Bạn đang xem bài viết Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Giải Pháp Về Công Tác Bảo Quản, Quản Lý Chứng Từ Sổ Sách Kế Toán Trong Trường Học được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KIM BÔI TRƯỜNG TH&THCS LẬP CHIỆNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC BẢO QUẢN, QUẢN LÝ CHỨNG TỪ SỔ SÁCH KẾ TOÁN TRONG TRƯỜNG HỌC Người thực hiện: Đỗ Thị Vân Trình độ chuyên môn: Trung cấp kế toán Chức vụ: Kế toán trường học Đơn vị công tác: Trường tiểu học & trung học cơ sở Lập Chiệng Kim Bôi, Năm học: 2023 - 2023 MỤC LỤC Nội dung Trang Chương I: Tổng quan Cơ sở lý luận Nhiệm vụ giải pháp kinh nghiệm Phạm vi giải pháp kinh nghiệm Từ trang 01 04 Chương II: Mô tả sáng kiến 1. Nêu vấn đề 2. Giải pháp thực hiện 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng sáng kiến Từ trang 05 09 Chương III: Kết luận, đề xuất 10 CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1. Cơ sở lý luận Ai cũng biết rằng công tác kế toán là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu ở bất kỳ một cơ quan đơn vị nào. Vì công tác kế toán phản ánh hoạt động tài chính của mỗi đơn vị, góp phần tồn tại và phát triển của đơn vị đó. Qua nhiều năm thực tế làm công tác kế toán của các trường trung học cơ sở Xã Kim Sơn, và trường tiểu học & trung học cơ sở Xã Lập Chiệng thuộc Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Kim Bôi. Công tác kế toán trong cơ quan, đơn vị trường học nói riêng và các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung là một bộ phận rất quan trọng. Xong trong chuyên môn nghiệp vụ kế toán không thể thiếu được công việc thiết lập chứng từ hồ sơ sổ sách kế toán nó thể hiện hoạt động tài chính của mỗi đơn vị. Đồng thời việc bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán ở đơn vị lại là một vấn đề vô cùng quan trọng. Chứng từ, sổ sách kế toán là một loại giấy có giá trị tương đương như tiền, nó phản ánh tình hình thu - Chi của đơn vị mình. và nó còn là điều kiện, là phương tiện để lưu trữ, làm cơ sở thanh, quyết toán với cơ quan tài chính, cơ quan cấp trên. Tôi nhận thấy việc bảo quản, quản lý chứng từ, sổ sách kế toán là một vấn đề mà bản thân tôi hết sức quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu để đề ra những giải pháp thúc đẩy để công việc được hoàn thành tốt và phát huy hiệu quả của nó. Đồng thời đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế của sự việc nhằm tạo điều kiện tốt cho việc bảo quản, quản lý chứng từ, sổ sách kế toán có hiệu quả cao nhất. Từ những giải pháp và suy nghỉ trên. Bản thân tôi quyết định chọn "Giải pháp bảo quản, quản lý chứng từ, hồ sơ sổ sách kế toán trường học". để thực hiện ở tại trường tiểu học và trung học cơ sở Xã Lập Chiêng - Huyện Kim Bôi-Tỉnh Hoà Bình. .2. Nhiệm vụ giải pháp Kế toán hành chính sự nghiệp là công tác tổ chức hệ thống số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại quỹ, tình hình chấp hành dự toán thu- chi và thực hiện các tiêu chuẩn định mức của đơn vị theo luật ngân sách của Nhà nước đề ra. Kế toán là một công cụ không thể thiếu được trong sự nghiệp kinh tế xã hội của loài người, bởi nó gắn liền với các hoạt động quản lý. Công việc kế toán đòi hỏi sự tỷ mỉ, chi tiết, rõ ràng và độ chính xác cao, vì vậy cần phải có sự thay đổi về mọi mặt để có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao hơn, phù hợp với sự phát triển của thời đại nó tác động lớn đến hoạt động tài chính của nhà trường. Nhất là các trường đã được giao quyền tự chủ trong hoạch toán khoán kinh phí. Chứng từ, sổ sách kế toán là thành phần rất quan trọng và không thể thiếu được trong một cơ quan đơn vị. Là yếu tố cần thiết lập lên để làm cơ sở thanh quyết toán với cơ quan tài chính, là điều kiện thiết yếu trong quá trình thu - Chi tài chính của đơn vị mình. Đồng thời còn tác động đến mọi hoạt động của cán bộ, giáo viên, nhân viên, và là yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục và đào tạo ở địa phương. Vì thế muốn thực hiện được điều đó thì kế toán nhà trường cần phải có cơ chế quản lý hồ sơ, chứng từ, sổ sách một cách ngăn lắp, khoa học, hợp lý, thực hiện tổng hợp nhều biện pháp. Để giúp cho đơn vị nhà trường quản lý tốt nguồn kinh phí được nhà nước cấp, và nguồn kinh phí thu từ hội cha mẹ học sinh đóng góp (nguồn thu thỏa thuận), đảm bảo chi tiêu đúng, đầy đủ theo chế độ hiện hành, chi tiêu đúng mục đích, tiết kiệm, Giúp cho việc kiểm tra, kiểm soát hồ sơ sổ sách chứng từ kế toán thuận lợi hơn. Thì ta cần phải có biện pháp với các nội dung như: Dễ làm, dễ hiệu, dễ kiểm tra, kiểm soát trong từng lĩnh vực, từng loại hình hoạt động. Từ những khái niệm trên cho thấy sự quan trọng của "Công tác bảo quản và quản lý chứng từ, sổ sách kế toán" ở trường tiểu học và trung học cơ sở Xã Lập Chiệng, đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng ở một đơn vị quản lý hành chính sự nghiệp. Việc bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán ở đơn vị, tôi nhận thấy chứng từ, sổ sách kế toán là một vấn đề mà bản thân tôi hết sức quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu đề ra những giải pháp thúc đẩy để công việc được hoàn thành tốt và phát huy hiệu quả của nó. Đồng thời đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế của sự việc nhằm tạo điều kiện tốt cho việc bquản lý chứng từ, sổ sách kế toán có hiệu quả cao nhất. Với điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay thì việc bảo quản và quản lý chứng từ, sổ sách kế toán ở các cơ quan đơn vị, nhất là các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Nhưng việc quản lý và sử dụng bảo quản tốt chứng từ, sổ sách kế toán của đơn vị có ý nghĩa to lớn và thiết thực, nó vừa thực hiện được tốt công việc của người kế toán, vừa giúp cho lãnh đạo của đơn vị được yên tâm trong việc quản lý và điều hành công việc. 3. Phạm vi giải pháp Với vốn kinh nghiệm ít ỏi của bản thân mình, tôi chỉ xin đưa ra một vài giải pháp về công tác bảo quản, quản lý chứng từ sổ sách kế toán ở trường tiểu học và trung học cơ sở Xã Lập Chiệng Chứng từ, sổ sách kế toán là một trong các yếu tố quan trọng trong một cơ quan đơn vị. Từ đó làm cơ sở thu - Chi tài chính, thanh quyết toán, là căn cứ để theo dõi những phát sinh về tiền lương, các khoản phụ cấp, các chế độ khác mà cá nhân, tập thể được hưởng theo chế độ hiện hành của nhà nước và các khoản chi hoạt động, chi mua sắm, sửa chữa tài sản, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy của nhà trường. Qua đó nhằm thúc đẩy cho quá trình hoạt động của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành giáo dục của nhà trường hoạt động có hiệu quả và liên tục hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng .dân chủ văn minh. Chứng từ sổ sách kế toán là thành phần quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình thanh, quyết toán, và là cơ sở để chứng minh cho công tác thu - Chi tài chính của đơn vị, chúng ta chỉ nhìn vào chứng từ, sổ sách kế toán ta sẽ biết được thực trạng hoạt động của đơn vị, là yếu tố tác động đến quá trình thu - Chi của đơn vị, nó góp phần quyết định tính khách quan và tính trung thực của một đơn vị, là điều kiện thiết yếu của một người làm công tác kế toán trong một đơn vị, đó là phương tiện, là điều kiện làm cơ sở để tính tiền lương và các khoản phụ cấp, các khoản thanh toán cho từng cá nhân, tập thể và các hoạt động mua sắm, sửa chữa, nâng cấp tài sản, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chuyên môn được đầy đủ và kịp thời đúng qui định hiện hành của nhà nước. Chứng từ sổ sách kế toán là một bằng chứng rất quan trọng đối với công tác kế toán nó chứng minh cho việc thu - Chi tài chính của đơn vị. Đồng thời nó còn góp phần thúc đẩy cho mọi hoạt động của đơn vị quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương. Từ thực tiền trên cho chúng ta thấy rằng công tác bảo quản, quản lý chứng từ, sổ sách kế toán là lâu dài và rất quan trọng. Là chứng từ minh bạch cho việc thu - Chi tài chính ở đơn vị và cho chính bản thân kế toán. Do đó việc bảo quản và quản lý chứng từ, sổ sách kế toán là phải được bảo quản lâu dài từ 10 năm trở lên, Đồng thời góp phần nâng cao phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương theo yêu cầu của nhà nước đã đề ra. CHƯƠNG II MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1.Một số vấn đề của giải pháp về "Công tác bảo quản, quản lý chứng từ, sổ sách kế toán" củatrường tiểu học và trung học cơ sở Xã Lập Chiệng 1.1 Nêu vấn đề Trường tiểu học và trung học cơ sở Xã Lập Chiệng là một Xã thuộc Xã có điều kiện kinh tế đặc biết khó khăn, cơ sở vất chất của đơn vị còn nhiều thiếu thốn, chưa có phòng làm việc riêng cho kế toán, chưa có tủ để lưu trữ hồ sơ, cơ sở vật chất trang thiết bị để phục vụ cho lưu trữ hồ sơ chứng từ, sổ sách còn thô sơ, nên việc bảo quản, quản lý và lưu trữ chứng từ, sổ sách kế toán gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng được nhu cầu phát triển cao hơn trong công tác bảo quản, quản lý chứng từ, sổ sách kế toán. Từ đó còn nhiều mặt chưa được phát huy công tác bảo quản, quản lý và lưu trữ hồ sơ sổ sách kế toán còn hạn chế. Được sự quan tâm của Chi bộ nhà trường,Ủy ban nhân dân, và Ban giám hiệu trường tiểu học và trung học cơ sở Xã Lập Chiệng, đã trang bị cho kế toán máy móc, thiết bị, sổ sách kế toán riêng. Đồng thời cũng có trang bị một số đồ dùng phụ kiện để phục vụ cho việc bảo quản, quản lý và sử dụng chứng từ, sổ sách kế toán đạt được hiệu quả tương đối tốt. Qua đó giúp cho tôi có điều kiện và thuận lợi cho việc sắp xếp, bố trí, lưu trữ chứng từ, sổ sách kế toán một cách khoa học, ngăn lắp và tỷ nỉ đem lại hiệu quả cao hơn cho công tác bảo quản và quản lý chứng từ kế toán trường học cho các năm học vừa qua. Chứng từ, sổ sách kế toán là những loại giấy có giá trị tương đương như tiền, là các số liệu thực tế được phản ánh ghi chép lại trong quá trình thu - Chi tài chính của đơn vị nhà trường, là những chứng cứ để lưu trữ hàng chục năm sau nó phản ánh toàn bộ các hoạt động của đơn vị như: Tiền lương, các khoản phụ cấp, cho cán bộ, giáo viên, nhân viên theo chế độ hiện hành của nhà nước chi mua sắm tài sản cố định và trang thiết bị phục vụ cho dạy và học, chi xây dựng , chi sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất, chi mua văn phòng phẩm, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi cho công tác thi đua khen thưởng của nhà trường và các khoản chi khác... để thanh quyết toán với cơ quan tài chính. Chứng từ sổ, sách kế toán còn là bằng chứng lưu trữ để các cơ quan chức năng các cấp thanh tra, kiểm tra, kiểm toán khi cần thiết. Chính vì vậy việc bảo quản và lưu trữ phải thật tốt không cho thất thoát và hư hỏng để lưu trữ lâu dài. 2.Một số biện pháp để thực hiện giải pháp Với thực trạng trên vấn đề nâng cao chất lượng bảo quản, quản lý chứng từ, sổ sách kế toán của Trường tiểu học và trung học cơ sở Xã Lập Chiệng thực hiện một số nội dung .và phương pháp như sau: và có hiệu quả. *Kế toán phải xây dựng và lên kế hoạch bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán ở đơn vị mình để mọi người cùng phối hợp và thực hiện. Đồng thời kế toán phải là người năng động, sáng tạo, không ngừng học hỏi và là người có tinh thần trách nhiệm cao, có tinh thần kỷ luật cao, có lề lối làm việc khoa học là người cẩn trọng trong mọi vấn đề để đáp ứng được nhu cầu đặt ra, luôn ý thức trước được công việc của mình. dõi trong hệ thống máy tính của đơn vị nhà trường. *Hàng tháng, quí, năm kế toán phải kiểm tra lại một lần xem có mất mát chứng từ hồ sơ sổ sách kế toán, có hư hỏng hay mối mọt. Nếu có thì phải có biện pháp xử lý trong thời gian nhanh nhất và kịp thời nhất Qua nhiều năm làm làm kế toán chứng từ được sắp xếp gọn gàn, ngăn nắp, sạch đẹp, có khoa học, không bị mối mọt, không bị rách, dơ, không bị thất lạc, từ đó đến nay luôn bảo quản tốt. chứng từ kế toán được sắp xếp theo từng tháng, từng quí và từng năm không bị thất thoát, mất mát, không bị hư hỏng rất an toàn trong mấy năm qua. Trước khi áp dụng giải pháp này bản thân tôi thấy việc sắp xếp hồ sơ sổ sách chứng từ kế toán không được ngăn nắp, khoa học cho lắm. Sau khi ứng dụng, hồ sơ luôn sắp xếp khoa học, ngăn nắp đảm bảo độ chính xác, đầy đủ kịp thời khi báo cáo và luôn giữ được hồ sơ mới không bị thất lạc hay rách nát giúp cho việc thanh kiểm tra thuận lợi, quản lý tài chính chặt chẽ hơn. Chính vì vậy mà công tác bảo quản, quản lý hồ sơ kế toán của tôi đã được trường, cấp trên về kiểm tra đạt loại: Tốt. Nếu chúng ta làm tốt việc bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán như trên thì đem lại hiệu quả cao nhất và lưu trữ được lâu dài, đồng thời tạo được niềm tin cho các cấp Lãnh đạo. 3. Khả năng áp dụng giải pháp trong việc bảo quản, quản lý và lưu trữ chứng từ sổ sách kế toán trong trường học hiện nay Từ thực tiễn công tác quản lý chứng từ, sổ sách kế toán mà bản thân tôi qua nhiều năm làm công tác kế toán tôi rút ra được những kinh nghiệm sau: Một là: kế toán phải nắm rõ thực trạng của đơn vị, xác định tầm quan trọng của chứng từ, sổ sách kế toán từ đó đề ra chương trình hoạt động bảo quản cho phù hợp và đề ra biện pháp bảo quản, quản lý chứng từ, sổ sách kế toán mang tính khả thi. Hai là: Kế toán phải nắm vững các văn bản pháp qui của nhà nước, của ngành xem đó là cẩm nang cho mọi hoạt động và hành vị đạo đức của mình. Ba là: kế toán phải phối hợp tốt với các bộ phận của nhà trường nhằm thúc đẩy cho công việc được hoàn thành nhanh nhất và có hiệu quả cao nhất. Bốn là: Kế toán phải xây dựng và lên kế hoạch hoạt đồng từ đầu năm, qua đó nắm được lộ trình hoạt động của mình mà thực hiện công việc và nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất. CHƯƠNG III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ Quản lý chứng từ, sổ sách kế toán của một cơ quan đơn vị là rất quan trọng của người kế toán nhằm tạo điều kiện thiết yếu cho việc lập kế hoạch dự trù thu - Chi tài chính có hiệu quả, tiết kiệm, không lãng phí, và tạo điều kiện cho cơ quan đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ mà cấp trên giao cho. Kính mong Ban giám hiệu và các cấp lãnh đạo, tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí trang bị thêm tủ hồ sơ để thực hiện tốt công tác này Tôi tin chắc rằng còn nhiều biện pháp hay hơn mà tôi chưa làm được, rất mong Hội đồng khoa học các cấp góp ý, để sáng kiến kinh nghiêm này được áp dụng rộng rãi trong các trường tiểu học và trung học cơ sở của huyện thuộc các Xã có địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn rất hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng công việc bảo quản, quản lý và lưu trữ hồ sơ chứng từ kế toán./. Tôi xin chân thành cám ơn ! Lập Chiệng, ngày 02 tháng 05 năm 2023 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ TÊN TÁC GIẢ GIẢI PHÁP ( Ký, tên đóng dấu) ( Ký, ghi rõ họ, tên) Đỗ Thị Vân ĐÁNH GIÁ XẾT LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÁC CẤPSkkn Một Số Giải Pháp Kinh Nghiệm Về Quản Lý Chứng Từ, Sổ Sách Kế Toán
Một số giải pháp kinh nghiệm về quản lý chứng từ, sổ sách kế toán.
Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KINH NGHIỆM
VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỨNG TỪ, SỔ SÁCH KẾ TOÁN
A.ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Qua nhiều năm thực tế làm công tác kế toán Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Trần Văn Thời việc bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán ở đơn vị tôi nhận thấy chứng từ, sổ sách kế toán là một vấn đề mà bản thân tôi hết sức quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu đề ra những giải pháp thúc đẩy để công việc được hoàn thành tốt và phát huy hiệu quả của nó. Đồng thời đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế của sự việc nhằm tạo điều kiện tốt cho việc quản lý chứng từ, sổ sách kế toán có hiệu quả cao nhất. Từ những suy nghỉ trên bản thân tôi quyết định chọn đề tài quản lý chứng từ, sổ sách kế toán ở Phòng Giáo dục & Đào tạo, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. II, CƠ SỞ THỰC TIỄN: Chứng từ sổ sách kế toán là thành phần không thể thiếu được trong quá trình thanh toán, quyết toán, làm cơ sở để chứng minh cho việc thu – Chi tài chính của đơn vị, chúng ta chỉ nhìn vào chứng từ, sổ sách kế toán ta sẽ biết được thực trạng hoạt động của đơn vị là yếu tố tác động đến quá trình thu – Chi của đơn vị, nó góp phần quyết định hiệu quả khách quan và trung thực của một đơn vị, là điều kiện thiết yếu của một người làm công tác kế toán của một đơn vị, đó là phương tiện, là điều kiện làm cơ sở để tính tiền lương và các khoản phụ cấp, các khoản thanh toán cho cá nhân tập thể và các hoạt động mua sắm, sửa chữa, nâng cấp tài sản, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chuyên môn được đầy đủ và kịp thời đúng qui định.
Người thực hiện: Võ Quang Đạo.
trang: 1
Một số giải pháp kinh nghiệm về quản lý chứng từ, sổ sách kế toán. Chứng từ sổ sách kế toán là một bằng chứng để chứng minh cho việc thu Chi tài chính của đơn vị. Đồng thời nó còn góp phần thúc đẩy cho mọi hoạt động của đơn vị quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương. Từ thực tiền trên cho chúng ta thấy việc quản lý chứng từ, sổ sách kế toán là lâu dài và rất quan trọng . Là chứng từ minh bạch cho việc thu – Chi tài chính ở đơn vị và cho chính bản thân kế toán. Do đó việc bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán là phải được bảo quản lâu dài từ 15 năm trở lên, Đồng thời góp phần nâng cao phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương theo yêu cầu của nhà nước đã đề ra. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. CÁC KHÁI NIỆM 1.1. Khái niệm quản lý: “Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”. 1.2. Khái niệm về chứng từ sổ sách kế toán: Chứng từ, sổ sách kế toán là một loại giấy có giá trị như tiền, nó phản ánh tình hình thu – Chi của đơn vị. Đồng thời nó còn là điều kiện, là phương tiện để lưu trữ, làm cơ sở thanh toán, quyết toán với cơ quan tài chính. Chứng từ, sổ sách kế toán là thành phần không thể thiếu được trong một cơ quan đơn vị. Là yếu tố cần thiết để làm cơ sở thanh quyết toán với cơ quan tài chính, là điều kiện thiết yếu của quá trình thu – Chi tài chính. Đồng thời còn tác động đến mọi hoạt động của cán bộ, giáo viên, nhân viên, là yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục và đào tạo ở địa phương. Từ những khái niệm trên cho thấy sự quan trọng của việc quản lý chứng từ, sổ sách kế toán ở Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trần Văn Thời, nó đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng ở một đơn vị quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Người thực hiện: Võ Quang Đạo.
trang: 2
Một số giải pháp kinh nghiệm về quản lý chứng từ, sổ sách kế toán. Với điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay thì việc bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán ở các cơ quan đơn vị, nhất là các huyện vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Nhưng việc quản lý và sử dụng bảo quản tốt chứng từ, sổ sách kế toán của đơn vị có ý nghĩa to lớn và thiết thực vừa thực hiện được tốt công việc của người kế toán, vừa giúp cho lãnh đạo được yên tâm trong quản lý và điều hành. 1.3. Tầm quan trọng và những yếu tố tổ chức quản lý chứng từ, sổ sách kế toán: Chứng từ, sổ sách kế toán là một trong các yếu tố quan trọng trong một cơ quan, đơn vị. Từ đó làm cơ sở thu – Chi tài chính, thanh quyết toán, là căn cứ để theo dõi những phát sinh về tiền lương và các khoản chi hoạt động và đầu tư mua sắm, sửa chữa tài sản, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy của địa phương. Qua đó nhằm thúc đẩy cho quá trình hoạt động của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành giáo dục ở địa phương hoạt động có hiệu quả và liên tục hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. II. THỰC TRẠNG, PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG: 1.1.Thực trạng vài nét về chứng từ, sổ sách kế toán của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trần Văn Thời: Chứng từ, sổ sách kế toán là những loại giấy có giá trị như tiền, là các số liệu được phản ánh ghi lại trong quá trình thu – Chi của đơn vị, là những chứng cứ để lưu trữ hàng chục năm sau nó phản ánh toàn bộ các hoạt động của đơn vị như: Tiền lương cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, chi mua sắm tài sản cố định và trang thiết bị phục vụ cho dạy và học, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất, chi mua văn phòng phẩm, chi phí nghiệp vụ chuyên môn của ngành và các khoản công tác phí… để thanh quyết toán với cơ quan tài chính. Chứng từ sổ, sách kế toán còn là bằng chứng lưu trữ để các cơ quan chức năng các cấp thanh
Người thực hiện: Võ Quang Đạo.
trang: 3
trang: 4
Người thực hiện: Võ Quang Đạo.
trang: 5
Người thực hiện: Võ Quang Đạo.
trang: 6
Võ Quang Đạo
Người thực hiện: Võ Quang Đạo.
trang: 7
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Giải Pháp Trong Công Tác Quản Lý Hồ Sơ Chứng Từ Tài Chính Trường Mầm Non Đán Tuyển
các hoạt động mua sắm, sửa chữa, nâng cấp tài sản, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chuyên môn được đầy đủ và kịp thời đúng quy định. Chứng từ tài chính sổ sách của kế toán là một bằng chứng để chứng minh cho việc sử dụng nguồn ngân sách của đơn vị trong suốt thời gian hoạt động. Khi thanh tra, kiểm tra công tác tài chính của một đơn vị thì hồ sơ chứng từ tài chính là minh chứng phản ánh rõ nhất cho việc đơn vị có sử dụng ngân sách được giao có đúng với quy định không, có công khai minh bạch, đúng mục đích, đúng quy định, tiết kiệm hay không. Nhận thấy được tầm quan trọng của hồ sơ chứng từ tài chính trong công tác tài chính kế toán của đơn vị. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài " Một số giải pháp trong công tác quản lý hồ sơ chứng từ tài chính trường Mầm non Đán Tuyển" Qua thực tế công tác tại đơn vị chúng tôi nhận thấy công tác quản lý hồ sơ chứng từ tài chính của trường Mầm non Đán Tuyển còn nhiều hạn chế như: Hồ sơ chứng từ tài chính còn sắp xếp lộn xộn thiếu khoa học, khi cần số liệu tài liệu để phục vụ công việc mất nhiều thời gian tìm kiếm gây ảnh hưởng đến công tác chung của đơn vị. Để giúp cho công tác tài chính kế toán của đơn vị được thuận lợi hơn và cũng giúp cho bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nên chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này. 1.2 Mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Mục đích của việc nghiên cứu đề tài trước hết nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kế toán tài chính trong trường Mầm non Đán Tuyển. Nâng cao chất lượng công tác văn thư lưu trữ trong nhà trường. Qua đó cũng giúp cho công tác quản lý hồ sơ chứng từ tài chính trong đơn vị được thuận lợi dễ dàng hơn, giúp cho bản thân chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng nguồn ngân sách được giao tránh gây thất thoát lãng phí, công khai minh bạch, khách quan trong việc sử dụng ngân sách của đơn vị. Nâng cao nhận thức của bản thân và các đồng chí làm công tác tài chính kế toán và văn thư, thủ quỹ trong các đơn vị về tầm quan trọng của công tác quản lý hồ sơ chứng từ tài chính. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Trường Mầm non Đán Tuyển xã Nậm Sỏ. 3. Mô tả sáng kiến: a: Thực trạng của vấn đề * Thuận lợi: Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Uyên và Ban giám hiệu trường Mầm non Đán Tuyển xã Nậm Sỏ trong quá trình công tác. Nhân viên làm công tác Kế toán được tham gia các lớp tập huấn về công tác tài chính, kế toán do Phòng giáo dục và đào tạo huyện Tân Uyên tổ chức hằng năm. Bản thân nhân viên làm công tác kế toán được đào tạo đúng chuyên ngành nghiệp vụ kế toán. Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác. Bản thân nhân viên kế toán được nhà trường cấp riêng cho một máy tính xách tay có cài đặt các phần mềm bản quyền chuyên dụng để phục vụ công tác được thuận lợi. Bản thân nhân viên thủ quỹ văn thư công tác tại đơn vị được 3 năm đã quen với công việc được phân công phụ trách. Luôn có ý thức học hỏi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng công việc. * Khó khăn: - Về nhà trường. + Trong giai đoạn nhà trường mới thành lập năm 2012 nhà trường không được biên chế nhân viên kế toán mà chỉ có nhân viên kế toán hợp đồng nên khi hết hạn hợp đồng nhân viên đó chuyển công tác về quê khi nhận lại công việc từ kế toán cũ hồ sơ sổ sách sắp xếp không khoa học, chứng từ lộn xộn gây khó khăn cho việc. - Về bản thân. + Bản thân tuy được đào tạo đúng chuyên ngành kế toán nhưng khi ra trường không làm đúng chuyên ngành ngay nên kiến thức được học cũng quên dần. Khi công tác tại trường Tiểu học xã Phiêng Hào được giao nhiệm vụ làm công tác phục vụ trong một thời gian dài. Khi nhận công tác về trường Mầm non Đán Tuyển mọi việc đều bỡ ngỡ chưa có kinh nghiệm trong công việc. + Nhân viên văn thư, thủ quỹ không được đào tạo đúng chuyên ngành nên không có nhiều kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực công tác. * Ưu nhược điểm của các giải pháp trước đây: * Ưu điểm: - Giúp nhân viên làm công tác kế toán thực hiện được công việc. - Giúp các đơn vị trường học thực hiện được việc quản lý hồ sơ chứng từ tài chính kế toán. * Nhược điểm: - Hồ sơ chứng từ tài chính chưa được sắp xếp khoa học, còn lộn xộn mất nhiều thời gian tra cứu khi cần. - Hồ sơ chứng từ tài chính được quản lý theo cách làm việc của từng người nên khi người khác cần lấy số liệu tài liệu sẽ gây khó khăn vì không biết tìm số liệu đó ở chỗ nào. b: Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến. * Điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm: Như đã trình bày trong phần mục đích nghiên cứu, điểm mới trong việc nghiên cứu và thực hiện đề tài này trước tiên là để nâng cao hiệu quả của công tác kế toán trong trường Mầm non Đán Tuyển. Nâng cao hiệu quả của công tác kế toán, hồ sơ chứng từ được lưu trữ và bảo quản tốt hơn, thuận lợi cho công tác tra cứu lấy số liệu khi cần. Qua đề tài này cũng nhằm góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm của nhân viên làm công tác kế toán trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công. Thấy được ý nghĩa quan trọng của việc bảo quản lưu trữ hồ sơ chứng từ tài chính kế toán. Khi áp dụng đề tài này sẽ giúp cho việc lưu giữ bảo quản hồ sơ, sổ sách chứng từ tài chính của đơn vị trường được hiệu quả, khoa học hơn, việc tìm kiếm lấy các số liệu, minh chứng sẽ thuận lợi, nhanh chóng, dễ dàng hơn. Nâng cao năng xuất hiệu quả công việc. Đề tài dễ áp dụng, dễ thực hiện đối với mọi đối tượng, phù hợp với tất cả các đơn vị trường học. * Các giải pháp để tiến hành giải quyết vấn đề: Biện pháp 1: Sắp xếp hồ sơ, chứng từ tài chính kế toán để bảo quản theo các đầu mục cụ thể. Để đảm bảo cho công tác quản lý hồ sơ chứng từ tài chính được khoa học chính xác, thuận lợi khi cần lấy thông tin phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, nắm bắt được việc sử dụng ngân sách thì công việc đầu tiên đó là phải sắp xếp toàn bộ hồ sơ chứng từ tài chính kế toán theo từng đầu mục cụ thể theo từng mảng công việc mà nhân viên kế toán đã thực hiện. Chúng tôi sắp xếp hồ sơ chứng từ kế toán theo các đầu mục như sau: Các loại chứng từ lên quan đến công việc của kế toán có rất nhiều nên trong mục này chúng tôi tiếp tục phân loại thành các mục chi tiết hơn giúp cho việc lưu trữ và bảo quản được thuận lợi hơn: Quyết định phân bổ, điều chỉnh giao dự toán cho đơn vị. Vào tháng đầu tiên của quý I hằng năm Phòng giáo dục huyện sẽ ra quyết định phân bổ giao dự toán ngân sách cho đơn vị chúng tôi, ngoài ra trong năm tài chính sẽ có thêm những quyết định bổ sung, thay đổi. Tôi sẽ tập hợp quyết định này cùng các quyết định bổ sung theo thứ tự từ quyết định đầu tiên đến quyết định cuối cùng rồi đóng quyển lưu trữ theo từng năm. b. Chứng từ thu của đơn vị. Sau khi kết thúc quý tôi sẽ đóng quyển và ghi sổ theo từng quý I, II, III, IV. Khi hết năm tài chính tôi sẽ tổng hợp thành bảng xem trong năm đó đã rút tiền mặt hết bao nhiêu tiền, từ nguồn nào, còn bao nhiêu tiền để cân đối ngân sách. Cuối cùng tôi sẽ lưu vào tủ hồ sơ để bảo quản lâu dài. c. Chứng từ chi của đơn vị. Chứng từ chi bằng tiền mặt trong đơn vị chúng tôi chính là các phiếu chi cho các cửa hàng cung cấp thực phẩm cho học sinh ăn bán trú, sau khi rút tiền mặt từ kho bạc nhà nước chúng tôi sẽ tiến hành chi trả tiền mặt cho các cửa hàng cung cấp thực phẩm, khi chi trả tiền mặt cho chủ cửa hàng tôi yêu cầu chủ của hàng phải ký nhận vào sổ và xin xác nhận của nhà trường. Khi chi trả xong chúng tôi sẽ tập hợp các phiếu chi theo từng quý, từng năm tài chính, đóng quyển lưu trữ vào tủ hồ sơ. d. Chứng từ chi bằng chuyển khoản của đơn vị. - Từ năm 2014 đơn vị chúng tôi chính thức được nhận lương và các chế độ bằng hình thức chuyển khoản, qua đó giúp cho việc chi trả lương và các chế độ được nhanh chóng chính xác thuận tiện hơn so với hình thức chi trả bằng tiền mặt trước đây. Nhân viên thủ quỹ không còn phải lo lắng mỗi khi giữ một số tiền rất lớn để chi trả cho giáo viên và nhân viên. Việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản giúp cho việc chi trả lương và các chế độ cho cán bộ giáo viên và nhân viên được chính xác hơn, tránh sai sót, nhầm lẫn. Ngoài việc chi trả lương bằng hình thức chuyển khoản trong năm đơn vị chúng tôi còn chuyển khoản cho các hoạt động sau: Chuyển tiền sửa chữa. Chuyển tiền mua sắm công cụ, dụng cụ, tài sản khác. Chuyển tiền mua văn phòng phẩm đầu năm. Chuyển tiền sử dụng điện, chuyển kinh phí công đoàn. Tuy chi trả bằng hình thức chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng nhưng trước khi chuyển khoản tất cả các chứng từ này đều được tôi kiểm tra kỹ xin xác nhận của Ban giám hiệu. Đối với chuyển lương thì sẽ yêu cầu cán bộ, giáo viên nhân viên ký nhận đầy đủ vào bảng lương sau đó xin chữ ký xác nhận và dấu của nhà trường. - Đối với các trường hợp nghỉ ốm đau thai sản tôi yêu cầu ngay khi hết thời gian nghỉ phải nộp cho tôi giấy ốm, hoặc giấy ra viện bản gốc, những giấy tờ này được tôi dùng làm cơ sở tính tiền lương và chi trả các chế độ cho người nghỉ. Đây cũng chính là những giấy được tôi lưu cùng với chứng từ chi lương. - Sau khi thực hiện chi trả bằng hình thức chuyển khoản tôi sẽ kiểm tra các phiếu chứng từ sau đó đóng quyển sắp xếp theo từng quý I, II, III, IV ghi sổ và lưu trữ phục vụ công tác thanh kiểm tra sau này. - Đối với các khoản chuyển bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp hàng tháng sau khi chuyển xong tôi sẽ tập hợp các chứng từ theo từng tháng và từng quý đăng ký vào một sổ đóng quyển và lưu vào tủ hồ sơ. e. Chứng từ thu sự nghiệp của đơn vị. - Đơn vị chúng tôi có hai lần thu học phí của học sinh trong năm học vào học kỳ I và học kỳ II. Sau khi thu tiền của phụ huynh học sinh chúng tôi sẽ viết phiếu thu đầy đủ, sau đó thủ quỹ nhà trường mang nộp cho kho bạc vào tài khoản tiền gửi của đơn vị, rồi tập hợp các chứng từ này đóng quyển riêng. 2. Các loại sổ sách lên quan đến công tác kế toán. Người làm công tác kế toán cần mở các loại sổ sau: Sổ tài sản, sổ theo dõi công cụ dụng cụ, sổ ghi chi tiết các hoạt động, sổ theo dõi các nguồn kinh phí đã sử dụng, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ quỹ tiền gửi..Tất cả các loại sổ này được tôi nhập thông tin, ghi chép theo từng mảng công việc đã thực hiện. Nội dung chủ yếu của các loại sổ là phản ánh chi tiết hoạt động thu chi của đơn vị, khi cần lấy số liệu phục vụ cho công tác nhân viên kế toán chỉ cần mở sổ là có thể lấy được số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho công việc. Các loại sổ này được tôi làm trên máy tính cho khoa học, sạch sẽ sau đó tôi in ra đóng quyển trình Hiệu trưởng ký đóng dấu của nhà trường cùng với dấu giáp lai từ trang đầu đến trang cuối rồi đưa vào lưu trữ như sau. Sau khi hết tháng hoặc hết quý tôi sẽ sắp xếp vào hồ sơ lưu trữ và làm nhãn tên hồ sơ dán lên bìa hồ sơ. Biện pháp 2: Quản lý hồ sơ chứng từ trong việc chi tiền mặt. Khi nhận tiền mặt tại kho bạc tôi thường kiểm tra kỹ số lượng tiền nhận có đúng với chứng từ và thường yêu cầu thủ quỹ kho bạc kiểm đếm lại số tiền tránh trường hợp sai sót hoặc tiền hỏng rách không sử dụng được. Sau khi nhận tiền về tôi sẽ vào sổ quỹ tiền mặt, trong đó ghi chi tiết nhận tiền vào ngày nào, bao nhiêu tiền số tiền đó dùng để chi việc gì. VD: Chi cho việc mua thực phẩm ăn bán trú của học sinh. Tôi sẽ kiểm đếm lại phân loại theo từng mục cần phải chi trả và cất số tiền đó vào két sắt của nhà trường do tôi quản lý. Vào ngày cuối tháng tôi sẽ tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt còn lại trong két với sự có mặt của nhân viên Kế toán và Ban giám hiệu nhà trường. Việc kiểm tra này được lập biên bản và ghi chi tiết trong két còn tiền hay đã hết nếu còn thì còn bao nhiêu, số lượng từng loại tiền, lý do tiền còn lại. Trong việc chi trả tiền mặt cho phụ huynh học sinh khi nhận các chế độ để đảm bảo cho việc hồ sơ có đầy đủ số liệu, chính xác tránh xảy ra sai sót chúng tôi thường tiến hành như sau: Trước khi chi trả tiền mặt cho phụ huynh học sinh chúng tôi phải tra soát lại tất cả các thông tin như họ và tên học sinh, ngày tháng năm sinh, học lớp nào, họ và tên bố mẹ học sinh, những thông tin này trùng khớp giữa giấy khai sinh, hộ khẩu của gia đình học sinh với quyết định của cấp có thẩm quyền ban hành về việc chi trả chế độ cho học sinh. Sau đó tiến hành họp phụ huynh học sinh có sự tham gia của các trưởng bản, giáo viên chủ nhiệm để thông báo chế độ mà học sinh được nhận lập biên bản họp và biên bản cấp phát tiền có xác nhận của trưởng bản và phụ huynh đại diện. Sau đó mới tiến hành cấp phát tiền cho các phụ huynh học sinh. Khi phụ huynh nhận tiền phải có sự chứng kiến của giáo viên chủ nhiệm điểm bản đó nhằm xác nhận tính chính xác tránh trường hợp người khác mạo danh lấy hộ. Khi phụ huynh nhận tiền chúng tôi yêu cầu phụ huynh học sinh ký vào hai danh sách và điểm chỉ vào một danh sách nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan. Tất cả các danh sách phát tiền và biên bản họp phải có đầy đủ chữ ký của phụ huynh học sinh giáo viên chủ nhiệm, trưởng bản, xin xác nhận của Ban giám hiệu và Ủy ban nhân dân xã. Sau đó chúng tôi tập hợp sắp xếp tất cả danh sách, biên bản đó lại đóng quyển và lưu trữ vào tủ hồ sơ. Biện pháp 3: Sử dụng phần mềm kế toán chuyên dụng và ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng xuất hiệu quả chất lượng công việc. 4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Việc áp dụng sáng kiến vào trong công tác trong thời gian qua đã góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tài chính kế toán, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả chung trong công việc của nhà trường, giúp bản thân chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Áp dụng sáng kiến giúp cho việc quản lý bảo quản hồ sơ sổ sách chứng từ kế toán được bảo quản tốt, khi cần lấy số liệu thông tin phục vụ cho việc thanh tra kiểm tra được nhanh chóng thuận tiện, không mất nhiều thời gian tìm kiếm. Đảm bảo tính thống nhất chặt chẽ trong hồ sơ chứng từ. Áp dụng sáng kiến cùng với việc tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và trong công việc giúp cho công việc được đơn giản hóa đi rất nhiều, việc quản lý số liệu được thuận tiện khi cần có thể trích xuất nhanh chóng chính xác. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Đề tài đã được chúng tôi tổ chức áp dụng vào công việc của bản thân chúng tôi và nhận thấy có hiệu quả tại trường Mầm non Đán Tuyển. Đề tài dễ áp dụng với tất những nhân viên làm công tác kế toán trong các đơn vị trường học mà có thể giới thiệu cho tất cả những nhân viên làm công tác kế toán trong những đơn vị hành chính sự nghiệp khác. 6. Các thông tin cần được bảo mật: Không 7. Kiến nghị, đề xuất: 7.1 Với Phòng GD&ĐT huyện Tân Uyên Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tài chính kế toán để các đồng chí kế toán các đơn vị trường học được giao lưu chia sẻ kinh nghiệm của bản thân với các đồng nghiệp đồng thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc đang gặp phải của bản thân. Tạo điều kiện để đề tài được ứng dụng, triển khai rộng hơn trong các đơn vị trường học. 7.2 Với Ban giám hiệu nhà trường - Tạo điều kiện cho nhân viên kế toán được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ tài chính kế toán do các cấp tổ chức. - Tạo điều kiện để nhân viên kế toán đi học nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Đầu tư mua sắm các trang thiết bị, máy móc, tài liệu, đồ dùng, dụng cụ phục vụ hiệu quả cho công tác kế toán nói chung và công tác bảo quản lưu trữ hồ sơ tài chính nói riêng trong nhà trường. 8. Tài liệu kèm: Không XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Đoàn Mạnh Linh Đoàn Thị Xen
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Biện Pháp Quản Lý Nề Nếp Trong Công Tác Chủ Nhiệm Lớp
– Tìm hiểu học sinh: Về lực học (qua học bạ lớp 6), thi khảo sát đầu năm, từ đó để xây dựng một mạng lưới tự quản trong lớp, cán bộ lớp, cán bộ tổ phải là học sinh gương mẫu học lực giỏi.
+ Chia nhóm học tập: Cả lớp chia làm 4 tổ, mỗi tổ chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm có ít nhất 1 học sinh học lực giỏi làm tổ trưởng (các nhóm trưởng là lực lượng nòng cốt cho tổ).
+ Quy định rõ chức năng và nhiệm vụ cho từng loại cán bộ.
+ Lên kế hoạch hoạt động bồi dưỡng cho cán bộ lớp, tổ riêng, cán bộ nhóm riêng.
+ Hướng dẫn nội dung ghi chép sổ công tác cho cán bộ.
Một số biện pháp quản lý nề nếp trong công tác chủ nhiệm lớp A- Đặt vấn đề: 1- Lý do chọn đề tài: Trong sự nghiệp phát triển giáo dục của nước nhà, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định việc giáo dục con người là quốc sách "Muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển giáo dục đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố của sự phát triển nhanh và bền vững" thì công tác làm chủ nhiệm lớp của một giáo viên là vô cùng quan trọng để thực hiện được mục tiêu của phát triển giáo dục đào tạo, nó quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh trong lớp mình phụ trách. Xuất phát từ mục tiêu của giáo dục đào tạo, quan điểm của Đảng và Nhà nước từ thực tiễn công tác với những kết quả đã đạt được trong năm qua tôi xin mạnh dạn nêu "Một số biện pháp quản lý nề nếp trong công tác chủ nhiệm lớp" nhằm nâng cao chất lượng dạy và học góp phần phụ vụ sự nghiệm phát triển giáo dục - đào tạo của đất nước. 2- Mục đích và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp: a) Mục đích của giáo viên chủ nhiệm: Cùng với giáo viên bộ môn các đoàn thể trong, ngoài nhà trường, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành "nhân cách" của học sinh trong lớp. Vì thế người giáo viên chủ nhiệm phải thực sự gần gũi quan tâm và yêu thương học sinh. b) Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: - Dạy và tổ chức các hoạt động học tập trong và ngoài giờ của học sinh. - Nắm vững kế hoạch giảng dạy, giáo dục của nhà trường để thực hiện trong lớp học. - Làm trung tâm, hạt nhân trong việc xây dựng quan hệ thầy trò xã hội chủ nghĩa. - Cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học thành đơn vị tập thể xã hội chủ nghĩa mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh. - Hiểu rõ từng đối tượng học sinh trong lớp có phương pháp giáo dục thích hợp. - Chỉ đạo trong việc kết hợp với các lực lượng giáo dục. - Nhận định đánh giá chính xác học sinh. - Chịu sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của Nhà trường. 3- Đối tượng và phạm vi giáo dục: Lớp 7B trường THCS Lương Chí. B- Giải quyết vấn đề: I/- Thực trạng đặc điểm tình hình học sinh trong lớp: 1- Đặc điểm: Lớp 7B có sĩ số: 44 học sinh. Trong đó: Nữ: 19 học sinh Nam: 25 học sinh - Học sinh trong Thị trấn: 10 em - Học sinh các xã khác (hầu như xã nào cũng có). - Học sinh miền núi: 1 em 2- Thuận lợi: Được giảng dạy, chủ nhiệm lớp của trường chất lượng cao, là một thuận lợi đối với bản thân. Khi được giao công tác chủ nhiệm tôi tìm hiểu lý lịch và sơ lược về hoàn cảnh của từng học sinh, cũng như tình hình học tập của các em. Được biết: Hầu như các bậc phụ huynh đều rất quan tâm đến việc học tập của con em mình, các em đều có ý thức để học tập, ngoan kính thầy cô, mến bạn ... Đó là những thuận lợi cơ bản cho công tác chủ nhiệm lớp đối với bản thân. 3- Khó khăn: - Phần lớn là các em ở xa tập trung về học nên phải ở trọ, không được bố mẹ gần gũi trực tiếp quan tâm, hơn nữa các em còn nhỏ nhiều khi nhớ nhà hay một yếu tố tâm lý nào đó không có phụ huynh kịp thời nhắc nhở, động viên thì rất dễ ảnh hưởng đến việc học tập và rèn luyện của các em. - Mặt khác gần trường học có rất nhiều nới kinh doanh những trò chơi điện tử, Bi-a, Intơnet .... Nếu không quản lý tốt các em thì chính những nơi đấy là nơi học sinh hay tụ tập nhất. - Điều kiện sân chơi của nhà trường chật hẹp, ảnh hưởng lớn đến vui chơi giải trí của các em. Biết được những thuận lợi và khó khăn tôi xác định cho mình những việc cần làm của một giáo viên chủ nhiệm lớp phải là chỗ dựa vững chắc, là niềm tin, là "người mẹ thứ hai" của các cháu. 4- Những chỉ tiêu lớp tôi phải đạt được trong năm học 2005-2006 là: - Hạnh kiểm: Tốt: 37 em Khá: 7 em - Học lực: Giỏi: 10 em Khá: 32 em Trung bình: 2 em Chi đội phải là Chi đội vững mạnh * Nắm được đặc điểm tình hình của lớp, những yếu tố tích cực, tiêu cực đến hoạt động của lớp tôi (tác động) đã vạch ra cho mình những kế hoạch và việc làm cụ thể. II/- Những biện pháp đã thực hiện: - Tìm hiểu học sinh: Về lực học (qua học bạ lớp 6), thi khảo sát đầu năm, từ đó để xây dựng một mạng lưới tự quản trong lớp, cán bộ lớp, cán bộ tổ phải là học sinh gương mẫu học lực giỏi. + Chia nhóm học tập: Cả lớp chia làm 4 tổ, mỗi tổ chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm có ít nhất 1 học sinh học lực giỏi làm tổ trưởng (các nhóm trưởng là lực lượng nòng cốt cho tổ). + Quy định rõ chức năng và nhiệm vụ cho từng loại cán bộ. + Lên kế hoạch hoạt động bồi dưỡng cho cán bộ lớp, tổ riêng, cán bộ nhóm riêng. + Hướng dẫn nội dung ghi chép sổ công tác cho cán bộ. - Xếp nơi ngồi ổn định, để tiện việc theo dõi cho nhóm, cho tổ. Hàng tháng chỗ ngồi được chuyển hợp lý để tiện cho việc theo dõi trên bảng. Mỗi tổ được xếp trong 3 bàn, tổ trưởng quán xuyến chỉ đạo các nhóm, nhóm trưởng là người theo dõi, giúp đỡ các thành viên nhóm mình phụ trách. Vì thế vai trò của nhóm trưởng cũng rất quan trọng, nhóm trưởng phải gương mẫu, học tốt và các thành viên trong nhóm phải có trách nhiệm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, giúp đỡ không phải là che dấu khuyết điểm của bạn, không phải là cho bạn chép bài kiểm tra hay bài tập ....mà phải đấu tranh phê bình nếu bạn sai, biết chỉ ra cho bạn những khuyết điểm mà bạn mắc phải và phải thực lòng thương yêu bạn. Vui khi bạn có nhiều thành tích và biết lấy bạn là tấm gương để mình học tập. Nhóm học tập không phải là chỉ để học ở trường mà ở nhà cũng thế, thường xuyên trao đổi qua lại để chia sẻ với bạn. Nếu không may bạn bị ốm thì cháp bài và giảng bài cho bạn. Việc phân nhóm học tập vốn đặc thù học sinh của lớp 7B đây là một vấn đề khó. Phân làm sao để các em đi học xa nhà phải trọ lại lúc nào cũng thấy như mình có người trong gia đình ở cạnh cùng chia sẻ, động viên lúc ốm đau, lúc nhớ nhà với bạn, rủ nhau đi chơi cầu lông hay đá bòng ở sân trường sau buổi tan học. - Hàng ngày, hàng tuần các nhóm phải báo cáo tình hình của nhóm mình với tổ, các tổ báo cáo với lớp trưởng. Cùng với sự theo dõi của mình lớp trưởng phải nắm được cụ thể mọi hoạt động của lớp. Làm cơ sở để giáo viên chủ nhiệm biết được khi không có tiết dạy lớp mình. - Giáo viên chủ nhiệm bám sát kế hoạch đội đặc biệt là hoạt động GD ngoài giờ lên lớp để có kế hoạch cụ thể cho lớp mình sinh hoạt theo chủ điểm: Hoạt động GD ngoài giờ vừa là một môn học, vừa là sân chơi thật sự bổ ích để giữa các tổ trong lớp thi đua với nhau, các em cùng vui chơi, tìm hiểu về quê hương đất nước, về lễ nghĩa "Tôn sư trọng đạo", "Uống nước nhớ nguồn"... Không sa vào nơi tụ tập của những tệ nạn xã hội ... Môn học hoạt động GD ngoài giờ lên lớp càng phải chú trọng vì cung cấp và mở rộng những kiến thức mà các em đã tiếp thu được qua các môn học ở trên lớp. Các em biết vận dụng những kiến thức đã học và thực tiễn cuộc sống, bổ sung thêm vốn kinh nghiệm trong sinh hoạt tập thể ở trường, ở gia đình, ngoài xã hội. Góp phần phát triển thái độ tích cực trong học tập và rèn luyện hằng ngày. Qua mỗi chủ điểm sinh hoạt hàng tuần, hàng tháng giáo viên chủ nhiệm có phát động thi đua sơ kết, tổng kết, khen che đúng mực để khích lệ tinh thần học tập của các em. - Liên hệ với giáo viên bộ môn để nắm bắt được tình hình học tập của lớp, những học sinh nào bị phê bình, giáo viên phải có biện háp giáo dục thích đáng để học sinh kịp thời sửa chữa. - Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh bằng sổ liên lạc hay qua điện thoại (trường hợp đột xuất) để phụ huynh biết được tình hình học tập, rèn luyện của con em mình. - Kết hợp chặt chẽ với đội để thực hiện tốt nề nếp sinh hoạt đúng, đều theo quy định với việc thực hiện tốt nề nếp hoạt động mục tiêu cuối năm học này lớp tôi sẽ phấn đấu vượt chỉ tiêu được giao. Cụ thể là: + Hạnh kiểm: Tốt: 40 em Khá 4 em + Học lực: Giỏi 14 em Khá: 30 em Và hoạt động đội xếp thứ 3 toàn trường. C- Kết luận: 1- Kết quả nghiên cứu: Chính vì có được nề nếp sinh hoạt tốt nên gần 1 nưm qua lớp tôi đều hoàn thành và thực hiện tốt mọi nhiệm vụ của người học sinh, không có học sinh vi phạm quy chế, nội quy của trường, của đội đề ra, học tập thi cửa nghiêm túc. - Hoạt động văn thể mĩ: + Văn nghệ: Xếp thứ 3 + Cầu lông đôi nam: Xếp thứ 3 toàn trường. - Xây dựng được tập thể học sinh đoàn kết, thường yêu giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Không có học sinh nào sa vào những nơi tụ tập của các tệ nạn xã hội. - Hoạt động trong 15 phút đầu giờ và các tiết hoạt động ngoài giờ lến lớp thực hiện tốt, sau tiết học tổ chức cho các em những trò chơi bổ ích như: đá cầu, vui kể chuyện, câu đố .... cuối buổi học các em có thể đến trường chơi những môn thể thao tập thể: Kéo co, đá bóng, cầu lông ... Chính từ những trò chơi này các em thầy tình bạn gắn bó hơn, yêu trường, yêu lớp hơn. - Không có học sinh vỗ lễ với thầy cô giáo, các em thi đua thực hiện tốt mọi quy định của nhà trường. + Không đi xe trong trường. + Không nói tục, chửi bậy. + Tôn trọng thầy cô giáo, cũng như nhân viên của trường. + Không gay gổ với bạn bè, tuyệt đổi không có học sinh nào đánh nhau. + Đồng phục mùa động, mùa hè thực hiện tốt. + Không ăn bánh, ăn quà vặt làm mất vẻ đẹp của người học sinh. + Không tụ tập ở cổng trường. + Không viết, vẽ bậy lên bàn ghề, tường phòng học. * Kết quả trong suốt thời gian qua được Ban chỉ huy Liên đội đánh giá như sau: - Tháng 9: Xếp thứ 5/12 - Tháng 10: Xếp thứ 4/12 - Tháng 11: Xếp thứ 4/12 - Tháng 12: Xếp thứ 4/12 - Tháng 01: Xếp thứ 3/12 - Tháng 02: Xếp thứ 2/12 - Tháng 03: Xếp thứ 2/12 2- Kiến nghị - Đề xuất: * Nề nếp tốt là cơ sở để các em học tập tiếp thu bài tốt. Vì thế trong việc làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi thấy cần kiến nghị với Ban giám hiệu nhà trường một số vấn đề sau: + Sân trường quá hẹp không có nơi để các em chơi. Tôi xin cảm ơn. Ngày tháng năm 2006 Người viết Nguyễn Thị NgọcSáng Kiến Kinh Nghiệm: Một Số Biện Pháp Bảo Quản Tốt Hồ Sơ Lưu Trữ Và Công Tác Tuyển Sinh Trong Nhà Trường
Sáng kiến kinh nghiệm THCS
Sáng kiến kinh nghiệm văn thưSáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp bảo quản tốt hồ sơ lưu trữ và công tác tuyển sinh trong nhà trường là sáng kiến kinh nghiệm THCS, nhằm giúp nhà trường quản lý hồ sơ sổ sách và công tác tuyển sinh được tốt hơn. Mời các bạn tham khảo tài liệu.
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp giải toán vận tốc trung bình Sáng kiến kinh nghiệm – Hướng dẫn học sinh tìm lời giải cho bài toán chứng minh bằng phương pháp phân tích ngược trong môn hình học lớp 7
I/ PHẦN GIỚI THIỆU:
Tên sáng kiến kinh nghiệm (hoặc vận dụng SKKN):
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO QUẢN TỐT HỒ SƠ LƯU TRỮ VÀ CÔNG TÁC TUYỂN SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG
– Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Nhung
– Thời gian thực hiện: Tháng 09/ 2014.
– Không gian áp dụng: Trường THCS Long Hòa.
– Thời gian áp dụng: Năm học 2014 – 2023.
II/ PHẦN NỘI DUNG: 1/ Đặt vấn đề: – Xuất phát điểm:
Trong sự nghiệp đổi mới quản lý và cải cách hành chính nước ta, công tác hành chính có vị trí quan trọng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
Thực hiện tốt công tác này không những góp phần vào công cuộc đổi mới quản lý nhà nước và cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống văn bản, bảo đảm thông tin cho lãnh đạo trong việc ra quyết định quản lý, mà còn giúp cho việc lưu trữ, bảo quản, khai thác tốt nguồn thông tin quý giá được hình thành trong quá khứ.
Ngày nay người ta rất coi trọng công tác hành chính văn thư, công tác hành chính văn thư tốt sẽ giúp nhà quản lý, quản lý tốt hồ sơ thông tin của đơn vị đầy đủ, thông tin tốt sẽ giúp nhà quản lý quyết định được chính xác.
Khi qui mô nhà trường càng lớn, yêu cầu nhiệm vụ càng cao, trang bị càng ngày càng nhiều và hiện đại, quan hệ xã hội ngày càng rộng và chặt chẽ, công tác hành chính văn thư nói chung, công tác học vụ nói riêng cũng không ngừng tăng lên về khối lượng, về phạm vi và càng đòi hỏi phải có chất lượng, tiêu tốn ít thời gian của người cán bộ quản lý cho nên việc tạo điều kiện để người Hiệu trưởng có những hiểu biết về công tác này là cần thiết.
– Lý do chọn đề tài:
Những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác văn thư lưu trữ. Nội dung nghiệp vụ đã được Cục văn thư và Lưu trữ nhà nước – Bộ nội vụ từng bước triển khai hướng dẫn ngày càng hoàn thiện hơn.
Việc sưu tầm, tuyển chọn và hệ thống hóa các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Đảng và Nhà nước về công tác Văn thư – Lưu trữ là một công việc làm cần thiết nhằm đám ứng nhu cầu thông tin của lãnh đạo, cán bộ viên chức các cơ quan đơn vị, các tổ chức nói chung và cán bộ viên chức đang làm công tác văn phòng, công tác chuyên môn ngành Văn thư – Lưu trữ nói riêng.
Qua quá trình công tác trong nhà trường, việc tổ chức quản lý và giải quyết các loại văn bản bằng phương pháp khoa học trên cơ sở những qui định chung của nhà nước, tôi nhận thấy công tác hành chính văn thư nói chung, công tác học vụ nói riêng trong đó công tác tuyển sinh vô cùng quan trọng nên tôi quyết định chọn đề tài: ” Một số biện pháp bảo quản tốt hồ sơ lưu trữ và công tác tuyển sinh trong nhà trường” làm sáng kiến kinh nghiệm nhằm giúp nhà trường quản lý hồ sơ sổ sách và công tác tuyển sinh được tốt hơn.
– Tầm quan trọng của vấn đề chọn đề tài:
Công tác hành chính chủ yếu là thu thập, xử lý, bảo quản, truyền đạt thông tin giữa đơn vị với cơ quan khác và giáo viên, học sinh trong nhà trường.
Công tác hành chính bao gồm các việc như: Giao dịch, lưu trữ hồ sơ, văn bản, báo cáo và các tư liệu, thống kê… trên tất cả các mặt họat động.
Văn phòng nhà trường vừa là nơi giao dịch, vừa là nơi lưu trữ hồ sơ, văn bản của nhà trường, cũng vừa là nơi thông báo các chủ trương, kế hoạch, lịch công tác hàng tháng, hàng tuần của nhà trường để giáo viên biết mà thực hiện.
Văn phòng nhà trường có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng trong công tác văn thư, lưu trữ, trong công tác quản lý tài sản vật tư, thực hiện chế độ chính sách, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh làm tốt nhiệm vụ dạy và học. Về mặt hành chính, văn phòng đóng vai trò một trạm thông tin.
Muốn thực hiện vai trò của một trạm thông tin, văn phòng phải thực hiện một số biện pháp nghiệp vụ: Tiếp nhận, ghi nhớ, truyền đạt, theo dõi và phối hợp công việc nhằm giúp cho Hiệu trưởng quản lý nhà trường có hiệu quả và đưa mọi hoạt động vào nề nếp.
Công tác tuyển sinh vào trường THCS thực hiện theo Quy chế của Bộ giáo dục và Đào tạo, đảm bảo nghiêm túc, an toàn, công bằng, chính xác, đánh giá đúng trình độ người học phản ánh đúng chất lượng dạy và học, thực hiện nghiêm túc theo sự chỉ đạo của Sở giáo dục, Phòng giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh trong năm học, bằng phương thức xét tuyển phải đúng quy chế tuyển sinh Trung học cơ sở và tuyển sinh Trung học phổ thông (ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2013/TT-BGDĐT ngày 30/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Do đó việc xác định giá trị hồ sơ phải được tiến hành một cách thận trọng, đảm bảo những nguyên tắc, phương pháp và tiêu chuẩn nhất định để quản lý tốt hồ sơ, đó là tầm quan trọng mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp bảo quản tốt hồ sơ lưu trữ và công tác tuyển sinh trong nhà trường “.
– Phạm vi của SKKN và đối tượng áp dụng:
Toàn thể giáo viên và học sinh trường THCS Long Hòa.
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Về Quản Lý Thiết Bị Dạy Học
Phát triển giáo dục là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển toàn diện của đất nước. Vì thế cho nên muốn đất nước phát triển thì nhất định phải có sự đầu tư toàn diện cho giáo dục, trong đó sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhất thiết không thể thiếu được.
Căn cứ vào tình hình thực tiễn của ngành Giáo dục, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ra Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT, ngày 18 tháng 08 năm 2014 về nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2014 – 2023: Toàn ngành tập trung triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm từng bước chuẩn hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, ưu tiên xây dựng phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, cơ sở thực hành và thiết bị dạy học, tiếp tục thực hiện xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực phát triển giáo dục.
Hơn nữa, đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Hai không”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thật sự đi vào chiều sâu. Đồng thời đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”.
Trên tinh thần đó, hàng năm Sở giáo dục đều tiến hành kiểm tra, rà soát và bổ sung CSVC, trang thiết bị dạy học cho các đơn vị trường học. Song song đó nhu cầu cấp thiết đặt ra: việc quản lí và sử dụng trang thiết bị như thế nào đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục.
ác loại hồ sơ sổ sách, bổ sung thêm những trang thiết bị còn thiếu trong sổ, lập thêm những loại sổ chưa có, đảm bảo đầy đủ các loại sổ theo yêu cầu của Sở GD: Sổ theo dõi sử dụng thiết bị giáo dục. Sổ theo dõi tài sản nơi sử dụng. Sổ tiêu hao vật tư, thiết bị. Sổ theo dõi thực hành thí nghiệm. Sổ theo dõi ứng dụng CNTT theo từng máy. Cập nhật sổ sách thường xuyên, kịp thời. Đôn đốc GV tăng cường sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT khi lên lớp: Trong điều kiện CSVC đã kiên cố, hệ thống CNTT được lắp đặt cố định trên phòng học, hệ thống điện ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó chúng tôi luôn nghĩ cách lưu trữ hệ thống HSSS mang tính logic, khoa học theo quy trình 3 dễ. Cụ thể: Hệ thống HSSS được lưu trữ theo thứ tự từ 1 đến 8 thành một thể thống nhất: + Hồ sơ số 1: Lưu toàn bộ các Quyết định. Bên trong hồ sơ được chia thành nhiều nội dung lưu trữ: Quyết định: Bàn giao tài sản cho đơn vị ( Từ Sở GD). Quyết định: Bàn giao tài sản cho nơi sử dụng( của Trường ). Quyết định: V/việc Thành lập tổ công tác thiết bị. + Hồ sơ số 2: Lưu trữ tổng hợp các biên bản: Biên bản nghiệm thu tài sản; Biên bản bàn giao tài sản + Hồ sơ số 3: Lưu trữ toàn bộ các kế hoạch: Kế hoạch hoạt động phòng thiết bị; Kế hoạch hoạt động phòng THTN; Kế hoạch sử dụng ĐDDH + Hồ sơ số 4: Lưu trữ các báo cáo: Báo cáo sử dụng ĐDDH; Báo cáo sơ kết, tổng kết; Báo cáo năm học + Hồ sơ số 5: Dùng để lưu trữ hồ sơ các phòng học bộ môn: Phòng Lab; Phòng Lý, Hóa, Sinh, Tin học; Hồ sơ GDQP. + Hồ sơ số 6: Các loại sổ thiết bị: Sổ lưu hóa đơn, chứng từ; Sổ Tiêu hao tài sản; Sổ tài sản nơi sử dụng. + Hồ sơ số 7: Lưu trữ riêng sổ sử dụng ĐDDH( sổ này đặc trưng riêng biệt là theo dõi sử dụng hàng ngày của từng giáo viên, nên phải lưu riêng biệt). + Hồ sơ số 8: Lưu công văn đến: Hướng dẫn nhiệm vụ.; Công văn V/v Quá trình bảo quản và sử dụng trang thiết bị được tiến hành liên tục, xuyên suốt trong năm học, có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa CBQL, GV phụ trách quản lí TBDH và giáo viên bộ môn theo kế hoạch đã đề ra. 2.4 Kết quả đạt được: Qua những giải pháp nêu trên, kết quả thu lại được khả quan hơn so với trước: số liệu báo cáo cụ thể cho từng môn, từng GV. Chế độ báo cáo theo định kỳ, hàng tháng, học kì, cả năm, có nhận xét biểu dương đính kèm, cụ thể như sau: BÁO CÁO SỬ DỤNG ĐDDH Tháng 10 (từ ngày 01/10/2010 đến 31/10/2010) STT HỌ VÀ TÊN GV SỐ TIẾT SỬ DỤNG ĐDDH SỐ TIẾT ỨNG DỤNG CNTT SỐ TIẾT THỰC HÀNH ĐDDH TỰ LÀM NHẬN XÉT 1 TỔ VĂN 45 29 0 Đa số các tổ đều có sử dụng ĐDDH và ƯDCNTT vào bài dạy Tuy nhiên hiệu quả chưa cao, một số môn ƯDCNTT còn ít: Sử, Toán, Anh Văn. Riêng tổ Sử- địa-GDCD sử dụng có giảm so với tháng 09 (78/233 lượt) Yêu cầu quý Thầy, Cô tăng cường sử dụng ĐDDH khi lên lớp. 2 TỔ SỬ - ĐỊA -GDCD - TV 78 3 0 3 TỔ TOÁN - TIN 200 48 37 0 4 TỔ HÓA-SINH-TD-TB 235 27 16 0 5 TỔ ANH VĂN 113 2 0 6 TỔ LÝ 22 42 7 0 TỔNG CỘNG 693 151 60 0 ( Trích ngang báo cáo sử dụng ĐDDH tháng 10 năm học 2010-2011) Song song với kết quả đạt được đó, ý thức tự giác của tập thể giáo viên ngày càng cao, quá trình sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT có đều đặn và tự giác hơn, ngày càng mang tính kế hoạch . Chính vì thế kết quả sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT tăng lên liên tục, năm sau cao hơn năm trước cụ thể như sau: BÁO CÁO TỔNG KẾT SỬ DỤNG ĐDDH NĂM HỌC: 2011 - 2012 STT HỌ VÀ TÊN GV SỐ TIẾT SỬ DỤNG ĐDDH ĐDDH CÙNG KỲ NĂM: 2010-2011 SỐ TIẾT ỨNG DỤNG CNTT ƯDCNTT CÙNG KỲ NĂM 2010 -2011 SỐ TIẾT THỰC HÀNH THỰC HÀNH CÙNG KỲ NĂM 2010-2011 SỐ TIẾT SỬ DỤNG PHÒNG LAB 1 TỔ VĂN 369 248 334 200 2 TỔ SỬ - ĐỊA -GDCD - TV 1001 987 84 36 3 TỔ TOÁN - TIN 2255 1120 451 244 520 480 4 TỔ HÓA - SINH -TD - TB 2231 1476 324 170 207 160 5 TỔ ANH VĂN 705 929 63 28 317 6 TỔ LÝ 576 251 270 123 96 36 TỔNG CỘNG 7137 5011 1544 801 823 676 317 ( Trích ngang báo cáo tổng kết sử dụng ĐDDH năm học 2011 - 2012) Nhìn vào số liệu thống kê này cho chúng ta thấy có sự tiến bộ vượt bậc trong quá trình sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT. Từ đó kết quả dạy và học của thầy và trò cũng được nâng lên, qua các tiết THTN giúp học sinh có sự quan sát và nhận thức sâu sắc hơn, tạo cho học sinh có thêm sự đầu tư, đam mê và khám phá và trải nghiệm thực tế Hơn nữa từ ngay những ngày đầu khi trường vừa mới được trang bị Phòng Lab, ngay lập tức dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, CBQL thiết bị cùng với giáo viên bộ môn đã tiến hành lập kế hoạch và đưa vào hoạt động ngay, quá trình xử dụng vẫn chưa đầy một học kỳ nhưng kế quả thu lại đáng khích lệ, 317 tiết sử dụng phòng Lab chính là con số không nhỏ so với các đơn vị cùng được trang bị. Bên cạnh đó khâu quản lý trang TBDH cũng đi vào nề nếp và qui củ. Hiện nay, việc sử dụng ĐDDH đạt kết quả rất tốt theo kế hoạch đề ra, việc ứng dụng CNTT đã trở thành phong trào rầm rộ. Kết quả không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Không chỉ dừng lại ở đó, kết quả đó đã được tập thể chúng tôi tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa, với sự quyết tâm cao trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục và quá trình đổi mới phương pháp trong giảng dạy và kiểm tra, đánh giá, tăng cường sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, CBQL thiết bị cùng với bộ phận chuyên môn đã chủ động tham mưu, đề xuất với Hiệu trưởng nhà trường trang bị thêm các trang thiết bị CNC để phục vụ cho việc dạy và học: trong thời gian qua, bằng nguồn kinh phí vận động XHH, nhà trường đã trang bị thêm 06 màn hình LCD bố trí và lắp đặt cố dịnh vào các phòng học tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong giảng dạy và ứng dụng CNTT, đồng thời cũng mua sắm thêm nhiều ĐDDH: Máy tính cầm tay, thước, compa, bóng đá, bóng chuyền... Vì thế cho nên kết quả sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT liên tục tăng, điều đó được thể hiện cụ thể qua bảng thống kê báo cáo sau: BÁO CÁO TỔNG KẾT SỬ DỤNG ĐDDH NĂM HỌC: 2012 - 2013 STT HỌ VÀ TÊN GV SỐ TIẾT SỬ DỤNG ĐDDH ĐDDH CÙNG KỲ NĂM: 2011-2012 SỐ TIẾT ỨNG DỤNG CNTT ƯD CNTT CÙNG KỲ NĂM 2011 - 2012 SỐ TIẾT THỰC HÀNH THỰC HÀNH CÙNG KỲ NĂM 2011-2012 SỐ TIẾT SỬ DỤNG PHÒNG LAB 1 TỔ VĂN 582 369 514 334 2 TỔ SỬ - ĐỊA -GDCD 717 501 182 84 3 TỔ TOÁN 2423 1819 273 133 4 TỔ TIN HỌC 523 436 445 318 540 520 5 TỔ HÓA 746 652 194 130 120 109 6 TỔ SINH-KTNN 436 395 390 212 133 98 7 TỔ LÝ-KTCN 738 576 375 270 231 96 8 TỔ NGOẠI NGỮ 1067 705 14 63 518 9 TỔ THỂ DỤC- GDQP 1877 1684 5 TỔNG CỘNG 9109 7137 2392 1544 1024 823 518 Qua kết quả đạt được như trên không chỉ nhờ vào sự toàn tâm, toàn ý của cán bộ phụ trách mà còn nhờ vào sự đồng tâm, hiệp lực, đoàn kết, phấn đấu của tập thể CB,GV,NV nhà trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Từ đó, kết quả hoạt động của nhà trường luôn được nâng lên, cụ thể: - Việc sắp xếp và bảo quản ĐDDH đã đi vào nề nếp qui củ, theo quy trình 3 dễ " Dễ nhìn, dễ thấy, dễ lấy sử dụng", đồng thời tạo cho người quản lý dễ quan sát, kiểm tra và bảo quản, từ đó hạn chế rất lớn việc hư hỏng và mất mát trang thiết bị. - Hơn 8 năm qua với hơn 100 máy vi tính được trang bị phục vụ cho việc dạy-học và quản lý vẫn hoạt động bình thường, đặc biệt 02 phòng máy với hơn 70 máy vi tính phục vụ cho học sinh, số lượng máy hư hỏng, không sửa được rất thấp (chưa tới 20/100 máy), nhận định đây là kết quả lớn nhất của chúng tôi, từ khâu quản lý và bảo quản tốt đã góp phần tiết kiệm một khoản kinh phí rất lớn cho ngân sách nhà nước. - Từ kết quả sử dụng ĐDDH, ứng dụng CNTT và THTN đó cũng đã góp phần không nhỏ vào kết quả giảng dạy và học tập của thầy và trò, từ đó chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên và đi vào thực chất. + Đối với giáo viên: Năm học GV đạt LĐTT GV dạy giỏi cấp trường GV có SKKN cấp trường Chiến sĩ thi đua cơ sở GV có SKKN cấp tỉnh GV dạy giỏi cấp tỉnh 2011-2012 38 16 18 06 0 0 2012-2013 45 23 23 11 03 0 + Đối với học sinh kết quả học tập ngày càng được nâng lên, hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học, tỉ lệ học sinh giỏi, khá được nâng lên, học sinh yếu giãm đáng kể; tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng được duy trì ổn định ở mức khá cao, hiệu quả đào tạo tăng lên rõ nét. Số lượng học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh năm hoc 2011-2012: 24 giải, có 01 học sinh đạt giải 3 môn Tin học không chuyên toàn quốc; Đội học sinh của trường tham gia Hội khỏe Phù đổng cấp tỉnh đạt giải nhất toàn đoàn với 42 huy chương các loại. Năm học 2012-2013 đạt 19 giải học sinh giỏi cấp tỉnh; trong đó có 01 học sinh được chọn vào đội học sinh giỏi của tỉnh tham gia học sinh giỏi vòng toàn quốc môn Tin học. Từ đó kết quả chung của nhà trường cũng được nâng lên: - Năm 2012 được UBND tỉnh An Giang tặng Bằng khen về: thành tích thực hiện tốt cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh"; được Sở GD-ĐT công nhận "Tập thể lao động tiên tiến". - Năm 2013 được UBND tỉnh An Giang tặng Bằng khen về: thành tích thực hiện tốt Chỉ thị số 30-CT/TU của Tỉnh ủy An Giang về hạn chế tình trạng học sinh bỏ học; được UBND tỉnh An Giang công nhận "Tập thể lao đông tiên tiến xuất sắc". 3. Quá trình kiểm nghiệm lại kinh nghiệm: Tăng cường phát huy kết quả đạt được từ năm học trước, chúng tôi đã đề ra những kế hoạch hoạt động ngay từ đầu năm học cho từng phòng ban: TBDC, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ để duy trì kết quả đạt được và phát huy hơn nữa ở đầu năm học 2013 - 2014, kết quả đạt được như sau: BÁO CÁO TỔNG KẾT VIỆC SỬ DỤNG ĐDDH VÀ ỨNG DỤNG CNTT,THTN NĂM HỌC: 2013 - 2014 STT TỔ SỐ TIẾT SỬ DỤNG ĐDDH ĐDDH so với cùng kỳ SỐ TIẾT ỨNG DỤNG CNTT CNTT so với cùng kỳ SỐ TIẾT THTN THTN so với cùng kỳ SỐ TIẾT P. LAB SỐ TIẾT P. LAB ( cùng kỳ) NHẬN XÉT 01 TỔ NGỮ VĂN 769 582 719 528 Số tiết sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT đều tăng so với cùng kỳ năm học trước (ĐDDH tăng 187 tiết; CNTT tăng 191 tiết) 02 TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD 655 717 168 182 Số tiết sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT đều giảm so với cùng kỳ năm học trước (ĐDDH giảm 62t; CNTT giảm 14t) 03 TỔ TOÁN 3221 2423 260 267 Số tiết sử dụng ĐDDH tăng so với cùng kỳ năm học trước( ĐDDH tăng 110t); CNTT tăng 2t 04 TỔ TIN HỌC 761 523 625 447 638 540 so với cùng kỳ năm học trước: Số tiết sử dụng ĐDDH tăng 238tiết ; CNTT tăng 178 tiết, THTN tăng 98 tiết. 05 TỔ HOÁ - SINH - KTNN 1335 1243 694 584 264 253 So với cùng kỳ năm trước: Số tiết sử dụng ĐDDH tăng 92 tiết: CNTT tăng 110 tiết; THTN tăng 11 tiết 06 TỔ LÝ 849 738 381 375 255 231 So với cùng kỳ năm trước: Số tiết sử dụng ĐDDH tăng 111 tiết: CNTT tăng 06 tiết; THTN tăng 24 tiết 07 TỔ NGOẠI NGỮ 1151 1067 14 14 0 0 970 518 So với cùng kỳ năm trước: Số tiết sử dụng ĐDDH tăng 84 tiết; THTN tăng 24 tiết 08 TỔ THỂ DỤC - GDQP 2070 1695 7 8 0 0 Số tiết sử dụng ĐDDH tăng 375 tiết, số tiết CNTT giảm 1t so với cùng kỳ năm trước TỔNG CỘNG 10811 8988 2868 2405 1157 1024 970 518 Bên cạnh đó phong trào tham gia làm ĐDDH ngày càng được đẩy mạnh thêm và đạt hiệu quả hơn, trong những năm qua có nhiều sản phẩm ĐDDH tự làm nhằm phục vụ cho việc dạy và học và tham gia dự thi ĐDDH cấp trường, trong đó 02 sản phẩm đạt giải cấp tỉnh . Hiên nay, việc sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT đã thật sự trở thành phong trào mạnh mẽ, đa số giáo viên đều có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao trong việc sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT, tuyệt đối không còn tình trạng dạy chay, không sử dụng ĐDDH khi lên lớp. Với kết quả đạt được như trên tôi tin rằng những giải pháp chúng tôi đề ra thật sự mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng và bảo quản ĐDDH, trang thiết bị của nhà trường. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, thành tích chung của nhà trường cũng được nâng lên, cụ thể: nhờ CSCV khang trang, trang thiết bị của nhà trường ngày càng phong phú, đa dạng, tạo sân chơi bổ ích cho học sinh đã thực sự hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học, học sinh giỏi, khá được nâng lên, học sinh yếu giảm đáng kể, học sinh đạt giải học sinh giỏi trong các kỳ thi do Sở tổ chức ngày càng được tăng lên; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT và tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng trong những năm qua được duy trì ổn định ở mức khá cao, hiệu quả đào tạo tăng lên rõ nét. Hơn thế nữa, từ năm học 2012-2013, trường tôi được Sở giáo dục đào tạo công nhận: Trường có Phòng bộ môn Lý, Hóa, Sinh, 2 phòng Tin học đạt chuẩn mức 1. Thư viện được công nhận đạt chuẩn năm 2014. Chính kết quả này là sức mạnh, là niềm tin đã tiếp sức cho chúng tôi trong quá trình thực hiện, tập thể thầy, cô giáo nhà trường luôn động viên nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình giảng dạy, tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng CNTT trong dạy và học. Hiện nay việc sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT trong nhà trường thật sự đã trở thành phong trào mạnh mẽ trên tinh thần tự giác, tự ý thức, rất nhẹ nhàng và sinh động. Chính điều đó đã khẳng định được những giải pháp bảo quản và sử dụng trang thiết bị của chúng tôi từ những năm qua là đúng và đã đạt được hiệu quả cao, tăng dần theo từng năm với từng loại hình sử dụng. Một lần nữa, kết quả này được thể hiện tổng quát, cụ thể qua biểu đồ sau: ( Biểu đồ tổng quát số tiết sử dụng ĐDDH, ứng dụng CNTT,THTN,P.LAB Từ năm học 2009-2010 đến năm học 2013-2014) Từ việc tăng cường sử dụng ĐDDH, ứng dụng CNTT và tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy đã mang đến kết quả rất khả quan cho mọi hoạt động chung trong nhà trường: chất lượng dạy và học của thầy và trò trong những năm qua cũng tăng lên rõ nét: - Có 02 GV dạy giỏi cấp tỉnh; 14 GV đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở; 04 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen về thành tích 02 năm liền đạt danh hiệu CSTĐCS, cụ thể: Năm học 2010-2011 2011-2012 2012 - 2013 2013 - 2014 Số liệu GV 50 50 53 53 Đảng viên 19 22 28 33 CSTĐ cơ sở (Tỉnh) 06 15 11 14 (01) GV dạy giỏi trường 11 16 23 33 GV dạy giỏi cấp tỉnh 02 - Phòng học bộ môn Lý, Hóa, Sinh, Tin học được công nhận Phòng bộ môn đạt chuẩn; HKI năm học 2014-2023, Thư viện được công nhận đạt chuẩn. - Bản thân CBQL thiết bị được UBND Tỉnh tặng bằng khen với thành tích CSTĐ cơ sở 2 năm liền. - Từ đó tỉ lệ học sinh khá, giỏi được nâng lên rõ nét, học sinh yếu, kém giảm dần trong suốt những năm qua, được thể hiện qua sơ đồ sau: Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, Đại học-cao đẳng, học sinh giỏi được năng lên rõ nét và được duy trì ổn định: Năm học 2010-2011 2011-2012 2012 - 2013 2013 - 2014 TN THPT 97.63% 100% 99.11% 99.16% Đỗ CĐ - ĐH 58.2% 51.8% 46.8% 54.79% HS giỏi cấp tỉnh 14 giải 24 giải 20 giải 06 - Trường được Sở GD - ĐT An Giang tặng giấy khen tập thể CB,GV,NV của trường đạt danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc" và được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua và Bằng khen. Đặc biệt trong năm học này trường được công nhận đạt Chuẩn quốc gia mức độ I và kiểm định chất lượng, qua đánh giá ngoài đạt chất lượng mức độ I.. 4. Nguyên nhân thành công, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục: 4.1. Nguyên nhân thành công: Được sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của Sở giáo dục: Cung cấp, bổ sung đầy đủ TBDH cho đơn vị, giúp cho hệ thống trang thiết bị của trường được hoàn thiện, đa dang hơn, cảnh quan sư phạm luôn được quan tâm chăm sóc xanh-sạch-đẹp, tạo được môi trường giáo dục lành mạnh. Bên cạnh đó được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện cho chúng tôi làm việc thuận lợi. - Thầy cô giáo phấn khởi, tự tin, có tăng cường đầu tư soạn giảng, tăng cường sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng giảng dạy, trong công tác luôn thể hiện đoàn kết nội bộ để xây dựng trường sở, học sinh gắn bó với trường lớp, đoàn kết chăm chỉ học tập, có ý thức rèn luyện đạo đức hơn. Đồng thời được sự nhận thức cao của CB,GV,NV nhà trường đã góp phần tạo nên sự thành công trong việc sử dụng và bảo quản trang thiết bị của nhà trường hiệu quả hơn. 4.2. Những tồn tại, hạn chế: Tuy công việc đã đi vào ổn định, nề nếp qui củ nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực hiện tốt khâu đăng ký mượn TBDH trước khi sử dụng, nhất là TB ứng dụng CNTT; chưa có ý thức bảo quản TBDH tốt, khi sử dụng xong vẫn còn để thiết bị tùy tiện chưa trả về chỗ cũ từ đó dẫn đến sự trùng tiết, gây lộn xôn, ảnh hưởng đến kết quả sử dụng và giảng dạy. Một số trang thiết bị công nghệ cao của trường đã bị xuống cấp gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảng dạy. IV. PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI: Một số giải pháp quản lý và sử dụng trang thiết bị trường học đạt hiệu quả đã được áp dụng tại đơn vị tôi - Trường THPT Nguyễn Quang Diêu, từ những năm đầu khi cò rất khó khăn về CSVC, trang thiết bị dạy học còn hạn chế, thực tế đã qua áp dụng và kiểm nghiệm trong những năm qua thật sự đạt hiệu quả. Những giải pháp này không chỉ giúp cho bản thân tôi hay đơn vị tôi mà có thể giúp ích cho tất cả CB,GV quản lý trang thiết bị trường học ở những đơn vị khác nhằm quản lý TBDH tốt hơn; quá trình sử dụng TBDH và ứng dụng CNTT của GV hiệu quả hơn. Quá trình quản lý theo hệ thống, nề nếp qui củ. Từ vốn kinh nghiệm nhỏ bé này có thể nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng trang thiết bị tại đơn vị mình nói riêng và trong toàn ngành nói chung. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Để có thể góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH đạt hiệu quả cao, ngoài những giải pháp nêu trên còn đòi hỏi CBQL trang thiết bị phải có lòng yêu nghề, sự hăng say trong công việc, đừng vì sự khó khăn trước mắt mà nản lòng. - Trang thiết bị là tài sản, là vật chất cần được bảo quản và sử dụng đúng mục đích, khi chưa đi vào nề nếp tuyệt đối đừng nản lòng, phải có sự quyết tâm cao, cần có sự đoàn kết, đồng lòng trong tập thể sư phạm mới góp phần bảo quản và sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả cao. - Tăng cường đầu tư CSVC phục vụ cho việc dạy và học như đầu tư thiết bị CNC, thiết bị thực hành thí nghiệm bộ môn, khuyến khích giáo viên thường xuyên tự làm đồ dùng dạy học bộ môn, tạo sự hứng thú cho học sinh khi lên lớp. - Từ cái tâm của người quản lý và từ tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, CBQL phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên khi sử dụng. VI. KẾT LUẬN: Xuất phát từ cơ sở pháp lí, cơ sở lí luận, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, việc bảo quản và sử dụng TBDH đạt hiệu quả không còn là chuyện của riêng ai nữa mà là vấn đền của toàn ngành trong việc tăng cường CSVC góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, chống lãng phí bản thân xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp quản lý và sử dụng trang thiết bị đạt hiệu quả như trên. Có thể cô đọng lại như sau: - Nâng cao nhận thức cho tập thể CB, GV, NV trong việc quản lý và sử dụng TBDH. - Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyện môn, nghiệp vụ, kĩ năng quản lý cho CBQL và người phụ trách quản lý TBDH ở trường. - Tổ chức, quản lý TBDH hiệu quả, khoa học, có kế hoạch theo quy trình 3 dễ. Trong thời gian hết sức ngắn ngủi, tôi đã cố gắng cô đọng lại và mạnh dạn đề xuất những biện pháp mang tính thiết thực cho việc quản lý và sử dụng TBDH có hiệu quả. Tuy nhiên với khoảng thời gian ngắn ngủi này đề tài của tôi không thể đi sâu phân tích hết tất cả những chi tiết, những khía cạnh được, cũng không thể đề xuất hết những giải pháp tốt hơn nữa cho việc quản lý trang thiết bị. Xin được chia sẻ với quý Thầy, Cô đồng nghiệp với ý nguyện có thể góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng quản lý TBDH. Tuy nhiên cũng không thể trách khỏi sự thiếu sót, rất mong được sự góp sức của quý thầy cô để cùng tìm ra những giải pháp hữu hiệu hơn cho công việc, để công việc ngày càng được hoàn thiện hơn. Người viết Nguyễn Thị Ánh Hồng DANH MỤC VIẾT TẮT CSVC.cơ sở vật chất THPT...trung học phổ thông TBDH..thiết bị dạy học HS...học sinh GD - ĐT..giáo dục - đào tạo UBND.....ủy ban nhân dân CB,GV,NV......cán bộ, giáo viên, nhân viên XHH.xã hội hóa THTN.thực hành thí nghiệm ĐDDH....đồ dùng dạy học CNTT....công nghệ thông tin THCS...trung học cơ sở HKI......học kì một GD...giáo dục GV..giáo viên CBQL....cán bộ quản lý CNH...công nghiệp hóa HĐH..hiện đại hóa BGH...ban giám hiệu CB..cán bộ HSSS...hồ sơ sổ sách TB.thiết bị GD...giáo dụcCập nhật thông tin chi tiết về Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Giải Pháp Về Công Tác Bảo Quản, Quản Lý Chứng Từ Sổ Sách Kế Toán Trong Trường Học trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!