Xu Hướng 6/2023 # Skkn Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Đạo Đức Cho Trẻ Mầm Non # Top 8 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Skkn Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Đạo Đức Cho Trẻ Mầm Non # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Skkn Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Đạo Đức Cho Trẻ Mầm Non được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI:

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẦM NON Trường Mầm non Hoa Lư – Quận I

Chất lượng và lương tâm thầy cô giáo quyết định chất lượng giáo dục Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo

THỰC TRẠNG HIỆN NAY : – Tất cả các CB-GV-CNV đang tích cực học và làm theo gương đạo đức HCM. – Chương trình mới tạo môi trường gần gũi tình cảm nên giáo dục đạo đức dễ dàng hơn. – Nội dung trọng tâm của chương trình có thực hiện chuyên đề lễ giáo trong trường mầm non. – Có nhiều lễ hội, sự kiện để tạo tình huống giáo dục đạo đức cho trẻ. – Tuy nhiên còn một số giáo viên chưa chú ý đầu tư nhiều cho giáo dục đạo đức mà chủ yếu là kiến thức và kỹ năng. – Phụ huynh gồm ông bà cha mẹ quá cưng chiều và cho rằng trẻ còn nhỏ chưa cần phải giáo dục đạo đức. – Phụ huynh còn giao khóan trẻ ở trường cho giáo viên, ở nhà cho người giúp việc, thiếu sự quan tâm của bố mẹ với nhiều lý do khác nhau, không dạy dỗ trẻ còn nhỏ, khi lớn rất khó uốn nắn. – Bố mẹ ly dị, gia đình không hạnh phúc tác động ảnh hưởng đến trẻ. – Càng lúc càng có nhiều trẻ khuyết tật, trẻ trầm cảm, giáo viên ít được học giáo dục trẻ khuyết tật nên gặp nhiều khó khăn. – Kể cả người quản lý trường học còn thiết sự quan tâm việc giáo dục đạo đức cho trẻ, thiếu phong trào, thiếu nội dung, thiếu biện pháp. Trước khi nói về hệ thống giáo dục đạo đức trong trường mầm non chúng ta cần xác định rõ các mục tiêu phát triển của trường mầm non như phát triển thể chất , phát triển nhận thức,phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ và phát triển tình cảm xã hội.

MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC : – Đối với trẻ mầm non trường, lớp, cô giáo … của trường mầm non là đặc biệt quan trọng gắn liền với trẻ vì thời gian tổ chức họat động học tập, vui chơi, ăn ngủ của trẻ tại trường là chính và rất dài từ 7 giờ sáng đến 5 giờ hoặc 6 giờ tối, về nhà chỉ để ăn 1 buổi tối , ngủ đêm và lại tiếp tục đến trường ngày hôm sau.

– Mọi nhân cách, tính cách các biểu hiện của cá nhân đều thể hiện ở trường lớp thông qua cô giáo, bạn bè, các đồ dùng đồ chơi của trẻ vì thế môi trường giáo dục của trường mầm non phải là nơi tốt nhất giúp trẻ phát triển một cách tòan diện với mục tiêu cuối cùng là chuẩn bị cho trẻ có tâm thế tốt nhất khi trẻ vào lớp Một. Đối với trường mầm non muốn có môi trường giáo dục tốt cần các điều kiện như sau :

Các yêu cầu : * Môi trường sư phạm : – Không khí nhóm lớp vui vẻ luôn có họat động náo nức phù hợp với tâm sinh lý trẻ. – Giáo viên thương yêu gần gũi đúng mực trong giao tiếp với trẻ , không qua nuông chiều cũng không quá khó khăn. – Cần tạo bầu không khí tâm lý tốt trong sáng giáo viên làm gương cho trẻ từ lời nói , dáng đi, cử chỉ, hành vi không chỉ trong giờ học mà ổ mọi lúc mọi nơi vì trẻ có thể bắc chước bất kỳ ở đâu. – Tạo tâm lý an tòan tự tin mạnh dạn khi giao tiếp của trẻ với cô, với mọi người lớn xung quanh trẻ và giữa trẻ với trẻ. * Môi trường vệ sinh : – Phải có CSVC trường lớp sạch đẹp khang trang phù hợp lứa tuổi tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ thể hiện những gì cô dạy và những điều trẻ tự khám phá. – Môi trường vệ sinh phải luôn sạch đẹp để thông qua môi trường vệ sinh giáo dục hành vi văn minh nề nếp trong mọi sinh họat. Các biện pháp : – Giáo viên mầm non phải được đào tạo đúng và trên chuẩn. – Đời sống của giáo viên mầm non phải được đảm bảo tốt hơn, đầy đủ hơn để GV tòan tâm tòan ý trong công việc và nhất là đối xử công bằng với tất cả trẻ. – Giáo viên cần được nâng cao thêm nhu cầu đời sống tinh thần, chất lượng cuộc sống cá nhân GV phải cao thì mới giáo dục trẻ tốt nhất đúng với thời kỳ hội nhập.

– Để đáp ứng nhu cầu với chương trình mới người quản lý cần được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhiều hơn, cần được tham quan trong nước và nước ngòai. – Yêu cầu về CSVC phải đáp ứng tốt cho việc thực hiện chương trình mới, hiện đại, phù hợp với lứa tuổi về quy cách thẩm mỹ đa dạng và phong phú.

Biện pháp : – Dạy đạo đức cho trẻ qua gương của mình đòi hỏi mỗi GV mầm non cần tu dưỡng rèn luyện trở thành 1 giáo viên mẫu mực từ lời nói đến cử chỉ, phong cách. Dạy trẻ mầm non là “dạy ăn, dạy nói, dạy gói, dạy mở”. – Trẻ dễ trở thành bản sao của cô giáo : cô nói nhỏ, nhẹ nhàng trẻ sẽ học theo, cô nói nhanh, to, ồn ào, trẻ cũng giống cô, cô dịu dàng hay mạnh bạo, cô vui tươi hay sầu não đều ảnh hưởng đến trẻ. Học gương người tốt việc tốt thông qua bạn bè của trẻ và được sự hỗ trợ của người lớn.

– Phải thực hiện đầy đủ nội dung chương trình mới do Bộ ban hành. Dạy lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục, kể cả việc giáo dục đạo đức cho trẻ. – Tạo điều kiện CSVC tốt để giáo viên có phương tiện dạy học tốt. – Dạy đạo đức thông qua họat động vui chơi vừa chơi vừa học giúp trẻ dễ hiểu và nhớ lâu. – Dạy đạo đức thông qua các họat động như kể chuyện, đóng kịch, đọc thơ, hát múa, họat động vui chơi, họat động lao động. – Dạy nề nếp vệ sinh thông qua việc tổ chức chế độ sinh họat trong trường mầm non, dạy mọi lúc mọi nơi cho trẻ.

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC : Yêu cầu : – Thực hiện chương trình mới là đồng nghĩa với đổi mới phương pháp. Dạy học ở mầm non lấy trẻ làm trọng tâm dạy theo năng lực của trẻ không gò ép áp đặt trẻ mà là gợi mở, gợi ý để trẻ tự khám phá vấn đề. – Giáo dục cho trẻ là việc làm thường xuyên mọi lúc mọi nơi , nhắc đi nhắc lại không phải chỉ hướng dẫn 1 lần rồi bỏ. – Giáo dục đạo đức cho trẻ cần phù hợp tâm sinh lý trẻ, phù hợp lứa tuổi và nhất là phải phù hợp với đặc điểm cá nhân trẻ.

Biện pháp : – Gởi GV tham gia học chuyên môn chương trình mới – Cung cấp đầy đủ các phương tiện tài liệu chương trình mới để GV tự học tự tham khảo – Tổ chức học tập dự giờ thăm lớp trong Quận và ngòai Quận để nâng cao chất lượng phương pháp giảng dạy. – Tổ chức các chuyên đề lễ giáo, các ngày lễ hội, các sự kiện, thông qua các họat động này nhằm giáo dục đạo đức cho trẻ.

– Dạy đạo đức cho trẻ không phải là lên lớp, giải thích, giáo điều mà thông qua các họat động, các tình huống được xử lý đối với trẻ. – Đối với trẻ không nói suông mà phải có giáo cụ trực quan sinh động, hình ảnh, cử chỉ trong sinh họat, trong giao tiếp với cô, với bạn, với mọi người xung quanh. – Giáo dục đạo đức không phải là áp dụng 1 biện pháp cho nhiều trẻ cùng 1 lúc mà giáo viên phải biết chọn lựa biện pháp, phương pháp riêng cho từng đối tượng trẻ , từng hòan cảnh riêng của từng trẻ. – Thực hiện nhận xét đánh giá cá nhân trẻ theo từng năm học để có cơ sở phát hiện sớm năng khiếu cá tính và tiếp tục có biện pháp tốt nhất giúp trẻ phát triển 1 cách tòan diện.

Các kiến nghị : – Làm sao để giáo viên mầm non có đời sống chất lượng cao giúp GV an tâm công tác yêu nghề yêu trẻ tận tụy với công việc . Vì cô mầm non cần phải tạo môi trường trong sáng vui tươi xung quanh trẻ nhưng nếu “bụng cô đói” lương không đủ mua thuốc cho con thì làm sao vui được , làm sao múa hát nô đùa với trẻ. – Trong cộng đồng xã hội cần có tuyên truyền để bậc làm bố mẹ hiểu và thực hiện tốt sự thống nhất trong môi trường giáo dục đạo đức cho trẻ, không khóan trắng hoặc đổ lỗi cho giáo viên, cho nhà trường. – Cần đầu tư cho giáo dục mầm non nhiều hơn nữa. Đầu tư CSVC trường lớp, đầu tư chương trình đào tạo cô giáo mầm non. – Có một số ít giáo viên mầm non không còn phù hợp với công việc hiện nay cần giảm biên chế hoặc điều động công việc khác, cần có chủ trương biện pháp chung đồng bộ và rõ ràng. Công tác này rất khó vì hiện nay số GVMN còn thiếu nên cho nghỉ thì ai sẽ dạy thế. Chỗ này cho nghỉ chỗ kia nhận vào. Nghỉ trường công qua trường tư dạy nên sau cùng thì vẫn như cũ. – Chương trình đào tạo GV mầm non của các trường CĐ, ĐH cần bổ sung thêm thời gian đi thực hành , thực tế, thực tập nhiều để sinh viên theo với công việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và nhất là có thời gian làm quen nắm bắt tâm sinh lý lứa tuổi nhiều hơn.

– Chương trình giáo dục trẻ mầm non cần ổn định hơn trong thời gian vừa qua có nhiều thay đổi thiếu tính ổn định dẫn đến việc giáo viên thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy do chương trình thay đổi nhiều, giáo viên chạy theo yêu cầu kiến thức kỹ năng nhiều hơn nên ít quan tâm yêu cầu giáo dục đạo đức. – Vì đạo đức của ngành học cô giáo vừa là mẹ, vừa là bạn của trẻ . Ngòai ra cô giáo mầm non còn phải hát hay múa giỏi, phải biết kể chuyện như 1 nghệ sĩ, lại là bác sĩ y tá khi bé ốm, phải biết vẽ để dạy trẻ vẽ, biết làm đồ chơi sáng tạo để dạy trẻ. Biết tổ chức họat động khoa học để giải thích khi trẻ thắc mắc, phải biết dạy thể dục thể thao như 1 huấn luyện viên, yêu cầu thì cao, đời sống lương bỗng thấp, mất nhiều thời gian ở trường hơn 10 giờ, về nhà làm giáo án, kế họach, ghi nhận xét, không thể làm thêm và cũng chẳng biết làm gì dẫn đến tình trạng thiếu GV, GV dạy mầm non lúc nghỉ dạy làm việc khác, khi không có việc làm thì trở lại dạy, thiếu ổn định. Nên chẳng cần có 1 trợ cấp ưu đãi cho bậc học đặc biệt này dễ giữ chân người giỏi người tài cho ngành học và có kế họach điều động thuyên chuyển khi có giáo viên mầm non ở độ tuổi 50 trở lên không còn múa hát được, không dạy thể dục trườn bò được nữa sẽ làm việc gì cho phù hợp từ đó giúp GV MN ổn định tòan tâm tòan ý dạy dỗ trẻ nên người. – Tòan xã hội cần có cái nhìn đúng đắn hơn để giúp việc giáo dục đạo đức cho trẻ tốt hơn vì hiện nay còn quá nhiều điều không đúng như trường mầm non giáo dục trẻ như không xả rác nhưng ngòai đường nơi công cộng còn nhiều rác, dạy trẻ không nói tục chửi thề nhưng ngòai đường đâu đó trẻ vẫn còn nghe, dạy trẻ đi ra đường đúng luật giao thông nhưng trên đường vẫn còn nhiều người vi phạm gây cản trở hoang mang làm trẻ không biết phải tin ai nghe ai. – Cần có sự thống nhất về nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ từ mầm non đến trung học phổ thông vì vịêc giáo dục đạo đức cho trẻ phải có sự liên thông kế thừa thống nhất từ nhỏ đến lớn những gì giáo dục của trẻ ởmầm non phải được tiếp tục ở cấp 1 đến cấp 2 , 3. Nội dung giáo dục cần thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội vì nếu không thống nhất trẻ sẽ khó nhớ và không nhận ra điều hay lẽ phải.

Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Mầm Non

Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

Trường Mầm non Liên Cơ, Lâm Thao, tạo góc học mở, giúp trẻ hoạt động tích cực.

PTĐT – Xác định giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ, những năm qua, các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, góp phần tạo môi trường học tập để trẻ phát triển toàn diện.

Hàng năm, ngành GD&ĐT đã tạo điều kiện cho giáo viên mầm non thường xuyên nâng cao, bồi dưỡng trình độ chuyên môn; khuyến khích giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm trong làm đồ dùng, đồ chơi, tổ chức các hoạt động ngoài trời, giáo dục trẻ vận động bằng phương pháp mới; nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, kỹ năng sư phạm cho giáo viên mầm non; chú trọng chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ… đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Năm học 2018 – 2019, toàn tỉnh có 323 trường mầm non, trong đó có 299 trường công lập và 24 trường ngoài công lập với trên 3.700 nhóm lớp; tổng số 216 trường đạt chuẩn Quốc gia. Các cơ sở giáo dục mầm non đều đảm bảo tuyệt đối việc chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn, không có tai nạn thương tích đối với trẻ; chú trọng vận dụng kiến thức, kỹ năng, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào việc tổ chức hoạt động giáo dục theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”. 100% các huyện, thành, thị với 277/277 xã, phường, thị trấn đã tiến hành kiểm tra và đảm bảo tốt việc củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Tỷ lệ trẻ nhà trẻ, mẫu giáo suy dinh dưỡng dưới 4,5%.

Một trong những giải pháp hữu hiệu được Trường Mầm non Liên Cơ Lâm Thao thực hiện để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện. Thời gian qua, Ban Giám hiệu nhà trường xây dựng, triển khai, thực hiện tốt kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non; xây dựng chương trình giáo dục phù hợp với từng độ tuổi như: Tạo cảnh quan môi trường giáo dục xanh – sạch – đẹp, đảm bảo an toàn, thân thiện giúp trẻ có cơ hội được trải nghiệm, khám phá; đội ngũ giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm”; quan tâm giáo dục nhóm, cá nhân trẻ; thường xuyên phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để tạo sự đồng thuận trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

Cô giáo Dương Thanh Huyền – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, nhà trường thường xuyên kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ các hoạt động của học sinh. Vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được đặc biệt coi trọng, vì vậy, nhà trường ký hợp đồng cung cấp thực phẩm có địa chỉ, nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo thực phẩm sạch. Nhà trường phối hợp với trạm y tế thị trấn Lâm Thao tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/năm học, qua đó, phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng, béo phì để kịp thời trao đổi cho phụ huynh có biện pháp chăm sóc phù hợp. Ban giám hiệu chỉ đạo cán bộ, giáo viên luôn thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, rèn nền nếp, thói quen vệ sinh, ăn, ngủ cho trẻ. Bồi dưỡng kỹ năng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên đồng thời tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng vào các hoạt động.

Để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, thời gian tới, các trường mầm non trên địa bàn tỉnh tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đảm bảo đủ điều kiện cho việc dạy và học; tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục; phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục; góp phần tạo sự phát triển vững chắc của bậc học mầm non. Các hoạt động đổi mới phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non đã từng bước đáp ứng nhu cầu vui chơi, hoạt động của trẻ, thông qua đó, tác động tích cực đến quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.

Nâng Cao Chất Lượng Bậc Giáo Dục Mầm Non

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng của ngành giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở bậc học này có tác dụng to lớn ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở các bậc tiếp theo.

Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách của con người và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.

Giáo dục mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen học tập sinh hoạt hàng ngày. Muốn thực hiện được điều đó thì phải thực hiện toàn diện về mọi mặt. Giáo viên phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, mục tiêu, yêu cầu của ngành sư phạm mầm non.

Năm học 2014 -2015 là năm học toàn ngành tiếp tục thực hiện cuộc vận động hai không của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo . Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh không ngồi nhầm lớp. Và thực hiện cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tiếp tục thực hiện tốt việc chỉ đạo, nâng cao chất lượng giáo dục là nội dung hàng đầu.

Thành lập tổ chuyên môn: tổ chuyên môn là lực lượng nòng cốt, vì vậy cần chọn những thầy cô có khả năng sư phạm mầm non cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với đồng nghiệp để chỉ đạo phân công điều hành.

Quán triệt, chỉ đạo tích cực việc học thật – dạy thật – kết quả thật: Mỗi giáo viên cần nghiêm túc thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ, tổ chức đầy đủ các hoạt động trong ngày như hoạt động chung, hoạt động góc, họa động ngoài trời, hoạt động chiều, soạn giáo án đầy đủ, đúng nội dung, yêu cầu kiến thức, kỹ năng phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Biết lựa chọn, vận dụng phương pháp giáo dục tích cực tạo tình huống, cơ hội nhằm phát huy trí tuệ, tính sáo tạo của trẻ.

Học thật giúp trẻ tích cực, hứng thú, tự nguyện tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ tạo ra sản phẩm, tìm tòi khám phá, giáo viên không làm thay, vẽ thay, cho trẻ. Giáo viên hình thành và rèn luyện để cho trẻ có thao tác đúng, thuần thục một số thói quen về nề nếp học tập.

Giáo viên luôn dõi theo sự phát triển, nhận thức của trẻ trên các lĩnh vực phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ và phát triển thể lực. Đánh giá kết quả của trẻ đúng thực chất, khách quan, công bằng, tôn trọng trẻ.

Phối kết hợp với gia đình, cộng đồng để giáo dục trẻ: nhà trường cấm tuyên truyền cho phụ huynh nắm được một số kiến thức giáo dục, rèn luyện cho trẻ thói quen, hành vi văn hóa trong giao tiếp, biết yêu thương quý trọng cô giáo, bố mẹ, người lớn.

Giáo dục mầm non là nền tảng đầu tiên, chất lượng giáo dục trẻ ở bậc này có tốt thì đến khi lên bậc giáo dục tiểu học mới tốt. Muốn đạt được điều đó thì nhà trường phải có những biện pháp phù hợp trong quá trình giảng dạy.

Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Môn Giáo Dục Thể Chất Cho Trẻ Mầm Non

Vận động là một hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày đối với trẻ, giúp trẻ phát triển về thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Với giáo dục thể chất ở lứa tuổi mầm non, cơ thể của trẻ phát triển nhanh, mềm dẻo dễ uốn, nhưng sức đề kháng yếu, các cơ quan đang phát triển chưa hoàn thiện cho nên ta phải chăm lo đến việc bảo vệ và tăng cường luyện tập sức khỏe cho trẻ, như trong khi hướng dẫn trẻ luyện tập, thêm sự hấp dẫn, tạo sự thoải mái cho trẻ khi được tham gia vào hoạt động như ;Đi, chạy, nhảy, bò trườn, leo trèo, ném, bắt, thăng bằng, nhanh, khéo léo, sức mạnh, sức chịu đựng, sự linh hoạt mềm dẻo giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tâm hồn trẻ thơ.

Giáo Dục thể chất giúp trẻ tìm hiểu khám phá về thế giới xung quanh, trong khi tập luyện tạo sức khỏe về thể chất cho trẻ thông qua việc cung cấp một môi trường vật chất sạch và an toàn, cũng như cung cấp các hoạt động vận động, linh hoạt mềm dẻo hình thành ở trẻ những kỹ năng, kỹ xảo, năng lực quan sát, khả năng ghi nhớ, tưởng tượng, tri giác về các vận động như đi, ném, chạy, nhảy, bò, trườn….một cách có mục đích. Từ đó giúp trẻ nhận thức sâu sắc về bản chất của thể dục thể thao là mang lại sức khỏe để học tập, vui chơi lành mạnh qua đó phát triển về thể lực cho trẻ.

Giáo dục thể chất là môn học hấp dẫn đối với trẻ Mầm non nhưng để đạt được kết quả cao lại là điều rất khó mà mỗi người giáo viên phải tự nỗ lực học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những bí quyết riêng cho mình. Những bài vận động luôn mang lại cho trẻ niềm vui thích, mở ra cho trẻ thế giới tình cảm thể chất của con người. Giúp trẻ hiểu biết về cuộc sống, về thế giới xung quanh, để có được thể lực tốt, chính chúng ta là những người ươm hạt giống dấu ấn đầu tiên. Là những con người dẫn dắt trẻ đến với giáo dục thể chất một cách hấp dẫn, thoải mái, không gò bó, không ép buộc, trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp của động tác, của thiên nhiên, con người, sự vật hiện tượng…khơi gợi ở trẻ niềm tin vui như chính bản thân trẻ được làm những vận động viên, được biểu diễn thi đấu trên sân vận động. Qua đó phát triển về sức khoẻ tâm tư tình cảm và thể lực trí tuệ cho trẻ .

Hiện nay giáo dục thể chất tăng cường thể lực cho trẻ còn là một nhiệm vụ quan trọng đối với trẻ ở mầm non, qua luyện tập giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt như: đức, trí, thể, mĩ, lao động…Trong tuyển tập Các Mác – Ăng Ghen đã nói “Sức lao động hoặc năng lực lao động là tổng hợp của những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, một cá thể đang sống”. Vì vậy giáo dục thể chất tác dụng đến lao động, đến thể lực mang lại sức khỏe cho con người, có một cơ thể khỏe mạnh cường tráng nâng cao được năng suất lao động, học tập, kéo dài được tuổi thọ của con người. Qua đó giúp trẻ khỏe mạnh, ngôn ngữ của trẻ phát triển và phát huy được các mặt khác.

Giáo dục thể chất còn trang bị cho trẻ vốn kiến thức sơ đẳng về tự nhiên và xã hội về khoa học kỹ thuật để giúp trẻ có một sức khỏe thể lực làm quen với môn học khác ở trường phổ thông. Từ những vận dụng các hình thức, phương pháp dạy học phong phú giúp trẻ ham muốn tiếp thu những điều mới lạ, và thể hiện vận động các bài tập một cách sáng tạo về thế giới xung quanh trẻ, qua đó phát triển ở trẻ khả năng vận động một cách nhanh, nhạy, mềm dẻo thêm yêu thiên nhiên yêu cuộc sống. Trong suốt chặng đường công tác gần hai mươi năm gắn bó với trẻ, và kết hợp thực hiện chuyên đề phát chuyển vận động cho trẻ mầm non trong giai đoạn 2013 -2016 tôi đă hiểu được tâm tư nguyện vọng của trẻ. Bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp trẻ hào hứng, tích cực tham gia luyện tập các vận động và có kết quả tối ưu nhất. Chính vì vậy mà tôi quyết định nghiên cứu và chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn giáo dục thể chất cho trẻ Mầm non.”

Các bài tập luyện về thể chất tất cả hoạt động trong ngày cho trẻ như sau:

Bài tập thể dục cơ bản: có tác dụng hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết cho cuộc sống của trẻ như là đi, chạy, nhảy, ném bắt, leo, trèo …

Bài tập thở và thể dục vệ sinh – thể dục buổi sáng – thể dục giữa giờ – thể dục vận động trong khi chơi – thể dục vận động trong giờ học – thể dục vận động trong khi rửa tay…Các điệu nhảy, múa, bài tập nhịp điệu … Các bài tập thể dục thực dụng như trườn, bò, leo, trèo , đi xe đạp đẩy kết hợp dạo chơi ngoài trời, kết hợp xoa bóp …

Bài tập phát triển các phẩm chất về thể lực: như nhanh, mạnh, bền, khéo léo … với khốí lượng cường độ phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và thể lực của từng cá nhân trẻ . Dụng cụ sử dụng trong các buổi tập gồm những dụng cụ đảm bảo tính chính xác của động tác với vận động vừa sức cho từng độ tuổi của trẻ, ghế thể dục, túi cát, xúc xắc, cổng chui, bóng, vòng, gậy, nơ … các dụng cụ này đều ảnh hưởng tới các vận động trong tiết học thể dục, ngoài các dụng cụ trên sự giúp đỡ của bàn tay giáo viên tạo cho trẻ cảm giác đúng về tư thế khi vận động bài tập.

Ví dụ : Trò chơi vận động “Cùng nhảy theo một điệu nhạc”cho trẻ bắt chước làm các người mẫu biểu diễn, trẻ có thể lắc mông nhún nhảy, xoay cổ tay, giậm chân “Trò chơi bật nhảy “Chụm chân nhảy qua chướng ngại vật, như bục gỗ, hoặc qua một dòng suối tự tạo, hay những đường vẽ ngoằn nghèo theo đường dích dắc trên nền nhà và những trò chơi đi một chân trên những ô vuông bỏ cách … đều rất tốt cho trẻ, hoặc cho trẻ chơi trò chơi ” Bắt bướm” trẻ sẽ chạy theo con bướm nhảy lên để bắt hay cô treo các quả bóng lên tường cao hơn trẻ khoảng 20-30 cm, yêu cầu trẻ nhảy lên bắt và đập bóng, qua chơi đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ làm sao nhảy bật để lấy được bóng và từ đó trí tuệ ngôn ngữ thể lực của trẻ sẽ phát triển bền bỉ hơn. Tất cả các trò chơi này đều rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển thể chất cho trẻ, đặc biệt là phát triển chiều cao cho trẻ, Khi cho trẻ dạo chơi ngoài trời cô cho trẻ kết hợp chơi trò chơi “Gieo hạt”“Bàn tay phải bàn tay trái” “Cò bắt ếch” Cáo ơi ngủ à” Bịt mắt đá bóng “Mèo đuổi chuột, Rồng rắn lên mây “… qua chơi trẻ được chạy, nhảy đứng lên ngồi xuống, giơ tay lên thả tay xuống, vươn duỗi thân trên, bật nhảy cao, nhảy xa một cách tự nhiên tạo cho trẻ không khí vui tươi thoải mái nhờ đó mệt mỏi sẽ tiêu tan trẻ sẽ có một thân thể khỏe mạnh tiếp thu bài học một cách hiệu quả. Thông qua trò chơi phát triển sức khỏe thể lực ngôn ngữ cho trẻ, tạo cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin trong khi vận động trẻ được chạy nhảy hồn nhiên, trẻ sẽ ghi nhớ lâu hơn thể lực của trẻ được phát triển ngày càng bền bỉ hoàn thiện hơn.

Các trò chơi vận động và trò chơi dân gian: Ví dụ trò chơi: “Dung dăng dung dẻ” cô cho trẻ vừa đi vừa đọc vung tay theo nhịp lời ca cũng tạo cho trẻ thói quen vận động thân thể cho trẻ, đến câu cuối “xì xà xì xụp” trẻ ngồi xuống sau đó đứng lên đọc tiếp, hoặc bài ” Tiếng chú gà trống gọi ” Trẻ giả vờ nhắm mắt chụm 2 tay nghiêng đầu về một bên khi cho trẻ tập cô có thể nói có một chú gà trống bừng tỉnh dậy cất tiếng gáy ” ò ó o o” trẻ giơ tay lên miệng bắt chước tiếng gà gáy sau đó chú gà vươn đôi cánh dùng đôi chân bới đất tìm mồi trẻ vừa đi vừa vẫy hai tay nhẹ nhàng cô làm như thế gây hứng thú cho trẻ vào bài tập. Khi tổ chức các trò chơi vận động hay trò chơi dân gian giáo viên phải lựa chọn phù hợp với nội dung của từng bài tập, từng lứa tuổi của trẻ, văn hóa từng vùng miền, giới tính sở thích để trẻ có thể tham gia vào trò chơi mạnh dạn tự tin hơn hoàn thiện về kỹ năng, kỹ xảo của các hình thức vận động cơ bản, ngoài ra còn giáo dục trẻ khéo léo khả năng định hướng trong không gian, sức mạnh phản ứng vận động, sức bền tạo cho trẻ tâm trạng sảng khoái, qua bài tập còn giúp trẻ có thêm kinh nghiệm tiếp thu được động tác một cách hoàn chỉnh và sau này có thể hướng trẻ vào hoạt động thể thao.

Trong khi dạy trẻ hoạt động thể chất, mỗi chúng ta, muốn tổ chức được một hoạt động thể dục thành công tạo được sự hứng thú ham muốn cho trẻ, đòi hỏi người giáo viên phải biết tìm tòi, học hỏi các biện pháp các hình thức cung cấp kiến thức cho trẻ ở mọi thời điểm, mọi lúc, mọi nơi giúp trẻ hào hứng chờ đón đến tiết học thể dục, tạo cho trẻ có tâm trạng sảng khoái ảnh hưởng tốt đến quá trình phát triển tâm sinh lý cho trẻ.

Quá trình phát triển thể chất cho trẻ không chỉ phát triển các phẩm chất thể lực mà còn bảo vệ sức khỏe cho trẻ, tác động cả thế giới nội tâm của trẻ như tình cảm, suy nghĩ hình thành những quan điểm phẩm chất đạo đức nhân cách của trẻ. Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nên khi giảng dạy giáo viên cần kiên trì, nhẫn nại, khéo léo, dìu dắt, uốn nắn giáo dục trẻ những đức tính cần thiết trong từng giờ học, để trẻ tích cực hứng thú tham gia tập luyện và tôn trọng luyện tập làm nền tảng vững chắc có một sức khỏe cường tráng về thể lực sau này cho trẻ.

*Thông qua các bài tập vận động

Giáo dục thể chất cho trẻ tính trực quan đóng vai trò quan trọng, vì trẻ mầm non hoạt động có được chủ yếu thông qua sự bắt chước, qua hình ảnh sinh động của các động tác, tác động lên giác quan của trẻ và những động tác đó thông qua quá trình tập luyện, khi làm mẫu giáo viên phải chọn vị trí đứng sao cho phù hợp, tất cả trẻ trong lớp trông thấy rõ cô làm mẫu và nghe được lời giảng của cô; ví dụ như bài vận động cơ bản “Tập đi” khi làm mẫu cô phải đi ngược chiều với trẻ, nếu đi tay để sau lưng, sau gáy thì giáo viên phải đi cùng phía với trẻ, lúc làm mẫu cô phải tập đúng, chính xác, nhẹ nhàng để trẻ có ấn tượng đúng về bài tập vận động kích thích trẻ thực hiện tốt hơn. Đồng thời giáo viên cũng nhìn thấy rõ từng cử động của trẻ, chọn vị trí sao cho tránh được hướng gió lùa và mặt trời chiếu thẳng vào mắt trẻ, sau gáy trẻ khi điều khiển bài tập, các động tác, các trò chơi … giáo viên không phải di chuyển nhiều và đứng gần nơi để dụng cụ thể dục giúp trẻ dễ lấy, dễ cất, tránh mất thời gian cản trở khi trẻ tập, khi trẻ tập giáo viên không nên đứng nguyên một chỗ mà phải luôn vận động đến nơi trẻ tập giúp đỡ những trẻ tập yếu, sửa chữa những động tác sai cho trẻ tập luyện kịp thời, trong giảng dạy giáo viên cần kết hợp các loại trực quan khác nhau để gây hứng thú trong giờ học tập cho trẻ.

Quá trình luyện tập giáo viên phải tuân thủ nguyên tắc dạy trẻ từ đơn giản đến phức tạp từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều, việc giúp trẻ khắc phục những khó khăn thực hiện các bài vận động mới sẽ tạo cho trẻ có trạng thái cảm xúc tốt, điều đó sẽ củng cố được niềm tin và kích thích sự cố gắng mới mẻ cho trẻ, tạo cho trẻ sự hứng thú vui vẻ mong muốn đạt được kết quả cao hơn nữa, giáo viên phải khuyến khích tinh thần tự lực của trẻ, để trẻ có tính tự giác và tích cực xây dựng cho trẻ động cơ tham gia hoạt động phù hợp, tạo cho trẻ tính ước mơ thông qua tính hấp dẫn cụ thể của từng buổi tập, trẻ được thực hiện dưới dạng những động tác hoặc bài tập thể chất nhất định, giáo viên phải là người làm cho trẻ hiểu, thực hiện vận động các động tác như thế nào, tại sao phải tập như thế này, mà không tập như thế kia, giáo viên phải thường xuyên biểu dương những kết quả đạt được của trẻ kịp thời.

*Tích hợp lồng ghép các hoạt động vào bài dạy :

Cô chia lớp mình thành 2 đội chơi đội “Gấu đen” thi đua với đội “Thỏ trắng” thử tài qua 3 vòng chơi được bắt đầu.

– Phần thứ nhất: Sự đoàn kết của muôn loài

– Phần thứ hai: Đội nào khéo hơn

– Phần thứ ba: Ai nhanh ai khỏe

Khi trẻ thực hiện cô cho trẻ “chuyền bóng qua đầu” theo đội hình hàng dọc, chuyền từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, cô nói nhờ sự thông minh khéo léo của các loài vật cho nên 2 đội ngang sức ngang tài, từ đội hình hàng dọc chuyển về đội hình vòng tròn cô thay đổi vật mẫu có thể lần đầu cô cho trẻ chuyền quả bóng to lần sau cô cho trẻ chuyền bóng nhỏ hơn, hoặc bóng cao su, cô nâng dần độ khó cách chuyền bóng lên, hình thức cách chuyền bóng qua đầu có thể cho trẻ đứng chuyền theo đội hình vòng tròn, ngồi xuống theo đội hình vòng tròn để chuyền qua đầu, khi thay đổi các hình thức vận động trẻ sẽ rất thích thú, đội nào cũng muốn được thi đua nhau để giành chiến thắng về đội mình.

Với vận động chạy chậm 100m cô cũng cho trẻ chạy thay đổi các hình thức như sau lần đầu chúng ta có thể để lá cờ và vạch chuẩn theo hướng thẳng, lần 2 ta có thể thay đổi vạch chuẩn và lá cờ ở đích cắm về phía khác và cô sẽ dùng hiệu lệnh để trẻ biết chuyển hướng chạy với điều kiện số mét không thay đổi chỉ thay hình thức và hướng chạy, sau mỗi lần kết thúc cô động viên trẻ có thể là một tràng pháo tay hoặc tặng thưởng một món quà nào đó cho đội thắng cuộc, sẽ hấp dẫn lôi quấn trẻ tiếp thu bài hoc một cách hiệu quả cao.

*Ví dụ như chủ đề “Hiện tượng thiên nhiên” cho trẻ thực hiện đề tài ” Bật qua suối nhỏ” trong giờ đón trẻ tôi cho trẻ xem tranh ảnh trên ti vi về các dòng suối, trò chuyện cùng trẻ về các dòng suối, do đâu mà có suối chảy. Cô có thể kể cho trẻ nghe truyện về sự tích của dòng suối …

Đến hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ quan sát tranh vẽ về các dòng suối và cho trẻ kể tên những dòng suối mà trẻ đã biết, cô kết hợp những thảm cỏ hoặc bìa cát tông các thanh gỗ, xốp màu xếp thành dòng suối cho trẻ chơi thi ai bật xa. Phần chơi tự do tôi cho trẻ dùng giấy để vẽ, tô màu, xếp hột hạt, hoặc xếp những chiếc lá khô thành những dòng suối nhỏ theo sở thích của trẻ, trẻ sẽ hứng thú và tạo cho trẻ tính tò mò muốn khám phá thế giới xung quanh, tổ chức tiết học như vậy trẻ sẽ được vận động nhiều, trẻ cũng thoải mái hào hứng tiết học sẽ không còn khô cứng, và trẻ mạnh dạn tự tin khi được làm quen với môn học này, khi cho trẻ thực hiện các vận động từ từ, không nên nóng vội. Cô nên chú ý nhiều đến những trẻ nhút nhát, nên động viên khuyến khích để trẻ tự tin, khi trẻ luyện tập, nếu trẻ tập luyện sai cô không nên quát nạt, cười cợt trẻ, nếu trẻ không tập luyện đúng cô có thể luyện cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, nếu cô cứ bắt ép trẻ phải tập luyện đúng ngay, thì trẻ sẽ bị ức chế, dễ dẫn dến chán nản, trẻ cũng không muốn tập trung vào vận động nữa, thì dẫn đến hiệu quả bài học không cao.

Khi cho trẻ làm quen với giáo dục thể chất: Đòi hỏi cô giáo phải đầu tư về tranh ảnh vật mẫu thật phong phú, sẽ thu hút trẻ nhớ lâu hơn. Khi cô giải thích bài tập mới, cô cần kết hợp với hình ảnh, mẫu trực quan phải đẹp, hấp dẫn sẽ lôi cuốn trẻ chú ý vào cách làm mẫu của cô, sử dụng phương pháp trực quan, phải tích cực hóa quá trình nhận thức về phát triển thể lực cho trẻ thực hiện sẽ đạt hiệu quả cao.

Kết quả khảo nghiệm của đề tài, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

* Trong thời gian nghiên cứu đề tài tôi tiến hành khảo sát trắc nghiêm trẻ lớp mình giảng dạy thống kê được kết quả học tập của trẻ như sau:

Khi chưa áp dụng các giải pháp kết quả học tâp của trẻ chỉ đạt được ở mức khiêm tốn, bản thân tôi vô cùng trăn trở. Vì sao mà trẻ lại không hứng thú khi khởi động ? Vì đâu mà trẻ lại không thích tập bài phát triển chung, bài tập vận động cơ bản, trò chơi vận động. Vì sao khả năng tập luyện của trẻ còn hạn chế? Và lúc này tôi đã tìm ra nguyên nhân của căn bệnh này.

3. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu, bản thân và các chị em đồng nghiệp trong trường cùng nhau đưa ra bàn luận trao đổi đi đến thống nhất các giải pháp mới về phương pháp phát triển về thể lực cho trẻ qua môn làm quen với giáo dục thể chất nhằm phát triển về vận động tư duy ngôn ngữ sức khỏe thể lực cho trẻ theo hướng giáo dục mới nhằm phát huy tích cực sáng tạo của trẻ. Trong khi vận dụng các giải pháp mới đưa vào giảng dạy trên thực tế đã mang lại kết quả tích cực của trẻ thu được như sau:

Từ những giải pháp mới đưa vào giảng dạy. So với trước đây thì chất lượng học tập của trẻ được nâng lên rõ rệt từ kĩ năng, kỹ xảo cách thực hiện các bài tập vận động và khả năng quan sát sự vật, hiện tượng, khả năng định hướng trong không gian, sức mạnh, sức bền, và sự khéo léo, nhanh nhẹn cho trẻ qua đó phát triển tư duy ngôn ngữ, thể lực vận động, đi, chay, nhảy, ném, bắt, leo trèo, bò trườn…khá hoàn hảo về hình thức và nghệ thuật. Trẻ nhút nhát, rụt rè, học yếu, kém tiếp thu chậm không còn. Tỉ lệ trẻ hứng thú vận động đạt khá, giỏi tăng lên một cách có hiệu quả.

Giáo dục thể chất, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sức khỏe của trẻ khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với môn Giáo dục thể chất, có ấn tượng về hình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của thân thể, cái đẹp của động tác kích thích trẻ hăng say thực hiện bài tập, tăng cường khả năng hoạt động nhanh nhẹn và khả năng phối hợp vận động được phát triển mạnh, đóng góp một vị trí rất quan trọng trong giáo dục đạo đức, tính kỷ luật, tính ham thích lao động trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non đây là thời kỳ thuận lợi để trẻ tiếp thu những kỹ năng, kỹ xảo vận động ban đầu cần thiết cho cuộc sống sau này, giúp trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, lao động, hình thành phẩm chất về thể lực vận động cho trẻ, là nền móng vững chắc để trẻ bước tiếp vào bậc học phổ thông.

Cập nhật thông tin chi tiết về Skkn Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Đạo Đức Cho Trẻ Mầm Non trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!