Bạn đang xem bài viết Quy Trình Và Phương Pháp Dịch được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Quy trình và phương pháp dịch
Dịch tiếng anh, nhận dịch tiếng trung, dịch vụ dịch thuật uy tín, chất lượng, giá rẻ
Tuy nhiên dịch hoàn toàn không phải là một công việc đơn giản. Nếu ngôn ngữ chỉ là việc giải thích các khái niệm chung hoặc tổng quát thì tất nhiên quá trình dịch từ một ngôn ngữ nguồn sang một ngôn ngữ đích sẽ rất dễ dàng. Nhưng dịch không chỉ là việc chuyển đổi từng từ, mà còn bao gồm rất nhiều yếu tố khác. Các khái niệm của một ngôn ngữ này có thể sẽ rất khác biệt với các khái niệm của một ngôn ngữ khác, bởi vì mỗi ngôn ngữ có cách tổ chức lời nói khác nhau. Khoảng cách giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích càng lớn thì việc chuyển đổi sẽ càng khó khăn hơn. Sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ và hai văn hóa khiến quá trình dịch thực sự là một thách thức lớn. Có thể lấy một số yếu tố trở ngại trong vấn đề dịch như hình thức, văn phong, ý nghĩa, thành ngữ, tục ngữ, vân vân.
Một số câu hỏi thường gặp trong quá trình dịch:
Một biên dịch viên có thể lược bỏ một số phần trong văn bản hay không?
Biên dịch viên nên coi trọng ý nghĩa hay hình thức hơn?
Biên dịch viên nên ẩn danh hay hiện danh?
Biên dịch viên nên trung thành hay không cần phải trung thành?
Văn bản dịch nên biến đổi tương ứng ngôn ngữ đích hay duy trì sắc thái ngôn ngữ nguồn?
Có khả năng dịch thành các văn bản tương đương?
Các câu hỏi này chính là những tranh luận lý thuyết thường xuyên được đưa ra xem xét trong các buổi Nghiên cứu Dịch thuật.
Quy trình dịch thuật
Quy trình dịch thuật nghĩa là toàn bộ quá trình một biên dịch viên chuyển từ một văn bản hoặc một phần văn bản thành các văn bản tương ứng bằng một ngôn ngữ khác. Quy trình dịch thuật có thể miêu tả như sau:
Giải mã ý nghĩa văn bản nguồn, và
Mã hóa lại hoặc dịch ý nghĩa đó thành ngôn ngữ đích.
Tài liệu cần dịch (ngôn ngữ nguồn) phải được giao cho người thông thạo ngôn ngữ đích mà văn bản đó cần được dịch ra.
Tài liệu phải được người thông thạo cả về ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích hiệu đính. Trong quá trình hiệu đính phải đảm bảo tính chính xác, ngữ pháp, chính tả và văn phong của văn bản.
Tài liệu cần được người thành thạo cả hai ngôn ngữ đọc lại một lần nữa. Chính tả và hình thức văn bản cần được kiểm tra lại trong quá trình này.
Cuối cùng, trước khi giao tài liệu cho khách hàng, tài liệu phải được kiểm tra một lần nữa để đảm bảo rằng bản dịch chính xác và không có bất kỳ đoạn văn bản nào bị bỏ sót cũng như văn bản được trình bày một cách hoàn hảo.
Quy trình dịch thuật có thể chia thành hai nhóm:
Quy trình kỹ thuật:Quy trình này là việc phân tích ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích và tìm hiểu toàn diện ngôn ngữ nguồn trước khi bắt tay vào dịch thuật.
Quy trình tổ chưc:Quy trình này là việc thường xuyên đánh giá lại bản dịch. Công việc này cũng bao gồm việc so sánh bản dịch hiện tại với bản dịch văn bản tương ứng của các biên dịch viên khác. Bên cạnh đó, quy trình tổ chức cũng kiểm tra hiệu quả truyền đạt của văn bản dịch thông qua việc lấy ý kiến của độc giả ngôn ngữ nguồn nhằm đánh giá tính chính xác và hiệu quả của bản dịch cũng như xem xét phản ứng của họ.
Phương pháp dịch thuật
Một số phương pháp dịch thuật phổ biến là:
Dịch từng từ: Trong phương pháp này, các từ trong ngôn ngữ nguồn được dịch sang một ngôn ngữ khác theo nghĩa phổ biến nhất. Phương pháp này đôi khi gây ra tình trạng sai văn bản, đặc biệt với các thành ngữ, tục ngữ.
Dịch hàm nghĩa từ vựng: Với phương pháp này, các cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ nguồn được dịch sáng ngôn ngữ đích gần nhất. Tuy nhiên, các từ có nghĩa từ vựng được dịch riêng biệt, không phụ thuộc vào bối cảnh.
Dịch trung thành:Phương pháp này đòi hỏi biên dịch viên dịch chính xác nghĩa văn cảnh của văn bản gốc với các đòi hỏi về cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ nguồn.
Dịch sát nghĩa:Dịch sát nghĩa là một phương pháp dịch quan tâm tới cả giá trị thẩm mỹ của văn bản ngôn ngữ nguồn.
Dịch tự do:Phương pháp dịch này tạo nên các bản dịch mà văn phong, hình thức và nội dung không đồng nhất với văn bản nguồn.
Dịch văn cảnh:Phương pháp này thể hiện chính xác thông điệp của văn bản nguồn, nhưng đôi khi có xu hương làm thay đổi nghĩa gốc của văn bản bằng việc sử dụng các thành ngữ hay tục ngữ.
Dịch truyền đạt thông tin:Phương pháp này chuyển thể chính xác nghĩa văn cảnh của văn bản gốc mà người đọc có thể dễ dàng chấp nhận và hiểu được cả nội dung và ngôn ngữ của bản dịch đó.
Các tin khác
Quy Trình Xây Gạch Bê Tông Không Nung Đúng Phương Pháp
PHẦN 1: GẠCH BÊ TÔNG KHÔNG NUNG VÀ VẬT LIỆU
I. PHẠM VI ÁP DỤNG
Gạch bê tông không nung hay còn goi là gạch bê tông – gạch block – gạch không nung – gạch xi măng cốt liệu với các đặc tính kỹ thuật nổi trội so với gạch đất sét nung thông thường như:
Cường độ cao, cách âm, cách nhiệt, chống cháy. Là vật liệu mới, được sản xuất theo công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, là sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật cũng như rút ngắn thời gian thi công cho các công trình xây dựng.
II. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
1/ Gạch bê tông không nung được sản xuất theo công hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật chỉ tiêu cơ bản của gạch không nung theo TCVN6477 – 2011:
Đối với gạch đặc: + Cường độ chịu nén: ≥ 100 kg/cm2.
+ Độ hút nước : ≤ 10%.
+ Sai số kích thước : ± 2 mm
Đối với gạch rỗng: + Cường độ chịu nén : ≥ 65 kg/cm2.
+ Độ hút nước : ≤ 10%.
+ Độ rỗng : ≤ 50%.
+ Sai số kích thước : ± 2 mm
2/ Vữa xây: Dùng vữa xi măng cát thông thường.
Vữa xây phải đạt mác ≥ 50.
Xây gạch bê tông không nung không nên trộn vữa quá ướt, (trộn vữa dẻo). Sử dụng vữa trong vòng một tiếng từ khi trộn. Không sử dụng vữa đã bắt đầu đông cứng.
III. CHỦNG LOẠI, KÍCH THƯỚC, ĐÓNG KIỆN
1. Chủng loại: Gạch bê tông không nung có nhiều chủng loại khác nhau như: gạch đặc, gạch 2 lỗ, gạch 4 lỗ, gạch 6 lỗ, gạch block rỗng 2 thành vách, gạch block rỗng 3 thành vách, gạch block rỗng 4 thành vách
2. Kích thước: Tùy theo yêu cầu thiết kế và để đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, thẩm mỹ của công trình, khả năng ứng dụng của gạch bê tông không nung, nhà sản xuất sẽ sản xuất theo các kích thước về độ dày khác nhau, phù hợp cho mọi loại tường.
3. Đóng kiện: Kích thước tiêu chuẩn trong quá trình đóng gói Pallet: 1.000mm x 1.000mm x 1.200mm (dài x rộng x cao)
PHẦN 2: QUY TRÌNH XÂY GẠCH BÊ TÔNG KHÔNG NUNG
I. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
Xây gạch theo nguyên tắc: không trùng mạch giữa 2 hàng liên tiếp.
Chiều dày mạch vữa liên kết thích hợp từ 2 mm -3 mm.
Xây gạch một cách cẩn thận và đặt thẳng các hàng gạch vào vữa với các mạch dọc và ngang được trám chắc chắn khi tiến hành công việc. Không sử dụng gạch vỡ trừ khi đó là viên kết thúc. Các góc vuông, các góc tường, dầm cửa được xây thẳng.
II. HƯỚNG DẪN XÂY GẠCH BLOCK LỖ MÙ
Bước 1. Gạch lỗ mù: Xây úp, hướng mặt đáy lên. (xem H5.2).
Đặt viên gạch đầu tiên tại vị trí góc tường trùng đường biên đã căn chỉnh, đặt viên gạch tiếp theo theo chiều vuông góc với viên gạch đầu tiên. (xem H5.1).
Thứ nhất bạn phải định vị chuẩn những viên gạch đầu tiên ở các góc bằng cách dùng dây căng hoặc thước ke vuông
Thứ hai bạn xây định vị 2 đến 3 viên gạch cho mỗi hướng xây và buốc dây vào hai viên gạch ở hai góc (ở hàng gạch đầu tiên) sau đó kéo căng chúng làm mốc để xây những viên còn lại trên bức tường.
Định vị chính xác những viên gạch đầu tiên và ở góc tường là yêu cầu bắt buộc để có thể xây các viên gạch còn lại tạo lên một bức tường đạt yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật.
Bạn luôn phải tuận thủ cách làm này cho các góc khác ở các bức tường khác.
Bước 2.
Sau khi bắt góc và xây song hàng đầu tiên các bạn xây tiếp các hàng bên trên (xem H5.3).
Sau khi xây được 2 đến 4 hàng gạch bạn dùng li vô hoặc thước để kiểm tra cho thẳng hàng (Xem H5.3).
Trường hợp xây chưa thẳng hàng hoặc còn sai lệch bạn có thể dùng dao xây, búa cao su,… để điều chỉnh cho ưng ý. (chỉ thực hiện việc này khi vữa chưa khô).
Để xây chèn hai đầu hoặc xây sole không trùng mạch bạn dùng viên 1/2, hoặc 1/3 để xây (xem H5.4).
Luôn đặt các viên gạch chuẩn xác. Nếu chỉ cần một cạnh của viên gạch lệch ra khỏi vị trí bạn sẽ mất thời gian làm cân bằng nó trở lại. Bạn hãy cẩn thận, tránh chạm vào những viên gạch mới xây làm sai lệch.
Yêu cầu bắt buộc phải cho vữa đầy vào các mạch ngang và mạch dọc. sau khi xây dùng dao xây gợt hết vữa thừa và ném nó trở lại bàn xoa để tái sử dụng.
III. HƯỚNG DẪN XÂY GẠCH BLOCK LỖ THỦNG ĐAN CỐT THÉP
Bước 1. Gạch xây cốt thép lỗ thủng lên xây hai mặt như nhau (xem H6.2).
Đặt viên gạch đầu tiên tại vị trí góc tường trùng đường biên đã căn chỉnh, đặt viên gạch tiếp theo theo chiều vuông góc với viên gạch đầu tiên. (xem H6.1).
Thứ nhất bạn phải định vị chuẩn những viên gạch đầu tiên ở các góc bằng cách dùng dây căng hoặc thước ke vuông.
Thứ hai bạn xây định vị 2 đến 3 viên gạch cho muỗi hướng xây và buốc dây vào hai viên gạch ở hai góc (ở hàng gạch đầu tiên) sau đó kéo căng chúng làm mốc để xây những viên còn lại trên bức tường.
Định vị chính xác những viên gạch đầu tiên và ở góc tường là yêu cầu bắt buộc để có thể xây các viên gạch còn lại tạo lên một bức tường đạt yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật.
Bạn luôn phải tuận thủ cách làm này cho các góc khác ở các bức tường khác.
Bước 2.
Sau khi bắt góc và xây song hàng đầu tiên các bạn xây tiếp các hàng bên trên (Xem H6.3).
Sau khi xây được 2 đến 4 hàng gạch bạn dùng li vô hoặc thước để kiểm tra cho thẳng hàng (Xem H6.3).
Trường hợp xây chưa thẳng hàng hoặc còn sai lệch bạn có thể dùng dao xây, búa cao su,… để điều chỉnh cho ưng ý. (chỉ thực hiện việc này khi vữa chưa khô).
Luôn đặt các viên gạch chuẩn xác. Nếu chỉ cần một cạnh của viên gạch lệch ra khỏi vị trí bạn sẽ mất thời gian làm cân bằng nó trở lại. Bạn hãy cẩn thận, tránh chạm vào những viên gạch mới xây làm sai lệch.
Yêu cầu bắt buộc phải cho vữa đầy vào các mạch ngang và mạch dọc. sau khi xây dùng dao xây gợt hết vữa thừa và ném nó trở lại bàn xoa để tái sử dụng.
Bước 3. Để đặt được cốt thép khi làm giầm móng bạn phải đặt thép chờ sao cho đặt được đúng lỗ các viên gạch (Xem H6.6).
Để giằng thép giữa tường dọc và tường ngang bạn uốn sắt và làm theo hình H6.7.
Các hàng tiếp theo chỉ việc rải vữa ở thành viên gạch (Xem H6.4), những lỗ gạch có cốt thép thì lấp đầy bê tông vào tạo thành một cột bê tông cốt thép.
+ Tại điểm giao nối giữa tường gạch block bê tông và cột bê tông.
+ Tại vị trí cắt gạch blcok bê tông thi công điện nước.
+ Xây chèn cổ trần: Dùng gạch đặc
Tại các vị trí tường gạch liên kết với cột bê tông, hoặc có hệ thống ống âm tường như rãnh dây điện, rãnh ống nước, vị trí tiếp giáp giữa tường gạch và đà lanh tô (lintel) phải sử dụng lưới thép trùm qua hai bên từ 7-10 cm (trước khi trát) để chống nứt tường. Kích thước ô lưới không lớn hơn 1 cm.
Góc tường chữ T và chữ V liên tục sẽ dùng phương pháp câu gạch, chú ý nếu trùng mạch phải thay đổi viên ½ hoặc 1/3 để không trùng mạch xây giữa các hàng xây. Nên dùng gạch có cùng chiều cao giống nhau để dễ dàng đan, nối các bức tường khác nhau trong ngôi nhà.
IX. LIÊN KẾT GIỮA TƯỜNG VỚI CỘT GIẦM BÊ TÔNG VÀ CỔ TRẦN
Liên kết giữa tường gạch block bê tông và cột bê tông được thực hiện theo phương pháp truyền thống: Chừa râu thép tại cột hoặc sử dụng bản sắt đã khoan lỗ với chiều dày 3mm bẻ thành hình chữ L: Khoảng cách giữa các dâu từ 500 đến 600 mm thì gắn một lượt râu thép để tăng tính liên kết giữa tường và cột bê tông (tương tự quy cách xây tường bằng gạch đất sét nung). Tại vị trí có râu bắt buộc dùng gạch đặc để chèn (xem H 9.1).
Tại vị trí không có râu thép gạch xây chèn 2 đầu hồi (tiếp giáp cột): Có giải pháp cắt viên gạch lỗ khổ lớn thành các modul 1/2, 1/3 hoặc dùng gạch đặc chuyên dụng để xây chèn. Ví dụ: Bức tường xây bằng gạch 400*200*200mm: Cắt gạch theo modul 1/2 – 1/3 hoặc dùng gạch đặc 210*100*60mm để xây ghép các chỗ khuyết ở 02 đầu hồi.
X. LIÊN KẾT TẠI VỊ TRÍ CỬA ĐI
Khi xây khung cửa đi, tại vị trí “viên nửa” không dùng phần cắt ra của gạch lỗ để chèn. Xây gạch đặc chèn để tạo mặt phẳng và đủ kết cấu gắn kết với khung cửa.
Đà lanh tô (lintel) trên cửa có thể đổ bê tông trực tiếp hoặc đúc sẵn. Chiều rộng bằng chiều rộng viên gạch, chiều dài gối vào tường mỗi bên bằng 1,5 chiều dài viên gạch. VD: viên gạch dài 400mm thì lanh tô mỗi bên dài 600mm).
Thi công lối cửa đi chú ý tránh việc trùng mạch vữa tại các góc cửa (xem H 10.1).
XI. LIÊN KẾT TẠI VỊ TRÍ CỬA SỔ
Khung cửa sổ: Nên xây lót một hàng gạch đặc để tạo mặt phẳng đều và đảm bảo kết cấu vững chắc khi lắp khung cửa sổ.
Đà lanh tô (lintel) trên cửa có thể đổ bê tông trực tiếp hoặc đúc sẵn. Chiều rộng bằng chiều rộng viên gạch, chiều dài gối vào tường mỗi bên bằng 1,5 chiều dài viên gạch. VD: viên gạch dài 400mm thì lanh tô mỗi bên dài 600mm).
Thi công lỗ cửa sổ chú ý tránh việc trùng mạch vữa tại các góc cửa. (xem H 11.1).
VII. HÌNH ẢNH TỔNG THỂ KHU VỰC LIÊN KẾT CỬA
Phần 3: CÔNG TÁC TRÁT TƯỜNG GẠCH BLOCK BÊ TÔNG
1/ Vật liệu.
Xi măng: Xi măng Portland.
Cát: Cát tự nhiên, sạch, đúng tiêu chuẩn và lọt qua lưới lọc lỗ 05 mm.
Nước sạch: Sử dụng từ nguồn nước không có axit, chất kiềm, dầu và các chất hữu. cơ.
2/ Thi công.
Vữa trát: dùng vữa xi măng cát thông thường.+ Vữa trát phải đạt mác ≥ 75.
+ Với gạch block bê tông chống thấm tốt nên trộn vữa trát không quá ướt (trộn dẻo vữa).
+ Sử dụng vữa trong vòng một tiếng từ khi trộn. Không sử dụng vữa đã bắt đầu đông cứng.
3/ Thực hiện công việc.
Tô vữa không quá dầy (< 15mm) để tránh hiện tượng xệ vữa và lãng phí.
Với những điểm cần trát bù sau khi thi công điện nước, phải gắn lớp lưới thép vào lớp gạch trước khi trát để tránh rạn hoặc tách lớp giữa 2 lớp trát trước và sau.
Có thể áp dụng Quy chuẩn, Quy cách trát cột bê tông trong quá trình trát tường gạch block bê tông chống thấm tốt.
Các quy chuẩn, chỉ dẫn kỹ thuật không liệt kê trong bản chỉ dẫn này thì được áp dụng theo quy chuẩn xây dựng của gạch đất sét nung.
4/ Tài liệu tham khảo.
TCVN 3121:2003 Vữa xây dựng – Phương pháp thứ. TCVN 4085:1985 Kết cấu gạch đá – Quy phạm thi công và nghiệm thu. TCVN 4314:2003 Vữa xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 7572:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử. TCVN 6477:2011 Gạch bê tông. ASTM C140 Gạch bê tông (Tiêu chuẩn Mỹ).
Quy Trình Và Biện Pháp Thi Công Xây Trát
Quy trình và biện pháp thi công xây trát áp dụng cho nhà dân dụng của Sửa nhà AZ
Quy trình và biện pháp thi công xây ,trát tường
Công tác xây, trát
Do tính chất công trình là dạng khung bê tông cốt thép chịu lực nên hệ tường chỉ mang tính chất bao che chủ yếu, ít tham gia chịu lực, vật liệu được dùng khi xây tường là gạch. Tuy nhiên, cũng cần phải tuân thủ ba nguyên tắc chính khi xây gạch là: Gạch xây từng hàng phải phẳng mặt, vuông góc với phương của lực tác dụng vào khối xây hoặc góc nghiêng của lực tác dụng vào khối xây và phương vuông góc với khối xây phải <= 170 vì khối xây chịu nén là chính.
Xây không được trùng mạch do đó các mạch vữa đứng của lớp xây tiếp giáp không được trùng mà phải lệch nhau ít nhất ¼ chiều dài viên gạch cả về phương ngang cũng như phương dọc. Các mạch vữa xây theo phương ngang và phương dọc trong một lớp xây phải vuông góc với nhau, không được phép xây các viên gạch vỡ hình thang, hình tam giác ở góc khối xây.
Trình tự và các yêu cầu kỹ thuật khi xây:
Xây từ dưới lên trên, tường chính xây trước, tường phụ xây sau, xung quanh xây trước, trong xây sau. Nếu gạch khô phải tưới nước để đảm bảo gạch không hút nước của vữa tạo liên kết tốt khi xây. Bề mặt tiếp giáp khối xây phải được trát một lớp hồ dầu để tạo độ liên kết giữa gạch và bề mặt tiếp giáp đó như dầm, cột. Để đảm bảo cho tường thẳng và phẳng thì trong quá trình xây phải giăng dây nhợ và thường xuyên thả quả dọi.
Mạch vữa dao động từ 8 – 12mm, mạch vữa phải nằm ngang phải dày hơn mạch vữa dọc, bảo đảm mạch no vữa. Điều chỉnh tăng vữa ở phía vữa thấp nếu tường không ngang phẳng.
Đối với tường 20 thì các bạn xây 5 hàng dọc thì có 1 hàng ngang.
Chú ý ở vị trí tiếp giáp giữa tường và dầm, cột thì phải xử lý một lớp hồ dầu nhằm tránh trường hợp nứt ở mép tiếp giáp của tường với đà, cột
Khi xây chú ý chừa những lỗ trống trên tường để lắp dựng cửa, lam gió, đường điện, ống nước……sau này.
Sau khi khối xây vừa xong thì hạn chế các lực va chạm để khối xây đạt cường độ từ từ.
Nếu xây tiếp lên tường cũ thì cần phải vệ sinh tưới nước tường cũ trước khi xây tiếp.
Với nhà phố và biệt thự thì khi tháo coffa cột thì các bạn tổ chức cho xây tường bao che, xây như vậy thì vừa có tác dụng là bao che cho công trình và đặc biệt là các bạn sử dụng tường bao che đó để lắp dựng coffa dầm sàn.
Nếu các bạn thi công vào mùa mưa thì khi xây xong các tường bao che của nhà thì các bạn hãy tranh thủ những ngày nắng tập trung toàn bộ thợ lại cho bắt giàn giáo để trát tường ngoài cho xong, còn mặt tiền thì các bạn làm sau
Khi trát tường ngoài hoàn thành là công việc hoàn thiện sẽ trở nên nhẹ hơn nhiều rồi đấy. Còn công việc trát trong thì dễ dàng hơn nhiều vì không phải chịu tác động nhiều ở thời tiết.
Trước khi tiến hành công tác trát thì các bạn cho các bác thợ lành nghề đi gém hết các tường, nhớ là đừng bao giờ trát mà không gém.
Chuyên Đề 5: Prôtêin Và Quá Trình Dịch Mã
Posted on by huenguyen022
Nguồn: Thư viện Sinh học
I. Prôtêin:
– Là thành phần cấu trúc bắt buộc của tế bào, được cấu tạo từ các nguyên tố: C,H,O,N,P, S …
– Là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các Acid amin. Có 20 loại acid amin khác nhau. Từ 20 loại này có thể cấu tạo nên vô số các prôtêin khác nhau về thành phần, số lượng, và trình tự các acid amin, đảm bảo tính đa dạng và đặc thù của từng loại prôtêin.
– Cấu tạo mỗi đơn phân gồm có 3 thành phần chính: Nhóm COOH, nhóm NH2 và gốc R liên kết với cacbon trung tâm (Cả COOH và NH2 , cả 1 ngtử H đều lk với C – C này gọi là C alpha). Sự khác nhau về thành phần cấu trúc của nhóm R chia 20 loại aicd amin làm 4 nhóm: Acid, Bazo, Phân cực, Không phân cực.
Cấu trúc 4 bậc của phân tử Prôtêin:
Bậc 1: Các đơn phân acid amin của prôtêin liên kết với nhau bằng liên kết peptit loại một nước, tạo thành chuỗi polipeptit mạch thẳng.
Bậc 2: Cấu trúc bậc 2 là cấu trúc vòng xoắn lò xo đều đặn hoặc gấp nếp beta, các nếp gấp và vòng xoắn được cố định bởi các liên kết hidro giữa các acid amin gần nhau.
Bậc 3: Chuỗi xoắn cuộn xếp tạo thành cấu trúc đặc thù trong không gian 3 chiều, tạo nên tính đặc trưng cho từng loại prôtêin bằng các liên kết đisunfua, liên kết ion, vander_van… tăng tính bền vững của phân tử prôtêin.
Bậc 4: 2 hay nhiều chuỗi cuộn xếp bậc 3 liên kết với nhau tạo thành phần phân tử prôtêin hoàn chỉnh, có cấu hình không gian đặc trưng cho từng loại prôtêin, giúp nó thực hiện được chức năng hoàn chỉnh.
II. Vai trò của ARN trong dịch mã:
Các loại ARN tham gia vào quá trình dịch mã đó là: mARN, rARN, và tARN.
– mARN: là bản phiên mã từ mã gốc của gen chứa đựng thông tin giải mã trình tự, số lượng, thành phần của các acid amin trong phân tử prôtêin.
– tARN: là ARN vận chuyển có 2 đầu, 1 đầu mang bộ 3 đối mã và đầu còn lại mang các acid amin tương ứng làm chức năng vận chuyển các acid amin đến mARN để tổng hợp prôtêin.
– rARN: tham gia vào thành phần của Riboxom, nơi tổng hợp nên chuỗi polipeptit.
III. Dịch mã:
Dịch mã hay còn gọi là giải mã được thực hiện ở ngoài tế bào chất, giúp tế bào tổng hợp nên các loại prôtêin khác nhau tham gia vào chức năng và cấu trúc tế bào.
Lí thuyết cơ bản cần nắm:
Gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tổng hợp ARN để chuyển thông tin di truyền từ gen sang sản phẩm prôtêin (xem phần tổng hợp ARN)
Giai đoạn 2: Tổng hợp prôtêin ở tế bào chất gồm 4 bước cơ bản: (Một số sách chia là 2 giai đoạn: khởi đầu, kéo dài và kết thúc)
+ Bước 1: Hoạt hoá axit amin. Các axit amin tự do có trong bào chất được hoạt hoá nhờ gắn với hợp chất giàu năng lượng ađenôzintriphôtphat (ATP) dưới tác dụng của một số loại enzim. Sau đó, nhờ một loại enzim đặc hiệu khác, axit amin đã được hoạt hoá lại liên kết với tARN tương ứng để tạo nên phức hợp axit amin – tARN (aa – tARN).
+ Bước 2: Mở đầu chuỗi pôlipeptit có sự tham gia của ribôxôm , bộ ba mở đầu AUG (GUG ở sinh vật nhân sơ), tARN axit amin mở đầu tiến vào ribôxôm đối mã của nó khớp với mã mở đầu trên mARN theo NTBS. Kết thúc giai đoạn mở đầu
+ Bước 3: Kéo dài chuỗi pôlipeptit, tARN vận chuyển axit amin thứ nhất tiến vào ribôxôm đối mã của nó khớp với mã mở đầu của mARN theo nguyên tắc bổ sung. aa1 – tARN tới vị trí bên cạnh, đối mã của nó khớp với mã của axit amin thứ nhất trên mARN theo nguyên tắc bổ sung. Enzim xúc tác tạo thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và axit amin thứ nhất. Ribôxôm dịch chuyển đi một bộ ba trên mARN (sự chuyển vị) làm cho tARN mở đầu rời khỏi ribôxôm. Tiếp đó, aa2 – tARN tiến vào ribôxôm, đối mã của nó khớp với mã của axit amin thứ hai trên mARN theo nguyên tắc bổ sung.
Liên kết peptit giữa aa1 và aa2 được tạo thành. Sự chuyển vị lại xảy ra, và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi ribôxôm tiếp xúc với bộ ba tiếp giáp với bộ ba kết thúc phân tử chuỗi polipeptit lúc này có cấu trúc
aaMĐ – aa1 – aa2 … aan vẫn còn gắn với tARN axit amin thứ n.
+ Bước 4: Kết thúc chuỗi pôlipeptit, Ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba kết thúc lúc này ngừng quá trình dịch mã 2 tiểu phần của ribôxôm tách nhau ra tARN, axit amin cuối cùng được tách khỏi chuỗi polipeptit. Một enzim khác loại bỏ axit amin mở đầu giải phóng chuỗi pôlipeptit.
Sự tổng hợp prôtêin góp phần đảm bảo cho prôtêin thực hiện chức năng biểu hiện tính trạng và cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên các bào quan và đảm nhận nhiều chức năng khác nhau.
Những điểm cần lưu ý:
– Dịch mã bắt đầu khi tARN đặc biệt cho khởi sự gắn với đơn vị nhỏ của roboxom, phức hợp sẽ bám vào các trình tự nhận biết đặc biệt của roboxom ở đầu 5’ của mARN phía trước đoạn mã hoá cho protein. Nhờ đó anticodon (bộ 3 đối mã) của tARN-methionine khở sự bắt cặp với codon(bộ 3 mã hoá) xuất phát AUG trên mARN, ở điểm P (P-site). Sau đó các đơn vị lớn và nhỏ gắn vào nhau tạo thành roboxom nguyên vẹn.
– Ở bước kết thúc, mã kết thúc không có anticodon. Thay vào đó các nhân tố phóng thích RF làm kết thúc quá trình. Mạch polipeptit có NH2- và –COOH hoàn chỉnh sẽ thoát ra ngoài nhờ nhân tố phóng thích đó.
Quá trình dịch mã.
Ở sinh vật nhân thực, sau khi mARN được tổng hợp, hoàn thiện, nó sẽ rời khỏi nhân, ra ngoài tế bào chất, làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã.
Ở sinh vật nhân sơ, vì không có màng nhân, nên quá trình phiên mã và dịch mã xảy ra gần như đồng thời.
Trong quá trình dịch mã, mARN liên kết với riboxom. Quá trình dịch mã được thực hiện theo 3 bước:
Hoạt hoá a.a
Dưới tác dụng của enzim, và sử dụng năng lượng, 1 phân tử a.a sẽ liên kết với 1 phân tử tARN tại vị trí xác định, tạo thành phức hệ aa – tARN.
Ta coi rằng mỗi loại tARN chỉ liên kết với 1 loại a.a; nhưng mỗi loại a.a có thể liên kết với nhiều hơn 1 loại tARN (tính chất tương tự với mã bộ ba)
Dịch mã và hình thành chuỗi polipeptit
Tiểu phần bé của riboxom liên kết với mARN, sau đó phân tử tARN mang a.a mở đầu (Met ở nhân thực, f-Met ở nhân sơ) đến. Bộ ba đối mã trên phân tử tARN sẽ liên kết theo nguyên tắc bổ sung với bộ ba mã hoá trên phân tử mARN. Sau đó, tiểu phần lớn của riboxom sẽ liên kết, tạo thành phức hệ mARN-riboxom, bắt đầu quá trình dịch mã.
Quá trình này còn có sự tham gia của các yếu tố khác (If-I, If-II…)
tARN mang a.a thứ nhất tới vị trí A (tARN mang Met ở vị trí P có sẵn), trong đó bộ ba đối mã của nó liên kết bổ sung với bộ ba mã hoá tiếp theo (sau vị trí mở đầu) trên mARN.
Enzim xúc tác hình thành liên kết peptit giữa a.a mở đầu và a.a thứ nhất.
Tiếp đó, riboxom dịch chuyển 1 nấc trên mARN, khiến các tARN dịch chuyển 1 vị trí:
+ 1 tARN khác, mang a.a thứ 2 vào liên kết với bộ ba mã hoá kế tiếp trên mARN.
Cứ như thế, liên kết peptit được hình thành giữa các a.a theo thứ tự nhất định.
Quá trình tiếp tục cho tới khi gặp bộ ba kết thúc thì dừng lại.
Các tiểu phần riboxom tách nhau và rời khỏi mARN, giải phóng chuỗi polipeptit mới được tổng hợp. Axit amin mở đầu rời khỏi chuỗi. Chuỗi polipeptit tiếp tục được hoàn thiện và tạo thành phân tử prôtêin hoàn chỉnh.
Poliriboxom:
Trên mỗi phân tử mARN thường có 1 số riboxom cùng hoạt động, tại các vị trí khác nhau, lần lượt tổng hợp nên các chuỗi polipeptit giống nhau. Nhờ đó, trong 1 khoảng thời gian ngắn, 1 lượng lớn prôtêin có thể được hình thành, đáp ứng nhu cầu của tế bào.
Các riboxom, tARN được tái sử dụng nhiều lần, dùng để tổng hợp nên mọi loại prôtêin trong cơ thể. Còn các mARN sau khi sử dụng thường sẽ bị phân huỷ. Đời sống của 1 mARN cũng là 1 cơ chế điều hoà hoạt động gen.
Share this:
Like this:
Like
Loading…
Related
Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Trình Và Phương Pháp Dịch trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!