Bạn đang xem bài viết Sáu Nhóm Giải Pháp Bảo Đảm An Toàn Cho Người Bệnh được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sáu nhóm giải pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh
Các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh rủi ro cho người bệnh, như: Y lệnh không rõ ràng, môi trường nhiễm khuẩn… Vì vậy, việc bảo đảm hoạt động KCB an toàn là rất quan trọng. Bộ Y tế đã đưa ra sáu nhóm giải pháp nhằm giảm đến mức thấp nhất các sai sót và ngăn chặn kịp thời các sự cố y khoa xảy ra, bảo đảm an toàn người bệnh (ATNB).
Các bác sĩ trẻ tình nguyện thăm khám cho người dân tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Ảnh: HOÀNG VIỆT
Hiện nay, tất cả người bệnh khi đến bệnh viện hay các cơ sở y tế để KCB đều “trăm sự” nhờ vào các y sĩ, bác sĩ và mong muốn được chăm sóc, điều trị an toàn, được hưởng những dịch vụ y tế tốt nhất. Các thầy thuốc cũng luôn đặt ATNB lên hàng đầu, không để xảy ra các tổn thương bất ngờ ngoài những diễn tiến bệnh lý. Bởi vì, bất cứ công đoạn nào của quy trình KCB cũng chứa đựng các nguy cơ ảnh hưởng người bệnh. Khi xảy ra sự cố, cả người bệnh và thầy thuốc đều là nạn nhân; nhất là người bệnh, có thể chịu những hậu quả khó lường. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng, hướng dẫn và nhiều quy định được ban hành về ATNB cho các bệnh viện thực hiện, như: Tăng cường hệ thống chính sách, văn bản pháp quy về ATNB; thiết lập chương trình và xây dựng các quy định cụ thể bảo đảm ATNB và nhân viên y tế; thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo, phòng ngừa sự cố y khoa…
PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý KCB cho biết, bảo đảm ATNB và an toàn phẫu thuật là mục tiêu “sống còn” của hệ thống y tế Việt Nam khi lấy người bệnh làm trung tâm. Ngành y tế đã triển khai các thông tư và hướng dẫn bảo đảm ATNB khi đến các cơ sở y tế và bảo đảm an toàn khi tham gia phẫu thuật. Các quy định đòi hỏi cán bộ y tế không những phải bảo đảm ATNB mà còn cần đáp ứng sự hài lòng cho người bệnh. Theo đó, sáu nhóm giải pháp bảo đảm ATNB được nhiều cơ sở y tế ưu tiên áp dụng nhằm giảm đến mức thấp nhất các sai sót và ngăn chặn kịp thời sự cố y khoa từ khâu thiết lập hệ thống đến các quy trình quản lý. Tuy nhiên, để làm được điều đó, cần xác định bàn giao người bệnh chính xác từ tên, tuổi, giới tính cụ thể và ưu tiên cho người bệnh tự xác định tên mình. Tuyệt đối không dựa vào số phòng, số giường để xác định người bệnh. Ngoài ra, cần tăng cường giao tiếp hiệu quả cải thiện thông tin giữa nhân viên y tế và người bệnh. Riêng những nơi cấp cứu không tránh khỏi y lệnh miệng, người cho y lệnh phải rõ ràng, dứt khoát. Khâu dùng thuốc đặc biệt chú ý hướng dẫn người bệnh cần chi tiết, đầy đủ, nhất là trong tình trạng kinh doanh thuốc tràn lan hiện nay. Dùng thuốc phải đúng bệnh, tác dụng, mức độ an toàn cao, tác dụng phụ thấp, giá rẻ và phù hợp cơ địa người bệnh. Khi giao thuốc cho người bệnh phải kiểm tra, đối chiếu rõ ràng, tốt nhất nên để người bệnh dùng thuốc trước sự có mặt của nhân viên y tế. Ngoài ra, các cơ sở y tế ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực KCB cũng làm giảm sai sót.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới: Sự cố y khoa do chăm sóc không an toàn là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong và tổn thương hàng đầu thế giới; có tới 14,3% chi phí tại bệnh viện là để khắc phục hậu quả của những sự cố y khoa. Đáng chú ý, mỗi năm có hơn một triệu người bệnh tử vong do tai biến phẫu thuật. Vì vậy, cần tránh nhầm lẫn trong phẫu thuật, phẫu thuật phải đúng vị trí, phương pháp, theo đúng quy trình. Áp dụng các biện pháp tránh nhầm tên người bệnh, đánh dấu vị trí phẫu thuật, tránh phẫu thuật sai vị trí; kiểm tra lần cuối cùng người bệnh và vị trí phẫu thuật trước khi rạch da. Sử dụng bảng kiểm trong quá trình phẫu thuật. Mặt khác, bệnh viện và các cơ sở KCB là môi trường dễ bị nhiễm khuẫn, gây ảnh hưởng tới người bệnh nhập viện, do đó cần phải giảm tình trạng nhiễm trùng bệnh viện.
Vì vậy, áp dụng sáu nhóm giải pháp nêu trên sẽ giúp người bệnh không chỉ an toàn trong quá trình chăm sóc, điều trị mà còn giúp các cơ sở y tế nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm bớt rủi ro và nguy hại, bảo đảm an toàn cho người bệnh.
Theo nhandan.com.vn
Tăng Cường Giải Pháp An Toàn Người Bệnh Và Đảm Bảo An Toàn Phẫu Thuật
Ngày 2/4 tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile) tổ chức Hội thảo triển khai một số hướng dẫn về an toàn người bệnh và đảm bảo an toàn phẫu thuật. Hội thảo có sự tham dự của hơn 400 đại biểu đến từ sở […]
Ngày 2/4 tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile) tổ chức Hội thảo triển khai một số hướng dẫn về an toàn người bệnh và đảm bảo an toàn phẫu thuật. Hội thảo có sự tham dự của hơn 400 đại biểu đến từ sở y tế, bệnh viện 32 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và một số tổ chức quốc tế.
Phát biểu tại Hội thảo, chúng tôi Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế nhấn mạnh, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh là hoạt động quan trọng và chủ đạo trong công tác chỉ đạo của lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và của ngành y tế. Trong đó, an toàn người bệnh nói chung và an toàn phẫu thuật là vô cùng cần thiết, quyết định chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Người bệnh chỉ có thể tin tưởng vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi được chăm sóc, điều trị an toàn, không gây nguy hại cho người bệnh. Chất lượng không xảy ra một cách tình cờ mà đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực và phấn đấu thực hiện. Quản lý chất lượng được xem là một trong những hoạt động đóng vai trò quan trọng không thể thiếu được đối với các cơ sở y tế trong giai đoạn hiện nay khi những mong đợi của người bệnh – người sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng cao hơn.
Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ, trong thực tế đã có trường hợp bệnh nhân đau chân phải, bị mổ chân trái, bệnh lý phổi phải, xử lý bệnh ở phổi trái, thậm chí có trường hợp nhầm giữa bệnh nhân này sang bệnh nhân nọ…. Điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam, mà ngay cả ở Mỹ cũng có những nhầm lẫn như vậy xảy ra. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm sao giảm bớt được những sự cố này và “tất nhiên không thể đòi hỏi con số tuyệt đối là tiệm cận đến zezo vì trên thực tế không một y tế của nước nào dám khẳng định điều này”. Các nhà nghiên cứu đưa ra tỷ lệ mất an toàn trong у khoa có thể chiếm từ 6-18% số lượt điều trị nội trú và chiếm tới 10% nguyên nhân gây tử vong bệnh viện. Tại Úc chỉ tinh riêng tổn thất do mất an toàn trong sử dụng thuốc đã lên tới 1,2 tỷ đô la Úc.
Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, để đảm bảo an toàn người bệnh và an toàn phẫu thuật, trong những năm qua, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã tham mưu tích cực cho lãnh đạo Bộ để đổi mới phương thức quản lý, phương thức đánh giá chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ sở khám chữa bệnh và sự ra đời của Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng với 83 tiêu chí đến nay đã khẳng định ý nghĩa thiết thực trong việc đo lường, định hướng và góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh mang lại lợi ích cho bệnh viện, nhân viên y tế, người bệnh và cộng đồng. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về khám chữa bệnh cũng đã tham mưu xây dựng và ban hành được trên 6.389 quy trình kỹ thuật mới, kỹ thuật thường quy của các chuyên ngành như ngoại khoa, nhi khoa, phẫu thuật nội soi, gây mê hồi sức… và trên 1000 hướng dẫn chân đoán điều trị đã được phê duyệt và ban hành, góp phần tích cực để nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo đảm an toàn người bệnh.
Tại hội thảo, Bộ Y tế đã hướng dẫn triển khai các văn bản quy định và các hướng dẫn thực hiện an toàn người bệnh và phẫu thuật an toàn là Thông tư 49/2018/TT-BYT, hướng dẫn hoạt động xét nghiệm trong khám bệnh chữa bệnh; Thông tư 43/2018/TT-BYT, hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Bộ tiêu chí đánh giá mức độ và chất lượng an toàn phẫu thuật đã được ban hành tại Quyết định số 7482/QĐ-BYT với 8 tiêu chí chất lượng bảo đảm phẫu thuật an toàn sẽ được triển khai tại 1.450 bệnh viện các tuyến tại 63 tỉnh thành phố trong cả nước.
chúng tôi Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, Bộ Tiêu chí đánh giá mức độ và chất lượng an toàn phẫu thuật là kết quả hợp tác giữa Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Operation Smile. Năm 2014, một thoả thuận khung với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế và Operation Smile đã được ghi nhớ cùng mục tiêu đề ra là tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc phẫu thuật an toàn hiệu quả và kịp thời tại Việt Nam bằng việc xây dựng và triển khai các tiêu chuẩn về chất lượng phẫu thuật. Dự án được bắt đầu với các hoạt động đánh giá hiện trạng chất lượng chăm sóc phẫu thuật tại các bệnh viện đại diện cho các vùng kinh tế xã hội khác nhau trong cả nước. Kết quả đánh giá này là cơ sở để các chuyên gia của Bộ Y tế và Operation Smile cùng nhau xây dựng bộ tiêu chí khả thi và phù hợp cho Việt Nam. Ban soạn thảo đã sử dụng tài liệu “Phẫu thuật an toàn cứu sống người bệnh” (Safe Surgeries Saves Lives) của Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) và tham khảo Quy định chăm sóc an toàn của Operation Smile làm cơ sở để xây dựng Bộ tiêu chí này. Tại Việt Nam, áp dụng bộ tiêu chí chất lượng Phẫu thuật an toàn sẽ tác động tích cực tới 3 triệu ca phẫu thuật mỗi năm. “Đảm bảo an toàn người bệnh và đảm bảo an toàn phẫu thuật là mục tiêu sống còn của hệ thống y tế Việt Nam khi lấy người bệnh làm trung tâm. Việc triển khai các thông tư và hướng dẫn trên sẽ góp phần đảm bảo sự an toàn cho người bệnh khi đến các cơ sở y tế và đảm bảo an toàn khi tham gia phẫu thuật. Đây là những nội dung quan trọng đòi hỏi các cán bộ y tế phải quan tâm hàng đầu để đảm bảo an toàn, đáp ứng sự hài lòng cho người bệnh”, chúng tôi Lương Ngọc Khuê, khẳng định.
Bác sĩ Bill Magee, Chủ tịch điều hành Operation Smile cho biết, việc hợp tác với Bộ Y Tế để xây dựng bộ tiêu chí chất lượng an toàn phẫu thuật sẽ góp phần cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân Việt Nam, và mô hình này chắc chắn sẽ có khả năng nhân rộng ở những quốc gia khác trên thế giới…
Tại Hội thảo, chúng tôi Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế đã trân trọng trao tặng Kỷ niệm chương vì Sức khỏe nhân dân cho ông Bill Magee, Chủ tịch điều hành Operation Smile, ghi nhận những đóng góp của ông đối với sự nghiệp Y tế Việt Nam./.
Lê Hảo
Sáu Nhóm Giải Pháp Tránh Khủng Hoảng Tài Chính
Theo Thứ trưởng Trần Xuân Hà, trong thời gian gần đây, tình hình kinh tế vĩ mô đã có những chuyển biến và cải thiện rõ nét. Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng 8 tháng đầu năm 2008 so với 8 tháng đầu năm 2007 tăng 22,14% nhưng tốc độ tăng giá trong những tháng gần đây đã chậm lại.
Tháng 7 chỉ tăng 1,13% so với tháng 6; tháng 8 tăng 1,56% so với tháng 7 nhưng chủ yếu là do ảnh hưởng chính của chính sách tăng giá xăng dầu vào cuối tháng 7 để giảm bù lỗ ngân sách và khuyến khích sử dụng tiết kiệm xăng dầu.
Về cán cân thương mại, mặc dù trong 8 tháng đầu năm mức thâm hụt đã lên đến 16 tỷ USD nhưng mức thâm hụt đã giảm hẳn qua các tháng (tháng 7 và 8, thâm hụt khoảng 800-900 triệu USD).
Nguồn kiều hối chuyển về trong nước vẫn tiếp tục đà tăng mạnh từ các năm trước và khá ổn định (đạt khoảng 4,5 tỷ USD nửa đầu năm 2008) cũng đã hỗ trợ lớn tài khoản vãng lai không bị thâm hụt nặng như cán cân thương mại.
Theo ông Hà, trong những tháng cuối năm 2008 và năm 2009, các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh vẫn sẽ còn chịu tác động đáng kể từ chính sách thắt chặt tiền tệ, chính sách giảm chi tiêu công…
Sáu nhóm giải pháp tránh khủng hoảng tài chính
Để tránh sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ và tránh cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra đối với Việt Nam, Bộ Tài chính đưa ra 6 nhóm giải pháp quan trọng.
Thứ nhất, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách tài chính – tiền tệ thắt chặt để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất, dự trữ bắt buộc và các công cụ thị trường mở cùng với cắt giảm chi đầu tư công, bao gồm cả việc kiểm soát chặt chẽ đầu tư của hệ thống doanh nghiệp nhà nước.
Chính phủ sẽ tiếp tục kiên trì thực hiện chính sách giá cả theo cơ chế thị trường, linh hoạt theo lộ trình phù hợp để kiểm soát giá các mặt hàng thiết yếu.
Thứ hai về thị trường tài chính, tín dụng, thị trường chứng khoán, quan điểm quản lý nhà nước là không can thiệp trực tiếp vào thị trường mà tập trung vào thực hiện chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính để tránh rủi ro hệ thống và khủng hoảng tài chính; tiếp tục thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, xem xét thời điểm phù hợp của các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu của các Tổng cty, tập đoàn kinh tế lớn cùng với việc đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp nhà nước.
Thứ ba, đối với thị trường bất động sản, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng bất động sản thông qua việc kiểm soát quy trình, giám sát nghiêm việc cho vay bất động sản của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống.
Thứ tư, giải quyết hợp lý bài toán nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cần được coi là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa chiến lược đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Về đầu tư công, trong thời gian tới cùng với nỗ lực cơ cấu lại chi tiêu công, tập trung cho an sinh xã hội, Chính phủ sẽ tiếp tục điều chỉnh lại cơ cấu chi đầu tư phát triển, trong đó tập trung vào khu vực nông nghiệp và nông thôn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kết hợp với khu vực tư nhân nhưng tránh đầu tư chồng chéo vào những khu vực tư nhân có thể tự đầu tư và thu hồi vốn.
Thứ năm, tăng cường khả năng cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp là yếu tố cơ bản và gốc rễ của tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững; trong đó, các doanh nghiệp cần chủ động, tích cực trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro về tỷ giá-lãi suất…
Vai trò thúc đẩy, hỗ trợ của Nhà nước cần tập trung vào các lĩnh vực hỗ trợ nguồn vốn tín dụng, hỗ trợ khoa học, công nghệ cơ bản; hỗ trợ cung cấp và đào tạo nguồn nhân lực; hệ thống thông tin thị trường và cơ sở hạ tầng.
Cuối cùng, cần đẩy mạnh cải cách hành chính là điều kiện quan trọng trong việc góp phần phát triển sản xuất, tăng cung và điều hoà thị trường trong nước; tăng cường pháp chế, chống tham nhũng và đảm bảo thực thi pháp luật nghiêm để tăng uy tín của Chính phủ.
Việc bảo đảm hệ thống hành chính hoạt động có chất lượng và hệ thống pháp luật thực thi có hiệu quả có thể được coi là cú hích quan trọng để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đảm bảo cơ chế thị trường vận hành hiệu quả. Góp phần đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng khó khăn và hướng tới quỹ đạo phát triển bền vững.
Phong Cầm
Các Giải Pháp Đảm Bảo An Toàn Nợ Công
Để giám sát và quản lý nợ công hiệu quả cần tổ chức thực hiện tốt các nhóm giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nợ công, bao gồm:
Một là, tập trung quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới (gồm vay của Chính phủ, vay được Chính phủ bảo lãnh và vay của chính quyền địa phương), đảm bảo trong giới hạn cho phép và an toàn tài chính quốc gia; tập trung cho đầu tư phát triển, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế – xã hội quan trọng, thiết yếu theo quy hoạch. – Khắc phục ngay tình trạng chỉ tập vào huy động vốn vay, mở rộng diện sử dụng, đầu tư dàn trải. Cần chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay theo hướng: rà soát lại các dự án đang triển khai, cơ cấu lại nguồn vốn, loại bỏ dự án không hiệu quả, phân kỳ đầu tư để tập trung vốn cho các dự án cần đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào khai thác nhằm phát huy hiệu quả đầu tư.
– Tổ chức thực hiện tốt quy trình của dự án đầu tư, nhất là các khâu chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán công trình, lựa chọn nhà thầu, quản lý tiến độ và chất lượng công trình; hạn chế tối đa việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư bằng nguồn vốn vay để đảm bảo khả năng trả nợ, tính bền vững của dự án và hạn chế sự gia tăng nợ công.
Hai là, tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, đảm bảo hiệu quả và theo đúng quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của các chủ dự án, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, ngành, địa phương. Chú trọng hơn nữa công tác thanh tra, kiểm toán việc lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ và sử dụng nguồn vốn vay nợ công, đặc biệt là việc điều chỉnh tổng mức đầu tư, bố trí vốn chủ sở hữu, tình hình sử dụng vốn vay, thu hồi và trả nợ công. Ngoài ra, các đơn vị sử dụng nợ công phải thực hiện báo cáo đúng thời gian quy định về tình hình thực hiện, rút vốn, trả nợ và dư nợ vay; cung cấp số liệu và trao đổi thông tin kịp thời để có kế hoạch phối hợp chặt chẽ trong việc xử lý vướng mắc, kiến nghị giải pháp tăng cường hiệu quả đầu tư.
Ba là, khẩn trương cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng nhanh tỷ trọng vay dài hạn với lãi suất thấp. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nợ công, giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn và chi phí vay vốn. Tập trung triển khai thực hiện các phương án tái cơ cấu nợ chính phủ, các khoản vay lại/bảo lãnh chính phủ đang gặp khó khăn. Nghiên cứu, xây dựng và triển khai các phương án xử lý rủi ro về nợ công, tái cơ cấu nợ Chính phủ, để đảm bảo an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia. Rà soát các khoản chi ngân sách, nhất là các khoản chi đầu tư, tiền lương, phụ cấp, an sinh xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia để loại bỏ trùng lặp nhằm nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước; chủ động, ưu tiên bố trí trong cân đối ngân sách nhà nước và phần vượt thu theo dự toán hàng năm để trả nợ; triển khai xây dựng kế hoạch tài chính – ngân sách trung hạn để phân bổ, sử dụng có hiệu quả nguồn lực của ngân sách nhà nước.
Bốn là, kiểm soát chặt chẽ việc bảo đảm trả nợ đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và thu đủ nợ đối với các khoản vay về cho vay lại.
– Thực hiện điều chỉnh giảm bảo lãnh Chính phủ, thắt chặt điều kiện cấp bảo lãnh, không mở rộng diện, chọn lọc có mục tiêu ưu tiên và tiến tới thu hẹp, chuyển dần sang kênh bảo lãnh của các ngân hàng thương mại theo cơ chế thị trường.
– Tăng cường cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và doanh nghiệp/nhà đầu tư, giữa Chính phủ và chính quyền địa phương; tăng cơ chế cho vay lại và giảm dần cơ chế ngân sách nhà nước cấp phát, kể cả trường hợp cho vay lại chính quyền địa phương; đẩy mạnh phương thức cho vay lại theo hạn mức tín dụng thông qua các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan cho vay lại và người vay lại, qua đó các ngân hàng thương mại được chủ động thẩm định, quyết định cho vay và tự chịu rủi ro tín dụng đối với các dự án cụ thể từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
– Sử dụng nguồn vốn cho vay lại có chọn lọc, tránh dàn trải, tập trung cho các công trình, chương trình, dự án ưu tiên cao; tiếp tục chú trọng vào tiêu chí hiệu quả, quy mô, thời điểm đầu tư phù hợp tiến độ dự án, khả năng huy động vốn và trả nợ của chủ đầu tư.
– Nâng cao trách nhiệm của các chủ dự án vay lại trong quản lý nguồn vốn, sử dụng có hiệu quả tài sản hình thành từ vốn vay; các chủ dự án là các Tập đoàn, Tổng công ty lớn đang có tình trạng đầu tư dàn trải cần sớm thực hiện dứt điểm việc tái cơ cấu tài chính, thoái vốn khỏi các hoạt động ngoài ngành nghề kinh doanh chính, ưu tiên sử dụng nguồn thu hồi từ thoái vốn để xử lý nợ.
Năm là, bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước trong giới hạn theo quy định và sử dụng quỹ tích lũy trả nợ để trả nợ đúng hạn.
– Bố trí hợp lý từ nguồn ngân sách nhà nước để trả nợ theo hướng thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách phải đạt yêu cầu của Quốc hội, phấn đấu tăng thu 12%-14%/năm, dành khoảng 20% tổng thu ngân sách nhà nước để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ, các khoản vay bù đắp bội chi cơ bản chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển và thực hiện quản lý, sử dụng hiệu quả, giải ngân đúng tiến độ, đúng quy định.
– Cơ bản không vay thương mại nước ngoài, lãi suất cao, thời gian ngắn để sử dụng cho cân đối ngân sách nhà nước. Bội chi ngân sách nhà nước giảm dần, trong đó đến năm 2020 giảm xuống 4% GDP (tính cả TPCP). Trong quá trình thực hiện, trường hợp có tăng thu ngân sách, cố gắng ưu tiên bố trí ngân sách để trả nợ nhằm giảm bội chi, qua đó giảm dư nợ Chính phủ, dư nợ công. Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, bố trí dự toán và điều hành quản lý chi ngân sách chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính.
– Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, quyết liệt chống thất thu NSNN để thúc đẩy phục hồi tăng trưởng, tạo nguồn thu ngân sách nhà nước ổn định và bền vững.
Sáu là, rà soát, hoàn thiện thể chế, sửa đổi bổ sung Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý nợ công, Chiến lược và chương trình quản lý nợ trung hạn trên cơ sở đó xây dựng, triển khai và giám sát nợ công theo các chương trình quản lý nợ trung hạn, có tính đến xu hướng giảm dần huy động vốn ODA, tiến tới tăng vay ưu đãi và vay thương mại nhằm thực hiện tốt các mục tiêu quản lý nợ công, đó là: huy động vốn vay với chi phí và mức độ rủi ro phù hợp, đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ; phân bổ, sử dụng vốn vay phải đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ; và duy trì các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sáu Nhóm Giải Pháp Bảo Đảm An Toàn Cho Người Bệnh trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!