Bạn đang xem bài viết Quân Khu 2 – Chấn Chỉnh Chấp Hành Quy Định Bảo Đảm An Toàn Giao Thông được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
QK2 – Thời gian qua, các cấp trong Quân khu tiếp tục triển khai đồng bộ việc chấp hành pháp luật và thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn giao thông. Tuy nhiên, một số cơ quan đơn vị đã lơi lỏng trong quản lý quân số, duy trì chế độ thời gian chưa nghiêm túc. Bên cạnh đó, việc chấp hành các quy định về phòng chống tác hại của rượu, bia còn có biểu hiện chủ quan, lơi lỏng, không bảo đảm các điều kiện an toàn khi tham gia giao thông, từ đó dẫn đến những vụ việc mất an toàn khi tham gia giao thông, ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân và đơn vị.
Để khắc phục kịp thời biểu hiện trên, các cơ quan chức năng Quân khu đã phối hợp chỉ đạo các đơn vị tổ chức sinh hoạt rút kinh nghiệm, kịp thời triển khai các biện pháp phòng ngừa, không để xảy ra vi phạm kỷ luật và mất an toàn. Tăng cường quán triệt sâu kỹ các văn bản chỉ đạo của các cấp về công tác quản lý kỷ luật; các quy định, hướng dẫn về kiểm tra, kiểm soát, phòng chống tác hại của rượu, bia, các quy định an toàn khi tham gia giao thông, kiên quyết không cho ra ngoài doanh trại các trường hợp người và phương tiện không bảo đảm an toàn. Duy trì thực hiện nghiêm quy định về chế độ thời gian học tập, công tác; quy định ra, vào cơ quan, đơn vị, quản lý quân nhân trong các ngày, giờ nghỉ.
Tại các cơ quan, đơn vị tổ chức kiểm tra, rà soát, thu hủy các loại mũ bảo hiểm không đạt quy chuẩn; không sử dụng các loại mũ bảo hiểm không có kính khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông…
Tin, ảnh: SONG VÂN
Tăng Cường Bảo Đảm An Toàn Giao Thông Trong Quân Đội
Chỉ đạo sâu sát, quyết liệt
Theo thông tin từ Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông” (CVĐ 50) BQP, năm 2018, toàn quân đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp trong bảo đảm trật tự, ATGT. Nhờ đó, so với năm 2017, tai nạn giao thông (TNGT) giảm ở cả 3 tiêu chí; toàn quân không để xảy ra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng; 39,3% đầu mối cơ quan, đơn vị trực thuộc BQP không để xảy ra mất ATGT.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2019 đến nay, tình hình TNGT trong quân đội có chiều hướng diễn biến phức tạp. Các vụ TNGT đối với xe mô tô thường xảy ra trong giờ nghỉ, ngày nghỉ, nhất là đối với quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng. Hầu hết các vụ TNGT đều do lỗi chủ quan của người điều khiển phương tiện, như: Tự ngã, tự đâm va. Bên cạnh đó, TNGT với ô tô cá nhân tăng so với cùng kỳ năm 2018, nguyên nhân chủ yếu do không làm chủ được tốc độ, kỹ thuật lái xe còn hạn chế. Trước tình hình đó, Ban chỉ đạo CVĐ 50 BQP đã ban hành các chỉ thị, kế hoạch nhằm tăng cường, chấn chỉnh công tác bảo đảm ATGT trong toàn quân, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các biện pháp, như: Quản lý, sử dụng phương tiện cá nhân; quản lý bộ đội trong giờ nghỉ, ngày nghỉ; thực hiện các quy định về quản lý số lượng, tình trạng kỹ thuật các phương tiện cá nhân; chấp hành các quy định trong sử dụng xe quân sự, nhất là xe vận tải…
Trao đổi với chúng tôi, Đại tá Nguyễn Hoàng Nam, Phó Tham mưu trưởng Tổng cục Hậu cần, cho biết: “Từ nhận thức sâu sắc về công tác bảo đảm ATGT, cùng với quán triệt sâu, kỹ các chỉ thị, nghị quyết của trên, các đơn vị trong toàn tổng cục đã xây dựng kế hoạch và triển khai đồng bộ các giải pháp tổ chức thực hiện, trong đó coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện và kịp thời rút kinh nghiệm khi có vụ việc xảy ra… Vì vậy, từ đầu năm 2019 đến nay, Tổng cục Hậu cần không để xảy ra vụ việc TNGT nào…”.
Kiểm tra chặt chẽ, xử lý nghiêm
Đại tá Nguyễn Văn Công, Chủ nhiệm Kỹ thuật, Phó trưởng Ban chỉ đạo CVĐ 50 Học viện Kỹ thuật Quân sự cho biết: “Đối với các phương tiện, xe máy quân sự, học viện quản lý chặt chẽ trong khu kỹ thuật và duy trì nghiêm chế độ kiểm tra tình trạng kỹ thuật; gắn trách nhiệm quản lý của đơn vị và cá nhân với từng phương tiện. Ban Xe máy của Phòng Kỹ thuật thường xuyên làm tốt việc kiểm tra giấy tờ của lái xe và tình trạng kỹ thuật xe quân sự trước khi thực hiện nhiệm vụ. Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp, nên trong năm 2018 và những tháng đầu năm 2019, Học viện Kỹ thuật Quân sự không để xảy ra vụ việc mất ATGT”.
Quán triệt chỉ thị của các cấp, nhiều đơn vị đã thực hiện nghiêm công tác nắm, quản lý chắc phương tiện của cán bộ, nhân viên; duy trì nền nếp đăng ký giải quyết đi tranh thủ hằng tuần; lực lượng vệ binh của các đơn vị tổ chức kiểm tra chặt chẽ giấy phép lái xe của cán bộ, nhân viên trước khi ra cổng cũng như việc chấp hành các điều kiện bảo đảm ATGT, như: Đội mũ bảo hiểm và kiên quyết với các trường hợp sử dụng rượu, bia… Ngoài ra, các đơn vị cũng lấy kết quả chấp hành pháp luật về trật tự, ATGT làm tiêu chí để bình xét thi đua, khen thưởng và đánh giá, phân loại tổ chức đảng, đảng viên; gắn trách nhiệm của người chỉ huy với việc bảo đảm trật tự ATGT của các cá nhân trong đơn vị; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm…
Trong thời gian qua, lực lượng kiểm soát quân sự (KSQS), kiểm tra xe quân sự và lực lượng vệ binh các cấp cũng duy trì nghiêm công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội đối với quân nhân và phương tiện quân sự hoạt động ngoài doanh trại. Hằng ngày, 20 tổ KSQS của Tiểu đoàn 103 (Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội) thường xuyên duy trì hoạt động tại các khu vực trọng điểm, các bến xe, ga tàu trong khu vực nội thành Hà Nội. Thiếu tá Lê Ngọc Quân, Chính trị viên Tiểu đoàn 103, cho biết: “Căn cứ vào mức độ vi phạm, quân nhân sẽ bị các tổ KSQS xử lý từ nhắc nhở đến tạm giữ giấy tờ, phương tiện, thậm chí đưa về đơn vị, sau đó thông báo cho đơn vị quản lý quân nhân và các cơ quan chức năng xử lý theo quy định”.
Thế nhưng vì sao vẫn có TNGT xảy ra đối với quân nhân? Điều này tập trung ở một số nguyên nhân như sau: Trước hết, công tác quản lý ở một số đơn vị chưa nghiêm, để bộ đội tự do ra ngoài doanh trại, sử dụng rượu, bia mà chỉ huy đơn vị không nắm được. Trong toàn quân hiện đã cấm các hạ sĩ quan, chiến sĩ sử dụng mô tô khi tham gia giao thông, nhưng hiện tượng hạ sĩ quan, chiến sĩ sử dụng mô tô vẫn xảy ra khi bộ đội về nghỉ phép hoặc nghỉ tranh thủ. Còn hiện tượng trên là do đơn vị chưa coi trọng việc quán triệt, giáo dục bộ đội, nhận thức của quân nhân và gia đình một số quân nhân còn hạn chế, chỉ huy đơn vị còn xuê xoa trong xử lý khi phát hiện vi phạm. Hiện nay, vẫn còn hiện tượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp sử dụng rượu, bia rồi tham gia giao thông, nhất là quân nhân, viên chức quốc phòng thuộc các cơ quan, đơn vị đóng quân gần gia đình… Tất cả những nguyên nhân nêu trên cần phải được chỉ huy đơn vị quan tâm quán triệt, giáo dục thật kỹ, các trường hợp vi phạm quy định phải xử lý thật nghiêm thì mới có thể hạn chế tối đa nguy cơ mất ATGT.
HOÀNG HÀ – TIẾN ĐẠT
Quy Chế Đảm Bảo An Toàn Thông Tin
Công nghệ thông tin Quyết định, quy chế
Email Bản in
QUY CHẾ
Đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động
ứng dụng công nghệ thông tin của Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn
CHƯƠNG I:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2: Đối tượng áp dụng
Quy chế này được áp dụng đối với phòng, ban, đơn vị, cán bộ, công chức và người lao động (CC-NLĐ) thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn trong việc quản lý, khai thác, sử dụng và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin của Sở phục vụ công tác chuyên môn.
Điều 3: Giải thích từ ngữ
1. An toàn thông tin: bao gồm các hoạt động quản lý, nghiệp vụ và kỹ thuật đối với hệ thống thông tin nhằm bảo vệ, khôi phục các hệ thống, các dịch vụ và nội dung thông tin đối với nguy cơ tự nhiên hoặc do con người gây ra. An toàn thông tin bao hàm các nội dung bảo vệ và bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu, an toàn máy tính và an toàn mạng.
2. Hệ thống thông tin: là một hệ thống bao gồm con người, dữ liệu, các quy trình và công nghệ thông tin tương tác với nhau để thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin cần thiết nhằm hỗ trợ cho một hệ thống.
3. Tính toàn vẹn: bảo vệ tính chính xác và tính đầy đủ của thông tin và các phương pháp xử lý thông tin.
4. Tính tin cậy: đảm bảo thông tin chỉ có thể được truy cập bởi những người được cấp quyền sử dụng.
5. Tính sẵn sàng: đảm bảo những người được cấp quyền có thể truy cập thông tin và các tài nguyên (mạng, máy chủ, tên miền, tài khoản thư điện tử…) ngay khi có nhu cầu.
6. Người dùng: cán bộ, công chức và người lao động các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở sử dụng máy tính, các thiết bị điện tử để xử lý công việc.
7. Tham số mạng: Là các tham số kỹ thuật được cài đặt trong các thiết bị mạng và thiết bị máy tính để tạo ra các địa chỉ kết nối trong mạng. Các máy tính gửi và nhận thông tin thông qua các địa chỉ kết nối này.
CHƯƠNG II
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
ĐẢM BẢO AN TOÀN, AN NINH THÔNG TIN
Điều 4. Quản lý thiết bị công nghệ thông tin
1. Thiết CNTT được trang bị tại các phòng, ban, đơn vị là tài sản của Nhà nước, được quản lý, sử dụng theo quy định của Sở Giao thông vận tải và của Nhà nước. Các đơn vị, cán bộ, công chức và người lao động có trách nhiệm quản lý trang thiết bị được giao.
2. Giao cho Văn phòng Sở làm công tác quản trị mạng, trực tiếp quản lý kỹ thuật và duy trì hoạt động của hệ thống thông tin của Sở; là đầu mối kết nối mạng LAN, mạng Internet, mạng dữ liệu chuyên dùng cho các phòng; kiểm tra hiện trạng, đề xuất sửa chữa hoặc mua mới các chủng loại thiết bị CNTT phù hợp, an toàn, bảo mật theo quy định về quản lý, sử dụng tài sản cơ quan.
Điều 5. Quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu và phần mềm
1. Văn phòng Sở có trách nhiệm cài đặt, quản lý các phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng trong hệ thống mạng máy tính tại Sở; Nghiên cứu, đề xuất, nâng cấp công nghệ, phần mềm theo định hướng quản lý nhà nước của ngành và tuân theo quy định của Nhà nước.
2. Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở và toàn thể cán bộ, CC-NLĐ có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Sở trong quá trình triển khai, khai thác và sử dụng phần mềm.
Điều 6. Phòng chống virus máy tính, bảo mật cơ sở dữ liệu và an ninh mạng
1. Bảo mật số liệu: Cán bộ, CC-NLĐ phải có trách nhiệm bảo mật số liệu nghiệp vụ trên máy tính.Việc chia sẻ dữ liệu trên mạng do bộ phận quản trị mạng thực hiện theo quyết định của Giám đốc Sở và theo phân cấp sử dụng tài nguyên mạng.
2. Bảo mật truy cập: Các chương trình ứng dụng, phân chia sử dụng trên máy tính phải được đặt mật khẩu, mã khoá bảo mật.
3. Bảo mật hệ thống mạng và truyền tin: Mạng và đường truyền được áp dụng các chế độ bảo mật cần thiết, chống xâm nhập bất hợp pháp. Bộ phận quản trị mạng có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, kiểm tra phát hiện kịp thời các hoạt động xâm nhập và có biện pháp xử lý kịp thời.
4. An toàn trong sử dụng: Khi không làm việc với máy vi tính trong thời gian dài, cán bộ, CC-NLĐ thuộc Sở phải tắt máy tính hoặc đặt chế độ bảo vệ để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của cá nhân.
Điều 7. Đảm bảo an toàn máy chủ, máy trạm, các thiết bị di động và cơ chế sao lưu, phục hồi
1. Kiểm soát chặt chẽ việc cài đặt các phần mềm mới lên máy chủ, máy trạm và các thiết bị di động. Các phần mềm được cài đặt trên máy chủ, máy trạm và các thiết bị di động (bao gồm hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng văn phòng, phần mềm phục vụ công việc, tiện ích khác) phải được thường xuyên theo dõi, cập nhật bản vá lỗi bảo mật của nhà phát triển, lựa chọn cài đặt các phần mềm chống, diệt virus, mã độc và thường xuyên cập nhật phiên bản mới, đặt lịch quét virus theo định kỳ.
2. Cơ chế sao lưu, phục hồi máy chủ, máy trạm:
Cán bộ, công chức và người lao động phải sao lưu định kỳ cơ sở dữ liệu và các dữ liệu quan trọng khác (bao gồm dữ liệu phát sinh trong quá trình vận hành các phần mềm ứng dụng như: các tập tin văn bản, hình ảnh,..). Sau khi sao lưu, lưu trữ bản sao lưu bằng thiết bị lưu trữ ngoài theo quy định lưu trữ hiện hành nhằm phục vụ cho việc phục hồi, khắc phục hệ thống kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Điều 8. Đảm bảo an toàn hệ thống mạng máy tính, kết nối Internet
1. Quản lý hệ thống mạng nội bộ: Mạng nội bộ của Sở phải được tổ chức theo mô hình Clients/Server; mạng nội bộ khi kết nối với mạng Internet phải thông qua thiết bị tường lửa kiểm soát, có phân chia hệ thống mạng nội bộ thành các vùng mạng theo phạm vi truy cập, vô hiệu hóa tất cả các dịch vụ không sử dụng tại từng vùng mạng, thực hiện nguyên tắc chỉ mở các dịch vụ cần thiết khi có yêu cầu.
2. Quản lý hệ thống mạng không dây (wifi): Khi thiết lập mạng không dây có kết nối vào mạng nội bộ phải thiết lập các thông số cần thiết như định danh, mật mã, mã hóa dữ liệu, có thay đổi mật mã định kỳ.
3. Quản lý truy cập từ xa vào mạng nội bộ: Đối với việc truy cập từ xa vào mạng nội bộ phải được theo dõi, quản lý chặt chẽ, nhất là truy cập có sử dụng chức năng quản trị, phải thiết lập mật mã độ an toàn cao, thường xuyên thay đổi mật mã, hạn chế truy cập từ xa vào mạng nội bộ từ các điểm truy cập Internet công cộng.
Điều 9. Đảm bảo an toàn truy cập, đăng nhập hệ thống thông tin
1. Trách nhiệm, quyền hạn người dùng khi truy cập, đăng nhập các hệ thống thông tin, đảm bảo mỗi người dùng khi sử dụng hệ thống thông tin phải được cấp và sử dụng tài khoản truy cập với định danh duy nhất gắn với người dùng đó. Trường hợp sử dụng tài khoản dùng chung cho một nhóm người hay một đơn vị, bộ phận phải có cơ chế xác định các cá nhân có trách nhiệm quản lý tài khoản. Người dùng chỉ được truy cập các thông tin phù hợp với chức năng, trách nhiệm, quyền hạn của mình và có trách nhiệm bảo mật tài khoản truy cập được cấp.
2. Mật mã đăng nhập, truy cập hệ thống thông tin phải có độ phức tạp cao (có độ dài tối thiểu 8 ký tự, có ký tự thường, ký tự hoa, ký tự số hoặc ký tự đặc biệt như !, @, #, $, %,…).
Điều 10. Đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu
1. Thông tin, dữ liệu khi được lưu trữ, khai thác, trao đổi phải được đảm bảo tính toàn vẹn, tính tin cậy, tính sẵn sàng. Thông tin, dữ liệu quan trọng khi được lưu trữ, trao đổi phải áp dụng kỹ thuật mã hóa, thiết lập mật mã, ứng dụng chữ ký số và phải có cơ chế lưu trữ dự phòng.
2. Trong trao đổi thông tin, dữ liệu phục vụ công việc, cơ quan, cán bộ công chức và người lao động phải sử dụng hệ thống thông tin do tỉnh Bắc Kạn cấp (@backan.gov.vn), phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc. Hạn chế việc sử dụng các phương tiện trao đổi thông tin dữ liệu, hệ thống thư điện tử công cộng, mạng xã hội trên Internet trong hoạt động của Sở.
Điều 11. Những điều không được làm
1. Không được lợi dụng việc sử dụng Internet nhằm mục đích: Chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; kích động bạo lực, đồi trụy, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Không được tiết lộ bí mật nhà nước và các bí mật khác đã được pháp luật quy định.
3. Không được chơi các trò chơi trực tuyến (game online) hoặc các trò chơi khác trên Internet trong giờ làm việc.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Điều khoản thi hành
1. Các cán bộ, công chức và người lao động tại các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy chế này.
2. Mọi hành vi vi phạm các điều khoản trong Quy chế, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường vật chất, khắc phục hậu quả hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Văn phòng Sở để tổng hợp báo cáo Giám đốc Sở xem xét quyết định điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Tác giả:
Nguồn: Văn phòng Sở
Tin bài mới:
Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng hệ thống thông tin, Phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc(06/09/2017)
Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bắc Kạn(24/05/2017)
Tăng Cường Các Giải Pháp Nâng Cao Nhận Thức, Ý Thức Chấp Hành Pháp Luật Về Bảo Đảm Trật Tự, An Toàn Giao Thông
Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ GTVT tổ chức vận động cán bộ, công chức, viên chức ngành giao thông vận tải gương mẫu đội mũ bảo hiểm đúng quy cách, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng; không uống rượu, bia trước khi lái xe.
Trên cơ sở Đề án “Đổi mới, tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông giai đoạn 2012 – 2016 của Bộ Giao thông vận tải” và yêu cầu thực tế, các đơn vị chủ động đề xuất các nội dung PBGDPL về trật tự, an toàn giao thông hàng năm trình Bộ và chủ động thực hiện các nội dung được phân công tại Phụ lục I của Đề án nêu trên. Văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông do cơ quan, đơn vị nào được Lãnh đạo Bộ phân công chủ trì soạn thảo để trình Bộ trưởng theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng trình Chính phủ hoặc Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành thì cơ quan, đơn vị phải đề xuất kế hoạch phổ biến văn bản đó và tổ chức thực hiện sau khi văn bản được ban hành. Xây dựng Dự toán kinh phí bảo đảm cho công tác PBGDPL về bảo đảm trật tự an toàn giao thông của cơ quan, đơn vị theo Kế hoạch xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị trình Bộ tổng hợp, phê duyệt (đối với cơ quan, đơn vị được Bộ phân bổ kinh phí ngân sách).Bố trí kinh phí và huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ khác bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông của cơ quan, đơn vị.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phổ biến đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị để thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này ./.
Cập nhật thông tin chi tiết về Quân Khu 2 – Chấn Chỉnh Chấp Hành Quy Định Bảo Đảm An Toàn Giao Thông trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!