Xu Hướng 9/2023 # Phương Pháp Tránh Thai Bú Vô Kinh Mẹ Nên Tham Khảo # Top 11 Xem Nhiều | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Phương Pháp Tránh Thai Bú Vô Kinh Mẹ Nên Tham Khảo # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Phương Pháp Tránh Thai Bú Vô Kinh Mẹ Nên Tham Khảo được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thế nào là bú vô kinh

Phương pháp này chỉ hiệu quả khi bạn cho con bú liên tục sau sinh. Điều này đồng nghĩa, trẻ sơ sinh nên bú sữa mẹ hoàn toàn, và không nạp thêm sữa ngoài, nước hay bất cứ nguồn thực phẩm nào khác. Bé bú càng nhiều, hormone kích thích sản xuất sữa càng tăng, từ đó ngăn chặn hoạt động của hormone gây nên sự rụng trứng.

Các ưu điểm của biện pháp bú vô kinh

Tránh thai sau sinh với phương pháp cho con bú vô kinh bao gồm những điểm mạnh sau:

Không có tác dụng phụ.

Thuận tiện, đơn giản và không tốn kém.

Không ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone tự nhiên của phụ nữ.

Không yêu cầu sự cho phép hay giám sát y tế.

Ngay lập tức có hiệu quả.

Giảm tình trạng ra máu sau khi sinh.

Tăng độ mặn nồng cho quan hệ vợ chồng sau sinh.

Cho con bú tạo sợi dây gắn kết tình mẹ con.

Ngăn ngừa sự phát triển bệnh dị ứng và hen suyễn ở trẻ sơ sinh.

Cung cấp kháng thể cho em bé khỏi vi khuẩn gây hại.

Nuôi dưỡng bé với nguồn dinh dưỡng có sẵn.

Nhược điểm của bú vô kinh

Không bảo vệ hai vợ chồng bạn khỏi bệnh lây nhiễm qua đường tìnhdục.

Chỉ có tác dụng vào 6 tháng đầu sau sinh.

Có thể làm “cô bé” trở nên thiếu ẩm ướt.

Cho con bú mẹ hoàn toàn, không phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng nào khác cũng khá vất vả.

Hiệu quả của tránh thai bằng biện pháp vô kinh

Hiệu quả tránh thai sau sinh lên đến 98%, trong 6 tháng sau sinh, khi chu kỳ kinh nguyệt chưa khởi động trở lại. Nếu áp dụng đúng 100%, tỷ lệ thành công là 98%, nhưng chỉ một chút sơ xuất, tỷ lệ giảm xuống còn 95%.

Những nguyên tắc mẹ cần nhớ khi thực hiện bú vô kinh

Chỉ áp dụng vào 6 tháng đầu tiên sau sinh.

Không bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng nào khác cho bé ngoài sữa mẹ.

Cho con bú ít nhất mỗi 4 giờ trong ngày, mỗi 6 giờ vào buổi đêm.

Chu kỳ kinh chưa quay lại.

Chọn các biện pháp tránh thai an toàn khác sau khi bé được 6 tháng tuổi.

Cho con bú cả hai bên ngực ít nhất 6 lần/ngày.

Biện Pháp Tránh Thai: Cho Bú Vô Kinh Để Tránh Thai

Biện pháp cho bú vô kinh để tránh thai là một biện pháp tránh thai chỉ mang tính chất tạm thời dựa vào việc cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn sau khi sinh lúc chưa có kinh nguyệt trở lại và con dưới 6 tháng tuổi. Biện pháp này có hiệu quả không cao, vì vậy không nên sử dụng ở những phụ nữ dễ mang thai.

Lưu ý không nên sử dụng đối với phụ nữ nhiễm HIV hoặc có bạn tình bị nhiễm HIV cũng như không ngăn ngừa được các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.

Chỉ định và chống chỉ định biện pháp

Biện pháp cho bú vô kinh để tránh thai chỉ được chỉ định sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, chưa có kinh nguyệt trở lại và con dưới 6 tháng tuổi.

Bên cạnh đó, biện pháp này chống chỉ định sử dụng tuyệt đối ở người mẹ đang sử dụng những loại thuốc chống chỉ định khi cho con bú sữa mẹ như các loại thuốc chống đông máu chống chuyển hóa, bromocriptin, corticosteroid liều cao, cyclosporin ergotamin lithium thuốc trầm cảm và thuốc có chất đồng vị phóng xạ; đồng thời cũng chống chỉ định sử dụng tuyệt đối khi tình trạng của đứa trẻ sơ sinh có ảnh hưởng đến việc cho bú sữa mẹ như trẻ có dị tật ở vùng miệng và hầu họng, trẻ sinh non tháng hoặc quá nhỏ so với tuổi thai cần được chăm sóc đặc biệt, trẻ bị một số tình trạng rối loạn chuyển hóa; ngoài ra cũng cần chống chỉ định sử dụng biện pháp tương đối trong trường hợp người mẹ bị nhiễm HIV.

Phương pháp thực hiện

Nhân viên y tế phải lắng nghe và tìm hiểu nhu cầu cần tránh thai cụ thể của người phụ nữ sau khi sinh con, nêu rõ hiệu quả, sự thuận lợi và không thuận lợi của biện pháp cho bú vô kinh để tránh thai. Biện pháp này không nên sử dụng cho phụ nữ nhiễm HIV cũng như không có tác dụng phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS. Lưu ý dặn dò phụ nữ sau khi sinh con thực hiện biện pháp cho bú vô kinh tránh thai quay trở lại để được hướng dẫn áp dụng biện pháp tránh thai khác có hiệu quả hơn nếu bắt đầu cho con ăn bổ sung hoặc có kinh nguyệt trở lại hay con trên 6 tháng tuổi.

Cho bú vô kinh để tránh thai chỉ là biện pháp tạm thời, hiệu quả không cao

Thời điểm thực hiện biện pháp cho bú vô kinh để tránh thai bắt đầu áp dụng ngay sau khi sinh, cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sau khi sinh càng sớm càng tốt và cho bú đúng cách. Cho trẻ bú sữa bất kỳ lúc nào trẻ đói bụng kể cả ngày và đêm, bú khoảng 8 – 10 lần mỗi ngày, nếu ban ngày không được cách quá 4 giờ, nếu ban đêm không được cách quá 6 giờ giữa hai lần bú sữa. Cần duy trì cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ngay cả khi người mẹ ốm hoặc trẻ bị ốm. Lưu ý ngoài việc bú sữa mẹ, không cho trẻ ăn uống thêm một thứ gì khác.

Trong quá trình áp dụng biện pháp, cần chuyển ngay sang một biện pháp tránh thai hiệu quả khác nếu có một trong những dấu hiệu như: có kinh nguyệt trở lại, không tính trường hợp ra máu trong 6 tuần đầu sau khi sinh; người mẹ không cho con bú sữa hoàn toàn hoặc trẻ sơ sinh đã được cho ăn uống bổ sung; trẻ đã hơn 6 tháng tuổi và người mẹ không muốn áp dụng biện pháp cho bú vô kinh để tránh thai.

Trường hợp phụ nữ nhiễm HIV

Phụ nữ bị nhiễm HIV hoặc mắc bệnh AIDS hay đang điều trị thuốc kháng virút không nên sử dụng biện pháp tránh thai cho bú vô kinh. Vì vậy, nhân viên y tế cần khuyến cáo cho phụ nữ bị nhiễm HIV các phương thức nuôi con phù hợp nhất như: không cho trẻ bú sữa mẹ khi có đầy đủ điều kiện để sử dụng sữa thay thế với điều kiện kinh tế đầy đủ, khả năng cung ứng sản phẩm thuận tiện và luôn sẵn có; nếu không có đủ điều kiện để sử dụng sữa thay thế, phụ nữ bị nhiễm HIV có thể cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, trường hợp này có thể sử dụng biện pháp tránh thai cho bú vô kinh nhưng yêu cầu người mẹ phải sử dụng bao cao su kèm theo khi sinh hoạt tình dục, nếu sử dụng đúng cách và thường xuyên thì bao cao su có thể giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm HIV và các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, khi cho con bú xen kẽ giữa bú sữa mẹ và các loại sữa khác có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, cần rút ngắn thời gian cai sữa khi chuyển tiếp từ bú sữa mẹ hoàn toàn sang chế độ ăn dặm; có thể giảm tối đa khả năng lây nhiễm HIV bằng cách vắt sữa mẹ và đun sôi trước khi cho trẻ uống bằng thìa.

Cần khuyến cáo cho phụ nữ bị nhiễm HIV về chế độ dinh dưỡng và vệ sinh; các tình trạng nhiễm khuẩn như viêm tuyến vú ápxe vú và nứt núm vú đều có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Lời khuyên của thầy thuốc

Mặc dù biện pháp cho bú vô kinh để tránh thai là một biện pháp tránh thai tự nhiên giống như biện pháp tránh thai căn cứ vào sự kiêng cữ sinh hoạt tình dục vào các ngày rụng trứng của chu kỳ kinh nguyệt nhưng đây là biện pháp tránh thai tạm thời chỉ nên thực hiện bằng cách cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn sau khi sinh con lúc chưa có kinh nguyệt trở lại và con dưới 6 tháng tuổi. Biện pháp này không nên thực hiện ở những phụ nữ có nguy cơ cao dễ mang thai phụ nữ nhiễm HIV hoặc có bạn tình bị nhiễm HIV cũng như không ngăn ngừa được các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS. Vì vậy cần thận trọng khi sử dụng biện pháp tránh thai tự nhiên này.

Biện Pháp Tránh Thai Vô Kinh Cho Con Bú

Mỗi khi nói đến các biện pháp tránh thai, hầu hết chúng ta đều nghĩ đến việc phải có một dụng cụ hoặc loại thuốc nào đó để ngăn xảy ra thụ thai. Nhưng có một biện pháp mà chỉ có những phụ nữ sau sinh con và cho con bú bằng sữa mẹ mới thực hiện được, đó là Cho bú vô kinh.

Theo thống kê, có tới 66,7% phụ nữ dưới 30 tuổi sau khi sinh không dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào với lý do là đang cho con bú. Ngày nay người ta nhận thấy trong số các biện pháp tránh thai sau sinh thì phương pháp cho bú vô kinh (CBVK) là một phương pháp tiện lợi, dễ thực hiện, có hiệu quả tránh thai cao, có lợi cho cả mẹ và trẻ.

Phương pháp cho bú vô kinh là biện pháp tránh thai tạm thời trong thời kỳ cho con bú hoàn toàn hoặc gấn hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu. Muốn đạt được hiệu quả thì phương pháp tránh thai này phải tuân thủ ba tiêu chí sau:

– Người phụ nữ phải hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn nuôi con bằng sữa mẹ. Hoàn toàn có nghĩa là không cho trẻ ăn phụ thêm bất cứ thứ gì. Gần hoàn toàn nghĩa là cho trẻ ăn/uống thêm một lượng rất nhỏ (1-2 ngụm/miếng) nước, nước rau quả ép, không quá một lần mỗi ngày. Nuôi con bằng sữa mẹ một phần có nghĩa là ngoài bú mẹ, đôi lúc còn cho thức ăn lỏng hoặc đặc. Để cho phương pháp tránh thai CBVK đạt hiệu quả thì bú mẹ phải chiếm 85% trở lên số thức ăn cho trẻ.

– Người phụ nữ sử dụng cả hai vú để cho con bú theo nhu cầu của trẻ. Ban ngày không cho trẻ bú cách nhau quá 4 giờ và ban đêm không cho bú cách quá 6 giờ.

– Kinh nguyệt của người phụ nữ phải chưa trở lại. Trong 6-8 tuần đầu tiên sau đẻ thường vẫn còn tiếp tục ra máu thấm giọt, hiện tượng đó không được coi là kinh nguyệt nếu người phụ nữ đang cho con bú hoàn toàn. Chúng ta biết rằng khả năng rụng trứng trước kỳ kinh nguyệt đầu tiên ở những phụ nữ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít gặp, còn khả năng rụng trứng trước kỳ kinh thứ 2 và những kỳ kinh tiếp theo là bình thường, ngay cả khi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sự rụng trứng phục hồi 20-50% phụ nữ vào gấn cuối kỳ 6 tháng sau sinh. Quá thời gian trên dù người phụ nữ có đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và kinh nguyệt vẫn chưa trở lại thì hiệu quả của phương pháp tránh thai CBVK cũng bị giảm sút.

Một số cách cho con bú để kéo dài thời gian tránh thai

Người ta thấy rằng ở những phụ nữ cho con bú kéo dài 2 năm hay hơn thì sau 1 năm có 80% số phụ nữ này vẫn chưa có kinh trở lại và sau 2 năm vẫn còn 20% phụ nữ chưa có kinh trở lại. Để đạt được hiệu quả tránh thai cao cần bắt đầu cho trẻ bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt, đặc biệt là sữa non rất có lợi cho trẻ. Cho trẻ bú theo nhu cầu trong cả ngày và đêm, phải cho bú cả 2 vú, tránh cho bú cách quãng quá 4 giờ nếu là ban ngày và trên 6 giờ nếu là ban đêm. Trong 4-6 tháng đầu chỉ cho bú hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn bằng sữa mẹ, nếu người mẹ phải xa con thì phải vắt bỏ sữa và vẫn phải tiếp tục cho bú ngay cả khi mẹ hoặc con bị ốm. Khi cho ăn phụ thêm thì phải cho bú trước rồi mới cho ăn phụ thêm, nên tránh sử dụng đầu vú giả/bình sữa vì rất dễ làm cho trẻ không còn thích bú mẹ nữa. Khuyến khích người mẹ duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không cần cho trẻ uống nước mà tốt nhất người mẹ nên uống nhiều nước hơn, bằng cách đó mẹ sẽ sản xuất nhiều sữa hơn. Cuối cùng là tiếp tục cho trẻ bú càng lâu càng tốt sau khi cho trẻ ăn dặm (2 năm).

Ưu điểm của phương pháp tránh thai CBVK

Đây là phương pháp tránh thai tự nhiên sẵn có, vừa có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ vừa đem lại sức khỏe cho người phụ nữ sau khi sinh, đồng thời là một phương pháp tránh thai an toàn nếu sản phụ thực hiện đúng. Các lợi ích của phương pháp CBVK như sau:

– Có thể bắt đầu ngay sau khi sinh, kinh tế, dễ thực hiện

– Không có tác dụng phụ hoặc các yếu tố cần đề phòng khi sử dụng phương pháp này

– Không đòi hỏi phải có tiện nghi hay phương tiện gì cho người sử dụng

– Phù hợp với mọi tôn giáo và nền văn hóa khác nhau

– Có hiệu quả cao trong 6 tháng đầu cho con bú

– Được sử dụng trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ như là một cầu nối trước khi sử dụng các biện pháp tránh thai khác nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa cho trẻ

– Bảo vệ trẻ chống lại hen suyễn, dị ứng, hội chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên và tiêu chảy nhờ vào kháng thể của mẹ có trong sữa

– Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung nếu cho con bú trong thời gian dài

– Làm giảm cân cho phụ nữ sau sinh, giúp lấy lại hình dáng

Nhược điểm của phương pháp tránh thai CBVK

Khó duy trì kiểu nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn hay gần hoàn toàn đối với một số bà mẹ, nhất là những người đi làm cần có thời gian và nơi cho con bú. Phương pháp CBVK chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn và có thể xảy ra thụ thai trước khi có kinh trở lại. CBVK chỉ áp dụng cho những phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ, không phòng chống được các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV/AIDS.

Nguyễn Thị Trúc – Đại học Y Hà Nội

Biện Pháp Tránh Thai Cho Bú Vô Kinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Tuyết Mai – Bác sĩ Sản Phụ Khoa – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Sau khi sinh con, phụ nữ thường được khuyến khích cho con bú sữa mẹ. Chính vì vậy việc tìm hiểu biện pháp tránh thai vừa có hiệu quả tránh thai cao nhất vừa không ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con bú là điều mà hầu hết các mẹ đều quan tâm.

1. Khả năng thụ thai sau sinh

Khả năng thụ thai sẽ phụ thuộc vào thời gian hành kinh trở lại ở cơ thể phụ nữ. Sau sinh vào tuần lễ thứ 6 cơ thể phụ nữ sẽ trở về bình thường. Kinh nguyệt sẽ trở lại tuỳ thuộc vào việc cho con bú hay không. Nếu phụ nữ cho con bú hoàn toàn thì kinh nguyệt sẽ xuất hiện tuần lễ thứ 6 trở đi, ngược lại nếu như không cho con bú thì kinh nguyệt sẽ trở lại vào tuần thứ 3 – 4 sau khi sinh. Ban đầu sẽ là kinh non, sau 3 tháng hành kinh vòng kinh sẽ ổn định trở lại. Lưu ý, hiện tượng trứng rụng có thể xảy ra trước khi có kinh nguyệt.

Bắt đầu có trứng rụng nghĩa là có khả năng thụ thai ngay sau khi sinh. Chính vì vậy trong giai đoạn này nếu có quan hệ tình dục thì phụ nữ cần dùng đến biện pháp tránh thai sau sinh.

2. Sau sinh nên sử dụng biện pháp tránh thai nào?

Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ sau sinh đang cho con bú nên dùng các biện pháp tránh thai không có hormone vì cách này sẽ không làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Một số biện pháp tránh thai không có hormone có thể kể đến như: vô kinh khi cho con bú, bao cao su, đặt vòng tránh thai. Một số biện pháp không phổ biến khác như màng ngăn âm đạo, mũ cổ tử cung, thuốc diệt tinh trùng…

3. Các biện pháp tránh thai sau sinh an toàn khi cho con bú

Như đã nói ở trên, các biện pháp tránh thai sau sinh khi cho con bú tốt nhất là những phương pháp tránh thai không có hormone.

3.1. Phương pháp vô kinh khi cho con bú

Đây là một trong những biện pháp tránh thai sau sinh được nhiều chị em áp dụng. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì biện pháp cho con bú vô kinh là phương pháp tạm thời, không có hiệu quả cao, không nên khuyến cáo cho những ai dễ dàng thụ thai.

Ưu điểm của phương pháp này là: đơn giản, dễ thực hiện, không có tác dụng phụ, không mất chi phí, không ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục, không ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con và cả cơ thể.

Phương pháp vô kinh cho con bú ngăn ngừa thụ thai như thế nào? Việc tiết sữa và động tác mút vú ảnh hưởng đến cách cơ thể mẹ sản xuất hormone. Cụ thể đó là ức chế các hormone FSH và GnRH (2 loại hormone kích thích sự trưởng thành của trứng dẫn đến hành kinh). Khi bé bú mẹ, cơ thể mẹ sẽ tiết ra loại hormone có tên prolactin – loại hormone này sẽ ức chế FSH và GnRh, từ đó sẽ ức chế được quá trình rụng trứng và không có kinh nguyệt xuất hiện.

Điều kiện để áp dụng phương pháp tránh thai vô kinh cho con bú thành công bao gồm:

Con bú sữa mẹ hoàn toàn.

Phụ nữ chưa hành kinh trở lại trong vòng 56 ngày sau sinh.

Có con dưới 6 tháng tuổi.

Cho con bú hoàn toàn và không sử dụng bình hút sữa. Vì động tác mút sữa của bé đóng vai trò quan trọng trong biện pháp tránh thai này. Khoảng thời gian cách nhau sau mỗi lần bú ban ngày là không quá 4 tiếng và ban đêm là không quá 6 tiếng. Cho con bú bất kỳ khi nào con muốn. Cần duy trì cho bé bú mẹ ngay cả khi cả mẹ hoặc bé ốm, ngoài bú sữa mẹ trẻ không ăn uống thêm một thứ nào khác.

Cần chuyển sang biện pháp tránh thai khác nếu:

Có kinh nguyệt trở lại (không tính lượng máu ra trong 6 tuần đầu sau sinh).

Mẹ không cho con bú hoàn toàn hoặc đã cho bé ăn uống thêm thực phẩm bổ sung.

Có con hơn 6 tháng tuổi.

Sử dụng thuốc trong thời gian cho con bú.

Khi mới phát hiện các loại bệnh nhiễm khuẩn như viêm gan do virus, HIV…

Chống chỉ định tuyệt đối với các trường hợp sau:

Mẹ đang dùng các loại thuốc chống chỉ định khi đang cho con bú như: thuốc chống đông, chống chuyển hoá, bromocriptin, corticosteroid liều cao, ergotamin, lithium, thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc có đồng vị phóng xạ.

Tình trạng của bé ảnh hưởng đến việc cho bú: bé bị dị vật vùng miệng, vùng hầu – họng, bé sinh non hoặc nhỏ so với tuổi thai cần được chăm sóc đặc biệt và bé bị rối loạn tiêu hoá.

3.2. Đặt vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai là một phương pháp ngừa thai hiệu quả, hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến sữa mẹ, phù hợp với phụ nữ khi đang cho con bú.

Thời gian đặt vòng tránh thai sớm nhất là sau 6 tuần đầu tiên sau sinh. Nhưng nếu với trường hợp đẻ mổ nên chờ 6 tháng mới nên đặt. Không nên đặt vòng tránh thai quá sớm sau sinh, hãy để tử cung được phục hồi trở lại kích thước bình thường.

Nếu 3 tháng sau sinh có kinh nguyệt trở lại thì có thể đặt vòng tránh thai sau khi hết kinh nguyệt. Nếu sau sinh 3 tháng mà chưa có kinh nguyệt thì cần kiểm tra lại xem có mang thai sớm hay không. Sau đó bạn sẽ được tiêm progesterone liên tục 3 ngày để chờ xuất huyết, sau khi hết xuất huyết sẽ tiến hành đặt vòng, không được muộn quá 7 ngày.

3.3. Tránh thai sau sinh bằng bao cao su

Đây là biện pháp tránh thai phổ biến và hiệu quả nhất. Với phụ nữ đang cho con bú thì có thể dùng bao cao su sớm sau sinh, sử dụng ngay lần đầu tiên khi bạn quan hệ tình dục trở lại, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Cho Bú Vô Kinh Để Tránh Thai

Lưu ý không nên sử dụng đối với phụ nữ nhiễm HIV hoặc có bạn tình bị nhiễm HIV cũng như không ngăn ngừa được các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.

Chỉ định và chống chỉ định biện pháp

Biện pháp cho bú vô kinh để tránh thai chỉ được chỉ định sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, chưa có kinh nguyệt trở lại và con dưới 6 tháng tuổi. Bên cạnh đó, biện pháp này chống chỉ định sử dụng tuyệt đối ở người mẹ đang sử dụng những loại thuốc chống chỉ định khi cho con bú sữa mẹ như các loại thuốc chống đông máu, chống chuyển hóa, bromocriptin, corticosteroid liều cao, cyclosporin, ergotamin, lithium, thuốc trầm cảm và thuốc có chất đồng vị phóng xạ; đồng thời cũng chống chỉ định sử dụng tuyệt đối khi tình trạng của đứa trẻ sơ sinh có ảnh hưởng đến việc cho bú sữa mẹ như trẻ có dị tật ở vùng miệng và hầu họng, trẻ sinh non tháng hoặc quá nhỏ so với tuổi thai cần được chăm sóc đặc biệt, trẻ bị một số tình trạng rối loạn chuyển hóa; ngoài ra cũng cần chống chỉ định sử dụng biện pháp tương đối trong trường hợp người mẹ bị nhiễm HIV.

Phương pháp thực hiện

Cho bú vô kinh để tránh thai chỉ là biện pháp tạm thời, hiệu quả không cao

Thời điểm thực hiện biện pháp cho bú vô kinh để tránh thai bắt đầu áp dụng ngay sau khi sinh, cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sau khi sinh càng sớm càng tốt và cho bú đúng cách. Cho trẻ bú sữa bất kỳ lúc nào trẻ đói bụng kể cả ngày và đêm, bú khoảng 8 – 10 lần mỗi ngày, nếu ban ngày không được cách quá 4 giờ, nếu ban đêm không được cách quá 6 giờ giữa hai lần bú sữa. Cần duy trì cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ngay cả khi người mẹ ốm hoặc trẻ bị ốm. Lưu ý ngoài việc bú sữa mẹ, không cho trẻ ăn uống thêm một thứ gì khác.

Trường hợp phụ nữ nhiễm HIV

Trong quá trình áp dụng biện pháp, cần chuyển ngay sang một biện pháp tránh thai hiệu quả khác nếu có một trong những dấu hiệu như: có kinh nguyệt trở lại, không tính trường hợp ra máu trong 6 tuần đầu sau khi sinh; người mẹ không cho con bú sữa hoàn toàn hoặc trẻ sơ sinh đã được cho ăn uống bổ sung; trẻ đã hơn 6 tháng tuổi và người mẹ không muốn áp dụng biện pháp cho bú vô kinh để tránh thai.

Phụ nữ bị nhiễm HIV hoặc mắc bệnh AIDS hay đang điều trị thuốc kháng virút không nên sử dụng biện pháp tránh thai cho bú vô kinh. Vì vậy, nhân viên y tế cần khuyến cáo cho phụ nữ bị nhiễm HIV các phương thức nuôi con phù hợp nhất như: không cho trẻ bú sữa mẹ khi có đầy đủ điều kiện để sử dụng sữa thay thế với điều kiện kinh tế đầy đủ, khả năng cung ứng sản phẩm thuận tiện và luôn sẵn có; nếu không có đủ điều kiện để sử dụng sữa thay thế, phụ nữ bị nhiễm HIV có thể cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, trường hợp này có thể sử dụng biện pháp tránh thai cho bú vô kinh nhưng yêu cầu người mẹ phải sử dụng bao cao su kèm theo khi sinh hoạt tình dục, nếu sử dụng đúng cách và thường xuyên thì bao cao su có thể giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm HIV và các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, khi cho con bú xen kẽ giữa bú sữa mẹ và các loại sữa khác có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, cần rút ngắn thời gian cai sữa khi chuyển tiếp từ bú sữa mẹ hoàn toàn sang chế độ ăn dặm; có thể giảm tối đa khả năng lây nhiễm HIV bằng cách vắt sữa mẹ và đun sôi trước khi cho trẻ uống bằng thìa. Cần khuyến cáo cho phụ nữ bị nhiễm HIV về chế độ dinh dưỡng và vệ sinh; các tình trạng nhiễm khuẩn như viêm tuyến vú, ápxe vú và nứt núm vú… đều có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

BS. NGUYỄN TRÂM ANH

Lời khuyên của thầy thuốcMặc dù biện pháp cho bú vô kinh để tránh thai là một biện pháp tránh thai tự nhiên giống như biện pháp tránh thai căn cứ vào sự kiêng cữ sinh hoạt tình dục vào các ngày rụng trứng của chu kỳ kinh nguyệt nhưng đây là biện pháp tránh thai tạm thời chỉ nên thực hiện bằng cách cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn sau khi sinh con lúc chưa có kinh nguyệt trở lại và con dưới 6 tháng tuổi. Biện pháp này không nên thực hiện ở những phụ nữ có nguy cơ cao dễ mang thai, phụ nữ nhiễm HIV hoặc có bạn tình bị nhiễm HIV cũng như không ngăn ngừa được các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS. Vì vậy cần thận trọng khi sử dụng biện pháp tránh thai tự nhiên này.

Cho Con Bú Vô Kinh Để Tránh Thai

Phương pháp cho con bú vô kinh được xem là cách tránh thai sau sinh hiệu quả dành cho các mẹ vừa mới sinh con. Không những miễn phí, cho con bú vô kinh còn cực kỳ an toàn và hiệu quả nếu bạn áp dụng đúng cách. Khuyết điểm của phương pháp này đó là thời gian có hạn, chỉ phát huy tác dụng vào 6 tháng đầu tiên sau sinh mà thôi!

Phương pháp này chỉ hiệu quả khi bạn cho con bú liên tục sau sinh. Điều này đồng nghĩa, trẻ sơ sinh nên bú sữa mẹ hoàn toàn, và không nạp thêm sữa ngoài, nước hay bất cứ nguồn thực phẩm nào khác. Bé bú càng nhiều, hormone kích thích sản xuất sữa càng tăng, từ đó ngăn chặn hoạt động của hormone gây nên sự rụng trứng.

1/ Ưu điểm của cách tránh thai cho con bú vô kinh

Tránh thai sau sinh với phương pháp cho con bú vô kinh bao gồm những điểm mạnh sau:

-Không có tác dụng phụ.

-Thuận tiện, đơn giản và không tốn kém.

-Không ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone tự nhiên của phụ nữ.

-Không yêu cầu sự cho phép hay giám sát y tế.

-Giảm tình trạng ra máu sau khi sinh.

-Tăng độ mặn nồng cho quan hệ vợ chồng sau sinh.

-Cho con bú tạo sợi dây gắn kết tình mẹ con.

-Ngăn ngừa sự phát triển bệnh dị ứng và hen suyễn ở trẻ sơ sinh.

-Cung cấp kháng thể cho em bé khỏi vi khuẩn gây hại.

-Nuôi dưỡng bé với nguồn dinh dưỡng có sẵn.

2/ Điểm danh những khuyết điểm

-Không bảo vệ hai vợ chồng bạn khỏi bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

-Chỉ có tác dụng vào 6 tháng đầu sau sinh.

-Có thể làm “cô bé” trở nên thiếu ẩm ướt.

-Cho con bú mẹ hoàn toàn, không phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng nào khác cũng khá vất vả.

3/ Chấm điểm hiệu quả của biện pháp cho con bú vô kinh

Hiệu quả tránh thai sau sinh lên đến 98%, trong 6 tháng sau sinh, khi chu kỳ kinh nguyệt chưa khởi động trở lại. Nếu áp dụng đúng 100%, tỷ lệ thành công là 98%, nhưng chỉ một chút sơ xuất, tỷ lệ giảm xuống còn 95%.

-Không bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng nào khác cho bé ngoài sữa mẹ.

-Cho con bú ít nhất mỗi 4 giờ trong ngày, mỗi 6 giờ vào buổi đêm.

-Chu kỳ kinh chưa quay lại.

-Chọn các biện pháp tránh thai an toàn khác sau khi bé được 6 tháng tuổi.

-Cho con bú cả hai bên ngực ít nhất 6 lần/ngày.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Pháp Tránh Thai Bú Vô Kinh Mẹ Nên Tham Khảo trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!