Xu Hướng 6/2023 # Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Biện Pháp Tiếp Tục Chỉ Đạo Xây Dựng “Trường Học Thân Thiện, Học Sinh Tích Cực” Ở Trường Tiểu Học Trung Hưng # Top 9 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Biện Pháp Tiếp Tục Chỉ Đạo Xây Dựng “Trường Học Thân Thiện, Học Sinh Tích Cực” Ở Trường Tiểu Học Trung Hưng # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Biện Pháp Tiếp Tục Chỉ Đạo Xây Dựng “Trường Học Thân Thiện, Học Sinh Tích Cực” Ở Trường Tiểu Học Trung Hưng được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

TRƯỜNG TH TRUNG HƯNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TIẾP TỤC CHỈ ĐẠO “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG HƯNG I- SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN Trường học là môi trường đầu tiên cho học sinh bắt đầu cuộc sống và lao động. Trong nhà trường Học sinh phải có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới . Môi trường giáo dục luôn có ảnh hưỡng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua mối quan hệ xã hội. Trong những năm qua, phần lớn nhiều trường tiểu học vẩn tồn tại phương pháp giảng dạy và giáo dục còn mang tính áp đặt, chưa quan tâm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Việc đánh giá sửa sai học sinh còn có những biểu hiện khắt khe, thiếu dân chủ. Học sinh còn những biểu hiện về nhân cách như: rụt rè, thiếu tự tin vào bản thân, không dám đề bạt ý kiến, không mạnh dạn thể hiện khả năng … Tình hình trên đòi hỏi các trường tiểu học phải có lựa chọn con đường, cách thức giáo dục phù hợp, để chuẩn bị thật tốt cho các em thành những người công dân tương lai, có trí tuệ và đạo đức tốt. Một trong các con đường đó là phải xây dựng cho được môi trường thân thiện trong trường tiểu học. Đó là hệ thống các hoàn cảnh, các điều kiện để tập thể học sinh quan hệ với cộng đồng một cách cởi mở, tích cực, cần thiết cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục của trường tiểu học. Để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, vào đầu năm học 2008-2009, Ngành giáo dục ban hành một số văn bản quan trọng. Trường tiểu học Trung Hưng được thành lập từ tháng 11/2001 Tuy cơ sở vật chất của trường còn gặp nhiều khó khăn, cảnh quan sư phạm được nâng cấp sửa chữa hàng năm. Chất lượng giảng dạy và các hoạt đọng giáo dục của trường cũng được đi lên, trong nhiều năm qua Trường hoàn thành nhiệm vụ được UBND Huyện tặng giấy khen. Tuy nhiên đối với 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường TH Trung Hưng thấy nhiều điểm còn thiếu sót và hạn chế và chưa đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu, nội dung của Bộ. Qua nghiên cứu, học tập và quán triệt các văn bản của Ngành. Là một cán bộ quản lý tôi đã chọn đề tài: Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường tiểu học trung hưng. II- PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Qua nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của ngành, chỉ thị, Kế hoạch của bộ giáo dục và đào tạo; Kế họach liên ngành thể thao và du về phong trào “xây dựng truờng học thân thiện, học sinh tích cực” qua nhiều năm thực hiện trường bở ngỡ và gặp khó khăn nên nhà trường cũng cố Ban chỉ đạo của trường để thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu và nội dung. Về khảo sát thực trạng của trường Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng của trường bám theo 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung của phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Tuy cơ sở vật chất của nhà trường được xây dựng mới 3 điểm nên khang trang xanh – sạch- đẹp, đảm bảo cho việc dạy và học . Với đặc điểm đối tượng học sinh vào trường có nhiều khó khăn, Nên những năm qua nhà trường rất chú ý tổ chức nhiều hoạt động tập thể và rèn luyện kỉ năng sống cho học sinh; tính tích cực của học sinh còn còn nhiều hạn chế. Với đặc điểm đối tượng học sinh có đôi lúc không mấy thiết tha với việc học. Nên những năm qua nhà trường đặt mục tiêu giáo dục cho học sinh yêu trường nến lớp bằng cách tổ chức nhiều hoạt động tập thể thu hút được nhiều học sinh học sinh. việc khảo sát này giúp cho nhà trường thấy rõ tình hình, điều kiện của mình khi tham gia phong trào. Kết quả khảo sát là căn cứ giúp trường đề ra kế hoạch xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong năm 2014-2015 và những năm tiếp theo. Trong năm học 2014-2015 để động đến giáo viên và học sinh tìm hiểu mối quan hệ trong nhà trường, mối quan hệ Thầy- thầy, Trò- trò và thầy – trò hiện nay. Việc tổ chức phát động đến giáo viên và học sinh thấy rõ quy tắc ứng xử thân thiện đối với giáo viên và học sinh. III- MÔ TẢ SÁNG KIẾN Sau khi thành lập Ban chỉ đạo, ban hành kế hoạch thực hiện xây dựng truờng học thân thiện học sinh tích cực, trường đã tổ chức 3 cuộc họp để tuyên truyền và đạt yêu cầu phối hợp thực hiện: 1.Cuộc họp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, họp phụ huynh học sinh trong nhà trường: Tại cuộc họp nầy, Trường đã giới thiệu 3 văn bản của TW (chỉ thì số 40, kế hoạch 307 của Bộ GD, kế hoạch liên ngành giữa Bộ GD & Bộ văn hóa Thể dục thể thao và Du lịch, Trung Ưng đoàn TNCS Hồ Chí Minh) kế hoạch xây dựng truờng học thân thiện học sinh tích cực của trường năm học 2014-2015 và những năm tiếp theo. Tranh thủ được sự quan tâm của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đã đề ra chủ trương vận động cha mẹ học sinh xây dựng gia đình thân, ban đại diện cha mẹ học sinh đề nghị làm sân trường, tiếp tục trồng thêm cây xanh để thực hiện nội dung thứ hai “Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”. 2) Cuộc họp với các đoàn thể và các giáo viên trong trường để quán triệt kế hoạch xây dựng. Việc khen thưởng cuối năm đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xây dựng THTT,HSTC cũng được đặt ra nhằm tạo thêm động lực cho phong trào. 3). Cuộc họp các tổ trưởng chuyên môn nhằm xây dựng chuyên đề “thân thiện trong giảng dạy vả trong công tác chủ nhiệm” để thực hiện tốt “dạy và học có hiệu quả, phân hóa đối tượng phù họp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mổi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập”. A- Các công việc cụ thể của ban chỉ đạo: a. Phó hiệu trưởng CSVC, Trưởng ban – phụ trách xây dựng kế hoạch, than mưu cho đảng ủy và chính quyền đại phương, theo dõi kiểm tra kết quả thực hiện lập hồ sơ báo cáo phòng giáo dục – đào tạo Cái nước; Trực tiếp chỉ đạo nội dung 4a (Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn). b. Phó Hiệu trưởng CM, Phó Trưởng ban – phụ trách việc phát động phong trào thi đua trong CB- GV – NV nhà trường, đôn đốc kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện. c. Chủ tịch công đoàn, Phó Trưởng ban – phụ trách tổ chức thực hiện các nội dung. d. Các ông bà tổ trưởng chuyên môn, Ủy viên – Tổ chức thực hiện nội dung 4b (Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở địa phương, giúp các em tự tin trong học tập). đ. Bí thư chi đoàn, Ủy viên – Phụ trách nội dung 4đ (Tổ chức cho học sinh chăm sóc di tích lịch sử địa phương). e. Văn phòng, Làm thư ký – theo dõi kiểm tra tiến độ thực hiện, tổng hợp kết quả, phụ trách nội dung 4c (Rèn luyện kỷ năng sống cho học sinh). f. Tổng phụ trách đội, Ủy viên – Phụ trách nội dung 4d (Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh). B- Các chuyên mục đối với học sinh: a. Lần lược giới thiệu và luyện cho học sinh một số trò chơi dân gian trong trường và tại gia đình như; kéo co, bịt mắt bắt dê, Mèo bắt chuộc, nhảy bao bố… Các hoạt động này do phó hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động ngoại khóa và giáo viên tổng phụ trách đội phối hợp với giáo viên chuyên thể dục thực hiện b. Tổ chức cho học sinh sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương, sưu tầm tranh ảnh phục vụ chủ điểm trong năm. Hoạt động này do tổ chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm thực hiện . c. Tổ chức cho học sinh toàn trường nhân các ngày lễ theo chủ điểm nội dung gồm: thi múa hát kết hợp với trò chơi dân gian. d. Tập cho học sinh được giới thiệu về gương tốt việc tốt, đựơc nghe những bài văn hay, những bài có chữ viết đẹp tiêu biểu trong trường. e. Phát động trong các chi đội làm các bảng tin treo ở cuối lớp và được trang trí đẹp, phù hợp với lứa tuổi học sinh như: Năm điều Bác Hồ dạy, vào lớp thuộc bài, ra lớp hiểu bài, “Người tốt- việc tốt” Xây dựng THTT,HSTC, tranh ảnh…. Với các chuyên mục nói trên, học sinh được giới thiệu các sản phẩm của mình về thủ công, về vẽ, viết chữ đẹp, bài văn hay nhằm phát huy tính mạnh dạn, khả năng của mình. f. Xây dụng và thực hiện một số qui tắc ứng xử thân thiện dành cho giáo viên và học sinh: các quy tắc nầy được xây dụng dựa theo kết quả hành vi, thái độ của giáo viên, học sinh và từ tình hình thực tế của trường, đã được hội đồng sư phạm thông qua, BCH Công đoàn và đội TNTP vận động thực hiện, kết quả thực hiện quy tắc nầy được đánh giá lồng ghép vào các đợt thi đua, khen thưởng trong năm do trường tổ chức. g. Xây dựng quy ước về gia đình thân thiện đễ triển khai cho cha mẹ học sinh, các dự tháo, có tham gia ý kiến của hội đồng trường và ban đại diện cha mẹ học sinh, sau đó vận động cha mẹ học sinh thực hiện. h. Tổ chuyên môn triển khai thực hiện chuyên đề “Thân thiện trong giảng dạy và công tác chủ nhiệm”. Kết quả tực hiện chuyên đề nầy được đánh giá qua việc dự giờ thăm lớp, trong các tiết thao giảng, trong các lần kiểm tra chuyên đề, toàn diện. i. Tổ chức tự quản học sinh: – Xây dưng kế hoạch trực, làm vệ sinh khuôn viên và chăm sóc cây xanh gây bóng mát hàng ngày dành cho học sinh lớp: 3, 4, 5. – Nâng cao cao chất lương đội cờ đỏ của học sinh đễ giám sát, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân, việc thực hiện nội quy học sinh. k. Tiếp tục hoàn thiện cảnh quang sư phạm, chăm sóc cây. những khẩu: “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”; ” Xây dựng trường học thân thiện, học sinh thích cực” Treo phía trước phòng học. Trường treo ảnh Bác Hồ và 5 điều Bác Hồ dạy. Đó là một số việc làm cụ thể triên khai kế hoạch xây dựng “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh thích cực” năm học 2014 – 2015 của trường tiểu học Trung Hưng từ đầu năm đến nay. IV- KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI * Một số kết quả đạt được: – Trường đã tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, hướng dẩn của ngành về phong tào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Với những bước đi thích hợp, bằng những việc làm cụ thể, có tính sáng tạo, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của trường của địa phương. – Phong trào đã được tuyên truyền và triển khai sâu rộng từ trường học đến gia đình và toàn xã hội, tạo được sự đồng tình của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, nhân dân, cha mẹ học sinh, giáo viên và học sinh. – Thực hiện nội dung “Rèn luyện kỷ năng sống cho học sinh” trường đã từng bước giáo dục cho học sinh kỷ năng giao tiếp ứng xử hợp lý, có văn hóa trước tình huống học tập, trong cuộc sống, thói quen học tập và hoạt động nhóm, giáo dục rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe kỷ năng phòng, chống tai nạn giao thông đuối nước và các tai nạn thương tích khác. – Thực hiện nội dung “Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh”, Trường hàng năm tổ chức tốt vui trung thu cho các em và thường xuyên các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20-11, các hội thi thể thao chào mừng ngày thành lập đoàn TNCS HCM 26-03 thu hút đông đảo học sinh tham gia. Bước đầu đưa các trò chơi dân gian vào giờ chơi của học sinh ở trường, ở nhà, làm cho không khí giờ chơi mang tính tập thể hơn, vui hơn, thân thiện hơn. – Thực hiện nội dung “Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đăc điểm lứa tuổi học sinh địa phương, giúp các em tự tin trong học tập”, Thực hiện cuộc vận động “Nói không tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và ” Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Trường đã tiếp tục thực hiện phương pháp dạy học tích cực, hướng dẩn học sinh phương pháp tự học, khuyến khích học sinh phát biểu ý kiến, nêu thắc mắc, chủ động tham gia các hoạt động ngoại khóa. Thái độ của giáo viên trong giờ lên lớp, trong công tác chủ nhiệm đã có sự gần gũi, thân thiện, thương yêu và tôn trọng học sinh hơn trước. Các hiện tượng la mắng học sinh, trách phạt học sinh khi phạm lỗi, đã được hạn chế ở mức thấp nhất. – Thực hiện nội dung “Xây dựng trường lớp, xanh sạch đẹp và an toàn” Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng và bảo vệ tài sản nhà trường. Trường đã vận động kinh phí mở rộng sân chơi, nâng cấp phòng học, trồng thêm cây xanh, trang trí phòng học, làm khẩu hiệu cho các điểm trường đễ cho nhà trường ngày càng khang trang. – Thực hiện nội dung “Học sinh tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa ở địa phương” Trên địa bàn không có di tích lịch sử văn hóa trường chỉ giớ thiệu cho học sinh biết qua tranh ảnh sách báo, tổ chức giới thiệu một số anh hùng liệt sĩ tại địa phương như: Liệt sĩ Lương Thế Trân, Anh hùng lực lượng vũ trang Lê Văn Cổ ( Năm Đảm) … Đối chiếu với các mục tiêu của phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tich cực”, qua năm học đầu tiên, trường đã có những việc làm tích cực nhằm từng bước huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để góp phần xây dựng môi trường giáo dục ngày càng an toàn,thân thiện, phù hợp với điều kiện của địa phương, bước đầu hình thành, phát huy tính chủ động, tích cực, sự sáng tạo của học sinh trong học tập và trong hoạt động xã hội. Với những gì đã làm được, trường tự thấy có thể vận đụng những biện pháp này để thực hiện “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với các trường tiểu học. V- ĐÁNH GIÁ VỀ PHAM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN – Làm việc gì phải chắc việc đó tránh tình trạng đầu voi đuôi chuộc, việc làm hình thúc, ít tác dụng. – Giải quyết tốt khâu nhận thức của giáo viên và phong trào này để giáo viên có sự tự giác trong thực hiện vì thay đổi thói quen là rất khó. Một vài giáo viên sinh hoạt chưa chuẩn, ít chụi khó khi quan hệ giao tiếp với học sinh, ít thân thiện nên dể tạo ra khoảng cách giửi thầy và trò, đồng thời với sự giải quyết nhận thức, trao đổi kinh nghiệm thực hiện và có sự đôn đốc, kiểm tra của trường, của tổ chuyên môn, các đoàn thể. VI- KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT Phong trào “xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực” là việc làm mới và lâu dài đòi hỏi sự kiên trì, tinh thần khắc phục khó khăn và vận dụng linh hoạt các biện pháp huy động lực lượng xã hội cùng tham gia. Những việc mà trường làm được đã nêu trong sáng kiến kinh nghiệm này là một đóng góp công nhỏ, có thể đạt như mong muốn. Với kinh nghiệm nhỏ nhoi tôi hy vọng góp phần đến các trường, đồng nghiệp, thầy cô thực hiện và chân tình đóng góp xây dựng cho phong trào ngày càng hiệu quả trong ngành giáo dục./. Trung hưng, ngày 06 tháng 09 năm 2014 Ý kiến xác nhận Người viết Thủ trưởng đơn vị Hồ văn cuộc

Một Số Biện Pháp Giáo Dục Học Sinh Cá Biệt Ở Trường Thpt Hồng Quang

Trong những năm gần đây, khi xu thế toàn cầu hoá, hội nhập với thế giới, mở ra cho nước ta những thời cơ, vận hội mới. Nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng lên. Công tác giáo dục đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chăm lo hơn. Trong nhà trường, các tổ chức đoàn thể cũng có nhận thức đúng về tầm quan trọng của đạo đức và công tác giáo dục đạo đức học sinh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những thành tựu của ngành Giáo dục và Đào tạo như: Số học sinh học giỏi, khá, học sinh có hạnh kiểm tốt, khá ngày càng nâng lên, đã góp phần tạo nên những thành quả quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của Ngành: “Nâng cao dân trí – Đào tạo nhân lực – Bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, đây đó, còn có những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, thích chạy theo lối sống thực dụng, thậm chí những hành động phạm pháp của “người lớn” đã tác động xấu trực tiếp đến học sinh. Các tệ nạn xã hội có lúc, có nơi đã xâm nhập vào trong trường học; tình trạng một số ít học sinh lún sâu vào tệ nạn xã hội, thậm chí đánh thầy, gây án, giết người, cướp của, rượu chè bê tha, cờ bạc, có lối sống tha hóa, buông thả, số này tuy không phổ biến nhưng có xu hướng gia tăng, làm băng hoại đạo đức, tha hoá nhân cách, tác động xấu tới các giá trị đạo đức truyền thống, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục đạo đức học sinh, đến an ninh trật tự xã hội, gây nỗi đau, và là vấn đề đáng lo ngại cho các bậc cha mẹ.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nhân dân ta cũng có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn” Các câu nói trên đều khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của phẩm chất đạo đức trong sự nhìn nhận, đánh giá, sự tồn tại và phát triển của mỗi người nói riêng và xã hội nói chung. Mục tiêu cơ bản của giáo dục là xây dựng một thế hệ trẻ có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ học vấn cao, có thể chất cường tráng, có tâm hồn trong sáng lành mạnh, có khả năng thích ứng và kỹ năng sống cao. Bởi vậy, bất kỳ cơ sở giáo dục nào cũng rất quan tâm về giáo dục hạnh kiểm cho học sinh.

Ở nước ta, sự nghiệp giáo dục đào tạo đang được toàn Đảng toàn dân quan tâm. Vai trò của người giáo viên trong nhà trường gắn liền với hai nhiệm vụ: Vừa giảng dạy vừa làm công tác giáo dục. Mục đích là đào tạo ra những học sinh vừa có kiến thức văn hóa, vừa có nhân cách làm người. Hiện nay, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá nhiều về tình hình học sinh cá biệt (HSCB). Vấn đề này đã trở thành mối quan ngại của dư luận, nhất là với gia đình và nhà trường.

HSCB, trường nào cũng có. HSCB không nhiều, song lại là “lực cản” rất lớn, thậm trí là thế lực đen” đe dọa, khống chế những nhân tố tích cực dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải ở trong lớp, trong trường.

Giáo dục là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật. Trước những vụ bạo lực học đường liên tiếp xảy ra gần đây đặt giáo viên và các nhà quản lý giáo dục trước thực tế: làm thế nào để cảm hóa và giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả là một vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Công việc này đã và đang trở thành một thách thức lớn với toàn xã hội nói chung và đặc biệt là ngành giáo dục nói riêng, trong đó có trường THPT Hồng Quang- Lục Yên- Yên Bái.

sinh cá biệt tại lớp chủ nhiệm. 3. Một số biện pháp giáo dục HSCB trong nhà trường. 3.1. Đối với GVCN lớp có học sinh cá biệt. - Bản thân người GVCN phải là tấm gương sáng biết tự hoàn thiện phẩm chất, nhân cách của mình. Người GVCN hơn ai hết cần phải có trí tuệ, có lương tâm, có uy tín, sống mẫu mực, tự trọng và biết giữ chữ tín. - Hiểu biết tâm lý lứa tuổi của học sinh mình chủ nhiệm vì cuộc sống nội tâm của học sinh ở lứa tuổi này còn nhiều mặt dễ biến đổi do các quá trình tâm lý chưa ổn định và sự tác động rất lớn của xã hội, hoàn cảnh sống .... - Người GVCN phải có tinh thần trách nhiệm cao yêu nghề, yêu thương học sinh và luôn luôn xác định phương châm "Vì sự nghiệp trăm năm trồng người" và "Tất cả vì học sinh thân yêu". - Biết tự kiềm chế, bình tĩnh trong mọi tình huống, kiên định thực hiện thiên chức của người kỹ sư tâm hồn. - Có sự nhạy cảm sư phạm, biết dùng yếu tố tình cảm như một nghệ thuật sư phạm để cảm hóa học sinh cá biệt. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục HSCB, chúng ta cần làm những việc như là: + Xác định đúng đối tượng thông qua phản ảnh của lớp, của GV bộ môn và của dư luận. + Phân loại: Học sinh cá biệt về học tập hay học sinh cá biệt về đạo đức, lối sống + Tìm hiểu nguyên nhân. Tìm hiểu sở trường, tính cách, hoàn cảnh của HS. Chúng ta nên tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh đó như: thu nhập hàng ngày của gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như thế nào? Có êm ấm hạnh phúc hay không? Có nhiều ý kiến bất đồng hay không... mục đích là để hiểu rõ học sinh này. + Lựa chọn phương pháp, lên kế hoạch thực hiện mục tiêu giúp HS từ cá biệt trở về bình thường thậm chí là tốt. + Thực hiện kế hoạch, rút kinh nghiệm. 3.1.1. Những điều nên tránh - Không cô lập học sinh cá biệt đối với tập thể. - Không xúc phạm và làm tổn thương danh dự của học sinh trước tập thể.Một lời nói cũng cần phải thận trọng. - Không quá khắt khe xử lý mạnh tay bằng những hình thức kỷ luật nặng nề, đe dọa, thành kiến. Không dùng lời lẽ nặng nề dao to búa lớn, nói như một nhà sư phạm "không cần dùng búa để mổ một con gà". - Một điều tối kỵ đối với học sinh cá biệt, đó là không được đánh học sinh- dù chỉ là một cái tát tay. Bởi theo lời giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, thì "Quả đấm không phải là khoa học". - Không bỏ mặc và phủ nhận những chuyển biến của học sinh cá biệt. Những thay đổi theo chiều hướng tích cực của học sinh- dù nhỏ cũng đáng trân trọng và phải ghi nhận. 3.1.2. Những điều nên làm 3.1.2.1. Dùng tình cảm để cảm hóa các em Tránh đối xử thô bạo, trách móc các em. Hãy tôn trọng nhân cách của các em. Hãy đem đến cho các em hơi ấm của tình người, để các em biết người tốt chung quanh ta, nhiều lắm! các em cần được đối xử tử tế, cần được yêu thương và tôn trọng. Không ai được ngược đãi các em vì các em học chậm. Các em có quyền được đặt câu hỏi và yêu cầu thầy cô giáo giải thích cho em hiểu. Chính vì vậy mới cần có trường học. Và đó là lý do tại sao cần có thầy cô giáo... Để hiểu học sinh "cá biệt", trước hết phải biết chấp nhận các em vô điều kiện. Luôn đứng về phía các em, quan tâm điều các em nghĩ, bàn về những đề tài các em thích. Thỉnh thoảng, sử dụng "thuật ngữ" của các em. Đó là cách mang các em đến gần mình hơn. Khi mối quan hệ đủ thân thiện, khi niềm tin đủ lớn, người thầy sẽ thuận lợi trong việc uốn nắn hành vi, khai sáng tư duy, định hướng nhận thức... Nên xử lý mềm mỏng, thậm chí dịu ngọt đối với học sinh cá biệt này, nếu không sẽ không có hiệu quả, có khi gặp phản ứng không tốt ngược trở lại về phía học sinh. Tuy nhiên cũng có đôi lúc ta cũng phải cứng rắn: chẳng hạn trong vấn đề xử phạt "mềm nắn, rắn buông". Nếu học sinh có thói hư tật xấu phạm lỗi trầm trọng cũng có thể tùy trường hợp hay tùy đối tượng mà xử lí, nhưng không nên xử lí một cách cứng nhắc. Dù lỗi lầm lớn nhưng nếu em đó biết nhận lỗi và sửa lỗi thì chúng ta hãy tạo cho học sinh đó cơ hội tự làm chủ bản thân, có niềm tin nghị lực để vươn lên. Còn đối với những học sinh lỗi vi phạm không đáng kể nhưng lại vi phạm thường xuyên thì ta không thể bỏ qua mà xử lí một cách linh động tùy theo từng đối tượng. Dù các em vi phạm ở mức độ lỗi lớn hay nhỏ, cũng cần xử lí trên cơ sở giáo dục các em, để các em biết nhận lỗi và tạo những việc làm cụ thể, giao cho em đó thời gian thử thách, cho em đó có cơ hội chuộc lỗi, làm một việc tốt. 3.1.2.2. Kiên trì tạo niềm tin Chúng ta hãy thử hòa mình vào phong cách sống của các em! Để điều hành được học sinh "cá biệt", người thầy phải sắm đủ các vai. Khi thì nhà mô phạm nghiêm khắc, lúc lại là cái vai cho các em gục đầu vào. Khi thì nhà tâm lý, lúc lại là bác sĩ trị liệu, khi thì ông trọng tài, lúc khác lại là người cố vấn... Cứ như thế, kiên trì cho đến khi các em tự nhận ra tại sao mình phải thay đổi. Từ cảm giác được thầy cô không chối bỏ mình, không chê mình, luôn khen ngợi, động viên và tặng trái tim, ghi điểm thưởng..., các em dần phát hiện ra giá trị của bản thân, cảm thấy mình hữu ích và được việc... Thế là tinh thần học tập được nhân lên, tạo ra sự tương tác và cộng hưởng đối với tập thể lớp, từng bước hòa mình vào tập thể, góp phần đưa tập thể lớp tyheem nhiều tiến bộ. Giáo viên nên thường xuyên trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc nhở, động viên học sinh học tập, có thái độ thân thiện với học sinh. Tạo cho học sinh nhìn mình là cảm thấy gần gũi, chứ không phải gặp mình là sợ la, sợ bị mắng khiến cho học sinh sẽ có tâm lý bất cần "Thầy cô kệ thầy cô, ta là ta". Ta phải làm sao tạo cho học sinh có cảm giác giáo viên như là một người bạn thân, bạn tâm tình, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mình, khi mình vui, buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô, thầy cô sẵn sàng khích lệ, động viên mình khi mình gặp khó khăn trong gia đình, cuộc sống cũng như những bế tắc trong học tập. GVCN cần giáo dục từng bước, chậm rãi từ những công việc nhỏ. Chẳng hạn ban đầu là phải thức dậy sớm hơn một chút để không phải đi học muộn, mình học yếu thì nên chịu khó, chăm chỉ làm bài tập hơn các bạn. Khi học, nếu mệt hoặc không thấy vào đầu thì nên giải lao để tinh thần thoải mái rồi học tiếp, không nên cố gắng quá sức. Như vậy, giáo viên không nên giáo dục ào ạt chưa hỏi han lý do gì hết mà đã la mắng học sinh cho dù học sinh đó vi phạm nhẹ, như vậy sẽ mất hiệu quả giáo dục bởi vì đấy là những học sinh cá biệt, tính tình ương ngạnh, tâm lý bất cần, học hay không đối với bản thân học sinh không quan trọng mà học sinh vào lớp là chỉ được "lãnh lương" hàng ngày, không phải làm những việc nặng nhọc bằng tay chân ở nhà. 3.1.2.3. Biết chấp nhận và yêu thương Frank McCourt, một thầy giáo người Mỹ trong hồi ức "Người thầy" đã kể: Trường hướng nghiệp nơi thầy dạy được xem là "bãi rác" cho những học sinh không đủ trình độ vào trường trung học bình thường. Ngày nhận lớp cũng là ngày thầy đứng quan sát chúng quậy phá, la ó... đủ kiểu. Cao điểm là lấy bánh mì ném nhau và một học sinh lên tiếng: "Để xem tay thầy giáo mới này sẽ làm gì?". Frank McCourt nói ông cố nghĩ về những kiến thức được học ở Trường ĐH Sư phạm New York để tìm cách đối phó. Tiếc là chỉ có những triết lý giáo dục, các mệnh lệnh đạo đức và luân lý, mà không có cách giải quyết tình huống... "ném bánh mì". Cuối cùng, ông quyết định... ăn chiếc bánh. Ông viết: "Đó là hành xử đầu tiên của tôi trong lớp. Cái miệng đầy bánh của tôi thu hút sự chú ý của cả lớp. Chúng trố mắt nhìn tôi đầy nét thán phục... Tôi nghĩ, tôi đã nắm được chúng trong tay...". 3.1.2.4. Giáo viên phải biết làm mới tiết dạy của mình Giáo dục HSCB còn một yêu cầu quan trọng, thầy, cô phải giỏi nghề. Thầy, cô luôn cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy. Tiết sau "mới" hơn tiết trước. Sau một tiết học, trò học được nhiều tri thức bổ ích tạo nên sự đam mê học hỏi, khám phá tự tin, khẳng định mình. Thầy, cô biết "cuốn" học sinh vào trò chơi học tập, việc làm đó sẽ "lấp đầy" khoảng thời gian "chết", trò không "nhàn cư" nghịch, đánh cờ ca rô, nhắn tin ngay trong tiết học. Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể những yêu cầu về bài tập ở nhà. Hoặc trả lời tỉ mỉ, cụ thể những câu hỏi hay những thắc mắc của các em, tránh để học sinh cảm thấy mình lạc lõng, cảm giác vì mình học dở nên không ai quan tâm, ai cũng khinh rẻ mình, không ai thèm chơi, để ý đến mình, Cả thầy cô giáo cũng ghét mình, coi mình là người thừa trong tập thể lớp. Giáo dục HSCB là một nghệ thuật, nghệ thuật dạy trẻ. Thầy, cô đứng trên bục giảng phải đóng nhiều vai: Tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên, cả khán giả- tức học sinh ngồi nghe giảng trên lớp. Làm thầy, nhưng phải hiểu trò đang nghĩ gì, làm gì trong giờ học. Bài giảng là một "món ăn", nếu nhàm chán, học trò sẽ bỏ ăn- bỏ học. 3.1.2.5. Phải biết tác động vào động cơ học tập Tác động vào động cơ học tập để các em thấy rõ tầm quan trọng của việc học. Có thể đưa ra một số tranh ảnh về nạn thất học- chỉ mới mấy tuổi đầu không được đến trường, phải làm những việc nặng nhọc của người lớn rồi lại bị bạn bè khinh thường, xa lánh, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Ngược lại những em có học thì làm việc thuận lợi dễ dàng, càng ngày càng tiến thân, bạn bè ngưỡng mộ phải trầm trồ khen ngợi, cha mẹ được nở mày, nở mặt. 3.1.2.6. Phải biết động viên kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng Giáo viên phải biết trân trọng những gì là tốt dù rất nhỏ của HS. Một lời động viên khích lệ kịp thời khi các em chỉ có một việc làm tốt rất nhỏ cũng đủ làm cho các em thấy tự tin hơn, thấy mình thực sự có ích. Hãy mạnh dạn giao việc cho chúng, hướng dẫn các em để chúng làm theo định hướng của mình nhưng vẫn phải để "đất" cho các em thể hiện tính sáng tạo, tuyệt đối không được áp đặt. 3.1.2.7. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong xã hội Chúng ta cần biết sử dụng và phát huy hợp lí giá trị, tác dụng của dư luận xã hội. Phát huy vai trò của ban đại diện hội cha mẹ HS. Tổ chức các buổi ngoại khóa tuyên truyền giáo dục học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp hoặc các giờ học tự chọn. Thường xuyên thăm gia đình HS để tìm hiểu hoàn cảnh, tạo sự gần gũi giữa giáo viên, HS và PHHS. Không nên chỉ khi các em có khuyết điểm mới đến thăm gia đình. 3.2. Đối với giáo viên bộ môn Mỗi một giáo viên bộ môn, hãy cố gắng dạy tốt môn học của mình, hãy chú ý đến mọi đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt, học sinh yếu, kém, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn để tận tình giúp đỡ các em, giúp cho các em tiếp thu tốt nhất kiến thức mà mình đã truyền đạt. Tích cực nâng cao chất lượng tiết dạy, chú ý ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả để kích thích sự ham học, hứng thú của học sinh đối với tiết học, chú trọng việc lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức học sinh thông qua các môn học như: Văn học, Lịch sử, Địa lý, Sinh học và đặc biệt là môn Giáo dục công dân có vị trí quan trọng đối với việc trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về phẩm chất, đạo đức, về quyền và nghĩa vụ công dân, sẽ giúp học sinh có thái độ tích cực và thực hiện những hành vi đúng đắn phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội. 3.3. Đối với Đoàn thanh niên Tăng cường công tác quản lý nề nếp học sinh trong các buổi đầu giờ, giữa giờ và tan ca. Có mặt ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm có thể xảy ra đối với học sinh. Thành lập các đội Thanh niên cờ đỏ nhằm đôn đốc nhắc nhở các trường hợp hoạc sinh vi phạm, theo dõi các lượt vi phạm của học sinh các lớp trừ điểm, đánh vào thi đua Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt tập thể, các hoạt động phong trào nhân dịp chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Từ đó, lôi kéo các em tham gia để các em nhận thấy"Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" từ đó tạo niềm hứng khởi cho các em trong hoạt động và học tập. 3.4. Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh Cần quan tâm thường xuyên đến việc học tập của con cái cả ở trường và ở nhà. Thường xuyên giữ mối lien lạc với GVCN hoặc qua các kênh thong tin để nắm tình hình học tập của con, từ đó có biện pháp nhắc nhở, uốn nắn, xử lý cho kịp thời, phù hợp. Có thể thấy, việc giáo dục HSCB không phải chỉ là trách nhiệm của một người mà cần có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. 4. Hiệu quả của SKKN Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên trong công tác chủ nhiệm (Từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015) tôi đã thu được nhiều kết quả đáng mừng từ công tác chủ nhiệm: - Tập thể lớp liên tục đạt được tuần học tốt, xếp thứ 1,2,3 trong khối đại trà. - Được tuyên dương và nhận thưởng trong các đợt tổng kết phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm do Đoàn Thanh niên và Nhà trường phát động. - Đạt giải trong Hội chợ Ẩm thực chào mừng ngày Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, làm tập san chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11. - Nhiều em tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao. Trong đó có cả những HSCB. - Trong số các học sinh cá biệt, đã có nhiều em vươn lên đạt nhiều thành tích trong học tập và rèn luyện. Có em đã đạt học sinh tiên tiến và mạnh dạn đăng ký tham gia ôn đội tuyển HSG. - Tập thể lớp không còn hiện tượng học sinh đi học muôn, vi phạm các nội quy của nhà trường, của Đoàn thanh niên và của tập thể lớp đề ra. - Không còn hiện tượng học sinh vi phạm đạo đức, tham gia đánh nhau, không có học sinh bị ra Hội đồng kỷ luật của nhà trường. Kết quả cụ thể như sau: * Kết quả đối chứng: Kết quả giáo dục Trí dục và đức dục lớp 10A4- Học kỳ I- Năm học 2013- 2014: SL Học lực Hạnh kiểm Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 39 9 23 27 69,2 3 7,8 18 46,1 17 43,5 3 7,8 1 2,6 * Kết quả thể nghiệm: Kết quả giáo dục Trí dục và đức dục lớp 10A4- Năm học 2013- 2014. SL Học lực Hạnh kiểm Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 39 10 25,6 28 71,8 1 2,6 20 51,3 17 43,5 2 5,3 0 0 Kết quả giáo dục Trí dục và đức dục lớp 11A4- Học kỳ I- Năm học 2014- 2015. SL Học lực Hạnh kiểm Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 38 12 31,6 24 63,2 2 5,2 18 47,4 19 50 1 2,6 0 0 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Như chúng ta đã biết, giáo dục học sinh cá biệt là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp và rất khó thành công trong một thời gian ngắn. Nó đòi hỏi một quá trình dài lâu, có sự gắn kết, thật sự trách nhiệm của các giáo viên chủ nhiệm từ cấp dưới đến cấp trên, cùng sự quan tâm chia sẻ thường xuyên từ phía phụ huynh, gia đình. Có thể nói, giáo dục đạo đức cho học sinh là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể nên phải đảm bảo chặt chẽ của quy trình quản lý giáo dục. Quy trình giáodục đạo đức học sinh là một quy trình mang tính toàn vẹn và thống nhất từ: Lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá kết quả. Tuy rằng mỗi chức năng có vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen và bổ sung cho nhau; thực hiện tốt chức năng này sẽ tạo cơ sở, điều kiện cho các chức năng tiếp theo. Để thực hiện hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh thì bên cạnh việc xây dựng những nội quy kỷ luật học sinh, cần phải xây dựng nội quy kỷ luật lao động của giáo viên, cần tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong nhà trường, giáo viên có quan hệ đồng nghiệp thân thiết, tương trợ, đoàn kết lẫn nhau, có môi trường sống lành mạnh, sự mẫu mực trong sinh hoạt, lối sống của giáo viên sẽ là tấm gương soi sáng và có tác dụng giáo dục rất lớn đối với học sinh. Công tác giáo dục đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay càng đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cao hơn, cần thiết hơn khi toàn Đảng, toàn dân ta đang tích cực tham gia cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh". Nó sẽ là nguồn lực tinh thần to lớn để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Giáo dục đạo đức học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó giáo dục ở nhà trường có vai trò định hướng. Đó là sứ mệnh lịch sử, là vinh dự và trách nhiệm mà xã hội giao cho nhà trường và mỗi chúng ta nói riêng, ngành giáo dục và đào tạo nói chung. KIẾN NGHỊ Để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của tôi có hiệu quả tôi xin có một vài ý kiến đề xuất với các cấp lãnh đạo như sau: Thứ nhất, về phía Nhà trường: - Đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động tập thể, xây dựng môi trường thân thiện, xây dựng CSVC, khu vui chơi giải trí, thể thao. Tổ chức các buổi hoạt động tham quan dã ngoại để lôi cuốn các em đến trường, làm cho các em thực sự thấy " Mỗi ngày đến trường là một ngày vui". - Xây dựng chuyên đề về giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường. - Tổ chức đa dạng các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Sưu tầm và đưa các trò chơi dân gian, có thể sáng tạo các trò chơi dân gian cho phù hợp với thời đại ngày nay vào trong nhà trường. - Tăng cường đưa giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe vị thành niên, giáo dục kĩ năng sống vào nhà trường để các em có đủ hành trang bước vào cuộc sống, không bị bỡ ngỡ, bất ngờ. Khi gặp phải những tình huống bất ngờ các em biết bình tĩnh xử lí hiệu quả nhất. Thứ hai, về phía Giáo viên chủ nhiệm: - Cần thực hiện hết chức năng và nhiệm vụ của mình. - Phải có lòng vị tha và hết lòng yêu thương học sinh như người cha đối với con cái. Cố gắng xây dựng tập thể lớp tự quản tốt. Thứ ba, về phía Đoàn thanh niên: cần phát động nhiều phong trào để thu hút học sinh tham gia và phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Thứ tư, về phía Gia đình học sinh: - Cha mẹ, ông bà nên sống mẫu mực để làm gương cho con cháu. - Cha mẹ, ông bà cần phải quan tâm đến con cháu nhiều hơn từ tâm tư, nguyện vọng đến việc học và hãy bỏ tư tưởng phó mặc con mình cho nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình TCLLCT-HC. 2. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc cáckhóa VIII, XI. 3. Tài liệu bồi dưỡng công tác chủ nhiệm trường trung học, tác giả chúng tôi Thị Tố Oanh, trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh- năm 2012. 4. Hướng dẫn số 30/HD-SGDĐT của Sở giáo dục và đào tạo Yên Bái. 5. Thông tư số 13/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trunghọc phổ thông có nhiều cấp học. 6. Thông tư số: 08/TT ngày 21/03/1988 của Bộ giáo dục hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh. 7. Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT, thông tư ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN

Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp Hai Viết Chữ Đẹp

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Xưa có câu: Nét chữ nết người. Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Nền tảng của việc viết chữ đẹp cho học sinh là cấp tiểu học. Giáo viên tiểu học là người có ảnh hưởng nhiều nhất trong việc viết chữ của học sinh. Bởi vậy vấn đề rèn chữ viết cho học sinh tiểu học là vô cùng quan trọng. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như với mọi người.

Trong những năm gần đây, việc rèn luyện chữ viết cho học sinh tiểu học được các cấp lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường và phụ huynh quan tâm. Chính vì thế việc rèn luyện chữ viết cho học sinh được đặt lên hàng đầu, mà khởi đầu là học sinh lớp một, hai. Bộ Giáo Dục đã nhiều lần ban hành những quy định về thay đổi chữ viết ở tiểu học nhằm giúp học sinh viết chữ đẹp và có thẩm mĩ hơn. Mỗi lần thay đổi như vậy, học sinh phải viết đúng theo như mẫu mới. Nhưng thực trạng chữ viết của học sinh hiện nay còn xấu. Các em còn viết sai, viết chưa đúng độ cao con chữ, viết chưa đều nét,…Có những học sinh làm bài tốt nhưng do chữ viết xấu nên làm ảnh hưởng đến chất lượng bài làm của mình, bên cạnh đó các em trình bày bài vở cũng như bài làm không sạch sẽ , điều đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng học môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. Bản thân là một giáo viên dạy lớp Hai, tôi muốn tìm một số biện pháp nhằm giúp học sinh viết chữ đúng mẫu và đẹp hơn.

III.CƠ SỞ THỰC TIỄN

Đầu năm học, khi nhận nhiệm vụ giảng dạy lớp 2, thực tế tình trạng chữ viết của học sinh còn rất xấu. Thứ nhất vì các em là học sinh lớp Một mới lên. Thứ hai, qua ba tháng nghỉ hè các em ít được quan tâm về việc luyện viết chữ, có học hè chăng thì các em cũng chỉ được trang bị về mặt kiến thức là chủ yếu. Vì vậy tôi nghĩ: Việc rèn chữ viết cho học sinh là một trong những việc được đặt lên hàng đầu. Qua một thời gian nghiên cứu tôi đã tìm ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 2 tôi đang phụ trách viết chữ tiến bộ hơn, đẹp hơn, góp phần vào việc học được tốt hơn.

IV.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 Đồ dùng học tập

2. Cơ sở vật chất

3.Dạy những nét cơ bản trong những giờ tập viết

4.Tư thế ngồi viết

5.Rèn chữ viết thường xuyên trong các giờ học

6.Luyện viết chữ đẹp vào cuối mỗi tuần

7.Chữ viết của giáo viên

8.Tổ chức thi viết chữ đẹp trong lớp

9. Chấm điểm Giữ vở rèn chữ cuối tháng

Đồ dùng học tập của học sinh cụ thể là viết, vở, bảng con là một trong những yếu tố quan trọng góp phần cho việc viết chữ đẹp. Vở cho học sinh học tập cần phải chọn những cuốn vở trắng, có dòng kẻ rõ ràng, vở không bị lem mực và bề mặt giấy không nhám. Khi sờ bàn tay ta có cảm giác mát và mịn màng. Bút để viết phải chọn loại bút tốt, mực xuống đều, không nhiều quá và cũng không ít quá. Chọn loại bút thon, vừa với bàn tay cầm của học sinh lớp hai. Nếu bút to quá học sinh sẽ khó điều khiển bút trong khi viết và làm cho các em dễ mỏi tay. Các em viết được ít dòng đầu sau đó sẽ viết cẩu thả hơn. Bảng con phải mua bảng có dòng kẻ rõ, mặt bảng không quá trơn để khi viết khỏi bị trượt.

2. Cơ sở vật chất

Thứ nhất là bàn học của học sinh cần phải vừa tầm, không quá cao hoặc quá thấp. Ghế khớp với độ cao của bàn. Mặt bàn bằng phẳng, nhẵn. Thứ hai là ánh sáng phải đầy đủ. Muốn vậy lớp học phải có cửa sổ rộng đúng theo tiêu chuẩn học đường, phải có điện thắp sáng khi cần thiết.

Khi dạy tập viết cho học sinh thì đồ dùng trực quan có tác dụng không nhỏ, vừa hỗ trợ vừa là phương tiện cho việc học môn tập viết của học sinh. Những đồ dùng này chính là mẫu để các em nhìn mà viết đúng mẫu. Bởi vì mẫu bao giờ cũng to và rõ ràng, dễ thấy.

b.Phần giảng dạy của giáo viên trên lớp.

Cơ bản là giáo viên tiểu học đã nắm được mẫu chữ viết. Tuy nhiên tỷ lệ giáo viên viết chữ đẹp chưa cao. Một số giáo viên khi viết còn tuỳ tiện, viết theo thói quen của mình. Việc chuẩn bị cho một tiết dạy tập viết trên lớp chưa chu đáo. Trong môn Tiếng Việt, đa số chưa thực sự coi trọng phân môn tập viết, chưa tạo sự hứng thú cho học sinh khi học, giáo án chưa thể hiện cụ thể khi phân tích nét. Chính vì thế khi dạy tập viết, yêu cầu đầu tiên là việc phân tích nét cần phải tỉ mỉ, rõ ràng. Khi phân tích chữ mẫu, phải phân tích từng nét, có thể giáo viên viết riêng các nét cấu tạo nên chữ để giới thiệu cho học sinh dễ nhận thấy. Sau đó nối các nét lại với nhau để tạo con chữ hoàn chỉnh.

Những đồ dùng trực quan nhà trường cấp là mẫu rất đẹp để học sinh nhìn chung con chữ nhưng cũng chưa đủ to và rõ các dòng kẻ để học sinh ngồi ở những dãy cuối lớp thấy, nên tôi còn làm thêm một số đồ dùng khác bằng bìa cứng, kẻ đậm từng dòng kẻ, phóng to từng nét chữ để học sinh quan sát dễ dàng hơn. Học sinh mới thấy được điểm đặt bút, điểm dừng bút…

Khi viết, chữ mẫu phải đúng và đẹp. Học sinh tiểu học nhất là những lớp đầu cấp bao giờ cũng coi mẫu của giáo viên là nhất. Chữ giáo viên như thế nào là chữ học trò như thế đó. Vì vậy giáo viên cần thận trọng khi viết mẫu. Trong khi hướng dẫn phân tích nét, nói đến nét nào, tôi đưa ngay nét đó, dùng que chỉ và giới thiệu tên nét. Sau đó cho học sinh nhắc lại tên các nét cấu tạo nên con chữ. Cuối cùng, giáo viên hỏi: Muốn viết được con chữ đó ta viết mấy nét, đó là những nét nào? Học sinh trả lời được là các em đã nắm được cấu tạo con chữ. Tiếp theo là hướng dẫn viết.

Giáo viên cho học sinh nêu điểm đặt bút đầu tiên, viết nét nào trước, nét nào sau

dừng bút ở đâu.VD: Dạy con chữ D viết hoa. Hỏi:

-Con chữ D viết hoa có độ cao mấy ô li ? ( 5 li )

-Chữ D hoa gồm có mấy nét ? ( 2 nét: nét lượn 2 đầu và nét cong phải)

-Đặt bút ở đâu? (đường kẻ 6)

-Viết nét nào trước ? (nét lượn hai đầu)

-Viết nét nào sau ? (nét cong phải)

Giáo viên giảng và vừa viết mẫu: Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong, dừng bút ở dòng kẻ 5.

Mặc dù học sinh đã học những nét cơ bản ở lớp Một, nhưng nếu viết các nét cơ bản không đúng thì dẫn đến việc viết xấu, viết sai là điều tất nhiên. Bởi vậy tôi luôn ôn lại nét cơ bản trong khi dạy tập viết.

c. Liên kết nét trong chữ ghi tiếng

-Để học sinh viết đúng, viết nhanh và viết đẹp, cần hướng dẫn quy trình viết chữ liền mạch, viết các con chữ theo thứ tự từ trái sang phải sau đó mới viết dấu phụ và dấu thanh. Để viết liền mạch thì việc liên kết nét là hết sức quan trọng. Các em phải có kỹ năng rê bút một cách thành thạo để nét chữ không bị run.

Học sinh thường viết chưa đẹp trong các trường hợp sau:

+Nối các con chữ viết thường khi không có nét liên kết.

VD: na, bà, xoa,…

+Chữ viết thường đứng sau chữ viết hoa.

VD: Xa xa, Trước,…

-Cách viết: Trong trường hợp như vậy các em cần tạo nét phụ, nối từ con chữ này với con chữ kia. Ngoài ra, cần chú ý viết dấu thanh. Dấu sắc, dấu huyền viết không dài quá. Dấu ngã, dấu hỏi viết nhỏ lại. Tất cả đều phải đặt đúng vị trí trên hoặc dưới âm chính. Phải chấn chỉnh ngay khi các em đặt dấu thanh tuỳ tiện.

4.Tư thế ngồi và cách cầm bút

Để giúp các em viết được các con chữ, chữ đúng mẫu , đẹp thì tư thế ngồi và cách cầm bút cũng không kém phần quan trọng. Ngồi phải thẳng lưng, đầu hơi cúi, ngực không tì vào bàn, khoảng cách giữa mắt và vở chừng 25 – 30 cm, không để người nghiêng một bên, (Giáo viên có thể đi từng bàn sửa cách ngồi và nêu tác hại của việc ngồi không đúng tư thế, những lần sau các em tự ngồi đúng tư thế.)

-Vở phải đặt hơi nghiêng về bên trái một góc nhỏ (Giáo viên hướng dẫn cho từng em).

-Cách cầm bút: Cầm bút bằng 3 ngón: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa của bàn tay phải. Ngón trỏ đặt lên trên thân bút, ngón trái đặt lên bên trái của đầu ngón trỏ, ngón giữa đặt dưới bút, không cầm bút thấp quá hoặc cao quá, không cầm bút chặt quá hoặc lỏng quá sẽ dẫn đến khó khăn trong việc điều khiển bút, làm cho chữ viết xấu đi.

5. Rèn chữ viết thường xuyên trong các giờ học

Việc rèn chữ viết không phải chỉ riêng trong giờ tập viết mà chúng ta cần phải rèn thường xuyên trong khi học các môn học khác.

VD: Dạy chính tả, yêu cầu cơ bản là học sinh viết đúng chính tả. Nhưng viết đúng chính tả mà chữ viết lại không đúng độ cao, không đều nét thì tất nhiên bài viết sẽ không đạt điểm tối đa. Vì vậy trong tiết chính tả, viết bảng con hay viết vở tôi đều nhắc nhở các em viết đúng độ cao, đều nét. Từ đó tạo cho các em thói quen phải viết đúng. Ngoài ra còn phải hướng dẫn cách trình bày đúng bài văn xuôi hoặc bài thơ, bài viết mới vừa đúng và đẹp mắt. Bài nào viết chữ cẩu thả, tôi trừ điểm ngay để lần sau các em sẽ cố gắng hơn.

Đối với học sinh tiểu học nói chung, và học sinh lớp Hai nói riêng, ý thức tự giác của các em chưa cao, có chăng thì cũng một số rất ít em học sinh khá, giỏi. Vì thế trong khi viết bài, giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở các em viết đẹp, viết đúng, viết cẩn thận. Tuyệt đối khi đọc bài cho học sinh chép hoặc học sinh chép bài ở bảng, tôi luôn đi quanh lớp quan sát từng em để nhắc nhở các em viết cẩn thận, không nên ngồi một chỗ chấm bài hoặc làm việc khác. Giáo viên chỉ cần lơ đãng trong khoảng thời gian 2-3 phút, học sinh phát hiện ra cô giáo không để ý đến mình thì lúc đó các em sẽ viết cẩu thả, viết cho xong để ngồi chơi. Đó là tâm lý của học sinh tiểu học.

6. Luyện viết chữ đẹp vào cuối mỗi tuần

Những biện pháp nêu trên cũng chưa đủ để học sinh viết chữ đẹp. Ngoài những tiết học, vào cuối mỗi tuần, tôi dành khoảng 30 phút cho học sinh luyện viết chữ vào vở riêng. Có thể một đoạn của bài văn xuôi hoặc một đoạn thơ.

Cách viết: Giáo viên viết chữ thật chân phương, đẹp, ngay ngắn, đều nét, đúng độ cao ở bảng, học sinh nhìn bảng chép bài vào vở. Sau khi viết xong, tôi kiểm tra lại bài của từng em, chấm và chọn một số bài để tuyên dương, khen ngợi. Những em được khen sẽ rất thích và càng hứng thú hơn trong việc luyện viết chữ đẹp.

7.Chữ viết của giáo viên

Chữ viết của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết của học sinh. Học sinh tiểu học thường có thói quen bắt chước. Giáo viên viết đẹp thì học sinh viết đẹp, giáo viên viết cẩu thả, học sinh cũng bắt chước viết cẩu thả. Vì vậy, trong những tiết học trên lớp, mặc dù nội dung viết bảng của một số tiết hơi nhiều nhưng bản thân tôi cũng phải cố gắng viết chữ chân phương, đúng cỡ. Có như vậy thì việc rèn chữ viết cho học sinh của chúng ta mới có hiệu quả.

Có một lần tôi dạy tiết toán, khi học sinh đọc đề toán xong, một số em nêu tóm tắt bài toán. Do tôi viết nhanh cách tóm tắt của học sinh lên bảng nên chữ viết không được đẹp cho lắm. Đến khi viết đề tóm tắt vào vở và làm bài, nhìn quanh một lượt, tôi thấy hầu như các em viết chưa đẹp và có phần cẩu thả, không giống như những tiết học vừa rồi. Từ đó tôi mới nghiệm ra rằng: rõ ràng là học sinh cũng bắt chước cô giáo và đó cũng là bài học để sau này tôi có thêm một kinh nghiệm trong việc rèn chữ viết cho học sinh.

8.Tổ chức thi viết chữ đẹp trong lớp

Cuối mỗi tuần tôi đều tổ chức thi viết chữ đẹp trong lớp. Tôi chọn một đoạn văn hoặc một đoạn thơ, ghi lên bảng, cho học sinh viết bài trong vòng khoảng 20 phút, sau đó chọn mỗi tổ một em viết đẹp nhất thi với nhau để chọn ra học sinh viết đẹp nhất lớp. (Chọn giải nhất ở tổ và giải nhất, nhì, ba ở lớp. Tất cả các giải đều có thưởng để khuyến khích học sinh.) Đối với những em chưa đạt giải nhưng có tiến bộ hơn lần trước, tôi đều thưởng cho các em để động viên khuyến khích các em. (Phần thưởng có thể là một viên phấn màu, một cây bút,…nhưng cũng đủ để cho các em cảm thấy ham thích luyện viết chữ đẹp.

9. Chấm điểm giữ vở rèn chữ

Cuối mỗi tuần tôi đều chấm điểm rèn chữ giữ vở để biết sự tiến bộ của từng em, để theo dõi và uốn nắn cho các em. Cách chấm: chấm toàn bộ các loại vở rồi xếp loại vào vở học.

VI. KẾT QUẢ

Sau ba tháng tôi thực hiện các biện pháp nêu trên một cách thường xuyên, Nếu so với đầu năm học, nhiều em viết quá xấu, không đúng dòng kẻ, không đúng độ cao, thì giờ đây tỉ lệ học sinh viết đúng, viết đẹp hơn trước khá cao. Không những vậy mà tốc độ viết cũng nhanh hơn.

Cụ thể:

– Nhiều em viết đẹp, sạch sẽ, đúng mẫu.

– Nhiều em viết đúng độ cao.

– Trước đây nhiều em viết chữ không ngay hàng, không đúng độ cao, nét chữ ngoệch ngoạc thì bây giờ các em đã tiến bộ hơn rất nhiều.

VII. KẾT LUẬN

Để việc rèn chữ viết cho học sinh lớp hai đạt hiệu quả thì giáo viên phải:

-Tận tâm, nhiệt tình trong mỗi tiết lên lớp.

-Thường xuyên rèn chữ viết mẫu để học sinh bắt chước.

-Những chữ nào học sinh hay viết sai, giáo viên chịu khó phân tích kĩ từng

nét, theo dõi, sửa sai cho từng em.

-Chuẩn bị đồ dùng dạy học trong giờ tập viết đầy đủ.

-Luôn tạo sự hứng thú cho học sinh trong khi luyện viết, thi viết chữ đẹp để các em ham thích và có sự cố gắng.

– Coi đây là việc làm thường xuyên.

– Tuyên dương, khen thưởng kịp thời đối với những em có cố gắng nhiều và tiến bộ rõ rệt trong quá trình luyện viết chữ.

VIII. ĐỀ NGHỊ

1.Bàn ghế học sinh ngồi phải đúng độ cao, kích cỡ.

2. Phòng học phải có đủ ánh sáng khi cần thiết.

Nội dung sáng kiến mà tôi đã nêu trên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp, bổ sung của tổ chuyên môn và ban giám hiệu nhà trường.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thị Kim

Skkn Giải Pháp Về Phong Trào Xây Dựng Trường Học Thân Thiện Học Sinh Tích Cực

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP VỀ PHONG TRÀO “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC” 1.PHẦN MỞ ĐẦU Như Bác Hồ đã nói “Thi đua là yêu nước, Yêu nước phải thi đua” Trong những năm gần đây nhiều phong trào thi đua, các cuộc vận động đã dấy lên sôi nổi trong cả nước, đặc biệt đối với ngành giáo dục phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một nhiệm vụ trọng tâm của bất kỳ một cơ sở giáo dục nào bởi vì phong trào này chính là xây dựng một môi trường giáo dục an toàn, chất lượng có hiệu quả cao và có sự nổ lực lớn mạnh của cả người học và người dạy. Với giáo dục Mầm non đây chính là xây dựng một môi trường vui tươi, thân thiện lành mạnh. Môi trường trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ và được tham gia vào các hoạt động học tập để phát triển toàn diện. Vì vậy môi trường này phải được xây dựng đảm bảo theo yêu cầu của xã hội đối với một cơ sở giáo dục Mầm non, mặt khác cần phải xây dựng được nhiệm vụ cụ thể trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục đối với trẻ Mầm non phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Nói cách khác phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có ý nghĩa lớn đối với mọi hoạt động giáo dục của một cơ sở giáo dục. 1.1. Lý do chọn đề tài: Thực hiện chỉ thị 40/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Mục tiêu là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, để xây dựng môi trường giáo dục an toàn thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương đáp ứng nhu cầu xã hội, phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh trong học tập và hoạt động xã hội một cách phù hợp có hiệu quả. Cuộc vận động ” Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”nhằm hưởng ứng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng trong đổi mới trường học môi trường sư phạm lành mạnh an toàn tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Bởi vậy tôi lựa chọn đề tài giải pháp về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong giai đoạn hiện nay là việc làm thiết thực của người hiệu trưởng trong công tác quản lý các hoạt động trong nhà trường đáp ứng với phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong trường mầm non là tiền đề quyết định thành công sự nghiệp giáo dục, tạo nhanh tố cơ bản sự phát triển đi lên của nhà trường. 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến: Việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là hết sức cần thiết đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh. Phạm vi tôi nghiên cứu đề tài này là giải pháp về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường mầm non, và tôi đã áp dụng sáng kiến này tại đơn vị hiện tôi đang công tác . 1

2. phÇn néi dung 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu Bước vào năm học 2012 – 2013 tiếp tục thực hiện theo tinh thần chỉ thị 40/CT- BGD – ĐT, tiếp thu các văn bản chỉ đạo của các cấp, ban ngành, nhiệm vụ năm học của ngành và cấp học Mầm non. Đơn vị tiếp tục xây dựng củng cố Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia sau bốn năm và giữ vững danh hiệu tập thể lao động xuất xắc. Thực hiện thí điểm việc đánh giá chất lượng Trường mầm non. Để đạt được mục tiêu đặt ra trong năm học, điều quan trọng hàng đầu đó là phải thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Trong quá trình xây dựng và thực hiện đơn vị có những thuận lợi và khó khăn như sau : a. Thuận lợi : Nhà trường được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng giáo dục đào tạo Lệ Thuỷ. Đồng thời được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ chặt chẽ của Đảng uỷ-UBND-HĐND xã nên công tác xã hội hoá giáo dục trên địa bàn được đẩy mạnh, tạo điều kiện cho nhà trường dần dần tăng trưởng về cơ sở vật chất. Đơn vị có bề dày về thành tích và ngày càng tạo đà, tạo thế đi lên. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình xông xáo, yêu nghề mến trẻ có ý thức tự học, sáng tạo, không ngừng học tập nâng cao trình độ. Trường có 2 cụm trường thực hiện bán trú có hiệu quả và chất lượng cao. Nhu cầu học tập của con em địa phương ngày càng tăng tạo cho nhà trường có điều kiện phát triển về qui mô số lượng. b. Khó khăn : Trường có 10 nhóm lớp đặt trên địa bàn 2 thôn của xã thuộc 2 điểm (điểm trung tâm và điểm lẻ). Có 9 lớp mẫu giáo, 1 nhóm trẻ cộng đồng. Khu vực Thanh Tân thường hay bị ngập lụt do thiên tai. Nhận thức về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực” đối với các bậc phụ huynh và địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Về cơ sở vật chất các trang thiết bị bên trong chưa đầy đủ theo thông tư 02, một số phòng chức năng còn thiếu như phòng kế toán, phòng bảo vệ… Sân chơi, vườn hoa cây cảnh. Khuôn viên hàng rào xây dựng chưa hoàn thiện để đảm bảo các hoạt động vui chơi cho trẻ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin của một số giáo viên đang còn hạn chế. Một số giáo viên đang học tập để nâng cao trình độ phần nào ảnh hưởng đến phong trào dạy và học (12 giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn). Nhận thức của đội ngũ về vai trò và vị trí của cuộc vận động còn nhiều hạn chế trong việc xây dựng cảnh quang môi trường. Năng lực sư phạm giáo viên qua khảo sát thực tế vào đầu năm học: Tốt 12/25 tỷ lệ 48%; khá: 10/25 tỷ lệ 40%; ĐYC: 3/25 tỷ lệ 12%. 2

cuốn trẻ hơn. Trong hoạt động này, nhà trường có nhiều khó khăn về kinh phí, khắc phục khó khăn đó bản thân mạnh dạn tham mưu tích cực cho lãnh đạo địa phương, hội phụ huynh và các tổ chức xã hội, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, tạo sức mạnh trong huy động nguồn lực kinh phí để xây dựng các hạng mục nhờ vậy trong năm học qua đã đầu tư với nhiều nguồn kinh phí 200,7 triệu đồng. Mua sắm phương tiện dạy học hiện đại ( máy chiếu đa năng, máy vi tính, ti vi, đầu đĩa, âm ly, loa máy… ) với tổng số tiền là 60 triệu đồng. Mua sắm thêm các trang thiết bị khác hơn 40 triệu đồng. Trong năm đả đầu tư xây dựng mua sắm sửa chữa, tạo môi trường tốt cho trẻ hoạt động nhà trường đã đầu tư tổng kinh phí hơn 100,7 triệu đồng. Sau khi đầu tư xây dựng, mua sắm môi trường học tập của trẻ được cải thiện, phong phú, trẻ đến trường chuyên cần, hăng say học tập, thích được học qua máy chiếu, thích học âm nhạc qua băng đĩa, thích hoạt động thể dục qua nền nhạc… Điều đó cho thấy rằng trẻ đã thực sự tích cực trong các hoạt động nhờ môi trường học tập thân thiện đảm bảo mọi điều kiện giúp trẻ sẵn sàng khám phá tìm tòi thế giới xung quanh. Giải pháp 3. Nâng cao chất lượng đội ngũ Trong các hoạt động giáo dục vai trò của giáo viên vô cùng quan trọng hoạt động sư phạm của giáo viên Mầm non là sự kết hợp hài hoà giữa nhà khoa học với nhà tâm lý học, giữa nhà giáo với nghề bác sĩ, nghệ sĩ, kỷ sư. Để lôi cuốn, thu hút trẻ vào các hoạt động học tập, giáo viên với vai trò là gợi ý hướng dẫn, điều khiển mọi hoạt động của trẻ, trẻ chủ động, tích cực hoạt động. Kết quả hoạt động này có sự quyết định to lớn trong việc tổ chức của giáo viên “Thầy giỏi thì trò mới giỏi”. Đặc biệt giáo viên Mầm non là “Người mẹ thứ hai của trẻ”. Bởi thế tôi luôn coi trọng công tác bồi dưỡng ý thức nghề nghiệp, đạo đức tác phong cho đội ngũ coi đây là công tác hàng đầu. Tôi thường xuyên tác động đến đội ngũ những yêu cầu mới về công tác dạy học, tác động bằng tâm tư, tình cảm, tác động bằng tình huống nhằm khơi dậy niềm say mê, nhu cầu học tập của mỗi giáo viên. Bên cạnh việc tác động về công tác tự bồi dưỡng, tôi cũng đã chú trọng đến công tác bồi dưỡng cho đội ngũ. Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là việc không thể thiếu, đó là cần thực hiện có nền nếp các buổi sinh hoạt chuyên môn, các buổi sinh hoạt phải đa dạng về nội dung và hình thức. Có những nội dung ban giám hiệu chuẩn bị nhưng củng có nội dung do giáo viên đưa ra tự đề xuất vướng mắc trong việc giáo dục trẻ mà không tự tháo gỡ được, cho giáo viên tự do cùng thảo luận để tìm ra những biện pháp khả thi trong thực hiện tốt việc giáo dục trẻ đạt kết quả cao. Muốn vậy cô giáo phải tạo được sự hứng thú để lôi cuốn trẻ vào hoạt động có hiệu quả. Để đạt được điều đó thì không dễ chút nào, cho nên qua kinh nghiệm thực tế chỉ đạo, tôi đã giúp họ biết rằng muốn trở thành người giáo 5

viên dạy tốt và có hiệu quả phải mang đầy đủ các yếu tố sau: thứ nhất là tính cách khích lệ, thứ hai là hướng dẫn thành công, thứ ba là có tác phong chuyên nghiệp. Biết tổ chức các hoạt động giáo dục tại lớp theo các mục tiêu đã vạch sẵn coi đây là những tiêu chuẩn của người giáo viên “Lao động có hiệu quả” giáo viên tự soi vào mình để tự điều chỉnh, bổ sung những mặt còn hạn chế, phát huy những mặt sẵn có để trở thành người giáo viên dạy giỏi, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy trong năm học 2012 – 2013 bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để trang bị đầy đủ hành trang nghề giáo cho toàn thể đội ngũ. Công việc đầu tiên là động viên, tạo điều kiện để giáo viên đi học nâng cao trình độ trên chuẩn. Mặt khác vào đầu năm học nhà trường tổ chức cho toàn thể đội ngũ học tập nhiệm vụ năm học, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại trường, tham gia đầy đủ các chuyên đề chuyên môn do cấp trên tổ chức. Quán triệt và hưởng ứng cuộc vận động lớn như: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo” hưởng ứng phong trào thực hiện đạo đức nhà giáo “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”. Chất lượng đội ngũ có sự phát triển vượt bậc đã góp phần tăng trưởng chất lượng giáo dục tạo nên sự tin yêu trong phụ huynh và nhân dân sự tính nhiệm của các cấp lãnh đạo.

Hình ảnh Bồi dưỡng Chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Giải pháp 4. Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Tiếp tục thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học, nhà trường đã thấy được tầm quan trọng của khoa học hiện đại mà cốt lõi của nó là ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt là trong dạy học. Thực tế cho thấy khi áp dụng các phương tiện sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động 6

dạy học thì chất lượng các mặt hoạt động phát triển rõ rệt. Vì vậy bản thân đã lên kế hoạch tập huấn cho giáo viên về soạn giáo án điện tử và chương trình sử dụng máy chiếu đa năng để trình chiếu giáo án trình diễn Power Point.Từ đó giáo viên đã sử dụng thành thạo các kĩ năng và bắt tay vào áp dụng cho các tiết dạy trên lớp. Khi áp dụng giảng dạy, từ bài giảng, các hình ảnh sinh động, trực quan được các cháu quan sát một cách chăm chú, thể hiện sự thích thú lộ rõ trên từng nét mặt ngây thơ khi giáo viên thiết kế và trình chiếu tiết dạy trong các lĩnh vực phát triển. Ví dụ về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, trẻ được làm quen với các bài thơ, câu chuyện về hình ảnh các nhân vật qua trình chiếu, trẻ được quan sát, phân tích, đàm thoại qua hình ảnh trực quan cụ thể. Khi giáo dục về lĩnh vực phát triển nhận thức, về thế giới xung quanh, trẻ tìm hiểu về quê hương đất nước, Bác Hồ, về danh lam thắng cảnh quê hương, đất nước thông qua trình chiếu trên máy chiếu. Trẻ hoạt động tìm hiểu tích cực qua hình ảnh sinh động mà giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo cho trẻ. Qua các hình thức trên đã cho thấy trẻ sẵn sàng học tập một cách chủ động hứng thú và được trãi nghiệm tất cả các lĩnh vực sôi nỗi. Sau một thời gian thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy học đa số đội ngũ giáo viên đã có một số kỷ năng, kỷ xảo cần thiết, cơ bản, sử dụng khá thành thạo bài soạn trên máy và khai thác hình ảnh trực quan sinh động.

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG bé 7

dưỡng được sắp xếp khoa học phù hợp, hàng tuần cho trẻ tự vệ sinh đồ dùng của mình trẻ hoạt động hăng hái hơn từ đó giáo dục trẻ tự biết vệ sinh chung bảo vệ môi trường học tập của mình, xem trường mình, lớp mình như ngôi nhà thân yêu cần được giữ gìn, bảo vệ.

Hình ảnh về khuôn viên nhà trường Giải pháp 6. Chỉ đạo xây dựng tốt mối quan hệ trong nhà trường Trường học thân thiện là một cách tiếp cận trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em và nhằm khuyến khích học sinh khoẻ mạnh, hài lòng với việc học tập và được giáo viên nhiệt tình dạy dỗ cùng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng để các cháu có thể phát triển hết tiềm năng của mình trong một môi trường an toàn và đầy đủ dinh dưỡng. Ngay từ đầu năm nhà trường đã quán triệt trong đội ngũ về đạo đức nhà giáo. Thực sự là tấm gương cho trẻ noi theo. Đối xữ công bằng, tôn trọng trẻ để trẻ tự tin, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hứng thú các hoạt động trẻ nhận thấy sự gần gũi như ở nhà. Ngoài ra bản thân đã chỉ đạo nhà trường xây dựng mối quan hệ đoàn kết thân ái, giúp đỡ lẫn nhau trong đội ngũ, tăng cường nâng cao năng lực chuyên môn cho từng cá nhân. Một phần quan trọng không kém đó là chỉ đạo toàn thể hội đồng, thiết lập mối quan hệ thân mật, gần gũi giữa nhà trường với phụ huynh và cộng đồng để tăng cường sự hỗ trợ các nguồn lực cho nhà trường, đồng thời có sự kết hợp tìm ra các vấn đề cần được chăm sóc, giáo dục đối với trẻ kịp thời. 9

chuyển tải đầy đủ, khoa học hơn, đặc biệt các hình ảnh sinh động lôi cuốn trẻ tìm hiểu, nhận biết, phân tích các nội dung mà dạy học công nghệ thông tin mang lại. Thứ tư, cảnh quan sư phạm, môi trường, trường, lớp học cần được đầu tư xây dựng, bố trí sắp xếp hợp lí, đẹp đảm bảo thẩm mĩ sẽ cuốn hút sự say mê và tích cực học tập của trẻ. Trẻ được xem trường lớp thân thiện gần gũi như nhà của mình. Thứ năm, Khi xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Cần lưu ý một số điều không thể thiếu đó là đáp ứng đầy đủ CSVC trang thiết bị dạy học, bởi vì học sinh được học trong một môi trường đầy đủ sân chơi, bãi tập, đầy đủ đồ dùng, trường lớp khang trang, trẻ sẽ cảm nhận được sự phong phú về kiến thức ở nơi mình học tập. Thứ sáu, đặc biệt trong quá trình chỉ đạo dạy và học ở trường mầm non cần xây dựng tốt mối quan hệ ở trong nhà trường với nhau đặc biệt tạo nên mối quan hệ bền vững nhà trường- gia đình- xã hội để tạo nên nền móng vững chắc cho trẻ tự xây dựng nhân cách của mình. Cuộc vận động “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng trong mỗi trường sư phạm lành mạnh, an toàn tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trường học thân thiện không tự nhiên mà có, mà là kết quả của quá trình phấn đấu gian khổ, phối hợp nhiều lực lượng, trong đó thầy và trò là lực lượng nồng cốt, sẽ trở thành hiện thực sau một quá trình tự hoàn thiện, khắc phục yếu kém thách thức, là mô hình của trường chuẩn quốc gia. Trong xu thế hội nhập, việc xây dựng và thực hiện mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực cần kết hợp từ lý luận và thực tiễn. Đối với lứa tuổi Mầm non, trường học thân thiện là nơi không chỉ tạo điều kiện, cơ hội cho các cháu vui chơi học tập mà còn là một môi trường vui tươi, lành mạnh và hấp dẫn nơi trẻ được đối xử công bằng, được quan tâm chăm sóc giáo dục, được bảo vệ, được phát biểu ý kiến của mình và tích cực tham gia vào quá trình học tập để trẻ phát triển một cách toàn diện. Có thể nói rằng thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là kết quả xây dựng và giữ vững trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: Để công tác “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt được kết quả cao hơn tôi xin được kiến nghị như sau: – Đối với nhà trường: Tham mưu tích cực với lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể của địa phương để nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học cho trẻ. – Đối với phòng giáo dục: 13

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG 14

…………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………

NHẬN XÉT HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD & ĐT …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………

15

Cập nhật thông tin chi tiết về Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Biện Pháp Tiếp Tục Chỉ Đạo Xây Dựng “Trường Học Thân Thiện, Học Sinh Tích Cực” Ở Trường Tiểu Học Trung Hưng trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!