuLuật xử lý vi phạm hành chính 2012).

– Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

– Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

– Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tùy từng trường hợp cụ thể sẽ là: từ 03 tháng – 01 năm kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm;

– Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng tùy từng trường hợp sẽ là từ: 06 tháng- 01 năm kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm;

– Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm;

– Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của người vi phạm.

Chuyên viên: Thu Thuỷ

Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Tố Tụng Hình Sự

Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với hành vi trái quy định pháp luật. Mẫu đơn yêu cầu biện pháp ngăn chặn.

Biện pháp ngăn chặn được hiểu là các biện pháp mang tính chất cưỡng chế về mặt tố tụng áp dụng khi có đủ căn cứ đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, để ngăn chặn những hành vi nguy hiểm của họ trong xã hội, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Biện pháp ngăn chặn được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự gồm: bắt người, tạm giữ, , cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm.

Việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự nhằm các mục đích sau:

+ Để kịp thời ngăn chặn hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội;

Thứ ba, đối tượng có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự có quyền áp dụng một trong số các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 biện pháp ngăn chặn bao gồm: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Các nội dung cụ thể về các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật như sau:

– Biện pháp bắt: Biện pháp bắt gồm các trường hợp: , bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Việc bắt người phải tiến hành đúng thẩm quyền theo luật định, trừ trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Phải có biên bản về việc bắt người và phải ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết.

Bắt giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện, người thực hiện tội phạm đang bị đuổi bắt hoặc người đang bị truy nã để ngăn chặn tội phạm, đảm bảo cho hoạt động phát hiện, xử lý tội phạm hoặc đảm bảo thi hành án. Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt giữ các đối tượng nêu trên và dẫn giản đến cơ quan công an. Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Trong khi bắt giữ có quyền tước vũ khí của người bị bắt.

– Biện pháp tạm giữ: Biện pháp tạm giữ được áp dụng trong trường hợp: người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Tổng thời hạn tạm giữ (bao gồm thời hạn tạm giữ thông thường và thời hạn gia hạn tạm giữ) là 9 ngày. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam, một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì người bị tạm giữ phải được trả tự do ngay.

– Biện pháp tạm giam: Các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam bao gồm: bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự 2015 quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 . Lưu ý rằng: Chế độ tạm giữ, tạm giam khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù.

Tạm giam là biện pháp cách ly bị can, bị cáo với xã hội trong thời gian nhất định nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội của bị can, bị cáo, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử được thuận lợi.

Đây là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do thân thể của công dân. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc là người già yếu, người đang bệnh nặng, có nơi cư trú rõ ràng thì không bị tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt như phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và có căn cứ cho rằng nếu không tạm giam thì người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội thì mới tạm giam họ.

Việc tạm giam phải có lệnh của người có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Lệnh tạm giam của Trưởng công an, Phó trưởng công an cấp huyện, Thủ trưởng, Phó Thủ tướng cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp trong quân đội nhân dân phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê duyệt trước khi thi hành.

– Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú: Biện pháp này chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng. Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú có trách nhiệm quản lý, theo dõi họ. Bị can, bị cáo vi phạm lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án áp dụng để buộc bị can, bị cáo không được đi khỏi nơi cư trú của mình và phải có mặt khi có giấy triệu tập.

Biện pháp này chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng, lần đầu, có nơi cư trú rõ ràng, có thái độ khai báo thành khẩn, trong trường hợp bị can, bi cáo không bị bắt để tạm giam hoặc đã bị tạm giam nhưng được co quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án cho khi có đủ cơ sở cho rằng họ sẽ không bỏ trốn, không gây cản trở cho việc điều tra, truy tố và xét xử hoặc tiếp tục phạm tội.

Khi áp dụng biện pháp này, cơ quan điều tra , viện kiểm sát hoặc tòa án buộc bị can, bị cáo làm giấy cam đoan không đi khỏi nơi cư trú của mình và phải có mặt khi có giấy triệu tập. Trong trường hợp bị can, bị cáo có lý do chính đáng phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú và phải có giấy phép của cơ quan đã áp dụng biện pháp ngăn chặn.

Nếu bị can, bị cáo vi phạm cam đoan sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn chặn

– Biện pháp bảo lĩnh: Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Điều kiện của chủ thể nhận bảo lĩnh quy định tại khoản 4 Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nếu cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan.

– Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm: Biện pháp này là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Trong trường hợp bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền hoặc tài sản đã đặt.

Theo bộ luật Bộ luật tố tụng hình sự 2015 ., căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn bao gồm : ngăn chặn để kịp thời ngăn chặn tội phạm, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội, khi cần để bảo đảm thi hành án

Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn phải do người có thẩm quyền quyết định trừ trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và bảo đảm đúng các thủ tục theo quy định pháp luật do bộ luật Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định. Khi tiến hành tố tụng, cơ quan điều tra, việm kiểm soát và tòa án trong phạm vi trách nhiệm của mình phải thường xuyên tiến hành thực hiện việc kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.

Cập nhật thông tin chi tiết về So Sánh (Phân Biệt) Biện Pháp Ngăn Chặn Và Hình Phạt trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!