Bạn đang xem bài viết Skkn Một Số Biện Pháp Giáo Dục Hòa Nhập Cho Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ Đạt Hiệu Quả được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Để đáp ứng được nhu cầu này, cần có sự đóng góp của rất nhiều ngành nghề trong đó giáo dục góp phần to lớn trong sự đổi mới của đất nước. Nói đến giáo dục, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều quan điểm nhưng chung quy lại đều khẳng định rằng “Giáo dục là chìa khóa, là cơ sở cho sự phát triển nhân cách sau này của một con người”
Như chúng ta đã biết giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những những con người mới, con người có ích cho xã hội. Giáo dục Mầm non có nhiệm vụ xây dựng nền móng làm cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình mà là trách nhiệm của toàn xã hội và của cả nhân loại.
Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã dành nhiều tình cảm và sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em, tình thương ấy xuất phát từ tư tưởng, tầm nhìn và chiến lược “Trăm năm trồng người” mà người đã dày công vun trồng cho thế hệ mai sau. Thấm nhuần tư tưởng của người, Đảng nhà nước và nhân dân ta đã và đang quan tâm thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, bởi trẻ em là những mầm xanh tương lai của đất nước là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ em trên thế giới này sinh ra và lớn lên đều được sở hữu một thân hình hay một trí tuệ hoàn hảo mà thay vào đó bên cạnh những “Bé khoẻ, bé ngoan” vẫn còn những em bé khuyết tật, sinh ra với những khiếm khuyết về thể chất, tinh thần khiến các em gặp nhiều khó khăn, bất hạnh và vô cùng thiệt thòi, do đó trẻ cần được hưởng sự giáo dục dạy dỗ chu đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội và đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đầy tính nhân văn của ngành giáo dục nói chung và ngành giáo dục mầm non nói riêng [1].
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT HIỆU QUẢ Người thực hiện: Lê Ánh Tuyết Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thành Kim SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn THẠCH THÀNH, NĂM 2023 MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Mở đầu 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 2.3. Các biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ đạt hiệu quả. 5 2.3.1. Lập kế hoạch giáo dục theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ khuyết tật trí tuệ 5 2.3.2. Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật hoạt động hòa nhập. 10 2.3.3. Phát huy tính tích cực của trẻ khuyết tật trí tuệ 12 2.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy để tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật hứng thú hoạt động hoà nhập. 14 2.3.5. Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở mọi lúc, mọi nơi. 16 2.3.6. Phối hợp với phụ huynh và các cơ quan, tổ chức xã hội trong việc giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập. 17 2.4. Hiệu quả sau khi thực hiện biện pháp GDHN trẻ KT tại trường Mầm non Thành Kim 19 3. Kết luận kiến nghị 19 3.1. Kết luận 19 3.2. Kiến nghị 20 1. Mở đầu. 1.1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Để đáp ứng được nhu cầu này, cần có sự đóng góp của rất nhiều ngành nghề trong đó giáo dục góp phần to lớn trong sự đổi mới của đất nước. Nói đến giáo dục, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều quan điểm nhưng chung quy lại đều khẳng định rằng "Giáo dục là chìa khóa, là cơ sở cho sự phát triển nhân cách sau này của một con người" Như chúng ta đã biết giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những những con người mới, con người có ích cho xã hội. Giáo dục Mầm non có nhiệm vụ xây dựng nền móng làm cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình mà là trách nhiệm của toàn xã hội và của cả nhân loại. Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã dành nhiều tình cảm và sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em, tình thương ấy xuất phát từ tư tưởng, tầm nhìn và chiến lược "Trăm năm trồng người" mà người đã dày công vun trồng cho thế hệ mai sau. Thấm nhuần tư tưởng của người, Đảng nhà nước và nhân dân ta đã và đang quan tâm thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, bởi trẻ em là những mầm xanh tương lai của đất nước là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ em trên thế giới này sinh ra và lớn lên đều được sở hữu một thân hình hay một trí tuệ hoàn hảo mà thay vào đó bên cạnh những "Bé khoẻ, bé ngoan" vẫn còn những em bé khuyết tật, sinh ra với những khiếm khuyết về thể chất, tinh thần khiến các em gặp nhiều khó khăn, bất hạnh và vô cùng thiệt thòi, do đó trẻ cần được hưởng sự giáo dục dạy dỗ chu đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội và đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đầy tính nhân văn của ngành giáo dục nói chung và ngành giáo dục mầm non nói riêng [1]. Theo công ước của liên hợp quốc về quyền trẻ em (1989) ghi rõ: "Tất cả mọi trẻ em sinh ra đều được quyền đi học" do vậy trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật trí tuệ nói riêng có quyền được học tập, vui chơi như bao trẻ bình thường khác [2]. Trên thực tế đối với những trẻ bị khuyết tật trí tuệ do bị hạn chế về trí tuệ nên khuyết tật trí tuệ chậm chạp, gặp khó khăn trong giao tiếp, ứng xử xã hội, tự phục vụ bản thân và tiếp thu kiến thức. Trong số đó có những trẻ không thể tự phục vụ bản thân mình mà nhờ người khác giúp đỡ, hỗ trợ. Nhìn chung trẻ khuyết tật trí tuệ thường gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, vì khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ của trẻ bị hạn chế, trẻ rất mau quên...Là một giáo viên mầm non đứng lớp 5-6 tuổi và đặc biệt là trong lớp có trẻ khuyết tật trí tuệ tôi nghĩ rằng việc giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập là vô cùng khó khăn đòi hỏi bản thân phải tâm huyết với nghề dạy trẻ, chăm sóc và bày tỏ tình thương với trẻ, bên cạnh đó tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ chuẩn bị cho cuộc sống hiện tại cũng như cuộc sống tương lai của trẻ ở trường mầm non và tôi mong muốn rằng tại ngôi nhà thứ hai này trẻ học được các kiến thức, các kỹ năng và được tham gia vào tất cả các hoạt động như trẻ bình thường khác. Vì thế tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp giảng dạy tốt nhất, mạnh dạn áp dụng những sáng tạo mới trong việc tổ chức các hoạt động và các hình thức dạy trẻ khuyết tật trí tuệ mang tính chức năng, ngoài việc cung cấp các kiến thức cơ bản cho trẻ còn cần tập trung vào dạy kỹ năng sống cho trẻ bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng xã hội nhằm hình thành cho trẻ khả năng sống độc lập và giúp trẻ có thể hoà nhập vào cộng đồng xã hội như những trẻ bình thường. Xuất phát từ những lý do trên mà tôi chọn đề tài "Một số biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trí tuệ đạt hiệu quả" làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tìm ra những biện pháp giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trí tuệ ở trường Mầm non đạt hiệu quả tốt. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật trí tuệ nói riêng của độ tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Thành Kim - Thạch Thành - Thanh Hoá. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp quan sát + Phương pháp khảo sát điều tra + Phương pháp thực hành - trải nghiệm + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Hiện nay, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ra qui định về GDHN cho TKT làm cơ sở giúp cho các bộ phận quản lý giáo dục các cấp, nhà trường và giáo viên thực hiện GDHN cho TKT một cách hiệu quả . - Quyết định số 23/2006/QĐ/ BGDĐT ngày 22/5/2006 về việc qui định Giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật. - Công văn số 9890/ BGDĐT-GDTH , ngày 17/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Từ đó nâng dần chất lượng GDHN cho TKT. Vậy trẻ khuyết tật và giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tại trường Mầm non là gì? Trẻ khuyết tật là những trẻ bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận trên cơ thể như: Giác quan, vận động, trí tuệvv được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho trẻ gặp nhiều khó khăn trong lao động, sinh hoạt, học tập, vui chơi. Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở trường Mầm non là phương thức giáo dục cho trẻ khuyết tật vào sinh hoạt và hoạc tập hoà nhập trong môi trường giáo dục bình thường. Trẻ khuyết tật Mầm non được vui chơi, học tập cùng với trẻ bình thường cùng lứa tuổi ngay tại nơi trẻ sinh ra và lớn lên. Trong môi trường đó, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được tham gia tiếp xúc, giao tiếp với mọi người, được tham gia hoạt động với các bạn để lĩnh hội những kiến thức văn hóa, hình thành những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi Mầm non, giúp trẻ có thói quen và tự tin vào bản thân. Hơn thập kỷ qua, mô hình giáo dục hoà nhập ở việt nam đã được thực hiện. theo số liệu báo cáo của các địa phương: Trong năm qua đã có hơn 100 nghìn trẻ khuyết tật được hoà nhập với trẻ bình thường. tại một số địa phương đã huy động trên 90% trẻ khuyết tật ở độ tuổi ra lớp học hoà nhập theo chương trình [4]. Như vậy, trẻ khuyết tật là trung tâm của quá trình giáo dục điều chỉnh. Các em cũng có nhu cầu được tôn trọng được tham gia đầy đủ và bình đẳng trong mọi hoạt động của trường Mầm non để thừa hưởng các quyền lợi và phát huy hết những khả năng vốn có của mình cho phép tạo cho trẻ khuyết tật có niềm tin, lòng tự trọng, ý chí vươn lên trẻ tự tin mạnh dạn trong giao tiếp hoà nhập với bạn bè, cộng đồng xã hội. đồng thời giáo dục lòng nhân ái, tình cảm yêu thương của các cháu phát triển bình thường đối với những bạn bị khuyết tật. Có thể nói Giáo dục hòa nhập trong trường Mầm non là môi trường vô cùng cần thiết và cũng là nơi tốt nhất để trẻ khuyết tật có cơ hội vươn lên thể hiện những khả năng của mình và tự tin, hòa nhập vào cộng đồng. Cạnh đó giáo dục hoà nhập còn giúp cho những trẻ bình thường học được cách quan tâm, giúp đỡ bạn bè và bồi dưỡng lòng nhân ái ở trẻ em. Từ đó ta có thể khẳng định giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật là mô hình giáo dục trẻ khuyết tật có hiệu quả nhất. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến * Thuận lợi: - Năm học 2023 - 2023 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi với tổng số học sinh là 35 cháu trong đó có một cháu khuyết tật chậm phát triển trí tuệ đó là cháu: Trịnh ngọc Thái. - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và đào tạo qua các buổi tập huấn chuyên đề trong đó có nội dung giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non. - Ban giám hiệu nhà trường là người đóng vai trò lãnh chỉ đạo tích cực mang tính hỗ trợ cao trong giáo dục hào nhập trẻ khuyết tật, nhà trường có đầy đủ hồ sơ theo dõi trẻ khuyết tật, quan tâm đầu tư mua sắm trang thiết bị giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy- học tập phù hợp với trẻ như: Hình ảnh trực quan, ti vi, đầu đĩa...dành để dạy các tiết học cho cả lớp và các tiết học cá nhân cho trẻ khuyết tật, qua đó giáo viên có thể ôn tập và củng cố lại kiến thức, kỹ năng mà trẻ chưa nắm được ở các hoạt động trong ngày. - Nhà trường cùng với giáo viên có trẻ khuyết tật thường xuyên tiếp xúc ,trao đổi với các bậc cha mẹ trẻ khuyết tật để phối hợp trong công tác chăm sóc trẻ được tốt hơn. * Khó khăn: Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật của ngành học Mầm non nói chung và việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nói riêng ở trường Mầm non Thành Kim vẫn còn nhiều những hạn chế: Đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo chuyên sâu về giáo dục trẻ khuyết tật và làm thế nào để trẻ khuyết tật hoà nhập ở trường mầm non được tốt, một số giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về công tác chăm sóc trẻ khuyết tật, đặc biệt là GDHN trẻ khuyết tật trí tuệ, việc trẻ khuyết tật vào lớp hoà nhập cần có thời gian để quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ do đó cũng phần nào có ảnh hưởng đến việc chăm sọc giáo dục chung cả lớp. Tài liệu phục vụ cho khuyết tật còn rất ít, công cụ để theo dõi đánh giá sự tiến bộ của trẻ chủ yếu giáo viên tự làm Mặt khác trên thực tế nhiều phụ huynh kể cả gia đình có trẻ bị khuyết tật chưa nhận thức đầy đủ về giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và giáo dục hòa nhập nói riêng nên chưa tích cực đưa con đến lớp, đa số phụ huynh làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên ít có thời gian quan tâm đến trẻ. Cạnh đó, một số phụ huynh của trẻ khuyết tật còn có tâm lý e ngại, giấu diếm bệnh tật của con em mình, chưa mạnh dạn phối hợp với giáo viên để thống nhất biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ. Phụ huynh chưa mạnh dạn nói ra những đặc điểm của trẻ nên chúng tôi chưa có sự hiểu biết toàn diện về tâm lý, nhận thức...của trẻ khuyết tật nhiều phụ huynh không nghĩ đến việc chạy chữa hay khắc phục hậu quả khuyết tật cho con em mình, số trẻ trong lớp chưa được giảm theo quy định. Vì vậy cúng có ảnh hưởng đến thời gian gần gũi, chăm sóc cho trẻ khuyết tật. Trang thiết bị, đồ dùng dạy học đặc thù hỗ trợ cho trẻ khuyết rật trí tuệ học tập chưa có. Bản thân trẻ chưa biết hòa nhập cùng các bạn tất cả các khả năng của trẻ còn quá thấp so với những bạn bình thường, ý thức của trẻ phát triển chậm. * Kết quả thực trạng: Công tác GDHN cho trẻ khuyết tật ở trường mầm non là một vấn đề không còn là mới mẻ, đã được triển khai trong các đợt học chuyên đề, hầu hết các giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác này. Tuy nhiên để đánh giá chung tôi thấy thực tế việc giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật chưa thực sự được chú trọng theo đúng nghĩa và tầm quan trọng của nó đặc biệt khi được cọ sát với môi trường học tập, cùng với các hình thức tổ chức tiết học của cháu Thái trẻ khuyết tật trí tuệ tại lớp tôi, nhìn vào các khả năng cơ bản ở tất cả các thời điểm 1 ngày tôi thấy cháu còn gặp nhiều hạn chế nên việc giáo dục hoà nhập chưa thực sự mang lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể được thể hiện ở bảng khảo sát đầu vào của cháu như sau: STT KQ của trẻ ND Khảo sát Mức độ đạt được của trẻ KTTT Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Khả năng nhận thức 0 0 0 x 2 Khả năng giao tiếp 0 0 x 0 3 Khả năng tự phục vụ 0 0 0 x 4 Khả năng hòa nhập cùng các bạn 0 0 0 x Đứng trước những khó khăn trên đã đặt ra cho tôi nhiều lo lắng và suy nghĩ phải dùng những phương pháp, biện pháp nào để giúp trẻ khuyết tật trí tuệ có thể hòa nhập được với các bạn trong lớp và trẻ có hứng thú tham gia vào các hoạt động cùng cô, cùng các bạn để từ đó giúp bản thân tôi nói riêng và các bạn đồng nghiệp nói chung có thêm thật nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. 2.3. Các biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ đạt hiệu quả: Hòa nhập không chỉ đơn giản là đưa trẻ khuyết tật vào trong một chương trình giáo dục chung với trẻ bình thường, mà phải thiết lập những bước rõ ràng để đảm bảo cho trẻ khuyết tật được tham gia hoà nhập một cách đầy đủ và tích cực trong những hoạt động trong ngày của trẻ. Việc thiết lập những bước rõ ràng là vai trò của giáo viên, chính vì thế mà tôi đã dựa trên cơ sở phân tích những đặc điểm phát triển của cháu Thái lớp tôi, qua thực trạng và điều kiện thực tế của nhà trường, tôi đã tìm ra được một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập trẻ 5 -6 tuổi khuyết tật trí tuệ ở trường Mầm non như sau: 2.3.1. Lập kế hoạch giáo dục theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ khuyết tật Để có thể xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật trí tuệ của lớp mình, việc đầu tiên tôi xác định mức độ chức năng hiện tại của chaus Thái hay nói cách khác, tôi đi sâu vào tìm hiểu tình trạng ban đầu của cháu, đây là một việc làm bắt buộc trong giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. Có nhiều công cụ để đánh giá tình trạng ban đầu, đối với trẻ khuyết tật trí tuệ trước tiên tôi thu thập những thông tin chung như: Đặc điểm cá nhân, mức độ khuyết tật và thông tin về sự phát triển của cháu, quan sát, đánh giá các lĩnh vực phát triển của cháu như: Thông qua vận động thô; vận động tinh; giao tiếp; nhận thức và kĩ năng cá nhân - xã hội...dựa vào các lĩnh vực phát triển sau: - Phát triển thể chất: Cháu Thái vẫn có khả năng thực hiện các vận động thô: đi, chạy, nhảyvà thực hiện một số vận động tinh như: Sờ mó, cầm nắm; tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe vẫn bình thường - Kỹ năng tự phục vụ (ăn, uống, vệ sinh...) Cháu Thái vẫn tham gia sinh hoạt như các bạn khác, tuy nhiên cháu chậm chạp hơn. - Phát triển kỹ năng nhận thức: Đây chính là điểm nhấn, là nguyên nhân chứng minh rằng cháu Thái bị khuyết tật trí tuệ. Vì thế khả năng nhận thức của cháu vô cùng hạn chế, cháu ngơ ngác trong mọi hoạt động về nhận thức. Có thể nói khi có tác động từ cô đến cháu đòi hỏi ở cháu sự tư duy để trả lời của cô cháu thờ ơ không quan tâm, hoặc mãi mãi cháu mới hiểu được một tý vấn đề. - Phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp: Cháu vẫn biết nói, biết giao tiếp với mọi người xung quanh, nhưng rất ít. Do trong giao tiếp cháu không hiểu được nghĩa của đối phương nên dần dần cháu ngại tiếp xúc - Phát triển kỹ năng xã hội: Cháu có khả năng tự lập nhưng kép kín bản thân. làm gì cũng chậm chạp. - Chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng: Cháu Thái bị khuyết tật trí tuệ, nhìn chung cháu chậm chạp hơn rất nhiều so với các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên vẫn có khả năng phục hồi chức năng phần nào nếu được chăm sóc, giáo dục hoà nhập nhiệt tình và đúng cách. Căn cứ vào hiện trạng cụ thể của cháu Thái, tôi thấy mình phải lập kế hoạch một cách cụ thể, bảo đảm tính liên tục, đảm bảo tính khả thi, vừa sức, phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ. Hàng tuần tôi lập kế hoạch để dạy cho trẻ và hướng dẫn trẻ thực hiện, trong quá trình tổ chức các hoạt động, tôi luôn quan sát và theo dõi từng biểu hiện của trẻ, nếu trẻ chưa thực hiện được trong ngày, trong tuần đó thì tôi tiếp tục đưa kế hoạch đó vào tuần sau và tìm ra những phương pháp hướng dẫn để trẻ thực hiện tốt hơn. Mặt khác, tôi lập sổ theo dõi trẻ trong suốt quá trình trẻ học tại lớp theo mẫu gồm các nội dung như sau: Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập cho cả năm học: Xây dựng kế hoạch giáo dục tháng/chủ đề: Ví dụ: Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập năm học 2023 - 2023 Họ tên trẻ: Trịnh Ngọc Thái: Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi C Giáo viên phụ trách: Lê Ánh Tuyết Những đặc điểm chính của trẻ: Điểm mạnh: Về thể chất: Trẻ vẫn đi, chạy, nhảy được nhưng so với độ tuổi thì yếu hơn so với các bạn khác Về các kỹ năng: Trong sinh hoạt hàng ngày trẻ vẫn có thể tự mặc quần áo và tự lấy đồ dùng cá nhân. Ngôn ngữ, giao tiếp và hành vi: Thính giác của trẻ nghe rõ bình thường vì vậy trẻ vẫn nói và diễn đạt được điều mình muốn của nhu cầu bản thân. Khó Khăn: Về thể chất: Trẻ đi chạy chậm cháp và khó khăn hơn trẻ khác, không thực hiện được các loại vận động phức tạp Về nhận thức: Đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ đặc điểm cơ bản đó là nhận thức chậm phát triển, không có khả năng học tập, rất mau quên, trẻ thường hay lơ đãng không chú ý nghe cô dạy Về ngôn ngữ giao tiếp: Trẻ còn gặp khó khăn khi phát âm các từ khó, do ngôn ngữ bị hạn chế nên trẻ khó nhận ra mối quan hệ của các sự vật hiện tượng xung quanh. Về các kỹ năng hàng ngày: còn gặp rất nhiều khó khăn như: chưa biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, chưa biết đánh rằng hàng ngày... Nhu cầu của trẻ: Tôi thường xuyên quan tâm sát sao tới trẻ, tập cho cháu có thói quen rửa tay trước khi ăn, tập một số thói quen cơ bản trong sinh hoạt như: tự xúc cơm ăn, tự lấy nước uống khi khát, tự mặc quần áo..., Dạy trẻ cách phát âm các câu, từ để thể hiện được các nhu cầu, mong muốn của bản thân trong giao tiếp. Tôi luôn động viên, khuyến khích trẻ, cho trẻ tham gia tất cả các hoạt động trong lớp giúp trẻ tự tin vào mình. B. Kế hoạch giáo dục cá nhân: *Mục tiêu năm học: 1. Phát triển thể chất: Vận động thô: Tôi thường xuyên gần gũi trẻ quan sát nhắc nhở, động viên, khích lệ cháu thực hiện và tham gia các vận động như: Đi, chạy, nhảy và các bài tập vận động khác cùng với các bạn. Vận động tinh: Tôi hướng dẫn, động viên hoặc dùng những lời chỉ dẫn ngắn gọn, dễ hiểu để hướng dẫn cháu thực hiện được các hoạt động như: tô màu, vẽ, nặn 2. Kỹ năng tự phục vụ: Tôi làm mẫu cho cháu xem, dẫn trẻ đến chỗ cất đồ dùng, đồ chơi, hướng dấn cháu lấy và cất đồ dùng một cách gọn gàng và đúng quy định. Khi ăn cơm tôi thường gần gũi động viên cháu ăn hết xuất và trò chuyện cho cháu biết về nhiều loại thức ăn khác nhau, cần phải ăn kết hợp nhiều loại thức ăn mới đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cơ thể mới khoẻ mạnh được Dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi: Khi đón trả trẻ, sau giờ học giờ ngủ trưa. 3. Phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp: Cô thường xuyên gần gũi với trẻ, trò chuyện với trẻ khuyết tật bằng ngôn ngữ hoặc câu nói đơn giản để kích thích trẻ giao tiếp với cô, với bạn. 4.Phát triển khả năng nhận thức: Đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ đặc điểm của trẻ là rất mau quên, cháu thường hay lơ đãng không chú ý nghe cô dạy. vì thế tôi phải chú ý nhắc nhở cháu nhiều lần và dùng những lời nói ngắn, đơn giản, dễ hiểu và gần gũi để dạy trẻ nói. Sau đó tăng dần mức độ khó của câu, từ. 5. Phát triển kỹ năng xã hội: Trẻ thực hiện một số yêu cầu đơn giản của cô đề ra, tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết gọi cô khi quần áo bị bẩn, biết tránh xa những nơi không an toàn và không tự ý đi ra ngoài khi cô không cho phépMột Số Biện Pháp Giáo Dục Hoà Nhập Trẻ Khuyết Tật Dạng Khuyết Tật Ngôn Ngữ Và Khuyết Tật Trí Tuệ
Một số biện pháp giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật dạng khuyết tật ngôn ngữ và khuyết tật trí tuệ.
Từ khi thực hiện chính sách giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ngay tại các nhà trường (giáo dục hòa nhập), đã có nhiều người khuyết tật được đi học, được rèn luyện kĩ năng sống. Họ đã biết giao tiếp với người xung quanh, biết tự phục vụ bản thân, nhiều người còn được học nghề và tự nuôi sống bản thân mình thậm chí có nhiều người còn có tay nghề cao và giàu có. Đó chính là nhờ công tác giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật.
Bên cạnh những thành công đạt được thì công tác giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật còn có những khó khăn. Đó là tình trạng giáo viên ngại nhận học sinh khuyết tật bởi vì trong lớp có học sinh đó giáo viên sẽ vất vả hơn rất nhiều mà theo quy định, lớp có 1 học sinh khuyết tật thì giảm sĩ số 5 em, đồng nghĩa với thu nhập từ học buổi thứ hai sẽ giảm (nếu các trường có dạy 2 buổi/ngày có thu một phần học phí buổi thứ 2 từ học sinh). Trong lớp có học sinh khuyết tật, giáo viên khi soạn và khi dạy, hồ sơ phải có thêm công việc gây nhiều khó khăn và ảnh hưởng nhiều đến việc giảng dạy. Có nhiều trường hợp, học sinh khuyết tật ngồi trong lớp học, giáo viên vẫn giảng bài bình thường, em học sinh đó tiếp thu được đến đâu thì đến, giáo viên không hoặc rất ít quan tâm. Đó chính là điều thiệt thòi cho các em.
Để giáo viên làm tốt công tác giáo dục trong đó có học sinh khuyết tật, học sinh chịu nhiều thiệt thòi do số phận. Nhưng được sự động viên, giúp đỡ của Ban Giám hiệu nhà trường, của các đồng nghiệp, sự nhờ cậy của gia đình và cảm thông trước những thiệt thòi của em học sinh đó, giáo viên đã chấp nhận. Trong quá trình giáo dục học sinh khuyết tật, nhờ có sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu, sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn với trách nhiệm của mỗi người thầy trong quá trình giáo dục trẻ khuyết tật và bản thân họ đã tìm tòi, học hỏi; vừa học vừa rút kinh nghiệm, đến nay đã có những thành công bước đầu. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật dạng khuyết tật ngôn ngữ và khuyết tật trí tuệ”.
2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp.
– Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân phù hợp với đặc điểm thể chất, tâm lí và khả năng đáp ứng các yêu cầu học tập của học sinh khuyết tật và một số vấn đề về tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân
Kế hoạch giáo dục cá nhân là một nội dung đặc trưng trong giáo dục trẻ khuyết tật. Kế hoạch giáo dục cá nhân xác định mục tiêu giáo dục cần đạt cho cả năm học, cho từng học kì, cụ thể từng tháng, từng tuần học về kiến thức, kĩ năng xã hội, kĩ năng giao tiếp, hành vi ứng xử và phục hồi chức năng.
Phần thông tin chung lấy từ phiếu điều tra, giấy khai sinh và sổ Phổ cập của nhà trường.
Phần những đặc điểm chính của trẻ, kế thừa từ năm học lớp 2 và trên cơ sở quan sát, theo dõi kết hợp với sổ theo dõi sức khoẻ.
Phần mục tiêu năm học tôi xây dựng.
Căn cứ vào Quy định về giáo dục hoà nhập cho người tàn tật, khuyết tật ban hành kèm theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ Giáo dục và đào tạo, căn cứ vào các công văn hướng dẫn, tài liệu tập huấn của Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk, Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Năng, căn cứ vào tình trạng tật của học sinh.
Về kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xã hội:
Giúp trẻ khuyết tật biết giao tiếp với thầy cô giáo, bạn bè trong trường, lớp. Biểu hiện bằng việc chào hỏi, nói chuyện về những vấn đề học tập, lao động, văn nghệ, thể dục thể thao và nói chuyện để giải trí. Qua đó biết kính trọng và nghe lời thầy cô giáo, đoàn kết, hoà nhã với bạn bè và tạo lập mối quan hệ gần gũi, thân thuộc cho trẻ khuyết tật, giúp trẻ có sự tự tin khi giao tiếp.
Giúp trẻ áp dụng các kiến thức Tiếng Việt, Đạo đức đã được học như đáp lời người khác, biết chào hỏi lễ phép, biết gọi “bạn” xưng “tôi”…
Ở mức độ cao hơn, giúp trẻ biết bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề đơn giản trong phạm vi trường lớp và gia đình.
+ Phương pháp:
Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, khi nào học sinh khuyết tật đó thực hiện sai hoặc lệch chuẩn, giáo viên hoặc học sinh trong nhóm hỗ trợ điều chỉnh ngay.
Bởi vì trong lớp chỉ có một học sinh khuyết tật nên việc tổ chức nhóm chỉ là nhóm hỗ trợ, nghĩa là một học sinh bình thường giúp đỡ học sinh khuyết tật.
Về Kiến thức, kĩ năng các hoạt động giáo dục học:
Các kiến thức, kĩ năng dành cho học sinh khuyết tật được căn cứ vào chương trình giáo dục, căn cứ vào nhu cầu và khả năng đáp ứng của trẻ, từ đó cho phép giảm nhẹ hoặc miễn đối với một số nội dung mà trẻ không có khả năng thực hiện, sao cho trẻ có một vốn kiến thức, kĩ năng nhất định để hoà nhập xã hội.
* Môn Tiếng Việt:
+ Kiến thức, kĩ năng
Môn Tiếng Việt chủ yếu giúp học sinh rèn kĩ năng đọc, đọc thành tiếng, đọc hiểu ở mức độ đơn giản. Giúp học sinh biết viết câu đúng ngữ pháp (đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu câu) và viết đúng chính tả những chữ thường dùng (chủ yếu là những từ thuần Việt), nắm được quy tắc chính tả với c/k/q; g/gh và một số quy tắc khác đơn giản.
Biết trả lời những câu hỏi đơn giản của thầy cô giáo và bạn bè về nội dung bài học và những vấn đề đơn giản.
+ Phương pháp
Môn Tiếng Việt có thuận lợi hơn môn Toán, đó là giáo viên có thể tổ chức cho học sinh khuyết tật học bài cùng với học sinh trong lớp. Cùng trong một bài đọc nhưng giáo viên giảm nhẹ yêu cầu về đọc. Giảm bớt những từ phiên âm tiếng nước ngoài, không yêu cầu học sinh trả lời những câu hỏi vì sao, các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá.
– Việc làm của các bạn là đúng hay sai? (Việc làm ấy của các bạn là sai.)
Kể chuyện, yêu cầu học sinh trả lời được một số câu hỏi xung quanh nội dung chuyện. Phần bài học rút ra chỉ yêu cầu học sinh đánh giá việc làm đó là đúng hay sai, con người đó là tốt hay xấu…
Luyện từ và câu chỉ coi ngữ liệu đó như những bài tập để học sinh tập đọc, bao gồm đọc thông và đọc hiểu.
Thực hành viết trong các giờ học: Em viết thường không đúng li, dòng. Dùng bút đỏ kẻ hai li giới hạn cho các chữ 1 li để em dễ nhận ra và cố gắng viết các chữ a, ă, â, o, ô, ơ, e, ê, i, x, c, n , m …. trong phạm vi hai dòng kẻ màu đó. Sau khi em đã viết tương đối ổn định, dùng bút đỏ kẻ dòng 2,5 li để giới hạn độ cao của các chữ h, b, l… Cứ như thế kết hợp với quá trình rèn luyện để em có cỡ tay, quen tay.
Với môn Toán, do tính chất lôgic của chương trình nên gần như đến lớp 2 và 3, học sinh khuyết tật thực hiện những nội dung thấp hơn so với các bạn trong lớp.
Các kiến thức, kĩ năng dành cho học sinh khuyết tật cũng chỉ ở dạng cơ bản, đơn giản sao cho học sinh biết đọc, viết số, so sánh số, cộng trừ nhân chia ở dạng đơn giản. Biết một số đại lượng cơ bản có tính gần gũi với thực tế, không yêu cầu đổi đơn vị đo phức tạp.
Biết nhận biết một số hình hình học, đếm đối tượng hình học không quá phức tạp. Chưa yêu cầu học sinh trình bày lời giải bài toán có lời văn hoàn chỉnh mà quan trọng là hiểu và làm được phép tính, tìm ra đáp số.
Nội dung này sẽ trình bày cụ thể ở phần thiết kế giáo án thực nghiệm.
Các hoạt động giáo dục khác, học sinh khuyết tật học cùng với cả lớp nhưng mức độ yêu cầu phụ thuộc vào khả năng đáp ứng và nhu cầu của trẻ. Có những nội dung học sinh khuyết tật được học và được đánh giá bình thường như những học sinh khác, tuy nhiên vẫn xét đến sự tiến bộ của học sinh khuyết tật.
– Hoàn thiện hồ sơ trẻ khuyết tật theo quy định
Việc hoàn thiện hồ sơ trẻ khuyết tật là trách nhiệm chung của nhà trường, gia đình và cơ quan y tế địa phương.
Theo quy định, hồ sơ gồm có:
+ Hồ sơ gồm sổ theo dõi chăm sóc sức khỏe
+ Kế hoạch giáo dục cá nhân
+ Bài làm, bài kiểm tra của học sinh khuyết tật
+ Học bạ, giấy khai sinh
+ Các loại giấy tờ khác.
Trong các hồ sơ đó, cần thường xuyên quan tâm là Kế hoạch giáo dục cá nhân dành cho trẻ khuyết tật, thường xuyên theo dõi, đánh giá bổ sung để điều chỉnh mục tiêu trong quá trình giáo dục.
Sổ theo dõi quá trình tiến bộ của học sinh được căn cứ vào Kế hoạch giáo dục cá nhân, theo dõi quá trình học sinh khuyết tật thực hiện các hoạt động giao tiếp, các hành vi ứng xử với thầy cô giáo, bạn bè và gia đình, việc giữ vệ sinh cá nhân, tham gia các công việc chung của tập thể, nhóm… Theo dõi quá trình học tập của học sinh, đã đọc được những chữ nào, những chữ nào chưa đọc được theo Kế hoạch, biết làm phép tính nào, phép tính nào chưa làm được… tương tự đối với các hoạt động giáo dục khác.
Những ghi chép đó giúp cho việc xác định mức độ hoàn thành Kế hoạch giáo dục cá nhân và làm cơ sở để điều chỉnh cho tháng tới.
Việc ghi chép đó được tiến hành hàng ngày, thông qua quan sát, kiểm tra và thu thập thông tin từ bạn bè, gia đình của học sinh.
– Đánh giá kết quả học sinh khuyết tật
Thực hiện quy định về giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật, tuỳ theo tình trạng tật mà có những cách đánh giá phù hợp.
Yêu cầu chung của đánh giá kết quả học tập của học sinh khuyết tật là dựa vào nội dung, hình thức học tập đã được điều chỉnh, cụ thể là theo Kế hoạch giáo dục cá nhân dành cho trẻ khuyết tật.
Việc đánh giá trẻ khuyết tật chú trọng đến sự tiến bộ của học sinh trong việc rèn kĩ năng sống, kĩ năng xã hội, kĩ năng giao tiếp và khả năng hoà nhập xã hội cho đối tượng cụ thể. Động viên, khích lệ học sinh là chính.
Khi đánh giá kết quả học tập căn cứ vào kết quả theo dõi, khảo sát của mình và của giáo viên chuyên, Tổng phụ trách Đội, giáo viên hỗ trợ, dựa vào sự phản ánh của học sinh bình thường trong lớp. Dựa vào kết quả bài làm, bài tập và nhận xét trong cả một quá trình.
VD: Đối với trường hợi học sinh khuyết tật trí tuệ và ngôn ngữ đánh giá như sau:
+ Khuyết tật ngôn ngữ, phát âm ngọng, nhiều âm không chuẩn nên khi đánh giá việc đọc, tôi đánh giá theo tiêu chí: Tiến bộ rõ rệt – có tiến bộ – ít tiến bộ. Căn cứ để đánh giá là Kế hoạch giáo dục cá nhân dành cho em.
Đánh giá định tính theo mức độ thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục cá nhân theo các tiêu chí: Tiến bộ rõ rệt – có tiến bộ – ít tiến bộ.
Mĩ thuật, Thể dục: đánh giá như trẻ bình thường.
Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc: Đánh giá ở mức độ nhẹ hơn, tuỳ vào nhu cầu và khả năng đáp ứng của trẻ.
Tiếng Việt và Toán: Đánh giá theo tiêu chí: Tiến bộ rõ rệt – có tiến bộ – ít tiến bộ.
Tổng hợp hai dạng tật, tôi đã đánh giá học sinh như sau:
Môn Toán và Tiếng Việt: Căn cứ vào kết quả học tập so với Kế hoạch giáo dục cá nhân, đánh giá theo tiêu chí: Tiến bộ rõ rệt – Có tiến bộ – Ít tiến bộ.
Kĩ năng sống, kĩ năng xã hội, kĩ năng giao tiếp: Đánh giá căn cứ vào Kế hoạch giáo dục cá nhân và kết quả thực hiện được của trẻ theo tiêu chí: Tiến bộ rõ rệt – Có tiến bộ – Ít tiến bộ.
Sau một thời gian thực hiện các nội dung giáo dục theo Kế hoạch giáo dục cá nhân và các biện pháp nêu trên, đã thu được kết quả như sau:
– Về kĩ năng xã hội
Em đã biết chấp hành các quy định của trường lớp, biết đi học đều, nghỉ học có gia đình báo cáo và xin phép.
Biết chào hỏi lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi. Biết trả lời những câu hỏi xung quanh việc học tập, sinh hoạt hàng ngày và một số vấn đề khó hơn như quan hệ gia đình, quan hệ thầy trò…
Biết tôn trọng và chơi với bạn bình thường. Hàng ngày, vào giờ ra chơi, thường xuyên có nhiều bạn tham gia chơi với em, nói chuyện, chơi trò chơi. Nhìn bề ngoài, không ai phát hiện ra trong nhóm bạn đó có một học sinh khuyết tật mặc dù phản ứng của em chậm hơn và trong cách bày tỏ lời nói cũng chậm hơn, đơn giản hơn.
Trong các buổi sinh hoạt tập thể hoạt động ngoài giờ lên lớp em đã tự tin tham gia các hoạt động chung theo khả năng của mình. Việc học lời cho các tiểu phẩm, các tình huống tuy chậm nhưng em đã biết làm các điệu bộ, cử chỉ giống nhân vật mình đóng vai như chú công an, người con, thầy giáo và bạn thiếu nhi…
Biết làm các công việc cá nhân như đánh răng, rửa mặt, tự thay quần áo. Đi học và lúc đi học về đã biết chào bố mẹ, ông bà. Biết tự ăn cơm bằng đũa và làm một số việc nhẹ trong gia đình.
Em đã có thể phát âm tương đối rõ nhiều âm đầu và vần. Tuy nhiên, những âm đầu và vần phức tạp thì bộ máy phát âm của em điều chỉnh chưa được nhuần nhuyễn như âm “th, ph, ng, s…” vần “ương, oăng, oang, uyêt, …” nhưng người nghe đã có thể hiểu được em nói gì.
Về kết quả học tập các hoạt động giáo dục
+ Môn Tiếng Việt:
Về kĩ năng đọc: Đã đọc được những bài trong sách giáo khoa với tốc độ khoảng 40- 50 chữ/ phút. Vẫn còn những tiếng phải đánh vần nhưng không có chữ nào là không đọc được. Em đã biết mượn truỵên ở thư viện để đọc.
Đã hiểu được nội dung đơn giản của bài đọc, như biết bài đọc đó có nhân vật nào, nói đến cây, con và ở nông thôn hay thành thị. Biết trả lời những câu hỏi đơn giản. Biết bày tỏ ý kiến thích hay không thích với một nhân vật nào đó trong bài đọc.
Hiểu nghĩa một số từ trong sách giáo khoa nhưng diễn đạt như học sinh bình thường thì chậm hoặc có những từ em không giải thích đựơc mà chỉ có thể đặt câu tương đối đúng.
Về kĩ năng viết: Khi viết có giáo viên đọc, em đã viết được tốc độ khoảng 40 chữ/15 phút. Cơ bản viết bám dòng kẻ đậm còn độ cao thì chưa ổn định. Có những chữ, ở từng thời điểm em viết cao hơn độ cao so với mẫu chữ quy định. Những chữ dễ sai lẫn mà được tập viết nhiều thì em viết đúng, còn những chữ ít gặp thì em viết khi đúng, khi sai do việc nhận thức để lựa chọn chữ viết với em là rất khó khăn.
Có một số chữ, mặc dù phát âm sai nhưng khi viết em vẫn viết đúng.
Mặc dù các phân môn khác không yêu cầu cao nhưng em đã có tiến bộ thậm chí có những bài có tiến bộ rõ rệt. Em nhận được hình ảnh so sánh hay sự vật được nhân hoá thông qua việc gọi như đối với con người.
Môn Tiếng Việt, sáng tạo văn bản theo yêu cầu, em đã có thể viết được một đoạn văn theo yêu cầu và có nhiều câu văn đúng ngữ pháp, đủ về nghĩa.
Kết quả học tập môn Toán cơ bản đạt được kế hoạch giáo dục cá nhân. Cụ thể là em đã làm được các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 20 một cách tương đối thạo, ở phạm vi lớn hơn em đã biết cách làm nhưng những phép tính có nhớ nhiều lần thì em hay sai hơn. Đã biết giải bài toán có lời văn có một phép tính cộng hoặc trừ, nhân hoặc chia. Phép nhân chia đã thuộc bảng nhân 2; 3; một nửa bảng nhân 4 và nhân 5. Khi thực hiện phép chia em đã có thể làm được những phép tính đơn giản. Các phép tính đã biết đặt tính tương đối thẳng hàng và trình bày bài toán có lời văn đảm bảo yêu cầu.
Các hoạt động giáo dục khác
Trong các hoạt động giáo dục còn lại mà học sinh khuyết tật thể hiện có nhiều tiến bộ hơn là Mĩ thuật. Có những bài em vẽ đẹp hơn so với nhiều bạn trong lớp. Về cách dùng màu cũng được giáo viên Mĩ thuật đánh giá là có tiến bộ.
Tự nhiên xã hội em cũng đã biết các bộ phận của cơ thể người, nắm được cách giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ môi trường. Biết các bộ phận bên ngoài của con vật và cây cối. Biết kể tên các hoạt động khác nhưng chưa hiểu rõ như học sinh bình thường ở mức trung bình.
Thể dục đã biết tập cơ bản đúng bài thể dục phát triển chung và các tư thế cơ bản. Biết tham gia các trò chơi vận động, chơi tương đối thành thạo.
Âm nhạc đã thuộc một số lời bài hát, biết hát cùng các bạn trong lớp. Khi biểu diễn văn nghệ đã tự tin tham gia cùng tập thể.
Các hoạt động giáo dục khác đã thực hiện được theo Kế hoạch giáo dục cá nhân và có những nội dung được đánh giá Có tiến bộ rõ rệt.
– Trong công tác giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật, điều đầu tiên cần đến đó là tình thương một cách thật sự đến trẻ chứ không phải sự ban ơn, dạy được đến đâu hay đến đó.
– Việc hướng dẫn cho trẻ khuyết tật trí tuệ cần phải kiên trì, từng li từng tí một. Vận dụng triệt để phương pháp làm mẫu và thực hành luyện tập. Thường xuyên động viên, khích lệ để trẻ tự tin, phấn khởi. Tránh nói to, càng không được quát mắng trẻ khiến trẻ dễ bị hẫng hụt về tâm lí. Tạo cho trẻ sự tin cậy đối với thầy cô giáo, với bạn bè. Ở đó trẻ tìm được sự an toàn, sự an ủi và động viên kịp thời, giúp cho thần kinh của trẻ vững vàng.
– Với trẻ khuyết tật trí tuệ, thời gian đầu trẻ không làm chủ được hành vi của mình, giáo viên có thể cho trẻ ngồi ngay bên bàn giáo viên để dễ quản lí, trường hợp trẻ mất tập trung có thể giao việc cho trẻ như xếp hình, xé dán hình con vật….
– Trẻ khuyết tật ngôn ngữ thường hay nói mà càng nói càng ngọng, càng sai. Vì vậy cần giúp trẻ nói chậm lại và hướng dẫn trẻ tập nói một mình trước.
– Trẻ khuyết tật ngôn ngữ, nên cần sử dụng các hành động phi ngôn ngữ và hiểu được ánh mắt trẻ muốn nói gì. Muốn thế giáo viên phải gần gũi trẻ nhiều hơn, phải hiểu được những gì trẻ mong muốn.
– Phương tiện, đồ dùng là những thứ không thể thiếu được đối với việc dạy trẻ khuyết tật. Việc chuẩn bị đồ dùng càng chu đáo bao nhiêu thì sự thành công càng nhiều bấy nhiêu.
– Nếu chỉ có một mình giáo viên chủ nhiệm và giáo viên hỗ trợ thì không đủ mà cần huy động sự tham gia, giúp đỡ của chính học sinh vì các em học sinh với nhau dễ hiểu nhau hơn, dễ dạy nhau hơn. Ngoài ra cần có sự phối hợp giữa các giáo viên chuyên, giáo viên Tổng phụ trách và đặc biệt là gia đình học sinh.
– Khen thưởng kịp thời đối với những tiến bộ của trẻ. Phần thưởng chỉ là những vật có giá trị nhỏ nhưng tác dụng lại thật lớn.
Một Số Kinh Nghiệm Về Giáo Dục Hòa Nhập Trẻ Khuyết Tật
Đề tài:Một số kinh nghiệm về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong Trường Mầm Non.
A/: PHẦN MỞ ĐẦU:
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong xu thế phát triển của thời đại, đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, với trọng tâm là phát triển công nghiệp hóa- hiện đại hóa . Đất nước ta đang cần những nguồn năng lực dồi dào về thể chất, đạo đức và trí tuệ…
Để thực hiện được điều đó chúng ta cần phải đầu tư đến yếu tố con người và vai trò của giáo dục.
Như chúng ta đã biết giáo dục là chiếc chìa khoá vàng tiến vào tương lai, một nước nghèo cũng có thể phát triển được miễn là nó đầu tư đầy đủ vào vốn con người. Mà đầu tư vào vốn con người tức là đầu tư vào văn hoá, giáo dục. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, với xu thế toàn cầu hoá, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ làm chuyển biến nền kinh tế, làm xuất hiện bộ phận kinh tế tri thức. Hiểu rõ vai trò đó của giáo dục, Đảng ta cũng nêu rõ “Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục-đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” (Nghị quyết Trung ương Đảng khoá VIII). Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển giáo dục, chúng ta còn thực hiện sự công bằng trong giáo dục. Có thể nói vấn đề công bằng giáo dục được coi là trọng tâm và là nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục. Chính vì lẽ đó, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến những người thiệt thòi trong xã hội, nhất là đối với trẻ em bị khuyết tật về thể chất và tinh thần.
Trẻ khuyết tật phải được hưởng mọi quyền lợi như những trẻ bình thường, được học với môi trường bình thường, được hòa nhập vui chơi như bao trẻ bình thường khác đó là việc làm mang tính nhân đạo, thể hiện quyền bình đẳng mà công ước Quốc tế, luật bảo vệ -chăm sóc bà mẹ trẻ em thừa nhận.
Chính vì thế, việc giáo dục hòa nhập(GDHN) trẻ khuyết tật trong trường Mầm Non là việc làm cần thiết và rất cần được quan tâm.
Tuy nhiên, giáo dục trẻ khuyết tật nhất là trẻ mầm non là công việc hết sức khó khăn và vất vả.Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để nhiều trẻ khuyết tật được đi học và được hưởng nền giáo dục có chất lượng?
Vì những lý do trên, nên tôi đã tìm tòi ,nghiên cứu và tổng kết được 1 số kinh nghiệm GDHN trẻ khuyết tật trong những năm qua. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả GDHN trẻ khuyết tật trong trường Mầm Non .
1/ Cơ sở lý luận :
GDHN là xu hướng chung của hầu hết các nước trên thế giới và đã được Bộ GD-ĐT Việt Nam xác định là con đường chủ yếu để thực hiện những quyền cơ bản của mọi trẻ em, đặc biệt là quyền được giáo dục. Đây cũng là cơ hội để mọi trẻ em, trong đó chú trọng đến trẻ khuyết tật, trẻ khó khăn được tiếp cận nền giáo dục bình đẳng, có chất lượng.
Thực hiện Quyền về cơ hội giáo dục trẻ khuyết tật, theo Chỉ thị số 01-2006/CT-TTg, ngày 6-1-2006 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược và kế hoạch hành động giáo dục trẻ khuyết tật giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2023. Mục tiêu của chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật là đến năm 2023 hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội.
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã có một câu nói nổi tiếng: “ tàn mà không phế ”, đó cũng chính là thái độ của Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với bộ phận người tàn tật.
Kế thừa truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “Thương người như thể thương thân”, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến những người khuyết tật trong xã hội, nhất là đối với trẻ em. Trong điều kiện đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế còn chậm phát triển, chúng ta đã từng bước xây dựng, thực hiện chính sách và biện pháp nhằm giúp đỡ người khuyết tật nói chung, nhất là giúp đỡ trẻ em bị khuyết tật về vật chất và tinh thần, vượt qua khó khăn riêng để hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng.
Là giáo viên Mầm Non với lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với nghề nghiệp chúng ta phải làm thế nào để chất lượng GDHN trẻ khuyết tật trong trường Mầm Non ngày được nâng cao, góp phần hạn chế những khiếm khuyết cho trẻ để trẻ vững bước vào đời, hòa nhập với cộng đồng và là những người con có ích cho xã hội, cho đất nước.
2/ Cơ sở thực tiễn :
Giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật vào các trường bình thường đang là một xu hướng phổ biến trên thế giới nói chung và đặc biệt đang được triển khai ở một số nước có hệ thống giáo dục đặc biệt phát triển.
Có thể nói GDHN là mô hình giáo dục trẻ khuyết tật có hiệu quả nhất.Hơn thập kỷ qua, mô hình giáo dục hoà nhập ở Việt Nam đã được thực hiện. Theo số liệu báo cáo của các địa phương: trong năm qua, đã có hơn 100 nghìn trẻ khuyết tật được học hoà nhập với trẻ bình thường. Tại một số địa phương đã huy động trên 90% trẻ khuyết tật ở độ tuổi ra lớp học hoà nhập theo chương trình.
Cùng với sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường Mầm non nói riêng đã có bước chuyển biến khá tốt. Hầu hết các trẻ khuyết tật đều ra lớp học hòa nhập, trường chúng tôi được cấp trên đánh giá là trường có công tác GDHN trẻ khuyết tật đạt kết quả tốt, bản thân giáo viên tôi được Bộ giáo dục & đào tạo cấp Bằng Khen giáo viên giỏi dạy trẻ khuyết tật, về phía phụ huynh cũng rất yên tâm khi đưa con mình đến trường học .
II/MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
* Mục đích: Xác định các biện pháp GDHN trẻ khuyết tật trong trường Mầm Non nhằm phát huy hiệu quả của giáo dục toàn diện nhân cách giúp trẻ tự tin ,mạnh dạn trong giao tiếp, hòa nhập với bạn bè, với cộng đồng xã hội. Đồng thời giáo dục lòng nhân ái, tình cảm yêu thương của các cháu đối với những bạn khuyết tật.
* Phương pháp nghiên cứu:
– Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
+Tham khảo tài liệu nghiên cứu cơ sở thực tiễn về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật .
+ Tìm hiểu thực trạng trẻ khuyết tật trong địa bàn, liên hệ phối hợp với phụ huynh, tìm hiểu tâm sinh lý, cá tính của trẻ, sơ lược về các dạng khuyết tật.
–Nhóm phương pháp trải nghiệm:
+ Thực hành trải nghiệm, quan sát trong quá trình giảng dạy, trong các hoạt động trên lớp có trẻ khuyết tật hòa nhập.
+ Tổng kết kinh nghiệm giảng dạy thực tế trong những năm qua.
– Phương pháp đánh giá: theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ , phát huy điểm tích cực và giúp đỡ , hạn chế những khiếm khuyết của trẻ.
III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu về vấn đề GDHN trẻ khuyết tật thông qua các hoạt động chăm sóc- giáo dục trong trường Mầm Non.
IVCÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU:
Trong khoảng thời gian từ 0 – 5 tuổi là giai đoạn phát triển tối ưu những khả năng cơ bản như: trí tuệ, ngôn ngữ, tự di chuyển, giao tiếp, hòa nhập và tập tính tự lập. Trong số những trẻ bị khiếm khuyết, nếu được gia đình đưa đi can thiệp sớm, đưa trẻ ra trường lớp GDHNtốtthì cơ hội phát triển của trẻ khuyết tật sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu như cha mẹ không phát hiện sớm những khuyết tật của trẻ , không có những biện pháp GDHN tốt thì đây có thể là thiệt thòi rất lớn cho trẻ, cơ hội phát triển,bồi đắp khiếm khuyết cho trẻ bị hạn chế.Trẻ có khả năng chậm nói, nói ít hay không biết nói hoặc mất đi cơ hội hòa nhập với xã hội, với cộng đồng.
V/KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
1/ Điều tra trẻ khuyết tật trong đia bàn:
– Cùng với công tác điều tra số liệu trẻ đầu năm, tôi tiến hành điều tra số trẻ khuyết tật trong địa bàn mình đang công tác.
– Lập danh sách trẻ khuyết tật báo về trường.
– Vận động phụ huynh đưa trẻ khuyết tật ra lớp học.
2/ Tìm hiểu tâm lý và phân nhóm khuyết tật:
– Kết hợp với phụ huynh để hiểu về trình trạng khuyết tật của trẻ, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ bị khuyết tật.
– Kết hợp với y tế để biết rõ hơn về dạng khuyết tật.
3/ Đưa ra các biện pháp giáo dục trẻ:
– Lập kế hoạch năm, tháng, tuần, nhật ký cá nhân theo dõi tình trạng sức khỏe, sự chuyển biến của trẻ, đánh giá kết quả thông qua các hoạt động.
– Tìm tòi nghiên cứu xây dựng môi trường lớp học và đưa ra các phương pháp, biện pháp giáo dục phù hợp cho trẻ.
– Làm đồ dùng đồ chơi phù hợp với đặc điểm của trẻ khuyết tật.
– Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh và cán bộ y tế cùng nhau giáo dục trẻ tốt hơn.
– Theo dõi, quan tâm giúp đỡ trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, trong các hoạt động.
– Thường xuyên giáo dục trẻ trong lớp phải yêu thương giúp đỡ bạn .
– Báo cáo, đề xuất với ban giám hiệu và phụ huynh về những nhu cầu cần thiết cho trẻ.
B/ PHẦN NỘI DUNG:
I/ THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẨN:
Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường trong trường Mầm Non ngay tại nơi trẻ sinh sống. GDHN trẻ khuyết tật trong trường Mầm non là tạo cơ hội bình đẳng giáo dục.
Giáo dục hòa nhập đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để trẻ phát triển hết khả năng của mình. Sự hỗ trợ cần thiết đó được thể hiện trong việc điều chỉnh chương trình, các đồ dùng dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc thù… Nhằm chuẩn bị cho trẻ trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội.
Tuy nhiên, thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở trường Mầm Non vẫn còn những hạn chế. Cộng đồng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của xã hội trong việc giáo dục trẻ khuyết tật và về khả năng phát triển của trẻ khuyết tật . Cơ sở vật chất cho giáo dục trẻ khuyết tật còn kém về chất lượng và thiếu về số lượng, chủng loại, chưa có những trang thiết bị và đồ dùng dạy học đặc thù cho từng loại trẻ khuyết tật.
Đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo chuyên sâu về giáo dục trẻ khuyết tật. Nhưng làm thế nào để trẻ khuyết tật hòa nhập trường Mầm Non được tốt, đây là vấn đề mà toàn xã hội cần phải quan tâm, trong đó hệ thống giáo dục đóng vai trò then chốt.
Trước thực trạng trên Trường Mẫu giáo Châu Pha 2 nằm trên địa bàn nông thôn, đời sống kinh tế của gia đình cũng như của địa phương còn khó khăn. Cơ chế chính sách về giáo dục trẻ khuyết tật chưa đủ để bảo đảm cho giáo dục trẻ khuyết tật. Các phương tiện hỗ trợ chưa bảo đảm những yêu cầu phù hợp cho trẻ khuyết tật. Trình độ giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật còn hạn chế. Bất cập này đã dẫn đến mâu thuẫn. Mục tiêu vĩ mô, chính sách quốc gia là đúng đắn, hợp lòng dân, hợp xu thế thời đại, nhưng không có kinh phí hỗ trợ , giải pháp triển khai thực hiện còn chung chung chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và cán bộ chuyên trách về khuyết tật.
Nhưng với tinh thần trách nhiệm ,lòng yêu nghề, mến trẻ và đặc biệt với tình yêu thương những đứa trẻ kém may mắn tôi đã không ngại khó khăn chăm sóc cháu, tìm tòi nghiên cứu qua mạng Internet , tham khảo tài liệu sách báo…đưa ra những biện pháp cụ thể để giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật một cách có hiệu quả. Giúp trẻ tự tin, nhanh nhẹn, hoạt bát, phát triển ngôn ngữ, lĩnh hội những kiến thức quý báu làm hành trang cho trẻ bước vào đời hòa nhập với cộng đồng xã hội.
II/ CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1/ Công tác điều tra:
Theo sự phân công của Ban Giám Hiệu , vào đầu tháng 8 tôi tiến hành điều tra trẻ trong độ tuổi. Kết hợp với các cơ quan đoàn thể trong thôn ấp, cán bộ y tế, cán bộ Chăm Sóc Bà mẹ trẻ em để điều tra phát hiện trẻ khuyết tật trong địa bàn. Lập danh sách ,báo về cho nhà trường và đến gia đình vận động cháu ra lớp.
2/ Sơ lược về tâm lý của trẻ khuyết tật.
Là giáo viên trực tiếp đứng lớp hơn 10 năm nay , tôi đã nhận hòa nhập không ít trẻ khuyết tật. Có trẻ bị sốt teo cơ không đi được, có trẻ bị chậm phát triển, ngôn ngữ kém, bị tật về mắt, bị khiếm thính và hiện nay có cháu bị bại liệt ,khó khăn về vận động và ngôn ngữ …
Đa số tâm lý trẻ đều bất ổn về tinh thần , trẻ thường chậm nói, ít nói, không muốn tiếp xúc với mọi người, thiếu tự tin .Có trẻ thì hay nghịch phá, không biết vâng lời, thích tự ý làm những việc mà trẻ muốn …
* Đặc điểm tâm lý trẻ khuyết tật:
+ Cảm giác , tri giác: Chậm chạp, phân biệt kém, thiếu tính tích cực.
+ Tư duy: Chủ yếu là tư duy cụ thể, tính không liên tục, tính logic kém.
+ Trí nhớ: Hiểu chậm , quên nhanh, ghi nhớ một cách máy móc bên ngoài.
+ Chú ý: Thời gian chú ý ngắn, khó tập trung vào 1 công việc, thiếu tính bền vững.
+ Ngôn ngữ: Rất hạn chế, vốn từ ít, phát âm thường sai, chậm nói…
Trẻ khuyết tật là đối tượng thiệt thòi nhất trong số những trẻ em thiệt thòi. Trẻ khuyết tật thường được phân thành các nhóm sau:
– Trẻ mắc bệnh tự kỷ.
– Trẻ chậm phát triển.
– Trẻ khiếm thính
– Trẻ khiếm thị..
– Trẻ khó khăn về vận động
– Trẻ khó khăn về ngôn ngữ.
– Trẻ đa tật và trẻ có các dạng khuyết tật khác.
* Nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ giáo viên dể dàng nhận biết trẻ ở dạng khuyết tật nào để có những biện pháp giáo dục phù hợp.
3/ Quá trình thử nghiệm:
Để chuyên đề giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật đạt hiệu quả cao tôi luôn kết hợp với BGH nhà trường và phụ huynh học sinh , đưa ra một số kinh nghiệm và biện pháp cụ thể để giúp trẻ khuyết tật tự tin hòa nhập vào trường Mầm Non .
Thử nghiệm trên lớp Lá 2 – Trường Mẫu Giáo Châu Pha 2
Số cháu: 24 cháu. Có 1 cháu khuyết tật nặng:Bị bại liệt, chân tay yếu, ngôn ngữ kém, tư duy hạn chế.
a/ Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ:
Môi trường giáo dục có vai trò rất quan trong trong quá trình phát triển toàn diện cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ khuyết tật.
Bởi vì: Khi có môi trường giáo dục tốt sẽ giúp phát triển nhân cách cho trẻ đồng thời giúp trẻ phát triển về tiềm năng của các tư chất, các năng lực tinh thần và thể chất. Hơn nữa đối với trẻ khuyết tật rất nhạy cảm với mọi tác động bên ngoài. Không những bệnh tật, thiếu dinh dưỡng có thể gây tác hại lâu dài mà ngay cả những thiếu sót trong cách thức giáo dục, trong quan hệ tình cảm cũng dễ làm nẩy sinh những chấn thương tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Cho nên cô giáo Mầm Non có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục hòa nhập. Trẻ mầm non là lứa tuổi đầu tiên tiếp xúc với môi trường giáo dục. Cô giáo như mẹ hiền , thay thế mẹ để chăm sóc, giáo dục và giúp đỡ cháu ở mọi lúc mọi nơi. Vì vậy việc chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật phải thường xuyên được cải tiến, đổi mới , phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và sở thích của trẻ. Kiên quyết tránh mọi hình thức gò bó, áp đặt, mệnh lệnh làm căng thẳng, ức chế tâm lý trẻ. Cô giáo phải thường xuyên trò chuyện, âu yếm vỗ về trẻ , tạo cho trẻ tâm thế vui vẻ ,thoải mái , tạo môi trường đẹp, thân thiện để trẻ được hòa nhập cùng với bạn bè, xây dựng nhóm bạn cùng chơi với trẻ. Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin thích đến trường.
b / Dạy mọi lúc, mọi nơi:
Song song với nhiệm vụ xây dựng môi trường thân thiện để trẻ khuyết tật hòa nhập thì việc dạy trẻ mọi lúc mọi nơi là việc làm hết sức cần thiết . Đối với trẻ khuyết tật thì khả năng nhận thức, diễn đạt những ý nghĩ, mong muốn của trẻ rất hạn chế . Vì thế cô giáo phải thường xuyên quan tâm chăm sóc,trò chuyên, giúp đỡ trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động như: vào giờ đón trả trẻ, giờ chơi tôi thường trò chuyện với cháu, xoa bóp cơ tay cho cháu…
Việc giáo dục trẻ khuyết tật phải thực hiện một cách thường xuyên , phải kiên trì , nhẫn nại, thường xuyên nhắc nhỡ giáo dục trẻ trong trường, trong lớp phải yêu thương , giúp đỡ bạn lúc khó khăn, thấy bạn bị ngã phải đỡ bạn đứng dậy, thấy bạn buồn, bạn không khỏe thì phải quan tâm hỏi thăm ( Sao bạn buồn thế? hay bạn đau chỗ nào?…),cùng chơi với bạn…Đây cũng là cơ hội tốt để giáo dục tình cảm, lòng nhân ái, nhân cách sống và kỹ năng sống cho trẻ Mầm Non.
c/ Phối hợp , tuyên truyền với phụ huynh:
Gia đình và nhà trường là cái nôi nuôi dưỡng trẻ trong những tháng đầu đời, nhà trường và gia đình đều có những ưu thế riêng. Chính vì vậy việc kết hợp giữa 2 lực lượng này là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật. Hằng ngày trong những giờ đón và trả trẻ tôi đều dành một thời gian nhất định để trao đổi với phụ huynh về những chuyển biến của trẻ và có những đề xuất cần phụ huynh phối hợp. Đồng thời qua trao đổi với phụ huynh tôi cũng biết thêm được một số cá tính của trẻ ở nhà để có hướng rèn luyện, uốn nắn trẻ.
* Gia đình, nhà trường và xã hội luôn có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời, mọi ảnh hưởng của xã hội đều có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Sự chăm lo của xã hội như: Phát động ngày vì trẻ em, cấp phiếu khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi , tặng quà ngày 1/6, ngày tết trung thu…đã có nhiều tác động đến các bậc làm cha mẹ, giúp họ hiểu hơn trách nhiệm của mình với xã hội và trong việc giáo dục con cái.
d / Đầu tư sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi:
Để chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật được tốt hơn thì việc đầu tư sáng tạo làm đồ đồ dùng đồ chơi là rất cần thiết. Như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ tư duy hình tượng là chủ yếu. Nếu không chuẩn bị tốt đồ dùng, đồ chơi cho trẻ thì sẽ khó giúp trẻ thể hiện tốt khả năng cá nhân của mình. Vì vậy đồ dùng, đồ chơi đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ và đặc biệt là trẻ khuyết tật. Các đồ chơi, nguyên vật liệu chuẩn bị cần phải phù hợp với từng góc chơi theo từng chủ điểm. Đồ chơi phải đẹp, phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào các góc chơi và đặt biệt phải đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ.
Để chuẩn bị tốt đồ dùng đồ chơi , nguyên vật liệu tôi đã lên kế hoạch phối hợp với nhà trường mua sắm những đồ chơi cần thiết .
Kết hợp với phụ huynh học sinh sưu tầm, đóng góp các phế liệu, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương.
Tận dụng một số đồ dùng, đồ chơi , sản phẩm của hoạt động chung được lưu lại để thực hiện Hoạt động Góc.
* Sưu tầm và sáng tạo để làm một số đồ chơi theo chủ điểm.
Ví dụ: Theo chủ điểm “ gia đình” tôi sưu tầm các hộp nhựa, hộp sữa, hũ sữa chua, vỏ hộp rau câu ,bình dầu ăn1lít … làm thành bộ đồ chơi nấu ăn như: ấm trà, ca, ly, xoong nồi , chén bát, bàn ghế … Dùng những quả bóng nhỏ , sợi len , chai nước rửa chén, vải vụn làm gia đình búp bê, làm rối các nhân vật trong chuyện …
– Chủ điểm “ Thế giới động vật” tôi dùng các hộp sữa, chai nhựa các loại , nguyên liệu phế thải tôi đã tạo dáng thành các con vật ngộ nghĩnh như: con heo, con mèo, con voi , con gà, vịt… Dùng vỏ trứng gà, trứng vịt tạo thành con thỏ, con gà, con vịt, con cá
– Chủ điểm “ Phương tiện giao thông” tôi dùng bình dầu ăn 5lít, chai nước khoáng, chai sữa , hộp nhựa… làm xe ô tô khách, xe ô tô tải, tàu thuỷ, máy bay … dùng các vỏ hộp giấy cho trẻ lắp ráp xe ôtô
– Chủ điểm “ Trường tiểu học” dùng mút bi tít làm cặp tắp, sưu tầm các đồ dùng của học sinh lớp 1, lấy vỏ hộp sữa làm hộp đựng bút …
* Ngoài ra tôi còn dùng các loại lá, vỏ cây khô, cỏ khô, vỏ hạt dưa… cùng với trẻ làm tranh trang trí theo từng chủ điểm.
* Kết hợp với chương trình Sữa học đường cho trẻ lấy cái lô gô ở vỏ hộp sữa dán vào tranh chủ điểm tạo hình cây xanh, ngôi nhà, đường đi….
– Dùng vỏ hộp sữa rửa sạch, cô cùng trẻ sáng tạo thành những đồ chơi ngộ nghĩnh như: hình chú Rôbốt đứng chào, dán các hộp sữa lại với nhau tạo thành các khối vuông, chữ nhật để xây nhà , xây Lăng Bác, xây hàng rào…
– Dán thêm tai, mắt, mũi miệng, đuôi vào hộp sữa…để tạo thành những con vật ngộ nghĩnh, dễ thương như: con mèo, con lợn, con thỏ … cắt theo đường tròn của lô gô sữa học đường dán kết vào tạo thành con công có đuôi xoè trông rất đẹp mắt.
* Đối với trẻ khuyết tật tôi đầu tư nghiên cứu kỹ hơn làm những bộ đồ chơi phát triển trí tuệ phù hợp với trẻ ở các dạng khuyết tật.
+ Trẻ bị khuyết tật về mắt, trẻ chậm phát triển : Đồ dùng đồ chơi to, rõ, màu sắc đẹp như: Bộ tranh lô tô, đôminô động vật, thực vật, nghề nghiệp …giúp trẻ nhận biết về thế giới xung quanh, kích thích khả năng tư duy, chú ý ghi nhớ có chủ định của trẻ.
+ Trẻ bị khuyết tật bại liệt, khó khăn về vận động: Bộ đồ chơi cho trẻ to , có độ dày để trẻ dể cầm nắm.
– Ví dụ : Tôi làm những bộ tranh lô lô về thế giới xung quanh, về chữ cái, chữ số dán lên những miếng mút bi tít có độ dày 1cm , tôi vận động các cháu trong lớp sưu tầm những hộp giấy có độ dày phù hợp như: ( hộp kẹo VitaminC ) để làm bộ lô tô toán, chữ cái giúp bạn Lan Phương vừa học vừa chơi như: nhận biết chữ cái, chữ số, tập đếm , có thể chơi xếp chồng, xếp nhà… hoặc sáng tạo nhiều cách chơi khác.
– Bộ đồ chơi chữ cái và chữ số
e/ Tổ chức cho trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động:
Để tổ chức cho trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập giúp trẻ phát triển khả năng tư duy sáng tạo là một yêu cầu hết sức quan trọng. Để thực hiện được vấn đề này đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu sắc về các cơ sở khoa học và phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ, phải có kỹ năng, kỷ xảo nghề nghiệp. Cô giáo phải linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo, chu đáo và tỷ mỷ để phát hiện những khả năng tiềm ẩn và đáp ứng kịp thời những nhu cầu đòi hỏi của trẻ. Tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn hòa nhập tham gia hoạt động với các bạn.
* Ví dụ: Năm học vừa qua có Bé Lê Trọng Tấn , bé bị khuyết tật về mắt nhưng lại có năng khiếu hát rất hay. Bé bị hư mất 1 mắt phải đeo mắt giả nên không được bình thường. Vì thế nên bé thiếu tự tin, rất ngại khi đứng trước bạn bè. Tôi luôn gần gũi,đông viên khuyến khích tạo tình cảm gắn bó giữa cô và trò, giữa các bạn với nhau.Trong giờ hoạt động âm nhac tôi mời bé lên tham gia cùng với các bạn, những tràn pháo tay khen ngợi bé cảm thấy hứng thú và cô thường xuyên mời bé lên tham gia hát múa cùng cô. Dần dần bé tự tin, mạnh dạn xung phong lên hát múa cho các bạn xem. Cuối năm nhà trường tổ chức văn nghệ bé đã lên sân khấu hát cho các bạn múa.
– Trong các hoạt động, cô giáo là người dẫn dắt, gợi mở, giúp trẻ phát hiện những tri thức khoa học, trẻ là người chủ động tiếp nhận các tri thức . Từ đó từng bước tạo cho trẻ thói quen thích tìm tòi khám phá. Đặc biệt trong quá trình chăm sóc – giáo dục cô giáo phải thường xuyên gần gũi, trò chuyện, động viên tạo tình cảm thân thiết để trẻ cảm thấy an tâm khi có cô bên cạnh. Cô giáo cần tạo điều kiện về thời gian để trẻ được hoạt động dạo chơi, hít thở không khí trong lành. Đây cũng là cơ hội để trẻ luyện tập,phát triển ngôn ngữ, phục hồi dần các khiếm khuyết của trẻ khuyết tật.
* Ví dụ 2: Bé Vũ thị Lan Phương bị bại liệt chân tay yếu vận động kém. Trong các hoạt động vui chơi, các trò chơi vận động cô thường xuyên chú ý, quan tâm đến trẻ , nhắc nhỡ các bạn trong lớp giúp đỡ bạn khi chơi, không chạy nhảy xô đẩy làm ngã bạn. Cô giáo phải là chỗ dựa cho trẻ khuyết tật dìu dắt trẻ mỗi khi trẻ tham gia hoạt động tạo niềm tin và sự an toàn cho trẻ
Trong giờ Hoạt động tạo hình, vì tay trẻ bị co quắp lại cho nên rất khó khăn trong các vận động tinh. Tôi luôn nhắc nhỡ các cháu giúp đỡ bạn Phương , giáo dục cho các cháu luôn có tình cảm yêu thương bạn. Trong khi thực hiện cô luôn quan tâm giúp đỡ động viên , khuyến khích để trẻ tích cực hoạt động hoàn thành sản phẩm của mình.
Trong các hoạt động cô thường xuyên động viên, khuyến khích, gợi mở kích thích trẻ khuyết tật tích cực tham gia hoạt động, hoạt động vừa sức không ỷ lại vào người khác.
* Hiện nay việc ứng dụng CNTT trong Trường Mầm non là một phương tiện giáo dục vô cùng tiện lợi và hữu ích. Tôi thường xuyên truy cập mạng Internet tìm hiểu thông tin giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật , tìm tòi những hình ảnh tư liệu giáo dục, thiết kế những trò chơi trong bài giảng powerpoint để trẻ tiếp cận CNTT và đặc biệt là trẻ khuyết tật rất hứng thú tham gia.
Ví dụ: Tôi thiết kế những trò : Ai tinh mắt thế, trò chơi Ai đoán giỏi, hoặc trò chơi Ai đúng – Ai sai …nhằm mục đích mở rộng cho trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh , nhận biết đoán tên những đồ dùng trong gia đình, những con vật, các loại rau quả và các trò chơi chữ cái , trò chơi với toán … trong khi thiết kế tôi tạo những hiệu ứng âm thanh, lời nói như: Bạn tài quá, bạn giỏi quá , đúng rồi xin chúc mừng bạn.. hoặc : sai rồi bạn chọn lại đi…..
Việc ứng dụng các trò chơi chữ cái, toán, trò chơi câu đố trong Phần mềm Vui học mầm Non giúp trẻ tư duy nhanh nhẹn, thông minh hơn . Trẻ rất hứng thú tham gia và đặt biệt là khả năng nhận biết, chú ý, ghi nhớ của trẻ khuyết tật tiến bộ rõ rệt.
* Tóm lại:
Để GDHN trẻ khuyết tật trong trường Mầm Non đạt kết quả tốt, cô giáo cần phải biết vận dụng đổi mới hình thức tổ chức, ứng dụng CNTT vào các hoạt động học tập, vui chơi, với phương phâm “chơi mà học, học mà chơi”. Dưới góc độ GDHN trẻ khuyết tật không phải chỉ chú ý đến trẻ khuyết tật mà phải quan tâm chung đến tất cả trẻ trong lớp. Muốn phương pháp này thực hiện tốt đòi hỏi giáo viên phải nhạy bén, sáng tạo, quan sát, theo dõi và xử lý tình huống kịp thời. Cô giáo là người tổ chức, hướng dẫn, đưa ra những yêu cầu gợi mở để trẻ trả lời và giao lưu với nhau, lôi cuốn trẻ tham gia vào việc tìm tòi, khám phá một cách tích cực, trẻ được chơi thoải mái, không gò ép, trẻ tự bộc lộ cảm nghĩ của mình trong lúc chơi và phản ánh lại những kiến thức mà cháu đã tiếp thu được ở mọi lúc mọi nơi và trong các hoạt động.
g/Theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ khuyết tật:
Trong quá trình chăm sóc – giáo dục tôi thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của trẻ, đưa ra những tiêu chí cụ thể để đánh giá.
– Lên kế hoạch giáo dục theo từng tháng, tuần, đề ra nội dung giáo dục và biện pháp giáo dục cụ thể .
– Có sổ nhật ký theo dõi từng ngày qua các hoạt động.
– Lập bảng theo dõi kết quả phát triển trí tuệ, thể chất báo cáo cho BGH. Bảng theo dõi phải đánh giá chính xác quá trình phát triển của trẻ. Thường xuyên quan sát theo dõi trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động. Khi quan sát phải hiểu rõ là mình quan sát những nội dung nào, phải ghi chép đầy đủ từng nội dung , hiện tượng xảy ra trong hoạt động hàng ngày của trẻ.
– Xây dựng nhật ký theo dõi, đánh giá theo từng tuần:
NHẬT KÝ THEO DÕI SỰ TIẾN BỘ
CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT HỌC HÒA NHẬP
THÁNG 11 NĂM 2009
Họ và tên trẻ: Vũ Thị Lan Phương
Loại tật : Bại liệt – ngôn ngữ kém
Giáo viên: Nguyễn Thị Yến Loan .
Stt Sự tiến bộ của trẻ theo tiêu chí Tuần 1 tuần 2 tuần 3 tuần 4
1 Trẻ biết tự đi vệ sinh +_ +_ +_ +_
2 Trẻ biết tự rửa tay. _ _ +_ +_
3 Trẻ biết tự ăn uống. _ _ +_ +_
4 Biết súc miệng chải răng. _ _ _ _
5 Biết tự mặc quần áo. _ _ _ _
6 Hiểu khi nghe cô và các bạn nói. + + + +
7 Biết chơi cùng nhau. +_ +_ +_ +_
8 Biết phát âm, nói rõ câu, từ… +_ +_ +_ +_
9 Biết đi lại 1 mình, biết cầm nắm các đồ dùng. _ _ +_ +_
10 Biết tô màu, cầm bút… _ _ _ _
11 Tham gia các hoạt động học tập, vui chơi. +_ +_ +_ +_
12 Thực hiện các vận động thô. +_ +_ +_ +_
13 Thực hiện vận động tinh trong giờ tạo hình. _ _ _ +_
14 Tuân theo các qui định của lớp. +_ +_ +_ +
Lưu ý : Hàng tuần giáo viên Nhận xét đáng giá sự tiến bộ của trẻ.
Tốt: +
Chưa rõ rệt: +_
Chưa đạt: –
GVCN
Nguyễn Thị yến Loan
III / Hiệu quả áp dụng::
Sau khi nghiên cứu và áp dụng chương trình GDHN trẻ khuyết tật. Bằng các biện pháp đổi mới, sáng tạo, xây dựng môi trường lớp học thân thiện, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái , phát huy tính độc lập sáng tạo trong hoạt động cá nhân trẻ.
– Qua trao đổi trò chuyện với trẻ ở mọi lúc mọi nơi giúp trẻ lĩnh hội được một số kiến thức đơn giản, nhận biết được những hành vi cử chỉ đẹp, đặt biệt trẻ (nói chung) thể hiện rõ nét về tình cảm yêu thương bạn,về kỹ năng sống … giúp trẻ phát triển ngôn ngữ giao tiếp, góp phần hoàn thiện nhân cách cho trẻ.
– Chuẩn bị tốt đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động góc. Trẻ bộc lộ rõ khả năng tư duy sáng tạo của mình và trẻ rất thích làm những đồ chơi bằng phế liệu.
– Ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động vui chơi, học tập bằng các biện pháp trên thì hiệu quả ở trẻ chuyển biến rất tốt. Trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, khả năng nhận thức ,ngôn ngữ, ghi nhớ …của trẻ nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng có nhiều tiến bộ.
– Chất lượng chuyên đề Giáo Dục Hòa nhập trẻ khuyết tật đạt kết quả tốt.
C. KẾT LUẬN:
I . Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC:
– Nếu trẻ bị khuyết tật không được can thiệp sớm, không được giáo dục hòa nhập trong môi trường bình thường thì khả năng phát triển kém, có thể sẽ mất đi cơ hội hòa nhập với xã hội,với cộng đồng. Vì thế việc nghiên cứu các biện pháp GDHN trẻ khuyết tật có ý nghĩa rất lớn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non.
+ Giúp cho giáo viên có thêm kiến thức về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, khơi dậy tình cảm của mọi người đối với những trẻ kém may mắn.
+ Giáo dục cho trẻ kỹ năng sống, lòng nhân ái, tình thương yêu bạn bè giữa những trẻ bình thường và trẻ bị khuyết tật nhằm phát triển nhân cách cho trẻ.
+ Giúp cho trẻ mạnh dạn, tự tin, tạo tâm thế vui vẻ, thích đến trường.
+ Phát huy những thế mạnh của trẻ khuyết tật và hạn chế những khiếm khuyết cho trẻ, giúp trẻ phát triển đầy đủ cả thể chất và tinh thần, tạo cơ hội phát triển toàn diện để sau này trở thành những người con có ích cho gia đình và cho xã hội.
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
Qua sáng kiến kinh nghiệm của tôi với đề tài“ Một số kinh nghiệm giúp trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường Mầm Non” đã được BGH thống nhất tổ chức lên chuyên đề cho tất cả giáo viên cùng tham dự, rút kinh nghiệm đóng góp ý kiến xây dựng để cùng thực hiện tốt chuyên đề này.
Tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
– Để Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tốt phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình , nhà trường và xã hội. Đặc biệt là trạm y tế phải thường xuyên theo dõi.
– Nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp.
– Giáo viên phải tạo môi trường tốt cho trẻ hoạt động.
– Phải thường xuyên học hỏi, tìm tòi nghiên cứu đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp, xử lý tình huống kịp thời..
– Giáo viên phải thường xuyên gần gũi, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để trẻ hòa nhập vui chơi với bạn bè.
– Thường xuyên giáo dục các cháu trong trường, lớp thể hiện tình cảm yêu thương, giúp đỡ bạn, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
– Thường xuyên quan tâm theo dõi các hoạt động của trẻ khuyết tật, nhận xét đánh giá sự phát triển của trẻ.
– Giáo viên phải thật sự là người mẹ hiền, bằng tình thương bao la của người mẹ, bằng những kinh nghiệm, những kỹ năng sư phạm , sự linh hoạt nhạy bén trong phương pháp giáo dục và quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động.
* Hướng phát triển:
– Tiếp tục vận động tất cả trẻ khuyết tật ra lớp học .
– Đầu tư nghiên cứu, học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp, trao dồi thêm kiến thức về hòa nhập trẻ khuyết tật để chuyên đề GDHN trẻ khuyết tật trong trường Mầm Non ngày được nâng cao và có chất lượng tốt hơn.
2/ Kết luận chung và đề xuất:
*Qua các biện pháp đã đưa ra khi thực hiện còn rất nhiều khó khăn như: Cơ sở vật chất , đồ dùng đồ chơi… Vì vậy nên tôi xin đề xuất với các cấp lãnh đạo tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí,đồ dùng đồ chơi, tài liệu tham khảo, trang thiết bị dạy học và sự hướng dẫn của cán bộ chuyên trách về khuyết tật để giúp cho nhà trường chúng tôi thực hiện chương trình Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ngày càng tốt hơn.
Châu pha, ngày 20 tháng 2 năm 2011.
Người viết
Nguyễn Thị Yến Loan
MỤC LỤC
Nội Dung Trang
A – PHẦN MỞ ĐẦU:I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:……………………………………..1/ Cơ sở lý luận …………………………………………….2/ Cơ sở thực tiễn…………………………………………..II- MỤC ĐÍCH VÀ PP NGHIÊN CỨU:…………………..III- GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI :…………………………..
IV- CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU:…………………..
V- KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:………………………….
B- PHẦN NỘI DUNG:
I- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẨN…………..
II- CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……………..
1/ công tác điều tra……………………………………………..
2/ Sơ lược về tâm lý trẻ khuyết tật……………………………..
3/ Qúa trình thử nghiệm………………………………………
III- HIỆU QUẢ ÁP DỤNG………………………………….
C- KẾT LUẬN:
I- Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC…………
II- BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN……
III- ĐỀ XUẤT……………………………………………
11+222+33
3
3
4
4
4
5
5
6
6
6
7+8
9
10+11
12
12
13
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT Tên tác giả Tên sách Nhà xuất bản Năm xuất bản
1 Truycập Internet Chương trình giáo dục hòa nhập Bộ GD & ĐT 2009
2 TS: Lê Minh Hà Tài liệu hướng dẫn quản lý và can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ KT Mầm Non Bộ GD & ĐT 2007
Share this:
Số lượt thích
Đang tải…
Biện Pháp Giáo Dục Hòa Nhập Trẻ Khuyết Tật Mầm Non
Tôi sẽ kể cho các bạn về một câu chuyện có thực đã từng xảy ra tại trung tâm chăm sóc sức khỏe dành cho trẻ khuyết tật phát triển mà tôi hiện đang làm việc. Nhân dịp sinh nhật 10 tuổi của bé Ryo (tên giả), các nhân viên của trung tâm đã lên kế hoạch tổ chức sinh nhật cho cậu bé. Vốn dĩ mọi người làm điều này là vì muốn nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của cậu bé, nhưng đáng tiếc là việc này đã đem lại kết quả trái ngược.
giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non
Đầu tiên là bánh sinh nhật. Bình thường đồ ăn vặt của các học viên trong trung tâm là hoa quả hay các loại kẹo được làm từ đậu, nhưng ngày hôm đó, mọi người đã đổi thành bánh kem để chúc mừng. Thế nhưng, trong khi các bạn khác vui vẻ ăn bánh, bé Ryo lại chẳng hề động đậy chút nào vì ” Con ghét kem tươi “. Bé còn bỏ ngay tấm thiệp sinh nhật mà mọi người đã kỳ công viết vào túi mà chẳng thèm liếc mắt một cái. Còn chiếc bút chì có hình nhân vật hoạt hình đang được yêu thích mà mọi người tặng thì bị bé đưa cho em “Con cho em rồi vì con không thích”.
Điều này hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của mọi người, bởi vậy nó khiến mọi người khá buồn. Thế nhưng sau đó mọi người lại lên tinh thần ngay lập tức vì nhận ra đây chính là lý do khiến bé Ryo đến với trung tâm.
Trẻ mắc khuyết tật phát triển thường nói thẳng điều mà bé nghĩkế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật mầm non
Có thể nói không thể lý giải sự khách sáo trong giao tiếp là một trong những điểm đặc trưng của người mắc khuyết tật phát triển. Họ có thể nói thẳng “Chẳng hợp chút nào” với người bạn vừa cắt kiểu đầu mới, hay trả lời câu hỏi ” Em có đẹp không?” của người yêu theo kiểu “Trông em chẳng khác gì mọi người cả”, hoặc thẳng thừng trả lời rằng ” Tôi chả thấy có gì đặc biệt ” khi nghe mọi người kể về cảm xúc của mình sau khi xem biểu diễn. Ngoài ra, còn có vô số ví dụ tương tự khác mà chúng ta có thể kể đến. Nhìn chung, người mắc khuyết tật phát triển thường có xu hướng nói thẳng những điều mà mình nghĩ.
Nói thẳng điều mình nghĩ là không tốt? – Biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm nonGiống như trong trường hợp của bé Ryo, bản thân cậu bé không hề có ý xấu gì, nhưng vấn đề nằm ở thái độ và lời nói mà bé dùng khi bày tỏ ý nghĩ của mình. Một trong những điều mà trung tâm của chúng tôi đang làm là dạy cho bọn trẻ cách để hòa nhập vào xã hội thông qua việc dạy cho chúng cách cư xử phù hợp trong mọi trường hợp và cách để giao tiếp thuận lợi với những người xung quanh. Và trong trường hợp của bé Ryo, dù không vui mấy thì hành động nên làm là mỉm cười và nói cảm ơn với mọi người.
Nếu tôi nói thật ngay từ đầu thì chuyện này chắc chắn sẽ không tiếp diễn rồi. Cá hồi thì cũng chẳng rẻ gì, bởi vậy tôi luôn cảm thấy thật có lỗi với người bạn đó.
Một trong những kỹ năng không thể thiếu khi hòa nhập vào xã hội là biết cách cư xử khách sáo khi cần thiếtgiáo án giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Quay trở lại trường hợp của cậu bé Ryo, phải nói rằng mọi người rất khó có thể tán đồng cách cư xử của cậu bé. Xét cho cùng vấn đề nằm ở mức độ biểu hiện cũng như sự thể hiện ra bên ngoài, mà đây lại là một trong những yếu điểm của người mắc khuyết tật phát triển. Thế nhưng, việc học được “cách cư xử giống mọi người” lại khiến người mắc khuyết tật phát triển dễ hòa nhập vào xã hội và cộng đồng hơn.
Nếu ngay từ nhỏ, trẻ mắc khuyết tật phát triển được hướng dẫn rằng “Khi nói … thì người nghe sẽ cảm thấy…” một cách tỉ mỉ và kiên trì, thì dần dần các bé sẽ hình thành được cách ứng xử này và cư xử như vậy với mọi người xung quanh.
giáo án giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
đặc điểm của giáo dục hòa nhập
giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở tiểu học
biện pháp giáo dục trẻ khuyết tật
kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật mầm non
tính tất yếu của giáo dục hòa nhập
ưu điểm của giáo dục hòa nhập
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Biện Pháp Giáo Dục Học Sinh Khuyết Tật Trí Tuệ
Trường THCS Nguyễn Hữu Cảnh được thành lập ngày 10 tháng 9 năm 1998 theo Quyết định số 29/QĐ.TC của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai.
Trải qua 14 năm giáo dục-đào tạo, hàng năm đều có những học sinh khuyết tật. Tuy nhiên, sự quản lý-giáo dục-đo tạo và chăm lo cho các đối tượng này chưa thực sự đúng với yêu cầu thực tế của các em.
Ngày nay theo xu thế phát triển chung của toàn cầu,cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần, nhu cầu học tập ngày một tăng, việc sử dụng ngôn ngữ chung trong giao tiếp là rất cần thiết. Vì thế việc dạy- học cho học sinh khuyết tật “Khuyết tật trí tuệ” là rất quan trọng đối với mọi người.
Trước tình hình đó, chúng ta, những người trực tiếp quản lý- giảng dạy cần nỗ nực không ngừng để tìm ra một phương pháp giảng dạy thích hợp,nhằm đem lại kết quả cao nhất cho người học. Để làm được điều này thiết nghĩ chúng ta cần phải có những thủ thuật hay còn gọi là phương pháp dạy của thầy và hướng cho người học những định hướng nhất định nào đó.
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM MỸ TRƯỜNG THCS NGUYỄN HỮU CẢNH Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ Người thực hiện: Phạm Dục Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục 1 Phương pháp dạy học bộ mơn: ............................... 1 Phương pháp giáo dục 1 Lĩnh vực khác: ......................................................... 1 Cĩ đính kèm: 1 Mơ hình 1 Phần mềm 1 Phim ảnh 1 Hiện vật khác Năm học: 2011-2012 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC THƠNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN Họ và tên: Phạm Dục Ngày tháng năm sinh: 22/12/1975 Nam, nữ: Nam Địa chỉ: Trường THCS Nguyễn Hữu Cảnh- Ấp 1-Lâm San-Cẩm Mỹ-ĐN. Điện thoại:0933773223 (CQ):061.371.3281 (NR); ĐTDĐ:061.371.2526 Fax: E-mail: [email protected] Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị cơng tác: Trường THCS Nguyễn Hữu Cảnh- Ấp 1-Lâm San-Cẩm Mỹ-Đồng Nai. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO Học vị (hoặc trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học Năm nhận bằng: 2007 Chuyên ngành đào tạo: Tiếng anh KINH NGHIỆM KHOA HỌC Lĩnh vực chuyên mơn cĩ kinh nghiệm: Quản lý giáo dục Số năm cĩ kinh nghiệm: 11 Các sáng kiến kinh nghiệm đã cĩ trong 5 năm gần đây: Tin học hĩa giáo viên. Ứng dụng Cơng nghệ thơng tin trong soạn giảng. Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ mơn Tiếng anh 9. Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ mơn Tiếng anh 7. Các bước dạy một tiết đọc hiểu. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trường THCS Nguyễn Hữu Cảnh được thành lập ngày 10 tháng 9 năm 1998 theo Quyết định số 29/QĐ.TC của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai. Trải qua 14 năm giáo dục-đào tạo, hàng năm đều cĩ những học sinh khuyết tật. Tuy nhiên, sự quản lý-giáo dục-đào tạo và chăm lo cho các đối tượng này chưa thực sự đúng với yêu cầu thực tế của các em. Ngày nay theo xu thế phát triển chung của toàn cầu,cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần, nhu cầu học tập ngày một tăng, việc sử dụng ngôn ngữ chung trong giao tiếp là rất cần thiết. Vì thế việc dạy- học cho học sinh khuyết tật "Khuyết tật trí tuệ" là rất quan trọng đối với mọi người. Trước tình hình đó, chúng ta, những người trực tiếp quản lý- giảng dạy cần nỗ nực không ngừng để tìm ra một phương pháp giảng dạy thích hợp,nhằm đem lại kết quả cao nhất cho người học. Để làm được điều này thiết nghĩ chúng ta cần phải có những thủ thuật hay còn gọi là phương pháp dạy của thầy và hướng cho người học những định hướng nhất định nào đó. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Cơ sở lý luận Thực hiện Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo "Quy định về giáo dục hịa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật". Ngày 2-3/8/2011 Sở Giáo dục & Đào tạo Đồng nai tổ chức triển khai tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về giáo dục hịa nhập học sinh khuyết tật cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thơng. Ngày 9-10/9/2011 tơi được Phịng Giáo dục &Đào tạo giao nhiệm vụ triển khai chuyên đề số 6 về dạy học hịa nhập học sinh khuyết tật trí tuệ cấp trung học. Quan tâm đến trẻ khuyết tật càng sớm thì khả năng hịa nhập cộng đồng của trẻ càng cao, là bàn đạp để các em vươn lên trong cuộc sống và bớt đi gánh nặng cho xã hội. Đây là vấn đề khơng phải của cá nhân từng gia đình mà địi hỏi phải cĩ sự chung sức của cả cộng đồng thì mới cĩ thể thực hiện được. Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, từ năm 1996, Bộ đã cĩ chủ trương, giải pháp và những chỉ đạo về giáo dục hịa nhập cho trẻ em khuyết tật, khĩ khăn trong cộng đồng. Theo ơng Nguyễn Hải Châu - Phĩ vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học thuộc bộ GDĐT, Giám đốc Chương trình phát triển giáo dục trung học cho hay, Luật Người khuyết tật bắt đầu cĩ hiệu lực từ ngày 1/1/2011 là tiền đề thuận lợi để học sinh khuyết tật thêm nhiều điều kiện hịa nhập cộng đồng. Bắt đầu năm học 2011 - 2012, chương trình được thực hiện trên phạm vi tồn quốc. Sau năm đầu triển khai, Bộ sẽ tổng hợp số liệu chính xác về số lượng trẻ khuyết tật cĩ nhu cầu theo học, dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật. Bên cạnh cơng tác tuyên truyền, biên soạn tài liệu, tập huấn cho giáo viên, gia đình trẻ và cộng đồng trong việc tạo mơi trường giáo dục hịa nhập cho trẻ; Bộ cũng tạo nhiều ưu tiên cho học sinh khuyết tật để trẻ cĩ thể học tập, hịa nhập mơi trường giáo dục bình thường như được nhập học ở độ tuổi cao hơn với độ tuổi qui định, ưu tiên trong tuyển sinh, miễn giảm một số mơn học khơng phù hợp với dạng khuyết tật mà trẻ mắc phải; miễn giảm học phí; xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện và đồ dùng học tập và phương tiện nghe, nĩi bằng ngơn ngữ kí hiệu, chữ nổi Braille Đồng thời, mỗi cấp quản lý giáo dục sẽ phân cơng một chuyên viên phụ trách, quản lý, theo dõi cơng tác giáo dục hịa nhập của từng cấp học để học sinh khuyết tật được hỗ trợ kịp thời nếu gặp vấn đề trong học tập, hịa nhập với nhà trường. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng: "Tốt hơn hết là để trẻ em cĩ những nhu cầu đặc biệt được giáo dục tại các trường trung học thơng thường, mặc dù cần nhiều hình thức hỗ trợ đặc biệt. Và Bộ GDĐT luơn tạo điều kiện tốt nhất để học sinh khuyết tật được học tập trong mơi trường giáo dục bình thường ấy". Tuy nhiên, phải đến năm 2002 thì chủ trương mới chính thức được triển khai ở cấp tiểu học và sau đĩ là mầm non. Bậc THCS và THPT là bước ngoặt đối với học sinh khuyết tật khi tâm sinh lý cĩ sự thay đổi lớn, áp lực của nhiều mơn học, tiếp xúc cùng lúc với nhiều giáo viên, bạn bè nên vấn đề giáo dục hịa nhập cho trẻ ở cấp học này sẽ vấp phải nhiều vấn đề khĩ khăn hơn. Đến thời điểm hiện tại tồn tỉnh Đồng Nai hiện cĩ gần 700 học sinh khuyết tật các loại. Trường THCS Nguyễn Hữu Cảnh: Năm học 2011-2012 trường cĩ 01 học sinh khuyết tật trí tuệ đã cĩ 02 năm trong cùng cấp ở lại lớp (ở đây tơi chưa đề cập đến điều lệ trường THCS). Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Giảng dạy cho một học sinh bình thường tiến bộ đã khĩ, dạy cho học sinh khuyết tật khĩ gấp bội phần. Ấy vậy mà những năm gần đây trường tơi đã cĩ những học sinh khuyết tật trí tuệ ra trường như em: Phạm Thành Trung; Trần Đình Nhơn; và, hiện tại đang tiếp tục chuẩn bị cho em Nguyễn Hồng Minh tốt nghiệp THCS năm học 2012-2013. Sau khi được tập huấn, chính bản thân tơi 15 năm trong ngành nhận thấy rằng làm thầy tơi chưa làm trịn trách nhiệm của một người thầy mà bấy lâu nay mình chưa để ý hết phía sau lưng là những học sinh khuyết tật đang ao ước khát vọng. Thực tế trên giảng đường trước đây cĩ mấy ai quan tâm đến số phận ấy! Trong cuộc họp Hội đồng sư phạm nhà trường ngày 09/8/2011 tơi dành riêng 60 phút để triển khai nội dung tập huấn "Giáo dục hịa nhập học sinh khuyết tật" - Đặc biệt nĩi sâu về chuyên đề "Khuyết tật trí tuệ" mà từ những năm học trước cho đến năm học này trường đang giáo dục. Những điều tiên quyết mà giáo viên khi đứng lớp cần phải nắm trong cơng tác giáo dục học sinh hịa nhập: Lý luận giáo dục và dạy học hịa nhập. Quản lý giáo dục hịa nhập cấp trung học. Dạy học hịa nhập học sinh khiếm thị. Dạy học hịa nhập học sinh khiếm thính. Dạy học hịa nhập học sinh khuyết tật học tập cấp trung học. Dạy học hịa nhập học sinh khuyết tật trí tuệ cấp trung học. Các loại hình giáo dục học sinh khuyết tật mà giáo viên cần nắm vững: Giáo dục chuyên biệt; giáo dục hịa nhập; giáo dục hội nhập. Mỗi lớp khơng quá 03 học sinh khuyết tật trong một lớp. Mỗi lớp nếu cĩ 01 học sinh khuyết tật thì biên chế được giảm trừ 05 học sinh bình thường. Riêng lớp 81 năm học 2011-2012 biên chế được giảm trừ 05 học sinh (số học sinh đĩ được nhà trường điều tiết sang các lớp khác). Học sinh khuyết tật được giảm một số mơn học, chương trình học. Học sinh khuyết tật được kiểm tra đề riêng, thi đề riêng, kiến thức kiểm tra và thi nhẹ. Đánh giá tổng thể của học sinh khuyết tật, khơng đánh giá học sinh khuyết tật như học sinh bình thường. Phương pháp trực quan là phương pháp cĩ thể là hiệu quả nhất đối với học sinh khuyết tật trí tuệ. Bài kiểm tra, bài thi: Nhà trường lưu trữ cẩn thận. Chỉ trả cho phụ huynh bản photo của bài kiểm tra, bài thi. Ngay từ đầu năm học tơi trực tiếp phân cơng cho thầy Phĩ hiệu trưởng Ngơ Văn Tồn phụ trách về chỉ đạo cơng tác chuyên mơn cho học sinh khuyết tật trí tuệ Nguyễn Hồng Minh. Giáo viên bộ mơn Ngơ Bá Độ là giáo viên cĩ nhiệt huyết, dạy bộ mơn Lịch Sử trực tiếp hổ trợ giáo viên chủ nhiệm Huỳnh Thị Thương (giáo viên chủ nhiệm em Minh) trong mọi cơng tác học tập, sinh hoạt tại trường của em Nguyễn Hồng Minh. Sắp xếp chỗ ngồi phù hợp với điều kiện thực cĩ tại trường. Học sinh tồn trường phải cùng tay hỗ trợ đối tượng và đặc biệt các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, trong điều kiện cơ sở vật chất cịn hạn hẹp khơng thể thực hiện theo yêu cầu chuẩn của quy chuẩn dạy học cho học sinh khuyết tật, chúng tơi trong điều kiện khả năng hiện tại dần dần đáp ứng cho nhu cầu cần thiết nhất đối với học sinh khuyết tật, sẽ khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Trong năm học 2011-2012 trường THCS Nguyễn Hữu Cảnh đã bước đầu hình thành được khả năng tiếp nhận dạy học trẻ khuyết tật từ các thành viên. Đối tượng tham gia chương trình giáo dục hịa nhập đã được lên lớp, tiếp cận với cuộc sống, được hướng dẫn kỹ năng sống, cĩ bạn thân và nhĩm bạn thân, được chăm sĩc y tế, được vui chơi tập thể và hồn tồn được phép áp dụng mọi hành động của mình trong trường- lớp (vì tất cả cán bộ giáo viên- cơng nhân viên cũng như 521 bạn đã được nhà trường triển khai, động viên áp dụng kế hoạch trong năm học). Phụ huynh học sinh của em Minh cũng nhận thấy được tính thiết thực của nhà trường trong thực hiện cơng tác giáo dục; cảm thấy giảm bớt phần nào sự mặc cảm khi cĩ một người con cùng hoạt động với xã hội; tự tin hơn trong việc đưa đĩn con mình; phấn khởi hơn khi con được tồn trường đồng cảm, chia sẻ. Tất cả các cán bộ giáo viên- cơng nhân viên trong nhà trường nhận thức đúng đắn trong cơng tác triển khai thực hiện của nhà trường và bước đầu đạt được những kết quả giáo dục tích cực đối với loại hình giáo dục này. Tất cả 521 học sinh cĩ ý thức trong giao tiếp với người khuyết tật nĩi chung và các bạn cùng trường nĩi riêng. Bước đầu hình thành cho các em chuẩn nhận thức đối với những người khiếm hạnh. Kết quả học tập: Em Nguyễn hồng Minh-lớp 81 năm học 2011-2012: Học kỳ I: Học lực: Y Hạnh kiểm: K Học kỳ II: Học lực: Tb Hạnh kiểm: K Cả năm: Học lực: Tb Hạnh kiểm: K ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Năm học đầu tiên thực hiện nên nội dung và hướng dẫn của đề tài chỉ mang tính tham khảo trong ngành và nhận thức cơ bản cho giáo viên- cơng nhân viên cũng như học sinh tại trường. Tuyệt đối tránh tình trạng kỳ thị, phân biệt cấp độ nhận thức. Đề nghị UBND huyện quan tâm sâu hơn đối với Ngành giáo dục về giáo dục học sinh khuyết tật. Đặc biệt ngân sách trên mỗi đầu học sinh của các trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Tài liệu tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về giáo dục hịa nhập học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở, trung học phổ thơng: quyển 1, 2, 3, 4, 5, 6. Tài liệu hội nghị triển khai kế hoạch giáo dục hịa nhập học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở, trung học phổ thơng. Báo Đồng Nai ngày 07 tháng 12 năm 2011. Báo mới.com-trang tin tức- giáo dục. Báo tuổi trẻ cuối tuần ngày 11 tháng 03 năm 2012. Cổng thơng tin điện tử của người khuyết tật Việt Nam. NGƯỜI THỰC HIỆN Phạm Dục PHỊNG GD-ĐT CẨM MỸ TRƯỜNG THCS NGUYỄN HỮU CẢNH CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Lâm San., ngày 10 tháng 5 năm 2012 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2011-2012 ----------------- Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục học sinh khuyết tật trí tuệ Họ và tên tác giả: Phạm Dục. Đơn vị (Tổ): THCS Nguyễn Hữu Cảnh- Cẩm Mỹ. Lĩnh vực: Giáo dục Quản lý giáo dục 1 Phương pháp dạy học bộ mơn: ........................... 1 Phương pháp giáo dục 1 Lĩnh vực khác: .................................................... 1 Tính mới Cĩ giải pháp hồn tồn mới 1 Cĩ giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã cĩ 1 Hiệu quả Hồn tồn mới và đã triển khai áp dụng trong tồn ngành cĩ hiệu quả cao 1 Cĩ tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã cĩ và đã triển khai áp dụng trong tồn ngành cĩ hiệu quả cao 1 Hồn tồn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị cĩ hiệu quả cao 1 Cĩ tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã cĩ và đã triển khai áp dụng tại đơn vị cĩ hiệu quả 1 Khả năng áp dụng - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt 1 Khá 1 Đạt 1 - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị cĩ khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt 1 Khá 1 Đạt 1 - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc cĩ khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt 1 Khá 1 Đạt 1 XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MƠN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đĩng dấu)Skkn Giúp Trẻ Khuyết Tật “Chậm Phát Triển Trí Tuệ, Ngôn Ngữ Kém” Hoà Nhập Với Trường Mầm Non
GIÚP TRẺ KHUYẾT TẬT: “CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ, NGÔN NGỮ KÉM” HOÀ NHẬP VỚI TRƯỜNG MẦM NON
I.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan” Trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Trẻ em là mầm non của đất nước do đó trẻ cần được hưởng sự giáo dục, dạy dỗ chu đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội. Đặc biệt là trẻ khuyết tật. Vì vậy giáo dục trẻ khuyết tật là nhiệm vụ quan trọng và đầy tính nhân văn của ngành giáo dục. Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em năm 1991 và sửa đổi đã ghi cụ thể điều 34,35, 39 đã đề cập đến việc nhà nước và xã hội tạo điều kiện để trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ khuyết tật được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Đất nước ta đã trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh khốc liệt, chịu biết bao bom đạn của Đế quốc Mĩ. Mĩ đã gieo rắc trên đất nước ta rất nhiều chất độc hại. Hậu quả nặng nề nhất là bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Nhiều trẻ sinh ra đã không còn thấy ánh sáng, có những trẻ còn bị dị tật suốt đời. Đã có rất nhiều trẻ khuyết tật ở Việt Nam nói chung và ở Tỉnh Bình Dương nói riêng. Chỉ tính riêng địa bàn nơi tôi công tác đã có 12 cháu khuyết tật và ở trường Mầm Non An Thái Thuộc Xã An Thái cũng có 2 cháu.
Giáo viên: Huỳnh Thị Mỹ Lệ
1
– Lớp tôi đang dạy là lớp Chồi 2 có cháu Đỗ Thị Hoàn bị khuyết tật “Chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ kém” cháu sinh ngày 01 tháng 06 năm 2003. Cơ thể cháu phát triển bình thường nhưng ngôn ngữ của cháu phát triển kém. Cháu thường không nói mà chỉ ú ớ khi muôn biểu lộ điều gì. Cháu hay ngồi một mình không chơi đùa cùng các bạn, không tham gia vào các hoạt động của lớp. Cháu còn hay đi ngoài ra quần mà không biết và khả năng tự phục vụ bản thân còn hạn chế như xúc cơm, mặc quần áo…Vì vậy vấn đề đặt ra đối với tôi lúc này là cần phải tìm hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để tìm ra những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ học tập tốt hơn và hoà đồng với các bạn . 1. Thuận lợi: Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi trong lớp để dạy trẻ tốt hơn. Phòng học và sỉ số lớp hợp lý nên việc tổ chức giảng dạy cho trẻ cũng dễ dàng. Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. 2. Khó khăn: Là một giáo viên mới ra trường chưa tiếp xúc với thực tế nên kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế. Năm nay tôi mới dạy lớp có trẻ khuyết tật nên việc lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Do là trẻ khuyết tật nên trẻ gặp nhiều khó khăn khi tham gia các hoạt động đọc thơ, múa, thể dục, vẽ, tô màu ….và hòa nhập với các bạn cùng lứa với mình.
Giáo viên: Huỳnh Thị Mỹ Lệ
2
Gia đình khó khăn nên ba mẹ ít có thời gian tiếp xúc với cháu. Trường tôi là một ngôi trường nằm ở vùng sâu vùng xa của Huyện nên việc chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật còn nhiều hạn chế. Đó chính là những khó khăn mà tôi gặp phải khi mới bước vào nghề và lần đầu tiên đứng lớp có trẻ khuyết tật. Nó đặt ra cho tôi nhiều suy nghĩ, phải dùng những phương pháp nào để giúp trẻ khuyết tật có thể hoà nhập được với các bạn trong lớp và trẻ có hứng thú tham gia vào các tiết dạy của cô. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: – Trước hết việc cần thiết đối với một giáo viên đứng lớp như tôi là phài tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật. Đây là một việc làm bắt buột trong giáo dục hòa nhập tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ tôi mới có thể xây dựng được kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ và các hoạt động hỗ trợ khác. Và tôi đã xây dựng chương trình kế hoạch giáo dục cá nhân riêng cho trẻ để đánh giá năm mặt phát triển của trẻ: Thể chất vận động – khả năng ngôn ngữ và giao tiếp – khả năng nhận thức – khả năng tự phục vụ. Để trẻ có thể hoà nhập với các bạn trong lớp và học tập hứng thú hơn tôi đã lập ” kế hoạch can thiệp sớm, theo dõi trẻ hằng ngày ” và ghi vào sổ nhật ký. – Hằng tuần tôi lập kế hoạch để dạy cho trẻ hướng dẫn trẻ thực hiện. Tôi theo dõi quan sát từng biểu hiện của trẻ. Nếu trẻ chưa thực hiện được trong ngày, trong tuần. Tôi đưa kế hoạch đó vào tuần sau để trẻ thực hiện tốt hơn. Ví dụ: Kế hoạch chăm sóc- giáo dục cá nhân của trẻ trong 1 tuần như sau:
Giáo viên: Huỳnh Thị Mỹ Lệ
3
Yêu cầu
Biện pháp
Kết quả
– Cháu biết tên và đồ – Mỗi ngày cô gọi tên cháu – Cháu biết quay đầu dùng cá nhân của cháu.
nhiều lần và cho trẻ tiếp khi nghe cô gọi tên
– Cháu thực hiện được 1 xúc nhiều với ĐDVS cá cháu. Cháu nhận biết số yêu cầu đơn giản cô nhân của cháu. Cô chỉ được 100% ĐDVS cá giao: cất dép lên kệ, cất cháu cách nhận biết.
nhân.
gối nệm, đồ chơi đúng – Cô quan sát, nhắc nhở – Cháu thực hiện tốt nơi quy định.
cháu thường xuyên và 90%
– Dạy trẻ đọc thơ thuộc hướng dẫn cháu thực hiện. – Cháu đọc được 80% 1- 2 câu ngắn. Ví dụ: Bài Cô làm mẫu cho trẻ xem. thơ: “Đi nắng”.
– Dạy trẻ đọc thường xuyên. Lúc đón trẻ, trả trẻ, chuẩn bị đi ngủ.
* Khi dạy để không làm ảnh hưởng đến các trẻ khác tôi cho cháu ngồi gần cô để dễ quan sát. + Trẻ chậm phát triển trí tuệ vì thế cháu rất hay quên nên rất khó cho tôi trong việc dạy trẻ. Trẻ thường hay lơ đãng không chú ý khi nghe cô dạy, tôi phải chú ý nhắc nhở cháu nhiều lần. Đối với các bài thơ khi dạy trẻ tôi thường đọc rất chậm từng câu ngắn trong bài thơ để trẻ hiểu. Nếu trong bài thơ có những từ khó tôi giảng giải cho trẻ hiểu và đọc lại nhiều lần, nhấn mạnh để trẻ
Giáo viên: Huỳnh Thị Mỹ Lệ
4
đọc theo cô. Mỗi ngày tôi dành 15 phút để dạy riêng cho trẻ đọc thơ, trò chuyện cùng trẻ. + Đối với môn kể chuyện ngoài việc kể cho trẻ nghe cùng các bạn trong lớp, giờ hoạt động chiều tôi lấy sách tranh truyện ( có ảnh ) ra để đọc cho trẻ nghe. Kể cho trẻ nghe nhiều lần, cho trẻ chỉ vào truyện để trẻ biết tên của các nhân vật trong câu chuyện. * Ví dụ: câu chuyện “Bác gấu đen và hai chú Thỏ” ngoài việc chỉ tranh và nói tên các nhân vật trong chuyện, cô gợi ý và hỏi trẻ về tính cách của nhân vật: Con thấy bạn Thỏ nào tốt? – Trẻ không có khả năng nhớ lâu nên khi dạy trẻ vẽ trẻ không chịu vẽ hoặc không vẽ theo yêu cầu của cô, cầm bút chì bằng tay trái và vẽ bậy vào sách. Ví dụ: tôi yêu cầu trẻ tôi màu đỏ cho quả dài, màu vàng cho quả tròn nhưng trẻ tô màu xanh cho quả dài và màu đỏ cho quả tròn Vì vậy thường hay quan tâm chú ý đến trẻ nhiều hơn theo sát trẻ ở mọi hoạt động, cầm tay trẻ cho trẻ tập vẽ, chỉ dẫn trẻ cách tô màu. Khuyến khích trẻ tô màu đều, đẹp không lem ra ngoài, cầm viết bằng tay phải, không vẽ bậy vào sách làm bẩn sách. để kích thích trẻ cố gắng tôi thường khen ngợi trẻ kịp thời khi trẻ ngoan và làm tốt theo yêu cầu của cô. + Do ngôn ngữ bị hạn chế, trẻ khó nhận ra mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng xung quanh khi cho trẻ tìm hiểu về môn “môi trường xung quanh” tôi cho trẻ quan sát trực tiếp sự vật, hiện tượng đó.
Giáo viên: Huỳnh Thị Mỹ Lệ
5
Giáo viên: Huỳnh Thị Mỹ Lệ
6
+ Trẻ rất ít nói khi muốn nhờ cô việc gì cháu thường hay đến bên cô lay lay cô và chỉ nói ú ớ. Ví dụ: Khi muốn cô cởi áo cháu đến gần cô, chỉ vào áo và giơ hai tay lên. Lúc đó tôi vừa cởi áo cho cháu vừa bảo cháu. Con nhớ khi muốn cô cởi áo con phải nói “Cô ơi! cởi áo cho con” như thế mới giỏi, cô thương nhiều.Tôi khuyến khích trẻ nói trọn câu. + Khi cháu muốn làm một việc gì đó hoặc mách cô bạn làm sai điều gì. Trẻ muốn chơi gì. Trẻ đều không nói mà chỉ động vào cô và chỉ chỉ tay về phía bạn. Khi cô nhắc nhở bạn cháu mới thôi. Những lúc như vậy tôi thường đến bên trẻ hỏi trẻ: “Con đang làm gì thế?” hoặc “Bạn lấy bóng của con phải không?”. Khi hỏi trẻ, trò chuyện với trẻ tôi thường mỉm cười và nhìn thẳng vào trẻ tạo cho trẻ cảm thấy yên tâm, sự tin tưởng khi nói với cô điều mà trẻ thể hiện. * Do bị khuyết tật nên trẻ không như các bạn bình thường khác, trẻ cũng biết tự phục vụ mình, tự xúc cơm ăn và tự lấy gối nệm ngủ nhưng cô phải nhắc nhở nhiều lần và rèn luyện thường xuyên trẻ mới thực hiện đựơc. Nhưng trẻ xúc cơm còn rất vụng về hay làm đổ cơm ra ngoài và thường hay ngồi đợi cô đến đút cơm cho mình. Tôi động viên cháu nên tự xúc ăn, và chỉ dẫn cháu cách xúc cơm không làm rơi vãi, khen ngợi cháu kịp thời, khi cháu thực hiện tốt ăn nhanh. Ví dụ: Bé Hoàn giỏi lắm, bạn đã ăn hết rồi đấy các con! Hoàn giỏi lắm đó, tự xúc ăn đi con.
Giáo viên: Huỳnh Thị Mỹ Lệ
7
Mỗi lần như vậy, tôi thấy cháu rất ngoan và tự xúc ăn không cần cô nhắc. + Khi mới đến lớp cháu vẫn thường hay đái dầm khi ngủ trưa. Nhiều lần còn “đi ngoài” ra quần mà không hề hay biết và cũng không nói với cô. Lúc mới bắt đầu tôi rất ngại và cũng thường hay bực dọc và trách móc cháu. Nhưng thấu hiểu được khiếm khuyết cuả cháu tôi đã thay đổi thái độ khi cháu “đi” như vậy. Tôi thường hay khuyên bảo, nhắc nhở cháu, rèn cho cháu thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ và đi đúng nơi quy định. Lần sau nếu có “mắc” con nhớ đứng dậy đi hoặc nói với cô nha! Không được đi ra quần như thế là xấu lắm, không ngoan đâu, các bạn cười con đấy. + Ở trường ở lớp cô nhắc trẻ giúp trẻ rửa tay bằng xà bông sau khi đi tiêu tiểu, đánh răng sau khi ăn xong, giúp trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Ở nhà, tôi nhờ cha mẹ nhắc nhở, giúp đỡ trẻ để trẻ có thể tự phục vụ mình. – Cháu Hoàn năm nay đã 4 tuổi và cháu cũng đã vào lớp chồi. Sang năm bước vào lớp Lá cháu bị khuyết tật “chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ kém”. Vì thế ngay lúc này tôi phải cố gắng làm sao để trẻ có thể hòa nhập với các bạn của trẻ. Dạy trẻ làm quen dần với các sự vật, hiện tượng các tình huống có thể xảy ra quanh trẻ. Nên cho trẻ đi vào nề nếp vào thực hiện những yêu cầu đơn giản phù hợp với khả năng tiếp nhận của trẻ. Để sang năm trẻ không còn bỡ ngỡ khi bước vào lớp Lá. Một môi trường là nền tảng để trẻ bước vào lớp Một. Để trẻ có thể học và tiếp thu bài tốt hơn và nhất là tập cho trẻ nói giúp trẻ có thể nói lên những gì mà trẻ nghĩ. Không còn lay lay cô mà chỉ nữa.
Giáo viên: Huỳnh Thị Mỹ Lệ
8
Giáo viên: Huỳnh Thị Mỹ Lệ
9
Bên cạnh đó tôi luôn đựơc sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, nhà trường luôn tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt cả về tinh thần và trang bị cho tôi những đồ dùng, đồ chơi cần thiết. Chính vì vậy mà việc chăm sóc Cháu Hoàn của tôi được tốt hơn và mang lại kết quả thật khả quan. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: – Trong những ngày đầu khi đến lớp tôi rất lúng túng không tự tin, nhiều tình huống chưa gặp phải lần nào mà còn phải đứng lớp dạy trẻ khuyết tật như cháu Hoàng. Tôi rất lo không biết mình có đảm nhận được không. Nhưng được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu cùng các đồng nghiệp đã giúp tôi vượt qua những trở ngại và tìm phương pháp tốt nhất để dạy dỗ và chăm sóc cháu. Vì vậy qua 7 tháng dạy cháu tôi đã thấy có những biểu hiện rất tốt và cụ thể: + Cháu biết cầm bút bằng tay phải, không vẽ bậy lên tập. + Cháu không tô màu nguệch ngoạc như lúc trước. + Cháu hứng thú tham gia chơi cùng các bạn, biết lấy đồ chơi và cất đồ chơi đúng chỗ. + Bé Hoàn đã nhận biết được tập, sách và đồ dùng cá nhân của mình theo đúng ký hiệu. + Thói quen đái dầm của trẻ về buổi trưa cũng đã bớt dần. Đến nay cháu cũng đã biết xin phép cô khi đi tiêu, tiểu bằng cách nói ” cô…..” hoặc chỉ tay về phòng vệ sinh. + Cháu cũng đã đọc được 1 số bài thơ ngắn. Hát theo cô, bạn 1 vài câu hoặc vỗ tay khi nghe cô hát và về nhà cháu hát cho bố mẹ nghe.
Giáo viên: Huỳnh Thị Mỹ Lệ
10
+ Cháu đã biết tự xúc cơm ăn và không còn rơi vãi. + Trẻ đã gọi tên được 1 số đồ vật đơn giản mà trẻ nhìn thấy và nói với cô “Cô ơi, quả bóng”. + Trẻ biết rửa tay bằng xà bông sau khi đi tiêu, tiểu. Đánh răng rửa mặt sau khi ăn xong. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Đối với bản thân tôi là một giáo viên mới ra trường nên kinh nghiệm giảng dạy và chăm sóc trẻ còn hạn chế. Qua công tác dạy dỗ cháu Hoàn là một trẻ khuyết tật “chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ kém” tôi đã rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân: – Trước hết cô cần nắm rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm sinh lý, tình trạng sức khoẻ của trẻ để có kế hoạch hoạt động chăm sóc và phương pháp dạy trẻ cho phù hợp. – Trong tiết dạy cô cần để ý đến trẻ hơn thường xuyên nhắc nhở trẻ, khuyến khích trẻ. – Trẻ không như trẻ bình thường có những biểu hiện không tự chủ được cô phải nhẹ nhàng khuyên bảo, động viên nhắc nhở, giải thích cho trẻ hiểu không nên quát mắng trẻ tạo khoảng cách thân thiện giữa cô và trẻ. Khi tổ chức 1 tiết học, thời gian học của trẻ ngắn cô không nên gò ép trẻ mà phải tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái khi học. – Cô cần phải kiên trì dạy dỗ trẻ. Dạy trẻ đọc thơ bài hát cô nên dạy trẻ từng câu. Những từ nào trẻ không đọc được cô khuyến khích trẻ đọc và nhìn
Giáo viên: Huỳnh Thị Mỹ Lệ
11
Giáo viên: Huỳnh Thị Mỹ Lệ
12
Người viết
Huỳnh Thị Mỹ Lệ
Giáo viên: Huỳnh Thị Mỹ Lệ
13
Cập nhật thông tin chi tiết về Skkn Một Số Biện Pháp Giáo Dục Hòa Nhập Cho Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ Đạt Hiệu Quả trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!