Bạn đang xem bài viết Skkn Đạt Loại C Cấp Huyện Năm Học 2014 được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
SKKN đạt loại C cấp Huyện năm học 2014-2015. Đề tài ” Một vài biện pháp giúp trẻ học tốt môn LQVT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT MÔN LÀM QUEN VỚI TOÁN
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tầm quan trọng
Trong thời đại ngày nay, trẻ em luôn được xác định là tương lai của đất nước, là những chủ nhân quyết định vận mệnh đất nước trong một thế kỷ tiếp theo. Quan tâm tới cả chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là vấn đề nóng được cả xã hội quan tâm hàng năm, khi chuẩn bị bước vào một mùa khai giảng mới.
Theo các nhà tâm lý học, sự phát triển tâm lý – nhân cách là một quá trình kế thừa liên tục những thành tựu của các giai đoạn trước đó. Sự phát triển tâm lý – nhân cách ở lứa tuổi này vừa là sự kế thừa những thành tựu phát triển tâm lý – nhân cách ở lứa tuổi tiếp theo. Trẻ phát triển tốt ở giai đoạn này, sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ở giai đoạn tiếp theo.
Quá trình hình thành các biểu tượng ban đầu về toán cho trẻ mẫu giáo là điều cần thiết. Góp phần quan trọng cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, nên việc dạy học và giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cùng với việc tiếp thu lĩnh hội tri thức của trẻ, vì thế để đạt được hiệu quả cao trong công tác giảng dạy và hình thành được các biểu tượng sơ đẳng ban đầu về toán cho trẻ là một hoạt động thiết thực và quan trọng của việc giáo dục trẻ mầm non. Điều đó có tác dụng thúc đẩy và góp phần tích cực vào việc giáo dục và truyền thụ tri thức giúp cho trẻ phát triển được đầy đủ hơn và toàn diện hơn.
Thực trạng:
Qua tìm hiểu của việc dạy và học, nhằm hình thành kỹ năng về tập hợp – số lượng – phép đếm cho trẻ mầm non. Tôi đã tiến hành khảo sát 28 trẻ thuộc lớp mẫu giáo 4-5 tuổi trường mầm non Đại Quang bằng trò truyện, bài tập và quan sát các hoạt động hàng ngày của trẻ, kết quả cụ thể như sau: 50% trẻ biết đếm; 40% trẻ biết so sánh, thêm bớt; 45% trẻ có kỹ năng xếp tương ứng và sắp xếp theo quy tắc.
Thực trạng của chương trình hình thành các kỹ năng về tập hợp – số lượng phép đếm cho trẻ 4-5 tuổi chiếm số lượng ít so với các lứa tuổi khác, chỉ có 15 tiết về tập hợp – số lượng.
Ngoài ra qua tìm hiểu tôi nhận thấy hiện nay trong trường mầm non còn chưa phát huy được việc sử dụng đồ dùng dạy học ở lớp, còn lãng phí, chưa tận dụng được hết điều kiện cơ sở vật chất ở xung quanh trẻ. Nên việc học những nội dung về tập hợp – số lượng – phép đếm mới chỉ dừng lại trên tiết học mà chưa thực sự lan toả vào các hoạt động khai thác trong cuộc sống.
Để nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ là một quá trình phát triển có hệ thống có kế hoạch, có mục đích các năng lực nhận thức của trẻ.Trang bị cho trẻ hệ thống tri thức sơ đẳng, hình thành nhân cách cho trẻ thì người giáo viên sử dụng cần tổ chức sắp xếp công việc thật khoa học theo cơ sở vận dụng phù hợp là con đường là cách thức mà giáo viên sử dụng để giúp trẻ học tốt môn làm quen với toán.
Lý do chọn đề tài:
Đối với trẻ mầm non, môn Làm quen với toán (LQVT) là môn học rất quan trọng và cần thiết, nó cung cấp vốn kiến thức ban đầu để trẻ bước vào ngưỡng cửa mới của cuộc sống sau này của trẻ. Môn toán đã mang lại cho trẻ sự phát triển tư duy đồng thời thông qua môn LQVT trẻ có thể tìm hiểu, khám phá thêm về thế giới xung quanh mình. Đến với môn LQVT trẻ trở nên tích cực, nhanh nhẹn hơn, trẻ biết đếm, phân biệt nhiều hơn, ít hơn, trẻ biết tách gộp, phân chia nhóm, ngoài ra trẻ có thể xác định được các hình khối, xác định không gian…Như vậy trẻ đã dần hình thành những kiến thức sơ đẳng biểu tượng ban đầu của toán học. Xuất phát từ nhận thức trên nên tôi chọn đề tài: “Một vài biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen với toán”.
CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Tại hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam lần VIII đã chỉ rõ nhiệm vụ quan trong của ngành giáo dục và đào tạo là “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen tích cực, tự giác và tư duy sáng tạo của học sinh”. Phương pháp dạy học tích cực đã được nước ta áp dụng đồng bộ trên tất cả các trường mầm non của cả nước.
Môn học làm quen với toán khi được giáo viên mầm non tổ chức cho trẻ học tập một cách có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ hỗ trợ trẻ tiếp thu kiến thức một cách tích cực và taọ cảm giác hưng phấn,vui tươi. Giáo viên có thể dạy tích hợp, lồng ghép vào các hoạt động (giò ăn, họat động góc, chơi ngoài trời, trẻ làm bài tập theo nhóm) từ đó giúp trẻ tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động, ý thức rõ vai trò của bộ môn toán đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường lớp mầm non và hơn nữa tôi nhận thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có. Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Trong tất cả các môn học của trẻ tôi đặc biệt yêu thích môn toán, có lẽ vì bản thân bộ môn toán đã mang nhiều thế mạnh.
Để minh chứng cho điều này, chúng ta hãy quan sát quá trình phát triển nhận thức của trẻ em. Sự phát triển tâm vận động, sự phát triển các giác quan, khả năng định hướng và ngôn ngữ của trẻ em tuổi nhà trẻ là điều kiện quan trọng để trẻ tiếp thu lĩnh hội những biểu tượng sơ đẳng về thế giới xung quanh thông qua nhận thức cảm tính và tư duy trực quan ở lứa tuổi mẫu giáo. Và, nhờ có vốn hiểu biết phong phú về thế giới xung quanh dưới dạng những biểu tượng, nhờ có tư duy trực quan, ngôn ngữ của trẻ ở tuổi mẫu giáo phát triển, mà vào lớp một trẻ tiếp thu dễ dàng những tri thức khoa học mang tính khái quát ở trường phổ thông, và tư duy khái quát, tư duy logic phát triển.
Toán học là một môn khoa học cần có độ chính xác cao. Do trẻ ở độ tuổi mẫu giáo chưa có một biểu tượng khoa học nào. Nên nhiệm vụ của giáo viên là phải hình thành cho trẻ các biểu tượng toán học, cung cấp những kỹ năng cơ bản nhất để trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế.
Dựa vào mục tiêu và yêu cầu đó, tôi đã nghiên cứu và tìm ra biện pháp giúp trẻ học đạt hiệu quả hơn và phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình thông qua môn học làm quen với toán.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Mỗi môn học đều có vai trò quan trọng góp phần vào việc hình thành nhân cách học sinh. Trong đó môn toán ở trường mầm non giữ vai trò hết sức quan trọng, bởi toán học cung cấp cho trẻ em những kiến thức đầu tiên, là cơ sở cho việc phát triển kỹ năng tính toán và tư duy, giúp học sinh nhanh chóng hoàn thiện mình. Hiện nay tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp Nhỡ 4 tại Trường Mầm non Đại Quang với tổng số trẻ 28 có những thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi:
Đa số phụ huynh còn trẻ nên rất quan tâm đến việc học của con em mình.
Là lớp điểm của trường nên được nhà trường rất quan tâm, thường xuyên chọn lớp tôi tổ chức các chuyên đề trọng tâm của trường và được hội đồng đánh giá cao.
Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều chính vì vậy việc dạy trẻ cũng gặp nhiều thuận lợi.
Cụm trung tâm vừa mới xây dựng, lớp học khang trang, thoáng mát, sạch sẽ, có đầy đủ đồ dùng cho học sinh, bàn ghế nhựa cao cấp…
Bản thân được đào tạo và đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm thực tế nên cũng đã học tập được một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy bộ môn LQVT
Khó khăn:
Một số phụ huynh còn coi nhẹ việc học tập của con, thường cho con nghỉ học tùy tiện nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của lớp.
Lớp có sĩ số học sinh đông, đa số là trẻ nam nên hay nghịch ngợm, chưa tham gia tích cực vào các hoạt động có chủ đích. Một số trẻ chậm phát triển trí tuệ, ghi nhớ không chủ định chiếm ưu thế… nhưng với môn học làm quen với toán thì thật là khó, chất lượng bộ môn LQVT đầu năm đạt thấp chỉ đạt mức 50%. Điều này khiến tôi phải suy nghĩ nhiều làm sao tạo được hứng thú cho trẻ tham gia học tập một cách tốt nhất.
Với thực trạng như vậy bản thân tôi suy nghĩ tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học, trong đó tập trung cho hoạt động nâng cao chất lượng môn “Làm quen với toán”.
NỘI DUNG THỰC HIỆN:
Biện pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động
Trong thời đại ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, thông tin khoa học ngày càng nhiều. Song thời gian dành cho một tiết học trong trường mầm non không thay đổi. Để theo kịp sự phát triển của xã hội và cung cấp cho học sinh những thông tin mới nhất trong một thời gian có hạn.Vậy việc đổi mới phương pháp dạy học luôn là một vấn đề bức xúc và được mọi người quan tâm. Thực tế cho thấy việc dạy học nói chung và dạy học ở trường mầm non nói riêng đã có nhiều đổi mới về phương pháp, hình thức tổ chức tiết học. Nhưng phương pháp dạy học kích thích tự tìm tòi và khám phá của học sinh đặc biệt được chú trọng đó là việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động nhằm giúp các cháu quan sát sự vật, hiện tựơng một cách trực quan, trẻ có cơ hội trải nghiệm từ đó trẻ nhận thức sâu hơn nội dung bài học. Chính vì vậy tôi tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ 4-5 tuổi hoạt động một cách tích cực góp phần thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục mầm non cụ thể như sau:
* Xây dựng các góc hoạt động trong lớp:
Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn. Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt động với đồ vật và rèn luyện kỹ năng. Bên cạnh đó trong lớp bố trí các góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn ào
Ví dụ: Góc xây dựng ở xa góc đọc sách
Góc đọc sách Góc xây dựng
* Trang trí lớp và làm đồ dùng đồ chơi:
Việc trang trí trong lớp học rất cần thiết đối với trẻ, bởi trẻ dễ nhớ những hình ảnh trực quan hơn hơn từ ngữ, do vậy để củng cố lại kiến thức đã học cô giáo cần sưu tầm những hình ảnh, tranh trang trí, làm đồ dùng đồ chơi phù hợp với chủ điểm và những nội dung trang trí chú ý đưa những hình ảnh, chữ số, đồ chơi phong phú và đa dạng giúp trẻ hứng thú quan sát và thích hoạt động với đồ vật có như vậy trẻ sẽ ghi nhớ tốt những kiến thức mà cô đã cung cấp.
Cô và trẻ cùng làm đồ chơi trang trí lớp và phục vụ tiết học
Biện pháp 2: Thông qua các trò chơi
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng phát triển của trẻ 4-5 đây là lứa tuổi kỳ diệu, trẻ rất hiếu động tò mò, ham học hỏi, tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội. Trong các hoạt động của tuổi mẫu giáo hoạt động vui chơi giữ vai trò chủ đạo giữa hoạt động vui chơi và hoạt động học chưa có ranh giới rõ ràng, khác với người lớn trẻ em thật sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học trong trường mầm non theo phương châm “chơi mà học, học mà chơi”.
Trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn gợi mở các hoạt động, tìm tòi khám phá của trẻ. Trẻ chủ động tham gia các hoạt động đó để phát triển khả năng, năng lực của mình. Trước những vấn đề trên không chỉ cho trẻ hoạt động tích cực trong giờ học mà còn phải cho trẻ hoạt động tích cực ở giờ chơi.
Việc sử dụng trò chơi để củng cố hiểu biết kỹ năng đã thu nhận được của trẻ là quan trọng, trẻ tham gia trò chơi, hoạt động hết mình, được trải nghiệm, rèn luyện và một điều đặc biệt là bản thân trò chơi, bản thân trẻ thấy được sự thiếu hụt của mình, qua đó củng cố lại luyện tập. Chính vì những lý do nêu trên mà ta nói trò chơi giúp trẻ củng cố, mở rộng chính xác hoá những kiến thức, kỹ năng đã thu nhận được.
Nắm vững những vấn đề đó trong việc hình thành cho trẻ các hiểu biết về toán học, tôi cố gắng trong quá trình giảng dạy, chịu khó sưu tầm hình ảnh, đồ dùng qua mạng Internet và tận dụng nguyên vật liệu có tại đia phương để làm đồ dùng phục vụ các bài tập, các trò chơi cho môn học này, luôn nghiên cứu tìm nhiều trò chơi mới trong quá trình đổi mới hình thức tổ chức tiết học.
Ngoài số lượng trò chơi phong phú, mang tính chọn lọc được đưa vào chương trình tôi còn nghiên cứu các trò chơi trong các sách, tài liệu, trong ngôi nhà toán học của Milye … và sáng tạo thêm một số trò chơi nhằm giúp các cháu lĩnh hội tốt kiến thức mà cô giáo đã truyền thụ.
Ví dụ: Thông qua trò chơi “Tìm ô số bí mật” nhằm giúp trẻ trải nghiệm và phát huy trí tuệ cho trẻ
Cách chơi: Cô thiết kế các ô số từ 1-5, sau mỗi ô số là một câu hỏi dành cho cho trẻ, cô cho trẻ lên chọn và kích vào một ô số bất kỳ các câu hỏi xuất hiện, sau đó các cháu lắng nghe cô đọc câu hỏi và tham gia trả lời.
Câu hỏi có thể là: Cô có 4 bông hoa hồng, các em lớp bé tặng thêm cho cô 1 bông hoa hồng nữa. Vậy cô có tất cả bao nhiêu bông hoa hồng? Các cháu cùng nhau hội ý, suy nghĩ để trả lời kết quả.
Như vậy qua trò chơi nhằm củng cố được những chữ số đã học đồng thời phát huy trí tuệ, giúp trẻ thông minh, nhanh nhẹn khi tham gia vào trò chơi.
Hay trò chơi “Điền số còn thiếu vào ô trống”
Cách chơi: Cô yêu cầu trẻ điền những chữ số còn thiếu vào đúng dãy số tự nhiên, sau đó dùng màu để tô vào những chữ số đó.
Qua trò chơi phát huy sự sáng tạo của trẻ, tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia vào tiết học.
Hơn nữa việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động là rất cần thiết bởi vì trẻ mầm non rất thích tò mò tìm hiểu những điều mới lạ, những hình ảnh sinh động, ngộ nghĩnh sẽ thu hút các cháu thì hoạt động sẽ đạt hiệu quả hơn.
Như thông qua hoạt động vui cùng kidsmatr trẻ vừa được chơi vừa được học: Ngôi nhà toán học của Milie trẻ dùng các hình để ghép tạo thành các sản phẩm mà trẻ thích như: ngôi nhà, ô tô tải, hình cây thông v.v…từ sản phẩm mà trẻ ghép được trẻ sẽ biết được ghép bằng những hình nào? VD: Cô có thể hỏi con dùng những hình gì để ghép thành ngôi nhà? …
Ngôi nhà toán học của Milie – Với căn phòng “Bé xíu, bé vừa, và bé bự” Trẻ nhận biết các hình dạng kích thước cơ bản: To, nhỏ, vừa trên các đối tượng cụ thể. Trẻ nhận biết phân biệt các hình dạng, kích thước khác nhau…Biết lựa chọn các cặp đối tượng tương ứng về kích thước.
Phát triển khả năng quan sát, óc sáng tạo tư duy và ngôn ngữ cho trẻ.
Ngôi nhà Toán học của Milie – Với căn phòng “Máy đếm số”. Trẻ nhận biết các số trong phạm vi 10 trên máy đếm số.Trẻ biết đếm theo số lượng, biết thao tác đếm. Trẻ bước đầu nhận biết về mối tương quan giữa số và nhóm đối tượng, liên hệ đếm các bộ phận trên cơ thể trẻ.
Các cháu đang chơi trò chơi trên máy kidsmatr
Biện pháp 3: Thông qua các hoạt động trong ngày
Trẻ mẫu giáo dễ nhớ nhưng mau quên và trí nhớ không chủ định chiếm ưu thế, chính vì vậy trẻ phải được ôn luyện thường xuyên thông qua các hoạt động trong ngày.
Cô cho cháu điểm danh sĩ số hằng ngày bằng cách đếm sĩ số các bạn trong lớp. Cháu sẽ đếm xem tổ của mình có bao nhiêu bạn? Có bao nhiêu bạn vắng trong ngày? và tổ của bạn có bao nhiêu bạn? Nhằm để củng cố số lượng và so sánh hơn kém.
Lồng ghép môn LQVT nếu có thể vào các bộ môn khác để giúp các cháu tiếp cận thường xuyên
Ở góc chơi tôi sử dụng các tài liệu, tranh ảnh, mô hình, album về toán để giúp các cháu hằng ngày nhìn vào, tiếp xúc nhớ lâu làm quen với những biểu tượng, số lượng, hình khối, kích thước… Ngoài các biện pháp này tôi còn sử dụng phương pháp đàm thoại các góc để hình thành cho trẻ kỹ năng về toán. Cô giáo luôn hoà nhập cùng chơi với cháu, hỏi xem cháu tô được bao nhiêu bông hoa và hãy khoanh tròn số hoa theo yêu cầu của cô. Cháu có thể cùng nhau so sánh, trao đổi đồ vật, đồ chơi của mình, của bạn nhằm luyện cho trẻ kỹ năng đếm, so sánh và tư duy logic phát triển
Với góc xây dựng cô luôn hỏi cháu, cháu xây ngôi nhà nầy được mấy tầng? và sử dụng những khối gì? Đặc điểm các khối nầy như thế nào? Qua đó giúp cháu nhận biết nhanh và khắc sâu hơn về các hình dạng.
Thường xuyên tạo tình huống gợi mở dẫn dắt để trẻ có thể xem xét, quan sát và phát hiện những biểu tượng mới cụ thể để trẻ xác định phía trên – phía dưới; phải -trái; trước- sau
VÍ dụ: Khi dạy trẻ xác định phía trên – phía dưới tôi treo lồng đèn ở trên cao và để có thể nhìn thấy trẻ phải ngẩng đầu lên. Cô hỏi trẻ: lồng đèn ở phía nào của con? Tại sao con biết nó ở phía trên? Trẻ trả lời: Con phải ngẩng đầu lên con mới nhìn thấy chiếc lồng đèn.
Sau một thời gian thực hiện các biện pháp trên, các cháu có nhiều tiến bộ về kỹ năng đếm và nhận biết số lượng, về hình dạng, kích thước cũng như về định hướng không gian. Song phần diễn đạt khi trả lời câu hỏi của cô chưa mạch lạc, cháu chưa sử dụng đúng các thuật ngữ toán học.
Biện pháp 4: Cho trẻ làm quen các thuật ngữ toán học ở mọi lúc, mọi nơi
Ở độ tuổi này các cháu hay bắt chước, lời nói của các cháu thường hay đi ngược lại vấn đề, vốn từ của trẻ còn ít ỏi nhiều lúc trẻ muốn diễn đạt suy nghĩ của mình nhưng không mạch lạc chuẩn xác do đó muốn trẻ có một suy nghĩ chung nhất về môn toán đầu tiên là phải làm sao cho trẻ hiểu được những thuật ngữ về toán học như: Cao hơn – thấp hơn; bên trái – bên phải; trên dưới – trước sau;, to hơn nhỏ hơn; bằng nhau ; làm thế nào để bằng nhau; nhiều hơn – ít hơn…vv .. vv
Có như thế mới thực hiện tốt yêu cầu đề ra và việc làm cho trẻ nắm được các thuật ngữ đó phải giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi nơi để mỗi ngày từng ít, từng ít một trẻ sẽ nhớ và nhận thức đúng từ, đúng nghĩa
Ví dụ: Khi cho trẻ xếp hàng tập thể dục tôi nói: Nữ đứng trước, nam đứng sau. Hay khi xếp hàng vào lớp hoặc ra về tôi nói: Tổ 1 đứng bên tay phải cô, tổ 2 đứng bên tay trái cô.Hay khi tổ chức trò chơi cô nói: Lớp chia làm 4 đội: Đội 1 và 2 đứng phía trên thực hiện trò chơi, đội 3 và 4 đứng phía dưới cổ vũ các bạn.Hay qua tập bài hát ở mọi lúc mọi nơi để chuẩn bị cho bài dạy sắp đến cô nói: Đội nam hát to câu 1,2. Đội nữ hát nhỏ câu 3,4…
Tương tự như vậy qua từng hoạt động diễn ra trong ngày dưới nhiều hình thức qua bài hát, bài thơ, câu chuyện, câu đố, trò chơi, hoạt động ngoài trời…tôi luôn cung cấp các thuật ngữ toán học đến với trẻ và mong rằng những kiến thức tuy nhỏ bé nhưng sẽ được góp phần cho sự phát triển nhận thức của trẻ sau này
Ngoài ra khi cho trẻ dạo chơi trong sân trường tôi cho các cháu nhặt lá vàng theo số lượng cô giáo qui định và xếp thành hình tròn,vuông, chữ nhật, tam giác…bằng những chiếc lá vàng , cô kiểm tra để kịp thời giúp đỡ những cháu thực hiện chưa đúng yêu cầu
Ví dụ:
Tổ 1 mỗi bạn nhặt cho cô 5 chiếc lá và xếp thành hình tròn, cho cháu đếm
Tổ 2 mỗi bạn nhặt cho cô 8 chiếc lá và xếp thành hình vuông…
Ở hoạt động này cô giáo cho trẻ thoải mái thực hiện yêu cầu một cách tự nhiên, cô phát hiện nhanh những cháu thực hiện chưa chính xác để hướng trẻ sửa sai, không để trẻ sợ hãi khi thực hiện chưa tốt, bằng tình cảm của người mẹ thứ 2 để giáo dục trẻ
Ví dụ: Khi sắp hàng tập thể dục cô nói: Các bạn nữ đứng trước, các bạn nam đứng sau và hướng dẫn cho trẻ đứng đúng vị trí. Hay khi sắp hàng vào lớp cô hướng dẫn: Tổ 1 đứng bên tay phải cô, tổ 2 đứng trước mặt cô và tổ 3 đứng bên trái cô, hay khi dạy cao thấp tôi cho 2 trẻ cao thấp lên nói: Cháu thấp đứng trước mặt cô, cháu cao đứng sau lưng cô, tương tự như vậy qua từng hoạt động diễn ra trong ngày bằng nhiều hình thức khác nhau những bài hát,bài thơ những câu chuyện
Biện pháp 5. Khuyến khích trẻ tự đặt câu hỏi nêu những thắc mắc diễn ra và chia sẻ ý tưởng của trẻ
Thông thường trong các hoạt động dạy học cô giáo hay đặt câu hỏi cho trẻ trả lời, hay áp đặt trẻ mà ít chú ý đến việc khuyến khích trẻ đặt câu hỏi điều nầy dẫn đến hạn chế việc sử dụng ngôn ngữ sẵn có của trẻ cũng như hạn chế việc suy nghĩ, tìm tòi, sử dụng các thuật ngữ toán học…Vì vậy cô luôn khuyến khích trẻ nêu các câu hỏi do cháu nghĩ ra
Ví dụ: Sau khi tìm hiểu về các hình (vuông, tròn, chữ nhật), cô giáo hãy cho trẻ quan sát lại các hình này và có thể đưa ra một lời đề nghị: Các con tự suy nghĩ và hỏi bạn một câu về đặc điểm của hình vuông này, trẻ có thể đặt đúng hoặc chưa đúng nhưng bước đầu đã tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin trong học tập. Bên cạnh đó cô giáo cũng tạo ra nhiều cơ hội khác như khuyến khích trẻ đặt ra các câu đố khác nhau để đố bạn hoặc thi nói nhanh: một trẻ nói số lượng nhóm đồ vật, trẻ khác nói chữ số tương ứng…
Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh
Tất cả mọi công việc của lớp muốn thực hiện đạt kết quả tốt cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh. Để thực hiện tốt công việc nầy tôi thường xuyên gặp gỡ với phụ huynh vào các giờ đón trả trẻ nhằm tìm hiểu và nắm rõ được hoàn cảnh gia đình của từng cháu tìm hiểu cá tính khả năng của từng trẻ để có biện pháp hướng dẫn phù hợp, để các cháu có đủ đồ dùng học tập tôi vận động phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu để làm đồ dùng cho cháu học. Đồng thời giúp cho phụ huynh có cơ sở nắm bắt về hình thức tổ chức và phương pháp dạy các cháu học môn LQVT tôi đã tổ chức tiết dạy mẫu trong thời gian đầu năm mời phụ huynh dự để phụ huynh nắm được nhằm giúp trẻ học toán tốt hơn. Mặt khác ngoài việc tham gia các hội thi do trường tổ chức như hội thi “Bé thông minh nhanh trí” … ở lớp tôi cũng tổ chức nhiều hội thi như hội thi “Xem ai tài”, hội thi “Bé khỏe bé ngoan”… trong từng hội thi giáo viên liên hệ với phụ huynh chuẩn bị đồ dùng cho trẻ để phụ huynh hỗ trợ. Trong mỗi lần tổ chức hội thi giáo viên mời phụ huynh của tất cả các cháu trong lớp đến dự. Trong phạm vi nhỏ (lớp học) nhưng đã góp phần trong việc tuyên truyền kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ đến phụ huynh, đặc biệt việc tuyên truyền thực hiện chuyên đề LQVT trong năm học này.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Sau gần 1 năm thực hiện đến nay đa số các cháu trong lớp tôi đã đạt được những kết quả rất khả quan. Trong giờ học toán đầu năm trẻ rụt rè, nhút nhát thì nay gần 95 % cháu đã dần trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát, mạnh dạn, tự tin thực hiện các yêu cầu của cô đề ra và sẵn sàng chia sẻ cùng cô mỗi khi gặp khó khăn. 85% trẻ biết sử dụng thuật ngữ toán học, 90% trẻ biết sắp xếp tương ứng và sắp xếp theo quy tắc, vốn từ toán học của các cháu càng ngày càng phong phú. 90% trẻ có thao tác, kỹ năng so sánh, thêm bớt, phân biệt…100% trẻ thích tham gia vào giờ học một cách hứng thú. Quan trọng hơn hết là các cháu tiếp thu tốt kiến thức cô truyền đạt và thực hành một cách nhanh gọn, chính xác.
Tỉ lệ trẻ khá giỏi tăng hẳn so với đầu năm, thực tế là đến nay số trẻ khá giỏi về bộ môn toán trong lớp tôi đã đạt 95%. Phụ huynh vui mừng, tin tưởng khi gởi con vào lớp và sẵn sàng phối hợp cùng cô trong mọi hoạt động chăm sóc trẻ.
KẾT LUẬN:
Giúp trẻ học tốt môn toán là nâng cao lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về 5 lĩnh vực. Để đạt được mục tiêu quan trọng đó chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp giáo dục nhằm đem lại kết quả tốt.
Trước hết qua cách dạy của mình cô giáo cho trẻ nắm và hiểu rõ các thuật ngữ toán học một cách chính xác, sử dụng đúng từ, đúng nghĩa. Mặt khác phải tích cực làm nhiều đồ dùng cho trẻ được khám phá, được trải nghiệm và tạo cơ hội để trẻ tham gia trực tiếp các hoạt động. Giáo viên thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức tiết học dưới dạng tổ chức các trò chơi, thông qua các hoạt động trong ngày hoặc tổ chức cho trẻ thi “Đố vui”…ở mọi lúc mọi nơi cô giáo cần lồng ghép các kiến thức toán để cung cấp cho trẻ.
Vai trò của cô giáo cũng góp phần rất quan trọng tạo cho trẻ tham gia học tập tích cực để nắm được kiến thức bài học, vậy mỗi cô giáo hãy luôn thể hiện mình là vai trò một người mẹ , một người bạn luôn lắng nghe ý kiến và luôn chia sẻ khi trẻ gặp khó khăn. Một yếu tố rất quan trọng không thể thiếu góp phần và sự thành công của trẻ chính là sự phối hợp chặt chẽ giữa cô giáo và phụ huynh trong cách giáo dục trẻ .
Với tấm lòng yêu nghề mến trẻ, lại luôn được sự giúp đỡ của chị em trong trường cộng với sự cố gắng của bản thân. Song do khả năng còn hạn chế vì vậy đề tài nhất định còn nhiều thiếu sót rất mong được sự góp ý của Hội đồng nghiên cứu khoa học các cấp để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
VII. ĐỀ NGHỊ
Để tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt môn LQVT, kính đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa về việc đầu tư đồ dùng, đồ chơi đầy đủ ở các góc cho trẻ 4-5 tuổi để trẻ học tập và vui chơi, nhằm củng cố và nâng cao chất lượng học tập cho các cháu để các cháu có đủ kiến thức bước vào các lớp tiếp theo.
Những biện pháp giúp trẻ học tốt môn LQVT mà tôi đã trình bày rất dễ dàng thực hiện nhưng đòi hỏi mỗi giáo viên phải có tâm huyết với nghề, luôn tích cực tìm tòi, học hỏi và đặc biệt là phải yêu thương trẻ như chính con đẻ của mình thì chắc chắn sẽ đạt một kết quả như ta mong đợi .
VIII. PHỤ LỤC:
Giờ học môn LQVT của cô và cháu
Giờ thao giảng chuyên đề toán cócác bạn đồng nghiệp tham dự
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
– Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn hè năm 2012-2013; 2013-2014; 2014-2015
– Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên.
MỤC LỤC:
Đặt vấn đề: Trang 1
Tầm quan trọng
Thực trạng
Lý do chọn đề tài
Cơ sở lý luận: Trang 2
III. Cơ sở thực tiễn: Trang 2
Nội dung nghiên cứu Trang 2 – 8
Thông qua các trò chơi
Tạo môi trường cho trẻ hoạt động
Thông qua các hoạt động
Cho trẻ làm quen với các thuật ngữ toán học ở mọi lúc, mọi nơi
Khuyến khích trẻ tự đặt những câu hỏi nêu những thắc mắc diễn ra và chia sẻ ý tưởng của trẻ
Kết quả nghiên cứu: Trang 8 – 9
Kết luận: Trang 9
VII. Đề nghị: Trang 9
VIII. Phụ lục: Trang 10
Đại Quang, ngày 20 tháng 3 năm 2015
Người viết
Hồ Thị Như Thủy
Skkn Loại B Cấp Huyện ” Một Vài Biện Pháp Giúp Trẻ 5 Tuổi Tham Gia Học Tập Hứng Thú, Tích Cực.”
Đề tài: MỘT VÀI BIỆN PHÁP HỌC TẬP HỨNG THÚ, TÍCH CỰC I.ĐẶT VẤN ĐỀ: GIÚP TRẺ 5 TUỔI THAM GIA
Lúc sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Đó phải chăng là lời nhắn nhủ đối với chúng ta, những người đi ươm mầm cho tương lai của đất nước, các cháu đang lớn lên từng ngày từng giờ dưới bàn tay chăm lo dạy dỗ của các cô giáo, là những người ngày đêm miệt mài vì đàn em thân yêu. Chúng ta hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ. Bởi trẻ em là những người chủ tương lai của đất nước, đang mang những trọng trách lớn lao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa nước ta đi lên sánh vai cùng với bè bạn Năm Châu .
Với vai trò to lớn ấy, bậc học mầm non được xem là bậc học nền tảng, là cơ sở, tạo tiền đề cho các bậc học tiếp theo. Do vậy, mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non là vô cùng quan trọng, giúp các em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em bước vào lớp một ở trường phổ thông. Việc giúp trẻ lĩnh hội được các nội dung kiến thức để hoàn thiện bản thân là mong muốn không chỉ riêng của nhà trường, gia đình mà là mong muốn chung của toàn xã hội. Để giúp trẻ phát triển tốt thì ta cần tạo tiền đề vững chắc cho trẻ ngay từ khi trẻ bước vào mẫu giáo, đặc biệt chú trọng việc chăm sóc giáo dục, trang bị vốn kiến thức, các kỹ năng, kỹ xảo cho trẻ, bởi các cháu cần được giáo dục một cách toàn diện nhất. Do vậy, việc tạo hứng thú cho trẻ tham gia học tập tích cực là một yêu cầu hết sức cần thiết và không thể thiếu trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ.
a.Thuận lợi:
Năm học 2012 – 2013, tôi được phân công giảng dạy tại lớp lớn 2. Đây là năm học tiếp tục hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và cũng là năm học đầu tiên thực hiện việc đánh giá trẻ 5 tuổi theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi do Bộ Giáo Dục quy định. Theo tôi có một vài khó khăn và thuận lợi như sau:
Được sự quan tâm hỗ trợ của nhà trường về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học đảm bảo cho việc học tập và vui chơi của trẻ. Sự phối hợp chặt chẽ của các bậc phụ huynh, tham gia đóng góp các nguồn quỹ cùng với nhà trường chung tay trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
Đa số trẻ đã được học qua các lớp bé, nhỡ do vậy trẻ tiếp thu tốt kiến thức mà cô giáo truyền thụ.
Giáo viên nhiệt tình, năng động trong các hoạt động và đã phối hợp tốt
b. Khó khăn:
với các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường để hoàn thành nhiệm vụ năm học.
Nhìn chung các cháu còn rụt rè, nhút nhát, chưa hòa đồng cùng bạn trong các hoạt động học tập và vui chơi.
Một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập, vui chơi cũng như ăn, ngủ của trẻ hoặc nuông chiều tạo cho trẻ một thói quen xấu, trẻ lười nhát, không có nề nếp, thói quen học tập, trẻ không hứng thú, tích cực khi tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi của trẻ.
Hoạt động học tập không phải là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo nhưng nó giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục mà không hoạt động nào có thể thay thế được. Bởi thông qua các hoạt động học tập trẻ được giáo dục một cách toàn diện đồng thời góp phần phát triển nhân cách cho trẻ. Đối với trẻ việc học tập có ý nghĩa vô cùng to lớn, thông qua hoạt động học tập trẻ tiếp thu, lĩnh hội vốn hiểu biết về các sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ nắm được các chuẩn mực đạo đức, qui tắc ứng xử cần thiết trong cuộc sống hằng ngày, trẻ biết yêu quí cái đẹp, ghét cái xấu, mong muốn tạo ra cái đẹp, …Đó là hành trang tri trức vô cùng quí giá để trẻ bước vào lớp 1 và tiếp tục theo học ở trường phổ thông sau này.
Năm học 2012 – 2013 là năm học tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và đây cũng là năm học đầu tiên thực hiện việc đánh giá trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Với các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra không ngoài mục đích giúp trẻ mầm non có một sự khởi đầu vững chắc, trẻ sẽ tự tin hơn khi bước vào ở bậc học phổ thông. Cùng với những khó khăn và thuận lợi nêu trên, với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn trăn trở làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ? Với mong muốn đó, tôi đi sâu vào tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra ” Một vài biện pháp giúp trẻ 5 tuổi tham gia học tập hứng thú, tích cực” nhằm góp phần giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn.
II.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Đề tài chú trọng và xoay quanh và các biện pháp nhằm giúp trẻ tham gia học tập hứng thú, tích cực. Với kinh nghiệm còn hạn chế, vốn hiểu biết chưa nhiều nên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp chủ yếu đi sâu vào các nội dung như tạo môi trường học tập thuận lợi đối với trẻ, chú trọng việc đổi mới về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức của giáo viên, phát huy tính tích cực tự giác của trẻ, tạo cơ hội để trẻ thể hiện khả năng của bản thân, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, phối kết hợp chặt chẽ cùng với các ban ngành đoàn thể trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ
Việc khơi nguồn cảm hứng tích cực tham gia học tập ở trẻ là điều hết sức cần thiết. Bởi lẽ, hoạt động của cá nhân là yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến sự phát triển tâm lý của trẻ, chỉ có thông qua hoạt động trẻ mới lĩnh hội được những kinh nghiệm của xã hội loài người và biến thành kinh nghiệm của bản thân, tạo nên sự phát triển toàn diện về mọi mặt. Đối với trẻ mẫu giáo thì nhu cầu muốn tìm hiểu khám phá về thế giới xung quanh ngày càng phát triển, trẻ mong muốn tìm hiểu bản chất của các sự vật hiện tượng, trẻ thường hay đặt ra các câu hỏi tại sao? Vì sao? Như thế nào? …Với sự phát triển một cách tự nhiên đó, nếu chúng ta kịp thời có những biện pháp tạo ra hứng thú thúc đẩy trẻ hoạt động một cách hứng thú tích cực thì hiệu quả của quá trình giáo dục trẻ ngày càng cao, chất lượng phổ cập giáo dục mầm non ngày càng tiến triển hơn.
III. CƠ SƠ THỰC TIỄN:
Nếu trẻ không tích cực hoạt động, mọi thuận lợi từ phía môi trường bên ngoài và thuận lợi về mặt sinh học đều trở nên vô tác dụng. Cá nhân trẻ càng tích cực hoạt động bao nhiêu tâm lý càng phát triển bấy nhiêu và càng nhanh chóng hoàn thiện bản thân. Việc học tập của trẻ mẫu giáo chỉ mới đúng nghĩa là “tập đi học, làm quen với hoạt động”. Tuy nhiên, việc học tập của trẻ em nói chung có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển trí tuệ, hình thành được kỹ năng ban đầu của hoạt động học tập như trẻ biết tập trung chú ý, tích cực phát biểu, tham gia sôi nổi trong giờ học,… phân biệt được nhiệm vụ học tập khác với nhiệm vụ khác trong vui chơi và trong cuộc sống. Với những cơ sở đó, chúng ta là những cô giáo mầm non nói chung chúng ta cần thực hiện tốt việc tổ chức các hoạt động học tập cũng như vui chơi cho trẻ để làm hành trang, chuẩn bị điều kiện cho trẻ bước vào lớp một và tham gia học tập thật tốt ở trường phổ thông sau này.
Với việc lựa chọn và đưa ra đề tài “Một vài biện pháp giúp trẻ tham gia học tập hứng thú, tích cực”. Đây là một đề tài khá mới mẻ và thu hút sự quan tâm của phần lớn các giáo viên mầm non. Đặc biệt, đối với bản thân tôi, đây là năm đầu tiên tôi nghiên cứu về đề tài này. Tuy là một giáo viên tuổi nghề còn chưa dày dặn, vốn kinh nghiệm chưa nhiều nhưng qua thực tế tại đơn vị mình cũng như qua việc học hỏi rút kinh nghiệm ở các trường bạn, tôi thấy phần lớn trẻ tham gia vào các hoạt động học tập với sự chủ ý áp đặt của giáo viên là chính, đa số trẻ còn thụ động, chưa thể hiện được tính tích cực của cá nhân, chưa phát huy tối đa khả năng vốn có của trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo thì điều này càng thể hiện rõ nét hơn qua các hoạt động học tập, đa số trẻ chỉ biết làm theo sự sắp đặt trước, trẻ chưa tích cực tự giác, chưa mạnh dạn thể hiện khả năng của mình cũng như đề xuất ý kiến với cô với bạn trong giờ học, …Việc tạo hứng thú cho trẻ tham gia học tập hứng thú tích cực không chỉ cần thiết đối với trẻ ở trường mà việc học tập của trẻ ở nhà cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc học tập của trẻ ở nhà ra sao? Nhiều phụ huynh có ý kiến cho rằng các cháu chưa tự giác học, nếu có yêu cầu các cháu tập viết hay học thuộc các chữ cái, chữ số, …Thì phụ huynh cần phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần hay cần có sự giám sát, kèm cặp bên cạnh thì cháu mới hoàn thành nhiệm vụ, cháu chưa tỏ ra hứng thú, tích cực với việc học ở nhà.
Với yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non mới là đổi mới về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, chú trọng phương pháp học tập lấy trẻ làm trung tâm, phải luôn luôn phát huy được tính tích cực, tự giác, sáng tạo của trẻ. Bên cạnh đó, việc đánh giá trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi cũng đang đặt ra nhiều yêu cầu đòi hỏi trẻ phải tích cực hoạt động để tiếp nhận những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách chắc chắn và thành thạo nhất.
IV.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Xuất phát từ thực tế đó, cũng như nhiều chị em đồng nghiệp khác , bản thân tôi ra sức học hỏi kinh nghiệm chuyên môn, trao dồi năng lực sư phạm, tìm tòi các biện pháp tác động kịp thời để cải thiện chất lượng giáo dục trẻ, một phần giúp trẻ hứng thú tham gia, học tập tích cực, mặt khác giúp bản thân tôi hiểu sâu sắc hơn về nội dung của chương trình giáo dục mầm non mới, thực hiện tốt hơn việc đánh giá trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc giáo dục. Đồng thời giúp phụ huynh có sự nhìn nhận mới về khả năng của trẻ, khuyến khích con em mình học tập ở mọi lúc mọi nơi, kết hợp chặt chẽ với nhà trường để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ một cách có hiệu quả.
Biện pháp1. Tạo không gian học tập đẹp mắt để thu hút trẻ vào các hoạt động học tập:
Tạo hứng thú cho trẻ tham gia học tập tích cực đây là điều hết sức cần thiết mà người lớn mà đặc biệt là các cô giáo mầm non cần phải hết sức chú ý. Người giáo viên cần coi trọng việc tạo hứng thú, kích thích năng lực trí não, hoạt động của trẻ là niềm hạnh phúc nghề nghiệp. Khi trẻ có hứng thú trẻ sẽ tham gia hoạt động tích cực và đạt hiệu quả hơn.
Đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy trực quan hình ảnh. Việc cung cấp cho trẻ các hình ảnh trực quan sinh động, nhiều màu sắc sẽ thu hút sực chú ý của trẻ.Vì vậy, để cung cấp kiến thức cho trẻ chúng ta cần quan tâm đến các giáo cụ trực quan ở trường, lớp cũng như tạo ra các đồ dùng, đồ chơi đẹp mắt để thu hút trẻ, khi trẻ được tận mắt nhìn và trực tiếp sờ mó, tìm tòi khám phá trên các đồ dùng sẽ kích thích sự hứng thú, sáng tạo của trẻ, từ đó trẻ tham gia học tích cực hơn.
Với đặc điểm đó, nhà trường chú trọng cung cấp các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ được học tập và trải nghiệm tương đối đảm bảo. Trên cơ sở đó, tôi thường xuyên thay đổi, sắp xếp, bố trí các đồ dùng đồ chơi sao cho trẻ dễ dàng lấy và thực hành, trải nghiệm trong mỗi giờ học. Để đảm bảo đồ dùng, đồ chơi cho trẻ ở lớp theo thông tư 02 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, ngoài những trang thiết bị đồ dùng đồ chơi được nhà trường cấp phát, ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc, vạch ra kế hoạch rõ ràng cho việc làm đồ dùng, đồ chơi cụ thể như sau:
Rà soát lại các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, những đồ dùng nào có thể mua sắm, đồ dùng nào cần làm, bổ sung từ từ theo từng chủ điểm, đồ chơi nào cần phải bổ sung trước….
Từ những nguyên vật liệu trên tôi làm ra rất nhiều đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động.
Ví dụ: Từ cành khô, vỏ cây, dăm bào, bột cưa, mo cau, rễ tre, vỏ sò, ốc, hến, vỏ các loại hột…chúng tôi tạo làm thành những bông hoa, cây xanh, con vật, đắp nổi thành những bức tranh để cho trẻ hoạt động.
Ví dụ: Các loại hộp sữa, bình nước rửa chén, hộp bơ, bình C, các loại chai lọ bằng nhựa, vải vụn, bao ni lông, bìa vở, …chúng tôi tạo thành đồ chơi cho trẻ: Lắp ráp thành những ngôi nhà, xích đu, cầu trượt, các con vật, các đồ dùng trong gia đình như soong, nồi chén, bát, tủ đứng, tủ lạnh, quạt điện … Các nguyên vật liệu trên cũng là nguồn cho trẻ hoạt động trẻ dùng hột, hạt, sò, hến, ốc … xếp thành chữ cái, chữ số, đếm, phân loại xếp nhà, trường lớp, cây hoa,…
Chúng tôi làm các con rối bằng vải vụn để trẻ chơi trong hoạt động phát triển ngôn ngữ, tự vẽ các câu chuyện (Tranh chưa tô màu) để trẻ tập tô màu và kể chuyện theo tranh …
Biện pháp 2. Sự đổi mới về phương pháp, nội dung và hình thức tổ chức của giáo viên trong các hoạt động:
Tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú, hấp dẫn cùng với cách bố trí, sắp xếp một môi trường học tập vừa gọn gàng, khoa học với nhiều màu sắc tôi thấy khả năng chú ý học tập của trẻ cao hơn, cháu tham gia học tích cực hơn. Nhưng để giờ học đạt hiệu quả cao hơn ngoài việc tạo không gian học tập đẹp mắt giáo viên cần có sự đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức tiết học một cách linh hoạt.
Ví dụ: Để tạo hứng thú, hấp dẫn cho trẻ khi tham gia hoạt động LQVT với đề tài “Nhận biết các khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ” tôi tận dụng các vỏ hộp đựng kẹo, sữa, bánh, …có các dạng hình khối khác nhau, kích cở khác nhau và có nắp rời, tôi tháo rời các nắp hộp và trộn lẫn vào nhau. Sau đó tôi cho trẻ trải nghiệm, yêu cầu trẻ tìm các nắp đậy vừa cho từng hộp, cho trẻ nói về các dạng hình khối của hộp và dạng hình của nắp hộp tương ứng. Ngoài ra có thể yêu cầu trẻ đặt nắp hộp lên giấy và đồ theo viền của hộp. Với cách làm như vậy không chỉ giúp trẻ nhận biết cụ thể từng dạng hình khối một cách cụ thể mà qua đó củng cố được tên gọi, đặc điểm của các hình cơ bản, giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng nhưng rất hiệu quả, trẻ tham gia học một cách hứng thú, tích cực.
Với chương trình GDMN mới, tùy vào đặc điểm tình hình lớp, tùy vào tình hình thực tế của địa phương mà giáo viên có thể lựa chọn nội dung, đề tài và sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức sao cho phù hợp, qua đó giúp trẻ tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái thông qua các hoạt động “Chơi mà học, học mà chơi”. Đối với nội dung này, bản thân tôi đã không ngừng học tập và nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về nội dung giáo dục mầm non mới, vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức sáng tạo để thu hút trẻ. Tùy vào từng hoạt động mà tôi có cách dẫn dắt vào bài học thu hút sự chú ý của trẻ như cho trẻ khám phá hộp quà, khám phá những chiếc túi kỳ diệu, .. bên trong đó chứa đựng nội dung của bài học mà cô cần cung cấp cho trẻ.
Ví dụ: Để tạo hứng thú cho trẻ trong hoạt động KPKH, tôi tổ chức cho trẻ tô màu các bức tranh, trẻ tiến hành tô màu bức tranh bên trái rồi tô màu bức tranh bên phải, sau khi tô xong trẻ sẽ khám phá ra sự khác nhau về số lượng và hình ảnh ở mỗi bức tranh. Hoặc có thể ghép 2 tranh lại sẽ tạo nên một hình ảnh cụ thể và hình ảnh đó chính là nội dung mà chúng ta cần cung cấp cho trẻ như: chiếc ô tô, ngôi nhà hay con vật, …với cách làm như vậy tôi thấy trẻ ở lớp tham gia học một cách tự giác, tích cực và thể hiện sự thích thú khi hoàn thành công việc.
Bên cạnh việc tìm kiếm vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, bản thân tôi kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin, đưa trò chơi kidsmart vào bài dạy để tạo hứng thú cho trẻ, với những hình ảnh rõ nét, âm thanh sống động cùng với sự hỗ trợ của các phần mềm ứng dụng như phần mền powerpoint, violet, …tôi đã thiết kế thành công các bài giảng điện tử thật hấp dẫn, các hình ảnh, con vật, chữ cái, chữ số biết nhảy múa, ẩn hiện đã lôi cuốn trẻ, tạo cho trẻ sự tò mò, hứng thú, thích khám phá các sự vật, hiện tượng, trẻ được trải nghiệm trên mày vi tính, phát triển tư duy thông qua các trò chơi học tập trên máy và các trò chơi kidsmart. Với việc ứng dụng tốt CNTT trong quá trình dạy học tôi thấy trẻ rất hứng thú và tham gia học tập một cách tích cực và giờ học đạt hiệu quả.
Đến tuổi mẫu giáo lớn, tư duy trực quan hình tượng phát triển lên một chất lượng mới gọi là tư duy trực quan sơ đồ, trực quan sơ đồ là loại tư duy vẫn mang tính trực quan nhưng hình ảnh trực quan đó trở nên khái quát hơn. Với đặc điểm này, tôi vận dụng để tạo ra các trò chơi học tập như: tìm nhà theo sơ đồ, đi đến chỗ có thức ăn, …
Ví dụ một số hình ảnh sơ đồ minh họa cần vận dụng để phát triển tư duy trực quan sơ đồ cho trẻ:
( H1)
( H2)
– Cách tiến hành: Tùy thuộc vào nhu cầu hứng thú của trẻ cô có thể tiến hành cho trẻ học ở mọi lúc mọi nơi, có thể là giờ hoạt động có chủ đích, giờ học động góc hoặc trong giờ vui chơi tự do của trẻ, …cô cho trẻ quan sát hình ảnh (sơ đồ), sau đó tùy vào từng nội dung của sơ đồ mà cô có thể nêu lên tình huống và yêu cầu trẻ thực hiện.
Ví dụ: Với nội dung của sơ đồ H1 cô có thể nói : Các con ơi! có một bạn Thỏ do mãi rong chơi nên đã quên mất đường về nhà, các con có thể giúp bạn ấy tìm đường về đúng nhà của mình không? Hoặc đối vơi sơ đồ H2, Ồ! Có một bạn kiến rất đói bụng đang đi tìm thức ăn, cháu có thể vẽ đường đi giúp bạn kiến tìm đến miếng mồi không? Lưu ý, với dạng hoạt động này chúng ta nên tổ chức cho trẻ học tập theo các nhóm nhỏ, như vậy sẽ giúp “Trẻ phát triển tốt khả năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh; Giúp trẻ có mối quan hệ tích cực với bạn bè và người lớn” (Chuẩn 10 gồm 6 chỉ số và Chuẩn 11 gồm 5 chỉ số) thuộc lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội của Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
Thông qua các hoạt động học tập như trên giúp cho tư duy trẻ phát triển và đồng thời trẻ sẽ tự tin hơn trong học tập. Bên cạnh đó, đối với trẻ 5 tuổi chúng ta đã lồng ghép được các chỉ số về phát triển nhận thức cũng như các chỉ số của lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội để cung cấp cho trẻ, trẻ tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả cao.
Hoặc tôi có thể vẽ một hình tròn trên giấy và hỏi trẻ hình này giống vật gì? Và trẻ sẽ có thể liệt kê ra nhiều vật như quả bóng, miệng ly, miệng chén, ông mặt trời, …Nhờ loại tư duy này phát triển, trẻ 5 tuổi có khả năng giải quyết được những bài toán dưới dạng sơ đồ. Với việc tổ chức các hoạt động học thông qua các bài toán dưới dạng sơ đồ vừa hấp dẫn, đẹp mắt không chỉ giúp trẻ tiếp thu tốt các kiến thức mà giáo viên cần cung cấp mà kích thích cho trẻ tham gia học tập tích cực hơn.
Bên cạnh đó, để phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ trong các hoạt động, cô giáo cần nêu câu hỏi hoặc các tình huống có vấn đề để tất cả trẻ trong lớp đều phải suy nghĩ và làm việc, một số cầu hỏi mở nhằm khuyến khích cách cảm nhận, suy nghĩ riêng, hay trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ.
Ví dụ:
Nếu răng của con bị sâu thì con phải làm gì?
Nếu bị lạc đường con phải làm như thế nào để được về nhà?
Con sẽ làm gì khi thấy bạn đánh nhau? hoặc thấy bạn lấy trộm đồ chơi của người khác con sẽ làm như thế nào?…
Khi đặt câu hỏi chúng ta cần chú ý cho trẻ thời gian để suy nghĩ và đừng vì thấy trẻ trả lời chậm chạp mà trả lời thay cho trẻ, như vậy vô tình sẽ kìm hãm khả năng tư duy của trẻ.
Biện pháp 3: Tạo cơ hội để trẻ thể hiện khả năng của bản thân
Song song với việc đổi mới về phương pháp, nội dung và hình thức tổ chức giáo viên cần tạo cơ hội cho trẻ thể hiện khả năng của mình.
Như vậy để thực hiện tốt hoạt động có mục đích học tập, giáo viên cần tận dụng mọi hoàn cảnh để khơi gợi vốn kinh nghiệm, kỹ năng đã có của đứa trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
trẻ tự thể hiện được khả năng của bản thân. Với những cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, giọng nói ân cần và gần gũi cô có thể tạo cho trẻ một niềm tin, trẻ học tập tự nhiên, thoải mái, trẻ tự mình nói lên ý muốn, ý thích, khả năng của bản thân.
Thực tế ở lớp tôi, một số cháu đầu năm còn rụt rè, nhút nhát như cháu Tuyền, Linh, Hiệp. Vậy mà, qua thời gian được vui chơi và học tập cùng nhóm bạn, cháu đã trở nên mạnh dạn hơn. Đặc biệt có nhiều cháu còn bộc lộ khả năng của mình trước lớp như cháu biết quán xuyến lớp, phụ giúp cô chuẩn bị đồ dùng cho tiết học, … nhiều cháu còn bộc lộ năng khiếu của mình như mạnh dạn hát, kể chuyện, đọc thơ, … để tặng cô và các bạn sau mỗi giờ học, giờ chơi. Đến nay nhiều cháu đã trở nên tiến bộ hơn rất nhiều như cháu Trâm, Thủy, Duyên, Kiệt.
Bên cạnh việc tạo cơ hội để trẻ thể hiện khả năng của mình, các cô giáo cũng như các bậc phụ huynh cần phải biết khen thưởng trẻ đúng thời điểm và kịp thời.
Ví dụ: Khi trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cô có thể thưởng cho trẻ một lời khen ngợi, động viên, hoặc tặng cho cháu một món quà nhỏ ngay trong lúc đó để khích lệ tinh thần, tạo nguồn hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động tích cực hơn và hiệu quả hơn.
Biện pháp 4. Tổ chức cân đối, hài hòa giữa hoạt động học tập và hoạt động vui chơi:
Đối với bậc học Mầm non giáo viên cần phải vận dụng phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” Chính vì vậy ngoài việc tổ chức hoạt động chung giáo viên còn phải tổ chức hoạt động góc, việc tổ chức đan xen là hoạt động tư duy có tác dụng tốt đối với sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi mầm non, hoạt động vui chơi tạo điều kiện giúp trẻ giao lưu lẫn nhau tạo cho trẻ được tiếp xúc, được hoà mình vào môi trường xung quanh, môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, môi trường gia đình …
Nhu cầu hứng thú học tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự thành công trong học tập của trẻ. Trẻ không thích học là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ không có kết quả học tập tốt. Ngược lại ham học, thích học là nguồn động lực để thành công trong học tập.
Nhưng để trẻ có được hứng thú học tập chúng ta cần phải biết cân đối giữa học tập và vui chơi, tránh gây áp lực nặng nề đối với trẻ. Với yêu cầu này, ở lớp tôi thường tổ chức đan xen các hoạt động vừa vui chơi, vừa học tập, có thế học bằng hình thức vui chơi.
Ví dụ: Sau mỗi giờ học căng thẳng tôi thường cho trẻ xem phim hoạt hình, hay nghe ca nhạc dành cho thiếu nhi với thời lượng vừa phải. Nhờ vậy, tôi thấy trẻ ở lớp hứng thú hơn, tham gia học tích cực, không tỏ ra mệt mỏi. Nên hạn chế để trẻ sinh hoạt giải trí, nghệ thuật hay xem truyền hình quá nhiều lấn chiếm thời gian để học tập. Trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ chúng ta cần điều chỉnh thời gian của trẻ một chút sao cho có sự cân bằng giữa việc học và việc giải trí. Như thế, trẻ không những sẽ vui thích học tập mà còn học được nhiều hơn và có hiệu quả hơn.
Biện pháp 5. Tuyên truyền, phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh và các đoàn thể trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Để giúp trẻ tham gia học tập hứng thú, tích cực thì ngoài việc vận dụng các biện pháp nêu trên là cô giáo mầm non chúng ta cần phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với phụ huynh và các đoàn thể.
V.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Trong năm học chúng tôi tham mưu với BGH nhà trường cho tôi mở hội giảng về hoạt động có chủ đích, mời phụ huynh đến dự, để phụ huynh nắm bắt về các hoạt động chương trình, thấy được hiệu quả về sự hoạt động ở trẻ và nắm được các chỉ số trẻ 5 tuổi cần đạt ở cuối tuổi mẫu giáo lớn. Qua giờ dạy phụ huynh, một mặt giúp các bậc phụ huynh thấy được khả năng của con em mình, qua đó phụ huynh có thể phối hợp cùng nhà trường rèn luyện, bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết cho trẻ, giúp trẻ tham gia học tích cực hơn. Mặt khác, có thể kêu gọi sự hỗ trợ, giúp đỡ của phụ huynh về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như hỗ trợ về nguyên vật liệu và một số đồ chơi làm sẵn (tự tạo) để tạo môi trường học tập đầy đủ, tiện nghi, giúp trẻ có điều kiện học tập tốt hơn, từ đó tạo ra hứng thú cho trẻ trong học tập.
Từ việc áp dụng ” Một vài biện pháp giúp trẻ tham gia học tập hứng thú, tích cực” bản thân đã đạt những kết quả đáng khích lệ như sau:
Thông qua việc thực hiện các biện pháp nêu trên bản thân đã tích góp được những kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục, từ việc vận dụng chương trình giáo dục mầm non mới, đến việc lựa chọn nội dung, phương pháp và các hình thức cũng như việc ứng dụng CNTT trong quá trình tổ chức các hoạt động đến nay có nhiều chuyển biến tốt, chất lượng giờ dạy đạt hiệu quả cao, đem lại hứng thú tích cực cho trẻ.
VI.KẾT LUẬN:
– Đa số trẻ tham gia học tập tốt, trong đó có 90% trẻ có hứng thú học tập và tham gia học tập một cách tích cực, tự giác, các cháu trở nên mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động, trẻ biết thể hiện khả nằng, nói lên ý thích của bản thân, trẻ có nề nếp, thói quen học tập tốt, kỹ năng thực hành, luyện tập ở trẻ thành thạo hơn.
” Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi lích trăm năm trồng người”
Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước. Để trẻ có một sự phát triển toàn diện về mọi mặt, chúng ta cần tạo cho trẻ có một sự khởi đầu hoàn hảo nhất, tạo nền móng cho sự phát triển của trẻ sau này. Muốn vậy, là những cô giáo mầm non, chúng ta cần giúp trẻ có được hứng thú tích cực trong quá trình học tập. Đây là nhiệm vụ quan trọng cần thiết mà giáo viên cần thực hiện tốt trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Muốn trẻ tiếp thu tốt kiến thức giáo viên phải gây được hứng thú, lôi cuốn trẻ, tránh áp đặt, gây nhàm chán cho trẻ trong quá trình học.
Qua việc áp dụng “Một vài biện pháp giúp trẻ tham gia học tập hứng thú tích cực” trong quá trình giáo dục, bản thân rút ra được những kinh nghiệm như sau:
– Cô giáo cần tạo không gian thật đẹp mắt, xây dựng tốt môi trường giáo dục, vì nó là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công cho chương trình đổi mới, môi trường đẹp, an toàn, hấp dẫn góp phần khơi gợi tính tò mò, nhu cầu nhận thức, tìm hiểu khám phá, thúc đẩy trẻ tích cực hoạt động.
– Giáo viên nên tích cực học tập, nghiên cứu để nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, linh hoạt trong việc đổi nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức tiết học, mới trao dồi kỹ năng về tin học để ứng dụng tốt trong việc tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ. Việc xây dựng mục tiêu, nội dung kế hoạch hoạt động cần dựa trên khả năng, nhu cầu của trẻ tại lớp vì hơn ai hết cô giáo là người nắm rõ đặc điểm, khả năng của từng trẻ.
– Phải tổ chức cân đối, hài hòa giữa hoạt động họa tập và hoạt động vui chơi để gây hứng thú, giảm bớt sự căng thẳng cho trẻ sau mỗi giờ học. Khi tổ chức hoạt động thông qua các trò chơi cần chú ý sao cho tất cả trẻ cùng được tham gia, cần có bài tập, câu hỏi phù hợp với khả năng của từng trẻ (không quá khó hay quá dễ, không áp đặt làm mất sự hứng thú của trẻ).
VII. ĐỀ NGHỊ:
– Thực hiện tốt công tác phối hợp với phụ huynh để giúp giáo viên nắm rõ hơn đặc điểm cá nhân trẻ, phụ huynh trực tiếp tham gia vào các hoạt động của lớp sẽ giúp trẻ cố gắng và thấy hứng thú hơn nhiều.
Trong quá trình áp dụng “Một vài biện pháp giúp trẻ tham gia học tập hứng thú, tích cực” tôi xin có một số đề nghị như sau:
– Cần tăng cường đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng đồ chơi cần thiết phục vụ cho hoạt động học tập và vui chơi của trẻ.
– Cần trang bị thêm phần mềm trò chơi kidsmart để thu hút trẻ trong quá trình học tập, đồng thời góp phần tạo môi trường hoạt động của trẻ được phong phú, đa dạng hơn.
Đối với phụ huynh và các đoàn thể xã hội:
– Cần quan tâm và phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Thường xuyên hợp tác giúp đỡ nhà trường về CSVC, trang thiết bị để tạo một môi trường giáo dục hoàn thiện, giúp trẻ tự tin hơn và hoạt động một cách tích cực mang lại hiệu quả cao hơn.
– Phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục, tạo cho trẻ có thói quen, nề nếp học tập từ nhỏ như đi học chuyên cần, đúng giờ, giúp trẻ thực hiện tốt các yêu cầu trên lớp. Phụ huynh nên sắp xếp phù hợp thời gian học và chơi của trẻ, thường xuyên trao đổi với giáo viên để nắm bắt thông tin về việc ăn, ngủ và học tập của con em, nắm được các yêu cầu đạt được của Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi để có hướng tác động tích cực đối với trẻ.
Đại Quang, ngày 05 tháng 01 năm 2013. Lê Thị Thanh Nga
– Bố mẹ phải là tấm gương cho con trẻ vì trẻ nhỏ thường làm theo những gì người lớn làm hơn là nghe người lớn nói. Vì thế, một phương pháp hữu hiệu để thúc đẩy niềm say mê hứng thú học tập đó là hãy là tấm gương cho con cái noi theo. Trong những thời gian rảnh ở nhà, cha mẹ có thể đọc sách cùng con, rồi cả gia đình có thể cũng bàn luận về một vấn đề nào đó hay yêu cầu trẻ giải thích một vấn đề nào đó. Điều này vừa tạo cho gia đình một không gian ấm cúng, vừa trở thành cái nôi nuôi dưỡng lòng ham học cho trẻ.
– Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn hè năm 2012-2013 – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
– Đề cương bài giảng ” Tâm lý học trẻ em tuổi mầm non” – Biên soạn Thạc sĩ Phạm Thị Mơ – Đại học Sư phạm Đà Nẵng.
– Giáo trình giáo dục học cho trẻ mầm non – Biên soạn Thạc sĩ Nguyễn Thị Nguyệt, Đại học Sư phạm Đà Nẵng
X.MỤC LỤC
**********************
Đặt vấn đề …………………………………………………Trang 1-2
Cơ sở lí luận ……………………………………………..Trang 3
III. Cơ sở thực tiễn ………………………………………….Trang 3-4
Nội dung nghiên cứu ……………………………………Trang 4-11
Biện pháp1. Tạo không gian học tập đẹp mắt để thu hút trẻ vào các hoạt động học tập. (Trang 4- 6)
Biện pháp 2. Sự đổi mới về phương pháp, nội dung và hình thức tổ chức của giáo viên trong các hoạt động. ( Trang 6- 9)
Biện pháp 3: Tạo cơ hội để trẻ thể hiện khả năng của bản thân. (Trang 9-10)
Biện pháp 4: Tổ chức cân đối giữa hoạt động học tập và hoạt động vui chơi. ( Trang 10-11)
Biện pháp 5. Tuyên truyền, phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh và các đoàn thể trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. ( Trang 11)
Kết quả nghiên cứu …………………………………… Trang 11-12
Kết luận . ………………………………………………Trang12- 13
VII. Đề nghị ……………………………………………… Trang 13
*************************
Sáng Kiến Kinh Nghiệm ( Đạt Loại Khá Cấp Tỉnh) : Trường Thcs Nam Toàn
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ( đạt loại khá cấp tỉnh)
Tên sáng kiến: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC SINH HỌC 9 VÀO THỰC TIỄN CUỘC SỐNG
Tác giả: Phạm Thị Thùy Vân – Tổ phó tổ KHTN
Đơn vị công tác: Trường THCS Nam Toàn
I/ ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, đặc biệt đánh giá năng lực vận dụng kiến thức các môn học vào cuộc sống; coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Giáo dục từ lâu đã được coi là quốc sách hàng đầu. Đặc biệt là trong những năm gần đây giáo dục càng trở nên quan trọng. Xã hội càng phát triển, nhu cầu về nguồn lực con người càng tăng càng đòi hỏi chất lượng dạy và học cần phải được nâng cao để có được sản phẩm con người phát triển một cách toàn diện cả về trí tuệ lẫn nhân cách – đó là nguồn nhân lực lao động sáng tạo, là chủ thể để xây dựng đất nước. Bởi vậy việc chuẩn bị cho học sinh những phẩm chất, kiến thức và kỹ năng gắn liền với thực tiễn cuộc sống là hết sức cần thiết trong nhà trường phổ thông hiện nay. Thời đại ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức bất ngờ và cũng được đổi mới một cách cực kì nhanh chóng. Hệ thống giáo dục theo đó cũng đặt ra những yêu cầu mới. Từ việc thi thố tài năng bằng sự thuộc lòng những hiểu biết “uyên thâm”, chuẩn mực người giỏi là “thông kim bác cổ”, hiểu biết “thiên kinh vạn quyển” đã dần thay thế bởi năng lực ra những quyết định sáng tạo trong các tình huống không ngừng biến động của cuộc sống.
Trước đòi hỏi thực tiễn của Việt nam trên con đường hội nhập và phát triển thì đổi mới phương pháp dạy học trong đó có dạy học phổ thông là hết sức cần thiết. Luật giáo dục năm 2005, điều 28.2 nêu rõ “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho họcsinh”. Nền giáo dục mới đòi hỏi không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức mà nhân loại đã tìm ra mà còn phải bồi dưỡng cho học tính năng động, óc tư duy sáng tạo và thực hành giỏi, tức là đào tạo những con người không chỉ biết mà phải có năng lực hành động.
Sinh học nói chung và môn Sinh học 9 nói riêng, là một môn khoa học vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính thực tiễn. Trên cơ sở phân tích các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng; thiết lập sự phụ thuộc xác định để tìm ra những mối liên hệ giữa các mặt định tính và định lượng; quan hệ nhân quả của các hiện tượng để xây dựng nên các nguyên lý, quy luật, định luật rồi trở lại vận dụng để nghiên cứu những vấn đề của thực tiễn. Bởi vậy, việc cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn là thực sự cần thiết, tạo tiền đề vững chắc cho học sinh, giúp học tự tin hơn khi bước vào cuộc sống.
Đề tài: “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức Sinh học 9 vào thực tiễn cuộc sống” cho học sinh được triển khai xây dựng với mong muốn góp một phần nhỏ bé để nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học 9, nhằm phát triển một số phẩm chất và năng lực cho học sinh Trường THCS Nam Toàn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định và đáp ứng yêu cầu thi tuyển sinh vào THPT.
MÔ TẢ GIẢI PHÁP
I/ Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
I.1. Về đặc điểm môn Sinh học 9
Trong chương trình THCS, học sinh đã được tiếp cận với môn Sinh học từ lớp 6, Sinh học 9 là một môn học hoàn toàn mới lạ và có tính tư duy trừu tượng gây khó hiểu đối với học sinh khác với môn Sinh học lớp 6, 7, 8. Khối lượng kiến thức học sinh cần lĩnh hội tương đối nhiều; phần lớn các bài gồm những khái niệm mới, trừu tượng và khó hiểu. Do đó, giáo viên cần tìm ra phương pháp dạy học gây được hứng thú học tập bộ môn giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gượng ép là điều cần quan tâm. Khi học sinh có hứng thú, niềm say mê với môn Sinh học 9 sẽ giúp các em phát huy được năng lực tư duy, khả năng tự học và óc sáng tạo; để từ đó nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình dạy học của giáo viên và đáp ứng được yêu cầu về đổi mới giáo dục hiện nay. Chính vì vậy, tôi nghĩ đổi mới phương pháp dạy học phải thể hiện được ba tính chất cơ bản sau:
Một là: Phát huy tính tích cực, năng lực tư duy, óc sáng tạo và khả năng tự học của học sinh trong quá trình học tập.
Hai là: Giảng dạy và học tập phải gắn liền với cuộc sống sản xuất, học đi đôi với hành.
Ba là: Rèn luyện được kĩ năng sống và phát triển năng lực học sinh.
Kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy Sinh học 9 tôi nhận thấy rằng: Học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hàng ngày, rất nhiều kiến thức sinh học có thể liên hệ được với các hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta.
I.2. Vài nét về tình hình nhà trường
Trong những năm qua, tôi được Ban giám hiệu phân công trực tiếp giảng dạy môn Sinh học 9 nên có nhiều thuận lợi cho việc thực hiện đề tài “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức Sinh học 9 vào thực tiễn cuộc sống” cho học sinh tại nhà trường.
Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy vẫn gặp phải một số hạn chế như cơ sở hạ tầng của nhà trường chưa đầy đủ, phòng thực hành Sinh học riêng biệt không có, hiện tại các bài thực hành được thực hiện trên lớp với phòng học, không gian chật trội. Các mô hình, tranh ảnh đã cũ, hỏng. Kinh phí hỗ trợ cho học sinh được tham gia trải nghiệm thực tế không có, vì vậy chưa gây được hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn.
Với đề tài này có thể thấy được cách vận dụng để giải thích các hiện tượng thực tế có hệ thống qua một số bài, hỗ trợ giáo viên dạy học trong một số tiết, qua đó cung cấp cho học sinh những kiến thức bổ ích, thiết thực, tạo niềm tin vào khoa học, say mê học tập, vận dụng kiến thức vào đời sống và sản xuất.
I.3. Vài nét về chất lượng học sinh
Với những năm thực nghiệm giảng dạy từ những lớp học sinh đã qua tôi nhận thấy rằng học sinh dù khả năng tư duy tốt thì vẫn rất ngại những bài học khô khan mang tính lí thuyết, ngược lại các em tỏ ra hứng thú với những bài giảng có tính thực tế, mỗi khi giáo viên đặt ra những hiện tượng thực tế trong đời sống hàng ngày xung quanh mình các em tỏ ra tò mò, hiếu kì muốn tìm ngay lời giải đáp và tập trung vào bài học rất cao.
Trong các năm học, tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm với khối lớp 9 – Trường THCS Nam Toàn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Đặc điểm tình hình khối lớp 9, tỉ lệ nam, nữ và học lực của các em tương đương.
Lớp 9B: 20 học sinh (Lớp thực nghiệm)
Lớp 9A: 23 học sinh (Lớp đối chứng)
Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn Sinh học 9, tôi thấy để có chất lượng giáo dục bộ môn Sinh học cao hơn, người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực, cần khai thác thêm các hiện tượng Sinh học trong thực tiễn trong đời sống để đưa vào bài giảng hoặc yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức lí thuyết để giải thích các hiện tượng thực tiễn bằng nhiều phương pháp và hình thức học khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui và hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do đó tôi chọn đề tài: “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức Sinh học 9 vào thực tiễn cuộc sống” cho học sinh, áp dụng cho chương trình Sinh học lớp 9 cấp THCS.
Mô tả giải pháp sau khi tìm ra sáng kiến
II.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
I.1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”.
I.2. Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 qui định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
I.3. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.
I.4. Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế xác định “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”…
Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học.
II.2. Nghiên cứu cơ sở lí luận về chương trình giáo dục định hướng năng lực
Lí luận chung
Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.
Chương trình dạy học định hướng năng lực không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục, trên cở sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong chương trình định hướng năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các năng lực. Kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. Học sinh cần đạt được những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương trình.
Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể.
Mục tiêu dạy học môn Hóa học định hướng phát triển 9 năng lực chung và 5 năng lực chuyên biệt.
* Các năng lực chung
Năng lực tự học
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực sáng tạo
Năng lực tự quản lý
Năng lực giao tiếp
Năng lực hợp tác
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Năng lực tính toán
* Các năng lực chuyên biệt
Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học
Năng lực thực địa
Năng lực tính toán
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học
Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
Trong khuân khổ đề tài này, tôi chỉ trình bày vấn đề “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức Sinh học 9 vào thực tiễn cuộc sống” cho học sinh.
Năng lực vận dụng kiến thức Sinh học 9 vào thực tiễn cuộc sống
a) Có năng lực hệ thống hóa kiến thức. + Khả năng phân loại kiến thức, lựa chọn kiến thức sinh học một cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống xảy ra cụ thể trong cuộc sống.
b) Năng lực phân tích tổng hợp các kiến thức sinh học vận dụng vào cuộc sống thực tiễn Thông qua các thao tác phân tích, so sánh, chọn lọc, để chuyển hóa các kiến thức sinh học mang tính lẻ tẻ, rời rạc, tản mạn thành dạng kiến thức mang tính tổng hợp và có định hướng vận dụng vào cuộc sống thực tiễn.
c) Năng lực phát hiện các nội dung kiến thức sinh học được ứng dụng trong các vấn đề, các lĩnh vực khác nhau
d) Năng lực phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức sinh học để giải thích. Dựa vào các kiến thức hóa học để có thể giải thích được một số các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và các ứng dụng của sinh học trong cuộc sống và trong các lính vực đã nêu trên.
e) Năng lực độc lập sáng tạo trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn.
Sơ đồ về quy trình xây dựng kế hoạch dạy học theo chương trình giáo dục định hướng năng lực.
Lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học cho từng đơn vị kiến thức
Lựa chọn phương tiện, đồ dùng dạy học phù hợp với phương pháp
* Chương trình giáo dục định hướng năng lực được cụ thể hóa như sau:
Chương trình giáo dục định hướng năng lực
Chủ đề là một đơn vị kiến thức tương đối độc lập
Mục tiêugiáo dục Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục.
Nội dunggiáo dục Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết.
Phương phápdạy học – Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp,…- Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực (PP dạy học theo dự án, PP hợp tác theo nhóm nhỏ, …); các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực hành.
Hình thức dạy học Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức môn học để giải quyết các tình huống trong các tình huống thực tiễn.
Một số hình thức áp dụng trong tiết dạy định hướng phát triển năng lực
Thiết lập mối liên hệ giữa nội dung học với giải thích các hiện tượng thực tiễn trong tiết học bằng các câu hỏi dẫn dắt để đi tìm kiến thức mới; tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê; thích tìm tòi khám phá những hiện tượng, tình huống trong cuộc sống cho học sinh.
II.3. Cách thức thực hiện các giải pháp của đề tài
Liên hệ thực tế khi giới thiệu bài giảng mới.
Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập.
Ví dụ 1: Khi dạy về bài 1: “MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC” (Sinh học 9) giáo viên có thể mở bài bằng một câu chuyện liên hệ thực tế như sau :
– GV: Một người bạn của bố đến thăm nhà, người bố ra đón khách và cậu con trai cũng nhanh nhẩu ra chào. Người bạn của bố bèn thốt lên: Anh có thằng con trai giống cha như đúc!
– GV: Em hãy nhớ lại xem mọi người đã nhận xét em giống bố hay giống mẹ và ở những đặc điểm nào?
– HS: trả lời
– GV: Vậy con cái sinh ra có những đặc điểm giống bố, có đặc điểm giống mẹ, thậm trí có thể giống ông bà….nguyên nhân là do đâu? Và ai là người đã tìm ra câu trả lời đầu tiên? Cô trò chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
Ví dụ 2: Khi dạy về bài 25: “THƯỜNG BIẾN” (Sinh học 9), giáo viên có thể mở bài như sau :
– GV : Ông cha ta tổng kết “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” Theo em tổng kết trên đúng hay sai? Tại sao?
– HS: (dựa vào kiến thức văn học) Đó là thứ tự cần thiết khi trồng lúa nước để được bội thu . Nước quan trọng bậc nhất , nhì phân là thứ hai là phân bón phải bón đủ đạm và bón đúng thời điểm, tam cần là thứ 3 cần sự chăm sóc của người nông nhân, phải phun thuốc diệt cỏ đúng thời điểm và thăm đồng thường xuyên để phát hiện sâu rầy để phun thuốc bảo vệ, tứ giống là thứ 4 là lúa giống phải thích hợp với thổ nhưỡng và kịp thời vụ. Đó là 4 điều cần thiết khi trồng lúa nước để có mùa bội thu.
– GV: Nhìn lại câu nói trước kia “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” cho tới nay vẫn không hề sai, nhưng trong cùng điều kiện như nhau thì giống là ưu tiên số một. Chọn được giống tốt giúp chúng ta yên tâm hơn khi gieo trồng, yên tâm hơn khi thu hoạch và bán sản phẩm. Để lựa chọn đúng giống cần cân nhắc khía cạnh: An toàn, chất lượng và năng suất. Để hiểu rõ hơn điều này, cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay…
Ví dụ 3: Khi dạy về bài 54:“Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG” (Sinh học 9), giáo viên có thể liên hệ thực tế như sau : “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Gây tác hại gì đến môi trường? Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng mưa axit?
HS: (liên hệ kiến thức hóa học để giải thích) – Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí tạo ra một số loại axit như: H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit
– Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3); đặc biệt gây ô nhiễm môi trường đất và nước,…
Liên hệ thực tế qua từng nội dung và tính chất cụ thể trong bài học.
Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh.
Ví dụ 1: Khi học bài 28 : «PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI» (Sinh học 9), sau khi học phần I. Nghiên cứu phả hệ, giáo viên khắc sâu và mở rộng kiến thức bằng bài tập sau:
– GV : Một phụ nữ đã kể về gia đình bà ấy như sau:
“ Ông ngoại tôi bị bệnh mù màu đỏ còn bà ngoại thì không bị bệnh này. Bố mẹ tôi đều phân biệt màu rất rõ sinh được 3 chị em tôi, em trai tôi bị bệnh mù màu đỏ còn chị cả và tôi không bị bệnh này. Chị tôi lấy chồng bình thường, sinh được 2 con gái bình thường và một con trai bị mù màu đỏ. Chồng tôi và con trai tôi cũng phân biệt màu rất rõ”.
Dựa vào lời tường thuật của người phụ nữ nói trên hãy lập sơ đồ phả hệ của gia đình này và cho biết:
– Gen quy định tính trạng mù màu đỏ là trội hay lặn? Gen nằm trên NST thường hay NST giới tính?
– Xác định gen của những người trong gia đình nói trên?
– Gen gây bệnh mù màu đỏ là gen lặn và nằm trên NST giới tính
– Xác định KG của từng người trong gia đình
Ví dụ 2: Khi dạy bài 25: “THƯỜNG BIẾN” (Sinh học 9), trước khi học phần I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường, giáo viên có thể yêu cầu học sinh hoàn thành bảng sau:
Đối tượng quan sát Điều kiện môi trường Mô tả kiểu hình tương ứng
H 25: Lá cây rau mác Mọc trong nướcTrên mặt nướcTrong không khí
VD1: Cây rau dừa nước Mọc trên bờMọc ven bờMọc trên mặt nước
VD2: Luống xu hào Trồng đúng qui địnhKhông đúng qui định
– HS : dựa vào kiến thức và kinh nghiệm thực tế hoàn thành bảng, từ đó hình thành khái niệm về thường biến.
Ví dụ 3: Khi dạy về bài “PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI” (Sinh học 9) sau khi học xong bài, giáo viên có thể đánh giá năng lực của học sinh bằng một bài tập như sau :
– GV: Bệnh mù màu đỏ – xanh lục do m nằm trên X qui định. Một phụ nữ bình thường có em trai bị mù màu lấy một người chồng bình thường.
a, Vẽ sơ đồ phả hệ của gia đình trên.
b, Nếu cặp vợ chồng này sinh được 1 con trai thì xác suất để người con trai đó bị mù màu là bao nhiêu? Biết rằng bố mẹ của cặp vợ chồng đều bình thường.
– HS: + Vẽ sơ đồ phả hệ
+ Xác định được xác suất sinh con trai bị mắc bệnh mù màu là 25%
Ví dụ 5 : Khi dạy về bài 53: “TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG” (Sinh học 9), giáo viên có thể liên hệ thực tế bằng câu hỏi trắc nghiệm như sau:
– GV: Trong những điều kiện thích hợp nhất, lợn Ỉ 9 tháng tuổi đạt 50 kg, trong khi đó lợn Đại bạch ở 9 tháng tuổi đã đạt 90 kg. Kết quả này nói lên:
A) Tính trạng cân nặng ở lợn Đại bạch do nhiều gen chi phối hơn ở lợn Ỉ.
B) Tính trạng cân nặng ở giống lợn Đại bạch có mức phản ứng rộng hơn so với lợn Ỉ.
C) Vai trò của môi trường trong việc quyết định cân nặng của lợn.
D) Vai trò của kỹ thuật nuôi dưỡng trong việc quyết định cân nặng của lợn.
– HS: trả lời đáp án: B
Liên hệ thực tế sau khi đã kết thúc bài học.
Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó trong cuộc sống, học sinh sẽ suy nghĩ và mong muốn tìm ra câu trả lời.
Ví dụ 1: Sau khi học xong bài “SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN” (Sinh học 9). Để tạo cho học sinh có thể kiểm nghiệm trong đời sống, giáo viên có thể liên hệ thực tế như sau :
– GV: Ở địa phương đã có những vi phạm gì trong việc sử dụng tài nguyên đất? Chính quyền và nhân dân địa phương đã khắc phục hiện tượng này như thế nào?
– HS: + Nêu ra những hiện tượng vi phạm trong việc sử dụng tài nguyên đất của người dân hoặc do chính gia đình mình.
+ Nhận thức được những sai lầm, tìm hiểu những biện pháp khắc phục. Từ đó tuyên truyền cho mọi người sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất, cũng như các nguồn tài nguyên khác.
Ví dụ 2: Sau khi học xong bài 59 + 60: “KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GÌN GIỮ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ. BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI” (Sinh học 9), giáo viên có thể liên hệ thực tế như sau :
GV : Ở địa phương em có những loại thực vật nào có giá trị về kinh tế? Nhân dân địa phương đã dùng những biện pháp nào để bảo vệ các loài thực vật đó?
HS : + Ở địa phương em, có những loài thực vật có giá trị kinh tế như: Cây lúa, cây ăn quả, cây hoa màu và đặc biệt là cây cảnh,….
+ Nhân dân địa phương đã có các biện pháp để bảo vệ các loài thực vật:
– Chăm sóc và tưới tiêu hợp lí.
– Sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và bón phân hóa học phù hợp với giai đoạn phát triển của cây trồng.
– Đối với cây cảnh phải thường xuyên chăm sóc, cắt tỉa cây
Ví dụ 3: Sau khi học xong bài 30: “DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI” (Sinh học 9), giáo viên có thể liên hệ thực tế như sau :
– GV : Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường?
– HS trả lời:
+ Phụ nữ ở tuổi ngoài 35 không nên sinh con vì dễ sinh ra con bị tật, bệnh di truyền, nhất là bệnh Đao. Lí do bởi ở tuổi này trở đi các yếu tố gây đột biến của môi trường tích lũy trong tế bào của bố, mẹ nhiều hơn và phát huy tác hại của nó và dễ dẫn đến phát sinh đột biến trong quá trình sinh sản
+ Vì ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm sút chất lượng cuộc sống và tạo ra nhiều tật bệnh di truyền ở con người. Vì vậy cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường để bảo vệ con người trong hiện tại và tương lai.
Liên hệ thực tế thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài hay các câu chuyện lịch sử phát hiện vấn đề nghiên cứu, có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học.
Hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mải. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học bộ môn sinh học.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 55: “Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG”(tiếp theo) (Sinh học 9), sau khi học xong phần: Bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm, giáo viên có thể kể câu chuyện hài :
– GV : + Một nhà thông thái thuyết trình ở hội nghị bảo vệ môi trường : “Tại sao người ta không nghĩ đến việc xây dựng thành phố ở nông thôn nhỉ ? Ở đó không khí trong lành, lo gì bị ô nhiễm”
+ Cả hội trường cười ầm lên.
Ví dụ 2: Khi dạy về bài 15: “ADN” (Sinh học 9), khi học về cấu trúc không gian của ADN giáo viên có thể vào bài bằng câu chuyện :
Câu chuyện ở Cambridge
– Watson và Crick đang bận rộn với việc xây dựng mô hình về cấu trúc phân tử ADN, phần lớn dựa vào sự mò mẫm và suy luận từ các giả định, dữ liệu và kết quả của nhóm nghiên cứu khác. Đến Cambridge năm 1951 khi mới 23 tuổi, Watson đã gặp Crick, lúc đó 35 tuổi, đang nghiên cứu về cấu trúc của protein. Đây dường như là cuộc gặp mặt định mệnh của họ.
Một trong những mốc quan trọng là năm 1952, trong một lần đến Cambridge, Erwin Chargaff, nhà hóa sinh của Đại học Columbia, đã giải thích cho Watson và Crick về kết quả thực nghiệm của mình rằng dù có tỉ lệ khác nhau trong các ADN khác nhau, nhưng các cặp phân tử nucleotide luôn cặp đôi và có tỉ lệ bằng nhau, đó là: adenine với thymine (A-T) và guanine với cytosine (G-C) (còn gọi là cặp đôi G-X trong phiên âm của nhiều tài liệu tiếng Việt).
Ví dụ 3: Khi học về bài 13: “DI TRUYỀN LIÊN KẾT” (Sinh học 9), giáo viên có thể giới thiệu về Moocgan và công trình nghiên cứu của ông thông qua câu chuyện sau:
– Thomas Hunt Morgan (1866-1945) là nhà khoa học người Mỹ. Ông được trao Giải Nobel Sinh lý và Y khoa vào năm 1933 nhờ những khám phá về vai trò của nhiễm sắc thể đối với di truyền.
Thomas Hunt Morgan tốt nghiệp đại học University of Kentucky vào loại xuất sắc khi mới có 20 tuổi (năm 1886). Năm 24 tuổi (1890), Morgan được nhận bằng tiến sĩ tại Johns Hopkins University và năm sau đã được phong phó giáo sư (Associate Professor). Ông là một nhà phôi học, giảng dạy tại trường Đại học Columbia. Ông quyết định nghiên cứu di truyền học, khi đó ngành khoa học này còn non trẻ.
Lúc đầu, Morgan không tán thành các quy luật di truyền mà Gregor Mendel đã xây dựng và thuyết di truyền nhiễm sắc thể. Ông dự trù kinh phí xin tiến hành thí nghiệm lai ở thỏ, nhưng không được chấp nhận vì kinh phí quá lớn. Sau đó, ông đã chọn được một đối tượng độc đáo và thuận lơi cho nghiên cứu là ruồi giấm. Phòng thí nghiệm của Morgan về sau được gọi là “phòng thí nghiệm ruồi“. Tham gia nghiên cứu cùng ông có ba học trò Alfred Sturtevant, Hermann Muller và Calvin Bridges. Nhóm nghiên cứu này đã chứng minh các nhân tố di truyền của Mendel nằm trên nhiễm sắc thể và hoàn chỉnh thuyết di truyền nhiễm sắc thể. Thuyết di truyền nhiễm sắc thể xác nhận tính đúng đắn của thuyết di truyền về gene (nhân tố di truyền), cho thấy các gene phân bố theo chiều dọc nhiễm sắc thể tạo thành nhóm liên kết.
Kết hợp với Đoàn – Đội tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống sau khi đã học bài giảng.
Trong các hoạt động trải nghiệm, giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tái tạo, kiểm chứng lại kiến thức qua các thí nghiệm, qua việc thực tế quan sát; giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng kiến thức sinh học vào đời sống thực tiễn.
Ví dụ 1: Khi học bài 38: “THỰC HÀNH: TẬP DƯỢT THAO TÁC GIAO PHẤN” (Sinh học 9), giáo viên có thể hướng dẫn học sinh các thao tác thực hành, phân công các nhóm thực hiện để học sinh có thể tự làm thí nghiệm kiểm chứng ở nhà. Các nhóm theo dõi và báo cáo kết quả thực hành với nhiều hình thức khác nhau.
Ví dụ 2: Sau khi học xong bài 62: “THỰC HÀNH: VẬN DỤNG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG” (Sinh học 9), giáo viên phối hợp với Đoàn – Đội tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường trong nhà trường và ở địa phương nơi các em sống, để học sinh được tự kiểm nghiệm trong cuộc sống.
Chăm sóc bồn hoa và trồng cây xanh trong nhà trường góp phần tạo không khí trong lành
Vệ sinh môi trường Nghĩa trang liệt sĩ và đường làng
Ví dụ 3: Sau khi học xong bài 62: “THỰC HÀNH: VẬN DỤNG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG” (Sinh học 9), giáo viên tổ chức cho học sinh học tập theo dự án, hoàn thành nhiệm vụ, để học sinh được tự kiểm nghiệm trong cuộc sống.
(?) Những hành động nào hiện nay đang vi phạm Luật bảo vệ môi trường ? Hiện nay, nhận thức của người dân địa phương về vấn đề đó đã đúng như Luật Bảo vệ môi trường quy định chưa?
Tạo điều kiện cho các em thực hiện được mơ ước trở thành các “nhà khoa học”, “tuyên truyền viên tí hon” trong các buổi thực hành, hoạt động ngoại khóa…
Phương pháp này giúp các em học sinh biết cách tổ chức, lựa chọn hình thức, cách thức thực hiện phù hợp; đặc biệt giúp các em tự tin hùng biện trước đám đông.
Ví dụ 1: Trước khi học bài 56+57: “THỰC HÀNH: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG” (Sinh học 9), giáo viên hướng dẫn học sinh tổ chức trong buổi học ngoại khóa để tìm hiểu tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương và tuyên truyền cho các bạn học sinh toàn trường nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở địa phương.
Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương
Tuyên truyền và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các bạn học sinh trong buổi học ngoại khóa
Thu thập và xác định tính chất một số mẫu nước bị ô nhiễm
Để nâng cao kiến thức sinh học thực tế, giáo viên có thể phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh như đưa các em đi tham quan các hệ sinh thái, cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, các làng nghề…đặc biệt giúp các em nắm vững tình hình ô nhiễm môi làng nghề ở địa phương.
Qua đó, các em sẽ có cơ hội tham khảo, bổ sung các kiến thức còn trống và tìm hiểu xác thực hơn tác động của học đến đời sống của chúng ta.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
IV.1. Nhận xét chung
Sau khi áp dụng một số phương pháp mở rộng kiến thức thực tế trong bài giảng hóa học vào các tiết dạy, tôi thấy đã đạt được kết quả khả quan :
– Giúp cho học sinh có được những hiểu biết về hệ tự nhiên và hoạt động của nó, tác động của nó đối với cuộc sống của con người.
– Học sinh nắm được những ảnh hưởng của những hoạt động của con người lên hệ tự nhiên. Từ đó, học sinh ý thức được hoạt động của bản thân trong cuộc sống, đặc biệt là đối với vấn đề môi trường.
– Xây dựng cho học sinh những kĩ năng quan sát, thu nhập thông tin và phân tích thông tin, dần hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học.
– Phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn và kĩ năng tư duy để giải thích các hiện tượng thực tiễn, luôn chủ động trong cuộc sống.
– Nuôi dưỡng nhận thức và các quan niệm đúng đắn về các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống, giúp nâng cao hứng thú học tập của các em.
– Phát triển sự đánh giá thẫm mĩ.
– Bài tập về các hiện tượng tự nhiên làm cho học sinh thấy các quá trình hóa học luôn xảy ra trong quanh ta. Giải thích được các hiện tượng tự nhiên, học sinh sẽ yêu thích môn hóa học hơn.
– Vấn đề về môi trường hiện nay đang trở thành vấn đề cấp bách và mang tính toàn cầu. Môn hóa học có nhiệm vụ và có nhiều khả năng giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường. Cần tích hợp nội dung về bảo vệ môi trường vào việc dạy học hóa học. Thông qua đó, rèn luyện văn hóa lao động (lao động có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc).
– Đặc biệt đã “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức Sinh học 9 vào thực tiễn cuộc sống” cho học sinh THCS.
IV.2. Kết quả chấm bài kiểm tra, điểm đánh giá một số năng lực chủ yếu phát triển cho học sinh trong một chuyên đề và điểm trung bình cộng.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
“Phát triển năng lực vận dụng kiến thức Sinh học 9 vào thực tiễn cuộc sống” cho học sinh THCS là một nội dung cần thiết, người dạy cần phải nắm bắt được nội dung và đặc điểm môn học; lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm khai thác được hết kiến thức và hiểu biết thực tiễn của học sinh; từ đó giúp các em vận dụng kiến thức vào cuộc sống và sản xuất. Như vậy, đòi hỏi người giáo viên cần có kiến thức sâu và thời gian nghiên cứu các môn học, các nội dung kiến thức phù hợp, phối kết hợp một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm gây hứng thú cho học sinh. Từ đó, các em thấy được kiến thức ở các môn học là một thể thống nhất, bổ trợ cho nhau nhưng lại có thể có các cách nhìn khác nhau rất đa dạng; đồng thời các em biết vận dụng linh hoạt các kiến thức đó để giải quyết các tình huống trong thực tiễn đời sống và sản xuất, từ đó các em phát triển toàn diện hơn về mọi mặt đức- trí- thể- mĩ và hình thành được kĩ năng sống.
1. Về phía nhà trường
– Nhà trường cần bổ sung thêm sách tham khảo cho giáo viên ở thư viện.
– Nhà trường cần xây dựng phòng thực hành Sinh học và các đồ dùng thiết bị phục vụ giảng dạy bộ môn.
– Cần tạo điều kiện giúp đỡ cho một số giáo viên biết và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin.
– Nhà trường tạo điều kiện để cho giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và tham quan thực tế, các cuộc giao lưu kiến thức sẽ gây hứng thú cho học sinh một cách hiệu quả.
2. Về phía giáo viên
Về phía học sinh
– Học sinh cần tích cực tham gia các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức trong các tiết học hay giao nhiệm vụ về nhà.
– Biết tìm tòi, quan sát các hiện tượng trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống; từ đó biết vận dụng kiến thức các môn học (đặc biệt là môn hóa học) để giải thích các hiện tượng đó.
– Có tinh thần học hỏi thầy cô, bạn bè, người thân….và lòng đam mê khám phá khoa học.
CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN
Tôi cam kết sáng kiến này không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Đề Kiểm Tra 1 Tiết Môn Gdcd Lớp 11 Năm 2014
Sở GD-ĐT Tỉnh Ninh Thuận Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (BÀI SỐ 2) – NĂM HỌC 2013-2014 MÔN GDCD LỚP 11 PHẦN 1: MA TRẬN ĐỀ Cấp độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Liên hệ bản thân
Nêu mục tiêu chính sách TN và BVMT
Trình bày các phương hướng cơ bản của chính sách TN và BVMT
Liên hệ
SỞ GD-ĐT NINH THUẬN Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT BÀI SỐ 2 LỚP 11 NĂM HỌC: 2013 – 2014 Môn: GDCD Chương trình: Chuẩn Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát, chép đề) Đề: (Đề kiểm tra có 01 trang)
SỞ GD-ĐT NINH THUẬN Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT BÀI SỐ 2 LỚP 11 NĂM HỌC: 2013 – 2014 Môn: GDCD Chương trình: Chuẩn
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: * Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do ĐCS Việt Nam lãnh đạo. * Chức năng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có hai chức năng cơ bản sau đây: Một là, trấn áp sự phản kháng của giai cấp bóc lột và các thế lực thù địch để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai là, tổ chức và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế, văn hoá xã hội chủ nghĩa và con người xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, còn có chức năng xây dựng pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật, trong đó có pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Nhà nước ta xác định tham nhũng là kẻ thù của nhân dân, gây tổn hại to lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, phá hoại đội ngũ cán bộ công chức và bộ máy nhà nước, đe dọa sự tồn vong của Nhà nước. * Bản thân em có trách nhiệm gì trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam + Rèn luyện đạo đức, tác phong, Học tập tốt, có động cơ mục đích học tập đúng đắn + Nhận thức đúng đắn đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của NN + Sẵn sàng tham gia lao động xây dựng và bảo vệ tổ quốc + Có trách nhiệm phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật của Nhà nước, trong đó có hành vi tham nhũng. Câu 2: Trình bày nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hoá? (2đ) + Quyền được tham gia vào đời sống văn hoá + Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hoá, nghệ thuật của chính mình + Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật + Giải phóng con người khỏi các thiên kiến lạc hậu, loại bỏ mọi sự áp bức về tinh thần và đưa văn hoá đến cho mọi người + Công dân có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc Câu 3: * Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường: Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân * Phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? + Tăng cường công tác quản lí của NN + Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường cho mọi người dân + Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác khu vực và quốc tế + Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên + Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên + Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải * Trách nhiệm của em đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường như thế nào? + Chấp hành tốt chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. + Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương + Vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường
(1đ)
(1đ)
(1đ)
(1đ)
(1.5đ)
(0.5đ)
Cập nhật thông tin chi tiết về Skkn Đạt Loại C Cấp Huyện Năm Học 2014 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!