Bạn đang xem bài viết Quan Tâm Cải Thiện Điều Kiện Làm Việc Cho Người Lao Động được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bà Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-cho biết: “Hàng năm, Sở phối hợp với các ban, ngành và địa phương triển khai Tuần lễ Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ); tuyên truyền về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Đồng thời, mở các lớp huấn luyện về ATVSLĐ cho người sử dụng lao động, người làm công tác ATVSLĐ. Nhờ đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh chú trọng cải thiện môi trường làm việc, góp phần đảm bảo ATVSLĐ cho người lao động khi tham gia sản xuất”.
Công ty TNHH một thành viên Nguyễn Hiệu Gia Lai (Khu Công nghiệp Trà Đa) là doanh nghiệp rất chú trọng cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Đây là công ty chuyên sản xuất, kinh doanh đồ gỗ nội thất. Với quan điểm đảm bảo sức khỏe cho người lao động là góp phần tăng năng suất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, ngay từ khi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, Công ty đã thiết kế nhà xưởng thoáng mát, đảm bảo các yêu cầu về ATVSLĐ, hạn chế những yếu tố độc hại đối với người lao động. Ông Nguyễn Đức Toàn-Phó Giám đốc Công ty-cho hay: “Công ty đầu tư trang-thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại, có công suất, chất lượng và độ an toàn cao; bố trí các dây chuyền máy cưa, bào, đánh bóng, đầu tư hệ thống thiết bị thông gió, hút bụi làm giảm nhiệt độ trong nhà xưởng 4-5 độ C so với nhiệt độ ngoài trời; giảm thiểu bụi, tiếng ồn trong quá trình sản xuất; trang bị hệ thống ánh sáng đúng tiêu chuẩn”.
Công ty TNHH Thương phẩm Atlantic Việt Nam-Chi nhánh Gia Lai luôn quan tâm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Ảnh: Đ.Y
Để công tác ATVSLĐ đi vào nền nếp, Công ty Nguyễn Hiệu Gia Lai còn có Hội đồng bảo hộ lao động gồm 7 thành viên, được bố trí ở tất cả các bộ phận sản xuất. Bà Nguyễn Thị Xuân-công nhân kiêm an toàn vệ sinh viên Công ty-cho hay: “Được làm việc trong điều kiện an toàn, công nhân rất yên tâm. Mỗi ca làm việc, tôi được giao nhiệm vụ giám sát 2 công nhân thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất. Cùng với đó, tôi tham mưu với Ban Quản đốc hàng ngày triển khai kế hoạch, biện pháp đảm bảo ATVSLĐ; xây dựng và hoàn thiện nội quy, quy chế làm việc. Qua đó, hầu hết công nhân đều nâng cao nhận thức, ý thức tự giác thực hiện các biện pháp ATVSLĐ”.
Tương tự, Công ty TNHH Thương phẩm Atlantic Việt Nam (ACOM)-Chi nhánh Gia Lai (Khu Công nghiệp Trà Đa) chuyên sản xuất cà phê thương phẩm hiện có 100 lao động đang làm việc. Đơn vị đã đầu tư gần 1 tỷ đồng mua sắm các trang-thiết bị đảm bảo ATVSLĐ. Ông Mai Thanh Trang-Giám đốc Chi nhánh-chia sẻ: “Để người lao động chấp hành nghiêm nội quy an toàn lao động, thực hành đúng thao tác quy trình vận hành máy móc, 12 an toàn vệ sinh viên trong Hội đồng bảo hộ lao động của Chi nhánh thường xuyên giám sát, nhắc nhở. Nhờ đó, sau 16 năm đi vào hoạt động, Chi nhánh chưa để xảy ra vụ tai nạn lao động đáng tiếc nào”.
Còn ông Nguyễn Trọng Thanh-Quản đốc Phân xưởng chế biến gỗ của Công ty TNHH Nhất Hưng Gia Lai (Khu Công nghiệp Trà Đa) thông tin: “Môi trường làm việc ở Công ty luôn đảm bảo an toàn. Các khu vực sản xuất được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng, thiết bị chống nóng, hút bụi, giảm tiếng ồn, hệ thống thiết bị an toàn, xây dựng cảnh quan xanh-sạch-đẹp. Hàng năm, Công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động”.
Công ty TNHH một thành viên Nguyễn Hiệu Gia Lai thực hiện tốt việc cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Ảnh: Đ.Y
Trên tổng thể, công tác đảm bảo ATVSLĐ được các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn còn, thậm chí để xảy ta nhiều tai nạn lao động thương tâm. Riêng 6 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh xảy ra 4 vụ tai nạn lao động, làm chết 4 người. Nguyên nhân là do sự bất cẩn trong lao động sản xuất, không chấp hành nghiêm ngặt quy trình vận hành máy móc…
Theo Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, thời gian tới, Sở tiếp tục phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công đoàn Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh và các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền Luật An toàn lao động, công tác ATVSLĐ nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ. Sở cũng sẽ tăng cường hướng dẫn, tư vấn, giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; huấn luyện cho người lao động về công tác ATVSLĐ nhằm đảm bảo an toàn, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Quảng Bình Quan Tâm Giải Quyết Việc Làm Cho Người Lao Động
Quảng Bình quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động
(LĐXH)- Xác định việc đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, tạo mở việc làm là một trong những giải pháp cơ bản, mang tính bền vững nên tỉnh Quảng Bình đã thường xuyên quan tâm tới công tác giải quyết việc làm cho người lao động.
Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 555.300 người trong độ tuổi lao động. Do sự cố môi trường biển đã gây tổn thất nặng nề đến sản xuất kinh doanh, đời sống của nhân dân cũng như tìm kiếm việc làm thay thế. Theo kết quả điều tra về sự cố này, Quảng Bình có 40 xã, phường trên địa bàn 6 huyện, thị xã, thành phố với gần 23.000 hộ và gần 100.000 nhân khẩu bị ảnh hưởng. Đến nay, hơn 50% số lao động ở các địa phương bị ảnh hưởng đã quay trở lại làm việc và tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 11% (thời điểm điều tra tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này là 28%).
Hợp tác xã nón lá Mỹ Trạch (huyện Bố Trạch) vay 150 triệu đồng
để giải quyết việc làm cho chị em nghèo, gia đình khó khăn trên địa bàn xã.
Theo báo cáo từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trong năm 2016, toàn tỉnh có 32.510 người được giải quyết việc làm (đạt 101,09% kế hoạch), trong đó số lao động được tạo thêm việc làm trên 10.700 người, tạo việc làm mới là 21.611 lao động, tỷ lệ thất nghiệp chung của tỉnh còn 2,79%; 2.366 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đạt 100,68% kế hoạch. Đạt được kết quả trên, tỉnh Quảng Bình đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có việc khuyến khích phát triển sản xuất, thu hút nguồn lực tại chỗ, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nông, lâm nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa. Thực hiện chủ trương khuyến khích, thu hút đầu tư đã thúc đẩy công nghiệp phát triển nhanh, nâng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đối với lĩnh vực thương mại – du lịch và dịch vụ, thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa ở Quảng Bình đã từng bước được khai thông mở rộng, bảo đảm lưu thông hàng hóa phục vụ nhân dân, nhất là các loại hàng thiết yếu, khuyến khích phát triển thương mại ngoài quốc doanh.
Theo báo cáo từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trong năm 2016, toàn tỉnh có 32.510 người được giải quyết việc làm (đạt 101,09% kế hoạch), trong đó số lao động được tạo thêm việc làm trên 10.700 người, tạo việc làm mới là 21.611 lao động, tỷ lệ thất nghiệp chung của tỉnh còn 2,79%; 2.366 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đạt 100,68% kế hoạch. Đạt được kết quả trên, tỉnh Quảng Bình đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có việc khuyến khích phát triển sản xuất, thu hút nguồn lực tại chỗ, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nông, lâm nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa. Thực hiện chủ trương khuyến khích, thu hút đầu tư đã thúc đẩy công nghiệp phát triển nhanh, nâng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đối với lĩnh vực thương mại – du lịch và dịch vụ, thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa ở Quảng Bình đã từng bước được khai thông mở rộng, bảo đảm lưu thông hàng hóa phục vụ nhân dân, nhất là các loại hàng thiết yếu, khuyến khích phát triển thương mại ngoài quốc doanh.
Tiếp đó, Quảng Bình còn đa dạng hóa và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, thường xuyên chú trọng tới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp, rà soát nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh khi tuyển dụng lao động ưu tiên tuyển lao động tại chỗ và người địa phương. Đặc biệt, tỉnh đã có chủ trưởng chuyển hướng giới thiệu, tuyển lao động đi làm việc tại các tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các khu công nghiệp ở những vùng phụ cận có mức thu nhập ổn định.
Chị Nguyễn Thị Dịu ở Nhân Trạch (huyện Bố Trạch) vay 50 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm để phát triển nghề chế biến thủy sảnTỉnh cũng coi việc thực hiện dự án hỗ trợ người lao động đi làm việc tại nước ngoài là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Sở Lao động – TBXH thường xuyên tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; ban hành kịp thời các văn bản để triển khai đối với lĩnh vực này, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch công tác giải quyết việc làm và chỉ tiêu xuất khẩu lao động cụ thể cho từng Phòng Lao động – TBXH. Đồng thời, tiến hành thẩm định, tiếp nhận và giới thiệu các doanh nghiệp được Bộ Lao động – TBXH cấp phép hoạt động xuất khẩu lao động có uy tín, có năng lực để mở rộng việc tuyển dụng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phối chặt chẽ với các hội, tổ chức, đoàn thể trong tỉnh triển khai tuyển lao động tham gia xuất khẩu lao động.
Tỉnh cũng coi việc thực hiện dự án hỗ trợ người lao động đi làm việc tại nước ngoài là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Sở Lao động – TBXH thường xuyên tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; ban hành kịp thời các văn bản để triển khai đối với lĩnh vực này, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch công tác giải quyết việc làm và chỉ tiêu xuất khẩu lao động cụ thể cho từng Phòng Lao động – TBXH. Đồng thời, tiến hành thẩm định, tiếp nhận và giới thiệu các doanh nghiệp được Bộ Lao động – TBXH cấp phép hoạt động xuất khẩu lao động có uy tín, có năng lực để mở rộng việc tuyển dụng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phối chặt chẽ với các hội, tổ chức, đoàn thể trong tỉnh triển khai tuyển lao động tham gia xuất khẩu lao động.
Nhờ vậy, công tác giải quyết việc làm cho lao động thời gian qua ở Quảng Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu về việc làm đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, dịch vụ du lịch tiếp tục thu hút được nhiều lao động tham gia, góp phần khơi dậy tiềm năng, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nhiều việc làm mới. Mặt khác, công tác giải quyết việc làm đã có sự chỉ đạo sâu sát của các cấp, các ngành, nhất là các chương trình phát triển kinh tế – xã hội được quan tâm đẩy mạnh. Riêng về vay vốn Quỹ quốc gia việc làm, số lao động được giải quyết việc làm thông qua vay vốn là 1.144 lao động.
Bên cạnh đó, Quảng Bình cũng thường xuyên tăng cường, đôn đốc công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, nhằm kịp thời giới thiệu việc làm cho các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong tỉnh cũng như cung ứng lao động cho các địa phương lân cận. Chỉ tính riêng trong năm 2016, các Trung tâm dịch vụ việc làm đã tư vấn việc làm, học nghề và pháp luật lao động cho trên 23.5000 lượt người.
Qua đánh giá, Chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm Quảng Bình đã có sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát của chính quyền các cấp; sự tham mưu tích cực của các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp một cách cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn ở mỗi địa phương, ban, ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội. Đặc biệt là hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đồng bộ, chặt chẽ từ Trung ương đến tỉnh và cấp cơ sở đã phát huy khá hiệu quả các giải pháp, nguồn lực để thực hiện chương trình.
Chí Tâm
Công Đoàn Tham Gia Cải Thiện Điều Kiện Và Môi Trường Làm Việc, Giảm Thiểu Tai Nạn Lao Động, Bênh Nghề Nghiệp
Tập trung thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
Nhóm nhiệm vụ, giải pháp đầu tiên trong kế hoạch là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban chấp hành, đoàn chủ tịch, ban thường vụ công đoàn các cấp đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động; đưa công tác này vào chương trình, kế hoạch công tác hàng năm và cả nhiệm kỳ, phân công nhiệm vụ cụ thể, xác định rõ chỉ tiêu giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Ưu tiên bố trí cán bộ được đào tạo chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động hoặc các chuyên ngành kỹ thuật, có kinh nghiệm, nhất là ở các lĩnh vực, doanh nghiệp có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, các địa phương có nhiều doanh nghiệp và khu công nghiệp, đông công nhân lao động để làm công tác an toàn, vệ sinh lao động. Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động ở tất cả các cấp công đoàn với nội dung, phương thức ngày càng đổi mới, hiệu quả; chú trọng cập nhật những điểm mới, những mô hình và kinh nghiệm cụ thể, sát thực.
Cùng với đó là đổi mới hình thức, nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền. Trong đó, chú trọng tuyên truyền trực quan, cụ thể, sát thực tế công việc của người lao động; giới thiệu, nhân rộng các mô hình làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động; hướng dẫn, phổ biến đến công đoàn cơ sở về mô hình, kinh nghiệm tổ chức cho người lao động tự phát hiện các nguy cơ, sự cố mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và đưa ra đề xuất, kiến nghị giải pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Ứng dụng, phát triển rộng rãi công nghệ thông tin và mạng xã hội trong công tác thông tin, tuyên truyền, hỗ trợ cán bộ công đoàn, người lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Xây dựng chuyên mục phổ biến mô hình, kinh nghiệm làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động, thông tin về các vụ tai nạn lao động trên cổng thông tin điện tử công đoàn, để phổ biến, chia sẻ và rút kinh nghiệm trong toàn hệ thống công đoàn, người lao động, người sử dụng lao động.
Tổ chức Hội thi An toàn, vệ sinh viên giỏi các cấp, tiến tới tổ chức Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi toàn quốc lần thứ bốn vào năm 2020 và định kỳ 5 năm tổ chức Hội thi cấp toàn quốc.
Tăng cường thông tin giữa Tổng Liên đoàn và các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn. Khi có vi phạm pháp luật an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng hoặc xảy ra sự cố, tai nạn lao động nghiêm trọng, các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn phải thông tin ngay và thường xuyên bằng điện thoại, email, tin nhắn hoặc văn bản cho Tổng Liên đoàn về diễn biến, hậu quả, nguyên nhân và tình hình giải quyết, xử lý vi phạm, sự cố, tai nạn lao động của các cơ quan chức năng và vai trò, sự tham gia của công đoàn.
Trong quá trình triển khai kế hoạch, việc đánh giá kết quả thực hiện có vai trò rất quan trọng. Muốn vậy thì nhiệm vụ về tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát phải luôn được quan tâm. Cấp công đoàn tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các các cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động để kịp thời phát hiện các vi phạm, các nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động, từ đó yêu cầu khắc phục các vi phạm, nguy cơ mất an toàn lao động để ngăn ngừa sự cố, tai nạn lao động, bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động; phát hiện ra các tồn tại, bất cập, khó khăn, vướng mắc trong các chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động để kiến nghị nhà nước sửa đổi hoặc ban hành mới.
Đề xuất khen thưởng các chủ sử dụng lao động, đơn vị, người lao động chấp hành tốt và kiến nghị xử lý nghiêm minh, kịp thời các chủ sử dụng lao động, đơn vị không tuân thủ, vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Ở những nơi xảy ra sự cố, tai nạn lao động, cần phối hợp với cơ quan chức năng, phân công cán bộ kịp thời đến và bám sát hiện trường để nắm bắt diễn biến, hậu quả, nguyên nhân, cấp cứu người bị tai nạn lao động, điều tra, lập biên bản sự cố, tai nạn lao động.Sau khi điều tra, lập biên bản sự cố, tai nạn lao động, tùy theo quy mô, tính chất, hậu quả, công đoàn chủ động đề xuất cơ quan chức năng hoặc người sử dụng lao động công bố, thông tin, phổ biến rộng rãi sự cố, tai nạn lao động, nhất là việc rút ra kinh nghiệm và các giải pháp khắc phục, phòng ngừa sự cố, tai nạn lao động tái diễn; tổ chức đôn đốc, giám sát việc khắc phục các vi phạm, thực hiện các giải pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn lao động tái diễn và giải quyết chế độ cho người lao động bị tai nạn lao động, xử lý người có trách nhiệm để xảy ra sự cố, tai nạn lao động theo biên bản điều tra.
Kế hoạch xác định việc tham gia cải thiện điều kiện và môi trường làm việc, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cần phải triển khai sâu rộng ở 4 cấp công đoàn.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp với Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ công đoàn làm công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh, Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, Công đoàn Khu công nghiệp, Khu chế xuất, khu kinh tế, Liên đoàn Lao động cấp huyện có nhiều doanh nghiệp, đông công nhân lao động, Công đoàn Tổng công ty thuộc các lĩnh vực có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Nghiên cứu hướng dẫn, phổ biến trong hệ thống công đoàn, đến công đoàn cơ sở về mô hình, kinh nghiệm tổ chức cho người lao động tự phát hiện các nguy cơ, sự cố mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và đưa ra đề xuất, kiến nghị giải pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động….
Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương tổ chức tập huấn cho cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và cán bộ công đoàn cơ sở, an toàn vệ sinh viên ở các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện các nội dung của Kế hoạch tại cấp mình.
Công đoàn cơ sở chủ động phối hợp, đôn đốc người sử dụng lao động rà soát các quy trình, biện pháp làm việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, đánh giá quản lý các nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức và hướng dẫn, khuyến khích người lao động phát hiện các nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động, đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng và tạo cơ chế thuận lợi cũng như phụ cấp cho mạng lưới an toàn vệ sinh viên hoạt động. Thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, trong đó có các nội dung về điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động tốt và có lợi cho người lao động hơn quy định của pháp luật.
Một Số Biện Pháp Cải Thiện Điều Kiện Lao Động, Phòng Ngừa Tai Nạn Lao Động Và Bệnh Nghề Nghiệp (Phần 1)
Để bảo vệ người lao động khỏi bị tác động bởi các yếu tố nguy hiểm nảy sinh trong lao động, với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung, nhiều phương tiện kỹ thuật, biện pháp thích hợp đã được nghiên cứu áp dụng.
+ Cách ly vùng nguy hiểm và người lao động;
+ Ngăn ngừa người lao động rơi, tụt, ngã hoặc vật rơi, văng bắn vào người lao động.
Tùy thuộc vào yêu cầu che chắn mà cấu tạo của thiết bị che chắn đơn giản hay phức tạp và được chế tạo bởi các loại vật liệu khác nhau.
– Phân loại thiết bị che chắn:
+ Che chắn tạm thời hay di chuyển được như che chắn ở sàn thao tác trong xây dựng;
+ Che chắn lâu dài hầu như không di chuyển như bao che của các bộ phận chuyển động.
– Một số yêu cầu đối với thiết bị che chắn:
+ Ngăn ngừa được tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gây ra;
+ Không gây trở ngại cho thao tác của người lao động;
+ Không ảnh hưởng đến năng suất lao động, công suất của thiết bị;
+ Dễ dàng tháo, lắp, sửa chữa khi cần thiết.
1.2. Thiết bị bảo hiểm hay thiết bị phòng ngừa
– Thiết bị bảo hiểm nhằm mục đích: Ngăn chặn tác động xấu do sự cố của quá trình sản xuất gây ra; ngăn chặn, hạn chế sự cố sản xuất. Sự cố gây ra có thể do: quá tải, bộ phận chuyển động đã chuyển động quá vị trí giới hạn, nhiệt độ cao hoặc thấp quá, cường độ dòng điện cao quá… Khi đó thiết bị bảo hiểm tự động dừng hoạt động của máy, thiết bị hoặc bộ phận của máy.
– Đặc điểm của thiết bị bảo hiểm: là quá trình tự động loại trừ nguy cơ sự cố hoặc tai nạn một khi đối tượng phòng ngừa vượt quá giới hạn quy định.
– Phân loại: phân loại thiết bị bảo hiểm theo khả năng phục hồi lại sự làm việc của thiết bị.
+ Hệ thống có thể tự phục hồi lại khả năng làm việc khi đối tượng phòng ngừa đã trở lại dưới giới hạn quy định như: van an toàn kiểu tải trọng, rơ le nhiệt…;
+ Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng tay như: trục vít rơi trên máy tiện…;
+ Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng cách thay thế cái mới như: cầu chì, chốt cắm…
Thiết bị bảo hiểm có cấu tạo, công dụng rất khác nhau tuỳ thuộc vào đối tượng phòng ngừa và quá trình công nghệ: Để bảo vệ thiết bị điện khi cường độ dòng điện vượt quá giới hạn cho phép có thể dùng cầu chì, rơ le nhiệt, cơ cấu ngắt tự động….để bảo hiểm cho thiết bị chịu áp lực do áp suất vượt qúa giới hạn cho phép, có thể dùng van bảo hiểm kiểu tải trọng, kiểu lò so, các loại màng an toàn….
Thiết bị bảo hiểm chỉ bảo đảm làm việc tốt khi đã tính toán chính xác ở khâu thiết kế, chế tạo đúng thiết kế và nhất là khi sử dụng phải tuân thủ các quy định về kỹ thuật an toàn.
– Hệ thống tín hiệu, báo hiệu nhằm mục đích:
+ Nhắc nhở cho người lao động kịp thời tránh không bị tác động xấu của sản xuất: Biển báo, đèn báo, cờ hiệu, còi báo động…
+ Hướng dẫn thao tác: Bảng điều khiển hệ thống tín hiệu bằng tay điều khiển cần trục, lùi xe ôtô….
+ Nhận biết qui định về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn qua dấu hiệu qui ước về màu sắc, hình vẽ: Sơn để đoán nhận các chai khí, biển báo để chỉ đường….
– Báo hiệu, tín hiệu có thể dùng:
+ Ánh sáng, màu sắc: thường dùng ba màu: màu đỏ, vàng, màu xanh.
+ Âm thanh: thường dùng còi, chuông, kẻng…
+ Mầu sơn, hình vẽ, bảng chữ.
+ Đồng hồ, dụng cụ đo lường: để đo cường độ, điện áp dòng điện, đo áp suất, khí độc, ánh sáng, nhiệt độ, đo bức xạ, v.v…
– Một số yêu cầu đối với tín hiệu, báo hiệu:
+ Dễ nhận biết.
+ Khả năng nhầm lẫn thấp, độ chính xác cao.
+ Dễ thực hiện, phù hợp với tập quán, cơ sở khoa học kỹ thuật và yêu cầu của tiêu chuẩn hoá.
– Khoảng cách an toàn: là khoảng không gian nhỏ nhất giữa người lao động và các loại phương tiện, thiết bị, hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau để không bị tác động xấu của các yếu tố sản xuất. Như khoảng cách cho phép giữa đường dây điện trần tới người, khoảng cách an toàn khi nổ mìn…
Tùy thuộc vào quá trình công nghệ, đặc điểm của từng loại thiết bị….mà quy định các khoảng cách an toàn khác nhau.
+ Khoảng cách an toàn giữa các phương tiện vận chuyển với nhau hoặc với người lao động như: khoảng cách các đường ô tô với bức tường, khoảng cách đường tàu hỏa, ô tô tới thành cầu…Khoảng cách từ các mép goòng tới các đường lò…
+ Khoảng cách an toàn về vệ sinh lao động: Tùy theo cơ sở sản xuất mà phải bảo đảm một khoảng cách an toàn giữa cơ sở đó và khu dân cư xung quanh.
Khoảng cách an toàn trong một số ngành nghề riêng biệt như:
+ Lâm nghiệp: khoảng cách trong chặt hạ cây, kéo gỗ…;
+ Xây dựng: khoảng cách trong đào đất, khai thác đá….
+ Cơ khí: khoảng cách giữa các máy, giữa các bộ phận nhô ra của máy, giữa các bộ phận chuyển động của máy với các phần cố định của máy, của nhà xưởng, công trình…
+ Điện: chiều cao của dây điện tới mặt đất, mặt sàn ứng với các cấp điện áp, khoảng cách của chúng tới các công trình…
Khoảng cách an toàn về cháy nổ. Đối với quá trình cháy nổ, khoảng cách an toàn còn có thể phân ra:
+ Khoảng cách an toàn bảo đảm không gây cháy hoặc nổ như: khoảng cách an toàn về truyền nổ ….
+ Khoảng cách an toàn bảo đảm quá trình cháy nổ không gây tác hại của sóng va đập của không khí, chấn động, đá văng….
Khoảng cách an toàn về phóng xạ: với các hạt khác nhau. Đường đi trong không khí của chúng cũng khác nhau. Tia α đi được 10 – 20cm, tia β đi được 10m.
Cùng với việc thực hiện các biện pháp phòng chống khác, việc cách ly người lao động ra khỏi vùng nguy hiểm đã loại trừ được rất nhiều tác hại của phóng xạ với người.
Khoa Tâm sinh lý lao động và Ecgonomi
Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường
Cập nhật thông tin chi tiết về Quan Tâm Cải Thiện Điều Kiện Làm Việc Cho Người Lao Động trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!