Xu Hướng 12/2023 # Quảng Bình Quan Tâm Giải Quyết Việc Làm Cho Người Lao Động # Top 20 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Quảng Bình Quan Tâm Giải Quyết Việc Làm Cho Người Lao Động được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Quảng Bình quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động

(LĐXH)- Xác định việc đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, tạo mở việc làm là một trong những giải pháp cơ bản, mang tính bền vững nên tỉnh Quảng Bình đã thường xuyên quan tâm tới công tác giải quyết việc làm cho người lao động.

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 555.300 người trong độ tuổi lao động. Do sự cố môi trường biển đã gây tổn thất nặng nề đến sản xuất kinh doanh, đời sống của nhân dân cũng như tìm kiếm việc làm thay thế. Theo kết quả điều tra về sự cố này, Quảng Bình có 40 xã, phường trên địa bàn 6 huyện, thị xã, thành phố với gần 23.000 hộ và gần 100.000 nhân khẩu bị ảnh hưởng. Đến nay, hơn 50% số lao động ở các địa phương bị ảnh hưởng đã quay trở lại làm việc và tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 11% (thời điểm điều tra tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này là 28%).

Hợp tác xã nón lá Mỹ Trạch (huyện Bố Trạch) vay 150 triệu đồng

để giải quyết việc làm cho chị em nghèo, gia đình khó khăn trên địa bàn xã.

Theo báo cáo từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trong năm 2023, toàn tỉnh có 32.510 người được giải quyết việc làm (đạt 101,09% kế hoạch), trong đó số lao động được tạo thêm việc làm trên 10.700 người, tạo việc làm mới là 21.611 lao động, tỷ lệ thất nghiệp chung của tỉnh còn 2,79%; 2.366 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đạt 100,68% kế hoạch.  Đạt được kết quả trên, tỉnh Quảng Bình đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có việc khuyến khích phát triển sản xuất, thu hút nguồn lực tại chỗ, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nông, lâm nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa. Thực hiện chủ trương khuyến khích, thu hút đầu tư đã thúc đẩy công nghiệp phát triển nhanh, nâng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đối với lĩnh vực thương mại – du lịch và dịch vụ, thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa ở Quảng Bình đã từng bước được khai thông mở rộng, bảo đảm lưu thông hàng hóa phục vụ nhân dân, nhất là các loại hàng thiết yếu, khuyến khích phát triển thương mại ngoài quốc doanh.

Theo báo cáo từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trong năm 2023, toàn tỉnh có 32.510 người được giải quyết việc làm (đạt 101,09% kế hoạch), trong đó số lao động được tạo thêm việc làm trên 10.700 người, tạo việc làm mới là 21.611 lao động, tỷ lệ thất nghiệp chung của tỉnh còn 2,79%; 2.366 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đạt 100,68% kế hoạch. Đạt được kết quả trên, tỉnh Quảng Bình đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có việc khuyến khích phát triển sản xuất, thu hút nguồn lực tại chỗ, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nông, lâm nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa. Thực hiện chủ trương khuyến khích, thu hút đầu tư đã thúc đẩy công nghiệp phát triển nhanh, nâng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đối với lĩnh vực thương mại – du lịch và dịch vụ, thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa ở Quảng Bình đã từng bước được khai thông mở rộng, bảo đảm lưu thông hàng hóa phục vụ nhân dân, nhất là các loại hàng thiết yếu, khuyến khích phát triển thương mại ngoài quốc doanh.

Tiếp đó, Quảng Bình còn đa dạng hóa và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, thường xuyên chú trọng tới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp, rà soát nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh khi tuyển dụng lao động ưu tiên tuyển lao động tại chỗ và người địa phương. Đặc biệt, tỉnh đã có chủ trưởng chuyển hướng giới thiệu, tuyển lao động đi làm việc tại các tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các khu công nghiệp ở những vùng phụ cận có mức thu nhập ổn định.

Chị Nguyễn Thị Dịu ở Nhân Trạch (huyện Bố Trạch) vay 50 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm để phát triển nghề chế biến thủy sảnTỉnh cũng coi việc thực hiện dự án hỗ trợ người lao động đi làm việc tại nước ngoài là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Sở Lao động – TBXH thường xuyên tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; ban hành kịp thời các văn bản để triển khai đối với lĩnh vực này, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch công tác giải quyết việc làm và chỉ tiêu xuất khẩu lao động cụ thể cho từng Phòng Lao động – TBXH. Đồng thời, tiến hành thẩm định, tiếp nhận và giới thiệu các doanh nghiệp được Bộ Lao động – TBXH cấp phép hoạt động xuất khẩu lao động có uy tín, có năng lực để mở rộng việc tuyển dụng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phối chặt chẽ với các hội, tổ chức, đoàn thể trong tỉnh triển khai tuyển lao động tham gia xuất khẩu lao động.

Tỉnh cũng coi việc thực hiện dự án hỗ trợ người lao động đi làm việc tại nước ngoài là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Sở Lao động – TBXH thường xuyên tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; ban hành kịp thời các văn bản để triển khai đối với lĩnh vực này, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch công tác giải quyết việc làm và chỉ tiêu xuất khẩu lao động cụ thể cho từng Phòng Lao động – TBXH. Đồng thời, tiến hành thẩm định, tiếp nhận và giới thiệu các doanh nghiệp được Bộ Lao động – TBXH cấp phép hoạt động xuất khẩu lao động có uy tín, có năng lực để mở rộng việc tuyển dụng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phối chặt chẽ với các hội, tổ chức, đoàn thể trong tỉnh triển khai tuyển lao động tham gia xuất khẩu lao động.

Nhờ vậy, công tác giải quyết việc làm cho lao động thời gian qua ở Quảng Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu về việc làm đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, dịch vụ du lịch tiếp tục thu hút được nhiều lao động tham gia, góp phần khơi dậy tiềm năng, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nhiều việc làm mới. Mặt khác, công tác giải quyết việc làm đã có sự chỉ đạo sâu sát của các cấp, các ngành, nhất là các chương trình phát triển kinh tế – xã hội được quan tâm đẩy mạnh. Riêng về vay vốn Quỹ quốc gia việc làm, số lao động được giải quyết việc làm thông qua vay vốn là 1.144 lao động.

Bên cạnh đó, Quảng Bình cũng thường xuyên tăng cường, đôn đốc công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, nhằm kịp thời giới thiệu việc làm cho các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong tỉnh cũng như cung ứng lao động cho các địa phương lân cận. Chỉ tính riêng trong năm 2023, các Trung tâm dịch vụ việc làm đã tư vấn việc làm, học nghề và pháp luật lao động cho trên 23.5000 lượt người.

Qua đánh giá, Chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm Quảng Bình đã có sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát của chính quyền các cấp; sự tham mưu tích cực của các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp một cách cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn ở mỗi địa phương, ban, ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội. Đặc biệt là hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đồng bộ, chặt chẽ từ Trung ương đến tỉnh và cấp cơ sở đã phát huy khá hiệu quả các giải pháp, nguồn lực để thực hiện chương trình.

Chí Tâm

Quảng Bình: Chú Trọng Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn

Hướng tới Đại hội Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Bình, nhiệm kỳ 2023- 2025:

Với những giải pháp thiết thực, đồng bộ, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã và đang thực hiện hiệu quả công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đây là cơ sở quan trọng góp phần cải thiện đời sống cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội, tạo động lực để phát triển kinh tế của địa phương. 

Hợp tác xã (HTX) Làng nghề bánh mè xát Tân An, xã Quảng Thanh đi vào hoạt động năm 2010. Đây là một trong những HTX hoạt động hiệu quả và tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Hiện tại, HTX có 20 lao động, mỗi ngày, sản xuất ra khoảng 3.000 bánh mè xát và 20.000 bánh cuốn ram. Bên cạnh đó, HTX còn thu mua thêm sản phẩm bánh của các hộ dân trên địa bàn nhằm tạo đầu ra và thúc đẩy nghề truyền thống địa phương phát triển.

Bà Nguyễn Thị Hồng Chuyên, thành viên HTX Làng nghề bánh mè xát Tân An cho biết: “Trước khi tham gia vào HTX, tôi được tham gia lớp tập huấn của xã để nâng cao tay nghề. Hiện tại, HTX đã giúp tôi có việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập. Ngoài làm nông, tôi có thêm thu nhập gần 4 triệu đồng/tháng. Kinh tế gia đình từ đó cũng vững vàng hơn trước nhiều”.

HTX Làng nghề bánh mè xát Tân An tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Ông Ngô Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Quảng Thanh cho biết: “Xã Quảng Thanh đã bám sát Chương trình đào tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động cũng như kế hoạch của Đảng ủy xã, căn cứ tình hình thực tế của địa phương để tập trung cho công tác đào tạo, tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo việc làm cho nhân dân. Bên cạnh đó, xã cũng đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp-PTNT để tạo điều kiện, hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đãi, giúp bà con có nguồn vốn phát triển các ngành nghề. Xã cũng đã phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường công tác xuất khẩu lao động. Nhờ đó, đến nay, xã còn 23 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,92%”. 

Xác định đào tạo nghề, giải quyết việc làm là điều kiện quan trọng để góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế bền vững, thời gian qua, huyện Quảng Trạch đã triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách hỗ trợ nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn trên địa bàn.

Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm, chú trọng hoạt động giới thiệu việc làm và hỗ trợ cho lao động sau đào tạo tìm được việc làm, huyện đã tận dụng thế mạnh từ các mô hình kinh tế tập thể, tổ hợp tác, HTX để giải quyết việc làm cho rất nhiều lao địa phương.

Từ năm 2023 đến nay, toàn huyện đã có trên 24.600 lao động được giải quyết việc làm; trong đó, có 9.500 người được tạo thêm việc làm, trên 15.000 lao động thiếu việc làm được tạo việc làm mới. Ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, HTX, tổ hợp tác, việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã gắn với bao tiêu sản phẩm.

Ông Trịnh Văn Thắng, Phó Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, nhận thức vai trò của công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn trong việc giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành đã quan tâm triển khai thực hiện và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Từ năm 2023-2023, toàn huyện đã tổ chức đào tạo nghề cho 2.281 lao động nông thôn; trong đó, đào tạo theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg cho 1.011 lao động nông thôn, với kinh phí 2.428 triệu đồng, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển cho 1.270 lao động, với kinh phí 7.090 triệu đồng. Theo đó, hiệu quả sau đào tạo, giải quyết việc làm cũng được nâng lên, thu nhập của nhiều lao động tăng, nhiều gia đình đã thoát nghèo và trở thành hộ khá, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến hết năm 2023 đạt 38,5%.

Cùng với công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, để giúp người lao động có nguồn vốn phát triển kinh tế, huyện còn có chương trình hỗ trợ cho vay vốn tạo việc làm cho người lao động. Đến cuối năm 2023, tổng nguồn vốn cho vay từ chương trình cho vay giải quyết việc làm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 20.109 triệu đồng, với 585 lượt khách hàng vay vốn. Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã quan tâm chỉ đạo giải ngân nguồn vốn vay xuất khẩu lao động. Kết quả, trong 4 năm qua, đã giải ngân được 500 triệu đồng, cho 8 khách hàng vay vốn ưu đãi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Theo báo Quảng Bình

Quan Tâm Cải Thiện Điều Kiện Làm Việc Cho Người Lao Động

Bà Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-cho biết: “Hàng năm, Sở phối hợp với các ban, ngành và địa phương triển khai Tuần lễ Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ); tuyên truyền về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Đồng thời, mở các lớp huấn luyện về ATVSLĐ cho người sử dụng lao động, người làm công tác ATVSLĐ. Nhờ đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh chú trọng cải thiện môi trường làm việc, góp phần đảm bảo ATVSLĐ cho người lao động khi tham gia sản xuất”.

Công ty TNHH một thành viên Nguyễn Hiệu Gia Lai (Khu Công nghiệp Trà Đa) là doanh nghiệp rất chú trọng cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Đây là công ty chuyên sản xuất, kinh doanh đồ gỗ nội thất. Với quan điểm đảm bảo sức khỏe cho người lao động là góp phần tăng năng suất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, ngay từ khi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, Công ty đã thiết kế nhà xưởng thoáng mát, đảm bảo các yêu cầu về ATVSLĐ, hạn chế những yếu tố độc hại đối với người lao động. Ông Nguyễn Đức Toàn-Phó Giám đốc Công ty-cho hay: “Công ty đầu tư trang-thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại, có công suất, chất lượng và độ an toàn cao; bố trí các dây chuyền máy cưa, bào, đánh bóng, đầu tư hệ thống thiết bị thông gió, hút bụi làm giảm nhiệt độ trong nhà xưởng 4-5 độ C so với nhiệt độ ngoài trời; giảm thiểu bụi, tiếng ồn trong quá trình sản xuất; trang bị hệ thống ánh sáng đúng tiêu chuẩn”.

Công ty TNHH Thương phẩm Atlantic Việt Nam-Chi nhánh Gia Lai luôn quan tâm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Ảnh: Đ.Y

Để công tác ATVSLĐ đi vào nền nếp, Công ty Nguyễn Hiệu Gia Lai còn có Hội đồng bảo hộ lao động gồm 7 thành viên, được bố trí ở tất cả các bộ phận sản xuất. Bà Nguyễn Thị Xuân-công nhân kiêm an toàn vệ sinh viên Công ty-cho hay: “Được làm việc trong điều kiện an toàn, công nhân rất yên tâm. Mỗi ca làm việc, tôi được giao nhiệm vụ giám sát 2 công nhân thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất. Cùng với đó, tôi tham mưu với Ban Quản đốc hàng ngày triển khai kế hoạch, biện pháp đảm bảo ATVSLĐ; xây dựng và hoàn thiện nội quy, quy chế làm việc. Qua đó, hầu hết công nhân đều nâng cao nhận thức, ý thức tự giác thực hiện các biện pháp ATVSLĐ”.

Tương tự, Công ty TNHH Thương phẩm Atlantic Việt Nam (ACOM)-Chi nhánh Gia Lai (Khu Công nghiệp Trà Đa) chuyên sản xuất cà phê thương phẩm hiện có 100 lao động đang làm việc. Đơn vị đã đầu tư gần 1 tỷ đồng mua sắm các trang-thiết bị đảm bảo ATVSLĐ. Ông Mai Thanh Trang-Giám đốc Chi nhánh-chia sẻ: “Để người lao động chấp hành nghiêm nội quy an toàn lao động, thực hành đúng thao tác quy trình vận hành máy móc, 12 an toàn vệ sinh viên trong Hội đồng bảo hộ lao động của Chi nhánh thường xuyên giám sát, nhắc nhở. Nhờ đó, sau 16 năm đi vào hoạt động, Chi nhánh chưa để xảy ra vụ tai nạn lao động đáng tiếc nào”.

Còn ông Nguyễn Trọng Thanh-Quản đốc Phân xưởng chế biến gỗ của Công ty TNHH Nhất Hưng Gia Lai (Khu Công nghiệp Trà Đa) thông tin: “Môi trường làm việc ở Công ty luôn đảm bảo an toàn. Các khu vực sản xuất được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng, thiết bị chống nóng, hút bụi, giảm tiếng ồn, hệ thống thiết bị an toàn, xây dựng cảnh quan xanh-sạch-đẹp. Hàng năm, Công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động”.

Công ty TNHH một thành viên Nguyễn Hiệu Gia Lai thực hiện tốt việc cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Ảnh: Đ.Y

Trên tổng thể, công tác đảm bảo ATVSLĐ được các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn còn, thậm chí để xảy ta nhiều tai nạn lao động thương tâm. Riêng 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh xảy ra 4 vụ tai nạn lao động, làm chết 4 người. Nguyên nhân là do sự bất cẩn trong lao động sản xuất, không chấp hành nghiêm ngặt quy trình vận hành máy móc…

Theo Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, thời gian tới, Sở tiếp tục phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công đoàn Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh và các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền Luật An toàn lao động, công tác ATVSLĐ nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ. Sở cũng sẽ tăng cường hướng dẫn, tư vấn, giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; huấn luyện cho người lao động về công tác ATVSLĐ nhằm đảm bảo an toàn, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Đồng Bộ Giải Pháp Giải Quyết Việc Làm Cho Người Lao Động

Nâng cao hiệu quả tư vấn, giới thiệu việc làm

Số liệu thống kê từ Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), năm 2023, cả nước có hơn 1.639 lao động được tạo việc làm (bằng 102,48% kế hoạch năm 2023), trong đó, số lao động được tạo việc làm trong nước khoảng 1.505.000 người. Bên cạnh việc đẩy mạnh giải quyết việc làm trong nước, năm 2023 cũng được xem là năm thành công đối với hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, với trên 134,7 nghìn lao động (bằng 127,6% kế hoạch năm 2023), góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo và đem lại cơ hội lớn trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài.

Song song với phát triển kinh tế tạo việc làm, hoạt động cho vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm tiếp tục phát huy vai trò hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động một cách hiệu quả. Ước năm 2023 thông qua Quỹ quốc gia về việc làm góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 110.000 lao động, đạt 110% kế hoạch. Quỹ Quốc gia về việc làm đã tạo điều kiện cho lao động thanh niên, lao động nữ, lao động là người khuyết tật, lao động là người dân tộc, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân và cộng đồng.

Bà Lê Kim Dung, Cục trưởng Cục Việc làm cho biết, với vai trò là quản lý nhà nước về việc làm và thị trường lao động, năm 2023, Cục Việc làm đã tham mưu cho Bộ thường xuyên hướng dẫn các địa phương giám sát và điều tiết quan hệ cung – cầu lao động trên thị trường lao động, nâng cao năng lực hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm trong tư vấn, giới thiệu việc làm và thu thập thông tin thị trường lao động; nghiên cứu chuyển đổi mô hình quản lý hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm đáp ứng yêu cầu; từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động; thu thập, cập nhật, phân tích và xử lý thông tin thị trường lao động kịp thời, đầy đủ, chính xác; dự báo thị trường lao động trong ngắn hạn và dài hạn.

Công tác phân tích dự báo cũng đã có sự phát triển. Năm 2023, đã nghiên cứu, xây dựng các báo cáo chuyên đề về phát triển thị trường lao động phục vụ cho các hội nghị, hội thảo của Bộ, đặc biệt là những báo cáo phân tích và dự báo nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp phục vụ cho các hội nghị tuyển sinh học nghề của Bộ và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

Hướng dẫn các địa phương cập nhật, phổ biến thông tin thị trường lao động, tổng hợp báo cáo tình hình thị trường lao động của vùng và địa phương, tăng cường kết nối cung – cầu lao động. Hệ thống các Trung tâm dịch vụ việc làm ngày càng phát huy được hiệu quả hoạt động, thông tin thị trường lao động được phổ biến rộng rãi đến người lao động với nhiều hình thức đa dạng; tổ chức các sàn giao dịch việc làm định kỳ và thường xuyên hơn, quy mô mở rộng hơn, hiệu quả kết nối cung – cầu lao động cao hơn, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết, nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực hiện dự án phát triển thị trường lao động và việc làm, góp phần thực hiện các mục tiêu đã đặt ra trong giai đoạn 2023-2023, năm 2023, Bộ LĐ-TB&XH sẽ tập trung thực hiện các giải pháp như: đầu tư nâng cao năng lực hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm; hỗ trợ phát triển thị trường lao động qua việc hỗ trợ các địa phương tổ chức các sàn giao dịch việc làm, tổ chức điều tra, khảo sát thị trường lao động phục vụ công tác quản lý và phân tích, dự báo thị trường lao động; Hỗ trợ lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp và lao động vùng biên; hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo nông thôn…

Bên cạnh đó, Bộ cũng tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tập trung vào phát huy giá trị cốt lõi của chính sách này là tổ chức hệ thống thông tin thị trường lao động, hỗ trợ doanh nghiệp tránh sa thải và duy trì việc làm cho người lao động, đào tạo nâng cấp kỹ năng hoặc trang bị kỹ năng mới cho người lao động để thích ứng với những yêu cầu mới của vị trí việc làm trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi cấu trúc của thị trường lao động; Nâng cao năng lực, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.

Bên cạnh hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động, Bộ LĐ-TB&XH đẩy mạnh nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn đào tạo nghề nghiệp với việc làm; xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho người lao động.

Việc hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, nâng cao chất lượng dự báo thị trường lao động trong ngắn hạn và dài hạn nhằm cung cấp các thông tin về cơ hội việc làm, chỗ việc làm trống, các khoá đào tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp thanh niên, sinh viên lựa chọn và quyết định học nghề, lập nghiệp, tham gia thị trường lao động.

Mặt khác, hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm được nâng cao trong khâu tư vấn, giới thiệu việc làm và định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên; phối hợp hoạt động của Trung tâm với các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp; tổ chức các phiên giao dịch việc làm dành riêng cho thanh niên nông thôn, thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.

Đây là những giải pháp đồng bộ, then chốt giải quyết những vấn đề tồn tại về chất lượng đào tạo, trình độ, tay nghề của thanh niên, tạo việc làm, phát huy vai trò của lực lượng thanh niên trong phát triển kinh tế – xã hội.

Để giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, thanh niên, sinh viên tốt nghiệp nói riêng đòi hỏi sự tham gia tích cực, chủ động của các ngành, các cấp và trực tiếp là các địa phương, trong đó việc đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại địa phương có ý nghĩa quyết định. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã và đang tập trung thực hiện những giải pháp sau:

– Tổ chức thực hiện đồng bộ và có hiệu quả Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.

– Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2023-2023, tập trung vào các dự án đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, dự án phát triển thị trường lao động và việc làm; Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025; hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp qua Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng ưu đãi khác; nâng cao chất lượng, tăng số lượng lao động trẻ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

– Nâng cao năng lực dự báo nhu cầu lao động theo ngành, nghề làm cơ sở, định hướng đào tạo cho thanh niên; hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập, cập nhật và phổ biến thông tin thị trường lao động.

– Chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn đào tạo nghề nghiệp với việc làm; chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề; đổi mới nội dung, chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

– Tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên, thanh niên thông qua hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm công; đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm; nâng tần suất, phạm vi các hoạt động các sàn giao dịch việc làm; xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người – người tìm việc ứng dụng công nghệ thông tin.

– Tăng cường thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên.

Theo tổng hợp từ kết quả điều tra lao động việc làm quý IV/2023 của Tổng cục Thống kê, số thanh niên trong độ tuổi lao động là 24,3 triệu người, chiếm hơn 44% lực lượng lao động. Để “gỡ” sức ép giải quyết việc làm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa ra những giải pháp đột phá tạo việc làm cho đối tượng thanh niên, đặc biệt là thanh niên vùng nông thôn, bộ đội, công an xuất ngũ.

Giải quyết việc làm cho người lao động là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam. Các chính sách kinh tế – xã luôn hướng tới mục tiêu việc làm cho người lao động, đặc biệt là thanh niên nông thôn, bộ đội, công an xuất ngũ. Bộ LĐ-TB&XH đặc biệt quan tâm việc giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ. Vì vậy, trong giai đoạn 2010-2023, trên 285 nghìn bộ đội xuất ngũ tham gia học nghề tại các cơ sở dạy nghề trong và ngoài quân đội (chiếm khoảng 40% số bộ đội xuất ngũ hàng năm), 70 – 80% bộ đội xuất ngũ sau khi học nghề đã có việc làm ổn định. Nhiều mô hình, cách làm hiệu quả trong giải quyết việc làm cho bộ đội, công an xuất ngũ như: tổ chức các phiên giao dịch việc làm dành riêng cho bộ đội xuất ngũ; phối hợp giữa các đơn vị quân đội, công an với chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo…

THÁI AN

Quảng Ninh: Nhiều Giải Pháp Tạo Việc Làm Cho Người Lao Động

Anh Dương Văn Ký (thôn An Biên, xã Thuỷ An, TX Đông Triều) được nhiều người biết đến là một trong những nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh nhiều năm. Năm 2011, anh Ký đã mạnh dạn vay vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH TX Đông Triều, đầu tư, cải tạo đầm lầy thành trang trại diện tích 4ha trồng trên 4.000 gốc cây cam đường Canh; cho lợi nhuận mỗi năm trên 600 triệu đồng.

Gia đình anh Lê Trung Kiên (khu 8, phường Phong Hải, TX Quảng Yên) thuộc diện hộ cận nghèo. Đầu năm 2023 được Ngân hàng CSXH thị xã cho vay 50 triệu đồng, anh Trung đầu tư nuôi gà, lợn, kết hợp nuôi cá nước ngọt. Đến cuối năm 2023 gia đình anh Trung đã thoát cận nghèo. Anh tiếp tục được hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất. Hiện anh nuôi 500 con ngan, 300 con vịt đẻ trứng, đang có hướng đầu tư mở rộng sản xuất.

Không chỉ gia đình chị Dương, anh Kiên, hàng nghìn gia đình khác trên địa bàn tỉnh đã vươn lên có cuộc sống và việc làm ổn định từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm. Ông Nguyễn Thành Dương, Phó Phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng CSXH tỉnh cho biết: Xác định nguồn vốn vay giải quyết việc làm là một trong những kênh quan trọng hỗ trợ người dân trên địa bàn phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh, tạo, duy trì việc làm, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, thời gian qua, Ngân hàng tỉnh đã chỉ đạo các ngân hàng CSXH cấp huyện triển khai kịp thời các chính sách, chỉ tiêu kế hoạch hằng năm, chuyển tải nguồn vốn kịp thời đến với đối tượng thụ hưởng.

Nhờ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, nhiều mô hình kinh tế là tiềm năng, thế mạnh của các địa phương đã được phát huy, như: Trồng thanh long ruột đỏ tại Uông Bí; nuôi thủy sản tại Vân Đồn, Quảng Yên; vườn mẫu cây ăn quả xen cây dược liệu tại Tiên Yên; trồng rừng tại Ba Chẽ… Chương trình cho vay giải quyết việc làm cũng đã góp phần khôi phục các ngành nghề truyền thống, hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và hộ gia đình để mở rộng sản xuất, thu hút tạo việc làm cho nhiều người lao động, nhất là lao động bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lao động nữ, người tàn tật, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động.

Theo thống kê của Ngân hàng CSXH Chi nhánh Quảng Ninh, tính từ năm 2023 đến cuối tháng 3/2023, toàn tỉnh có gần 20.000 lao động được cho vay vốn giải quyết việc làm, với doanh số trên 650 tỷ đồng. 9 tháng năm 2023, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với Ngân hàng CSXH Quảng Ninh triển khai hỗ trợ vay vốn tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm cho 2.819 dự án, với doanh số 131,5 tỷ đồng, 3.341 lao động được hỗ trợ tạo việc làm.

Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Bên cạnh cho vay hỗ trợ tạo việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, đang được một số địa phương trong tỉnh quan tâm triển khai. Với vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với người lao động, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong các khu công nghiệp; phối hợp với địa phương tổ chức 3 phiên giao dịch việc làm lưu động tại TX Quảng Yên, TP Móng Cái, huyện Bình Liêu. Sở cũng đã triển khai kịp thời các chương trình xuất khẩu lao động do Bộ LĐ-TB&XH chủ trì, như chương trình tuyển chọn ứng viên đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản.

Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, 9 tháng năm 2023, Quảng Ninh đã giải quyết việc làm cho khoảng 25.000 lao động, trong đó tạo việc làm tăng thêm khoảng 14.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 79%.

Ông Phạm Ngọc Khánh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Ninh cho biết, thời gian qua, số doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. Tuy nhiên, thực trạng nguồn lao động của Quảng Ninh hiện không đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Xác định rõ nhiệm vụ này, từ đầu năm, Trung tâm đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, phân bổ nguồn lực, nhân lực phù hợp để triển khai, đề ra các giải pháp, như, đổi mới và đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm duy trì hoạt động sàn giao dịch việc làm cố định tại các địa điểm; bố trí lại nhân sự, xác định các bước, quy trình tư vấn, tổ chức hoạt động sàn giao dịch việc làm để việc thực hiện ngày càng chuyên nghiệp hơn. Trung tâm cũng đẩy mạnh kết nối online các điểm tổ chức sàn giao dịch việc làm định kỳ với trung tâm 10 tỉnh khu vực phía Bắc. Từ đầu năm đến nay Trung tâm đã tư vấn việc làm cho hơn 4.500 lượt lao động; giới thiệu việc làm cho hơn 2.800 lượt lao động.

DIỆU NGỌC

An Giang: Nhiều Giải Pháp Giải Quyết Việc Làm Cho Người Lao Động

Năm 2023, dân số tỉnh An Giang có khoảng trên 1,9 triệu người. Số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% so với dân số của tỉnh. Vì vậy, mỗi năm, An Giang có khoảng 20.000 người bước vào độ tuổi lao động.

Năm 2023 An Giang phấn đấu giải quyết việc làm cho 30.000 lao động (Ảnh: Chí Tâm)

Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang, năm 2023, An Giang phấn đấu giải quyết việc làm cho khoảng 30.000 lao động. Trong đó, tỉnh tập trung giải quyết việc làm thông qua các chương trình, dự án đối với hộ nghèo, cận nghèo; dự án phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững cho 19.500 lao động; giải quyết việc làm thông qua chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho khoảng 500 lao động…

Để công tác giải quyết việc làm cho người lao động đạt hiệu quả, An Giang thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với người lao động thuộc đối tượng ưu tiên như hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động thuộc hộ bị thu hồi đất, người dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, lao động khó khăn về kinh tế… theo Đề án “Tăng cường đưa lao động An Giang đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”. Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển mô hình liên kết xã, phường, thị trấn với nhau để nhân rộng số lao động đi xuất khẩu lao động có việc làm tốt và thu nhập ổn định. Từ đó định hướng cho lao động khác của địa phương có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động.

Năm 2023, tỉnh An Giang phấn đấu tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị duy trì ở mức dưới 4% và khoảng 200 cán bộ làm công tác lao động việc làm từ tỉnh đến cơ sở được tập huấn. Dự kiến, An Giang sẽ huy động nguồn vốn để thực hiện kế hoạch “Chương trình việc làm An Giang năm 2023” là hơn 29,8 tỉ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 980 triệu đồng, ngân sách địa phương hơn 28,8 tỉ đồng. Nguồn vốn này được kỳ vọng sẽ giúp tỉnh khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương để thu hút lực lượng lao động tham gia làm việc, nhất là lực lượng học sinh, sinh viên mới ra trường, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho người dân tự tạo việc làm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Quảng Bình Quan Tâm Giải Quyết Việc Làm Cho Người Lao Động trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!