Bạn đang xem bài viết Quảng Bình Nỗ Lực Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Bị Ảnh Hưởng Sự Cố Môi Trường Biển được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt đối với lao động thuộc hộ gia đình bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển. Qua đó, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của người lao động trong tỉnh, góp phần tích cực vào việc ổn định và phát triển kinh tế-xã hội.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình, 6 tháng đầu năm 2023 đã giải quyết việc làm cho khoảng 18.300 lao động (đạt 50,08% kế hoạch năm), trong đó tạo việc làm cho khoảng 9.700 lao động (đạt 51,05% kế hoạch năm); xuất khẩu lao động khoảng 1.700 người (đạt 51,37% kế hoạch năm), chủ yếu là đi Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc (chiếm khoảng 62% lao động xuất cảnh).
Để có được kết quả đó, ông Phạm Thành Đồng, Phó gám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hộ tỉnh Quản Bình, cho hay, ngay từ đầu năm, Sở đã tích cực tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cho các doanh nghiệp; trình Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộ xem xét, quyết định cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho doanh nghiệp; đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách về việc làm và xuất khẩu lao động; tổ chức tuyên truyền chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm cũng đã tổ chức 18 phiên giao dịch việc làm với 11.936 lượt người lao động được tư vấn, 2.148 lượt người được giới thiệu việc làm, 169 người xuất khẩu lao động. Ngoài ra, công tác giáo dục nghề nghiệp được thực hiện có hiệu quả, 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã tuyển sinh 5.042 người, trong đó Cao đẳng 32 người, Trung cấp 134 người, Sơ cấp 3.354 người, dưới 3 tháng 1.522 người và đã tốt nghiệp tất cả 3.181 người.
Là địa phương có phạm vi thiệt hại rộng, nhiều đối tượng với khối lượng và giá trị thiệt hại lớn (chiếm hơn 40% tổng thiệt hại của 04 địa phương bị ảnh hưởng), ông Phạm Thành Đông cho biết, công tác bồi thường, hỗ trợ đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển đã được tỉnh triển khai kịp thời, đạt hiệu quả, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ vững.
“Đến nay, tỉnh Quảng Bình đã cơ bản hoàn thành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 1880/QĐ-TTg, Quyết định số 309/QĐ-TTg và Công văn số 1826/TTg-NN. Công tác ổn định đời sống, sinh kế cho người dân được triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả; hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thủy sản đã trở lại bình thường; hoạt động du lịch phục hồi mạnh mẽ”, ông Phạm Thành Đồng nói.
Nói về vấn đề này, Nguyễn Thanh Phương, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Bình chia sẻ, hầu hết ngư dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các địa phương sau khi nhận được kinh phí hỗ trợ đã tái đầu tư sản xuất hoặc chuyển đổi nghề đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế.
Thực tế việc chuyển đổi sinh kế cho người dân cũng đã được các cấp ủy, chính quyền các địa phương Quảng Bình quan tâm, hỗ trợ nhằm tìm những mô hình, hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương. Nhờ vậy, những mô hình chuyển đổi sinh kế bước đầu thích ứng với tình hình thực tế và đặc thù địa phương, mang lại thu nhập cho bà con; đồng thời giải quyết việc làm cho trên 9.500 lao động tại các địa phương vùng biển.
Với mục đích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng có thể tiếp cận được với nguồn lao động và ngược lại, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cũng thường xuyên phối hợp với các cơ sở đào tạo, các địa phương tổ chức các phiên giao dịch việc làm để kết nối thông tin thị trường lao động.
Vào ngày 12 và 16 hàng tháng, Trung tâm thường tổ chức phiên giao dịch định kỳ và thực hiện trên 20 phiên giao dịch lưu động tại các địa phương, thu hút gần 200 lượt doanh nghiệp tham gia. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu lao động và người lao động đã có cơ hội được gắn kết với nhau, nhiều lao động tìm được việc làm ổn định, các doanh nghiệp tìm được lao động phù hợp với yêu cầu.
“Hoạt động sàn giao dịch việc làm đã góp phần thúc đẩy thị trường lao động tại địa phương phát triển, thu hút đông đảo các cấp, ngành tham gia và trở thành địa chỉ tin cậy của các nhà tuyển dụng cũng như người tìm việc. Đây còn là một trong những căn cứ để các cơ quan quản lý, các cơ sở đào tạo nghề nắm bắt sát tình hình cung cầu lao động trên thị trường nhằm có các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động trong tỉnh”, ông Nguyễn Thanh Phương khẳng định.
Quảng Bình Quan Tâm Giải Quyết Việc Làm Cho Người Lao Động
Quảng Bình quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động
(LĐXH)- Xác định việc đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, tạo mở việc làm là một trong những giải pháp cơ bản, mang tính bền vững nên tỉnh Quảng Bình đã thường xuyên quan tâm tới công tác giải quyết việc làm cho người lao động.
Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 555.300 người trong độ tuổi lao động. Do sự cố môi trường biển đã gây tổn thất nặng nề đến sản xuất kinh doanh, đời sống của nhân dân cũng như tìm kiếm việc làm thay thế. Theo kết quả điều tra về sự cố này, Quảng Bình có 40 xã, phường trên địa bàn 6 huyện, thị xã, thành phố với gần 23.000 hộ và gần 100.000 nhân khẩu bị ảnh hưởng. Đến nay, hơn 50% số lao động ở các địa phương bị ảnh hưởng đã quay trở lại làm việc và tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 11% (thời điểm điều tra tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này là 28%).
Hợp tác xã nón lá Mỹ Trạch (huyện Bố Trạch) vay 150 triệu đồng
để giải quyết việc làm cho chị em nghèo, gia đình khó khăn trên địa bàn xã.
Theo báo cáo từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trong năm 2023, toàn tỉnh có 32.510 người được giải quyết việc làm (đạt 101,09% kế hoạch), trong đó số lao động được tạo thêm việc làm trên 10.700 người, tạo việc làm mới là 21.611 lao động, tỷ lệ thất nghiệp chung của tỉnh còn 2,79%; 2.366 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đạt 100,68% kế hoạch. Đạt được kết quả trên, tỉnh Quảng Bình đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có việc khuyến khích phát triển sản xuất, thu hút nguồn lực tại chỗ, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nông, lâm nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa. Thực hiện chủ trương khuyến khích, thu hút đầu tư đã thúc đẩy công nghiệp phát triển nhanh, nâng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đối với lĩnh vực thương mại – du lịch và dịch vụ, thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa ở Quảng Bình đã từng bước được khai thông mở rộng, bảo đảm lưu thông hàng hóa phục vụ nhân dân, nhất là các loại hàng thiết yếu, khuyến khích phát triển thương mại ngoài quốc doanh.
Theo báo cáo từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trong năm 2023, toàn tỉnh có 32.510 người được giải quyết việc làm (đạt 101,09% kế hoạch), trong đó số lao động được tạo thêm việc làm trên 10.700 người, tạo việc làm mới là 21.611 lao động, tỷ lệ thất nghiệp chung của tỉnh còn 2,79%; 2.366 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đạt 100,68% kế hoạch. Đạt được kết quả trên, tỉnh Quảng Bình đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có việc khuyến khích phát triển sản xuất, thu hút nguồn lực tại chỗ, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nông, lâm nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa. Thực hiện chủ trương khuyến khích, thu hút đầu tư đã thúc đẩy công nghiệp phát triển nhanh, nâng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đối với lĩnh vực thương mại – du lịch và dịch vụ, thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa ở Quảng Bình đã từng bước được khai thông mở rộng, bảo đảm lưu thông hàng hóa phục vụ nhân dân, nhất là các loại hàng thiết yếu, khuyến khích phát triển thương mại ngoài quốc doanh.
Tiếp đó, Quảng Bình còn đa dạng hóa và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, thường xuyên chú trọng tới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp, rà soát nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh khi tuyển dụng lao động ưu tiên tuyển lao động tại chỗ và người địa phương. Đặc biệt, tỉnh đã có chủ trưởng chuyển hướng giới thiệu, tuyển lao động đi làm việc tại các tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các khu công nghiệp ở những vùng phụ cận có mức thu nhập ổn định.
Chị Nguyễn Thị Dịu ở Nhân Trạch (huyện Bố Trạch) vay 50 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm để phát triển nghề chế biến thủy sảnTỉnh cũng coi việc thực hiện dự án hỗ trợ người lao động đi làm việc tại nước ngoài là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Sở Lao động – TBXH thường xuyên tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; ban hành kịp thời các văn bản để triển khai đối với lĩnh vực này, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch công tác giải quyết việc làm và chỉ tiêu xuất khẩu lao động cụ thể cho từng Phòng Lao động – TBXH. Đồng thời, tiến hành thẩm định, tiếp nhận và giới thiệu các doanh nghiệp được Bộ Lao động – TBXH cấp phép hoạt động xuất khẩu lao động có uy tín, có năng lực để mở rộng việc tuyển dụng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phối chặt chẽ với các hội, tổ chức, đoàn thể trong tỉnh triển khai tuyển lao động tham gia xuất khẩu lao động.
Tỉnh cũng coi việc thực hiện dự án hỗ trợ người lao động đi làm việc tại nước ngoài là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Sở Lao động – TBXH thường xuyên tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; ban hành kịp thời các văn bản để triển khai đối với lĩnh vực này, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch công tác giải quyết việc làm và chỉ tiêu xuất khẩu lao động cụ thể cho từng Phòng Lao động – TBXH. Đồng thời, tiến hành thẩm định, tiếp nhận và giới thiệu các doanh nghiệp được Bộ Lao động – TBXH cấp phép hoạt động xuất khẩu lao động có uy tín, có năng lực để mở rộng việc tuyển dụng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phối chặt chẽ với các hội, tổ chức, đoàn thể trong tỉnh triển khai tuyển lao động tham gia xuất khẩu lao động.
Nhờ vậy, công tác giải quyết việc làm cho lao động thời gian qua ở Quảng Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu về việc làm đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, dịch vụ du lịch tiếp tục thu hút được nhiều lao động tham gia, góp phần khơi dậy tiềm năng, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nhiều việc làm mới. Mặt khác, công tác giải quyết việc làm đã có sự chỉ đạo sâu sát của các cấp, các ngành, nhất là các chương trình phát triển kinh tế – xã hội được quan tâm đẩy mạnh. Riêng về vay vốn Quỹ quốc gia việc làm, số lao động được giải quyết việc làm thông qua vay vốn là 1.144 lao động.
Bên cạnh đó, Quảng Bình cũng thường xuyên tăng cường, đôn đốc công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, nhằm kịp thời giới thiệu việc làm cho các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong tỉnh cũng như cung ứng lao động cho các địa phương lân cận. Chỉ tính riêng trong năm 2023, các Trung tâm dịch vụ việc làm đã tư vấn việc làm, học nghề và pháp luật lao động cho trên 23.5000 lượt người.
Qua đánh giá, Chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm Quảng Bình đã có sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát của chính quyền các cấp; sự tham mưu tích cực của các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp một cách cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn ở mỗi địa phương, ban, ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội. Đặc biệt là hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đồng bộ, chặt chẽ từ Trung ương đến tỉnh và cấp cơ sở đã phát huy khá hiệu quả các giải pháp, nguồn lực để thực hiện chương trình.
Chí Tâm
Quảng Bình: Chú Trọng Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn
Hướng tới Đại hội Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Bình, nhiệm kỳ 2023- 2025:
Với những giải pháp thiết thực, đồng bộ, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã và đang thực hiện hiệu quả công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đây là cơ sở quan trọng góp phần cải thiện đời sống cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội, tạo động lực để phát triển kinh tế của địa phương.
Hợp tác xã (HTX) Làng nghề bánh mè xát Tân An, xã Quảng Thanh đi vào hoạt động năm 2010. Đây là một trong những HTX hoạt động hiệu quả và tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Hiện tại, HTX có 20 lao động, mỗi ngày, sản xuất ra khoảng 3.000 bánh mè xát và 20.000 bánh cuốn ram. Bên cạnh đó, HTX còn thu mua thêm sản phẩm bánh của các hộ dân trên địa bàn nhằm tạo đầu ra và thúc đẩy nghề truyền thống địa phương phát triển.
Bà Nguyễn Thị Hồng Chuyên, thành viên HTX Làng nghề bánh mè xát Tân An cho biết: “Trước khi tham gia vào HTX, tôi được tham gia lớp tập huấn của xã để nâng cao tay nghề. Hiện tại, HTX đã giúp tôi có việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập. Ngoài làm nông, tôi có thêm thu nhập gần 4 triệu đồng/tháng. Kinh tế gia đình từ đó cũng vững vàng hơn trước nhiều”.
HTX Làng nghề bánh mè xát Tân An tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Ông Ngô Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Quảng Thanh cho biết: “Xã Quảng Thanh đã bám sát Chương trình đào tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động cũng như kế hoạch của Đảng ủy xã, căn cứ tình hình thực tế của địa phương để tập trung cho công tác đào tạo, tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo việc làm cho nhân dân. Bên cạnh đó, xã cũng đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp-PTNT để tạo điều kiện, hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đãi, giúp bà con có nguồn vốn phát triển các ngành nghề. Xã cũng đã phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường công tác xuất khẩu lao động. Nhờ đó, đến nay, xã còn 23 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,92%”.
Xác định đào tạo nghề, giải quyết việc làm là điều kiện quan trọng để góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế bền vững, thời gian qua, huyện Quảng Trạch đã triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách hỗ trợ nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn trên địa bàn.
Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm, chú trọng hoạt động giới thiệu việc làm và hỗ trợ cho lao động sau đào tạo tìm được việc làm, huyện đã tận dụng thế mạnh từ các mô hình kinh tế tập thể, tổ hợp tác, HTX để giải quyết việc làm cho rất nhiều lao địa phương.
Từ năm 2023 đến nay, toàn huyện đã có trên 24.600 lao động được giải quyết việc làm; trong đó, có 9.500 người được tạo thêm việc làm, trên 15.000 lao động thiếu việc làm được tạo việc làm mới. Ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, HTX, tổ hợp tác, việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã gắn với bao tiêu sản phẩm.
Ông Trịnh Văn Thắng, Phó Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, nhận thức vai trò của công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn trong việc giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành đã quan tâm triển khai thực hiện và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Từ năm 2023-2023, toàn huyện đã tổ chức đào tạo nghề cho 2.281 lao động nông thôn; trong đó, đào tạo theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg cho 1.011 lao động nông thôn, với kinh phí 2.428 triệu đồng, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển cho 1.270 lao động, với kinh phí 7.090 triệu đồng. Theo đó, hiệu quả sau đào tạo, giải quyết việc làm cũng được nâng lên, thu nhập của nhiều lao động tăng, nhiều gia đình đã thoát nghèo và trở thành hộ khá, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến hết năm 2023 đạt 38,5%.
Cùng với công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, để giúp người lao động có nguồn vốn phát triển kinh tế, huyện còn có chương trình hỗ trợ cho vay vốn tạo việc làm cho người lao động. Đến cuối năm 2023, tổng nguồn vốn cho vay từ chương trình cho vay giải quyết việc làm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 20.109 triệu đồng, với 585 lượt khách hàng vay vốn. Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã quan tâm chỉ đạo giải ngân nguồn vốn vay xuất khẩu lao động. Kết quả, trong 4 năm qua, đã giải ngân được 500 triệu đồng, cho 8 khách hàng vay vốn ưu đãi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Theo báo Quảng Bình
Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn
Ðể công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thực sự mang lại hiệu quả thiết thực, tạo “cú hích” mạnh mẽ trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, nhất là ở các xã vùng cao, biên giới… tỉnh ta đẩy mạnh tuyên truyền, đưa các chính sách ưu đãi về công tác đào tạo, tư vấn học nghề, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước về công tác giải quyết việc làm đến gần hơn với người lao động. Là đơn vị thường trực của tỉnh trong công tác đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LÐ – TB&XH) đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, đặc thù của từng địa phương; điều tra cung – cầu lao động của các doanh nghiệp, ngành kinh tế trên địa bàn. Tăng cường quản lý hoạt động dạy nghề, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về dạy nghề, quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ học nghề. Năm 2023, toàn tỉnh tuyển mới đào tạo nghề cho 8.127 lao động (cao đẳng, trung cấp: 515 người; sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 7.612 người; 5.700 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề ngắn hạn theo chính sách Ðề án 1956…). Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 54,57%.
Song song với công tác đào tạo nghề, công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn cũng được tỉnh quan tâm thực hiện. Tỉnh đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh chăm lo việc làm thường xuyên với mức thu nhập ổn định cho lao động. Ðồng thời, đẩy mạnh phát triển thị trường lao động, kết nối thông tin việc làm trong tỉnh và trong nước, thúc đẩy chuyển dịch lao động phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Năm qua, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 9.535 lao động; trong đó, vay vốn hỗ trợ việc làm 900 người, xuất khẩu lao động 67 người, tuyển dụng đi làm việc tại các doanh nghiệp ngoài tỉnh 1.207 người, tuyển dụng vào cơ quan hành chính sự nghiệp 635 người; tuyển dụng vào doanh nghiệp trong tỉnh và tự tạo việc làm 6.726 người… Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn 2,64% (giảm 0,11% so với năm 2023). Ðặc biệt, 10/10 huyện, thị, thành phố đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao, điển hình như các huyện: Mường Nhé, Ðiện Biên Ðông, Mường Chà…
Ðể cung ứng, giới thiệu việc làm và tuyển dụng lao động trong khu vực sản xuất kinh doanh, Sở LÐ – TB&XH đã tiếp nhận, thẩm định hồ sơ chấp thuận cho 11 doanh nghiệp ngoài tỉnh được tuyển chọn lao động của tỉnh học nghề, đi làm việc tại doanh nghiệp; Sở Kế hoạch và Ðầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 135 doanh nghiệp tư nhân, nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 1.131 doanh nghiệp. Ðặc biệt, tỉnh ta đã tổ chức thành công Ngày hội việc làm tỉnh Ðiện Biên lần thứ III (năm 2023) thu hút 19 đơn vị, doanh nghiệp tham gia. Ngày hội đã quy tụ khoảng 1.780 học sinh, sinh viên và người lao động tham gia (1.071 lao động tham gia phỏng vấn; 166 người được sơ tuyển tại Ngày hội; 24 người đã nộp hồ sơ tuyển dụng). Việc cung ứng, tuyển dụng của các doanh nghiệp ngoài tỉnh đã tạo việc làm cho 4.004 lao động, chủ yếu ở các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng… và đã có 2.797 lao động được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp trong tỉnh.
Với những tín hiệu đáng mừng trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, trong năm 2023 tỉnh ta tiếp tục những giải pháp căn cơ, “trúng” và “đúng” với nhu cầu và thị hiếu việc làm của người lao động. Trong đó, tỉnh xác định xây dựng chương trình đào tạo sát với dự báo nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Nhất là, tạo cơ hội để người nghèo, người dân tộc thiểu số vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm cho bản thân; chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, giảm tỷ lệ lao động trong ngành Nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ. Phấn đấu giải quyết việc làm mới cho 8.700 lao động (khoảng 1.000 lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp ngoài tỉnh; xuất khẩu lao động 50 người…). Tuyên truyền, tư vấn việc làm, học nghề và chính sách pháp luật lao động cho khoảng 11.000 người; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 2,5%.
Bảo Đảm Giải Quyết Hậu Quả Sự Cố Môi Trường Biển Miền Trung
(Tiếp theo kỳ trước)
2- Xử phạt vi phạm hành chính và giám sát việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (sau đây gọi tắt là Formosa).
a) Về xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả.
Ngày 30-8-2023, Formosa đã hoàn thành thực hiện chuyển tiền bồi thường cho Việt Nam với tổng số tiền là 500.000.000 đô-la Mỹ theo đúng cam kết. Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Formosa số tiền phạt là 4.485.000.000 đồng và buộc Formosa phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm theo quy định của pháp luật. Đến nay, Formosa đã nộp phạt và khắc phục cơ bản các lỗi sai phạm hành chính, nhưng còn 1 lỗi về chuyển đổi phương pháp làm nguội cốc từ ướt sang khô (đây là lỗi đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường) dự kiến sẽ hoàn thành trước tháng 6-2023; còn 2 lỗi Formosa đã lập hồ sơ nhưng chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và chưa được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
b) Về giám sát hoạt động xả thải của Formosa.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Hội đồng kỹ thuật, Tổ giám sát và ban hành kế hoạch, lộ trình khắc phục các tồn tại, vi phạm về bảo vệ môi trường và kế hoạch giám sát môi trường của Formosa; đưa 2 Trạm kiểm định môi trường di động vào giám sát trực tiếp hoạt động xả thải của Formosa trong 3 năm kể từ ngày 22-7-2023.
Kết quả kiểm tra, giám sát đến nay cho thấy:
– 12/22 hạng mục công trình của Formosa đã hoàn thành, đủ điều kiện để đưa vào vận hành chính thức. 6/22 hạng mục công trình vẫn đang vận hành thử nghiệm, còn lại 4/22 hạng mục chưa vận hành. Riêng ống xả thải ngầm, tại cuộc họp Ban chỉ đạo, ngày 24-4-2023, đồng chí Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu Formosa phải dỡ bỏ, không xả thải ngầm, để cơ quan chức năng theo dõi, giám sát.
– Về nước thải của Formosa từ ngày 27-7-2023 đến nay đều đạt QCVN.
– Về khí thải: Các thông số đo đạc và phân tích mẫu trong khí thải của Formosa cơ bản đều đạt quy chuẩn cho phép. Riêng 3 lần đo trong các ngày 27 đến 29-11-2023 có thông số NOx trong ống khói Xưởng luyện cốc 1 vượt từ 1,4 đến 1,5 lần (tuy nhiên, kết quả đo đạc bằng thiết bị quan trắc tự động, liên tục khí thải thì lại đạt quy chuẩn cho phép). Formosa đã khắc phục ngay sự cố này.
– Về chất thải rắn: Từ ngày 16 đến 18-11-2023, Formosa đã thực hiện phân định 9 mẫu chất thải rắn phát sinh để quản lý. Chất thải rắn đã được Formosa kiểm soát, quản lý, chuyển giao cho các cơ sở có chức năng xử lý theo đúng quy định.
– Về môi trường xung quanh: Kết quả phân tích chất lượng nước, trầm tích đáy và thủy sinh vật biển ven bờ khu vực hoạt động của Formosa cơ bản đạt quy chuẩn cho phép.
Riêng kết quả phân tích chất lượng nước ngầm lấy ở 5 vị trí bên trong và 5 vị trí bên ngoài Formosa cho thấy nước ngầm có hiện tượng ô nhiễm một số thông số, gồm; chỉ số Pecmanganat, Amonia, Cl-, F-, Cd, Pb, Mn và Fe.
3- Xử lý vụ chôn lấp chất thải của Formosa.
Về việc chôn lấp chất thải của Formosa tại trang trại của Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh, Hà Tĩnh (Công ty Kỳ Anh) và một số địa điểm khác: sau khi kiểm tra, xác minh và tiến hành giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác định lượng bùn thải được Formosa chuyển giao cho Công ty Kỳ Anh trong thời gian từ ngày 31-5-2023 đến ngày 10-7-2023 là 276,19 tấn. Đồng thời, Bộ đã tổ chức lấy, phân tích các mẫu chất thải và phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Tĩnh giám sát việc đào, thu gom, đóng gói, vận chuyển toàn bộ chất thải đã chôn lấp trái phép đưa về lưu giữ tại cơ sở xử lý chất thải theo quy định. Căn cứ kết quả phân tích cho thấy Formosa đã có các hành vi vi phạm hành chính sau: (1) Không phân định, phân loại, xác định đúng số lượng, khối lượng chất thải nguy hại phải đăng ký và quản lý theo quy định; (2) Chuyển giao chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định.
4- Kết quả thực hiện các giải pháp ổn định đời sống, sản xuất, kinh tế, xã hội của 4 tỉnh miền Trung.
a) Thực hiện chính sách hỗ trợ, chi trả tiền bồi thường.
– Bên cạnh việc hỗ trợ khẩn cấp cho ngư dân tại 4 tỉnh theo Quyết định số 722/QĐ-TTg ngày 9-5-2023 và Quyết định số 1138/QĐ-TTg ngày 25-6-2023, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29-9-2023 về việc định mức bồi thường thiệt hại cho 7 nhóm đối tượng bị ảnh hưởng tại 4 tỉnh miền Trung từ nguồn kinh phí do Formosa bồi thường, Quyết định số 309/QĐ-TTg ngày 9-3-2023 sửa đổi, bổ sung Điều 1 và Khoản 1, Điều 2 Quyết định số 1880/QĐ-TTg.
– Theo báo cáo của Bộ Tài chính ngày 21-4-2023, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo chuyển tạm ứng số tiền bồi thường 3 đợt cho 4 tỉnh là 5.500 tỷ đồng.
Theo đó, kinh phí Bộ Tài chính đã cấp là: Đợt 1 với số tiền 3.000 tỷ đồng (Hà Tĩnh: 1.000 tỷ đồng, Quảng Bình: 1.100 tỷ đồng, Quảng Trị: 500 tỷ đồng và Thừa Thiên Huế: 400 tỷ đồng); đợt 2 với số tiền 1.590 tỷ đồng (Hà Tĩnh: 560 tỷ đồng, Quảng Bình: 760 tỷ đồng, Quảng Trị: 70 tỷ đồng và Thừa Thiên Huế: 200 tỷ đồng); và đợt 3 với số tiền 600 tỷ đồng (Quảng Bình: 500 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế: 80 tỷ đồng, Quảng Trị: 20 tỷ đồng).
Như vậy, tổng số tiền Bộ Tài chính đã cấp cho các địa phương 3 đợt là 5.190/5.500 tỷ đồng (Hà Tĩnh: 1.560/1.590 tỷ đồng, Quảng Bình: 2.360/2.360 tỷ đồng, Quảng Trị: 590/870 tỷ đồng và Thừa Thiên Huế: 680/680 tỷ đồng).
– 4 tỉnh đã phê duyệt giá trị kinh phí bồi thường thiệt hại là 4.685,6 tỷ đồng. Trong đó, Hà Tĩnh: 1.091,5 tỷ đồng; Quảng Bình: 2.328,7 tỷ đồng; Quảng Trị: 587 tỷ đồng; Thừa Thiên Huế: 678,4 tỷ đồng.
– Tính đến ngày 21-4-2023, 4 tỉnh đã giải ngân được 4.161,1/5.190 tỷ đồng, đạt 80,02%; Hà Tĩnh: 1.138,9/1.590 tỷ đồng, đạt 71,63%; Quảng Bình: 1.982,7/2.360 tỷ đồng, đạt 84,01%; Quảng Trị: 513,7/590 tỷ đồng, đạt 87,07%; Thừa Thiên Huế: 525,8/680 tỷ đồng, đạt 77,33%.
(Còn tiếp)
Cải Thiện Môi Trường Làm Việc Cho Người Lao Động
(Báo Quảng Ngãi)- Chủ đề chính của Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2023 là: “Đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc”. Trên địa bàn tỉnh, có nhiều lao động (LĐ) làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp (BNN), nhưng chưa được quan tâm đúng mức.
Người lao động chịu thiệt
Quảng Ngãi có trên 100.000 LĐ làm việc tại gần 5.000 doanh nghiệp (DN) ở các KCN, KKT trong tỉnh thì có hơn 6.000 LĐ làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ BNN, như công nhân tại các mỏ đá, ngành dệt may, giày da, cơ khí… với các loại BNN là bụi phổi silic, bụi phổi bông, điếc… Thế nhưng, theo báo cáo của BHXH tỉnh, từ năm 2008 đến nay, toàn tỉnh chỉ có 16 LĐ được hưởng trợ cấp BNN; trong đó, từ năm 2023 đến nay không phát sinh thêm trường hợp nào được hưởng trợ cấp BNN. Sở LĐ-TB&XH cho rằng, con số này quá ít, không phản ánh đúng thực tế tình trạng BNN hiện nay.
Công nhân, kỹ sư làm việc tại Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn được khám sức khỏe định kỳ hàng tháng.
Theo ý kiến của các LĐ, nhiều hồ sơ không được giải quyết để hưởng chế độ, bởi vướng mắc trong khâu thủ tục. Có nhiều hồ sơ mất đến 10 năm vẫn chưa giải quyết được, từ đó người LĐ có tâm lý không mặn mà với việc làm thủ tục hưởng trợ cấp BNN. Anh H.B.M (Mộ Đức) làm việc tại công ty giày da ở KCN VSIP Quảng Ngãi giữa năm 2023 anh bị sụt cân không rõ nguyên nhân, ho nhiều. Sau khi đi khám, bác sĩ chẩn đoán anh bị nhiễm trùng đường hô hấp, có nguy cơ mắc BNN cao và đề nghị anh lập hồ sơ để hưởng chế độ. “Ban đầu, tôi cũng có ý định làm hồ sơ, nhưng qua tham khảo nhiều người thì được biết, việc lập hồ sơ cần rất nhiều giấy tờ, thủ tục, mà không chắc có được hưởng không, nên tôi không làm nữa”, anh M cho biết. Sau đó, anh M phải xin nghỉ không lương trong 2 tháng để tự đi chữa bệnh.
Khi thực hiện các thủ tục cho LĐ hưởng các chế độ BNN, cơ quan, đơn vị trong tỉnh gặp nhiều vướng mắc. Hầu hết, các chỉ số quan trắc môi trường của các nhà máy, xí nghiệp đều đạt mức cho phép. Vì vậy, khi LĐ phát sinh BNN không được công nhận, vì môi trường bảo đảm. Điều này khiến ngành chức năng lúng túng khi xác định BNN cho LĐ.
Đâu là giải pháp
Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm là các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại tại nơi làm việc. Từ đó, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và trách nhiệm của các cấp, ngành, DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh và người LĐ trong công tác cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo sức khỏe, bảo đảm tính mạng người LĐ.
Người lao động làm việc tại các mỏ đá dễ phát sinh bệnh nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, cần xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc, chủ động phòng ngừa, giảm ô nhiễm môi trường, bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, người LĐ cũng phải nâng cao nhận thức về quyền lợi của mình trong việc được bảo đảm ATLĐ, yêu cầu DN cung cấp bảo hộ LĐ, cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe, được hưởng các chế độ LĐ nặng nhọc, độc hại theo quy định…
Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng cũng góp phần chấn chỉnh, đôn đốc, nhắc nhở các chủ DN củng cố, kiện toàn hội đồng bảo hộ LĐ, mạng lưới an toàn viên và triển khai kế hoạch bảo hộ LĐ, các biện pháp ATLĐ, cải thiện điều kiện LĐ, phòng ngừa tai nạn LĐ và BNN cho người LĐ…
Chỉ có 21 DN triển khai khám BNN
Hằng năm, hầu hết các DN ở tỉnh ta chỉ khám sức khỏe định kỳ, không khám phân loại bệnh, phát hiện BNN theo quy định. Đơn cử như tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, năm 2023, chỉ có 21 DN triển khai khám BNN, với số lượng trên 6.000 LĐ. Thậm chí, DN nợ BHXH, LĐ cũng không được giải quyết chế độ BNN. Những bất cập này khiến ngành chức năng, DN lúng túng, còn người LĐ thì chịu thiệt.
Bài, ảnh: VŨ YẾN
Cập nhật thông tin chi tiết về Quảng Bình Nỗ Lực Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Bị Ảnh Hưởng Sự Cố Môi Trường Biển trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!